Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




Duy Nhân Cương Thường
Lý Đông A

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


  Trong các bộ sách của Thư Ký Trưởng Đảng Duy Dân Thái Dịch Lý Đông A, bộ Mô là quan trọng hơn cả. Bộ Mô gồm có 7 quyển: Mở Quyển, Tổ Đảng, Lập Học, Thiết Giáo, Kiến Quốc, Đồng Nhân và Giới Thiệu. Từ sau vụ vỡ lở Nga My (tháng 9/1945) và thất bại Hòa Bình (tháng 4/1946) các sách của chính tay Thư Ký Trưởng Lý Đông A viết ra có thể coi là mất hẳn. Các tập sách mà ngày nay nhà xuất bản Gió Đáy chúng tôi cho ấn hành đều là những sao bản còn lại hoặc chép tay, hoặc đánh máy hoặc in ronéo. Trừ quyển Tổ Đảng còn giữ được gần đầy đủ, các quyển khác chỉ còn lại các tập lẻ tẻ. Cho nên, để độc giả có một nhận thức tổng quát về Bộ Mô, chúng tôi đặt lên đầu cuốn sách này tập mục lục có biện lẽ của Bộ Mô (Tuyến Mục) và sau đó, chúng tôi lựa chọn các tập: Cơ Năng, Cương Thường Duy Nhân (trong Kiến Quốc) và Giáo Dưỡng Học Thuyết, Giáo Dưỡng Chế Độ, Tu Dưỡng trong Thiết Giáo cho in gồm vào một cuốn lấy tên là DUY NHÂN CƯƠNG THƯỜNG. Các tập trên đều chứa đựng những nguyên tắc nền tảng cho công cuộc kiến thiết một nền chính trị dân chủ tiến bộ nhất cho quốc gia dân tộc, mà căn bản của nền chính trị đó là giáo dục. Chúng tôi nghĩ rằng một số tài liệu của Thư Ký Trưởng Lý Đông A còn lưu truyền lại, đến giai đoạn lịch sử ngày nay, không còn là của riêng của Đảng DUY DÂN mà là của chung của dân tộc và nhân loại. Cho nên chúng tôi cố gắng sưu tầm và lựa chọn để ấn hành mong cống hiến cho bất cứ ai có nhiệt huyết muốn cầu học, cầu làm. Tất nhiên trong công việc làm của chúng tôi, chúng tôi chắc chắn có nhiều sơ sót do tài liệu tam sao thất bản. Chúng tôi mong tất cả các đồng chí đảng viên đảng DUY DÂN, các bậc thức giả trong nước chỉ

bảo những sơ sót để chúng tôi bổ sung, hiệu đính say này khi tục bản.

GIÓ ĐÁY

Thu Kỷ Dậu 1969


GIỚI THIỆU

  Thời gian là lúc thế chiến thứ hai sắp bùng nổ để rồi lôi cuốn cả nhân loại vào vòng máu lửa trong suốt năm sáu năm trời. Chủ nghĩa tư bản và chế độ Phát Xít cực quyền đang phát triển, đế quốc tư bản gặp hồi toàn thịnh. Chủ nghĩa Cộng Sản cũng đang bành trướng mạnh. Nga Sô còn là thành trì của cách mạng vô sản, và được các đảng anh em ủng hộ vô điều kiện, đế quốc Cộng Sản chưa bộc lộ hết dã tâm của nó. Nước ta thì đang nằm gọn trong tay thực dân Pháp bại trận, nhiều nước đang lăm le giành dựt. Lúc ấy ở nước ta, có một người, nối tiếp truyền thống bất khuất của tổ tiên, tin tưởng vào khả năng sáng tạo của con người và khả năng quật khởi của dân tộc, ý thức được cơn nguy biến của loài người, vì đã trót
Sinh ra đời gặp lúc đại nhiễu nhương (Thái Dịch)
đã sớm lập chí cứu nước nòi và cứu nhân loại. Người ấy, THÁI DỊCH LÝ ĐÔNG A, sau khi việc khởi nghĩa ở Lạng Sơn thất bại (1940), đã cải tổ Tổng Đảng Bộ Duy Dân và viết tiếp bộ Duy Dân Chủ Nghĩa. Chủ nghĩa Duy Dân được viết ra là để cứu loài người và cứu dân tộc.
Nhưng muốn chữa chứng bệnh cho ai thì phải biết rõ con bệnh và căn bệnh. Muốn cứu loài người thì phải biết bản thể của con người và cái nguy cơ của loài người, cũng như muốn cứu dân tộc thì phải biết uyên nguyên, truyền thống và đặc tính của nòi giống. Cái nguy cơ đang đe dọa con người là cảnh đại loạn trên thế giới, các nhiễu loạn trong xã hội và cái thắc loạn trong tâm hồn. Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, thị phi phong khởi, phải cần có một Khổng Khâu. Nay là thời Xuân Thu mới thì phải có một Khổng Khâu mới, đó là Thái Dịch Lý Đông A, với phương pháp của đức Phật Thích Ca, khi ngài tìm tòi căn nguyên của khổ não và đề ra cách diệt khổ. Như đã nói ở trên, muốn cứu người thì phải biết con người và biết loài người. Nếu không là cứu suông, chữa mò, là hại người, giết người. Bởi vậy, trước hết phải tìm hiểu xem người là gì? loài người là gì? quốc gia dân tộc là gì? Loài người sống thành xã hội nhưng xã hội loài người còn sống còn, nối, tiến hóa như thế nào, theo những quy luật nào? Hiện nay chúng ta đều thấy rằng thế giới trong đó chúng ta đang sống không được êm ấm, chúng ta không hài lòng về cách tổ chức xã hội trên thế giới, cũng như không hài lòng về cách sống của chính chúng ta. Tại sao thế và phải làm thế nào bây giờ? Theo Thái Dịch thì cần phải biết rõ con người, phải đặt lại các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa các xã hội với nhau. Nói cách khác là đặt định lại những cương thường mới cho loài người, để ổn định xã hội loài người, giải quyết các vấn đề loài người. Đó là mục tiêu của cuốn DUY NHÂN CƯƠNG THƯỜNG.

Nhưng đặt một khuôn khổ mới cho loài người không thôi chưa đủ. Vì phải cải tạo được con người, phải để con người giác ngộ cái chân tướng và cái cứu cánh sinh mệnh của mình mới có thể sống theo cái Cương Thường mới đó. Nói cách khác là phải đặt vấn đề giáo dưỡng. Có đặt đúng vấn đề giáo dưỡng thích nghi thì mới mong cải tạo được con người và cải tạo được xã hội loài người. Đó là mục tiêu của THIẾT GIÁO và GIÁO DƯỠNG CHẾ ĐỘ. Một khi con người đã giác ngộ được chân tướng của mình, nắm vững được tương quan của mình với vũ trụ và tương quan của người với nhau, thì đã nắm được ý nghĩa sinh mệnh của mình rồi vậy. Tất nhiên vấn đề được đặt ra sau đó là tổ chức xã hội loài người thế nào cho khỏi loạn. Đến đây Thái Dịch đưa ra một đề án là CƠ NĂNG HIẾN PHÁP. Chỉ là một đề án và chỉ là diễn dịch những quy luật của Duy Nhân Cương Thường. Nhưng cái vi diệu của Cơ Năng Hiến Pháp là nó linh hoạt và trọn vẹn, nó bảo chướng được các nguyên tắc sinh mệnh căn bản, như các nguyên tắc nhân chủ và dân chủ, các nguyên tắc phân công, phân mệnh, phân lợi, phân quyền. Cái ưu điểm của Cơ Năng Hiến Pháp là phân biệt rõ ràng trên bản thể và trong tổ chức, chính quyền và trị quyền, không để cho cái nọ xa lìa cái kia, bên này lấn áp bên nọ, và không rơi vào các tệ đoan tập quyền, tản quyền thái quá, mà cũng không cứng nhắc đến độ đã lỗi thời mà còn giữ mãi. Vừa phải có thành văn vừa phải có dân tính. Đó là biện pháp tạo ra một khung cảnh cho con người phát triển sinh mệnh cá thể và sinh mệnh toàn thể. Mấy dòng chữ trên đây không ngoài mục đích giới thiệu vắn tắt với các bạn độc giả một hệ thống sáng kiến của một thiên tài của đất nước chúng ta. Chúng tôi không biết độc giả bốn phương sẽ đọc cuốn sách này với cảm nghĩ thế nào, riêng chúng tôi tự thấy có bổn phận phải trình bày để mọi người đều biết rằng: trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, nước Việt ta còn có quyền tự hào là đã có Lý Đông A.
THÁI LÂN cẩn đề 1969
Chín mươi huấn cáo quỷ thần khốc Mười vạn quy mô thù địch xiêu Lý Đông A

TUYẾN MỤC CỦA ĐẠI VIỆT MÔ

Thông qua cái lập trường toàn thể của loài người, đứng lại trên nền tảng gốc gác và nghiêm ngặt của nòi giống Việt, lập một cạp bịn các phương sách và phương lược của cách mạng suốt mặt đến đáy, hướng thượng và kiến quốc suốt mặt đến đáy, hướng thượng, từ bước đầu một công cuộc cứu nước giữ nòi đến một bậc thang là
thành lập một thể hệ sinh mệnh với văn hóa trọn vẹn và cao độ cho nòi giống Việt. Cái cạp bịn những phương sách, phương lược đó, trên nền tảng và điều kiện đời sống quốc dân, thế giới, lịch sử, đã tự giác một cách sâu sắc thành một thể hệ của ý thức có sự thực tự phát đạt trên khách quan và thời đại của chủ nghĩa Duy Dân lấy làm tổng y quy. Gọi tắt là ĐẠI VIỆT MÔ hay ĐẠI VIỆT DUY DÂN CHỦ NGHĨA QUỐC SÁCH ĐẠI CƯƠNG THẢO ÁN TOÀN PHO hay PHƯƠNG ÁN DUY DÂN. Đưa ra đề nghị trước toàn thể quốc dân trên thời cơ một sống một chết của vận hội này bởi X.Y. Thái Dịch. Dưới đây là một bảng mục lục có biện lẽ (table des matières raisonnée) hay là một cạp bịn lý tắc cũng gọi là tuyến mục (chaine logique) của cuốn ĐẠI VIỆT MÔ, dùng để tỏ rõ cái hệ thống nhất quán cả hình thức lẫn nội dung với xuất phát và triển khai của lý luận, ai nấy xem qua cùng với: Tuyến mục của Duy Dân chủ nghĩa. Đồ liên hoàn của Duy Dân biện chứng pháp trên sống sử. Đồ liên hoàn của sống sử Đại Việt. đều có thể lý hội một cách có hệ thống nếu tỷ mỷ, một cách bao quát nếu tung hợp. Bảng mục lục có biện lẽ dùng một mặt để phân tích các biện mục, một mặt tập thành cả cuốn sách Việt nếu theo một thể hệ nhất quán của ý thức.


ĐOẠN THỨ NHẤT

Nói về sự kết cấu toàn thể bộ sách trong mục lớn (gọi là bộ), nó là cạp bịn, dây sống lưng của suốt hết các mục mà ý thức Duy Dân ký ngụ vào.

A- MỞ QUYỂN (BỘ 1)


  Sự đem cụ thể hóa một ý thức trên mặt giấy cố nhiên phải lấy cái kết cấu tung hợp của ý thức đó làm bản thể, nhưng mà văn chương trên phương pháp và chế hạn của nó cần có những thể thống đặc biệt của sự làm sách. Người đọc vào đây trước hết phải tâm niệm rằng: mình đang thể nhận, xét nét lại một dòng sống với tinh thần thực tiễn của nòi giống đấy, mặc dầu nó là một cuốn sách, câu chuyện mở đầu cho cuốn sách đem đến sửa soạn lý trí của mình cho mình được dễ nắm giữ cái vận hành của lý luận trong toàn bộ nó đi sau là phần chính, cho nên chủ chỉ của bộ đầu Mở Quyển, nhiều phần là cuốn chỉ nam cho đọc sách, còn là lễ tắm tinh thần cho người đọc bằng cách làm sáng linh hồn của nòi giống đã.


B- TỔ ĐẢNG (Bộ 2)

   Một hành động quy định nên bởi một ý thức và dẫn dắt nên bởi tia sáng và hướng sống lên tương lai, ngừng đọng lại và phát huy ra trên một lực lượng mà cụ thể lý luận với thực tiễn của sự tổ chức một đảng cách mạng với kiến quốc phải được xuất hiện ra đầu tiên trong sự bùng nổ của văn hóa mới làm mô hình cho văn hóa mới đó, gồm cả trong bản thân nó những kết cấu đặc biệt để hoàn thành cả cái sinh mệnh với văn hóa kia mà nó chịu sứ mệnh. Sự tổ đảng là một yêu cầu ruột lõi của thời đại, còn là một gắng sức đun đẩy lên văn minh. Đảng Đại Việt Duy Dân trên tinh thần và thể xác phải thành lập nên với các cơ năng cần dùng vào việc.

C- LẬP HỌC (Bộ 3)

  Văn minh là một lò đúc hay là buồng điện. Các công cụ tinh thần, vật chất, các vũ khí ý thức và tranh đấu, nung nấu, gột rửa, vận dụng ở trong lò đúc hay buồng điện đó. Sự sáng tạo, phát minh hay khai thác tiến hóa liên tiếp của nòi giống cũng như của loài người trông vào một công cuộc ruột lõi của đào tạo văn minh; sự thành lập một thể hệ học thuật viên mãn và cao độ phải bù đắp vào yêu cầu đó, không quên rằng một tinh thần nào dùng để nắm giữ và vận dụng

những công cụ và vũ khí kia mới có thể được và có hiệu lực; một lẽ sống lịch sử của nòi giống là y quy của sinh hoạt với học thuật.

D- THIẾT GIÁO (Bộ 4)

   Bản thể văn minh ở sự thành tựu của loài người, sự đào tạo những con người của nòi giống. Sự đào tạo nòi giống là công cuộc mà tất cả chính trị phải lấy làm mục tiêu. Sự thiết lập một nền giáo dục đúng đắn là thành công của văn hóa. Hiệu suất của giáo dục là mực thước bao biếm của chính trị đó.


Đ- KIẾN QUỐC (Bộ 5)

  Sự dựng dõi một quốc gia chắc chắn và khai minh, đó còn là động cơ cho cái mục đích văn minh hướng nội, hướng ngoại và hướng thượng của nòi giống. Nghĩa rộng của kiến quốc bao gồm cả phạm vi của Lập Học, Thiết Giáo, Đồng Nhân và Tổ Đảng. Nhưng nghĩa hẹp của nó tỏ lộ một tác dụng thực tiễn của chế độ, chính sách với thi thiết hơn. Một hệ thống trọn vẹn và chu mật phải thành lập trên cái quy mô lớn lao của Duy Dân. Một tính chun phải hứa hẹn trong công việc này, nhưng không mất cái cứng rắn của chủ chỉ của đời sống nòi giống thống nhất trên dòng sử ngày xưa, ngày nay đến ngày mai nữa nữa.


E- ĐỒNG NHÂN (Bộ 6)

   Vấn đề văn minh và lập quốc y tựa trên nền tảng chủng tộc, nòi giống coi là gốc của quốc dân, quốc dân là gốc của quốc gia, một chính sách quốc gia hay quốc tế phải được hợp lý, có ích thì nền tảng lập quốc và văn minh mới sống còn được lâu bền và hướng thượng. Sự cùng sống với người (Đồng Nhân) phải được dựng dõi nên bằng một chế độ cho lý tưởng của quốc gia và cho hứng thú của văn hóa theo yêu cầu của thời đại trên giai đoạn ngày nay đây.


G- GIỚI THIỆU (Bộ 7)

   Sau nữa một bộ Giới Thiệu để phụ giúp vào cho công tác của bộ Mở Quyển, đem người đọc vào sự hiểu biết dễ dãi hơn của chủ nghĩa. Người đọc tìm ở trong bộ ĐẠI VIỆT HUẤN (Bộ 1 Huấn Dục).

Cuốn Đại Việt Mô nghiêm ngặt là pho sách tham khảo các nguyên tắc của lý luận và thực tiễn, không phải là kế hoạch cần phải một chỉ vạch rõ rệt ra các chi tiết của kỹ thuật, con đường sống địa phương. Tính chất tự thân của nó trong công tác tung hợp của nó quy định như vậy. Từ Tổ Đảng đến Lập Học hợp nên một cái trục cũng như hợp Tổ Đảng với Thiết Giáo, Tổ Đảng với Kiến Quốc, Tổ Đảng với Đồng Nhân đều thành một cái trục mà nghĩa rộng trên bản thể gom góp hết cả các tác dụng riêng biệt của mọi mặt làm, đem phân chia chúng ra. Có một chủ chỉ xâu lại một chuỗi, cái vòng chuỗi còn xâu lại biết bao nhiêu vòng chuỗi khác thống nhất lại. Đó là tính thống nhất, tính liên hoàn và tính biện chứng của mạch lạc làm sách, mạch lạc thực tiễn của chủ nghĩa Duy Dân.


ĐOẠN THỨ HAI


  Nói về sự kết cấu toàn thể của bộ sách trên các vòng chuỗi của các bộ lớn, nó bắt đầu vào hình nhi hạ của sự biểu hiện Duy Dân chủ nghĩa tự trong bản thể. Sự thực của nó gọi là hình nhi thượng, sự thoát thai ra tổng thể của cuốn ĐẠI VIỆT MÔ là chốt nối hình nhi thượng với hình nhi hạ.

A- LẬP HỌC Tập 1.

 Sự mở vạch và phát hiện ra các công cụ tinh thần và kỹ thuật riêng biệt của nó phải đi đầu sự dựng dõi cái thể hệ học thuật gọi là Khai Lý Học. Tập 2. Lĩnh vực của học thuật với những công cụ trên đem hoạt động để hoàn thành hiệu suất lý tưởng của nó là sự sống văn hóa gọi là Văn Hóa Học. Tập 3. Những công cụ tinh thần trên kia để nối dài ra thực tiễn phải có một phù trợ vũ khí với công cụ gọi là Văn Ngữ Học.


B- THIẾT GIÁO Tập 4.

 Sự đào tạo chính của quốc gia đối với nhân dân bằng giáo dục gọi là Thiết Giáo.

Tập 5. Sự đào tạo vắn tắt và phù giúp gọi là Huấn Luyện. Tập 6. Nhưng mà sự đào tạo thành công lên cao độ bởi tự công phu trong mọi người tự thực hành lấy gọi là Tu Dưỡng.

C- KIẾN QUỐC Tập 7.

 Kết cấu chính phủ và hành chính toàn quốc ví như thần kinh hệ của đời sống quốc dân, đấy là Cơ Năng Hiến Pháp. Tập 8. Sự thi thiết chính trị và kiến quốc phải có các chính sách cỗi gốc không di dịch và trọng yếu nhất, đấy là Cơ Bản Quốc Sách. Tập 9. Những thi thiết cần dùng cho được nghiên cứu thí nghiệm và kiểm thảo rõ rệt, đấy là Kiến Quốc Nghiệp Vụ. Tập 10. Quân sự trên kiến thiết cũng phức tạp, phải được nghiên cứu, thí nghiệm và kiểm thảo cho cẩn thận, đấy là Kiến Quân Nghiệp Vụ.


D- ĐỒNG NHÂN Tập 11.

 Sự dựng dõi nên cơ nghiệp Đồng Nhân phải tái tu chỉnh lại các nguyên tắc lập quốc trên nền tảng và các điều kiện của đối tượng gọi là Nguyên Tắc. Tập 12. Các thi thiết cũng phải tái kiến thiết ví như nguyên tắc, nhưng không mất được tinh thần Việt.


ĐOẠN THỨ BA


Nói về kết cấu toàn thể pho sách trên sự liên lạc Quyển với nhau, Quyển hợp lại thành Tập, Tập hợp thành Bộ. Quyển để khu vi hóa các vấn đề lớn ra luận biện, cắt nghĩa cho lý luận các Tập.

A- LẬP HỌC

1)
Sự vạch mở một nền tảng học thuật trước hết phải kiểm thảo lại, tổ chức lại, phân loại tất cả cho thể hệ trí thức và nghiên cứu tìm ra một học thống.

2) Phải quy nạp các luật tắc lại thành các nguyên lý. Nắm giữ được nguyên lý mới có thể nhờ đó mà diễn dịch được hết các lý luận.


3) Nhưng mà sự lập học cốt yếu ở sự thành lập các công cụ và phương châm, đó là học tông.

4) Tìm lấy nguồn gốc biện chứng của văn hóa làm một xuất phát điểm cho sự đào tạo văn minh và một y quy cho sự tiến hành làm việc, đó là văn hóa nguyên.

5) Dây chuỗi cương thường của văn hóa với văn minh làm chốt lõi cho chính trị, đạo đức, kinh tế gọi là nhân.

 6) Để mà kiến thiết một cảm giác tư tưởng với phát dương thích đáng cho ý thức mới, phải tái tạo lại ngôn ngữ trên nguyên lý của nó.

7) Sự sáng kiến phải đại đồng, cho nên nghệ thuật dung hòa thường làm đầu chốt cho văn hóa tính chất: đó là phiên dịch học.

 8) Tiếng nói với chữ viết làm công cụ phù trợ của tư tưởng và văn minh, nó phải được kiến thiết cho hợp dụng.


B- THIẾT GIÁO

9) Giáo dục là một công tác khó khăn và cao thượng, nó phải được kiểm thảo lại trên các nguyên tắc thành một giáo dưỡng học thuyết riêng thích hợp với Duy Dân Lập Học và Kiến Quốc.

 10) Chế độ là sự duỗi dài của nguyên tắc ra thực tiễn, nếu không có một chế độ thích hợp thì sao thực hành được nổi lý tưởng đào tạo người, cho nên sự thành lập các giáo dưỡng chế độ phải được nghiên cứu riêng rẽ ra một bộ đặc biệt.

 11) Huấn luyện phải có nguyên tắc trên phương pháp (1) và chế độ của nó (2).

 12) Tu dưỡng là công việc cá nhân tự đào tạo văn minh, nhưng phải có một tiêu chuẩn mô phạm, trước hết phải có quốc dân tu dưỡng.

 13) Muốn được thành một phần tử quốc dân trọn vẹn và lành lặn, phải có một nhân sinh tu dưỡng hợp yêu cầu của nhân loại học.

 14) Nhưng mà sứ mệnh tranh đấu và tự vệ chính là nghĩa vụ lớn lao của kẻ làm người với làm dân, bênh vực cho chính nghĩa và nòi giống tất phải có một chiến tranh tu dưỡng cao độ.


C- KIẾN QUỐC

 15) Kiến quốc trên sự thành lập chính phủ tức là cho cơ quan có tất cả các quyền năng hành động tất yếu, muốn thế hiến pháp là tiêu chuẩn mà hiến pháp phải y cứ vào một cương thường Duy Dân: Duy

Nhân Cương Thường, mới mong quỹ đạo hành động của quốc gia và quốc dân được chính đáng và tiến bộ.

 16) Hiến pháp phải sản sinh ra được các cơ cấu thích hợp cho sự hoạt động cương thường: Cơ Năng Hiến Pháp.

17) Các lý luận để giải thích và quy định các hành động thực tiễn của hiến pháp cơ năng ra, gọi là cơ năng quyền lý với pháp lý.

 18) Những hoạt động quốc gia và quốc dân phải có các quy định đại khái và trọng yếu làm thằng mực, đó là Căn Bản Quốc Sách.

19) Sự kiến thiết chính trị phải thế nào?

 20) Sự kiến thiết xã hội phải thế nào?

 21) Sự kiến thiết kinh tế phải thế nào?

 22) Sự kiến thiết văn hóa phải thế nào?

23) Sự kiến thiết quân sự phải thế nào?

 24) Sự kiến thiết ngoại giao phải thế nào?

25) Sự kiến thiết nhân chủng phải thế nào?

26) Sự kiến thiết sinh hoạt công dân phải thế nào?

 27) Sự kiến thiết trên hình thức phải thế nào?

28) Sự kiến thiết trên chế thức phải thế nào?

29) Sự kiến thiết dù sao phải có đạo lý riêng của nó (1), các hành chính đặc biệt phải chua thêm, nhất là nhân sự (2), các lý niệm phải cải chính và làm vững chãi lên để xây đắp cái phong độ cần yếu cho kiến thiết.

30) Sự kiến quân phải được đặc biệt nghiên cứu trên triết học của nó (1), binh thống của nước nòi (2), các tế tiết của quân chính (3), các chế thức của giáo luyện (4), với lại số học của nó (5).


D- ĐỒNG NHÂN

31) Sự tái lập vận động của Duy Dân chủ nghĩa trên nòi giống Bách Việt theo với sứ mệnh kiến quốc cách mạng và lịch sử đồng nhân nguyên tắc.

 32) Sự thực tiễn của đồng nhân phải được quy định thành các chính sách và chế độ đó, dù sao cũng là phóng đại của kiến quốc trên cùng một chủ chỉ Duy Dân mà không phải là xâm lược.



ĐOẠN BIỆN NHẼ RIÊNG VỀ MỤC LỤC CỦA MỞ QUYỂN

1) Những chế hạn với lại những yêu cầu đặc thù và quy lệ đặc thù của bộ sách trên cấu tạo của nó phải được biện bạch ra, như thế người đọc mới có thể nhận được hình thức của nó mà đi vào nội dung của nó: Mục Lẽ. 2) Nhưng mà hình thức của làm sách là tái chuyển lên một cấp cao độ, nghĩa là đi dõi thêm một bước vào nội dung, đó là cái hình thức của nội dung kia tự thể, tự biểu lộ ra gọi là Tuyến Mục. 3) Để mà hiểu linh hồn của thời đại, xin tắm rửa trước linh hồn của tự mình trong hương hoa của nòi giống, như thế ngộ tính mới trong sạch và dễ cảm. 4) Một khi sự quan cảm đã được chuốt lọc và gột rửa rồi, người ta tự thấy đồng nhất hóa với non sông, hồn thiêng của nòi giống và ý thức của thời đại nổi bật lên bằng các nét vẽ linh diệu, nét vẽ của linh hồn, đó là giác ngộ, một giác ngộ tung hợp.

X.Y. Thái Dịch Lý Đông A 4822 tuổi Việt (1943



Bộ 5:

 Kiến Quốc 1.
 DUY NHÂN CƯƠNG THƯỜNG ĐỆ NHẤT CĂN BẢN PHÁP


A TỔNG GIẢI

 I.


1- Sắp đặt một hiến pháp của hết mọi hiến pháp vô thượng, căn bản và đệ nhất hiến pháp làm chân lý và thằng mực vĩnh viễn của loài người. Lịch sử tự nó tỏ lộ hết các thủ đoạn và mục đích của văn hóa sống thực, đúng trên sự dĩ nhiên, nó là kết quả tung hợp của máu toàn nhân loại và thời đại đã đem đến những kinh nghiệm chí công và xác thực: đó là tinh chỉ của Duy Nhân chủ nghĩa cương thường.

 2- Như thế thì các hiến pháp cũ, ước pháp trước chỉ có thể gọi được là những ước lệ, ước luật lâm thời. Thời đại bắt nguồn ngay từ trong bản thể của mỗi tập đoàn và cơ cấu chính trị nào (chính phủ, chế độ, triều đại), tự nó bị hạn chế chặt chẽ trong nền tảng và các điều kiện
đương thời và thực tiễn, công việc của nó là đóng gõ một khung NGƯỜI. Phải kiểm thảo lại một lượt hết thảy cái xưa kia, bây giờ mà tung hợp một cách khách quan lại thành những căn tính tối đồng nhất và những sự lệ tối đồng nhất của loài người, lập định những cương thường không di dịch cho nay mai, ở đó cái công việc của ta là phục hồi lại sinh mệnh của loài người cho con người sống có da thịt và trí tuệ.

 3- Duy nhân cương thường ở cái hiệu lực của nó còn là bản lĩnh của chung cả loài người trong việc đưa dắt, nắm giữ, vận dụng các thời đại trên các tác dụng tạo mệnh hay cách mệnh. Cũng như danh giáo, nó là tiêu chuẩn vĩnh viễn và chính trung nhất của đạo đức, tư tưởng, thái độ, hành vi riêng hay chung, tinh thần hay vật chất. Mới xem ra, có thể tưởng lầm nó chỉ là một mớ đạo đức. Nó phải trông theo một ý nghĩa và tác dụng hết sức rộng rãi, nó gồm cả nghĩa vụ, quyền lợi và cơ hội thống nhất, chính trị, xã hội, kinh tế thống nhất, luân lý, tôn giáo và pháp luật thống nhất, lịch sử, triết học và khoa học thống nhất. Nó gọi là CƯƠNG THƯỜNG mà không phải đạo đức nghĩa hẹp, nó là tinh chỉ của tinh chỉ luật pháp, tinh chỉ của tinh chỉ tập quán, tinh chỉ của tinh chỉ tự nhiên, tinh chỉ của tinh chỉ luân lý, tất cả hợp nhất lại trên một mối giềng đưa dắt người sống thực.

 4- Chủ nghĩa Duy Nhiên gồm những tự nhiên luật tắc nhất quán tất cả các quan hệ và hình thái khoa học, lịch sử, triết học làm then chốt cho sự an định một nền tảng nhân sinh. Cho nên Duy Nhiên là vũ trụ quan, y quy và căn cứ cho tinh thần của nhân sinh. Nó ở trong nhận thức của loài người là lý tính thuần túy, ở trên sự quan hệ của vũ trụ với nhân sinh là khách quan mục đích. Nó ở trên cái tuần hoàn kỳ (cycle). Nó gọi là Đại Vận, nó gọi là Thái Huyền.

 5- Duy Dân chủ nghĩa gồm tất cả các luật nhân loại (anthropoligique) quan sát theo cái hình thái của nó, có thể gọi gộp lại được là tự nhiên xã hội đạo ước luật (droit socail naturel coutumier) được. Nó là nhân sinh quan y cứ vào một lý tưởng hỗn hợp của thuần túy và thực tiễn gọi là vô ký tính, vô ký ý thức (thiên tính và tăng tục tính), nó là chủ quan mục đích của loài người, ở trong Đại Vận nó là Đại Đồng, nó là Thái Dịch.

 6- Duy Dân chủ nghĩa là nhân loại pháp kết cấu trên các đặc thù tính (văn hóa tỷ hiệu, tự nhiên phân bố, lịch sử tích lũy, xã hội biện chứng) tung hợp lại thành một đặc điểm của dân tộc trên các mặt sống thực. Nó là lý tính thực tiễn của loài người; trên phương châm

còn gọi nó là dân sinh chính trị quan. Trong Đại Vận nó là Đại Thuận, nó là Thái Thượng.

 7- Cho nên Duy Nhân chủ nghĩa là nhân loại pháp (droit humain), nó thẩm thấu vào quốc tế pháp làm tinh chỉ chủ yếu của nó; nó thẩm thấu vào quốc nội pháp làm tinh chỉ chủ yếu của nó. Ở đây nó là thực tế luật (droit positif).

8- Duy Dân chủ nghĩa là thực tế luật quốc tế pháp trên quan hệ của bang giao (droit des gens), quốc nội pháp trên hai hình thái công pháp và tư pháp (droit politique et droit civil).

9- Duy Dân chủ nghĩa là tinh thần chủ quan của thực tế luật mà còn là nguyên tắc đại đồng của chính trị. Chính trị là thiết kế và chấp hành dân sinh theo ba điều kiện: nhân đạo, nhân sinh, nhân cách; giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị, do đó mà hình pháp là thủ đoạn bổ trợ của Lễ và Nhạc. Lễ tức là nhịp hòa hài của xã hội, Nhạc là hiệu suất đó. Xem câu: Lễ Nhạc là thủ đoạn của Đại Đồng.


TAM NHÂN Giáo Dục: Lễ, Chính Trị: Nhạc, Hòa Bình: Thiện.

10- So sánh tinh chỉ của các chủ nghĩa trên, sự thoát bỏ ra các hạng pháp luật ứng dụng cho loài người, Duy Tâm đem đến thứ tinh chỉ của tông giáo pháp (droit divin), Duy Vật đem đến tinh chỉ của vật chất pháp (droit naturel physique), Duy Sinh đem đến tinh chỉ của động vật pháp (droit des animaux), thực dụng chủ nghĩa đem đến tinh chỉ của lợi dụng pháp (utilitarisme), số học lý tắc đem đến hình nhi thượng pháp (métaphysique). Tất cả, hoặc hỏng từ gốc, hoặc hỏng từ ngọn. Duy Dân tinh chỉ chủ nghĩa chỉ có một tinh chỉ: nhân loại pháp (droit humain), nó bảo chướng cho một sự sống và một danh dự: sống và vinh dự loài người.

II.

11- So sánh tinh chỉ (esprit) của các điển chương cũ, các ông vua Tàu ngày xưa (Hán Cao Tổ ước pháp tam chương, Đường Thái Tông ước pháp 12 chương) chỉ làm được những điều ngành ngọn trong đời sống thực của dân chúng yên trí ở cái danh giáo thánh hiền mà họ không hiểu, không dám làm, không biết làm và không muốn làm. Dân La Mã quy định những chế độ (constitution romaine) không có tự giác, vì không có tự giác nên ích kỷ tối tăm. Các hiến chương Solon và Liurgue cũng như hiến pháp các nước ngày nay chỉ chăm chú dân tộc mục đích hơn là bản thể nhân loại. Hiến pháp của Thái Tử Thanh Đức (Showa Nhật Bản) đem sự sống gửi dựa vào các tư trào mông lung mà không ấn định rõ cái tinh hoa đệ nhất và căn bản. Đại cách mạng Pháp đem đến nhân quyền tuyên ngôn (déclaration des droits de l'homme et du citoyen) chú trọng vào quyền hẹp nghĩa quá. Đại cách mạng Nga sau sự phản động của Stalinisme đem đến một hiến pháp cũng chỉ có ngành ngọn của cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi mà mất cái gốc chân chính của nó không thể khâm định bởi vật chất pháp được. Cách mạng Tàu Tân Hợi đi sau, đó là sự đề cử ra hiến pháp Tam Dân, nó chỉ là mặt nạ của dã tâm ích kỷ hại người, biểu lộ từ trong bản chất chủ nghĩa ấy mà ra. Các hiến pháp của các nước không nói đến bản thể chính trị mục đích, dĩ nhiên sai lầm và nguy hiểm, tự để lộ ra cái hình thức bộ máy hành chính hình thức quá (mécanique). Hiến pháp Reich 1921 cũng như ước chương Pétain 1940 có một tinh thần giống nhau trên chỗ dung tục của trí tuệ dưới lá cờ hàng, ở đó, nó mang đến một sự phản tỉnh không được sâu sắc lắm, vì nó bị lôi kéo bởi thỏa hiệp với tất cả trong lẫn ngoài. Tinh thần dân hữu, dân hưởng, dân trị, có thể cắt nghĩa được bằng sự thoát tiết của hiến pháp Mỹ với Đại Tây Dương Hiến Chương (Atlantic Charter) nó chỉ là cớ xâm lược giả đạo nghĩa. Đại Hiến Chương (Great Charter) của Anh cũng ví như hiến chương khâm định của Pháp hồi phục tích (Charte octroyée par Louis 18, lors de la restauration). Victor Hugo nói phải: Cest lentre deux de 1830 et de 1840, hai thời đại đó giống nhau. Các sự so sánh trên không phải là mạt sát hết thảy. Chúng ta chỉ thực thà kiểm thảo lại để thừa thụ lấy cái tinh hoa máu mà hết thảy các dân tộc với thời đại đã di lưu lại cho chúng ta một cách tha thiết, bằng một tấm lòng tối cung kính mà hiệu quả to nhất của sự cung kính hợp lý kia phải là trả nó cho hậu thế và báo đáp cho đời trước với loài người cũng một cách tha thiết, nghĩa là thực thà và mạnh bạo. Chủ nghĩa Duy Dân trên địa bộ đó, chỉ có một tông chỉ là thể nghiệm đời sống thực quốc dân, lịch sử và thế giới mà tìm và vẽ cái
sống đó: Sống toàn thể, thành tựu và tiến hóa, sống nhất như và tự tại.


B TỔNG LUẬN

 I. 
NHÂN LOẠI CƯƠNG THƯỜNG VÀ CHỦ ĐẠO



12- (1) Gọi là nhân loại tất cả những phần tử nhận được nhau là giống người, cùng một nhân thể và nhân tính mặc dầu những sai biệt điều kiện nào.

13- (2) Gọi là nhân loại tất cả giống người sống trên trái đất thiên nhiên không phân biệt bờ cõi, chủng tộc, chế độ, văn vật gồm làm một mối.

14- (3) Gọi là nhân loại tất cả giống người từ lúc nhóm thành giống người, khác với vật chất, động vật so với loài người gọi là giống chưa thành tựu (nhân thể).

15- (4) Gọi là cương thường của nhân loại, những thiên tính và thành thục tính (nó còn là thực, kiến, tướng) của giống người coi làm uyên nguyên của pháp luật căn bản: Thiên tính thứ nhất là sinh thực, thứ nhì là cấp dưỡng, thứ ba là chuyển di tác dụng gọi là xã hội tính. Cái tính của các tính đó là nhu yếu (tính tướng) an thích, hòa bình, tự vệ, sinh sản (nhân tính).

16- (5) Gọi là chủ đạo của nhân loại: a) Sự kết cấu của giống người có trung tâm để dẫn dắt. b) Cái nền tảng và cái bản thể của sự kết cấu ấy là sự đoàn kết chung cả trên một trung tâm. c) Sự tự giác của loài người chung cả phối hợp với sự tự giác của từng người một không trái ngược với thông giác. Nhân loại có chủ đạo thì mới cùng đạt chung được tới sự mãn thích nhân tính; cho nên xã hội nghĩa là nhân tính tổ chức mà sự tự giác kia phụ thêm một năng lực thực hành nữa mới gọi là chính trị: sự điều lý nhân tính.

17- (6) Gọi là điều kiện của chủ đạo nhân loại, sự phối hợp các tính tướng vào chủ đạo nhân loại để đạt tới sự mãn thích chung nhân loại. Sự thành tựu ấy gọi là văn hóa. Sự tiến bộ của văn hóa gọi là văn minh, quá trình thành tựu ấy gọi là lịch sử, hiệu quả thời đại ấy gọi là một văn hóa hiệu suất, động lực của chủ đạo đó gọi là lịch sử; chủ lực đều hướng cả về một phương châm tối cao là hoàn thành

một phạm trù lý tưởng của con người.

18- (7) Gọi là sinh mệnh của loài người, cái cơ hội, nghĩa vụ, quyền lợi cả chung lẫn riêng của loài người để đạt thành công việc trên bằng tự giác chung cả.


II. THẾ GIỚI CƯƠNG THƯỜNG VÀ CHỦ ĐẠO

19- (8) Gọi là thế giới, cõi sống loài người trên bộ mặt thực hiện thời đại của nó bằng hết thảy các tính đặc thù và sai biệt (như quốc tế, quốc gia, đoàn thể, giai cấp).

20- (9) Gọi là cương thường của thế giới, tất cả loài người sống thẩm thấu đối với nhân tính và tính tướng trên (1).

21- (10) Gọi là chủ đạo của thế giới cái bản lĩnh của các quốc dân chỉ huy được chính phủ không làm trái với cương thường chung mà vẫn phát dương được hiệu suất riêng với lại sự hợp tác hỗ trợ thẩm thấu của loài người.

22- (11) Gọi là đại đồng, cái trạng thái hòa hài của nước với nước, người với người, trong lĩnh vực đó có Lễ Nhạc, lại có hình phạt cũng như có hòa bình phải có chiến tranh. Chiến tranh đó là cái nhược điểm của bản thể loài người vì có trí tuệ và dục vọng; sự giảm hình phạt với giảm chiến tranh, tranh tụng là công việc cốt yếu của cương thường. Chiến tranh là tất có, nhưng mà tính chất tất yếu của chiến tranh định đoạt, nó là chính nghĩa hay phản động đối với cương thường, cũng như hành vi riêng, chung, phổ thông và chính trị của mỗi nước đối với cương thường là trung tâm hay dã tâm.


III. QUỐC GIA CƯƠNG THƯỜNG HAY CHỦ ĐẠO

23- (12) Gọi là quốc gia cái đoàn thể cơ năng và tung hợp của sống còn thành lập nên bởi sự vận động hướng tâm, hướng thượng và hướng ngoại của cái sống còn riêng có một đức tính chung trong tính lớn đặc thù: dân tộc, chủng tộc.

24- (13) Gọi là quốc dân, tất cả trong nhân dân quốc gia chung góp vào một sống còn chung gọi là quốc dân sinh hoạt, sự tổ chức đó gọi là quốc dân kết cấu.

25- (14) Gọi là quốc gia cương thường, cái cương thường nhân loại

của nhân dân với cái cương thường tiêu chuẩn đó làm quy phạm cho hoạt động quốc gia.

26- (15) Gọi là quốc gia chủ đạo, cái quốc gia đó kết cấu nên một trung tâm để đưa dắt quốc dân với dân tộc mục đích của ý chí quốc gia đó trong văn hóa. Cái hình thái của quốc gia chủ đạo gọi là quốc thể, hình thức gọi là chính thể, cái cương thường quốc gia phối hợp năng lực thực tiễn của dân tộc ý chí gọi là chủ quyền.



IV. XÃ HỘI CƯƠNG THƯỜNG VÀ CHỦ ĐẠO


27- (16) Gọi là xã hội quan hệ, sự giao hỗ của các phần tử trong nhân tính tổ chức.

28- (17) Gọi là xã hội thể hệ, cái nhân và quả của sự giao hỗ đó mà có vợ chồng, cha con, bạn bè, anh em, thầy tớ, thân thích.

29- (18) Gọi là xã hội vận động, tất cả các hành vi xã hội trên đó mà thành các kết hợp tất yếu của phân công, hợp tác và thống lý: gia đình, chức nghiệp, đoàn thể, đơn vị, giao thiệp, xử tiếp, giai cấp.

30- (19) Gọi là xã hội cương thường, cái cương thường nhân loại thẩm thấu vào sự quy phạm các quan hệ người với người riêng và chung đó làm nội dung sinh mệnh của quốc gia và thế giới.

31- (20) Gọi là xã hội chủ đạo, sự tự giác cái cương thường để biến thành một công nhận và duy trì lực.

32-(21) Gọi là xã hội tư lương tất cả cái gì mà bây giờ người ta gọi là kinh tế. Cho nên xã hội là nền tảng, chính trị là kiến trúc, văn hóa là kiến trúc thuật mà kinh tế là tài liệu kiến trúc.


C TỔNG TẮC

 I. SỰ PHÁT SINH VÀ TỒN TỤC RA CƯƠNG THƯỜNG CỦA LOÀI NGƯỜI THẾ NÀO?


 33- 22 (1) Người ta phải hết sức trở lại lúc ban đầu, lúc sơ đầu, lúc thành lập xã hội nguyên thủy để tìm xem cái quan hệ bản nhiên nó làm cỗi gốc cho cương thường chính trung thế nào và tìm xem cái nhân tính, nhân bản, nó làm nền tảng cho cái cỗi gốc đó. Nhưng lẽ chính đáng cho ta biết rằng chỉ có tự nhiên xã hội phát sinh từ các nguyên tính cỗi gốc kia mà không có tự nhiên kinh tế: chữ kinh tế xóa bỏ chữ tự nhiên và chữ tự nhiên xóa bỏ chữ kinh tế; cái nút biến đó là ở từ chỗ tái sinh sản bởi loài người đối với tự nhiên sinh sản, cách ăn chín giải nghĩa rõ rệt làm thí dụ. Rồi từ cái bản chất của sự thành lập xã hội nó phát sinh từ cái nhu yếu phát triển, duy trì cho vệ sinh và kinh tế cho xã hội đó mà mẫu quyền nhường cho phụ quyền; cái nút biến đó là ở chỗ tái thành lập bởi loài người đối với tự nhiên thành lập. Mẹ loài người là tự nhiên rồi lại quy về tự nhiên một cách nào; loài người thành tựu được là bởi sự tu chỉnh tự nhiên, nó là cuộc cách mạng tối sơ của loài người, nó là động cơ tiến hóa không dứt, nó là nét phác cần yếu nhất của cương thường: yên định là rút lại sự sống còn của loài người làm nền tảng cho người bằng tu chỉnh lại, phát dương ra, nhưng không thể bỏ được nó làm nền tảng.

34- (2) Cho nên biết rằng: tối sơ cương thường là sự mặc nhận giữa loài người của các nhân tính cỗi gốc phát tiết ra trong lúc sống chung đó. Sự sống chung và sự sinh sản lại theo sự vận động các nền tảng và điều kiện hoàn cảnh và thời đại với từ những thuộc tính của sống chung và sinh sản giao hỗ biện chứng mà thành lập dần dà các cương thường; tu chỉnh, phế bỏ, tái lập dần dà các cương thường bằng ôn hòa hay bạo động, song dù thế nào hai luật tắc cỗi gốc của cương thường trên cũng không thể bỏ được, chỉ mài gọt đi cho thành tựu mà thôi.

35- (3) Nhưng mà người ta còn phải trông đến cả cái sự thể của tương lai diễn dịch từ những kinh nghiệm xưa cũ là sự làm mãn thích nhân tính chung, tìm một phạm trù con người lý tưởng và sự tái hiệu suất của loài người đối với hiệu suất lịch sử. Bởi cuộc sống còn loài người là toàn thể thực thể, sinh mệnh thực thể và tiến hóa thực thể đi theo một dây thống nhất toàn trình và toàn diện, cho nên còn có cái nguyên tắc tái tăng tục của loài người đối với lịch sử truyền thống.

36- (4) Cho nên các tính đặc thù không làm xa lẫn loài người mà cũng không làm gần lại bởi đó (bốn nguyên tắc trên) bằng sự vận động nhân loại (anthropologique) theo biện chứng Duy Dân trên cái nền tảng sống nhân loại. Những trạng thái đặc thù của các tập quán, luật pháp, chính trị, giáo hóa của mỗi quốc dân, thời đại, văn hóa chỉ làm

biểu lộ càng sâu sắc và rõ rệt cái cương thường căn bản của loài người cũng là vì các lẽ đó.

CƯƠNG THƯỜNG ĐÓ THẾ NÀO?


37- (5) Phải nhận xét cái cương thường đó trên bản thể và uyên nguyên của nó mà điều cốt yếu nhất là phải công nhận loài người sống theo nguyên thức và cách thức loài người đã.

38- (6) Phải nhận xét cái cương thường đó qua các màn mê chướng của nhân vật hỗn loạn, tâm vật hỗn loạn, nam nữ hỗn loạn và danh thực hỗn loạn mới thâu thái được cái nền tảng toàn thể sinh mệnh và tiến hóa của nó.

39- (7) Phải căn cứ vào các cương thường trên, không nhân danh luật pháp (chủ nghĩa chấp, thiên kiến, ức đoán), không nhân diện (không vì người, quyền thế và thế lực), không nhân lợi (tư lợi) và không nhân khí (bè đảng).

40- (8) Phải lấy cương thường chung làm tinh thần thấm nhuần riêng. Phải lấy Duy Nhân làm tinh chỉ cho Duy Dân, trong khi hết sức phát huy, khoáng trương các yếu tố đặc thù chỉ có những đặc thù ra để mà mài giũa hết cái đặc thù mà thành công cộng.

41- (9) Phải hiểu rằng cương thường tức là động lực của hạnh phúc, cương thường có thực hiện là nhờ cái tác dụng giác ngộ riêng và chung hợp tác và duy trì.


III. SỰ QUY ĐỊNH VÀ CHẤP HÀNH CÁC CƯƠNG THƯỜNG

42- (10) Sự diễn tả cương thường thành văn tức là sự quy định nó ra sự chấp hành phải bằng một công cuộc truyền bá, có hệ thống ăn sâu, lan rộng, thấm nhuần như tiềm di mặc hóa, yên trí như truyền thống nhất định, tự giác như công cụ khoa học, nên nhớ rằng sự duy trì phát dương nó như một học thuật, pháp luật, làm cho nó có một ý
nghĩa và hứng thú như một nghệ thuật tông giáo là nhờ ở cái sức lực chủ đạo và nền tảng là dân chúng, đấy là giáo hóa.

43- (11) Nhưng mà sự chấp hành tích cực và toàn diện, triệt để và hướng thượng là ở tính chất của cả một kết cấu của một chế độ dùng để thực tiễn hóa nó ra và cụ thể hóa nó ra. Phải có một thể chế thích hợp cho một sinh tục của cái cương thường đó trên thực hành, như thế cương thường không thành một thứ mặt nạ và đồ dùng áp bách. Phải có một giáo dục thích hợp cho sự tự giác và hoạt động đó của cương thường đó trên thực hành, như thế cương thường mới không thành một khung gỗ và gông cùm trói buộc.


D BẢN CHƯƠNG

 I. CHỦ NGHĨA DUY NHIÊN


44- (1) Duy Nhiên nghĩa là bản thể của tự nhiên lấy đại tạo hóa trên toàn thể, toàn trình và toàn diện của biện chứng Duy Dân làm tung hợp tối cao, tự nhiên là thể tổng hòa của hết thảy các hình thái và vận động các cực chất với đạo kỷ trong hết các ngành ngọn biện chứng, phạm vi của nó là phạm vi của trí thức loài người lấy tối cao Duy Dân tung hợp làm tiêu chuẩn.

45- (2) Duy Nhiên là tự nhiên quan hệ của tất cả các ngành ngọn vận động biện chứng trên, lấy cái đó làm tinh nghĩa của sự phát sinh nhân loại, hoàn thành bởi sự vận động và sự kết hợp lẫn nhau của ba thế hệ: tinh thần, vật chất và xã hội biện chứng mà thành.

46- (3) Duy Nhiên là tự nhiên tác dụng của đời sống nhân loại coi làm bản vị vận động lẫn với các cơ năng của nó, trên sự kết kợp tối sơ là nhân đạo, lấy xã hội thành lập và sinh hoạt làm kiến trúc nền tảng tự thành những tự tính tự nhiên của nó lẫn lộn với chất liệu kinh tế cho sống còn tất yếu gọi là nhân sinh; sự hỗ tương nguyên nhân, đối lập thống nhất của xã hội với kinh tế là nhân cách.


II. CHỦ NGHĨA DUY NHÂN

 a) Nguyên tắc nhân đạo


47- (4) Luật tắc sinh mệnh bản thể: Loài người trước hết coi là một thể sống tự tính; sinh mệnh toàn thể là y quy của sự sống tự tính đó, ấy là tinh nghĩa nền tảng của sự thành lập xã hội.

48- (5) Nguyên tắc sinh mệnh cơ hội: Sự cần yếu lẫn trên sự sống tự tính giữa cá thể và toàn thể quy định trên những nghĩa vụ và quyền lợi chung lẫn, cái quan hệ đó gọi là sinh mệnh. Cho nên: Toàn thể có nghĩa vụ và quyền lợi với cá thể. Cá thể có nghĩa vụ và quyền lợi với toàn thể. Sự yên định quyền và nghĩa chung kia trông vào sự yên định toàn thể, nghĩa là tổ chức của chế độ là then chốt duy trì và chỉ huy các cơ hội chung lẫn kia. Đã là người mới vào đời, đang ở trong đời hay đã vào đời đều chi phối và che chở bởi các luật tắc trên không sai biệt.

49- (6) Nguyên tắc sinh mệnh tiến hóa: Sự cần yếu của sự sống trên sự phát huy, mãn thích và phát triển nhân tính làm thành sự tiến hóa của sinh mệnh, nó là động cơ của văn minh và bao hàm cái mục đích nhân loại ở trong. Cho nên: Sự hướng thượng của cá thể cũng cần như sự hướng thượng của toàn thể. Hiệu suất văn minh lấy hiệu suất hạnh phúc đối với toàn thể làm hiệu lượng. Sự tiến hóa của sinh mệnh lấy các điều kiện hoàn bị cho mỗi người làm xuất phát. Sự kết cấu trong tổ chức loài người lấy sinh mệnh cơ hội và tiến hóa làm cương thường. Để hoàn thành sự tiến hóa các cơ năng đặc thù cũng phải kính trọng và bồi dưỡng như bản vị nhất bản tính.

50- (7) Nguyên tắc sinh mệnh thành tựu: Quá khứ với tương lai đối lập thống nhất, mực thước của thời đại lấy ngay phạm trù sinh hoạt tối cao và tối đê độ mỗi thời đại ấy để làm giềng mối đào tạo và thành tựu nhân loại thời đại ấy. Sự sống hiện thực trên trình độ lý tưởng cao nhất và thấp nhất làm
thủy bình của toàn thể xã hội. Quá khứ với tương lai của sự sống hiện thực mỗi thời đại phải làm cột tiêu cho giáo dục xã hội ấy. Sự thành tựu nhất bản của mỗi người trong thời đại ấy là những điều kiện ít nhất của thời đại ấy đối với người ấy.

51- (8) Nguyên tắc sinh mệnh nhất như: Sống xã hội là tổng hòa của các hướng thượng và năng lực trên vận động tự động điều tiết lẫn, thẩm thấu lẫn, chất và lượng biến đổi lẫn. Cho nên: Sự sống riêng với sống chung thành một quan hệ bình đẳng. Các sống riêng với sống chung trước toàn thể thành một quan hệ đồng đẳng. Trở lên là nhân đạo nguyên tắc trên bản thể đồng nhất của loài người. Nhân đạo còn là nguyên tắc của nhân loại quan hệ (nhân luân).

52- (9) Nguyên tắc quan hệ bản thể loài người trên sinh mệnh bản thể và đồng nhất mà cơ hội sinh sống là đồng nhất trên các nghĩa vụ và quyền lợi. Sự tự động điều tiết của các nhân tính trên các quan hệ trên gọi là cương thường.

53- (10) Nguyên tắc hợp cấu quan hệ: Loài người kết hợp nên bằng hai cơ bản: đàn ông và đàn bà. Sự phối hợp của đàn ông và đàn bà là động cơ của sinh mệnh cơ hội và tiến hóa. Cho nên: Đàn bà với đàn ông trên bản thể cũng là sinh mệnh đồng đẳng mà trên quan hệ xã hội có hai tác dụng điều tiết và phù thành lẫn nhau. Hôn nhân là nút thứ nhất tổ chức của loài người. Sinh dưỡng là mục đích thứ nhất của hôn nhân. Cấp dưỡng là mục đích sau của hôn nhân. Đàn bà với đàn ông trên hôn nhân có nghĩa vụ và quyền lợi lẫn nhau mà bình đẳng. Hôn nhân quý nhất trinh: chồng với vợ, vợ với chồng. Hôn nhân cần yếu ở sự trộn máu. Cùng một huyết thống là kỵ. Hôn nhân là cơ bản chính sách của xã hội. Sinh đẻ và nuôi nấng là cơ bản chính sách của hôn nhân.


54- (11) Nguyên tắc sinh thực quan hệ: Sinh thực và tồn tục, tiến hóa là then dây chốt yếu của loài người đối với thời gian mà cửa ngõ của sự đó là nút quan hệ giữa cha mẹ, con cái: Cha mẹ phụ trách việc nuôi đẻ con cái. Con cái sinh ra để vì tự chúng nó, rồi đến vì cha mẹ, sau là của toàn xã hội. Cha mẹ có bổn phận tuyệt đối với con cái. Con cái đối với cha mẹ cũng vậy. Xã hội có nghĩa vụ đối với con cái đó. Các con cái đó là phần tử xã hội một khi thành tựu. Trẻ con gốc ở bào thai với tính chất cha mẹ. Trẻ con sinh ra là dự bị phần tử của xã hội phải bồi dưỡng.

55- (12) Nguyên tắc tổ chức quan hệ: Sinh mệnh không có tổ chức tuyệt đối không thể thành được, mà tổ chức không có tự động tham dự và bình đẳng tham dự cũng không thể phát triển được sinh mệnh. (Người ngày nay đi xa cái gốc nguyên thủy). Bản vị loài người là tất cả trọn loài người dưới một lịch sử mục đích chung. Cơ năng phù giúp cái bản vị đó là nòi giống. Cơ năng tế bào của nòi giống với loài người là gia đình. Sự vận dụng chung lẫn của bản vị với cơ năng phát sinh ra những cơ năng phụ thuộc: gia tộc, chức nghiệp, toàn thể với giai tầng. Cương thường nền tảng với sinh mệnh tổ chức là xã hội. Kinh tế là tài liệu, chính trị là tác dụng vận dụng. Xã hội là tổng thể của sinh mệnh tác dụng. Mỗi phần tử đối với toàn thể là phát huy những điều kiện toàn bị tự mình cho thích hợp với điều kiện toàn bị với xã hội. Mỗi phần tử với mỗi phần tử trong toàn thể là thích ứng theo sự tự động điều tiết của nhân tính lẫn nhau. Điều kiện của toàn thể với cá thể là phát huy sinh mệnh chung cả trên ba luật tắc: sinh mệnh thực thể, toàn thể thực thể, và tiến hóa thực thể. Sự tác dụng của vận động trong toàn thể phải căn cứ vào cương thường loài người trên sinh mệnh làm tiêu chuẩn thích hợp.


56- (13) Nguyên tắc giao hỗ quan hệ: Giữa cá thể với cá thể tùy theo sự giao hỗ mà trở nên bè bạn. Bè bạn với bè bạn là sự giao hỗ của chính thể với chính thể không riêng mặt nào (ý chí, thế lợi, hứng thú v.v...). Sự quen biết cũng vậy. Bè bạn với bè bạn là cái nút tự động điều tiết của xã hội. Đối với nhau lẫn đều có quyền và nghĩa lẫn. Anh em và thân thích là những nút đó thêm vào quan hệ huyết thống phải tôn trọng. Bè bạn, anh em biểu lộ rõ rệt nhất nguyên tắc Bình (trinh và bình). Nhân đạo còn là nguyên tắc của nhân sinh tác dụng (nhân ngạch).

57- (14) Nguyên tắc xã hội nhân sinh: Nhân sinh xã hội là hình thái tổ chức chính kinh và nền tảng của loài người trên mọi mặt hành vi, thẩm thấu bởi kiến trúc kinh tế. Gọi tung hợp tất cả cái tổng thể sinh hoạt đó là nhân sinh. Nhân sinh và nhân sinh tiến hóa là mục đích tung hợp của xã hội tổ chức. Tổ chức trung tâm là chỉ huy của nhân sinh. Trong tổ chức toàn thể nhân sinh để mà đạt thành gồm có ba hệ thống giao hỗ lẫn nhau, đó là phân mệnh, phân công và phân hưởng. Phân mệnh nghĩa là quy định cái cương thường xã hội. Phân mệnh là cương thường của phân công và phân hưởng.

58- (15) Nguyên tắc phân công: Phân công là chuẩn chiếu theo con số tổng toán của xã hội gồm gộp hết các ngành hoạt động cần yếu lại rồi phân phối công tác cho các phần tử; phương châm của nó là tăng tiến văn hóa và lịch sử hiệu suất. Y cứ nền tảng với các điều kiện khách quan mà định phương châm sinh sản. Y cứ nhu yếu của mọi hoạt động mà định phân ngạch. Y cứ năng lực bằng sự nhân vi hợp với thiên nhiên tuyển trạch và đạo đức mà định đoạt chức phận. Sự phân công hoàn thành là nhờ ở sự tự động điều tiết giữa kế hoạch toàn thể với cá thể xu hướng. Mục đích của phân công là để cho mỗi người được hết sức mình, đủ phần mình, và chính phận mình.
Lý tưởng của phân công còn là đi đến văn minh.

59- (16) Nguyên tắc phân hưởng: Hưởng dụng về tinh thần và vật chất phải bởi toàn thể nhận định rằng: phát triển sinh mệnh toàn thể bởi phát triển điều hòa các sinh mệnh cá thể; phát triển sinh mệnh cá thể bởi nhu yếu trên các điều kiện toàn bị của nhân cách bởi cá thể. Cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi, lao động, tinh thần hay vật chất là đồng đẳng. Cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi lao động, tinh thần hay vật chất là bình đẳng. Phạm vi phải hoạt động theo bực thang tiến hóa chung. Mục đích nhân loại là nhân sinh.

60- (17) Nguyên tắc giao hoán: Sự tự động điều tiết của phân hưởng và của phân công là giao hoán để hoàn thành mục đích nhân sinh chung; sự tự động điều tiết ấy mất đi ở sự phân công và phần hưởng thất điệu và vô chính phủ. Chỉ có giá trị khi có sinh mệnh xã hội. Cung cầu phải bị chỉ đạo bởi nhân sinh chung.

61- (18) Nguyên tắc chính phủ: Sinh mệnh phải có tổ chức mà tác dụng và mục đích của tổ chức là chỉ huy. Sự chỉ huy phải căn cứ trên cương thường và chủ đạo nhân loại; nó là ý chí chung hết. Chính phủ phải thành lập bằng nguyên tắc công chế. Chính phủ dưới cái bối cảnh đó phải xử trí đất đai, công cụ, trí tuệ v.v... của mọi người chung cả trên nguyên tắc: vì cá thể, vì toàn thể (nhân loại, quốc gia và xã hội). Thực hiện nhân loại. Thực hiện dân tộc (và xã hội nhân loại loại thẩm thấu cơ năng quốc gia). Thực hiện cá nhân.


b) Nguyên tắc nhân sinh:
    Nhân sinh là nguyên tắc của nhân tính bản thể.


62- (19) Nguyên tắc sắc tính (sexualité): Phải trinh và có tổ chức.

63- (20) Nguyên tắc ăn: (ăn với mặc là nguyên tắc nhân sinh nhu yếu). Vì sống mà ăn (phát triển). Xã hội phải giải quyết chung cho hợp lý, khoa học và kinh tế.

64- (21) Nguyên tắc mặc: Hợp lý, khoa học và kinh tế (phát triển).

65- (22) Nguyên tắc đi (đi với ở là nguyên tắc nhân sinh tiện nghi). Giao thông là đồ dùng cần yếu của đại đồng.

66- (23) Nguyên tắc ở: Nhân sinh là nguyên tắc của nhân tính quan hệ.

67- (24) Nguyên tắc tư tưởng: Tư tưởng là đồ dùng của văn minh nhất là của nhân đạo.

68- (25) Nguyên tắc hôn nhân: (xem trên).

69- (26) Nguyên tắc giáo dục: Toàn thể đối với cá thể có quyền lợi và nghĩa vụ chịu giáo dục đồng đẳng.

70- (27) Nguyên tắc ngu lạc: Nhân sinh còn là nguyên tắc của nhân tính tác dụng.

71- (28) Nguyên tắc nhân sinh quá trình: Toàn thể ai nấy đều phải qua các giai đoạn bào thai, trẻ non, già yếu và chết. Mỗi người trong mỗi quá trình đó đều được những xử trí đặc thù của toàn thể.

72- (29) Nguyên tắc nhân sinh tao ngộ: Toàn thể phải có những xử trí đặc thù đối với các trường hợp phi thường nó xảy đến mỗi người là: nghèo khó, tai nạn, bệnh tật, lo khổ, dốt nát.

73- (30) Nguyên tắc nhân sinh thất điệu: Toàn thể phải có những xử trí đặc thù đối với các hoàn cảnh phi thường như: mồ côi, góa bục, cô độc, tàn phế.


c) Nguyên tắc nhân cách:
    Nhân cách tức là nguyên tắc nhân sinh tiêu chuẩn.


74- (31) Nguyên tắc công chế: Nhân quyền tức là xã hội tự tính trên sự tự động điều tiết của nhân sinh, trên bản thân gồm cả cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi thống nhất. Các lý luận thiên phú nhân quyền, cách mạng nhân quyền hay pháp luật nhân quyền chỉ tỏ được một mặt trên hình thái của nó, nhu yếu phát tiết ra với cái thất điệu của thời đại. Nhân cách tức là điều kiện toàn bị của một người sống trong cuộc sống tổ chức nào. Cho nên: Tự do là sự điều tiết thích nghi của cá thể với cá thể, cá thể với toàn thể trên các ngành nghĩa vụ, quyền lợi và cơ hội. Bình đẳng là sự đồng đẳng trên lập cước điểm của bản thể sinh mệnh. Bác ái là sự công chính của chế độ trên sự phân phát cơ hội toàn thể đối cá thể.

75- (32) Nguyên tắc sinh mệnh nhân cách: Sự sống đủ các điều kiện toàn bị của mỗi người thành một sinh mệnh hệ thống; dưới cái sinh mệnh chủ chỉ các điều kiện sống sinh lý, sống tâm lý, và sống xã hội (hành vi nhân cách) đều phải thích hợp cho sự phát triển sinh mệnh cá thể và toàn thể. Chủ chỉ sinh mệnh tức là mục đích của nó trên cương thường loài người sống. Thích hợp cho sự phát triển nghĩa là bồi dưỡng bằng phân công. Hành vi nhân cách tức là hợp với cương thường loài người sống mà tăng tiến được hiệu suất của nó.

76- (33) Nguyên tắc văn hóa hiệu suất: Hiệu dụng của văn minh là tăng tiến trên bản thể nội tại các điều kiện nhân cách. Cho nên: hạnh phúc vật chất, khoái lạc tinh thần, ổn định ý chí, kiện khang sinh lý, sáng suốt trí tuệ, hợp lý hành vi,

đều là văn hóa hiệu suất. Nhân cách như thế còn là nguyên tắc của nhân đạo quan hệ và là nguyên tắc của lý tưởng văn minh.

III. CHỦ NGHĨA DUY DÂN

 a) Nguyên tắc dân tộc:
     Dân tộc là bản thể sống còn trên chính trị quốc tế.


77- (34) Nguyên tắc huyết thống: Huyết thống là hiện tượng tung hợp của hết thảy các điều kiện khách quan của sống còn, một tập đoàn nhân loại, nơi gặp nhau theo tự nhiên phân bố và lịch sử lũy tích mà thành một văn hóa đặc thù. Trở về nguồn gốc là cả loài người một đại chủng tộc. Trở về chi lưu ban đầu là một chủng tộc. Trở về chi lưu sau là dân tộc. Quốc gia là hình thức và cơ cấu nòi giống trên sinh mệnh tổ chức và chỉ huy.

78- (35) Nguyên tắc dân tộc: mỗi nòi giống một quốc gia, quốc gia do tự nòi giống ấy quản lý lấy và do quyền nhân dân xử trí lấy các việc. Đối với quốc tế, quốc gia chỉ là một cơ năng có hết các cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi đối với tác dụng và mục đích cương thường của loài người. Quyền lợi đương nhiên của dân tộc ở ngay trên bản thể sinh mệnh của nòi giống. Tư cách lịch sử của mỗi dân tộc quyết định sự hoạt động bình đẳng trên quốc tế. Chủ quyền siêu nhiên của dân tộc quyết định sự độc lập hoàn toàn của nó. Cương thường nhân loại quyết định bổn phận của quốc gia hoạt động.

79- (36) Nguyên tắc chính trị chủ đạo: Chủ đạo chính trị của mỗi nòi giống phải từ 100% dân chúng nước đó phối ứng với cương thường nhân loại 100%. Như thế đại đồng thế giới mới trên sự hòa hài của quốc gia mà thành lập được.

Dân tộc như thế còn là nguyên tắc của quốc tế quan hệ. Dân tộc như thế còn là nguyên tắc của dân tộc tác dụng trên tự tính của nó.

b) Nguyên tắc dân vực:
    Bản thể của tự nhiên phân bố đối với sống còn dân tộc.


80- (37) Nguyên tắc quốc phòng: Lĩnh thổ, lĩnh hải, lĩnh không và lĩnh tiềm gồm nên những nguyên tắc chủ quyền đất đai trên quốc phòng. Lấy lĩnh vực định chủ quyền đó là bản thân của sự tự vệ các nòi giống đối với các hành vi bất pháp trên quốc tế.

81- (38) Nguyên tắc kinh tế: Mệnh mạch sống còn trên đất đai quốc phòng cũng phải được đặc định làm một chủ quyền đề phòng sự xâm thực và thao túng kinh tế.

82- (39) Nguyên tắc thổ địa: Thổ địa là chính sách của nòi giống, nó phải dân chủ, nghĩa là phải tôn trọng chủ quyền cá thể trong toàn thể nhưng không mất công chế của toàn thể. Dân vực quan hệ:

83- (40) Nguyên tắc địa động: Sự tự do thông thương, sự đặc định các công hải trên các điều kiện đặc định nào, phải phù giúp vào sự khai thông của các quốc gia đối với thực hành cương thường nhân loại. Dân vực tác dụng:

84- (41) Quyền tự vệ lấy dân tộc làm tiêu chuẩn hành quân.


c) Nguyên tắc dân đạo

85- (42) Lấy nhân loại cương thường làm chủ chỉ tổ chức quốc dân: nhân đạo. 86 (43) Dân luân là tổ chức cốt cán trong quốc dân biên chế.

87- (44) Dân ngạch là điều kiện thẩm thấu trong quốc dân biên chế. 88 (45) Mỗi dân tộc phải phát huy cái tinh thần, đức tính đặc thù của mình.

d) Nguyên tắc dân sinh

89- (46) Nguyên tắc dân sinh trong cương thường nhân loại là chủ chỉ của kinh tế biên chế trong mỗi quốc gia.

90- (47) Thực hành lối biên chế tam phân đem vào ba tầng quốc kế, dân sinh, nhân cách đó là kinh vĩ của quốc dân dân sinh kinh tế.


đ) Nguyên tắc dân văn

91- (48) Nguyên tắc truyền thống phải tôn trọng trong dân tộc.

92- (49) Nguyên tắc dung hòa phải khuyến khích.

93- (50) Nguyên tắc sáng tạo phải bồi dưỡng.

94- (51) Nguyên tắc cương thường phải làm chủ chỉ giáo dục.


e) Nguyên tắc dân trị

95- (52) Nguyên tắc nhân cách phải làm mục tiêu trong dân trị.

96- (53) Dân trị thiết thi phải lấy dân tộc làm chủ đạo, một mặt phải lấy toàn bộ cương thường làm kinh vĩ



Đ PHỤ CHƯƠNG

Cương lĩnh nền tảng của hiến pháp Việt.


97- (54) Nòi giống Đại Việt chiếu theo nhu yếu hiện thực của mình từ cứu nước giữ nòi làm xuất phát điểm thực hành cách mạng triệt để, toàn diện và hướng thượng với sáng tạo triệt để, toàn diện và hướng thượng, đạt tới mục đích điểm là kiến thiết một sinh mệnh hệ thống cho dân tộc với một văn hóa thể hệ cho dân tộc.

98- (55) Việt Duy Dân Chủ Nghĩa là tối cao nguyên tắc của công việc đó.

99- (56) Cuốn Việt Duy Dân Chủ Nghĩa Quốc Sách Thảo Án Toàn Pho làm căn cứ để giải thích và chấp hành chủ nghĩa.

100- (57) Nhân loại cương thường làm chủ chỉ của lập quốc.

101- (58) Việt quốc gia kiến thiết trên bốn quy mô: lập học, thiết giáo, kiến quốc và tổ đảng.

102- (59) Những điều cương thực tiễn của chủ nghĩa Duy Dân là sinh mệnh thực hiện triết học; kiện khang giáo pháp, sinh hoạt giáo dục, căn bản huấn luyện, trung tâm tu dưỡng, Thắng Nghĩa văn nghệ, Đại Môn văn ngữ, Đại Nam tông giáo, Cơ Năng hiến pháp, Bình Sản kinh tế, Duy Dân dân chủ, đồng nhân quốc sách v.v...

103- (60) Quốc gia cứ 10 năm quốc thế điều tra một lần, 30 năm biến thông chính trị thiết thi và pháp luật một lần.

104- (61) Kế hoạch chính trị thực hành bằng sự lý định các căn bản chính sách và lâm thời chính sách thực hành theo các nhu yếu của khách quan.

105- (62) Quốc gia kiến thiết gồm các bộ môn: chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự, hình thức và biến thức kiến thiết.

106- (63) Việt Duy Dân Đảng phụ trách đưa dắt sự kiến thiết đó trong ba thời kỳ trung tâm. Hiến pháp phải được toàn dân đồng ý một cách tự giác và các chính sách của Đảng phải đem ra toàn quốc dân báo cáo, thông qua mới là pháp định.


107- (64) Quốc Hội là chính trị lập pháp (tối cao quyền lực và đại thể).

108- (65) Lập Pháp Viện là hành chính lập pháp.

109- (66) Thi hành bắt đầu bằng công dân phân ngạch chế.

110- (67) Hiến pháp tường tế do quốc hội thảo luận, quyết nghị và công bố (lập quốc pháp).

111- (68) Phổ thông pháp do Lập Pháp Viện thảo luận, quyết nghị và công bố do Quốc Trưởng.

112- (69) Hiến pháp giải thích, thẩm phán, tố tụng đều thụ lý bởi Chính Trị Phê Phán Viện.

113- (70) Chính Trị Phê Phán Viện là chính trị giám sát.

114- (71) Giám Sát Viện là hành chính giám sát v.v...



E PHỤ LUẬN CHÍNH NGHĨA


115- (1) Duy Dân chủ nghĩa nhận định sự vận động hai giống đực, cái (tác dụng đó) vào trong vận dụng của Duy Dân biện chứng mới hoàn toàn.

116- (2) Xã hội: nhân tính tổ chức. Chính trị: nhân tính điều lý. Kinh tế: tài liệu thẩm thấu trong xã hội kiến trúc. 117 (3) Xã hội quý Trinh, nhân sinh quý Bình, hai chủ mạch của nhân sinh là sinh thực và cấp dưỡng. Ba chủ mục của biên chế: phân mệnh, phân công, phân lợi. 118 (4) Ý nghĩa của chính trị trên bản thể: chính trị là tác dụng của sự vận động của xã hội coi làm một sinh mệnh toàn thể. Duy Dân biện chứng pháp làm căn cứ.


119- (5) Ý nghĩa của chính trị trên thực tiễn: chính trị là dân sinh thiết kế và chấp hành, giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị Duy Dân cương thường pháp làm căn cứ.

120- (6) Ý nghĩa của chính trị trên kỹ thuật: chính trị là vận mệnh, sự nắm giữ, vận dụng và giải thích các vận mệnh đó để đưa dắt sinh mệnh toàn dân. Duy Dân cao công (Cao Thâm công tác và đảng cơ), Duy Dân thao lược làm căn cứ.

121- (7) Ý nghĩa của chính trị trên thái độ của hiệu dụng: Chính trị là một nghệ thuật tung hợp hết các thủ đoạn của mỹ học trong việc làm cho loài người được ưu sinh, mỹ sinh, kiện sinh, đạt sinh.

122- (8) Chính trị học tức là gồm các trí thức toàn thể (universelle) học với thuật lấy 4 ý nghĩa của chính trị trên làm đối tượng và lấy nhân loại làm trực tiếp cơ sở.

123- (9) Một chủ nghĩa quốc gia chân chính làm nền tảng cho cái chính sách quốc tế vững bền và sáng suốt. Một chủ nghĩa quốc tế chân chính làm nền tảng cho cái chính sách quốc gia vững bền và sáng suốt.
124- (10) Thiện với ác chỉ là thuộc tính của xã hội tự tính do chuyển di tác dụng.

125- (11) Pháp luật là ngọn của cương thường dùng để đề phòng nứt kẽ, thất điệu và thoát tiết của đạo đức, theo nghĩa rộng cho nên sự sống trên nguồn gốc của nó phải căn cứ vào cương thường.

126- (12) Hòa bình với chiến tranh chỉ là hình thái hợp điệu hay là thất điệu trong sự vận dụng của xã hội tự tính trên sinh mệnh toàn thể đối toàn thể.

127- (13) Bản vị và cơ năng hiệp điệu, đó là hòa bình. Cho nên quốc gia ức chế quốc tế mà thành xâm lược, giai cấp ức chế quốc gia mà thành vật trị, gia tộc ức chế quốc gia mà thành quân chủ, đoàn thể ức chế quốc gia mà thành đảng trị (độc tài).


128- (14) Xem 6 vấn đề thế giới và 3 vấn đề thời đại (xem Chu Tri Lục).

129- (15) Nhân quyền nên coi là quyền năng của loài người đối tự mình, đối với mỗi người, đối với vạn vật... (còn xem trên).

130- (16) Giáo dục là công việc trời, người nhất quán: từ thủy tạo đến loài người kế tạo hay cải tạo mà đạt tới mục đích thành tạo.

131- (17) Duy Tâm đi đến thánh trị, Duy Vật đi đến vật trị. Chỉ có Nhân Bản và Nhân Tính mới là chính trung.


G PHỤ GIẢI

132- (1) Bản chương là hiến pháp thuần túy, phụ chương là hiến pháp thực tiễn.

133 (2) Tổng giải là lý luận chủ chỉ của bản chương.

134 (3) Tổng luận là lý luận cương mục của bản chương.

135 (4) Tổng tắc là kỹ thuật với trình tự của bản chương.

136 (5) Phụ luận là cương mục của các nghĩa chính của nhận thức đối với bản chương.

137 (6) Phụ giải là cương mục của bản cương thường này.

138 (7) Phụ tắc là chia phân các ý kiến cần yếu.

139 (8) Bản cương thường này chỉ khái quát các nguyên tắc tối căn bản mà không liệt cứ tất cả các hạng mục. Thí dụ các vấn đề: Những cơ hội gì? Nghĩa vụ gì và quyền lợi gì? Tài sản? v.v... Người ta phải phân tích các điều nhân đạo ra, v.v...

140 (9) Cương thường nhân loại gián tiếp bảo chướng. Pháp luật ở

đó làm ra những bảo chướng trực tiếp. Ví dụ trong các luật pháp Viễn Đông có các lệ: dùng an quyền, lưu dưỡng quyền, v.v...

141 (10) Các điều cương thường chỉ là tung hợp tối cao sau khi phân tách tối vi: các học giả, để phân tách cương thường phải tùy theo hết thảy cái kết quả của mọi khoa học rồi lấy cương thường này làm nền tảng mà liệt cứ ra.

142 (11) Cương thường có thể trực tiếp bảo chướng được sau khi đã tường tế phân tích và rõ rệt quy định hết thảy các điều kiện của nó.

143 (12) Cương thường rất tránh không nên cho thành ngạnh tính mà cũng không để nhu tính quá được, nó phải có đàn tính (élastique). Nó là toàn bộ chương trình của giáo hóa; chính trị phải lấy nó làm mục tiêu thanh giáo và dư luận phải lấy nó làm sứ mệnh. Cương thường tuy thế phải là thành văn (écrit).


H PHỤ TẮC

144 (1) Đề xướng cần ở chuyên môn, thảo luận cần ở dân chúng, quyết nghị cần ở quốc hội.

145 (2) Căn bản tinh thần cần ở cương thường, căn bản trình tự cần ở dân tộc, căn bản chế độ cần ở nhân sự (đào tạo hành chính) v.v...

146 (3) Hiến pháp phải nói là cương thường của nhân loại tự tính làm thằng mực cho hết thảy hoạt động của nhân dân, không thể nói là giao kèo của chính phủ với nhân dân được. Nói thế chỉ có thể cắt nghĩa được các ước pháp; ước pháp chính là giao kèo tạm thời đó.

147 (4) Các tư đức chỉ hạn vào một cá nhân như ăn mặc. Các tư đức ấy tuy nhiên vẫn là thành phần của công đức, nhưng hạn vào sự giáo hóa.

148 (5) Các vấn đề chính trị, kỹ thuật và chế độ, nguyên lai so với cương thường nhân loại còn là các vấn đề thứ yếu, nó được liên đới

giải quyết một khi cương thường nhân loại yên định và cương thường cũng có quy định cái công tính cùng chính chế, mà sự thực các vấn đề quốc thể, quốc chính là vấn đề đặc thù trên dân tộc, thời đại và văn hóa; cho nên phải có đàn tính (tính chun) trong sự biên thảo.

149 (6) Cương thường không phải là Tam Cương Ngũ Thường. Theo nghĩa trên (1).

150 (7) Sự tái tăng tục của ý thức gọi là sự tái ý thức của xã hội và thời đại; tái ý thức làm nên tái sinh sản và tái hiệu suất đồng thời lại bị phát sinh nên bởi hai cái đó.


Thái Dịch Lý Đông A 4822 Tuổi Việt (1943)


2. CƠ NĂNG HIẾN PHÁP

Để kỷ niệm cái di ý của tổ chức teutonique Hồng Bàng ngày xưa gọi tắc là Lạc Chế.

I TỔNG CƯƠNG

1 Duy Dân cơ năng quy định phần chế độ và sự vận hành chức vụ, năng lực, quyền hạn của các chế độ lập quốc với hành chính của Đại Việt. 2 Hiến pháp của Đại Việt gồm ba phần: a Toàn pho Đại Việt Mô làm nguyên tắc, tinh thần đạo đức, mục đích tối cao và cỗi gốc của ý thức lập quốc, trừ phần quy định về lý luận kiến thiết và biện chứng. b Phần quy định thực tiễn của chế độ Duy Dân cơ năng. c Phần quy định thực tiễn của thao lược Duy Dân Cao Công. 3 Như thế hiến pháp của Đại Việt là thành văn trên ý nghĩa rất rộng rãi và trên tính chất rất co duỗi của bất thành văn.

II ĐIỂN CƯƠNG

 1 QUỐC THỂ


a Đại Việt thành lập Đại Nam Hải Liên Bang Thống Nhất.
b Đại Việt kiến thiết và hành dụng Duy Dân chủ nghĩa tối cao.


2 CHÍNH THỂ GIÁP: CHÍNH TRỊ TỔNG CƠ A TỐI CAO QUỐC THỂ

1 Tối cao quốc thể là phần tử sản xuất từ tối cao lập pháp cử, giao toàn quốc dân tuyển cử chính thức ra.

2 Tối cao quốc thể vậy là một bộ phận của tối cao quyền lực, bộ phận tĩnh định và thực tiễn.

3 Tối cao quốc thể đại biểu cả toàn quốc đối nội, đối ngoại trong hạn chức.

4 Tối cao quốc thể gọi là Đại Việt Quốc Trưởng.

 5 Đại Việt Quốc Trưởng do Trung Tâm Hội Nghị tối cao đa số công cử lên.

6 Kỳ hạn nhậm chức là chín năm được liên nhiệm một lần.

7 Lĩnh trung tâm trách nhiệm trước Trung Tâm Hội Nghị Toàn Quốc.

8 Tổng Lý các chức quyền quân quốc, không được kinh doanh tư tài.

9 Được phản bác lại các quyết án của Trung Tâm Hội Nghị ba lần.

10 Được miễn truy tố trong nhiệm kỳ, trừ phạm phản quốc.

11 Được đàn hạch bởi Phê Phán Viện trước Trung Tâm Hội Nghị.

12 Được đàn hạch bởi Kê Sát Viện trước tự mình.

13 Không được thoái chức trong nhiệm kỳ, trừ chết, cố tật. Khi vắng, do Hành Chính Viện Trưởng tạm thay sáu tháng.

14 Không được giải tán Trung Tâm Hội Nghị.

15 Được giới nghiêm, giải nghiêm khi được Trung Tâm Hội Nghị truy nhận và thừa nhận.

16 Được tuyên chiến, đình, hòa khi được Trung Tâm Hội Nghị đồng ý hay truy nhận.

17 Được ân xá, đặc xá, hay chung quyết các án Tư Pháp, Kê Sát.


18 Tuyển bổ các viện trưởng các viện, các bộ của tối cao quốc quyền (trừ Lập Pháp, Nghiên Cứu, Kê Sát, Tư Pháp được đề nghị tuyển bổ.

19 Được triệu tập Trung Tâm Hội Nghị thường kỳ hay lâm thời.

20 Đề nghị dự toán với Trung Tâm Hội Nghị.

21 Ban ân quan, quân, dân.

22 Được có quyền hạn khác do Trung Tâm Hội Nghị quy định.



B TỐI CAO LẬP PHÁP


1 Từ quốc dân đoàn xã chính tuyển tới quốc chính dân đoàn, đó là tối cao quyền lực thể.

2 Do quốc chính công dân tầng công cử ra, Trung Tâm Hội Nghị là trung kiên của tối cao quyền lực thể, đại biểu toàn thể Đại Việt hành xử quyền tối cao lập pháp.

3 Các sự nghị sáng chế, phúc quyết, tuyển quan, bãi quan hoặc tự hành động, hoặc có thể từ hạ cấp dân đoàn thảo luận đề lên quyết nghị làm hay không làm.

4 Trung Tâm hội nghị gồm từ 250 đến 300 người.

5 Bốn năm làm nhiệm kỳ, được liên nhiệm hai lần.

6 Quyết nghị các quốc gia chính sách, dự toán án, quyết toán án, pháp luật cương lĩnh, hiến pháp nguyên tắc (không vi bội Đại Việt Mô).

7 Quyết nghị tuyên chiến, đình, hòa, động viên, kết ước.

 8 Thụ lý các án đàn hạch của Phê Phán Viện.

9 Tín nhiệm hay không tín nhiệm Tổng Tư Lệnh.

10 Tín nhiệm hay không tín nhiệm các Viện, Bộ Trưởng.

11 Đề cử người bầu tuyển Quốc Trưởng ba người do toàn quốc thảo luận từ dưới lên trên, lấy quốc chính dân đoàn tuyển cử làm quyết.

12 Điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế ra do Phê Phán đồng ý.

13 Được họp bàn khi có 3/5 người dự kiến.

14 Không được thay đổi hiến pháp, nhưng có thể đề ra hiến pháp án trước quốc dân đoàn mà thủ quyết từ trên xuống dưới lấy quốc dân đoàn xã chính quyết làm chuẩn.

15 Nghị viên phải từ 40 trở lên, 60 tuổi trở xuống, đầy đủ các tư cách quốc chính công dân.


16 Được triệu tập quốc dân đoàn lâm thời khi được 3/5 người đồng ý trong số họp.

17 Được triệu tập lâm thời hội nghị của mình khi được 3/5 người đồng ý trong số ứng.

18 Không được phục vụ trong hành chính cơ quan.

19 Không được chủ trương trong kinh tế đoàn nghiệp.


20 Quyết nghị các điều lệ tổ chức, hội nghị của các tầng quốc dân đoàn: xã công dân đoàn, hạt chính, huyện chính, tỉnh chính và quốc chính.

21 Được chiếu quy định thi hành các liên vận hay đề cử do các tầng công dân thi hành (điều tra, kiểm thảo...).

22 Được bí mật hội nghị, được không bị can thiệp bởi hành chính.

23 Được phác thảo, quyết nghị các quốc gia kế hoạch cho tới mười năm một kỳ.

24 Được tu cải các quyết nghị án lớp trước khi được quốc chính dân đoàn đồng ý.

25 Được phê chuẩn pháp luật hay tu cải do Lập Pháp Viện đệ lên.



C PHÊ PHÁN CÔNG ĐƯỜNG



1 Phê Phán là quyền phản tỉnh của quốc dân trên sự nắm giữ vận mệnh mình.

2 Phê Phán Công Đường là cơ quan tối cao cho quyền phản tỉnh, quan sát và phê phán đó.

 3 Phê Phán Công Đường là cơ quan siêu việt bất khả xâm phạm.

4 Phê Phán Công Đường do các tầng công dân lên họp tổ lại từ 300 đến 500 người hạn tuổi từ 55 trở lên, 70 trở xuống, trong dân chúng phải là thạc đức, do Trung Tâm Hội Nghị hợp với Kê Sát Viện chủ tuyển, hạn tuổi từ 60 trở lên, 75 trở xuống trong hiện chức.

5 Quan tuyển hạn 1/3, dân tuyển hạn 2/3.

6 Mỗi nhiệm kỳ là 10 năm.

7 Mười năm một kỳ đại hội, 3 năm một lần tiểu hội.

8 Thường hội xét các án hành chính tố tụng.

9 Ba năm một lần hội nghị thường trực.

10 Tiểu hội xét các án hiến pháp tố tụng.

11 Đại hội bình luận quốc chính, kiểm thảo tình thế, kiến nghị hưng

cách.

12 Đại hội nhiều nhất là một tháng.

13 Kỳ đại hội Trung Tâm Hội Nghị phải thỉnh lệnh ở Phê Phán Công Đường.

14 Kỳ đại hội, Quốc Trưởng phải xuất tịch báo cáo và chịu huấn giới.

15 Kỳ đại hội dân chúng được tự do dự thính.

16 Được bí mật hội nghị khi quân quốc trọng sự.

17 Được đề nghị tu cải hiến pháp mà không được quyết định tu cải.

18 Được kiểm thảo các pháp luật. 1

9 Được đàn hạch toàn quốc trên dưới do Trung Tâm Hội Nghị chấp hành.

20 Được truy hạch các Quốc Trưởng cũ.

21 Ba mươi năm một lần khoáng trương hội nghị ba tháng.

22 Khoáng trương được quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý.

 23 Các kỳ hội phải có 2/3 người đến họp mới được bàn việc.



D CHÍNH TRỊ PHÙ BẬT

 a) Chỉnh Lý Cơ



1 Chỉnh Lý Cơ là cơ quan khu mật và phù bật cho Quốc Trưởng trên các quân quốc trọng sự.

2 Chỉnh Lý Cơ gồm 7 phòng: chủ kế, chủ pháp, chủ viên, chủ binh, chủ công, chủ địa, khách kế.

3 Bảy Tham Chính Viên coi 7 phòng đó do Quốc Trưởng chọn 7 nguyên lão ủy nhiệm.

4 Chủ Kế Cơ thành lập quốc kế thống nhất các việc: tuế kế, hỗ kế, thống kế trong quốc gia.

5 Chủ Pháp Cơ trông coi các nguyên tắc lập pháp, mưu lược, nghi thức.

6 Chủ Viện Cơ trông coi các việc quan lại, động viên nhân lực.

7 Chủ Binh Cơ trông coi mưu lược, hành binh, quân chính.

8 Chủ Công Cơ trông coi nguyên tắc kỹ thuật sinh sản.

9 Chủ Địa Cơ trông coi chính sách thổ địa.

10 Khánh Kế Cơ trông coi tình thế, sự thực mưu lược quốc tế.


b) Tham Quân Cơ


1 Tham Quân Cơ là cơ quan khu mật và phù bật cho Quốc Trưởng trên các sự nghị hành binh, phòng quốc.

2 Tham Quân Cơ gồm 5 phòng: Hiệp Động, Lục Động, Hải Động, Không Động, Tiềm Động.

 3 Năm Tham Quân Viên coi 5 phòng đó, do Quốc Trưởng chọn các quân giới có thực tài và cao cấp ủy nhiệm.

4 Hiệp Động Cơ coi về sự nghị toàn diện chiến tranh; viên tham mưu hiệp động là Toàn Quốc Tham Mưu Tổng Trưởng.

5 Lục Động Cơ là Toàn Quốc Tổng Tham Mưu Trưởng của lục quân và lục quân hàng không.

6 Hải Động Cơ là Toàn Quốc Tổng Tham Mưu Trưởng của hải quân, hải quân hàng không và hải quân tiềm đội.

7 Không Động Cơ là Toàn Quốc Tổng Tham Mưu Trưởng của không quân.

8 Tiềm Động Cơ là Toàn Quốc Tổng Tham Mưu Trưởng về tiềm đĩnh quân. 9 Các phòng trên, các sự nghị chiến tranh, quốc phòng, quân chính, quân lệnh, đều theo kiến chế mà đặt thuộc liêu.


ẤT: HÀNH CHÍNH TỔNG CƠ A NGHIÊN CỨU BỘ PHẬN

 a) Nghiên Cứu Viện


1 Nghiên Cứu Viện là cơ quan tối cao thừa hành về tinh thần với nguyên tắc về kỹ thuật lập quốc trong đó có các việc tham khảo, phát minh và chế tạo.

2 Nghiên Cứu Viện coi các việc khai thác tài nguyên, bổ sung khí tài, nuôi dụng các cấp nhân tài, bồi bổ lý cụ (biện chứng), phát minh khí cụ (đồ dùng), khảo cứu học thuật, tổ chức nhân vật, mở mang tinh thần, sung thực đạo đức của quốc dân.

3 Chia các ban lớn: đạo đức, qui học, nhân sinh khoa học, nghệ thuật và chiến tranh khoa học (7 ban).

4 Mỗi ban gồm tối cao nhân viên: từ 40 đến 80 người, 5 viên thường

trực, tổng thư ký và thư ký.

5 Bảy ban hợp lại một ban cao cấp: Đại Việt thông chứng 60 người là quốc gia nghiên cứu tổng trung tâm.

 6 Nghiên Cứu Viện lãnh đạo hết nhân tài văn hóa cơ quan, đại học chuyên môn, học hiệu nghiên cứu sự vụ trong nước.

7 Nghiên Cứu Viện được thiết bị trong công việc của mình, các cơ quan, nghi khí, đồ thư cần dùng.

8 Nghiên Cứu Viện lĩnh đạo các đại học khu trong nước, chủ trương các cuộc khảo thí cao cấp về học thuật. 9 Được tự tuyển các nhân viên gọi là Hiền Sĩ.



b) Lập Pháp Viện


1 Lập Pháp Viện là cơ quan tối cao thừa hành về thảo nghị pháp luật, dưới Quốc Trưởng chỉ đạo và Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác.

2 Lập Pháp Viện trông coi việc: thảo định dân pháp, hình pháp điều lệ, thương pháp, chương trình, cương lĩnh, thành lập lễ nghi, âm nhạc, thảo định độ lượng quyền hành, trông coi lịch độ.

3 Lập Pháp Viện còn là cơ quan trông coi về chính trị và hành chính thiết kế.

4 Lập Pháp Viện từ 20 viên đến 30 viên do Quốc Trưởng sính mệnh.



B CHẤP HÀNH BỘ PHẬN

 c) Hành Chính Viện



1 Hành Chính Viện là cơ quan tối cao thừa hành về chính trị, về hành chính đối nội, đối ngoại, văn và võ.

2 Hành Chính Viện có một Tổng Lý phụ trách với Quốc Trưởng do Quốc Trưởng đề cử, Trung Tâm Hội Nghị đồng ý, trông coi các việc trong viện. Tổng Lý phù bật Quốc Trưởng trên quốc sách và thừa lý các việc, các bộ đặt đại lý một người, các hiệp lý đều do Tổng Lý tiến lên, Quốc Trưởng ủy nhiệm, đó là bán nội các chế.

3 Hành Chính Viện đặt 9 bộ: Dân Chính, Văn Chính, Nội Chính, Không Chính, Ngoại Chính, Vũ Chính, Lộ Chính, Tài Chính, Pháp Chính.

4 Hành Chính Viện hội nghị có các quyền:


a) Đề cử dự toán án.
 b) Đề cử pháp luật án.
c) Đề cử chính sách án.
 d) Đề cử ngoại giao án.
đ) Xử lý công việc cả viện và từng bộ.
e) Ủy nhiệm nhân sự.

5 Dân Chính Bộ trông coi các việc xã hội, giáo dục quốc dân, huấn luyện công dân, tổ chức quốc dân, dưỡng dục quốc dân, y tế, cứu tế, dân sinh, hộ tịch.

6 Không Chính Bộ trông coi các việc kinh tế, quốc doanh, công doanh, tư doanh, quốc dân công trình, công dụng v.v...

7 Nội Chính Bộ trông coi các việc quản trị tỉnh chính, huyện chính, hạt chính, xã chính, quan lại tổng vụ, cảnh sát chính trị, mật vụ v.v...

8 Văn Chính Bộ trông coi các việc văn hóa, giáo dục, hành chính chế thức, lễ nghi, quốc dân xuất bản, tuyên truyền, luật lịch, lễ lạc, phong hóa v.v...

9 Vũ Chính Bộ trông coi các việc quốc phòng, quân chính, lục, hải, không, tiềm, quân huấn, quân pháp v.v... , dân đoàn.

10 Tài Chính Bộ trông coi các việc lý tài, tài vụ hành chính, xuất nhập bảo quản, thuế thu sự vụ, kim dong, tổng viên, kinh lý, kinh kỷ v.v...

11 Lộ Chính Bộ trông coi các việc giao thông, lục bộ, hà giang lộ, hải lộ, thuyền xe, bưu dịch, thông tin v.v...

12 Pháp Chính Bộ trông coi các việc ngục hình, tư pháp, hành chính, tư pháp điều tra v.v...

13 Ngoại Chính Bộ trông coi việc ngoại giao, giao thiệp trú xứ, tuyên truyền, tình báo văn hóa v.v..., kiều ngụ.

14 Hành Chính Viện phải do Quốc Trưởng ban bố mệnh lệnh và pháp luật nhưng mà được quyền phó thự.


d) Quan Chính Viện

1 Quan Chính Viện là cơ quan tối cao thừa hành về nhân sự và cán bộ chính sách của quốc gia.

2 Quan Chính Viện Tổng Lý do Quốc Trưởng tuyển miễn.

3 Quan Chính Viện trông coi các việc khảo thí quan lại, khảo thí tư cách các hậu tuyển viên, dân quyền truất trắc, cán bộ huấn luyện,

trật tự, huân hàm cán bộ, ưu tuất phẩm ngạch v.v...

4 Quan Chính Viện gồm các bộ: Quan Khảo Thuyên Tự, Công Độ, Lại Vụ.

5 Phàm quan lại không thuộc về sinh ngạch đều do bản viện quản lý.



C KHẢO HẠCH BỘ PHẬN

đ) Tư Pháp Viện


1 Tư Pháp Viện là cơ quan tối cao thừa hành về giải thích dẫn dụng pháp luật điều lệ, nghi thức trong quốc gia.

2 Tư Pháp Viện gồm Chung Thẩm Viện là tầng tối cao tư pháp phù bật Quốc Trưởng trên phá án xét hình.

3 Phàm án luật đều từ hạ cấp, sơ cấp, trung cấp, thượng cấp thẩm phán.

4 Tư Pháp Viện trông coi cả dân luật, quan luật, quân luật và hình luật.

5 Pháp quan được độc lập thẩm phán và có pháp luật bảo chướng.

6 Pháp quan không được kiêm nhiệm.

7 Pháp quan được tuyển, có định ngạch theo luật pháp; Quốc Trưởng không có quyền tự tuyển miễn.

8 Chung Thẩm Viện đặt năm viên tối cao pháp quan, một viện trưởng ở trong.



e) Kê Sát Viện

1 Kê Sát Viện là cơ quan tối cao thừa hành về giám sát, thẩm kế, đàn hạch công việc pháp luật, tiền tài và quan lại trong quốc gia.

2 Kê Sát Viện đặt các phân viện toàn quốc.

3 Kê Sát Viện đặt năm cao cấp kê sát viên tổng quản, một viện trưởng ở trong.

4 Kê Sát Viện đặt các bộ: giám sát, thẩm kế và đàn hạch.

5 Ngôn luận trong viện, ra ngoài không chịu trách nhiệm.

6 Kê Sát Viện không được kiêm nhiệm.

7 Kê Sát Viện là định ngạch, y pháp luật tựu chức, Quốc Trưởng

không có quyền tự tuyển miễn.

8 Kê Sát Viện phụ trách với Trung Tâm Hội Nghị.


BÍNH: HÀNH CHÍNH PHỤ CƠ A KHU VỰC


1 Tư Pháp, quân chính, đại học, quan chính v.v... tùy nghi theo đúng quốc phòng và pháp luật phân khu ra toàn quốc để thừa hành chức vụ.

2 Phàm các tư vụ có tính chất toàn thể đều phân khu ra toàn quốc để làm việc cho tiện việc tập quyền.



B TỈNH TRỊ


1 Tỉnh Trung Tâm Hội Nghị là quyền lực cơ quan (tham chính).
2 Tỉnh Trưởng phụ trách với Quốc Trưởng trông coi việc tỉnh, do Quốc Trưởng nhiệm.
3 Tỉnh là liên lạc cơ quan giữa nước với huyện thừa hành mệnh lệnh bên trên và giám đốc tự trị bên dưới.
4 Phàm các việc có tính chất riêng hàng tỉnh, lấy pháp luật định ra do cơ quan tỉnh quyết nghị và thi hành.


C HUYỆN TRỊ

1 Huyện Trung Tâm Hội Nghị là quyền lực cơ quan.
2 Huyện Trưởng do huyện công dân công cử, y pháp luật, do Quốc Trưởng nhiệm.
3 Huyện là trung tầng tự trị cơ quan. 4 Phàm các việc có tính chất riêng hàng huyện, lấy pháp luật định, do huyện cơ quan quyết nghị và chấp hành.


D HẠT TRỊ

1 Hạt Trung Tâm Hội Nghị là quyền lực cơ quan.
2 Hạt Trưởng do Huyện Trưởng đề cử, Tỉnh Trưởng giám cử, Quốc Trưởng nhiệm miễn.
3 Hạt là cơ quan liên lạc giữa huyện với xã, thừa hành lệnh huyện mà giám đốc các xã tự trị.
4 Phàm các việc có tính chất riêng từng hạt, do cơ quan quyết nghị và chấp hành.


E XÃ TRỊ


1 Xã Trung Tâm Hội Nghị là quyền lực cơ quan.
2 Xã Trưởng do xã công dân công cử, Huyện Trưởng giám cử, Quốc Trưởng nhiệm miễn.
3 Xã là đơn vị tự trị cơ quan.
4 Phàm các việc có tính chất hàng xã do xã cơ quan quyết nghị và chấp hành.



ĐINH: CHÍNH TRỊ NGUYÊN CƠ


1 Công dân y pháp luật từ cơ tầng định tư cách truất lạc lên đến thượng tầng, tổ chức lên trung kiên chính trị.
2 Các tầng công dân đoàn tổ chức và công cử lên Trung Tâm Hội Nghị làm đại biểu cơ quan hành xử quyền lực lập pháp.
3 Các Trung Tâm Hội Nghị phải thỉnh mệnh thời thường ở công dân đoàn.
4 Các tầng công dân đoàn thành một dây chuỗi quán xuyến từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới mà hành xử các chức quyền giám đốc lập pháp và lĩnh đạo quốc gia với dân chúng.
5 Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị là lĩnh tụ toàn quốc dân.
6 Toàn xã công dân đoàn chính lại là cơ tầng ý chí và quyết nghị sau rốt của các công việc quân quốc trọng sự.
7 Từ tổ chức và tập hội chương trình, các tầng công dân đoàn do Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị thảo ra và Quốc Dân Công Dân Đoàn Hội Nghị quyết nghị thi hành.
8 Dân tầng trên tiên tức và thăng giáng chính là cái tiềm cơ và hoạt

lực duy nhất của quốc gia, là dẫn đạo của chính trị tổng cơ, nên nước suy thịnh là ở đó.

III PHỤ CƯƠNG

1 Tường tế quy định do phụ trách cơ quan thảo định ra.
2 Chiến thời cơ cấu do Duy Dân cơ năng vẫn được y nguyên mà đối phó có thừa, duy gia trọng và kéo dài hạn của Quốc Trưởng. Lại các lâm thời thế trị tiềm tàng trong văn vũ của chủ nghĩa đó (phàm là quân nhân hiện dịch không được kiêm lĩnh chức quyền chính trị và hành chính trong thời bình, trừ quân sự chức quyền và thời chiến, nhưng mà không phải là quân nhân không có đại biểu trong Trung Tâm Hội Nghị quốc gia, quân nhân hiện dịch lấy đoàn thể mà cử đại biểu đặc biệt vào quốc dân hội nghị, không có quyền cử đại biểu đặc biệt vào các tầng tự trị).
3 Quốc dân toàn tổ huấn do Duy Dân thống nhất chấp hành.
4 Giải thích và thảo cáo Duy Dân tường tế hiến pháp, do Duy Dân Đảng giao quốc dân đoàn quyết nghị thi hành.
5 Một vận từ chính trị tổng cơ, hành chính tổng cơ đến hành chính phụ cơ rồi quy về chính trị nguyên cơ


Nguồn: http://thangnghia.com

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang :Duy Dân Cương Thường
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt