Năm Thứ 4888

www.vietnamvanhien.net

                           


Đại Lễ QuốcTổ Hùng Vương năm 4889 tại Hoa Kỳ
(ảnh cuả Há Giang/Người Việt)



NGÀY GIỖ TỔ

ĐÔNG BIÊN

        Dù ai đi ngược về xuôi,
       Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.



  Giỗ Quốc Tổ, gọi tắt là Giỗ Tổ, là một đặc thù của nền Văn Hiến Việt Nam. Trên thế giới có lẽ ít có dân tộc nào nhớ đến ngày giỗ tổ hay nói đúng ra là nhớ đến tổ tiên, người đă sáng lập ra đất nước, giống ṇi như người Việt Nam.

Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiêu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.

  Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ v́ vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của ṇi giống Lạc Hồng. Giỗ Tổ v́ thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.

  Lễ Giỗ Quốc Tổ có từ bao giờ ?   Không thấy sử sách truyền lại, nhưng có lẽ đă có từ rất lâu đời, từ thời c̣n nước Văn Lang. Trong thời Bắc thuộc lễ Giỗ Tổ hẳn là bị cấm, hơn nữa đất nước bị mất chủ quyền, không c̣n cấp lănh đạo quốc gia để cử hành lễ Giỗ Tổ. Từ khi dành lại được chủ quyền, triều đ́nh các triều đại nối tiếp nhau đă cử hành lễ Giỗ Tổ tại lăng miếu Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm đến ngày Giỗ Tổ, triều đ́nh đều cử quan thay mặt vua tới đền Hùng cúng tế long trọng.

  Tại sao lại chọn ngày mùng10 tháng 3 âm lịch để làm ngày Giỗ Quốc Tổ ?

   Mỗi năm đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, dân ta lại tưng bừng cử hành lễ Giỗ Quốc Tổ. Tiền nhân đă chọn ngày mùng 10 tháng 3 để Giỗ Tổ là có tính toán có chủ đích, v́ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch có liên quan đến quan niệm Vũ Trụ Quan đồ sộ mà Tiền Nhân từ thời khai quốc đă để lại.

  Ngày Giỗ Quốc Tổ nhằm vào mùng 10 tháng 3 thường được giải thích cho đó là ngày Tiên tháng Rồng, nhắc nhở đến nguồn gốc Tiên Rồng của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Lời giải thích đó, xét ra không mấy thuyết phục. Tháng 3 là tháng Th́n cho là tháng Rồng là đúng, v́ Th́n là rồng. C̣n ngày mùng 10 gọi là ngày Tiên v́ cho ngày đó là ngày Dậu, Dậu là Gà, gà thuộc loài chim, biểu tượng cho Tiên. Nhưng mùng 10 tháng 3 không phải năm nào cũng trùng vào ngày Dậu, như năm Ất Dậu 2005, ngày mùng 10 tháng 3 nhằm vào ngày Nhâm Thân, năm Bính Tuất 2006, ngày mùng 10 tháng 3 nhằm ngày Bính Dần. Như thế giải thích ngày mùng 10 tháng 3 là ngày Tiên tháng Rồng không mấy thích hợp.

  Phải t́m lối giải thích khác cho hợp với chủ đích của Tiền Nhân đă chọn ngày mùng 10 tháng 3 làm lễ Giỗ Tổ. Thử t́m về cơ chế Lư Số để t́m hiểu ư nghiă ngày Giỗ Tổ.

  Ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù và Dịch số:

   Lịch Pháp :     Tháng 3 là tháng thứ 5 của Lịch pháp, thuộc tháng Th́n.
   Âm Dương : Số 10 thuộc độ số Âm, 10 chấm đen trong trung cung Hà Đồ.

Âm tượng cho Tiên.
Số 5 thuộc độ số Dương, 5 chấm trắng trong trung cung Hà Đồ.

Dương tượng cho Rồng.

  Ngũ Hành: Trung cung Hà Đồ thuộc hành Thổ. Thổ màu vàng, màu của quân vương.

  Lạc Thư Hà Đồ :       Độ số 5 và 10 thuộc trung cung Hà Đồ.

  Hồng Phạm Cửu Trù : Trù thứ 5 của Hồng Phạm Cửu Trù là Hoàng Cực, chỉ ngôi vua ở nơi cao nhất và các đức tính phải noi theo trong việc trị nước.

Như vậy :

  Tháng 3 là tháng Th́n, tượng cho Rồng, Rồng chỉ sức mạnh của thiên nhiên, vũ trụ. Rồng là biểu tượng cho vương quyền. Rồng, nhớ đến Lạc Long Quân.

  Tháng 3 gọi là tháng Th́n v́ tính từ tháng Tư bắt đầu từ tháng Một (11) năm trước, đến tháng 3 là đúng 5 tháng, ứng với độ sộ 5 của Trung cung Hoàng cực Hà Đồ.

  Ngày mùng 10 ứng với độ số 10 Âm của Trung cung Hoàng cực Hà Đồ.

  Tháng 3 ứng với độ số 5 Dương của Trung cung Hoàng cực Hà Đồ.

  Tháng có trước nên ứng với số Dương 5.
  Ngày có sau nên ứng với số Âm 10.

Đó là nguyên lư mà Tiền Nhân đă chọn ngày mùng 10 tháng 3 làm ngày Giỗ Tổ.
Xin xem bản minh họa dưới đây để nắm vững ư nghĩa
:

                                                       Lịch Pháp

Tháng một-11

Tháng chạp-12

 Tháng giêng

  Tháng hai

  Tháng ba

          Tư

       Sửu

      Dần

      Mẹo

     Th́n

          1

         2

        3

        4

        5

 

   Một năm tính theo thập nhị địa chi (12) th́ tháng Tư bắt đầu từ tháng Một (11) năm trước. Tháng Chạp (12) là Sửu. Tháng Giêng là Dần. Tháng Hai là Mẹo. Tháng Ba là Th́n. Tháng Tư là Tỵ. Tháng Năm là Ngọ. Tháng Sáu là Mùi. Tháng Bảy là Thân. Tháng Tám là Dậu. Tháng Chín là Tuất. Tháng Mười là Hợi và tháng Một là Tư….

Tháng Ba là Th́n, nhằm tháng thứ 5 tính theo Thập nhị địa chi
.

 

                                         Trung Cung  Hà Đồ

             2-7 Hỏa

2

7

4  Ki

 3

 5 – 10
Thổ

  9

Mộc 8

   1

  6

                                     1-6 Thủy
      Số 10 của Trung cung Hà Đồ thuộc Âm v́ có 10 chấm đen, lấy làm ngày.
Số 5 cùa Trung cung Hà Đồ thuộc Dương v́ có 5 chấm trắng, lấy làm tháng.
Số chẳn là Âm. Số lẻ là Dương
.



   Dịch số :   Số 10 ở trung cung Hà Đồ thuộc Âm. Âm ở Dịch là Quẻ Khôn. Quẻ Dịch chỉ có 6 hào nên lấy hào 5 ( v́ 2 x 5 = 10 ) để  đoán quẻ. Hào 5, Lục Ngũ của Quẻ Khôn (6/5), hào từ nói : Hoàng thường, nguyên cát.(Mặc xiêm vàng sẽ được đại lợi). Màu vàng thuộc Thổ, màu của quân vương. Mặc xiêm vàng ư nói bậc quân vương  mặc màu vàng.

       Số 5 ở trung cung Hà Đồ thuộc Dương. Dương ở Dich là Quẻ Càn (Kiền). Hào 5 của Quẻ Càn là hào Cửu Ngũ (9/5). Hào từ nói : Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. (Rồng bay trên trời, nên gặp đại nhân). Đây là hào rất tốt xưng tụng quân vương như rồng bay trên trời. Cửu Ngũ chỉ ngôi vua.

     Mùng 10 tháng 3 (tháng thứ 5) theo Dịch là Quẻ đại cát : Địa Thiên Thái.

 

Mùng 10  thuộc Âm, Quẻ Khôn 

___  ___
___  ___
___  ___
 

Tháng thứ 5 (tháng 3) thuộc Dương, Quẻ Càn

______
______
______


Khôn trên Càn dưới là Quẻ Địa Thiên Thái. Thiên địa giao thái(Trời đất giao ḥa). Thoán từ nói : Thái, tiểu văng, đại lai, cát hanh. (Âm tiêu Dương trưởng, tốt đẹp, thuận lợi). Thái là thông xuốt. Đất ở trên ch́m xuống, trời ở dưới vươn lên. Hai khí giao ḥa làm cho vạn vật sinh trưởng, đất nước hanh thông. Nội Dương ngoại Âm, nội kiện ngoại thuận, nội quân tử ngoại tiểu nhân.

     Ngày Giỗ Quốc Tổ mùng 10 tháng 3 đă làm chuyển động cả hệ thống Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan từ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư. Hà Đồ, Lịch số, Dịch số và Hồng Phạm Cửu Trù. Tiền nhân đă chọn ngày 10 tháng 3 mừng lễ Giỗ Quốc Tổ là để xưng tụng công đức của Tổ Phụ, ca tụng ngôi Cửu Ngũ  Hoàng cực của Quốc Tổ. Chọn ngày mùng 10 tháng 3 làm ngày Giỗ Tỗ là để đem lại cho quốc thái dân an, cho ṇi giống Lac Hồng măi măi trường tồn cùng sông núi.

      Chọn ngày mùng 10 tháng 3 làm ngày Giỗ Tổ, tiền nhân chứng tỏ hệ thống Lư Số Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan từ Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Lịch pháp, Dịch Số, đến Hồng Phạm Cửu Trù là của Việt tộc do các bậc Thánh nhân ḍng Việt sáng tạo ngay từ thời thượng cổ,  thời lập quốc.

     Mỗi năm đến ngày Giỗ Tổ, con cháu Lạc Hồng thành kính dâng lễ vật, ca tụng công đức Tổ Tiên để nhớ công ơn các Ngài, ra sức giữ ǵn toàn vẹn lănh thổ, đưa đất nước đến phú cường thịnh vượng, làm vẻ vang ṇi giống. Quốc Tổ đă để lại một giải non sông gấm vóc này cho toàn dân, mọi người đều b́nh quyền, không một ai hay một tổ chức nào có quyền tự nhận là chủ nhân độc quyền bắt người khác phải phục tùng như tôi tớ nô lệ.*

 Đông Biên

Nguồn: http://www.nguoidanbinhthuong.org





Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Ngày Giỗ Tổ
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com


"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.