Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net





Giới Thiệu Sách Mới

Văn Hóa Thái Hòa
Việt Nhân




SÁCH MỚI:      VĂN HÓA THÁI HÒA

 

 

Hân hạnh giới thiệu cùng quí bạn đọc bộ sách VĂN HÓA THÁI HÒA

Của Việt Nhân, một thành viên lão thành của An Việt.

 

Việt Nhân chưa có một lần được gặp Triết Gia Kim Định trước khi ngài mất tháng 3 năm 1997 nhưng ông đã có cơ duyên chuyển hóa tất cả sở học của mình để đi tìm con đường cứu nước bằng văn hóa của Triết Gia Kim Định. Hơn ba chục cuốn sách đã được xuất bản của Kim Định, Việt Nhân đã nghiền ngẫm suốt nhiều năm để tổng hợp thành ba cuốn sách lớn của mình giúp các độc giả không có thì giờ đọc hết bộ sách có thể thấu triệt được tư tưởng độc đáo của Kim Định mà Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị Hội Người Việt Hải Ngọai, Giám Đốc Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ phát biểu tại Đại Hội Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngọai tháng 8 năm 1986 tại Hoa Thịnh Đốn như sau :

“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của triết gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang, một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông. Ngày nay tham vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là sẽ dựng xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham vọng này, ông đã cho in hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao ? – Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay Aristote không ? Đã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình”.

Cứu nước bằng văn hóa ? Thật hàm hồ và không tưởng ! Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ điều Đức Thánh Khổng đã nói đại ý: Lầm lẫn về thuốc thì giết một người, lầm lẫn về quân sự giết một đạo quân nhưng lần lẫn về văn hóa giết muôn thế hệ !

Không ai còn nghi ngờ về điều này và Việt Nam chúng ta đã là nạn nhân khủng khiếp nhất do sự lầm lẫn về văn hóa của đảng cộng sản Việt Nam đã rước học thuyết Mác Lê vào tàn phá xã hội và con người đến tận gốc rễ mà không biết đến bao thế hệ nữa chúng ta mới hồi phục được nét đẹp về tâm hồn và lối sống của người Việt Nam trước đây. Ai cũng thấy rõ nhất hiện nay, mới chỉ hơn 30 chục năm, học thuyết cộng sản đã hủy họai con người và xã hội Việt Nam từ tâm hồn đến cách sống đến nỗi anh em không còn muốn nhìn nhau, bạn bè bất tín, xã hội lừa đảo, giáo dục phá sản, kinh tế tan hoang. Nhìn sang tây phương, nhờ khoa học tiến bộ, xã hội phát triển, phẩm giá con người được đề cao nhưng cuộc sống vẫn tha hóa mà JP Sartre gọi là “buồn nôn”.

Làm thế nào bây giờ ? Kim Định đã chỉ cho chúng ta con đường ĐẠO HỌC VIỆT NHONhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh lấy Nhân Trí Dũng làm nền tảng (khác với Tin, Cậy, Mến của Thiên Chúa Giáo – Bi, Trí, Dũng của Phật Giáo – càng khác xa với đạo đức cách mạng của cộng sản … ). Kinh tế lấy BÌNH SẢN làm huớng đi, chính trị lấy Ý Dân là Ý trời, giáo dục lấy tiên Học Lễ hậu Học Văn làm điểm đến.

Qua bộ sách này Việt Nhân đã " Trích " đó đây trong hơn 30 tác phẩm của Kim Định, rồi " Thuật lại " bằng cách xếp lại thành chương mục theo thứ tự sinh thành. Các bài vở đều được ghi thêm các đề mục với chi tiết rõ ràng ở phần Mục lục để giúp cho những ai cần truy cập tài liệu được mau chóng, đỡ mất thì giờ và nhất là để giúp các anh chị em giới trẻ tìm hiểu từng vấn đề cũng như mạch lạc nội tại của nền Văn hoá Tổ Tiên một cách dễ dàng hơn.

Xin quý vị đọc kỹ để có cái nhìn vấn đề phức tạp của con Người và Xã hội một cách đơn giản và rốt ráo hơn. Mong rằng bộ sách " không phải để mua vui " này sẽ giúp độc giả có được môt số điều bổ ích thiết thực cho cuộc sống Con Người Ở Đây và Bây Giờ.

Trân trọng,

VŨ KHÁNH THÀNH

Sách in đẹp, bìa in offset, khổ sách: 8'.1/2.11', dày 1,844 trang

Bán cả bộ 3 cuốn, không bán lẻ,
- Già ủng hộ: 90.00 Mỹ kim
- Giá thường: 80.00 Mỹ kim

Ở xa kèm theo cước phí tuỳ nơi và cách gởi.

Điạ chỉ giao dịch: Ở Cali: Liên lạc với Ông Thành qua e mail:
minhthanh@gmail.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó . Đt: ( 818 ) 360 - 2554.
Ở Houston: Liên lạc với Ông Luân qua email:

kimluan@comcast.net Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó . Đt: ( 832 ) 372 - 0992 ( cell ).


BỘ SÁCH VĂN HÓA THÁI HÒA

I.- Cơ duyên gặp gỡ

Sỡ dĩ có 3 cuốn sách này là do cơ duyên gặp gỡ giữa tôi và Triết Gia Kim Định. Thực ra tôi chưa bao giờ được diện kiến và học với Triết Gia.

Số là sự gặp gỡ bắt nguồn từ Tổ tiên chúng tôi: Tổ tiên trước kia của chúng tôi đã bị bách hại một lần từ thời nhà Lý, lần nữa từ thời nhà Lê, đời chúng tôi là lần thứ ba, cái “ nạn mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé “ này cứ triền miên là nan đề của con Người và Xã hội.

Vì bị bách hại nên ông Tổ họ Nguyễn của chúng ta phải trốn vào chốn hẻo lánh nơi biên giới của hai tỉnh Nghệ Tĩnh, nơi đây Tổ tiên chúng tôi đã chiêu dân lập ấp, xây đỉnh chùa miếu mão, mở trường học, và làng xã đến đời tôi vẫn còn công điền công thổ, nhân dân trong vùng vui sống với hội hè đình đám. . .

Trong thời gian ở quê, vào thời kỳ kháng chiến, khi tôi đã học xong Trung học, tôi có gặp Ông Đặng Thai Mai người cùng xóm ( nhạc phụ của tường Võ Nguyên Giáp ), ông có nói với tôi rằng quê hương ta đã 80 năm Pháp thuộc mà ánh sáng nền văn minh Tây Âu chưa tới nơi được, đến nay mà mình vẫn chưa mất quê ( nước ), mọi sự vẫn như xưa.

Tôi đã tị nạn đến 3 lần. Khi vượt tuyến vào Sài gòn, tôi có nghe đến Giáo sư Kim Định về cuốn “ triết lý cái Đình “, Sứ điệp trống Đồng” . . , nhưng tôi học Khoa học, nên cũng chẳng lưu tâm mấy.

Tổ tiên chúng tôi xưa kia theo Phật giáo, cha ông sau này theo Nho giáo, nay chúng tôi là Kitô giáo, qua các tôn giáo này chúng tôi không tìm ra sinh lộ cho vấn nạn quốc gia dân tộc.

Đến 70 tuổi khi công việc gia đình đã xong, tôi mua được mấy cuốn sách của Triết Gia. Kim Định, càng đọc tôi càng thấy đất nước Văn Lang xưa hiện rõ trên quê hương tôi, và càng đọc tối càng thấy đây là những nan và đáp đề của con Người và đất nước.

Tuy chưa một lần gặp nhau, nhưng nhờ đều đi về nguồn gốc Tổ tiên mà tôi may mắn được gặp Giáo sư Kim Định.

II.- Về 3 cuốn sách

Ba cuốn sách tôi cho ra mắt hôm nay, chẳng phải là cuốn sách của tôi, mà là của Triết Gia Kim Định, tuy tôi có khai triển một số vần đề, nhưng đa số tôi chỉ hệ thống lại theo thứ tự sinh thành của 32 tác phẩm của KĐ, để mong giúp những bạn trẻ nào muốn đi vào nền Văn hóa nước nhà dễ dàng hơn. Nói thực ra cũng chẳng phải của Triết Gia. Kim Định mà Triết Gia chỉ khai quật lại nếp sống của Tổ tiên đại chủng Việt xa xưa đã bị Thời Không vùi lấp, Đức Khổng Tử thì thuật lại nền Văn hóa phương Nam, tức là của Tổ tiên Việt để viết nên Tứ thư Ngũ Kinh, còn Triết Gia Kim Định thì trình bày nội dung đó một cách khác ngắn gọn hơn, nhất là tìm ra Cơ cấu và Nội dung của nền Văn Hóa Tổ tiên. Nhờ cơ cấu này mà từ nay nền Văn hoá Thái hoà không thể bị xuyên tạc như Khổng giáo ( thực ra là Nho giáo ) để trở thành Hán Nho, là thứ Nho bá đạo đã triền miên bách hại nhân dân Việt.

III.- Cơ cấu và Nội dung của cuốn Văn Hóa Đông Nam

Ngày nay chúng ta đã có lối phân tích và tổng hợp để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng khúc chiết rất hợp với những người Duy ly, còn Tổ tiên xưa vì lý trí chưa phát triển nên đã đã trực thị những minh triết về con người và vũ trụ, mới biết dùng lối cơ cấu dựa trên bộ số huyền niệm và đồ hình để giải thích về các vấn đề vũ trụ và nhân sinh. Bộ số này dựa trên nền tảng Ngũ hành. Nền tảng của Ngũ hành là các cặp đối cực, cũng là nền tảng của Dịch Việt ( Tàu không bàn về những vấn đề này ), và Nho giáo được xây dựng trên nền tảng biến dịch đó, gọi là Dịch lý hay Thiên lý.

1.- Ngũ hành: Đồ hình và số độ

Qua Ngũ hành chúng ta có những cặp đối cực chặn Lẽ như sau: 1-2, 1-3, 1-4, 3-2. 3-4, 4- 1, 4 – 3.

2.- Ngũ hành, cơ cấu Không gian, Thời gian và Ngũ sắc

Hỏa Nam

Mộc Thổ Kim Đông Trung ương Tây

Thủy Bắc

Hạ Đỏ

Xuân Tứ quý Thu Xanh Vàng Trắng

Đông Đen

IV.- Bộ số Cơ cấu: 2 - 3 , 5

Bộ số 2 – 3, 5 không phải là những số toán học, mà là những số huyền niệm, mang những ý nghĩa đặc biệt:

1.- Số 2: Thái hòa

Các cặp đối cực là phổ biến trong vũ trụ như số Lẻ /số Chẵn, Tán / Tụ, Trời /Đất, Trai /Gái, Tiên/ Rồng, Âm Dương, Tình / Lý. . .

Trong các cặp đối cực trên thì bộ số 3-2 hay 2- 3 là chênh lệch ít nhất, nên có thể xô đẩy níu kéo nhau để tạo nên thế quân bình động, nhờ thế mà tiến hoá và trường tồn tạo nên cảnh thái hòa. Tỷ lệ cân bằng vài ba ( 2 – 3: 2 đất 3 Trời ) hay Tham thiên lưỡng Địa nhi ỷ số ( 3 Trời 2 đất, 2, 3 là con số co dãn tuỳ từng trường hợp ).Ví dụ như Big Bang ( centrifugal ) và sức hấp dẫn vũ trụ ( universal attraction: centripetal ) luôn được quân bình động mà các thiên thể được treo lơ lửng trên không trung hoài hoài. Số 2 được mang ý nghĩa Thái Hòa . Nho đã công thức số 2 thành Thái cực viên đồ.

Phần màu đen là Âm phần trắng là Dương, trong Âm có Dương , trong Dương có Âm (đó là hình ảnh của một ion ), đó là nền tảng của Dịch.

Phần quan trọng của Dịch là “ Nghịch số chi lý “ : Chân lý ngược chiều, đi ra Thế sự thi phải dùng lý trí, phải Chấp, còn đi ngược về Tâm linh thì phải rủ bỏ lý trí, phải phá Chấp mà đi vào nội Tâm mà cảm nghiệm và thể nghiệm. Muốn hoà hay đạt thế quân bình động thì phải hợp Nội ngoại chi Đạo theo tỷ lệ 3/2 hay Tham thiên lưõng địa.

Âu Tây chuyên về lý trí, nên người ta 25 thể kỷ nay, người ta chưa biết quy Tư.

2.- Số 3 : Nhân chủ

Số 3 là Tam tài : Trời, Đất, Người. Vấn đề quan trọng của con Người là định được vị trí của mình trong vũ trụ.

Nếu bị Trời kéo lên thì con Người bị Trời đè nén, làm nô lệ cho Thần thánh, con người trở nên bé nhỏ chỉ biết nài nỉ cầu xin. Đó là Duy Tâm.

Nếu bị Đất đạp xuống thì hóa ra vật chủ làm nô lệ cho vật chất, mà chống Trời. Đây là Duy vật.

Còn một thứ con người là Duy Nhân, trên đời chỉ biết có mình, chẳng còn Trời Đất nào nữa, con người lại quá to lớn, trên đầu chẳng còn ai? Đây là Duy Nhân.

Khi con người giữ được vị thế cân bằng giữa Trời và Đất thì không Duy Tâm, chẳng Duy vật, cũng chẳng Duy Nhân, mà là con người Nhân chủ, con Người biết cách tự chủ, tự lực và tự cường, đây là một Tạo hóa con tiếp tục công việc sáng tạo của vũ trụ, có khả năng làm chủ đời sống mình gia đình mình và đất nước mình. Đây là vần đề hệ trọng nhất của con Người. Đất nước chúng ta đã thất bại vì không duy trì được vị thế của con người Nhân chủ này.

3.- Số 5 = 2 + 3

Trong đồ hình Ngũ hành trên nếu ta tách 4 ô vuông xung quanh ra thì vị trí 5 cùa hành Thổ trở nên trống không. Số 5 đại diện cho Vô ( hay Tâm linh ), và 4 ô xung quanh đại diện cho Hữu ( Thế sự ). Tâm linh là con đường ngược chiều với lý trí với thế sự ( Dịch nghịch số chi lý ), tức là nguồn Sống và nguồn Sáng, được tượng trưng bằng trục dọc của cặp đối cực Thủy Hỏa. Thuỷ là nguồn gốc của vạn vật, cũng là vật chất, còn Hỏa là Lửa, tức là năng lượng, là ánh sáng, theo Louis de Broglie thì ánh sáng vừa được truyền đi theo làn sóng vừa theo đường thẳng của photon , ta có thể xem như làn sóng như nguồn Sống Yêu Thương và ánh sáng truyền theo đường thẳng như Lý công chính.

V.- Cuốn I : Nền Văn hóa Đông Nam

Theo cơ cấu Ngũ hành thì số 3 ứng với vị trí phương Đông, số 2 ứng với phương Nam, nền Văn hóa có cơ cấu 2- 3 được gọi là nền Văn hoá Đông Nam.

Ý nghĩa của bộ số huyền niệm 2 – 3, 5 là Thái hòa, Nhân chủ và Tâm linh.

Đây cũng là nguồn gốc của Tứ thư ngũ kinh, của Luân thường Đạo lý. Hán Nho không nắm được số 2, và số 5 nên Luân lý chỉ còn lại cái vỏ quê mùa lạc hậu..

Còn Triết lý An vi là lối sống theo lối “ Thực nhược hư, hữu nhược vô “, nhận biết mọi sự biến đổi không ngừng, có mà như không, không mà lại có, khi sống trong đới biết cách Chấp và phá Chấp được cân bằng động thì cuộc sống có phong thái an vi, đời sống sẽ như gió thoảng trên không, như nước chảy lững lờ dưới suối.

Nói tóm lại nền Văn hóa này có khả năng lập được mối liên hệ Hòa khắp mặt, nên gọi là Văn hóa Thái hòa:

1.- Trong con Người là Hòa Tình với Lý ( Tình /Lý là cặp đối cực. Tiêu chuẩn Hòa của cá nhân: Ngũ thường )

2.- Trong Gia đình là Hoà giữa Vợ và Chồng, Cha mẹ với con cái. ( Tiêu chuẩn Hòa trong xã hội: Ngũ luân ).

3.- Trong Xã hội là Hòa giữa Nhân dân và chính quyền bằng cách thiết lập các cơ chế xã hội làm quân bình được các đối cực trong các cơ chế như Nhân quyền và Dân quyền trong Chính trị, như Thành Nhân và thành Thân trong Giáo dục, Công hữu và Tư hữu trong Kinh tế, Dân sinh và Dân trí trong Xã hội.

4.- Trong thế giới là “ Tứ hải giai huyng đệ “

5.- Trên cấp siêu hình là Hòa giữa Hữu và Vô.

Đây là Việt Nho là Nho bắt nguồn từ Việt, là triết lý Nhân sinh, vừa triệt thượng và triệt hạ. Triệt Thượng để biết rõ quan niệm động của vũ trụ, biết đường trở về với nguồn Tâm linh, hầu un đúc Đạo Nhân tức là Tình Người và lý công chính, và triệt hạ là ra Thế sự, tìm hiểu nhân sinh quan, hầu biết cách đáp những nhu yếu thâm sâu của con Người nơi đây và bây giờ, đó là Thực, Sắc, Diện. Nhờ đó mà con Người được phát triển toàn diện, giúp con Người có đủ điều kiện để luyện Đức Trí hầu biết cách ăn ở Hòa với nhau cho được hạnh phúc. Sống Hài hòa được Nhân Trí thì đạt Đức Dũng. Nhân, Trí, Dũng là Tam cương của nền Văn hoá Thài hòa.

VI.- Cuốn II: Văn Hiến Việt Nam

Những nền tảng của Văn Hoá Đông Nam đều có nơi các Điển chương Việt. Cuốn Văn Hiến Việt Nam có hai phần: phần Văn và phần Hiến.

1.- Phần Văn

Gồm các Kinh sách Vô Tự và Hữu tự.

Kinh Hữu tự gồm các sách Sách Ước có 5 trang, 3 trang trống không, còn 2 trang Hỏa Mộc, tức là bộ số 5, 2 – 3. Gậy Thần gồm 9 đốt , ai biết bấm vào số 5 thì biết được cả sinh lẫn tử, số 5 là hành Thổ.

Cây Việt tức là phủ Việt, trên có 2 Giao Long dưới có 3 người mang lông chim hay 3 con nai chà, và trống đồng là bản tóm lược nền Văn hoá Thài hòa Đông Nam.

Kinh Vô tự có cái Trống, cái Đình, cái nhà sàn, cái nhà 3 gian 3 chái, cái giếng Việt ( khung Ngũ hành ) , nhất là kinh Dịch có 5 giai đoạn:

Trước hết là huyền thoại Lưỡng hợp như Tiên Rồng , Ông Cồ bà Cộc. . à

Giai đoạn hai là Dịch Phục Hy với hai gạch Liền và đứt

Giai đoạn 3 là Dịch Đại vũ: Cưủ đỉnh với số 9

Giai đoạn 4 là Dịch văn Vương có lời Hào từ của 64 quẻ

Giai đoạn 5 là Dịch Khổng Tử với Thập dực ( Lời treo )

3 giai đoạn trước thuộc Việt tộc.

Nói tóm lại ta có 5 loại đồ án hay 5 biểu tượng:

1.- Tiên Rồng

2.- Cây Việt với bộ số 2 -3 , trên 2 giao long dưới 3 người mang lông chim hay 3 hươu chà.

3.- Sách Ước vói bộ số 5 – 2 ( cuốn sách có 5 trang trắng, 2 trang Hỏa Mộc

4.- Gậy Thần vối số 9 ( vòng Trong vòng Ngoài )

5.- Trống Đồng là bảng tóm tắt của nền Văn hóa thái hòa.

Như vậy Việt Nam có vô số bộ số Huyền niệm 2 – 3, 5.

Bây giờ ta có thể kiểm chứng được các bộ số đó cũng như ý nghĩa của chúng trong 5 điển chương Việt, thì mới có thể kết luận là VN có văn hoá. Ta lần lượt đi vào các điển chương:

1.- Điển chương I là Huyền thoại: 15 huyền thoại được gọi là Kinh Hùng

2.- Điển chương Làng xã.

3.- Điển chương Trống Đồng: các diễn đề trên Trống diễn tả hết những đặc tính của nền Văn hoá Thái hòa.

4.- Điển chương Trung Dung là Nho đúc kết các diễn đề Thái hòa trên Trống Đồng.

5.- Điển chương Kinh Dịch. Nền tảng là hai vật biểu Tiên Rồng, đây là Thiên lý.

2.- .- Phần Hiến

Là những nhân vật sống theo nền Văn hoá trên đã hy hiến thân tâm cho đất nước, kể từ khi lập nước cho đến nay.

Do đó Việt Nam mới được nhà Minh tặng danh hiệu “ Việt Nam văn hiến chi bang “

VII.- Cuốn : Đạo Lý Xử Thế

Đạo Lý Xử Thế là cách ăn ở theo Đạo lý Tổ tiên xưa, Đạo lý đây là Dịch lý cũng là Thiên lý. Vì con Người từ Trời tới nên cái Tâm cũng mang theo Thiên lý. Khi con Ngưởi có Tâm đạo cao rộng thì mới mong xử thế theo đúng cung cách Tình người.

Trên thế giới này đại khái có ba lối sống:

Lối sống Diệt Dục là lối sống Xuất thế, phải khắc kỷ để chuyên về đời sống Tâm linh để tìm cách giải thoát khổ đau. Đây là cuộc sống khiếm dụng nên mất sinh thú

Còn lối sống Đa Dục thì ngược lại phải Nhập Thế khám phá vũ trũ vật chất để nâng cao đời sống Vật chất và tinh thần để đáp ứng nhu cầu của con Người càng nhiếu càng tốt. Đây là cuộc sống có nhiều lạm dụng, nên gây ra nhiều nan đề cho xã hội.

Lối sống của Tỗ tiên là lối sống Quả Dục tức là Lưỡng Thê, là lối sống chiết trung giữa hai đối cực Diệt Dục và Đa Dục, nghĩa là vừa thỏa mãn phần nào của cái dục trong những nhu cầu cần thiết để cho con người phát triển toàn diện, mặt khác cũng biết tiết chế mọi sự để tránh sự lạm dụng.

Nói tóm lại nếp xử thế của Tổ tiên là “ Chấp kỳ lưỡng đoan “, tức là là lối sống hai chiều “ Phải Người phải Ta “ để mong lập mối liên hệ Hòa.

Từ quan điểm đó chúng tôi mạo muội đem cái Tinh thần Hòa đó để soi sáng những nan đề của con Người và xã hội để tìm ra một Chủ đạo chung cho quốc gia cũng như những tiêu chuẩn chung để giúp cho các cơ chế xã hội được quân bình, hầu mong phúc lợi cho toàn dân. Có làm quân bình được mọi cơ chế cũng như mọi lãnh vực của đời sống con người thì mới mong có một thế giới Hòa bình.

VIII.- Kết luận.

Tóm lại Cuốn I là nền “ Văn Hóa Đông Nam “ của đại chủng Việt tức là nền Văn Hóa chung cho Đông Nam Á có gốc từ nền văn hoá Hòa bình, nhưng nay tất cả đã bỏ Tên Việt ( Yue people ), chỉ còn Việt Nam còn cưu mang, tuy Cơ cấu và nội dung của nền Văn Hóa thì Việt Nam cũng còn, nhưng đã mất ý thức, nên chưa vươn lên được.

Nền “ Văn hoá Đông Nam “ cũng như “ Văn hiến VN “ là nền Văn hóa mang tính chất“ khoan nhu dĩ giáo , bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tư cư chi.. “ mà Đức Khổng Tử đã thuật từ Nghiêu Thuấn là nền Văn hoá nông nghiệp của phương Nam của đại chủng Việt. Đối lại nền Văn hoá của Tàu cùng gốc, tuy có nhiều điểm đại đồng, nhưng có tiểu dị là từ “ Khoan nhu “ bị xuyên tạc thành “ Bạo động “ , từ lấy dân Làm gốc, lại tôn quân, tôn bạo lực để Dĩ cường lăng nhược “ và bành trướng. Đấy là thảm họa ngàn đời của Việt Nam.

Nền Văn Hiến Việt Nam được ví như một cây Văn hóa, có 3 rễ chính là Thực, Sắc, Diện, thân có 3 cành : Thái Hòa, Nhân Chủ và Tâm linh, còn hoa trái là nếp sống “ Thực nhược hư, hữu nhược vô: xem mọi sự có không, không có “ nên có phong thái An vi.

Nét song trùng Lưỡng hợp tức là Dịch lý xuyên suốt mọi lãnh vực của Văn Hóa, khi hành xử đúng theo “ Chấp kỳ lưỡng đoan “ thì đạt trạng thái Hòa. Nền Văn hoá công hiến cho ta một lộ đồ Tu, Tề, Trị, Bình , mà không có nền Văn hóa nào sánh kịp cũng như một Chủ đạo Hòa vô song.

Nhờ tính chất triệt Thượng và triệt Hạ , mà ta có cái nhìn thấu triệt nan đề của con Người và đất nước.Nan đề của con Người là Bất Nhân và Xã hội la Bất Công.

Dựng Nước và giữ nước

Vì bỏ đời sống Tâm linh tức là đường về nguồn để un đúc tình Người nên phần nào trở lại nếp sống lang sói, đàn áp, bóc lột, giết nhau tạo ra cảnh bất công xã hội. vậy muốn mưu hạnh phúc cho con Người thì con Người phải tu thân để giúp nhau ăn ở “ Phải Người phải Ta “ với nhau, và phải lập các cơ chế xã hội cho được quân bình để lập mối hòa toàn diện.

Xã hội chúng ta ngày nay đang bị lâm trọng bệnh, con người mất hết nội lực, ( thiếu Đạo Nhân ) cũng mất hướng đi ( thiếu Đức Trí ), tiền vàn phải xây dựng lại con người Nhân chủ và thiết lập lại cơ chế xã hội cho được cân bằng. Việc tiên quyết là phục hoạt lại văn hóa Tổ tiên để có Chủ đạo Hòa để đoàn kết toàn dân mà vùng lên vực dậy .

Việt Nhân

LỄ RA MẮT SÁCH

(Tác giả Việt Nhân sẽ ra mắt ba cuốn sách này trong cuộc Họp Mặt Văn Hoá tại trường Đại Học San José vào ngày 9, 10, 11 tháng 9 - 2010)

Ban Tổ Chức Tuần Lễ Văn Hoá ViệtNam

PHONG-CHÂU MỞ HỘI TIÊN-RỒNG

Trong Các Ngày 11, 12 và 18 Tháng 9 Năm 2010

Tại Trường San José State University,

Downtown San José, California - USA

image: Tower Hall

Trân trọng kính mời đồng bào
Nguồn: http://www.anviettoancau.net



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc





                                                                   NHẤT LÃM VỀ  BA CUỐN

                                                   VĂN HÓA THÁI HÒA


 



                                                A.- Cuốn Văn Hóa Đông Nam

 

                                                           I .- Phần Cơ cấu

Nhờ đi vào Huyền sử qua ngành Tâm lý miền sâu mà tìm ra tiềm thức Cộng thông của nhân loại.  Người ta đã tìm ra ba sơ nguyên tượng ( prototype ) nền tảng:

            1.-  Sơ nguyên tượng thứ nhất: Tình yêu bao la của người Mẹ, ( Nguyên lý Mẹ: Nguồn Tình  ),

            2.- Sơ nguyên tượng thứ hai:  Tình Nghĩa thắm thiết Vợ chồng  (Đại Đạo Âm Dương hoà ).

            3.- Sơ nguyên tượng thứ ba: Mối giao liên xử thế Hòa trong Xã hội. Nhờ đó mà nhận ra thời Huyền sử là thời sáng tạo của Văn hoá.

 

Cũng nhờ đi vào Cơ cấu luận mà tìm ra mối nhất quán trong nền Văn hoá Việt, đó là nét Lưỡng nhất  ( Nhất nguyên lưỡng cực: Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương; 2 – 1: Hai mà Một   ) tức là sợi chỉ hồng xuyên suốt các cặp đối cực của nền Văn hoá, đó là Dịch lý.

 Nhờ đó mà tìm ra phần cơ cấu tức nền tảng của nền Văn hoá. Phần cơ cấu của nền Văn hoá giống như floor plan của ngôi nhà, nếu đã có floor plan thì ngôi nhà có thể xây cao hay thấp mà không thể thay đổi nền tảng được.

            Đây là phần độc đáo của công trình T.G Kim Định

                                                               

                                                                  Hỏa  2  NAM

                                                                         

                                         ĐÔNG  Mộc  3 Thổ 5 Kim 4

                                                                          

                                                                      Thuỷ  1

 

                                              Đồ hình và số độ của Ngũ Hành

 

Theo Ngũ hành  thì Đông  thuộc Mộc, có huyền số là 3, Nam thuộc Hỏa có huyền số là 2,  2 + 3 = 5.    Huyền số 5 thuộc Thổ . Đây là cơ cấu ( 2- 3, 5 ) của Nền Văn hoá Đông Nam, tức là nền Văn hoá của Bách Việt vùng Đông Nam Á.

2 là hai đối cực như Tiên / Rồng, Âm / Dương, hai đối cực này xô đẩy níu kéo nhau đạt thế quân bình động như thở Vào thở Ra, như sứcLy Tâm và Quy Tâm giúp các Thiên thể đạt thế quân bình động treo lơ lửng trong không gian, cũng như Thân cành Cây mọc lên, rễ đâm xuống mà tồn tại và phát triển. Đây là chân lý ngược chiều, căn nguyên của  sự tiến hoá  và trường tồn nhờ đạt thế quân bình động.

Để tổng quát hóa, Nho gọi là “ Đại Đạo Âm Dương hoà “ hay “ Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương “

Ta có thể tìm bộ cơ cấu này trong nền Văn hoá Hoà Bình: Thần Tanê ở biển Thái Bình Dương lên thăm kho Trời được ban cho 3 thúng khôn  ( Nhân hay Tình ) và 2 thúng quyền lực ( Trí hay Lý ). Và 2 +3 = 5  ( Tâm linh: nguồn yêu thương và Lý công chính ) .

Đây là nền tảng hay cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam, mà Đức Không chưa tìm ra, nên Nho giáo bị xuyên tạc thánh Hán Nho.

 

                                                     II.- Nội dung

Nội dung của Nền Văn Hoá: Ý nghĩa của các Huyền số

   2 là chân lý ngược chiều ( đối cực ) của Dịch Lý, ta có hệ quả là Tiến hoá và Thái hoà.

   3 là Nhân chủ, con Người Nhân chủ, Tự lực, tự cường, không duy Tâm và duy Vật.

   5 là Tâm linh tức là Đạo : nguồn mạch của Nhân Trí, sống hài hòa theo Nhân Trí thì đạt đức Dũng.

Con người biết sống theo Nghịch lý tức là Dịch lý thì có thể tự chủ nhờ tự lực tự cường nên có thể làm  chủ vận hệ mình gia đình mình và đất nước mình.

Muốn được thế thì con người phải  đi về nguồn Tâm linh để tu dưỡng Nhân, Trí, Dũng

 

                             III.- ĐặcTính của nền Văn hoá: Thái Hòa

            1.- Trong mỗi cá nhân là Hoà giữa Tình và Lý: Tinh Lý tương tham

            2.- Trong gia đình là Hoà giữa Vợ chồng, Cha mẹ và con cái và Anh chị em với nhau qua Tình Nghĩa: Tình là lòng yêu thương kính trọng nhau, Nghĩa là ăn ở công bằng với nhau,

            3.- Trong Xã hội là Hoà giữa Nhân dân và Chính quyền qua sự quân bình giữa Nhân quyền và Dân quyền.

            4.- Trên thế giới là mối tình Huynh đệ phổ biến.

            5.- Trên cấp siêu hình là Hoà giữa Hữu vi và Vô vi mà An vi.

 

Khi con người biết sống hài hoà giữa hai đời sống Thế sự và Tâm linh  thì được Phong Lưu. Phong là gió thoảng trên Trời, Lưu  là giòng nước lửng lở trôi dưới suối ( Đất ), khi đó con người được an nhiên tự tại nên thật sự hạnh phúc.

 

                                               B.- Cuốn Văn hiến Viêt Nam

Việt Nam muốn là một “ Văn hiến chi bang “ như vua nhà Minh phong tặng thì phải chứng minh được là có Văn và có Hiến. Văn là sách vở, Hiến là những nhân vật anh hùng hào kiệt sống theo tinh thần văn hoá đó, đã hy hiến Thân Tâm để xây dựng và bảo vệ nước được gần 5000 năm.

( Người Tàu và nhiều người Việt cho rằng Việt Nam không có Văn hoá vì không có Văn tự. Ta phải chứng minh là không những có mà còn có Văn siêu việt nữa. và Hiến thì  “ Hào kiệt đời nào cũng có “

                                                    I.- Phần Văn

Tuy phần sách vở không có Tứ thu ngũ Kinh, như của Tàu, vì Tổ tiên Việt  đã hình thành ra cơ cấu của nền Văn hoá chưa kịp công thức hoá, đã  bị các chính quyền Du mục Tàu liên tiếp thôn tính và cướp mọi thứ nhất là Văn hoá, họ công thức hóa, sau đó là xuyên tạc làm cho sa đọa. T. G. Kim Định đã đào xới qua lớp bụi Không và Thời gian, gạn lọc và hệ thông lại thành Việt Nho và triết lý An vi, đó là nền Văn hoá Thái hoà. Tuy không có nhiều sách, nhưng phần cơ cấu thì chủng Việt có đến 5 lâu đài Văn hoá.  Có nền tảng này thì không những nội dung được viết ra rất phong phú và nhất là không thể bị xuyên tạc như trường hợp Nho của Khổng Tử. 

           

                                                     Năm lâu đài văn hoá:

            1.- Tiên Rồng  gặp nhau trên cánh Đồng Tương tức là Đại Đạo Âm Dương hoà

 ( 2- 1 ): Nguồn gốc của Dịch lý .

            2. Cây Phủ Việt : Phần trên có 2 giao Long cài hoa kết hoa

                                         Phần dưới có 3 người mang lông chim, hay 3 con nai chà.

            2.- Lạc Long quân xuống thăm Thủy phủ, nhận được cuốn sách có 5 trang: 3 trang trống không, còn 2 trang là Hoả Mộc ( Nam: 2, Đông: số 3 ).  Sách có bộ số 2 -3 , 5

            4.- Trống Đồng: quảng diễn nền Văn hoá Thái hòa

            5.- Kinh Dịch. nguồn gốc của nền Văn hoá  ( Việt Dịch )

 

                                       II.- Phần kiểm chứng

Cần đi sâu vào 5 điển chương Việt để xem Việt Nho và triết lý An vi có cơ cấu và nội dung như nền Văn hoá Đông Nam chăng? Thưa: Không những có mà còn phong phú nhất.

            1.- Điển chương thứ nhất là Huyền sử: Xem Kinh Hùng.

            2.- Điển chương thứ hai: Làng xã, Ăn, Mặc, Nói, Làm, Sinh hoạt, Phong tục tập quán. Lễ lạy. . .

            3.- Điển chương Trung Dung với 3 chữ Chí Trung Hoà

            4.- Điển chương thứ tư: Trống Đồng quảng diễn 3 chữ Chí Trung Hoà của Trung Dung.

            5.-  Kinh Dịch ( Việt Dịch ): Nguồn gốc của Nhân chủ ( Tiến hoá), Thái hoà, Tâm linh.

 

                                       III.- Phần Hiến: Nhân Vật

Như Cụ Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo

                 Tuy cường nhược có khác nhau, nhưng hào  kiệt thì đời nào cũng  có.

Từ thời Huyền sử tới giai đoan Lịch sử, ta thấy Việt Nam bao giờ cũng  có những anh hùng hào kiệt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

                                     IV.- Phần Tổng hợp Đông Tây Kim Cổ

Vì bị nạn “ Dĩ cường lăng nhược “ của kẻ thù phương Bắc cũng như Thực dân phương Tây, Dân tộc Việt đã lãng quên nền triết lý nhân sinh  Thái hoà, nên bị phân hoá trầm trọng như ngày nay.

Qua nền triết lý nhân sinh này ta có thể tìm ra:

            1.- Một chủ đạo Hoà để đoàn kết toàn dân

            2.- Phương pháp vi nhân để xây dựng con người Nhân Chủ

            3.- Phương pháp xây dựng các Cơ chế xã hội quân bình để tiến bộ và trường tồn

Đó nlà những yếu tố để xây dựng một xã hội Hoà bình.

 

                                              C.- Cuốn Đạo lý Xử thế

T. G. Kim Định đã nói: “ Đạo mất trước Nước mất sau “, cho nên muốn cứu nước thì chúng ta phải đem Đạo ( Nhân đạo: Đạo lý làm người ) vào Đời  ( Đời loạn vì vô luân ) .

Mọi tôn giáo cần phải đại kết để cùng mọi thành phần dân tộc phục hoạt lại nếp sống Hòa với nhau, cùng nhau đi vào lòng dân tộc, tìm cách phục vụ con Người  và xây dựng các cơ chế xã hội tương đối công bằng để xây đời sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, chứ không đi ngược lại.

 Một mặt, chúng ta chống mọi thứ văn hoá “ Hung tàn và Cường bạo “ của Bắc phương của CSVN cũng như bất cứ nền Văn hoá nào đi theo con đường:  “ con Người Bất Nhân và Xã hội bất Công “ . Mặt khác chúng ta xây dựng  nền “ Chí Nhân và đại Nghĩa “ toàn Dân để xây dựng con Người và Cơ chế xã hội hầu mưu hạnh phúc cho mọi người.

 

Việt Nhân





Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Giới Thiệu Sách/ Văn Hoá Thái Hoà
www.vietnamvanhien.net

Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt