Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



NỀN VĂN HÓA LƯỠNG HỢP THÁI HÒA

Việt Nhân

PHẦN BA

 

 HAI DÒNG VĂN GIA  & CHẤT GIA

 

A.- Vào đ

Trong thời gian bị người Tàu cai trị hơn 1000 năm, không những áp bức bóc lột mà người Tàu còn bắt cống hiến nhân tài nhất là tịch thu sách vở, với chủ tâm tiêu diệt nền văn hoá cho dễ bề cai trị và đồng hóa. Khi thôn tính hết các chủng Bách Việt thống nhất sơn hà, Tần Thuỷ Hoàng buộc các chủng Việt, không được dùng chữ của các chủng việt, mà chỉ dùng chữ Lệ ( chữ Nho, chứ không phải là chữ Hán ) cho dễ bề cai trị.

 Tổ tiên chúng ta một mặt đã ghép các chữ Lệ thành chữ Nôm, ( nay đã có đôi người chứng minh rằng chữ Nôm có trước chữ Nho, chứ không phải chữ Hán, vấn đề này không làm thay đổi được vấn đề của chúng ta đang bàn, vì thứ nào trước sau gì  đều cũng bị Tàu tịch thu hết cả )  để cho người Tàu không đọc được nhất là dùng văn chương truyền khẩu như ca dao tục ngữ để duy trì Văn hoá. Do đó mới có nền Văn hoá “ Lưỡng hợp hai dòng song song ”  giữa Chất gia và Văn gia.

Sau khi đô hộ hơn 1000 năm, người Tàu  lại đem đại binh đến xâm lược đến 7 lần, tuy đều bị đánh bại, nhưng đã cũng đã giam hãm dân tộc chúng ta trong cảnh “ Cái khó bó cái khôn; Bần cùng sinh đạo tặc”, làm cho dân tộc chúng ta ngóc đầu không nổi. Đến nay nền văn hoá của cha ông chúng ta đã bị đa số quên lảng, có người còn chế diễu nữa, làm chúng ta mất Nội lực mà tan tác như  hiện nay.

 

II.- Gốc  của nền Văn hoá hai dòng

 Trên thế giới có nhiều nền Văn hóa khác nhau. Nền văn hoá ở Âu Ấn thì có hai tầng cách biệt: Một cho giai cấp quý tộc, và một  khác cho bình dân, còn Văn hóa Việt Nam  thì chung cho cả Chất gia lẫn Văn gia, Chất gia là những người dân bình thường - bình dân -  Văn gia là những học giả - Nho gia -  Tuy mức độ cao thấp khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một nền tảng Văn hoá, đó là Dịch lý, Dịch lý cũng là nền tảng Việt Nho.

Hai nền Văn hoá này đi sóng đôi và có cùng nguồn gốc nên chúng tôi gọi là nền “ Văn hoá Lưỡng Nghi hai dòng” .

Nền văn hoá Chất gia và Văn gia tuy là hai dòng nhưng có cùng nguồn gốc Dịch lý  “ , nên cũng  gọi là nền Văn hoá “ Nhất Nguyên Lưỡng cực”.

Cái lợi của nền Văn hoá Lưỡng hợp dòng Chất gia này:

            1.- Tuy người Tàu tịch thâu  sách của dòng Văn gia, mà không cách nào hiểu  mà tịch thu được nền văn hoá dòng Chất gia.

            2.- Văn hoá dòng Chất gia dễ hiểu ai cũng thực hành được, nhờ thế mà dân tộc chúng ta còn tồn tại cho đến ngày nay ( Văn hoá truyền khẩu bằng Ca dao, tục ngự, các truyền kỳ, trong phong tục tập quán, trong các cổ nghệ. . . ).

            3.- Nhờ nền Văn hóa hai dòng một Gốc này mà dân tộc chúng ta  có cơ sở đoàn kết toàn dân rất hữu hiệu, mọi người trong nước đều cùng chung một bọc Đồng bào, một luồng cảm nghĩ , một mạch sống, cùng một gốc văn hoá, nên dễ thông cảm nhau. Còn các nước khác thì một dòng cho Quý tộc, dòng khác cho thứ dân, nên khó đồng quy với nhau hơn, ngoài việc dùng luật pháp để quy tụ.

 

III.- Nền tảng của Việt Dịch

1.- Cặp đối cực

  Trong Khi Vật Tổ của Tàu, đầu tiên là Chim Cú  ( Thời Hiên Viên Hoàng Đế ), đến Bạch Mã ( Mã Viện tịch thâu Trống Đồng của Việt tộc về đúc ngựa - ngựa là phương tiên di chuyển của Tàu – khác với của Việt tộc là Thuyền ),  đến đời Hán Vật Biểu mới nhận Rồng.

Các nước trên thế giới chỉ có Vật Biểu đơn: Hoa Kỳ thì Chim Phượng Hoàng  ( Chim Ưng ), Pháp thì Gà Cồ, Anh thì Sư tử, Đức thì Gấu, còn chủng Việt thì có Vật Biểu kép:  Chim / Rắn thăng hoa lên Tiên / Rồng, ( cũng như bà Đà / ông Đùng, bà Cộc / ông Cồ, Nữ Oa / Phục Hy. . .)

  Nhờ làm nghề nông, quan sát thiên văn để gieo trồng cho hiệu quả mà Tổ tiên chúng ta đã  cảm nghiệm được thiên lý, nhận ra lẽ biến dịch của Trời Đất.

  Trong thế giới hiện tượng nhị phân  thì đâu đâu ta cũng tìm ra các cặp đối cực. Các cặp đối cực là phổ biến: Trời / Đất hay Thiên / Địa, Tán / Tụ, Tiên / Rồng , Sức Ly tâm / Quy tâm, Thời gian / Không gian , Trên / Dưới, Bây giờ / Nơi Đây, Thở ra / Thở vào, Thần kinh giao cảm / Đối giao cảm, Động mạch / Tĩnh mạch , Tình / Lý, Tâm linh / Thế sự, ion - / ion +, base / acid, Tổng hợp / phân tích, Tích phân / Vi phân, Vô vi / Hữu vi . . .

Các đối cực  như  trên  được Nho gia tổng quát hóa  ( hay công thức hoá ) thành Âm Dương.

Đây là gốc của nền Văn hóa Lưỡng hợp.

 

IV.- Nếp sống Lưỡng thê của con Cháu Tiên Rồng

 Danh từ Việt là tên của nòi giống Tiên Rồng, nhưng ý nghĩa của nó thì rất cao xa, ngoài việc trong cuộc sống  khó khăn hàng ngày, con người phải vượt qua mọi trở ngại để vươn lên để phát triển toàn diện con Người, mà còn phải thăng hoa cuộc sống sao cho được siêu việt. Ta hãy nhìn vào quá trình hình thành văn hoá  của giống nòi để nhận ra quá trình thăng hoa đó.

Thời Viêm Việt, vật Tổ Chim là Lạc địch, hay Việt Trĩ, hay chim Phượng ( Phượng minh triêu dương: Chim Trĩ hót chào mặt Trời buổi sáng ).   Chim Trĩ có đăc tính: Một là hướng về mặt Trời để thuận thiên, hay “ Chấp Kỳ Tả dực: xếp cánh bên Tả trước “, nguồn gốc của Tả nhậm.   Tả nhậm là nguồn gốc của Nguyên lý Mẹ - nguồn Tình - và phù yểu trọng Nữ ( trọng Văn hơn Võ, trọng nhu thuận hơn bạo lực  ). Hai  nữa Chim, là loại bay cao trên Trời.

Còn vật biểu Rồng đầu tiên là Giao long ( cá sấu có chân )  và xà long ( rắn mình dài không chân ). Xà long là loại Rắn tinh khôn, Giao long là loại có thể sống dai dẵng và lặn sâu dưới nước và ở trên cạn.

Đến thời Hồng Bàng thì Vật Tổ được thăng hoa lên thành Vật Biểu.  Chim Hồng Hộc là loài Lưỡng thê có thể bay cao trên Trời để thăng hoa đời sống ( Cao minh phối Thiên hay Đội Trời ), và cũng có thể xuống dưới nước kiếm ăn để có cơ hội gặp Rồng dưới Thuỷ phủ để Tương giao ( cánh đồng Tương ). Còn Giao long và Xà long khi biến thành Rồng, không những có thể lặn dưới biển sâu ( Bác hậu phối Địa: Đạp Đất  ), mà có thể tung bay lên Trời cao làm mưa làm gió đễ Tương giao với Rồng. ( Ở Đời )

 Tiên Rồng không phải là những con vật có thực, mà để diễn tả ba chân lý về sự thăng hoa  đời sống của con Rồng cháu Tiên:

            a.- Chim phải bay cao lên Trời để có cuộc sống thanh thoát nhẹ nhàng để thăng hoa đời sống, không bám vào những giá trị nặng nề của vật chất trên mặt Đất như những người duy Vật, không coi “ Của nặng hơn Người “ , nhưng cũng biết lặn lội dưới nước kiếm ăn nuôi vật chất, mà nhất là để gặp Rồng, để có đời sống Lưỡng  thê. Mẹ Tiên phải  thăng hoa từ cái nặng đến cái nhẹ, từ cái tục đến cái thanh, từ cái gần tới cái xa, từ cái thấp đến cái cao. . .

            b.- Rồng phải lặn sâu dưới biển để thủ đắc những tư tưởng thăm sâu  để có sự hiểu biết tròn đầy, để nhận ra những nhu yếu thâm sâu giúp con người phát triển toàn diện, không phiến diện như triết lý sờ voi  ( Chu tri: holistic knowledge, đi sâu vào toàn thể vấn đề  ) và cũng phải tung lên không trung làm mưa làm gió  để trút bớt gánh nặng vật chất mà gặp Tiên.

            c.- Tiên  và Rồng đều sống theo Chân lý ngược chiều ( Dịch nghịch số chi lý ) để Tính Lý tương tham ( gặp nhau trên cánh đồng Tương ): Chim bay lên Trời cao rồi hạ thấp xuống Nước (Đất  ).    Rồng lặn sâu xuống đáy biển (Đất ) rồi tung lên mây ( Trời ), hai bên đều phải thực hiện chân lý ngược chiều  để Giao thoa, Giao chỉ với nhau, hay Tiên rồng gặp nhau trên Cánh Đồng Tương. Nho công thức hoá thành Âm Dương tương thôi: Âm Dương  xô đẩy và níu kéo nhau mà lập thế quân bình động  mà hoà: Đây là  nguồn của Quân bình động, của Tiến hóa, Trường Tồn và Thái hòa của nền Văn hoá Việt.     

Đây là Đại Đạo “Âm Dương hoà hay Thuận Vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn “.

Trong Thánh Kinh đã  diễn tả : Hiền lành  như bồ câu”- Nhân như Mẹ Tiên- “  và khôn ngoan  như rắn” - Trí như Cha Rồng -”.

Không hiểu Tiên Rồng theo quá trình thăng hoa đời sống, để cố sống vươn lên theo ý nghĩa chữ Việt là siêu việt thì vô nghĩa. Nên hiểu: Vật chất càng nhiều thì càng quý, còn tính thần thì càng ít lại càng hay ( Gandhi  đã nói: Je me réduit à zéro ).

Các nhà Duy Lý phủ nhận câu chuyện Tiên Rồng, cho là chuyện hoang đường viễn vông, chuyện “ trâu ma thần rắn “ như vua Tự Đức đã nói, nên không hiểu được  chuyện thăng hoa đời sống. Khốn nỗi về Lý thì cái gì cũng có thể nói cho rõ ràng khúc chiết được, còn Tình ngược lại là những cái gì không rõ ràng, mọi thứ đều u linh man mác, chỉ có thể cảm nghiệm mà không thể lý giải, lấy gì mà giải nghĩa được Tình yêu?    “ Le coeur a des reasons, mais la reason ne le connait pas: Tình yêu có nhiều lý lẽ nhưng lý lẽ chẳng thể nhân biết được tình yêu.

Nhưng bỏ nguồn Tình là đánh mất bản Tính của con Người, bỏ mất Nhân Tính, nhân Tình. mà Không còn Tình thì đâu còn là người.  Mất Tình thì chỉ còn Duy Lý, - đời sống một chiều mất quân binh - ,  nguồn gốc của nạn Bất công xã hội ngày nay.

 

            Tóm lại

Tiên phân cực “ lên Núi “ để thể hiện đời sống Tâm linh, Rồng cũng phân cực “ xuống biển sâu “ để hoàn thành cuộc sống Thế sự, đó là hai lối triệt Thượng và triệt Hạ của “ Nghịch số chi lý “ của Dịch lý, nhưng hai bên vẫn “ Tương Giao “ để giữ mối liên hệ Hòa giữa Tâm linh và Thế sự.  Nhiều người bảo Tiên Rồng chia con nhau đi mỗi bên một phương    chia ly phân hoá. Đây là ý nghĩ nông cạn rất nguy hiểm. Đây là nguồn gốc của nếp sống Lưỡng thê, cũng là Gốc “ Đồng bào “, nguồn “ Đồng quy “ của Dân tộc. Bỏ nguồn gốc này là con Người phân hoá, Xã hội rối lọan, vì bỏ nếp sống hai chiều nên sinh ra Bất Hòa.

 

V.- Nguồn gốc Nhân, Trí,  Dũng

   Để tìm hiểu, ta phải vận dụng đến Cơ cấu Ngũ hành:   Ngũ hành bắt đầu từ Thập Tự nhai ()  là con đường thông ra bốn ngả. Đi xa hơn nữa là đồ hình bắt đầu tứ chữ  Nghệ : ( 1 ). Chữ nghệ gồm nét phẩy 丿và nét mác giao thoa, tức là hai đối cực giao thoa của Dịch lý, Thập Tự Nhai cũng vậy:  Trục Chí  ( dọc ) và trục phân ( ngang ) giao thoa hay Tâm linh giao thoa với Thế sự. Thập tự nhai cũng là chữ Ngũ xưa  ( Hành Thổ  của Ngũ hành ).

  Trong tập sách “ Hùng Vương sự tích ngoc phả cổ truyền “ có lời rằng:Vua Kinh Dương vương vâng ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam Miên Sơn lập đô  ở phía Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ ( Kinh Hùng khải Triết. Kim Định. Tr. 72 ). Nghệ An đây không còn mang nghĩa địa dư, mà là nghĩa nhân bản chỉ người tài giỏi biết quyền biến theo Dịch lý. Chữ Nghệ là sự giao thoa của cặp đối cực Phẩy và Mác cũng như Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương hay Âm Dương tương thôi.  Để tìm thấy nguồn gốc của Nhân Nghĩa, ta dùng cơ cấu Ngũ hành:

 

                                                                        Hỏa

                             

                                                      Mộc   Thổ  Kim

                             

                                                                       Thủy

Thuỷ là Hành  ( agent, fluid ) được tượng trưng bằng Nước, mà Nước được coi như nguồn gốc của Van vật ( Thủy vạn vật chi nguyên ) tức là vật chất,  còn Hỏa là Hành tượng trưng cho Lửa, tức là một dạng của năng lượng – quang năng -.  Hành Mộc tượng trưng cho Sinh vật, còn Hành Kim  cho Khoáng chất. Còn Trung cung Hành Thổ không là Đất, mà  tượng trưng cho con Người, nếu Hỏa là Thiên, Thuỷ là Điạ, con Người là kết tinh của Thủy Hỏa của Thiên Địa.

Truc Chí  ( Dọc ) tượng trưng cho vật chất và năng lượng, trục Phân ( Ngang ) tượng trưng cho Sinh vật và Khoáng chất. Vậy 4 Hành xung quanh tượng trưng cho Thế  giới Hiện tượng, còn hành Thổ ở giữa tượng trưng cho con Người, mà cũng cho thế giới Tâm linh, nên mới nói “ Nhân linh ư vạn vật “ , vì nó tượng trưng cho Vô.  Để hiểu được, nếu ta tách 4 ô xung quanh ra thì ô số 5 trống không, tượng trưng cho Vô.

  Trở lại, trên trục Chí nếu ta gán Hỏa, tượng trưng cho Thiên, Thuỷ cho Địa thì Thổ tượng trưng cho Nhân, vì Nhân là Tinh hoa của Thiên Địa. Vậy Thuỷ Hỏa là bản chất của con Người. Thuỷ là vật chất, còn Hỏa là năng lượng, nếu ta để ý tới dạng năng lượng là Quang năng thì :Theo Louis De Broglie, ánh sáng được truyền đi vừa theo làn sóng hình sin bao quanh trục hoành, và còn truyền theo đường thẳng bằng hạt photon theo trục hoành.  Các làn sóng hình sin bao quanh đường truyền thẳng của photon, có thể coi như bản chất của con Người. Làn sóng hình sin được coi như  Lòng Nhân, bao bọc lấy các photon truyền theo đường thẳng coi như  Lý công chính, hay gọi là Nhân Nghĩa, hay Tình Lý, cũng có thể nói là nguồn Sống và nguồn Sáng.

Ngày nay ta đã biết  tất cả mọi vật, các dạng năng lượng như âm thanh và ánh sáng . . . đều được vận chuyển theo tần số, mà chúng ta có thể  dùng  phương trình lượng giác để biểu diễn.   Ta có thể dùng hình ảnh của sự giao thoa Âm thanh để có ý niệm khái quát về  đường vận chuyển của ánh sáng. Sự giao thoa này cũng cho ta thấy hiệu qủa của “ Tình Lý tương tham. “

Phương trình hình sin : y1=Asin( w1t+ A’ )

                                   : Y2 = Bsin( w2t + B’ )

Với các hằng số A, B, W1, W2, A’, B’, thích hợp ta có độ thị biểu diễn hiện tượng giao thoa:


Đường sinusoide

 

  Làn sóng hình sin bao quanh được đường thẳng hướng dẫn hướng đi ( Lý công chính

ớng dẫn nguồn Tình theo đường thẳng để cho khỏi bị thiên lệch ). Ta  có thể hiểu Làn sóng đó là lòng Nhân, tình Yêu thương, tình Bác ái, còn đường Thẳng là Lý Công chính hay lẽ Công bằng.    Cả hai quện vào nhau không thể tách rời, mà Cha ông chúng ta đã diễn tả “ Tình Lý tương tham ”      Hình trên cũng cho ta thấy nét trầm ( nút thắt ) nét bổng ( cái bụng của giao thoa ) của âm thanh.

  Lòng Nhân là lòng Yêu thương con Người và vạn vật, vì vạn vật đồng nhất thể ( Vật chất và năng lượng ), và vạn vật tương liên, nên tam gia: Thiên, Địa, Nhân có thể tham thông nhờ molecules messenger và các Tần số giao thoa ( Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu: tuồng nào đi theo tập nấy  Nhân thuộc lãnh vực cá nhân mà ai cũng phải tu dưỡng, để khi sống trong gia đình và ngoài xã hội có đủ khả năng cư xử theo lẽ công chính để sống hòa với nhau. Sống kiên trì theo Nhân Trí thì đạt đức Dũng. Lòng Nhân phải được hướng dẩn theo Lẽ công chính thì mới tạo được sư Hoà. Nguyễn Du đã ví von:

“ Tuy ngoài là Lý nhưng Trong là Tình: Tình Lý  tương tham “

Dẫu cho Tình ngay mà Lý gian thì cũng là Tình Lý bất tương tham.

Nhưng ở đây, ta thấy Tình bao quanh Lý, được Lý công chính dẫn đường.

 Ngũ hành được đề cập trong Nghiêu điển, cách nay quảng 7, 8 ngàn năm. Theo Stephen Openheimer, thì 10 chương đầu của Thánh Kinh có nguồn gốc từ những  huyền thoại  phương Đông truyền qua,  ta có thể liên hệ vết tích của Ngũ hành qua cây Thánh giá cũng như  nguồn gốc Nhân Trí Dũng trong câu đầu của Sáng thế ký :

 “ In the beginning, when God created the universe, the earth was formless and desolate. The raging ocean that covered everything was engulfed in total darkness, and the power of God ( or the Spirit of God or the wind of God ) was moving over the water. Then God commanded : “ Let there be Light- and Light appeared. “   ( Good News. Today English version  I . 1- 4 ).

Ta thấy Thần Khí hay Thánh Linh là là trên mặt nước, chỉ s liên hệ Hỏa Thuỷ tương giao trong Ngũ hành. Có lẽ ánh sáng của Thánh Linh là ánh sáng tỏ rõ : Nhân, Trí, Dũng trong Nho giáo hay Bác ái công bằng trong Kitô giáo.

Ta còn thể liên hệ thêm là “ Hồn Thiêng Sông  Núi”, với  “ Sông: quê của  Cha nước Trí, Núi: quê của Mẹ non Nhân “. Đi tìm Hồn Thiêng Sông Núi cũng là tìm gặp ánh sáng Thánh Linh.

V.- Nhịp sống song trùng Lưỡng hợp của của dân tộc

            *Trong khi Văn gia nói: Nhân: “ Nhân giả ái Thân, nhân giả ái Nhân : Nhân là yêu mình và yêu người “ . Phật giáo thì nói con Người là Phật sẽ thành, Kitô giáo nói trong mỗi con Người có đền Chúa ngự, còn Nho giáo thì nói “ Nhân linh ư vạn vật “, nên ai ai cũng đều đáng trọng đáng yêu cả.

            *Còn Chất gia diễn giải  chữ Nhân một cách giản dị cụ thể:

Là con dân Việt ai ai cũng là Đồng bào, cũng nòi cao quý “ con Rồng cháu Tiên “; nên cũng đáng trọng và đáng yêu,và còn giải thích cụ thể hơn:

“ Thương người như thể thương thân “

“ Lá lành đùm lá rách “

“ Chị ngả em nâng “

“ Tay đứt ruột xót “

“ Máu chảy ruột mềm. . .”

 

            *Văn gia nói : Nghĩa: Lễ, Trí, Tín.  

            Nghĩa là bổn phận đối với Mình và với Người, Nghĩa cũng còn có nghĩa là thích nghi với từng cá nhân,  từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng nơi chốn  mà xử  thế ( Đáo giang tuỳ  khúc, Nhập gia tuỳ tục: Tuỳ thời mà ở, tuỳ chợ mà ăn ) mà đối xử uyển chuyển  theo Nghĩa.. Nghĩa có thể chi tiết hóa thành:

            Lễ là trong mình và trọng người.

            Trí là hiểu mình và hiểu người.

            Tín là tin mình và  tin người, mình phải thủ tín để người ta tin minh.

Tất cả Nghĩa Lễ, Trí, Tín đều lối xử  thế  hai chiều, tức  là lẽ công bằng.

            *Còn Chất gia thì nói: 

            Có Đi có Lại mới toại lòng nhau.”

            “ Phải Người phải Ta “

            “ Bánh Ú Đi, bánh Dì Lại “

            “ Cục đất ném Đi, cục chì ném lại “

            “ Ở đời Khôn Dại chia đôi ”

 

 Đây là lối dạy cách sống hai chiều để thể hiện lẽ công bằng mà bất cứ ai cũng có thể hiểu, mà không cần “ Giảng đạo đức, thuyết Nhân Nghĩa “ dài dòng khó hiểu.

Con người không tu thân thì bất Nhân, không hành xử công bằng theo lối sống hai chiều thì phạm tội Bất công gây ra rối loạn xã hội. Muốn hành xử công bằng thì phải có lòng Nhân, để biết yêu  thương và Kính trọng mọi người. Cái miệng cứ bô bô Nhân Nghĩa mà không thực hành  là gây tai họa:  Cứ Nói bô bô mà không có Làm, Ngôn Hành bất nhất thì nói để làm gì?

Đây là lối sống được gán  cho “ nôm na mách qué “ của bàn dân thiên hạ, ( loại dân ngu khu đen ) mà nhiều người chúng ta khinh khi.    Tuy nòi Đại Hoa Hán  đã hết sức xuyên tạc Nho giáo và  tìm mọi  cách để  cho chúng ta quên mất nguồn gốc, mà  thôn  tính mà  đồng hoá, nhưng  Cha ông chúng ta đã tiên liệu việc giữ gìn mạch sống văn hoá dân tộc trong Ca dao tục ngữ  để sống còn. Trớ trêu thay! nhiều người chúng ta đã khinh thường cái nôm na mách qué này , nên tìm cách vọng ngoại, đôn đáo tứ  phương, rước nhiều thứ độc dược về để gây tai hoạ thay vì để cứu, nhất là cái nọc độc của Tây phương: Chế độ nô lệ, phong kiến chuyên chế thực dân và chế độ Cộng sản, mà lại không học được những tinh hoa khác của người ngoài!  Đó là lối sống Cá nhân Duy Lý Một Chiều, nguồn gốc của Bất công.

May thay nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, giúp Dân sinh được cải tiến mà Dân trí được nâng cao, nên xã hội Tây Âu đã tiến mạnh trên con đường Dân chủ để nâng cao và bảo vệ  Nhân quyền và Dân quyền.

 

V.- Bản Tính đồng nhiên của Nhân loại

Khi đi vào Tiềm thức cộng thông bằng Tâm lý miền sâu, thì ta tìm thấy ba Sơ nguyên tượng ( prototype ) được in sâu vào Tiềm thức mọi người,  được gọi là  Bản tính đồng nhiên của nhân loại.  

            1.-Sơ nguyên tượng thứ nhất là  mối Tình bao la như biển dạt dào của người Mẹ  được khắc sâu vào Tâm Trí mọi người từ thuở cấn thai, thuở ấu thơ cho đến suốt đời, Nho giáo gọi là lòng Nhân, thứ Tình yêu vô  điều kiện này đã được  nhạc sĩ Y Vân phổ vào trong bàn nhạc vượt thời gian “ Lòng Mẹ “.  Kitô giáo gọi là Bác ái, Phật giáo gọi là  Từ bi. 

Nền Văn hoá Việt được xây trên “ nguyên lý Mẹ: Mẹ Tiên Âu Cơ  đầy Nhân ái này.

 

            2.-Sơ nguyên tượng thứ hai là mối Tình hấp dẫn “ trai gái buổi đương thì  khi “ mới gặp nhau, cũng như Tình Nghĩa sắt son Vợ chồngVợ chồng trao xương gởi thịt, đầu gối tay ấp, cốt rũ xương mòn “, nói chung là Tình Lý tương tham, hay Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương.

Người Nữ có bản chất -  cái Thể -  là Âm, nhưng cái Dụng - bề ngoài - là Dương ( ion + ) (Âm trung hữu Dương căn ), còn người Nam có Thể là Dương, nhưng Dụng là Âm ( ion  -  ) , nên trai gái gặp nhau bị dòng điện  ion + và ion - cuốn hút nhau  mà yêu thương nhau, nhưng nếu không có “ Lý tương  kính “ đễ giữ bản sắc của nhau thì mất quân bình, không thể “ Thuận Vợ thuận Chồng được “ . Vì vậy cho nên sau khi làm lễ Thành hôn, trong khi vào phòng riêng để trao thân gửi phận cho nhau  thì hai vợ chồng đều uống chung với nhau một “ chén rượu thề “ và “ bái nhau “ để giao ước  là “ tương kính như tân :  Kính nhau như khách “ hầu không lờn với nhau suốt đời, nhưng vì không hiểu, cho là hủ tục lôi thôi nên đã bỏ quên!

 

            3.- Sợ nguyên tượng thứ ba là mối Giao liên Hòa giữa mọi người trong các thành phần xã hội, Nho gọi là Luân thường đạo lý hay Ngũ luân,  để “ Dĩ Hoà vi quý ” mà chất gia gọi là “ Có Đi có Lại cho toại lòng nhau hay phải Người phải Ta “. 

            a.- Trong lãnh vực cá nhân phải trau dồi cho “ Tình Lý hoà hai hay Tương tham “, để phát triển toàn diện.

 

            b.- Trong Đại Đạo Vợ Chồng ( Đạo Đạo Âm Dương hòa ) thì ngoài yêu thương nhau còn phải tương kính nữa để “ Thuận Vợ thuận Chồng mà tát cạn Bể Đông Bất Hòa    nhất là xây Tổ  ấm để  un đúc Tình người và Lý công chính cho con cái “.

 

            c.- Trong quan hệ Cha mẹ con cái: Cha Mẹ thương con phải giúp con phát triển hai yếu tố Đức  ( Lòng Nhân ) và Tài ( Lý trí ), còn con cái cũng phải Yêu thương Cha mẹ hết lòng nhất là biết vâng lời để xây dựng con người cho Thành Nhân và thành Thân, và phải biết ơn để thực hiện giao ước “ Trẻ cậy Cha ( Mẹ ) già cậy Con “. Nói chung là “ Phụ từ Tử hiếu.     Còn đối với Anh Chị Em thì Huynh Kính Đệ cung: Trên kính dưới nhường “, nghĩa la hai bên phải thương yêu, kính trọng và ăn ở công bằng với nhau, chất gia đã mô tả:“ Anh em như thể Tay chân, Chị ngả Em nâng., Tay đứt Ruột xót. . .“

 

            d.- Trong quan hệ những người trong nước, trước tiên phải nhận nhau là “ con Rồng Cháu Tiên “ là nòi giống cao quý, phải đối  xử với nhau như Đồng bào, nghĩa là yêu thương kính trọng và ăn ở công bằng với nhau, đó là “Tính tương cận “, nên đừng vì “ Tập tương viễn” nghĩa là vì ở nhưng điạ phương khác nhau, do tập tục khác nhau thói quen khác nhau và học vấn khác nhau, tư tưởng khác nhau, quên nghĩa đồng bào mà “ bất Tương dung  “ đễ giữ lấy nếp sống “ lá lành đùm lá rách, Tay đứt ruột xót “ , phải biết cách “ Chấp kỳ lưỡng đoan: Phải Người phải Ta “ mà sống Hòa với nhau. Mất mối giao hòa với nhau  là đánh mất gốc Tiên Rồng, đi đến chổ vong bản, vong thân, vong gia, vong quốc rồi vong nô.

Những cuộc Nam bắc phân tranh, cuộc chiến Quốc Cộng mấy thập niên , nói chung có phải là dân Việt Nam đã quên Gốc Đồng bào mà tàn hại nhau đó không?. Ai bảo việc sát hại đồng bào và bán nước là yêu dân yêu Nước được không ?

 

            e.- Đối với các cơ chế xã hội cũng vậy:

            Về chính trị thì Nhân dân và Chính quyền phải giúp nhau làm quân bình được hai yếu tố Nhân quyền và Dân quyền. Là Nhân thì phải có Nhân quyền là quyền tự do để phát triển toàn diện con người để có đủ Tài Đức mà xây dựng Gia đình. Là Dân thì phải thi hành mọi nghĩa vụ công dân, mọi ngưởi dân phải đóng góp công sức  mà xây dựng và bảo vệ Quốc gia. Chính quyền phải biết cách dùng các kỹ năng của Khoa học kỹ thuật  để đem tinh thần  sự quân bình động giữa các đối cực mới đủ sức đem Dịch lý vào đời tức là đem Đạo  ( Nhân Đạo) vào Đời. 

            Về Giáo dục là Thành Nhân và thanh Thân.

            Về Kinh Tế là Công hữu với Tư hữu.

            Về Xã hội là Dân sinh và Dân trí, các đối cực này cần được thiết lập sao cho dược quân bình động để phát triển và truờng tồn.

            g.-  Đối với Thế giới ngày nay, ngoài Thị trưởng chung phải có Đạo trường chung (đã có các tổ chức quốc tế trong Liên hiệp quốc, nhưng phải phát triển cho được cân xứng và hữu hiệu ) , để giúp nhau làm ăn kiếm lợi, nhưng phải có phương cách thực hiện sự công bình mà thiết lập mối giao hòa với nhau mà sống chung hòa bình ( có thực chất ).  Có “ Thị trường chung “ mà coi nhẹ “ Đạo trường chung”  là lẽ công bằng “ tương đối “ thì Nhân loại sẽ xuống hố.

 

            h.-  Trên cấp siêu hình  thì phải làm cho hai đối cực Hữu vi và Vô vi giao thoa với nhau mà An vi, tức là sống nhuẩn nhuyễn giữa quan niệm “ Thực nhược hư, hữu nhược vô: Có không, không có “ mới mong đạt được đời sống Phong Lưu.  Thế giới chúng ta đang sống là Thế giới Hiện tượng, do sự tương tác của muôn ngàn đối cực, nhưng đều là tương đối, đừng có  tìm khát vọng tuyệt đối nơi đây và bây giờ trong xã hội, vì tuyệt đối là do yếu tố Thiên mà có, nên phải tìm nơi đời sống Tâm linh, đòi mọi sự trên đời phải tuyệt đối là ảo tưởng.

Nếu đánh mất những mối liên hệ cơ thể của các cặp đối cực thì gây ra sự mất quân bình động, làm  cho con Người phân hoá, Xã hội rối loạn, Vũ trụ mất quân bình!

 

Tóm lại:

            * Sơ nguyên tượng ( prototype )  về nguồn Tình bao la của  người Mẹ, là nguồn gốc của lòng Nhân.

            * Sơ nguyên tường vể Tình Nghĩa Trai / Gái,  Vợ / chồng là “ Tình Lý tương tham “

             * Sơ nguyên tượng về mối Giao liên giữa các thành phần trong gia đình và xã hội  cũng gọi là Ngũ Luân để thể hiện nếp sống lưỡng thê  “ Tình Lý tương tham để Giao Hòa ”

Đây chính là “ bản tính đồng nhiên “ của nhân loại hay cũng là Tinh thần của Tôn giáo đồng nguyên.

 

Khi nói đến Nhân loại hay danh từ “ Người: Nhân “  thì con Người ở đâu trên thế giới cũng chung một Bản tính Người ( không phải là Vật ) như nhau, chứ “ Người Trung hoa không khác Người Mỹ “, nhưng Dân Mỹ thì khác Dân Trung hoa, khác về Dân quyền, do điều kiện sống ở không gian khác nhau. Vậy Nhân quyền thì đâu đâu cũng giống nhau, mà Dân quyền thì lệ thuộc vào không gian từng địa phương.

 

VII.- Quan niệm về công bằng xã hội

  Ta thấy tất cả các thiên thể trong không gian không có cái nào bằng phẳng nhặn nhũi cả, mà đều gồ ghề lồi lỏm, các dòng nước đều chảy từ cao xuống thấp, lớp khí quyển triền miên di chuyển  từ vùng áp suất cao xuống áp suất thấp.  Trong thánh Kinh cũng nói về con Người: Người thì được Chúa trao cho dăm ba nén, người thì mười nén, . . . nên cái Tính bẩm thụ được chẳng ai giống ai: người thì thông minh mẫn tiệp, kẻ thì lòng dạ tối tăm, người thì thân dài vai rộng, kẻ lại yếu đuối gầy còm, ta không thấy được sự công bằng ở đâu cả.  Mặt khác ta không thể cầu xin Thiên Chúa thiết lập công bằng cho chúng ta được, vì  “ Thiên  hà ngôn tai : Trời  đâu có  nói    bao giờ “ làm sao mà xin xỏ.

  Các hiện tượng trên là Thiên lý, là Dịch lý, mọi hiện tượng  đều “ do cái khuynh hướng lấy cái Cao bồi đắp cái Thấp “  lấy việc “ làm giảm Bạo lực ( Văn hoá Du mục) cho đời sống  được Nhu nhuận hơn ( Văn hoá Nông nghiệp ) “.  Nhưng hiện tượng nào cũng chỉ là tương đối. Trong thế giới hiện tượng này, mọi sự đều “ Một Vừa hai Phải: No more no less  “, không có cái gì tuyệt đối, đòi công bình tuyệt đối là ảo tưởng, vì mọi sự vật khi đã đạt cân bằng bền là hết tiến hoá, sự cách biệt tương đối  ( của các đối cực ) mới là nguyên nhân cùa Tiến hoá, đừng có dại dột mà cố cào bằng cho hết, vì san bằng hết là làm cho sự tiến hoá, sự sống bị ngưng đọng. Nhưng nếu cứ vô tâm, “ sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi   mà cứ để cho sự cách biệt quá lớn, không cố sức làm mọi sự cho được tương đối quân bình thì con người và xã hội sẽ rối loạn, vũ trụ cũng sẽ bị mất cân bằng mà tiêu diệt. Chỉ có sự quân bình động nhịp theo tiết nhịp của Vũ trụ  mới  mong sinh tồn.

 Ta nên nhớ sở dĩ có phong trào CS là do đế quốc thực dân gây ra sự bất công xã hội quá trầm trọng. Ngày nay hố cách biệt  Giàu Nghèo đã khá lớn, nếu không lưu tâm thì nhân loại sẽ gặp nạn CS khác tệ hại hơn, tuy Liên hiếp quốc có lưu tâm nhưng chưa đủ.

Ngoài ra nhân loại đang dồn nhiều tiền về quốc phòng sắm sanh vũ khí thì  mầm hủy diệt nhân loại còn sờ sờ ra đó.

 Nhân loại hiện nay còn đang phải đối đầu với vô số môi trường sinh thái mất cân bằng.  Đây là bài toán rất khó, vì nó không thuộc phạm vi cá nhân, từng địa phương, mà chung cho nhân loại, nếu nhân loại không có cuộc vận động chung để giải quyết toàn bộ  thì sẽ dẫn tới những cuộc tắm máu khác. Đây là vấn đề mà cha ông chúng ta gọi là việc “ Đóng cữa Chùa “ mà chẳng có sư sãi nào lưu tâm!. Cữa Chùa Đây là sự Bất công xã hội khắp mặt không ai lưu tâm giải quyết bằng cách lập lại sự sống công bằng để sống Hòa với nhau.

 Là một tạo hóa con ta không thể sống nghịch Thiên lý, mà phải thuận theo Dịch Lý để giúp cho cuộc sống được viên mãn, công việc chính là mỗi người làm sao để xứng đáng là con cái của đấng Trời cao, để trở thành một con người Tự Chủ, Tự Lực, Tự Cường, vì chỉ với con người này mới đủ khả năng sống theo nghịch số của Dịch lý để tu dưỡng Đạo Nhân và thi hành Đức Nghĩa, đây là nếp sống vô cùng khó khăn vì  là hai nếp sống ngược chiều.  Muốn đạt Đạo Nhân ( con đường Tình ) thì phải bỏ Lý trí mà quy tư, mặt khác phải hành xử  thuận theo Đức Nghĩa tức là con đường Lý thì phải suy tư theo sự hướng dẫn của Tình yêu và Lý công chính. Con người cũng phải sống  “ ba động giữa Tâm linh và Thế sự “ sao cho nhịp nhàng với Thiên lý mới được.

  Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có Lòng Nhân yêu quý vạn vật và ánh sáng Công chính soi đường lẽ phải,  nên chúng ta có lối thoát tích cực. Nếu chúng ta là “ Tạo hóa con “ thì chúng ta phải tiếp tục công việc “ sáng tạo của Tạo hóa “ . Con Ngưởi hiện nay đang tuột dốc trên đèo cao Bất Nhân, Xã hội đang lao xuống dốc thẳm Bất Công, rất “ nghịch Thiên lý “ , chắc sẽ không thoát  cảnh “ Nghịch Thiên giả vong “ 

 Vấn nạn Bất Nhân và Bất Công  là nan đề mà nhân loại không thể tránh né: Cuộc sống con Người phải làm sao cho được “ Tình Lý tương tham “, gia đình phải làm sao trở  thành “ Tổ  ấm un đúc được con người Nhân chủ “, còn xã hội làm sao  cho “ các  đối cực trong các cơ chế xã hội tương đối được quân bình “ . Khi đó con Người mới mong yên vui, nhà mới ấm và xã hội mới an bình. Đây  không là chuyện mộng tưởng, mà là thực tế chung khó khăn nhất của loài người, tránh thực tế này là tránh Thiên lý, chắc nhân loại sẽ khó mà yên vui!

    Một điều chúng ta nên lưu tâm: Bác ái hay Nhân ái hay Từ Bi thuộc lãnh vực cá nhân, mọi người phải tu dưỡng cho được, còn Công bằng thuộc lãnh vực xã hội, muốn sống Hoà với nhau, thì mọi người đều phải thi hành. Mọi hoạt động xã hội đều phải quy vào lối thể hiện sự sống tương đối công bằng. Sống trong xã hội chỉ làm việc bác ái, bố thí thì không đủ vì đó chì là chuyện cá nhân mà thôi. Công bằng xã hội là mọi người trong xã hội phải thể hiện sự sống công bằng để cho xã hội được Hòa bình. Công đồng Vatican II bàn về công lý và hoà bình là vậy.

 Vấn đề cốt tủy của xã hội là làm sao cho “ hết mọi người có quyền được Ăn và được Nói “, nghĩa là quyền có Tư hữu tương đối và quyền Tự do căn bản, mà không ai có quyền tước đoạt đi được.  Đó là chế độ Bình sản và Nhân quyền.

 

            Tóm lại:

 Để thực hiện “ công bằng tương đối trong xã hội “ thì cũng phải sống theo đời sống Lưỡng Thê, hay đời sống “ Tình Lý tương tham”.

 Đối với các tôn giáo thì việc Từ bi / Trí, của Phật giáo,  Bác ái / Công bằng của Kitô giáo, cũng như Nhân / Nghĩa của Nho giáo đều là hai mặt của nếp sống Lưỡng Thê, cả hai đều phải thể hiện nhịp nhàng cùng một trật mới có hiệu quả.   Từ bi, Bác ái, Nhân  là gốc nơi từng cá nhân, để giúp mỗi người thực hiện đức Trí, Công bằng hay Nghĩa nơi xã hội, hầu thực hiện sự “ công bằng xã hội “ tương đối, thì mới trọn nếp sống Lưỡng thê.  Chỉ thực hiện Bác ái,  hay Từ bi hay Nhân nơi xã hội chỉ là tiểu Ân, mà thi hành lẽ công bằng tương đối mới là đại Huệ, chỉ làm có một thứ là mất quân bình không giúp giải quyết được Bất công là nguồn của rối loạn xã hôi làm khổ đau con ngưòi.

 Ngày nay chúng ta thấy nhiều hoạt động kêu gọi làm việc Bác ái rộn ràng đề cho đỡ xao xuyến lương tâm, mà lờ đi nạn Bất công xã hội là việc làm thiếu ý thức, thực sự việc này chỉ đi dọn rác do CS thải ra, hay là bàn tay nối dài của CS, tuy rằng không ai không đau lòng với những khổ đau của đồng bào, nhưng xin quý vị hảo tâm xét lại cho kỹ, đừng có “ yêu nông cạn mù quáng “ mà đi một chân để rồi trước sau gì cũng mắc lừa mà té nhào, việc này chẳng những không hiệu lực, mà còn gây thêm khổ đau cho đồng bào, vì chỉ giúp  cho những người gây khổ đau trường trị mà thôi!    Còn  nếu quý vị nào có chương trình gì độc đáo thì tôi không dám lạm bàn.

Nét Lưỡng nghi  Công bằng và Bất công hiện nay còn rất cách biệt.

 

                                                    VIII.- Câu hỏi cần được đặt ra

            1.- Ta thấy rõ rằng Nho song hành với ca dao tục ngữ Việt từ cơ cấu cho đến nội dung như hình với bóng, Cơ cấu là “ Vài Ba “ hay 2- 3 ( 2 : Dịch lý, 3 : Nhân chủ. Được bàn trong cuốn ” Văn Hóa Đông Nam “ ) và cốt tuỷ của Nội dung hay ”  Mạch lạc nội tại hay mối Nhất quán “ là nét “ Lưỡng cực nhất nguyên “ trong mọi lãnh vực.  Nói Nho là của riêng Tàu, như vậy hỏi Tàu có nền Văn hoá có tính chất lưỡng hợp hai dòng hay nhất nguyên lưỡng cực như  thế này chăng ?

            2.- Nếu không, thì khi ta nói Tàu chiếm đoạt Nho của Việt, nhưng chỉ chiếm được cái ngọn mà không nắm được Cơ cấu là nền tảng, rồi lại xuyên tạc Nội dung làm cho Nho trở nên bá đạo, các chính quyền chuyên lo dùng bạo lực đi xâm chiếm các nước lân bang và bành trướng, như vậy có khả tín không ?( Đã bàn trong cuốn Văn Hóa Đông Nam ).

            3.- Xin những ai đang lo lập Viện Khổng Tử khắp nơi trên thế giới lo tìm lại cái Cơ cấu và chấn chỉnh lại Nội dung của Nho là công việc Vương đạo phải và nên làm, xin đừng có bày trò “ nhân danh chủ nghĩa “ nữa mà làm cho Nho bị hoen ố thêm như Hán Nho đã làm.  Hán Nho mà chính quyền Tàu cổ võ từ ngàn xưa tới nay là thứ Nho đã đánh mất tinh tuý hay “ vi ngôn đại nghĩa “, như  là quả cam còn vỏ mất ruột, về luân lý  thì quê mùa lạc hậu, về văn học thì chỉ tầm chung trích cú “, về chính trị thì bá đạo, là xâm lăng, là tàm thực để bành trướng một cách vô cùng nham hiểm, xin mỗi người Việt Nam nhận rõ điều vô cùng đau xót này!

Nét Lưỡng thê ở đây là Vương đạo đang bị Bá đạo cố tình xuyên tạc.  

( Tiếp theo phần IV )

 Việt Nhân

 

 PHẦN BỐN

 

 Con đường cứu Nước bằng Văn hoá

 Đây là con đường cứu con Người, cứu Gia đình và  Xã hội bằng Văn hoá của Cha ông. Cha ông chúng ta đã cảm nghiệm được Dịch lý, là chân lý ngược chiều được cân bằng, đây  là nguồn gốc Thái hoà trong vũ trụ. Do đó mà cơ cấu của nền Văn hoá không những vững chắc trường tồn mà còn siêu việt  nữa. Mọi người có thể sống thuận theo theo Dịch lý thì sẽ đạt hạnh phúc.  Vì bị những chính quyền bạo ngược áp  bức bóc lột, giam hãm trong cảnh nghèo đói và ngu dốt, nên nên đã lảng quên, làm cho dân tộc sống triền miên trong khổ lụy, không còn nội lực để  vươn lên được.    Tuy có nền tảng tốt, nhưng đã bị chôn vùi, thêm phần nội dung chưa khai triển được viên mãn, lại bị xuyên tạc, thành ra một đám hoả mù giữa Vương đạo và Bá đạo., Triết gia Kim Định đã dày công đào bới và gạn đục khơi trong, góp nhặt những mảnh vụn, tìm ra mối Nhất  quán, hệ thống lại thành Việt Nho và triết lý An vi, đây là triết lý Nhân sinh, có khả năng giúp làm lại con Người, xây dựng lại gia đình và thiết  lập các cơ chế xã hội theo Dịch lý để  mọi người sống Hòa với nhau mà cùng chung hưởng hạnh phúc. Triết lý này là mạch sống của Dân tộc, dân tộc mà thiếu mạch sống thì bị sa đoạ. Vậy tất cà chúng ta phải cùng nhau phục hoạt lại nền Văn hoá Thái hòa để giúp nhau vươn lên vực dậy.

Ngày nay người ta xem nhẹ cuộc sống Hài hoà, vì nó phẳng lặng tầm thường quá không có gì kích động dựt gân cả. Nhưng nếu Không biết “ Dĩ Hòa vi quý “ hay cuộc sống biết “ Chín bỏ làm mười “ mà sống với nhau, thì cứ đưa nhau vào tròng tai họa  hết phương cứu chữa!

 

                                                    II.- Vấn đề con Người Nhân chủ

  Trong Thế gian này không có vấn đề nào quan trọng bằng con Người. Mọi sự tốt hay xấu đều do con Người làm ra. Có những con Người Tốt và cũng có vô vàn con Người Xấu. Nhưng thế nào là con Người Tốt và con Người Xấu, vì con Người là Quỷ Thần cho hội, chẳng có ai hoàn toàn Tốt hay hoàn toàn Xấu trong đời này. Vậy thế nào là con Ngưòi Tốt: Thưa là con Người cân bằng hay “ Tình Lý tương tham “, Ta nên nhận rõ con người chưa thể hoàn toàn thành Thánh trong thế giới hiện tượng này, mà đang thành và tương đối tốt , và luôn cố gắng Vi nhân để bớt lang sói mà thành Người đúng nghĩa..

 Con Người đạt vị thế cân bằng Tình Lý là con Người Nhân chủ, không quá Tình (do nghiêng về Yếu tố Thiên mà Tình thiên lệch  ) và không quá Lý ( nghiêng về yếu tố Địa mà Lý gây Bất công ), nên có khả năng Tự chủ, Tự lực, tự cường để giữ vị thế cân bằng. Con Người cân bằng  luôn tiến bộ này mới có đủ Đức Tài để làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình.

  Theo phạm trù An vi về sự tiến triển Tâm thức con Người, Triết gia Kim Định đã nhận ra   trong lich sử nhân loại,  Tâm thức loài người tiến lên qua ba giai đoạn:  Bái vật, Ý hệ và Tâm linh.    

            Ở giai đoạn Bái vật là khi lý trí con người chưa phát triển, còn mê tín dị đoan, sợ Trời đánh thánh vật, cảm thấy con người nhỏ bé yếu đuối quá, nên phải nài nỉ cầu xin ơn Trên, ở giai đoạn này yếu tố Thiên mạnh hơn. Nói chung là Duy Tâm.

            Ở giai đoạn Ý hệ, lý trí con người đã phát triển, con người có khả năng hơn, tự tin nơi mình hơn, muốn thoát ra đời sống mê tín dị đoan, con người cảm thấy mình to lớn quá, nên lại nghiêng về yếu tố Địa, coi Lý nặng hơn Tình, có khi chối cả Thần linh rơi vào tình trạng Vô thần. Đấy là giai đoạn Duy vật.

            Ở giai đoạn Tâm linh, vì con Người nhận ra mình là Thiên Địa chi Giao, và Biết Nhân linh ư vạn vật, nên đi vào Tâm để đạt Linh ( nguồn Thiên ) mà tiếp cận với nguồn sống và nguồn sáng , nhờ thế mà nhận ra Thiên  tính nơi mình nơi những nhu yếu thâm sâu của con Người để phát triển toàn diện.   Khi phát triển toàn diện thì con Người  giữ được thế cân bằng giữa Thiên và Địa.  Con Người Nhân chủ không Duy Tâm, không Duy vật, cũng không Duy Nhân, mà là con Người đang thành luôn giữ thế cân  giữa Trời cùng Đất mà tiến bộ. Đây là một “ Tạo hóa con” biết sống Hòa cùng Trời Đất.

  Quốc gia nào có được nhiều con Người Nhân chủ thì giữ nước được độc lập và biết xây dựng xã hội cho phát triển và sống hoà bình.

Từ nhãn quan trên, nhìn lại lịch sử nước qua nhiều giai đoạn, ta thấy khi nào có nhiều con người nhân chủ thì nước nhà giữ vững độc lập, mà lúc nào vắng bóng những người nhân chủ thì đất nuớc suy vong hay sa vào tròng nô lệ, ngay những giai đoạn không bị nước nào cai trị như hiện nay còn đầy rẫy những con người nô lệ, nhất là tư tưởng.

 Một cách tương đối, con người các nước Trung Đông nghiêng về Thần chủ, Trung cộng và một số nước CS chư hầu còn lại là Vật chủ, còn Hoa Kỳ thì có rất nhiều con người Nhân chủ.

Những con Người Thần chủ, Vật chủ đều là con Người vong thân. Vong thân vì là vong Bản, tức là quên Nguồn gốc Tâm linh, là nguồn Tình Yêu và Lý công chính, nên không nhận ra những nhu yếu thâm sâu của mình để Vi nhân mà phát triển  và không nhận ra cách sống Hòa với mọi người là nền tảng cho hạnh phúc con người. 

Những con người vong thân là những con Người quên nguồn gốc Tâm linh, nên cũng quên luôn những nhu yếu thâm sâu của chính mình, do đó mà chỉ thấy những gì xa nhất   , thích làm những cái to mà quên cái nhỏ, nhất là bỏ quên Vi nhân triền miên. Những người vong thân không những gây khổ đau cho người khác mà còn gây khổ cho chính mình nữa.

Tóm lại con người Nhân chủ nhờ giữ được vị thế cân bằng giữa Trời cùng Đất, nên “ đầu phải Đội Trời “ để giữ lấy cái gốc Tâm linh là nguồn Yêu thương và Lý công chính, nhờ vậy mà khi sống “ đạp  Đất” mới nhận ra bản Tình thụ bẩm từ Trời là: Thực, Sắc, Diện: Thực là phương cách luyện về Chân, Thiện, Mỹ, Sắc để un đúc con Người Nhân chủ, Diện là để trau dồi  nhân cách để sống Hòa mà  “Ở Đời “ với mọi người.

 Xã hội chúng ta ngày nay đã hư đi vì vắng bóng con Người Nhân chủ.Nói đi cứu nhà cứu nước mà không xây dựng con Người Nhân chủ thì vô vọng.

Nói gọn con Người không chịu làm Ông chủ thì phải đày làm tên Nô lệ!

 

                                                           III.- Vấn đề Gia đình.

 Gia là nhà, đình là nhà chung như Đình làng, vì gia đình là công thể đầu tiên của xã hội. Trong công thể này hai Vợ chồng sống với nhau mà giữ được “ Hòa khí “ suốt đời là vô cùng khó khăn, khó hơn những vị tu các tôn giáo, các vị này không phải lo ăn, lo mặc, lo nhà cữa, lo thuế má , lo làm ăn cực nhọc, khi biến lại phải đứng đầu tên mũi đạn để  giữ nước, nhất lo sống hoà thuận với nhau, với con cái, với mọi người, họ phải đối đầu với muôn vàn thực tế khó khăn cay đắng. Các vị chuyên tu chỉ lo tu thân, cho riêng mình, chỉ có việc khó nhất là chống với sắc dục là khuynh hướng mạnh nhất dễ làm cho sa ngã..

 Việc khó hơn nữa của Vợ chống là nuôi dạy con cái, muốn un đúc con Người Nhân chủ có để Đức đủ Tài  thì cha mẹ phải là những con Người có gương sống có tài có đức trước. Nếu họ biết trau dồi Thực Sắc Diện thì họ cũng nên thánh vậy. Muốn xây dựng xã hội mà không lo xây dựng con Người, gia đình cho vững mạnh là xây xã hội trên cát.

 

IV.- Vần đề con Người công thể

  Muốn làm việc Nước thì cần phải có con Người Công thể trong mọi Tổ chức xã hội, Những con Người này phải có Tư cách để không làm bậy làm càn bất cứ việc gì, phải có Tài để biết rõ ràng làm gì một cách hữu hiệu tới nơi tới chốn và biết phải đi tới mục đích nào. Cá nhân Việt Nam nào cũng hay,cũng nhất cả,  nhưng con người Công thể Việt Nam thì rất tệ, tệ hơn Lào và Campuchia nữa, nghĩa là nhất lộn ngược. Muốn có con Người Công thể thì ai ai cũng phải lo lập mối liên hệ Hòa với nhau bằng cách Kính trọng yêu thương nhau và chấp nhận nhau ( tương dung ), chung vai đấu cật mà lo việc chung, nói  gọn là ăn ở với nhau như là Đồng bào là đủ, thay vì gọi nhau là đồng hương thì từ nay cứ gọi nhau bằng tâm tình đồng bào cho quen thân nhau! Làm việc nước mà chỉ có lòng riêng, cõi Lòng xa cách nhau, Trí óc nghi kỵ nhau, Đối Xử với nhau như kẻ lạ, kẻ thù là phá con Người - nguồn cội  của Gia đình và  Xã hội- .

Trong thời gian khủng hoảng trầm trọng này ai ai cũng mong có vị cứu tinh, soi đường chỉ lối, nếu không có  “ Anh hùng tạo thời Thế”  thì chúng ta dùng phương cách “ Ba anh thợ dày làm thành Gia Cát Lượng” tức là lấy “ Thời thế tạo anh hùng “ , mọi người chung vai sát cánh nhau cùng nhau lo việc chung tạo ra một phong trào, ai xuất sắc thì  người đó là người Lãnh tụ, Lãnh tụ này không Khá thì chọn Lãnh tụ khác khá hơn, đó là cách đào tạo Lãnh tụ, vấn đề còn lại là chúng ta có muốn ngồi lại với nhau để bắt đầu mọi việc hay ngồi chờ bó tay vô vọng. Đây là móc xích chưa được chắp nối từ mấy thập niên nay.  Trí thức ở đâu, các vị lãnh đạo Tinh thần ở đâu, đất nước đang chờ các ngài, các ngài không cứu nước lúc này thì đợi lúc hoà bình các ngài mới xuất đầu lộ diện sao? Các đảng phái, các nhà làm chính trị, các nhà chuyên môn, các đoàn thể có vai trò nào, trách nhiệm nào trong lúc quốc gai lâm nạn này không ?. Khi dấn thân vào chính trị hay xây dựng đất nước quý vị có đụng phải những vấn đề như thế này không. Đây không phải là chủ thuyết nhân vi nào cả, mà là “ Lẽ Trời Đất: Dịch lý “  xẩy ra hàng ngày quanh ta, để cho mọi người sống theo mà ai cũng hiểu được mà sống Hòa được.

Thói thường con Người chỉ thích Nghĩ và Nói những chuyện xa xôi, trên Trời dưới Đất, vì những chuyện này chẳng động tới ai, vì  nói những chuyện gần thì không có gì hấp dẫn người khác mà nhất là lòi cái sai của mình. Việc làm cũng vậy bao giờ cũng hăng hái đi làm chuyện lớn, bỏ chuyện Làm Người  và chuyện xây dựng Gia đình mà đi làm chuyện nước chuyện quốc tế, vì không biết gì mà làm, cứ làm đại, cho nên nước đâu không thấy mà bị gài vào chuyện bán Nước như tập đoàn CS VN hiện nay, đến khi nhận ra thì không lui lại được!.

 

                                                   V.- Các cơ chế xã hội.

 Muốn xã hội phục vụ được mọi người, mà không bắt con Người phục vụ cho xã hội, thì phải đem tinh thần Nhân ái và Công bằng vào các cơ chế xã hội như Chính trị, Kinh tế, Giáo dục,. . . bằng cách thiết lập những tiện ích chung trong các cộng đồng cũng như   xây dựng nền móng của mọi ngành để giúp mọi người phát triển mà xây dựng chung, cạnh đó cũng phải có chương trình An sinh xã hội để giúp những người thất thế được sống như là con Người.. Nền tảng của các cơ chế xã hội là sự quân bình động giữa  các cặp đối cực trong mỗi cơ chế, chỉ có những con người Nhân chủ có đủ Đức Tài mới điều hành hữu hiệu.   Không phải chỉ có danh xưng Dân chủ mà tinh thần Dân chủ được thực hiện, mà chỉ nhìn vào những gì mà các cơ chế xã hội đem lại  quyền “ Được Ăn và Được Nói “ cho mọi người thì nhận ra. Khi xã hội rối loạn là do con Người bất Nhân và các cơ chế xã hội mất quân bình, không biết chữa từ nền tảng mà chạy quanh các hiện tượng là làm cho xã hội rối ren thêm.

 

                                  VI.- Vần đề Chủ Đạo và phương pháp thực hiện

   Một điều rất quan trọng là tiên vàn phải có một chủ Đạo Hòa để đoàn kết toàn dân. Muốn thực hiện Chủ đạo đó thì phải có những cuộc vận động toàn dân để mọi người  biết yêu thương kính trọng và hành xử công bằng để sống Hòa với nhau. Phải có những quốc kế và dân sinh  để ai ai cũng có chỗ đứng trong đó, nghĩa là mọi người tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có trách nhiệm và quyền lợi tương đối công bằng. Tiếp đến phải nhờ đến Phương pháp hữu hiệu của Khoa học kỹ thuật để đem cho được tinh thần tương đối Công bằng vào các cơ chế xã hội để nâng cao Dân sinh và Dân trí.

Tu Tề Trị Bình là những nấc thang để xây dựng vững chắc con Người Gia đình và Xã hội. Không nhận ra việc gốc ngọn, đầu đuôi, trước sau    làm càn là phá con người

và xã hội. Thiện chí là cần, nhưng thiện chí mà không có chủ đạo không có quốc kế dân sinh và phương pháp thực hiện là làm càn không bao giờ thành công. Thiện chí yêu nước thương nòi loa vang như CS thì là đại họa, vì làm việc nước mà mù loà mọi thứ  thì  “ Thương nhau như thế bằng mười giết nhau”, vì đã cổ võ hận thù giết người để mưu hạnh phúc cho con người!

Không có con Người tốt, không có Chủ đạo Hoà, không có phương pháp hữu hiệu để thiết lập các cơ chế xã hội cho công bằng thì  chỉ làm cho con Người phân hoá, xã hội rối ren.  Có bỏ các lối mưu mánh vặt của những phường Tham tàn và Cường bạo mới mong giải thoát được quốc nạn và quốc nhục.

 

Có lẽ có người sẽ cho rằng đến thế kỷ 21 này, mà còn nói đến Nhân Nghĩa là điều đã cũ như quả Đất rồi, người ta đã nói nhàm tai rồi, có nhắc đến cũng vô ích.

Thưa có Ích hay không là do việc làm của Mình, có Nói mà không có Làm thì Nói là Vô ích, nhưng là người mà không nói đến “ Tình Người: Nhân  “, mà chỉ nói đền Hận Thù như CS, hay là bàn đến chuyện Lang sói của thời ăn lông ở lổ, hay chỉ bàn đến chuyện trên Trời dưới Đất chẳng ăn nhập gì đến con Người, thì mới vô ích.

Con Người “ không có Tình “ thì không còn là người nữa, nên không thể ăn ở “ Công bằng: Nghĩa “ với nhau được, còn nếu cứ “ mạnh được yếu thua”  để “ Cá lớn nuốt cá bé”  thì là cục diện này đã bày ra trước mắt hàng bao ngàn năm rồi. Vậy vấn đề về con Người muốn vẫn là con Người thì không có gì cũ và mới cả. Vấn đề là con Người có muốn làm Người nữa hay không?

 ( Hết )

 Việt Nhân

 

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Nền Văn Hoá Lưỡng Hợp Thái Hoà
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt

Trang [ 1 ] [ 2 ]