Năm Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

      


BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN

ĐÔNG BIÊN


        Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong B́nh Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trăi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước - Vốn xưng Văn Hiến đă lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca : “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa…”

    Có người căn cứ vào 4 chữ “Văn Hiến Chi Bang” do vua Thái Tổ nhà Minh viết tặng cho sứ thần nhà Trần khi đi sứ sang Tàu là Doăn Thuấn Thuần mà cho rằng danh xưng nước Việt Nam Văn Hiến có từ đấy. Nhưng chính Nguyễn Trăi đă viết rơ trong B́nh Ngô Đại Cáo “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đă lâu…”, chứng tỏ dân ta tự xưng Văn Hiến đă lâu chứ không phải ai tặng cho, ban cho và vua Thái Tổ nhà Minh tặng 4 chữ Văn Hiến chi bang chỉ là công nhận một cách công khai danh xưng vốn đă được dân ta tự xưng từ lâu. Vả lại, nếu tên Việt Nam Văn Hiến chỉ mới bắt đầu từ khi Minh Thái Tổ viết tặng 4 chữ “Văn Hiến chi bang” vào năm 1368 th́ quả là quá mới, tính đến nay, năm 2006, chỉ mới có 638 năm. Mà dân ta th́ đă tự xưng bốn ngàn năm Văn Hiến từ lâu. Tính từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng của Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ  vào năm 2879 trước Công Nguyên đến thời nhà Lư vào năm 1010-1225 là được khoảng 4000 năm. Vậy th́ cụm từ “Bốn ngàn năm Văn Hiến” được truyền tụng có từ thời nhà Lư hoặc trước đó khi dân ta dành được chủ quyền. Đến nay, năm 2006, tính từ thời Kinh Dương Vương lập quốc đă gần 5000 năm, đúng ra là 4885 năm.

    Vậy th́ căn cứ vào đâu mà dân ta tự nhận là dân tộc có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Tổ tiên, cha ông ta đă có thành tích ǵ đễ đáng được gọi là Văn Hiến ?

     Kể từ thời lập quốc ở vùng Trường Giang, Bắc giáp Động Đ́nh Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải, Nam giáp Hồ Tôn, rồi cứ lần lần “co rút lại như miếng da trâu” (Kim Định), mất đất cho Hoa tộc. Từ thời Xuy Vưu mất Hoa Bắc cho Hiên Viên, đến thời Hùng Vương thứ 6, Hoa tộc do Ân Cao Tông cầm đầu lại xâm lăng Văn Lang, rồi từ đó cho đến đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang chỉ c̣n lại vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.

    Vậy th́ có ǵ hănh diện để tự nhận có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Chúng ta truy nguyên để t́m xem Tổ Tiên đă làm ǵ cho con cháu được tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến.

     Một xă hội được gọi là Văn Hiến là một xă hội quy tụ được tiến bộ của nền văn minh thực dụng và nền văn hóa trừu tượng cùng sánh đôi thực hiện có lợi ích cho xă hội.

     Về văn minh thực dụng xă hội ta từ thời tối cổ đă biết trồng lúa nước, thuần hóa súc vật, đóng ghe thuyền vượt sông vượt biển đánh cá, nung đất làm những đồ sành sứ, khai thác mỏ đồng tạo tác trống đồng tuyệt vời v.v… Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các công tŕnh sáng tạo đó.

      Chúng ta sẽ t́m hiểu nền văn hóa trừu tượng như thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch Pháp, Hồng Phạm Cửu Trù, mà người Trung Hoa tự nhận là của dân tộc họ sáng tạo. Có thực như thế không ? Nhưng trước hết hăy t́m về nguồn để xem tộc Hoa và tộc Việt ai là chủ đất Trung Hoa ngày nay và xem ai là chủ của nền văn hóa gọi là Lư Số đó.

     THỜI LẬP QUỐC

    Dân tộc Việt Nam phát tích từ Hồ Động Đ́nh (tỉnh Hồ Nam) do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm con, gốc tích Bách Việt. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông. Thần Nông là một trong Tam  Hoàng thời thượng cổ. ( Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông). Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công nguyên. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi cho con là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang.

    Thần Nông là một trong Tam Hoàng, có hiệu là Viêm Đế. Thần Nông sanh Đế Khôi, Đế Khôi sanh Đế Thừa, Đế Thừa sanh Đế Minh. Họ Thần Nông truyền đến Đế Minh là cháu 3 đời th́ chia làm hai ngành v́ Đế Minh đi xuống phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục trong khi đó đă có con lớn là Đế Nghi. Đế Minh truyền cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lôc Tục làm vua phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương.

1-THẦN NÔNG BẮC : Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi.

Đế Nghi       (2889-2844 TCN)
Đế Lai          (2843-2794 TCN)
Đế Ly           (2795-2751 TCN)
Đế Du Vơng  (2752-2696 TCN)

       Ngành Thần Nông Bắc đến đây chấm dứt v́ bị Hiên Viên xâm lăng cướp ngôi, lấy hiệu Hoàng Đế (2697 TCN). Đó là ông vua khởi thủy cùa ḍng Hoa tộc.

2- THẦN NÔNG NAM : Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục.

Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương (2879 TCN). Lập ra  họ Hồng Bàng. Tên nước là Xích Quỷ. Dân Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Tính đến nay, (2006) được 4885 năm.
Lạc Long Quân, sinh trăm con (2794 TCN)
Hùng Vương (2745-258 TCN), 18 đời, tên nước là Văn Lang.

       Lĩnh Nam Trích Quái viết về việc Hiên Viên cướp ngôi của Đế Du Vơng như sau : “Đế Nghi (2889-2844) truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là bọn Xuy Vưu thay ḿnh coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam…Truyền đến đời Du Vơng th́ Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh không được. Xuy Vưu ḿnh thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mănh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh. Xuy Vưu sợ hăi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Vơng xâm lăng chư hầu cùng Hiên Viên giao binh ở Phàn Tuyền, đánh ba trận đều thua, bị giáng chức ở đất Lạc ấp rồi chết ở đó. Gịng họ Thần Nông tới đây th́ hết.”

 Theo đó th́ :

  1. Họ Thần Nông đến đời Đế Minh truyền ngôi cho 2 con:
  2. Đế Nghi cai trị phương Bắc,
  3. Lộc Tục cai trị phương Nam.

        Phương Bắc ở vùng sông Hoàng Hà, nơi Hiên Viên (Hoa tộc) xâm lăng đánh Xuy Vưu (Việt tộc) để chiếm đất đai. Phương Nam ở vùng sông Dương Tử tức là vùng đất châu Kinh châu Dương, Lộc Tục dùng để đặt đế hiệu là Kinh Dương Vương.. Như thế, vào thời thượng cổ toàn thể nước Tàu đều thuộc về họ Thần Nông Viêm Đế, tổ của ḍng Việt tộc.

        2- Măi đến đời Đế Du Vơng (2696 TCN) Xuy Vưu làm tướng quốc th́ Hoa tộc cầm đầu bởi Hiên Viên mới từ sa mạc tràn vào đánh chiếm phần đất của ḍng Thần Nông phương Bắc, tức là vùng sông Hoàng Hà. Những từ Xuy Vưu làm loạn hay Đế Du Vơng xâm lăng chư hầu chỉ là danh từ của kẻ chiến thắng (Hoa tộc) gán cho người thua (Việt tộc) kiểu được làm vua thua làm giặc! Sau này các nhà viết sử của ta  nhiều khi cũng bị ảnh hưởng mà dùng lối nói của Hoa tộc. 

         3- Về ḍng Thần Nông, đến đời Đế Minh th́ chia làm hai ngành, một ở phương Bắc, một ở phương Nam. Từ lâu, dân ta thường nói phương Bắc để chỉ nước Tàu do tộc Hoa cai trị và phương Nam để chỉ nước Việt. V́ vậy mà có sự hiểu lầm về Thần Nông và Phục Hy, cho rằng Phục Hy và Thần Nông là người Tàu gốc Hoa. Xét ra như vậy không đúng vi măi đến đời Du Vơng là cháu 7 đời Thần Nông th́ tộc Hoa mới từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng đất Hoàng Hà của ḍng Thần Nông Bắc. Vậy th́ có lẽ nào Phục Hy và Thần Nông là tổ tiên của Hoa tộc được ?

        Về nguồn gốc Hoa tộc, theo ông B́nh Nguyên Lộc trong cuốn “Nguốn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam” th́ Hoa tộc là thứ người lai căn của giống người Trung Á Tokarien (Tocharian, Nhục Chi) và Mông Cổ, v́ không có đất sống nên mới tràn vào miền bắc nước Tàu đánh chiếm đất cùa Việt tộc, Theo sử Tàu th́ khoảng 3000 năm tr.CN. dân du mục Mông Cổ vượt sông Hoàng Hà đánh Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử của Đế Du Vơng…

         Khi Hoa tộc chiếm trọn nước Tàu rồi th́ đồng hóa dân Việt c̣n ở lại thành người Hoa hay Hán. Họ cũng đồng hóa các nhân vật huyền sử của Việt tộc, các kinh điển, sử sách Việt tộc làm của họ. Ngay cả đến ông Bàn Cổ của tộc Miêu họ cũng nhận là tổ tiên của Hoa tộc. V́ sự mạo nhận đó mà bao nhiêu sách vở, kinh điển, đă trở thành của tộc Hoa hết mà họ gọi là Thiên Thư do thần tiên truyền cho. Sau ngàn năm bị đô hộ, khi dành lại được tự chủ th́ Việt tộc trắng tay, phải đi học lại với kẻ thống trị những vốn liếng của Tổ Tiên bị chiếm đoạt. Nhưng rất may, có những truyền thuyết, những di vật được lưu lại để con cháu ngày sau nhận được di sản của tổ tiên cao quư xứng đáng với danh xưng Văn Hiến ngàn đời. Chúng ta lần t́m từng chứng tích. Nhưng ở đây sẽ không
bàn đến các chứng tích cụ thể như Trống Đồng, như Lúa Nước v.v..hay những di chỉ các nền văn minh Ḥa B́nh, Đồng Đậu, Đông Sơn v.v.. mà chỉ chú trọng đến các lư thuyết về sáng tạo vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, đó là phần Lư Số đang chi phối xă hội Á Châu và hiện ảnh hưởng tới Tây phương.

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư viết: “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đ́nh Quân, tỏ rơ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẳng là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư ?”  Theo đó nền tảng Văn Hiến Việt tộc đă có từ thời thái cổ.

         ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH.

         Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân xâm lăng, vua Hùng tính việc truyền ngôi, mới bảo các con t́m món ngon vật lạ mà có ư nghĩa nhất để dâng lên Tổ Tiên th́ sẽ được truyền ngôi cho. Các hoàng tử, Quan Lang, đổ xô đi t́m trân châu hải sản của ngon vật lạ dâng lên vua. Trong khi đó, hoàng tử Lang Liêu đă dùng một thứ ngũ cốc b́nh thường để làm một thứ bánh có ư nghiă nhất dâng lên vua cha. Lang Liêu dùng gạo nếp giă nhuyễn nắn thành h́nh tṛn gọi là Bánh Dầy để tượng h́nh trời, lại lấy gạo nếp gói h́nh vuông để tượng đất, gọi là Bánh Chưng. Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Âm Dương. Bánh chưng ở trong có nhân thịt, đậu xanh, gạo nếp, gói bằng lá dong, nấu trong nước tượng trưng cho Ngũ Hành.

      Lĩnh Nam Chích Quái viết về bánh dầy bánh chưng: “Trong trời đất không có vật ǵ quư bằng gạo v́ gạo là của để nuôi dân, người ta ăn măi không chán, không có vật ǵ đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói h́nh tṛn để tượng trời, hoặc gói làm h́nh vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước h́nh trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ư ơn trời đất phát dục vạn vật”.

Bánh dầy tṛn tượng trời chỉ Dương.
Bánh chưng vuông tượng đất chí Âm.

       Câu tục ngữ dân ta hằng nói, nhất là để chúc sản phụ khi sanh : “Mẹ Tṛn Con Vuông”  là để nhắc nhở nguyên lư Âm Dương của trời đất.

     Bánh chưng giữa có thịt, kế đến đậu xanh, rồi gạo nếp, bọc bằng lá, nấu trong nước.

      Thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Gạo nếp trắng chỉ Kim, Bánh luộc tiết ra dịch chất (nhựa) hợp với diệp lục tố tạo ra màu xanh dính trên mặt bánh chỉ Thủy. Lá dong màu xanh gói ở ngoài chỉ Mộc, năm thứ đó tượing trưng cho Ngũ Hành.

        Dây lạt buộc ngoài nhuộm đỏ gồm 4 sợi buộc từng cặp song song và vuông góc chia bánh thành 9 ô vuông, chỉ cửu cung của Lạc Thư Hà Đồ.

      Chiếc bánh theo thứ tự từ trong ra ngoài, ta thấy ở giữa có thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Hỏa sanh Thổ, đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Thổ sinh Kim, gạo nếp trắng là Kim. Kim sinh Thủy, dịch chất do nước nấu gạo sinh ra chỉ Thủy. Thủy dưỡng Mộc, lá dong bọc ngoài chỉ Mộc.

       Ta có Ngũ Hành Tương Sinh : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc.

       Bánh chưng được sắp xếp ngũ hành tương sinh theo hướng tương sinh của trái đất.

      Ḷng trái đất là một ḷ lửa đỏ rực, theo đó nhân bánh là thịt màu đỏ tượng cho Hỏa.

      Vỏ trái đất là đất (thổ), tương ứng với lớp đậu xanh của bánh màu vàng tượng cho Thổ.
Đất sinh ra kim loại nên bánh theo đó mà có gạo nếp trắng tượng cho Kim.

       Từ ḷng đất nước chảy qua kim khí mà ra ngoài, bánh cũng được nấu trong nước tượng cho Thủy.

       Các gịng suối, gịng sông nước nuôi cây cối, lớp lá bọc ngoài của bánh tượng cho Mộc.

       Theo đó th́ ngay từ thời thái cổ, cha ông chúng ta đă biết cấu trúc của trái đất và theo đó đặt ra luật Ngũ Hành.

        Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẵn là đă có từ lâu nhưng đến đời Hùng Vương thứ 6 th́ được cụ thể hóa bằng Bánh Chưng Bánh Dầy. Thật là tuyệt vời, với thứ ăn đơn giản ngon miệng mà thể hiện được ư niệm cao siêu của một thuyết bao trùm vũ trụ, trời đất vạn vật.

       Dân ta mỗi năm đến ngày tết lại nấu bánh chưng bánh dầy để dâng lên Tổ Tiên, cũng như dâng lên bàn thờ Quốc Tổ vào dịp Giỗ Tổ. Tập tục đó được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay. Nhờ đó qua các cuộc thăng trầm của đất nước với hàng ngàn năm bị đô hộ, vẫn với cắp bánh chưng bánh dầy đó làm chứng tích để nhận ra nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành là của các bậc tiền nhân từ thời thượng cổ lập thuyết truyền lại. Dù Bắc phương có dùng vơ lực để cướp đất, để đoạt thành tích trí óc th́ vật sở hữu vẫn là đích thực của Việt tộc.

       Thuyết  Âm Dương Ngũ Hành có từ bao giờ ?

       Cổ thư Trung Hoa viết vua Đại Vũ đi trị thủy đến sông Lạc gặp con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có những chấm đen trắng gọi là Lạc thư, nhân đó mà làm ra 9 trù lớn (Hồng Phạm cửu trù) mà trù thứ nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

       Theo Kinh Thư th́ thuyết Âm Dương Ngũ Hành được nói đến trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù do ông Cơ Tử nói với vua Vũ nhà Chu. Hồng Phạm Cửu Trù có 9 Trù mà trù thứ nhất nói về Ngũ Hành : một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Cơ Tử là một hiền thần cùa nhà Thương/Ân  bị vua Trụ bỏ tù được Vũ vương nhà Chu diệt nhà Thương/Ân cứu ra.

       Theo sách Chu Dịch th́ khái niệm Âm Dương do Khổng Tử (500 TCN) viết ở Thập Dực khi diễn giải Chu Dịch. Hệ từ Thượng, chương V - tiết thứ nhất, có đoạn viết : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị đạo” . Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết : “Thị cố Dich hữu Thái Cực, Thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.

       Lại có người nói (theo Sử Kư và Lă Thị Xuân Thu) th́ thuyết Âm Dương Ngũ Hành do Trâu Diễn sống thời Chiến Quốc (350-270 TCN) là người hoàn chỉnh và lập ra phái Âm Dương gia.

      Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phổ biến ở Trung Hoa vào thời Hán Vũ Đế (156-87 TCN) do ông vua này truyền các nhà chiêm tinh, lư học đến để hỏi xem ngày đó tháng đó cưới vợ tốt không ? Người theo thuyết “Ngũ Hành” nói được, người theo thuyết “Kham Dư” nói không được, người theo thuyết “Kiến Trừ “bảo là xấu, người theo thuyết ”Tùng Thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch Gia” nói hơi xấu, người theo thuyết “Thiên Nhân” nói tốt vừa, lại người theo thuyết “Thái Nhất” nói đại cát. Các ông tranh nhau căi đến đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Sau cùng Hán Vũ Đế bảo : “mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ Hành là chính. Kể từ đó, thuyết Ngũ Hành được phát triễn”. (Sử Kư, Nhật Giả Liệt Truyện)

      Xem như thế th́ truyền thuyết, sách vở Trung Hoa nói về xuất xứ Âm Dương Ngũ Hành rất lộn xộn. Thuyết lâu đời nhất do Cơ Tử đời vua Vũ nhà Chu (1122 TCN) trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù.

       Truyền thuyết của ta nói đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đă làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng để tượng cho Âm Dương Ngũ Hành. Đời Hùng Vương thứ 6 tương đương với đời Ân Cao Tông (1740 TCN) khi ông vua này đem binh xâm lấn đất Văn Lang bị  Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi. Như vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đă có trước nhà Chu lâu đời khoảng 600 năm. Hơn nữa, Hồng Phạm Cửu Trù là sách của họ Hồng Bàng, dẫn chứng ở sau.

      (Chu Dịch trong quẻ Kư Tế, phần tượng truyện, hào 3 có nói :”Cửu Tam : Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chi, tiểu nhân vật dụng” (Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm mới được, chớ dùng tiểu nhân).

       Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẳn là đă được lưu truyền lâu đời trước Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu thấm nhuần, thấu hiểu nên mới cụ thể hóa trong chiếc Bánh Dầy Bánh Chưng. Nhờ Bánh Dầy Bánh Chưng được lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ mà thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứng tỏ là xuất xứ của dân Việt, do các bậc thánh nhân Lạc Việt lập thuyết.

       ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH.

        Thiên Hệ Từ thượng truyện, chương II của Kinh Dịch viết : “Thi cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân địa chi, thiên thủy tương, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà Đồ xuất, Lạc Thư xuất, thánh nhân tắc chi.”
       (cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước. Trời bày ra h́nh tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ư tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, h́nh chứ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).
Hai chữ thánh nhân ở đây mọi người cho là Phục Hy phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vẽ bát quái.
Hạ từ truyện, chương II chép rơ hơn : “Ngày xưa họ Bào Hy (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngửng đấu lên th́ xem h́nh tượng trên trời, cúi xuống th́ xem phép tắc ờ dưới đất. Xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền) gần th́ lấy thân ḿnh, xa th́ lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều ḥa cái t́nh của vạn vật.”

Chu Dịch toàn bộ của Ngô Tất Tố viết : “…Kinh Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại, cũng gọi là Bào Hy, không biết cách đây mấy ngh́n năm hay mấy vạn năm. Lúc ấy Ḥang Hà có con Long Mă hiện h́nh, lưng nó có khoáy thành đám, từ 1 đến 9, vua coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra từng nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẽ” để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” gọi là Tứ Tượng, Trên mỗi tượng lại thêm một vạch nữa thành ra tám cái “ba vạch” gọi là Bát Quái (8 quẻ). Sau cùng vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia điên đảo khắp lượt thành ra 64 cái “sáu vạch” gọi là 64 Quẻ.”

       Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của hai kư hiệu Âm _ _ Dương __ đưa ra ư kiến như sau :

       1- Thời kỳ sùng bái bộ phận sinh dục dùng gạch dài __ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam chỉ Dương và gạch đứt _ _ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ chỉ Âm.

       2- Lúc đầu dùng ống trúc 1 đốt  __ để tượng trưng cho dương tính và loại ống trúc 2 đốt _ _ tượng trưng cho âm tính.

       3- Tập tục kết giây thừng, sợi giây thừng giữa thắt nút tượng cho Âm sau biến thành _ _ , một loại giây thừng không kết nút tượng cho Dương sau biến thành __ .
.
4-  Nguồn gốc Dịch Quái là ở Quy bốc (bói mai rùa). Mai rùa gồm có 2 lớp. Lớp ngoài vỏ cứng, lớp trong mềm. Lớp vỏ cứng ngoài có hoa văn phân thành 9 vảy. Lớp trong mềm chia thành 12 vảy, lại có đường chỉ nhỏ phân đều mỗi bên 6 vảy. Lớp ngoài cứng số lẻ 9. Lớp trong mềm số chẵn 6. Số 9 đại diện cho Dương. Số 6 đại diện cho Âm. (Lưu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, nxb Thông Tin Văn Hóa, Hà Nội)

Các lối giải thích nguồn gốc Dịch như trên đều cho thấy Dịch bắt nguồn ở nền Văn Hiến Văn Lang :

       1- Sùng bái bộ phận sinh dục là tập quán của dân Nam Á (AustroAsian) tức Việt Tộc. Tại nhiều vùng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam c̣n có tục lệ cúng bái, rước sách bộ phận sinh dục (Ông Đùng Bà Đà, Nơn Nường).

      2- Vùng đất nhiều tre nứa thuộc vùng sinh sống của Việt tộc, từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống v́ thế chỉ có người Việt mới có hứng khởi dùng tre nứa để tượng cho Âm Dương.

      3- Sử cổ viết về người Lạc Việt : “Chính sự dùng lối kết nút”. Kết nút để phân biệt Âm Dương, sợi giây thừng giữa thắt nút là Âm, sợi không thắt nút là Dương. Điều này chứng tỏ vạch định ra Âm Dương là của nền Văn Hiến Văn Lang.

      4- Qui bốc là của dân Việt. Sách Tàu viết bộ Việt Thường đem biếu vua Nghiêu con rùa trên lưng có ghi lịch pháp gọi là Qui Lịch. Bói mai rùa cần phải có rùa lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử mới có. Sông Dương Tử có Động Đ́nh Hồ. Động Đ́nh Hồ là cái nôi của Việt tộc. Âm Dương Ngũ Hành, Dịch số, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù đều phát xuất từ Động Đ́nh Hồ, từ Châu Kinh Châu Dương. Lư số là sản phẩm trí óc của những bậc thánh nhân Việt tôc.

       Theo cổ thư th́ Phục Hy là người lập ra Kinh Dịch căn cứ vào Âm Dương mà vạch ra Quẻ Lưỡng Nghi, Bát Quái. Phục Hy là một trong Tam Hoàng. Tam Hoàng là thủy tổ cùa Việt tộc như triết gia Kim Định đă phân chất : “Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất….Xưa rày người ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học khám phá ra rằng các ngài không phải là Tàu. Hỏi vậy là ai ? Các học giả chưa nói ra ngă ngũ… Xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt….Đến lúc thử xong th́ ra toàn loại máu T.R. (Tiên Rồng).
“Phục Hy có tên là Thanh Tinh : Rồng Xanh, đúng là máu R đă thế lại giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. V́ thế xin bà tí huyết để phân tích, mới rút ra th́ đă thấy là máu T (chim) v́ khi bà chết th́ hóa ra chim Tinh Vệ (tức máu T : chim) tha đá lấp bể.”

Giáo sĩ người Pháp tên là Bai-Chin (1656-1730) trong thư từ với Lép-Nít (1646-1716) cho rằng Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp chỉ là một người. Chu Bá Ôn trong Dịch Học Toàn Tập viết : “…Từ trong bức thư của Lép-Nít (Leibniz) trả lời Bai-Chin (Bouvet) có thể thấy rơ, điều quan tâm hơn cả là làm thế nào để vận dụng các kư hiệu trong Kinh Dịch để phát triển hai vấn đề ngôn ngữ phổ thông và thần học. Trong thư của Bai-Chin trả lời ông có nói, Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp có thể chỉ là một người, v́ thế ngôn ngữ trong Kinh Dịch có thể là ngôn ngữ trong Kinh Thánh được các học giả sử dụng chung trong thời đại mông muội…”  (Chu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần biên dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn Hóa –Thông Tin, Hà Nội, 2003)

    Theo Nguyễn Xuân Quang trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt th́ thần thoại Hy Lạp có tới 2 vị là h́nh bóng của Phục Hy. Đó là thần Hermes và thần Cecrops. Thần Hermes là người nho nhả dáng dấp nhanh nhẹn giống hệt con người văn vẻ Phục Hy. Hermes có cây gậy thần caduceus có con rắn quấn biểu tượng cho y học Tây phương. C̣n Phục Hy được mô tả đầu quấn ṿng kết bằng lá tượng trưng cho y học Đông phương.

      C̣n thần Cecrops được coi như người đă lập ra hôn phối như Phục Hy với Nữ Oa lập ra linh phối. Cecrops lập ra chữ viết giống như Phục hy vạch ra các hào âm dương được xem như là người lập ra chữ viết. Cecrops thường được vẽ h́nh phần trên là người phần dưới là giống rồng rắn, giống như linh vật rồng của ḍng giống Việt tộc.

       Ông Nguyễn Xuân Quang c̣n cho Phục Hy cũng liên hệ với Thần C̣  Ibis Thoth của Ai Cập. Thần C̣ Thoth phát minh ra chữ viết giống Phục Hy lập ra hào âm dương được coi như chữ viết thời sơ khai. Thần C̣ Thoth c̣n gọi là thần Khôn Ngoan giống Phục Hy là người văn vẻ thông minh. Thần c̣ Thoth là Kẻ Đo Thời Gian giống Phục Hy Thắt Nút Kết Thằng và làm Lịch Rùa. Thần C̣ Thoth là một chiêm tinh gia giống với Phục Hy vạch ra Bát Quái của Kinh Dịch, nguyên thủy là một thứ bói toán. Phục Hy được coi như thánh nhân áp  dụng Hà Đồ t́m hiểu tinh tú.

       HÀ ĐỒ LẠC THƯ

       ‘Theo truyền thuyết Trung Hoa th́ Hà Đồ do vua Phục Hy (4480-4369 TCN) phát hiện khi đi tuần thú ở sông Hoàng Hà thấy con Long Mă từ dưới sông hiện lên trên lưng có Hà Đố ghi chép việc trời đất mở mang.
      C̣n Lạc Thư do vua Đại Vũ (2205 TCN) đi trị thủy thấy con rùa thần nổi lên trên ḿnh vẽ Lạc Thư.’

       Theo đó th́ vua Phục Hy thấy long mă mà làm ra Hà Đồ rồi măi đến một ngàn năm sau vua Đại Vũ mới thấy rùa thần ở sông Lạc mà làm ra Lạc Thư. Tại sao lại có sự cách biệt một thời gian cả ngàn năm mà cái đáng lẽ có trước là Lạc Thư rồi mới dựa theo đó để phác họa ra Hà Đồ th́ lại cho Hà Đồ có trước và Lạc Thư có sau? Sự gán ghép cho ông vua này t́m ra Hà Đồ ông vua kia t́m ra Lạc Thư một cách lúng túng chứng tỏ Lạc Thư Hà Đồ không phải của Hoa tộc.

      Âm Dương Ngũ Hành là sự giải thích về việc h́nh thành trời đất và từ đó ứng dụng vào việc ảnh hưởng đến con người. C̣n Lạc Thư Hà Đồ là t́m hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong thiên hà và giải thích các hiện tượng vũ trụ.

      Tại sao lại gọi là Lạc Thư ? Truyền thuyết nói về thời Hùng Vương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng vơ gọi là Lạc tướng, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc điền. Như thế Lạc Thư hẳn là sách của dân Lạc Việt.

       C̣n Hà Đồ là đồ h́nh miêu tả sự vận động của giải ngân hà hay thiên hà.

       Cụm từ Lạc Thư Hà Đồ có nghĩa là sách của dân Lạc Việt nói về những sự hiểu biết về các liên quan đến giải ngân hà, vũ trụ.

    Ngày xưa người Lạc Việt thường viết chữ Khoa đẩu (chữ con ṇng nọc hay con quăng) vào lưng rùa, có lần đem biếu cho Đế Nghiêu làm lịch  gọi là Quy Lịch, điều đó chứng tỏ người Lạc Việt đă có chữ viết. Triết gia Kim Định nói về việc đó như sau  “Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biếu vua Nghiêu rùa thần trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép và gọi là “Quy Lịch” Quy Lịch cũng gọi là Lac Thư, tức sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số,  nhưng 9 cũng quy vào hai là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo đất, đạo người. Lư do nền tảng tại sao t́m hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu các phó sản của nó là Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Lạc Thư, Sách ước. V́ tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được ít chút bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nơn th́ đă có sẵn rồi.”  (Kim Định, Việt Lư Tố Nguyên)

      HÀ ĐỒ LẠC THƯ và THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN

       Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam nói Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra trăm con. Hùng Vương được truyền ngôi chia nước ra làm 15 bộ, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời.

       Lạc Long Quân tên húy Sùng Lăm là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương và Long Nữ. Lộc Tục là con của Đế Minh và Vụ Tiên. V́ gốc tích Tiên và Rồng nên dân Việt được gọi là Con Rồng cháu Tiên. Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ trụ vật chất. Tiên biểu tượng cho trí óc, sự sáng suốt, thông thái, tâm linh.

        Lộc Tục Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân gốc Lạc nên dân Việt cũng được gọi là Con  Hồng cháu Lạccũng gọi là Lạc Việt.

       Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Cái Bọc trứng của mẹ Âu Cơ tượng trưng cho Trứng vũ trụ trong quá tŕnh tạo sinh là nguyên thủy Thái Cực. Tượng của Thái Cực h́nh tṛn phân cực thành Âm và Dương.

       Từ bọc Thái Cực Âm Dương nở ra 100 con. Tại sao lại 100 ? V́ tổng số của Lạc Thư Hà Đồ là 100. Độ số Lạc Thư cộng là 45. Độ số Hà Đồ là 55. Cộng chung là 100.

       Trong Lạc Thư Hà Đồ có 50 ṿng đen thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Tổ Mẩu Âu Cơ lên núi và 50 ṿng trắng thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Tổ Phụ Lạc Long Quân xuống biển.

       Lạc Thư có độ số ma phương cộng dọc công ngang cộng xéo đều ra số 15. Đó là số 15 bộ của nước Văn Lang. Số 15 bộ có lẽ chỉ là con số tượng trưng cho sự vận dụng quy luật vủ trụ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ trong việc điều hành đất nước.

  Bánh chưng lễ có 4 sợi giây lạt nhuộm đỏ buộc từng cặp song song nhau và vuông góc chia chiếc bánh thành 9 ô vuông. 9 ô vuông này có liên quan đến cửu cung và độ số của Lạc Thư Hà Đồ. Bánh chưng buộc bằng giây lạt (cũng đọc là lạc) nhuộm đó (hồng) nhắc nhở ta nhớ đến nguồn gốc ḍng giống Lạc Hồng. (giây Lạc (lạt) màu Hồng)

                H́nh vẽ Củu cung Lạc Thư Hà Đồ và độ số ma phương 15 và 100

 ĐỘ SỐ LẠC THƯ = 45

Số Ma Phương =15

 4

 9

 2

 3

 5

 7

 8

 1

 6

                                              
          Các số cộng ngang cộng dọc cộng xéo đều ra 15 gọi là số ma phương
           Số ma phương 15 tương ứng với 15 bộ của nước Văn Lang
           Độ số Lạc Thư : 15 x 3 = 45

ĐỘ SỐ HÀ ĐỒ = 55

 2

 7

 4

 3

5-10

 9

 8

 1

 6

 

Tổng độ số Lạc Thư 45 + Hà Đồ 55 = 100 

Lạc Thư có các số 9+3+7+5+1 = 25 thuộc Dương
Lạc Thư có các số    4+2+6+8  = 20 thuộc Âm
Hà Đồ có các số   7+9+5+1+3  = 25 thuộc Dương 
Hà Đồ có các số   2+4+10+6+8 = 30 thuộc Âm
Tổng số Dương của Lạc Thư và Hà Đồ = 50
Tổng số Âm của Lạc Thư và Hà Đồ      = 50
50 thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển
50 thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.
Tổng độ số 100 tương ứng với 100 con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.
                       ( Lưu ư : Các số lẻ thuộc Dương, các số chẳn thuộc Âm)

        Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên và Một Bọc nở Trăm Con là do Tiền Nhân muốn nhắn gởi con cháu biết rằng Thái Cực, Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là sản phẩm của Việt Tộc do Tổ Phụ thời thượng cổ lập ra với độ số chính xác sự vận hành của vũ trụ và các sao trong giải Thiên Hà.

         HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

       Theo các nhà lư học Trung Hoa cho Hồng Phạm Cửu Trù là của vua Đại Vũ (nhà Hạ) đi trị thủy đến sông Lạc gặp một con rùa thần nổi lên, trên mai có ṿng tṛn đen trắng gọi là Lạc Thư, ông dựa vào đó mà làm ra 9 trù lớn, gọi là Hồng Phạm Cửu Trù rồi diễn giải và truyền lại cho đời sau. Đoạn văn này phải hiểu là vua Đại Vũ (Hoa Hạ) đă lấy được sách hay học được với dân Lạc Việt về cách xem thiên văn nên gọi là Lạc Thư và cùng lúc học được Hồng Phạm Cửu Trù của họ Hồng Bàng.

       Lại một thuyết nữa theo Kinh Thư nói Vũ Vương nhà Chu đánh thắng nhà Thương mới mời ông Cơ Tử là một tội phạm của Trụ vương để hỏi đạo trời. Cơ Tử bèn đem đạo đó là Hồng Phạm Cửu Trù mà báo lên cho Vũ Vương. Ông Cơ Tử này cũng chỉ là người đă học được Hồng Phạm Cửu Trù từ đời trước nay đem truyền lại cho Vũ Vương mà thôi. (Kinh Thư nói là của Khổng Tử nhưng chính thực là của cháu 12 đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc đời Hán Cảnh Đế viết dựa vào cổ thư lấy được trong vách nhà Khổng Tử.)
Trong Kinh Thư thiên quan trọng nhất là Hồng Phạm Cửu Trù lại mang nội dung của người Lạc Việt. Triết gia Kim Định nhận định như sau : Trong mấy thiên đầu Kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng đọc là “Việt nhược kê cổ” (      ). Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mă Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lư do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn…v́ vậy mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mă Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. V́ thế câu trên có nghiă rằng : “Người Việt thuận theo ư vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói viết nhược kê cổ th́ câu văn thiếu chủ từ. C̣n khi thay vào bằng chữ Việt th́ có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu Kinh Thư th́ không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với viết” như nhau…”

      Như chúng ta đă biết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là của dân Việt th́ Hồng Phạm Cửu Trù cũng là của dân Việt. Hồng Phạm Cửu Trù là 9 trù của họ Hồng Bàng làm ra để theo đó mà điều hành việc nước. Hồng Phạm Cửu Trù là bản Hiến Pháp cổ nhất của dân Việt do họ Hồng Bàng lập ra cho việc trị nước.

      Hồng Phạm Cửu Trù có 9 trù tức 9 loại, 9 mục :

Trù 1 : Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Trù 2 : Ngũ Sự : Mạo (dung mạo), Ngôn, (nói năng) Thị (nh́n xem), Tư (suy nghĩ), Thính (nghe).
Trù 3 : Bát Chính : Thực (ăn), Hóa (tiền bạc), Tự (tế tự), Tư không (canh tác),                       Tư Đồ (giáo dục), Tư khấu (h́nh phạt), Tân (ngoại giao), Sự (binh bị).
Trù 4 : Ngũ Kỷ : Năm, Tháng, Ngày, Tinh Tú, Lịch pháp.
Trù 5 : Hoàng Cực : (Hoàng là vua, ở ngôi cao nhất gọi là cực). Người làm vua phải dựng nên mực thước cho dân theo. Tóm lại là lẽ công bằng chính trực mà vua phải theo và cũng là người lănh đạo phải làm, mà như thế là theo lẽ trời.
Trù 6 :Tam Đức : Ngay Thẳng, Cứng rắn, Ôn Ḥa.
Trù 7 : Kê Nghi : Tra cứu nghi ngờ. Khi có sự hồ nghi do dự th́ dùng bói toán để biết ư trời.
Trù 8 : Thứ Trung : Các “điềm trời”.
Mưa nhiều : vua làm việc rồ dại.
Đại hạn : vua sai lầm.
Nóng nhiều : lười biếng, bê trễ chính sự.
Rét nhiều : Làm việc tính cách nóng nảy.
Gió nhiếu : ngu tối, mờ ám.
Trù 9 : Phú Cực : Ngũ Phúc và Lục Cực :
Ngũ Phúc : Thọ, Giàu, Khỏe mạnh, Đức tốt, Sống trọn đời, Không rủi ro.
Lục Cực : Chết do tai nạn, chết non. Đau ốm tật  bệnh. Lo buồn. Nghèo
đói. Ác nghiệt. Nhu nhược.

       Câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà Hùng Vương thứ 18 ra điều kiện ai muốn cưới công chúa Mỵ Nương th́ sính lễ phải có là :

      “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  (Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính)

Đây là những giá trị tinh túy nhất của nền văn hiến Văn Lang mà họ Hồng Bàng tạo lập được từ thời thượng cổ cho đến thời bấy giờ, vua Hùng Vương đ̣i hỏi người con rể và cũng có thể là người kế vị phải thông suốt và có trách nhiệm ǵn giữ.

         * Voi chín ngà : Trù thứ nhất: đó là trạng thái ban đầu của vũ trụ theo quan   niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là : Kim, Môc, Thủy, Hỏa, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó  là Tứ Tượng : Tương sinh, Tương khắc, Tương thân ,Tương cụ, tổng cộng là 9. Đây là căn bản của hệ tư tưởng, chủ thuyết của nền Văn Hiến Văn Lang được mở đầu trong Hồng Phạm Cửu Trù : Bản Hiến Pháp của họ Hồng Bàng.

        * Gà chín cựa : (Kê Nghi) trù thứ 7 của Hồng Phạm Cửu Trù. Khi nhà vua có điều ǵ nghi ngờ th́ trước hết mưu tính trong ḷng rồi mưu với các khanh sĩ, khi cần th́ mưu vớii thứ dân, mưu với bói toán. Đó là h́nh thức dân chủ ngày nay, không độc đoán mà lấy ư kiến dân chúng.

        * Ngựa chín Hồng Mao : Ngựa ngày xưa tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh và quyền bính. Ngựa chín hồng mao là h́nh ảnh của Hồng Phạm Cửu Trù, là những giá trị mà  người lănh đạo phải noi theo trong việc điều hành quốc gia, giữ vững biên cương.

         Truyền thuyết kể rằng: Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thần đă giải đúng và cưới được Mỵ Nương nhưng không màng ngôi vua mà quyết chí theo Chử Đồng Tử ngao du sơn thủy tu tiên nên nhường ngôi vua cho Thủy Tinh Thục Phán. An Dương Vương đă không giữ được cơ nghiệp của họ Hồng Bàng truyền lại mà để mất trong tay Triệu Đà (Hoa tộc). Thời kỳ rực rỡ của nền Văn Hiến Văn Lang đă khép lại khi An Dương Vương trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển.

 Quy Lịch

        Sách Thông Chí của Trịnh Tiều chép: “Đời Đào Đường (Vua Nghiêu 2253 TCN) Phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua lại hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đă sống trên 1000 năm, ḿnh dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

Đoạn văn ngắn đó cho ta nhiều điểm đáng lưu ư :

       Bộ Việt Thường : đây là một bộ của nước Văn Lang 15 bộ.

       Trên lưng rùa có khắc chữ khoa đẩu : chữ khoa đẩu cũng gọi là chữ ṇng nọc hay chữ con quăng. Điều này chứng tỏ tộc Việt đă có chữ viết ghi các sự việc. Chữ viết khắc trên lưng rùa nên cần phải có rùa to lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử là nơi tộc Việt sinh sống mới có. Tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà không có rùa lớn. Những mu rùa người ta t́m thấy sau này ở kinh đô nhà Thương có khắc chữ khoa đẩu hẳn là của dân Lạc Việt, có thể do dân Lạc Việt đem tặng, có thể là do tộc Hoa xâm lăng đánh cướp được ( nhà Thương/Ân xâm lăng Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6). Rùa lại đến với dân Việt khi thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho móng vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước nhưng đă bị Trọng Thủy của tộc Hoa ăn trộm tức đoạt mất tinh hoa của nền văn hiến Việt tộc. Do đó Hoa tộc đă học được thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch pháp cùa tôc Việt. 

       -  Ghi việc trời đất mở mang : là việc tạo thành trời đất từ Thái cực đến Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch và Lạc Thư Hà Đồ. 

       -  Sai chép lấy gọi là Quy Lịch : chứng tỏ Việt tộc đă biết coi thiên văn địa lư để làm ra lịch. Dân Việt sống bằng nghề trồng lúa nước (Lạc dân, Lạc điền) cần biết thời tiết để canh tác trong năm nên cần có lịch. Hoa tộc đă học làm lịch với Việt tộc.

        Kinh Thư viết là vua Nghiêu sai hai ông Hy Ḥa làm ra lịch. Như đọan văn trên nói rơ là khi được rùa thần trên lưng có khắc chữ khoa đẩu nói về việc trời đất mở mang do bô Việt Thường đem tặng nên mới sao chép lấy gọi là Quy Lịch chứ không phải do vua Nghiêu sai hai ông Hy Ḥa làm ra lịch.

Lại nữa, dân ta có câu ca dao độc đáo nói về việc hai ông Hy Ḥa làm lịch:

                 Ai về nhắn họ Hy Ḥa
                Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài)  trống canh.

 Nó chứng tỏ hai ông Hy Ḥa Làm lịch này là người Lạc Việt trong thời nước Văn Lang đang rực rỡ với nền Văn Hiến dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ và Hồng Phạm Cửu Trù cũng như Kinh Dịch.

      Các sách Tàu như Giao Châu Kư, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa lư, PhươngThảo Mộc Trang xác nhận 12 con giáp của lịch pháp là của Việt tộc như sau : ..họ (Lạc Việt) đem tính t́nh các con vật mà so sánh với người rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba sinh con cọp v.v..” …“Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng trà mà uống”… “dùng đá màu làm men gốm”…”Họ biết t́m hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể giác bầu) lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh…”  chứng tỏ dân Lạc Việt đă làm ra lịch, đă áp dung âm dương trị bệnh, căn bản của nền y học.

     Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm viết : “Mă Viện tâu vua Tàu: Giao chỉ ép mía làm đường…Giao Chỉ làm giấy mật hương. Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm. giai và thơm, ngâm nước không bở không nát.” Điều đó chứng tỏ từ đời Hùng Vương chúng ta đă có chử viết v́ làm giấy không để viết chữ hay vẽ th́ để làm ǵ?

 

      T̀M LẠI BẢN GỐC.

     Kể từ thời thượng cổ các Tổ Phụ dân Lạc Việt đă biết ngửng lên nh́n trời xem sự vận chuyển của tinh tú trên giải thiên hà, lại nh́n xuống đất xem xét sự vật mà h́nh thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ. Từ đó làm ra Kinh Dịch, Lịch Pháp rồi Hồng Phạm Cửu Trù để điều hành việc nước và các sản phẩm của Âm Dương Ngũ Hành như Y Học, Thái Ất Thần Kinh, Tử Vi, Phong Thủy…

      Để lưu truyền hậu thế các ngài đă cụ thể hóa các lư thuyết cao siêu trong các huyền thoại, ca dao hay sự vật khi nước mất chủ quyền.

      Về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch các ngài đă làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng cùng với câu tục ngữ tuyệt vời  “Mẹ Tṛn Con Vuông”

      Với Lạc Thư Hà Đồ, các ngài đă lưu truyền huyền thoại  “Con Rồng Cháu Tiên”. với 100 con, 50 theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha xuống biển, đất nươc chia làm 15 bộ.

      Về việc điều hành đất nước và các đức tính người lănh đạo phải noi theo là Hồng Phạm Cửu Trù th́ đă có câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh” với lời thiệu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao.

      Các ngài đă làm ra lịch để dân ta biết năm tháng mùa màng mưa nắng cho việc cày cấy lúa nước với câu ca dao bất hủ : Ai về nhắn họ Hy Ḥa - Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh”.

       Về chữ viết th́ chính người Tàu đă công nhận dân Lạc Việt có chữ khoa đẩu (con quăng, ṇng nọc) và dùng lối thắt nút để cai trị dân.

       Kể từ khi bộ Việt Thường đem Rùa Thần có khắc chử khoa đẩu ghi việc mở mang trời đất (Âm Dương Ngũ Hành Lạc Thư Hà Đồ, Lịch Pháp) tặng cho vua Nghiêu để xiền dương nền Văn Hiến tuyệt vời của dân Việt cho đến thời An Dương Vương bị Hoa tộc (Triệu Đà) đánh bại, đă giáng nhát gươm oan nghiệt xuống đầu Mỵ Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Thần (Kim Quy) đi xuống biển th́ trang sử hào hùng chói lọi Văn Hiến Lạc Việt đă khép lại. Kẻ thống trị đă cưỡng đoạt các giá trị văn hóa của Việt tộc làm của ḿnh. Hàng ngàn năm bị đô hộ, nền văn hóa dân tộc bị kẻ xâm lăng tước đọat. Chỉ trong vỏng 14 năm thời nhà Minh xâm lăng cai trị mà tất cả sách vở đều bị tịch thu, bắt nhân tài qua phục vụ mẫu quốc, bắt dân chúng theo phong tục tập quán Tàu, th́ hàng ngàn năm bị đô hộ nền tảng văn hóa dân tộc c̣n ǵ nữa. Sĩ Nhiếp được tiếng là giáo hóa dân Việt, thực ra đă bắt dân ta học chữ Tàu, bỏ chữ khoa đẩu, bắt cưới hỏi theo lề lối Tàu, bỏ chế độ mẫu hệ, bắt ăn mặc theo Tàu cài vạt áo bên phải nghĩa là bắt theo phong tục của Hoa tộc.

May mắn dân ta c̣n lưu truyền truyện tích mang tính chất huyền sử, c̣n ca dao tục ngữ, c̣n bánh dầy bánh chưng để      chứng nhận di sản văn hóa của Tổ Tiên mà ngày nay tưởng như là của Tàu. Những chiếc ch́a khóa để mở cửa vào nền Văn            Hiến bất diệt của dân tộc c̣n nằm rải rác trong dân gian, cần nhiều khai thác.

         Nền Văn Hiến Việt tộc khởi đi từ thượng cổ, ít ra là từ Kinh Dương Vương, sánh ngang với các nền văn minh nhân loại   như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ… Bởi vậy khi dành được tự chủ, chậm nhất từ thời nhà Lư, ông cha ta đă hân hoan hănh    diện  công bố đất nước “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Đến nay trải qua ngàn năm tự chủ, đất nước Việt Nam, dân tộc Lạc Việt đă có          “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”. Chúng ta hănh diện là con dân của nước Việt Nam Văn Hiến.

          Đông Biên

        Nguồn: http//www.taphopnguoidanbinhthuong.org

 






Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang: Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần về văn hoá - Tải nhanh)
www.vietnamvanhien.info (Tủ sách Văn Hiến - Hơn 7100 tác phẩm)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)


Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư nhân sỹ, thi-văn sỹ và độc giả nhằm hai mục đích: (1) Bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. (2) Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiền hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.