Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




CON NGƯỜI NHÂN CHỦ VIỆT NHO

Việt Nhân
( Trả lời thắc mắc của NQD ở VN )


Sau đây là e mail của Cháu NQĐ. 19 tuổi ở trong nước.

   Thưa bác, cháu vui quá đi chứ, cháu cám ơn bác nhiều. Sau khi cháu đọc bài viết về chữ
Nho và cứu nước bằng con đường văn hóa mà bác gửi cho cháu, cháu thấy hình như bên
trong nền văn hóa dân tộc là nền Triết Việt rộng lớn và nắm chủ đạo trong Triết Việt là
Thái Hòa, Tam Tài và Ngũ Hành,tất cả được bao trọn trong lịch sử;mất nước là vì mất
lịch sử chứa bên trong là Đạo nhưng dường như mọi người dễ chấp nhận lịch sử hơn Đạo
nhưng rõ ràng là chỉ tự hào mình là con cháu của một đại tộc lớn mạnh thì thật là "nông
cạn" bởi nó chỉ là lòng tự tôn nhất thời 1 cách "mù quáng" và chẳng đem lại sức mạnh
nào cả. Tuy nhiên theo cảm nghĩ của cháu, cháu thấy đây đúng là những triết lí lý tưởng
để xây dựng một xã hội trong mơ và dường để cứu nước bằng văn hóa thì phải bắt đầu từ
3 triết lý trên.Nhưng cháu thấy rất mơ hồ, trong những bài bác sắp gửi cho cháu, bác có
phân tích đến 3 triết lý đó không ạ. Và bác có thể giải thích cho cháu:Người Việt có đời
sống Lưỡng thê, Đội Trời, Đạp Đất, Tam cương,Triết lý An vi , Xây dựng xã hội theo lộ
đồ: TU, TỀ, TRỊ, BÌNH,Triết lý An vi giúp con Người đạt nếp sống phong lưu . Bác có
thể cho cháu lời khuyên đi từ đâu không ạ: từ triết Việt tiến đến sử Việt hay là từ sử Việt
đi vào Triết Việt. Cháu cám ơn bác!
cháu NQĐ

Dưới đây là thư trả lời, xin được để tên viết tắt NQD cho được an toàn.

  Đây là vấn đề rộng và sâu, không thể hiểu ngay một lượt hết được, phải tuần tự, phải
đi từng bước, cuộc sống có muôn màu muôn vẻ, nhất là vấn đề con người, phức tạp và
nhiêu khê lắm, xã hội cũng vậy, ngoài phần huyền sử ra thì trong lịch sử nước nhà ta
chưa thấy hoàng kim thời đại bao giờ, mà đa phần là chiến tranh, mọi sự về con người
và cuộc đời đã thành một mớ bong bong, xã hội thường bất ổn, vì thế mà ta phải lần mò
tìm hiểu sao cho ngày một tốt hơn, công việc này phải làm liên lỉ suốt đời, không bao giờ
xong. chừng nào mình còn sống, mong sao cho con Người xứng với địa vị con người và
xã hội là nơi đáng sống.
Ở tuổi cháu, mà biết thắc mắc về những vấn đề to lớn này thì hay lắm, Bác đã lang thang
khắp nơi, khi tới 70 tuổi mới tìm ra manh mối, nay vẫn còn tìm tòi sao cho được thuyết
phục, vì đuờng đời muôn ngả rối ren, cái Tà, cái Giả dối thì vô số mà cái Chính thì hiếm
hoi, cái Tà thì choáng lòa, mà cái Chính xem ra tầm thường đơn giản, cái thùng rổng thì
kêu to, cái thùng đầy thì chỉ phát ra tiếng bịch bịch. Cái Chính không có gì hấp dẫn bề
Ngoài, vì nó giản đơn, nhưng bề Trong lại phong phú, chứa chan nội lực. Con người có
bị đời dày xéo, có bị nhận xuống bùn đen, đến khi hết hơi thở thì mới biết sự sống Tư do
là qúy, Độc lập làn cần, Hạnh phúc là vô giá không ai có thể ban cho mình được , kể cả
Đấng trên đầu trên cổ, có hiểu thế may ra mới tìm cách ngoi lên, mới tỉnh ngộ, nhận diện
lại chân tướng của mình. Dân VN đã hàng ngàn năm sống mê mãi trong Nô lệ đầy quốc
nạn và quốc nhục, nếu không tỉnh để vùng lên vực dậy thì hết đường cứu chữa.
Theo Bác vấn đề quan trọng nhất của xã hội loài người muôn thuỡ vẫn là CON NGƯỜI,
dựa trên quan niệm của Tổ tiên, của các bậc tiền bối, Bác bàn về con Người trước. Tất cả
những chế độ, những thể chế, những cái Tốt cái Xấu đều do con Người làm ra.

Đây là quan niêm về con Người theo tinh thần Việt.

I.- Vị trí của con Người trong Trời Đất

Con Người được ném ra trần truồng trong cái vũ trụ mênh mông bao la này, được gọi là
thế giới hiện tượng, mọi sự đều biến đổi, cái chậm thì tính hàng tháng hàng năm, hàng thế
kỷ, cái mau thì từng phút giây, sát na. Trời Đất ném con người vào giữa các môi trường
như : Nước, Không khí, đất đại với cây cỏ lá hoa, và muôn vật thứ nào cũng nhiều vô
kể. . . . Trời chẳng bao giờ nói năng, dạy bảo gì cả, không thể hỏi han van xin, con người
phải liệu Tự lực mà sống sao thì sống hoặc Tư do hoặc Nô lệ hoặc hạnh phúc hoặc khổ
đau, Gieo thứ nào thì gặt thứ đó. Tuy thiên năng không bằng con ve cái kiến nhưng trí
năng thì con người vượt lên trên muôn loài, nên con người phải dành cho mình một vị trí
thuận lợi trong Trời cao Đất thấp để mà sống.
Nếu không định vị trí được mình trong ba cõi Trời - Người - Đất thì cuộc sống con
người bị phiêu bạt chẳng khác nào con thuyền trên đại dương sóng gió muôn trùng. Khi
không định được vị trí của mình tức là điểm Đi, thì làm sao có điểm Đến được.
Ta lấy thí dụ sống trong gia đình giữa cha mẹ và con cái : Cha mẹ phải đứng trên vị trí
của mình là cha mẹ phải dạy dỗ con cái cho nên người thì phải có cách giáo dục hợp lý
để con thành Nhân và thành Thân, còn người con thì phải vâng lời Cha mẹ rán lập thân
để khi trưởng thành trở nên con người tự lập, biết sống đàng hoàng ở đời. Việc này cha
ông chúng ta gọi là Chính danh định phận, Danh không Chính thì Phận phất phơ giữa
Chợ Đời biết vào Tay ai, không biết là Trời hay Đất mà chắc không phải là Người.
Vì vậy khi sống trong cõi thế giới hiện tượng nhị phân này, như Trời / Đất, Trên / Dưới.
Trong / Ngoài, Trước / Sau, Thời gian / Không gian...con Người phải định được ví trí
của mình, hoặc mình để cho Thần linh kéo lên Trời, trở nên Duy Tâm, luôn sợ trời đánh
thánh vật, chỉ biết nài nỉ cầu xin ơn phước, con người ỷ lại này yếu xìu không làm gì
được nên thân. Còn khi bị Đất lôi xuống trở nên Duy vật, chỉ biết say mê tôn thờ vật
chất, coi của trọng hơn người, đánh mất Tình người, nên sa vào đời sống sài lang, chỉ biết
dủng nanh vuốt để dành ăn, lòng tham không đáy không bao giờ được thỏa, nên gây tai
hoạ cho loài người, hãy xem những người trước mắt, thân cận với chúng ta, họ hết cướp
Của, cướp Tự do của con người lại bán Người, bán Dân, bán cả Nước.
Muốn không bị kéo lên Trời hay bị lôi xuống Đất thì con người phải Tự Lực, tự Cường
để giữ vị thế tự Chủ, như vậy mới mong làm chủ được vận hệ mình, gia đình mình đất
nước mình và cả vũ trụ nữa.

Khi con người đóng được vai trò Tự chủ thì thành con người Nhân chủ, con người là Tạo
hoá con, biết cách làm chủ vũ trụ này.
Khi đất nước thiếu vắng những con người TỰ CHỦ thì nhân dân rơi vào tròng NÔ LỆ
vào tay :” Thù trong “ ( kẻ độc tài chuyên chế ) và “ Giặc ngoài “ ( kẻ thù cướp nước
dưới nhiều hình thức ).

Con Người Nhân chủ biết sống trọn đời mình và biết sống hòa cùng Trời Đất muôn loài và mọi Người để cho được hạnh phúc. Đây là khởi đầu thuyết Tam tài : Thiên – Nhân - Địa

Chí sĩ Trẩn Cao Vân đã minh họa địa vị con Người trong Tam tài qua bài thơ tuyệt tác
sau:
“ Trời Đất sinh Ta có ý không?
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong
Ta cùng Trời Đất, ba ngôi sánh

Trời Đất in Ta một chữ Đồng
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời mở Đất mênh mông
Trời che Đất chở Ta thong thả
Trời Đất Ta đây đủ Hoá Công “
( Trần Cao Vân )

Qua bài thơ trên, chúng ta thấy được những nét căn bản về con Người:

*1.- Nguồn gốc cao qúy của con Người.

“ Trời Đất sinh ta có Ý không. Chưa sinh Trời Đất có Ta trong “ : Con Người đã
hiện hữu cùng Trời Đất từ muôn thuở đời đời, một nguồn gốc vô cùng cao quý “, chứ
không phải từ Vượn tiến hoá mà thành như Darwin, con người Kinh tế của Mác, hay là
con người chỉ biết Suy tư như Descartes. Con người mà giữ được gốc cao qúy này thì
không bao giờ dám làm bậy, hành xử man rợ như sài lang, cuộc đời chỉ toàn dùng tiểu
Tâm, tiểu Trí để dành tiểu Danh, tiểu Lợi, gây tang tóc cho con Người và rối loạn cho xã
hội, khổ đau cho đồng bào.

* 2.- Địa vị con Người trong Tam tài.

“ Ta cùng Trời Đất 3 ngôi sánh, Trời Đất in Ta một chữ đồng “
Con Người có địa vị cao qúy trong Tam tài. Trong Tam Tài, Trời là Thiên hoàng, Đất là
Địa hoàng, thì con Người là Nhân hoàng, con Người được sánh vai cùng Trời Đất nên rất
cao quý, trách nhiệm cũng lớn và quyền lợi cũng nhiều. Người ta bảo con Người là tinh
hoa của Trời Đất, hay là con Chúa, con Phật là theo ý đó.

Nhân hoàng đâu có được Trời Đất giao cho làm chủ vũ trụ, nhưng mà phải biết tìm cách
sống thuận theo Thiên lý để phát triển, mà còn phải biết sống hòa với mọi loài trong vũ
trụ mới êm. Tuy Thượng Đế không nói không ngăn, không khuyên không bảo, nhưng đã
có lưới Trời là Thiên lý bủa giăng khắp chốn, tuy thưa mà không lọt, ( Thiên võng khôi
khôi, sơ nhi bất lậu ). Cha ông chúng ta đã khuyên: “ Thuận thiên giả tồn, nghịch Thiên
giả vong “ Không ai chống được các định luật trời đã được khắc ghi sâu vào trong vũ trụ,
sống theo lẽ Trời thì phát triển và trường tồn, ngược lại là tiêu vong.

Không ai khước từ được cái ăn, không ai muốn làm người mà không cần đến tư cách con
người, không chống được Trời Đất thì phải thuận theo cho thuận chèo xuôi mái cuộc đời,
nhưng thuận với tư cách nhân chủ.
Con người Nhân chủ là ngưởi biết sống thuận với Thiên (Địa ) và hòa với mọi người (
Nhân ) . Luật trời quan trọng nhất là luật giá sắc tức là “ gieo gì gặt nấy, ai gieo kẻ ấy
gặt, gieo một gặt trăm “ . Biết được luật này thì phải tự lực mà sống cho ngay chính, chứ
không có làm quấy, rồi thì cứ nài nỉ cầu xin ơn Trên tha thứ.

*3.- Sứ mạng của con Người.

“ Đất nứt Ta ra Trời chuyển động, Ta thay Trời mở Đất mênh mông “
Con Người có gốc từ Đất Trời, Đất Trời là nguồn sinh sinh hoá, con người có thễ tìm
hiểu nguồn biến hóa đó mà sống, muốn sống thì phải là một Tài, phải dựa theo nguồn
sinh hóa đó mà Tác mà Hành mà sống cho sung mãn. Con người biết Nói và biết làm,
Nói và Làm là một, có thế mới tiếp tục được công việc sáng tạo của Tạo Hóa, vì con
người là một Tạo hoá con. Có làm thì hàm mới nhai, không làm thì tay quai miệng trể,
có biết vươn lên giá trị cao quý thì mới nên người , không vươn lên thì mãi vẫn là sài
lang. Nhiều người miệng thì nói cho lắm khuyên cho nhiều, nhưng tay không có làm,
nói cho lắm chỉ để mất niềm tin nơi người khác và thường khi gây chia rẽ, nói tốt mà làm
xấu thì cũng chẳng nên người. Tệ nhất là những con người cai trị trong chế độ Nô lệ, đế
quốc thực dân, và CS là những tác nhân nghịch lý, muốn có nhiều mà không muốn làm
ra, chỉ chuyên nghiệp áp bức mà cướp, cướp không bao giờ biết đủ, muốn cướp tất phải
giết, nên là kẻ sát thủ không gớm tay.
Sở dĩ độc tài là vì phải bắt người ta làm việc để cho mình được quyền tước đoạt những gì
họ làm ra.

Ta hãy xem những con người Hoa Kỳ, không có việc nào mà họ không làm, từ việc nhỏ
đến việc to, việc nào họ cũng làm đến nơi đến chốn, không có chỗ nào trên thế giới mà
không có mặt họ, họ không nề khó khăn nguy hiểm, họ đến để tìm tòi học hỏi, từ không
gian xa tít mịt mù đến Nam Bắc cực lạnh buốt, không có những thiên tai địch họa nào mà
họ không động tâm chia sẻ. Đó là con người Nhân chủ của Hoa kỳ, nói như thế không
có nghĩa là con người Hoa kỳ toàn hảo, nhưng ưu điểm là họ là những con người tự chủ
biết học hỏi và biết làm đến nơi đến chốn và biết chia sẻ với mọi người khó khăn thất thế
trên thế giới, vì họ xem ai cũng là người đáng yêu, đáng trọng, nên đáng giúp. Muốn giúp
người khác thì mình phải giúp mình nên người có Tư cách và khả năng trước đã.
Họ biết nghĩ rộng suy sâu, biết cùng nhau “ xây dựng cái lớn để có cái nhỏ riêng tư “,
chứ không có khôn vặt kiểu “ Tham Dĩa bỏ mâm, khôn độc dại đàn “ như dân Việt Nam.
Còn đối với những người Họa Kỳ sống xa hoa lạm dụng nhiều thứ thì chúng ta không thể
học đòi, dùng làm gương soi để bắt chước, nếu khôn hồn thì phải tránh hố sâu này!.
Mặt khác Xã hội Hoa Kỳ đã trở thành môi trường với muôn vàn cơ hội ( kể cả cơ hội xấu
) . “ Ai khôn thì sống ai vống thì chết “, con người sống tự do có trách nhiệm hết cở thợ
mộc!
Muốn mọi người trở nên một Tạo hoá con thì Tổ chức xã hội phải là môi trường được
điều hòa giữa Nhân quyền và Dân quyền.
Có Nhân quyền nghĩa là xã hội phải là môi trường để cho mọi người có Tự do và
Phương tiện thuận lợi để trau dồi Nhân cách.
Có Dân quyền là xã hội phải có những công trình ích quốc lợi dân để cho người dân
tham gia phát triển Khả năng hầu xây dựng quốc gia để mưu ích chung cho mọi người.
Khi toàn dân đều tương đối có Tư cách và Khả năng thì làm gì mà Dân không giàu Nước
không mạnh, những người độc tài không bao giờ muốn như vậy, vì muốn bóc lột dân thì
phải giam họ trong bần cùng và ngu dốt.

Những Tổ phụ Hoa Kỳ là những Tạo hóa con trông xa thấy rộng, biết thiết lập hạ tằng cơ
sở quốc gia to lớn cùng khắp cũng như các cơ chế xã hội tương đối công bằng, biến quốc
gia thành môi trường giúp cho mọi người dân đều có cơ hội phát triển mọi mặt để
xây dựng, đóng góp chung, biến quốc gia phồn vinh nhất thế giới, còn những người cai
trị trong chế độ độc tài là những người có đầu óc chỉ lớn bằng cái “ Nhà Kho “ chỉ để
chứa những của ăn cướp bóc lột mà thôi. Đầu não “ Nhà kho “ là “ Đỉnh cao trí tuệ của
những người CSVN “, nhưng nhà Kho là vật chất năng biến đổi, khó mà giữ, vì ai gieo
Nhà kho “ tham tàn và cường bạo “ thì gặt hái “ Tàn tham và bạo cường “.

* 4.- Cùng đích của con người: Hạnh phúc

“ Trời che Đất chở Ta thong thả, Trời Đất Ta đây đủ Hoá Công “.
Trời Đất là Hoá công, con Người là Tạo hóa con, con Người phải sống theo nhịp điệu hòa
của vũ trụ mới hạnh phúc. Nhịp điệu của vũ trụ là thiên lý. Lý đây là Lý Thái cực của
đại Đạo Âm Dương hòa, tức là sự hòa của các cặp đối cực. Con Người phải hiểu rõ
và sống thuận với Thiên lý để cho đời sống phát triển toàn diện và sống hòa với nhau và
cùng hòa Trời Đất để cho cuộc sống được phong lưu thong thả. Hạnh phúc con người
không phải chỉ có Vật chất dư dật là đủ, mà cần phải có phần Tâm hồn biết Đủ biết Vui
nữa. Chỉ con người biết sống theo Đạo lý biết Đủ mới Vui.Có biết bao nhiêu người giàu
nứt đố đổ vách mà lòng đầy âu lo thì hạnh phúc thế nào được. Những nhà độc tài Xô Viết
cũng như Đông Âu đã qua đi mà còn để lại hành động “ Tham tàn và Cường bạo “ muôn
đời . Tổng thống Hosni Mubarack của Ai Cập nghe đâu đã có 80 tỷ thế mà bây giờ ông ta
đang sung sướng ở đâu trên bước đường ly vong? Đây là cái gương sáng ngời nóng hổi
cho các vị chóp bu trong đảng CSVN.
Những người bất Nhân gây ra bất Công, bất công sinh ra bất Hòa, bất Hòa xây Tòa địa
ngục trong Tâm trí kẻ gây ra bất Công !. Những người chóp bu trong đảng CSVN đang
ngồi trên đống lữa hỏa ngục chính họ tạo ra.

II.- Con Người trong Tam tài : Thiên - Nhân - Địa

Nho giáo định nghĩa con Người như sau: Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức, Âm Dương
chi giao, Quỷ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú khí: Con Người là Cái Đức của Trời Đất,
nơi giao hội của Âm Dương, chốn Quỷ Thần gặp nhau, là tú khí của Ngũ hành tức là hai
cặp đối cực: Thuỷ - Hỏa, Mộc - Kim ở xung quanh và Thổ ở Trung cung . Con người
phức tạp lắm chứ không phải là con người đơn giản như Darwin, Marx, Descartes ( Je
pense dont je suis ).

* 1.- Trời là những giá trị vô hình, Đất là những gì hữu hạn, con người là tổng
hợp của những gì tinh hoa của vô biên và hữu hãn. Đó mới là cái Đức chứ không phải là
Hình thức hoành trang bên ngoài, mà nhiều tôn giáo đang cố khoe mẻ để thay thế cho cái
Đức còn thiếu vắng.

*2.- Con Người là nơi mà đối cực Âm Dương giao hòa, Âm thì Nhu mà Dương
thì Cương, Âm Dương mâu thuẩn nhau, nhờ mâu thuẩn, xô đẩy níu kéo nhau mà tiến
hoá, tiến hoá mà luôn giữ được thế quân bình động thì đạt trạng thái Hoà mà trường tồn,
đây là Dịch lý, là Thiên lý. Biến hoá luôn luôn và đạt trạng thái Hoà là nguồn hạnh phúc
dài lâu cho loài người. Biết nương theo luật tiến hoá mà vươn lên thì con người có nguổn
vui trong cuộc sống. Không làm thì không sáng tạo, không sáng tạo thì không có niềm
vui, thiếu niềm vui là thiếu sức sống, thiếu sức sống thì có sống cũng đã như chết mầt rồi!

* 3.- Con người là nơi Quỷ và Thần kề lưng nhau cùng một trật, phút này
Thánh, giây sau là Quỷ không biết chừng, nên muốn làm người chính hiệu con nai vàng
thì phải luôn Tu Thân, nếu không thì biến thành sài lang, xã hội sẽ biến thành hang ổ của
đàn sói.. Người ta cứ tưởng khi đã có một cái nghề và lập gia đình xong là con người đã
thành, và cứ thế mà yên tâm sống suốt đời. Vì con quỷ Tham Sân Si đang nằm ần trong
mình thỉnh thoảng xúi mình làm điều quấy mà không hay, nếu không làm chủ được mình
để cho qủy Tham Sân si sai khiến thì không biết giây phút nào mọi cơ đồ của mình, nhất
là hạnh phúc sẽ bị tiêu tan. Vì trong con người Qủy Thần luôn kề sát lưng nhau, xô lấn
nhau, cuộc đấu tranh kéo dài suốt đời người cho đến khi nhắm mắt buông tay.
Cho
nên chúng ta phải nhớ kỹ là con người luôn luôn là đang thành, muốn tiếp tục thành thì

*4.- Con Người là tinh hoa của Trời Đất hay là tú khí của các cặp Thuỷ - Hỏa,
Mộc - Kim. Ngày xưa vì lý trí chưa phát triển, Cha ông ta chưa biết cách suy luân theo
lối phân tích và tổng hợp như ngày nay, mà dùng Đồ hình ( Thuỷ Hỏa, Mộc Kim Thổ
) và Số độ ( 1, 2, 3, 4 – 5 ) Ngũ hành để tìm cách làm quân bình Các đối cực . ( sẽ bàn
rộng chỗ khác )

          
                    2 Hỏa
                        ↑
     Mộc 3 ← Thổ 5 → Kim 4
                        ↓

                   Thuỷ 1

Thủy- Hỏa: Thủy là Nước là nguồn sống của Vạn vật ( Thủy vạn vật chi nguyên : Nước
được coi là nguồn gốc của vạn vật, không có nước là không có sự sống ). Hỏa lả năng
lượng là nguồn Sáng. Năng lượng và vật chất là một.
Mộc – Kim: Mộc tượng trưng cho Sinh vật, Kim tượng trưng cho khoáng chất. Thuỷ -
Hoả, Kim-Mộc tượng trưng cho thế giới hiện tượng. Con Người ở vị trí trung cung hành
Thổ, tức là vị trí Tâm linh, nên “ Linh ư vạn vật “.
Ta có thể hiểu các đối cực Thủy - Hỏa, Mộc – Kim tượng trưng cho thế giới hiện tượng,
còn hành Thổ cho thế giới Tâm linh. Đây là Tạo hóa lư hay còn gọi là Lò Cừ, tức là bộ
máy huyền vi của vũ trụ.
Khi đã định vị được mình trong Trời Đất thì mình mới biết cách sống và hành xử làm sao
cho được đúng vị thế con người, để đạt hạnh phúc. Cha ông chúng ta bảo: Đội Trời -
đạp Đất - ở Đời, nhà Nho bảo : “ Cao minh phối Thiên, Bác hậu phối Địa “ Để trong
việc Xử thế sao cho “ Thiên sinh Địa dưỡng, Nhân hòa “. Biết sống Đội Trời - đạp
Đất tức là sống theo lưỡng thê tức là lối sống hai chiều ngược nhau, khi nào hai đối cực
hài hòa thì con người Ở Đời đạt hạnh phúc.

III.- Sinh hoạt của con người Nhân chủ: Đội Trời - Đạp Đất - Ở Đời.

1.- Bản chất của con Người: Con Người Lưỡng Thê
 Lưỡng thê là khả năng có thể sống được trong hai môi trường đối nhau, như con cá sấu
có thể sống trên Cạn vả cả dưới Nước, Chim Hồng hộc hay Thiên nga, chim Âu có thể
sống ỡ trên Cạn và cũng có thể kiếm ăn dưới Nước, cũng vậy con người cũng có thể
sống theo Tình / Lý hay đời sống Tâm linh / Thế sự. Tình / Lý, Tâm linh / Thế sự đều là
đối cực.
Đó là đời sống lưỡng thê. Sống theo Duy Tình là khi Tình không được lý công chính
hướng dẫn nên dễ bị thiên lệch, mà Duy Lý là khi Lý độc quyền thao túng, quên Tình (
Người ) nên dễ đi vào con đường gian ác. Duy Lý là đời sống một chiều, mất quân bình,
nên gây trọng bệnh của xã hội hiện nay. Khi sống được “ Tình Lý tương tham “ thì Cụ
Nguyễn Du ví von là : “ Bên Ngoài là Lý, nhưng Trong là Tình “

2.- Lý do con Người quên mình là con người Lưỡng thê

Vấn đề quan trọng nhất của con người là gì ? Là chính con Người. Vì sao? Vì con người
ở chính ngay nơi mình, ở trong mình, hai con mắt mình chỉ có thể nhìn ra xa phía trước,
không thể nhìn về sau, vào trong, nên chỉ biết SUY ĐI nên không thấy rõ chính mình, do
đó mà dễ vong thân, như khi ta đứng ngay trên nóc nhà thì không thấy gì về cái nhà, do
đó mà Lý trí thất bại, không thể nhìn rõ chính mình. Lý trí lại đòi hỏi cái gì cũng
phải rõ ràng khúc chiết, nên hữu hạn.
Mặt khác, muốn hiểu được chính mình phải thì im lặng và bất động mà NGHĨ LẠI, nghĩa
là phải yên tĩnh bất động mà đi vào cõi Lòng mà cảm nghiệm bẳng cảm quan. Do đó mà
phải đi Vào Tâm, có đi vào Tâm thì mới gặp Tình,( Tâm tình ) Tình thuộc lãnh vực
Tâm linh. Con người không Tình thì không còn là con Người, mà chỉ là sài lang, thường
chỉ dùng nanh vuốt để dành ăn. Tâm linh là Gốc, là nguồn của Tình Yêu và Lý công
chính ( hay lẽ công bằng). Tình thì u linh man mác, nên vô biên.
Tình và Lý là chân lý ngược chiều, Lý trí ( Thế sự ) và Tâm linh cũng vậy, cái khó của
con người là phải sống làm sao cho Tình và Lý làm một, như ion – và ion + đi ngược
chiểu nhau mới thành dòng điện. Cũng vậy khi hai đối cực giao thoa thì tạo nên trạng
thái Hòa.

3.- Sinh hoạt của con Ngưởi Nhân chủ
Nho bảo : Cao minh phối Thiên, bác hậu phối Địa.

Quy Thiên: Cao minh phối thiên. Có lên cao thì mới nhìn được sáng rõ, lên cao
có nghĩa là phải bay lên cao, muốn thế thì phải bớt lượng mà thêm phẩm, bớt vật chất mà
thêm tinh thần, có bớt cho nhẹ mới vươn lên bay lên cao được, như chim bay bổng trên
trời cao, Phối là kết hợp với Thiên là những gì vô hình vô biên. Đây là lối sinh hoạt bớt
đi, thánh Gandhi bảo : Je me réduis à Zéro. Thiên là Vô cực là vô biên, có bớt cho tới
Zérô mới gặp Thiên được, tức là nguồn Tình vô biên. Đây là sinh hoạt hướng Thiên là
lãnh vực Tâm linh, lãnh vực Tĩnh, quê hương của VÔ. Đây là sinh hoạt nhà Phật gọi là
Phá.

Hướng Địa: Bác hậu phối Địa. Muốn kết hợp với Địa thì bớt phẩm mà thêm
lượng nên phải đi cho rộng và sâu ( bác : rộng, hậu là dày, sâu ) tức là lãnh vực Lý trí,
để cho cái nhìn tròn đầy, có biết rộng và sâu mới chu tri, ( holistic Knowledge ) để tránh
cảnh triết lý sờ voi. Đây là sinh hoạt nhà Phật gọi là Chấp.

Xử thế tại Thế: Xử thế là không Xuất Thế hẳn để quy Thiên, mà không Nhập
Thế hẳn để hướng Địa , mà phải “ chấp kỳ lưỡng đoan: giữ hai đầu mối “ : mà Xử thế
đâu đây giữa xuất và nhập thế ,nghĩa là sinh hoạt làm sao cho Thiên Địa giao hòa hay Âm
Dương hoà ( Thiên là Dương, Âm là Địa ).
Nếu chỉ phối Thiên không thì không thể sống ở đời, vì thiếu nhu cầu vật chất hay chỉ phối
Địa không thì thiếu nhu cầu Tâm linh, không còn Nhân cách đánh mất hạnh phúc, vậy thì
làm sao cho Thiên Đia giao thoa tức là Mẹ Tròn ( Thiên ) con Vuông ( Địa ), sao cho hai
thứ hoàn toàn khác nhau như tròn và vuông lồng vào nhau được ( trong hình học đó là
hình vuông ngoại tiếp ). Khi hoà hợp được với nhau được thì mới đắc Đạo “Âm Dương
hòa ”. khi đó mới thuận Vợ thuận Chồng, dầu bể Đông cũng tát cạn, sao mà chẳng hạnh
phúc !

Nếu con người chỉ biết Chấp nhất để thủ đắc cái CÓ là vật chất thì mất hạnh phúc, mà
muốn đạt hạnh phúc thì phải Phá, nghĩa là buông bỏ bớt vật chất để tìm về Cái KHÔNG,
mà vươn lên những giá trị cao qúy nhẹ nhàng như mây bay gió thoảng. Vì vậy cho nên
phải hiểu lẽ biến dịch của Tạo hóa, mọi vật chất đều biến đổi không ngừng, có đó mà
không đó, nay có mai không, có mà cũng như không ( Thực nhược hư, hữu nhược vô ),
không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời. vật chất chỉ là phương tiện ở đời để làm người
Nhân chủ, để đeo đuổi cùng đích hạnh phúc không những đời sau mà ngay ở đời nay
trong cuộc sống hài hòa với mọi người. Nên nhớ sinh là Ký, tử mới là quy, Ký là sống
gửi ở Trần gian, khi chết mới là trở về quê Trời hạnh phúc.
Vạn vật đều biến đổi không ngừng, ta không thể bám chặt vào Vật chất là thứ biến đổi
thường xuyên, nên gọi là vô thường, vật chất chỉ là phương tiện, đứng có bòn quén quá,
mà áp bức bóc lột chém. giết nhau để nhận chìm nhau như người chết đuối, đây là cảnh
con người làm chết đuối con người trên cạn. Giết người để cướp cho giàu tiền muôn bạc
triệu mà nào đâu thấy đủ để ngừng tay chém giết, những của cướp được chỉ để dành cho
đời con đời cháu. Ở đời chẳng ai thoát khỏi luật Giá sắc, gieo gì thì gặt nấy gấp hàng
trăm lần, huỷ hoại mạng sống con người và cướp đoạt công lao mồ hôi nước mắt người
khác mà không gặp cảnh “Ác giả ác báo , mà được hạnh phúc sao? Xin gởi tin không
vui này cho những nhà độc tài đương đại.

IV.- Tóm lại

Khi có đi vào đời sống Tâm linh mà tu dưõng mình thì ta mới gặp được Tâm, tức là
nguổn Tình, khi có Tình thì ta mới có Lương tâm. Khi có sống sung mãn ở Đời thì Lý trí
mới được phát triển, chừng nào lý trí phát triển toàn diện thì mới có sự hiểu biết tròn đầy
nghĩa là Chu tri.
Biết sống theo đời sống lưỡng thê, sống sao cho “Tình Lý tương tham “ nghĩa là
trong cuộc sống hàng ngày, khi đối diện với bất cứ việc nào, nhờ Lương tâm nhạy cảm
đánh thức Lý trí giúp ta suy xét sự việc theo tiêu chuẩn Lý công chính, thì ta mới có Ý
thức đứng đắn về vấn đề cũng như có hành xử thích đáng về vấn đề đó, miễn là ta luôn
an trú trong Hiện tại, tức là Hiện tại miên trường, cứ mãi ôm vào quá khứ huy hoàng hay
khổ đau là ngưng sống, và hy vọng vào tương lai mà quên hiện tại là ảo tưởng.
Vì thế mà Cha ông chúng ta mới bảo “ Tâm bất tại yên, thị bất kiến, thính bất văn,
thực bất tri kỳ vị: trong cuộc sống hàng ngày trong hiện tại, nếu không chú Tâm về
những gì xẩy ra quanh ta, thì dẫu có nhìn tới mà chẳng thấy rõ ràng, có nghe cũng chẳng
hiểu, có ăn cũng chẳng biết mùi vị. ngon dở ”

Qua những gì xẩy ra trong đất nước hiện nay, bao nhiêu con người bị sa đọa, xã hội đầy
rẫy bất công, đất nước đang ở trên bờ vực thẳm, thế mà nhiều người vẫn không thấy
không nghe không biết đến những vấn đề hệ trọng đó, vẫn bình tâm lao đẩu vào cuộc ăn
chơi trác táng, đạp lên nhau mà sống.

Cừ nhìn qua hoạt động của các vị lãnh đạo tinh thần, cũng như các vị trí thức, cùng toàn
dân chúng, ta đánh giá được sức sống của “ thành phần đầu tàu dân tộc” và “ đoàn tàu
mọi người “ như thế nào.
Cha ông chúng ta cũng có nói: “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách: Trước sự
tồn vong của quốc gia, người dân hèn mọn nào cũng có trách nhiệm “, huống hồ chi đến
những vị ăn trên ngồi trốc trên cao!

Ngày xưa trong phong trào Đông Du, Cụ Phan bội Châu và Cụ Phan Chu Trinh cũng
dùng mọi cách để lay tỉnh Ý thức con dân Việt vùng lên để chống Pháp cứu nước, nhưng
xem ra mọi người vẫn ngũ mê chưa thức dậy nổi, vỉ bị nô lệ đã quá lâu!.

Đến năm 1954, nhân dân đã vùng lên cứu nước nhưng lại bị CS cướp công, nhân dân lại
phải sống trong một chế độ độc tài đảng trị còn “ Tham tàm và cường bạo “ hơn Kẻ thù
truyền kiếp Bắc phương và Đế quốc thực dân nhiều lần.

Đó là lý do chúng ta phải cùng nhau phục hoạt lại nền văn hoá Tổ tiên, tu dưỡng nguồn
Tình và sống theo lý công chính, thì ý thức của chúng ta mới bừng tỉnh, khi đó việc
cứu con người và đất nước mới có hy vọng thành công lâu dài.

Nói tóm lại, sở dĩ con người và xã hội bị hư đi là chính chúng ta đã hư đi, không còn biết
yêu thương kính trọng nhau và ăn ở công bình với nhau, cây đũa thần cứu con người
cứu đất nước bắt đầu từ Nơi ĐâyBây Giờ ở mỗi chúng ta, chứ không ở trên Trời
dưới Đất hay ở Tàu Tây Nga Mỹ gì ráo!

Công việc cứu nước là công việc của mọi người dân nên mỗi chúng ta đều phải yêu
thương và ăn ở công bằng với nhau để sống hoà với nhau, vì không hòa thì không đoàn
kết với nhau được, mà chia rẽ là nô lệ như ngày nay là không thể tránh, ngay nô lệ với “
đồng bào đi hoang có tên là VC “ , lại nữa mỗi người không có hiểu biết thì làm sai công
việc cũng như không có tư cách thì làm bậy, do đó không thể xây dựng gia đình và đất
nước được, vì vậy cho nên việc tu thân là điều khần thiết và không bao giờ lạc hậu. Đi
tìm việc cứu con ngưòi và đất nước mà tìm ngoài mình và đất nước mình là ảo tưởng.

Tôi xin đóng góp vài ý về việc Tu Thân: Tu là sửa, Thân là mình, tức là sửa mình, cò hai
loại sửa, sửa những cái mình đã làm sai và sửa sai việc đáng làm mà mình chưa làm.
Nên nhớ rằng nền văn hoá của Tổ tiên chúng ta là thống nhất, chung cho cả người có
học ( văn gia ) và người ít hay không có học ( chất gia ), chỉ khác nhau ở mức độ cao
thấp, nên nó phải dễ hiểu và dễ theo, dễ để cho ai cũng hiểu, kể cả kẻ vô học, giản dị nên
dễ theo, ai ai cũng làm theo được ( Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng: dễ nên dễ hiểu, giản dị
nên dễ theo ).

Vậy sửa và làm những gì ? Thưa có hai phạm vị: Cách làm việccách đổi xử với
nhau, gọi là “ cách sống ở đời “.

Về cách làm việc thì phải hoàn thiện mọi công việc từ lớn tới nhỏ, từ việc tư đến việc
công, ngay từ việc nấu ăn, quét nhà, học hành, làm việc, . . .cho đến những việc quốc gia
xã hội to lớn phải gắng làm cho ngày một trọn hảo luôn suốt đời.

Về cách đổi xử với nhau thì đối với bất cứ ai, phải coi họ là con người, nên phải yêu
thương, tôn trọng và ăn ở công bằng với nhau, bắt đầu từ vợ chồng con cái trong nhà , rồi
ra với mọi người, mục đích là đạt tới cách ăn ỡ hòa với nhau, vì Hoà là hạnh phúc chung.
Phải ý thức Hoà là cứu cánh của cuộc sống hạnh phúc.

Ai phải tu thân? Thưa hết tất cả mọi người, không riêng gì cho các tu sĩ các tôn giáo,
thường các vị đó là những người “ Độc thiện kỳ thân: chỉ lo cho thân mình được trọn
lành “ , còn đây là “ công việc thiện hóa xã hội “ , muốn xã hội hòa bình, để mọi người
hạnh phúc thì ai cũng phải làm, phải tu thân để biết cách hành xử Hòa với nhau.

Công việc đơn giản lắm :
Về cách đối xử thì phải yêu thương tôn trọng nhau, vì con người dễ phạm lỗi nên phải
tha thứ cho nhau dễ gây ra bất hòa, nguồn khổ đau của mọi người.
Về cách xử thế thì phải ăn ở công bằng, có Đi có Lại cho toại lòng nhau. Đơn giản chỉ có
thế, và cũng Dễ như thế nếu quyết tâm làm thì ai cũng làm được.

Thế mà xã hội loài người cứ thất bại triền miên, từ lúc hoang sơ cho đến thời đại văn
minh ngày nay.
Khó là ở chỗ việc nhỏ, việc gần. . .vì thiếu ý thức về hậu quả to lớn của nó nên khinh
thưòng, thói thường nhất là những con người trí thức cứ mê say những cái lý tưởng, cái to
lớn, cái xa xôi, cái khó khăn, những cái trên trời mây, tâm hồn họ đã bõ bê chính mình và
con người, họ coi những thực tế gần và cần thiết cho con người là những thứ thấp kém,
hèn mọn, nên không nhận ra trong những cái thấp kém đó lại chứa những cái cao thượng,
phi thường, còn những cái họ cho là cao xa đó chỉ là ảo tưởng. Chỉ có những ai kiên
tâm trì chí thực hiện những điều thiết thân với con người suốt đời thì mới trở thành những
Trai Hùng Gái Đảm. Được gọi là Hùng và Đảm vì họ luôn luôn thắng được chính mình,
mà kẻ mạnh nhất là kẻ thắng được chính mình, Trai hùng Gái đảm là nhưng kẻ sống theo
tinh thần “ Nghĩa khí chi Dũng “ , cái Dũng của kẻ sống theo Đạo lý chứ không theo lối
Tham Sân Si của mình, còn nhưng người anh hùng ngoài chiến trận thường chỉ là những
kẻ “ Huyết khí chi Dũng “ , họ chỉ Dũng trong trong cuộc đấu tranh đánh đá nhau, mà
lại yếu với chính họ, tục ngữ Pháp có câu ( tôi không nhớ rõ ) Không ai anh hùng đối với
những người hầu cận, vì họ thấy rõ nhược điểm, cái yếu đuối bên trong của ông chủ họ.

Tu thân rất dễ và cũng rất khó là thế, chúng ta thường luôn thất bại trong những cái nhỏ,
những cái tâm thường, khinh chê cái nhỏ, cái gần, cái dễ , cái tục, mà không ý thức đủ
về sự quan trọng của chúng để hoàn thiện là vong thân, là ảo tưởng, chỉ gây khổ đau cho
mình và những người khác. Muốn sửa xã hội thì phải sửa con người trước bằng phong
trào xã hội mới làm nổi, đồng thời phải sửa đổi cơ chế xã hội cho được tương đối công
bằng, cứ làm tắt, làm ngọn chỉ gây thêm rắc rối.

Xin hãy rước “ Hồn Thiêng Sông Núi “ về với chúng ta, chừng nào chưa rước được
là chúng ta còn lạc hồn ( cứ chỉ theo Hồn của Tây, của Tàu, của Nga của Mỹ, tuy cùng
một nguồn gốc, nhưng chưa nhận ra, trở nên xa lạ với nhau, mà Dị khí tương thù, Hồn
Mác là dị khí với Hồn Việt, nên đồng bào VC cố giết đồng bào cho hạnh phúc! ) , khi lạc
hồn là chưa có ý thức đủ về Nhân tức là chưa kính trọng yêu thương và tha thứ cho nhau,
chưa có Nghĩa là chưa chịu ăn ở công bằng với nhau, thì con ma Bất Nhân và con quỷ bất
Công đâu có xa rời từ bỏ chúng ta mà hoàn thiện mọi việc và hoàn thiện mối giao liên để
cho hạnh phúc được.

Thiên đàng hay Hỏa ngục là ở Nơi Đây và Bây Giờ nơi Mỗi và Mọi Người

CON NGƯỜI NHÂN CHỦ
( Tiếp theo I )

I.- Vai trò của con Người Nhân chủ Việt Nho trong trường kỳ lịch sử

Ở trên chúng ta đã dùng những câu văn thơ và những câu trong sách Nho để nói về con
người Nhân chủ. Đi xa hơn nữa, Nho có gốc từ Dịch Việt mà nền tảng là Tiên Rồng,
là hai vật biểu kép duy nhất trên thế giới, cũng là nền tảng của “ đại Đạo Âm Dương
hòa “ hay “ Thuận Vợ thuận Chồng “, đây là nền tảng của Nho mà nguồn gốc Nho lại
nằm trong Huyền sử nền văn hoá nông nghiệp của chủng Việt, do đó mà có tên Việt Nho.
Việt Nho lại là sản phẩm của nền văn hoá nông nghiệp, nhờ sống nghề nông mà Tổ tiên
Việt đã sáng tao ra nền văn hoá mà chúng ta cần khai quật, đào sâu và rộng thêm để tô
đậm cho nếp sống Nhân sinh. Tính chất của nền Văn hoá nông nghiệp mà TG. Kim Định
khai quật lên là Văn hoá Thái hòa, Hòa là nền tảng vững chắc của hạnh phúc chân thật.

Sử của nền Văn hoá nông nghiệp không những có lịch sử gần 5000 năm, mà còn có
huyền sữ của hoàng kim thời đại, bắt nguồn từ nền văn hoá hòa bình cách nay từ 12 ngàn
năm đến 30 ngàn năm. Huyền sừ là thời sáng tạo văn hoá, thời xây dựng minh triết cho
cuộc sống, thế mà xưa nay người ta cứ cho là thời của những chuyện hoang đường nên
bỏ quên,vì để mất minh triết, nên Dân tộc ngày càng lùi dần trên bước đường sa đoạ.
Nên nhớ Tổ tiên đại chủng Việt, nhờ làm nghề Nông, phải ngắm Trời mây trăng sao, để
biết rõ thời tiết đễ gieo trồng, nhờ cuộc sống êm đềm phẳng lặng mà cảm nghiệm được
lẽ Trời Đất. Những nhân vật đó là những nhân vật Huyền sử, là sử của Minh triết vượt
không và thời gian.
Huyền sử là sử toàn là những chuyện u linh man mác, thời mà trực giác con người còn
mạnh, còn trong sáng, chưa bị lý trí che lấp, nên cảm nghiệm được vấn đề cốt lỏi về
Nhân sinh quan và Vũ trụ, đó là minh triết giúp con người sống hạnh phúc.
Còn lịch sử là sử của phế hưng của dân tộc, lịch sử là tấm gương phản chiếu của đời
sống huyền sử dân tộc vào xã hội, đó là những sự kiện được ghi lại trong một không và
thời gian rõ ràng, nhìn vào lịch sử ta có thể thấy được tinh thần của dân tộc qua các thời
đại, biết được ảnh hưởng của Huyển sử trên đời sống dân tộc.
Đề thấy được tinh thần của con người Nhân chủ Việt Nho qua trường kỳ của Huyền sử và
lịch sử, chúng tôi chỉ xin trưng một số nhân vật tiêu biểu, vì bị hạn chế, nên xin chỉ trưng
ra một số tượng trưng.

II.- Những con người Nhân chủ đại chủng Việt thời Huyền sử.

Xưa nay chúng ta cứ tin rằng những nhân vật thời huyền sử trong lịch sử Tàu là nhân vật
của Tàu, và cũng chẳng hiểu những vị đó chỉ là những nhân vật văn hoá, sáng tạo văn
hoá. Số là Khi thôn tính được đa số chủng Việt mà thống nhất giang sơn, các nhà cầm
quyền Trung hoa thuộc nển Văn hoá Du mục không những thâu tóm nền Văn hoá nông
nghiệp làm của riêng mình trong đó có vụ cứ tuần tự đem các nhân vật văn hoá nông
nghiệp vào sử của mình, những nhân vật càng cổ xưa như Bàn Cổ càng được đưa vào
sau. Nên biết, các chính quyền lập nên nước Tàu toàn là những người sống theo nếp
sống Du mục, suốt đời chỉ lang thang đó đây trên lưng ngựa với cây gậy mục đồng, làm
gì có thì giờ nghiền ngẫm mà có Văn mà Hóa, nhưng họ chuộng bạo lực, có đàn ngựa di

chuyển mau, giỏi chiến tranh cướp bòc và bành trướng, cứ liếc mắt qua lịch sử Tàu thì
nhận ra ngay các nhà cầm quyền Tàu là ai! Khi cướp được của thì cất vào kho của mình
không ai thấy được, còn về văn hoá thì phải trưng ra cho các đời sau, nên phải cạo sửa
cho mất vết tích làm của riêng mình, nhưng không thể xóa được vết tích, vì có nhiểu điều
trái ngược giữa hai nền văn hoá, nên TG. Kim Định tinh ý mới tìm tòi ra được.
Họ đã hành xử như thế nào đối vời dân VN qua hàng ngàn năm, như lịch sử dã tỏ rõ, họ
đóng trọn vai trò kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Vệt Nam.
Xin nhắc lại chúng ta chỉ chống những chính quyền Tàu Tham tàn và cường bạo, mà
không bao giờ chống nhân dân Tàu, vì đa số dân Tàu đều thuộc chủng Việt và con người
toàn thế giới cũng là “ Tư hải giai huynh đệ “.

III.- Con người Nhân chủ của Việt tộc

Để cho việc “ Nói có sách, mách có chứng “ vể vấn dề Nhân chủ cho được thuyết phục,
chúng ta phải trưng ra trong Lịch sử Việt quả là có nền văn hoá như thế, có những nhân
vật thời Huyền sử đã sáng tạo ra nền văn hoá và qua trường kỳ lịch sử thời nào cũng có
những Trai hùng Gái đảm đã hy hiến Thân Tâm cho nền Văn hóa đó. Tiếp theo chúng
ta phải tìm cho ra nguyên nhân tại sao Tổ tiên chúng ta có nguồn văn hoá tốt đẹp như
vậy mà Con Cháu ngày nay lại để cho con Người và đất Nước chúng ta thảm thương như
vậy.! Chúng tôi xin trưng một số con ngưòi Nhân chủ Tiêu biểu của thồi Huyền sử và
Lịch sử.

IV.- Những nhân vật thời Huyền sử

TRUYỆN ÔNG BÀN CỔ
Bản chữ Nho



“ Hỗn mang chi sơ
Vị phân thiên địa
Bàn Cổ thủ xuất
Thuỷ phán Âm Dương
Thiên khai ư Tý
Địa tịch ư Sửu
Nhân sinh ư Dần . . .”

Dịch nghĩa
“ Trong cảnh hỗn mang ban sơ, khi trời đất chưa phân, Ông Bàn Cổ đã xuất hiện đầu tiên.
Việc làm trước tiên của Ông là phân ra Âm Dương.
Trời mở tung ra cung Tý, Đất trải rộng ra cung Sửu, Người sinh vào cung Dần. Sách
còn chép rằng một ngày ông biến đổi 9 lần, mỗi lần ông lớn lên 10 thước, thì trời cao bấy
nhiêu, đất cũng dầy ra bấy nhiêu. Bàn Cổ sống 18.000 năm, nên đất cực dày, trời cực
cao, còn thân ông lớn quá xá. Bấy giờ ông khóc, nước mắt chảy ra làm thành hai dòng
sông Hoàng Hà và Dương Tử. Hơi ông thở thành ra gió, ông xem xung quanh thành ra
sấm chớp. Khi ông vui tính thì trời đẹp, lúc ông nổi giận thì trời tối lại. Khi ông chết, xác
ông rã ra từng mảnh làm thành 5 dãy núi trong thiên hạ. Hai con mắt làm nên mặt trời,
mặt trăng, mỡ chảy ra hoá thành biển cả sông ngòi, tóc đâm rễ vào đất mọc lên thảo mộc.
Sâu bọ trên thân xác ông làm nên loài người . ” ( Kim Định: Nhân chủ, trang 53 - 54 )

Khai triển

1.- Lập trường của Ông bàn Cổ

Để thấy được lập trường của ông Bàn Cổ, ta nên biết câu chuyện “ Những trang sách bị
thất lạc “.
“ Một thi sĩ Perse gọi triết lý là bản thảo lúc đem in đã bay mất hai trang đầu và cuối.
Nói thế vì triết lý thường gồm ba loại vấn đề:

1.- Nhân sinh hà tại? : Tại sao tôi sinh ra ở trên đời. Vì nguyên do nào?
2.- Tại thế hà như ? : Và sinh ra để làm gì? Tức triết lý Nhân sinh.
3.- Hậu thế như hà? Sau này sẽ ta sao? Tức là cứu cánh con người.

Trong Ba loại đó thì vấn đề:

1.- Nguyên ủy vạn vật cũng như về loài người.
3.- Cưú cánh cuối cùng của con người
thuộc trang đầu và trang cuối coi như đã mất thực ra là không thể tìm được câu trả lời
thỏa mãn cho trí khôn. Trang Tử cho là vấn đề Khởi đầu cũng như Chung cục là không
thể biết ( chung thủy bất khả tri ) .
Những tôn giáo như Sémites: Judêu, Kitô, Islam thì dùng mạc khải, cho mọi việc trên đời
đều được giải nghĩa bằng thánh ý mầu nhiệm của Chúa.
Triết lý cổ điển có câu: Về nguồn gốc con người và vạn vật, không nên bàn luận (À force
de vouloir rechercher les origines, on devient l’ écrevisse )
Phật Tổ không bàn đến số kiếp ngày sau. Khổng cũng thế ít bàn đến những vấn đề vũ
trụ nguyên thủy ( Tử hãn ngôn Lợi, dữ Mệnh dữ Nhân ).
Trung thành với nguyênn tắc khuyết nghi, Việt Nho chỉ bàn những trang giữa còn lại,
nghĩa là các vấn đề cương thường đạo lý trong cõi nhân sinh xử thế hiện hình ngay ra
trước mắt thanh thiên bạcvh nhật ai cũng có thể tìm hiểu và thể nghiệm ngoài ra không
dám nói gì. Tuy nhiên khi hiện thực đường lối Tâm linh thì cảm nghiệm ơn ích của tầng
Đại ngã Tâm linh như hậu quả sẽ sẽ tràn cả xuống đời sống thường nhật cũng được an
lạc. Đó là lập trường của Ông Bàn Cổ. “ ( Nhân chủ. Trang 167 – 168 Kim Định )

2.-Diễn giải

a.- Bàn Cổ thủ xuất

“ Trong cảnh khai thiên lập địa, Ban Cổ ngang nhiên xuất hiện đầu tiên, ông Bàn Cổ
xuất hiện trước tiên để dành cho mình một vị trí quan trọng, không phải vì “ tiên chiếm
giả đắc ”, nhưng là dành thế thủ xuất là cốt tránh tai hoạ bị chèn ép khi ra sau. Ông
Bàn Cổ không sáng tạo ra vũ trụ, nhưng sắp xếp vũ trụ để tìm cho mình một vị trí trong
không và thời gian, mà hành xử hầu đem lại lợi ích thực tiễn cho con người.
 Tôi ( triếtgia Kim Định ) cho rằng xuất hiện sau thiên nhiên sẽ bị “ nhiên giới hoá ” hay là bị “ vật đích hoá ”, vì đến sau sẽ bị kẹp giữa hai gọng kìm: Nếu là Thiên khởi, thì con người bị
thần linh đè nặng, có nơi đã giết người để tế thần, tức là Duy Tâm. Nếu là Địa khởi
thì bị vật chất chi phối, làm nô lệ cho vật chất, tức là Duy Vật . Thế rồi Duy Tâm
hay Duy vật cãi nhau: Tâm có trước hay vật có trước. Vấn đề này đã gây ra những
cuộc tranh luận hàng ngàn năm mà chưa vỡ lẽ.

Kết quả là đưa lại cho nhân loại không biết bao nhiêu là thảm trạng.
Nếu là Duy Tâm thì trở thành Duy Linh, coi thân xác thế gian là kẻ thù.
Nếu là Duy Vật thì con người duy vật coi tâm linh chỉ là bèo bọt tùy phụ.
Cả hai đều quên con người cụ thể toàn diện.
Bàn Cổ không có quan tâm tới duy tâm hay duy vật là những vấn đề ở ngoài con
người, vũ trụ có trước hay sau gì kệ nó. Hãy bàn đến cái vũ trụ khi mình xuất hiện,
khi mình có tương quan với nó.

Bàn Hồ, đồ đệ của Vương Dương Minh đã nói: Thiên địa đó là thiên địa của ta, và cuộc
biến hóa đó chính là cuộc biến hoá của ta, chứ không phải của vật nào khác ( Thiên địa
ngã chi thiên địa, biến hoá ngã chi biến hoá, phi tha vật dã ).
Từ đấy vũ trụ hết còn xa lạ nhưng là của con người, con người đã in dấu mình vào bằng
cách xếp đặt và điều lý.
Ông Bàn Cổ đã nhập cảnh trần gian hết sức thần tình, như là Nhân chủ của vũ trụ.
Đó là cung cách Nhân chủ. Đây là Nhân sinh quan Nhân chủ.

b.- Thủy phán Âm Dương

Khi vũ trụ còn ở trạng thái đồng nhất bất phân, tất cả hoàn vũ mênh mông và phiền tạp
với muôn vàn sắc thái, ông Bàn Cổ đã thâu tóm vào một nhịp điệu “ nhất Âm, nhât
Dương chi vị Đạo ”. Đạo là đường diễn tiến của vũ trụ cũng như nhân sinh, chỉ là một
Âm, một Dương, một Tàng, một Hiển, một Ra một Vô, nhất Hạp nhất Tịch.
Dầu muôn vàn ức triệu vật loại khác nhau đều bị chi phối bởi cái luật Âm Dương
này.
Biết bao nhiêu chục ngàn năm sau, khoa học vi thể mới tìm thấy vạn vật đều tạo thành
bởi hai tích điện Âm và Dương chạy ngược chiều.
Ông Bàn Cổ đã dạy cho Tổ tiên chúng ta có một lối nhìn đặc biệt, nhìn sự vật với
từng cặp đôi đối kháng như: Âm / Dương, Âm điện tử / Dương điện tử, Trời / Đất,
Vợ /Chồng, Tình / Lý, Tâm / Vật, Đi / Đứng , Sống / Chết v. v. . .
Lối nhìn cặp đôi đối kháng này được hiện thực khắp mặt trong mọi lãnh vực của cuộc
sống.
Để tạo ra thế quân bình động, Âm điện tử ( electron ) phải quay theo qũy đạo hình bầu
dục, tạo ra sức Ly tâm, để cân bằng với sức Quy tâm do sức hút của tích điện Dương (
positron ) của nhân nguyên tử. Con người cũng phải sinh hoạt làm sao cho Tình Lý cân
đối, theo tỷ lệ “ tham thiên ( Tình : 3 ) , lưỡng địa ( Lý : 2 ) nhi ỷ số, để cho “ bên ngoài
là lý nhưng trong là tình ” . Đó là nét đặc trưng của văn hoá Đông phương. Để minh
giải cho huyền thoại ông Bàn Cổ, ta trưng lên đây bài thơ của cụ Trần Cao Vân :

c.- Nhân sinh ư Dần

Dần là con cọp. Nhân sinh ư Dần, là con người có tướng tinh con cọp, con cọp tung
hoành trong rừng thẳm làm sao, thì ta cũng cảm được phần nào ông Bàn Cổ sống sôi
sùng sục trong không và thời gian dường ấy. Cuộc sống ông Bàn Cổ trào lên ầm ầm,
sống như sóng trào dâng, sống như thác ngàn đổ, không phút nghỉ ngơi: mỗi ngày ông
biến 9 lần, mỗi lần cao sâu thêm 10 thước, ông sống những
18.000 năm, thì trời cao đất dày biết mấy! Hơi thở ông thành gió, giông, cái liếc nhìn của
ông tạo thành sấm chớp, hai con mắt của ông là cặp đèn trời. Năng lực của ông tràn đầy
vũ trụ.
Ông Bàn Cổ sống như thế nên con người do cơ thể ông, bản chất ông tạo ra, cũng
tác hành không ngưng nghỉ, lúc nào cũng là hiện tại cả, nên con người tất phải được
phát triển vẹn toàn .
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời mở Đất mênh mông
Ta cùng tham dự vào cuộc sinh sinh hoá hoá chung để cho vũ trụ được viên thành và tiếp
tục chuyển hoá. Lại nữa :

Trời Đất sinh ta có ý không
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong

Ta sinh ra không là do ý sai khiến của Trời Đất, mà chính Ta đã hiện hữu trong Đất
Trời rồi, nên không bị nạn Duy Tâm hay Duy vật. Đây là quan niệm Nhân Chủ sơ
nguyên, một Nhân chủ Tác hành, Tự lực Tự cường hết cở.

d.- Thiên khai ư Tý, địa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần:

Trời mở ra ở cung Tý, Đất trải rộng ra ở cung Sửu, Người sinh ra ở cung Dần.
Đây là ba cung đầu dành cho Tam Tài ( Thiên, Địa, Nhân ), “ Thiên Địa dữ Ngã tịnh
sinh : “Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh ” và Ta sánh vai cùng Trời Đất trong hành trình
sáng tạo của vũ trụ, nên ta xứng là một ngôi của Tam Hoàng: Đó là Nhân Hoàng sánh với
Thiên Hoàng và Địa Hoàng. Đây là cội rễ của thuyết Tam tài.

Ta cùng Trời Đất 3 ngôi sánh
Trời Đất in Ta một chữ đồng.

Trời Đất cùng ta đều xuất hoạt như nhau và “ Chưa sinh Trời Đất có Ta trong “,
nên Ta đã nhập vào, đã hoà đồng cùng Trời Đất rồi, Ta cùng Trời Đất là một.
Trong khoa học vi thể, ta cũng biết mọi tạo vật đều được cấu tạo bằng vật chất và năng
lượng
Trong sách Sáng thế ký của Thiên Chúa giáo ta cũng được biết con Người được Chúa tạo
dựng theo hình ảnh của Ngài, và mỗi người là một đền thờ của Thiên Chúa, nghĩa là Ta ở
trong Chúa và Chúa cũng ở trong Ta. Vì vậy cho nên: Vạn vật đồng nhất thể.

Trời che Đất chở, Ta thong thả
Trời, Đất, Ta đây đủ Hoá Công.
Được Trời Đất chở che, nên Ta được thong thả mà hưởng thụ những tinh hoa, linh lực
của Trời Đất, hay nói cách khác con người là linh lực, là nơi hội tụ những tinh hoa của
trời đất, do đó mà người ta bảo: “ Nhân giả kỳ thiên địa chi đức “
e.- Khi ông chết
Xác ông làm thành 5 dãy núi ( 5 vị thế của Ngũ hành ) trong thiên hạ.

* Dịch Quy Tàng ( Nhập ).


( Tạo hóa lư : Vòng trong: 1, 2, 3, 4 -5)



* Dịch Liên Sơn ( Xuất )

( Vòng ngoài ? : 6, 7, 8 9 : Thế giới hiện tượng )

E.- Xuất xứ của những nhân vật huyền thoại Việt

Những nhân vật huyền thoại tuy có nằm trong sử sách Tàu, nhưng các ngài xuất hiện
trước khi nước Tàu được thành lập vả lại các ngài thuộc về Văn hoá nông nghiệp Vìệt
tộc :

V.- Những nhân vật Huyền sử sáng tạo Văn hoá

1.-Bàn Cổ

Đây là nhân vật văn hoá, nhân vật sáng tạo, không phải là nhân vật hoang đường mà các
nhà Duy sử gọi là những truyện đầu Ngô mình Sở. “ Chính ra Bàn Cổ được móc nối
với Lỗ Bàn, Lỗ Bộc. Bàn cũng đọc là Bàng, là Bành. Nên họ Bàn là họ rất lớn của Viêm
tộc đã có ngay từ thời khai sáng của đại tộc, và cũng là tị tổ của ta, vì cùng họ với Bàng (
Hồng Bàng ) và Bành ( Bành Tổ ) . Bàn cũng còn đọc là Ban ( Lỗ Ban ), Bàng cũng đọc
là Bang . . . Đã vậy, lưu truyền nói là mộ phần của ông nằm đâu đó trong miền rừng núi
của tỉnh Quảng Đông. Mà Quảng Đông cùng với Quảng Tây trước
gọi là Lưỡng Việt. Kinh đô nước ta thời Triệu Đà còn ở đó. Nên ông Bàn Cổ là của Việt
tộc từ danh xưng tới nơi an nghỉ. Đó là hình ảnh đẹp nhất về tự lực, tự cường .”
( Kim Định: Việt triết nhập môn, trang 170 )

2.-Toại Nhân

Là nhân vật tìm ra Lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn, và để đốt rẫy mà canh tác.

3.- Hữu Sào

Là nhân vật sáng chế ra cách làm nhà sàn ở trên cây, ở giữa không trung, trên là Trời,
dưới là Đất, để tránh thú dữ. Đây là hình ảnh của Tam Tài . Hữu sào là “ có tổ “ ,
chim làm tổ trên cây, nên Hữu Sào thuộc dòng chim của Viêm tộc. Do đó mà ta có danh
từ Tổ tiên, những người đầu tiên ở trong Tổ như chim.

4.- Phục Hy, Nữ Oa

Phục Hy là nhân vật văn hoá, có biệt hiệu là Thanh tinh, tức là rồng xanh, thuộc nòi Rồng Viêm tộc, Tổ tiên của Việt tộc.
Phục Hy làm ra Kinh Dịch , bằng cách xếp hai nét liền đứt,
nét đứt là Âm, nét liền là Dương, rồi thêm một hào Âm hay
Dương nữa thành ra quẻ đơn ba vạch. Tất cả có 8 quẻ gọi là
Bát quái. Thực ra, nội dung Kinh Dịch đã có từ thời Bàn Cổ.
Phục Hy chỉ là đợt công thức hoá đầu tiên. Nữ Oa là vợ của Phục Hy, biết luyện đá Ngũ sắc để vá trời, hay đội đá vá trời, tức là để sửa lại Ngũ hành đã bị lệch hướng cho đúng phương vị. Nữ Oa cầm cái quy để vẽ vòng tròn, còn Phục Hy thì cầm cái củ để vẽ hình vuông. Vòng Tròn tượng trưng cho Trời, thời gian, Hình vuông tượng trưng cho Đất, không gian . . . Nữ Oa cầm cái quy quan trọng hơn, nên tiêu biểu cho nguyên lý Mẹ, thuộc văn hoá nông nghiệp . Khi chết Nữ Oa biến thành chim Tinh Vệ thuộc nòi Tiên.

5.-Thần Nông

Theo truyền thuyết của các dân tộc thiểu số, Thần Nông có dạng hình người đầu bò, có
tên khác là Viêm Đế, biết cách biến chế thuốc men và trồng ngũ cốc, thuộc văn hoá
nông nghiệp, thuộc Viêm tộc. Đây là giai đoạn quan trọng của loài người là tự làm ra của
ăn, để thay thế cho giai đoạn bấp bênh hái lượm săn bắt. Trên thế giới có ba nền nông
nghiệp:

1.- Lúa Mì ở Lưỡng Hà
2.- Lúa bắp ( ngô ) ở Mỹ, Astec, Maya.
3.- Lúa nước ( lúa Mễ ) ở Đông Á.
Nông nghiệp lúa Mì sớm bị du mục chinh phục qua Babylon, Assyria. Lúa Bắp bị Astec
chế ngự cũng biến ra du mục. Còn lại lúa Mễ tuy cũng có pha ít lúa Mì như Mạch và Tắc,
nhưng lúa Tắc không lấn át nổi lúa Mễ. Tuy nhà Châu có lập ông Hậu Tắc lên làm
điền chủ thay Thần Nông, nhưng cuối cùng thất bại. Nhà Thanh đời Khang Hi còn cho Tế
Thần Nông mà không tế Hậu Tắc, tức văn hoá Mẹ vẫn thắng thế.
Những nhân vật văn hoá này xuất hiện trước thời kỳ nước Tàu được thành lập,
nước Tàu lại thuộc văn hoá du mục, nên cũng dễ phân biệt, mặc dầu các nhân vật
văn hoá trên đều có trong sử sách Tàu. Các nhân vật này được đem vào sử sách
Tàu theo thứ tự càng cổ thì lại được đem vào sau: Thần Nông được đem vào thời
Khổng Tử . . . , trong khi nhân vật cổ nhất như Bàn Cổ thì mới được Từ Chỉnh đem
vào sử sách Tàu từ thời Tam Quốc . . . ! “ ( Kim Định. Việt triết nhập môn )

Nên khi ta tìm về các nhân vật văn hoá trên để nhận ra cội nguồn, ta khỏi cần có mặc
cảm “ thấy người sang bắt quàng làm họ ”, và cũng chẳng lấy gì làm tự hào riêng, vì đây
là những nhân vật văn hoá chung cho cả Đông Á. Nhưng về mặt tâm lý thì sự nhận diện
lại các nhân vật văn hoá Tổ tiên xưa giúp ta biết trân quý những di sản văn hoá cha ông,
vững lòng noi theo và làm phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Tóm lại:
Truyện Bàn Cổ là cội rễ của nền văn hoá Đông phương, thuộc nền văn hoá nông
nghiệp Hoà Bình. Nó hàm chứa một Nhân sinh quan Nhân chủ và một Vũ trụ quan
động. “

VI.- Nguồn gốc các nhân vật huyền sử
( Gốc rễ triết Việt: Kim Định )

“ Xin coi đây là vài trưng dẫn mẫu thay cho hàng ngàn tang chứng khác đã thu lượm
qua hàng trăm sách nghiên cứu cách nghiêm túc để khỏi quấy rầy độc giả phải đọc thêm
nhiều trưng dẫn khác. Chỉ cần tóm lược rằng tất cả các chứng từ đó đều đưa đến kết
luận chung là Tàu cùng một chủng tộc, cùng văn hoá với đại chủng Việt, và mới tách
ra từ tộc Thương ( Hoàng Đế do đạo Lão đặt ra sau . Need. I. 189 ) , nhưng ngoài
vài thói tục riêng ( cờ Bạch hổ, đi xe ngựa ), thì văn hoá hoàn toàn Di, cả đến bà
Giản Địch sinh ra tộc Thương cùng sinh đẻ theo lối Di là “ nuốt trứng chim “ Trống
quân. Như vậy các Tổ trước gặp trong sách được cho là Tàu vừa trái khoắy lịch sử
( anachronisme ), vừa mâu thuẫn, thí dụ: Nghiêu Thuấn mới có trong sử sau Khổng
Tử. Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông toàn là người Di. Phục Hy cũng gọi là Thanh tinh:
rồng xanh ( Rồng là Di ). Nữ Oa đầu người mình rắn ( Di ) . Thần Nông cao 8 thước 7
tấc, tức trừ 5 thì ra con số 2 – 3 của Di. Vì thế không được nhắc đến trong Kinh Thư,
chỉ mới được đưa vào sau theo lối riêng, càng cổ thì càng được đưa vào muộn, thí dụ:
Bàn Cổ lâu nhất vì mở đầu lịch sử toàn vùng thì mới được đưa vào đời Tam Quốc, do
Từ Chỉnh trong cuốn “ Tam Ngũ Lược Kỷ “ . Bàn là họ đứng đầu người Việt Đông (
Origines 459 ) . Theo lưu truyền thì mồ mả còn đâu đó trên rừng núi Quảng Đông . Vậy
Bàn Cổ là Tổ họ khai quốc năm 2879 BC. Bàng cũng đọc là Bành ( Bàng Tổ ) , là Bàn,
là Ban, Man, Mân, Môn, Mana, Mã Lai, Mongol. . . đều tự Bàn Cổ mà ra, chỉ có cách
đọc là khác. Đây mới là liên hệ tên, chứ nếu kể đến liên hệ văn hoá thì toàn cõi Đông Á
không đâu ra khỏi đại chủng Việt “ .


 


CON NGƯỜI NHÂN CHỦTRONG HUYỀN SỬ VIỆT

( Tiếp theo 1 )

C.- TRUYỆN VIỆT TỈNH

“ Việt tỉnh ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh, đời Hùng Vương thừ 3, Ân vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng vương cầu Long Quân giúp, Long Quân bảo tìm thấy khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân, dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế, nhưng lâu năm suy dần, bỏ thành chùa hoang.


 

Người bản quốc tên là Thôi Lạng làm quan nhà Tần, đến chức Ngự Sử Đại Phu, thường đi ngang qua đây, thương cảnh điêu tàn mới trùng tu miếu vũ lại, nhân đó có đề một bài thơ:

 

            “ Cổ nhân truyền tụng chuyện Ân vương

            Tuần thú năm kia đến địa phương

            Núi rậm nước trôi không thấy miếu

            Hồn thăng dấu để vẫn nghe hương

            Một mai thắng bại không Ân đức

            Muôn thuở uy linh trấn Việt Thường

            Trăm họ từ đây đều phụng tự

            Âm phù vận nước vững vô cương.”

 

Sau đến đời Nhâm Hiệu, Triệu Đà Nam xâm, lại đóng quân ở núi này, lại trùng tu miếu mạo, cúng tế hậu hĩnh, Ân vương cảm đức, muốn đền công cho Thôi Lạng, mới sai Ma Cô Tiên đi tìm khắp nơi. Lúc bấy giờ Thôi Lạng đã chết, chỉ còn con là Thôi Vỹ.

Tiết thượng nguyên tháng giêng, phương dân đi lễ đền, có người cúng một cặp bình pha lê. Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, bổng bình rơi xuống đất, vở nứt một mảnh; người ta bắt Ma Cô lại, đòi bồi thường, Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là người Tiên, họ mới lấy roi đánh.

Thôi Vỹ thấy thế thương hại, cởi áo đền hộ nàng; Ma Cô được khỏi đánh, nhân đó hỏi đến chỗ ở của Thôi Vỹ, Thôi Vỹ nói đến tên cha, thì nàng mới hay là con Thôi Lạng.

Nàng mừng bảo rằng : Ta bây giờ không có gì để đền ơn, sau này chàng sẽ được hậu báo. Bèn đưa cho Thôi Vỹ một tấm lá ngải và dặn rằng : Hãy giữ lấy vật này cho cẩn thận, lúc nào cũng để trong mình, gặp bệnh nhục ảnh ( cái bướu ) mà đem cứu tất khỏi, rồi thế nào cũng được giàu sang.  Thôi Vỹ cầm lấy là ngải, nhưng chẳng biết đó là thuốc tiên.

Một hôm đi đến nhà đạo sĩ Ứng Huyền, thấy Huyền có một cái nhọt trên đầu, Vỹ nói : Tôi có lá ngải, trị được bệnh này, để tôi trừ cho.  Thôi Vỹ lấy ngải cứu cho Ứng Huyền, cái nhọt của Ứng Huyền liền tiêu tan.  Ứng Huyền nói : Ấy là thứ thuốc tiên vậy, tôi không có gì đền đáp cho anh, tôi có người thân thích cũng đau bệnh này, thường nói rằng ai chữa cho bệnh lành được thì dầu hết gia tài cũng chẳng hề tiếc, tôi đem anh qua đó để chữa cho họ, và để đền ơn anh.  Ứng Huyền đem Thôi Vỹ sang nhà Nhâm Hiệu ( 1 ), Thôi Vỹ lấy ngải ra cứu, cái nhọt tức lành ngay. Nhâm Hiệu rất mừng, nuôi Vỹ làm con, mở trường để dạy Vỹ, tính Vỹ thông minh, ưa thích đàn cầm, thấy con gái Nhâm Hiệu là Phương Dung, mới đem lòng yêu dấu, nhân cùng nàng tư thông, tình ý quyến luyến, con Nhâm Hiệu là Nhâm Phu biết được muốn làm cho Vỹ chết.  Đến cuối năm có lễ tế thần Xương Cuồng, người ta chưa tìm được người tế, nên Nhâm Phu bảo Vỹ : Ngày nay không nên đi ra ngoài, hảy vào công sảnh mà tránh đi, thì sau này khỏi hối.  Thôi Vỹ chưa hiểu ý làm sao, Nhâm Phu đã khóa chặt cửa lại, bảo không được ra. Phương Dung biết ý, lén lấy con dao đưa cho Vỹ, bảo đục vách mà ra.

Đêm khuya Thôi Vỹ trốn đi, muốn đến nhà Ưng Huyền, lật đật đi lên núi, rủi rơi vào trong một cái hang, tứ phía đều là vách đá, không có chỗ nào trèo lên được, ở trên có một khối đá rỏ sữa đá chảy xuống một chiếc mâm đá, có một con rắn trắng dài 100 thước, mỏ vàng miệng đỏ, vẩy bạc, dưới cằm có một cái bướu thịt, trên trán có 3 chữ “ Vương Tử Xà ”, bò ra ăn thạch nhũ, thấy trên thạch bàn hết cả, rắn cất đầu lên thấy Vỹ, toan nuốt đi, Thôi Vỹ sợ quá, quỳ xuống lạy rằng :  Thần tỵ nạn, lầm rơi

xuống đây, đói bụng nên có ăn trộm vương vật, thực là có tội, dưới cằm vương có một cái nhọt, thần xin lấy ngải cứu lành, xin tha tội để thần trổ nghề mọn này.

Bạch Xà lập tức ngẩng đầu lên cho Vỹ cứu, bổng thấy đồng nội bị cháy, một tia lửa bay vào trong hang, Vỹ lấy lửa cứu cho rắn, cái nhọt liền tiêu ngay. Rắn mới khom mình đến trước Vỹ, ý muốn bảo Vỹ cưỡi lên, Vỹ cỡi lên lưng rắn, rắn bò ra hang, ước một canh thì đến trên bờ, bờ vắng vẻ không có người nào đi lại, rắn quấn đuôi lại trở về hang.

Vỹ đi một mình, lạc đường bổng thấy trên cửa thành, có một cái lầu cao, ngói đỏ lóng lánh, đèn sáng rực rỡ, trước cửa có treo một tấm biển đỏ chữ vàng, đề là “Ân Vương thành ”. Vỹ ngồi lên cửa thành,


hồi lâu không thấy người nào qua lại, mới bước vào cửa sân, thấy bên sân có một cái ao, trong ao có hoa sen 5 sắc, trên bờ có nhiều rặng hoa liễu, đường lát bằng phẳng, ngọc điện châu cung, toà ngang dãy dọc; trên điện đặt hai cái giường vàng trải chiếu hoa bạc, trên tường có treo một cái đàn cầm đàn sắt, Vỹ thong thả bước đến lấy cây đàn gảy một hồi lâu.  Kim đồng ngọc nữ, vài trăm người hầu, bà Ân Vương Hậu mở cửa đi ra, Vỹ sợ quá, chạy xuống sân điện sụp lạy. Bà Ân Hậu cười bảo rằng :   Thôi Quan Nhân ở đâu lại ?

Sai người mời lên trên điện bảo rằng : Đền thờ của Ân Vương ta lâu đời bỏ hoang phế, nhờ sức của Tiền thân Ngự Sử trùng tu lại, người đời mới bắt chước thờ cúng luôn luôn. Vương đã sai Ma Cô đi tìm để báo đức, nhưng không gặp được Ngự Sử, chỉ gặp công tử chưa có dịp đền đáp, nay nhân được thấy mặt, thì Thượng đế đòi vương lên chầu trời rồi, thôi công tử ở lại đây đợi vậy. Rồi lưu Thôi Vỹ ở lại ăn uống no say.   Bổng thấy một người râu dài bụng lớn, cầm một tờ biểu quỳ mà tâu rằng : Tháng giêng ngày mồng ba, Nhâm Ngao bị thần Xương Cuồng đánh chết.  Nghe tâu xong, Hậu bảo rằng : Dương Quan Hậu đưa Thôi Vỹ về trần. Vỹ cáo tạ mà về. Dương Quan bảo Vỹ nhắm mắt, ngồi lên trên một chiếc quạt, hơn một khắc đã đến trên núi, ngày nay hãy còn sau đền thờ Triệu Việt Vương ở núi Trâu Sơn.

 

Sau Vỹ về đến nhà Ứng Huyền thuật lại cho Ứng Huyền nghe. Đến ngày mồng một tháng 8, Vỹ cùng với Huyền đi chơi thì gặp Ma Cô Tiên, dắt một người con gái cho Thôi Vỹ, bảo đem về làm vợ chồng, lại cho hòn ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu, từ thuở Trời Đất mới khai tịch, đã có một cặp Trống Mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo; trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương đeo nó mà chết, ngọc châu dấu trong đất, mà tia sáng chiếu thẳng lên trời. Thời nhà Tần, binh hoả liên miên, những vật trân bảo đều bị đốt cháy; các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc giá trăm vạn để tìm mua; Vỹ nhân đấy đại phú.  Sau Ma Cô Tiên rước vợ chồng Thôi Vỹ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người đời gọi là Việt tỉnh cương vậy.”

( Trấn Thế Pháp : Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của Lê Hữu Mục, trang 66 – 69 )

 

Chú thích

            1 .- Truyện Việt tỉnh có tính chất triết lý cao độ nhất, vì vẽ lại những chặng tiến của tâm thức con người, tự Xương Cuồng ( chỉ đợt bái vật ) qua nhục ảnh ( chỉ ý hệ ) mà lên tới Tâm linh ( chỉ bằng Thôi Vỹ lấy được Tiên nữ với quà tặng là ngọc Long Toại )

            2 .- Chữ Cương làm liên tưởng tới Hồng phạm cửu trù, người ta cũng quen gọi trù là đại cương. Mỗi đại cương bao gồm một số tiểu tiết kêu là điều mục.

Vì thế khi đọc Việt Tỉnh Cương thì nó gợi cơ cấu của Hồng Phạm với Lạc Thư cũng như lược đồ Loa Thành đều có liên hệ ngầm, được bàn trong “ Sứ Điệp ”.

            3 .- Chú ý nét song trùng biểu lộ ở ngọc Long Toại vẫn đi đôi sống mái, và khi giao thoa thì làm ra dạng tự ngải cứu .  Nhớ chữ Ngải viết với bộ thảo trên chữ Nghệ , nên có sức cứu thoát. Rồi cũng nét song trùng đó kép lên thành chữ tỉnh, nhái lại hình chùm sao tỉnh ở phương Nam. đứng đầu chòm 7 sao : Tỉnh , Quỷ , Liễu , Tinh , Trương , Dực , Chẩn. Nét song trùng còn hiện ra ở lá cờ Si Vưu ( mỏ vàng, miệng đỏ ) , nơi con rắn dài 100 thước ( Bách Việt thờ Rồng ). Rồi các số 3

là nhịn 3 ngày, ngải hái đã 3 năm. Bộ số 2 , 3 chuyển vận để thành Việt Tỉnh Cương, nên cuối truyện, giếng hiện ra cách đột ngột.”  ( Kim Định : Kinh Hùng khải triết , trang 207 – 209 )

            4.- “ Thôi Vỹ : Thôi là lớn mạnh. Chữ Vỹ làm liên tưởng đến cái gì tế vi, hoặc là đuôi, tức cái gì cùng cực. Hai chữ Thôi Vỹ chỉ người chú ý đến cái tế vi, chú ý đến Đạo. Đạo là chỗ chí cực của vật (Đạo vật chi cực ) .

Hay là người ta thấy được cái tinh vi trong vĩ đại , cũng như cái vĩ đại trong tinh vi .

            5.- Ngải cứu : Ai cũng biết là một vị thuốc mà tự dạng lại gồm có chữ nghệ tức là nền tảng Kinh Dịch và hai nét trời và đất giao thoa. Có lẽ vì ngải là vị thuốc rất hay và có tính chất phổ biến, nên người xưa đã viết cách cao trọng như vậy. Có điều chắc là từ rất lâu xưa đã có niềm tin


rằng là ngải hái lúc gà vừa gáy ngày mồng 5 tháng 5, rồi cho vào cái túi treo trước cửa nhà thì tránh được sét đánh ( Dances 532 ) . Chúng ta dễ nhận thấy những tin tưởng dị đoan này có thể phát xuất do biểu tượng lá ngải là đất số 2 gặp trời số 3, tức là tinh hoa của nền Minh triết nông nghiệp ( bộ thảo ), nhờ nó mà chữa được bệnh nhục ảnh.

            6.- Nhục ảnh: là những ý nghĩ tai hại che khuất lý trí không cho thấy sự thực, nó có hại, một là cuồng tín gọi là Xương cuồng hai là như ý hệ, gọi là rơi xuống hang.

            7.- Thần Xương cuồng: hay nữa là ý tưởng của lũ đông, tức là những tin tưởng dị đoan, những vu tưởng, những ý nghĩ của lưu tục.

            8 .- Rơi xuống hang : Có thể chỉ những ý hệ hay cả những dư luận suy tưởng của lũ đông, nó làm nên một thứ hang giam giữ tâm trí con người. Thôi Vỹ cũng tin theo như ai, nhưng may mắn thoát được là có lá ngải, và do đấy làm quen được với con rắn.

            9 .- Con rắn : Dài 100 thước, mỏ vàng, miệng đỏ là vật tổ Long của Bách Việt, có màu cờ của Si Vưu nền vàng có miếng tròn đỏ ở giữa. Đó cũng là cái Long đức của Kinh Dịch, ai hiểu được thì có thể cỡi 6 rồng mà đi lên trên đường tiến hoá tâm linh để đạt Minh triết nói bóng là lấy được vợ và được ngọc Long toại.

Việt tỉnh là một trang huyền sử của nước ta. Huyền sử kể chuyện hôm qua để nói về hôm nay cũng như mai hậu. Vì nó vượt thời gian, nên đầy tính cách thời sự : nó tiên tri bi trạng nước ta hiện nay. Nhưng nó cũng là Việt Nho không bao giờ chịu thúc thủ, nên cũng chỉ luôn ra phương thuốc để chữa bệnh, bệnh là Nhục Ảnh, thuốc là Ngải Cứu, tức là Kinh Dịch.”     

( Kim Định: Dịch Kinh linh thể, An Việt Houston , trang 43-44 )

D.- BA VĨ TÍCH CỦA LẠC LONG QUÂN

I.- TRUYỆN MỘC TINH

“ Thuộc địa giới Phong Châu, về đời thượng cổ có một cây đại thụ tên là Chiên Đàn, thân cao nghìn tầng, cành lá xum xuê, không biết mấy ngàn dặm, có chim thước làm ổ trên cây, nên chỗ đất ấy đặt tên là Bạch Hạc. Cây chiên Đàn trải qua không biết mấy ngàn năm, đến khi khô hủ thì hoá ra làm yêu tinh, biến hiện dũng mạnh, thường sát nhân dân.

Kinh Dương Vương dùng thuật thắng được yêu tinh, nhưng yêu tinh quỉ quyệt, nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác, biến hoá bất trắc, thường ăn người sống, dân phải lập đền thờ mà cầu đảo. Mỗi năm đến ngày 30 tháng chạp, dùng một người sống làm lễ tế, thì con tinh ấy mới chịu thôi, mà nhân dân cũng được yên ổn, tương truyền với nhau là Thần Xương Cuồng. Địa giới Tây Nam gần nước Mi Hầu, người trong nước khiến Bà - Lỗ - Man ( nay là Phủ Diễn Châu ), cướp lấy một người Lào nạp làm tế lễ, năm nào cũng lễ thường như vậy.    Kịp khi Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao sang làm quan Lệnh Long Xuyên. Nhâm Ngao đổi cái Lệ đó, cấm không được đem người sống mà tế. Thần giận Thần giết đi, tự đó về sau sự tế Thần lại càng kính cẩn.  Đến đời Ðinh Tiên Hoàng, có một pháp sư tên là Dũ Văn Mâu, người Tàu, tu hành chín chắn, tuổi hơn 40, đã chu du các nước, thông hiểu nhiều ngôn ngữ, tập được phép nanh vàng răng đồng. Khi sang nước ta đã 80 tuổi.

Tiên Hoàng lấy lễ thường mà đãi đằng, Dũ Văn Mâu dạy lấy kỹ thuật phỉnh Thần Xương Cuồng mà giết đi . Từ đó miễn được cái hoạ dâng người hàng năm, mà sinh hoạt nhân dân được bảo tồn vậy. ”

( Truyện này có hai phần sau mang tính chất ma thuật đã thêm vào, có nhiều bản bỏ. Vậy ở đây cũng xin bỏ luôn )

( Trần Thế Pháp : Lĩnh Nam chích quái , bản dịch của Lê Hữu Mục,trang 48 )

II.- TRUYỆN NGƯ TINH

“ Trong biển Đông Hải có loài Ngư Tinh, mình dài hơn 50 trượng, có nhiều chân giống như chân rết, biến hoá vô cùng, linh dị khó dò được, mỗi khi đi đâu thì nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, ai cũng đều sợ hãi.   Thời thượng cổ có loại cá mặt giống như mặt người, thường đi chơi bên bờ Đông Hải, hoá thành hình người, ngôn ngữ thông hoạt, dần dần sinh lớn ra người trai gái, lấy cá tôm, hến ốc làm vật ăn, lại có giống người mới sinh ở hải đảo, lấy sự bắt người làm sinh nhai, cũng thành ra người, cùng với đàn ông đổi chác các phẩm vật như muối gạo, áo quần, dao búa, thường qua lại ở biển Đông


Hải.  Trong có núi Ngư Tinh, miệng răng nhô ra ngoài bờ biển, ở dưới núi có một chiếc hang lớn, đó là nơi cư trú của ngư Tinh, thuyền nhân dân qua lại phần nhiều bị hại, phong ba hiểm yếu, họ không có đàng nào mà tránh, muốn mở một lối đi ngả khác, thì họ lại gặp cát đá không thể nào đào được.

Một đêm kia có Tiên xuống moi đá làm kênh cho sự thông hành loài người được tiện lợi, kênh sắp được đào xong thì Ngư Tinh hoá ra một con gà trắng gáy ở trên núi, quần Tiên nghe thấy ngỡ là trời gần sáng, nên đều tự nhiên bay đi hết, nay gọi là đường Phật.  Lạc Long quân thương dân bị hại mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thuỷ Dạ Xoa cấm thần biển không được làm gió sóng, chèo thuyền đến núi Ngư Tinh; Ngư Tinh há miệng toan nuốt, Long quân liền lấy một khối sắt nung đỏ liệng vào miệng cá; Ngư Tinh vùng vẫy nhảy đến đánh thuyền; Long quân chém được khúc đuôi, lột da treo trên núi, nay gọi là Bạch Long Vĩ ; khúc đầu trôi ra ngồi biển hoá ra chó mà chạy mất; Long

 quân lấy đá lấp biển thì chém được, nó bèn hoá ra đầu chó, nay gọi là cẩu đầu; khúc mình trôi vào Man Cầu, nay gọi là Cầu Man Cẩu là bởi đó vậy . ”

( Trần Thế Pháp : Lĩnh Nam chích quái , bản dịch của Lê Hữu Mục trang 46 )

III.- TRUYỆN HỒ TINH

“ Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, đời thượng cổ đã có người ở . Đến đời vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bên sông Nhị Hà, có hai con Rồng dẫn thuyền đi, nhân đó mới đặt tên là Thăng Long .   Buổi đầu chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con hồ chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hoá vạn trạng, có lúc hoá người, lúc hoá khỉ, đi khắp cả nhân gian. Lúc bấy giờ ở dưới chân núi Tản Viên, có giống người mọi gác cây kết cỏ mà ở, trên núi có một vị Thần được mọi người phụng thờ. Vị Thần ấy dạy cho mọi người cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch Y man ( mọi áo trắng ).  Hồ chín đuôi hoá ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai, con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy.  Long Quân mới sai bộ hạ Thuỷ Phủ dâng nước lên đánh phá núi Tiểu Thạch Sơn, đào thành một cái đầm lớn, chính giữa thành có một vực sâu, gọi là Thi Hồ Trạch ( nay gọi là Hồ Tây ), rồi lập chùa quán để trấn yểm nữa ( nay là Thiên Niên quán ), bờ phía Tây bên đầm thì đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cầy cấy gọi là Lỗ Hồ Động. Chỗ nào cao ráo thì đều có dân cư, tục gọi là Hồ Thôn. Còn cái hang nay gọi là Lỗ Hồ Đàm vậy. ” ( Trần Thế Pháp : Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của Lê Hữu Mục, trang 47 )

 

            Chú thích

            1.- “ Mộc Tinh hiểu là “ ma mộc , gỗ khô, tức là những gì hủ hoá, nhất là các thứ dị đoan chỉ bằng Xương Cuồng ( lối nói bóng để chỉ bái vật ).

Lạc Long quân cũng đuổi đi rồi sau có người dùng ma thuật trừ thêm.

Đây là tinh thần xả bỏ Bái vật, ma thuật của Vĩ tích.

            2 .- Trong truyện Thủy Tinh, nói cá ăn thịt người, có thể do cướp bể xa xưa, mà có hình ảnh này. Nhưng xem huyền thoại Tàu thì có lúc họ nhận Cá làm vật tổ, đời nhà Tần còn nhận như vậy, và do đó có những chuyện tế người cho Hà Bá. Nên lưu ý người Tàu xưa năng dùng hoa văn cá là liên hệ với tin tưởng này. Về phương diện này, Lạc Long quân, tiến sớm hơn phương Bắc.  Gà trắng thấy

xuất hiện trong chuyện Kim Quy, cũng đều không tốt : gà, cung Dậu cũng như sắc trắng nằm về phía Tây . Phía Tây chỉ mưu trí, có thể ám chỉ văn hố du mục.  Khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá có thể chỉ văn hoá Viêm phương thuộc hành Hoả chống lại văn minh du mục Bắc phương, Cá là hành Thuỷ phương Bắc.   Thăng Long thành đặt giữa hai sông ( Nhị Hà ) rõ ràng bao hàm ý sông Tương nước chảy đôi dòng. Còn giữ được nét song trùng là nhờ có Thăng Long .

Phía Tây chỉ mưu trí liên hệ với cáo già, cũng gặp trong lễ Na có đoạn đánh hồ rừng : “đả dã hổ ”, nhưng nực cười là là chữ hồ bộ cẩu lại cũng có nơi viết với bộ cổ chỉ Hung Nô phía Tây Bắc. Hồ Tinh và Ngư Tinh không bị diệt hẳn, nên còn vẫn quấy phá văn hoá phương Nam đến tận nay.

            3 .- Truyện Hồ Tinh có thể hàm ý du mục phá nông nghiệp. Óc du mục quỷ quyệt được chỉ bằng hồ 9 đuôi, bắt người nhốt trong hang như Cộng sản nhốt người vào hang ý hệ Mác Lê, nói là hang vì trừ thuyết Mác Lê ra thì không cho dân nghe hay thấy gì bên ngoài nữa . Các sách vở đều đốt hay tịch thu như Tần Thuỷ Hoàng bên Tàu, không cho ai xem . ”      

( Kim Đinh: Kinh Hùng khải triết, trang 17 0 )

  Khai triển

1 .- Truyện Việt Tỉnh

Để hiểu rõ trang huyền sử trên, ta cần lướt qua những chặng đường mà tâm thức con người đã trải qua .   Theo Triết gia Kim Định thì tâm thức con người đại khái trải qua ba trạng thái: Bái vật, ý hệ và Tâm linh .

a.- Bái vật

“ Là giai đoạn con người thấy mình như một vật hèn yếu, thiếu thốn hoàn toàn, nên cử chỉ tự nhiên là Bái vật: cầu khẩn, van xin, cúng tế. Bất cứ vật nào có mòi thế lực như: sấm chớp, các thứ hiện tượng tự nhiên, đến các loài vật như hùm, beo, giao long. . . đều được sự van xin cầu khẩn của con người . . . , cái gì cũng phải dựa vào quỷ thần ban cho, từ sự chữa bệnh cho đến mưa nắng cũng phải cầu xin. Vì thế biệu lộ ra ngoài là bái vật hiểu là bái cầu ở ngoại lực, vì con người thấy mình quá bé mọn.

b.-Ý hệ

Là chặng đường con người đã nhận thức được con người là một tự thể có khá nhiều giá trị, có thể sống độc lập, bất chấp quỷ thần, hay để cho yên chuyện hơn, có thể chối tuột thần linh, coi như không có. Đó là tâm trạng Vô thần chống đối Hữu thần. Nhưng Vô thần hay Hữu thần cùng nằm trên một bình diện chống đối chia ly, chưa tìm ra chỗ hội thông thống nhất uyên nguyên.   Ý hệ là những thuyết lý y cứ trọn vẹn trên ý niệm đến độ không nhận ra rằng ý niệm chỉ là hình ảnh của sự vật, nên còn ở vòng ngoài, thiếu khả năng tham dự vào cái toàn thể vũ trụ. Kết quả là con người y cứ toàn triệt ở ngoại vật mà kết quả là theo nguyên lý đồng nhất một chiều.  Từ đó chỉ còn biết chinh phục những cái bên ngoài : chinh phục sự vật chưa đủ, còn muốn chinh phục người khác phải làm nô lệ, như chế độ Tư bản nguyên thuỷ, chế độ Cộng sản . . .

c.-Tâm linh

Là giai đoạn con người đã nhận thức ra được sự vô hiệu của các triết thuyết xây trên Lý Trí, đồng thời nhận ra được tài năng siêu việt nơi con người, có khả năng dàn hoà được nội tâm với cả các thế lực ngoại tại, mà các thuyết kia hoặc quỳ lụy hay chống đối, hoặc lờ đi hay thụ động chấp nhận. Đây là một đường lối thâu nạp được các mảnh sự thực ấy trong một Hoà Điệu, được cả Tâm lẫn Vật.   Nhờ tìm ra chiều kích mới này gọi là Tâm Linh mới có hy vọng quán thông tất cả Thiên Địa Vạn Vật vào Nhất Thể . . . ”    Đây là giai đoạn khám phá ra chiều kích Tâm linh, con người mới tìm cách khôi phục lại quyền làm người và từ đấy mới có thể tạo dựng một xã hội gây hạnh phúc cho mình.

Trang huyền sử còn chỉ rõ cho phương cách chữa hai tâm bệnh trên là dùng thuốc ngải cứu, tức là Kinh Dịch. Đó là Âm Dương Hoà : Âm là Thiên, Dương là Địa, Nhân là Hoà “ .

( Kim Định: Cửa Khổng trang 88, 89 , 90. Kinh Hùng khải triết , trang 89 – 90 ; lược trích )

2 .- Ba vĩ tích của Lạc Long quân

“Qua ba Vĩ Tích, ta thấy Lạc Long đã vượt qua giai đoạn Bái vật bằng cách diệt Mộc Tinh, vượt ý hệ bằng cách diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, rồi vươn lên Tâm Linh, để đặt xong nền tảng cho Văn Lang quốc .  Những người trong nước Văn Lang, ít ra là những bậc hiền giả, phải là những con người nhận thức ra chiều kích Tâm linh cao cả nơi mình để mà vun tưới tài bồi, rồi từ đó những hậu quả bên ngoài sẽ là những đức tính bất khuất, dũng cảm, tự lực, tự quyết, tự mưu sinh, cái gì cũng tự mình quyết định để xứng danh là Nhân chủ. Ta thấy Tổ Tiên đã ý thức được sự tai hại của thời Bái vật, trong thời này nhiều nơi đã đem giết người để tế thần, quăng người xuống sông để tế Hà bá, . . . , còn thời ý hệ thì như CS đã đưa chủ nghĩa Mác Lê đã làm điêu đứng thế giới và nhất là đã và đang làm điêu đứng dân ta suốt 2/3 thế kỷ nay!  Đọc những chuyện này ta thấy tầm thường hay nhiều khi cho là ngớ ngẩn, nhưng từ thuở xa xưa, Tổ Tiên đã nhận ra được những tai hại do Bái vật và ý hệ gây ra cho nhân loại, thì ta thấy Tổ Tiên ta xưa là những con người vĩ đại, con người Nhân chủ, đầy tính chất tự lực và tự cường : Tự lực và tự cường trong các công trình xây dựng cũng như công việc tiêu trừ các yếu tố phá hoại nữa.  Nói Tổ Tiên ta xưa là những trai hùng gái đảm thật quả không sai. “  ( Còn tiếp )

Việt Nhân


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Con Ngươì Nhân Chủ Việt Nho
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lược
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt