Quốc Tổ Hùng Vương

Phạm Trần Anh


 
 Giới Thiệu Tác Giả Phạm Trần Anh



. Đốc sự Hành Chánh.
. Biên Khảo Lịch sử và văn hóa Dân tộc Việt.
. Hội viên Văn bút Quốc tế.
. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN.
. Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á.

TÁC PHẨM:

1. Nguồn Gốc Việt Tộc.
   2. Đoạn Trường Bất Khuất.
3. Huyền Tích Việt.
4. Sơn Hà Nguy Biến.
5. Hoàng Sa Trường Sa, Chủ Quyền Lịch sử của VN.
6. Chan Chứa Bao Tình.
7. Quốc Tổ Hùng Vương.





Lăng Quốc Tổ Hùng Vương

 

Nhớ xưa Quốc Tổ mở nền

Việt Nam Văn Hiến Sử thiên Việt Hùng

Bọc điều trăm họ thai chung

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam

PHẠM TRẦN ANH

 


KÍNH DÂNG

 

HỒN THIÊNG SÔNG NÚI

DÒNG GIỐNG RỒNG TIÊN

Quốc Tổ Hùng Vương Lập quốc

Anh thư hào kiệt đời đời Bảo quốc An dân

 

VIỆT NAM




NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ

TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ

NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM

NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ!

LÝ THƯỜNG KIỆT

 

Sông núi trời Nam của nước Nam

Sách trời định rõ tự muôn ngàn

Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

Chuốc lấy bại vong lẫn nhục* tàn!

 

PHẠM TRẦN ANH (cẩn dịch)

* Nhục ở đây xin hiểu là da thịt và cũng là nỗi ô nhục




DI CHÚC MUÔN ĐỜI !

                
 

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ,
trái
đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.
Cho nên
cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường
chuyện vụn vặt
xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới
chuyện khác lớn
hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.
Cứ luôn luôn đặt ra
những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được
ta, thì gậm nhấm ta.


Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ
 cái
tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ
lời ta
dặn
:

 

""" Một tấc đất của tiền nhân để lại,

cũng không được để lọt vào tay kẻ khác

 

Ta muốn lời nhắn nhủ này

như một di chúc cho con cháu muôn đời sau."

Quá khứ là gốc rễ của tương lai, rễ càng đâm sâu thì cây mới vững
vàng và càng vươn cao.



VUA TRẦN NHÂN TÔN

 (1279-1293)

 


 

Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào... Chúng ta đều là "CON RỒNG CHÁU TIÊN" , đều từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi.

 

     Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy.

   

      Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người.

 

     Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?

 

HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

Nói chuyện với các bô lão làng Vân Nội

BÁCH VIỆT TỪ ĐƯỜNG TỘC PHẢ

Chú giải của La Sơn Phu Tử

 

 

 

CÂY CÓ GỐC MỚI NỞ NGÀNH SANH NGỌN

NƯỚC CÓ NGUỒN MỚI BỂ RỘNG SÔNG SÂU

NGƯỜI TA NGUỒN GỐC Ở ĐÂU

CÓ TỔ TIÊN TRƯỚC RỒI SAU CÓ MÌNH

 

 

 

CÂY CÓ CỘI

NƯỚC CÓ NGUỒN

CHIM CÓ TỔ

NGƯỜI CÓ NGUỒN

CÓ TỔ CÓ TÔNG

CÓ TÔNG CÓ TỔ

TỔ TỔ TÔNG TÔNG

TÔNG TÔNG TỔ TỔ

MỚI LÀ NGƯỜI ...

 

CÓ TỔ CÓ TÔNG

TỔ TỔ TÔNG TÔNG

TÔNG TỔ CŨ

CÒN NON CÒN NƯỚC

NON NON NƯỚC NƯỚC

NƯỚC NON NHÀ!

TẢN ĐÀ

 

 

 

 

 

 

TỰ TÌNH DÂN TỘC …


     Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ mở nước của dòng giống Việt.

    Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ gọi là “Văn miếu”. Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân.

    Đối với người Việt, việc thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người, một phần trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày sinh nhật của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt đạo” thể hiện đạo lý làm người của Việt tộc. Linh mục Cadière một thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ”.

    Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”.Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành. Đây chính là điểm đặc thù độc đáo thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ. Thật vậy, trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người. Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tinh thần của người Việt cổ.

     Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là cái gì thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc. Đạo thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con ..! Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”.

    Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh  đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam.

   Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng, lịch sử vẫn là lịch sO#7917; của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

    Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

    Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với  những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại phần đất Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc.

    Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”. Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau:

Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó ..”.

    Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn sao chép Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu.

    “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, sao chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra. Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt.

    Chính một vị vua của Hán tộc, Hán Hiến Đế đã phải thừa nhận như sau:

 Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.

     Bước sang thế kỷ XX, dân tộc Việt chưa tháo gỡ được cái ách thống trị của thực dân Pháp thì chủ nghĩa cộng sản đã tràn vào Việt Nam đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng. Cộng sản Việt Nam đã núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, tạo cơ hội cho tư bản nhân danh thế giới tự do nhảy vào can thiệp, ngăn chặn làn sóng đỏ xuống Đông Nam Á. Hậu qủa là gần một chục triệu người đã phải hi sinh oan uổng để rồi hơn tám mươi sáu triệu đồng bào đang phải sống dở chết dở dưới chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân và đất nước Việt Nam ngày nay vẫn còn là một đất nước nghèo nàn nhất thế giới. Với chủ trương nô dịch của cộng sản, biết bao thế hệ Việt Nam bị nhồi nhét nền văn hóa Mác-Lê phi nhân tàn bạo mà hậu qủa là tạo ra những cỗ máy vô hồn, những con người vô cảm lạnh lùng, mất gốc. 

    Hơn ba triệu đồng bào Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do nên thế hệ con em chúng ta ở hải ngoại phần nào bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mang tinh thực dụng, quên đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt chan chứa tình người. Chính vì vậy, vấn đề hết sức khẩn thiết là làm sao phải phục hoạt văn hóa Việt, phục hưng minh triết Việt để tẩy rửa mọi ý hệ ngoại lai, mọi ý đồ thẩm nhập văn hóa “Đại Hán” đang được những tên “Thái thú mới” xác Việt hồn Tàu đang thi hành mệnh lệnh của quan thầy Trung Cộng ra sức nhồi sọ dân tộc Việt. Hơn lúc nào hết, tìm về nguồn cội dân tộc là một yêu cầu lịch sử để thế hệ con em chúng ta hiểu rõ về bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt, hiểu rõ về huyền thoại Rồng Tiên, về Quốc Tổ Hùng Vương thời lập quốc, về đời sống văn hoá tâm linh Việt, về những lễ tết, hội hè đình đám của dân tộc Việt. Để từ đó, thế hệ con em chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, thấy rõ hơn gía trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống Việt, hãnh diện tự hào là “con Rồng cháu Tiên” của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến. Chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc để thấy rõ hơn giá trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có quyền tự hào là “con Rồng cháu Tiên” của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến, chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam yêu nước thương nòi ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

     Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam. Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

     Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của thế hệ trẻ, phấn kích ý chí vươn lên làm một cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt ngõ hầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

 

Mùa Giỗ Tổ 4.889 (2010 DL)

 

TRẦN TÌNH

         

          Là người Việt Nam, chúng ta tự hào là con RỒNG cháu TIÊN thế nhưng, mỗi khi tìm về nguồn cội dân tộc thì nỗi ray rứt niềm băn khoăn làm nhức nhối tâm can biết bao con dân đất Việt. Ngay từ khi còn cắp sách đến trường, bài học thuộc lòng thuở đầu đời “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Biết bao câu hỏi được đặt ra trong đầu óc ngây thơ trong trắng như núi Thái Sơn ở đâu thì được thầy trả lời ở bên Tàu. Tại sao công cha nghĩa mẹ lại so sánh với núi Thái Sơn ở bên Tàu? Lớn lên học văn chương truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì lại được giảng thêm là Nguyễn Du phỏng theo cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu. Nhân vật Từ Hải quê ở Việt Đông, người anh hùng Việt tộc “Đầu đội trời, chân đạp đất, vùng vẫy một thời” cũng lại ở bên Tàu. Thế rồi ai trong chúng ta mà chẳng một lần ấm ức xen lẫn hoài nghi khi nghe nói về huyền thoại Rồng Tiên, truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc bị một số trí thức Tây học chê là hoang đường huyền hoặc. Chúng ta lại càng hổ thẹn hụt hẫng khi đọc quyển sử “Việt Nam thời khai sinh” của Linh mục Nguyễn Phương khẳng định người Việt chúng ta gốc là người Tàu ...!

      Thật đáng buồn là các sử gia thời quân chủ phong kiến thì nhất nhất chỉ tin vào chính sử Trung Quốc còn các nguồn gốc sử liệu khác thì chê là ngoại thư không thể tin được. Thậm chí các ông nho sĩ ta thời trước còn tôn thờ Sĩ Nhiếp là sĩ vương trong khi các ông quên hẳn một điều là dù muốn dù không, Sĩ Nhiếp cũng là một tên thái thú sang cai trị dân ta. Chính Sĩ  Nhiếp chứ không ai khác đã đem chữ Hán nô dịch đồng hoá dân tộc ta. Dân ta không chịu học chữ Hán, vẫn dùng ngôn ngữ Việt cổ nên Sĩ  Nhiếp cấm dân ta viết chữ tượng thanh của Việt tộc.      

          Trước đây, một số sử gia tuy không cho rằng người Việt ta là gốc Tàu nhưng chịu ảnh hưởng của Tàu trên nhiều phương diện nên cũng tán đồng luận điểm áp đặt của các nhà Nhân chủng cho rằng dân tộc ta thuộc giống Mông cổ ngành Phương Nam. Ngày nay, các nhà sử học CHXHCNVN viết sử theo nghị quyết của Đảng CS nên đã không những không dám nói lên sự thật lịch sử mà lại còn nhất tề phụ hoạ với luận điểm cho rằng nước Văn Lang ta chỉ mới hình thành hơn 600 năm TDL cho phù hợp với sử quan bành trướng Đại Hán xa xưa mà hiện nay là “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc” anh em, họ phủ nhận cương giới của nhà nước Xích Qui sơ khai của Việt Tộc, chống lại sử quan dân tộc của những người Việt nam chân chính mà họ phê phán là khuynh hướng dân tộc cực đoan hẹp hòi .     

        Chính vì những ấm ức hổ thẹn đó, chúng tôi mới đủ can đảm viết quyển sách nhỏ này. Bản thân người viết không có tham vọng viết sử mà chỉ muốn nói lên những ý nghĩ của người Việt Nam yêu nước xuyên suốt dòng vận động lịch sử của dân tộc. Quyển sách này ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sức khoẻ, tài chính và thời gian không cho phép được lãnh hội những cao kiến của các bậc thức giả cũng như tham khảo nguồn sách sử nhiều nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn đặt vấn đề, đưa ra những giả thuyết để có cái nhìn tổng quát xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử dân tộc hầu mong nhận được những cao kiến đồng tình đóng góp hoặc phê bình phản bác của các bậc thức giả, những người Việt Nam yêu nước chân chính để vấn đề nguồn cội dân tộc ngày càng sáng tỏ. Được như vậy, người viết sẽ rất hân hạnh vì đã góp được phần nhỏ nhoi của mình trong công cuộc tìm về nguồn cội dân tộc, chu toàn bổn phận của một con dân đất Việt    

         Đồng thời người viết cũng xin chân thành cảm ơn bằng hữu và những người có lòng ưu tư về nguồn gốc dân tộc đã giúp đỡ khích lệ cá nhân tôi hoàn thành quyển sách này. Chúng tôi cũng xin trân trọng tác giả những nguồn sửû liệu và xin được phép tham khảo ngõ hầu sáng tỏ thêm nguồn cội dân tộc chúng ta. Một số tư liệu ghi chép đã lâu trong điều kiện khó khăn nên không nhớ rõ xuất xứ, xin quý vị thông cảm. Chúng tôi may mắn là người đi sau nên có được điều kiện tham khảo những nguồn sử liệu mới nhất của nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc, Triết gia Kim Định, giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân, giáo sư Cung Đình Thanh và Bác sĩ Trần Đại Sĩ  nên mạnh dạn đặt vấn đề tìm về cội nguồn dân tộc.

          Đứng trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ dùng chữ “Nhà” thân thương cho các triều đại của nước ta như nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần còn Hán tộc thì chúng tôi dùng chữ “Triều” (đại) như triều Thương, triều Chu, triều Hán. Thứ nữa, lấy năm thứ nhất Dương lịch làm điểm mốc lịch sử cho thật chính xác thay vì từ Công nguyên như vẫn dùng từ trước đến nay. Sau cùng, chúng tôi quan niệm rằng yêu nước tất phải trân trọng tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử hào hùng hoành tráng. Đồng thời phải học biết về lịch sử để hiểu rõ hơn về nguồn cội dân tộc, hiểu rõ giá trị cao đẹp và ý nghĩa tuyệt vời của huyền thoại Rồng tiên. Tri ân tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ anh hùng của  một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản....       

        Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong 35 nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, “Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai ”. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta.      

        Trong ý thức đó chúng tôi xin mời quý vị, chúng ta cùng tìm về cội nguồn Việt tộc, Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử Việt Nam.

                        

Mùa giỗ tổ Việt Lịch 4879 (DL 1999)

PHẠM TRẦN ANH




GIỖ TỔ
HÙNG VƯƠNG




GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
10-3 Âm lịch

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba…





Hàng năm cứ vào ngày mồng mười tháng ba Âm lịch, nhân dân cả nước nô nức kéo về đền Hùng để dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người khai mở nước Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã đi vào tâm thức Việt như một nguồn suối tâm linh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt.

   Ngay tự thuở xa xưa, người Việt cổ đã có một đời sống tâm linh siêu vượt. Người Việt cổ đã sớm nhận thức được cuộc sống thường nhật để tìm ra lẽ sống của cả một đời người nên không chỉ tin vào thần thánh mà còn tin vào chính con người. Chính vì vậy, từ xa xưa người Việt ngoài việc thờ cúng thần linh giúp cho cuộc sống còn thờ cả nhân thần là những người khi còn sống đã giúp dân giúp nước, giúp ích cho địa phương. Đặc biệt người Việt có truyền thống thờ cúng Tổ tiên, ông bà cha mẹ là những người trực tiếp sinh đẻ ra mình, nuôi dưỡng mình thành người. Ngay cả ông Trời, đối với người Việt là cư dân sống bằng nghề nông nên tôn thờ ông trời đã ban cho những giọt nước mưa tưới xuống đất để hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ông trời được dân gian Việt kêu cầu đến “Trời ơi” mỗi khi gặp sự đau buồn, dân gian còn nhân cách hoá ông trời thân thương từ chân trời, lưng trời đến mặt trời và nếu cần thì sẵn sàng bắc thang lên hỏi ông trời, chứ không thần thánh hoá kiểu Hán tộc là có một ông Ngọc Hoàng Thượng đế toàn quyền ban phát, toàn quyền sinh sát trên thượng giới và cả ở dưới trần gian nữa.    

     Một nhà Việt Nam học người Pháp Léopold Cadìere đã nhận định về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam như sau: “Với người Việt, Trời không phải là một vị thần, ít nhất là trong quan niệm dân gian. Đó là ông Trời, đấng hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế trời một cách trọng thể còn dân gian thì cầu trời, kêu trời hàng ngày bằng ngôn ngữ thông thường. Ý niệm trời thấm sâu vào tâm tư người Việt và được biểu lộ thường xuyên mỗi ngày qua ngôn ngữ một cách minh nhiên đến nỗi ta không thể thấy rằng ý niệm trời chính là một nguyên lý cơ bản và cao cả nhất đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt”. Trong khi đó,  phương Tây với nền văn minh hết duy thần, duy linh, duy tâm, duy lý rồi duy vật thái quá khiến con người cảm thấy bất an nên thường đặt ra những vấn nạn như chúng ta từ đâu đến rồi chết sẽ đi về đâu? Chính những câu hỏi xa vời không bao giờ giải đáp được nên con người trở nên vô thần hoặc phải tìm đến tôn giáo chấp nhận một cách vô thường. Với niềm tin đơn giản chân chất của người Việt cổ thì Tổ Tiên, ông bà cha mẹ đã sinh ra mình chứ không phải do một thần linh nào từ trên trời. Chính vì thế phải biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người. Bổn phận con người là phải hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau vì cùng một mẹ mà ra. Huyền thoại Rồng Tiên với Bố Lạc mẹ Âu của Việt tộc, chúng ta cùng một bào thai mẹ Âu, trăm họ cũng cùng từ một gốc Bố Rồng mẹ Tiên mà ra cả. Trên thế giới duy nhất chỉ có dân tộc ta mới có hai chữ “Đồng bào”, chúng ta cùng một bào thai mẹ sinh ra nên đối với mọi người, chúng ta cũng dùng tình thân mà đối xử, mới gọi nhau là bà con cô bác như trong một nhà vậy.

    Người Việt có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Đạo lý làm người dạy chúng ta rằng khi sống là phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi. Từ việc hiếu thảo thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên tổ đến ý thức tôn thờ ông Tổ của dòng giống: Quốc tổ Hùng Vương cũng như các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã hun đúc ý thức cao độ về lòng yêu nước thương nòi, tạo cho mỗi con dân đất Việt niềm tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Việt tộc. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng ông bà vẫn còn trân trọng bảo lưu, đó chính là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hơn sáu ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử. Cho tới nay và mãi mãi về sau, hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam vẫn tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc với tất cả lòng hãnh diện tự hào Việt Nam.

    Tự xa xưa, tiền nhân ta đã chọn ngay mồng mười tháng ba là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tháng ba là tháng Thìn, tháng của bố Rồng và ngày mười là ngày của mẹ Tiên nên tiền nhân đã  giỗ quốc Tổ vào ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm.

      Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh còn có tên là núi cả, núi cao nhất 175 mét trong quần thể 100 ngọn núi ở Vĩnh Phú. Theo Hùng triều Ngọc phả, Thần phả xã Tiên Lát huyện Việt Trì tỉnh Hà Bắc thì đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức Quân Lang mới dời đô xuống Việt Trì,  Phong Châu. Hùng Tạo Vương trị vì từ năm Tân Dậu 660 TDL đến năm Nhâm Thìn 569 TDL ngang với thời Chu Linh Vương đời Đông Chu. Đền Hùng gồm Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng với Lăng vua Hùng. Từ dưới đi lên qua cổng Đền cao 8m1, nóc cổng hình dáng tám mái, hai bên là phù điêu hình 2 võ sĩ cầm đao và chùy bảo vệ đền. Khách hành hương chỉ bước lên 225 bậc đá là lên đến đền Hạ. Tương truyền nơi đây mẹ Âu đã sinh ra bọc trăm trứng sau nở thành trăm người con trai.  Bước thêm 168 bậc thang đá là đến Đền Trung toạ lạc ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh, theo tương truyền thì đây là nơi Lang Liêu đã gói bánh dày bánh chưng dâng vua cha để cúng tiên tổ nhân ngày Tết. Chính tại nơi đây, vua Hùng thường hội các Lạc Hầu Lạc Tướng để bàn việc nước. Đền Trung thờ phượng các vua Hùng và dòng dõi, có cả bệ thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngay ở gian giữa đền Trung treo bức đại tự “Hùng Vương Tổ miếu” nghĩa là miếu thờ Tổ Hùng Vương, gian bên phải treo một bức đại tự “Triệu Tổ Nam bang” nghĩa là Tổ muôn đời của nước Nam, gian bên trái treo bức “Hùng Vương Linh tích” nghĩa là Huyền tích linh thiêng của vua Hùng.

 

    Bước thêm 132 bậc thang đá nữa là tới đền Thượng. Đền Thượng có 4 nếp nhà: Nhà chuông trống, nhà Đại Bái, nhà Tiền Tế, Cung thờ. Trên vòm cung cửa chính ra vào được trang trí phù điêu hình 2 vệ sĩ phương phi làm nổi bật bức hoành phi 4 chữ “Nam Việt Triệu Tổ” nghĩa là Tổ Triệu muôn đời của nước Việt. Trong nhà Đại bái có câu đối bất hủ:

Mở lối đắp nền bốn hướng non sông về một mối

Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con …

       Trong nhà Tiền tế đặt một Hương án trên để tráp thờ bên trong đặt một triện gỗ hình vuông có khắc 4 chữ: “Hùng Vương tứ phúc”. Đặc biệt có treo một bức hoành phi trong đó có câu “Quyết sơ dân sinh” nghĩa là cuộc sống của nhân dân là điều quyết định đầu tiên của người lãnh đạo. Ngay từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc, Tất cả của  dân, do dân và vì dân, còn giá trị mãi đến muôn đời*. Bên phải đền Thượng là cột đá thề của An Dương Vương, bên trái đền Thượng là Lăng vua Hùng nhìn về hướng Đông Nam, kiến trúc theo hình khối vuông, trên có cổ diêm 8 mái, đỉnh chóp đắp hình rồng uốn lượn nổi lên 3 chữ khắc chìm: “Hùng Vương Lăng”. Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của Lăng nổi lên 2 câu đối tri ân Quốc Tổ Hùng Vương:

 

Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà…

non nước vẫn quay về đất Tổ …

Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc…

Giống nòi còn biết nhớ mồ ông..!

      Hàng năm vào ngày mồng mười tháng ba là ngày lễ hội Hùng Vương được xem như Quốc lễ của cả một dân tộc. Thời xưa đích thân nhà vua đứng chủ tế với đủ nghi thức tế lễ long trọng. Lễ vật gọi là lễ Tam sinh gồm nguyên một con heo, một con bò và một con dê. Bánh chưng và bánh dày là lễ vật không thể thiếu được cũng như khi cử hành tế lễ phải có đầy đủ bộ nhạc cụ đặc biệt là chiếc trống đồng độc đáo của Việt tộc.

     Sau phần tế lễ là phần lễ hội với cuộc rước bánh dày bánh chưng và rước cỗ chay, rước voi và cuối cùng là lễ rước kiệu bay truyền thống của dân gian các làng xung quanh vùng đất Tổ. Mỗi làng đều đem theo kiệu riêng của làng mình từ các làng do vị bô lão dẫn đầu rồi đến thanh niên trai trẻ mặc võ phục thuở xưa tay cầm đủ loại cờ quạt sắc màu rực rỡ. Tất cả tề tựu dưới chân đền chờ cử hành tế lễ tạo nên một rừng người, rừng cờ hoa với đủ sắc màu. Mọi người nô nức dự lễ hội, già trẻ rộn rã tiếng cười nhưng khi tiếng chiêng tiếng trống khai lễ thì không khí trang nghiêm u mặc bao trùm cả một vùng đất Tổ. Sau phần tế lễ rước kiệu là phần hội hè với đủ mọi trò vui chơi cho nam thanh nữ tú tham dự thưởng ngoạn. Mở đầu là cuộc thi đua thuyền truyền thống của các đội thuyền Rồng của các làng trong hồ Đá Vao ngay cạnh chân núi. Dọc bờ hồ vòng quanh ven chân núi đủ các trò vui chơi nào là những rạp tuồng chèo, những cây đu tiên, những trò chơi dân gian như đánh cờ người, trò tung còn giữa thanh niên thiếu nữ ngày xuân, những phường hát Xoan của các nơi về tụ hội tổ chức hát Xoan với những làn điệu dân ca truyền thống mỗi độ xuân về.

      Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúg ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra:

Bọc điều trăm họ thai chung,

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam…


ĐỀN THỜ VUA HÙNG

     Theo Ngọc phả Đền Hùng do Hàn lâm viện Đại học sĩ Nguyễn Cố phung soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên 1470, sau được Hàn lâm Thị Độc sao lại năm Hoàng Đinh Nguyên niên 1600 thì Đền Trung tức Hùng Vương Tổ miếu được xây vào thế kỷ XIV, bị quân Minh phá huỷ vào thế kỷ XV. Đến thời Lê (1427-1573) đền được xây dựng lại theo bố cục hình chữ nhất cùng với Gác chuông và Thiền Quang Tự nay chỉ còn 2 phần tiền tế. Đền Thượng cũng được xây dựng vào thời kỳ này, đến thế kỷ XVII-XVIII đền Hạ mới được xây dựng.
        Năm 1823, vua Minh Mạng cho xây dựng Miễu “Lịch đại Đế vương” ngay tại kinh thành Huế. Nhà vua đã bàn bạc kỹ lưỡng với bộ Lễ để đưa các nhân vật lịch sử vào thờ trong miếu. Bản tâu trình của bộ Lễ lên vua Minh Mạng như sau: “Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân thực là thuỷ tổ của nước Việt ta. Thế thì từ ngoại kỷ trở về trước phải lấy các vị sáng thuỷ mà thờ. Từ nhà Đinh về sau thì giềng mối mới rõ. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông Lê Thái Tổ thừa vận lần lượt nổi lên, đều là vua dựng nghiệp một đời. Trong khoảng ấy, anh chúa trung hưng như Trần Nhân Tông ba lần đánh bại quân Nguyên, hai lần khôi phục xã tắc. Lê Thánh Tông lập ra chế độ, mở rộng bờ cõi, công nghiệp rạng rỡ vang rền… đều nên liệt vào miếu thờ”.
      Đến năm Tự Đức thứ 27 (1874) ra sắc chỉ sửa chữa lại đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh và cho khắc 2 bia đá dựng tại khu đền thờ. Năm Duy Tân thứ sáu (1912) cho trùng tu cung trong điên ngoài qui thứ như ngày nay. Năm Khải Định thứ 7 (1922) lại cho sửa sang thêm Lăng mộ và trùng tu đền Giếng thờ 2 công chúa Tiên Dung con vua Hùng thứ 3 lấy Chử Đồng Tử và công chúa Ngọc Hoa, con vua Hùng thứ 18 lấy Cao Sơn tức Sơn Tinh (Thánh Tản Viên). Năm 1935, vua Bảo Đại cho trùng tu và mở rộng thêm diện tích đền và cho dựng bia đá ngày 10 tháng 3 năm Canh Thìn “Đền vua Hùng là nơi thờ các vua họ Hồng Bàng trong lịch sử tối cổ của nước Việt ta”. Thời xưa, hàng năm tổ chức quốc lễ vào mùa Thu nhưng đền đời vua Khải Định năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc xin bộ Lễ lấy ngày mồng 10 tháng 3 Aâm lịch hàng năm làm Quốc lễ, trước ngày giỗ vua Hùng thứ 18 một ngày.

* Theo cách tính ngày tháng Việt Lịch của dân tộc, thì tháng 3 là tháng Thìn, và đếm từ Tý trong 12 con giáp, thě ngŕy 10 lŕ ngŕy Dậu. Theo 12 địa chi, Dậu là gà, thuộc lồi chim, và chim là biểu hiệu của Tiên. Cũng vậy, địa chi Thìn đã mang nghĩa là Rồng. Ngày 10 tháng 3 là ngày Tiên, tháng Rồng. Ngày 10 tháng 3 được Tổ Tiên chọn chính là để giúp con cháu dễ dàng nhận thức về nguồn gốc dân tộc của mình. Ngày nay chúng ta khơng những bảo lưu truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương mà cịn xem ngày 10-3 ÂL là ngày nhớ ơn bậc sinh thành dưỡng dục mình nên người: “Ngày của Cha mẹ (Parent’s Day)” đối với mọi người Việt Nam chúng ta.

** Theo học giả Trần Quốc Vượng thì Việt Trì và vùng xung quanh Vĩnh Phú là đỉnh cao nhất của tam giác châu sơng Hồng. Sơng Hồng là tên gọi cuối thế kỷ thứ XIX do màu nước của sơng. Sách Thuỷ Kinh chú ở thế kỷ thứ VI gọi nĩ là Tây Đạo, phiên âm từ một tên Tày cổ: Nậm Tao mà tên Việt hiện nay cịn giữ được ở Việt Trì là sơng Thao. Tam giác châu sơng Hồng được giới hạn bởi dải núi Tam Đảo ở rìa Đơng Bắc và dải núi Tản Viên ở rìa Tây Nam. Nĩi theo ngơn ngữ Phong thuỷ cận địa lý học thì đất tổ với trung tâm điểm Việt Trì ở ngã ba Bạch Hạc ngoảnh mặt hướng biển hậu chấm xa là dải Hồng Liên Sơn chất ngất trời Nam, tay “Long” là dải Tam Đảo với dưới chân nĩ là sơng Cà Lồ. Tay “Hổ” là dãy Tản Viên với dưới chân nĩ là sơng Tích, sơng Đáy. Trước mặt là sự “Tụ thuỷ” rồi “Tụ nhân””trên đơi bờ nhị thuỷ với các đầm lớn trũng lầy như đầm Vạc Vĩnh Yên, ao Vua, suối Hai Sơn Tây…Thế đất đĩ bảo đảm một viễn cảnh phát triển ngàn năm, hơn bốn ngàn năn nếu tính từ người Việt cổ Phùng Nguyên đến ngày nay. Bao quanh điểm Việt Trì là những núi đồi lơ nhơ như bát cơm mà dân gian hình dung thành bầy voi trăm con mà tới 99 con chầu về đất tổ.

*** Tư tưởng vì dân này mãi đến ngày 19-11 năm 1863, mới được Tổng Thống Abraham Lincoln khẳng định “Nhất định sẽ khai sinh nền tự do và chính phủ Của Dân, Do Dân và Vì Dân nhất định sẽ khơng biến mất khỏi mặt địa cầu này” tại lễ khánh thành Nghĩa trang Quốc gia tại Gettysburg.


   LỊCH  SỬ  VIỆT  NAM






   QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

     Sau những quyển Nguồn Gốc Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Đoạn Trường Bất Khuất, Sơn Hà Nguy Biến, Hồng Sa Trường Sa, nay Phạm Trần Anh mới cho ra thêm thêm Quốc Tổ Hùng Vương. Những quyển Sơn Hà Nguy Biến và Hồng Sa Trường Sa nằm trong một lãnh vực chính trị chống sự xâm lược của Trung Cộng hiện nay mà tơi xin hẹn sẽ cĩ dịp nĩi chuyện trong dịp khác. Hơm nay tơi chỉ xin đề cập đến Quốc Tổ Hùng Vương mà thật ra cùng các tác phẩm Nguồn Gốc Việt Tộc và Huyền Tích Việt nằm chung trong một lãnh vực chung tơi gọi là “văn hiến Việt Nam”.

     Đoạn Trường Bất Khuất cho thấy sĩ khí cao cả, bản tính cương cường, tinh thần bất khuất của con người Phạm Trần Anh trong hơn hai mươi năm trời sống đày đoạ, khổ sở trong lao tù cộng sản. Con người đặc biệt này, nhân hoàn cảnh đau khổ đó vừa để nghiền ngẫm về một chủ trương chính trị tố giác những tệ hại của chế độ độc tài, phi nhân hiện hữu của Việt Cộng và Trung Cộng, vừa để hết tâm trí mình vào công cuộc suy tư sâu xa về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh khá cao của dân tộc này từ trước khi có sự bành trướng của văn hoá Hán tộc trên khắp Trung Hoa ngày nay.

     Các sử gia, các khoa học gia, các học giả Việt Nam và ngoại quốc xưa nay cũng đã có nhiều người từng nghiên cứu và viết về đề tài này. Người ta đi tìm dấu vết, chứng tích, sưu tầm tài liệu, phân tích, tìm cách cắt nghĩa, nêu ra giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn hoá/văn minh của giống dân này từ lúc khởi đầu. Phạm Trần Anh cũng làm công việc đó, nhưng kết quả nghiên cứu của ông cho thấy ông có cái nhìn mới mẻ hơn, thuyết phục hơn về gốc tích, vùng địa lý và văn minh của những người Việt thuở xa xưa.

     Có ba nguồn tài liệu chính mà xưa nay ai cũng tựa trên đó để tìm hiểu về đề tài trên. Trước hết là những chứng tích lịch sử tìm thấy trong sử Tàu. Hầu hết các sử gia Việt Nam và ngoại quốc từ trước tới giờ thường hay dựa trên sử Tàu để viết nên sử Việt mà không để công đánh giá cho thật đúng những sử liệu này. Phạm Trần Anh đã để công phân tích và nhận định khá rõ ràng chính xác về tâm lý (mặc cảm tự tôn) của những người Trung Hoa tác giả của những bộ sử đó. Ông cho thấy phần đông các nhà viết sử Trung Quốc đều có mặc cảm tự tôn với định kiến xem dân tộc Việt là một loại dân mọi (Nam Man và Đông Di), kém văn minh, xem nước Việt như một nước phụ dung luôn tùng phục nước Tàu, cho nên họ không bao giờ chấp nhận những sự thật lịch sử nào cho thấy có sự thấp kém của Trung Hoa đối với Việt Nam. Bởi khuynh hướng chung tự tôn đó của các nhà viết sử Tàu nên một số những sự thật lịch sử đã bị bóp méo.* Theo ông những sự thật lịch sử này chỉ có thể tìm thấy trong những tác phẩm của những người Việt viết ra và thường bị các sử gia Trung Quốc gạt ra ngoài chính sử của họ. Thành ra những ai chỉ dựa trên các bộ sử của Tư Mã Thiên, hay những bộ Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư, Đường Thư, Lương Thư . . . đều có thể đi vào con đường sai lầm cố tình của Trung Quốc. Theo ông thì người Việt chúng ta nên khai thác những bô sử do chính người Việt mình viết mới có hy vọng đến gần với sự thật hơn.

     Một nguồn tài liệu quan trọng nữa mà xưa nay những nhà viết sử đã hoặc coi thường, hoặc không biết khai thác nên đã không có cái nhìn đúng về toàn thể nền văn minh gốc của người Việt. Nguồn tài liệu đặc biệt đó là huyền sử, truyền thuyết về giồng giống người Việt. Phần lớn chúng ta đều biết những truyền thuyết Rồng-Tiên, Lạc Long Quân-Âu Cơ, chuyện 100 trứng nỡ ra 100 người con trai, chuyện 50 theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi, chuyện mười tám đời Hùng Vương, chuyện Phù Đổng Thiên Vương, chuyện nỏ thần, chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu. . . Tất cả những sách sử về Việt Nam đều có đề cập đến những truyền thuyết này nhưng hầu hết đều xem như những câu chuyện thần thoại, không có giá trị khoa học đối với nhà viết sử, và do đó không có liên hệ chặt chẽ với sự thật lịch sử. Phạm Trần Anh, trái lại, đặt nặng giá trị của huyền sử đối với lịch sử đúng thật của dân tộc Việt Nam. Theo ông ý nghĩa của các câu chuyện, tên của các nhân vật, địa danh trong các câu chuyện đều mật thiết liên hệ tới vùng địa lý và nền văn minh xưa của dân tộc Việt Nam. Đối với ông huyền sử Việt là một kho tàng tài liệu rất có giá trị lịch sừ nếu người ta biết triệt để khai thác và ông đã làm công việc đó qua tác phẩm “Huyền Tích Việt” của ông. Từ những dấu vết tìm thấy trong những sách sử do người Việt sáng tác mà người Trung Hoa đã gạt bỏ ra ngoài chính sử của họ đến những tên người, địa danh, cùng ý nghĩa của các huyền sử Việt, Phạm Trần Anh đã dựng lại buổi đầu của giống nòi Lạc Việt trên vùng đất bao la của cả hơn phân nữa nước Tàu ngày nay trải dài từ phía Nam sông Hoàng Hà xuống tận đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt, với những đặc tính văn hoá đã mở mang mà người Hán khi vào xâm chiếm Trung Quốc đã phải học hỏi, thấm nhuần và chiếm hữu, biến thành văn hoá Trung Quốc.

     Nước Việt mênh mông với nền văn hoá mở mang từ thuở xa xưa đó cũng đã được Phạm Trần Anh đối chiếu với nguồn tài liệu thứ ba, là kết quả của những công trình nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như văn hoá xã hội học (anthropology), khảo cổ học (archeology), sinh vật học (biology), ngôn ngữ học (linguistic), khoa di truyền (nghiên cứu chủng tộc theo DNA). Kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học này phần lớn cho thấy giả thuyết của Phạm Trần Anh có giá trị đúng về nước Việt và nền văn hoá xưa của dân tộc Việt trước khi bị Hán tộc xâm chiếm.

     Quốc Tổ Hùng Vương  với những chương “Truyền Thuyết Khởi Nguyên Dân Tộc”, “Huyền Thoại Rồng Tiên , Bức Thơng Điệp Lịch Sử”, đào sâu thêm về tính chắc thực cũng như ý nghĩa sâu xa của nguồn gốc dân tộc Việt qua hình ảnh của Hùng Vương , người đã khai sáng ra nước Việt. Người đĩ là ai? Cĩ phải là “Hậu Duệ của Thần Nơng” khơng? Phạm Trần Anh đi tìm câu trả lời trong cái mịt mù của cổ sử.

     Một nhà văn Pháp bảo “l’historian est le romancier du passé”. Sử gia phải nhờ đến sức tưởng tượng của mình chắc khác gì một nhà viết tiểu thuyết để tìm mơ tả lại lịch sử trong quá khứ xa xơi mịt mù của thời gian. Ở đây Phạm Trần Anh cũng phải bỏ nhiều cơng phu truy tầm để làm sống lại cả một thời xa xơi mấy ngàn năm xưa. Bách Việt là gì? Liên hệ thế nào với truyền thuyết “trăm trứng”, và với danh xưng trăm họ? Ở thời tiền sử xa xơi đĩ nước Việt đã cĩ một trình độ văn minh như thế nào, người Việt đã cĩ một nền minh triết ảnh hưởng đến tư tưởng của người Trung Hoa (Hán Tộc) như thế nào?

     Đọc Quốc Tổ Hùng Vương người Việt của chúng ta ngày nay sẽ rất hãnh diện với nguồn gốc dân tộc mình cũng như với nền văn hiến mấy nghìn năm của dân tộc Việt mà xưa nay khi nĩi đến từ ngữ “bốn ngàn năm văn hiến” đã cĩ khơng ít người cĩ vẽ nghi ngờ khơng dám chắc. Phạm Trần Anh đưa ra nhiều lý lẽ và chứng cứ để biện minh một cách thuyết phục là dân Việt Nam đã thật sự cĩ gần năm ngàn năm văn hiến.   

     Cùng với quyển Nguồn Gốc Dân Tộc Việt, và quyển Huyền Tích Việt, quyển Quốc Tổ Hùng Vương của Phạm Trần Anh góp phần rất lớn vào công việc tìm hiểu nguồn gốc của người dân Việt, tìm hiểu nước Việt lớn lao xưa, và nhất là tìm hiểu trình độ văn minh của người Việt từ hàng ngàn năm trước. Kết quả của nhiều năm nghiền ngẩm, nghiên cứu của ông đã giúp chúng ta có những kiến thức vững chắc hơn về nền văn hiến của chúng ta, chính nền văn hiến đó đã là nền tảng của văn hoá Trung Hoa sau này chớ không phải ngược lại. Người Hán đã vào Trung Quốc, xâm chiếm đất nước này, bành trướng về phương Nam lấn áp nước Việt xưa. Chính người Hán đã học hỏi, thấm nhuần văn hoá Việt thuở xa xưa, chiếm lấy văn hoá Việt làm văn hoá Trung Hoa, rồi lại đem văn hoá đó ảnh hưởng lại người Việt chúng ta sau này khi họ xâm lấn đô hộ dân mình. 

     Công trình biên soạn của Phạm Trần Anh đem lại nhiều hãnh diện cho dân tộc Việt Nam. Huyền Tích Việt cũng như Nguồn Gốc Dân Tộc Việt và Quốc Tổ Hùng Vương rất xứng đáng có một chỗ đứng quan trọng trong tủ sách của người Việt Nam, nhất là cho các thế hệ sau này.  

Nguyễn Thanh Liêm

* Theo tác giả vì Hán tộc là dân du mục nên có mặc cảm tự ti trước văn hĩa Việt nên từ mặc cảm tự ti trở thành tự tơn xem thường các dân tộc khác.


LỜI NÓI ĐẦU

     Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ mở nước của dòng giống Việt.

    Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ gọi là “Văn miếu”. Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân.

    Đối với người Việt, việc thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người, một phần trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày sinh nhật của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt đạo” thể hiện đạo lý làm người của Việt tộc. Linh mục Cadière một thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ”.

    Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”.Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành. Đây chính là điểm đặc thù độc đáo thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ. Thật vậy, trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người. Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tinh thần của người Việt cổ.

     Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là cái gì thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc. Đạo thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con ..! Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”.

    Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh  đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam.

 

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

    Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

    Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với  những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại phần đất Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc.

    Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”. Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau:

Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó ..”.

    Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn sao chép Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu.

    “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, sao chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra. Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt.

    Chính một vị vua của Hán tộc, Hán Hiến Đế đã phải thừa nhận như sau:

 Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.

     Bước sang thế kỷ XX, dân tộc Việt chưa tháo gỡ được cái ách thống trị của thực dân Pháp thì chủ nghĩa cộng sản đã tràn vào Việt Nam đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng. Cộng sản Việt Nam đã núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, tạo cơ hội cho tư bản nhân danh thế giới tự do nhảy vào can thiệp, ngăn chặn làn sóng đỏ xuống Đông Nam Á. Hậu qủa là gần một chục triệu người đã phải hi sinh oan uổng để rồi hơn tám mươi sáu triệu đồng bào đang phải sống dở chết dở dưới chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân và đất nước Việt Nam ngày nay vẫn còn là một đất nước nghèo nàn nhất thế giới. Với chủ trương nô dịch của cộng sản, biết bao thế hệ Việt Nam bị nhồi nhét nền văn hóa Mác-Lê phi nhân tàn bạo mà hậu qủa là tạo ra những cỗ máy vô hồn, những con người vô cảm lạnh lùng, mất gốc. 

    Hơn ba triệu đồng bào Việt tự do nên thế hệ con em chúng ta ở hải ngoại phần nào bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mang tinh thực dụng, quên đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt chan chứa tình người. Chính vì vậy, vấn đề hết sức khẩn thiết là làm sao phải phục hoạt văn hóa Việt, phục hưng minh triết Việt để tẩy rửa mọi ý hệ ngoại lai, mọi ý đồ thẩm nhập văn hóa “Đại Hán” đang được những tên “Thái thú mới” xác Việt hồn Tàu đang thi hành mệnh lệnh của quan thầy Trung Cộng ra sức nhồi sọ dân tộc Việt. Hơn lúc nào hết, tìm về nguồn cội dân tộc là một yêu cầu lịch sử để thế hệ con em chúng ta hiểu rõ về bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt, hiểu rõ về huyền thoại Rồng Tiên, về Quốc Tổ Hùng Vương thời lập quốc, về đời sống văn hoá tâm linh Việt, về những lễ tết, hội hè đình đám của dân tộc Việt. Để từ đó, thế hệ con em chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, thấy rõ hơn gía trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống Việt, hãnh diện tự hào là “con Rồng cháu Tiên” của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến. Chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc để thấy rõ hơn giá trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có quyền tự hào là “con Rồng cháu Tiên” của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến, chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam yêu nước thương nòi ngẩng cao đầu sánh vai Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

     Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam. Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

     Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của thế hệ trẻ, phấn kích ý chí vươn lên làm một cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt ngõ hầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

 

Mùa Giỗ Tổ 4.889Việt Lịch  (2010 DL)

 

 

TRUYỀN THUYẾT

 KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC

 

     Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Nữ sĩ Blaga Dimitrova cũng như nhiều học giả ngoại quốc khác đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến độ khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền  thống nhân đạo Việt Nam.

     Là người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, ai cũng một lần được nghe truyền thuyết Rồng Tiên. Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên của Bố Lạc Mẹ Âu với thiên tình sử đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “Việt Nam thế chí” vào thế kỷ XIV đời Trần nhưng sách đã bị quân Minh tịch thu tiêu huỷ nên không còn nữa. Đầu thế kỷ XIV, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “LĨNH NAM TRÍCH QUÁI” và “VIỆT ĐIỆN U LINH” để truyền lưu cội nguồn giống dòng Việt cho đời sau. Trần Thế Pháp tác giả Lĩnh Nam Trích Quái viết: “Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc chưa có quốc sử để ghi chép cho nên nhiều truyện bị mất đi, may còn truyện nào không bị thất lạc được dân gian truyền miệng thì đó là SỬ ở trong truyện chăng? Than ôi, Lĩnh Nam Liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng !? Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn, rất quan hệ đến cương thường, phong hoá. Ôii ! Há đâu phải là điều lợi nhỏ ???”.

    Năm 1329, Lý Tế Xuyên viết Việt Điện U Linh cũng ấp ủ hoài bão bảo lưu truyền thuyết về nguồn cội dân tộc nên ông cho rằng: “Xem truyện họ HỒNG BÀNG thì hiểu lai do việc khai sáng nước HOÀNG VIỆT. Trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua Thương thì hẳn có việc trăm trứng nở thành trăm con trai chia trị Nam quốc. Truyện họ Hồng Bàng không thể mất được”. Học giả Lê Quí Đôn trong “Kiến văn Tiểu lục” viết năm 1777 đã nhận định: “Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu (1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế vương Lịch đại và 12 vị nhân thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu ký của Tăng Cổn, Sử ký của Đỗ Thiện và truyện Báo cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền ..!”.

     Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ. Quan niệm của ông khi viết sử là để “Xét rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn để bạo biếm khen chê răn đời”. Ngô Sĩ Liên tuy mới chép thời đại Hùng Vương trong phần ngoại kỷ chứ chưa chính thức ghi vào chính sử cốt ý để cho thế hệ đời sau soi sáng cội nguồn qua các công trình nghiên cứu để minh nhiên lý giải nguồn gốc dân tộc. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:

 Nước ĐẠI VIỆT ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương”.

    Đại Việt Sử ký Toàn thư chép về họ Hồng Bàng như sau: “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần du phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ thường, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị  phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt t&ececirc;n nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân huý là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng, ấy là Tổ của Bách Việt (Trăm giống Việt). Một  hôm vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, sum hợp thật khó”. Bèn cùng nàng từ biệt, chia năm chục con theo mẹ về núi, năm chục con theo cha về miền Nam. Có sách chép là về biển Nam. phong  con cả là Hùng Vương nối ngôi”.

     Truyền thuyết thoạt nghe có vẻ hoang đường huyền hoặc thế nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt mình vào thuở ban sơ cách đây mấy ngàn năm mới thấy rõ Tổ tiên ta đã sống ra sao và suy nghĩ thế nào ở thời cổ đại? Từ đó mới có thể hiểu được những gì mà Tổ tiên ta đã gửi gấm cho chúng ta qua bức thông điệp lịch sử đó. Làm sao có chuyện trứng nở ra người? Chi Âu Việt của người Việt cổ chọn vật linh biểu trưng là chim nên mẹ Âu đẻ ra trăm trứng là như thế. Chim Phượng Hoàng của người Việt tung cánh bay theo hướng mặt trời, vừa diễn tả ý niệm người Việt thiên cư dần về hướng Đông xuống miền bể, mặt khác chim bay lên trời cao được huyền thoại hóa thành hình tượng Tiên trong tâm thức của người Việt cổ. Thật ra chữ “Tiên” bao gồm 2 chữ Sơn (núi) và nhân (người) nên ý người xưa chỉ muốn diễn tả là người ở trên miền núi (chi Âu Việt) mà thôi. 

      Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Vì thế ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống như Ấn Độ là voi, Tàu là con cọp, Pháp là con gà trống Gaulois, Anh là con sư tử, Mỹ là con chim Ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng và Pháp lấy con gà làm quốc huy cho cả nước.

    Theo cơ cấu luận thì Sử ký là sử hàng ngang ghi chép các biến cố, các sự kiện thực tế với những con người cụ thể theo năm tháng, còn Huyền sử được gọi là Sử hàng dọc mang tính tâm linh, xoay quanh những tác động lý tưởng biểu thị bằng những hình tượng nguyên sơ giàu phổ biến tính. Thật vậy, cái biểu tượng uyên nguyên đó có thật như một lý tưởng nhưng chưa hiện thực được. Đó là những nguyên lý được kết tinh và tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ.

     Mẹ Âu Cơ là chi tộc thờ chim của Việt tộc nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm  trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu tượng cho ý niệm công thể, ý nghĩa của 2 chữ đồng bào cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ. Cũng thế trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều và quan trọng nhất là thư tịch cổ Trung Hoa chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.

     Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền  thoại và truyền thuyết được coi như lịch sử dân gian mà đôi khi nó có giá trị trung thực hơn cái gọi là chính sử của các chế độ độc tài xưa và nay. Beaudelaire một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết huyền thoại vì đó là “Sử cô đọng của các dân tộc”. Đại văn hào Pháp Victor Hugo khi viết “Truyện kỳ các thời đại” ông đã tìm về nguồn cội, khai thác các truyền thuyết thần thoại xa xưa vì theo ông, đó là “Lịch sử được lắng nghe ở ngưỡng cửa của truyền thuyết. Truyền kỳ có phần nào hư cấu nhưng tuyệt đối không có ngụy tạo”. Thật vậy, truyền thuyết tự thân nó không phải là lịch sử biên niên nhưng truyền thuyết là có thật, nó phản ảnh những ý nghĩa có thật của một thời lịch sử ban sơ mà người xưa ký thác vào đó dưới lớp vỏ hư cấu huyền hoặc để truyền lưu gửi gấm cho những thế hệ sau. Một triết gia nói: “Tất cả nền  minh triết cũng như trí khôn loài người đều ẩn  tàng trong các huyền thoại, truyền kỳ lịch sử dân gian”.

 

    Vấn đề là phải làm sao hiểu được những lý tưởng uyên nguyên, những tâm linh sâu thẳm hàm tàng ẩn chứa qua những hình tượng nguyên sơ trong đó. “Tất cả đã được nói rồi trong các thần thoại, vấn đề chúng ta là chỉ còn phải tìm hiểu” như P.Ricoeur đã viết. Nói theo Jung, một triết gia thời đại thì: “Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải”.           

     Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền thoại và truyền thuyết được coi là lịch sử dân gian có giá trị trung thực hơn cái gọi là “chính sử” tại một số nước độc tài hiện nay. Nói cách khác như Jung, một triết gia thời đại thì “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc” mà theo Wallace Cliff thì “Nếu dân tộc nào để mất đi huyền thoại là đánh mất mạch nối vào nguồn cội quá khứ của tổ tiên và cũng sẽ mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Thật vậy Laurens va de Post đã xem huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất vì nó diễn tả tinh thần dân tộc ở mức độ cao nhất. Micia Eliado cũng cho rằng “Huyền thoại là gia sản quí báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống cho cả một dân tộc”. Lịch sử đã chứng minh lời của Karl Jung là “Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất sớm muộn cũng sẽ tiêu vong”. Trong lịch sử loài người, nhiều cộng đồng người đã không tồn tại được với thời gian vì không có truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc. Huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất, quí báu nhất mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Huyền thoại là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau, là gia sản cao quí vô giá ghi nhận những cảm nghiệm nội tâm của người xưa đã thực chứng suốt dòng vận động của lịch sử.

    Huyền thoại Rồng Tiên đã thấm sâu trong lòng mỗi người chúng ta để trở thành đạo sống của dân tộc Việt. Với phương pháp nghiên cứu huyền thoại, chúng ta nghiên cứu huyền sử, tìm về nguồn cội dòng giống qua những gửi gấm của người xưa là một việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Vấn đề đặt ra là với một thái độ nghiêm túc, một phương pháp khoa học, nhưng không có quyền áp đặt những suy nghĩ của nhân loại thế kỷ 21 lên những suy nghĩ, trí tưởng tượng của người xưa mà chúng ta phải đặt mình hoàn cảnh lịch sử thời đó để có thể hiểu được cái gọi là “lịch sử sống động của dân gian”. Một mặt, phải gạt bỏ những yếu tố thần thoại, loại ra những chi tiết hư cấu. Mặt khác, đặt mình vào hoàn cảnh xã hội đời sống tâm linh của người xưa, mới thấy được cái tinh tuý cốt lõi tiềm tàng trong truyền thuyết. Sau khi phân tích, đối chiếu với nguồn sử sách cổ cùng với những chứng cứ Khảo cổ, Ngôn ngữ, Dân tộc và Chủng tộc học sẽ giúp chúng ta giải mã bức thông điệp ngàn năm lịch sử này.

 

HUYỀN THOẠI RỒNG TIÊN

BỨC THÔNG ĐIỆP  NGÀN NĂM LỊCH SỬ

    Cũng như nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, nữ sĩ Blaga Dimitrova đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử “con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ mở nước của dòng giống Việt.

    Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên huyền thoại Rồng Tiên, nguồn gốc của dân tộc Việt được ghi trong chính sử nước ta. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín hoặc duy nhân thái quá khiến con người bị nhấc bổng lên không, để tự mãn cho rằng chỉ có con người làm nên tất cả, chỉ có cái ta duy lý đó dẫn tới quan niệm độc tôn, độc đoán, độc tài của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ. Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên của một Samson, một siêu nhân superman. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi đục như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.

     Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng  “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Gạt sang một bên những hư cấu hoang đường quen thuộc của huyền thoại để cố gắng tìm hiểu những ẩn ý sâu xa hàm tàng trong truyền thuyết, đã gợi cho chúng ta chìa khoá để giải mã bức thông điệp Rồng Tiên từ ngàn xưa gửi cho hậu thế Việt Nam. Tự thân huyền thoại Rồng Tiên đã chiếu giải trung thực ý nghĩa của những sự kiện lịch sử sau:

 

VIỆT TỘC, HẬU DUỆ CỦA  ĐẾ THẦN NÔNG

     Truyền thuyết đã được xác nhận bởi nguồn sách sử cổ là dòng Thần Nông phương Bắc định cư ở Bắc lưu vực Hoàng Hà, truyền đến đời Du Võng tràn xuống phương Nam giao chiến với Xi Vưu (Li Vưu) cuối cùng bị Hoàng Đế đánh đuổi và chết ở Lạc Ấp. Dòng Thần Nông  phương Nam do Kinh Dương Vương, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Châu Kinh và Châu Dương ở vùng lưu vực sông Dương Tử hình thành nhà nước Xích Qui ban sơ của Việt tộc. Truyền thuyết cho ta biết là các chi tộc Việt vẫn chung sống hài hoà, điều này được thể hiện qua việc Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương, dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc. Lịch sử lại hợp nhất 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam Hoàng Hà để truyền lưu mãi tới ngày nay. Đây chính là cốt lõi của vấn đề, ý nghĩa cao cả của việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính là để nói lên sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam mà người xưa muốn nhắn gửi cho đời sau.

    Truyện cổ tích họ Hồng Bàng kể lại: “Lạc Long Quân thay cha trị nước, dạy dân cày cấy, ăn mặc. Trong nước từ đây mới có thứ tự quần thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo lý giữa cha con, vợ chồng”. Sách sử cổ ghi rõ là Bố Lạc dạy dân cách cày cấy ăn mặc, vua tôi vợ chồng có luân thường đạo lý. Người Việt gọi phụ (cha) là Bố, gọi vương (vua) là Quân. Truyền thuyết cũng cho biết rằng Việt tộc là hậu duệ của đế Thần Nông mà hình tượng là Totem phức thể “Đầu người, thân trâu” là ông Tổ của nghề nông. Truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông uốn gỗ làm “lỗi” đẽo gỗ làm “trĩ”, những dụng cụ này dùng sức kéo để vạch thành luống đất, dạy dân cày cấy. Theo”Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” thì chỉ có nhị hoàng chứ không có tam hoàng như sách sử Trung Quốc chép từ trước đến giờ. Phục Hy còn gọi là Đế Thiên (2698-2599 TDL), họ Hiên Viên có tên thụy là Thái Hạo thờ rồng. Truyền thuyết dân gian kể rằng chân bà Hoa Lư nhân khi đi qua đầm Lôi Trạch, dẫm lên vết chân khổng lồ của Lôi Thần, vị thần Rồng cảm ứng mà sinh ra Phục Hi. Đây chính là thụ thai theo lối “dã hợp”, bản sắc riêng biệt của người Việt cổ. Là con của Thần Rồng nên Phục Hi mang hình tượng đầu và mình là người, phần dưới là thân Rồng. Phục Hi là Nữ Oa cũng nửa người nửa Rồng trong một bức phù điêu chạm nổi hình hai người, đuôi quấn lấy nhau, tay Phục Hi cầm tượng mặt trời, tay Nữ Oa cầm tượng mặt trăng. Phục Hy truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ Khương tên thuỵ là Thiếu Hạo thờ chim.

     Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông mà từ xưa đến nay chúng ta cứ cho là của Hán tộc. Truyền thuyết cũng nói tới dòng Thần Nông phương Bắc, dòng Thần Nông phương Nam nên một số người nghĩ rằng Tàu là dòng Thần Nông phương Bắc, ta là dòng Thần Nông phương Nam nên cho rằng ta với Tàu là cùng một gốc. Thế nên việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc từ truyền thuyết, từ những mảnh vụn của lịch sử để phục hồi sự thật, tìm về cội nguồn dân tộc. Chân lý khách quan của lịch sử sẽ sáng tỏ, trả lại những gì sự thật lịch sử cho lịch sử chính là ước vọng ngàn đời của những con dân đất Việt chúng ta.

     Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký nổi tiếng được xem là đại biểu cho sử quan chính thống của Hán tộc đã viết Hoàng Đế, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc trung nguyên là người mở đầu lịch sử Trung Quốc mà không hề nhắc gì tới Phục Hy, Thần Nông. Ngày nay, các nhà Trung Hoa học đều thống nhất quan điểm là trước khi Hán tộc tràn xuống chiếm lĩnh Trung nguyên thì tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là ”Di Việt” đã làm chủ trung nguyên từ xa xưa. Lịch sử Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ triều Thương, Chu mà thôi. Ngay các học giả uyên bác của Trung Quốc như V. K.Tinh, Wang Kwo Vu đều xác định là tất cả huyền thoại về các vị vua cổ xưa đều không thấy ghi chép gì trong “Giáp cốt” đời Thương. Nếu Hoàng Đế là người khai mở lịch sử Trung Quốc thì chắc chắn phải ghi rõ trong giáp cốt nên không cần phải bàn cãi nhiều về nhân vật này. Sự tích tên tuổi của các nhân vật huyền sử Phục Hy, Thần Nông mới được nhắc tới trong sách vở vào thời Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ nở rộ của Bách Việt. Nhóm Tân học”Nghi cổ phái” do nhà văn Quách Mạt Nhược chủ xướng đã chính thức bãi bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Chính Lương Khải Siêu, nhà chính trị nổi tiếng một thời của Hán tộc cũng phải thừa nhận là lịch sử Trung Quốc mới chỉ có khoảng 4 ngàn năm nay mà thôi.

    Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính v́ vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Nghiêu Thuấn, Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là bậc thầy muôn đời của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên không hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo phò triều Chu. Trong các tác phẩm Cổ sử Khảo, Tam ngũ lịch, Đông Kỷ, Đế vương Thế kỷ thì tất cả đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc chính là hậu duệ của Thần Nông. Cổ thư Trung quốc chép đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công của Hán tộc vì đã tranh ngôi với Chúc Dung là hậu duệ của Ðế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán ðảo Sơn Ðông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương của Thần Nông. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trĩ của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng Hán tộc nhận là thuỷ tổ nên viết theo cú pháp Hán tự Hoàng Đế. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng ở Sơn Đông phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông nhưng thuộc dòng Thần Nông phương Bắc. Cổ sử ghi lại là năm thứ sáu đời Chu Thành Vương 1100 TDL, Việt Thường cử sứ giả đến triều Chu biếu một con chim Bạch Trĩ, quan Trủng Tể Chu Công Đán nhớ lời Hoàng Đế có lời thề rằng: “Giao Chỉ ở ngoài phương xa, không được xâm phạm ...”. Nguồn sử liệu trên cũng hé mở cho chúng ta thấy là Hoàng Đế có liên hệ huyết thống với Việt tộc. Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Xi Vưu đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà thôi. Truyền thuyết xưa cũng kể rằng Thần Nông và Hoàng Đế có cùng một ông Tổ là Thiếu Điển.

    Tất cả các chứng cứ trên đã góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử, phục hồi chân lý khách quan của lịch sử đó là nhân vật Đế Hoàng là người Việt cổ chứ không phải thuỷ tổ của Hán tộc như Tư Mã Thiên đã viết. Như vậy, thời đại “Tam Hoàng, Ngũ Đế” chỉ có Nhị Hoàng  gồm Phục Hy họ Thái Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim là của Việt tộc. Một vấn đề khác cũng phải đặt ra là sau thời đại Tam Hoàng là tới Ngũ Đế gồm Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều là người Việt cổ. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nguyên về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã nhận xét chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trĩ ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Việt tộc [Ngieu] còn Quan thoại và các phương ngữ khác đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ. Cổ sử Trung quốc cũng cho biết họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng đô ở Bình Dương thuộc Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng đô ở Bồ Bản cũng thuộc Sơn Tây, Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ. Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ can gián vua mà đã bị tội phải cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di tam tộc rồi còn đâu mà viết sử nữa! Trong khi chính cổ thư Trung quốc chép là vua Thuấn lấy vợ Việt và về ở ở rể tại nhà vợ. Sách Lễ Ký viết:” Đế Thuấn là một nông dân Việt ở Lôi Trạch đã phát minh ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam Phong và ông Qui chế ra nhạc để thưởng chư hầu”.

    Theo Mã Đoan Lâm trong sách “Văn hiến Thông khảo” thì lúc đầu Tam Miêu không chịu phục nên vua Thuấn đã sai Vũ đi đánh cũng không được nên Thuấn chế ra đàn huyền 5 dây để hát bài Nam Phong. Cổ thư chép là cả Vua Thuấn và ông Vũ đều mặc áo lông chim rồi cầm khiên múa điệu vũ Li Vưu. Sau 3 năm thì Tam Miêu mới chịu phục vì nhận ra Thuấn, Vũ có cùng một nền văn hoá, cùng một chủng tộc. Theo Đổng Trọng Thư thì Li Vưu là cổ thiên tử, là vua phương Nam trước là viên quan xem thiên văn có cánh mà không bay được hàm ý chỉ người thuộc chi Âu Việt thờ chim. Công trình nghiên cứu của Kim Định cho biết Li Vưu cũng là tên một bài múa gồm nhiều vũ nhân nhất 9.9 = 81. Tương truyền Li Vưu là rồng vàng cao cả với 2 phụ tá là thần gió và thần mưa. Li Vưu cũng chỉ lá cờ hay xuất hiện trên bầu trời như hình sao chổi đuôi cong, nền cờ đỏ ở giữa có hình tròn màu vàng mà sau này Hoàng Đế Quang Trung cũng chọn lá cờ này. Theo nhà nghiên cứu Vũ Bình người Trung quốc thì khi giải mã chữ “Vũ” cổ đã cho rằng đó là dáng múa của cư dân nông nghiệp khi cầu mưa. Vũ nhạc có quan hệ mật thiết với lễ dâng hương của truyền thống thờ cúng thần mặt trời, thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp. Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung quốc còn ghi rõ là năm Quí Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quí Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt.

     Cổ thư chép vua Vũ được ban cho “Cửu Trù” cũng là “Cửu Đỉnh” nên chia nước ra 9 châu. Kim Định trích dẫn Danses kể lại truyền thuyết về vua Vũ khi đi trị thủy, đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả của Phục Hy, khi mở ra thấy Phục Hy đang quấn đuôi Nữ Oa. Vua Đại Vũ cũng được ban cho sách “Lạc thư” cũng trên dòng sông Lạc. Miền Trung và Hạ lưu sông Hoàng Hà có 2 con sông cùng có tên là sông Lạc. Một ở ngã ba Tam Giang Bắc của người Việt cổ chi Lạc bộ Chuy ở vùng Thiểm Tây, Sơn Tây và một ở Bắc tỉnh Hà Nam viết với bộ Thủy. Hai thủy danh gắn liền với tộc danh đã chứng tỏ vua Đại Vũ là người Việt vì chỉ có ông Vũ mới được thiên duyên là rùa thần nổi lên trên sông Lạc, đội quyển sách “Lạc thư” có ghi 9 điều khoản để trị nước. Nói cách khác, huyền sử cho chúng ta thấy rằng quyển sách đó là tinh hoa Việt bao gồm “Hồng phạm Cửu trù” với Lạc thư để vua Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn đau than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và ăn lên tới vùng Ba Thục là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình.

   Sách cổ Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử ký” cũng chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng  dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua  Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ. Cổ thư ghi rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân, Cao Dương của Việt tộc còn lưu lại trong sự tích trầu cau. Đế Cốc thay Đế Chuyên Húc lại là cháu của vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu chính là chi Âu Việt (Bái điểu tộc) của Việt tộc. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm vua lấy hiệu là Đường Nghiêu. Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những sử sách kinh điển của Hán tộc viết theo lý của kẻ mạnh để “Lộng giả thành chân” khiến mọi người tin theo bao đời nay.

 VIỆT TỘC KẾ THỪA

TRIẾT  LÝ ÂM DƯƠNG

 

   Tư Mã Thiên đại biểu cho sử quan chính thống của Hán tộc viết Hoàng Đế là thủ lĩnh cộng chủ của liên minh các bộ lạc là ông Tổ của Hán tộc. Tư Mã Thiên đã để Hoàng Đế đứng đầu ngũ đế gồm Hoàng Đế, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Theo “Sử ký” thì Hoàng Đế (2700-2600 TDL) là tổ tiên lỗi lạc của Hán tộc ở lưu vực Hoàng Hà. Sau khi đánh thắng bộ lạc Viêm Đế ở phía Tây và Xi Vưu ở phía Nam trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Trung Nguyên. Từ đó, các sử gia Hán cho rằng Hoàng Đế là Hiên Viên Hoàng Đế, để từ cơ sở này mặc nhiên tự cho là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông và Hán tộc là người kế thừa triết lý Âm Dương. Thật ra đây là một sự cố ý mạo nhận theo lý của kẻ mạnh mà thôi.

     Sự thật lịch sử được chứng minh rằng Hoàng Đế không phải là người khai mở lịch sử Trung quốc và lịch sử Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ triều Thương Chu mà thôi. Như vậy, từ lâu Hán tộc vẫn cho rằng họ là chủ nhân của triết lý âm dương nhưng đó chỉ là sự cố ý mạo nhận của kẻ mạnh không có tính thuyết phục. Trái lại tự thân triết thuyết Rồng Tiên qua lời trần tình của Bố Lạc với Mẹ Âu Cơ, 50 con theo Mẹ (Âm) lên núi, 50 con theo Cha (Dương) xuống miền biển đã thể hiện lý tương sinh-tương khắc, tinh tuý cốt lõi của triết lý Đông Phương. Điều này đã minh nhiên khẳng định Việt tộc là người thừa kế triết thuyết âm dương Dịch biến luận khởi từ Phục Hy tới Thần Nông. Truyền thuyết kể lại lời trần tình của bố Lạc với mẹ Âu Cơ như sau:

Ta là giống Rồng đứng đầu thuỷ phủ, Nàng là giống Tiên người ở trên đất, vốn không đoàn tụ lâu dài với nhau được. Tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con nhưng giống dòng tương khắc như nước với lửa, khó bề ở lâu dài với nhau dài lâu được. Nay phải chia ly, ta mang 50 con trai về thuỷ phủ chia trị các nơi, còn 50 con theo nàng về ở trên cao, có việc cùng gắn bó đừng bỏ rơi nhau ..! Trăm người con cúi đầu nghe lời bố dặn dò rồi cùng nhau từ biệt mà đi ..!”.

     Như vậy ngay từ thiên niên kỷ thứ 3 TDL, lời nói của bố Lạc một lần nữa đã chứng minh Việt tộc là người kế thừa sở đắc triết lý Âm Dương. Sự kiện bố Lạc phân chia bọc trăm trứng ra 2 bộ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, 2 bộ âm dương vừa tương sinh vừa tương khắc, tuy 2 mà l&##7841;i là một. Lạc Long Quân (Dương) là Rồng ở dưới nước nên dẫn 50 con về về miền sông nước (bộ Thuỷ tinh: âm) còn Âu Cơ là Tiên (âm) lại dẫn 50 con lên miền cao rừng núi (bộ Sơn Tinh: Dương) theo đúng nguyên lý Dịch là trong âm có dương, trong dương có âm, thể hiện “lý tương sinh tương khắc” tinh tuý cốt lõi của triết lý Đông phương.

    Sự thực trên đã minh nhiên khẳng định Việt tộc là người thừa kế triết thuyết Âm Dương Dịch biến luận khởi từ Phục Hi tới Thần Nông tức Đế Thần của Việt tộc. Sự thật lịch sử này được thừa nhận bởi chính lịch sử Trung Hoa cổ đại. Sách “Kinh Thư” trong phần mở đầu chỉ đề cập đến Nhị Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Ngũ Đế là Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Việc Kinh Dịch chọn 2 quẻ dành cho 2 con vật Rồng chim (Tiên) linh thiêng, vật tổ biểu trưng của Việt tộc đã minh nhiên xác định nguồn gốc xuất xứ của Kinh Dịch. Đến đời Chu, Chu văn Vương tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Việt rồi biến cải thành Chu Dịch thiên về bói toán chứ không phải là tinh hoa triết lý Âm Dương Dịch biến luận thể hiện nhân sinh vũ trụ quan của Việt tộc.

 

 

 

 

 

Năm mươi con theo Mẹ lên vùng cao

Năm mươi con theo Bố xống miền sông nước…

 

  

MỘT TRĂM CHI TỘC VIỆT

 

    Chúng ta đang sống trước thềm của thiên niên kỷ thứ ba nên mỗi khi nghĩ về huyền thoại Rồng Tiên thì thoạt đầu, ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng là truyện huyền hoặc, hoang đường. Dù có tự hào là con Rồng cháu Tiên nhưng với ý nghĩ đơn giản của đời thường, chúng ta vẫn hoài nghi vì trên đời làm gì có truyện người đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra người?

     Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm túc và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại, chúng ta tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽ gợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những vấn nan khúc mắc tự ngàn xưa. Có một

thực tế mà chúng ta phải hiểu rõ đó là tất cả các dân tộc thời cổ đại đều tin tưởng thần linh chở che trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Thật vậy, khi con người vừa bước ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ của thuở hồng hoang để bước vào hình thái xã hội ban sơ, con người cảm thấy nhỏ nhoi trước sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên nên yếu tố thần linh ngự trị trong mọi sinh hoạt của họ.

    Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba với những  dân tộc đã tiến tới một nền văn minh tương đối cao nhưng vẫn còn tôn thờ những vật tổ linh thiêng của họ như dân Ấn vẫn còn thờ bò chúng ta không thể cứ dựa trên những tập tục cổ của một dân tộc mà đánh giá một cách sai lầm là xã hội đó kém văn minh, mê tín, hoang đường. Đó là cách nhìn theo giáo sư viện sĩ Jean Poirier là tiến hoá luận đơn tuyến hay còn gọi là quan điểm giả tiến hoá. Trái lại sự hiện hữu tục thờ vật tổ Totem của một số dân tộc chứng tỏ tính phong phú đa dạng của nền văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Thế nên, việc Mẹ Tiên (Âu Cơ) mà vật tổ biểu trưng là chim thì việc mẹ Âu sinh ra trăm trứng nở ra trăm người con trai trên bình diện tâm linh là bình thường không có gì đáng ngạc nhiên cả. Trên thực tế, người phụ nữ ai cũng đều có một buồng trứng, khi trứng rụng kết hợp với tinh trùng sẽ tạo thành bào thai. Vấn đề là phải tìm hiểu phần tinh tuý, cốt lõi của nhân vật hình tượng Mẹ Tiên như Jung nói: “sự đúc kết biết bao suy tư của thời đại tạo dựng độc sáng phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý luận”.

    Một khi tiền nhân thần thọai hóa mẹ Âu là Tiên thì Mẹ Âu Cơ có thể làm bất cứ điều gì mà người phàm không làm được, đó là đẻ ra trứng thuộc phạm trù tín ngưỡng nguyên thủy cũng như  phạm trù tôn giáo đòi hỏi phải có niềm tin một cách mặc khải.  Gạt sang một bên vấn đề tự tình dân tộc để tìm hiểu xem tại sao Mẹ Âu lại đẻ ra “trứng”, chúng ta thấy rõ hàm ý sâu xa của tổ tiên ta. Thật vậy, ý niệm trứng trong huyền thoại biểu trưng Totem vật linh biểu trưng của Việt tộc là tộc người thờ chim (bái điểu tộc) là một con vật đứng đầu trong tứ linh: nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Nguồn thư tịch cổ cũng cho ta biết “Lạc bộ Chuy” là chi tộc Việt đầu tiên từ vùng Cao Nguyên Côn Sơn Hi Malaya tiến xuống Trung Nguyên qua vùng núi Dân, Ba Thục. Lạc bộ Chuy là chi Việt cổ của họ Hồng Bàng có vật biểu là chim (Việt điểu, Lạc điểu), ông cha ta đã theo dấu chim Hồng, chim Lạc thiên cư vùng đất miền núi Dân, Ba Thục cũng được gọi là Châu Phong. Địa danh Phong Châu ở Bắc Việt Nam cũng chỉ là nhắc lại địa danh cư trú ban đầu của Việt tộc nơi mà mẹ Âu dẫn 50 con lên núi rồi suy cử người con trưởng làm vua nước Văn Lang như truyền thuyết kể lại. Âu Cơ và 50 con lên đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là VĂN LANG, Đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, Bắc tới Động Đình Hồ, Nam tới Hồ Tôn (Chiêm Thành).

     Sách “Lĩnh Nam Trích Quái” truyện Thánh Tản Viên chép rằng thời Chu Noãn Vương, vua Hùng thứ 18 đến ở đất Việt Trì, châu Phong, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Bản “Hùng triều Ngọc phả” cũng ghi là đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương húy là Đức quân Lang (660-569 TDL) mới dời đô về Việt Trì trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bây giờ. Sự kiện này phù hợp với cương giới Văn Lang ở trung nguyên được ghi trong thư tịch cổ.

 

      Những công trình nghiên cứu địa danh là những từ ngữ của một tộc người đã ghi tạc vào sông núi nơi địa bàn cư trú của họ ở một thời điểm nhất định nào đó, cho phép chúng ta kết luận là sự tương đồng của những địa danh khẳng định địa bàn cư trú của cùng một tộc người trên vùng đó. Trong số những địa danh thì thủy danh là tên sông, nhất là những con sông lớn có tên sớm nhất trước cả tên đất nữa. Công trình nghiên cứu cho ta thấy 2 con sông lớn ở Đông Á và Đông Nam Á là Dương Tử Giang và Cửu Long Giang (Mékong) có tên gọi giống nhau và cùng bắt nguồn từ một danh từ cổ là “Kang”. Cách phát âm này hiện được giữ lại trong các tiếng địa phương Quảng Đông và Thượng Hải. Xét theo tự dạng thì chữ “Giang” lại dùng chữ “Công” để phiên âm. Tên sông Mékong được gọi bằng nhiều tên theo tiếng nói của các dân tộc mà sông này chảy qua. Trung Quốc gọi là Khung Giang, Lào gọi là Nậm Khoỏng, Cambodia gọi là Mê Kong và xuống đến lãnh thổ Việt Nam, con sông này được gọi một cách thân thương là Cửu Long giang. Bản thân những từ Cửu Long giang, Nậm Khoỏng, Mékong, Khung Giang, là những dạng tương tự về mặt ngữ âm từ một tên gốc là Kông mà ra.

   Về địa danh, nếu chúng ta ngược dòng thời gian đi sâu xuống lớp địa danh Hán Việt đầy rẫy nơi vùng cư trú của người Việt thì có thể thấy còn có một lớp địa danh cổ hơn nữa, đó là lớp tên nôm với yếu tố cấu thành là từ Kẻ. Những tên nôm với yếu tố Kẻ như thế rất nhiều, có thể nói rằng hầu hết xã thôn Việt Nam ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đều có. Tên nôm hiện nay đang bị quên dần đi và ít được dùng đến, nhưng nó từng tồn tại rất lâu. Trước đây, trong một thời gian dài nó tồn tại song song với Hán Việt, thông thường tên nôm dùng để gọi, còn tên Hán Việt là “tên chữ”. Như chúng ta biết, tên đặt ra trước tiên dùng để gọi, đến khi xã hội phát triển ở mức độ khá cao mới nảy sinh nhu cầu ghi chép. Hơn nữa xét tương quan ngữ âm giữa các cặp tên nôm và tên chữ thhì chúng ta thấy rõ là tên chữ được đặt ra bằng cách phiên âm tên Nôm và trong một số trường hợp bằng cách dịch nghĩa nữa. Điều này một lần nữa khẳng định nhu cầu ghi chép là điều kiện xuất hiện tên Hán Việt.

     Đặc biệt trong nhiều tên làng Việt Nam, chữ Kẻ trong những tên nôm được phiên âm ra tên Hán Việt bằng từ Cổ những địa danh có chữ “cổ” đứng đầu rất phổ biến, rất tập trung. Nhìn rộng ra toàn Trung Quốc thì địa danh có chữ Cổ còn thấy rải rác ở Cam Túc, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, nhưng tập trung nhất vẫn là vùng Lưỡng Quảng. Như vậy tên nơi cư trú có thành tố “Kẻ” đứng đầu trong địa danh học cần đặc biệt lưu ý khi xét vùng đất cổ của cư dân Văn Lang, nó được tìm thấy ở một mức độ tập trung khá cao tại miền đất bao gồm miền Bắc Việt Nam và vùng Lưỡng Quảng hiện nay. Địa bàn phổ biến địa danh có chữ “Kẻ” xưa và “Cổ” hiện nay có thể trải rộng ra nhiều tỉnh thuộc Hoa Nam, nhưng chúng ta đều biết địa bàn phân bổ của địa danh, càng rộng bao nhiêu thì khởi điểm của loại địa danh đó càng cổ bấy nhiêu. Rất có thể vùng đất tập trung địa danh thuộc nước Văn Lang như truyền thuyết cho biết.

 

     Tầm nguyên ngữ nghĩa của từ LANG cho chúng ta những nhận định chính xác hơn về địa bàn cư trú của người Việt cổ cũng như uyên nguyên ngữ nghĩa của tên nước Văn Lang. Cũng như các dân tộc khác thời cổ đại khi còn là một tộc người thì lấy chữ “người” để chỉ tên của dân tộc đó theo ngôn ngữ của họ. Chữ Lang trong tiếng Hán có nghĩa là đàn ông. Chữ này nguyên gốc của Việt cổ còn ghi rõ trong truyền thuyết khởi nguyên dân tộc là con trai vua gọi là Quan Lang và con gái là Mị nương, hiện từ Lang vẫn còn truyền lưu trong đồng bào Mường, Quan Lang là người đứng đầu một “Mường”. Ngôn ngữ phương Nam còn có những từ như Dranglô của Barnar có nghĩa là đàn ông, Arăng tiếng Êđê và Urang của Chàm đều có nghĩa là người. Trong tiếng Indonésia, Mã Lai chữ Orang cũng nghĩa là người. Phương pháp so sánh của ngôn ngữ lịch sử xem những danh từ kép Văn Lang, Việt Lang, với Urang, Ôrang, cũng xem như Dạ Lang với Drang trong chữ Dranglo là giống nhau trên căn bản. Sự khác biệt là do biến đổi từ trạng thái nọ sang trạng thái kia theo điều kiện không gian và thời gian mà thôi.

    Căn cứ trên bản đồ nhân chủng cho thấy tộc danh có thành tố “Lang” trải rộng khắp Trung Nguyên từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới Bắc Trung Việt (Việt Nam) như Dạ Lang (Quí Châu) Bạch Lang (Tứ Xuyên), Việt Lang (Quảng Đông) và Văn Lang (Bắc Việt Nam) và những danh từ chung chỉ người như Lang, Dranglo, Orang, trải rộng trên một địa bàn lớn ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng ven biển bao quanh Nam Hải tới Indonesia, Mã Lai. Khu vực phân bố các dân tộc này xét về mặt địa lý phù hợp với cương vực của nước Văn Lang cũ như truyền thuyết kể lại. Điều này được xác nhận bởi các nguồn sách sử như “Thiên hạ Quận quốc Lợi bệnh thư” đã bị triều Thanh tịch thu thì ở tỉnh Quảng Tây có nhiều người Lang (Lang nhân). Do đó người ta gọi thổ binh ở vùng này là Lang binh và người Choang cách đây 4,5 thế kỷ vẫn còn được gọi là Lang và Choang là đọc chữ Lang trại âm mà ra.

     Thực tế lịch sử cho chúng ta thấy tính hiện thực của truyền thuyết trăm trứng nở trăm con với sự hiện diện của các nước mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt (Bai-Yue). Tên Bách Việt theo Đào Duy Anh xuất hiện lần đầu tiên là trong sách sử là bộ sử ký của Tư Mã Thiên. Sử Ký chép rằng đời Chu An Vương, Sở Điệu Vương sai Bạch Khởi đánh dẹp Bách Việt ở miền Nam bấy giờ là đầu thế kỷ thứ IV TDL. Sách “Lã thị Xuân Thu”viết rằng:”Phía Nam Dương, Hán (Hán thuỷ) là Bách Việt”. Cao Dụ giải thích tiếp như sau: “Bách Việt là nơi tộc Việt có cả trăm chủng”. Sách Hậu Hán Thư, Địa lý chí dẫn lời Thần Tán về Bách Việt như sau: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên 7,8 ngàn dặm, người Bách Việt ở xen kẽ nhau gồm nhiều chủng tính (tên họ) khác nhau”.

   Ngay từ đầu triều Thương, cổ sử Trung Quốc đã đề cập tới tên một số chi tộc Việt như Âu Thâm, Việt Âu, Quế Quốc, Quyên Tử, Sản Ly, Cửu Khuẩn, Đông Việt, Âu Nhân, U Việt, Cô Muội, Thả Âu và Cung Nhân. Theo “Dật Chu thư” thì các chi tộc Việt ở Lĩnh Nam như Quế Quốc, Sản Ly, Quyên Tử, Cửu Khuẩn phải cống nạp đồi mồi, hạt châu, chim quí, ngà voi, sừng tê, chim Hạc, chó lùn. Lạc Việt cống tre ngà (đại trúc) măng trúc, Thương Ngô ở phía Nam Hồ Nam cống chim công. Tuy nhiên, sách “Trúc thư kỷ niên” chép là mãi đến đời Chu Thành vương, năm 1040 TDL “Vu Việt lai tân” nghĩa là Việt đến làm khách thăm xã giao mà thôi. Sách sử cổ của Trung Quốc cũng ghi là đời Chu, có phái đoàn sứ bộ Việt Thường sang biếu chim Bạch Trĩ năm 1110 TDL đời Chu Thành Vương năm thứ 6.

    Như vậy chính cổ sử Trung Quốc đã xác nhận sự hiện hữu của nước Việt Thường ngay từ thời Đế Nghiêu. Việt Thường thị có nghĩa là họ của cư dân trồng lúa nước nên đã có trình độ cao về thiên văn và đã làm ra lịch thời vụ mùa màng cho nông nghiệp gọi là Nông lịch. Chính vì cùng một dòng tộc đại chủng Bách Việt nên họ Việt Thường đã đến biếu vua Nghiêu dòng Thần Nông phương Bắc một con rùa hàng ngàn năm tuổi. Trên lưng con rùa này có viết chữ “Khoa đẩu” tức là lối chữ hình con nòng nọc của dòng Thần Nông phương Nam để  chỉ cách làm và ứng dụng nông lịch. Nông lịch tức là Âm lịch còn dùng mãi đến tận bây giờ. Sau thời Đế Nghiêu Thuấn đến nhà Hạ, Nông lịch đã ứng dụng hoàn chỉnh nên sách sử cổ thường gọi là lịch nhà Hạ. Đó chính là Việt lịch tính theo chu kỳ của mặt trăng. Nhà bác học Lê Quí Đôn trong “ Vân Đài Lọai ngữ” đã viết: “ Việt lịch tức Âm lịch tính theo hệ thống quĩ đạo mặt trăng ứng dụng cho con nước mà bia đá ở Cối Kê, kinh đô nước Việt thời Câu Tiễn ghi rõ là nước thủy triều lên xuống đúng chu kỳ mặt trăng”.

     Trong tác phẩm Sử Ký, sử gia chính thống Đại Hán là Tư Mã Thiên chép về sự hình thành của quốc gia Việt Thường như sau: “Đầu đời Tây Chu(1143-770TDL) người nước Việt Thường đuổi người Tam Miêu, lập nước ở vùng giữa hồ Động Đình và hồ Phiên Dương còn gọi là Bà Dương ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử”. Nước Việt Thường còn tồn tại mãi tới đời vua nước Sở là Hùng Cừ (887-877TDL). Sử nước Sở chép rằng đời Hùng Cừ (887-877TDL) đã chiếm Việt Thường bên hồ Phiên Dương mà kinh đô của Việt Thường nằm ở giữa hồ Phiên Dương và hồ Động Đình.

     Đời Tống, La Tất viết “Lộ sử” tức là sử của Lạc Việt đã liệt kê một số nhóm trong Bách Việt như sau: “Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương,  Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Ký, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cần, Bắc Đái, Khu Ngô gọi là Bách Việt”. Theo Đào Duy Anh thì trong những nhóm Bách Việt ấy chúng ta thấy có những nhóm như Dương Việt ở hạ lưu sông Dương Tử, nhóm Thương Ngô ở miền Nam tỉnh Quảng Tây, nhóm Sản Lý tức Xà Lý ở tận miền Tây Nam tỉnh Vân Nam, còn Kê Từ, Bắc Đái là những tên huyện thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Có thể căn cứ vào những địa điểm ấy mà nói rằng sử sách Trung Quốc xưa gọi là Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác trên khắp miền Hoa Nam, phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả đất miền Bắc Việt Nam ta mà sử gọi chung là miền Giang Nam (miền Nam sông Dương Tử) và miền Lĩnh Nam (miền Nam rặng Ngũ Lĩnh). 

     Theo Đào Duy Anh thi “Trong những nhóm Bách Việt được chính sử Trung Quốc như Sử Ký và Tiền Hán Thư chép tương đối kỹ càng là: Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Theo Sử ký mục “Đông Việt truyện” thì chúng ta biết rằng Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang. Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức là miền Phúc Kiến. Nam Việt đô ở Quảng Châu gọi là thành Phiên Ngung thuộc miền Quảng Đông, Tây Âu ở phía Nam sông Ly miền Quảng Tây. Còn nhóm Lạc Việt, theo Hậu Hán thư cho chúng ta biết rằng các quận Giao Chỉ và Cửu Chân là người Lạc Việt, như thế Lạc Việt là một chi Việt tộc tập trung nhiều nhất ở miền Bắc Việt Nam. Như vậy, theo sử sách xưa của chính Hán tộc đã gọi Bách Việt là những nhóm người sống rải rác khắp miền Hoa Nam, phía Tây gồm cả đất Vân Nam Tứ Xuyên và phía Nam gồm cả Bắc và Trung Việt Nam bây giờ mà sử sách thường gọi chung là miền Giang Nam tức miền Nam  Dương Tử Giang hoặc miền Lĩnh Nam, phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh. Tuy nhiên chính sử Trung Quốc chi ghi một cách sơ xài như Sử ký của Tư Mã Thiên chỉ ghi kỹ về Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt và Lạc Việt mà thôi”.

    Thư tịch cổ Trung Quốc phải thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Xuân Thu Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Sử ký của Tư Mã Thiên chép tương đối kỹ về Đông Việt tức U Việt của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt. Nước Việt đóng đô ở Cối Kê với những thăng trầm dâu bể của lịch sử nên Lý Tế Xuyên mới viết “Việt điện U linh” về nước Việt thuở xa xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Liêu Việt ở Quí Châu, Điền Việt, Kiềm Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây và Lạc Việt ở xen kẽ với Âu Việt rải rác khắp Hoa Nam nhưng tập trung nhiều nhất ở Quảng Tây và Bắc Việt Nam bây giờ.

     Đối chiếu với cương giới Văn Lang trong truyền thuyết chúng ta thấy thực tế địa bàn cư trú của cộng đồng Bách Việt rất phù hợp, trải dài từ Hồ Động Đình xuống tận phương Nam giáp Chiêm Thành và từ biển Đông sang tới tận Ba Thục ở phía Tây. Thế nhưng Đại Việt sử lược bị sử quan triều Thanh là Tiền hi Tộ sửa đổi nên chép tên các bộ chỉ nằm trong phạm vi Bắc Việt Nam bây giờ. Theo nhà bác  học Lê Quí Đôn trong Vân Đài loại ngữ thì  Tên 15 bộ do triều Hán, Ngô mơí đặt  ra, tên gọi lẫn lộn ngờ rằng những tên đó là do bọn hậu Nho góp nhặt vay mượn chép ra nên khó mà tin được”. Xét về phận dã thiên văn thì Giao Chỉ thuộc Sao Tĩnh, Dực Chẩn và Đẩu Ngưu. Như vậy, nhà bác học Lê Quí Đôn đã xác nhận rõ là cương giới nước ta thời cổ nằm mãi ở Trung nguyên Trung Quốc bây giờ. Thật vậy, cương giới Hồng Bàng Văn Lang xưa được ghi trong “Thiên thư” là Việt Tĩnh Cương lấy chòm sao Tĩnh làm chuẩn để phân bố các vùng, các bộ trong nước Văn Lang. Nhìn chung, chòm sao Tĩnh tượng hình bằng 2 đường thẳng và 2 đường ngang cắt nhau tại 4 điểm chỉ vùng đất từ Tam giang Bắc gồm sông Vị, sông Hoàng và sông Lạc xuống tới Tam giang Nam gồm sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử.

     Sự mâu thuẫn cũng không có gì khó hiểu, vì việc bóp méo, xuyên tạc và sự kiện lịch sử được hư cấu để vấn đề gốc tích dân tộc ta trở nên mịt mờ huyền hoặc là bản chất cố hữu, chủ trương trước sau như một của Hán tộc xuyên suốt dòng lịch sử. Trong khi đó sách Lĩnh Nam Trích Quái dựa theo truyền kỳ lịch sử dân gian Việt cổ lại chép các bộ Chân Định ở Trường Sa Hồ Nam, bộ Quế Dương, Quế Lâm ở Quảng Tây và Tượng quận ở Quí Châu, Vân Nam thuộc lãnh thổ Trung Quốc  bây giờ mới phù hợp với thực tế lịch sử. Ngay sử gia Tư Mã Thiên người được coi là ngay thẳng trung thực nhưng với tư cách là sử gia đại biểu chính thống cho Hán tộc, Tư Mã Thiên là người hiểu rõ hơn ai hết Hoàng Đế là người Việt vì cũng chính ông ta đã viết là những vị vua Đế Chuyên Húc, Đế Cốc đều là ông tổ của những vị vua Việt sau này. Tư Mã Thiên cũng hiểu rõ về Lạc bộ Chuy, Lạc bộ Thủy, Lạc bộ Trĩ nhưng lại viết Lạc bộ Mã vì không muốn người Việt nhớ đến cội nguồn dân tộc và lãnh thổ Việt xưa.

 

     Tóm lại, chính thực tế lịch sử đã minh nhiên lý giải ý nghĩa của sự việc lạ thường là mẹ Tiên đẻ trăm trứng nở trăm con, để rồi trở thành trăm chi tộc Việt mà sử cổ Trung Hoa gọi là Bách Việt. Mỗi chi tộc do một người con trai đứng đầu nên từ đó mới có ý niệm bách tính là trăm họ. Đây mới chính là vấn đề mà cốt lõi của nó là sự gửi gấm của ông cha ta thời dựng nước cho con cháu ngàn sau, về nguồn gốc giống dòng của trăm chi tộc Việt máu mủ ruột rà, cùng chung huyết thống để lúc hoạn nạn nhớ cưu mang giúp đỡ lẫn nhau như lời Bố Lạc dặn dò trước lúc chia tay. Không những cưu mang giúp đỡ lẫn nhau  mà còn phải đoàn kết, thống nhất sức mạnh Việt tộc để phục hưng dân tộc Việt. Truyền thuyết dân gian Hoa Nam và Đài Loan về chim Phượng Hoàng, chúa tể loài chim Totem Vật tổ Việt tộc mà dân gian gọi là “Bái điểu tộc”, chống lại thiên ma tộc “Đại Hán”. Đó chính là bức “Thông điệp” của tiền nhân từ huyền thoại xuyên suốt mấy ngàn năm của dòng vận động Lịch sử Dân tộc Việt.

 

    Thế là Truyền thuyết huyền thoại từ chỗ u u đã trở nên minh minh, chứ không còn u u minh minh như trước nữa. Ngày nay chúng ta không còn ngạc nhiên khi thấy ông cha ta đã chọn loại Chim là vật biểu, tự thân hai chữ Hồng Bàng có nghĩa là rộng lớn. Hồng là Ngỗng trời, còn Hộc là Ngan trời, nên cả hai còn có tên là Thiên Nga (Swan), hàm ý có chí lớn bay cao tận trời xanh. Hình ảnh chim được khắc hoạ trên mặt trống đồng với mỏ dài của loại chim nước. Các nhà nghiên cứu kết luận chim nước là của Đông Nam Á, nó gắn liền với cư dân nông nghiệp sống ở vùng  sông lạch, ao hồ. Theo triết gia Kim Định thì Hồng Hộc, chim nước của Việt tộc thể hiện nguyên lý Âm Dương Giao Chỉ vì nó vừa bay lên trời vừa xuống dưới nước. Chi tộc Âu Việt tôn thờ chim Hồng biểu trưng của văn minh nông nghiệp cùng với chi Lạc thờ Rồng trong cộng đồng Bách Việt nên chúng ta vẫn tự hào là dòng giống Lạc Hồng (Lạc Âu). Trên bình diện tâm linh, hư cấu thêm ý nghĩa thần thoại thì chim bay lên tận trời xanh thường gắn liền với các vị Tiên nữ trên trời. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Phượng minh triều dương”, tức là chim Phượng hót chào mặt trời ban mai. Sách Quảng Đông Tân ngữ ghi là:”Tùy dương Việt Trĩ”, Trĩ là con Công của Việt tộc luôn luôn bay theo hướng mặt trời, mà con Công chính là chim Phượng Hoàng huyền thoại được coi như tổ các loài chim.

 

    Ý niệm Chim-Tiên-Mặt trời gắn liền với tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân nông nghiệp với nền văn minh lúa nước của Việt tộc. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh đó, chim Hồng biểu tượng một ý chí cao, luôn bay vươn lên, vượt tới trời xanh, thể hiện ý chí tầm cao của tộc Việt, một dân tộc có bản lĩnh anh hùng coi cái chết “nhẹ như lông hồng”. Người Việt sẳn sàng hy sinh cho dân tộc nên dân gian thuờng nói chim én, chim sẻ làm sao hiểu được chí lớn của chim Hồng, chim Hộc.

 

CỘI NGUỒN TRĂM HỌ CỦA VIỆT TỘC

 

     Thực tế đã minh nhiên lý giải ý nghĩa của sự việc lạ thường là mẹ Tiên sinh ra trăm trứng nở trăm con để rồi mỗi người con đi khắp nơi phát cỏ lập ấp trở thành một trăm chi tộc Việt mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Mỗi chi tộc do một người con trai đứng đầu vâng lời bố Lạc đến một vùng đất mới khai phá đất đai, phát cỏ mở đất lập ấp lập ra một dòng họ. Chính từ đó mới có ý niệm bách tính nghĩa là trăm họ của Việt tộc mà trước đây, do ảnh hưởng của văn hoá Hán chúng ta cứ nghĩ là của Hán tộc. Đây chính là vấn đề cốt lõi ẩn chứa trong huyền thoại mà tiền nhân đã gửi gấm cho thế hệ con cháu Việt Nam ngàn sau.

     Theo “Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” thì sau chiến thắng lẫy lừng Đống Đa đánh đuổi đạo quân Thanh xâm lược, Hoàng Đế Quang Trung cử La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp làm Quốc Sử quán, khâm mệnh nhà vua về làng Vân Lôi để nghiên cứu bản “Bách Việt Từ đường Tộc phả”. Sau đó, vị Hoàng Đế anh minh lỗi lạc của dân  tộc đã thân hành đến nói chuyện thân mật với các vị bô lão, hương chức và dân làng Vân Lôi. Theo nhà nghiên cứu Bùi văn Nguyên thì bản “Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” do trưởng họ Nguyễn Đức ghi vào năm thứ tư đời Đinh Tiên Hoàng tức năm Tân Mùi 971 hiện còn lưu giữ ở làng Vân Lôi Hà Tây mà xưa kia là làng Vân Nội thuộc phủ Thanh Oai tỉnh Hà Nội. Bách Việt Ngọc phả Truyền thư viết: “Nhà thì có gia phả cũng như nước thì có Quốc sử. Phải ghi lại cho tinh tường để tổ quốc ghi công. Non sông gấm vóc, đời này qua đời khác đến. Bên văn thì hiền lương, bên võ thì lăo luyện. Vị thế nước nhà thật rực rỡ. Đầu đuôi các thế hệ được ghi chép, biên khảo để truyền về sau. Đầu tiên chỉ chép vị tổ tối cao. Tổ quốc ta được tính từ tổ xa xưa đó, vị tổ gốc rễ, vị tổ từ đất mẹ truyền đến chúng ta đã hàng muôn nghìn đời giống như Cây thì phải có gốc, nước thì phải có nguồn. Trước mắt chúng ta hãy tính từ “Ba vua mở nước”. Vậy từ xa xưa, nước ta đã có các vua Hùng làm chủ nước non với bản đồ hoa sen nở rộ, tính từ khi Kinh Dương Vương đứng đầu “ Ba vua mở nước” đã là 2.800 năm có thừa”.

                                                 &nbsnbsp; Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,

Nhất thống sơn hà thập bát vương

                                                  Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,

     Ức niên hương hoả ức niên phương.

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương

Mười tám ngành vua, mười tám chương

Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,

Đời đời đèn nến nức thơm hương ..!

(bản dịch của Vân Trình)

      Từ đường họ Nguyễn gốc ở làng Vân Nội thờ từ Tổ Phục Hy gọi là Đế Thiên và Thần Nông gọi là Đế Thần trở xuống cho đến các vua Hùng. Theo đương kim Tộc trưởng ông Nguyễn văn Tằng thì đền thờ từ Kinh Dương Vương xuống tới các vị vua triều Nguyễn. Trong từ đường có bức hoành phi và đôi câu đối do triều Nguyễn tặng: “Quốc Ân Gia Khánh” nghĩa là Lộc nước phúc nhà.

Muôn thuở phúc nhà lòng kính Tổ,

Chín trùng lộc nước áo vua ban”.

     Theo nhà nghiên cứu Bùi văn Nguyên thì sở dĩ có họ Nguyễn gốc là vì tổ tiên ta lấy địa danh cái gò núi đất ở Vân Lôi xưa kia là Phong Châu nơi họ Nguyễn sinh tụ. Chữ Nguyễn bên trái chữ phụ là cái gò đất, bên phải là chữ nguyên nghĩa là đầu tiên. Trong khi đó, một nguồn sách sử khác cho biết là ngay từ thời cổ đại ở Cam Túc một tỉnh tiếp giáp với vùng Tam Giang Bắc, trên đường thiên di của Việt tộc đã sinh tụ tại đây nên cổ thư đã nói tới họ Nguyễn, một nước Nguyễn (Rhuan). Về sau họ Nguyễn thiên cư dần xuống trung nguyên rồi Hoa Nam và Việt Nam bây giờ.

 

     Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều ghi nhận rằng Việt Nam có 3 dòng họ lớn là họ Nguyễn, họ Trần và họ Lê. Trong 3 họ này, họ Nguyễn là đông nhất vì theo các nhà nghiên cứu thì họ Nguyễn đã thiên cư dần từ Cam Túc, Thiểm Tây xuống Hoa Nam rồi Việt Nam. Mặt khác, đời Trần vào thế kỷ 12 sau khi sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ ông tổ họ Trần tên Lý nên bắt tất cả những ai mang họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn. Chính vì vậy họ Nguyễn ngày càng đông hơn.

 

NHỮNG DÒNG HỌ DỰNG NÊN CÁC TRIỀU ĐẠI

TRONG  LỊCH SỬ VIỆT

 

    Theo nhà nghiên cứu Gia phả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ thì Việt Nam có khoảng 140 dòng họ. Khi nghiên cứu các dòng họ ở Việt Nam, người ta phải căn cứ vào lịch sử thiên cư của Việt tộc, bao gồm các quốc gia Bách Việt và các triều đại trong lịch sử, các chiến công lẫy lừng của các danh tướng, các anh hùng danh nhân văn hoá. Tựu chung có thể liệt kê một số dòng họ chính nổi bật nhất như sau:

. Họ Hồng: Họ Hồng Bàng.

. Họ Lạc (Lị, Lộ, Ló ..): Họ của Bố Lạc Long Quân.

. Họ Âu (Ngu ..): Họ của mẹ Âu (Cơ).

. Họ Hùng: Hữu Hùng thị, được xem như họ  các vua Hùng. Thời Hai bà Trưng cũng nhận là kế lại nghiệp Hùng nên lấy tên nước là Hùng Lạc.

. Họ Triệu:Triệu Đà lên ngôi vua lấy hiệu là Triệu vũ Vương thành lập quốc gia Nam Việt. Về sau có Triệu thị Trinh khởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô. Triệu Quang Phục lên ngôi lấy hiệu là Triệu Việt Vương (549-571).

. Họ Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị …

. Họ Khu: Năm 139, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đánh chiếm huyện Tượng Lâm thành lập nước Lâm Ấp. Sử Tàu chép là Lâm Ấp chính thức thành lập vào niên hiệu Sơ Bình 190-192.

. Họ Phạm: Phạm Văn, Phạm Phật làm vua nước Lâm Ấp.

. Họ Lý: Nhà Tiền Lý từ năm 544 đến năm 602, Lý Bí lên ngôi lấy hiệu là Lý Nam Đế, thành lập quốc gia Vạn Xuân. Lý Phật Tử (571- 673). Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ mở ra triều đại nhà Lý dài 215 năm (1010-1215).

. Họ Mai: Mai Thúc Loan lên ngôi được suy tôn là Mai Hắc Đế (722-725).

. Họ Phùng: Phùng Hưng được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương sau khi khởi nghĩa đánh bại quân Đường giành quyền tự chủ cho nước nhà (783-791).

. Họ Khúc: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 906.

. Họ Dương: Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán.

. Họ Ngô: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán (937-965).

. Họ Đinh: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất nước nhà 967.

. Họ Lê: Lê Hoàn, Lê Lợi.

. Họ Trần: Trần Cảnh.

. Họ Hồ: Hồ Quí Ly, Hồ Thơm Nguyễn Huệ.

. Họ Mạc: Mạc Đăng Dung.

. Họ Trịnh: Trịnh Kiểm.

. Họ Nguyễn: Nguyễn Hoàng.Theo nhà văn Lê văn Siêu trong tác phẩm Việt Nam Văn minh Sử cương thì khi Mã Viện thắng Hai Bà Trưng đã tàn sát dân ta, chúng còn bắt hàng trăm“Cừ  Soái” đem sang Tàu, số những người còn lại mang họ này phải tìm cách đổi họ thay tên nên dòng họ Trưng, họ Thi, họ Chử, họ Hùng, họ Thục hầu như không còn nữa.

 

 

NHỮNG DÒNG HỌ LẬP CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH TRONG LỊCH SỬ

 

. Họ Chu: Năm 158, Chu Đạt lãnh đạo nhân dân Cửu Chân nổi lên đánh chiếm Nhật Nam. Năm 163, Chu Cái cùng với Hồ Lan lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh chiếm huyện Quế Dương, Thương Ngô.

. Họ Bốc, họ Hồ, họ Phan: Từ 160-180, nhân dân Thương Ngô dưới sự lãnh đạo của Bốc Dương, Phan Hồng, Lý Nghiêu, Hồ Lan, Chu Cái nổi lên đánh chiếm Thương Ngô.

. Họ Lương: Tháng giêng năm 178, anh hùng dân tộc Lương Long lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân các quận Hợp Phố, Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam nổi lên đánh chiếm quận huyện, làm chủ đất nước được 4 năm.

. Họ Ninh: Ninh Trường Châu nổi lên chiếm Uất Lâm và Thuỷ An Quảng Tây bây giờ.

. Họ Lý: Lý Trường Xuân và Lý Tự Tiên khởi nghĩa chống giặc Đường.

. Họ Dương: Năm 806, Dương Thanh nổi dậy giết Lý Tượng Cổ và hơn 1 ngàn quân Đường và anh hùng Dương Diên Nghệ.

    Ngoài những dòng họ Việt ở Việt Nam bây giờ, chúng ta còn phải kể tới những dòng họ Việt cổ ở Hoa Nam mà sử sách Trung Quốc gọi là Bách Việt. Từ trước đến nay, các sử gia Việt Nam do quan điểm bị đóng khung nên viết rằng nước ta chỉ nằm trong phạm vi Bắc và Trung VN hiện nay. Sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm “Việt Nam Sử lược” viết về dòng dõi Lý Nam Đế như sau:“Lý Bôn có người gọi là Lý Bí, vốn dòng dõi người Tàu, tổ tiên đời Tây Hán phải tránh loạn chạy sang Giao Châu, đến lúc bấy giờ đã là 7 đời, thành ra người bản xứ …”. Trần Trọng Kim viết về thân thế Hồ Quí Ly như sau: “Nguyên họ Hồ là dòng dòng dõi nhà Ngu bên Tàu nên đặt quốc hiệu là “Đại Ngu” trong khi Hồ Quí Ly nhận là dòng dõi vua Thuấn họ Ngu (Âu-Việt) nên lấy hiệu là Ngu Thuấn. Sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, nhà xuất bản giáo dục CHXHCNVN 1999 cũng chép rập khuôn Lê Quí Ly, cháu 4 đòi của Hồ Liêm, dòng dõi Hồ Hưng Dật người Triết Giang bên Tàu.

 

     Gần đây, nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa trong tác phẩm “Họ và tên người Việt Nam” cũng viết rập khuôn sách sử xưa như sau:

“ Phần lớn các họ của người Kinh có nguồn gốc từ Trung Quốc như Trần, Lê, Lý, Đỗ … Trong hàng nghìn năm  Bắc thuộc và tiếp tục sau đó, nhiều quan lại và thường dân Trung Quốc đã sang định cư ở nước ta, rồi sinh con đẻ cháu, dần dần trở thành người Việt. Xin nêu ra một vài dẫn chứng như Trần Lãm, cha nuôi của Đinh Bộ Lĩnh, vốn là con ông Trần Công Đức, quán ở Trấn Quảng Đông, từ Trung Hoa sang hùng cứ ở Bố Hải Khẩu, nay là xã Kỳ Bố, huyện Vũ Tiên, phũ Kiến Xương tỉnh Nam Định, tự xưng là Trần Minh Công ”. Ngay cả họ Nguyễn, một họ lớn nhất của người Việt chiếm 38% thì Lê Trung Hoa cũng cho có nguồn gốc Trung Hoa vì: “Đời Tấn, bên Trung Quốc có Nguyễn Tịch nổi danh với điển tích Mắt xanh. Đồng thời với Nguyễn Tịch có Nguyễn Hàm, một nhà thơ nổi tiếng!!!”. Thực ra, tất cả đều là họ của người Việt cổ ở Hoa Nam bây giờ thuộc lãnh thổ Trung Quốc nên cho là họ của người Tàu, thực ra họ chính là người “Tàu gốc Việt cổ”.

 

NHỮNG DÒNG HỌ VIỆT CỔ    NAM TRUNG QUỐC

 

    Ngày nay sự thật lịch sử đã được phục hồi sau mấy ngàn năm bị che phủ. Thật ra lãnh thổ của nước Xích Qui rồi Văn Lang của Việt tộc thời xưa còn ở trung nguyên. Suốt dòng lịch sử Việt, người Việt cổ đã phải thiên cư rời bỏ địa bàn sinh tụ trước kẻ thù Hán tộc xâm lăng phương Bắc chạy xuống phương Nam. Số còn lại trải qua hàng ngàn năm thống trị của Hán tộc với chủ trương đồng hoá, buộc họ phải theo phong tục tập quán Hán, phải đồng nghĩa là phải giống như người Hán nhưng trải qua hàng ngàn năm bị nô dịch nhưng họ vẫn giữ bản sắc Việt nên không bao giờ hoá thành người Hán được. Chính vì vậy, tuy cùng gọi là người Trung Quốc nhưng người Hoa Nam và người Hoa Bắc khác nhau hoàn toàn từ con người đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán. Người Hoa Nam vẫn gọi nhau bằng họ như ông Trần, ông Lý… chứ không gọi bằng tên chính là để nhận biết cội nguồn Việt cổ của tổ tiên họ. Như vậy, người dân Trung Quốc ở Hoa Nam hiện nay là người Trung Quốc gốc Việt cổ nên họ của dân Hoa Nam chính là họ Việt  như họ Lý, Lưu, Trương, Mai, Lâm, Trịnh ...

    Ngay từ thời Chu khi Hồ Công lấy công chúa Chu, vua Chu cắt đất Trần phong cho Hồ Công. Hồ Công lấy đất phong lập ra triều Trần của dòng họ Trần ở lưu vực phía Đông sông Dương Tử. Sử sách Việt ghi tổ tiên của Lê Quí Ly và Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm vốn họ Hồ ở đất Trần là người Việt cổ. Hồ Quí Ly đặt tên nước là “Đại Ngu” hàm nghĩa là dòng dõi vua Thuấn họ Ngu. Đồng thời họ Hồ nuôi tham vọng mở ra triều đại thanh bình thịnh trị như thời Đường Ngu tức Nghiêu Thuấn thuở xưa. Theo các nhà nghiên cứu thì Ngu về sau trại âm ra là Âu, Ngu Cơ=> (Ou Cơ) =>gt; Âu Cơ. Chữ Cơ ban đầu chỉ có nghĩa là người con gái xinh đẹp nên truyền thuyết  Rồng Tiên với mẹ Âu Cơ có nghĩa là mẹ Âu xinh đẹp như tiên. 

     Trong suốt trường kỳ lịch sử, Bách Việt ở Hoa Nam luôn vùng lên giành lại đất tổ Trung nguyên mỗi khi Hán tộc suy yếu. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, các quốc gia Bách Việt của con Rồng cháu Tiên như Việt, Ngô rồi Sở nhiều lần đánh thắng các nước lên ngôi Bá chủ Trung nguyên nhưng do ở rải rác khắp trung nguyên và quyền lợi vị kỷ của giới cầm quyền nên thường gây chiến tiêu diệt lẫn nhau để rồi bị Tần tiêu diệt. Khi triều Tần xụp đổ, Hạng Võ người Sở Việt cùng Lưu Bang người Hán quyết chiến một mất một còn giành quyền làm chủ Trung nguyên. Hạng Võ ỷ tài “Lực bạt sơn hề khí cái thế” nên kiêu căng không nghe lời của quân sư Phạm Tăng nên bị Lưu Bang vây khốn phải tự sát, chấm dứt cục diện “Hán Sở tranh hùng”để rồi Trung nguyên lại về tay Hán tộc. Hạng Võ, người anh hùng khí đoản của Sở Việt cũng tự sát với người yêu là nàng Ngu Cơ cũng để lại bao thương tiếc cho người dân Sở Việt ở Hoa Nam.

 

     Trước một kẻ thù Hán tộc phương Bắc vốn là một tộc người du mục đời sống vật chất, thiên về lý trí nên tình cảm lạnh lùng đến mức khô cằn. Cuộc sống du mục buộc phải có tổ chức, đoàn kết, sức mạnh võ biền, rất thạo việc chiến tranh. Trong khi các nước Bách Việt ở phương Nam định cư rải rác khắp Trung nguyên là cư dân nông nghiệp đời sống thiên về tình cảm, thịnh về văn hoá nhưng kém về võ lực nên Hán tộc thắng một cách dễ dàng. Mặt khác, theo nhận xét của các nhà nghiên cứu thì các quốc gia Bách Việt không biết đoàn kết để thống nhất sức mạnh mà thường đánh lẫn nhau để giành ngôi vị thủ lĩnh nên chia rẽ, phân hoá nên chỉ một thời gian ngắn lại bị Hán tộc thống trị như cũ. Cuối đời Đường, tình hình Trung Quốc  tam phân ngũ liệt nên sử sách gọi thời kỳ này là thời Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Bắc gồm 5 triều đại nối tiếp là: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu được xem là chính thống của Trung Quốc. Trong khi đó ở miền Nam, cư dân Hoa Nam gốc Việt nổi lên giành độc lập và thành lập 10 nước Bách Việt gồm:

 . Nước Ngô do Dương Hành Mật lập ra ở An Huy.

. Tiền Thục do Vương Kiến thành lập ở Tứ Xuyên.

. Ngô Việt do Tiền Cù thành lập ở Triết Giang.

. Sở do Mã Ân lập ra ở Hồ Nam.

. Mân do Vương Thẩm thành lập ở Phúc Kiến của chi Mân Việt.

. Nam Hán do Lưu Ẩn thành lập ở Quảng Đông. Thực ra tên nước lúc ban đầu lấy tên rặng núi ở Hoa Nam là Đại Việt đặt tên nước, rồi về sau đổi là Nam Hán vì ở phía Nam sông Hán.

. Nam Bình do Cao Bảo Dung thành lập ở Hồ Bắc.

. Hậu Thục do Mạnh Trí thành lập ở Tứ Xuyên.

. Nam Đường do Lý Thắng thành lập ở Giang Tô.

. Bắc Hán do Lưu Sùng thành lập ở vùng Sơn Tây phía Bắc sông Hán.

 

     Thực tế này được nhà Trung Hoa học, học giả H. Wiens nhận xét một thực trạng đau lòng là “Bao nhiêu cuộc trổi dậy của Bách Việt đều thất bại vì người Lĩnh Nam tự phá lẫn nhau…”. Lịch sử đã chứng minh khi các chi Việt thuộc các nước Ngô, Việt, Sở bỏ Hoa Nam chạy xuống Bắc và Trung Việt Nam hợp nhất với Lạc Việt và các chi Việt khác định cư tại đây từ trước tạo nên một sức mạnh tổng lực nên đã đánh thắng bao cuộc xâm lược của Hán tộc để tồn tại mãi tới ngày nay.

    Từ huyền thoại đến hiện thực lịch sử đã minh nhiên xác định Việt tộc bao gồm cả trăm chi tộc như Lạc Việt, Âu Việt, Mân Việt, Dương Việt, Đông Việt, Quì Việt, Điền Việt… Chính sử gia chính thống TQ Tư Mã Thiên trong bộ Sử Ký đã viết:“Nước Sở, nước Việt đều là dân Việt. Dân nước Sở họ Mị, dân nước Việt họ Tự (Từ)”. Nhà nghiên cứu Tscheppe ghi nhận Phù Sai, Hạp Lư, Câu Tiễn đều là họ Việt. Chính vì vậy, quan niệm cho rằng dân tộc Việt là một cộng đồng dân bao gồm 54 dân tộc là một quan niệm sai lầm, phản dân tộc vì đã phủ nhận cội nguồn gốc tích của Việt tộc. Không thể có một dân tộc Kinh vì dân tộc Kinh là dân tộc nào? Thực ra đây chính là chi tộc Việt sống ở châu Kinh mà thôi. Cũng như không thể có một dân tộc Tày, dân tộc Mnong, dân tộc Thái, dân tộc Hmong, dân tộc Mường mà chính là những chi tộc Việt trong Bách Việt.

     Nhà nghiên cứu Chéon thì cho rằng người Mường là người Việt cổ sơ còn giữ được một vài họ cổ là họ Ai, họ Kem, họ Khói, họ Sa, họ Xạ …Hiện nay đồng bào Mường còn giữ một số họ như Bạch, Bùi, Cao, Đinh, Hà, Hoàng, Lê, Phạm, Quách, Trịnh, Xa trong đó Đinh, Quách, Bạch, Hoàng là nhiều nhất. Cổ sử Trung Quốc cho biết Hoàng Đế Li Vưu, cổ thiên tử là thủ lĩnh của Tam Miêu bây giờ gọi là đồng bào Hmong Mien gồm đồng bào Dao và Miêu (Mèo) trước đây một thời làm chủ Trung nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên dẫn tác phẩm “Người Hmong” của Chu Thái Sơn cho biết họ Lý là dòng họ chính của đồng bào Dao nên năm 1060, vua Lý Anh Tông mới cho dựng đền thờ Xuy Vưu ở phường Bố Cái. Dòng họ Lý là dòng họ chính ở bán đảo Triều Tiên nên được xem như hậu duệ của Hmong Dao, một chi trong Bách Việt.

 

 

    Thực tế này được thư tịch cổ TQ xác nhận là khi Lạc bộ Trĩ gồm Bách Bộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di bị đánh bật khỏi lưu vực sông Bộc và bán đảo Sơn Đông đã thiên cư lên Đông Bắc thành lập nước Cao Câu Ly mà sử TQ gọi miệt thị là rợ Tam Hàn. Lịch sử Hàn Quốc cũng ghi nhận có một Tổng Thống họ Lý là Lý Thừa Vãn và cũng không phải tình cờ mà sau khi nhà Trần diệt nhà Lý mà Lý Long Tường phải chạy ngược lên Triều Tiên để tỵ nạn vì đó là nơi đồng chủng định cư từ lâu đời. Chính vì vậy, chúng ta có quyền khẳng định tất cả là những chi tộc Việt, là anh em cùng chung một bào thai của mẹ Âu nên chúng ta vẫn gọi nhau một cách thân thương là đồng bào máu mủ ruột rà:

 

Bọc điều trăm họ thai chung,

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam !

 
 

TÌNH ĐỒNG BÀO NGHĨA RUỘT THỊT

 

        Bức thông điệp lịch sử năm ngàn năm văn hiến còn cho chúng ta một ý nghĩa cao đẹp tràn đầy vẻ nhân văn của huyền thoại Việt Nam mà không một dân tộc nào có được. Thật vậy, từ hình tượng Mẹ Tiên đẻ ra một bọc trăm trứng rồi đem ra để ở ngoài đồng để mẹ đất ấp ủ, bảy ngày sau trăm trứng nở ra trăm người con trai, người nào cũng khôi ngô tuấn tú đã cho chúng ta niềm tự hào con Rồng cháu Tiên. Chúng ta có huyết thống thiêng liêng, máu mủ ruột rà, truyền lưu cho chúng ta đều “bình đẳng” như nhau, chúng ta cùng chung một bào thai của Mẹ Âu Cơ, người Mẹ Tổ quốc Việt Nam sinh thành dưỡng dục nên chúng ta có quyền gọi những anh em là đồng bào ruột  thịt mà các dân tộc khác không thể gọi được như thế. Hai chữ đồng bào mà chúng ta vẫn gọi một cách thân thương trìu mến, phát ra từ đáy lòng mỗi con dân Việt:     

Bọc điều trăm họ thai chung,

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam...

     Cũng từ ý niệm này, văn chương dân gian Việt thường gắn liền “yêu nước với thương nòi”, “tình đồng bào với nghĩa ruột thịt” đặc trưng của nòi giống Việt. Chính từ ý nghĩa đồng bào nên trong cuộc sống thường nhật, việc ứng xử thể hiện qua cách xưng hô với người không phải trong gia tộc rất là thân tình chẳng khác gì bà con họ hàng cả. Đối với tha nhân, người Việt chúng ta cũng gọi là bà con cô bác, cũng xưng hô là ông bà, cô bác, chú thím, cậu mợ, anh chị em, là điều mà không thấy ở bất cứ một dân tộc khác ngoài Việt Nam. Đồng bào còn biểu trưng một ý niệm bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Sự khác biệt nếu có là do sự phân công của xã hội phù hợp với khả năng mỗi người.

    Huyền thoại Rồng Tiên thể hiện một ý chí độc lập tự cường lấy sức mình là chính, không dựa vào thần linh cũng như tha nhân. Truyền thuyết Mẹ Âu ðem bỏ cái bọc ra ngoài ðồng, biểu trưng cho nền vãn hoá nông nghiệp nên đẻ xong lót lá chuối cho nằm dưới đất hàm nghĩa trong vòng tay của mẹ đất. Mặt khác nó cũng thể hiện ý niệm nhân chủ, lấy con người làm chính, dựa trên ý chí tự chủ, tự lực tự cường. Huyền thoại Rồng Tiên kể rằng sau 7 ngày trăm trứng nở ra trăm con trai, không cần bú mớm thể hiện cao độ tâm linh Việt, để chúng ta phải biết lấy sức mình là chính để đứng vững trên đôi chân của mình không dựa vào Thần linh, một sức mạnh bên ngoài như các dân tộc khác.

     Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với thương nòi. Hai ý niệm yêu nước thương nòi hòa quyện làm một, xuất phát từ lòng tự hào “Con Rồng cháu Tiên” đã tạo nên những kỳ tích oai hùng, đẹp như áng sử thi của thiên trường ca bất hủ Việt Nam. Hai chữ “Đồng bào”của Việt tộc còn biểu trưng một cộng đồng Bách Việt luôn đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân, việc nước trước việc nhà, danh dự gia đình dòng họ trên lợi ích cá nhân hẹp hòi vị kỷ. Tuy vậy, truyền thống Việt cổ vẫn lấy con người làm gốc “Nhân bản”, tôn trọng cá nhân cũng như sự bình quyền nam nữ, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, khác với Tây phương coi trọng tự do cá nhân thái quá không đếm xỉa gì tới tha nhân, tới lợi ích cộng đồng của nhân quần xã hội. Đó chính là ý nghĩa của đạo đức Việt cổ mà giới học giả Tây phương đều phải hết lời ca ngợi cái gọi là “Giá trị Phương Đông”, tinh hoa của nền văn minh đạo đức Việt Nam.

RỒNG PHƯỢNG VIỆT NAM

 

CHIM PHƯỢNG HOÀNG HUYỀN THOẠI

 

 

RỒNG VIỆT NAM

Hình tượng Rồng qua các Triều đại

(hình của Trần Ngọc Thêm)

 

 

HUYỀN THOẠI RỒNG TIÊN,

BƯỚC NGOẶT TIẾN HOÁ CỦA NHÂN LOẠI

 

    Truyền thuyết về họ Hồng Bàng, tự thân chữ họ đã gói ghém tinh thần gia tộc trong dòng họ của một thị tộc. Nhiều thị tộc tiến tới một bộ tộc, rồi ý niệm dân tộc hình thành theo quy luật sinh thành, tiến hoá chung của nhân loại. Xã hội loài người thuở ban sơ với đời sống hoang dã, bản tánh hồn nhiên sống theo tục quần hôn của chế độ mẫu hệ kéo dài hàng ngàn năm. Theo thời gian với sự tiến hóa của nhân loại, ý niệm độc hữu đã hình thành gia đình, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó. Thế nhưng, khởi nguyên từ hình tượng nguyên sơ của Mẹ Tiên đẻ trăm trứng nở trăm con, nguyên lý Mẹ tiềm ẩn trong dòng máu Việt cái Gène “Tiên” ngay cả khi đã chuyển sang chế độ phụ qưyền.   

      Nguyên lý Mẹ thể hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hoá, xã hội mang tính truyền thống của dân tộc từ thuở xa xưa. Thời đó, trong các cuộc tế lễ hội hè đình đám, vai trò chủ tế thuộc phụ nữ chứ  không do các thầy tư tế như hầu hết các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của thần quyền. Thời kỳ này hình thành một nền văn minh “Vu thuật nên dân gian vẫn thường gọi là bà Vu Ông Hích. Về sau nam giới mới được tham dự đồng tế thì ta gọi là ông đồng bà bóng hay bà cốt. Thời xưa, trống đồng không chỉ là một nhạc cụ mà nó còn biểu hiện uy lực của một hiệu lệnh mà người đánh trống bao giờ cũng là nữ giới. Tuỳ thư chép:Người đánh khai mạc chiếc trống mới đúc bao giờ cũng là người con gái. Ngay tên con sông nơi mà những chi Việt tộc đã theo triền sông xuôi Nam đã gọi tên một cách thân thương là dòng sông Mẹ, là sông cái. Trong đời sống, nguyên lý Mẹ vẫn ngự trị như một nguồn suối tâm linh làm dịu mát tâm hồn, xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thật vậy, không một dân tộc nào mà có nhiều Thần nữ tâm linh như Việt tộc từ hình tượng Mẹ Tiên đến Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Dương Thần Nữ, Mẫu Thượng ngàn (Mẹ Long Nữ ở trên miền núi) Bà Chúa Xứ, Mẫu Thoải (mẹ nước). Tại một số địa phương như Hà Bắc, nhiều làng ghi trong Thần phả hoặc có truyền thuyết về một Thần nữ là con gái Mẹ Âu Cơ. Đây là cả một hệ thống Nữ thần như các bà chúa Dâu dạy dân trồng dâu nuôi tằm, bà Chăm Chỉ của làng Đại Trạch dạy dân se tơ chỉ, Đền thờ bà chị ruột của 3 vị thần Bách Noãn ở thôn Đồng Miếu đã hy sinh cùng ba anh em trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu. Ở xã Vạn Linh cũng có bà Hồng thị, cùng chị em với các thần Bách Noãn, bà lại có 2 con gọi Âu Cơ là bà ngoại, gọi Hùng Vương bằng cậu, cùng với mẹ có công tát sông. Dân gian vùng này vẫn tổ chức lễ hội hàng năm trong đó có lễ rước nước, đưa kiệu xuống thuyền ra giữa dòng quay ba vòng để múc nước vào choé đem về Đình làng như để nhớ công lao tát sông của vị thần nữ này. Nền tảng đạo lý gia đình, từ đó trên bình diện cao hơn là nghĩa đồng bào, bắt nguồn từ truyền thuyết “trăm trứng” thấm đậm trong tâm thức người Việt.   

Theo truyền thuyết thì Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra một trăm con trai để rồi Bố Lạc dẫn 50 con xuống miền biển, Mẹ Âu dẫn 50 con lên núi chia nhau mà trị. Một trăm người con trai mỗi người định cư một nơi, Xâm mình, cắt tóc, phát cỏ, lập ấp mở mang đất nước phát triển giống nòi thành những chi tộc Việt như  U Việt, Mân Việt Dương Việt và Lạc Việt  …thành lập các quốc gia Bạch Lang, Dạ Lang, Việt Lang, Văn Lang. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ mà truyền thuyết kể lại là Mẹ Âu đẻ trăm con trai, kế đến là 50 con lên núi, 50 con xuống biển chia nhau mà trị. Mỗi người con trai đều xâm mình, cắt tóc, phát cỏ, lập ấp ở mỗi vùng, thoạt kỳ thủy là một gia đình rồi tiến lên thị tộc, coi như một chi tộc Việt trong Bách Việt.

    Ý nghĩa của mẩu truyền thuyết này xem như một mốc tiến hoá quan trọng trong lịch sử nhân loại ở thời điểm khá sớm. Trong khi đó ở Trung Quốc thời Thương còn duy trì mẫu hệ mãi đến thời Tần Thủy Hoàng vẫn còn. Tần Thủy Hoàng đã áp dụng những luật lệ khắt khe để chấm dứt chế độ mẫu hệ còn rơi rớt ở Trung Quốc. Việc chuyển sang chế độ phụ hệ đã chấm dứt tục quần hôn và loạn luân được coi như bước ngoặt từ bản tính động vật đến bản tính người. Khi xã hội Việt Nam thời Hùng Vương chuyển dần sang chế độ phụ hệ, tuy nhiên truyền thống dân tộc vẫn in đậm hình tượng Mẹ Âu, người Mẹ Tổ Quốc nên ý nghĩa và vai trò của người Mẹ vẫn được trân trọng bảo lưu mãi cho tới ngày nay. Sách Nam Phương thảo mộc trạng của Kế Hàm thời Tấn ở thế kỷ thứ 3 còn ghi về truyền thống tôn trọng nữ giới của Việt tộc như sau: “ Người Việt có tục Nữ tửu tức là Rượu con gái. Đúng vào ngày sinh con gái người nhà nấu rượu để vào hủ sành gắn nắp lại rồi đem ra chôn ở bờ ao. Đến khi người con gái lớn lên, đi lấy chồng thì trong ngày cưới, người nhà đào rượu ấy lên uống trong tiệc cưới”. Ngày nay tập tục đó không còn nữa nhưng cha mẹ yêu quí con gái vẫn thường âu yếm gọi con mình là con gái “rượu”, chính là phản ánh  tập tục truyền thống xa xưa của dân tộc. Cách đây không lâu, tuy tập tục ở rể còn rơi rớt ở một vài địa phương nhưng phần lớn các trường hợp do gia đình bên nhà trai gặp khó khăn hoặc gia đình bên gái chỉ có một cô gái rượu nên bắt ở rể được sống gần con gái.

      Hình thái văn hoá mẫu hệ trong việc tôn trọng nữ quyền của truyền thống Việt Nam khởi đoan từ hình tượng thuở nguyên sơ của Mẹ Tiên Âu Cơ, người Mẹ sinh thành của Tổ Quốc Việt Nam thể hiện nguyên lý MẸ đầy tính nhân văn cao đẹp xuyên suốt dòng vận động của lịch sử. Sự bình đẳng nam nữ đã thể hiện ngay từ thời Hùng Vương, khác hẳn với Hán tộc, một tộc người vẫn tự cho là văn minh, lên mặt giáo hoá dân tộc khác, nhưng vẫn duy trì hủ tục mang tính quan liêu gia trưởng trọng nam, khinh nữ. Quan niệm coi thường giá trị của phụ nữ không được ra khỏi nhà, phục vụ chồng của Tầu mới du nhập vào nước ta từ thời Hán thuộc, một thời được các hủ nho rập khuôn nào là “con gái là con người ta” “Một trai cũng là có, mười gái cũng như không”. Thế nhưng, dù bị ngàn năm đô hộ của Tàu, văn hoá Việt với sức sống vô biên của một dân tộc đã đẩy lùi cái gọi là văn hoá nô dịch kia. Tuy phụ nữ không còn giữ vai trò quyết định như trong chế độ mẫu hệ nhưng họ vẫn được tôn trọng, thiên chức làm mẹ, làm vợ, vẫn được xã hội đề cao. Tuy không còn là gia trưởng nhưng giới phụ nữ vẫn được coi là nội tướng, người giữ tiền bạc tài sản của gia đình. Quan hệ vợ chồng không bất bình đẳng như xã hội Trung Quốc, đồng thời nó cũng không bình đẳng thái quá kiểu Tây phương để đi đến chỗ dễ đổ vỡ, ly dị, hậu quả là con cái thiệt thòi đau khổ, gia đình ly tán.

 

    Gia đình là nền tảng của xã hội, nên mối tương quan vợ chồng Việt Nam dựa trên sự đồng thuận của cả vợ lẫn chồng “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”. Đời sống vợ chồng không chỉ là hạnh phúc lứa đôi mà còn là tổ ấm nuôi dưỡng giáo dục con cái. Tình nghĩa vợ chồng Việt Nam đầm ấm thân thương, xem người phối ngẫu của mình là nơi trú ngụ che chở cho họ nên vợ hay chồng vẫn dùng chung chữ “nhà tôi” để chỉ chồng hay vợ. Tình yêu thương chồng vợ còn thể hiện qua cách xưng hô thân mật, xem người yêu chính bản thân mình nên thường gọi nhau là “Mình, Mình ơi!”.

     Về sau vai trò phái nam được coi trọng hơn vì truyền thống thừa tự, hương hoả để thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ nên chồng nói vợ nghe (phu xướng phụ tùy) nhưng nếu trong các dịp lễ Tết, Giỗ chạp nếu không có mặt người vợ thì xem như chưa đủ lễ nghĩa của đạo vợ chồng. Tương lai của các con mới chính là hạnh phúc của cha mẹ, nên người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả cho chồng con, nhưng không vì thế mà bị xem thường. Trái lại hình ảnh người mẹ sống mãi trong tâm tư của con cái, cho dù đứa con đã lập gia đình riêng. Do đó con cái phải sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ già từ miếng ăn, giấc ngủ, bát thuốc những khi đau ốm, chứ không lạnh lùng, không một chút tình cảm đôi khi có vẻ tàn nhẫn kiểu phương Tây, con cái lớn lên lập gia đình riêng, cha mẹ già gửi vào viện dưỡng lão, sống cô đơn trong tuổi già buồn bã. Phụ nữ Việt thường nhịn nhục chiều chồng chiều con, chịu thiệt thòi về phần mình để lo cho chồng cho con nhưng bù lại cho đến cuối đời lúc nào cũng sống trong hạnh phúc với chồng bên đàn con cháu thương yêu ruột thịt.

       Khởi nguyên từ hình tượng Mẹ Tiên cao cả đã lập đại thành “ Nguyên lý Mẹ” trong tâm thức mỗi người Việt, hình thái văn hoá mẫu hệ, tôn trọng nữ quyền truyền lưu mãi tới ngày nay. Chính truyền thống cao đẹp này của dân tộc đã sản sinh ra những bậc nữ lưu vĩ đại như Hai Bà Trưng, Bà Triệu và bao nhiêu nữ anh hùng nữa,  những bậc anh thư của Việt tộc đã góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước mà không một dân tộc nào có được.

 

SỬ THI BỐ LẠC-MẸ ÂU

 

       Mỗi dân tộc đều có một vật tổ biểu trưng, trong khi Việt tộc có hai vật tổ song trùng đó là Tiên Rồng. Ngay từ thời đá mài Bắc Sơn cách nay khoảng 7000 năm người ta đã tìm được những hòn sỏi mài nhẵn có gạch 2 vạch song song mà theo sự suy đoán là nét song trùng, hay là nét lưỡng hợp được biểu hiện đầy rẫy trong các huyền thoại. Đặc điểm của huyền thoại Việt Nam là luôn luôn có những hạn từ như sông núi, đất nước, nóng lạnh, sáng tối, trong ngoài, âm dương, nước nhà, nhà nước biểu trưng lưỡng thể tính âm dương đối lập trong sự thống nhất hài hoà bởi nguyên lý MẸ.

 

      Ngày nay mọi người đều nhận chân được ý nghĩa và giá trị của truyền thuyết là những trang chiếu giải trung thực nhất của người xưa. Vấn đề là chúng ta, thế hệ con cháu phải tìm về nguồn cội xa xưa để lý giải ngữ nghĩa hàm ẩn trong chiều sâu ý niệm tâm linh của dòng sống sinh động Việt cổ thời Hùng Vương. Đó chính là quan niệm sử theo chiều dọc mà chúng ta gọi là huyền sử. Truyện xưa kể rằng mối tình Rồng Tiên của đôi vợ chồng nhân thần để rồi ba sinh hương lửa mặn nồng đã sinh ra bọc điều trăm trứng nở ra trăm con trai khôi ngô tuấn tú lạ thường.

      Bố Rồng trở về thủy phủ để Mẹ Tiên ở lại nuôi con. Mẹ con cùng đường, tính trở về quê ngoại nhưng chiến tranh loạn lạc nên không về được. Trong cảnh lẻ loi đơn chiếc, mẹ con ôm nhau khóc lóc: “ Bố ơi! Bố ở đâu mau về cứu chúng con …”. Rồi một hôm, Bố Rồng bỗng nhiên về gặp Mẹ Tiên ở đất Tương để tạ từ ly biệt. Tự thân của mẩu truyền thuyết này là uyên nguyên triết lý của sự tương sinh tương khắc, tan hợp hợp tan, quy luật muôn đời thường hằng bất biến của vạn vật muôn loài. Bến nước sông Tương ngàn trùng xa cách từ buổi ấy, những giọt nước mắt chia ly ấy đã là hồn thơ muôn thuở của thi nhân:

Bố về gặp Mẹ bến sông Tương

Giọt lệ sầu đong nghĩa vợ chồng

Ngàn năm tự thuở chia ly ấy.

       Huyền sử Rồng Tiên giống Lạc Hồng

     Giọt lệ sầu đong của Mẹ đã không cầm được lòng tha thiết ngậm ngùi của bố: “Ta là giống Rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống Tiên sống ở trên đất, vốn không ở được với nhau lâu. Tuy nhiên âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng dòng giống tương khắc như nước với lửa khó bề ở lâu với nhau được. Nay phải chia ly. Ta mang 50 con về thủy phủ chia trị các nơi, còn nàng đem 50 con về ở trên đất chia nước mà trị. Những lúc lên non xuống biển có việc cùng nhau gắn bó với nhau đừng bỏ rơi nhau”. Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, suy tôn người con trưởng lên làm vua đặt tên nước là Văn Lang. Còn mối tình nào trên thế gian này cao đẹp tuyệt vời như thiên tình sử Tiên Rồng, tuy huyền nhưng không ảo, tuy mơ nhưng lại thực và sự hiện hữu của cộng đồng Bách Việt do Việt tộc là một sự thực lịch sử của huyền sử Tiên Rồng:

Việt Nam thi sử truyền ghi,

Âu Cơ Tiên nữ kết nghì Lạc Long,

Công Chúa Viêm Đế vốn dòng,

Theo cha du ngoạn non bồng Nam phương,

Động Đình kết mối uyên ương,

Thuyền quyên lòng đã mười thương anh hùng!

Sắt cầm hoà hiệp nguyện chung,

Trăm năm kết nghĩa vô cùng nên thơ,

Ba sinh hương lửa đợi chờ,

Mặn nồng tình nghĩa ngây thơ thẹn thùng,

Bọc điều trăm họ thai chung,

Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam

Thân thương cao cả vô vàn,

Hồn thiêng sông núi mang mang lòng người,

Truyền kỳ lịch sử tuyệt vời

Cội nguồn dân tộc đời đời khắc sâu ..!

    Truyền thuyết Rồng Tiên là một triết lý văn hoá tuyệt vời. Hình tượng Bố Rồng, Mẹ Tiên là hình tượng nguyên sơ, uyên nguyên nguồn cội của triết lý Âm Dương, biểu tượng bởi đôi vợ chồng nhân thần Bố Lạc-Mẹ Âu. Bố Rồng-Mẹ Tiên là những anh hùng khai sáng văn hoá không những của dân tộc Việt mà còn là của cả nhân loại nói chung. Mẹ Tiên, người Mẹ Âu Cơ của dân tộc dạy con cái làm rẫy, trồng khoai, trồng lúa ven núi, trồng mía ven sông, đào giếng, dệt vải, ép mật, thổi xôi, làm bánh. Đó là người Mẹ của giống dòng Bách Việt, người Mẹ của Tổ Quốc Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau.

    Bố Rồng diệt quái vật, Ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh để giúp dân yên ổn làm ăn sinh sống. Bố Rồng còn dạy con dân cách thức xâm mình, vẽ mình để khỏi bị thủy quái làm hại. Bố là hình ảnh tượng trưng cho ý chí sức mạnh truyền thống của Việt tộc, còn mẹ là hình ảnh biểu trưng của tình cảm nhân ái hiền hoà của dân tộc như một biểu tượng nòi giống Rồng Tiên:  

Sữa Mẹ Âu tuôn dòng nhân nghĩa,

Máu Bố Lạc hừng chí hùng anh”.

    Từ ý niệm Đất Nước, Núi sông đến Cha Trời, Mẹ Đất thể hiện triết lý sống trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là biểu tượng của tín ngưỡng tự nhiên nguyên thủy của nền văn minh nông nghiệp thời cổ đại. Mặt trời, ánh sáng cần thiết cho sự sống ban ngày. Ngôi sao ban đêm, là giấc ngủ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đất là Mẹ ấp ủ dưỡng nuôi để hạt giống nảy mầm khai sinh sự sống. Nước mưa của cha từ trên trời rơi xuống lòng đất mẹ cùng với ánh nắng mặt trời, ánh sáng của tình yêu thương, đã tạo ra muôn vật muôn loài, sinh sôi nẩy nở, đơm bông kết trái.

    Khởi đi từ những ý niệm ban sơ, cùng với sự chiêm nghiệm thực tế đã hình thành triết lý Âm Dương dịch biến, quy luật căn cơ muôn đời của vạn vật trong cuộc biến diễn thường hằng bất biến. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng giá trị đích thực của con người, với ý nghĩa nhân chủ trong văn hoá khởi đoan của một nền triết học do con người dẫn khởi mà vẫn hài hoà với vũ trụ muôn loài. Đề cao con người, tôn trọng sự sống của con người và muôn loài, muôn vật trong đó con người vẫn cao quý thiêng liêng hơn hết (nhân linh ư vạn vật), con người là mục đích đầu tiên và cũng là cùng đích để phục vụ. Sự hài hoà giữa tinh thần và vật chất, giữa tâm linh và thể xác, ý chí và tình cảm được biểu tượng bởi đôi vợ chồng Nhân Thần:

    Bố Rồng  (ý chí) + Mẹ Tiên (tình cảm)  = con người

    Bố Lạc (sức mạnh)+Mẹ Âu (tâm linh)   =  Việt Nam

                  (Vật chất )              (tinh thần)       toàn diện

     Con người cao quý hơn muôn loài, làm chủ muôn loài muôn vật, nhưng vẫn hòa tâm cùng không gian, hòa tính cùng thời gian, hoà thông cùng vũ trụ theo quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nhân thân tiểu thiên địa của lý nhất trung trong triết lý Đông Phương. Nhân linh ư vạn vật vì con người có một đời sống tâm linh cao vời sâu thẳm cùng với ư chí, nội lực tự thân đã không ngừng sáng tạo trong lao tác chinh phục khống chế thiên nhiên, để phục vụ cho nhu cầu hạnh phúc an lạc của cuộc sống con người. Bố Rồng, Mẹ Tiên của truyền kỳ lịch sử cũng chính là Bố Lạc, Mẹ Âu của hiện thực lịch sử đã đạt thành  truyền thống Việt Nam với sức sống mãnh liệt vô biên đã chinh phục thiên nhiên, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù dưới bất kỳ danh nghĩa nào, để khẳng định trước nhân loại: Một dân tộc anh hùng đã có gần năm ngàn năm văn hiến. Chính truyền thống yêu nước thương nòi xuất phát từ lòng tự hào dân tộc con Rồng cháu Tiên, với ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần hy sinh quả cảm đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược bạo tàn, hung hăn, thâm độc, quỉ quyệt nhất nhằm thống trị đồng hoá, nô dịch dân tộc ta, trói buộc dân tộc ta bởi sợi dây vô h́nh vô ảnh của h́nh thức nô dịch văn hoá ý hệ ngoại lai. Điều này được Hán Hiến Đế, người đứng đầu triều Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã phải tuyên dương “tên Man di chí thiện”, con châu chấu bên cạnh bánh xe Đại Hán mà dân ta vẫn tự hào ví von “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng!”. Chính Hán Hiến đế đã phải thừa nhận:

 “GIAO CHỈ LÀ ĐẤT VĂN HIẾN, NÚI SÔNG UN ĐÚC, TRÂN BẢO RẤT NHIỀU, VĂN VẬT KHẢ QUAN, NHÂN TÀI KIỆT XUẤT”. …”

       Nền minh triết Việt khởi nguyên từ thần tổ kép Tiên Rồng, uyên nguyên của triết lý Âm Dương Việt cổ, Âm Dương biểu tượng cho 2 mặt đối lập tương sinh tương khắc nhưng không dẫn đến triệt tiêu, huỷ diệt lẫn nhau mà cùng nhau tương hoà theo lý đối lập thống nhất. Trong vũ trụ vạn vật muôn loài đều có 2 mặt đối lập với nhau nhưng vẫn cần thiết có nhau, tương hoà để tồn tại. Nếu những yếu tố cấu tạo thành vật chất đấu tranh tiêu diệt loại trừ lẫn nhau, nói một cách khác là nếu thiếu một trong 2 yếu tố căn bản hoặc âm hoặc dương thì sẽ không có muôn loài muôn vật. Nếu như chỉ có nam mà không có nữ hoặc ngược lại thì cũng chẳng có loài người. Trái lại, tuy nam đối lập với nữ về nhiều mặt từ vóc dáng thể chất đến tình cảm tâm hồn nhưng cả hai lại có tương sinh nếu hợp nhất lại: Nữ (Âm) + Nam (Dương), tình cảm + lý trí, tinh thần + vật chất thì sẽ sinh thành một mầm sống, một yếu tố thứ ba đó là con cái thì mới truyền chủng tạo ra nhân quần xã hội loài người.

     Thực tế cuộc sống được chiêm nghiệm suốt chiều dài của lịch sử loài người, đó là tuy đối lập nhưng vẫn hài hoà, thống nhất trong đa dạng thì loài người mới tồn tại mãi tới ngày nay. Nền minh triết Việt chỉ ra rằng bất cứ muôn loài muôn vật muốn tồn tại phải tương hoà. Hoà hợp ngay tự bản chất mỗi vật, hoà hợp ngay chính bản thân mỗi người như thể xác với tâm hồn, tình cảm với lý trí, tâm với tính, hài hoà với thiên nhiên, hài hoà trong ứng xử giao tiếp với tha nhân, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác để cùng tồn tại chứ không mưu đồ tìm cách để tiêu diệt lẫn nhau một cách cực đoan.

     Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cùng tôn trọng nhau, chấp nhận nhau dù có sự khác biệt. Phải chấp nhận thống nhất trong đa dạng, lấy yếu tố con người làm đích điểm để cùng chung sống trong hoà bình. Đó chính là triết thuyết Nhân bản cộng tồn, lấy con người là chính để cùng chung sống trong hòa bình an lạc của nền minh triết Việt. Trong khi các quốc gia khác trên thế giới thường chọn một vật tổ biểu trưng, một ý thức hệ làm đích điểm nên đắm chìm trong duy lý cực đoan của nhị nguyên luận, không chấp nhận bất cứ cái gì khác ngoài họ, A là A chứ không thể vừa A vừa B được. Chính đầu óc duy lý cực đoan trên đã đưa nhân loại đến bế tắc, đến ngõ cụt và chỉ có chiến tranh huỷ diệt, hậu quả của lý đối lập loại trừ. Trong khi Tổ tiên ta lại chọn Thần tổ kép “Tiên-Rồng” trên nền tảng minh triết siêu việt và chỉ có nền minh triết Việt mới giải quyết được vấn đề nhân sinh trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

GIỖ TỔ

HÙNG VƯƠNG

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10-3 Việt lịch

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba …”

      

    Hàng năm cứ vào ngày mồng mười tháng ba Âm lịch, nhân dân cả nước nô nức kéo về đền Hùng để dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người khai mở nước Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã đi vào tâm thức Việt như một nguồn suối tâm linh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt.

    Tự thuở xa xưa, người Việt cổ đã có một đời sống tâm linh siêu vượt. Người Việt cổ đã sớm nhận thức được cuộc sống thường nhật để tìm ra lẽ sống của cả một đời người nên không chỉ tin vào thần thánh mà còn tin vào chính con người. Chính vì vậy, từ xa xưa người Việt ngoài việc thờ cúng thần linh giúp cho cuộc sống còn thờ cả nhân thần là những người khi còn sống đã giúp dân giúp nước, giúp ích cho địa phương. Đặc biệt người Việt có truyền thống thờ cúng Tổ tiên, ông bà cha mẹ là những người trực tiếp sinh đẻ ra mình, nuôi dưỡng mình thành người. Ngay cả ông Trời, đối với người Việt là cư dân sống bằng nghề nông nên tôn thờ ông trời đã ban cho những giọt nước mưa tưới xuống đất để hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ông trời được dân gian Việt kêu cầu đến “Trời ơi” mỗi khi gặp sự đau buồn, dân gian còn nhân cách hoá ông trời thân thương từ chân trời, lưng trời đến mặt trời và nếu cần thì sẵn sàng bắc thang lên hỏi ông trời, chứ không thần thánh hoá kiểu Hán tộc là có một ông Ngọc Hoàng Thượng đế toàn quyền ban phát, toàn quyền sinh sát trên thượng giới và cả ở dưới trần gian nữa.          

     Một nhà Việt Nam học người Pháp Léopold Cadìere đã nhận định về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam như sau: “Với người Việt, Trời không phải là một vị thần, ít nhất là trong quan niệm dân gian. Đó là ông Trời, đấng hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế trời một cách trọng thể còn dân gian thì cầu trời, kêu trời hàng ngày bằng ngôn ngữ thông thường. Ý niệm trời thấm sâu vào tâm tư người Việt và được biểu lộ thường xuyên mỗi ngày qua ngôn ngữ một cách minh nhiên đến nỗi ta không thể thấy rằng ý niệm trời chính là một nguyên lý cơ bản và cao cả nhất đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt”. Trong khi đó,  phương Tây với nền văn minh hết duy thần, duy linh, duy tâm, duy lý rồi duy vật thái quá khiến con người cảm thấy bất an nên thường đặt ra những vấn nạn như chúng ta từ đâu đến rồi chết sẽ đi về đâu? Chính những câu hỏi xa vời không bao giờ giải đáp được nên con người trở nên vô thần hoặc phải tìm đến tôn giáo chấp nhận một cách vô thường.

     Với niềm tin đơn giản chân chất của người Việt cổ thì Tổ Tiên, ông bà cha mẹ đã sinh ra mình chứ không phải do một thần linh nào từ trên trời. Chính vì thế phải biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người. Bổn phận con người là phải hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau vì cùng một mẹ mà ra. Huyền thoại Rồng Tiên với Bố Lạc mẹ Âu của Việt tộc, chúng ta cùng một bào thai mẹ Âu, trăm họ cũng cùng từ một gốc Bố Rồng mẹ Tiên mà ra cả. Trên thế giới duy nhất chỉ có dân tộc ta mới có hai chữ “Đồng bào”, chúng ta cùng một bào thai mẹ sinh ra nên đối với mọi người, chúng ta cũng dùng tình thân mà đối xử, mới gọi nhau là bà con cô bác như trong một nhà vậy.

    Người Việt có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Đạo lý làm người dạy chúng ta rằng khi sống là phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi. Từ việc hiếu thảo thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên tổ đến ý thức tôn thờ ông Tổ của dòng giống: Quốc tổ Hùng Vương cũng như các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã hun đúc ý thức cao độ về lòng yêu nước thương nòi, tạo cho mỗi con dân đất Việt niềm tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Việt tộc. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng ông bà vẫn còn trân trọng bảo lưu, đó chính là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hơn sáu ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử. Cho tới nay và mãi mãi về sau, hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam vẫn tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc với tất cả lòng hãnh diện tự hào Việt Nam. Tự xa xưa, tiền nhân ta đã chọn ngay mồng mười tháng ba là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tháng ba là tháng Thìn, tháng của bố Rồng và ngày mười là ngày của mẹ Tiên nên tiền nhân đã  giỗ quốc Tổ vào ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh còn có tên là núi cả, núi cao nhất 175 mét trong quần thể 100 ngọn núi ở Vĩnh Phú. Theo Hùng triều Ngọc phả, Thần phả xã Tiên Lát huyện Việt Trì tỉnh Hà Bắc thì đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức Quân Lang mới dời đô xuống Việt Trì,  Phong Châu. Hùng Tạo Vương trị vì từ năm Tân Dậu 660 TDL đến năm Nhâm Thìn 569 TDL ngang với thời Chu Linh Vương đời Đông Chu.

     Đền Hùng gồm Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng với Lăng vua Hùng. Từ dưới đi lên qua cổng Đền cao 8m1, nóc cổng hình dáng tám mái, hai bên là phù điêu hình 2 võ sĩ cầm đao và chùy bảo vệ đền. Khách hành hương chỉ bước lên 225 bậc đá là lên đến đền Hạ. Tương truyền nơi đây mẹ Âu đã sinh ra bọc trăm trứng sau nở thành trăm người con trai.  Bước thêm 168 bậc thang đá là đến Đền Trung toạ lạc ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh, theo tương truyền thì đây là nơi Lang Liêu đã gói bánh dày bánh chưng dâng vua cha để cúng tiên tổ nhân ngày Tết. Chính tại nơi đây, vua Hùng thường hội các Lạc Hầu Lạc Tướng để bàn việc nước. Đền Trung thờ phượng các vua Hùng và dòng dõi, có cả bệ thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngay ở gian giữa đền Trung treo bức đại tự “Hùng Vương Tổ miếu” nghĩa là miếu thờ Tổ Hùng Vương, gian bên phải treo một bức đại tự “Triệu Tổ Nam bang” nghĩa là Tổ muôn đời của nước Nam, gian bên trái treo bức “Hùng Vương Linh tích” nghĩa là Huyền tích linh thiêng của vua Hùng.

    Bước thêm 132 bậc thang đá nữa là tới đền Thượng. Đền Thượng có 4 nếp nhà: Nhà chuông trống, nhà Đại Bái, nhà Tiền Tế, Cung thờ. Trên vòm cung cửa chính ra vào được trang trí phù điêu hình 2 vệ sĩ phương phi làm nổi bật bức hoành phi 4 chữ “Nam Việt Triệu Tổ” nghĩa là Tổ Triệu muôn đời của nước Việt. Trong nhà Đại bái có câu đối bất hủ:

Mở lối đắp nền bốn hướng non sông về một mối

Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con

       Trong nhà Tiền tế đặt một Hương án trên để tráp thờ bên trong đặt một triện gỗ hình vuông có khắc 4 chữ: “Hùng Vương tứ phúc”. Đặc biệt có treo một bức hoành phi trong đó có câu “Quyết sơ dân sinh” nghĩa là cuộc sống của nhân dân là điều quyết định đầu tiên của người lãnh đạo. Ngay từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc, Tất cả của  dân, do dân và vì dân, còn giá trị mãi đến muôn đời*. Bên phải đền Thượng là cột đá thề của An Dương Vương, bên trái đền Thượng là Lăng vua Hùng nhìn về hướng Đông Nam, kiến trúc theo hình khối vuông, trên có cổ diêm 8 mái, đỉnh chóp đắp hình rồng uốn lượn nổi lên 3 chữ khắc chìm: “Hùng Vương Lăng”.

    Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của Lăng nổi lên 2 câu đối tri ân Quốc Tổ Hùng Vương:

Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà …

non nước vẫn quay về đất Tổ

Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc …

Giống nòi còn biết nhớ mồ ông ..!

      Hàng năm vào ngày mồng mười tháng ba là ngày lễ hội Hùng Vương được xem như Quốc lễ của cả một dân tộc. Thời xưa đích thân nhà vua đứng chủ tế với đủ nghi thức tế lễ long trọng. Lễ vật gọi là lễ Tam sinh gồm nguyên một con heo, một con bò và một con dê. Bánh chưng và bánh dày là lễ vật không thể thiếu được cũng như khi cử hành tế lễ phải có đầy đủ bộ nhạc cụ đặc biệt là chiếc trống đồng độc đáo của Việt tộc. Sau phần tế lễ là phần lễ hội với cuộc rước bánh dày bánh chưng và rước cỗ chay, rước voi và cuối cùng là lễ rước kiệu bay truyền thống của dân gian các làng xung quanh vùng đất Tổ. Mỗi làng đều đem theo kiệu riêng của làng mình từ các làng do vị bô lão dẫn đầu rồi đến thanh niên trai trẻ mặc võ phục thuở xưa tay cầm đủ loại cờ quạt sắc màu rực rỡ. Tất cả tề tựu dưới chân đền chờ cử hành tế lễ tạo nên một rừng người, rừng cờ hoa với đủ sắc màu. Mọi người nô nức dự lễ hội, già trẻ rộn rã tiếng cười nhưng khi tiếng chiêng tiếng trống khai lễ thì không khí trang nghiêm u mặc bao trùm cả một vùng đất Tổ. Sau phần tế lễ rước kiệu là phần hội hè với đủ mọi trò vui chơi cho nam thanh nữ tú tham dự thưởng ngoạn. Mở đầu là cuộc thi đua thuyền truyền thống của các đội thuyền Rồng của các làng trong hồ Đá Vao ngay cạnh chân núi. Dọc bờ hồ vòng quanh ven chân núi đủ các trò vui chơi nào là những rạp tuồng chèo, những cây đu tiên, những trò chơi dân gian như đánh cờ người, trò tung còn giữa thanh niên thiếu nữ ngày xuân, những phường hát Xoan của các nơi về tụ hội tổ chức hát Xoan với những làn điệu dân ca truyền thống mỗi độ xuân về.

      Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúg ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra:“ Bọc điều trăm họ thai chung, Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam”


                                                               ĐỀN THỜ VUA HÙNG


        Theo Ngọc phả Đền Hùng do Hàn lâm viện Đại học sĩ Nguyễn Cố phung soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên 1470, sau được Hàn lâm Thị Độc sao lại năm Hoàng Đinh Nguyên niên 1600 thì Đền Trung tức   Hùng Vương Tổ miếu được xây vào thế kỷ XIV, bị quân Minh phá huỷ vào thế kỷ XV. Đến thời Lê (1427-1573) đền được xây dựng lại theo bố cục hình chữ nhất cùng với  Gác chuông và Thiền Quang Tự  nay chỉ còn 2 phần tiền tế. Đền Thượng cũng được xây dựng vào thời kỳ này, đến thế kỷ XVII-XVIII đền Hạ mới được xây dựng.

        Năm 1823, vua Minh Mạng cho xây dựng Miễu “Lịch đại Đế vương” ngay tại kinh thành Huế. Nhà vua đã bàn bạc kỹ lưỡng với bộ Lễ để đưa các nhân vật lịch sử vào thờ trong miếu. Bản tâu trình của bộ Lễ lên vua Minh Mạng như sau: “Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân thực là thuỷ tổ của nước Việt ta. Thế thì từ ngoại kỷ trở về trước phải lấy các vị sáng thuỷ mà thờ. Từ nhà Đinh về sau thì giềng mối mới rõ. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông Lê Thái Tổ thừa  vận lần lượt nổi lên, đều là vua dựng nghiệp một đời. Trong khoảng ấy, anh chúa trung hưng như Trần Nhân Tông ba lần đánh bại quân Nguyên, hai lần khôi phục xã tắc. Lê Thánh Tông lập ra chế độ, mở rộng bờ cõi, công nghiệp rạng rỡ vang rền … đều nên liệt vào miếu thờ”.

      Đến năm Tự Đức thứ 27 (1874) ra sắc chỉ sửa chữa lại đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh và cho khắc 2 bia đá dựng tại khu đền thờ. Năm Duy Tân thứ sáu (1912) cho trùng tu cung trong điên ngoài qui thứ như ngày nay. Năm Khải Định thứ 7 (1922) lại cho sửa sang thêm Lăng mộ và trùng tu đền Giếng thờ 2 công chúa Tiên Dung con vua Hùng thứ 3 lấy Chử Đồng Tử và công chúa Ngọc Hoa, con vua Hùng thứ 18 lấy Cao Sơn tức Sơn Tinh (Thánh Tản Viên). Năm 1935, vua Bảo Đại cho trùng tu và mở rộng thêm diện tích đền và cho dựng bia đá ngày 10 tháng 3 năm Canh Thìn “Đền vua Hùng là nơi thờ các vua họ Hồng Bàng trong lịch sử tối cổ của nước Việt ta”. Thời xưa, hàng năm tổ chức quốc lễ vào mùa Thu nhưng đền đời vua Khải Định năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc xin bộ Lễ lấy ngày mồng 10 tháng 3 Aâm lịch hàng năm làm Quốc lễ, trước ngày giỗ vua Hùng thứ 18 một ngày.


 

Phạm Trần Anh
 

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang: QuốcTổ Hùng Vương
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt