www.vietnamvanhien.org
 www.vietnamvanhien.net




Đi t́m dấu tích cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Hơn 100 năm đă trôi qua, nhưng nói đến Bắc Giang, nói đến Yên Thế không ai là không biết đến cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân nông dân do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lănh đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa cuối cùng và cũng là lớn mạnh nhất, khiến thực dân Pháp đau đầu nhất diễn ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Ngay tại Phồn Xương, bên cạnh bức tượng lớn Hoàng Hoa Thám vẫn c̣n ghi một câu nói nổi tiếng của ông: "Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng"
(thư Đề Thám gửi quân Pháp trong trận Hố Chuối - ngày 22.12.1890).

Minh Quang - Đức Hoà


Đường từ thành phố Bắc Giang đi về Yên Thế (khoảng 30 cây số) bằng ôtô khá dễ dàng. Nhưng theo các cụ cao niên ở Yên Thế c̣n nhớ lại được th́ ngày trước vùng Yên Thế kéo từ Cao Phong vào đến Phồn Xương rừng núi cực kỳ rậm rạp, hoang vắng, chỉ có duy nhất một con đường độc đạo là đi được vào nơi đây. Hoàng Hoa Thám đặt một trạm canh gác trên núi (nay vẫn c̣n dấu tích đặt trong chùa Lèo). Từ Hố Chuối vào đến Phồn Xương là nhiều lũy canh cũng như hào thành để chiến đấu chống lại quân Pháp. 

 

Đồn Phồn Xương - căn cứ một thời là nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp.

Di tích đồn Phồn Xương
Vào đến trung tâm huyện Yên Thế, chúng tôi có cảm giác như sống lại hơi thở khói lửa của hơn 100 năm trước với những cái tên phố Hoàng Hoa Thám, phố Bà Ba (bà Ba Cẩn, vợ ba Hoàng Hoa Thám) hay đường Cả Trọng, Cả Dinh (các con của Hoàng Hoa Thám)... Ngay giữa trung tâm huyện lỵ Yên Thế, trong khu quần thể di tích cuộc khởi nghĩa là một bức tượng lănh tụ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đứng uy nghi.

Đứng từ đây, chúng tôi có thể nh́n thấy đồn Phồn Xương được đắp bằng đất, sừng sững. Đồn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng vào năm 1892, trấn giữ con đường độc đạo để đi vào căn cứ của nghĩa quân. Bây giờ th́ đồn luỹ này không phải nằm khuất sau rừng cây rậm rạp để che tầm mắt địch nữa mà nó gần như lộ thiên. Một con đường độc đạo nối từ phía ngoài đường chính, bắc qua một cái hồ nước và theo như lịch sử c̣n lưu lại th́ sau khi tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp đă cho san phẳng đồn Phồn Xương. Sau này người ta mới cho dựng lại và phục chế y như ngày xưa.

Phía sau đồn Phồn Xương là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân Đề Thám. Ông đă cho xây dựng ở khu vực này một bát quái trận với nhiều đồn lũy thông nhau. Phía sau đồn Phồn Xương vẫn c̣n một cái xóm mà gần đây đă được đổi tên thành phố gọi là phố Bà Ba. Tương truyền, ngày trước chính chỗ này là nơi ở của bà Ba Cẩn - vợ ba Hoàng Hoa Thám, người vợ mà ông yêu thương nhất, cũng là một tướng tài của cuộc khởi nghĩa.

Khoảng cuối những năm 80, con gái của cụ Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Thế có về đây, đứng ở chính xóm này thắp hương cho vong linh của cụ Đề Thám. Lịch sử c̣n ghi lại bà bị Pháp bắt cùng với mẹ (bà Ba) trong trận Pháp đánh vào Phồn Xương năm 1907 và bị đày sang đảo Guam (thuộc địa của Pháp) lúc bà mới có 6 tuổi. Trên đường đi, mẹ của bà đă nhảy xuống biển tự vẫn, c̣n bà lúc đó quá nhỏ vẫn bị đày tiếp. Sau hàng chục năm sống ở Pháp, lấy chồng Pháp có con cái, bà vẫn nhớ về quê cha đất tổ và xin về Việt Nam để sống (nhiều năm bà vẫn sống trong một căn hộ ở khu tập thể Văn Chương, Hà Nội). 

Khi bà Thế mất, mộ của bà được đặt ở đây. Chúng tôi lặng người khi đứng trước ngôi mộ của bà, trên tấm bia mộ chỉ ghi ḍng chữ thật giản dị: "Bà Hoàng Thị Thế, sinh năm 1901, mất 9.12.1988". Như vậy, sau biết bao thăng trầm của lịch sử, bà lại trở về với mảnh đất thiêng liêng. Mộ của con gái Hoàng Hoa Thám th́ nằm đây, nhưng c̣n mộ của ông?

Mộ Hoàng Hoa Thám ở đâu?

 

Đền Thề, nơi nghĩa quân làm lễ xuất quân đánh Pháp vẫn được giữ nguyên vẹn.

Một tài liệu của Pháp ghi: "Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Đề Thám cùng vài thuộc hạ rút về Hố Nẩy, nhưng có 3 thuộc hạ của cánh quân Lương Tam Kỳ gặp cụ, chuốc cho cụ uống rượu say, rồi giết chết cụ. Pháp bêu đầu cụ ở Nhă Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng". Hiện ở Hố Nẩy vẫn c̣n một ngôi mộ mà người ta nghi là mộ của Đề Thám. Nhưng vẫn c̣n một thuyết khác cho biết cụ không bị giết mà cụ đă hoá thánh. Sau này bà Hải (người giúp việc cho bà Hoàng Thị Thế) đă thuê một số nhà ngoại cảm t́m mộ của cụ Đề Thám nhưng vẫn không t́m thấy.

Có khá nhiều người Pháp đă lặng lẽ đến đây, đứng rất lâu trước đồn Phồn Xương và trước những di tích c̣n sót lại của cuộc chiến... Có thể họ là hậu duệ của những lính Pháp đă từng tử trận tại Yên Thế, họ muốn t́m lại những chứng tích của một thời đă xa và khi đứng đây họ sẽ hiểu được cuộc chiến mà cha anh họ đă tham gia thật vô nghĩa biết bao.

Đi t́m di tích ao Ḅ, đồi Tăngxê
Khi đến Phồn Xương, chúng tôi được anh Hồng, dân bản địa cho biết, muốn t́m di tích của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám th́ phải t́m theo địa danh, có nghĩa nhiều nơi vẫn c̣n được đặt theo sự kiện của cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám như đền Thề (nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề trước trận đánh với Pháp) hay đồi Tăngxê (nơi nghĩa quân đào rất nhiều hào giao thông) và chúng tôi không quên đi t́m di tích của ao Ḅ, nơi mà theo tương truyền được nghĩa quân giết ḅ khao quân trước mỗi trận đánh. Vượt qua thành lũy khá cao của đồn Phồn Xương, nơi có thể nh́n bao quát một thung lũng xanh mướt cây lá, chúng tôi đi t́m di tích ao Ḅ.

Người ta kể rằng khoảng năm 60, ao Ḅ vẫn c̣n rộng lắm, nghĩa quân đặt ở đây một phiến đá to như cái phản để giết ḅ, khao quân. Chúng tôi đứng cạnh ao Ḅ và cảm thấy không khỏi ái ngại v́ bây giờ di tích ao Ḅ chỉ c̣n là một cái hố nông choèn với tí nước c̣n sót lại. Phiến đá to ngày xưa cũng đă bị lấp mất (hoặc lấy mất). Một ruộng rau muống khá to bên cạnh đang lấn dần và theo đà này, chỉ sau ít năm nữa ao Ḅ sẽ biến mất hẳn. 

Một di tích thật đẹp, thật sống động như vậy mà mất đi quả thật là phí. Người ta đă san lấp gần hết các hào tăngxê ngày xưa và trồng lên cả một rừng nhăn. Trước đây đoàn làm phim "Thủ lĩnh áo nâu" khi về đây làm phim có đào lại một số đoạn hào, nhưng nguy cơ chẳng c̣n một chút chứng tích nào rất có khả năng xảy ra. 

Đứng trên đỉnh đồi, có thể phóng tầm mắt nh́n bao quát ra cả một dải Yên Thế. Đúng là cụ Đề Thám có một tầm nh́n thật xa khi chọn nơi này làm căn cứ kháng Pháp. Từ đây có thể chi viện dễ dàng cho đồn Phồn Xương, mà chỉ duy nhất có một con đường độc đạo. Nếu chẳng may đồn thất thủ, Pháp chỉ có thể phơi ḿnh ra trên một khoảng trống lớn trên cánh đồng để nghĩa quân tiêu diệt mà không thể tấn công sâu vào bên trong căn cứ của nghĩa quân.

Một tiềm năng thật quư giá
Trở về qua khoảng ruộng của lăo nông Nguyễn Văn Chức, năm nay 72 tuổi, chúng tôi được ông mời vào uống nước. Ông Chức cũng sống ở xóm Bà Ba này từ năm 45, nơi mà theo ông kể: Hồi ấy rừng ở đây c̣n rậm rạp, c̣n cả thú rừng và cướp rất nhiều. Ông cũng hiểu rằng ḿnh đang sống trên mảnh đất đầy truyền thống yêu nước và phải giữ ǵn, nhưng ông nói với vẻ e ngại: Ngay như ông cũng chẳng hiểu ǵ nhiều lắm về lịch sử cuộc khởi nghĩa Đề Thám, nói ǵ đến con cháu. Quả thật, khi chúng tôi hỏi mấy đứa cháu của ông về cụ Đề Thám, chúng chỉ cười.

Đứng dưới bức tượng Đề Thám uy nghi chúng tôi có cảm nghĩ như ḿnh đang được ngắm nh́n một bức tranh tổng thể, thật bi hùng về cuộc khởi nghĩa. Chính ở đây có thể dựng lại gần như nguyên bản bức tranh của cuộc khởi nghĩa với con đường độc đạo, trạm gác, với tiếng vó ngựa, thành lũy... thậm chí cả trang phục thời ấy, chắc chắn sẽ là một di tích có một không hai c̣n lại, có thể làm được. Những cuộc khởi nghĩa kháng Pháp hồi ấy như của Phan Đ́nh Phùng, Đốc Ngữ, Nguyễn Thái Học... đến nay di tích gần như không c̣n ǵ. Có lẽ c̣n lại một cách đầy đủ nhất là những di tích của cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám. Nhưng rất tiếc mọi thứ vẫn đang chỉ là đề án...

Chúng tôi thử đặt vấn đề này với ông Dương Hồng Cơ - Trưởng pḥng VHTT huyện Yên Thế, một trong những người đang chịu trách nhiệm xây dựng đề án khai thác tiềm năng Yên Thế. Ông Cơ cho biết: Tỉnh và huyện đang tích cực xây dựng trung tâm này thành một quần thể di tích lịch sử, trung tâm văn hóa và du lịch không những cho Bắc Giang mà c̣n cho cả nước. Nhưng ngặt một nỗi là kinh phí. Ông Cơ cho biết: Từ Hà Nội đi lên đây chỉ hết khoảng 2 tiếng đồng hồ. Yên Thế lại có phong cảnh hữu t́nh với rất nhiều đồi, núi trùng điệp xen lẫn hồ nước trong xanh, vừa tốt để làm du lịch vừa có thể tắm ḿnh trong lịch sử.

Chúng tôi cũng đă cất công thử đi t́m những hậu duệ của nghĩa quân ngày trước, nhưng h́nh như chẳng c̣n mấy ai. Rồi những hiện vật c̣n lại như súng ống, mă tấu, gươm, giáo... cũng chẳng c̣n lại bao nhiêu. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể phục chế lại được. Cái quan trọng là quyết tâm. Trên đường trở về chúng tôi cứ trăn trở măi với câu hỏi: Đến khi nào th́ việc khai thác tiềm năng lịch sử văn hoá ở đây mới trở thành hiện thực?

Nguồn: Báo Lao động xuân Ất Dậu 2005

Nguồn: http://www.chuyenluan.net





Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang: Khởi Nghĩa Yên Thế
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền an lạc & tự chủ của Việt tộc.

Trở lên đầu trang