Tác Giả
TRẦN BẠCH ĐẰNG


Nhà Văn Trần Bạch Đằng (1926-2007)
Ông Trần Bạch Đằng nhìn qua tác phẩm
 

 
 
Ông Trần Bạch Đằng
'Con người đầy nghịch lý'
Ông Trần Bạch Đằng vừa là chính khách, vừa là nhà văn. Ông có tên thật là Trương Gia Triều.

Ông sinh năm 1926 trong một gia đình trung lưu, Nho học ở xã Thạnh Hưng, Giồng Riềng, nay thuộc Kiên Giang.

Ông Trần Bạch Đằng hoạt động chính trị từ năm 17 tuổi, làm thơ đăng trên các báo Điện Tín và Thanh Niên.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thành Ủy Sài Gòn rồi vào bộ đội hoạt động trong lĩnh vực tuyên huấn.

Ông phụ trách báo Chống Xâm Lăng của Thành Ủy Sài Gòn rồi sau lên làm Tổng biên tập báo Nhân dân Miền Nam, thuộc Trung ương Cục.

Sau hiệp định Geneva năm 1954, ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam, tiếp tục phụ trách tuyên huấn trong Trung ương Cục và làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật miền Nam.

Ông được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm 1965 và gần đây nhất là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Ông dùng nhiều bút hiệu như Hưởng Triều, Nguyễn Hiếu Trường, Trần Quang, Nguyễn Trường Thiên Lý và viết trong nhiều thể loại văn học khác nhau.

Thành công nhất ban đầu là các tiểu luận, lý luận chỉ đạo công cuộc kháng chiến, tiếp theo là những tranh luận tuyên truyền, tranh thủ giới thanh niên Miền Nam và tuổi trẻ thành thị sau 1975.

Ngòi bút tuyên huấn

Ông có ngòi bút sắc bén, lý luận sắc sảo, có sức thuyết phục cao vào những năm 1975-1980, nhưng một số luận điểm giáo điều, quá khích ngày nay mất tính thời sự nên còn ít người đọc lại.

Trần Bạch Đằng là tác giả năm tập thơ, diễn tả nhiệt tình yêu nước và cách mạng, có đôi bài đọc được.

Ông có viết các tập truyện như Bác Sáu Rồng, 1975, nói lên quá trình đến với cách mạng của nhiều tầng lớp quần chúng, thanh niên, trí thức, nông dân, từ thành thị đến nông thôn.

 Tác phẩm của ông gây tiếng vang nhưng mang tính thời sự nhiều nên khó đi sâu vào lòng người
 
Đặng Tiến

Và Một ngày của Bí thư Tỉnh Ủy, 1985 hay Chân dung ông Quản đốc, 1978 là tiểu thuyết có tính cách thời sự.

Trần Bạch Đằng quan tâm đến sân khấu, điện ảnh, một bộ môn văn nghệ quần chúng.

Ông viết năm vở kịch nói và nhiều kịch bản phim truyện: Ông Hai Cũ, hai tập năm 1985 và 1987.

Quan trọng hơn hết là bộ phim truyện Ván bài Lật ngửa, 9 tập, viết từ 1982 -đến 1988.

Kịch bản phim dàn trải quá trình tranh đấu diễn ra tại Sài Gòn từ 1954 đến 1965, mang nhiều chứng từ và tài liệu lịch sử.

Những năm về sau, ông Trần Bạch Đằng chủ yếu hoạt động báo chí, biết nhiều bài phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và đề xuất nhiều ý kiến nhằm đổi mới đất nước, góp lại in thành tập Đổi Mới đi lên từ Thực Tế, 1100 trang, in năm 2000.

Trần Bạch Đằng là người thiện chí, có tâm huyết, tài năng và uy tín. Tiếc rằng người đọc chưa thấy ông sử dụng uy tín và tài năng ấy để vận động tích cực cho một đất nước tự do, một chế độ dân chủ.

Đặng Tiến, 16.04.2007

---------------------------------------------------------
Nguồn:https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070416_tranbachdangprofile




























Nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng từ trần

16-04-2007 - 13:56|

Mặc dù được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vì tuổi cao sức yếu, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo cách mạng lão thành Trần Bạch Đằng đã qua đời vào lúc 10 giờ 50 phút, ngày 16-4 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thọ 82 tuổi. Lễ nhập quan được tiến hành vào lúc 14 giờ cùng ngày.  Lễ viếng bắt đầu từ 16 giờ ngày 16-4 tại Nhà Tang lễ TPHCM (25 Lê Quý Đôn Q.3). Lễ truy điệu được tổ chức lúc 11 giờ ngày 18-4. Sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP.

Trần Bạch Đằng là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô). Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân Dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, ông không tham gia vào các chức vụ trong chính quyền, tập trung vào sự nghiệp nghiên cứu và viết báo.
Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng Nai; Dấu cũ; Chiếu rách mưa đêm; Dạy học lậu... Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau. Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975); Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985); Chân dung một quản đốc (1978); Ngày về của ngoại (1985) Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951); Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984); Tình yêu và lời đáp (1985); Một mùa hè oi ả (1986); Một mối tình (1987) Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như: Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987); Dòng sông không quên (1989); Ván bài lật ngửa (9 tập, 1982-1988)
Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; Địa chí Đồng Tháp Mười; Địa chí Sông Bé; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến... Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nước. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).

Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ: Bài ca khởi nghĩa (1970); Hành trình (1972); Theo sóng Đồng Nai (1975); Đất nước lại vào xuân (1978); Những cái tên đồng bằng (1986); Tuyển tập Hưởng Triều (1997)


          Thanh Hiệp
Nguồn:https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nha-nghien-cuu--nha-van--nha-bao-lao-thanh-tran-bach-dang-tu-tran-186407.htm

Thư Mục

   STT
 Đề Tài                                         
Tác Giả
1
  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 1- Người Cổ Việt Nam
  Trần Bạch Đằng và...
2

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 2 - Con Rồng Cháu Tiên - Thánh Gióng
  Trần Bạch Đằng và ..
3

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 3 - Bánh Dầy - Bánh Chưng - Trầu Cau - Quả Dưa Đỏ
  Trần Bạch Đằng và ...
4

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 4 - Tiên Dung - Chử Đồng Tử - Sơn Tinh -Thủy Tinh
  Trần Bạch Đằng và ...
5

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 5 - Nước Âu Lạc
  Trần Bạch Đằng và ...
6

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 6 - Hai Bà Trưng
  Trần Bạch Đằng và ...
7

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 7 - Bà Triệu
  Trần Bạch Đằng và ...
8

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 8 - Nước Vạn Xuân
  Trần Bạch Đằng và ...
9

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 9 - Mai Hắc Đế - Bố Cái Đại Dương
  Trần Bạch Đằng và ...
10

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 10 - Họ Khúc Dựng Nển Tự Chủ
  Trần Bạch Đằng và ...
11

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 11 - Ngô Quyền Đại Phá Quân Nam Hán
  Trần Bạch Đằng và ...
12

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 12 - Cờ Lao Đại Thắng Vương
 Trần Bạch Đằng và ...
13
  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 13 - Vua Lê Đại Hành
 Trần Bạch Đằng và ...
14

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 14 - Thăng Long Buổi Đầu
 Trần Bạch Đằng và ...
15

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 15 - Xây Đắp Nhà Lý
 Trần Bạch Đằng và ...
16

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 16 - Nước Đại Việt
 Trần Bạch Đằng và ...
17

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 17 - Ỷ Lan Nguyên Phi
 Trần Bạch Đằng và ...
18

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 18 - Lý Thường Kiệt
 Trần Bạch Đằng và ...
19

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 19 - Đại Việt Dưới Thời Lý Nhân Tông
 Trần Bạch Đằng và ...
20

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 20 - Nhà Lý Suy Vong
 Trần Bạch Đằng và ...
21

   Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 21 - Thành Lập Nhà Trần
 Trần Bạch Đằng và ...
22

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 22 - Chiến Thắng Quân Mông Lần Thứ Nhất
 Trần Bạch Đằng và ...
23

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 23 - Chiến Thắng Giặc Nguyên Mông Lần Thứ Hai
 Trần Bạch Đằng và ...
24

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 24 - Chiến Thắng Giặc Nguyên Mông Lần Thứ Ba  Trần Bạch Đằng và ...
25

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 25 - Trần Hưng Đạo
 Trần Bạch Đằng và ...
26

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 26 - Nhà Trần Xây Dựng Đất Nước
 Trần Bạch Đằng và ...
27

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 27 - Nhà Trần Suy Vong
 Trần Bạch Đằng và ...
28

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 28 - Hồ Quí Ly Vị Vua Nhiều Cải Cách
 Trần Bạch Đằng và ...
29

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 29 - Hồ Quí Ly Chống Giặc Minh
 Trần Bạch Đằng và ...
30

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 30 - Sự Tàn Bạo Của Giặc Minh
 Trần Bạch Đằng và ...
31

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 31 - Hội Thề Lũng Nhai
 Trần Bạch Đằng và ...
32

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 32 - Gian Nan Lúc Khởi Đầu
 Trần Bạch Đằng và ...
33

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 33 - Giành Được Thành Nghệ An
 Trần Bạch Đằng và ...
34

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 34 - Bao Vây Thành Đông Quan
 Trần Bạch Đằng và ...
35

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 35 - Hội Thề Đông Quan
 Trần Bạch Đằng và ...
36

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 36 - Sáng Lập Triều Lê
 Trần Bạch Đằng và ...
37

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 37 - Nguyễn Trãi
 Trần Bạch Đằng và ...
38

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 38 - Vua Lê Thánh Tông
 Trần Bạch Đằng và ...
39

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 39 - Ông Nghè - Ông Cống
 Trần Bạch Đằng và ...
40

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 40 - Đoạn Kết Thời Lê Sơ
 Trần Bạch Đằng và ...
41

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 41 - Mạc Đăng Dung Lập Nên Nhà Mạc
 Trần Bạch Đằng và ...
42

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 42 - Phân Tranh Nam Bắc Triều
 Trần Bạch Đằng và ...
43

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 43 - Họ Trịnh Khởi Nghiệp
 Trần Bạch Đằng và ...
44

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 44 - Chiến Tranh Trinh-Nguyễn
 Trần Bạch Đằng và ...
45

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 45 - Kinh Tế Đàng Ngoài Thời Lê-Trịnh
 Trần Bạch Đằng và ...
46

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 46 - Những Cải Cách Của Trịnh Cương
 Trần Bạch Đằng và ...
47

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 47 - Họ Trịnh Trên Đường Suy Vong
 Trần Bạch Đằng và ...
48

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 48 - Nhà Bác Học Lê Quý Đôn
 Trần Bạch Đằng và ...
49

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 49 - Chúa Tiên Nguyễn Hoàng
 Trần Bạch Đằng và ...
50

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 50 - Chúa Sãi - Chúa Thượng
 Trần Bạch Đằng và ...
51

 Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 51 - Chúa Hiền - Chúa Nghĩa
 Trần Bạch Đằng và ...
52

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 52 - Chúa Minh - Chúa Ninh
 Trần Bạch Đằng và ...
53

  Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 53 - Đàng Trong Suy Tàn
 Trần Bạch Đằng và ...




  




Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 7500 Tác phẩm )


Email: thuky@vietnamvanhien.net




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
 phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt