Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




TRỒNG ĐỒNG KÌ VIỆT KÌ DƯƠNG VƯƠNG  PHÚ XUYÊN.

(phần 1)


Nguyễn Xuân Quang

Trống đồng nòng nọc, âm dương là bộ sử đống của Đại Tộc Việt. Ta đã biết trống đồng là trống biểu của ngành nọc, trống (đực) mặt trời ứng với ngành nọc Việt mặt trời, là trống biểu của Hùng Vương, vua mặt trời. Trong các bài trước ta đã biết:

 .Trống Quảng Xương là một chương sử đồng viết về Bách Việt, Người Mặt Trời rạng ngời,

 Bách Việt, Người Mặt Trời rạng ngời trên trống Quảng Xương

con cháu của Hùng Vương, Mặt Trời  gồm có hai ngành: ngành lửa, chim Việt gồm Viêm Đế (cõi tạo hóa)-Đế Minh (cõi thái dương hệ)-Kì Dương Vương (thế gian) theo mẹ lên núi

 

 Người chim ngành lửa Mẹ Tổ Âu Cơ dòng chim mỏ cắt, chim Việt gồm Viêm Đế (cõi tạo hóa)-Đế Minh (cõi thái dương hệ)-Kì Dương Vương (thế gian), Âu Cơ núi.

 và ngành nước, rắn Việt gồm Thần Nông (tạo hóa)- Đế Lạc ( cõi thái dương hệ ncó khuôn mặt Lạc Long Vương tương đương với Đế Minh)-Lạc Long Quân (thế gian) theo cha xuống biển.

Người rắn ngành nước Lạc Long Quân dòng rắn, cá sấu dao, sấu Việt  gồm Thần Nông thái dương (cõi tạo hóa)-Long Vương (cõi thái dương hệ)-Lạc Long Quân (thế gian) biển.

 .Về ngành nước qua nhóm trống cóc/ếch ta đã thấy rõ một khuôn mặt sấm Chấn Lạc Long Quân hôn phối với núi, non Âu Cơ của Đại Tộc Lạc Việt ở cõi tạo hóa, sinh tạo và cõi trời thế gian (thái dương hệ). Ta đã thất rất rõ một khuôn mặt tiêu biểu của ngành nước Thần Nông-Long Vương- Lạc-Long Quân này qua trống Giao Việt trống Hòa Bình.

.Bài viết về trống Phú Xuyên này sẽ cho thấy rõ một khuôn mặt thế gian tiêu biểu của ngành lửa Viêm Đế-Đế Minh là Kì Dương Vương. Trống này có một khuôn mặt chủ là Kì Dương Vương nên tôi gọi là trống Kì Việt  (Việt có một nghĩa là mặt trời, Kì Việt = Kì Mặt Trời = Kì Dương).

Tổng quát

 Trống Phú Xuyên tìm thấy ở Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình năm 1907. Trống Phú Xuyên còn gọi là trống Stockhom vì hiện để tại đây.

 Trống Phú Xuyên có mặt trời 14 nọc tia sáng thuộc nhóm mặt trời có số nọc tia sáng là số Tốn (6, 14, 22…).  Theo duy dương, ta có

Tốn OII (nòng O thái dương II, nàng O lửa II) cùng bản thể thái dương với Càn III (nọc I thái dương II hay chàng I lửa II) mà lại hôn phối với Chấn như. Cùng bản thể tức ruột thịt với nhau như anh chị em mà lại lấy nhau thấy rất nhiều trong truyền thuyết sáng của các nền văn hóa theo Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo  ví dụ trong truyền thuyết  Mường Việt  có ba anh em ruột thịt Đá Cần, Đá Cài, Nàng Kịt lấy nhau, trong truyền thuyết Ai Cập cổ hai anh em ruột  lấy nhau, trong truyền thuyết của Trung Hoa lấy từ cổ Bách Việt hai anh em ruột Phục Hy-Nữ Oa lấy nhau ((Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), trong truyền thuyết  Nhật cũng vậy….

Tốn cùng bản thể thái dương và hôn phối với Càn thấy trong Hậu Thiên Bát Quái:

 .Trống có một nghĩa là đực, là nọc, là dương nên trống được dùng làm trống biểu của ngành mặt trời. Trống đồng hở đáy và trên mặt trống có hình mặt trời nằm trong vòn tròn vỏ không gian của của đại tộc Đông Sơn là trống nòng nọc, âm dương nên là trống biểu tượng cho cả hai nhánh âm dương của ngành mặt trời: dương thái dương và âm thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là Trống, nọc, đực, mặt trời) lưỡng hợp Chim Rắn, Tiên-Rồng. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn   là trống biểu của cả hai ngành Hùng Vương dương thái dương Lửa, Núi Mẹ Âu Cơ và âm thái dương Nước, Biển Lạc Long Quân và của Bách Việt (xem Trống Đồng Là Trống Biểu Của Hùng Vương trong bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Lưu Ý

Xin nhắc lại cần phân biệt Tổ HùngHùng Vương. Tổ Hùng là từ chỉ các vị tổ của ngành nọc mặt trời kể từ vị tổ tối cao tối thượng là tổ thần mặt trời Viêm Đế xuống đến các Hùng Vương thế gian và lịch sử. Viêm là Nóng ruột thịt với Lửa, Đế là vật chống, que, trụ chống. Viêm Đế là que nóng, cọc nóng, cọc lửa, nọc dương (một thứ que diêm. Diêm biến âm với Viêm. Ở Bắc Ninh có làng Diềm hay Viêm Xá liên hệ với Viêm Đế…) có một khuôn mặt là mặt trời. Khuôn mặt hình nọc, cọc lửa Viêm Đế thấy rõ qua khuôn mặt số 1 của mặt trời. Mặt trời là Việt ngữ son, Tây Ban Nha ngữ sol, Pháp ngữ soleil ruột thịt với  solo, solamente,  seu. có nghĩa là một, duy nhất. Số một có hình nọc que). Viêm Đế Nọc Lửa, Nọc Dương, Nọc  Mặt Trời  là Tổ Hùng vì Hùng có một nghĩa là đực, nọc, cọc, dương, mặt trời. Hùng Vương thế gian và lịch sử con cháu của Tổ Hùng thần mặt trời Viêm Đế ở cõi tạo hóa (Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế).  

Trong một đền Hùng Vương hoàn hảo phải làm theo Vũ Trụ Tạo Sinh phải có Tam Thế, phải có đền Thượng thờ vị thần tổ tối cao tối thượng là thần tổ mặt trời Viêm Đế tức Tổ Hùng Mặt Trời  ở Thượng Thế… 

 Trống trống Phú Xuyên (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

.Họ:

Trống trống Phú Xuyên thuộc họ mặt trời hừng rạng, rạng ngời có tia sáng nọc mũi mác.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là trống biểu của họ Hồng Bàng có một khuôn mặt là họ mặt trời thái dương. Theo duy dương, họ Hồng Bàng có một nghĩa là Họ Đỏ, Họ Mặt Trời. Họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống, nhìn theo diện nòng nọc, âm dương chỉ gồm có Kì Dương Vương (Kì Việt thuộc ngành mặt trời Viêm Đế và Lạc Long Quân thuộc ngành không gian Thần Nông.

Còn Hùng Vương ở đây trong họ Hồng Bàng thế gian có thể coi là có một khuôn mặt lịch sử là chính. Hùng Vương lịch sử đội lốt Tổ Hùng tạo hóa, sinh tạo ở cõi trên Thượng Thế.

Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế thì Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương cũng thuộc dòng mặt trời Viêm Đế. Hiển nhiên họ Hồng Bàng trăm phần trăm có một khuôn mặt là Họ Mặt Trời.

.Ngành:

Hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ở biên trống cho biết trống thuộc ngành nọc thái dương, dương thái dương mặt trời chói sáng khác với trống đồng âm thái dương ví dụ như trống Hữu Chung thuộc nhóm trống cóc/ếch cũng có mặt trời 12 nọc tia sáng Chấn/Cấn nhưng có hai vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược) ở biên trống cho biết trống thuộc ngành âm thái dương, mặt trời êm dịu.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là ngành mặt trời dương thái dương phía Viêm Đế.

.Nhánh

Mặt trời có tia sáng hình nọc mũi tên nhọn, sắc ứng với nhánh nọc, lửa, nọc nhọn, rìu nhọn tức nhánh rạng ngời khác với các trống cóc/ếch như trống Hữu Chung có nọc tia sáng cạnh cong hình búp măng, cánh hoa sen nhọn đầu mang âm tính diễn tả ánh sáng nọc âm êm dịu.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là nhánh Việt mặt trời rạng ngời.

.Đại tộc

Khối lửa mặt trời hình cầu gai chói lọi không thấy đĩa tròn ứng với đại tộc thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là đại tộc Việt thái dương ngành dương.

.Dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương

Thấy qua sự kiện là trống hở đáy, mặt trời-không gian ở tâm trống và tia sáng số chẵn âm đi với mặt trời dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, lửa-nước ứng với Chim-Rắn, Viêm Đế-Thần Nông, Đế Minh-Long Vương, Kì Dương Vương-Thần Long, Lạc Long Quân-Âu Cơ, Tiên-Rồng, Hùng Lang, Hùng Vương lưỡng hợp hai ngành núi-biển…

.Trống Nấm Vũ Trụ: trống có hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I)

Trống có hình cây nấm là trống Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) gồm đủ cả ba cõi, Tam Thế mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ luận.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, trống này theo chính thống phải mang trọn vẹn cốt lõi văn hóa Việt dựa trên nòng nọc, âm dương nền tảng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.

1.    Mặt trống

Nhìn tổng thể, trống hết sức “nóng bỏng, chói chang” (extremely hot) mang dương tính cực độ của ngành nọc dương thái dương. Các yếu tố trên mặt trống trăm phần trăm mang dương tính:

.mặt trời có 14 nọc tia sáng là mặt trời thái dương (14 = 6 + 8, số 6 là số lão âm, số Tốn IIO tức thái dương II ngành nòng O).

.khoảng không gian có hình thái nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > mang dương tính lửa…

.hai vành giới hạn chấm nọc mang dương tính lửa, thái dương.

.hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang nghĩa dương thái dương ở biên trống kẹp ở giữa hai vành chấm nọc thái dương cho thấy trống là trống thái dương của ngành dương thái dương…

Mặt trống tuyệt nhiên không có một yếu tố âm nào, trăm phần trăm mang dương tính cho thấy trống biểu tượng cho ngành mặt trời lửa dương có một khuôn mặt dương cực độ, của tộc mặt trời thái dương cực dương tức mặt trời ở thiên đỉnh (zenith)  trên đỉnh trục thế giới, chính ngọ, giữa trưa.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là trống Càn/Tốn ngành mặt trời thái dương Viêm Đế có khuôn mặt mặt trời thiên đỉnh, trên đỉnh Núi Trụ Thế Gian (Trục Thế Giới) Kì Dương Vương sáng chói, nóng bỏng nhất trong ngày, hơn tất cả các vị trí khác của mặt trời trong ngày (tức các tộc mặt trời khác).

Xin nhắc lại theo cốt lõi lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Bách Việt  Kì Dương Vương  có nhiều khuôn mặt trong Vũ Trụ giáo và theo Dịch lý  nòng nọc, âm dương đề huề.

  1. A.    Cõi Trên, Thượng Thế

Thượng Thế, theo nguyên tắc, là phần ở tâm trống biểu tượng cho cõi trên chiếu xuống tâm trống hay là phần cõi trên đập dẹp xuống để làm mặt trống. Trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống thế gian (xin nhắc lại trống có mặt trời có số tia sáng bằng hay nhỏ hơn 7 là trống vũ trụ) nên tâm trống cũng mang một khuôn mặt cõi trên tức bầu trời của thế gian. Như thế phần tâm trống có thể coi như là mang hai khuôn mặt: một là cõi trên càn khôn, vũ trụ (đại vũ trụ, tạo hóa) chiếu xuống, hai là khuôn mặt cõi trên bầu trời thế gian (tiểu vũ trụ, cõi nhân sinh). Tâm trống ở đây có vỏ hư vô là vòng tròn bao quanh đầu tia nọc ánh sáng mặt trời. Vỏ không gian nhỏ nét, mảnh khảnh mang dương tính, lửa của ngành nọc thái dương, cũng cho biết là mặt trời 14 nọc tia sáng nọc thái dương ứng với Kì Dương Vương  thuộc phía nọc lửa Viêm Đế.

Cõi trên Thượng Thế lại chia ra bốn tầng: vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng/tứ hành.

a. Vô Cực

Như đã nói ở trên vòng tròn bao quanh đầu tia sáng là vỏ không gian diễn tả bằng vòng tròn nhỏ nét mang dương tính ngả về Khôn dương biểu tượng cho hư vô, vô cực nghiêng về dương, thái dương.

Trống là trống nghiêng về thái dương lửa. Từ hư vô vô cực chuyển qua khuôn mặt dương trước.

b. Thái Cực: bọc Trứng Vũ Trụ.

Gồm mặt trời 14 nọc tia sáng và không gian. Không gian ở đây được  diễn tả bằng các khoảng không gian giữa các tia sáng mặt trời có hình thái những nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang dương tính, lửa, thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, bọc trứng thế gian đội lốt bọc Trứng Vũ Trụ có khuôn mặt sinh tạo thái dương mang dương tính chủ ứng với khuôn mặt mặt trời Lửa thái dương cực sáng của Kì Dương Vương phía nọc lửa Viêm Đế.

b. Lưỡng nghi:

-Cực dương:

Mặt trời thuộc họ mặt trời rạng ngời, ngành nọc chói chang, đại tộc thái dương. Mặt trời có khối lửa cầu gai chói chang và nọc tia sáng thuộc nhóm nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) là mặt trời nọc thái dương. Những nọc tia sáng mũi tên ở đây có cạnh thẳng, sắc, nhọn khác với các nọc tia sáng thuôn tròn mang âm tính thái dương âm trông như cánh hoa sen, hoa thị nhọn đỉnh (xin nhắc lại mặt trời hoa thị, hoa cúc có tia sáng mang âm tính là cánh hoa tròn đầu là mặt trời nữ thái dương như hình mặt trời hoa thị thấy trên trang phục bà Triệu và hình mặt trời hoa cúc 16 cánh của thái dươngthần nữ Ameraterasu của Nhật Bản).

Mặt trời có 14 nọc tia sáng. Số 14 là số Tốn tầng hai thế gian có một nghĩa là Gió âm (14 =  8 + 6, số 6 là số lão âm, âm thái dương là số

Tốn  tầng 1, vũ trụ, trong 8 chuỗi hay 8 tầng của 64 quẻ của Dịch những số Tốn là 6, 14, 22, 30, 38, 46, 54, 62).  Vậy mặt trời ở trống này có khối sáng hình cầu gai thái dương không thấy đĩa tròn là mặt trời Càn/Tốn dương thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với ngành nọc mặt trời thái dương Viêm Đế- Đế Minh-Kì Dương Vương  và  ở cõi người lịch sử là nhánh mặt trời Hùng Vương nhánh Lửa Âu Cơ  núi).

Lưu ý các nọc tia sáng của mặt trời ở đây có kích thước to nhỏ không đồng nhất tức kỹ thuật kém cho thấy trống khá muộn.

-Cực âm:

.Không gian

Cực âm là không gian chứa mặt trời. Như đã nói vỏ không gian (cùng chung với vỏ Trứng Vũ Trụ) ở đây là một vòng tròn nhỏ nét mang dương tính nghiêng về thái dương. Vỏ này cho biết bọc hư không, không gian, Trứng Vũ Trụ có một khuôn mặt mang tính thái dương.

Bản chất không gian thường được diễn tả bởi các hình thái ở các khoảng không gian giữa các tia sáng. Ở đây khoảng không gian có hình thái nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang nghĩa nọc lửa sinh động.

Khoảng không gian ở đây có hai dạng hình thái: một dạng gồm các nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) lồng vào nhau, khi thì có 4 nọc khi thì có 5 nọc. Đúng lý ra theo chính thống phải hoàn toàn là 5 nọc hết vì số 5 là số Li, Lửa đất thế gian ăn khớp với trống này là trống Càn thế gian tức có một khuôn mặt Li lửa thế gian mang tính chủ. Điểm sai sót kỹ thuật này cho thấy trống này là trống hơi muộn (A IV-2). Hình thái thứ hai là dạng hai nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) lồng vào nhau tạo thành hình tháp, núi tháp nhọn trong có các sọc diễn tả đá (stone). Núi đá tháp nhọn biểu tượng cho đất dương Li, lửa thế gian.

Như thế qua hai hình thái của khoảng không gian giữa tia sáng ở dây cho thấy trống này có một khuôn mặt chủ là lửa thế gian Li. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là Li Kì Dương Vương.

Ta thấy rõ Thượng Thế ở tâm trống là mặt trời Càn/Tốn lửa vũ trụ  thái dương-không gian lửa thái dươngthế gian cho thấy trống là trống nọc lửa thái dương có một khuôn mặt là cọc lửa Trục Thế Giới của ngành nọc dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt thì Thượng Thế  cho thấy đây là trống biểu của ngành lửa thái dương gồm Cọc Lửa Lửa vũ trụ Càn Viêm Đế và Núi Trụ Lửa thế gian Kì Dương Vương. 

c- Những Vành Sinh Tạo

Ở đây không có những vành sinh tạo mà chỉ có hai vành giới hạn chấm nọc. Điểm này nhấn mạnh khuôn mặt chủ lửa thái dương của trống.

Tổng quát ở cõi trên, trống trống Phú Xuyên Càn/Tốn thế gian có mặt trời 14 nọc tia sáng. Mặt trời Càn/Tốn thế gian có khoảng không gian giữa tia sáng là lửa đất Li cho thấy trống này có một khuôn mặt chủ là ngành nọc Lửa vũ trụ Càn Viêm Đế – Lửa thế gian Li Kì Dương Vương với khuôn mặt Lửa đất Li Kì Dương Vương mang tính chủ.

 B. Cõi Giữa, Trung Thế.

Trung Thế là cõi giữa nhân thế gồm có vùng đất và vùng nước. Vùng đất là phần mặt trống còn lại và vùng nước là tang trống.

-Vùng Đất.

a. Đất dương

.Vành thú bốn chân

Trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống thế gian nên có vành chủ chốt nằm gần phía mặt trời là vành diễn tả một loài thú bốn chân sống được trên mặt đất.

 Thú bốn chân trên trống Hòa Bình.

 Cũng xin nhắc lại cho nhớ là khi nhìn trên mặt trống thấy có một vành khắc diễn tả cảnh sinh hoạt nhân sinh hay những loài thú bốn chân thì theo chính thống chúng ta biết ngay trăm phần trăm trống đó là trống thế gian có mặt trời có số nọc tia sáng bằng hay lớn hơn 8.

Các nhà khảo cổ học Việt Namcho rằng “Trên mặt trống Phú Xuyên (còn gọi là trống Stockhom vì hiện để tại đây), có vành chính yếu là vành có “khắc hình 4 con thú kỳ dị. Thú có mõm dài há to như loài chồn cáo, lưng uốn cong, đuôi cuộn lại, chân co lại trong tư thế chuẩn bị chạy theo ngược chiều kim đồng hồ. Đây là loài thú xuất hiện đầu tiên trên trống Phú Xuyên” (Nguyễn Văn Huyền).

Bây giờ ta hãy nhận diện con thú lạ này bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Trước hết nhìn tổng quát những con thú trên trống Phú Xuyên này có vóc dáng của loài chó sói, chồn. Con thú nhỏ con to bằng con chó sói. Đuôi con thú này cũng rất dài như đuôi loài chó sói, chồn. Loài chó sói và chồn cần có đuôi dài để về đêm lạnh chúng dùng đuôi đắp ấm mũi, mõm. Đúng như cac nhà khảo cổ học Việt Namnhận xét “Thú có mõm dài há to như loài chồn cáo”. Như vậy con thú này có các nét liên hệ với với loài chó, sói. Tuy nhiên con thú có nét đặc thù nhất để nhận diện là cặp sừng không phân nhánh. Như thế đây là loài hươu sừng gọi là muông gạc, mang gạc (muông, mang ruột thịt với Mường ngữ moong là con thú và gạc là sừng). Con thú đang há miệng như đang sủa. Vậy đây là con hươu sửa.

Trong thiên nhiên có loài hươu to bằng con chó sói khi tới mùa gọi cái thì chúng phát ra tiếng gọi như chó sửa gọi là hươu sủa (barking deer). Giống này có tên động vật là cervulus munjac, muntjac [cervulus có cer- = gốc Hy Lạp ngữ kera-sửng, ruột thịt với Pháp ngữ cerf, hươu và muntjac chính là Việt ngữ muông gạc, mang gạc (Việt ngữ mang cũng chỉ một loài hươu nhỏ lông vàng cam]. Hươu sủa, mang gạc có loài nhỏ con to bằng con chó sói, cao 14-24 đốt, sừng ngắn và chỉ có một mấu nhánh nhỏ gần gốc sừng trông như cái dùi, cái rìu. Ngoài ra còn có một đặc điểm là hai cái răng “chó” phát triển thành hai nanh dài nhọn, lòi ra như răng lợn lòi, dùng làm khí giới. Muntjac không sống thành từng đàn chỉ đi lẻ loi hay từng cặp trong rừng. Sống ở Đông Dương, Ấn Độ, Trung Hoa. Da Hươu sủa màu nâu đỏ, lẫn với cảnh vật xung quanh nên khó thấy.

 Và cũng có một loài lớn. Trên trống Phú Xuyên là loài hươu sủa nhỏ, loài lớn.

Mới đây các nhà sinh vật học Việt Nam và các nhà khoa học thuộc Quĩ Bảo vệ Đời sống Hoang Dã Thế giới (World Wildlife Fund) đã khám phá ra ‘mỏ vàng sinh học’ ở Vụ Quang, Việt Nam.

Trong ba con thú mới tìm ra trong ‘Thế giới đã mất’ ở ViệtNamcó một con thuộc loài hươu sủa Mang gạc Muntjac loại lớn con. Hai con thú kia là ‘Bò’ Vụ Quang còn gọi là sao la (Pseudoryxnghetinhensis, Sơn-dương-giaœ-Nghệ- Tĩnh) và Hươu chậy chậm mà dân địa phương gọi là ‘quang khem’.

Điều này cho thấy hươu sùa mang gạc từ ngàn xưa đã có mặt ở địa bàn ViệtNamvà giống nàyngày nay gần như tuyệt chủng.

Tóm lại

Con thú trên trống Phú Xuyên này có những đặc tính của loài chồn cáo họ nhà chó. Đuôi dài và cong là điểm đặc thù của chồn cáo, chó sói. Cái miệng há to diễn tả đang sủa. Con thú có những nét chó này còn có một nét chủ yếu nữa là có hai cái sừng ngắn, sắc nhọn và không phân nhánh. Đây là nét đặc thù của hươu sủa. Hình thú trên trống đồng này cũng thấp, chân ngắn có vẻ cũng không cao quá 24 đốt (2 bộ). Còn điểm con thú “chân co lại trong tư thế chuẩn bị chạy”  đây cũng là nét đặc thù của hươu sủa vì loài hươu này rất nhát, rất hiền, không sống thành từng đàn chỉ đi lẻ loi hay từng cặp trong rừng, né tránh người nên rất khó gặp… Đặc tính “chân co lại trong tư thế chuẩn bị chạy” ăn khớp trăm phần trăm với nét đặc thù là “chậy” của loài hươu (‘chỉ đường cho hươu nó chậy’), vì thế ăn khớp với từ Việt viết với bộ tẩu là Việt hươu Kì Dương Vương (Việt Là Gì?).

Hình thú ‘kì dị’ trên trống Phú Xuyên có đủ tính đặc thù vừa cáo chồn loài chó, đang há miệng sủa chính là con hươu sủa (barking deer), mang gạc Muntjac hay Munjac (Cervulus muntjac), kijiang, kì dương.

 Hươu sừng mang gạc mang ý nghĩa biểu tượng gì?


NHÁNH TRỐNG MẶT TRỜI THÁI DƯƠNG NỌC DƯƠNG VIÊM ĐẾ.

Người tộc lửa, chim mỏ cắt ngành mặt trời thái dương Nọc Viêm Đế trên trống Quảng Xương.

TRỒNG ĐỒNG KÌ VIỆT KÌ DƯƠNG VƯƠNG  PHÚ XUYÊN.

(phần 2)

Nguyễn Xuân Quang

  Hươu sừng mang gạc mang ý nghĩa biểu tượng gì?

Như đã thấy qua nhiều tác phẩm của tôi, hươu chính là con hưu, hiêu, con hèo, con kèo, con kì, con nọc, con cọc. Con hươu (hươu là con đực còn nai là con nái con cái) là con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Con cọc  hươu sừng biểu tượng cho cõi đất nhân gian Trung Thế. Ta biết ở cõi Thượng Thế, cõi trời có vật biểu là một loài chim, ở cõi đất Trung Thế là một loài thứ bốn chân. Nếu là đất dương là loài thú bốn chân có mang dương tính như có sừng. Theo Vũ Trụ giáo ở Đông Nam Á, Bách Việt  có con hươu sừng, mang gạc, Hươu Việt (theo Ấn giáo là con bò nandi của thần Shiva, ở Ai Cập cổ là con dê sừng…). Hươu Việt, hươu sừng có di thể Sừng (gene) truyềnn từ thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng) có chim biểu là con chim Việt, chim Sừng, mỏ cắt có mũ sừng (hornbill). Nếu là đất âm có nước là loài thú bốn chân sống được trên đất và dưới nước, ở địa bàn Bách Việt là con cá sấu Việt, Trâu Việt… và  ở cõi nước Hạ Thế là con rắn nước.

Chỉ xin vắn tắt nhắc lại một hai hình ảnh hươu sừng là thú biểu của cõi đất Trung Thế qua một hai hình ảnh sau đây.

Trước hết là ở trên Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống) Yggdrasill của Bắc Âu, ta thấy rất rõ cõi trên Thượng Thế ứng với vòm ngọn cây có biểu tượng là con chim ưng, Trung Thế ứng với cành cây là con Hươu Sừng và Hạ Thế ở gốc cây là con rắn độc đang lè lưỡi đỏ ra.

Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống) Yggdrasill của Bắc Âu (Nordic).

James Churchward cũng đã nói tới hình bóng con hưou Keh là thủy tổ loài người trong những tác phẩm viết về một lục địa cổ mà ông gọi là Continent of Mu (Mu chính là Việt ngữ Mụ. Mẹ) tức là Đất Mẹ (Motherland) ở vùng biển Đông Nam Á (lúc đó còn dính liền với Đông Nam Á) mà ông cho đó là cái nôi của nền văn minh của con người. Ông đã diễn tả sự sáng thế bằng hình chính tay ông vẽ dưới đây:

Hươu Keh là con người đầu tiên của loài người (James Churchward) mang khuôn mặt Kì Dương Vương.

Theo ông, truyền thuyết Đông Á cổ cho rằng con hươu Keh là con người đầu tiên của nhân loại. Hình vẽ cho thấy trong quá trình sáng thế từ biển nước Vũ Trụ nhô lên mô đất nguyên khởi (tương tự như Primevial Mound của Ai Cập cổ), trong có Trục Thế Giới hình chữ T (cũng là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Núi Trụ Thế Gian là một phần của Trục Thế Giới nên Núi Trụ cũng biểu tượng cho cõi đất thế gian vì thế mà phần nằm ngang của Trục Thế Giới biểu tượng cho cõi bằng mặt đất trên đó có hình cây và thú. Trên mặt đất con hươu Keh xuất hiện đầu tiên. Con hươu này có sừng là hai cọc nhọn không có đâm nhánh tương tự như cặp sừng của con hươu sủa trên trống Phú Xuyên. Hươu Keh đứng trên hai chân mang hình bóng con người đầu tiên.

Hươu Keh chính là hình bóng Kì Dương Vương (xem dưới).

 Bây giờ ta thử xem hươu sủa mang gạc có phải là con thú Việt bốn chân tức con Hươu Việt sống trên mặt đất ở cõi Trung Thế hay không?

Theo truyền thuyết vua tổ cõi thế gian của Việt Nam là Kì Dương Vương, vị vua của nước đầu tiên Xích Quỉ, Người Đỏ, tức Người Mặt Trời của chúng ta.

Xin nhắc lại Xích là Đỏ. Quỉ biến âm với Pháp ngữ Qui, Latin Quo (Quo Vadis) có một nghĩa là Kẻ, Người. Quỉ ruột thịt với Kì, Kẻ có một nghĩa là Người. Bắng chứng cụ thể là ở Vân Namhiện nay còn một tộc người tên là Naxi mà người Trung Hoa phiên âm là Nạp Tây. Người Naxi có một thứ chữ viết vẽ hình hay hình tự (pictograph) do các pháp sư tên là Dongba sáng tạo ra dùng đế viết sớ trong tế lễ. Chữ này là thứ chữ vẽ hình sống (live) duy nhất ngày nay còn dùng (xem Hình Tiêu Biểu Tháng 6, 2011). Nguyên gốc nghĩa của Naxi là “Người Đen”. Có giả thuyết cho rằng người này có da ngăm đen nên gọi là ‘Người Đen” (Hắc tộc). Giải tự từ Naxi ta có Nax- đen và Xi là người. Nax (đen) liên hệ với Việt ngữ nắc là đêm như con nắc nẻ là con bướm đêm, với Hán Việt nặc có một nghĩa là kín, bí mật, đen (xã hội kín, bí mật là xã hội đen) như thư nặc danh, vớI Đức ngữ nacht là đêm. Còn Xi, theo x= s = k như kong (Mekong, Sông Mẹ) = sông, ta có Xi = Kì, Kẻ, người và theo x= q như xoăn = quăn, ta có Xi = Pháp ngữ Qui, Kẻ, Người.

Tóm lại Xích Quỉ là Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời còn Naxi là Kẻ Đen.

Kì Dương Vương nghĩa là gì?

1. Kì Dương là Kẻ Dương, Cọc Dương, Cọc Lửa, Nọc Đực, Bộ Phận Sinh Dục Nam.

Kì với nghĩa là kẻ (que, cọc, thước kẻ), ke (bộ phận sinh dục nam.

Trước hết Kì Dương Vương có Kì biến âm với kẻ có nghĩa là que, nọc, cọc như thước kẻ, kè là cọc, cột (cây kè là cây palm có thân như cây cọc, cây cột không có cành)… Kì biến âm với ke có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam (Alexandre de Rhodes, từ điển Việt Bồ La). Theo  k = c =que, ta có ke = que (que, cọc, c…c).

Như thế kì là cây, cọc nếu hiểu theo tận cội nguồn của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que thì là cọc dương, nọc dương, là bộ phận sinh dục nam. Vậy Kì Dương Vương có một khuôn mặt biểu tượng cho phái nọc nam, cho ngành nọc, ngành mặt trời, ngành Việt (vật nhọn, mặt trời).  Ở đây ta hiểu tại sao Kì Dương Vương là con ngườiNamđầu tiên và là thần tổNamcủa con Người. Theo duy dương, Nọc dương, bộ phận sinh dục nam sinh tạo ra con người (qua tinh dịch). Thần tổ Nọc Dương đẻ ra loài người.

Đối chiếu với truyền thuyết Ấn giáo đây là khuôn mặt linga của thần Shiva. Thần Shiva có một khuôn mặt là Cọc Lửa ‘Pillar of Fire’.

(Trụ Lửa) có một khuôn mặt là Cọc Lửa, Cọc Dương, bộ phận sinh dục nam này của Kì Dương Vương. Về ngôn ngữ học ta cũng thấy rất rõ Shiva có Shi- biến âm với Kì (s=sh= k = c).

Ta có từ đôi Kẻ Sĩ với Kẻ = Sĩ = Kì = Shi. Sĩ có nguồn gốc nguyên thủy là bộ phận sinh dục nam (xem Kẻ Sĩ). Như thế ta có Kì (Dương) = Shi(va) có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam, là Linga.

Một lần khi đi du lịch đến Ấn-Độ, tôi đã chứng kiến tận mắt một phụ nữ trẻ vái lạy linga rồi đổ sữa lên đầu linh ga trông giống hệt như linga đang xuất tinh. Người nữ nầy lấy tay xoa sữa trên đầu linga rồi xoa lên đầu lên mặt mình.  Chắc cô ta cầu xin lấy chồng, cầu tự hay cầu mắn sinh, thịnh vượng.

Đây khuôn mặt tạo hóa sinh tạo này của Kì Dương Vương ở Thượng Thế.

Lưu Ý

 .Kì Dương Vương với Kì Dương có nghĩa là bộ phận sinh dục nam cũng như các tứ Việt có nghĩa là vật nhọn, Hùng có nghĩa là đực…  cũng có nguồn gốc nguyên thủy là gốc nọc, bộ phận sinh dục nam đã khiến nhiều nhgười “cau mặt” hay “sợ hãi”. Với nghĩa bộ phận sinh dục nam này, ta phải hiểu theo nghĩa sinh tạo, tạo hóa sinh ra loài người của ngành nọc nam, mặt trời nam. Thời nguyên sơ cũng như trong các tôn giáo thờ sinh thực khí như chúng ta thờ Nõ Nường, như  Ấn giáo thì các bộ giống phái nam nữ có một khuôn mặt là sinh tạo, tạo hóa.

.Trống có một nghĩa là đực cũng hàm nghĩa bộ phận sinh dục nam. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng, của Bách Việt  nên trống đống hình Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Nầm Tam Thế, Cây Nầm  Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) cũng mang hình ảnh bộ phận sinh dục nam (cắt bằng đầu để làm mặt trống) và nếu nhìn theo duy âm từ dưới lên có hình âm đạo dạ con).  Thấy rõ nhất ở những trống thô sơ có mặt giống hình vòm cây nấm như trống Thượng Nông (D-IV-1):

 

 Trống Thượng Nông (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên). Trống Vạn Gia Bá ở Xử Hùng, Vân Nam mà các nhà khảo cổ Trung Quốc cho là cổ nhất cũng có hình dáng như trống này. Rất tiếc trống Thượng Nông này không thử được Carbon 14 phóng xạ để định tuổi.

 2. Kì Dương là Cọc Lửa Thế Gian, Núi Trụ Thế Gian. Núi Trụ Thế Gian, Núi Chống Trời.

Kì với nghĩa là Kẻ (chổ ở, vùng đất dương, đất núi, đất cao).

Cũng với khuôn mặt Cọc Lửa Trụ Lửa này Kì Dương Vương là Trục Thế Giới ngành nọc lửa dương.  Núi Trụ thế gian nằm trong Trục Thế Giới nên Kì Dương Vương Trụ Lửa Trục Thế Giới có một khuôn mặt là Núi Trụ Thế Gian, Núi Trục Thế Gian ngành nọc lửa tức biểu tượng cho núi dương, cõi đất dương, Trung Thế. Ở đây ta thấy Kì = Kẻ với nghĩa Kẻ là chỗ ở, vùng đất, mường… như Kẻ Sặt, Kẻ Mau, Kẻ Trọng.

Với nghĩa là Cọc Dương, Cọc Lửa, Trụ Dương, Kì Dương Vương có nghĩa là vua Nọc Dương, Cọc Lửa, Trụ Lửa thế gian đội lốt thần mặt trời Viêm Đế, Cọc Lửa vũ trụ.

Ta cũng thấy rất rõ Cọc Dương vừa có nghĩa là Bộ Phận Sinh Dục Nam vừa có nghĩa là Núi Cọc, Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời qua hình ảnh Núi Nam Giới ở Hà Tĩnh (Nam giới là “chữ thánh hiền” chỉ Núi Cọc, Núi C…c). Theo truyền thuyết bà Nữ Oa thách ông Tứ Tượng đắp núi thi, nếu ông đắp cao hơn bà sẽ lấy làm chồng. Kết quả ông Tứ Tượng đắp núi thua bà. Nữ Oa đắp một ngọn núi cao ngất trời, đứng trên đó có thể thấy khắp cõi trời đất. Dấu tích còn lại của ngọn núi cao do bà Nữ Oa đắp, dân gian cho là núiNamgiới ở Hà Tĩnh ngày nay… Núi Nam Giới chính là hình ảnh Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời  (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Đối chiếu với truyền thuyết  Ấn giáo, Shiva  có biểu tượng chính là linga với khuôn mặt Trụ Lửa cũng có một khuôn mặt Trục Thế Giới nên mới nói là có nguồn gốc từ Núi Trụ Thế gian Kalaisha ở Hy Mã Lạp Sơn.

Đối chiếu với truyền thuyết Ai Cập cổ Thần Đất Keb có Ke- = kẻ = ki, cọc, nọc và ke-,như đã nói ở trên có nghĩa là bộ phận sinh dục nam (Alexandre de Rhodes, Từ Điển Việt Bồ La). Vì thế mà thần Đất Keb có bộ phận sinh dục nam mang hình bóng núi Trụ Thế Gian, Núi Chống Trời chống bầu trời là nữ thần Bầu Trời Nut đang uốn cong người thành hình vòm trời.

Thần Đất Keb có bộ phận sinh dục nam cương cứng cố rướng lên tới thân người của thần nữ Bầu Trời Nut mang hình ảnh Cọc Dương (Kì Dương), Núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời chống bầu trời của thần Bầu Trời Nut.

Đây là khuôn mặt ở cõi  đất thế gian của Kì Dương Vương.

Như thế ta thấy rất rõ ta có thể dùng Kì Dương Vương của chúng ta với Kì Dương có nghĩa là Cọc Dương, Bộ Phận Sinh Dục Nam, Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới, Trụ Chống Trời, biểu tượng cho cõi đất Trung Thế này mà giải thích được truyền thuyết về thần Shiva của Ấn giáo và thần Đất Keb của Ai Cập cổ.

3. Kì Dương là Người Dương, Người Nam, Người Mặt Trời.

Với biến âm với Kì = Kẻ và Kẻ có một nghĩa là Người như kẻ nào đó = người nào đó, như Kẻ Sặt… thì Kì Dương là Người Dương, NgườiNam, Người Mặt Trời.

Điểm này được xác thực bởi sự kiện là Kì Dương là Cọc Dương, bộ phận sinh dục nam sinh ra con ngườiNamđầu tiên như đã nói ở trên

Xác thực bởi truyền thuyết và cổ sử Việt là Kì Dương Vương là vua tổ đầu tiên của nước Xích Quỉ, Người Mặt Trời của chúng ta (Xích Quỉ là Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời, Quỉ biến âm với Kì, Kẻ có nghĩa là người, Xích là Đỏ), là Người đầu tiên của nhân loại của chúng ta.

Xác thực bởi cổ ngữ Đông Nam Á Keh, là con hươu và cũng là con người đầu tiên của nhân loại (James Churchward) như đã thấy qua hình ở trên.

Lưu Ý

 Từ Kẻ chỉ người dương, người nam, người mặt trời, theo duy dương nhìn tổng quát chỉ chung loài người giống như Anh ngữ man là người nam cũng chỉ chung con người.

Nhìn dưới góc cạnh tộc người thì Kẻ chỉ người thuộc tộc nọc, tộc ngành mặt trời thái dương, tộc người ở trên vùng cao, vùng núi, tộc hươu sừng, tộc thuộc đại tộc Kì Dương Vương.  

4. Kì Dương là Mặt Trời Thiên Đỉnh trên đỉnh Trục Thế Giới.

Kì là Kẻ là Nọc, như đã biết Nọc có một nghĩa là mặt trời (Việt Là Gì?). Kì Dương là Cọc Dương là Mặt Trời thái dương. Với nghĩa này, Kì Dương là Mặt Trời Thiên Đỉnh trên đỉnh Trục Thế Giới, chính ngọ, giữa trưa tức vua mặt trời nóng bỏng, chói chang nhất trong ngày.

Ta thấy trống Phú Xuyên này trên mặt trống tất cả các yếu tố đều mang dương tính và trống có một nghĩa là là đực, dương nên ăn khớp trăm phần trăm với khuôn mặt thiên đỉnh nóng bỏng chói chang rạg ngời nhất của Kì Dương Vương.

5. Kì Dương là con Cọc, con Hươu Cọc, Con Mang Gạc, Hươu Gạc, Hươu Sừng, Hươu Đực.

Kì = Kẻ với Kẻ có một nghĩa là là con Cọc, con Hươu Sừng, Mang Gạc.

Về ngôn ngữ học ta đã biết hươu, hưu biến âm với hèo (roi, vọt, nọc). Con hươu là con hèo con nọc, con cọc. Ta cũng đã biết con Cọc là con hươu sừng qua trò chơi Bầu Cua Cá Cọc (thường gọi lầm là Bầu Cua Cá Cọp, trên bàn Bầu cua không có con cọp mà chỉ có con Cọc hươu sừng) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Theo h = k (hết = kết), hèo = kèo và ta có từ đôi kì kèo nghĩa là kì = kèo = hèo = hươu. Con hươu là con Kì, con Kèo, con Cọc.

Ta cũng thấy kì, kẻ biến âm với gốc Hy Lạp ngữ  kera-, sừng, với Pháp ngữ cerf, con hươu.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Kì Dương Vương  có Kì Dương có một nghĩa là con Hươu Đực (dương với nghĩa là đực) hay Hươu Mặt Trời (dương với nghĩa là mặt trời), là vua đầu tiên của nước Xích Quỉ. Kì Dương Vương là Hươu Đực, Hươu Gạc Mặt Trời vì thế mới có nhũ danh là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực). Kiểm chứng với con Hươu Keh của Đông Á cổ có một khuôn mặt là con người đầu tiên của nhân loại ta thấy trăm phần trăm Keh chính là Việt ngữ Kẻ (cọc, người, hươu), chính là Kì Dương Vương với khuôn mặt hươu cọc, hươu sừng, mang gạc, hươu mặt trời, con người đầu tiên của Xích Quỉ, của nhân loại.

Như thế trăm phần trăm mang gạc hươu sửng cervulus muntjac là thú biểu, là thú chủ của Kì Dương Vương. Kì Dương Vương là vua mặt trời thiên đỉnh ở trên đỉnh Núi Trụ Thế Gian, Trung Thế, vị vua đầu tiên của nước Xích Quỉ, Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời Bách Việt.

Để cho chắc chắn thêm, ta kiểm chứng với Mã Lai ngữ, một thứ ngôn ngữ ruột thịt với Việt ngữ và  vả lại ở Mã Lai-Nam Dương còn có con cháu của những tộc Bộc và Giao Việt, Giao nhân giỏi sông biển đã đi khắp năm châu bốn biển. Ta cũng thấy họ gọi Hươu sủa barking deer này là Munt’jac, Munt’jak, Mun jak tức Muông gạc, Mang gạc như chúng ta.  Eureka! Tôi đã tìm ra! Hươu sủa muntjac Mã Lai còn có tên là kijang, kijangjan.

Từ kijang là muntjac trong English-Malay Dictionary của R.O. Winstedt, 1920.

 Eureka! Kijang chính là Kì Dương! Kijang Hươu Sủa, barking deer chính là hươu Kì Dương, mang gạc.

Như thế trăm phần trăm Kì Dương Vương có thú biểu bốn chân là con hươu sủa barking deer, mang gạc cervulus muntjac, kijang, Kì Dương. Con thú trên trống Phú Xuyên chính là con hươu này.

Trống Phú Xuyên có một khuôn mặt chủ là con mang gạc kì dương là trống có một khuôn mặt chủ là Kì Dương Vương.

Kiểm chứng với truyền thuyết và cổ sử Việt ta cũng thấy rõ Mẹ Tổ Âu Cơ, Nàng Lửa, thái dương thần nữ của chúng ta dẫn 50 con lên núi, đất dương thuộc ngành Lửa (Viêm Đế-Đế Minh)-Kì Dương Vương nên có một thú biểu thế gian là con nai sao (nai là hươu cái).

Điểm này thấy rõ qua truyền thuyết Mường, bà Ngu Cơ (Âu Cơ) có biểu tượng là con hươu sao. Khi tế lễ bao giờ cũng có lá cờ nai sao biểu tượng cho Ngu Cơ và cờ cá chép biểu tượng cho Lạc Long Quân (J. Cuisinier, Les Mường).

Cờ hươu sao biểu tượng của Ngu Cơ của người Mường (nguồn: J. Cuisinier, Les Mường).

Lưu ý trong thiên nhiên hươu cái (con nai) không có sừng ngoại trừ loài tuần lộc reindeer. Người Mường vẽ con nai sao Ngu Cơ trên lá cờ với sừng có 4 mấu nhọn. Số 4 là số chẵn số âm và số 4 là số Cấn (non, núi âm) vì con nai sao này là vật biểu của bà Ngu Cơ có một khuôn mặt là non (dẫn 50 con lên núi). Đốm sao cũng mang âm tính đi với phái nữ vì sao sáng về đêm. Ta cũng thấy ngôi sao sáng gọi là sao mai có tên là Venus.

 Trong Lĩnh Nam Chích Quái, truyền thuyết nói về một vị Thần Núi Tản Viên có tên là Kỳ Mang, Kỳ Mạng cứu con rắn nước Tiểu Long Hầu con của Lạc Long Quân. Kỳ Mang là Mang Kì, Mang Kẻ, Mang Gạc chính là Mang Gạc Muntjac Hươu Sủa. Mang Sừng cũng có thể hiểu là con Muông Sừng nghĩa là nói chung hươu, dê (Ai Cập cổ lấy dê núi làm vật biểu)… vì thế mà trong truyền thuyết nói rằng Kỳ Mang được dê núi nuôi. Núi Tản Viên có một khuôn mặt là núi Trụ Thế Gian, Núi Trục Thế Giới nên còn gọi là núi Ba Vì biểu tượng của ba vị tam vương Kì Dương Vương, Lạc Long Quân Hùng vương. Thần Kỳ Mang ứng với Kì Dương Vương

Tác giả Bình Nguyên Lộc cho biết “Theo sử Tầu nhà Hạ chia nước ra làm 9 châu trong đó có đất Kinh Việt gọi là châu Kinh (cũng còn gọi là châu Kì). Ở phía đông châu Kinh, đất cũng do dân Việt làm chủ, người Trung Hoa gọi là Dương Việt và cho làm thành Châu Dương”, (Nguồn Gốc Mã Lai Cuœa Dân Tộc Việt Nam tr.147). Ở chỗ khác ông viết tiếp : « Nhưng khu tứ giác đó, tức bờ Tây sông Hán là đất của ai? Chủ đất ở đó thuộc một chủng mà họ gọi là Việt, lần đầu tiên trong sử của họ. Ở đó có một cái núi mà dân di cư đặt tên là núi Kinh…

Tỉnh Hồ Bắc nằm trong khu tứ giác đó, là đất của chủng Việt”.

Như thế Núi Kì, Châu Kì, Kì Việt, Dương Việt thuộc Bách Việt  tất phải liên hệ với Kì Dương Vương.

Xin nhắc lại những địa danh trong cổ sử Việt và Trung Hoa ứng với  tứ tượng là Châu Dương (Châu Mặt Trời ứg với Đế Minh, Châu Kì ứg với Kì Dương Vương, Châu Hoan ứng với Lạc Long Quân và Châu Phong ứng với Hùng Vương) (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).   

Gần cận chúng ta hơn, lịch sử của vương triều Lana Lúa Nước ở phía bắc Thái Lan còn ghi chép lại việc vua Mengrai vào thế kỷ 13 khi tuần du đến một vùng rừng núi phía nam, nằm mơ thấy con hươu sủa barking deer và năm con chuột bạch nên đã dời đô từ Chiang Rai về một chỗ mới đặt tên là Chiang Mai (Chiềng Mới, Giềng Mới) lập nên triều Đại Lúa Nước Lana huy hoàng vang bóng một thời, ngày nay còn lại những di tích tường thành. Nằm mơ thấy hươu sủa là điềm lành, được thánh thần phù trợ, đất có hươu sủa xuất hiện là đất lành. Điều này cho thấy rõ hươu sủa là con thú chủ thần thoại hóa thành con nghê, con kì trong cặp kì lân. Người Trung Hoa tin là khi thấy kì lân xuất hiện là có thánh nhân, minh quân ra đời (xem dưới).  Vương quốc Lana Lúa Nước ruột thịt với với Lạc Việt Lạc Long Quân  con của Kì Dương Vương.

Để vững chắc thêm nữa ta hãy thử tìm hình bóng hươu sửa, mang gạc, kì dương thú biểu của Kì Dương Vương xem có còn ghi khắc lại trên đồ đồng Đông Sơn hay không?

Xin nêu ra vài ba hình ảnh.

Mang gạc sừng hai mấu nhọn (thái dương) còn thấy trên thạp đồng Hợp Minh:

Mang gạc sừng hai mấu nhọn thái dương trên thạp đồng Hợp Minh:

Trên trống Sangeang ở Nam Dương.

Mang gạc sừng hai mấu nhọn thái dương trên trống Sangeang ở Nam Dương.

Mang gạc sừng hai mấu cũng thấy trên một chiếc rìu thờ Đông Sơn có một khuôn mặt biểu tượng cho  ba cõi thế gian (ba con vật tổ đều là lo ài bốn chân). Ỡ giữa là hai con mang gạc sừng hai mấu nhọn biểu tượng cho cõi đất đi cùng với chó sói Lang biểu tượng cho cõi trời khí gió và giao long biểu tượng cho cho cõi nước.

Lưu ý theo chiều dương đọc từ dưới lên (hướng lên phía mặt trời) ta có thứ tự chó sói biểu tượng cho cõi trời (khí gió) mang gạc biểu tượng cho cõi đất và giao long biểu tượng cho cõi nước.

Một chiếc đèn thờ Đông Sơn có hình sừng hươu:

 Đèn thờ Đông Sơn hình sừng hươu tại Viện Bảo Tành Lịch Sử Việt Nam ở Hà Nội (ảnh của tác giả).

Ngoài ra những vật khảo cổ học đáng giá nữa mà các nhà khảo cổ học không biết ý nghĩa của nó là những cái “gạc” gốm hay sành đào được. Đây là chiếc gạc, chiếc sừng biểu tượng của vật tổ hươu của chúng ta. Cái gạc gốm hay sành này là một thứ nêu thờ để hồn thần tổ tộc Sừng mặt trời đậu xuống, dùng làm gậy lễ, gậy hộ mạng, quyền trượng…

Tóm lại con thú trên trống Phú Xuyên là con hươu sủa mang gạc thái dương, cervulus muntjac, kijang, kì dương vật tổ của Bách Việt, thú biểu của Kì Dương Vương.

Hiển nhiên vật tổ Hươu Việt này cũng mang trọn ý nghĩa trong Vũ Trụ Tạo Sinh Vũ Trụ giáo (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Vì thế Kì Dương Vương của Việt Nam cũng có đủ các khuôn mặt trọn vẹn của Vũ Trụ Tạo Sinh cần phải nhìn dưới mọi mặt của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo nhất là Kì Dương Vương có khuôn mặt Trục Thế Giới thông thương ba cõi.

Nhìn dưới diện Tam Thế, Kì Dương Vương với nghĩa là vua Cọc Dương, Cọc Lửa, Trục Thế Giới dương có đủ ba khuôn mặt nọc lửa dương ở Tam Thế ứng với ba phần của Trục Thế Giới dương.

Ở Thượng Thế Cọc Lửa Kì Dương đội lốt Cọc Nóng thần mặt Viêm Đế và với khuôn mặt bộ phận sinh dục nam mang khuôn mặt sinh tạo, Tạo Hóa. Ở Trung Thế, Cọc Dương mang khuôn mặt Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời, Trụ Trời. Kì Dương Vương tương đương với thần đất Keb của Ai Cập cổ.

Kì Dương Vương, Shiva, Keb có khuôn mặt là thần Cọc dương bộ phận sinh dục nam vì thế là vị thần tổ loài người, là thần sinh tạo ra loài người và là con người đầu tiên của ngành nọc lửa. Điều này giải thích cho thấy rõ qua Việt ngữ Kẻ, Kì có nghĩa là cọc, ke (với nghĩa bộ phận sinh dục nam) mặt trời, , núi Trụ Thế Gian (núi Kì), Người (Kẻ Sặt), Việt …

Thần shiva có Shi- = Kì, thần Keb có Ke- = Kẻ là những khuôn mặt của Kì Dương Vương.

Linh Thú Nghê hay Kì.

Mang gạc thần thoại hóa thành con Kì trong cặp kì lân

Nghê là một linh vật đa thú (chimera) có nghĩa là con thú chủ (host) được ghép thêm nhiều phần tượng trưng của nhiều con thú vật tổ của các chi tộc khác (ghép ngoại chủng, xenotransplation) của ngành nọc lửa. Con thú chủ của Nghê là con hươu sủa, mang gạc muntjac bổn mạng của Kì Dương Vương (xem chương Linh

Vật).

Nghê và mang gạc munjac có những điểm đặc thù giống nhau là sừng ngắn chỉ chia ra hai mấu nhọn, răng biến thành nanh nhọn, mũi to (mũi kì lân), nhỏ con, thấp, chân ngắn. Hai điểm mấu chốt là cái sừng ngắn chỉ chia hai nhánh và cái răng nanh lòi ra như răng lợn lòi.   Trên người con Nghê Kì cũng có nhiều hay ít nhất 4 phần thân thể khác của các thú biểu ứng với tứ tượng của ngành nọc lửa.  Sừng hai mấu biểu tượng cho Lửa Đất  Dương Kì Dương Vương Li, các ngọn lửa bay  trên người và chung quanh người biểu tượng cho Lửa vũ trụ Đế Minh Càn, đuôi trâu, mình có vẩy thuộc về  Nước dương Lạc Long quân Chấn,  tai chó thuộc về Gió Dương Hùng vương Đoài…

Hươu sủa muntjac rất hiền, rất nhát, thường đi từng cặp lẻ loi, lông lẫn vào cỏ cây nên hiếm thấy, những điều này ăn khớp với truyền thuyết về Kì-lân có những đặc điểm là “Đi rất êm ái, không dẫm nát cỏ dưới chân, sống bằng cây cỏ, không ăn động vật…. không làm hại người lương thiện… và thánh nhân mới gặp được nó. Mỗi lần thấy nó xuất hiện là có minh quân ra đời, là điềm lành, được thánh thần phù trợ, đất có hươu sủa xuất hiện là đất lành…” (như đã nói ở trên Vua Lana Thái nằm mơ thấy hươu sủa nên dời đô về Chiang Mai. Điều này cho thấy hươu sủa chính là con Kì trong cặp kì lân) (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Ở đây cũng cần nhần mạnh một điều là hươu sủa, mang gạc là con thú chủ (host) của linh thú nghê hay kì chỉ sống ở địa bàn Đông Nam Á và Nam Đảo không có ở vùng phía bắc Trung Hoa. Điểm này và các điều ta thấy về hươu sủa trong truyền thuyết và cổ sử Việt nhất là con hươu sủa trong cổ sử của Lana Thái liên hệ với Lạc Việt  xác thực linh vật Kì (lân) là gốc của Bách Việt.

Tóm lại Kì Dương với nghĩa Cọc Dương, Nọc Đực, Bộ Phận Sinh Dục Nam, Núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời, Người Mặt Trời, Thần Tổ Nam của loài người, Mặt Trời Thiên Đỉnh, Nọc Việt, con Cọc, Hươu Sừng, Mang Gạc, Hươu Mặt Trời, Hươu Việt liên hệ với thần Shiva của Ấn giáo và thần Đất Keb của Ai Cập cổ.

Con hươu trên trống Phú Xuyên là con hươu sủa, mang gạc là thú biểu của Kì Dương Vương, Vua Nọc Việt thế gian, Vua Mặt Trời Việt thiên đỉnh rạng người, của Người Việt Mặt Trời Xích Quỉ của nhánh Nọc Việt  thái dương của họ Hồng Bàng Mặt Trời thế gian của ngành Mặt Trời Viêm Đế.

(Còn nữa).

 Bác Sĩ Nguyên Xuân Quang
http://www.bacsinguyenxuanquang.wordpress.com


Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Trống Đồng Kì Việt Kì Dương Vương Phú Xuyên
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lược
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.