Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888

www.vietnamvanhien.org
 www.vietnamvanhien.net 


Việt Lý Tố Nguyên




Tiểu Sử Triết Gia Lương Kim Định


(1915-1997)

Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sàigòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.
Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của ngài như sau:
“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và VYẾT NHO”.
Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết - học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:
“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ... An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Aâu Mỹ và khối Viễn Đông”.
Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu.
Sau đó ngài còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ngài nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.
Oâng Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Đại Học Georgetown, Washington DC, viết về triết gia Kim Định trong báo Ngày Nay, số 121:
“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của triết gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang, một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông. Ngày nay tham vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là sẽ dựng xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham vọng này, ông đã cho in hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao ? – Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay Aristote không ? Đã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình”.
Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ngài để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất.

danh sách tác phẩm kim định


 

Cửu Khâu
(9 đồi nhỏ - Những vấn đề thiết yếu)

1 - 1. Nguyên Nho (Cửa Khổng)
2 - 2. Triết Lý Giáo Dục
3 - 3. Nhân Chủ
4 - 4. Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên
5 - 5. Chữ Thời
6 - 6   Vũ Trụ Nhân Linh
7 - 6. Lạc Thư Minh Triết
8 - 7. Định Hướng Văn Học
9 - 8. Loa Thành Đồ Thuyết
10- 9. Tâm Tư

278 trang
190 trang
306 trang
321 trang
700 trang
230 trang
149 trang
237 trang
187 trang
348 trang

Ra khơi
Ca Dao
Thanh Niên QG
Nam Cung USA
Thanh Bình
Khai Trí
Nguồn Sáng
Ra Khơi
Thanh Bình
Khai Trí

1965
1975
USA
1979
1967
1969
1971
1969
1973
1970

Bát Sách
(8 quẻ - nền tảng cho nhiều sách sau này)

11 - 1. Việt Lý Tố Nguyên
12 - 2. Dịch Kinh Linh Thể
13 - 3. Triết Lý Cái Đình
14 - 4. Vấn đề Nguồn Gốc Văn Hóa VN
15 - 5. Vấn Đề Quốc Học
16 - 6. Hiến Chương Giáo Dục
17 - 7. Cơ cấu Việt Nho
18 - 8. Tinh Hoa Ngũ Điển

430 trang
170 trang
188 trang
139 trang
157 trang
155 trang
285 trang
192 trang

An Tiêm
Ra Khơi
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
An Tiêm
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng

1970
1970
1971
1973
1973
1970
1972
1973

Ngũ Luận
(Kinh điển – Minh Triết Việt)

19 - 1. Hùng Việt Sử Ca
20 - 2. Kinh Hùng Khải Triết
21 - 3. Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc
22 - 4. Sứ Điệp Trống Đồng
23 - 5. Văn Lang Vũ Bộ

272 trang
241 trang
226 trang
431 trang
251 trang

Thằng Mõ San Jose
Thanh Niên QG
HT Kelton
Thanh Niên QG USA
H.T Kelton USA

1984
USA
USA
1984
1982

Tam Phần
(Chơn dấu bảo vật dân tộc)

24 - 1. Đạo Trường Chung Cho Đông Á
25 - 2. Phong Thái An Vi
26 - 3. Trùng Phùng Đạo Nội

111 trang
230 trang
174 trang

An Việt Houston
An Việt Houston
Chưa xuất bản

1987
2000

Thái Bình
(Mở rộng khắp Thái Bình Dương)

27 - 1. Những Dị Biệt Triết Lý Đông Tây
28 - 2. Hoa Kỳ &Thế Chiến Lược TCầu
29 - 3. Cẩm Nang Triết Việt
30 - 4. Hưng Việt
31 - 5. Thái Bình Minh Triết
32 - 6. Gốc Rễ Triết Việt

33 - 7. Việt Triết Nhập Môn

222 trang
185 trang
80 trang
125 trang
225 trang
180 trang

174 trang

Ra Khơi
An Việt Úc Châu
An Việt Houston
An Việt Houston
Thời Điểm
An Việt Houston

An Việt Houston

1969
1986
1987
1987
1997
1988

1988

Chưa in

34. Tập Tranh Nước Việt
35. Nguyên lý Mẹ
36. Gia Tài Của Mẹ
37. Triết Lý Nghệ Thuật Việt
38. Quốc Phả Sử Trình
39. Triết Lý Thái Hòa
40. Cẩm Nang An Vi
41. Hội Nghị Triết Học Thế Giới

 

 

 

Các sách bị thất lạc

42. Duy Vật Và Duy Thực
43. Tự Chiêu Minh Đức
44. Tâm Đạo
45. Triết Lý Hòa Giải
46. Huyền Sử Nước Việt

1945
1957
1957
1975
1975

 

 

 


Nguồn: //www.anviettoancau.net





VIỆT LÝ TỐ NGUYÊN

KIM ĐỊNH

 

 Cái gì định tính văn minh? Platon cho là có văn minh mỗi khi người ta dùng huấn dụ thay cho bạo hành, lấy văn chuyển hóa tâm hồn thế cho việc dùng vũ lực cưỡng ép. Với câu “khoan nhu dĩ giáo, bất bào vô đạo”, Khổng cũng nói lên ý đó. “Khoan nhu dĩ giáo” là dùng huấn dụ để giáo hóa, còn “bất báo vô đạo” là từ bỏ bạo lực: không dùng bạo lực để trả lại bạo lực, nhưng dùng khoan nhu để giáo huấn. Như vậy hai vị thượng tri vào bậc nhất của nhân loại đã gặp nhau trong việc đem lại cho sự quy định văn minh một tiêu chuẩn và các triết gia về sau đều mặc nhiên phán quyết theo tiêu chuẩn đó. Bởi vậy chúng ta có thể coi đó như một tiêu chuẩn tối hậu với tầm phổ biến, có thể dùng để đo lường mức độ cao thấp của một nền văn minh. Và khi phê bình một phong tục, một hành vi nào là văn minh hay không thì chúng ta đã có một tiêu chuẩn. Nhờ đó lời phê phán của chúng ta bớt được phần chủ quan. Dựa vào tiêu chuẩn trên ta có bảo đảm để nói: mỗi khi con người bớt dùng bạo lực đi bao nhiêu thì cũng là bước cao lên đài văn minh bấy nhiêu và một bước xưng là văn minh phải đặt cơ sở văn hóa chứ không trên võ lực.

Việt Nam tự xưng là “văn hiến chi bang”, ta hỏi rằng danh hiệu đó có thích hợp với thực tại nước nhà chăng, hay chỉ là một lối gọi khoa trương, hoặc cùng giả là một dự phóng nhưng chưa được hiện hành. Hoặc nữa có thể hiện hành nhưng chỉ lưng chừng. Nhưng lưng chừng tới đâu? Có thể đem ra câu trả lời xác thiết chăng?

Đó là những dấu hỏi mà sách này thử tìm câu đáp xuyên qua những thể chế, phong tục, huyền sử cổ đại nhất của nước nhà, tức là những văn kiện, sử liệu, truyện tích mà tới nay chưa mấy ai khai quật.

Và nhờ đó mà chúng tôi nghĩ đã khám phá ra Việt Nho của Tiên tổ. Việt Nho là gì thì sẽ được trình bày liên tiếp trong các quyển sau. Quyển này mới là khai mạc nó sẽ được tiếp liền bởi quyển “Dịch kinh linh thể”.

Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ lịch sử, bác học để tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa “bản lai cố hữu”.

Độc giả sẽ nhận ra lối khảo cổ như trên chiếu rất nhiều tia sáng kỳ lạ vào con đường chúng ta phải đi để đến đợt văn minh chân thực. Như thế sự quay về học lại nguồn gốc nước nhà dưới mọi khía cạnh văn minh, văn hóa, định chế, sử địa, văn chương… không còn là một việc khảo cổ suông trong thư viện nữa nhưng chính là giúp vào việc kiến quốc, tìm ra và củng cố tinh thần dân tộc, đặt nền tảng vững chắc nhất cho nền quốc học mai này vậy.

Những chữ viết tắt

CIV:                  La Civilisation chinoise, par Marcel Granet édition Albin Michel 1948

DANSES:        Danses et légendes de la Chine Antique, M.Granet P.U.F 1959.

P.C:                  La pensée chinoise = Granet: La Renaissance du livre. Paris 1934

SOCIO:                        Etudes sociologiques sur la Chine, Granet P.U.F.1953

RELIGION:       La Religion des Chinois, Granet P.U.F 1951

CREEL:           La Naissance de la Chine par Herrlee Glessner Creel, Payot Paris, 1937.

MASPÉRO:     La chine antique par Henri Maspéro Imprimeric nationale 1955

NEEDH.I:         Science and civilisation in China en 7 vol. Joseph Needham I, II, III… Cambridge University Press 1954

VĂN HIẾN:      Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm, Bản dịch của Marquis d’Hervey de Saint-Denis quyển Méridéonaux, 1883 v.v…

LĨNH NAM:      Lĩnh Nam trích quái của Trần Thế Pháp, bản dịch của Lê Hữu Mục, Khai Trí 1960

Nội dung
 

Phần I:  NGUỒN VÀ GỐC

I. LÃNH VỰC VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC VĂN HÓA VIỆT NAM

II. THEO CHÂN KHẢO CỔ

III. TÌM VỀ NGUỒN GỐC VIỆT HOA THEO SỬ TRUYỀN

IV. BA ĐỢT VĂN MINH

V. PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA VIÊM TỘC VÀO VIỆC HÌNH THÀNH KINH ĐIỂN

VI. ĐỊA VỊ VÀ SỨ MẠNG CỦA TIẾNG DÂN TRONG VĂN HÓA VIỆT NHO

VII. KẾ PHẦN I VIỆT NHO

 Phần II:   NGƯỜI VÀ VIỆC

VIII. KHI VĂN MINH CỒNG GẶP VĂN MINH LỆNH

IX.   NƯỚC NON CHUNG MỘT LỜI THỀ

X.    VẤN ĐỀ CHIÊU MỤC

XI.    LÀNG HAY NƯỚC

XII.   NƯỚC HAY NHÀ

XIII.  TỰ HÀ VU TỚI HÀ LẠC

XIV. KẾT PHẦN II. ÂU CƠ TUÝ

 Phần III:  KẾ VÀ TIẾP

XV.  TẠI SAO TRUNG CỘNG ĐÃ THẮNG THẾ?

XVI. VAI TRÒ KẺ SĨ

XVII. KHỔNG TỬ VỚI VIỆT NHO

XVIII. TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG

XIX.    LỄ VẤN DANH CÔ GÁI VIỆT

XX.     TRAO VỀ CỬU LONG GIANG

KẾT PHẦN III

XXI.          CHIẾN SĨ VÔ DANH

XXII.        TỰ TINH THẦN QUẬT KHỞI ĐẾN QUẬT KHỞI TINH THẦN

 
Mời vào gia trang Kim Định 


PHẦN I : NGUỒN và GỐC I . Lãnh vực và đường hướng nghiên cứu nguồn gốc văn hoá Việt Nam

Các chủ trương về nguồn gốc Việt Nam có thể chia ra làm hai loại một là cổ truyền hai là tân học. Cổ truyền mở đầu sử bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như chép trong sách Lĩnh Nam Trích Quái…

Những câu truyện đó đã từ lâu trở nên bất hủ trong tâm trí tiền nhân ta, khiến cho con cháu vẫn sống an vui với niềm tin kiêu hãnh mình là con cháu tiên rồng.

Thế rồi một buổi sáng kia vào cuối thế kỷ 19 người Pháp lập ra “trường Viễn Đông bác cổ” để nghiên cứu về môn tiền sử Việt Nam theo phương pháp khoa học nghĩa là đào xuống lòng đất để tìm ra di tích cụ thể và sau đây là kết quả. Theo những tìm tòi nghiên cứu đăng tải qua nhiều chục năm trong tờ BEFEO (tập san của trường Viễn Đông bác cổ xuất bản từ năm1901) thì đại để có thể xếp những đợt văn minh đãa trải qua trên đất Việt Nam như sau:

Văn minh cổ thạch ở Hòa Bình: gồm những đồ đá có đục lỗ (một điểm chưa hề thấy nơi khác) thuộc giống người Mêlanê cùng giống người Mã Lai sống vào lối 12.000-10.000 tr.cn. Đây là thời đang chuyển mình từ cựu thạch (đồ đá rất thô) sang tân thạch (đồ đá mài)… do bà Madeleine Colani tìm được.

Văn minh tân thạch ở Bắc Sơn: với đồ đá có đường mương tìm được ở giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên do ông Henry Mansuy. Đây là văn minh của giống người Anhđônê xem ra từ Ấn Độ đến, ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer. Sau đó còn một giai đoạn tiến bộ hơn nữa vì đồ đá đã có tay cầm (hache à tenon) khiến người ta nghĩ rằng đây có thể là giai đoạn trung gian giữa thạch khí và kim khí sẽ tìm được ở Đông Sơn.

Văn minh kim khí ở Đông Sơn: tìm thấy ở tỉnh Thanh Hóa gần cầu Hàm rồng. Đây là một bước tiến vượt bực từ Thạch khí sang thời đồng đen mà nổi nhất là những trống đồng chạm trổ rất mỹ thuật, xem ra cũng thuộc giống người Anhđônê, nhưng có kèm nhiều tang vật của Tàu như tiền đời Vương Mãn, gương soi mặt đời Hán v.v…

Ngoài ra còn tìm được cả di tích của người da đen, Uùc châu, giống Mông Cổ, nhưng tuyệt nhiên không gặp được khúc xương nào của rồng hay cái trứng nào của tiên dù chỉ là “bọc trong su si da cóc”! Thế là tan giấc mộng đẹp ngàn năm của “con rồng cháu tiên” mà người Việt đã ấp ủ qua nhiều thế hệ. Từ đó người trong nước đâm ra hoang mang về nguồn gốc dân tộc của mình rồi cũng như trong mọi vấn đề khác đã chia ra hai phe là Kim và Cổ. Phe cổ thì nuối tiếc những niềm tin cố cựu, nên đứng lên bảo vệ, nhưng lý luận nặng về tình cảm mà nhẹ về khoa học, nên không đủ sức cầm chân phái tân học có thừ lý chứng khoa học, để lao đi tìm nguồn theo hướng mới. Phần đông họ theo chân Olov Janse đi tìm nguồn nơi các dân Anhđônê, Mêlanê… Một số khác tìm nguồn về phương Bắc nhưng rút gọn lại cho rằng gốc tích người Việt từ Trung Hoa di cư sang đây trong thời Bắc thuộc nghĩa là tựu trung cũng giống như phái cổ nhưng cắt bớt đi vài ngàn năm đầu bị cho là quái đản.

Đó là đại khái tình trạng về việc tìm nguồn của nước ta. Hôm nay đến lượt chúng ta lại cất bước lên đường tìm về nguồn gốc dân tộc chúng ta sẽ theo ai?

Thưa không theo ai hết vì chẳng có ai đáng theo cùng đường. Phái cổ thì quá cổ, cứ tình cảm mãi đứng sao nổi giữa thời khoa học; còn phái mới lại quá đập phá chẳng tin chi hết, như vậy đã chắc gì nói lên được sự thực phức tạp, vì thế tôi gọi họ là duy sử (historicisme). Duy sử là một hình thái áp dụng duy nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào lãnh vực sử. Duy sử như vậy khởi đầu là một phản ứng mãnh liệt chống  lại những sử lưu truyền phần nhiều vu vơ thiếu tính chất khoa học. Họ chủ trương cần phải đặt lịch sử trên nền móng vững chắc có bảo đảm. Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một chủ trương rất chính đáng, tuy nhiên vì là mới mẻ nên có những quá trớn. Điều quá trớn đầu tiên là họ áp dụng khoa học vào những chỗ không thể áp dụng hay chỉ nên áp dụng cách có chừng mực. Thí dụ những trang đầu lịch sử của một dân mà người ta quen gọi là tiền sử, ngoại sử, ở đâu cũng thường chứa rất nhiều thần thoại. Những trang sử ấy xét theo trí óc người khoa học duy lý thì nó chướng tai gai mắt, nên thế kỷ trước hết mọi lịch sử đều bị họ cắt đầu, cả đến lịch sử các tôn giáo lớn cũng không thoát: sử Đức Jesus bị chối tuột, sữ Phật tổ được giải nghĩa như thần thoại mặt trời… Vì thế duy sử đã gây nên nhiều công phẫn với cả một phản ứng quật ngược trở lại. Người khai hỏa đầu tiên có lẽ chính là Nietzsche: ông gọi thần thoại là những chòm sao làm nên vòm trời của văn hóa, của mỹ thuật nhất là thi ca, điêu khắc, hội họa, đến nỗi nếu phế boả thần thoại thì hầu hết mọi nền văn hóa và mỹ thuật sụp đổ. Chỉ việc rở lại những trang đầu lịch sử các dân tộc đều thấy có thần thoại hết, đến nỗi ta có thể ví những trang đầu lịch sử như tuổi thơ ấu của một dân tộc. Một người khi còn thơ ấu thích mơ mộng, thì mỗi dân nước cũng có giai đoạn khai sinh nằm chìm vào cõi âm u đầy mộng tưởng, dự phóng… và thường được truyền lại về sau như có thực, mà quả nhiên có thực không cách này thì cách khác, vì sự thực có nhiều khía cạnh: khía cạnh khách quan chưa biết  lớn hay nhỏ nhưng khía cạnh tâm lý tình cảm, mỹ thuật “thì có thực và rất lớn lao”, đến nỗi không thể và không nên đem ánh sáng “khoa học” thực nghiêm vào để đánh giá. Làm thế là kéo sụp đổ cả một vũ trụ tâm linh, tình cảm, mỹ thuật.

Hiện nay những điều nhận xét trên đây có thể tìm thấy nhan nhản trong rất nhiều địa hạt: triết học (xem Mythe et métaphysique của Gusdorf) nhân chủng học (Levi Strauss), xã hội học (Gurvitch…), nhất là phân tâm (Freud và nhất là Jung)v.v… Tất cả đều khám phá trở lại giá trị của thần thoại đến nỗi có thể nói bầu khí văn hóa thế kỷ trước là Logos (duy lý) thì thế kỷ này là Muthos mà ta có thể dịch là vô ngôn. Như thế là chúng ta đang tiến từ giai đoạn hữu ngông (Logos) của thế kỷ trước để đi sang Vô ngôn ở thế kỷ này với hậu quả là những “khám phá” của Fraser, Durkheim, và Levy Bruhl về “tư tưởng tiền niệm của những sắc dân man rợ” đến nay bị coi là những sai lầm vì đã không hiểu nổi ngôn ngữ của thần thoại. Sở dĩ gọi là vô ngôn vì chữ thần thoại cùng gốc với chữ câm (Muthos = mutus) nhưng không là câm vì tật nguyền mà vì óc tế vi trước những cái âm u sâu thẳm của con người không thể nói ra nên phải dùng lối “nói mà không nói” của những thần thoại truyền kỳ: nó không nói cho lý trí, là lối nói thẳng = nói sao hiểu thế, nhưng nó nói đây mà phải hiểu kia, phải vượt ra ngoài lời nói để tìm giữa những dòng chữ nhữngkhe lời cái nghĩa tàng ẩn của nó. như vậy thần thoại là một lối nói bắt người nghe phải vận dụng nhiều cơ năng: không những lý trí mà cả tâm tình nên gọi được là nói với tâm hồn và chính vì vậy nên còn sống đến tận ngày nay vì in sâu vào lòng hơn cả những lời nói thẳng. Thời duy lý không hiểu được điều đó nên chỉ đập phá bôi nhọ mà không tìm hiểu, nói khác óc duy sử còn mang nặng tính chất tiêu cực nên đang bị vượt qua.

Đó là nói về bên Tây Âu. Bên các nước chậm tiến thì các ông duy sử vẫn còn đang say sưa với “khoa học” nên vẫn còn đập phá mạnh, gây nên cái mà học giả Tây phương kêu là “lòng nhiệt huyết của đám tân tòng” (le zèle des néophytes) ở tại muốn “khoa học” hơn các nhà sáng lập ra khoa học, thí dụ sách Hàn Phi Tử mà Hồ Thích cho là tạo hết chỉ giữ lại có 7 chương! Một tay duy sử như Maspéro mà còn phải cho đó là quá đáng (Maspéro 431, 441). Về Kinh Thư rất nhiều học giả bên Viễn Đông (Naito, Hồ Thích v.v…) cho là bịa hầu hết, nhưng các học giả như ông Creel hay Needham sau khi đã đọc rất kỹ các lời khắc ở các đồ đồng nhà Thương (thế kỷ 17-12) lại cho là đáng tin cậy đến quá một nửa… (Creel 241, 253). Sở dĩ có hai sự khác biệt giữa duy sử Đông Tây như vậy là vì óc duy sử có bên Tây trước nên đã ngấu đủ, còn bên Đông phương mới có sau chưa kịp vượt qua giai đoạn mà tâm lý kêu là “dùng lúc không cần” (usage gratuit). Người mới mua cái xe lần đầu bao giờ cũng đi nhiều hơn là việc đòi hỏi. Các ông duy sử Đông phương cũng vừa mới tậu được ít kiến thức khoa học nên bạ chỗ nào cũng áp vào khiến cho những học gia già tay thương hại cho họ là đập phá vì không biết phân biệt phạm vi văn hóa với sử học và sử học với khảo cổ (Danses 27). Khảo cổ vì hoàn toàn câm nín hẹp hơn sử, sử hẹp hơn văn hóa, còn vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng.

Đại để đó là chỗ quá trớn chung của duy sử. Bây giờ chúng ta cần phải nói đến một lỗi lầm riêng của duy sử Đông phương đó là đem phạm trù Tây phương áp dụng y nguyên cho thực thể Đông phương. Thí dụ các ông duy sử ta khinh bỉ những trang huyền sử nước nhà như Hồng Bàng, Âu Cơ, Hùng Vương v.v… vì những sách chép mấy truyện đó mới xuất hiện từ lối thế kỷ 14, 15 trở lại đây chứ trước kia không hề có. Luận lý như thế là tỏ ra chưa thấy sự dị biệt giữa Đông và Tây. Bên Tây có thể nói tác giả sách chỉ là một cá nhân còn bên Đông phương thì tác giả sách thường là dân gian, nhiều đời dân gian như trường hợp các sách kinh điển, kinh Thi, kinh Dịch và cổ điển như Tam quốc, Thuỷ Thử, Tây Du Ký… (sẽ bàn kỹ ở chương VI) ở đây xin chỉ lấy Tây Du Ký diễn nghĩa làm thí dụ. Sách này mới do Ngô Thừa Aân viết từ thế kỷ 16, nhưng không vì thế mà có quyền bảo là những truyện trong sách đó mới được đặt ra từ thế kỷ 16, trái lại nó đã bắt đầu được “sáng tạo” dọc dài qua 10 thế kỷ trước, nghĩa là từ lúc có việc Huyền Trang đi thỉnh kinh. Trong vòng 10 thế kỷ đó đã có không biết bao nhiêu là “tác giả” kể đi kể lại, mỗi lần gia giảm thêm vào một ít đến nỗi làm cho truyện Tây Du khó lòng còn chứa được một phần mười sự thực… Vì thế không nên lấy thời Ngô Thừa Aân làm mốc giới để chối những “tác giả” đi trước ông, vì ông chỉ là tác giả cuối cùng, có công lớn hơn các “tác giả” đi trước. Trường hợp Lý Tế Xuyên tác giả “Việt Điện U Linh” hay Trần Thế Pháp viết “Lĩnh Nam trích quái” cũng phải được quan niệm như thế. Không nên nói họ là tác giả theo nghĩa một mình họ đã tạo ra. Họ có “sáng tác” thêm, nhưng phần thêm này không sao át nổi phần đóng góp của rất nhiều người vô danh trong các thế hệ trước.

Điểm thứ hai là không nên vì thế mà bảo các thế hệ trước đã bịa ra hoàn toàn không có một chút sự thực nào ở khởi đoan. Nhất định có nhưng trải qua nhiều đời nên không còn dễ nhận ra được. Hãy nghĩ đến quãng thời gian giả thiết tự Hồng Bàng đến Trần Thế Pháp cũng có tới 40 thế kỷ, thì các sức “xuyên tạc” còn nặng biết bao. Mới có chừng mười thế kỷ mà Huyền Trang bị Tôn Ngộ Khồng một nhân vật không tưởng choán vai chính huống chi là hơn 40 thế kỷ, thì hỏi còn được mấy ti sự thật khách quan. Nhưng dù ít tới đâu cũng có thể nhận ra mấy nét đại cương đại khái như sau.

Trước hết là cách đây lối giăm mười ngàn năm có một nhóm dân từ phía Tây Bắc tiến dần xuống phía Đông Nam và lan toả khắp nước Tàu. Trong đoàn người mênh mông đó, có từng người chỗ này, từng gia tộc chỗ kia ở những thời khác nhau, vì những lý do rất phức tạp (loạn lạc đói kém) tiến mãi xuống đến miền Cổ Việt và trải qua một thời gian dài từng nhiều ngàn năm (không thể quy định) đã lập ra một nước mà ngày nay ta gọi là Việt Nam.

Bước thứ hai là trong cuộc Nam tiến trường kỳ đó mỗi người đến nước Cổ Việt mang theo một ít truyện tuỳ theo nơi xuất xứ, những truyện cổ đó được kể đi nói lại thêm bớt qua nhiều đời để cuối cùng thành ra câu truyện “đầu Ngô mình Sở” bị người duy sử khước từ nhưng huyền sử lại chấp nhận chính vì tính chất “đầu Ngô mình Sở” vì cho rằng có thế mới hợp cho tình trạng Việt Nam một dân tộc mang nặng trong mình tính chất đầu ngô mình sở nghĩa là một đoàn người rất hỗn chủng do người bản thổ Mêlanê, Anhđônê cũng như do nhiều lớp người di cư từ phương Bắc tràn xuống. Họ đã đi qua nhiều miền trong đó Chiết Giang có, Lạc Aáp có, và nhất là miền Kinh Sở… Họ di cư dần dần theo đường Nam tiến, để cuối cùng dừng chân lại nơi nước Việt Nam. Trong thời kỳ hình thành của nước này mỗi nhóm “đóng góp” một ít truyện, không ai có thể nói rõ mỗi nơi đã đóng góp bao nhiêu, nhưng cũng không ai có quyền chối cãi rằng đã có thể xảy ra như thế, đúng hơn không thể xảy ra khác.

Hai điểm trên đều là những sự kiện hiển nhiên đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chối cãi và có nói lên cũng không đóng góp thêm chi vào việc tìm nguồn gốc dân tộc. Nhưng sở dĩ phải nói lên vì chúng đã là đầu mối khai sinh ra các truyện được thâu nhặt lại trong Việt Điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái. Đó toàn là những truyện đầu Ngô mình Sở nhưng lại nói lên một sự thực thuần nhất như một thực thể sống động, đó là thực thể văn hóa. Và vì thế có thể xác định được nội dung bằng dựa trên căn cứ vững chắc hơn như thể chế, phong tục, xã hội hoc, kinh điển v.v… để làm nền móng cho việc quy định nội dung những câu truyện thần tiên kia. Giá trị sự thử xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào việc sử dụng các nền móng nọ. Vậy không nên nói là thiếu nền móng mà chỉ nên nói là việc khai thác những nền móng đó rất tế vi uyển chuyển. Vì huyền thoại là tiếng nói của tiềm thức cộng thông khác với lịch sử là phạm vi của lý trí. Nhưng vì trong thực tế không thể phân biệt hẳn hai phạm vi nên hay có sự lẫn lộn nơi các “tác giả” kể các tác giả có viết sách thực sự, nên đầy rẫy những lẫn lộn “ông nói gà bà nói vịt”. Bà là tiềm thức nói về thực tại bao la như văn hóa, còn ông lý trí lại đi nói về thực tại rõ rệt như chính trị. Vì thế cần thiết lập một môn mới để khai thác các nền móng kia mà môn đó tôi muốn thử khai mạc ở đây và xin đặt tên là Huyền sử.

Huyền sử

Chữ Huyền nói lên tính chất u linh (Việt điện u linh cũng như Lĩnh Nam trích quái) còn Sử đi với huyền là một thứ sử rất mung lung với những niên kỷ co giãn như cao su kiểu 18 đời Hùng Vương, với nhưng bờ cõi chập chờn trồi sụt và rộng mênh mông của các nước Xích Quỷ, Văn Lang. Vì lơ mơ nên duy sử cho là mơ hồ quái đản đáng thải bỏ, ngược lại nếu là thi sĩ thì lại chấp nhận trọn vẹn kiểu nghĩa đen. Hai tâm hồn đó không ở với nhau được. Nhưng cả hai đều đáng quý, vì cả hai đều có những đóng góp rất giá trị cho sự tiến hóa của con người. Vì thế Huyền sử muốn mở ra một đường hướng giàn hòa hai phe tân cựu: nó muốn duy trì hồn thơ mộng của các cụ xưa, đồng thời áp dụng đúng mức phương pháp khoa học của thời nay: nó muốn là một nhà khoa học ưa thích hồn thơ, hay muốn mơ mộng nhưng lại theo lối khoa học. Để được như thế nó tính đi lối toàn thể, nghĩa là dùng tất cả khảo cổ, lịch sử, văn hóa, văn chương, truyền kỳ, thần thoại, và nhất là lối nhìn toàn cảnh: đặt nặng trên những điểm tựa có đảm bảo để tìm đọc ra những gì ẩn hiện mung lung, và cuối cùng dẫn đến một thứ triết sử, hay là văn hóa sử không là văn học cũng không là văn minh.

Đấy là một lối mới tuy hiện nay bên Âu Mỹ cũng đã có trào lưu “phục hưng” thần thoại nhưng mới bằng cách đi tìm ý nghĩa của nó. Đó mới là sự nghiên cứu về, tức một tri thức suông; còn huyền sử thì muốn là một sự đi về với cả tâm hồn để sống lại những đức tính tiềm ẩn trong đó để được cảm hóa theo (nên gọi là văn hóa theo nghĩa uyên nguyên). Sở dĩ huyền sử dám tham vọng to lớn là vì có một đặc điểm của nền văn hóa Viễn Đông cần được bàn rộng ở đây.

Viễn Đông khác Tây phương xưa về văn hóa: đang khi ở Tây phương người ta chú trọng nhiều đến chính trị nhân chủng địa dư (1)… nghĩa là những gì khách quan có thể tìm ra được di tích, thì bên Viễn Đông lại chú trọng nhiều nhất đến văn hóa một cái gì mung lung cần nhiều đến thần thoại, truyền kỳ… Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử của một nền văn hóa hơn là lịch sử của một nước, một quốc gia (như sẽ bàn rộng sau trong sách này). Căn do sâu xa của sự kiện này đã được chúng tôi bàn phớt qua trong Cửa Khổng (chương ba) về quá trình tiến hóa của tâm thức con người xuyên qua ba nấc: bái vật, ý hệ, và tâm linh. Trong Nhân bản gọi là thiên khởi, địa khởi, nhân khởi, và tâm linh trong quyển “Căn bản” kêu là Văn tổ. Phải dùng nhiều bộ thành ngữ khác nhau như vây mới biểu thị được những nét tế vi của một thực thể cực kỳ phong phú. Nhưng dù có dùng nhiều danh từ khác nhau đến đâu thì tất cả đều nói lên sự êm đềm của cuộc cách mạng được thực hiện do Nho giáo, và vì êm đềm nên thành công (xem bài III cuốn Tâm Tư về luật “mạnh chống mạnh chấp”. Sự thành công đó là tự bái vật đi lên văn tổ, đang khi bên trời Tây Socrate đã phá thần thoại quá rầm rộ nên cuối cùng đọng lại ở đợt ý hệ, mà ý hệ là hậu quả của óc duy lý, đã duy là thiếu tính chất mãnh liệt của toàn diện, vì thế văn hóa Tây Âu không thấm nhuần đời sống sâu rộng như văn hóa Á Châu. Một trong những hệ quả đó là tác giả Tây Âu hầu hết là cá nhân dùng nhiều lý trí, còn bên Viễn Đông là công thể (communauté) là dân gian, vì dân gian thường là phát ngôn viên của tiềm thức cộng thông. Nói cộng thông vì nó là tiếng nói của những ước vọng, nhu cầu sâu thẳm thuộc nhân tính mọi người, đến nỗi người ta không cần ý thức cũng cảm được lơ mơ. Bởi vậy tiếng nói của nó khá trung thục để biểu lộ những sự thực bao la vượt lý trí cá nhân vì thế được gọi là nền “minh triết các quốc gia” (la Sagesse des nations) hay ngày nay cókhi tâm phân kêu là nền “minh triết tự phát”, “minh triết vô thức” (inconscient Wisdom) để chỉ tính chất đột khởi, hồn nhiên chưa bị ý hệ xuyên tạc, nguỵ tạo như nơi cá nhân ý thức. Tuy nhiên cách biểu lộ của nó rõ rệt ít mà lơ mơ nhiều. Bởi vì ở đây tiềm thức phải giải quyết một khó khăn như sau: đối tượng của tiềm thức là không thể nói, bởi vì nói là chẻ nhỏ ra để xác định: mỗi danh từ chỉ trỏ có một việc, đã chỉ bút thì thôi mực… Vậy nên nói ra thì là rút nhỏ đối tượng để xác định,  mà đối tượng đã xác định thì hết là “cộng thông” tức không còn chung cho nhiều nơi và nhiều đời. Và đây là cách giải quyết của tiềm thức: nó dùng ngay những chữ đã có xác định, những dữ kiện riêng biệt thuộc từng nơi rồi róc hầu hết ý nghĩa riêng tư đi để chúng trở thành biểu tượng hoặc là linh tượng đặng chỉ đối tượng lớn hơn. Để biểu thị sự di chuyển ý nghĩa đó khỏi dữ kiện cũ thì những danh nhân, địa vực được dùng làm biểu tượng thường bị gắn thêm vào những cái phi lý hay đúng hơn là ngoại lý, như người đẻ trăm trứng, hay sống nhiều trăm năm, ở nhiều nơi… Hùng Vương có ông sống ba bốn trăm năm thí dụ… Vậy khi ta thấy những dấu đó thì biết nhân vật đã đi vào huyền sử, nghĩa là phần sử còn lại rất ít để nó có thể trở thành huyền bí đa dạng. Một nhân vật có thể đóng những vai trò trái ngược thí dụ Si Vưu trong lịch sử là một tù trưởng của Viêm tộc, có thể đồng thời là bạo chúa độc ác, nhưng đối với Hoàng Đế xâm lăng thì lại được coi như anh hùng đã tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc… Thế là dần dần Si Vưu trở nên một linh tượng sống từng nhiều trăm năm và được gán cho những đặc tính của dân tộc thí dụ có cánh (vật biểu chim) thích múa… Hùng Vương nước Sở cũng vậy, ban đầu được chọn vì một số ưu điểm nào đó thí dụ vì những người làm thành nước Việt Nam phần đông nhất đã đi qua miền Kinh Sở. Sách “Thế Bản” chép người Việt thuộc họ Mỵ với người nước Sở cùng một tổ, ta có thể nói là cùng một gốc Văn hóa nông nghiệp và rất có thể chữ Mỵ chỉ là chữ Mễ đọc trại đi, hoặc vì Kinh Sở là một nước đại diện hơn cả cho Viêm tộc trong việc đối địch với Bắc phương một cách trường kỳ… hoặc vì lý do nào khác nữa không biết mà vua nước Sở được tiềm thức cộng thông chọn làm anh hùng của cốt truyện: nhưng một khi được chọn thì vai trò lịch sử của vua Kinh Sở bị xóa nhòa để trở thành dòng vua nước Văn Lang trải dài ra gần 3 ngàn năm. Tính chất huyền thoại hiện rõ ra trong thời gian dài dằng dặc như vậy mà chỉ có 18 đời.

(1) Vì đây đang trở lại nguồn nên nhiều danh từ phải dùng theo nghĩa cao cả xưa. Thí dụ “phủ đắc dĩ sách ư địa lý” H.T.W. Vậy tôi dành chữ địa lý cho ý nghĩa cao cả này.

 

Đó là đại khái tính chất u linh của tiếng nói tiềm thức: dùng một sử kiện riêng tư nào đó để chỉ một sự việc khác to lớn hơn. Sự kiện riêng đó ta có thể gọi là sử, còn thực thể lớn lao kia là một cái chi khác thuộc tôn giáo, chính trị, luân lý, văn hóa… ta gọi là huyền. Huyền là bao la, là lơ mơ không rõ ràng. Nét huyền này nổi bật ở nền văn hóa Việt Nam vì nơi đây thì văn hóa là cốt, điều đó được chỉ thị bằng tên Văn Lang với bờ cõi mênh mang từ hồ Động Đình đến Chiêm Thành… Vậy Văn Lang không là một thực thể chính trị cho bằng là một truyền thống văn hóa chung khởi đầu cách đây lối “ngũ thiên niên sử” trong đó có hai khuynh hướng chống chọi nhau một bên là pháp trị dùng đàn áp, vũ lực, một bên là lối nhơn trị dùng văn để cảm hóa. Phần đông những người từ phương Bắc di cư xuống Việt Nam yêu chuộng khuynh hướng thứ hai… nên coi đó như di sản của nước minh. Và mặc dầu hiện nay về chính trị Viêm tộc chỉ còn giữ được có mảnh đất bé nhỏ làm chỗ dung thân cuối cùng nhưng trước kia bờ cõi họ lớn lao cũng như chiến sĩ họ đã ở khắp nơi trên nước Tàu. Vì thế Văn Lang phải rộng vì nó không là một quốc gia nặng về nghĩa chủng tộc chính trị, kinh tế nhưng là một thực thể văn hóa một Văn Lang, nghĩa là một thứ Bang căn cứ trên Văn, trên hiến, nên không nhất thiết ở hẳn đâu, ngược lại rất dễ vượt biên cương cũng như niên kỷ. Bởi thế cần phải nghiên cứu nó trong quá trình diễn tiến (génétique) chứ không trong trạng thái tĩnh chỉ như học về một quốc gia chính trị đã hoàn thành với bờ cõi đã xác định. Cho nên khi nói đến bờ cõi nước Văn Lang thì không nên đóng gông lý trí vào Bắc Việt, nhưng phải để nó vươn lên đến Động Đình hồ là còn ít, phải lên nữa cho tới sông Lạc, sông Hà nơi “phát xuất” ra Lạc thư là cái cơ sở uyên nguyên của liên bang Bách Việt. Hiểu như thế thì Văn Lang sẽ trở thành một khẩu hiệu, một lá cờ cho một lý tưởng mà Việt Nam nhiều lần đã cầm lấy và phất lên như sẽ bàn kỹ về sau.

Chính vì những lý do đó mà những truyện thần kỳ của các đời Hồng Bàng, Âu Cơ được huyền sử coi như “tờ bằng khoán” truy nhận tác quyền của dân tộc Việt Nam trên cái di sản thiêng liêng của nền văn hóa Viễn Đông. Bảo rằng những truyện đó là bịa không thể sống nên vô ích trong việc di dưỡng tinh thần là nói sai. Nếu nó không có sức sống vậy tại sao chúng đã sống trải qua rất nhiều thế kỷ để trở thành bất hủ trong tâm hồn người Việt. Bảo rằng không di dưỡng tính tình cũng sai, phải nói rằng nó không di dưỡng lý trí thì có hay nói xác thực hơn là nó không di dưỡng lý trí của những người duy lý mà thôi, chứ nó vẫn di dưỡng tâm hồn biết bao người có óc thơ mộng như phần lớn người Việt Nam chúng ta, và đã được nhiều tác giả xưa ghi nhận là dân chúng say sưa với những câu truyện đó. Vì thế bảo rằng những truyện đó vô ích cũng là câu nói vô bằng. Ngược lại người ta có thể ghi nhận điều này là tự ngày vua Tự Đức (tiền hô các duy sử) cho những truyện kia là “trâu ma thần rắn” thì cũng từ ngày đó bắt đầu cuộc tan rã tinh thần của dân tộc. Đó có thể là một sự trùng hợp tình cờ, mà cũng có thể là một căn cớ hay ít ra là một dấu báo hiệu, bởi vì theo Huyền sử thì tiếng nói của lý trí thuộc cá nhân có tính cách khúc chiết rõ rệt rết tốt để phân tích, cần dùng nó mới đi vào khoa học được, nhưng khi áp dụng vào xã hội loài người nhiều quá sẽ gây chia li như đã có bằng chứng ở các nơi duy lý bên Âu Mỹ. Ngược lại tiếng nói tiềm thức có sức tô đậm tinh thần công thể, óc đoàn kết nhưng dùng quá đáng sẽ tiêu hao cá nhân, vì bị nhận chìm vào đoàn lũ. Để tránh hai tai họa tiên hiền đã đưa ra lối tâm linh và ở đây ta gọi là huyền sử mà tính chất của nó là phải uyển chuyển tuỳ thời. Vậy đối với nước ta hiện nay thì trào lưu văn hóa cá nhân Tây Âu đang làm tan rã tinh thần dân tộc đến cùng tột. Vì thế chúng ta phải tìm trả lại cho dân tộc một thế quân bình mới bằng lay tỉnh tinh thần đoàn kết quốc gia, và cho được thế thì cần đến ngôn ngữ của tiềm thức cộng thông và lúc ấy chúng ta phải coi những trang huyền sử như di sản thiêng liêng, cũng như chúng ta nên ghi ân sâu xa tiền nhân đã để lại cho chúng ta những trang huyền sử rất thanh tao trong sạch (khi so với thần thoại nhiều nơi khác) và thơ mộng một cách vĩ đại. Rất có thể những trang thơ mộng đó đã sửa soạn cho tiền nhân viết nên những trang sử oai hùng về sau bằng cách tăng trưởng ý thức về Việt Nam như một thực thể chính trị riêng biệt với nước Tàu. Dầu sao thì đó cũng là những chòm sao xinh đẹp đầu tiên đã hiện ra với tiên tổ và không có lý do nào lại mất quyền lấp lánh trên vòm trời văn hóa chúng ta. Đấy là những lý do khiến chúng ta hôm nay phải mở một đường hướng mới để làm một cuộc hành hương tìm về với hồn tiên tổ, kể cả những vị xa xăm nhất chỉ còn phẳng phất trong thinh không, nhưng giọt máu loãng còn hơn bát nước lã. Nói kiểu khác để mà tóm lại thì nếu các cụ xưa chỉ sống Nho giáo, mà ta gọi là duy linh sử quan, còn đám tân học nay lại chỉ căn cứ trên một số sử kiện khách quan quá hẹp hòi và ta sẽ gọi là duy vật sử quan, thì chúng ta sẽ theo lối tâm linh sử quan đặt nặng trên mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) hơn là liên hệ chính trị hay nhân chủng (parenté ethnique) hay chủng tộc tức là lối làm việc lướt nhẹ trên tang chứng khảo cổ, mà lại đặt nặng trên thần thoại được soi qua ánh sáng khoa học hầu chắt lọc nội dung của nền văn hóa chúng ta trong những bước chập chững sơ thuỷ. Những huyền thoại cũng như truyền thuyết là cái gì rất mung lung nên cần chúng ta nắm vững mấy điểm then chốt chẳng hạn các định chế của Việt Hoa cũng như việc người Việt di cư xuống phương Nam xuyên qua bao ngàn năm lịch sử… làm như cái toàn thể, cái sợi dây chỉ đạo mà chúng ta không được rời xa trong khi đi vào rừng cổ học.

Như thế là con đường chúng ta tiến đi theo hướng huyền sử là những trang đầu của lịch sử, nó thuộc những cái sơ nguyên nên rất giàu khả năng định hướng quyết liệt vào cả một dòng sử mệnh của mỗi dân mỗi nước. Lối học huyền sử khác với lịch sử. Lịch sử phải có niên kỷ vì ghi lại những biến cố đã xảy ra trong một thời, một nơi nhất định. Ngược lại đối với huyền sử thì niên kỷ ít quan trọng vì nó bàn đến những truyện trường tồn, những chân lý vượt mốc giới của thời không: cái thật cho hôm qua vẫn thật cho ngày mai, không nên lấy niên kỷ ra mà hạn chế (le fond institutionnel est intemporel P.C. 20). Bởi vì các nhân vật của huyền sử không còn là nhân vật lịch sử, thân thế và sự nghiệp lịch sử của họ nếu thật có thì cũng đã được bào mỏng tanh để vượt khỏi bờ cõi của không gian để đi mạnh vào văn hóa.

Những trang huyền sử chung của Viễn Đông

Vì Việt Nam với Trung Hoa cổ đại cùng một nền văn hóa ít ra đại đồng tiểu dị nên huyền sử của Trung Hoa có liên hệ mật thiết với huyền sử của Bách Việt trong đó có tiên tổ chúng ta. Do đó Trung Hoa cổ đại đối với ta phải có hai khía cạnh là văn hóa và chính trị. Thường tình người ta chỉ xem vào nước Tàu như một thực thể chính trị mà quên đi mất khía cạnh văn hóa chung trong quá trình hình thành tạo dựng. Đó là điều thiếu sót cần được bổ khuyết. Muốn lên tận đoạn đó chúng ta phải vượt qua giai đoạn Tần Hán để đi từ Khổng Tử trở lên đến quãng khuyết sử mịt mờ, lúc mà những tiền nhân ta còn sống dưới quyền hướng dẫn của họ Hồng Bàng trong miền Hoa Hạ tức từ bờ sông Lạc sông Hà và vùng Hồ Quảng, trong những miền đất của Kinh Sở, Mán, châu Dương, Động Đình hồ, An Huy (sông Hoài) Chiết Giang, Giang Tô, Bành Lãi. Đấy là lãnh vực mà tiên tổ ta đã có những mối liên hệ về chính trị kinh tế, văn hóa với các dân chung quanh: và do đó đã lập thành cái nhân của dân tộc chúng ta. Có thể quả quyết rằng cái gì đã xảy đến cho những dân Man, Miêu, Thái, Ngô, Di, Dịch, Sở và nhất là Sở, thì cũng đã âm vang đến tiền nhân ta. Bởi vậy cần phải coi Dương Tử giang như xương sống, các châu Kinh, Dương, Hoài, các nước Ngô, Việt, Sở các Hồ Động Đình, Bành Lãi, Thái Hồ như liên bang cùng chung vận hệ lịch sử… Đấy là những vùng âm u, theo nghĩa không còn bờ cõi cố định với những sử liệu xác thiết, nhưng bó buộc chúng ta phải lặn lội tìm tòi nếu ta muốn tìm xa về cỗi nguồn của nước nhà, vì đây là một thời mang nặng những nguyên tố cấu tạo nên tâm thức của dân tộc nên ta coi việc nghiên cứu này như một cuộc hành hương tìm về với những trang huyền sử rất nắm sai bài học và lúc ấy chúng ta sẽ thấy về mặt văn hóa thì huyền sử nước Tàu không còn là của riêng nước Tàu nhưng trở thành di sản chung cho cả khối văn hóa của Liên Bang Bách Việt, nơi mỗi nước Viễn Đông phải tìm về và đưa ra một dịch bản soi sáng cho từng ngành văn hóa riêng của mình, sao cho duy trì được cả gốc chung cũng như cả ngành riêng. Bí quyết của sự thống nhất và đồng thời lại phong phú nằm ở đó.

Huyền sử Trung Hoa cổ đại gồm ba giai đoạn là Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại:

1) Tam Hoàng là:        Toại Nhân

                                      Phục Hy Nữ Oa

                                      Thần Nông

2) Ngũ Đế là:               Hoàng Đế

                                    Chuyên Húc

                                      Đế Cốc

                                      Nghiêu

                                      Thuấn

3) Tam Đại:     gồm ba nhà Hạ (Vũ) 2205

                        nhà Thương (Thành Thang) 1766

                          nhà Chu (Vũ Văn, Chu Công) 1122.

Về thứ tự tam hoàng và ngũ đế xếp theo Tư Mã Quang, còn Tư Mã Thiên lại cho Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Những dị biệt này biểu lộ lối nhìn khác nhau sẽ bàn ở sau.

CÓ NÊN DÙNG TỰ DẠNG?

Trong việc khai thác kinh điển đôi khi chúng tôi có dùng lối chiết tự tuy biết đó là một lối đầy nguy cơ, nhưng dẫu vậy cũng không hẳn thiếu nền tảng. Học giả Needham (I, 32) tính ra trong số 49.000 chữ ghi lại trong từ điển Khang Hy thì có chừng hơn 2000 chữ là thuộc biểu tượng với tượng hình, ngoại giả đều theo lối hội ý, chuyển chú, giả tá, hình thanh v.v… vì thế dùng chiết tự rất dễ bị lạm dụng và đưa đến những kết luận chủ quan. Nhưng nếu bỏ hẳn thì là bỏ mất một việc có nền tảng đích thực, tuy nhỏ hẹp. Muốn tránh lạm dụng chúng tôi nghĩa phải y cứ vào thể chế: khi hợp với một thể chế thì lúc ấy tự dạng có thể trở nên một lý lẽ để kiện chứng. Nói khác tự dạng không được dùng để chứng minh một mình nó đã đủ, nhưng thiết yếu phải đi với thể chế, hễ được như vậy thì tự dạng có thể trở thành một lối kiện chứng đầy tính chất trang sức cách rất ý nhị. Tất cả những tự dạng chúng tôi đưa ra ở đây hay trong các giảng khóa khác đều phải hiểu trong giới hạn đó. Nói như vậy có nghĩa là không thiết yếu những nghĩa gán cho tự dạng được người lập ra chữ đã có ý như vậy. Điều đó ai mà biết được, vì chữ Nho là một lối văn tự biểu tượng mà bản chất biểu tượng là rất mềm dẻo theo tay thợ dùng, dở hay khéo phần lớn còn tuỳ tay thợ. Hòn đất có thể nặn ra ông Bụt, mà cũng có thể nặn ra thằng phỗng. Lối chiết tự cũng thế đầy nguy hiểm, mà cũng đầy những khả năng gợi ý sáng tạo tuỳ cách dùng.


PHẦN I : NGUỒN và GỐC I . Lãnh vực và đường hướng nghiên cứu nguồn gốc văn hoá Việt Nam

Các chủ trương về nguồn gốc Việt Nam có thể chia ra làm hai loại một là cổ truyền hai là tân học. Cổ truyền mở đầu sử bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như chép trong sách Lĩnh Nam Trích Quái…

Những câu truyện đó đã từ lâu trở nên bất hủ trong tâm trí tiền nhân ta, khiến cho con cháu vẫn sống an vui với niềm tin kiêu hãnh mình là con cháu tiên rồng.

Thế rồi một buổi sáng kia vào cuối thế kỷ 19 người Pháp lập ra “trường Viễn Đông bác cổ” để nghiên cứu về môn tiền sử Việt Nam theo phương pháp khoa học nghĩa là đào xuống lòng đất để tìm ra di tích cụ thể và sau đây là kết quả. Theo những tìm tòi nghiên cứu đăng tải qua nhiều chục năm trong tờ BEFEO (tập san của trường Viễn Đông bác cổ xuất bản từ năm1901) thì đại để có thể xếp những đợt văn minh đãa trải qua trên đất Việt Nam như sau:

Văn minh cổ thạch ở Hòa Bình: gồm những đồ đá có đục lỗ (một điểm chưa hề thấy nơi khác) thuộc giống người Mêlanê cùng giống người Mã Lai sống vào lối 12.000-10.000 tr.cn. Đây là thời đang chuyển mình từ cựu thạch (đồ đá rất thô) sang tân thạch (đồ đá mài)… do bà Madeleine Colani tìm được.

Văn minh tân thạch ở Bắc Sơn: với đồ đá có đường mương tìm được ở giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên do ông Henry Mansuy. Đây là văn minh của giống người Anhđônê xem ra từ Ấn Độ đến, ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer. Sau đó còn một giai đoạn tiến bộ hơn nữa vì đồ đá đã có tay cầm (hache à tenon) khiến người ta nghĩ rằng đây có thể là giai đoạn trung gian giữa thạch khí và kim khí sẽ tìm được ở Đông Sơn.

Văn minh kim khí ở Đông Sơn: tìm thấy ở tỉnh Thanh Hóa gần cầu Hàm rồng. Đây là một bước tiến vượt bực từ Thạch khí sang thời đồng đen mà nổi nhất là những trống đồng chạm trổ rất mỹ thuật, xem ra cũng thuộc giống người Anhđônê, nhưng có kèm nhiều tang vật của Tàu như tiền đời Vương Mãn, gương soi mặt đời Hán v.v…

Ngoài ra còn tìm được cả di tích của người da đen, Uùc châu, giống Mông Cổ, nhưng tuyệt nhiên không gặp được khúc xương nào của rồng hay cái trứng nào của tiên dù chỉ là “bọc trong su si da cóc”! Thế là tan giấc mộng đẹp ngàn năm của “con rồng cháu tiên” mà người Việt đã ấp ủ qua nhiều thế hệ. Từ đó người trong nước đâm ra hoang mang về nguồn gốc dân tộc của mình rồi cũng như trong mọi vấn đề khác đã chia ra hai phe là Kim và Cổ. Phe cổ thì nuối tiếc những niềm tin cố cựu, nên đứng lên bảo vệ, nhưng lý luận nặng về tình cảm mà nhẹ về khoa học, nên không đủ sức cầm chân phái tân học có thừ lý chứng khoa học, để lao đi tìm nguồn theo hướng mới. Phần đông họ theo chân Olov Janse đi tìm nguồn nơi các dân Anhđônê, Mêlanê… Một số khác tìm nguồn về phương Bắc nhưng rút gọn lại cho rằng gốc tích người Việt từ Trung Hoa di cư sang đây trong thời Bắc thuộc nghĩa là tựu trung cũng giống như phái cổ nhưng cắt bớt đi vài ngàn năm đầu bị cho là quái đản.

Đó là đại khái tình trạng về việc tìm nguồn của nước ta. Hôm nay đến lượt chúng ta lại cất bước lên đường tìm về nguồn gốc dân tộc chúng ta sẽ theo ai?

Thưa không theo ai hết vì chẳng có ai đáng theo cùng đường. Phái cổ thì quá cổ, cứ tình cảm mãi đứng sao nổi giữa thời khoa học; còn phái mới lại quá đập phá chẳng tin chi hết, như vậy đã chắc gì nói lên được sự thực phức tạp, vì thế tôi gọi họ là duy sử (historicisme). Duy sử là một hình thái áp dụng duy nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào lãnh vực sử. Duy sử như vậy khởi đầu là một phản ứng mãnh liệt chống  lại những sử lưu truyền phần nhiều vu vơ thiếu tính chất khoa học. Họ chủ trương cần phải đặt lịch sử trên nền móng vững chắc có bảo đảm. Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một chủ trương rất chính đáng, tuy nhiên vì là mới mẻ nên có những quá trớn. Điều quá trớn đầu tiên là họ áp dụng khoa học vào những chỗ không thể áp dụng hay chỉ nên áp dụng cách có chừng mực. Thí dụ những trang đầu lịch sử của một dân mà người ta quen gọi là tiền sử, ngoại sử, ở đâu cũng thường chứa rất nhiều thần thoại. Những trang sử ấy xét theo trí óc người khoa học duy lý thì nó chướng tai gai mắt, nên thế kỷ trước hết mọi lịch sử đều bị họ cắt đầu, cả đến lịch sử các tôn giáo lớn cũng không thoát: sử Đức Jesus bị chối tuột, sữ Phật tổ được giải nghĩa như thần thoại mặt trời… Vì thế duy sử đã gây nên nhiều công phẫn với cả một phản ứng quật ngược trở lại. Người khai hỏa đầu tiên có lẽ chính là Nietzsche: ông gọi thần thoại là những chòm sao làm nên vòm trời của văn hóa, của mỹ thuật nhất là thi ca, điêu khắc, hội họa, đến nỗi nếu phế boả thần thoại thì hầu hết mọi nền văn hóa và mỹ thuật sụp đổ. Chỉ việc rở lại những trang đầu lịch sử các dân tộc đều thấy có thần thoại hết, đến nỗi ta có thể ví những trang đầu lịch sử như tuổi thơ ấu của một dân tộc. Một người khi còn thơ ấu thích mơ mộng, thì mỗi dân nước cũng có giai đoạn khai sinh nằm chìm vào cõi âm u đầy mộng tưởng, dự phóng… và thường được truyền lại về sau như có thực, mà quả nhiên có thực không cách này thì cách khác, vì sự thực có nhiều khía cạnh: khía cạnh khách quan chưa biết  lớn hay nhỏ nhưng khía cạnh tâm lý tình cảm, mỹ thuật “thì có thực và rất lớn lao”, đến nỗi không thể và không nên đem ánh sáng “khoa học” thực nghiêm vào để đánh giá. Làm thế là kéo sụp đổ cả một vũ trụ tâm linh, tình cảm, mỹ thuật.

Hiện nay những điều nhận xét trên đây có thể tìm thấy nhan nhản trong rất nhiều địa hạt: triết học (xem Mythe et métaphysique của Gusdorf) nhân chủng học (Levi Strauss), xã hội học (Gurvitch…), nhất là phân tâm (Freud và nhất là Jung)v.v… Tất cả đều khám phá trở lại giá trị của thần thoại đến nỗi có thể nói bầu khí văn hóa thế kỷ trước là Logos (duy lý) thì thế kỷ này là Muthos mà ta có thể dịch là vô ngôn. Như thế là chúng ta đang tiến từ giai đoạn hữu ngông (Logos) của thế kỷ trước để đi sang Vô ngôn ở thế kỷ này với hậu quả là những “khám phá” của Fraser, Durkheim, và Levy Bruhl về “tư tưởng tiền niệm của những sắc dân man rợ” đến nay bị coi là những sai lầm vì đã không hiểu nổi ngôn ngữ của thần thoại. Sở dĩ gọi là vô ngôn vì chữ thần thoại cùng gốc với chữ câm (Muthos = mutus) nhưng không là câm vì tật nguyền mà vì óc tế vi trước những cái âm u sâu thẳm của con người không thể nói ra nên phải dùng lối “nói mà không nói” của những thần thoại truyền kỳ: nó không nói cho lý trí, là lối nói thẳng = nói sao hiểu thế, nhưng nó nói đây mà phải hiểu kia, phải vượt ra ngoài lời nói để tìm giữa những dòng chữ nhữngkhe lời cái nghĩa tàng ẩn của nó. như vậy thần thoại là một lối nói bắt người nghe phải vận dụng nhiều cơ năng: không những lý trí mà cả tâm tình nên gọi được là nói với tâm hồn và chính vì vậy nên còn sống đến tận ngày nay vì in sâu vào lòng hơn cả những lời nói thẳng. Thời duy lý không hiểu được điều đó nên chỉ đập phá bôi nhọ mà không tìm hiểu, nói khác óc duy sử còn mang nặng tính chất tiêu cực nên đang bị vượt qua.

Đó là nói về bên Tây Âu. Bên các nước chậm tiến thì các ông duy sử vẫn còn đang say sưa với “khoa học” nên vẫn còn đập phá mạnh, gây nên cái mà học giả Tây phương kêu là “lòng nhiệt huyết của đám tân tòng” (le zèle des néophytes) ở tại muốn “khoa học” hơn các nhà sáng lập ra khoa học, thí dụ sách Hàn Phi Tử mà Hồ Thích cho là tạo hết chỉ giữ lại có 7 chương! Một tay duy sử như Maspéro mà còn phải cho đó là quá đáng (Maspéro 431, 441). Về Kinh Thư rất nhiều học giả bên Viễn Đông (Naito, Hồ Thích v.v…) cho là bịa hầu hết, nhưng các học giả như ông Creel hay Needham sau khi đã đọc rất kỹ các lời khắc ở các đồ đồng nhà Thương (thế kỷ 17-12) lại cho là đáng tin cậy đến quá một nửa… (Creel 241, 253). Sở dĩ có hai sự khác biệt giữa duy sử Đông Tây như vậy là vì óc duy sử có bên Tây trước nên đã ngấu đủ, còn bên Đông phương mới có sau chưa kịp vượt qua giai đoạn mà tâm lý kêu là “dùng lúc không cần” (usage gratuit). Người mới mua cái xe lần đầu bao giờ cũng đi nhiều hơn là việc đòi hỏi. Các ông duy sử Đông phương cũng vừa mới tậu được ít kiến thức khoa học nên bạ chỗ nào cũng áp vào khiến cho những học gia già tay thương hại cho họ là đập phá vì không biết phân biệt phạm vi văn hóa với sử học và sử học với khảo cổ (Danses 27). Khảo cổ vì hoàn toàn câm nín hẹp hơn sử, sử hẹp hơn văn hóa, còn vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng.

Đại để đó là chỗ quá trớn chung của duy sử. Bây giờ chúng ta cần phải nói đến một lỗi lầm riêng của duy sử Đông phương đó là đem phạm trù Tây phương áp dụng y nguyên cho thực thể Đông phương. Thí dụ các ông duy sử ta khinh bỉ những trang huyền sử nước nhà như Hồng Bàng, Âu Cơ, Hùng Vương v.v… vì những sách chép mấy truyện đó mới xuất hiện từ lối thế kỷ 14, 15 trở lại đây chứ trước kia không hề có. Luận lý như thế là tỏ ra chưa thấy sự dị biệt giữa Đông và Tây. Bên Tây có thể nói tác giả sách chỉ là một cá nhân còn bên Đông phương thì tác giả sách thường là dân gian, nhiều đời dân gian như trường hợp các sách kinh điển, kinh Thi, kinh Dịch và cổ điển như Tam quốc, Thuỷ Thử, Tây Du Ký… (sẽ bàn kỹ ở chương VI) ở đây xin chỉ lấy Tây Du Ký diễn nghĩa làm thí dụ. Sách này mới do Ngô Thừa Aân viết từ thế kỷ 16, nhưng không vì thế mà có quyền bảo là những truyện trong sách đó mới được đặt ra từ thế kỷ 16, trái lại nó đã bắt đầu được “sáng tạo” dọc dài qua 10 thế kỷ trước, nghĩa là từ lúc có việc Huyền Trang đi thỉnh kinh. Trong vòng 10 thế kỷ đó đã có không biết bao nhiêu là “tác giả” kể đi kể lại, mỗi lần gia giảm thêm vào một ít đến nỗi làm cho truyện Tây Du khó lòng còn chứa được một phần mười sự thực… Vì thế không nên lấy thời Ngô Thừa Aân làm mốc giới để chối những “tác giả” đi trước ông, vì ông chỉ là tác giả cuối cùng, có công lớn hơn các “tác giả” đi trước. Trường hợp Lý Tế Xuyên tác giả “Việt Điện U Linh” hay Trần Thế Pháp viết “Lĩnh Nam trích quái” cũng phải được quan niệm như thế. Không nên nói họ là tác giả theo nghĩa một mình họ đã tạo ra. Họ có “sáng tác” thêm, nhưng phần thêm này không sao át nổi phần đóng góp của rất nhiều người vô danh trong các thế hệ trước.

Điểm thứ hai là không nên vì thế mà bảo các thế hệ trước đã bịa ra hoàn toàn không có một chút sự thực nào ở khởi đoan. Nhất định có nhưng trải qua nhiều đời nên không còn dễ nhận ra được. Hãy nghĩ đến quãng thời gian giả thiết tự Hồng Bàng đến Trần Thế Pháp cũng có tới 40 thế kỷ, thì các sức “xuyên tạc” còn nặng biết bao. Mới có chừng mười thế kỷ mà Huyền Trang bị Tôn Ngộ Khồng một nhân vật không tưởng choán vai chính huống chi là hơn 40 thế kỷ, thì hỏi còn được mấy ti sự thật khách quan. Nhưng dù ít tới đâu cũng có thể nhận ra mấy nét đại cương đại khái như sau.

Trước hết là cách đây lối giăm mười ngàn năm có một nhóm dân từ phía Tây Bắc tiến dần xuống phía Đông Nam và lan toả khắp nước Tàu. Trong đoàn người mênh mông đó, có từng người chỗ này, từng gia tộc chỗ kia ở những thời khác nhau, vì những lý do rất phức tạp (loạn lạc đói kém) tiến mãi xuống đến miền Cổ Việt và trải qua một thời gian dài từng nhiều ngàn năm (không thể quy định) đã lập ra một nước mà ngày nay ta gọi là Việt Nam.

Bước thứ hai là trong cuộc Nam tiến trường kỳ đó mỗi người đến nước Cổ Việt mang theo một ít truyện tuỳ theo nơi xuất xứ, những truyện cổ đó được kể đi nói lại thêm bớt qua nhiều đời để cuối cùng thành ra câu truyện “đầu Ngô mình Sở” bị người duy sử khước từ nhưng huyền sử lại chấp nhận chính vì tính chất “đầu Ngô mình Sở” vì cho rằng có thế mới hợp cho tình trạng Việt Nam một dân tộc mang nặng trong mình tính chất đầu ngô mình sở nghĩa là một đoàn người rất hỗn chủng do người bản thổ Mêlanê, Anhđônê cũng như do nhiều lớp người di cư từ phương Bắc tràn xuống. Họ đã đi qua nhiều miền trong đó Chiết Giang có, Lạc Aáp có, và nhất là miền Kinh Sở… Họ di cư dần dần theo đường Nam tiến, để cuối cùng dừng chân lại nơi nước Việt Nam. Trong thời kỳ hình thành của nước này mỗi nhóm “đóng góp” một ít truyện, không ai có thể nói rõ mỗi nơi đã đóng góp bao nhiêu, nhưng cũng không ai có quyền chối cãi rằng đã có thể xảy ra như thế, đúng hơn không thể xảy ra khác.

Hai điểm trên đều là những sự kiện hiển nhiên đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chối cãi và có nói lên cũng không đóng góp thêm chi vào việc tìm nguồn gốc dân tộc. Nhưng sở dĩ phải nói lên vì chúng đã là đầu mối khai sinh ra các truyện được thâu nhặt lại trong Việt Điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái. Đó toàn là những truyện đầu Ngô mình Sở nhưng lại nói lên một sự thực thuần nhất như một thực thể sống động, đó là thực thể văn hóa. Và vì thế có thể xác định được nội dung bằng dựa trên căn cứ vững chắc hơn như thể chế, phong tục, xã hội hoc, kinh điển v.v… để làm nền móng cho việc quy định nội dung những câu truyện thần tiên kia. Giá trị sự thử xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào việc sử dụng các nền móng nọ. Vậy không nên nói là thiếu nền móng mà chỉ nên nói là việc khai thác những nền móng đó rất tế vi uyển chuyển. Vì huyền thoại là tiếng nói của tiềm thức cộng thông khác với lịch sử là phạm vi của lý trí. Nhưng vì trong thực tế không thể phân biệt hẳn hai phạm vi nên hay có sự lẫn lộn nơi các “tác giả” kể các tác giả có viết sách thực sự, nên đầy rẫy những lẫn lộn “ông nói gà bà nói vịt”. Bà là tiềm thức nói về thực tại bao la như văn hóa, còn ông lý trí lại đi nói về thực tại rõ rệt như chính trị. Vì thế cần thiết lập một môn mới để khai thác các nền móng kia mà môn đó tôi muốn thử khai mạc ở đây và xin đặt tên là Huyền sử.

Huyền sử

Chữ Huyền nói lên tính chất u linh (Việt điện u linh cũng như Lĩnh Nam trích quái) còn Sử đi với huyền là một thứ sử rất mung lung với những niên kỷ co giãn như cao su kiểu 18 đời Hùng Vương, với nhưng bờ cõi chập chờn trồi sụt và rộng mênh mông của các nước Xích Quỷ, Văn Lang. Vì lơ mơ nên duy sử cho là mơ hồ quái đản đáng thải bỏ, ngược lại nếu là thi sĩ thì lại chấp nhận trọn vẹn kiểu nghĩa đen. Hai tâm hồn đó không ở với nhau được. Nhưng cả hai đều đáng quý, vì cả hai đều có những đóng góp rất giá trị cho sự tiến hóa của con người. Vì thế Huyền sử muốn mở ra một đường hướng giàn hòa hai phe tân cựu: nó muốn duy trì hồn thơ mộng của các cụ xưa, đồng thời áp dụng đúng mức phương pháp khoa học của thời nay: nó muốn là một nhà khoa học ưa thích hồn thơ, hay muốn mơ mộng nhưng lại theo lối khoa học. Để được như thế nó tính đi lối toàn thể, nghĩa là dùng tất cả khảo cổ, lịch sử, văn hóa, văn chương, truyền kỳ, thần thoại, và nhất là lối nhìn toàn cảnh: đặt nặng trên những điểm tựa có đảm bảo để tìm đọc ra những gì ẩn hiện mung lung, và cuối cùng dẫn đến một thứ triết sử, hay là văn hóa sử không là văn học cũng không là văn minh.

Đấy là một lối mới tuy hiện nay bên Âu Mỹ cũng đã có trào lưu “phục hưng” thần thoại nhưng mới bằng cách đi tìm ý nghĩa của nó. Đó mới là sự nghiên cứu về, tức một tri thức suông; còn huyền sử thì muốn là một sự đi về với cả tâm hồn để sống lại những đức tính tiềm ẩn trong đó để được cảm hóa theo (nên gọi là văn hóa theo nghĩa uyên nguyên). Sở dĩ huyền sử dám tham vọng to lớn là vì có một đặc điểm của nền văn hóa Viễn Đông cần được bàn rộng ở đây.

Viễn Đông khác Tây phương xưa về văn hóa: đang khi ở Tây phương người ta chú trọng nhiều đến chính trị nhân chủng địa dư (1)… nghĩa là những gì khách quan có thể tìm ra được di tích, thì bên Viễn Đông lại chú trọng nhiều nhất đến văn hóa một cái gì mung lung cần nhiều đến thần thoại, truyền kỳ… Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử của một nền văn hóa hơn là lịch sử của một nước, một quốc gia (như sẽ bàn rộng sau trong sách này). Căn do sâu xa của sự kiện này đã được chúng tôi bàn phớt qua trong Cửa Khổng (chương ba) về quá trình tiến hóa của tâm thức con người xuyên qua ba nấc: bái vật, ý hệ, và tâm linh. Trong Nhân bản gọi là thiên khởi, địa khởi, nhân khởi, và tâm linh trong quyển “Căn bản” kêu là Văn tổ. Phải dùng nhiều bộ thành ngữ khác nhau như vây mới biểu thị được những nét tế vi của một thực thể cực kỳ phong phú. Nhưng dù có dùng nhiều danh từ khác nhau đến đâu thì tất cả đều nói lên sự êm đềm của cuộc cách mạng được thực hiện do Nho giáo, và vì êm đềm nên thành công (xem bài III cuốn Tâm Tư về luật “mạnh chống mạnh chấp”. Sự thành công đó là tự bái vật đi lên văn tổ, đang khi bên trời Tây Socrate đã phá thần thoại quá rầm rộ nên cuối cùng đọng lại ở đợt ý hệ, mà ý hệ là hậu quả của óc duy lý, đã duy là thiếu tính chất mãnh liệt của toàn diện, vì thế văn hóa Tây Âu không thấm nhuần đời sống sâu rộng như văn hóa Á Châu. Một trong những hệ quả đó là tác giả Tây Âu hầu hết là cá nhân dùng nhiều lý trí, còn bên Viễn Đông là công thể (communauté) là dân gian, vì dân gian thường là phát ngôn viên của tiềm thức cộng thông. Nói cộng thông vì nó là tiếng nói của những ước vọng, nhu cầu sâu thẳm thuộc nhân tính mọi người, đến nỗi người ta không cần ý thức cũng cảm được lơ mơ. Bởi vậy tiếng nói của nó khá trung thục để biểu lộ những sự thực bao la vượt lý trí cá nhân vì thế được gọi là nền “minh triết các quốc gia” (la Sagesse des nations) hay ngày nay cókhi tâm phân kêu là nền “minh triết tự phát”, “minh triết vô thức” (inconscient Wisdom) để chỉ tính chất đột khởi, hồn nhiên chưa bị ý hệ xuyên tạc, nguỵ tạo như nơi cá nhân ý thức. Tuy nhiên cách biểu lộ của nó rõ rệt ít mà lơ mơ nhiều. Bởi vì ở đây tiềm thức phải giải quyết một khó khăn như sau: đối tượng của tiềm thức là không thể nói, bởi vì nói là chẻ nhỏ ra để xác định: mỗi danh từ chỉ trỏ có một việc, đã chỉ bút thì thôi mực… Vậy nên nói ra thì là rút nhỏ đối tượng để xác định,  mà đối tượng đã xác định thì hết là “cộng thông” tức không còn chung cho nhiều nơi và nhiều đời. Và đây là cách giải quyết của tiềm thức: nó dùng ngay những chữ đã có xác định, những dữ kiện riêng biệt thuộc từng nơi rồi róc hầu hết ý nghĩa riêng tư đi để chúng trở thành biểu tượng hoặc là linh tượng đặng chỉ đối tượng lớn hơn. Để biểu thị sự di chuyển ý nghĩa đó khỏi dữ kiện cũ thì những danh nhân, địa vực được dùng làm biểu tượng thường bị gắn thêm vào những cái phi lý hay đúng hơn là ngoại lý, như người đẻ trăm trứng, hay sống nhiều trăm năm, ở nhiều nơi… Hùng Vương có ông sống ba bốn trăm năm thí dụ… Vậy khi ta thấy những dấu đó thì biết nhân vật đã đi vào huyền sử, nghĩa là phần sử còn lại rất ít để nó có thể trở thành huyền bí đa dạng. Một nhân vật có thể đóng những vai trò trái ngược thí dụ Si Vưu trong lịch sử là một tù trưởng của Viêm tộc, có thể đồng thời là bạo chúa độc ác, nhưng đối với Hoàng Đế xâm lăng thì lại được coi như anh hùng đã tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc… Thế là dần dần Si Vưu trở nên một linh tượng sống từng nhiều trăm năm và được gán cho những đặc tính của dân tộc thí dụ có cánh (vật biểu chim) thích múa… Hùng Vương nước Sở cũng vậy, ban đầu được chọn vì một số ưu điểm nào đó thí dụ vì những người làm thành nước Việt Nam phần đông nhất đã đi qua miền Kinh Sở. Sách “Thế Bản” chép người Việt thuộc họ Mỵ với người nước Sở cùng một tổ, ta có thể nói là cùng một gốc Văn hóa nông nghiệp và rất có thể chữ Mỵ chỉ là chữ Mễ đọc trại đi, hoặc vì Kinh Sở là một nước đại diện hơn cả cho Viêm tộc trong việc đối địch với Bắc phương một cách trường kỳ… hoặc vì lý do nào khác nữa không biết mà vua nước Sở được tiềm thức cộng thông chọn làm anh hùng của cốt truyện: nhưng một khi được chọn thì vai trò lịch sử của vua Kinh Sở bị xóa nhòa để trở thành dòng vua nước Văn Lang trải dài ra gần 3 ngàn năm. Tính chất huyền thoại hiện rõ ra trong thời gian dài dằng dặc như vậy mà chỉ có 18 đời.

(1) Vì đây đang trở lại nguồn nên nhiều danh từ phải dùng theo nghĩa cao cả xưa. Thí dụ “phủ đắc dĩ sách ư địa lý” H.T.W. Vậy tôi dành chữ địa lý cho ý nghĩa cao cả này.

 

Đó là đại khái tính chất u linh của tiếng nói tiềm thức: dùng một sử kiện riêng tư nào đó để chỉ một sự việc khác to lớn hơn. Sự kiện riêng đó ta có thể gọi là sử, còn thực thể lớn lao kia là một cái chi khác thuộc tôn giáo, chính trị, luân lý, văn hóa… ta gọi là huyền. Huyền là bao la, là lơ mơ không rõ ràng. Nét huyền này nổi bật ở nền văn hóa Việt Nam vì nơi đây thì văn hóa là cốt, điều đó được chỉ thị bằng tên Văn Lang với bờ cõi mênh mang từ hồ Động Đình đến Chiêm Thành… Vậy Văn Lang không là một thực thể chính trị cho bằng là một truyền thống văn hóa chung khởi đầu cách đây lối “ngũ thiên niên sử” trong đó có hai khuynh hướng chống chọi nhau một bên là pháp trị dùng đàn áp, vũ lực, một bên là lối nhơn trị dùng văn để cảm hóa. Phần đông những người từ phương Bắc di cư xuống Việt Nam yêu chuộng khuynh hướng thứ hai… nên coi đó như di sản của nước minh. Và mặc dầu hiện nay về chính trị Viêm tộc chỉ còn giữ được có mảnh đất bé nhỏ làm chỗ dung thân cuối cùng nhưng trước kia bờ cõi họ lớn lao cũng như chiến sĩ họ đã ở khắp nơi trên nước Tàu. Vì thế Văn Lang phải rộng vì nó không là một quốc gia nặng về nghĩa chủng tộc chính trị, kinh tế nhưng là một thực thể văn hóa một Văn Lang, nghĩa là một thứ Bang căn cứ trên Văn, trên hiến, nên không nhất thiết ở hẳn đâu, ngược lại rất dễ vượt biên cương cũng như niên kỷ. Bởi thế cần phải nghiên cứu nó trong quá trình diễn tiến (génétique) chứ không trong trạng thái tĩnh chỉ như học về một quốc gia chính trị đã hoàn thành với bờ cõi đã xác định. Cho nên khi nói đến bờ cõi nước Văn Lang thì không nên đóng gông lý trí vào Bắc Việt, nhưng phải để nó vươn lên đến Động Đình hồ là còn ít, phải lên nữa cho tới sông Lạc, sông Hà nơi “phát xuất” ra Lạc thư là cái cơ sở uyên nguyên của liên bang Bách Việt. Hiểu như thế thì Văn Lang sẽ trở thành một khẩu hiệu, một lá cờ cho một lý tưởng mà Việt Nam nhiều lần đã cầm lấy và phất lên như sẽ bàn kỹ về sau.

Chính vì những lý do đó mà những truyện thần kỳ của các đời Hồng Bàng, Âu Cơ được huyền sử coi như “tờ bằng khoán” truy nhận tác quyền của dân tộc Việt Nam trên cái di sản thiêng liêng của nền văn hóa Viễn Đông. Bảo rằng những truyện đó là bịa không thể sống nên vô ích trong việc di dưỡng tinh thần là nói sai. Nếu nó không có sức sống vậy tại sao chúng đã sống trải qua rất nhiều thế kỷ để trở thành bất hủ trong tâm hồn người Việt. Bảo rằng không di dưỡng tính tình cũng sai, phải nói rằng nó không di dưỡng lý trí thì có hay nói xác thực hơn là nó không di dưỡng lý trí của những người duy lý mà thôi, chứ nó vẫn di dưỡng tâm hồn biết bao người có óc thơ mộng như phần lớn người Việt Nam chúng ta, và đã được nhiều tác giả xưa ghi nhận là dân chúng say sưa với những câu truyện đó. Vì thế bảo rằng những truyện đó vô ích cũng là câu nói vô bằng. Ngược lại người ta có thể ghi nhận điều này là tự ngày vua Tự Đức (tiền hô các duy sử) cho những truyện kia là “trâu ma thần rắn” thì cũng từ ngày đó bắt đầu cuộc tan rã tinh thần của dân tộc. Đó có thể là một sự trùng hợp tình cờ, mà cũng có thể là một căn cớ hay ít ra là một dấu báo hiệu, bởi vì theo Huyền sử thì tiếng nói của lý trí thuộc cá nhân có tính cách khúc chiết rõ rệt rết tốt để phân tích, cần dùng nó mới đi vào khoa học được, nhưng khi áp dụng vào xã hội loài người nhiều quá sẽ gây chia li như đã có bằng chứng ở các nơi duy lý bên Âu Mỹ. Ngược lại tiếng nói tiềm thức có sức tô đậm tinh thần công thể, óc đoàn kết nhưng dùng quá đáng sẽ tiêu hao cá nhân, vì bị nhận chìm vào đoàn lũ. Để tránh hai tai họa tiên hiền đã đưa ra lối tâm linh và ở đây ta gọi là huyền sử mà tính chất của nó là phải uyển chuyển tuỳ thời. Vậy đối với nước ta hiện nay thì trào lưu văn hóa cá nhân Tây Âu đang làm tan rã tinh thần dân tộc đến cùng tột. Vì thế chúng ta phải tìm trả lại cho dân tộc một thế quân bình mới bằng lay tỉnh tinh thần đoàn kết quốc gia, và cho được thế thì cần đến ngôn ngữ của tiềm thức cộng thông và lúc ấy chúng ta phải coi những trang huyền sử như di sản thiêng liêng, cũng như chúng ta nên ghi ân sâu xa tiền nhân đã để lại cho chúng ta những trang huyền sử rất thanh tao trong sạch (khi so với thần thoại nhiều nơi khác) và thơ mộng một cách vĩ đại. Rất có thể những trang thơ mộng đó đã sửa soạn cho tiền nhân viết nên những trang sử oai hùng về sau bằng cách tăng trưởng ý thức về Việt Nam như một thực thể chính trị riêng biệt với nước Tàu. Dầu sao thì đó cũng là những chòm sao xinh đẹp đầu tiên đã hiện ra với tiên tổ và không có lý do nào lại mất quyền lấp lánh trên vòm trời văn hóa chúng ta. Đấy là những lý do khiến chúng ta hôm nay phải mở một đường hướng mới để làm một cuộc hành hương tìm về với hồn tiên tổ, kể cả những vị xa xăm nhất chỉ còn phẳng phất trong thinh không, nhưng giọt máu loãng còn hơn bát nước lã. Nói kiểu khác để mà tóm lại thì nếu các cụ xưa chỉ sống Nho giáo, mà ta gọi là duy linh sử quan, còn đám tân học nay lại chỉ căn cứ trên một số sử kiện khách quan quá hẹp hòi và ta sẽ gọi là duy vật sử quan, thì chúng ta sẽ theo lối tâm linh sử quan đặt nặng trên mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) hơn là liên hệ chính trị hay nhân chủng (parenté ethnique) hay chủng tộc tức là lối làm việc lướt nhẹ trên tang chứng khảo cổ, mà lại đặt nặng trên thần thoại được soi qua ánh sáng khoa học hầu chắt lọc nội dung của nền văn hóa chúng ta trong những bước chập chững sơ thuỷ. Những huyền thoại cũng như truyền thuyết là cái gì rất mung lung nên cần chúng ta nắm vững mấy điểm then chốt chẳng hạn các định chế của Việt Hoa cũng như việc người Việt di cư xuống phương Nam xuyên qua bao ngàn năm lịch sử… làm như cái toàn thể, cái sợi dây chỉ đạo mà chúng ta không được rời xa trong khi đi vào rừng cổ học.

Như thế là con đường chúng ta tiến đi theo hướng huyền sử là những trang đầu của lịch sử, nó thuộc những cái sơ nguyên nên rất giàu khả năng định hướng quyết liệt vào cả một dòng sử mệnh của mỗi dân mỗi nước. Lối học huyền sử khác với lịch sử. Lịch sử phải có niên kỷ vì ghi lại những biến cố đã xảy ra trong một thời, một nơi nhất định. Ngược lại đối với huyền sử thì niên kỷ ít quan trọng vì nó bàn đến những truyện trường tồn, những chân lý vượt mốc giới của thời không: cái thật cho hôm qua vẫn thật cho ngày mai, không nên lấy niên kỷ ra mà hạn chế (le fond institutionnel est intemporel P.C. 20). Bởi vì các nhân vật của huyền sử không còn là nhân vật lịch sử, thân thế và sự nghiệp lịch sử của họ nếu thật có thì cũng đã được bào mỏng tanh để vượt khỏi bờ cõi của không gian để đi mạnh vào văn hóa.

Những trang huyền sử chung của Viễn Đông

Vì Việt Nam với Trung Hoa cổ đại cùng một nền văn hóa ít ra đại đồng tiểu dị nên huyền sử của Trung Hoa có liên hệ mật thiết với huyền sử của Bách Việt trong đó có tiên tổ chúng ta. Do đó Trung Hoa cổ đại đối với ta phải có hai khía cạnh là văn hóa và chính trị. Thường tình người ta chỉ xem vào nước Tàu như một thực thể chính trị mà quên đi mất khía cạnh văn hóa chung trong quá trình hình thành tạo dựng. Đó là điều thiếu sót cần được bổ khuyết. Muốn lên tận đoạn đó chúng ta phải vượt qua giai đoạn Tần Hán để đi từ Khổng Tử trở lên đến quãng khuyết sử mịt mờ, lúc mà những tiền nhân ta còn sống dưới quyền hướng dẫn của họ Hồng Bàng trong miền Hoa Hạ tức từ bờ sông Lạc sông Hà và vùng Hồ Quảng, trong những miền đất của Kinh Sở, Mán, châu Dương, Động Đình hồ, An Huy (sông Hoài) Chiết Giang, Giang Tô, Bành Lãi. Đấy là lãnh vực mà tiên tổ ta đã có những mối liên hệ về chính trị kinh tế, văn hóa với các dân chung quanh: và do đó đã lập thành cái nhân của dân tộc chúng ta. Có thể quả quyết rằng cái gì đã xảy đến cho những dân Man, Miêu, Thái, Ngô, Di, Dịch, Sở và nhất là Sở, thì cũng đã âm vang đến tiền nhân ta. Bởi vậy cần phải coi Dương Tử giang như xương sống, các châu Kinh, Dương, Hoài, các nước Ngô, Việt, Sở các Hồ Động Đình, Bành Lãi, Thái Hồ như liên bang cùng chung vận hệ lịch sử… Đấy là những vùng âm u, theo nghĩa không còn bờ cõi cố định với những sử liệu xác thiết, nhưng bó buộc chúng ta phải lặn lội tìm tòi nếu ta muốn tìm xa về cỗi nguồn của nước nhà, vì đây là một thời mang nặng những nguyên tố cấu tạo nên tâm thức của dân tộc nên ta coi việc nghiên cứu này như một cuộc hành hương tìm về với những trang huyền sử rất nắm sai bài học và lúc ấy chúng ta sẽ thấy về mặt văn hóa thì huyền sử nước Tàu không còn là của riêng nước Tàu nhưng trở thành di sản chung cho cả khối văn hóa của Liên Bang Bách Việt, nơi mỗi nước Viễn Đông phải tìm về và đưa ra một dịch bản soi sáng cho từng ngành văn hóa riêng của mình, sao cho duy trì được cả gốc chung cũng như cả ngành riêng. Bí quyết của sự thống nhất và đồng thời lại phong phú nằm ở đó.

Huyền sử Trung Hoa cổ đại gồm ba giai đoạn là Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại:

1) Tam Hoàng là:        Toại Nhân

                                      Phục Hy Nữ Oa

                                      Thần Nông

2) Ngũ Đế là:               Hoàng Đế

                                    Chuyên Húc

                                      Đế Cốc

                                      Nghiêu

                                      Thuấn

3) Tam Đại:     gồm ba nhà Hạ (Vũ) 2205

                        nhà Thương (Thành Thang) 1766

                          nhà Chu (Vũ Văn, Chu Công) 1122.

Về thứ tự tam hoàng và ngũ đế xếp theo Tư Mã Quang, còn Tư Mã Thiên lại cho Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Những dị biệt này biểu lộ lối nhìn khác nhau sẽ bàn ở sau.

CÓ NÊN DÙNG TỰ DẠNG?

Trong việc khai thác kinh điển đôi khi chúng tôi có dùng lối chiết tự tuy biết đó là một lối đầy nguy cơ, nhưng dẫu vậy cũng không hẳn thiếu nền tảng. Học giả Needham (I, 32) tính ra trong số 49.000 chữ ghi lại trong từ điển Khang Hy thì có chừng hơn 2000 chữ là thuộc biểu tượng với tượng hình, ngoại giả đều theo lối hội ý, chuyển chú, giả tá, hình thanh v.v… vì thế dùng chiết tự rất dễ bị lạm dụng và đưa đến những kết luận chủ quan. Nhưng nếu bỏ hẳn thì là bỏ mất một việc có nền tảng đích thực, tuy nhỏ hẹp. Muốn tránh lạm dụng chúng tôi nghĩa phải y cứ vào thể chế: khi hợp với một thể chế thì lúc ấy tự dạng có thể trở nên một lý lẽ để kiện chứng. Nói khác tự dạng không được dùng để chứng minh một mình nó đã đủ, nhưng thiết yếu phải đi với thể chế, hễ được như vậy thì tự dạng có thể trở thành một lối kiện chứng đầy tính chất trang sức cách rất ý nhị. Tất cả những tự dạng chúng tôi đưa ra ở đây hay trong các giảng khóa khác đều phải hiểu trong giới hạn đó. Nói như vậy có nghĩa là không thiết yếu những nghĩa gán cho tự dạng được người lập ra chữ đã có ý như vậy. Điều đó ai mà biết được, vì chữ Nho là một lối văn tự biểu tượng mà bản chất biểu tượng là rất mềm dẻo theo tay thợ dùng, dở hay khéo phần lớn còn tuỳ tay thợ. Hòn đất có thể nặn ra ông Bụt, mà cũng có thể nặn ra thằng phỗng. Lối chiết tự cũng thế đầy nguy hiểm, mà cũng đầy những khả năng gợi ý sáng tạo tuỳ cách dùng.


PHẦN I : NGUỒN và GỐC I . Lãnh vực và đường hướng nghiên cứu nguồn gốc văn hoá Việt Nam

Các chủ trương về nguồn gốc Việt Nam có thể chia ra làm hai loại một là cổ truyền hai là tân học. Cổ truyền mở đầu sử bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như chép trong sách Lĩnh Nam Trích Quái…

Những câu truyện đó đã từ lâu trở nên bất hủ trong tâm trí tiền nhân ta, khiến cho con cháu vẫn sống an vui với niềm tin kiêu hãnh mình là con cháu tiên rồng.

Thế rồi một buổi sáng kia vào cuối thế kỷ 19 người Pháp lập ra “trường Viễn Đông bác cổ” để nghiên cứu về môn tiền sử Việt Nam theo phương pháp khoa học nghĩa là đào xuống lòng đất để tìm ra di tích cụ thể và sau đây là kết quả. Theo những tìm tòi nghiên cứu đăng tải qua nhiều chục năm trong tờ BEFEO (tập san của trường Viễn Đông bác cổ xuất bản từ năm1901) thì đại để có thể xếp những đợt văn minh đãa trải qua trên đất Việt Nam như sau:

Văn minh cổ thạch ở Hòa Bình: gồm những đồ đá có đục lỗ (một điểm chưa hề thấy nơi khác) thuộc giống người Mêlanê cùng giống người Mã Lai sống vào lối 12.000-10.000 tr.cn. Đây là thời đang chuyển mình từ cựu thạch (đồ đá rất thô) sang tân thạch (đồ đá mài)… do bà Madeleine Colani tìm được.

Văn minh tân thạch ở Bắc Sơn: với đồ đá có đường mương tìm được ở giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên do ông Henry Mansuy. Đây là văn minh của giống người Anhđônê xem ra từ Ấn Độ đến, ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer. Sau đó còn một giai đoạn tiến bộ hơn nữa vì đồ đá đã có tay cầm (hache à tenon) khiến người ta nghĩ rằng đây có thể là giai đoạn trung gian giữa thạch khí và kim khí sẽ tìm được ở Đông Sơn.

Văn minh kim khí ở Đông Sơn: tìm thấy ở tỉnh Thanh Hóa gần cầu Hàm rồng. Đây là một bước tiến vượt bực từ Thạch khí sang thời đồng đen mà nổi nhất là những trống đồng chạm trổ rất mỹ thuật, xem ra cũng thuộc giống người Anhđônê, nhưng có kèm nhiều tang vật của Tàu như tiền đời Vương Mãn, gương soi mặt đời Hán v.v…

Ngoài ra còn tìm được cả di tích của người da đen, Uùc châu, giống Mông Cổ, nhưng tuyệt nhiên không gặp được khúc xương nào của rồng hay cái trứng nào của tiên dù chỉ là “bọc trong su si da cóc”! Thế là tan giấc mộng đẹp ngàn năm của “con rồng cháu tiên” mà người Việt đã ấp ủ qua nhiều thế hệ. Từ đó người trong nước đâm ra hoang mang về nguồn gốc dân tộc của mình rồi cũng như trong mọi vấn đề khác đã chia ra hai phe là Kim và Cổ. Phe cổ thì nuối tiếc những niềm tin cố cựu, nên đứng lên bảo vệ, nhưng lý luận nặng về tình cảm mà nhẹ về khoa học, nên không đủ sức cầm chân phái tân học có thừ lý chứng khoa học, để lao đi tìm nguồn theo hướng mới. Phần đông họ theo chân Olov Janse đi tìm nguồn nơi các dân Anhđônê, Mêlanê… Một số khác tìm nguồn về phương Bắc nhưng rút gọn lại cho rằng gốc tích người Việt từ Trung Hoa di cư sang đây trong thời Bắc thuộc nghĩa là tựu trung cũng giống như phái cổ nhưng cắt bớt đi vài ngàn năm đầu bị cho là quái đản.

Đó là đại khái tình trạng về việc tìm nguồn của nước ta. Hôm nay đến lượt chúng ta lại cất bước lên đường tìm về nguồn gốc dân tộc chúng ta sẽ theo ai?

Thưa không theo ai hết vì chẳng có ai đáng theo cùng đường. Phái cổ thì quá cổ, cứ tình cảm mãi đứng sao nổi giữa thời khoa học; còn phái mới lại quá đập phá chẳng tin chi hết, như vậy đã chắc gì nói lên được sự thực phức tạp, vì thế tôi gọi họ là duy sử (historicisme). Duy sử là một hình thái áp dụng duy nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào lãnh vực sử. Duy sử như vậy khởi đầu là một phản ứng mãnh liệt chống  lại những sử lưu truyền phần nhiều vu vơ thiếu tính chất khoa học. Họ chủ trương cần phải đặt lịch sử trên nền móng vững chắc có bảo đảm. Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một chủ trương rất chính đáng, tuy nhiên vì là mới mẻ nên có những quá trớn. Điều quá trớn đầu tiên là họ áp dụng khoa học vào những chỗ không thể áp dụng hay chỉ nên áp dụng cách có chừng mực. Thí dụ những trang đầu lịch sử của một dân mà người ta quen gọi là tiền sử, ngoại sử, ở đâu cũng thường chứa rất nhiều thần thoại. Những trang sử ấy xét theo trí óc người khoa học duy lý thì nó chướng tai gai mắt, nên thế kỷ trước hết mọi lịch sử đều bị họ cắt đầu, cả đến lịch sử các tôn giáo lớn cũng không thoát: sử Đức Jesus bị chối tuột, sữ Phật tổ được giải nghĩa như thần thoại mặt trời… Vì thế duy sử đã gây nên nhiều công phẫn với cả một phản ứng quật ngược trở lại. Người khai hỏa đầu tiên có lẽ chính là Nietzsche: ông gọi thần thoại là những chòm sao làm nên vòm trời của văn hóa, của mỹ thuật nhất là thi ca, điêu khắc, hội họa, đến nỗi nếu phế boả thần thoại thì hầu hết mọi nền văn hóa và mỹ thuật sụp đổ. Chỉ việc rở lại những trang đầu lịch sử các dân tộc đều thấy có thần thoại hết, đến nỗi ta có thể ví những trang đầu lịch sử như tuổi thơ ấu của một dân tộc. Một người khi còn thơ ấu thích mơ mộng, thì mỗi dân nước cũng có giai đoạn khai sinh nằm chìm vào cõi âm u đầy mộng tưởng, dự phóng… và thường được truyền lại về sau như có thực, mà quả nhiên có thực không cách này thì cách khác, vì sự thực có nhiều khía cạnh: khía cạnh khách quan chưa biết  lớn hay nhỏ nhưng khía cạnh tâm lý tình cảm, mỹ thuật “thì có thực và rất lớn lao”, đến nỗi không thể và không nên đem ánh sáng “khoa học” thực nghiêm vào để đánh giá. Làm thế là kéo sụp đổ cả một vũ trụ tâm linh, tình cảm, mỹ thuật.

Hiện nay những điều nhận xét trên đây có thể tìm thấy nhan nhản trong rất nhiều địa hạt: triết học (xem Mythe et métaphysique của Gusdorf) nhân chủng học (Levi Strauss), xã hội học (Gurvitch…), nhất là phân tâm (Freud và nhất là Jung)v.v… Tất cả đều khám phá trở lại giá trị của thần thoại đến nỗi có thể nói bầu khí văn hóa thế kỷ trước là Logos (duy lý) thì thế kỷ này là Muthos mà ta có thể dịch là vô ngôn. Như thế là chúng ta đang tiến từ giai đoạn hữu ngông (Logos) của thế kỷ trước để đi sang Vô ngôn ở thế kỷ này với hậu quả là những “khám phá” của Fraser, Durkheim, và Levy Bruhl về “tư tưởng tiền niệm của những sắc dân man rợ” đến nay bị coi là những sai lầm vì đã không hiểu nổi ngôn ngữ của thần thoại. Sở dĩ gọi là vô ngôn vì chữ thần thoại cùng gốc với chữ câm (Muthos = mutus) nhưng không là câm vì tật nguyền mà vì óc tế vi trước những cái âm u sâu thẳm của con người không thể nói ra nên phải dùng lối “nói mà không nói” của những thần thoại truyền kỳ: nó không nói cho lý trí, là lối nói thẳng = nói sao hiểu thế, nhưng nó nói đây mà phải hiểu kia, phải vượt ra ngoài lời nói để tìm giữa những dòng chữ nhữngkhe lời cái nghĩa tàng ẩn của nó. như vậy thần thoại là một lối nói bắt người nghe phải vận dụng nhiều cơ năng: không những lý trí mà cả tâm tình nên gọi được là nói với tâm hồn và chính vì vậy nên còn sống đến tận ngày nay vì in sâu vào lòng hơn cả những lời nói thẳng. Thời duy lý không hiểu được điều đó nên chỉ đập phá bôi nhọ mà không tìm hiểu, nói khác óc duy sử còn mang nặng tính chất tiêu cực nên đang bị vượt qua.

Đó là nói về bên Tây Âu. Bên các nước chậm tiến thì các ông duy sử vẫn còn đang say sưa với “khoa học” nên vẫn còn đập phá mạnh, gây nên cái mà học giả Tây phương kêu là “lòng nhiệt huyết của đám tân tòng” (le zèle des néophytes) ở tại muốn “khoa học” hơn các nhà sáng lập ra khoa học, thí dụ sách Hàn Phi Tử mà Hồ Thích cho là tạo hết chỉ giữ lại có 7 chương! Một tay duy sử như Maspéro mà còn phải cho đó là quá đáng (Maspéro 431, 441). Về Kinh Thư rất nhiều học giả bên Viễn Đông (Naito, Hồ Thích v.v…) cho là bịa hầu hết, nhưng các học giả như ông Creel hay Needham sau khi đã đọc rất kỹ các lời khắc ở các đồ đồng nhà Thương (thế kỷ 17-12) lại cho là đáng tin cậy đến quá một nửa… (Creel 241, 253). Sở dĩ có hai sự khác biệt giữa duy sử Đông Tây như vậy là vì óc duy sử có bên Tây trước nên đã ngấu đủ, còn bên Đông phương mới có sau chưa kịp vượt qua giai đoạn mà tâm lý kêu là “dùng lúc không cần” (usage gratuit). Người mới mua cái xe lần đầu bao giờ cũng đi nhiều hơn là việc đòi hỏi. Các ông duy sử Đông phương cũng vừa mới tậu được ít kiến thức khoa học nên bạ chỗ nào cũng áp vào khiến cho những học gia già tay thương hại cho họ là đập phá vì không biết phân biệt phạm vi văn hóa với sử học và sử học với khảo cổ (Danses 27). Khảo cổ vì hoàn toàn câm nín hẹp hơn sử, sử hẹp hơn văn hóa, còn vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng.

Đại để đó là chỗ quá trớn chung của duy sử. Bây giờ chúng ta cần phải nói đến một lỗi lầm riêng của duy sử Đông phương đó là đem phạm trù Tây phương áp dụng y nguyên cho thực thể Đông phương. Thí dụ các ông duy sử ta khinh bỉ những trang huyền sử nước nhà như Hồng Bàng, Âu Cơ, Hùng Vương v.v… vì những sách chép mấy truyện đó mới xuất hiện từ lối thế kỷ 14, 15 trở lại đây chứ trước kia không hề có. Luận lý như thế là tỏ ra chưa thấy sự dị biệt giữa Đông và Tây. Bên Tây có thể nói tác giả sách chỉ là một cá nhân còn bên Đông phương thì tác giả sách thường là dân gian, nhiều đời dân gian như trường hợp các sách kinh điển, kinh Thi, kinh Dịch và cổ điển như Tam quốc, Thuỷ Thử, Tây Du Ký… (sẽ bàn kỹ ở chương VI) ở đây xin chỉ lấy Tây Du Ký diễn nghĩa làm thí dụ. Sách này mới do Ngô Thừa Aân viết từ thế kỷ 16, nhưng không vì thế mà có quyền bảo là những truyện trong sách đó mới được đặt ra từ thế kỷ 16, trái lại nó đã bắt đầu được “sáng tạo” dọc dài qua 10 thế kỷ trước, nghĩa là từ lúc có việc Huyền Trang đi thỉnh kinh. Trong vòng 10 thế kỷ đó đã có không biết bao nhiêu là “tác giả” kể đi kể lại, mỗi lần gia giảm thêm vào một ít đến nỗi làm cho truyện Tây Du khó lòng còn chứa được một phần mười sự thực… Vì thế không nên lấy thời Ngô Thừa Aân làm mốc giới để chối những “tác giả” đi trước ông, vì ông chỉ là tác giả cuối cùng, có công lớn hơn các “tác giả” đi trước. Trường hợp Lý Tế Xuyên tác giả “Việt Điện U Linh” hay Trần Thế Pháp viết “Lĩnh Nam trích quái” cũng phải được quan niệm như thế. Không nên nói họ là tác giả theo nghĩa một mình họ đã tạo ra. Họ có “sáng tác” thêm, nhưng phần thêm này không sao át nổi phần đóng góp của rất nhiều người vô danh trong các thế hệ trước.

Điểm thứ hai là không nên vì thế mà bảo các thế hệ trước đã bịa ra hoàn toàn không có một chút sự thực nào ở khởi đoan. Nhất định có nhưng trải qua nhiều đời nên không còn dễ nhận ra được. Hãy nghĩ đến quãng thời gian giả thiết tự Hồng Bàng đến Trần Thế Pháp cũng có tới 40 thế kỷ, thì các sức “xuyên tạc” còn nặng biết bao. Mới có chừng mười thế kỷ mà Huyền Trang bị Tôn Ngộ Khồng một nhân vật không tưởng choán vai chính huống chi là hơn 40 thế kỷ, thì hỏi còn được mấy ti sự thật khách quan. Nhưng dù ít tới đâu cũng có thể nhận ra mấy nét đại cương đại khái như sau.

Trước hết là cách đây lối giăm mười ngàn năm có một nhóm dân từ phía Tây Bắc tiến dần xuống phía Đông Nam và lan toả khắp nước Tàu. Trong đoàn người mênh mông đó, có từng người chỗ này, từng gia tộc chỗ kia ở những thời khác nhau, vì những lý do rất phức tạp (loạn lạc đói kém) tiến mãi xuống đến miền Cổ Việt và trải qua một thời gian dài từng nhiều ngàn năm (không thể quy định) đã lập ra một nước mà ngày nay ta gọi là Việt Nam.

Bước thứ hai là trong cuộc Nam tiến trường kỳ đó mỗi người đến nước Cổ Việt mang theo một ít truyện tuỳ theo nơi xuất xứ, những truyện cổ đó được kể đi nói lại thêm bớt qua nhiều đời để cuối cùng thành ra câu truyện “đầu Ngô mình Sở” bị người duy sử khước từ nhưng huyền sử lại chấp nhận chính vì tính chất “đầu Ngô mình Sở” vì cho rằng có thế mới hợp cho tình trạng Việt Nam một dân tộc mang nặng trong mình tính chất đầu ngô mình sở nghĩa là một đoàn người rất hỗn chủng do người bản thổ Mêlanê, Anhđônê cũng như do nhiều lớp người di cư từ phương Bắc tràn xuống. Họ đã đi qua nhiều miền trong đó Chiết Giang có, Lạc Aáp có, và nhất là miền Kinh Sở… Họ di cư dần dần theo đường Nam tiến, để cuối cùng dừng chân lại nơi nước Việt Nam. Trong thời kỳ hình thành của nước này mỗi nhóm “đóng góp” một ít truyện, không ai có thể nói rõ mỗi nơi đã đóng góp bao nhiêu, nhưng cũng không ai có quyền chối cãi rằng đã có thể xảy ra như thế, đúng hơn không thể xảy ra khác.

Hai điểm trên đều là những sự kiện hiển nhiên đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chối cãi và có nói lên cũng không đóng góp thêm chi vào việc tìm nguồn gốc dân tộc. Nhưng sở dĩ phải nói lên vì chúng đã là đầu mối khai sinh ra các truyện được thâu nhặt lại trong Việt Điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái. Đó toàn là những truyện đầu Ngô mình Sở nhưng lại nói lên một sự thực thuần nhất như một thực thể sống động, đó là thực thể văn hóa. Và vì thế có thể xác định được nội dung bằng dựa trên căn cứ vững chắc hơn như thể chế, phong tục, xã hội hoc, kinh điển v.v… để làm nền móng cho việc quy định nội dung những câu truyện thần tiên kia. Giá trị sự thử xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào việc sử dụng các nền móng nọ. Vậy không nên nói là thiếu nền móng mà chỉ nên nói là việc khai thác những nền móng đó rất tế vi uyển chuyển. Vì huyền thoại là tiếng nói của tiềm thức cộng thông khác với lịch sử là phạm vi của lý trí. Nhưng vì trong thực tế không thể phân biệt hẳn hai phạm vi nên hay có sự lẫn lộn nơi các “tác giả” kể các tác giả có viết sách thực sự, nên đầy rẫy những lẫn lộn “ông nói gà bà nói vịt”. Bà là tiềm thức nói về thực tại bao la như văn hóa, còn ông lý trí lại đi nói về thực tại rõ rệt như chính trị. Vì thế cần thiết lập một môn mới để khai thác các nền móng kia mà môn đó tôi muốn thử khai mạc ở đây và xin đặt tên là Huyền sử.

Huyền sử

Chữ Huyền nói lên tính chất u linh (Việt điện u linh cũng như Lĩnh Nam trích quái) còn Sử đi với huyền là một thứ sử rất mung lung với những niên kỷ co giãn như cao su kiểu 18 đời Hùng Vương, với nhưng bờ cõi chập chờn trồi sụt và rộng mênh mông của các nước Xích Quỷ, Văn Lang. Vì lơ mơ nên duy sử cho là mơ hồ quái đản đáng thải bỏ, ngược lại nếu là thi sĩ thì lại chấp nhận trọn vẹn kiểu nghĩa đen. Hai tâm hồn đó không ở với nhau được. Nhưng cả hai đều đáng quý, vì cả hai đều có những đóng góp rất giá trị cho sự tiến hóa của con người. Vì thế Huyền sử muốn mở ra một đường hướng giàn hòa hai phe tân cựu: nó muốn duy trì hồn thơ mộng của các cụ xưa, đồng thời áp dụng đúng mức phương pháp khoa học của thời nay: nó muốn là một nhà khoa học ưa thích hồn thơ, hay muốn mơ mộng nhưng lại theo lối khoa học. Để được như thế nó tính đi lối toàn thể, nghĩa là dùng tất cả khảo cổ, lịch sử, văn hóa, văn chương, truyền kỳ, thần thoại, và nhất là lối nhìn toàn cảnh: đặt nặng trên những điểm tựa có đảm bảo để tìm đọc ra những gì ẩn hiện mung lung, và cuối cùng dẫn đến một thứ triết sử, hay là văn hóa sử không là văn học cũng không là văn minh.

Đấy là một lối mới tuy hiện nay bên Âu Mỹ cũng đã có trào lưu “phục hưng” thần thoại nhưng mới bằng cách đi tìm ý nghĩa của nó. Đó mới là sự nghiên cứu về, tức một tri thức suông; còn huyền sử thì muốn là một sự đi về với cả tâm hồn để sống lại những đức tính tiềm ẩn trong đó để được cảm hóa theo (nên gọi là văn hóa theo nghĩa uyên nguyên). Sở dĩ huyền sử dám tham vọng to lớn là vì có một đặc điểm của nền văn hóa Viễn Đông cần được bàn rộng ở đây.

Viễn Đông khác Tây phương xưa về văn hóa: đang khi ở Tây phương người ta chú trọng nhiều đến chính trị nhân chủng địa dư (1)… nghĩa là những gì khách quan có thể tìm ra được di tích, thì bên Viễn Đông lại chú trọng nhiều nhất đến văn hóa một cái gì mung lung cần nhiều đến thần thoại, truyền kỳ… Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử của một nền văn hóa hơn là lịch sử của một nước, một quốc gia (như sẽ bàn rộng sau trong sách này). Căn do sâu xa của sự kiện này đã được chúng tôi bàn phớt qua trong Cửa Khổng (chương ba) về quá trình tiến hóa của tâm thức con người xuyên qua ba nấc: bái vật, ý hệ, và tâm linh. Trong Nhân bản gọi là thiên khởi, địa khởi, nhân khởi, và tâm linh trong quyển “Căn bản” kêu là Văn tổ. Phải dùng nhiều bộ thành ngữ khác nhau như vây mới biểu thị được những nét tế vi của một thực thể cực kỳ phong phú. Nhưng dù có dùng nhiều danh từ khác nhau đến đâu thì tất cả đều nói lên sự êm đềm của cuộc cách mạng được thực hiện do Nho giáo, và vì êm đềm nên thành công (xem bài III cuốn Tâm Tư về luật “mạnh chống mạnh chấp”. Sự thành công đó là tự bái vật đi lên văn tổ, đang khi bên trời Tây Socrate đã phá thần thoại quá rầm rộ nên cuối cùng đọng lại ở đợt ý hệ, mà ý hệ là hậu quả của óc duy lý, đã duy là thiếu tính chất mãnh liệt của toàn diện, vì thế văn hóa Tây Âu không thấm nhuần đời sống sâu rộng như văn hóa Á Châu. Một trong những hệ quả đó là tác giả Tây Âu hầu hết là cá nhân dùng nhiều lý trí, còn bên Viễn Đông là công thể (communauté) là dân gian, vì dân gian thường là phát ngôn viên của tiềm thức cộng thông. Nói cộng thông vì nó là tiếng nói của những ước vọng, nhu cầu sâu thẳm thuộc nhân tính mọi người, đến nỗi người ta không cần ý thức cũng cảm được lơ mơ. Bởi vậy tiếng nói của nó khá trung thục để biểu lộ những sự thực bao la vượt lý trí cá nhân vì thế được gọi là nền “minh triết các quốc gia” (la Sagesse des nations) hay ngày nay cókhi tâm phân kêu là nền “minh triết tự phát”, “minh triết vô thức” (inconscient Wisdom) để chỉ tính chất đột khởi, hồn nhiên chưa bị ý hệ xuyên tạc, nguỵ tạo như nơi cá nhân ý thức. Tuy nhiên cách biểu lộ của nó rõ rệt ít mà lơ mơ nhiều. Bởi vì ở đây tiềm thức phải giải quyết một khó khăn như sau: đối tượng của tiềm thức là không thể nói, bởi vì nói là chẻ nhỏ ra để xác định: mỗi danh từ chỉ trỏ có một việc, đã chỉ bút thì thôi mực… Vậy nên nói ra thì là rút nhỏ đối tượng để xác định,  mà đối tượng đã xác định thì hết là “cộng thông” tức không còn chung cho nhiều nơi và nhiều đời. Và đây là cách giải quyết của tiềm thức: nó dùng ngay những chữ đã có xác định, những dữ kiện riêng biệt thuộc từng nơi rồi róc hầu hết ý nghĩa riêng tư đi để chúng trở thành biểu tượng hoặc là linh tượng đặng chỉ đối tượng lớn hơn. Để biểu thị sự di chuyển ý nghĩa đó khỏi dữ kiện cũ thì những danh nhân, địa vực được dùng làm biểu tượng thường bị gắn thêm vào những cái phi lý hay đúng hơn là ngoại lý, như người đẻ trăm trứng, hay sống nhiều trăm năm, ở nhiều nơi… Hùng Vương có ông sống ba bốn trăm năm thí dụ… Vậy khi ta thấy những dấu đó thì biết nhân vật đã đi vào huyền sử, nghĩa là phần sử còn lại rất ít để nó có thể trở thành huyền bí đa dạng. Một nhân vật có thể đóng những vai trò trái ngược thí dụ Si Vưu trong lịch sử là một tù trưởng của Viêm tộc, có thể đồng thời là bạo chúa độc ác, nhưng đối với Hoàng Đế xâm lăng thì lại được coi như anh hùng đã tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc… Thế là dần dần Si Vưu trở nên một linh tượng sống từng nhiều trăm năm và được gán cho những đặc tính của dân tộc thí dụ có cánh (vật biểu chim) thích múa… Hùng Vương nước Sở cũng vậy, ban đầu được chọn vì một số ưu điểm nào đó thí dụ vì những người làm thành nước Việt Nam phần đông nhất đã đi qua miền Kinh Sở. Sách “Thế Bản” chép người Việt thuộc họ Mỵ với người nước Sở cùng một tổ, ta có thể nói là cùng một gốc Văn hóa nông nghiệp và rất có thể chữ Mỵ chỉ là chữ Mễ đọc trại đi, hoặc vì Kinh Sở là một nước đại diện hơn cả cho Viêm tộc trong việc đối địch với Bắc phương một cách trường kỳ… hoặc vì lý do nào khác nữa không biết mà vua nước Sở được tiềm thức cộng thông chọn làm anh hùng của cốt truyện: nhưng một khi được chọn thì vai trò lịch sử của vua Kinh Sở bị xóa nhòa để trở thành dòng vua nước Văn Lang trải dài ra gần 3 ngàn năm. Tính chất huyền thoại hiện rõ ra trong thời gian dài dằng dặc như vậy mà chỉ có 18 đời.

(1) Vì đây đang trở lại nguồn nên nhiều danh từ phải dùng theo nghĩa cao cả xưa. Thí dụ “phủ đắc dĩ sách ư địa lý” H.T.W. Vậy tôi dành chữ địa lý cho ý nghĩa cao cả này.

 

Đó là đại khái tính chất u linh của tiếng nói tiềm thức: dùng một sử kiện riêng tư nào đó để chỉ một sự việc khác to lớn hơn. Sự kiện riêng đó ta có thể gọi là sử, còn thực thể lớn lao kia là một cái chi khác thuộc tôn giáo, chính trị, luân lý, văn hóa… ta gọi là huyền. Huyền là bao la, là lơ mơ không rõ ràng. Nét huyền này nổi bật ở nền văn hóa Việt Nam vì nơi đây thì văn hóa là cốt, điều đó được chỉ thị bằng tên Văn Lang với bờ cõi mênh mang từ hồ Động Đình đến Chiêm Thành… Vậy Văn Lang không là một thực thể chính trị cho bằng là một truyền thống văn hóa chung khởi đầu cách đây lối “ngũ thiên niên sử” trong đó có hai khuynh hướng chống chọi nhau một bên là pháp trị dùng đàn áp, vũ lực, một bên là lối nhơn trị dùng văn để cảm hóa. Phần đông những người từ phương Bắc di cư xuống Việt Nam yêu chuộng khuynh hướng thứ hai… nên coi đó như di sản của nước minh. Và mặc dầu hiện nay về chính trị Viêm tộc chỉ còn giữ được có mảnh đất bé nhỏ làm chỗ dung thân cuối cùng nhưng trước kia bờ cõi họ lớn lao cũng như chiến sĩ họ đã ở khắp nơi trên nước Tàu. Vì thế Văn Lang phải rộng vì nó không là một quốc gia nặng về nghĩa chủng tộc chính trị, kinh tế nhưng là một thực thể văn hóa một Văn Lang, nghĩa là một thứ Bang căn cứ trên Văn, trên hiến, nên không nhất thiết ở hẳn đâu, ngược lại rất dễ vượt biên cương cũng như niên kỷ. Bởi thế cần phải nghiên cứu nó trong quá trình diễn tiến (génétique) chứ không trong trạng thái tĩnh chỉ như học về một quốc gia chính trị đã hoàn thành với bờ cõi đã xác định. Cho nên khi nói đến bờ cõi nước Văn Lang thì không nên đóng gông lý trí vào Bắc Việt, nhưng phải để nó vươn lên đến Động Đình hồ là còn ít, phải lên nữa cho tới sông Lạc, sông Hà nơi “phát xuất” ra Lạc thư là cái cơ sở uyên nguyên của liên bang Bách Việt. Hiểu như thế thì Văn Lang sẽ trở thành một khẩu hiệu, một lá cờ cho một lý tưởng mà Việt Nam nhiều lần đã cầm lấy và phất lên như sẽ bàn kỹ về sau.

Chính vì những lý do đó mà những truyện thần kỳ của các đời Hồng Bàng, Âu Cơ được huyền sử coi như “tờ bằng khoán” truy nhận tác quyền của dân tộc Việt Nam trên cái di sản thiêng liêng của nền văn hóa Viễn Đông. Bảo rằng những truyện đó là bịa không thể sống nên vô ích trong việc di dưỡng tinh thần là nói sai. Nếu nó không có sức sống vậy tại sao chúng đã sống trải qua rất nhiều thế kỷ để trở thành bất hủ trong tâm hồn người Việt. Bảo rằng không di dưỡng tính tình cũng sai, phải nói rằng nó không di dưỡng lý trí thì có hay nói xác thực hơn là nó không di dưỡng lý trí của những người duy lý mà thôi, chứ nó vẫn di dưỡng tâm hồn biết bao người có óc thơ mộng như phần lớn người Việt Nam chúng ta, và đã được nhiều tác giả xưa ghi nhận là dân chúng say sưa với những câu truyện đó. Vì thế bảo rằng những truyện đó vô ích cũng là câu nói vô bằng. Ngược lại người ta có thể ghi nhận điều này là tự ngày vua Tự Đức (tiền hô các duy sử) cho những truyện kia là “trâu ma thần rắn” thì cũng từ ngày đó bắt đầu cuộc tan rã tinh thần của dân tộc. Đó có thể là một sự trùng hợp tình cờ, mà cũng có thể là một căn cớ hay ít ra là một dấu báo hiệu, bởi vì theo Huyền sử thì tiếng nói của lý trí thuộc cá nhân có tính cách khúc chiết rõ rệt rết tốt để phân tích, cần dùng nó mới đi vào khoa học được, nhưng khi áp dụng vào xã hội loài người nhiều quá sẽ gây chia li như đã có bằng chứng ở các nơi duy lý bên Âu Mỹ. Ngược lại tiếng nói tiềm thức có sức tô đậm tinh thần công thể, óc đoàn kết nhưng dùng quá đáng sẽ tiêu hao cá nhân, vì bị nhận chìm vào đoàn lũ. Để tránh hai tai họa tiên hiền đã đưa ra lối tâm linh và ở đây ta gọi là huyền sử mà tính chất của nó là phải uyển chuyển tuỳ thời. Vậy đối với nước ta hiện nay thì trào lưu văn hóa cá nhân Tây Âu đang làm tan rã tinh thần dân tộc đến cùng tột. Vì thế chúng ta phải tìm trả lại cho dân tộc một thế quân bình mới bằng lay tỉnh tinh thần đoàn kết quốc gia, và cho được thế thì cần đến ngôn ngữ của tiềm thức cộng thông và lúc ấy chúng ta phải coi những trang huyền sử như di sản thiêng liêng, cũng như chúng ta nên ghi ân sâu xa tiền nhân đã để lại cho chúng ta những trang huyền sử rất thanh tao trong sạch (khi so với thần thoại nhiều nơi khác) và thơ mộng một cách vĩ đại. Rất có thể những trang thơ mộng đó đã sửa soạn cho tiền nhân viết nên những trang sử oai hùng về sau bằng cách tăng trưởng ý thức về Việt Nam như một thực thể chính trị riêng biệt với nước Tàu. Dầu sao thì đó cũng là những chòm sao xinh đẹp đầu tiên đã hiện ra với tiên tổ và không có lý do nào lại mất quyền lấp lánh trên vòm trời văn hóa chúng ta. Đấy là những lý do khiến chúng ta hôm nay phải mở một đường hướng mới để làm một cuộc hành hương tìm về với hồn tiên tổ, kể cả những vị xa xăm nhất chỉ còn phẳng phất trong thinh không, nhưng giọt máu loãng còn hơn bát nước lã. Nói kiểu khác để mà tóm lại thì nếu các cụ xưa chỉ sống Nho giáo, mà ta gọi là duy linh sử quan, còn đám tân học nay lại chỉ căn cứ trên một số sử kiện khách quan quá hẹp hòi và ta sẽ gọi là duy vật sử quan, thì chúng ta sẽ theo lối tâm linh sử quan đặt nặng trên mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) hơn là liên hệ chính trị hay nhân chủng (parenté ethnique) hay chủng tộc tức là lối làm việc lướt nhẹ trên tang chứng khảo cổ, mà lại đặt nặng trên thần thoại được soi qua ánh sáng khoa học hầu chắt lọc nội dung của nền văn hóa chúng ta trong những bước chập chững sơ thuỷ. Những huyền thoại cũng như truyền thuyết là cái gì rất mung lung nên cần chúng ta nắm vững mấy điểm then chốt chẳng hạn các định chế của Việt Hoa cũng như việc người Việt di cư xuống phương Nam xuyên qua bao ngàn năm lịch sử… làm như cái toàn thể, cái sợi dây chỉ đạo mà chúng ta không được rời xa trong khi đi vào rừng cổ học.

Như thế là con đường chúng ta tiến đi theo hướng huyền sử là những trang đầu của lịch sử, nó thuộc những cái sơ nguyên nên rất giàu khả năng định hướng quyết liệt vào cả một dòng sử mệnh của mỗi dân mỗi nước. Lối học huyền sử khác với lịch sử. Lịch sử phải có niên kỷ vì ghi lại những biến cố đã xảy ra trong một thời, một nơi nhất định. Ngược lại đối với huyền sử thì niên kỷ ít quan trọng vì nó bàn đến những truyện trường tồn, những chân lý vượt mốc giới của thời không: cái thật cho hôm qua vẫn thật cho ngày mai, không nên lấy niên kỷ ra mà hạn chế (le fond institutionnel est intemporel P.C. 20). Bởi vì các nhân vật của huyền sử không còn là nhân vật lịch sử, thân thế và sự nghiệp lịch sử của họ nếu thật có thì cũng đã được bào mỏng tanh để vượt khỏi bờ cõi của không gian để đi mạnh vào văn hóa.

Những trang huyền sử chung của Viễn Đông

Vì Việt Nam với Trung Hoa cổ đại cùng một nền văn hóa ít ra đại đồng tiểu dị nên huyền sử của Trung Hoa có liên hệ mật thiết với huyền sử của Bách Việt trong đó có tiên tổ chúng ta. Do đó Trung Hoa cổ đại đối với ta phải có hai khía cạnh là văn hóa và chính trị. Thường tình người ta chỉ xem vào nước Tàu như một thực thể chính trị mà quên đi mất khía cạnh văn hóa chung trong quá trình hình thành tạo dựng. Đó là điều thiếu sót cần được bổ khuyết. Muốn lên tận đoạn đó chúng ta phải vượt qua giai đoạn Tần Hán để đi từ Khổng Tử trở lên đến quãng khuyết sử mịt mờ, lúc mà những tiền nhân ta còn sống dưới quyền hướng dẫn của họ Hồng Bàng trong miền Hoa Hạ tức từ bờ sông Lạc sông Hà và vùng Hồ Quảng, trong những miền đất của Kinh Sở, Mán, châu Dương, Động Đình hồ, An Huy (sông Hoài) Chiết Giang, Giang Tô, Bành Lãi. Đấy là lãnh vực mà tiên tổ ta đã có những mối liên hệ về chính trị kinh tế, văn hóa với các dân chung quanh: và do đó đã lập thành cái nhân của dân tộc chúng ta. Có thể quả quyết rằng cái gì đã xảy đến cho những dân Man, Miêu, Thái, Ngô, Di, Dịch, Sở và nhất là Sở, thì cũng đã âm vang đến tiền nhân ta. Bởi vậy cần phải coi Dương Tử giang như xương sống, các châu Kinh, Dương, Hoài, các nước Ngô, Việt, Sở các Hồ Động Đình, Bành Lãi, Thái Hồ như liên bang cùng chung vận hệ lịch sử… Đấy là những vùng âm u, theo nghĩa không còn bờ cõi cố định với những sử liệu xác thiết, nhưng bó buộc chúng ta phải lặn lội tìm tòi nếu ta muốn tìm xa về cỗi nguồn của nước nhà, vì đây là một thời mang nặng những nguyên tố cấu tạo nên tâm thức của dân tộc nên ta coi việc nghiên cứu này như một cuộc hành hương tìm về với những trang huyền sử rất nắm sai bài học và lúc ấy chúng ta sẽ thấy về mặt văn hóa thì huyền sử nước Tàu không còn là của riêng nước Tàu nhưng trở thành di sản chung cho cả khối văn hóa của Liên Bang Bách Việt, nơi mỗi nước Viễn Đông phải tìm về và đưa ra một dịch bản soi sáng cho từng ngành văn hóa riêng của mình, sao cho duy trì được cả gốc chung cũng như cả ngành riêng. Bí quyết của sự thống nhất và đồng thời lại phong phú nằm ở đó.

Huyền sử Trung Hoa cổ đại gồm ba giai đoạn là Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại:

1) Tam Hoàng là:        Toại Nhân

                                      Phục Hy Nữ Oa

                                      Thần Nông

2) Ngũ Đế là:               Hoàng Đế

                                    Chuyên Húc

                                      Đế Cốc

                                      Nghiêu

                                      Thuấn

3) Tam Đại:     gồm ba nhà Hạ (Vũ) 2205

                        nhà Thương (Thành Thang) 1766

                          nhà Chu (Vũ Văn, Chu Công) 1122.

Về thứ tự tam hoàng và ngũ đế xếp theo Tư Mã Quang, còn Tư Mã Thiên lại cho Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Những dị biệt này biểu lộ lối nhìn khác nhau sẽ bàn ở sau.

CÓ NÊN DÙNG TỰ DẠNG?

Trong việc khai thác kinh điển đôi khi chúng tôi có dùng lối chiết tự tuy biết đó là một lối đầy nguy cơ, nhưng dẫu vậy cũng không hẳn thiếu nền tảng. Học giả Needham (I, 32) tính ra trong số 49.000 chữ ghi lại trong từ điển Khang Hy thì có chừng hơn 2000 chữ là thuộc biểu tượng với tượng hình, ngoại giả đều theo lối hội ý, chuyển chú, giả tá, hình thanh v.v… vì thế dùng chiết tự rất dễ bị lạm dụng và đưa đến những kết luận chủ quan. Nhưng nếu bỏ hẳn thì là bỏ mất một việc có nền tảng đích thực, tuy nhỏ hẹp. Muốn tránh lạm dụng chúng tôi nghĩa phải y cứ vào thể chế: khi hợp với một thể chế thì lúc ấy tự dạng có thể trở nên một lý lẽ để kiện chứng. Nói khác tự dạng không được dùng để chứng minh một mình nó đã đủ, nhưng thiết yếu phải đi với thể chế, hễ được như vậy thì tự dạng có thể trở thành một lối kiện chứng đầy tính chất trang sức cách rất ý nhị. Tất cả những tự dạng chúng tôi đưa ra ở đây hay trong các giảng khóa khác đều phải hiểu trong giới hạn đó. Nói như vậy có nghĩa là không thiết yếu những nghĩa gán cho tự dạng được người lập ra chữ đã có ý như vậy. Điều đó ai mà biết được, vì chữ Nho là một lối văn tự biểu tượng mà bản chất biểu tượng là rất mềm dẻo theo tay thợ dùng, dở hay khéo phần lớn còn tuỳ tay thợ. Hòn đất có thể nặn ra ông Bụt, mà cũng có thể nặn ra thằng phỗng. Lối chiết tự cũng thế đầy nguy hiểm, mà cũng đầy những khả năng gợi ý sáng tạo tuỳ cách dùng.


II. THEO CHÂN KHẢO CỔ

Tìm về nguồn gốc văn minh Viễn Đông thường độc giả chỉ chú ý có trục Tây Đông mà không để ý đến trục Nam Bắc. Và đó sẽ là điều chúng tôi sẽ bàn ở đây để có được cái nhìn tổng quan hơn.

Xét về trục Tây Đông các học giả chia hai phe: một cho là các yếu tố văn minh đều do từ Tây truyền qua, trong số này người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với những tên tuổi như Olov Janse, Goloubew, Geldern… Chứng cớ của họ dựa trên những hình vẽ vòng tròn có chấm, hay hình xoáy ốc chữ S… đều tìm thấy ở văn minh Hallstat (Trung Âu). Thêm vào đó còn một số tên tuổi khác như Vaca, Horwitz. Lập luận chung của họ cũng như của một số khác có thể tóm tắt như sau:

Trước hết là thời Tân thạch bên Ai Cập xuất hiện vào lối 5000-6000 năm tr.cn và chỉ kéo dài lối 1500 rồi tiếp đến thời đồ đồng xuất hiện vào lối năm 4500 trước. Bên Chaldeau Ur, đồ đồng xuất hiện vào lối 3500 trước, thế mà bên Tàu, đồ đồng theo khoa khảo cổ chỉ xuất hiện vào lối nhà Thương tức 17 thế kỷ tr.cn, nghĩa là muộn hơn Tây Âu suýt soát 2000 năm. Vì thế một số tác giả cho rằng kỹ nghệ đồ đồng đã từ Tây truyền bá sang Đông. Tuy nhiên vấn đề rất phức tạp như đã được ông Needham trình bày trong quyển I trang 98, 148, 153, 162… và đưa ra kết luận tạm này là xem ra có đi có lại chứ không có một chiều, nghĩa là không nhất thiết phải kết luận từ Tây qua Đông mà lại không thể kết luận từ Đông qua Tây, thí dụ hình tròn có chấm hay vòng xoáy ốc sao lại không kết luận được từ Đông truyền sang Hallstat phát xuất từ Ordos và Tagar thuộc Mông Cổ, vì đây là những mẫu vẽ liên hệ đến đồ gốm mà quê hương là nước Tàu.

Ngay đến những vật kim khí dù đồ đồng đã xuất hiện cận Đông trước còn khó lòng kết luận từ Tây qua Đông bởi vì kỹ nghệ bên Tàu đã vượt xa các nơi khác vừa quá mau lẹ vừa quá nhiều, đang khi bên Tây phương chỉ dóng góp được có dăm ba món như xe có bánh, đòn trục và ròng rọc tự Mesopotanie, Babylon, và Ai Cập đóng góp ổ khóa, Perse đóng góp máy xay gió, Âu Châu Địa trung hải đóng góp dây xích cho ống bơm nước, thì Trung Hoa đóng góp nhiều kỹ thuật hơn hết rồi truyền bá sang Âu Châu cũng như các miền khác, từ thế kỷ thứ 1 đến 18. Trong quyển Science and Civilisation in China I, p.241, ông Needham đã lên sổ các phát minh của Trung Hoa theo thứ tự A, B, C trong đó có thuốc súng vần W, kim chỉ nam vần X, giấy và chử in vần Y, đồ sứ vần Z, và tác giả nói nếu vần A, B, C còn dài hơn thì vẫn còn tìm ra đủ phát minh quan trọng cho các chữ đó. Vì thế ta có thể nghĩ rằng chưa chắc đồ đồng chỉ mới xuất hiện thế kỷ 17 như khoa khảo cổ nói, mà rất có thể xuất hiện vào thời Si Vưu tức 10 thế kỷ trước nữa. Tuy nhiên vì người ta chưa chắc hẳn ai đã phát minh ra trước nên một số học giả nghĩ rằng đã có một lò phát sinh văn minh khác hẳn ở phía Đông.

Về điểm này, cuộc khảo sát của giáo sư Creel cũng như của ông Needham vì dựa trên những dữ kiện mới nhất nên đáng được chú ý hơn cả, theo đó nền văn minh Trung Hoa được khám phá qua những cuộc đào đất của các nhà khoa học có thể chia ra 4 giai đoạn. Trong 4 giai đoạn này thì 3 thuộc thời Tân thạch hay thời khuyết sử, còn giai đoạn 4 thuộc nhà Thương vào lối thế kỷ 17 trước d.l đại để như sau.

Dấu vết người thái cổ bên Tàu tìm ra được là người vượn Bắc Kinh xuất hiện vào lối cổ thạch thượng (paléolithique supérieur pléistocène) vào khoảng từ 500 đến 300 ngàn năm trước d.l, suýt soát đồng thời với người vượn Java là Pithecantrope. Sau đó không tìm ra đợt người “Homo sapiens” thuộc hạ tầng cổ thạch như Cromagnon, hay cả thời sau nữa thuộc tân thạch thượng (Mésolithie) nhưng chỉ thấy xương người vào lối 2500 trước d.l và một nền văn minh để dấu lại rải rác cách bí hiểm khắp nơi trên Mỹ châu và miền Đông Á. Người thời này tuy còn săn bắn, nhưng phần lớn đi vào nông nghiệp: cấy mì và mạch, và về sau có cả cấy lúa. Ta hãy tóm lượt 4 đợt theo khảo cổ như sau:

Phần khảo được rõ nhất gốm các tỉnh Cam Túc ở Tây bắc Hà Nam và Sơn Đông phía Đông bắc, đều mang nặng tính chất bên Đông, và chính ở đây người ta tìm được nét đặc trưng của nền văn minh này trong những đồ gốm đặc biệt là cái Lịch cái Chõ. Cái lịch là một thứ đồ gốm có thể gọi là thứ nồi tam biên (ba hông) đặc biệt ở chỗ có một diện tích tiếp cận với lửa tối đa nên nấu chóng sôi. Đó là một loại nồi không gặp thấy nơi khác, nên có thể gọi giai đoạn này là Lịch hay là Tam biên. Khi đem cái táng (một cái nồi có đáy dùi nhiều lỗ) để lên trên thì ra cái siêu, tiếng Việt kêu là nỗi chõ (xem hình)

Hình hai kiểu lịch và chõ. Tấm chắn giữa chõ, có lỗ cho hơi nóng bốc từ cái lịch lên cái chõ ở trên (hình mượn của Need II. 144)

 

Đó là loại đồ nấu đặc biệt thuộc văn minh vùng này, không tìm thấy ở đâu nữa. Ta có thể từ cái nồi tam biên liên tưởng đến tam tài, tam Miêu. Đế Minh là cháu ba đời Thần Nông. Nếu đúng thì nó thuộc Viêm tộc.

Tiếp sau giai đoạn lịch thì đến giai đoạn Ngưỡng Thiều gồm những đồ gốm đẹp hơn, vẽ nhiều màu, đào được ở Ngưỡng Thiều trong tỉnh Cam Túc nhưng chỉ tìm thấy những đồ gốm vẽ nơi đây, và sau đó biến mất. xem ra loại đồ gốm này phát xuất từ miền Cận Đông, khi sang tới đây thì gặp nền văn minh khác thuộc đồ gốm lịch, nên biến dần.

Ta có thể coi đây là văn minh Hoa tộc vừa manh nha hoặc là phát xuất từ Mésopotanie nhưng khi tiếp xúc với văn minh tam biên của Viêm tộc mạnh hơn, nên đã tiêu trầm. Nền văn minh tam biên khác hẳn với văn minh Mésopotanie và ta gọi được là văn minh Đông Á của Viêm tộc mang nhiều dấu tích chung với dân bản thổ Mỹ Châu Astèque và Maya, đáng chú ý nhất là loại dao có hình chữ nhật và hình bán nguyệt. Do đó nhiều học giả kết luận là có một lò phát xuất văn minh khác với Tây Âu và đã lan tỏa khắp cõi Đông Á và Mỹ Châu, cùng đã trải qua nhiều đợt tiến, đến lượt thứ ba thời xuất hiện với nồi tam biên, và khi tam biên lan tỏa về phía Tây (Cam Túc) thì bóp chết văn minh đồ gốm vẽ Ngưỡng Thiều.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là một ý kiến của giáo sư Creel, nhiều người không theo nên coi Ngưỡng Thiều với tam biên cùng thuộc một gốc, và như vậy thì Ngưỡng Thiều cùng một ngành của văn minh tam biên, thay vì nói Ngưỡng Thiều là do Mésopotanie.

Sau đó đến giai đoạn Long Sơn gồm những đồ sứ đen làm bằng bánh xe, loại này xuất hiện sau thời tam biên, đi trước nhà Thương và đã có được một số nét đặc trưng không gặp trong các đợt trước. Kinh đô của họ ở Thành tự Nhai (Hà Nam), họ tiến bộ hơn người các đợt trước, xem ra hiếu chiến hơn, và đã biết nuôi bò và ngựa, có bói mu rùa. Hầu chắc là phát xuất từ Đông Bắc, rồi truyền bá đến miền Tây.

Sau cùng đến văn minh nhà Thương được phát giác do những miếng xương, hay mu rùa dùng để bói đào được ở An Dương do hàn lâm viện Tàu thâu lượm từ năm 1929 đến 1933. Các xương này cũng như các đồ đồng tìm ra được thuộc cùng một thời kỳ, đều có khắc một lối chữ rất xưa, các chuyên viên phải làm việc cả hàng chục năm mới đọc ra được, nên có người ví với công trình đọc ra được chữ Nêm Ai Cập của ông Champolion. Việc khám phá này đã đem lại một hình ảnh mới về Trung Hoa cổ đại, vì có tài liệu chắc chắn hơn quan niệm cổ truyền, nhưng đồng thời cũng đánh đổ nhiều quan niệm của các nhà tân học nghi ngờ những thuyết xưa quá đáng. Đây là giai đoạn bắt đầu có lịch sử xưa nhất đối với Tàu. Văn minh đồ đồng này có liên hệ với đồ sứ đen chăng, hay là do Tây phương đưa tới. Đó là vấn đề chưa giải quyết được, nhưng chắc một điều là nếu có do Tây đưa vào thì cũng đã được cải biến mau lẹ và vượt xa kỹ thuật Tây phương. Đồ đồng được đúc theo mẫu tam biên và trang trí hoàn toàn kiểu Đông Á nên có thể nói đồ sứ nhà Thương tiếp nối đồ sứ đen Long Sơn (Creel 49), và ta có thể tạm rút ra kết luận như sau: đây là một nền văn minh độc lập cả về nhân chủng lẫn văn hóa. Tuy có những cuộc xâm nhập và pha dòng máu, nhưng đó chỉ là truyện ít và từng thời, cũng giống như văn hóa tuy có vay mượn nhưng về nền móng thì kể là một nền văn hóa độc lập, đã có những yếu tố riêng biệt vững chắc trước khi vay mượn.

Giáo sư Creel kết luận về trục Tây Đông rằng “văn minh Trung Hoa đã không phải nhập cảng toàn bộ từ Tây, nó cũng không phát triển trong một phía Đông khép kín. Thực ra nguồn gốc của nó phức tạp hơn nhiều, một số yếu tố nền móng như lúa gạo xem ra phát xuất từ một góc văn hóa khác ở phía Nam” (p.50). Đó cũng là điểm được các học giả khác chú trọng đến. Maspéro ghi chú hai nước Ngô, Việt chuyên trồng lúa và ưa các loại lúa Chiêm Mễ với Hòa (chữ hán) (281, Maspéro). Điểm này có thể coi là kiện chứng cho chủ trương Viêm tộc Việt tộc (cấy lúa nông nghiệp) đã chiếm cứ Dương Tử Giang rồi tràn lên phía Bắc như sẽ nói ở bài dưới.


III. TÌM VỀ NGUỒN GỐC VIỆT HOA THEO SỬ TRUYỀN

Con người xuất hiện vào lối 500.000 năm trước đây rồi lần lượt bị tiêu diệt qua bốn đợt băng tuyết, những người còn sống sót kéo nhau lên các miền núi cao nguyên sống trong hang hóc. Sang đến Tân thạch (tương đương với sung tích kỳ: holocène, lối hơn mười ngàn năm trước đây) sau khi làn băng giá thứ tư tan rã, khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục tục đời bỏ những hang động trong dẫy Thiên Sơn (Tây Bắc Tibet và Tây Tân Cương) để thiên di xuống các vùng bình nguyên. Theo Vương Đồng Linh trong quyển “Trung Quốc dân tộc sử” thì một nhóm sang phía Tây làm thuỷ tổ giống da trắng. Trong những người tiến về phía Đông làm thuỷ tổ giống da vàng có hai chi gọi là Bắc tam hệ và Nam tam hệ.

Bắc tam hệ là ba phái đi theo Thiên Sơn Bắc lộ gồm có:

-            Phái Mãn tộc chiếm lĩnh vùng cực Đông Bắc Trung Hoa ngày nay (cũng gọi là Thông cổ tự Tongouses).

-            Phái Mông Cổ chiếm lĩnh chính Bắc Trung Hoa.

-            Phái Đột Quyết (Turcs) chiếm lĩnh Tây Bắc Trung Hoa và Đông Nam Tây Bá Lợi Á, vì theo đạo Hồi nên gọi chung là Hồi tộc.

Nam tam hệ gồm có ba tộc là Miêu, Hoa, Tạng. Theo Mộng Văn Thông trong quyển “Cổ sử nhân vi” ba phái này nguyên tên là Viêm, Hoàng, Tần.

-            Về sau Hoàng tộc tự xưng là Hoa tộc. Hoặc có thể nói ngược lại là Hoa tộc là tên chính sau mới đổi ra Hoàng tộc rồi cuối cùng lại đổi ra Hán tộc. Tuy nhiên Hán chỉ là tên của một vương triều y như Đường, Tống, Minh, Thanh vậy. Còn chính tên là Hoa tộc.

-            Về Viêm tộc cũng gọi là Miêu tộc, và Việt tộc.

-            Tạng tộc (Tibétains) thì đi lần theo Thiên Sơn Nam lộ tới định cư ở vùng Hy Mã Lạp Sơn rồi sau lan ra vùng Thanh Hải, Tây Khương. Rất có thế Anhđônê là một nhóm trong ngành này tiến vào vùng A Xam của Aân Độ, sau bị người Aryen đuổi nên thiên di qua Việt Nam và Borneo…

Riêng về lịch sử của hai dân tộc Viêm Hoa liên hệ gần tới ta nhất lại rất nhiêu khê, đại để có thể như sau. Thoạt kỳ thuỷ Viêm tộc theo dòng sông Dương tử vào khai thác vùng Trường Giang thất tỉnh tức là bảy tỉnh thuộc Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, rồi lần lần một mặt theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng Hoàng Hà lục tỉnh là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Còn phía nam thì lan tới lưu vực thứ ba gọi là Việt giang ngũ tỉnh gồm Vân Nam, Quy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến. Cả năm tỉnh này từ đầu đều có người Viêm tộc cư ngụ. Theo Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc thông sử” và một số sử gia nữa thì Viêm tộc đã có mặt ở khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khia các dòng tộc khác tràn vào, nên Viêm tộc kể là chủ đầu tiên.

Khi Viêm tộc đã định cư rồi Hoa tộc tuy theo Thiên Sơn Nam lộ như Viêm tộc nhưng còn sống đợt săn hái vùng Tân Cương, Thanh Hải, hồi đó còn là Phúc Địa vì cát chưa lấn được những đất phì nhiêu, để biến thành sa mạc như ta thấy ngày nay, về sau họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa chiếm lại đất của Viêm tộc ở vùng này, và bị Si Vưu lãnh tụ Viêm tộc chống cự. Lãnh tụ Hoa tộc là Hiên Viên tập hợp lại các bộ lạc Hoa tộc để cùng với Viêm tộc ba lần đại chiến trong đó có trận Trác Lộc. Trong quyển “Kỳ môn độn giáp đại toàn thư” còn câu hát “ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay tưởng như chưa dứt, tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu: Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu”. Từ khi Si Vưu bị tử trận thì Hoa tộc bá chiếm 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà để lập quốc. Hiên Viên nhờ vậy được công kênh lên làm tông tù trưởng và xưng hiệu là Hoàng Đế. Tại sao Viêm tộc đông hơn lại chịu lùi bước trước Hoa tộc vừa tới sau vừa ít người hơn? Có thể giải nghĩa theo những lý do sau đây:

- Viêm tộc ở rải rách khắp 18 tỉnh nước Tàu nên dân cư rất thưa thớt không thể chống cự đoàn người du mục kết thành một đạo quân hùng mạnh.

- Viêm tộc lúc đó còn ở trong tình trạng thị tộc hay bộ lạc chưa đạt ý thức quốc gia, nên thường xung đột nhau, bởi vậy cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

- Vì Viêm tộc đã đạt định cư nông nghiệp sớm hơn nên văn hóa cao mà võ kém. Đó là luật chung. Con người tiến bộ nhiều ít về văn hóa là tuỳ theo cái nhìn rộng hay hẹp. Vậy cái nhìn của người làm ruộng phải kéo dài ra cả năm để biết tứ thời bát tiết đặng định thời gieo, thời gặt v.v… Ngược lại người đi săn chỉ cần rình con mồi trong vòng 1, 2 ngày, vì thế cái nhìn hẹp hơn cái nhìn của nhà nông. Nhà nông phải nhìn rộng nên bước lên bậc văn hóa cao hơn. Khi đạt văn hóa cao thì tất nhiên có lễ nghĩa và mở rộng mối giao tiếp… Khác với những giai đoạn săn hái hoặc du mục nay đây mai đó không có địa chỉ nhất định, nên chưa dùng đến ước lệ, lễ tục, mà chuyên dùng võ lực. Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc thông sử” dẫn sách “The State” của Franz Oppenheimer chứng rằng: tự cổ chí kim chiến đấu lực của những dân tộc du mục bao giờ cũng vẫn cao hơn dân tộc nông nghiệp. Hồi đó Hoa tộc còn sống đời du mục, những năm đồng khô cỏ héo họ thường lấy sự cướp bóc làm sinh hoạt; còn Viêm tộc đã định cư có của tư hữu nên tất cả những lý do trên mà Hoa tộc du mục đã thắng Viêm tộc nông nghiệp, một việc sẽ còn lập lại nhiều lần về sau trong lịch sử.

Sau khi đã thắng Viêm tộc, Hiên Viên liền phỏng theo sinh hoạt của dân tộc này mà tổ chức Hoa tộc. Ông chia 6 tỉnh Hoàng Hà ra làm 9 khu vực: “phân cửu châu” y như Cửu Lê của Si Vưu, chọn 4 bộ lạc hùng mạnh đồng tộc với ông gọi là “tứ nhạc” để giữ gìn bạn thân. (Theo Lữu Tư Miễn trong “Trung Quốc dân tộc chí). Và do đó nhận tất cả các phát minh của Si Vưu (tức Viêm tộc) làm của mình. Chính vì thế mà sử sách chính thông thường gọi Hoàng Đế là người đã phát minh ra thiên văn, âm nhạc, quần áo, nhà cửa, giao thông, hôn lễ, y thuật, nuôi tằm, điền thổ, hôn thú, võ bị, chính trị v.v… tóm lại các sử gia quy công phát minh tất cả cho Hoàng Đế, và chính với Hoàng Đế lịch sử Trung Hoa mở đầu là như vậy.

Hoàng Đế truyền 7 đời tới vua Thuấn 2697-2205.

Nhà Hạ: vua Đại Vũ truyền 17 đời tới vua Kiệt 2205-1783.

Nhà Thương: vua Thành Thang truyền 28 đời tới vua Trụ 1783-1134.

Nhà Chu: Văn Võ truyền 37 đời tới Đông Chu 1134-247.

Tất cả bấy nhiêu đời có thể gọi là thuộc Hoa tộc về mặt chính trị, nhưng về văn hóa thì chính ra phần lớn thuộc Viêm tộc, nhưng chính sử đã vùi đi vì Viêm tộc một phần bị giết, hoặc bắt làm nô lệ, còn phần đông thì sống dưới quyền giám thị của Hoa tộc (trí tả hữu đại giám) ở ngay trong nội địa hoặc bị phân sáp ra khai thác các miền chung quanh và gọi là

  Di (phía đông)

  Địch (phía bắc)

  Nhung (phía tây)

  Man (phía nam)

Cũng có thói quen gọi 4 đại diện của Di, Địch, Nhung, Man là tứ hung. Sau này Viêm tộc sẽ quật lại và sự quật khởi đó sẽ kết tinh vào câu “tứ hải giai huynh đệ” (xem hình tứ hung, Need II.116). Còn Viêm tộc bên ngoài 6 tỉnh Hoàng Hà thì vẫn sống thản nhiên trước sự đau lòng mất nước của họ hàng trên phía Bắc.

Những người này lâu lâu nhờ lúc nội bộ Hoa tộc có biến thì nổi lên để vãn hồi độc lập, như cuối đời Thiếu Hạo, mãi tới Chuyên Húc mới dẹp yên được. Cuối đời Đế Cốc họ lại vùng dậy và Đế Chí mất 9 năm không thu phục nổi phải nhờ đến vua Nghiêu mới thắng trận Đan Thuỷ. Khi vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, nhiều bộ lạc Hoa tộc không phục vì Thuấn là người Nam Man, Viêm tộc lại thừa cơ nổi lên trong số đó có ông Cổn bị kể là một trong tứ hung. Có thể ông Cổn thuộc Viêm tộc (nên gọi là Hung) hay ít ra đã bị cảm hóa theo Viêm tộc, nên sách Ngô Việt Xuân Thu (chương 6) chép có lần ông Cổn gieo mình xuống sông hóa ra con gấu vàng (hùng) nhưng lại chỉ có ba chân nên chữ Hùng viết có ba chấm thay vì bốn chấm và trở nên thần của vực thẳm gọi là Vũ “Nhân vi vũ uyên chi thần, chữ hán”( Danses 247). Viết ba chấm vì ba đi với tam miêu, còn vũ là lông đi với vật tổ của tam miêu có cánh mà không bay. Thêm một lý chứng nữa là con ông Cổn tên là Vũ quên ở Cối Kê kinh đô nước Việt Chiết Giang (Danses 610). Vì thế lần này vua Thuấn phả dùng giải pháp mạnh, đầy số lớn Viêm tộc ra phía tây huyện Đôn Hoàng, cửa ải địa đầu của Trung Hoa với Tân Cương ngày nay (thoán tam miêu ư tam nguy) (Trần An Nhân trong Trung Quốc thượng cổ văn hóa sử). Phần bị phân tán ra từng bộ lạc nhỏ, phần bị đồng hóa, từ đấy trở đi Viêm tộc không còn là mối họa cho Hoa tộc nữa. Sau này Đông Di (Sơn Đông) bị nước Tề đồng hóa. Bắc Địch (Sơn Tây, Hà Bắc) bị các nước Tấn, Yên đồng hóa, chỉ còn lại trở nên hung hãn. Khi U Vương vì mê Bao Tự, bỏ vợ lớn và con trưởng nên bị Thân Hầu rước Khuyển Nhung của Tạng tộc về giết đi ở Li Sơn và đặt cháu ngoại vào ngôi con rể. Bình Vương đã bị kinh tế nông nghiệp thuần hóa nên khi thấy sắc diện hung hãn của Khuyển Nhung lúc và cướp phá thì rất kinh sợ, nên tính việc thiên đô sang Lạc Aáp. Đường từ Cảo kinh ra Lạc Aáp đầy những bộ lạc ăn cướp, Bình Vương lại không có binh quyền gì cả, phải nhờ Tây Nhung hộ tống. Để tạ ơn ông cho bộ lạc này những đất đai của tổ tiên khai phá xưa, đó là Quan Trung mà ông không dám ở nữa. Nhờ vậy Viêm tộc có một khoảng đất để dựng lên nước Tàu, sau này sẽ tóm thâu thiên hạ. Vì tính tình đã trở nên hung hãn theo đời sống du mục, nhưng chính gốc là Viêm tộc (Danses 572).

Còn Nam Man ở Trường giang, khi vào Tứ Xuyên đã chia 2 ngành: một theo châng gia súc xuống Vân Nam, tới phía Tây Nam tỉnh này thì định cư và đi vào nông nghiệp. Vì dân ngày một đông lại thêm bị áp lực của Hoa tộc từ năm 866 thua Cao Biền, nên vào đầu thế kỷ thứ X, noi theo triền sông Salouen và Mékong xuống thực dân dân miền Đông bắc Miến Điện (dân Shan), Tây bắc Việt Nam (miền Sơn La, Lai Châu, Hà Giang) mở ra nước Lào, nước Xiêm. Ngày xưa Hoa tộc gọi là Tây Nam Man, ngày nay ta gọi là dân tộc Thái có thể là tên lúc còn ở núi Thái Sơn, giai đoạn mở đầu của Viêm tộc.

Sang đầu kỷ nguyên họ phân ra 6 bộ lạc là Lang Khung, Thi Lăng, Đằng Đạm, Việt Tích, Mông Tuấn, Mông Xá, vì ở phía Nam (huyện Sở Hùng). Mông Xá lại có tên là Nam Chiếu. Những khi Trung Hoa có biến, họ thường vào quấy phá như hồi Hán mạt, Ngũ hồ, tàn Đường v.v… Vua Đường Huyền Tôn phải cắt đất để mua lòng họ. Năm Khai Nguyên thứ 26 (738) vua phong cho Bì La Cáp (Trung Hoa kêu là Mông Quý Nghĩa) làm Vân Nam Vương đóng đô ở Côn Minh, từ đấy trở đi đến năm 866, họ dọc ngang 5 tỉnh Việt Giang, nước ta cũng chịu phần cướp phá cho đến năm 866 Cao Biền mới dẹp yên. Năm 1380 quân Nguyên vào diệt Hoàng tộc bắt vua đưa về Nam kinh xử tử. Tuy vậy thỉnh thoảng vùng Tây Nam Vân Nam lại dấy động. Lần chót cách đây mấy chục năm và thành Đại Lý hoàn toàn bị thiêu rụi.

Còn những Viêm tộc ở các tỉnh lưu vực Trường Giang mà Hoa tộc kêu chung là Đông Nam Man thì khai thác vùng hồ Động Đình, Bành Lãi trên sông Dương Tử. Hoa tộc trên vùng Hoàng Hà gọi vùng này là Kinh cức tức là rừng rú, nhân đó có tên là Kinh man (sau sẽ thành nước Sở đời Xuân Thu). Trước đây lối 2897 tù trưởng các bộ lạc Viêm tộc ở đây xưng là Kinh Duơng Vương vì nghề nông nên thờ Thần Nông làm tiên tổ. Và có lẽ vì đó nên chữ Việt với bộ Mễ mà họ Mễ mà nay ta quen gọi là họ Mị như Mị nương, Mị châu thì cũng có thể đọc là Mễ nương, Mễ châu. Đây là một họ rất lớn của nước Việt cũng như nước Sở sau này, nên hai nước có những liên lạc chặt chẽ, và do lẽ đó mà vua nước Sở sau này gọi là Hùng Vương và nước Văn Lang cũng có 18 đời Hùng Vương. Có lẽ Hùng Vương của Văn Lang cũng như của nước Sở đều là gợi hứng từ một gốc chung. Gốc đấy có thể là Hồng Bàng hay là hùng dũng.

Riêng vì nước Sở thì ở đời Chu Sở (1134) lãnh tụ của Viêm tộc là Hùng Dịch vì có công giúp khai sáng nhà Chu nên được phong chức Tử Nam, lập nên nước Sở gồm 6 tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang. Những dân tộc ở ba tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây vì giao thiệp với Hoa tộc nên dần dần văn hóa in rập văn hóa của Hoa tộc. Còn ba tỉnh An Huy, Giang Tô, Chiết Giang (Giang Đông) vì bế quan tỏa cảng nên giữ nguyên vẹn ngôn ngữ, phong tục tập quán xưa.

Đến đời Chu Hoàn Vương (717-696), Hùng Thông tự lập làm Sở Võ Vương nên sau đó ít lâu những dân Viêm tộc ở ba tỉnh Giang Tô, An Huy, Chiết Giang cũng tách ra lập nên nước Ngô, nước Việt. Cả ba nước này Sở, Ngô, Việt đều một gốc của tổ tiên ta xưa, nhưng không may vì ý thức quốc gia chưa đủ mạnh nên ba nước họ hàng liên miên đánh phá nhau: năm 508 quân Ngô vào kinh đô Sở là Dĩnh đô diệt hoàng tộc họ Hùng.

Năm 473 Việt diệt Ngô.

Năm 334 Sở diệt Việt.

Mỗi lần một nước bị diệt là có một nhóm di cư xuống Bắc Việt, như vào lúc Ngô phá Sở diệt họ Hùng Vương thì một chi nhánh của họ này chạy xuống Bắc Việt cùng với những nhóm Viêm tộc đến đây trước lập nên nước Văn Lang truyền 18 đời đến năm 258 bị nhà Thục thôn tính. Trên đây là tóm lược một số giả thuyết đã quen (và một phần mượn trong bài Nguồn gốc dân tộc Việt Nam của ông Hoàng Xuân Nội đăng trong tạp chí “Văn Hóa Á Châu” tháng 8/1960). Theo một vài tài liệu khác thì tiền sử nước ta đại khái có thể chia ra ba giai đoạn sau:

Thời đại Thái Sơn thuộc rẫy Thân Lĩnh. Đây là giai đoạn Tam Hoàng mà vua cuối cùng là của Việt tộc tên Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn một nghĩa. Thần Nông dạy dân cày bừa, nên gọi là Địa hoàng. Trước đó có Toại Nhân phát minh ra lửa nên gọi là Thiên hoàng, rồi tới Phục Hy dạy cách chăn nuôi làm ra bát quái nên gọi là Nhân hoàng. Còn Nữ Oa hoặc là vợ Phục Hy hay như bóng dáng Nghi Mẫu của thời Nam Nữ phân quyền.

Thòi đại Ngũ Lĩnh: Đời Viêm Đế thứ ba vì sức bành trướng của Hoa tộc Đế Minh truyền ngôi cho con là Đế Nghi rồi đem một số bộ lạc Miêu và Thái đi xuống vùng năm hồ năm núi. đấy là cuộc Nam tiến thứ nhất lập ra nước Xích Quỷ gồm ba hệ:

-            Hệ Âu Việt (Thái) ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Miến Điện.

-            Hệ Miêu Việt ở giữa thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây.

-            Hệ Lạc Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt, Trung Việt (1).

Thời đại Phong Châu: lập ra Văn Lang… tiếp đến là Hán thuộc.

(1) về ít điểm sử địa khác luật Trung Hoa cổ đại vẽ theo khung Lạc Thư.

 

Ngoài ra còn có nhiều thuyết như của ông Aurousseau (Befeo XXIII) cho rằng nguồn gốc Việt Nam do Chiết Giang tản cư xuống thì cũng chỉ đúng có một phần rất nhỏ. Ta có thể nói từ tất cả các vùng nước Tàu đều có người đến định cư ở Việt Nam, xa như nước Lỗ mà còn có Sĩ Nhiếp, Triệu Đà v.v… thì nhất định trong nhiều ngàn năm trước đã có những cuộc di cư như thế. Những câu chuyện đi lại của Đế Lai, Đế Nghi, Âu Cơ v.v… hẳn là chỉ những cuộc di cư này đã có ít ra lối năm ngàn năm, vì người ta đã tìm thấy dấu tích người Mông Cổ ở thời Thạch khí Hòa Bình và Bắc Sơn. Trong hang gọi là Tam hang bà Colani tìm thấy 7 cái sọ thì đã có 2 sọ thuộc Anhđônê lai Mông Cổ, một sọ lại ba giống Anhđônê, Mông Cổ, Tam Pong, thì phải kết luận là họ đến cư ngụ đã lâu đời để có thể sống chung thân cận như vậy. Vì thế khi huyền sử đặt Hồng Bàng trước Hoàng Đế 182 năm thì nước Văn Lang cũng đã bao hàm cả Bắc Việt, tuy rằng Văn Lang còn nằm trong vùng Kinh Sở, nên 18 đời Hùng Vương là thuộc nước Sở, tuy rằng đã trở thành linh tượng (tức vượt không thời gian). Dấu hiệu đã hiện ra rõ rệt với những con số 18. 18 là hai lần 9 mà 9 căn 3 tức là con số của Tam Miêu cũng là Viêm tộc. Con số 18 là con số huyền niệm làm liên tưởng đến 18 ngàn năm tiến hóa của Bàn Cổ. Truyền thuyết Tây Tạng nói vũ trụ sinh ra do một cái trứng lớn, trứng lớn sinh ra 18 trứng nhỏ. Phù Đổng Thiên Vương xin vua Hùng Vương đúc cho con ngựa sắt cao 18 thước… Vì thế nếu thật nước Sở đã có 18 đời Hùng Vương thì đó là sự tình cờ gặp gỡ với số huyền niệm, hoặc rất có thể sử gia nước Sở đã đẽo gọt cho các đời vua ăn khớp với số 18. Ngoài con số 18 còn nhiều dấu khác, theo sách Việt sử lược (viết vào thế kỷ 15) thì Hùng Vương là con người khác thường có tài dùng huyền thuật nên cai trị được các bộ lạc… (hữu di nhơn yên dĩ huyền thuật phục chư bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đô ư Văn Lang, hiệu Văn Lang quốc). Theo truyền thuyết này ta thấy rõ Hùng Vương đã trở thành linh tượng của huyền sử mà những chữ dị nhân chỉ hiền triết, còn huyền thuật chỉ Lạc thư, tức là sách bao gồm nền Minh triết dạy trị nước theo Trí nhân, mà cho được như vậy phải có đức hùng dũng (trí, nhân, dũng). Còn nước được cai trị theo lối đó gọi là Văn trị, tất nhiên phải gọi là Văn Lang để đối đầu với lối trị bằng pháp hình phát xuất từ du mục. Các con số Lạc thư cộng chiều nào cũng ra 15, nên Hùng Vương chia nước ra làm 15 bộ, vậy thì 15 bộ ở đây cũng chỉ là những tên huyền sử, người sau có đem đặt cho những miền ở Bắc Việt đi nữa thì đó cũng chỉ là một lối dùng tên xưa đặt cho địa vực mới, y như trường hợp đem các tên mạn bắc thí dụ “Hành Sơn” ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu đặt cho dãy núi ở nước ta. Nếu người nay không tìm ra địa vực của những tên đó như Văn Lang, Việt Thường, Bình Văn… bên Trung Hoa cổ đại, thì không nên vội kết luận ngay rằng xưa đã không có đâu gọi như thế. Hoặc không có đâu gọi thế càng hay vì càng rõ tính chất huyền sử của danh hiệu. Sau này có những người không hiểu rồi làm sai lạc ý nghĩa đi thì đó là chuyện thường. Vậy những chủ trương loại Maspéro nói Hùng Vương chính là Lạc Vương viết sai… đều không lưu ý tới huyền sử. Giả có sự sai đó thì cũng chỉ là một sự sai của người xưa điều đó không xóa bỏ nổi truyền thuyết 18 đời Hùng Vương được. Nên nhớ rằng ngay từ xưa đã có nhiều dòng lưu truyền và nhân đó cũng đã có nhiều lối giải thích, những lối giải thích nào phù hợp với văn hóa nông nghiệp chống văn hóa du mục là lối giải thích hợp đồng văn lịch sử Viễn Đông nhất, và đó là trường hợp những trang huyền sử của Việt Nam cũng là những trang sử của văn hóa, một nền văn hóa đã mở rộng tự Bắc tới Nam và được trình bày trong những sách mang danh hiệu huyền sử cách công khai như Việt điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái, thì những chữ U linh hoặc trích quái nói lên rõ tính chất huyền sử. Nói là huyền sử vì nó chỉ thị một nền văn hóa lớn lao đã có từ lâu đời và gắn liền với nước Việt Nam như một sử mệnh. Nói khác theo huyền sử thì nước Việt Nam được nhìn dưới hai khía cạnh, một là sử với bờ cõi nhỏ hẹp của vài ba chân ở mạn Nam nước Tàu và mới khai quốc từ Triệu Đà, nhưng ngoài ra còn một khía cạnh khác nữa là huyền sử với bờ cõi rộng bằng với nền văn hóa nông nghiệp được biểu thị bằng hai chữ Văn Lang với 18 đời Hùng Vương đã xuất hiện trước lịch sử lối 3 ngàn năm. Vậy khía cạnh này không được sử gia kể tới là chuyện dễ hiểu: sử ký Tư Mã Thiên chỉ nói Lạc Vương mà không nói Hùng Vương vì ông là người quá lý trí (như Chavannes đã nhận xét) nên gảy bỏ các chuyện huyền thoại, vả ông là sử gia nhà Hán thì đời nào ông chịu nhận Hùng Vương của Việt Nam vì như thế là gián tiếp truy nhận lãnh thổ cũ Việt Nam nằm sâu trong nước Tàu. Đến như sách “Giao Châu ngoại vực ký” thế kỷ 3-4 cũng chỉ có thể nói Lạc hầu mà không thể nói Hùng Vương vì nếu nói là vượt địa vực “Giao Châu” cũng như vuợt mục đích là ký (tức ký sự về một miền: monographie). Còn truyện Thẩm Hoài Viễn (thế kỷ thứ 5) đã thay Lạc vương bằng Hùng Vương trong quyển “Nam Việt chí” cũa ông ta thì đó là điều tỏ ra ông là người duy lý nên đã dùng chữ Hùng Vương mà giải nghĩa Lạc Vương một cách duy vật bằng mùi đất “đất có mùi hùng nên gọi là Hùng Vương!” Thế là cũng như các duy sử khác chọn bỏ một: chọn Hùng Vương bỏ Lạc Vương. Đó là một sai lầm trái với truyền thống có tính cách tâm linh tức giải nghĩa bằng những yếu tố theo người, người lạ thường có tài dùng huyền thuật… như lối giải nghĩa của “Việt sử lược” (lối thế kỷ 14). Lối giải này thuộc dân gian vẫn được duy trì và cuối cùng được ghi lại trong sách “Lĩnh Nam trích quái” (thế kỷ 14-15) trong đó trưởng nam cai trị xưng là Hùng Vương, các em chia nhau người làm Lạc hầu, người làm Lạc tướng (Hùng trưởng vi vương, hiệu viết Hùng Vương thứ vi Lạc hầu Lạc tướng…). Trưởng nam đây phải hiểu vào thời hơn hai ngàn năm trước, còn các em là vùng Âu Lạc ở Bắc Việt thuộc đời sau đã đi hẳn vào lịch sử. Hùng Vương thuộc vòng trong = văn hóa tâm linh, Lạc hầu thuộc vòng ngoài chính trị là phạm vi sử ký. Ngô Sĩ Liên tiếp nhận cảhai khía cạnh vào quyển “Đại Việt Sử ký toàn thư” là đi đúng với sự thực toàn diện, chỉ không may mắn ở chỗ ông muốn dùng lý lẽ để biện hộ cho những sự việc thuộc huyền sử, vì làm như vậy là ông cũng đã ghé sang duy sử tức chọn một bỏ một bằng cách giản lược huyền sử vào lịch sử. Nếu ông chỉ kể lại huyền sử và đặt ở phần ngoại kỷ được tần cùng trước Triệu Đà rồi đừng giải nghĩa chi hết, thì không ai bẻ ông được. Tuy nhiên dù ông có lầm lẫn cũng như giả sử có sự lẫn Lạc Vương ra Hùng Vương đi nữa thì đó là sự lầm lẫn của một vài sử gia, không thể vì đó mà chối tuột đi được mối liên hệ giữa Việt Nam với những dân gọi là Viêm tộc, Tam Miêu, Bách Việt xưa kia đã sống từ mạn bắc nước Tàu và thiên di xuống phía nam, vì đã để lại quá nhiều chứng tích trong sách vở, thể chế thói tục như sẽ bàn trong sách này. Ở đây chỉ xin nêu ra một số điểm lấy ngay từ những di tích khảo cổ tìm được ở Bắc Sơn, Đông Sơn mà các nhà tân học thường mần ngơ, hay có lẽ đúng hơn là không nhìn ra vì tôi chưa thấy một học giả nào trong nhóm tân học đã nắm vững cơ cấu nền văn hóa Văn Lang, thì tất nhiên là không nhìn ra. Sau đây là một số điểm.

Trước nhấtt là khu vực của trống đồng Đông Sơn rất rộng nó gồm ít nhất là Hoa Nam, miền sông Hoài, Chiết Giang và lan sang đến Đài Loan, Nhật Bản… như vậy là nó rộng tương đương với bờ cõi nước Văn Lang. Các nhà duy sử hình như quên đi rằng những sọ người Mông Cổ đã gặp được ở cổ Việt ít ra lối hai ba ngàn năm trước kỷ nguyên nghĩa là suýt xoát thời “khai quốc” của  họ Hồng Bàng, và hầu chắc đã đóng vai trò văn hóa quyết liệt, bởi vì những yếu tố nổi nhất trong trống đồng đều có thể giải nghĩa liên hệ đến nền văn hóa Viêm tộc. Sau đây là ít thí dụ: trước hết là hình vẽ vòng tròn có chấm, hình trôn ốc kép bởi chữ S thì theo ông Bernhard Kargren bắt nguồn từ những miền thuộc Mông Cổ như Ordos, Tagar rồi đi qua Trung Hoa để đến Đông Sơn (Bulletin of the Museum of Far Eastern Antiquities 1942 p.390) (1)

Thứ đến là ngôi sao ở giữa trống đồng thường được các nhà khảo cổ giải nghĩa về sự thờ mặt trời… thì điều đó rất có thể liên hệ với Viêm tộc cũng gắn liền với mặt trời như sẽ bàn sau (Xích Quỷ, Nhất Nam)

(1) Ý kiến ông B.Kargren đi ngược hai ý kiến của ba ông Olov Jansé, Geldern, Victer Goloubew cho các kiểu vòng tròn có chấm và có tiếp tuyến, kiểu xoắn hình chữ S bắt nguồn từ Âu Châu (Hellstatt) đi qua Caucase qua Mông Cổ để truyền xuống Đông Sơn. Chúng tôi cho ý kiến trên rất đuối lý vì có những dữ kiện khác như lối vườn gọi là của Trung Hoa gặp thấy bên Ba Tư. Trong vườn có một hồ nước, giữa hồ có một đảo hình thần Kim Quy mệnh danh là “Vạn Phúc Sơn” trên đó có trồng nhiều hàng thông theo các số của Lạc Thư

4           9          2

3           5          7

8           1          6

(Xem René Grousset- Henri Massé. L’âme de l’Iran p96-97)           

Tuy hình ma phương có số 5 ở giữa này gặp thấy cả ở Ba Tư, Hồi Giáo và Trung Hoa, nên không rõ nó khởi đầu phát xuất từ xứ nào. Nhưng nếu ta theo sự đâm rễ sâu và do đó sự ngự trị của nó trên nền văn minh liên hệ thì phải nói nó phát xuất từ văn hóa Nho Việt một nền văn hóa y cứ trọn vẹn trên Lạc Thư (như sẽ bàn trong quyển Lạc Thư Minh triết). Cái vườn Trung Hoa nói trên chỉ là sự rập khuôn của cái Hàm Trì hay là “hồ Động Đình” trong hồ nước tròn có cái nhà (đình) vuông. Và không là chi khác hơn là Hà Đồ Lạc Thư hay mẹ tròn con vuông tức là nền móng văn hóa. Còn cái vườn Trung Hoa bên Ba Tư có thể mới chỉ là một biểu tượng mới được sáp nhập, chưa đâm rễ sâu vào nền văn hóa Ba Tư được như Lạc Thư đối với nền văn hóa Nho Việt, trờ thành Nguyệt lệnh, Linh đài, Linh chiểu, Bích ung. Có thể kết luận như thế về hình tròn có chấm v.v… nhất là ý kiến của các ông Jansé, Geldern. Goloubew nằm trong chủ trương mọi yếu tố văn minh đều phát xuất do Âu Châu. Một ý kiến hỗ trương cho óc đế quốc thực dân, nên rất đáng nghi ngờ.

 

Yếu tố quan trọng thứ ba là giống chim cao cẳng dài cổ quả là có liên hệ với giống chim nước được ghi lại trong hai chữ Hồng Bàng (như sẽ bàn sau trong danh hiệu Xích Quỷ), chim hay đi kèm vật tổ tiên, nên chim với tiên vẫn đi đôi. Có người muốn thay Hùng Bàng vào Hồng Bàng, điều đó không cần: Hồng Bàng sửa soạn cho Tiên Rồng, cho Hùng Vương, chữ Hùng viết với bộ chuy bao hàm hồng đều là chim Việt điểu.

Thứ tư là ngôi sao tám cánh có thể là hình Lạc Thư biến thái (8 trù với vòng tròn chỉ Hoàng cực) vị chi cửu trù.

Năm là 4 con chim chung quanh có thể là ngũ hành (vòng giữa là hành thổ).

Sáu là cái trống và chiêng do người đàn bà đánh nhịp làm liên tưởng tới cái cồng (thay cho trống) đi với bà khác với lệnh của ông (xem bài VIII “khi văn minh cồng gặp văn minh lệnh). Trong đó các bà gõ nhịp là giai đoạn mẫu hệ mà Lĩnh Nam trích quái nói “Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại”. Hành tại là có ý chỉ giai đoạn các bà làm chủ, con chưa biết cha, vì chưa có phép cưới nên chồng bà Âu Cơ có thể là Đế Lai rồi sau là Lạc Long Quân. Mấy ông thanh giáo cho đó là chuyện trái phép là vì không hiểu truyện huyền sử đó chỉ thời kỳ săn câu, đàn ông chuyên môn ở dưới biển hay trong rừng. Lĩnh Nam nói “Đế Lai chu lưu khắp thiên hạ trông thấy kỳ hoa dị thảo (rừng) quên cả ngày về”, “Long Quân ở lâu dưới thuỷ phủ”. Đó là giai đoạn bắt cá (của Lạc Long Quân) và săn thú rừng (của Đế Lai)… Đàn bà ở lại nhà một mình làm chủ tịch và tiếp các đàn ông đi qua. Giai đoạn này dân nào cũng trải qua trước khi bước vào nông nghiệp. Vì Viêm tộc đi vào nông nghiệp trước Hoa tộc nên có dị biệt giữa hai nền văn hóa. Điều đó được ghi lại trong sách Lĩnh Nam như sau: “Lạc Long Quân nói với Âu Cơ ta thuộc thuỷ tộc, nàng là giống tiên, phương viên bất đồng, thuỷ hỏa tương khắc, khó mà ở với nhau lâu được. Bây giờ phải li biệt: ta đem 50 trai về thủy phủ, còn 50 trai khác theo mẹ về Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc) v.v… Đọc trang huyền sử này ta thấy rõ hai nền văn hóa Bắc Nam, thuỷ Bắc hỏa Nam, vuông Bắc tròn Nam, bánh dầy để trên bánh chưng tức là lúc bà còn trên ông, cồng còn hơn lệnh vuông hoặc dài. Bạch Hạc là nhắc lại vật biểu chim, nói “bây giờ là huyện Bạch Hạc” thì đã gây mầm lẫn lộn huyền sử với lịch sử. Chữ Bạch Hạc phải hiểu như các chữ Cửu Châu (cửu lê) Nhật Nam, Bình Văn (= dùng văn mà bình trị) nếu gán cho một nơi thì chỉ là đem việc lớn áp dụng cho việc nhỏ, rất nên ý tứ kẻo làm hại ý nghĩa của huyền sử tức cũng là nghèo nàn hóa di sản văn hóa của dân tộc.

Đó là vài ba “sự kiện” đưa ra để nói lên rằng huyền sử cũng có nền móng của nó và gắn liền ngay với những nền móng của lịch sử, nhưng lại tỏa ra rộng hơn, nên muốn hiểu rõ hơn cần phải vận dụng nhiều tài liệu khác để đáp ứng cho những vấn đề khác thí dụ giống người Anhđônê tìm được ở Bắc Sơn có cùng một họ hàng với Tây Man thiên di xuống Thái Lan, Miến Điện, hay với giống Tây Tạng… hay họ là một giống khác hẳn với Hoa, Viêm, Tạng v.v… Để trả lời điều đó cần phải có những đóng góp của các khoa địa chất, dân tộc học, thổ tục học và ngôn ngữ học được thực hiện trong những miền Tây Khương, Thanh Hải, Vân Nam, Thái, Miến, A Xam là những dữ kiện hiện chưa có. Nhưng giả sử một ngày kia sẽ có thì đó cũng chỉ là những dữ kiện của khảo cổ không biết nói, nên kém lịch sử, cũng như lịch sử có nói nhưng không sống nên hẹp hơn văn hóa. Văn hóa mới sống thực và chính vì sống nên uyển chuyển linh động và vì thế phải nói bằng huyền thoại để có thể hợp cho nhiều thời đại xưa cũng như nay. Và vì thế khi bước vào lãnh vực văn hóa là chúng ta bước vào lãnh vực sống, nền tảng của nó sống hơn nền móng của lịch sử và khảo cổ, do đó cũng thích thú và di dưỡng tâm hồn rất nhiều. Còn tất cả những dữ kiện thuộc tiền sử, khảo cổ, nhân chủng học nhắc đến trên đây đều chỉ có một giá trị hoàn toàn tương đối và giả thuyết. Tuy nhiên trong mớ những giá thuyết những dữ kiện bấp bênh ta thấy nổi lên một thực thể lớn lao là nền văn hóa chung cho các hệ tộc tuy đầy tính cách tiểu dị nhưng vẫn hàm chứa một nét đại đồng lớn lao mà có người gọi là nền văn hóa Môn, còn tôi kêu là Việt Nho. Lẽ ra phải chú ý đặc biệt điểm này, nhưng cho tới nay chỉ có các tiểu tiết được lưu tâm còn phần đại đồng lại bỏ dở. Vì thế vẫn không vượt qua được vòng giả thuyết để tiến đến miền nền móng. Đó là điều chúng tối thử khởi công từ các chương sau trong sách này cũng như vài ba tập sau.

 

Chú thích về ít điểm sử địa khái quát thuộc Trung Hoa cổ đại vẽ theo khung Lạc Thư

Hình vẽ

Ung Châu:       Thiểm Tây và Cam Túc có Hắc thuỷ, Nhược thuỷ…

Kí Châu:           Sơn Tây kinh đô Đường, Ngu, Hạ

Duyện Châu:   Sơn Đông, nước Lỗ, Tề, Thái Sơn

Lương Châu:  Tứ Xuyên phía Tây Nam Thiểm Tây

Dự Châu:         tỉnh Hồ Quảng giữa Kinh Sơn và Hoàng Hà có sông Y, Chiền, Lạc.

Thanh Châu:    Sơn Đông

Kinh Châu:       Hồ Quảng giữa núi Hành Sơn và Kinh Sơn

Dương Châu:  Giang Nam gồm cả Thái Hồ

Từ Châu:         giữa núi Đại và sông Hoài

Bản đồ gồm có 6 tỉnh Hoàng Hà và 7 tỉnh Trường Giang bên dưới còn 5 tỉnh Việt Giang nữa vị chi là 18 tỉnh. Trong 18 tỉnh đó Viêm tộc chiếm 16 còn Hoa tộc chỉ chiếm được có Cam Túc và Thiểm Tây (lãnh vực của Hoa nhạc) sau lan tỏa ra dần đến Kí Châu rồi Duyện Châu, đẩy lui khối người lớn lao gọi chung là Viêm Việt tiến dần xuống phía nam. Khối người đó ta có thể quy ra theo lược đồ đại để như sau

Viêm Việt

Anhđônê          Mon-Khmer                Âu Việt           Miêu Việt                   Lạc Việt

(Mán, Thổ           (Cao-Miên                     (Miến Điện         (Mèo, Mán)                    (Việt Nam

Nam Dương)       Chàm)                           Thái Lào)                                               Mường)           

 

Xem La Chine Antique H. Maspéro từ trang 4-23 có rất nhiều yếu tố gặp ý kiến trên đây. Thí dụ trang 4 nhấn mạnh về sự nước Tàu sơ khai bé xíu so với khối dân phía Nam…

Trang 15 tác giả cho ngôn ngữ Tàu khác hẳn với các dân phía Bắc: Mãn, Hồi, Mông, nhưng có nhiều yếu tố giống với các dân mạn Nam như độc âm, hệ thống lên giọng, danh từ với động từ như nhau… (xin nhường cho các nhà ngôn ngữ học). Trang 16 sự giống với các dân miền Nam hơn hết là về văn hóa, tôn giáo nên tác giả nhấn mạnh đến mối liên hệ văn hóa giữa Hoa và Viêm. Do đó sau này khi Hoa tộc chiếm các tỉnh phía Nam thì chỉ là chiếm về đàng chính trị, còn văn hóa vẫn là một, khác nhau ở tiểu tiết. Vậy thì có thể đưa ra ba kết luận:

-            Viêm Hoa cùng phát xuất từ một gốc văn hóa

-            Viêm tộc mượn văn hóa của Hoa tộc

-            Hoa tộc mượn văn hóa của Viêm tộc.

Xem ra cả ba đều có một phần sự thật. Kết luận đầu tiên có một phần xa xôi. Kết luận 2 đúng về tiểu tiết vòng ngoài. Kết luận 3 mới đúng đại đồng vòng trong vàchỉ có kết luận 3 mới giải nghĩa được một số khó khăn chưa được giải quyết thí dụ phận dã nước Việt, và giúp tìm ra ý thâm sâu của vô số truyện truyền kỳ, và nhân đó thiết lập được nền quốc học có căn bản vững chắc như sẽ bàn dịp khác.

Ngũ Nhạc

Hằng

  Hoa                 Tung                Thái

                          Hành

Ngũ hành là 5 ngọn núi xếp theo cung ngũ hành.

Hoa Sơn nằm trong tỉnh Thiểm Tây thuộc Hoa tộc

Thái Sơn trong tỉnh Sơn Đông địa vực của Việt và Thái cũng gọi là Đại tông

Hằng Sơn trong phía Bắc tỉnh Sơn Tây

Hành Sơn phía Nam tỉnh Hà Nham

Tung Sơn hay Trung Nhạc tỉnh Hà Nam.

Tam Hà là:       Hoàng Hà lựu vực miền Hà Nội

              Hoài Hà lưu vực miền Hà Đông

              Lạc Hà lưu vực miền Hà Nam

Lạc Hà đóng vai quan trọng vì nằm ở Trung cung (Dự Châu), nên cũng như Tung Sơn, làm nên Thái Thất, Văn Tổ, Nghệ Tổ v.v…


IV. BA ĐỢT VĂN MINH

Có người cho rằng các cụ xưa thêu thùa khi móc nối tổ tiên Việt vào họ Thần Nông! Đó không phải là thêu thùa mà tất nhiên phải như thế, bởi vì Bách Việt với Tam Miêu là hai ngành lớn của Viêm tộc cũng có thể nói Viêm tộc là tên đầu tiên của Bách Việt thuộc dòng dõi Thần Nông. Chữ Thần Nông đây không nên hiểu là một nhân vật nhưng là một đợt văn minh đã đi vào nghề nông. Thần Nông lấy hiệu là Viêm Đế (chữ hán). Chữ Viêm kép bởi hai chữ hỏa nên Thần Nông cũng là Thần Lửa, vì có thể do hai lý do sau: một là để duy trì kỷ niệm phát minh ra lửa (Toại Nhơn), hai nữa là dùng lửa đốt rẫy phá hoang để cấy lúa. Vì một hoặc cả hai lý do đó mà từ hậu nông nghiệp và lửa gắn liền với Viêm tộc trong rất nhiều danh hiệu như Xích Quỷ (quẻ li), Thái Hạo, Đế Minh, Nhật Nam v.v… Vì thế con cháu Thần Nông hay những người làm nghề nông đầu tiên gọi là Viêm tộc. Và khi sử viết rằng cháu ba đời vua Thần Nông là Đế Minh thì chỉ có ý nói tới mối liên hệ nông nghiệp đó. Có lẽ người xưa đã muốn ghi mối liên hệ này vào dạng tự, vì chữ Việt (chữ hán) ban đầu viết với bộ Mễ là gạo, còn chữ Miêu viết với bộ thảo và chữ điền nói lên rõ tính chất nông nghiệp, nên trong Kinh Thư gọi họ là “Hữu Miêu” (hán) nghĩa là dân có ruộng. Vì mối liên hệ văn minh nông nghiệp này nên việc gì xảy tới cho Thần Nông cho Hữu Miêu thì cũng âm vang sang Bách Việt. Bởi cả hai đều là con cháu Thần Nông cùng là Viêm tộc tức cùng chung một nền văn hóa nông nghiệp và sự kiện lịch sử lớn lao hơn hết trong nền văn hóa này là việc chống lại nền văn minh du mục của Hoa tộc tuy đến sau nhưng lại mạnh hơn. Nhưng mạnh hơn về võ lục mà lại yếu hơn về tinh thần nên cuối cùng mỗi bên đóng góp một khía cạnh để tạo ra nên Nho giáo nguyên thuỷ. Vậy hỏi Viêm tộc đã đóng góp được những gì trong quãng thời gian không thể hạn định mà người sau quen chỉ thị bằng tam hoàng:

Phục Hy:          hiệu Thái Hạo

Thần Nông:      hiệu Viêm Đế

Nữ Oa:             mẫu nghi thiên hạ của Viễn Đông (hoặc đặt Toại Nhơn vào thì rút Nữ Oa ra làm vợ Phục Hy. Nữ Oa chỉ có ý nói lên tính chất Mẹ của giai đoạn này).

Trước hết có Toại Nhơn chỉ giai đoạn phát minh ra lửa (thiên hoàng) trong thời du mục của Viêm tộc. Rồi tới Phục Hy chỉ giai đoạn bước từ săn hái đi vào du mục và có thể là canh mục thuộc nhân hoàng, sau đến Thần Nông là giai đoạn bước hẳn vào nông nghiệp, địa hoàng. Còn Nữ Oa nói lên tính chất thị tộc “âm thịnh” của giai đoạn này. Những sự việc đó xảy ra vào quãng thời đại nào hiện nay các nhà khoa học đang cố thiết lập một hệ thống niên kỷ mới thay cho niên kỷ cũ bị coi là có nhiều sai lầm. Niên kỷ mới thường có khuynh hướng rút vắn thời gian lại: thí dụ Phục Hy theo niên kỷ cũ là 4482 còn nay các học giả hạ xuống năm 2852; chúng ta có thể nhận định mấy điểm như sau:

Hệ thống niên kỷ mới xác định cách khoa học thì thực ra chưa có, nên những niên kỷ đưa ra mới là giả thuyết làm việc dựa vào những niên kỷ vững chắc các thời sau mà tính ngược lên, nhưng ngược lên đến đâu thì khó mà quy định. Vì thế ta cần tuỳ nghi phán đoán và có thể nói như Granet rằng: “niên kỷ” cũ vẫn có thể dùng như dữ kiện của huyền sử, có sai chạy mấy thế kỷ cũng hại đến nền văn hóa. Vì văn hóa bao gồm cả thời kỳ khuyết sử, nhất là khuyết sử khi phải tìm lại bản gốc. Bởi vậy về phương diện huyền sử thì niên kỷ cũ có ý nghĩa hơn. Vì đây không là nhân vật lịch sử mà là những giai đoạn tiến hóa như ba chữ: thiên địa nhân đi với Tam Hoàng nói rõ điều đó. Nhịp tiến của người thái cổ rấtlâu và chậm so với nhịp tiến thời nay. Nó chỉ thị những giai đoạn từ cổ thạch sang tân thạch, từ săn hái sang du mục (Phục Hy) để rồi tiến tới nông nghiệp (Thần Nông) đoạn tiến sang đồ đồng (Si Vưu, Hoàng Đế). Bởi đó giai đoạn trước Hoàng Đế tất phải kéo dài hàng bao ngàn năm, rút lại vắn quá chắc không hợp, vì cổ thạch kéo dài tới 500.000 năm, còn tân thạch cũng đã xuất hiện có cả từng chục ngàn năm. Homo sapiens gọi là Cro-magnon xuất hiện trước đây trên ba chục ngàn năm. Homo sinanthropes lối 500.000 năm. Vì thế trong việc đi tìm nguồn nên ghi cả hai hệ thống niên kỷ cả lưu truyền cũng như “khoa học”.

Theo lưu truyền thì Phục Hy xuất hiện vào lối năm 4480-4369, Thần Nông từ 3320 đến 3080. Huyền sử nước ta cũng đặt họ Hồng Bàng vào giai đoạn đầu này tức là năm 2879, so với Hoàng Đế năm 2697 thì kể là có trước 182 năm, tức ba con giáp (3*60=180). Nội con số đó khiến chúng ta không được hiểu cách xác thiết kiểu lịch sử, nhưng phải hiểu theo lối huyền sử, kiểu 18 đời Hùng Vương. Bởi chưng con số 3 là con số tròn tiên thiên. Có lẽ vì đó mà nói Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông không hiểu con số ba này liên hệ tới đồ gốm tam biên, cũng như tam hoàng, tam tài đến đâu. Dầu sao thì niên kỷ Hồng Bàng 2879 muốn nói lên rằng nước Việt đã được khai quốc trước đời Hoàng Đế, tức trước khi Hoa tộc tràn vào lối ba con giáp, tức là đã hiện diện ngay tự đời Tam Hoàng, và đặt nền móng cho văn hóa, rồi mãi sau Hoa tộc mới lếch thếch kéo tới.

Vậy giai đoạn Tam Hoàng đã đóng góp được những gì? Câu thưa có thể tìm ở một đoạn kinh Dịch mà các học giả quen gọi là bản tóm lịch sử lâu nhất về tiến trình văn hóa của Trung Hoa cổ đại, đó là tiết hai trong hệ từ hạ truyện. Theo bản văn này thì Phục Hy làm được ba việc nền tảng như sau:

-            Thứ nhất là đặt ra bát quái, tức móng nền kinh Dịch.

-            Thứ đến là phát minh ra phép “kết thằng” để làm chài lưới và cũng là đặt viên đá đầu tiên cho việc thành lập văn tự sau này.

-            Thứ ba là phát minh ra cày bừa. “Cổ giả Bào Hy thị chi vương thiên hạ dã:

Ngưỡng tắc quan trong ư thiên.

Phủ tắc pháp ư địa

Quan điểu thú chi văn

Dữ địa chi nghi

Cận thủ chư thân

Viễn thủ chư vật

U thị thuỷ tác bát quái,

Dĩ thông thần minh chi đức.

Dị loại vạn vật chi tình

Tắc, kết thằng nhi vi võng cổ, dĩ điều dĩ ngư,

Cái thủ chư Li.

Bào Hy thị một. Thần Nông thị tác.

Trác mộc vi tị, nhũ mộc vi lỗi.

Lỗi lậu chi lợi dĩ giáo thiên hạ. Cái thủ chư Ích”

“ Cổ thời thị tộc Bào Hy trị thiên hạ: ngẫng lên xem tượng trời, cúi xuống xét hình đất. quan sát từng dáng điệu của thú (đất) và chim (trời) để thích nghi vào mọi miền. Gần thì suy trực tiếp nơi mình; xa thì gián tiếp từ sự vật đặng thông với linh đức của thần minh, hầu có thể phân loại tính tình của vạn vật đặng mà điều lý. Kết nút dây để làm lưới làm giỏ đặng đi săn và đánh cá. Khi Bào Hy thị qua thì đến Thần Nông thị lên thay đẽo gỗ làm lưỡi (cày) uốn gỗ làm cày: dạy cho thiên hạ biết nguồn lợi của sự cày bừa. Tất cả đều lấy hứng từ quẻ Ích”.

Sau Phục Hy và Thần Nông thì Dịch kinh chép về Hoàng Đế và Nghiêu Thuấn rằng: nhờ ở việc chú tâm vào đà tiến hóa biến thông nên không làm cho dân phải chán ghét. Buông xóng áo quần (không xăn lên để đi lao tác) mà thiên hạ trị. Tất cả đều lấy hứng từ hai quẻ Kiền và Khôn.

“Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn thông kỳ biến, sử dân bất quyện: Thuỳ y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Kiền Khôn”. Sau đó hệ từ kể ra các phát minh của Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn như sau:

 

-            Thuyền chèo

-            Phục trâu, cưỡi ngựa,

-            Làm cửa nặng và đánh hiệu canh để phòng trộm đạo (trọng môn kích tích)

-            Làm chày và cối (xử cữu)

-            Cung tên (hồ thỉ)

-            Thay hang hốc bằng nhà (cung thất)

-            Lập ra quan quách để chôn táng thay lối chôn lấp bằng que củi ở ngoài đồng.

-            Lập ra chữ thay phép kết thằng.

Đó là đại để đoạn văn gọi là văn minh sử. Cần chú ý mấy điểm sau: trước hết là nền tảng văn minh nông nghiệp đã được đặt móng ở thời Tam Hoàng: Thần Nông cày bừa, Phục Hy đặt ra bát quái và phép kết thằng, kết thằng để làm lưới, mà cũng là để làm văn tự, vì thế nên nói tất cả lấy hứng từ quẻ Li. Li là lửa chỉ văn minh. Nói lấy từ quẻ Li cũng là nói đã đặt viên đá đầu tiên cho nền văn minh nông nghiệp, hay là lấy của Viêm tộc. Nước ta chú ý đến quẻ Li là vì họ hàng từ đấy.

Sau Phục Hy thì nói đến Hoàng Đế mà không nhắc tới Nữ Oa. Và đây là một chỗ tế nhị cần lưu ý rất nhiều. Hoàng Đế có hai biểu hiệu là Hữu Hùng (thuộc săn bắn) hai là Hiên Viên (thuộc nơi sinh). Ông vừa là tù trưởng của Hoa tộc đã vào chiếm đóng đất đai của Viêm tộc để mở đầu cho giai đoạn hai là Ngũ Đế, sau là Hoa tộc đã tôn phong Hiên Viên lên bậc Hoàng kiêm luôn chức đế và gọi là Hoàng Đế. Xưa rầy các nhà sử không chú ý mấy tới chữ Hoàng và Đế nhưng nó có sự quan trọng giúp chúng ta chứng kiến một sự gặp gỡ giữa hai nền văn minh: Hoàng thuộc văn minh mẹ (Nữ Oa) của Viêm tộc ưa văn, Đế thuộc văn minh cha của Hoa tộc ưa võ. Và như thế thì ban đầu Hiên Viên chỉ là Đế thuộc Hoa tộc. Đế có nghĩa là chinh phục. Đây là chinh phục văn minh Viêm tộc. Và vì thế khi tự xưng là Hoàng Đế thì Hiên Viên đã muốn mở đầu một nền văn minh tổng hợp cả Hoàng lẫn Đế. Trong nên văn minh mới này quyền bính chuyển từ mẹ sang cha. Một lưu truyền nói bà Nữ Oa lập ra phép hôn phối và chế ra một thứ đàn gọi là sinh (sênh). Ta có thể hiểu là thời ấy đã khởi đâu có ước định sơ sài về hôn phối và âm nhạc… một thứ văn minh đầy ắp tình người rất gần với bản năng và tiềm thức nên gọi là Nữ Oa để chỉ cái gì còn oa trữ oa tàng, chưa minh nhiên như về sau. Từ Nữ Oa sang Thần Nông rồi đến Hoàng Đế là cả một khúc quanh lịch sử: từ giai đoạn Tân Thạch chuyển sang giai đoạn đồ đồng; từ quyền mẹ chuyển sang quyền cha. Tuy nhiên sự chuyển mình này không rõ rệt dứt khoát vì hai khuynh hướng còn giằng co lâu dài và thay đổi nhau lên xuống. Nhưng nói chung thì mẹ nhường dần cho cha, tức Viêm tộc nhường bước cho Hoa tộc vì thế nhiều sách không kể đến Nữ Oa nữa, mà chỉ kể đến Hoàng Đế liền sau Phục Hy và phong Hiên Viên lên bậc Hoàng, tức được dự phần nào văn minh của Viêm Việt, Hoàng Việt. Tác giả thiên Hệ từ cũng tham dự tinh thần tổng hợp này nên đã nói cho “ai có tai” thì hiểu rằng: Hiên Viên đã ăn tự nền văn hóa Viêm tộc mà biến đổi đời sống, đó là lấy biến thông làm đầu tức từ võ biền biến thông sang lối ngồi vô vi (Thuỳ y thường) mà thiên hạ tri và đó là nhờ hai quẻ Kiền Khôn tức là hai trụ cột nền văn minh dịch lý của Viêm tộc. Đấy là sáng chế quan trọng bậc nhất của Hiên Viên nó ở tại biết thâu nhận văn minh Dịch Lý của Viêm Việt để làm cách mạng xã hội, từ võ trị chuyển sang văn trị nên nói “thần nhi hóa chi sử dân nghi chi, chữ hán”. Có lẽ đó là điều Viêm tộc đã gởi vào những truyền thuyết nói rằng Hoàng Đế phải đánh Thần Nông bằng khí giới mới được lên làm vua (S.M, t1.13). Nhưng đối với Tam Miêu con cháu Thần Nông thì phải dùng nhạc và vũ, nhất là những bài vũ của Si Vưu của Tam Miêu (Danses 262,214). Có lẽ tinh thần thích nghi với văn minh Việt tộc này được gởi trong những chữ nghi (sử dân nghi chi).

Vậy sáng kiến lớn nhất của Hoàng Đế là thích nghi tức là thâu hóa văn minh Viêm tộc, còn 8 sáng chế nói sau (thuyền chèo…) chỉ là tuỳ phụ có tính cách văn minh hơn là văn hóa, trừ có việc lập ra văn tự. Tuy nhiên ngay trong việc này cũng có thể gọi được là chỉ nối tiếp xây đắp nền văn hóa đức trị đã khởi đầu từ Phục Hy và Thần Nông vì có lưu truyền cho rằng chữ viết khởi đầu do ngắm vết chân chim: nếu vậy thì đời Phục Hy chữ viết đã manh nha vì đã biết “quan điểu thú chi giao” (Civ 47, 48). Và Hoàng Đế cũng chỉ là đứng đầu trong việc hoàn thành. Còn chính người hoàn thành thì huyền sử nói là Thương Hiệt (chữ hán). Rất có thể đây là một Việt nho vì chữ Thương có nghĩa kho lúa hay là xanh (phương đông), còn Hiệt là chim (phương nam) cùng nghĩa với việc ngắm vết chân chim có nghĩa là ngắm nền văn minh Việt đi với chim (Hồng Bàng). Cương vị của kinh Dịch là cương vị văn hóa, chúng ta nên theo vì chỉ có phương diện đó là ơn ích cũng như có nền móng vững chắc hơn rất xa phương diện chủng tộc và chính trị. Tuy nhiên ở đây ta đang tìm hiểu nguồn gốc từng yếu tố văn minh nên đôi khi ta tạm đứng sang cương vị chính trị hay cả chủng tộc để làm sáng tỏ vấn đề. Trong ý hướng đó chúng ta nhìn trở lại giai đoạn giao thời từ Thần Nông sang Hoàng Đế để tìm hiểu thêm. Kinh Dịch chỉ nói “Thần Nông thị một, Hoàng Đế thị tác”… Câu nói quá bao quát đủ cho Văn hóa nhưng chưa đủ cho chính trị và chủng tộc học. Ở trên hai bình diện này ta phải hỏi Thần Nông mệnh một vì bênh hay vì Hoàng Đế sát hại, và tại sao Si Vưu con cháu Thần Nông lại chống đối Hoàng Đế? Lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng theo Tư Mã Thiên thì Hoàng Đế đã giết Thần Nông để đoạt chính quyền (xem S.M t1.13). Một lưu truyền ghi lại trong tự điển Từ Nguyên nói họ Thần Nông đời thứ 8 là Du Võng bạo ngược bị Hoàng Đế đánh bại ở Bản Tuyền. Rồi vì đó mà Si Vưu là dòng dõi Thần Nông huy động các bộ lạc (cửu lê) đứng lên chống Hiên Viên xâm lăng. Chính sử quen gọi Si Vưu là rợ, chúng ta nên hiểu chữ rợ theo luật “được làm vua thua làm rợ”, và như thế chúng ta sẽ tìm ra được ý nghĩa nhiều câu khác. Thí dụ việc nhiều sách qui công sáng chế mọi ngành kỹ thuyệt như đúc đồng… cho Hoàng Đế thì thực ra là Hoàng Đế đã ăn tự của “rợ” Si Vưu. Vì Hoàng Đế chiến thắng nên làm vua chiếm đất đai cũng như chiếm luôn công khởi sáng của kẻ bại. Tuy nhiên Hoàng Đế có công ở chỗ đã thêm vào gia sản của kẻ bại bằng cách đưa đến độ hoàn bị hơn. Thí dụ Si Vưu mới phát minh ra việc đúc đồng và làm khí giới (Maspéro 26) thì Hoàng Đế ăn tự hai việc đó và tiếp tục cho ngày thêm tinh xảo. Cả về văn hóa cũng phải hiểu theo lối đó mới rọi được ít tia sáng vào những câu nói hàm hồ thí dụ trong sách Quản Tử chương 16 rằng “tích giả Hoàng Đế đắc Si Vưu nhi minh ư thiên đạo, chữ hán”, câu nói hàm hồ vì chữ đắc không có nghĩa là thắng nhưng là được, và chữ “minh ư thiên đạo” có nghĩa là sáng lên về đạo trời, hay là hiểu được đạo trời, cắt nghĩa đàng nào cũng được. Tuy nhiên theo cái nhìn trên kia thì phải hiểu rằng Hoàng Đế vì được tiếp cận với nền văn minh của Si Vưu nên đã hiểu rõ thêm được đạo trời. Bởi vì có truyền thuyết coi Si Vưu như phụ trách lịch, mà lịch thuộc thời gian nên nói Si Vưu coi về trời, Công Công coi về đất. Bởi thế mới nói “đắc Si Vưu nhi minh ư thiên đạo” và nếu Hoàng Đế có công nào đó thì là công đổ khuôn, tức là nhờ thắng về quân sự nên nắm quyển hành, nắm được các phương tiện để đổ khuôn cho nội dung văn hóa nông nghiệp tức là làm cho ý thức được mở thêm về giá trị của văn hóa Viêm tộc mà phần lớn còn nằm trong vùng tiềm thức. Nói khác Viêm tộc mới là đợt sống nhiều chưa ý thức đủ vì quá quen thuộc. Nay nhờ có Hoàng Đế thuộc văn minh du mục nhìn lại nền văn minh nông nghiệp với con mắt lạ lẫm tra xét nên nhận ra được nhiều khía cạnh mới cách rõ hơn và do đấy phát kiến ra dạng thức để lên khuôn cái nội dung lúc trước còn lờ mờ; nhờ đó có thể nâng văn hóa Viêm tộc lên đợt ý thứ cao hơn trước.

Đấy là một diễn biến theo luật tổng quát. Xét về văn hóa người Aryen kém dân bản thổ Dravidien (được chứng tỏ trong di tích đào được ở Mohenzo Daro) nhưng lại hơn về sức mạnh, về văn minh, nên đã đổ khuôn cho văn hóa Dravidien. Nếu chỉ có văn minh Aryen thì tôn giáo Veda chắc đã chết lịm trong mớ dị đoan thần thoại; nhưng nhờ văn hóa Dravidien mà Veda đã đủ sức từ tôn giáo chuyển sang triết lý Vedanta nhờ những khuôn là các kinh Upanisades. Cũng thế phải có văn minh lý trí giàu tình cách xoi mói của Hoàng Đế đại diện văn minh du mục y cứ trên vũ lực, thì văn minh tình cảm nhân trị của nông nghiệp mới nhô thêm lên chân trời ý thức và mặc những hình thái rõ rệt, thí dụ các thể chế mới mở rộng hơn: từ bộ lạc đi lên quốc gia. Xưa nay phần lý vì là minh bạch nên hay thắng phần tình vì quá âm u: đó là văn thắng chất. Hoàng Đế thắng Si Vưu trong hiệp đầu. Đó là giai đoạn lý thắng tình, gọi là văn minh tức có tổ chức chu đáo hơn. Nhưng vì tình mạnh hơn lý nên tình thua để rồi tẩm nhuận lại văn minh Hoa tộc. Hoàng Đế thắng Si Vưu nhưng thắng để rồi bị thua, hay đúng hơn để được tẩm nhuận bởi tinh thần Si Vưu: thắng ở chỗ làm chủ tình hình, ở chỗ đổ khuôn, đưa ra dạng thức nhưng thua ở chỗ phải nhận nội dung của kẻ chiến bại. Nói trúng hơn thì không phải thắng với bại nhưng là hai chủng tộc Hoa Viêm cùng chung sức xây đắp một nền văn hóa mới, trong đó nội dung phần lớn của Viêm tộc nông nghiệp mà ta có thể gọi là giai đoạn “tại thiên thành tượng”. Tượng thì lờ mờ thấp thoáng nên cần tiến một bước nữa là “tại địa thành hình”. Hình là hiện lên hình tích rõ rệt trong những dạng thức công cộng và đó là công của Hoàng Đế, của Hoa tộc du mục, rồi cả hai dân tộc được tô tạo trong nền văn hóa tổng hợp ấy nên lâu ngày trở thành đồng hóa mà đồng hóa có nghĩa là Viêm hóa vì tuy danh xưng thì kêu là Hoa và sau này là Hán đi nữa, nhưng về nội dung thì đã thành Viêm tộc tức thấm nhuần văn hóa nông nghiệp và do lẽ đó sẽ bị những làn sóng Hoa tộc mới chính cống hiệu du mục tràn vào để mở đợt chính phục mới khác. Sau Hoàng Đế du mục thì đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương đều nông nghiệp, chính vì thế sẽ bị nhà Chu du mục diệt.

Nhà Chu được nhắc nhở tới nhiều vì hai lý do, trước hết là nhờ đã thấm nhuần được văn minh nhà Thương nông nghiệp nên mang dòng máu cả hai nên văn minh du mục lẫn nông nghiệp. Nhờ đó đã lật đổ được nhà Thương để kiến tạo nên đợt khác của văn minh mới cao hơn nhà Thương. Nhà Thương tuy đã nông nghiệp nhưng tính chất tôn giáo (yếu tố Tây Bắc) còn rất sâu đậm. Đến nhà Chu thì đã tiến dần sang lễ nghĩa quy chiếu vào con người. Nhờ đó văn hóa nhà Chu cao hơn nhà Thương. Thế rồi vì định cư lâu ngày nhà Chu dần dần hết sinh khí đâm ra sa đọa ở thời Xuân Thu và tan rã ở thời Chiến Quốc để chấm dứt giai đoạn tam đại. Tam đại gồm nhà Hạ, Thương, Chu là giai đoạn thứ hai mà tính chất là liên bang (chư hầu) đã ổn định: nó khởi đâu từ Hoàng Đế, và thịnh đạt ở thời Hạ, Thương và nhất là Chu. Vì thế nhà Chu được nhắc nhở tới nhiều như lý tưởng của một sự dồn đúc hai nền văn minh Tình Viêm tộc với Lý Hoa tộc, và cũng là nhu tận cùng của giai đoạn Vương phải nhường lại cho nhà Tần du mục danh dự khai mạc đợt văn hóa thứ ba là Đế.

Khi Tần Thuỷ Hoàng tóm thâu được cả 6 nước mạn Đông mà lập thành đế quốc, thì muốn tìm một danh hiệu kiêm được cả tính chất Tam Hoàng lẫn Ngũ Đế và vì thế đã nhận danh hiệu Hoàng Đế (Civ 41) gọi là Tần Thuỷ Hoàng Đế. Chữ Thuỷ là mở đầu nó bao hàm sự chối bỏ tước hiệu Hoàng Đế của Hiên Viên. Sự thực Hiên Viên chưa xứng là Hoàng mà mới là Đế để mở đầu Ngũ Đế. Tần Hoàng rồi cũng chỉ là Tần Đế, nhưng đấy là chuyện về sau, chứ lúc ban đầu khi lựa chọn danh hiệu là vô tình mà Tần Hoàng đã chọn một danh hiệu hay nhất nói lên ý hướng muốn chung đúc hai nền văn minh của Viêm tộc (tam hoàng) và Hoa tộc (ngũ đế). Tôi nói vô tình theo nghĩa từ tiềm thức vì như trên đã nói nước Tần dựng nên do Viêm tộc, nên thuộc văn minh Tam Hoàng, tuy nhiên vì sống trong môi trường du mục nên mang nặng tính chất du mục: thiên về uy lực và hình luật, do đó mà gọi là Đế, và Đế đã thắng Hoàng. Nếu Tần Hoàng đã lấy và theo đúng danh hiệu Hoàng Vương thì có lẽ đã không bị nhà Hán chiếm mất ngôi để sử lại chỗ quá đáng của Tần Hoàng Đế. Tần Hoàng tuy thuộc Viêm tôc nhưng đã đồng hóa với vương triều nên đã đế hóa trọn vẹn, vì thế lại bị Lưu Bang cũng chiêu mộ quân lính từ vùng Giang Tô, Chiết Giang (Cối Kê) khởi lên chống lại xâm lăng lập ra nhà Hán. Nhà Hán gốc từ áo vải mà lên nên nếu không thuộc dòng máu Viêm tộc thì ít ra cũng đại diện cho tiếng nói của Viêm tộc, đáng lẽ phải như thế. Nhưng cho tới đây thì không còn vấn đề chủng tộc giữa Viêm tộc và Hoa tộc nữa mà trái lại nó đã chuyển sang địa hạt khác là giữa vương triều và bàn dân, rồi sau giữa thị dân và thôn dân. Bởi vì quý tộc kế tập dính liền với Hoa tộc đã bị Tần Hoàng phá vỡ bằng đưa các vương công hầu tước về sống ở các thành phố và nhất là kinh đô để coi chừng; còn công chức thì ban trải ra toàn dân nghĩa là được tuyển tuỳ theo công, của, tài, đức. Xét về mặt này Tần Hoàng đã có công hiện thực điều mà Viêm tộc đã cổ võ được thấy rõ nhất qua lời Khổng Tử. Nhưng Tần Hoàng đã phản bội Viêm tộc khi giữ nguyên tính chất Đế của Hoa tộc trước, khác chăng là chuyển sang cho Vương triều, cho thị dân. Vì thế vẫn là phản bội Viêm tộc xét như là dân tộc và do đó đã bị nhà Hán lật đổ.

Nhà Hán lật đổ Tần Hoàng mặc nhiên nhân danh Viêm tộc lúc này đã trở thành dân tộc, nhưng rồi nhà Hán lại phản bội dân tộc bằng cách duy trì tính cách đối chọi giữa thị dân và thôn dân mà không hiện thực được lý tưởng cho toàn dân, và do đó chúng ta gọi giai đoạn mới này là Hán Nho trong đó chất Đế thắng chất Hoàng, nói khác là chất pháp trị nổi trượt vượt hơn chất nhơn trị và từ đây đã thiết lập xong cặp đôi chính trị là pháp trị với nhân trị thay cho cặp đôi chủng tộc là Hoa tộc và Viêm tộc. Vì Tân Hoàng cũng như nhà Hán đã từ Viêm tộc nhảy sang phe Vương triều (từ nay thay hẳn cho ý thức Hoa tộc) sau này chỉ còn ý thức Viêm tộc và Hoa tộc ở các đợt chiếm cứ về sau như đợt Dương Tử rồi tới đợt Việt Giang nhưng không bao giờ trở thành chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc như bên Âu hay Ấn vì yếu tố Viêm tộc quá mạnh cả về văn hóa (đã đặt nền móng) và về nhân số. Một học giả Trung Hoa nói với ông Hoàng Văn Nội rằng người Trung Hoa nay đến quá phân nửa là Viêm tộc, còn Hồi tộc (gồm cả Mãn, Mông, Tạng) lối 30 phần trăm. Tôi cho lời đó rất trúng vì nếu căn cứ trên màu tóc đen (lê dân) mà Hoa tộc gọi Viêm tộc lúc đầu, thì nay “lê dân” đã trán ngập hầu hết. Sở dĩ Viêm tộc đã không quật khởi giành lại quyền độc lập là vì trận tuyến đã chuyển từ chủng tộc sang địa hạt vua và dân nên mỗi lần có cuộc lật đổ một Vương triều là mỗi lần đều do Viêm tộc khởi xướng. Nhà Tần cũng như nhà Hán và sau này nhà Minh v.v… thảy đều do Viêm tộc nhưng đã không còn vấn đề chủng tộc mà chỉ còn là vấn đề hữu đạo với vô đạo. Hữu đạo là đi với dân mà hiểu về xa xưa là đi với Viêm tộc, ngược lại là vô đạo. Cần chú trọng điểm này để tránh sự đồng hóa Nho giáo với Hoa tộc mà quên rằng Nho giáo là công đầu lớn của cả Viêm tộc tức Việt tộc nữa, mà công đầu là căn bản hơn hết. Vì không chú ý điểm này nên nhiều người đã vô ý chuyển lòng oán hận thuộc chính trị sang bình diện văn hóa hay nói đúng hơn chuyển lòng căm phẫn vương triều sang bên Hoa tộc, mà quên rằng Hoa tộc hiện nay phần lớn thuộc dòng máu Viêm tộc. Cho nên khi lẫn lộn cương vị chính trị với văn hóa là chúng ta hờn oán chính nền văn hóa của chúng ta và anh em Viêm tộc chúng ta còn ở lại trong dải đất Trung Hoa. Tuy nhiên đó là điều ít được chú tâm vì lớp sóng Hoa tộ (hiểu là óc đế quốc) lại cứ lâu lâu được canh tân nối tiếp trong các đời sau từ Tây Bắc tràn vào như Hung Nô đời Hán, rợ Tiên Ti, rợ Chi, rợ Khương đời Tần, rợ Đột Quyết đời Tuỳ, rợ Khiết Đan, Hồi Hột, Sa Đà đời Đường, rồi Kim, Nguyên, Thanh…

Đó là bấy nhiêu đợt sóng Bá đạo tràn vào uy hiếp nền Vương Đạo của Viêm tộc. Điều đáng ngạc nhiên là nền Vương đạo đó đã không bị tiêu trầm nhưng vẫn trường tồn cho tới tận nay để đem lại cho nền văn hóa Viễn Đông một nét đặc trưng mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong các chương sau.

Bây giờ để tóm tắt ta hãy xác định phần nào khuôn mặt của các đợt sóng văn minh tràn lên rồi để lắng xuống những lớp phù sa ảnh hưởng. Người xưa đã muốn phân bệt bằng những chữ Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Vương, Ngũ Bá v.v… thì đó chỉ là cách nói co dãn theo huyền sử, nếu hiểu theo lịch sử thì không trúng. Thí dụ: Tam Hoàng có thể là 5 khi kể cả Toại Nhơn, Hữu Sào, Nữ Oa, Ngũ Đế có thể là thất đế khi kể cả Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Chí… Tam Vương cũng không hẳn là tam mà có thể bao gồm Nghiêu Thuấn vào giai đoạn này mới đúng và lúc ấy gọi là thời vương đạo gồm Nghiêu Thuấn là thời lập đức, nhà Hạ nhà Thương là thói lập công, còn nhà Châu là thời lập ngôn ở tại việc giàn hòa hai chiều văn hóa Hoàng trời (tam hoàng) với Đế đất (ngũ đế) làm thành Vương đạo là thời quân bình nhất; rồi sau đó Vương đạo suy dần ở những đời sau mà khởi đầu là ngũ bá. Ngũ bá cũng không hẳn là ngũ vì sau Tề, Tấn, Tống, Tần, Sở còn có Ngô rồi Việt. Vậy những đợt Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam đại… chỉ nên hiểu là những đợt văn hóa mà ta có thể xác định hơn kém bằng thời gian và khu vực như sau. Giai đoạn trước hết là Viêm tộc xuất hiện đầu tiên trên toàn lãnh thổ Trung Hoa lập ra một nền văn minh mà ta có thể gọi là Hoàng Đạo, với thể chế thị tộc (Mẹ làm chủ nên gọi là Thị), rồi bộ lạc và một đôi nơi đã khởi sự bước vào thể chế quốc gia. Thí dụ họ Hồng Bàng lập ra nước Xích Quỷ, Văn Lang.

Giai đoạn thứ  hai Hoa tộc từ Tây Bắc vào chiếm 6 tỉnh mạn Bắc thuộc Hoàng Hà rồi nương theo thế liên bang của Viêm tộc mới manh nha để hoàn thành dưới hình thức chư hầu và phong kiến tức một thứ liên bang nhưng kém phần dân chủ và công thể của Viêm tộc chính tông. Bởi đó về triết lý thì giai đoạn này kêu được là Vương đạo, một thứ triết lý mà chất Viêm Việt nổi hơn chất Hoa tộc, và tôi gọi là Việt Nho.

Giai đoạn ba mở rộng ảnh hưởng Hoa tộc xuống mạn nam thuộc vùng Dương Tử giang lập thành nước Kinh Sở. Thời này về triết không có gì đặc sắc mà chỉ là tiếp nốiVương đạo. Nhưng vì đất của Viêm tộc bị rút hẹp thì ảnh hưởng trong triết cũng suy yếu theo.

Giai đoạn thứ ba có thêm đợt hai là Hoa tộc chiếm thêm ba tỉnh cửa sông Dương Tử thuộc hai nước Ngô Việt và cuối cùng chiếm luôn cả Lưỡng Việt (Quảng Đông Quảng Tây), cả Bắc Việt từ đấy trở thành mảnh đất trú chân cuối cùng của Viêm tộc đại diện cho toàn thể gia đình Viêm Việt. Theo đà ấy triết bước vào giai đoạn Đế Đạo cũng gọi được là Bá Đạo hay Hán Nho và truyền lại cho tới nay.

Riêng về nước Việt Nam xét như là mảnh đất nương thân cuối cùng của tinh thần Viêm tộc đã trải qua một quá trình tranh đấu để cuối cùng  dành lại được nền độc lập trên một dải đất nhỏ hầu duy trì những đại diện chính thức cho Viêm tộc cũng như cho Bách Việt, nói khác là đại diện nền văn hóa nông nghiệp khi mới manh nha cũng như cho giai đoạn Kinh điển tựu thành tức giai đoạn nòng cốt của nền văn hóa Việt Hoa. Vì thế trong chương sau chúng ta sẽ tìm xem Viêm tộc đã đóng góp những gì vào việc hình thành Kinh điển.

Phụ chú


Có truyền thuyết cho rằng tên hiệu Si Vưu chính trước là Trung Quang nhưng Hiên Viên đã đổi đi bằng thêm chữ Sơn lên đầu và còng chân lại nên Trung hóa ra Si (ngốc) còn Quang bớt nét đi cho ra Vưu là oán hờn. Theo thuyết đó thì vua Nguyễn Huệ đã lấy hiệu là Quang Trung để nhớ lại một tị tổ xưa và lấy cờ của Si Vưu nền đỏ có miếng tròn màu vàng ở giữa. Đó cũng là một giả thuyết có thể ghi để hướng dẫn nghiên cứu. Bởi vì Si Vưu cũng là một là cờ. Ta thấy trong huyền sử cha đẻ ra Tân Lang trong truyện trầu cau tên là Quang Lang cũng như con trai của Lạc hầu gọi là Quang Lang.

Vậy có thể vua Quang Trung cũng đã làm như thế, nhưng cách tích cực hơn. Quang Trung cũng là một người tự dân mà lên, nên đại diện cho Viêm tộc. Vì thế mới có ý đòi lại một ít đất của Viêm tộc là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây gọi là Lưỡng Quảng mà chính ra là Lưỡng Việt. Cũng như Tây Giang chính ra là Việt Giang.

Tên Si Vưu là Trung Quang cũng có lý. Chúng ta biết lửa được phát minh ra thời kỳ gọi là Toại Nhơn. Đây là một bước tiến vĩ đại nên các vua sau toàn lấy danh hiệu liên hệ với lửa: Phục Hy lấy hiệu là Thái Hạo= sáng lắm. Cháu ba đời kêu là Đế Minh có nghĩa là chúa sáng. Tất cả dòng tộc kêu là Viêm tộc, chữ Viêm là hai lửa chồng lên nhau sáng lắm= Thái Hạo, và Quang Minh. Còn Trung là nói lên di sản của tổ tiên là kinh Dịch. Kinh Dịch thành bởi âm và dương mà lý tưởng là hòa hợp âm dương tức hai yếu tố trái ngược gọi là Trung. Chính chữ Trung trong Trung Dung phải hiểu là nguyên lý hòa giải hai yếu tố trái ngược và nhờ đấy phải dọi tia sáng minh triết (trung) ra tất cả chung quanh. Lá cờ có miếng tròn vàng chỉ Trung (Hoàng cực màu vàng), tia sáng ra chung quanh là màu đỏ chỉ quẻ Li là phương Nam, là văn minh. Vậy nếu quả thật Hoa tộc đã đổi tên Trung Quang ra Si Vưu thì đó là một lối ăn cắp xe về tháo số cũ, gắn bảng số mới cho phi tang bằng cách chài chủ cũ tức làm cho Trung Quang trở nên Si Vưu để con cháu không nhìn nhận ra ông tổ nữa. Phép chài đó như sau: đặt trên đầu chữ Trung một tấm ngang rồi đè bằng trái núi còn chân thì xõ gông. Tôn Ngộ Không cũng bị đè dưới núi Ngũ hành kiểu này 500 năm không dậy nổi, thì con cháu Trung Quang cũng trải qua 5000 năm lịch sử không nhận ra tổ gốc của mình nữa, các cụ xưa viết:

Đọc Ngu thư ghét đảng tứ hung.

Coi Tống sử ghét bày ngũ quỷ.

Còn tân học nay không ai nghiên cứu về Việt Nho mà chỉ còn dăm ba người chú ý tới chữ Hán. Vì thế những suy tư trên tuy mới là giả thuyết nhưng cũng cần ghi lại vì hậu quả có thực.

V. PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA VIÊM TỘC VÀO VIỆC HÌNH THÀNH KINH ĐIỂN

Nói đến kinh điển là nói đến phần kết tinh những gì là tinh tuý nhất của một nền văn hóa. Ở trên ta đã định luận phần đó cách tổng quát, ở chương này chúng ta thêm phần chính xác bằng gọi tên một số kinh điển cùng phác họa nội dung trong vài nét lớn và ta có thể nói rằng phần đóng góp của Viêm tộc chính là phần nóng cốt của cả lục kinh: Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Tôi nói nòng cốt (Đại Đạo) mà không nói toàn bích vì toàn bích (gọi là Thường Đạo) chỉ hiện hình ở giai đoạn “Tam Đại”. Còn giai đoạn “Tam Hoàng mới có cái sườn, nhưng đã là cốt cán cho nền Nhân bản tâm linh nảy nở, các đời sau dựa trên những câu sách đại loại “bất do cổ huấn, vua hà kỳ huấn” (Kinh Thư, thiên Tất mệnh, câu 11) nghĩa là những lời giáo huấn đều phải theo cổ huấn. Nhưng tìm cổ huấn ở sách nào. Trong bài tựa kinh Thư, Khổng An Quốc có trả lời rằng: “Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế chi thự vị chi tam phần, ngôn Đại Đạo dã. Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường Ngu chi thư vị chi ngũ điển, ngôn Thường Đạo dã, chữ hán”. Theo đó thì trước khi có kinh Thư còn có những sách cổ hơn gọi là tam phần, ngũ điển, bát sách, cửu khâu, nhưng nay đã thất lạc, ta chỉ còn có thể chắt lọc phần nào cái Đại Đạo từ trong ngũ kinh mà thôi vì ngũ kinh tiếp nhận cổ huấn từ ngũ điển, cũng như ngũ điển đã tiếp nhận từ “tam phần” vậy.

KINH DỊCH

Quyển kinh được truyền tụng là đã xuất hiện đầu tiên trong nên văn học Việt Nho là kinh Dịch. Sở dĩ có ý tưởng này vì kinh Dịch tóm lại được trong hai chữ âm dương: “nhất âm nhất dương chi vị Đạo”. Đạo đó là Đại Đạo và là nét đặc trưng đầu tiên, vì trên thế giới không tìm đâu ra quyển sách có thể tóm vào hai chữ mà lại đầy tính chất toàn bị như vậy. Chính khả năng cô đọng cùng cực này đem lại cho kinh Dịch nét đặc trưng thứ hai là dễ nhất cũng như giản dị nhất, vì thế hai chữ dịch và dị cùng viết y như nhau. Tuy nhiên đây là cái dễ của minh triết nên khi toả ra thì bao hàm cả trời đất, cả vũ trụ nên lại khó nhất. Nhưng đó là chuyện sẽ bàn ở nơi khác. Ở đây ta chỉ cần chú ý đến sự dễ dàng, chính vì dễ nhất nên có thể xuất hiện đầu trước hết như truyền thống đã lưu lại. Chính vì sự dễ, sự cô đọng cùng cực nên kinh Dịch được dạy truyền khẩu lâu đời nhất; và mới chỉ được khởi viết thành sách tự đời Văn Vương, sau được hoàn bị vào quãng thế kỷ 7-5 trước d.l. Nhiều học giả đời mới bị lôi cuốn bởi óc duy sử tức chỉ cho là có thực cái gì được ghi chép lại nên với họ kinh Dịch chỉ có từ lúc được chép ra, và họ cố hạ thấp việc chép này sát vào thời mới lối thế kỷ 4-3 trước d.l. Nói như vậy là không chịu khảo sát đến các ấn tích như âm dương đã được tìm thấy lâu xưa (xem bài Ngũ Hành trong Chữ Thời). Trước đây một số học giả cho là kinh Dịch chưa có lâu lắm, vì không thấy kinh Thi nói đến âm dương. Học giả Granet đã chứng tỏ câu nói đó là sai lầm bằng đưa ra ba trang đầy những chữ âm dương trong kinh Thi (P.C. 17).

Vì thế ta có thể coi kinh Dịch là đã có lâu đời nhất ít ra phần nòng cốt gồm âm dương và bát quái. Về 64 quẻ thì có thể hỏi do Văn Vương làm ra như một số bác học chủ trương hay do chính Phục Hy, còn Văn Vương chỉ viết lời bàn? Vấn đề 64 quẻ không quan trọng bằng bát quái: vì bát quái mới là cốt, còn 64 quẻ tuy nhiều hơn, nhưng lại là quảng diễn, một thứ quảng diễn đã được gợi hứng ngay từ trong 8 quẻ, cũng như 8 quẻ được gợi hứng từ tứ tượng và tứ tuợng từ lưỡng nghi. Vì thế ngay ở đợt hoàn thành nghĩa là khi đã đạt 64 quẻ và có hệ từ kèm theo như nay, thì sách cũng chỉ nói tới bát quái, bởi thực ra thì tất cả tinh hoa đã diễn đủ với bát quái rồi. Bởi vậy giả thử chính Văn Vương đã làm ra 64 quẻ thì cũng không át nổi công đầu của Phục Hy. Huống chi ta thấy việc quy 64 quẻ cho Phục Hy có nhiều may mắn đúng sự thật hơn vì làm ra 64 quẻ chỉ là việc tiếp tục chồng 8 quẻ lên một lần nữa. đó là việc đang đà tiện tay từ 2 đến 4 từ 4 đến 8, thì không có lý do gì dừng lại ở 8 mà không đi thêm bước nữa là 64. Tôi đoán rằng việc quy công cho Văn Vương nằm trong kế hoạch bóc lột Viêm tộc cũng một loại như quy công cho Hoàng Đế lập ra niên giáp 60 năm, vì cũng có dòng lưu truyền nói đó là công của Phục Hy tuy tên năm có khác, nhưng nền móng số 60 là 5 lần hai số 10 và 12 thì đã có từ Phục Hy rồi. Xem Thông Giám cương mục tiền biên quyển nhị: “Phục Hy thị tác giáp lịch, địch tuế thời” (Legge III 82) vì những lý trên nên tôi cho rằng chính Phục Hy đã làm ra 64 quẻ. Hay nói một cách cụ thể thì chính dân gian tức Viêm tộc, Bách Việt đã làm ra kinh Dịch từ hai cánh cửa là âm dương cho tới 64 quẻ với cả hệ từ vì đầy ca dao. Và hiện nay nước Việt Nam còn mang nặng tính chất kinh Dịch trong xương máu như Trung Hoa, có phần còn hơn là khác, thí dụ các danh hiệu Việt Nam hoàn toàn mang tính chất lưỡng diện như Bố Cái và các thể chế thói tục như truyện trầu cau v.v… sẽ bàn trong các chương sau. Có lẽ điều đó còn ghi lại trong việc phân chia các số biểu tượng. Viêm tộc được kinh Dịhc nhìn nhận là đã chiếm cứ hai số quan trọng nhất là 2, 3. Thuyết quái 1 nói: “Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số, chữ hán”, 3 trời 2 đất là số của nền minh triết, là số nền tảng để làm ra các số khác. Như vậy hai số 3, 2 (đi với Đông và Nam) của Viêm tộc là phần nội còn hai số của Hoa tộc 4, 1 (đi với Tây Bắc) chỉ là phần đóng khung thuộc ngoại diện. Vì thế Viêm tộc được coi kinh Dịch là di sản thiêng liêng nhất của mình. Và cũng vì lý do đó trong số mấy sách của mặt trận văn hóa Bách Việt chúng tôi có đưa ra quyển “Dịch Kinh linh thể” làm nền móng.

KINH THƯ

Sau kinh Dịch thì đến kinh Thư cũng gọi là Thượng thư hay là Thượng cổ, vì đây là quyển tản văn có tự lâu đời nhất, với nội dung hoàn toàn nông nghiệp. Trong Kinh Thư nổi nhất về phương diện triết phải kể tới thiên Hồng phạm. Học giả Granet rất có lý gọi thiên này là bản tóm lược nền minh triết: “La somme de la sagesse” (P.C. 166), vì nó bao hàm một sự suy tư về cơ cấu vũ trụ “une Méditation sur la structure de l’univers”. Thế mà thiên này liên hệ mật thiết với Viêm Việt vì tính chất nông nghiệp của nó; thứ đến là có truyền thuyết cho rằng Hồng Phạm đã khải thị ra cho ông Vũ một người nếu không gốc Việt thì cũng đã Việt hóa hầu hết. Có lẽ vì thế mà truyền thuyết cho là ông lấy vợ Việt và khi chết cũng chôn ở đất Việt là Cối Kê (Danses 266). Sách Trúc thư kỷ niên quyển 3 nói “Mẹ ông Vũ tên là Tu Kỷ. Đẻ con phía lưng, khi lớn lên hai tai ông đều có ba lỗ, chân đi như dáng chữ Kỷ nên gọi ông là Văn Mệnh. Ông có thánh đức, cao 9 thước 9 tấc, mộng thấy mình tẩy rửa trong sông, nên lấy nước mà uống liền được điềm tốt là con hồ 9 đuôi, được thần Sông hiện ra phán bảo: “Văn mệnh trị thuỷ. Ngôn cật, thu Vũ Hà đồ, ngôn trị thủy chi sự, chữ hán”.

Nhờ đó ông Vũ trị được nước, dấu hiệu là cây cối tốt tươi và hai thần Thanh Long và Chúc Dong hiện ra. Thanh Long chỉ vu giáo, Chúc Dong chi thần giáng vu Sùng Sơn = Thần Thanh Long ở chỗ giao (Giao Chỉ), và thần Chúc Dong hiện xuống trên núi Sùng Sơn cũng gọi là Tung Sơn ở chính giữa tức nơi đất trời giao hội. “Vì thế ông Vũ được vua Thuấn truyền cho ngôi thiên tử, và liền nhận được quy thư là Hồng Phạm, đóng đô ở Dương Thành.”

Đây là một trang huyền sử nói về mối liên hệ giữa ông Vũ và Việt tộc rõ nhất. Ông Vũ là vua đầu tiên của nước Tàu, thế mà theo tinh thần phương Nam, “dĩ tu thân vi bản”. Tu thân cũng gọi là Tu kỷ, nên Mẹ ông có tên là Tu Kỷ và con đi có dáng chữ Kỷ; đẻ ra phía lưng là dương đối với bụng là âm, vì thế đóng đô ở Dương Thành, một miền của Dương Tử Giang, nơi lấy nước làm tiêu biểu mình triết, nên ông Vũ uống nước liền được điềm tốt là con hồ 9 đuôi. Chín đuôi là cửu trù của Cửu dân (Cửu lê). Vì 9 là số nhân của tam, thuộc Tam Miêu, nên tai có 3 lỗ là để nghe mệnh trời, mệnh đất, mệnh người hòa hợp nên gọi là Văn mệnh. Vì thế sứ mệnh của ông phải đi theo lối văn, chứ không theo lối võ, mà lối văn là trị thuỷ theo nền minh triết của Lạc Thư cũng gọi là Quy thư thư hay là Hồng phạm. Ta biết Hồng phạm không dạy phép trị thuỷ mà là trị nước. Vậy hai chữ “Trị Thuỷ” ở đây phải hiểu theo nghĩa nước là Quốc như tiếng Việt là một nước duy nhất dùng chữ Nước theo hai nghĩa Thuỷ và Quốc y như trong “Hà đồ, ngôn trị thuỷ chi sự” thì chữ thuỷ đây phải hiểu là quốc, và khi kinh Thư nói ông Vũ đào sâu sông (Tuấn xuyên, chữ hán) thì phải hiểu Xuyên là minh triết Đông phương toàn xuất tự nước như Hà Đồ, Lạc Thư… Chính vì ông Vũ đã biết “Tuấn Xuyên” nên kinh Thư mới tặng cho ông 4 chữ “Tuấn triết văn minh, chữ hán” (Thuấn điển I).

Vậy nhờ “Tuấn triết”, gọi khác đi là “Tuấn Xuyên” hay là “trị thuỷ” mà cây cối tốt tươi, gây thịnh vượng cho nước, nên được điềm lành hiện ra là “Thanh Long chi vu giao. Chúc Dong giáng vụ Sùng Sơn”.

Thanh Long là chòm sao phương Đông hiện ra ở phía Nam (giao). Chú ý hai chữ Giao Chỉ đã ló dạng nơi đây. Chúc Dong là thần Lửa chỉ phía Nam. Thế nghĩa là văn minh Đông Nam phát triển tức cũng là Việt đạo được thể hiện với nhà vua đầu tiên của nước Tàu. Đó là nhà Hạ do ông Đại Vũ nên khi Khổng Tử nói “phải theo triết lý chữ thời của nhà Hạ, Hành Hạ chi thời, chữ hán” (L.N XV.10) thì cũng chính là “Hành Việt chi Đạo vậy”.

Vì lý do đó mà quyển Chữ Thời mới lấy khung của Hồng phạm để quảng diễn nền minh triết của Việt Nho. Nhân nói đến chữ Việt xin kể chi tiết nhỏ sau đây:

Trong mấy thiên đầu của Kinh Thư chữ Viết cũng đọc và viết là Việt, “Viết nhược kê cổ cũng là Việt nhược kể cổ, chữ hán”. Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn. Sau đây là giả thuyết làm việc của chúng tôi. Có lẽ câu đó do một người Việt được tuyển lựa để viết ra. Vì có truyền thuyết rằng, nước Việt Thường cống con rùa có mang trên lưng lịch sử gốc tích trời đất viết bằng lối chữ “cổ văn tự”, nhân đấy vua chọn nhân tài trong đất Việt để viết lịch sử. Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho là chữ nhược là thuận, chữ kê là khảo. Vì thế câu trên có nghĩa rằng: người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa. Nếu nói là Viết nhược kê cổ thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ Việt với Viết như nhau, rồi sau này ai có “tai” thì hiểu lấy.

Trên đây chỉ là một giả thuyết đúng hay sai khó ai tìm ra lý lẽ đủ, có điều nó diễn tả được nội dung kinh Thư đầy chất Viêm Việt, chẳng hạn “khả ái phi quân, khả uý phi dân” (Đại Vũ mô câu 17), “đáng yêu không ngoài vua, đáng sợ không ngoài dân”. Sách “Nhật giảng” giải rộng bằng câu sau “quân sở khả uý, khởi phi dân hồ?” Những người đáng cho nhà vua sợ thì còn ai nữa ngoài dân? Đúng giọng Viêm Việt đặt dân ngang với trời: “thiên thông minh tự ngã dân thông minh”. Vì thế đường lối các triết vương nhà Aân (một nhà rất Việt) là đi theo lối sợ trời và bàn dân: “Aân tiên triết Vương địch uý thiên, hiển tiểu dân, chữ hán” (Tửu cáo câu 9). Còn biết bao câu khác tương tự trong kinh Thư. Có thể nói tất cả kinh Thư được bao trùm trong bầu khí kính nể dân như vậy, cho nên giả thuyết nói kinh Thư do người Việt nếu có sai chi tiết thì vẫn đúng với sự thực lớn lao.

Sự thực lớn đó nằm trong phương trình “thiên thông minh tự ngã dân thông minh. Thiên minh uý tự ngã dân minh uý… đại vu thượng hạ” (Cao Dao mô) = trời thông minh là do dân ta thông minh. Trời ưng thuận hay biểu lộ uy thế là tự đầu ưng thuận hay biểu lộ uy thế, trên dưới liên hệ như một tức dân với trời không hai. Theo câu trên ta có thể nói rộng ra rằng, nếu trời cầm buộc thì dân cũng cầm buộc, nếu trời ban cho thì dân ban cho. Nên khi kinh Thư nói “thiên nãi tích Vũ Hồng Phạm Cửu trù” thì có nghĩa là “dân mãi tích Vũ Hồng phạm Cửu trù” vì tích là ban ra bằng nói, thế mà ông trời Đông phương không nói, mà “nhân giả kỳ Thiên địa chi đức” tượng trưng bằng con rùa vì lưng tròn bụng vuông. Vì thế thay vì nói dân ban sách thì bảo là rùa vì con rùa mang trên lưng 9 số từ 1 đến 9 tức là gồm hết lịch sử tạo thiên lập địa, nên cùng một họ với con rùa mà Việt Thường cống vua Nghiêu (1) đội trên lưng lịch sử đất trời. Đó cũng chính là Lạc Thư 65 chữ “lục thập ngũ tự giai Lạc Thư bổn văn” (tiền Hán thư, Ngũ hành chí, thượng). Hoặc trên nũa là con rùa đội Lạc thư lên cho vua Phục Hy… cũng như sau này thần Kim Quy vẽ bản đồ giúp vua An Dương Vương xây Loa thành và giữa nước v.v… Tất cả trong bấy nhiêu truyện đều nói đến rùa. Vậy có nghĩa là gì? Thưa tất cả đều chỉ hiền triết vì chữ hiền viết với bộ bối mà bối chỉ các loài sò dùng vỏ làm tiền cũng có liên hệ với rùa (quy bối). Rùa là giống sống lâu cả từng ngàn năm, mà sống lâu thì trở nên linh thiêng = “ quy tuế cửu tắc linh” (có ý nói người già giàu kinh nghiệm), mà linh thì tỏa ra cùng trời khắp đất. Con rùa cũng đáp ứng điều này vì lưng tròn chỉ trời, 4 chân chỉ đất, lại là giống sống dưới nước và có rất nhiều ở miền Dương Tử Giang… Vì thế nên Viêm tộc dùng rùa để chỉ Hiền triết tinh hoa của Dân. Và khi nói Việt thường cống con rùa… thì phải hiểu là có sự hiện diện của một hiền triết trong phái đoàn sứ giả. Rất có thể phái đoàn đem đến một con rùa trên lưng có một số chữ xếp đặt như Lạc Thư, hay chính là Lạc Thư… Những chữ đó nói gì? ai viết? Tại sao lại viết trên lưng rùa, mà không trên lưng con khác… thì tất cả đều đòi hỏi một trí óc vĩ đại mà người ta quen gọi là hiền triết. Việt Thường cống con rùa là có một số hiền triết Viêm Việt chịu ra giúp vua Nghiêu. Dân là nước, trị dân là trị nước. Nước cho là dân cho. Hà xuất Đồ Lạc xuất Thư là dân cho ra Hà Đồ, dân cho ra Lạc Thư. Ông Vũ được trời cho Hồng phạm là được dân hay đại biểu dân là hiền triết (như Cơ Tử) khải thị cho Hồng phạm và nhờ đó mà ông có “tài trị nước” trở thành “Hữu Hạ, chữ hán” tức là được lòng các nước phương Nam mùa Hạ mà nổi nhất là Bách Việt. Phương Nam với mùa Hạ là một. Do đấylập ra nhà Hạ có nghĩa là lập thành liên bang Việt Nam. Vì thế sách Trúc thư Kỷ niên kể rằng “khi vua Vũ đi tuần xuống miền Nam ra tới giữa sông Dương Tử thì có 2 con rồng vàng đến đội thuyền. Đoàn tuy tùng kinh hãi. Vua Vũ nói rằng ta chịu mệnh trời xuất tận lực vào việc nuôi người, sinh ra là tính, chết là mệnh, việc chi phải lo ngại con rồng. Rồng liền kéo đuôi mà đi”. Hai con rồng là hai miền tả ngạn sông Dương Tử tức miền của Việt Nam thờ vật tổ dương là rồng vàng. Ban đầu rồng đội thuyền là có ý phòng hờ, nhưng khi thấyvua Vũ đi theo đúng với triết lý Hồng phạm là lo cho dân thì thôi không tổ chức chống cự nữa, nhưng để mặc cho Đại Vũ đi vào miền Nam để trở thành “Hữu Hạ” tức là nắm được phương Nam.

(1) Vua Nghiêu hoặc vua Vũ Văn nhà Châu không quan trọng, vì  đây là huyền sử chỉ có ý nói cho Bắc phương biết văn hóa phương nam cao cả có đã lâu đời từ lúc nước Việt còn nằm ở dưới phận dã hai sao Ngưu Nữ ở phía Hằng Sơn. Hằng với Thường là một. Nói Việt Thường là nói đến nước Việt lúc còn ở dưới chân núi Hằng Sơn.

 

KINH LỄ

Sau Thư đến Lễ. Kinh Lễ vẽ lại cái lý tưởng sinh hoạt của xã hội Việt tộc xa xưa. Nếu Hồng phạm nói số sinh 1, 2, 3, 4, 5 (lý thuyết) thì kinh Lễ dùng số thành 6, 7, 8, 9 tức áp dụng lý thuyết vào thực tại đời sống. Cốt tuỷ của kinh Lễ là thiên Nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh phát xuất tự nhà Minh Đường nơi làm lịch, nhưng phải hiểu lịch theo nghĩa thiêng liêng ngày xưa nên là rất quan trọng. Bởi vì đối với đời sống nông nghiệp thì Lịch bao hàm cả đời sống toàn triệt từ ăn làm qua việc cưới gả, lên cho tới tâm linh tu luyện (P.C. 133) nên nhà Minh Đường có trải qua nhiều hình thái như Linh Đài hay Bích Ung cũng gọi là Văn tổ (Danses 290-291). Trong nhà đó coi trọng kinh nghiệm tức là coi trọng tuổi già, và xếp đặt ngôi thứ dưới trên dựa trên tiêu chuẩn tuổi tác (quy tuế cửu đắc linh). Đó là ấn tích của Viêm tộc, của dân gian vì thế có lịch Lý của Vương triều, mà cũng có lịch tình của dân gian, cuối cùng lịch tình của dân gian đã thắng vượt (Socio 88-91). Chúng ta hãy đọc lại cốt tuỷ thiên Nguyệt lệnh thì sẽ nhận ra. Muốn vậy ta hãy thu gọn lại trong một bảng tóm như hình sau đây.

 


 Nam

Số 7 , Viêm Đế tế gà trùng: lộng vũ thàn: Chúc Dong


Đông

Số 8, Thái Hạo tế cửu trùng: lân thần: Cú Mang

Hoàng Đế

Tế bò trùng: khoả thần: hậu thổ

 Tây

Số 9 Thiếu Hạo tế chó trùng: mao thần: Nhục Thu


Bắc

Số 6 Chuyên Húc tế heo trùng: giới thần: huyền minh


 

Bảng này được rút gọn cho dễ hiểu, vì cần phải nắm được nó mới hiểu được nhiều điểm then chốt thuộc nguồn gốc nước ta (xem bảng Nguyệt Lệnh đầy đủ ở quyển Vũ trụ nhân linh) ở đây chỉ cần ghi chú hai đế của trục Đông Nam:

Đông là Thái Hạo = Phục Hy

Nam là Viêm Đế = Thần Nông

Còn hai đế của trục Tây Bắc là:        Thiếu Hạo = Thiên Kim

                                                  Chuyên Húc = Cao Dương

Về trùng của trục Đông Nam là vũ = giống biết bay nên tế gà Đông là lân = giống thú hiền nên tế cừu.

Do lẽ đó mà nước ta nhận cả điểu (Hồng Bàng) đi với vật tổ Tiên và thú hiền như lân (Lạc Long Quân) đi với vật tổ rồng. Trùng của trục Tây Bắc là: Tây: mao giống thú dữ: tế bằng thịt chó. Bắc: giới = giống có vảy: tế thịt heo…

Chưa tìm ra lý do tại sao giới mà lại tế heo. Nhưng đây là tiêu biểu nên phải hiểu cách co giãn. Về trung ương thì chữ Hoàng Đế nên hiểu là Hoàng hợp với ngũ đế, còn khi hiểu cho vua Hoàng Đế thì đó là chiếm công vi tư. Vì đây là cung của Hậu Thổ nên phải thái công, vì thế trùng phải là khoả nghĩa là trần trùng trục không có vảy hay lòng hoặc mao chi hết để biểu thị thánh nhân vô tâm. Tế bằng bò vàng là lấy về sắc vàng là sắc của Hậu thổ. Vì mối liên hệ vật biểu nên nhiều lần tự xưng thí dụ là Khuyển Nhung một cách rất thành khẩn, nên khi nói Khuyển Nhung thì không cần phải có ý bảo nhung là chó, mà có nghĩa y như ta là con cháu tiên rồng.

Xem trong bảng trên ta sẽ dễ nhận ra nền văn hóa và nắm giữ quyển hành cai trị, vậy mà trong khi đổ khuôn đã không dám đoạt hết ngôi vị dành cho Viêm tộc, thí dụ thay vì để Viêm Đế và Thái Hạo ở số 2 và 3 Hoa tộc đã có thể đặt Đế Cốc Đế Chí thay vào thì đã làm sao. Hoặc ít nữa họ đã có thể đem Chuyên Húc và Thiếu Hạo đặt vào số 2, 3 vì đó là hai ỷ số, vậy mà không, họ vẫn dành hai ỷ số cho Viêm Đế và Thiếu Hạo thì ta biết họ được cảm hóa. Viêm tộc đã chinh phục lòng họ rồi.Và như vậy họ bằng lòng với số 4 và 1 và hai vật tế “thấp hơn là heo và chó, không sang bằng kê với dương.

Phụ chú

Trong các sách khi nói đến Tam Hoàng thì viết là (chữ hán) tức là Bạch Vương, còn Hoàng Đế thì lại viết là (chữ hán). Chỗ này có thể ngờ rằng đã có một sự đánh tráo trộn: lẽ ra Hoàng Đế phải viết với bộ Bạch Vương để chỉ ông vua từ miền Tây mà đến nên thuộc hành kim sắc trắng gọi là Bạch Đế, thờ vật tổ thú (mao). Theo sách Trúc Thư kỷ niên thì Hoàng Đế đã dẫn đầu bốn giống thú dữ là hổ, báo, hùng, bi, tức bốn dân thờ vật tổ thú từ phía Tây, lại thờ thần Nữ Bạt thuộc Đạo Vu nghiễn cũng từ phía Tây, sắc trắng. Vì thế phải viết Hoàng là Bạch với Vương mới trúng. Còn Tam Hoàng là những ông vua sáng lập ra nền văn hóa nông nghiệp thì viết là (chữ hán) tức là với bộ điền và cộng bổ đôi. Cộng điền chỉ phần ruộng ở giữa theo phép tỉnh điền của 8 gia đình phải làm chung cho nhà Vua. Nhưng vì sau mất ý thức nên một đôi sách viết khác cũng như hai chữ Hoàng dùng lẫn lộn. Giả thuyết trên được kiện chứng do việc Tần Hoàng bắt đổi chữ (hán) ra (hán). Xưa kia chữ tội viết là (hán) nhưng vì chữ này tương tự với chữ Hoàng nên bắt phải đổi ra chữ (hán) (Leg III. 40). Cũng phải đặt trong ý tưởng này việc Hoa tộc đôi khi xưng mình là Hoàng tộc, thì cũng là sự đánh tráo nối dài của Hoàng Đế trên kia. Hoặc xưng như thế là có ý khoe mình thuộc Hoàng gia, và coi trọng dòng vua theo tư thế của Hoa tộc. Còn nếu nói theo nghĩa gốc Tam Hoàng thì Viêm tộc mới chính là Hoàng tộc. Hoàng tộc là Viêm tộc mà đại diện nay là nước Việt Nam nên xưa kia các cụ hay gọi là Hoàng Việt (xem Việt điện u linh, và Lĩnh Nam trích quái) vì lý do đó chúng ta chỉ gọi là Hoa tộc mà không gọi là Hoàng tộc. Bởi vì Hoàng tộc thuộc văn minh nông nghiệp thờ Thần Nông cũng gọi là Điền Tổ (Maspéro 24) vì là nền văn minh cao hơn du mục, nên khi nhà Chu du mục vào chiếm quyền nhà Thương nông nghiệp thì đã tô tạo ra (tức lấy một hai yếu tố xa xưa mà tạo thành) một ông tổ gọi là Hậu Tắc (Creel 215 Naissance). Và cuối cùng tôn Hậu Tắc lên bậc thần lúa tắc, bắt chước lối Thần Nông đã trở lên thần lúa mễ, để cuối cùng chiếm chỗ của Thần Nông trong việc tế xã tắc (Hoa tộc) mà không còn là Xã Mễ (Viêm tộc). Khi ta nói “Thần xã tắc” là vô tình ta nói lên một sự kiện lịch sử to lớn trong cuộc tranh giành không có kẻ thắng người bại: Viêm mất chỗ cùa Thần Nông nhưng lễ xã mễ thì được công nhận. Nhà chính trị công nhận lễ Thần Nông nhưng phải đổi xã mễ ra thần xã tắc. Viêm tộc giữ phần xã, nhường cho Hoa tộc chữ tắc (lấy trong Hậu Tắc). Đây chỉ là một giả thuyết làm việc, ghi lại để mở ra những đường hướng sưu tầm nghiên cứu và nhất là để làm thức tỉnh lại ý niệm về hai hướng văn hóa giao thoa.

KINH THI

Kinh Thi là quyển kinh điển của Việt tộc thì là điều có thực, nhưng vì được san định lại nhiều lần, tước bỏ đi có đến 9/10 (ba ngàn bài chỉ giữ có 300) nên bị xuyên tạc đi nhiều. Nhất là còn bị những chú sớ của Hán Nho che đậy rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên cũng còn nhận ra được phần nào vì lối che đậy vụng về, như lưu ý học giả về những điểm vụn vặt (phú, tỉ, hứng) và nhất là luân lý khiến cho người sau khó tìm ra được những ý ban đầu (P.C. 16). Thí dụ việc gán những bài trong kinh Thi cho Văn Vương, Trang Vương, Hậu Phi v.v… là chỗ khiến tôi nóng mặt sừng sừng mỗi khi đọc các chú sớ của lũ Hán nho. Ngoài ra còn lối đặt tên các nước thuộc phương Bắc, lưu vực Hoàng Hà, để đối chọi với Sở từ thuộc lưu vực Dương Tử giang miền Nam. Làm như thế có hại vì trước hết giúp cho vương triều thoán đoạt tác quyền kinh Thi của Viêm tộc. Đấy là việc làm của Hán Nho. Điều đó sẽ làm cho con cháu sau này không nhìn ra di sản thiêng liêng của mình ở đâu nữa, nên thải bỏ để quay ra học những sách hết sức tầm phào. Bởi thế cần chúng ta nghiên cứu Kinh Thi.

Trong khi đọc với cặp mắt phê phán, chúng ta nhận ra ngay rằng nội dung kinh Thi phần lớn thuộc Viêm tộc, vì bầu khí cởi mở, đàn bà tương đối còn thong dong, ca múa tưng bừng… Đã vậy ta còn thấy chứng cớ cả về địa vực. Thí dụ bài đầu:

“quan quan thư cưu

tại hà chi châu”.

Nếu đọc vội thì ta cho Hán nho nói đúng khi bảo kinh Thi thuộc phương Bắc, vì ở phương Bắc gọi sông là Hà: Hoàng hà, Cửu hà. Còn bên Nam thi kêu là giang “Trường giang, Hoài giang, Việt giang…” Chắc nhiều học giả đã nghĩ như thế (ấy là nếu có óc phê bình nhận xét) nhưng khi đọc kỹ liền nhận ra chữ Hà ở đây không là sông mà chỉ là gò ở giữa sông. Vậy dù có chữ Hà cũng không trở ngại việc chi cho miền Dương Tử giang. Điều này còn được kiện chứng khi ta đọc xuống bài thứ 9 gọi là Hán quảng

“Hán quảng chi hĩ

Bất khả vịnh chi

Giang chi vĩnh hĩ

Bất khả phương tư”

“Trên bờ sông Hán ai ơi

Có cô con gái khó ai mơ màng

Mênh mông sông Hán sông Giang

Lặn sang chẳng được bè sang khó lòng”.

Sông Hán là chi nhánh sông Dương Tử thì ai cũng biết. Như vậy rõ rệt là địa bàn của thơ châu Nam là miền Dương Tử giang tức là miền của những châu Kinh, châu Dương, châu Hoài… của Việt Nam cổ đại. Ngoài ra còn một số tang chứng rất lớn xuất hiện ngay từ câu đầu, đó là các loại chim.

“Quan quan thư cưu

tại hà chi châu”.

Cưu là một giống chim nước quen sống ở hai vùng Dương Tử Giang và Hoài Giang gồm Cốt Cưu, Quýnh Cưu, Thư Cưu, Cung Cưu và Cưu Cư (là giống không biết làm tổ, phải đi đẻ nhờ tổ chim tước). Dương Tử là miền nhiều chim vô kể, nên chắc vì đó mà tổ tiên ta đã nhận vật biểu điểu, điểu trước nhất đi với vật tổ Tiên, và vì đó xưng là họ Hồng Bàng. Hầu chắc Hồng không cần chỉ là chim to của miền Trường Giang, có thể vì đấy chữ Hồng kép bởi chữ Giang và Điểu. Hoặc cũng có liên hệ với hai loại chim mà kinh Thư thiên Vũ Cống câu 10 nói “Dương điểu du cưu” tức là một thứ ngỗng rừng, cũng gọi là chim mặt trời, vì nhân theo độ cao thấp của mặt trời, mà từ Nam lên Bắc, rồi từ Bắc xuống Nam, đưa thoi theo mùa nóng lạnh. Dù sao thì vùng Dương Tử Giang rất nhiều chim. Kinh Thi đã phản chiếu lại hiện tượng đó bằng chim xuất hiện tràn ngập: Thư cưu mở đầu rồi về sau “Hoàng điểu vu phi. Duy thước hữu sào, duy cưu cư chi. Yến yến vu phi, Trĩ minh cầu kỳ bẫu. Ung Ung minh nhạn, Hồng tắc li chi. Thuần chi bôn bôn.

Thước chi cương cương…”

và do đó chim hay đi với việc cưới xin: lễ hỏi phải có cặp ngỗng rừng để chúng “Ung ung minh nhạn” (Creel 279) hoặc truyền thuyết về các bà mẹ nuốt trứng chim rồi sanh con.

Tóm lại vừa có rất nhiều chim và chim lại gắn liền với việc cưới xin kiều trực tiếp (gọi là bôn) thì hai điều đó thuộc phương Nam.

Còn về thú thuộc du mục thì xuất hiện quá ít so với chim, mà con thú xuất hiện đầu tiên trong kinh Thi lại là con lân thuộc phương Đông, hiền đến nỗi không dám giẫm lên cỏ non sợ chết sâu. Còn thú dữ (thuộc mao phương Tây) xuất hiện quá ít không đủ ghi lại được một hình ảnh du mục nào cả, thế có nghĩa là văn hóa du mục thú đã bị lép về hẳn trước sức mạnh của văn hóa nông nghiệp chim (đi với Tiên).

Về trùng cũng xuất hiện ít: một lần là con trung tư (châu chấu) lần sau là con thảo trùng ) có lẽ cũng châu chấu) để đại diện cho trùng trong nguyệt lệnh, nhưng trùng cũng tham dự vào phong thái nông nghiệp của phương Nam, tức rất hồn nhiên trong việc yêu thương. Vậy là trong kinh Thi chủ tịch vẫn là chim: chim đi với dân ca, quốc phong (Socio 76). Các chim được kể đến nhiều là những con hay bay đôi, và cùng ứng đối trong tiếng hót: thí dụ câu “quan quan thư cưu” thì tiếng quan trước là của con cái (nhất âm) tiếng quan sau là của con đực (nhất dương), các câu khác cũng thế. “Ung ung minh nhạn” “Yến yến vu phi”… nói ngay bài đầu hai chữ quan là đủ rõ: “yểu điệu thục nữ”, bản tiếng La tinh mới dám dịch sát, là có một mình, còn “quân tử bảo cầu” là giao cấu: copulari. Đôi khi các cụ ta cũng dám dịch sát đáo để, thí dụ:

“Diệc chi kiến chỉ

Diệc chi cấu chỉ” mà dịch là

“Bao giờ cho thấy mặt chàng

Cho ta vui vẽ nở nang tấmlòng”.

chữ cấu mà dịch là nở nang tấm lòng thì tuyệt, vì nó có âm văng mãi tới 9 tháng sau. Các con thảo trùng: cái nhảy là đực nhảy theo. Con trung tư

“bay đậu vui vầy,

nên con cháu mầy

đông thật là đông”.

Tóm lại ta có thể nói kinh Thi phản chiếu khá trung thực đời sống tình ái phương Nam của Việt tộc. Lối sống ấy còn thuộc bộ lạc với tục ngoại hôn, và có tính cách cộng đồng: nghĩa là cứ đến mùa xuân, thì tất cả trai gái làng này (mỗi làng một bộ lạc) đến hát với trai gái làng bên cạnh. Tham dự tích cực thì chỉ có các trai chưa vợ gái chưa chồng để hai bên xem mắt nhau trong lúc hát đối; sau đó họ chia nhau từng đôi, vào các lùm cây, hoặc trong bãi cỏ tặng hoa và giao hợp. Sau lần “hảo cầu” mà nếu đàng gái “nở nang tấm lòng” thì đến mùa thua sẽ cưới đàng hoàng, và từ đấy cô cậu biết đi chơi xuân; còn nếu chưa nở nang gì cả thì đến mùa xuân sang năm lại đi hội nữa. Đó chỉ là tục cưới xin lúc xưa, có mang ý nghĩa thiêng liêng là giúp trời đất trong đạo nuôi dưỡng “tán thiên địa chi hóa dục”. Đó là ý tưởng bàng bạc (tức không ý thức minh nhiên) trong bầu khí trống quân trong các lối hát, các lối hội chùa Lim v.v… mà ta có thể gọi chung là Hội mùa xuân = “chơi xuân”. Tuyệt không có một ý nghĩ tội tình nào pha trộn: từ khi hát đối, liếc nhìn, chọn lựa đến việc tặng hoa thược dược, hoặc trao mấy cành cây nhỏ bó lại để biểu thị sự đoàn tụ đôi bên và cuối cùng hợp thân v.v… tất cả đều được làm một cách kính cẩn trang trọng của một cuộc tế tự có tất cả dân làng tham dự, trong không khí tưng bừng của ngày đại lễ, làm bằng ăn, uống, hát, múa trong niềm hoan lạc thiêng liêng. Nó soi sáng cho những tích trong lịch sử chẳng hạn bà Giản Địch nhân lúc đang dạo ngoài đồng nuốt trứng chim én liền có mang sinh ra tổ nhà Thương… thì ta hiểu ngay được rằng khi bà đi hội vào lúc hoa nở “ngày xuân con én đưa thoi” nó thoi ngay vào bụng bà nên bà có mang. Sự có mang đó không hề một ai cho là xấu mà còn mừng cho đứa con của bà sau này được tôn lên làm vua nhà Thương v.v… Vua nhà Thương được sinh ra do bà mẹ nếu không Viết trong dòng máu thì cũng được thụ thai trong buổi lễ đầy Việt tính nên nói là nuốt trứng chim (kinh Thi Đại nhã bài Huyền điểu). Chim đi với Tiên, mà lại nuốt trong buổi lễ “giao mối” (người mối lái ở phía nam) tức là trong một cuộc hát trống quân được kiểu thức hóa. Nói vắn là hoàn toàn Việt nền bà Giản Địch may mắn hơn bà Khương Nguyên sinh ra Hậu Tắc là tổ nhà Chu. Nhà Chu thuộc du mục rồi sau mới được chuyển hóa theo văn minh nông nghiệp của Viêm Việt. Cho nên bài sinh dân (kinh Thi đại nhã) có thể coi là một thứ huyền sử ghi lại sự chuyển hóa tự du mục Hoa sang nông nghiệp Việt. Thoạt tiên bà Khương Nguyên đi hội mùa xuân. Kinh Thi nói là bà đạp lên lốt chân người to lớn, bụng sưng lên, nhưng khi đẻ ra thì bà sợ nên đem con bỏ ngoài đường hẻm. Đó là hậu quả của luân lý thanh giáo Bắc phương không chấp nhận lối sinh con ngoài hôn phối. Thế nhưng bò dê (hiểu là văn hóa nông nghiệp) lại đến sưởi ấm và khi Hậu Tắc lớn thì trời ban cho tài trí biết trồng ngũ cốc (hiểu là đi vào văn hóa Viêm Việt).

Trở lại với các cuộc chơi xuân, trống quân ta có thể nói đó là những buổi lễ dầy tính chất sáng tạo cả về văn nghệ lẫn sinh lý. Vì thế ai cũng cố gắng sáng tác trong cả văn nghệ lẫn sinh lý. Tuy nhiên cho tới nay các học giả hầu hết không thấy, hay hơi hé nhìn một chút nhưng không đủ can đảm và thông thái để dịch sát nghĩa nhiều bài thơ. Trong các học giả Tây Âu chỉ có Granet là hiểu đúng hơn hết (xem Fêtes et Chansons, Etudes sociologiques v.v… của ông).

Sở dĩ người ta không hiểu vì thói tục trên đi ngược Bắc phong, nên Hán nho thường có những câu kể lại cách khinh dễ như “quân thần đồng xuyên chi dục” của sách Phong tục thông và “Nam nữ đồng xuyên chi dục” của Hậu Hán Thư và các vương triều của Trung Hoa xưa đã cấm hát trống quân ở phương nam và gọi việc cấm đó là “đức hóa” của nhà vua và thực chất chỉ là một cố gắng đàn áp văn hóa Viêm tộc. Sau này Tần Thuỷ Hoàng khoe mình đã trong sạch hóa phong tục phương nam nhất là ở nước Việt, thì phải hiểu về vấn đề tình dục (nên đọc cả trang 488 trong quyển La pensée chinoise của Granet để thấy rõ hai tinh thần Hoa Việt). Trống quân nếu được tổ chức đúng, thì phải ở bên bờ sông dưới chân núi và nhất là ở cửa Đông và Nam (Socio 79-80). Điều ấy nói lên mối liên hệ với nền văn hóa Đông Nam của Việt tộc.

Sở dĩ phải nhấn mạnh điểm này là cốt để minh chứng rằng hầu khí của quốc phong phần lớn là thuộc miền Trường giang, quê hương của muôn loài chim, của tình ái ân không đi qua mai mối, nhưng được bộc lộ cách chân thành bằng những câu nói mộc mạc mang đặc tính chất phác nhưng trầm hùng sáng sủa và sau này trước sức lấn át của Bắc phong, tinh thần đó vẫn còn phục hồi nhiều lần như qua văn thể Sở từ của Khuất Nguyên, của Tống Ngọc hoặc qua nhạc phủ đời Hán… Đây cũng là một sự chỗi dậy của văn học dân chúng, sự hoàn hồn của kinh Thi nó phối hiệp với văn học cung đình gồm những nhóm như Tương hòa ca từ, chữ hán. Sở dĩ nói nhạc phủ là chính kinh Thi hoàn hồn vì tất cả đều có thể phối hợp với âm nhạc là nét đặc trưng của kinh Thi, của ca dao. Ca dao là đồng diêu được ca đước múa. Chính lối nhạc phủ này đã chi phối bầu khí văn hóa, đến nỗi những loại bài quân nhạc tấu lên khi ngôi trên ngựa như “Hoành suý khúc, chữ hán” phát xuất từ phương bắc do Ho tộc đều bị gọi là ngoại lai tức vỏ ra văn chương dân gian đã nắm được chủ quyền từ lâu lắm, đến nỗi ngoại xâm không sao cướp được ngôi chính. Dân gian ở đây phải hiểu là Viêm tộc, nên bao gồm cả những người chí sĩ:: một Dương Hùng, người Cối Kê đã dùng bạch thoại đầu tiên, một Đào Tiềm, thi sĩ nông gia, cũng như biết bao ẩn sĩ, danh sĩ khác của Viêm tộc. Vì những lý do rất nhiều như thế, nên không thể dựa trên một số tiêu đề, thí dụ các bài quy cho các nước lưu vực Hoàng Hà, hoặc một hai danh từ như chữ hề trong bài Nam phong ca mà Dịch Quân Tả cho là nhất định giả tạo vì chữ hề mới xuất hiện từ Chu Sơ, còn trước thời Tam Đại không thấy dùng đến. Nhưng đâu là những tài liệu trước Tam Đại để mà dám kết luận cách tuyệt đối như thế.

Trái lại chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng, đã có một cuộc hòa đồng giữa hai nền văn hóa Viêm và Hoa mà ta có thể gọi là cuộc linh phối hoặc gọi là cuộc tráo trộn cũng được. Gọi là tráo trộn vì Hoa tộc mạnh về võ, nhưng yếu về văn, nên đến lúc phải hòa trộn văn thì đuối, vì thế có thể xảy ra những cuộc tráo trộn do chính Viêm tộc làm ra: nó ở tại đem vào những bài ca của dân gian một ít lời để lái một bài thơ phương nam ra vẻ của phương bắc, hoặc để nguyên cả một bài hay một chuỗi bài như Châu Nam Thiệu Nam mà đặt vào vùng núi Kỳ ở Thiểm Tây để cho người phương bắc dễ chấp nhận. Ở chỗ này chúng tôi có ý kiến của Lương Khải Siêu đáng chú ý: ông đã căn cứ trên âm nhạc để phân chia loại thơ trong kinh Thi và ông cho rằng phải thêm vào một loại thơ thứ tư nữa là Nam sau Phong, Nhã, Tạng vì trong bài “chung cổ” tiểu nhã có câu: “dĩ nhã dĩ nam, chữ hán” theo chữ này thì Nam đứng một loại riêng đối với Nhã, nhưng sau cuộc linh phối thì Nam biến mất như một thể riêng để trở thành “Châu Nam, Thiệu Nam” nhưng giữ vai trò mở đầu quốc phong, giống như câu “Việt nhược kê cổ” mở đầu kinh Thư nói trên. Việc linh phối này chắc xảy ra lâu trước đời Khổng Tử nên đến đời ông thì ông đã không tìm cách lập lại Nam, nhưng chỉ kéo chú ý môn sinh đến hai thiên “Châu Nam Thiệu Nam” cho là chính phong (ngoại giả là biến phong) và cho ai không học 2 chương đó thì như coi vào tường! Mù mịt. Một câu nói đề cao hai Thiên Châu Nam Thiệu Nam đặc biệt, khiến chúng ta ngờ rằng hai thiên đó trước kia đứng một loại riêng, mà nếu để riêng thì khó lòng cho người phương Bắc chấp nhận, bởi vì đây là một trường hợp gặp gỡ đầu tiên của “gió Đông gió Tây” hay là hai loại thuần phong mỹ tục. Về ý kiến này, chúng tôi nhận thêm được bằng chứng trong bản dịch của học giả Legge, ông thêm một chữ và vào hai chữ Châu và Nam, Thiệu và Nam. The odes of Châu and the South, thêm chữ và vào tiêu đề đã nói lên sự dồn đúc hai loại thí dụ “Thuần phong của Bắc và Nam”.

Phương Bắc có tính cách thanh giáo nghiêm khắc, còn phương Nam thì phóng khoáng, chân thành, nơi mà trai gái tự do gặp nhau và nếu ưng nhau thì tự quyết định lấy nhau không phải qua mai mối hay trung gian nào cả gọi là bôn. Hoa tộc trái lại đòi phải có mai mối, lễ hỏi, lễ cưới nếu không thì coi là mường rợ, là trái đạo đức, nên gọi là dâm bôn. Nói dâm là nói theo phạm trù Hoa tộc, còn với Viêm tộc thì chữ bôn có nghĩa y như chữ Parthenos của Hy Lạp (148) thường được dịch là “đồng trinh” mà sinh con, nhưng chính nghĩa là trai gái lấy nhau không qua trung gian mai mối. Hai lối nhìn đời ấy sau này sẽ thỏa hiệp một cách rất uyển chuyển khi thì Hoa tộc thắng tức “luân lý” thắng. Khi thì Viêm tộc thắng tức luật thiên nhiên hay nghệ thuật thắng. Như vậy vấn đề còn kéo dài qua bao thế hệ dưới nhiều hình thái, thí dụ truyện Kiều: người thì kết án Kiều là dâm thư là vô tình đứng về phương diện luân lý Hoa tộc. Ngược lại người ca ngợi Kiều như một kiệt tác văn chương thì cũng vô tình đứng về phương diện nghệ thuật. Nho giáo đã đứng về phương diện nào? Thưa không bên nào cả nhưng là đứng trên Tính con người, vì “tính tương cận, tập tương viễn”. Tập đây phải hiệu là tập tục mà kinh Thi kêu là Phong là quốc phong tức những tập tục đẹp của một nước, tiếng La tinh kêu là mos gốc của chữ Morale, luân lý. Nhìn thẳng vào nguyên nghĩa như thế, ta nhận thấy không thể nâng luân lý lên làm tiêu chuẩn tối hậu, vì nó chỉ là tập tục, mà tập tục có tính cách riêng lẻ “cái bên này núi cho là thật, thì bên kia núi cho là sai” cũng là cái ngực mà đàn bà xưa thì ẩn các cô nay thì dương v.v… đầy dẫy những thí dụ thay đổi theo không gian (hai triền núi) và thời gian (xưa và nay). Các nhà luân lý vì không nhìn ra điều đó nên tôn phong luân lý, hay thuần phong mỹ tục lên bậc tuyệt đối là tỏ ra thiếu óc triết và vì thế làm cho con người chia li “tập tương viễn”. Nếu Hoa tộc cũng như Viêm tộc đều cương quyết tuyệt đối hóa “luân lý” của mình thì làm sao hai dân tộc đã hòa hợp với nhau nổi. Sở dĩ họ đã hòa hợp vì có những vị hiền triết đã coi nhẹ tập tục, biết tương đối hóa “luân lý” để vươn lên bậc tính thì mới làm cho hai dân tộc “tương cận”. Bởi chưng Tính là cái chi phổ biến giàu tính chất bao dung. Còn khi phải biểu lộ ra thì nghệ thuật thường gần với Tính hơn là luân lý, vì bản chất nghệt thuật là hòa hợp nên giàu tính cách uyển chuyển chứ không khúc chiết như lệ tục. Vì thế Khổng Tử tỏ ra nhấn mạnh nghệ thuật nhiều hơn luân lý: ông đề cao thơ Châu Nam Thiệu Nam mà hai thiên này nổi về nghệ thuật chứ không về luân lý; vì luân lý chỉ hoàn toàn do chú sớ của Hán nho cho vào một cách lố bịch. Ta có thể căn cứ vào tiêu chuẩn này để dò tìm “xuất xứ” của một số bài quốc phong thì có lẽ nhận ra được những bài nào đã bị lài theo óc thanh giáo phương Bắc. Thí dụ bài “thạc nhân” trong Vệ phong có thể ngờ là do phương Bắc, vì phương Bắc cưới dâu, còn phương Nam cưới rể. Ở phương Bắc con gái bị quản thúc còn phương Nam con gái được nhiều tự do. Nhưng sau dần dần thanh giáo phương Bắc xâm lấn tự do phương Nam. Có lẽ vì sự xâm lấn này mà đến một lúc nào đó các Hán nho đã để cho óc thanh giáo tràn ngập bóp nghẹt tinh thần Viêm tộc, cũng là tinh thần ưa nghệ thuật và có lẽ vì đó mà kinh Nhạc là chúa nghệ thuật bị thất lạc dưới gót giầy chinh phục của luân lý.

KINH NHẠC

Kinh Nhạc là phần của Viêm tộc mà đời sống dệt toàn bằng ca bằng vũ, đến nỗi không những có quốc ca mà còn có quốc vũ. Và nhiều bộ lạc của Viêm tộc đã không chịu phục tùng cho tới lúc kẻ xâm lăng là Hoàng Đế lẫn Nghiêu, Thuấn, Vũ phải dùng ca vũ, nghĩa là phải chấp nhận tinh tuý văn hóa Viêm Việt (xem Kinh Thư, Đại Vũ mô 21). Sau này đến giai đoạn Hán nho mới để mất kinh Nhạc và kinh Vũ, là chạy theo óc trục lợi cận thị được kết tinh trong thiên “Phi nhạc” của Mặc Địch. Sự đánh mất kinh Nhạc kinh Vũ tiêu biểu cho một sự đánh mất ý nghĩa sâu xa của văn hóa Viêm tộc, một nền văn hóa rất ưa vũ. Trong bài đại tự của Mao Thi có viết: “Lời nói không đủ cho nên ta thán. Ta thán không đủ cho nên ca vịnh. Ca vịnh không đủ đưa đến việc tay múa chân nhả”…

Bao giờ ca vịnh không đủ? Thưa là lúc tình tràn bờ. Ai cũng công nhận phương Nam tình cảm mạnh hơn phương Bắc, vì thế có sự tràn bờ hơnm nên múa nhảy nhiều hơn. Bởi vậy yếu tố Viêm Việt được biểu thị nhiều bằng ca vũ và vũ là bản tóm tài tình nhất của kinh điển: vì trong Vũ thì kinh Dịch đánh nhịp là nhất động nhất tĩnh; kinh Thư với thiên Hồng phạm phác họa lược đồ của vũ khúc, còn Nguyệt lệnh của kinh Lễ chính là thực sự múa và hát theo cung điệu mỗi mùa, theo lời được đặt trong kinh Thi, để biểu thị sinh thú ở đời. Vì nhạc ở đợt cao thâm như vậy nên là nền văn minh duy nhất có bộ trưởng bộ nhạc, bộ vũ là ông Quỳ. Đây là một trong hai bộ đặc biệt của Nho Việt, tức bộ Nhạc và bộ “Nạp ngôn, chữ hán” do ông Long điều khiển (Thuấn điển 26). Việc của bộ Nạp ngôn là phải nghe dân mong mỏi gì để đạt lên chính quyền (xem Thuấn điển, câu 23). Tóm lại nhạc là đặc điểm của Viêm tộc, nên trải qua bao nhiêu thế hệ nhạc và vũ tuy bị cản ngăn, vẫn sống âm thầm trong dân gian và ngày nay khi ta đi vào dân ca, mới ngỡ ngàng nhận ra cả một kho tàng mênh mông của Nhạc Việt. Thì ra cũng như bao yếu tố khác của Việt nho khi bị Hán nho lấn át lại rút lui về sống tai các thôn ấp xónm làng, và nhờ thế duy trì được sự sống của một nền văn hóa dân gian, cũng chính là của nhân gian, một nền văn hóa có thể nói là cho tới nay đã ghi được nhiều thành tích cụ thể nhất vào đời sống thường nhật. Đây là đề tài của kinh Xuân Thu sẽ được bàn ở bài “Tự Hà vu với Hà Lạc”.

Bây giờ hãy tóm lược lại quá trình hình thành kinh điển và xin tạm chia ra ba đợt sau. Đợt nhất gọi là Hoàng Đạo thuộc Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa. Đây là giai đoạn hoàn toàn thuộc Viêm Việt và là thời đặt nền móng và ta gọi được là giai đoạn “Đại Đạo tam tài”.

Giai đoạn hai gọi được là Vương Đạo kéo dài từ đời Hoàng Đế cho đến hết thời Xuân Thu là giai đoạn Hoa tộc cùng với Việt tộc quảng diễn cái sườn của giai đoạn trên và gọi được là giai đoạn “ngũ hành Thường Đạo” trong đó Hoa tộc giữ 2 phần, còn Viêm tộc chừng 3, cả hai lập ra một mối quân bình lý tưởng là “tham thiên lưỡng địa” Trời (Viêm) ba, địa (Hoa) hai.

Cho đến giai đoạn thứ ba là Bá Đạo thì Hoa tộc lấn Viêm tộc: có thể nói Hoa tộc 3 mà Viêm tộc chỉ có 2, nên kể là Bá Đạo cũng gọi là Hán nho trong đó kinh điển bị giải nghĩa theo óc chuyên chế của pháp gia, của óc đế quốc Hán nho. Bởi vậy đã không thêm được kinh nào, mà còn đánh mất kinh Nhạc, kinh Vũ và vùi lấp ý sâu xa của Việt nho bằng những chú sớ vô duyên của kinh Thi, Dịch, Lễ… Giai đoạn Hán nho này làm chủ tình thế mãi đến tận nay, còn Việt nho chỉ sống âm thầm cách mặc nhiên, đôi khi mới nhô lên ý thức một hồi, rồi lại rơi vào mê man nghĩa là phần lớn sống lẩn quất trong tiềm thức biểu lộ cách mung lung qua những truyện truyền kỳ, thần thoại như được ghi lại trong Sơn Hải Kinh, Hoài Nam Tử, Liệt Tử, Ngô Việt Xuân Thu v.v… Nếu ở những nền văn minh khác thì đó là thần thoại, vì dân bản thổ không còn bao giờ mở miệng ra được nữa, trái hẳn lại ở Viễn Đông, Viêm tộc đã góp phần ăn nói rất nhiều đến nỗi hầu choán cả phần của kẻ xâm lăng (như sẽ bàn trong bài sau về ca dao) nên những thần thoại được gọi là huyền sử, vì chúng đảm nhiệm được sứ mạng nuôi dưỡng tinh thần dân tộc cũng như ban đầu đã làm cơ sở tinh thần cho Viêm tộc trong thời khuyết sử.

Đấy là về mặt tinh thần, còn mặt sinh sống cũng thế, nghĩa là Viêm tộc bị dồn dần vào một mảnh đất nhỏ là nước Việt Nam. Sở dĩ Việt Nam đã tranh đấu trong nhiều ngàn năm là vì mặc nhiên từ trong tiềm thức đã như mang một lời di chúc là nếu dòng Viêm tộc ngày sau có bị mai danh ẩn tích thì những người còn lại phải duy trì nhang khói trước hồn linh của văn hóa Viêm tộc và đó là sứ mạng của Việt Nam. Muốn chu toàn sứ mạng này thì điều kiện tiên quyết là phải nhận thức trở lại phần đóng góp của Viêm tộc. Nhưng sự nhận thức này rất khó, cần phải có óc tê vi, vì nó không lộ liễu nhưng tàng ẩn như cái quy trong tay Nữ Oa hay nói theo tiếng Tây là khía cạnh nữ tính tiềm ẩn, tuy tiềm ẩn nhưng rất thiết yếu cho sự thống nhất văn hóa, một nền văn hóa chỉ có vòng ngoài hay khía cạnh Nam tính tức chỉ có độc hướng tới việc chinh phục sự vật, và thiết lập những quy chế theo nếp sống tập thể cho những việc công cộng, sẽ chóng đốc ra khô khan, rời rạc, tan rã như tình trạng bi đát của văn hóa Tây phương hiện nay, và khỏi nói ai cũng nhận ra là văn hóa Viễn Đông đang lao đầu vào cái dốc sa đọa ấy. Đấy gọi là vong bổn. Bổn gốc của Viêm Việt là thiên, của Hoa là địa. Vì địa hiện hình nên lôi kéo hơn tượng lờ mờ của Thiên. “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình”. Tượng không biểu lộ như hình, vì thế tuy nội dung văn hóa Viễn Đông do Viêm Việt nhưng dạng thức lại do Hoa tộc được đại diện rõ nhất là Tần. Nhà Tần tự miền Tây tràn vào đã đổ khuôn chính thể và lưu lại cả tên cho nước Tàu là Tần (mà ngươi Tàu đọc là Tsin, Tây nói theo đó đọc là Chine, Maspéro 318) và cùng với danh hiệu là cả một hệ thống định chế, pháp luật, tổ chức nước Tàu thành quận huyện. Quả là tại địa thành hình, còn tại thiên chỉ có tượng. Ngày nay hình lại được tiếp hơi do nền văn minh Tây phương “duy địa” càng làm cho Tượng linh của Việt nho bị lặn mạnh thêm trên đà sa đọa.


VI. ĐỊA VỊ VÀ SỨ MẠNG CỦA TIẾNG DÂN TRONG VĂN HOÁ VIỆT NHO

Đi vào nền văn hóa Viễn Đông người tinh ý sẽ nhận thấy điểm đặc trưng này là có một nền thống nhất văn hóa lạ lùng giữa dân gian và quý tộc là điều không thể tìm ra được ở nơi khác. Nét đặc trưng đó được biểu lộ trong địa vị nổi vượt của ca dao đến nỗi nó là phần chính của kinh điển, và khi các học giả tìm trở lại nội dung chân thực của các kinh điển thì nhận ra phần lớn là ca dao, vốn đã là ca dao, hay đã biến thành ca dao ngạn ngữ vì nhiều đời đã cùng học một sách như vậy, và đều chấp nhận một cách thâm tín như từ trong tiềm thức và đó là điều làm nên ca dao. Cho nên một là ca dao hai là được ca dao hóa thì đàng nào cũng chơi vai trò ca dao. Chúng ta biết rằng ca dao là một hình thức văn học thịnh hành trong dân gian. Vì dân gian phải lao tác không có nhiều rảnh rỗi để nghe những bài dài nói quanh co, nên cần phải nói trực chỉ ngay vào sự việc và hơn thế nữa phải đúc vào những câu gọn hết sức để dễ nhớ và dễ chuyển từ miệng này sang miệng khác. Đấy là điều mà khoa tuyên truyền thời nay đã khám phá ra và áp dụng dưới hình thức khẩu hiệu với rất nhiều hiệu nghiệm. Bí quyết này đã được người xưa áp dụng bằng ca dao ngạn ngữ, và đó là lý do giải nghĩa địa vị cần thiết của ca dao. Ngoài ra còn một lý do khác sâu xa hơn nằm trong lời trực chỉ. Những nhà giáo dục chân chính đều nhận ra rằng sự dạy dỗ muốn trung thực thì không phải là bằng sách nhưng chính là bằng lời truyền khẩu “miệng đối miệng, lòng đối lòng”, lúc ấy mỗi câu nói mang theo một sự hiệu nghiệm vượt xa sách vở. Chính vì thế mà các vị hiền triết xưa viết ít hoặc không viết chi cả, nhưng ảnh hưởng các ngài bền lâu tận tới nay. Đó là những lý do giải nghĩa giá trị của ca dao trong mọi nền văn học.

Tuy nhiên nó chưa giải nghĩa được tại sao ca dao lại có địa vị lớn trong nền văn học Việt nho hơn hẳn bên Âu và bên Ấn. Lý do nằm ở chỗ nền văn hóa của Viêm Việt đã thắng văn hóa Hoa tộc, mà do đó địa vị của Viêm Việt cũng nắm vai trò quan trọng. Điều này đã không xảy ra bên Âu hay Ấn. Bên Âu Châu cổ đại tức là La Hy, phái quý tộc đã tràn vào nhà đạp hẳn lên nền văn hóa của dân bản thổ, nơi mà trước đây cách ba bốn ngàn năm cũng đã xảy ra một sự kiện y hệt bên Trung Hoa cổ đại nghĩa là cũng có những dân tộc xâm lặng tràn vào chiếm đất của dân Thổ trước. Nếu bên Viễn Đông có Viêm Việt, thì bên Hy Lạp có dân Minoens, bên Ấn Độ có Dravidien, và cả ba nơi dân bản thổ đều bị cướp đoạt, nhưng với số phận khác nhau. Bên Hy Lạp chẳng hạn khi người Hellens thuộc dòng Ấn-Âu (indo-européene) tràn vào xứ Hy Lạp thì những người Minoens hoặc bị tàn sát hoặc bị bắt làm nô lệ, nên từ đấy văn hóa cha ông của họ bị chuyển hẳn sang tay kẻ xâm lăng và người Minoens đã không còn được đóng góp tiếng nói nào trong việc duy trì và phát huy nền văn hóa tổ tiên, trái lại nó bị thao túng do người xâm lăng để biến thành công cụ bóc lột người Minoens. Chính nền văn hóa Hellens này đã để ảnh hưởng sâu đậm nhất trong văn hóa Âu Tây. Người Aryens khi xâm nhập Ấn Độ còn xử với cựu dân Dravidiens tệ hơn nữa, tức không thừa nhận họ là một giai cấp, mà chỉ coi là một thứ lạc loài, không vào thành phần nào hết. Vì thế mà nền văn học dân gian cũng bị đè bẹp luôn. Sau này có nhiều yếu tố quý giá của dân nông nghiệp Dravidiens được thâu hóa vào nền văn học cổ Ấn Độ, nhưng việc làm đó hoàn toàn do quý phái Aryens, còn dân Dravidiens vẫn bị nằm bẹp dưới ách nô lệ trải qua hằng bốn ngàn năm không có một bàn tay nào nghĩ đến giải thoát họ, vì thế giữa văn học quý phái Aryens và văn học dân gian Dravidiens đã không có được nền thống nhất lẫm liệt như bên Viễn Đông.

Bên Viễn Đông kẻ xâm lăng tuy cũng dở đủ các thủ đoạn như Hellens, và Aryens nhưng họ gặp một nền văn hóa quá cao và một khối dân gian quá đông, nên chính kẻ xâm lăng bị đồng hóa, và dân gian vẫn giữ vai trò sáng tạo văn minh, và vì thế mới có được một nền thống nhất văn hóa đặc biệt trong đó ca dao nắm một địa vị cao chưa đâu bằng: nghĩa là chúng không còn nằm tản mác đó đây như bên Âu hay Ấn, nhưng đã được đưa vào kinh điển, cũng như kinh điển do chính dân gian sáng tác. Câu quyết đoán này thoạt nghe như có vẻ vu khoác, và dẫu sao thì vẫn còn lờ mờ vì người ta còn có thể đưa ra nhiều vấn nạn chẳng hạn, nếu thực sự dân gian sáng tác ra kinh điển thì tại sao kinh điển lại chép bằng văn ngôn là tiếng quý phái mà không bằng tiếng dân gian là bạch thoại. Và tại sao kinh điển chỉ được giới sĩ phu học hỏi mà thôi, vì thế phải gọi là văn chương quý phái, bác học mà không là văn chương bình dân. Thưa điều đó có thực, nhưng chỉ xảy đến về sau vì thế nó không ngăn lấp nổi sự thực sâu xa hơn là từ đầu dân gian đã sáng tác kinh điển. Tuy nhiên có nhiều rắc rối về sau mà ta cần bàn từng điểm và trước hết là vấn đề ngôn ngữ. Kinh điển chép bằng văn ngôn mà văn ngôn là của quý phái nên chỉ có các nhà quý phái bác học mới hiểu được. Điều đó thật nhưng chỉ thật từ đời Tần Hán về sau, còn trước đó thì văn ngôn chính là tiếng nói của dân gian. Ai cũng biết rằng tiếng nói là một thực thể sống động nên chỉ ít trăm năm thì đã biến đổi đến nỗi sau này chỉ còn có học giả mới hiểu được tiếng nói thông thường cách đây một ngàn năm, chẳng hạn người Pháp nay hầu không hiểu được văn của thế kỷ 16. Còn người Ai Cập hiện đại thì không còn hiểu gì nữa đối với ngôn ngữ cổ Ai Cập của họ, căn cớ là tại tiếng nói luôn luôn biến chuyển, trái lại, kinh điển một khi đã chép vào sách thì bắt đầu ngừng lại ở đấy, chứng cớ là ngay các sách viết bằng bạch thoại như Tam Quốc, Thuỷ Hử… thì bạch thoại đó đã khác hẳn bạch thoại đang được dùng hiện nay rất nhiều rồi. Vậy thì sự dùng văn ngôn không ngăn trở để bảo kinh điển do dân gian khởi sáng. Ta nên phân biệt hai chữ quý phái và bác học hay bị lẫn lộn. Ở trường hợp kinh điển là bác học chứ không phải quý phái. Gọi là văn học quý phái khi nội dung ít ăn nhằm tới những mối bận tâm của dân gian của con người, còn bác học thuộc hình thái như ngôn ngữ. Thí dụ có những sách bên Tây nói về những truyện rất thông thường trong dân mà nguời Việt không hiểu được, muốn hiểu phải trở thành bác học tức phải học tiếng Tây. Vì thế tuy bác học không đi đôi với bình dân về ngôn ngữ, nhưng rất có thể đi đôi về nội dung. Cũng như ngược lại sách vở quý phái dù có viết bằng lối văn bình dân thì nội dung cũng vẫn là quý phái không thể đi đôi với bình dân bởi nó bàn những truyện xa lạ với dân gian. Chữ bình dân hay dân gian đây phải hiểu trong bầu khí Việt nho bao gồm cả học giả: vì rất nhiều Nho gia suốt đời chỉ là dân gian nhiều người làm quan nhưng tâm hồn vẫn dân gian, nên không nên đồng hóa dân gian với vô học như bên Âu Ấn, nơi dành độc quyền học vấn cho quý phái, chưa có “hữu giáo vô loài” như bên ta.

Phân biệt như thế rồi chúng ta có thể nói kinh điển của Việt nho hiện nay có xa dân chúng thì chỉ vì ngôn ngữ, vì bác học chứ không vì tính chất quý phái của nó. Bạn sẽ lại vấn nạn là kinh điển có tính chất quý phái ở chỗ phò vua quan, phò chính quyền.

Thưa rằng điều ấy có nhưng đấy là do vua quan, do quý tộc đã tìm cách xuyên tạc kinh văn bằng xen giặm những câu nói của pháp gia bồi bút của óc chuyên chế, hoặc bằng phủ lên trên cả một hệ thống chú sớ thuận lợi cho quý tộc cho vương triều. Tuy nhiên việc đó cũng chỉ che đậy được phần nào, vì hễ ai có mắt nhìn sâu liền nhận ra được cái hồn kinh điển, hồn đó là hồn của dân gian cũng là nhân gian, hồn của thành hiền, nên vẫn chống đối óc chuyên chế quý tộc, phong kiến vì thế nhiều ông vua độc tài vẫn nghi kị kinh điển. Tần Hoàng đã ghét cay ghét độc kinh điển nhất là Thi và Thư nên truyền đốt đi. Nhưng đốt đi không hết nên nhà Hán đã tìm cách xuyên tạc bằng lập thư viện “Thạch Cừ”, bằng bãi bách gia chư tử để tôn sùng Nho giáo. Sự thực thì chỉ là tôn sùng óc chuyên chế của Vương triều, của Hán nho, vì lối tôn sùng Hán nho đó làm cho không ai phân biệt được nữa đâu là Việt nho đâu là Hán nho và nhờ đó hơn hai ngàn năm văn học bị lùa hết vào cái rọ Hán học. Tuy nhiên nếu ai tinh ý vượt qua được các câu xen giặm, những chú sớ tùm lum thì sẽ nhận ra bản chất của kinh điển, đó là bản chất thân dân. Chứng cớ rõ rệt nhất là sự đầy ắp những lời của dân, tức là những câu ca dao, đồng diêu, tục ngữ, ngạn ngữ (xem đầu Danses). Điều này rất rõ trong kinh Dịch, kinh Lễ và nhất là kinh Thi. Hãy lấy thí dụ bài Thất Nguyệt là bài có tự lâu đời nhất của kinh Thi mà cũng vào hạng dài nhất (8 chương) nhưng nó có thể coi là bản tóm của nguyệt lệnh. Nếu ta đọc nguyệt lệnh hay bài Thất nguyệt thì sẽ bù đầu vì chữ với nghĩa, nhưng nếu có người biết tóm ý chính cả hai bản văn cho ta nghe thì đại để chỉ toàn là ca dao: cũng một kiểu như bài

“tháng giêng ăn tết ở nhà…

tháng tư giồng đỗ nấu chè…

Tất cả đều thiết thực cụ thể, cho nên nếu hiểu được chữ Nho thì liền thấy rung động trước những câu nói bề ngoài coi như cổ hủ lỗi thời. Khi hiểu ra thì chính là những kinh nghiệm của bao thế hệ tiên tổ đã kết tinh vào trong những câu nói kiểu bia ký. Vì thế từ những bài ca dao, tục ngữ của ta lên đến những câu trong kinh Thi, rồi chuyển qua kinh Dịch hay kinh Lễ nhất là thiên nguyệt lệnh chúng ta thấy cũng mộot hơi hưởng, cùng một nhịp tim. Học giả Granet (P.C. 61) kể lại vào tháng 2 năm 1922 đã được dự mấy buổi hát trống quân ở Bắc Việt: bắt đầu hát mấy câu kinh Thi rồi tiếp liền đấy là phần sáng tác của hai bé nam nữ đối cảnh sinh tình, ứng khẩu ra những câu thơ của mình, thế mà vẫn liên tục với kinh Thi, một thứ liên tục sống động trong tâm tư, tình ý, tức là nội dung, mặc dù về ngôn từ thì có sự cách biệt giữa văn ngôn và bạch thoại Việt Nam. Về kinh Thi thì có lưu truyền rằng: những bậc thánh vương đã sai các quan đi thu lượm các bài hát trong dân gian để hiểu biết ý dân nên nó là của dân gian sáng tác. Điều đó dễ thấy khi ta đọc quốc phong. Nhưng cả đến những kinh khác nhất là kinh Dịch tiền nhân cho là đã được truyền khẩu qua nhiều đời từ Phục Hy mãi tới Văn Vương mới được viết thành văn, đến sau Khổng Tử mới thêm “truyện”. Vậy có nghĩa là phải một quãng thời gian trên dưới hai ngàn năm mới sáng tác xong quyển kinh Dịch và những người sáng tác là dân chúng nên mới có rất nhiều ca dao tục ngữ ở trong.

Câu hỏi rằng có thực Văn Vương hay Khổng Tử đã san định kinh Dịch chăng và san định vào lúc nào thì đó là vấn đề làm bù đầu mấy học giả. Làm bù đầu vì hầu hết họ xét theo phạm trù Tây phương nghĩa là căn cứ vào ngôn ngữ học, mà không biết căn cứ vào sự kiện thói tục và thể chế. Ông Granet (Civ. 17) nói rất trúng rằng văn minh Tây phương chuyền về nói thì căn cứ trên ngôn ngữ học là phải, còn văn minh Đông phương là văn minh làm thì phải căn cứ trên sự kiện xã hội mới trúngg và lúc ấy thì vấn đề tác giả và thời kỳ viết ra đâu còn quan trọng như bên Tây. Sở dĩ vấn đề tác giả quan trọng cho Tây là vì các tác phẩm của họ hầu hết do một cá nhân sáng tác, còn bên Viễn Đông thì trước hết do toàn dân thai nghén ấp ủ, nói đi kể lại cả từng ngàn năm rồi sau cùng “tác giả” mới xếp đặt lại để lên khuôn. Trước khi La Quán Trung viết ra Tam Quốc hay Ngô Thừa Aân viết Tây Du Ký diễn nghĩa hoặc Thi Nại Am viết Thuỷ Hử, Tây Du, Tam Quốc, Trần Thế Pháp viết Lĩnh Nam trích quái… đã được từng trăm ngàn người kể đi kể lại, tô điểm thêm thắt… Cũng thế trước khi Khổng Tử san định kinh điển thì kinh điển đã được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Cho nên những người căn cứ vào thời kỳ Trần Thế Pháp mà chối là truyện Lĩnh Nam trích quái không có trước, hoặc đổi chữ trích ra chích để đề cao phần “sáng tác” của tác giả là theo phạm trù cá nhân Tây Âu, ít chú trọng phần sáng tác của dân gian và vô tình làm giảm mất tính chất u linh thâm viễn cổ kính của bản văn. Khi Khổng Tử nói ông chỉ thuật lại chứ không sáng tác là ông đã nói lên một sự thực rất lớn lao: tức ông không phải là tác giả. Tác giả chính là dân gian: Viêm tộc, Bách Việt, Lạc Việt… Nói vậy không có ý hạ giá thiên tài của Khổng Tử, của La Quán Trung, Thị Nại Am. Vì nếu không là thiên tài thì không thể nào tô tạo nên những hình thái bất hủ như thế được. Dân gian chỉ cung cấp có chất còn việc làm của tác giả cuối cùng là phải tìmr a dạng thức nhất định gọi là văn. Biết chọn tron đống chất liệu bộn bề những điều giá trị trường cửu và xếp đặt theo một ý nghĩa gọi là văn sao cho “văn chất bân bân” hòa hợp thì ngoài thiên tài ra không ai làm nổi. Phải là thiên tài kiêm thánh triết mới có thể “thuật nhi” nghĩa là viết thành “kinh điển”. Thiếu những tư cách ấy thì chất liệu có dồi dào, dữ kiện có phong phú đến mấy cũng không tự nhiên thành kinh điển hay cổ điển được. Tuy nhiên tài cao đến đâu cũng không lấn át được chất tức là phần đóng góp âm thầm lâu dài và công cộng của toàn dân, cho nên những thời mà trí thức qua xa lìa dân gian thì không làm nên chuyện gì, thí dụ không có văn học nhà Tần và Sơ Hán, vì họ xa dân. Bởi thế phải coi dân gian là gốc rễ sâu xa, là một mố cầu đối với thiên tài là mố bên kia. Cả hai mố đó đem lại cho kinh điển cũng như cổ điển Đông phương một nền thống nhấtuy linh nối liền dân gian với kẻ sĩ: hai bên có cao thấp về học vấn nhưng chất liệu như nhau nên không có quãng cắt đứt giữa dân gian và trí thức như bên văn hóa Tây phương. Cũng vì thế sau này kinh điển dầu đã bị Hán nho đánh đĩ bằng xen giặm các yếu tố nguỵ trung, ngu hiếu, chuyên chế, phò vua quan… vậy mà dân gian vẫn cảm thấy rung động. Đến nỗi cả những người như Henri Maspéro cũng phải công nhận rằng “khi những dân miền Nam thâu nhận văn hóa Tàu trong thời mới thì coi như chỉ là sự lại đặt họ vào một cái gì cố cựu quen thuộc từ xưa mà nay vừa đỗi mới lạ. Đó là một tình trạng tiền sử lúc mà các dân hiện cư ngụ trên đế quốc Trung Hoa còn tham dự vào một nền văn minh chung”. La conquête des pays du sud par la civilisation chinoise dans les temps récents semble n’être que la réinstallation sous une forme moderne, d’un état préhistorique òu presque tous ceux qui peuplent actuellement l’empire chionis partageaient dejà une civilisation commune” (La Chine antique p.17). Nói kiểu khác đó chỉ là việc Viêm tộc nhận trở lại cái di sản cha ông mình đã sáng tác xưa, và bởi vậy dẫu chống đế quốc Tàu mà không bao giờ ruồng bỏ Nho là vì tiềm thức họ nhìn thấy Nho là của mình. Cho nên chính Nho giáo mới là căn bổn của nền quốc học Việt Nam, và nhổ Nho đi tức cũng là nhổ gốc rễ của mình, là bỏ mất những huyết quản tiếp sức sống cho mình. Chính vì đó mà tự ngày bãi bỏ Nho giáo ta thấy cái học của thế hệ mới trở thành nông cạn và luẩn quẩn, không sao nhìn ra được lối thoát cho nền văn học hiện đại đang đi vào ngõ bí gây nên do sự chia li giữa chất và văn giữa dân gian và trí thức: dân gian thiếu người hướng dẫn, trí thức toàn bàn những chuyện đâu đâu bằng những ngôn từ lạ lẫm.

Đã từ hơn một thế kỷ nay rất nhiều người trí thức khởi đầu nhận ra điều đó nên đã cố gắng dùng tiếng nói thông thường để viết triết, thí dụ Hồ Thích đã dùng bạch thoại để bàn về triết là ở trong trào lưu đó. Nhiều triết học gia còn dùng cả những hình thức hấp dẫn hơn như tuồng, kịch, tiểu thuyết để truyền đạt tư tưởng với hảo ý bắt liên lạc trở lại với dân gian. Thành công chăng? Thưa chỉ tổ phơi thêm ra trước mắt đại chúng cái lẩm cẩm của triết học gia, chẳng thà cứ dùng ngay những tiếng kinh kiệu xa xôi, để cho người ta không nhìn thấy được nội dung, may ra còn kính nể. Đàng này nói toạc ra bằng ngôn ngữ thông thường thì hết thảy đều thấy rõ toàn là những vấn đề xa lạ không ăn nhầm chi tới thân tâm con người hết. Chúng ta biết rằng triết Tây đã được hình thành trong bầu khí quý phái trưởng giả nên các vấn đề đưa ra đều nặng mùi trưởng giả theo nghĩa không ăn nhằm chi tới thế giới của những con người đang sống động trong xương trong thịt; chỉ cần đọc lại những sách vở bàn về triết học kể cả những sách giáo khoa triết thì đủ thấy chúng giúp đắc lực biết bao vào việc đào sâu hố chia rẽ trí thức ra khỏi dân gian.

Đấy là chỗ người Cộng sản đã nhìn ra rõ và đã phản động lại không những bằng dùng tiếng nói thông thường, mà còn bằng cách trao vào tay thợ thuyền quyền lãnh đạo. Mong rằng như thế thì văn học sẽ bám sát đời sống, và không làm cho con người vong thân nữa. Nhưng giải pháp Cộng sản đã thất bại ít ra vì chưa được thi hành. Trước hết vì chưa trao cho thợ thuyền mà chỉ trao cho đảng viên đôi khi trá hình là thợ thuyền để dễ nắm vững giới thợ thuyền hơn; hai là các cán bộ phải tuân theo ý hệ Mácxít, mà Mácxít là một ý hệ trưởng giả theo nghĩa là sách vở, phản khoa học, mơ mộng về ngày chung thẩm và độc tài (eschatologique, autoritaire), do đó duy trì và phát triển cùng cực các sản phẩm của xã hội quý phái là giai cấp đấu tranh. Nuôi dưỡng giai cấp đấu tranh là đi ngược hẳn lại chủ trương nối hai mố cầu dân gian và trí thức. Vậy nên từ trong bản chất Mác xít chỉ là ý hệ nhằm đào sâu thêm hố chia li mà thôi chứ không sửa chữa lại được cái hỏng của triết cổ điển.

Như thế là chúng ta phải đi lối khác. Lối nào đây? Một số học giả đã hô hào trở lại với văn chương bình dân, trong đó tất nhiên ca dao được đề cao, như thế hi vọng sẽ bắc được nhịp cầu thông cảm. Được chăng? Thưa được nhưng là cầu tre nghĩa là chưa vượt qua trình độ văn học và chỉ là những vấn đề khuôn mình trong văn chương chữ nghĩa, ví được với những chậu cảnh giăm ba bức họa để treo trên nhà. Nhưng đâu là nhà để có thể treo tranh bầy cảnh? Chúng ta biết rằng ca dao, tục ngữ hay cả ngạn ngữ chỉ là những viên gạch hay cả là viên ngọc đi nữa nhưng nếu không có nhà tức một cơ sở tinh thần để cố kết lại thì sẽ không làm nên chuyện chi hết và chắc chắn sẽ bị tiêu hao tản mác trước làn sóng ý hệ khác cuốn trôi đi. Không phải hễ cứ có gạch, ngói, xi măng… là có nhà, còn cần một mô hình nữa để xây lên. Có nền văn hóa nào thiếu ngôn ngữ ca dao đâu, sở dĩ ca dao của chúng ta có giá trị đặc biệt là vì chúng đã được đứng vào một cơ sở tinh thần, và vì đấy vẫn trường tồn cho đến nay. Đề cao ca dao và ruồng bỏ Nho giáo là chặt gốc đào rễ, có ghì ôm những cành lá xum xuê hoa nụ thì rồi cũng sẽ héo khô vì không còn được tiếp tế sinh lực và chỉ còn là chuyện chơi cảnh khô, có thâu quét về nhiều tới đâu mà thiếu cơ sở tinh thần thì ca dao cũng không làm tròn sứ mạng của nó, chỉ còn là những “quân hồi vô phèng, vô tướng”. Cũng giống như triết gia coi thường cái hồn ca dao tức hồn dân tộc, thì cũng chỉ là tướng vô quân hay nói sát vào đây là văn vô chất, thứ văn vô chất đó đã là tai họa cho hai nền văn hóa Âu Tây và Ấn Độ là hai nền văn minh mà dân gian đã không có đại diện trong chính quyền, không có tiếng nói trong văn hóa, nên hai giới vẫn xa cách nhau như trời với vực. Vì thế nên ta chưa biết họ sẽ giải quyết ra sao. Ngược lại, văn hóa Viễn Đông ngay từ sơ khởi dân gian đã có tiếng nói, nói to, thì vấn đề đã hàm chứa sẵn lối thoát miễn biết linh động khai thác. Nói khác từ dân gian không đi học đến kẻ sĩ bù đầu trong sách vở chỉ có khác nhau về trình độ học vấn chứ không về bản chất, nên không có hố chia li ra hai bờ xa cách như trong văn hóa Tây phương. Vấn đề sẽ được giải quyết khi biết cách trở lại với tinh thần cố hữu của tiên tổ, một tinh thần thống nhất toàn dân trong một nền văn hóa vừa sâu vừa rộng: rộng cho đại chúng, sâu cho triết nhân mà nhiệm vụ phải là linh hoạt được cơ cấu tinh thần, để cho các câu ca dao, tục ngữ có nơi nương tựa.

VII. KẾT PHẦN I VIỆT NHO

Đến đây chúng ta hãy tạm ngưng để kiểm điểm lại công việc truy tầm. Việc đó dẫn tới câu kết: Nho giáo là của Việt Nam, còn Tàu mới chính là dân học mướn viết nhờ.

Câu trên mới nghe ai cũng cho là kỳ lạ nhưng nó sẽ bớt tính cách kỳ lạ khi nói thêm rằng: Tàu chỉ là chủ của Nho giáo tự đời Tần Hán mà thôi, còn hai đợt trước thì chính chủ là Việt Nam.Và câu này sẽ trở nên thường khi xét tới những chứng lý được viện dẫn ra. Ta có thể nói những chứng lý đó khá vững mạnh. Trước hết là nền văn hóa nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn văn minh du mục như đã được rất nhiều học giả ghi nhận và chứng minh. Chúng tôi đã chứng minh và dẫn thêm mấy nhân chứng như Chu Cốc Thành, Oppeinheimer và Whitehead (quyển Adventures of ideas đã được dịch sang tiếng Việt do nhà Văn Đàn xuất bản “Bước đường phiêu lưu của những dòng tư tưởng” tr.224). Bằng chứng cụ thể: văn hóa Mohenjodaro nông nghiệp cao hơn văn minh Aryen du mục.

Điểm thứ hai là khắp trên thế giới đâu đâu văn hóa nông nghiệp cũng bị văn minh du mục tiêu diệt: Aryen thắng Dravidiens, Hellens thắng Minoens… và do đó duy trì đẳng cấp cùng các đặc ân và chế độ nô lệ để du mục được ăn trên ngồi trốc. Song le tuy thắng mặt ngoài nhưng lại chịu ảnh hưởng về mặt tinh thần của nông nghiệp cho nên ngày nay những nhà nghiên cứu đứng đắn không ai dám phủ nhận phần đóng góp lớn lao của Dravidiens vào nền văn hóa Ấn Độ. Nếu vậy thì tại sao ta lại không tìm xem Viêm Việt đã đóng góp những gì vào nền văn hóa Nho giáo; vì Viêm Việt cũng gặp trường hợp tương tự như Dravidiens đối với Hoa tộc là Aryen.

Điểm ba là nếu Dravidiens còn đóng góp vào văn hóa thì phương chi là Viêm Việt vì Viêm Việt hơn Dravidiens nhiều điểm: trước hết khi Hoa tộc tràn vào thì chưa có kinh điển như Aryen đã có Vệ Đà. Thế mà lúc ấy Viêm Việt đã có “tam phần, ngũ điển, bát sách, cửu khâu” vì thế chính Hoa tộc tuy thắng thế cũng đã phải mập mờ chấp nhận như trong những câu nói: “tích giả Hoàng Đế đắc Si Vưu nhi minh ư thiên đạo” và trong biết bao truyện truyền kỳ khác như chúng tôi sẽ lần lượt phanh phui.

Chính đó là lý do khiến những yếu tố đóng góp của Hoa tộc như óc võ biền, óc tôn quân, óc thượng luật bao giờ cũng bị coi thường. Trái lại Nho giáo luôn luôn đề cao Văn trên Võ, nhơn trị, lễ trị trên pháp trị hình luật… dân trên quân nghĩa là tính chất văn hóa nông nghiệp vẫn giữ phần trội ít ra trong phạm vi văn hóa lý thuyết. Huống chi trong hiện thực như trong đời sống chính trị thì Viêm tộc được đóng góp phần rất then chốt tuy không có tiếng, nghĩa là Viêm Việt vẫn thành công khá trong chủ trương “vua trị vì, quan cai trị” c’est le roi qui règne mais ce sont les mandarins qui gouvernent. Trị vì thuộc vương triều thường là của Hoa tộc, còn cai trị thì thuộc các quan, tức là phía dân phía Viêm Việt vì các quan hay người hiền thì hầu hết xuất thân từ nông nghiệp ông Y Doãn cày ruộng ở đất Hữu Sằn. Ông Bá Lý Hề chăn trâu, ông Thuấn cày ruộng v.v… Chính nhờ chủ trương này mà Viêm Việt đã tham gia tích cực vào đời sống chính trị và đã đạt những thành quả mà chưa bao giờ người Dravidiens đã dành được trên đất Ấn Độ của họ. Nghĩa là tuy họ sống trong đất cha ông giối lại nhưng chỉ như là những nô lệ, hay ít nhất không được tham dự tích cực vào đời sống chính trị văn hóa như Viêm Việt. Chính nhờ đó mà chế độ nô lệ đã được bãi bỏ, và thiết lập ra chế độ công điền bình sản, bình quyền đi học: xóa bỏ sự phân cách giữa Hoa tộc và Viêm tộc để cho hai bên cùng một quyền lợi như nhau.

Trở lên là những chứng lý rút ra trước hết do các kinh điển và sách vở của Tàu, còn của Việt Nam thì ta chỉ dùng để kiện chứng, như vậy là bớt được rất nhiều phần chủ quan mà những lý chứng đó còn có được tầm phổ biến và khách quan cả khi so sánh với các nền văn minh khác, cũng như khi xét về nội tình văn hóa Việt nho, vì thế chúng tôi không ngần ngại cho rằng chính sự tin tưởng như quen làm cho tới nay rằng Việt Nam mượn Nho giáo của Tàu là câu nói thiếu chiều sâu nên là sai lầm, và chính bởi tin sai lầm như vậy nên cho tới nay người mình vẫn hoàn toàn bất lực không thiết lập nổi nền Quốc học như chúng tôi sẽ đề cập trong quyển “Vấn đế quốc học”.

Bạn sẽ nói: nếu quả có thực như thế vậy tại sao từ trước tới nay không ai nhìn thấy, không thấy có cuộc tranh đấu nào. Thưa rằng có nhiều điều cũng khá hiển nhiên mà vẫn nằm trong thiên nhiên phải chờ có người biết khám phá. Và vì chưa khám phá nên không có đấu tranh.

Riêng trong trường hợp Việt Nho thì còn khó nhìn ra hơn nữa vì Việt Nho đã thành công trong những mục tiêu chính vì thế không còn gì để mà tranh đấu cũng như không còn phải tranh đấu cho ai. Trước hết là cho ai. Nếu ai ấy là Viêm Việt thì không còn nữa vì đã pha máu quá nhiều lần rồi, biết bao ông Hoa lấy bà Việt rồi, nên ít thế hệ không còn vấn đề thị tộc, chủng tộc. Cái mức đồng hóa của Viêm Việt mãnh mẽ đến đâu chỉ cần lấy dân Do Thái làm nhân chứng. Do Thái sinh sống trong văn hóa Âu Tây hai ngàn năm mà nay vẫn còn duy trì óc chủng tộc, đang khi Do Thái vào nước Tàu thì mất luôn óc chủng tộc. Vì thế bên Viễn Đông không có óc kỳ thị chủng tộc, ít ra tới độ đủ để tranh đấu, vì ai cũng được quyền như ai. Nghiêu Thuấn là Đông Di Tây Di cũng được làm thiên tử, có chăng chỉ còn vấn đề quan quyền và dân gian nhưng bờ cõi phân ranh này cũng đã được phá vỡ từ khi thực thi câu “hữu giáo vô loài”. Cửa đã mở ra rồi tranh đấu cái chi nữa. Vậy tại sao nay lại nhắc tới?

Thưa vì hiện chúng ta đang từ chối Nho giáo như là đồ mượn của Tàu, nên cần phanh phui lại để nói lên tác quyền của cha ông, nói lên phần đóng góp của nhiều ngàn đời tiên tổ vào một nền văn hóa chung, mà nay lại còn cần thiết cho nước nhà hơn khi nào hết. Vì thế phanh phui ra sự thực thì không phải để tranh đấu với ai mà chính là để chúng ta thâu hồi lại cái di sản của chúng ta. Để sự thu hồi được hiện thực chúng ta hãy tìm cách nhận diện nền văn hóa cố cựu đó trong mấy điểm sau đây:

-            Nguồn văn minh là nông nghiệp

-            Gốc văn hóa là Viêm tộc mà

-            Việt tộc nằm trong khối đó.

Điểm trước hết là nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn trường tồn ngược với du mục đã tiêu trầm nhưng đã trao tính chất du mục sang công thương nghiệp, nên công thương nghiệp là kẻ kế tự của du mục, muốn tìm hiểu du mục thì phải tìm hiểu qua thương, công. Thương công thường ở thành thị, còn nông nghiệp phải gắn liền với đồng quê. Văn hóa Tây Âu nặng về thương công thuộc homo mercator (thương nhân) và homo faber (công nhân) cả hai đều xem vật tự ngoại, nhất là mercator (Instinct. Bandoin 158). Bởi thường sống ở thành thị xa thiên nhiên nên dễ để trụt mất nội dung của các biểu tượng, vì thế dễ trở thành trừu tượng (Creel 297), văn hóa trở thành nhân vị đứng ngoài đời sống là do đó. Ngược lại văn hóa nông nghiệp vì không thể cưỡng ép thiên nhiên như bắt thảo mộc mọc mau chậm theo ý mình, nhưng phải hòa hợp với tứ thời, bát tiết, nhịp theo hai mùa lớn là Xuân Thu với gieo gặt. Vì thế có một sự liên đới rất cụ thể và mật thiết giữa người với thiên nhiên, được kết tinh trong câu nói của Vương Sung “thiên nhơn đồng đạo, chữ hán”. Chính vì đó mà tính chất của nó là yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh (Creel 77), đặt Văn trên Võ nên không có anh hùng ca (của riêng dân hiếu chiến).

Văn minh nông nghiệp còn một đặc tính nữa là yêu nhà, yêu nước, vì thế đề cao non nước, đề cao thổ thần nên trong câu nói trung quân ái quốc thì chữ “Aùi quốc” có màu sắc nông nghiệp, yếu tố địa vực (locale) trái lại chữ “Trung quân” lộ vẻ du mục đề cao người cầm đầu (personnel) vì văn minh du mục lang thang không nhà, không nước, hay thương công cũng không thiết với nước bằng: hễ “đâu dễ sống dễ kiếm ra tiền thì đấy là tổ quốc”, ubi bene vivere ibi patria, vì thế trào lưu vô gia đình vô tổ quốc phát xuất từ văn minh thương nghiệp và ngày nay hai chữ nhà và nước đã trụt mất rất nhiều nội dung là do sự lấn át của nên văn minh công thương du mục vậy. Nền văn minh này đã khởi đầu lấn át nông nghiệp từ lâu lắm: mãi từ ngày Cain giết chết em là Abel. Cain và Abel là hai biểu tượng cho hai nền văn minh nông nghiệp và du mục. Khi nói Cain giết Abel thì cũng là nói “du mục lấn át nông nghiệp” và được thể hiện qua lịch sử như anh Hellens đối với em Minoens, anh Aryens dối với em Dravidiens, anh Hoa đối với em Viêm v.v… và đâu đâu cũng thế: anh Cain giết em Abel cách này hoặc cách khác, ít hoặc nhiều.

Phần lớn là nhiều, đôi khi là ít và ít hơn hết thì phải kể đến các em Viêm bởi các em này đã không để cho các anh Hoa làm mưa làm gió như bên Tây Âu hay Ấn Độ, nhưng đã chiến đấu nhất là trên phương diện tinh thần để cuối cùng đưa người đại diện vào việc kiến thiết văn hóa. Và những người đại diện đó chính là dân tộc. Vì thế dân tộc chính là yếu tố thứ ba định tính nền văn minh Viễn Đông. Thực ra thì ở đâu cũng có câu “tiếng dân là tiếng trời” = “vox populi vox caeli”, “the people are never wrong”. Nhưng không đâu người ta chịu để cho dân có tiếng nói, hoặc khuyến khích lắng nghe dân nói, hoặc gần dân để nghe dân nói, vì dân bao giờ chả nói và lới nói của dân đã kết tinh lại trong các câu ca dao, tục ngữ. Trên thế giới này không đâu là không có ca dao tục ngữ, chính nó làm nên cái minh triết của dân gian, của các dân tộc = la sagesse populaire, la sagesse des nations. Tuy nhiên đâu đâu ca dao tục ngữ cũng chỉ có ở đợt tản mác, vụn mảnh không được kể đến. Đặc biệt nơi Viêm tộc nhờ đã tranh đấu nên ca dao có được một địa vị trong kinh và do đó tiếng dân đã được đóng góp vào việc làm nền kinh điển, tức làm nên những sách cao quý nhất của một nước. Cũng như sau này đến lượt các sách cổ điển dân chúng vẫn đóng góp vào việc sáng tác. Vì thế tác quyền bên Viễn Đông không được chú ý nhiều là vì nó không có tính chất cá nhân nhưng là công cộng.

Điểm thứ bốn là trong khối dân lớn lao của Viêm tộc đó thì ngành đại diện chính là Lạc Việt. Mấy hệ kia như Tạng, Mon-Khmer, Âu Việt… bị đồng hóa với Ấn Độ; Miêu Việt đồng hóa với Hoa tộc chỉ còn có Lạc Việt là đại diện duy nhất còn lại của Viêm tộc lúc trước đã chiếm lãnh toàn bộ Trung Hoa cổ đại và xuất hiện trước thị dân là Hoa tộc (Socio XVII, xem thêm Chu Cốc Thành trong Trung Quốc thông sử). Rồi sau mở đầu cho một cuộc tháo chạy dần dần trước kẻ xâm lăng: chạy từ Tây sang Đông từ Bắc xuống Nam, cuối cùng giữ cho mình được hai miền Đông Nam nhất là Nam nhưng khắp nơi đều để lại nhiều đại biểu, và tuy vì chính trị nên phải li biệt kẻ Bắc người Nam nhưng tình trong thì vẫn một nhà. Không hiểu vì hậu ý nào mà phần lớn học giả đời nay lại cố ý chối bỏ mối liên hệ này, cho đó chỉ là những “ước đoán mong manh”. Mong manh sao được khi có đầy những tang chứng nằm tản mác trong nhiều sử liệu nước Tàu, bởi vì cuộc di cư này không phải chỉ có xảy ra một lần lúc nước Sở diệt nước Việt, nhưng là trước nữa, rất lâu trước nữa, và mãi cho tới gần đây chỉ từng vài trăm năm vẫn còn. Thời Vương Mãn (đầu kỷ nguyên) biết bao nhân sĩ miền Bắc vùng Hoàng Hà chạy xuống lập nghiệp ở xứ Giao Chỉ mà đại biểu điển hình hơn cả là Sĩ Nhiếp, người đã lập ra “học phái nước Nam” lấy khẩu hiệu là “Đạt ư tòng chính” để vượt qua những tranh luận suông giữa hai phái kim văn và cổ văn trên Bắc, nhờ đấy văn hóa Giao Chỉ ảnh hưởng quật lại Trung Hoa. Cũng như Triệu Đà đại diện chính trị nhân lúc Hán Sở tranh hùng đã đứng lên giết quan lại nhà Tần để lập ra Nam Việt. Lại còn những vụ bắt cóc người Quảng Đông Quảng Tây bán làm nô lệ cho người Việt Nam. Trong quyển “Văn hiến thông khảo” (tr.26) Mã Đoan Lâm có kể lại văn kiện nhắc đến vụ này và nói mỗi năm tới hàng ngàn người Tàu bị bắt như thế. Nho sĩ thì giá đắt gấp bội. Đây là một sự kiện hiển nhiên mà bất cứ ai khởi công nghiên cứu cũng gặp thấy. Đến nỗi gần đây có người quả quyết dân Việt Nam là người Trung Quốc di cư sang đây tron thời Bắc thuộc. Đó là câu nói tuy quá đáng nhưng đứng ở phương diện tìm về nguồn gốc dân tộc thì gần với sự thực hơn những khuynh hướng đi tìm nguồn dân tộc về phía Mã Lại, Indonésie… tuy gần nhưng chưa sát vì cũng còn là câu nói có tính cách duy sử nghĩa là coi huyền sử như truyện nhảm nhí nên không nhìn ra chỗ đứng lớn lao của Việt tộc. Địa vị này chỉ nhận ra được khi chịu chú ý đến huyền sử vì chính huyền sử mới là quãng quyết định cho thời khai quốc, chính trong thời xa xăm đó mới kết tinh lên những thói tục riêng biệt và nhất là ngôn ngữ để làm thành một lò đúc đủ mạnh đặng đồng hóa các lớp dân cư đến sau. Các lớp này dầu có Tàu đến một trăm phần trăm và có đông đến mấy cũng chỉ ít thế hệ là đã bị tôi luyện trong cái lò Việt rồi. Khác xa với người Anh di cư sang Mỹ đã di cư luôn cả ngôn ngữ và thói tục nước Anh. Điều đó không có đối với người Tàu di cư sang đất Việt. Vì thế ta có thể kết luận nước Việt Nam đã được thành lập lâu đời trước và được huyền sử ghi nhận trong huyền thoại “ba vĩ tích của Lạc Long Quân”. Huyền sử kể rằng Lạc Long Quân đã tiêu diệt được Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh. Câu chuyện có nghĩa rằng Lạc Long Quân đã chống lại văn minh phương Bắc (Ngư tinh cá sống dưới nước, Bắc phương thuỷ; phương Tây là Hồ tinh: vật tổ thú; Mộc tinh = phương Đông) để duy trì văn hóa phương Nam hành hỏa, chính ngọn lửa này đã nung đỏ khối sắt (hồng = Viêm nhiệt) liệng vào miệng con ngư tinh, có nghĩa là lấy văn hóa Viêm tộc chống văn hóa của quần chúng thuỷ tộc (Bắc phương). Đó cũng chính là ngọn lửa đã phun ra tự miệng con ngựa của Phù Đổng Thiên Vương để đuổi quân thù. Thiên là dân, Vương là chủ, Phù Đổng Thiên Vương là tinh thần dân chủ của văn hóa phương Nam, của Việt tộc. Xem thế đủ biết tinh thần văn hóa Việt tộc đã thành lập lâu đời trước những người từ phương Bắc đến sau dù thuộc dòng máu Viêm hay Hoa cũng chỉ ít lâu là bị giết như Ngư tinh… nghĩa là bỏ tiếng nói, thói tục phương Bắc để nhận ngôn ngữ và phong thổ Việt Nam.

Vậy thì trên dải đất này bản chất Việt Nam trổi vượt hơn bản chất Tàu nên phải gọi là Việt tộc mà không thể kêu là Tàu, và như thế muốn tìm đến nguồn gốc chân thực của Việt Nam thì phải tìm về tới Hồng Bàng thị; óc khoa học trung thực đòi phải như thế vì nếu bỏ quãng đó thì không thể nào giải nghĩa nổi thực thể Việt Nam, bao gồm tiếng nói và thói tục riêng như vừa bàn. Bởi vậy chúng tôi cho câu nói “dân Việt chỉ là người Tàu di cư sang đây” là quá đáng, tuy nhiên có tác động hay ở chỗ giúp người Việt nhớ lại nguồn gốc dòng tộc mình không nên tìm từ phía Nam (Mã Lai, Indonésie) nhưng phải tìm về phía Bắc. Làm như thế mới là đúng theo chiều toàn thể, tức là con đường di chuyển chung của nhân loại. Không cứ gì người Việt người Thái từ Bắc tiến dần xuống miền Nam, mà bên Âu Châu cũng xảy ra một hiện tượng như thế với các đợt tràn lấn của các dân miền Bắc: người Aryen tràn xuống Ấn Độ chiếm đất của Dravidiens… Tất cả còn lưu lại chứng tích không thể vì thiếu sử liệu mà phủ nhận cái thực thể lớn lao này được. Huống chi còn biết bao tang chứng sống động khác thuộc thể chế của nước của nhà: quan, hôn, tang, tế… Không nên bắt chước mấy học giả ti hí mắt lươn để cho tiểu tiết che lấp cái toàn thể. Chúng ta cần vượt qua lối giải nghĩa của sử học khách quan này, để tìm ra cái ý nghĩa uyên nguyên gắn liền với tiềm thức (psychanalyse du Feu. Bachelard p.91) có rất nhiều bảo đảm. Làm như thế mới có nhiều hy vọng nhìn ra cái di sản thiêng liêng của tổ tiên mà chúng ta có sứ mạng phải khai quật và vun tưới. Vì thế một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh đến mấy việc lớn sau đây:

Việc lớn hơn cả là trong khắp thế giới các dân bản thổ hoặc bị tiêu diệt hầu trọn vẹn như bên Uùc, Mỹ hoặc một phần như dân Phi Châu, hoặc bị đồng hóa hay nằm trọn vẹn trong vòng nô lệ như bên La-Hy và Ấn Độ. Riêng có Viễn Đông thì dân bản thổ đã không bị tiêu diệt lại còn đồng hóa chính người xâm lăng. Việc này đã xảy ra ở những thời khuyết sử nên có phần lu mờ nhưng đã được kiện chứng do các đời sau: Hung Nô, Hồi Hột, Ki, Nguyên, Mãn… tất cả đều bị đồng hóa. Điều này không ai chối cãi được. Vậy chúng ta có thể nương vào đó kết luận ngược trở lên đến Hoàng Đế, Thần Nông và con cháu Thần Nông (tức văn minh nông nghiệp) đã đồng hóa con cháu Hoa tộc của Hiên Viên du mục. Dâu trong tiểu tiết có thể sai chạy ít hay nhiều đi nữa, nhưng trong đại cuộc thì kết luận được như thế.

Việc thứ hai là kinh điển do dân gian Viêm Việt khởi công… Điều này cũng xảy ra mãi từ thời khuyết sử, nhưng lại được kiện chứng bằng các đời sau với những sách như Tam Quốc, Thuỷ Hử, Tây Du Ký… Trước khi thành tác phẩm bất hủ thì những sách đó đã trải qua một quá trình thai nghén hình thành dài lâu trong dân chúng. Điều này không ai chối cãi được, và vì thế nó là kiện chứng rất vững cho chúng ta suy luận ngược lên về tác giả kinh điển.

Việc thứ ba là sự trường cửu bền bỉ của nền văn hóa Nho giáo. Không có một cuộc xét lại nào từ nền tảng giống các nền văn hóa khác cả. Ở đây tuy có biến đổi nhiều lắm nhưng toàn ở ngàn ngọn định chế tuỳ thời, còn về tinh tuý thì trường tồn y nguyên, thế mà các đợt tấn công từ ngoài tới thì cứ liên miên hết các loạt Hung Nô, Hồi Hột… lại đến các đợt Kim, Mông, Mãn… Dầu vậy nó vẫn đủ tiềm lực chỗi dậy nổi, như thế tỏ ra nó không phải là một cái gì hời hợt như một ý hệ do một cá nhân suy nghĩ ra. Cá nhân dẫu có tài ba tới đâu cũng là cá nhân, có tác động lâu lắm cũng trong vòng ba bốn chục năm. Ngược lại dân là “vạn đại chi dân” nó trường tồn và những gì do dân kiến tạo, lớn lên với dân đều bền bỉ như dân vậy.

Điểm thứ bốn cũng rất lớn lao và thuộc riêng nước nhà đó là một đàng lịch sử nước ta chứng tỏ một óc quật cường bất khuất thế mà lại không bao giờ chối bỏ Nho giáo thì phải kể là nó có mối liên hệ thâm sâu nào đó. Và mối liên hệ đó thuộc văn hóa như chính những người muốn chối rồi cũng phải công nhân (Maspéro Chine p.17). Và nền văn hóa này sau những suy luận trên ta nhận ra không chỉ là vay mượn nhưng chính là cha ông tiên tổ ta đã đóng góp vào việc tạo dựng nên nó, và như thế Nho giáo là của nước ta cũng như của nước Tàu, cả hai đều là tác giả. Và đó là lý do sâu xa nhất nằm ẩn trong tiềm thức dân tộc khiên cho tiền nhân ta không hể chống Nho giáo mặc dầu về chính trị vẫn chống Tàu mãnh liệt.

Đó là mấy sự kiện lớn lao về văn hóa Việt nho, chính nó đã cho phép chúng tôi đưa ra nhiều quyết đoán mới lạ trong sách này. Những quyết đoán đó nếu chỉ dựa vào chính sử, hay khảo cổ thì không dám đưa ra. Nhưng chúng ta biết chính sử đã bị nhà cầm quyền bóp méo và xuyên tạ nhiều lần, còn khoa khảo cổ thì phạm vi quá hẹp hòi lại còn rất bấp bênh, vì thế chỉ dựa vào có hai khoa ấy thì không đủ. Trái lại khi nhìn dưới ánh sáng của 4 sự kiện lớn lao vừa kể trên thì những câu quyết đoán trong sách này tuy đi ngược chiều xưa nay lại tỏ ra có nên tảng hơn. Những sự kiện lớn lao đó ví được như cung đầu cung cuối của câu nhạc mà mỗi nhạc khí cần hòa hợp. Thí dụ câu “hồ xự hồ xang” thì ba nốt giữa có thể bỏ, hoặc đổi hồ ra xê hoặc thêm bớt cung tuỳ cái hứng riêng, miễn sao hợp ở nốt đầu và cuối là vẫn giữ được hòa âm của tiết điệu. Những điều chúng tôi quả quyết trong sách này về tác quyền của Việt Nam cũng thế: đúng với những điều lớn, còn các chi tiết có sai chạy đôi chút cũng không quan trọng đến nỗi làm hại được đường hướng lý tưởng đã đề nghị ra mặc dầu vẫn còn phải nghiên cứu thêm để tăng phần chính xác. Và đó là việc cần phải làm mãi mãi, trong lúc chờ đợi chúng ta cần phải có một lý tưởng. Durkheim nói rất đúng rằng khi nhận thấy một phong tục đã sống lâu đời với một dân tộc nhất định nọ thì phải hiểu là nó đã thích nghi được với những hoàn cảnh của khu vực đó. Viễn Đông ta nói “thuận thiên giả tồn” cũng một ý nghĩa, tức cái gì trường tồn thì là thuận thiên, hiểu là thuận tâm lý phong thổ và những điều kiện thời gian không gian, nên là những thực thể cần phải kể tới không thể vì thấy không hợp định đề của mình mà gạt bỏ đi được.


PHẦN II: NGƯỜI VÀ VIỆC

 VIII. KHI VĂN MINH CỒNG GẶP VĂN MINH LỆNH

Thì ai cũng tưởng là lệnh ông sẽ được cồng bà nhưng té ra không, là vì cồng bà đã có lâu đời lắm, trước cả từng nhiều ngàn năm, mãi sau này lệnh ông cùng với Hoàng Đế mới tràn vào, thì bề ngoài lấn át bằng võ lực nhưng bề trong lại dần dần bị chinh phục do văn minh cồng. Và ngày nay khi chúng ta nói lại câu tục ngữ “lệnh ông không bằng cồng bà” thì có ai ngờ rằng câu ấy biểu lộ một sự gặp gỡ xa xăm giữa hai nền văn minh lệnh của du mục và cồng của nông nghiệp. Và một sự kiện duy nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại đã xảy ra là “lệnh ông không bằng cồng bà”, ngược hẳn với thường tình trên thế giới là lệnh lấn át hẳn cồng: đâu đâu phụ hệ cũng đã đánh bật mẫu hệ. Trừ có bên Viễn Đông.

Ngày nay ai cũng cho rằng địa vị đàn bà Đông phương kém địa vị chị em Tây phương quá xa. Nhiều học giả cũng quyết như thế nhưng dù có bao nhiêu học giả phụ họa đi nữa thì câu nói trên cũng chỉ là đại chúng nghĩa chỉ thấy có cái trước mắt mà không xét toàn toàn bộ và theo hoàn cảnh thời gian. Nếu làm thế sẽ thấy câu trên chỉ thật có lớp vỏ ngoài còn phải vươn lên hai đợt nữa mới tìm ra nét đặc trưng chân thực. Vậy lớp vỏ ngoài cùng là sự giàu sang. Chúng ta nên nhận xét cho kỹ bất cứ ở đâu hễ kinh tế lên thì đàn bà cũng lên. Thực ra không cứ đàn bà mà nhiều cái khác cũng lên, xin được phép kể đến chó. Chó Tây cũng lên theo đà cao hơn nhiều người bên ta vì chúng cũng xe hơi nhà lầu và khi chết cũng có mộ được xây cất mỹ thuật trong một nghĩa địa dành riêng cho chúng. Khi còn ở Paris tôi hay vào đấy để suy nghĩ về số phận các nước kém mở mang, trong đó không những đàn bà mà cả đàn ông, cả thứ đang đi học triết cũng chưa với tới nếp chết của chó Tây, còn phải nhờ đến nghĩa địa chó để hút một mớ không khí trong lành dễ làm vốn cho những lúc phải ở căn nhà chật hẹp.

Lớp vỏ thứ hai phải vượt qua là Hán nho. Hán nho đề cao quyền cha lấn át quyền mẹ, vì thế địa vị đàn bà Đông phương có nhiều chỗ thấp kém thiệt thòi. Nhưng văn hóa Viễn Đông là một nền văn hóa vừa lâu đời vừa phiền toái nên không phải chỉ có Hán nho mà còn Việt nho. Vậy cần phải vượt qua lớp vỏ Hán nho nữa thì mới nhìn ra được sự thật. Nhưng thường thì học giả không đi tới đấy, nên thường so sánh một cách thiếu phương pháp… Nếu làm thế họ sẽ thấy thí dụ các bà góa bên Viễn Đông có quyền làm chủ cơ nghiệp thay cho chồng (bên Tây lúc đó chưa được). Và sẽ thấy không đâu các bà thái hậu lớn quyền bằng bên Viễn Đông… là vì các bà ăn tự được lòng kính nể mà văn minh Viêm tộc đã dành cho các bà xưa lúc còn sống trong tình trạng thị tộc (Civ. 151).

Và cuối cùng nếu có học giả nào biết đi lên tới nấc siêu hình thì còn bỡ ngỡ hơn nữa vì sẽ nhận ra địa vị đàn bà Tây phương còn kém xa chị em Viễn Đông. Bởi vì trong cái khúc quanh lịch sử vĩ đại tranh giành ảnh hưỡng giữa ông và bà, thì các bà Viễn Đông đã không để cho các ông lấn át và đã thành công vẫn chung tay nắm chính quyền chứ không bị đánh bật ra như các chị em bên Tây phương. Đây là một châ lý thuộc huyền sử, nên chúng ta phải dùng đến thần thoại, theo đó ta thấy đang khi các bà Pandore hay Eva phải mang hết trách nhiệm gây nên mọi tội lỗi trong thế gian, thì bà Nữ Oa đàng hoàng cần cái quy tròn (cồng cũng hình tròn) còn Phục Hy chỉ được cầm cái lệnh (dài hay vuông). Cần nói ngay rằng đây không phải là một huyền thoại rỗng, nhưng biểu thị giai đoạn mà ta phải gọi là giai đoạn “Bố Cái đại vương” cả bố lẫn cái (mẹ) đều làm vua trong địa hạt của mình: “bố ngoại cái nội”. Bố tiến quân thì đánh trống, mẹ hô lùi thì khua chiêng (Quốc phong bài 184 Thái khỉ). Về sau có những thời người ta dùng lệnh thay trống, dùng cồng thay chiêng, và câu “lệnh ông không bằng cồng bà” được đổ khuôn vào lúc cồng lệnh thay cho chiêng trống (có lẽ xảy ra cùng giai đoạn đồ đồng thay cho đồ đá mà cũng đã có chiêng. Nhưng xem ra quyền đánh còn nằm trong tay các bà). Chữ “không bằng” có lẽ chỉ lệnh vua thuộc văn minh Viêm tộc đã có lâu trước. Đã có tổ tiên họ mẹ (ancêtres maternels) của Viêm tộc lâu trước khi có tục nhận tổ tiên theo cha (ancêtres mâles) của Hoa tộc (Civ. 373). Văn minh cha này sẽ vào đàn áp văn minh mẹ. Cho đến nay chúng ta không còn nắm được nhiều xử liệu để phác họa lại guồng máy cai trị của một thị tộc hoặc bộ lạc của Viêm tộc lúc đó như thế nào, chỉ biết rằng địa vị đàn bà lúc ấy vượt địa vị đàn ông trong nhiều điểm. Thí dụ lớn nhất là mẹ của một dòng tộc được tôn trọng hơn cả nhà sáng lập ra nước, bởi đó con cái tính theo họ mẹ, chữ tính viết với bộ nữ là bắt nguồn tự thời này. Thời ấy các vua kế nghiệp vẫn tính theo họ mẹ. Hoàng Đế là Hiên Viên thị đến đời Thiếu Hạo kế vị lại thuộc Kim thiên thị, rồi Chuyên Húc thuộc họ Cao Dương thị… Đó gọi là quyền họ mẹ (le droit utérin) thắng quyền họ cha (droit agnatique). Về sau khi họ cha của Hoa tộc thắng thế với thể chế tông pháp nhất là tự đời Chu, thì cũng vẫn phải nhượng bộ nhiều cho họ mẹ có tính cách công thể (le droit communautaire se révèle plus puissant que le droit patriarcal. Danses 13-14). Quyền họ mẹ là quyền công thể: nói là mẹ mà thực ra là một đàn mẹ, nên cólẽ thành ngữ đàn bà, đànông là dấu vết giai đoạn công thể tối sơ này (la maternité est collective. Danses 15) và khi nói bà Âu Cơ đẻ ra trăm con thì có thể hiểu theo nghĩa đen là rất nhiều con được sinh ra do một đàn bà gồm ít nhất là ba bà vì phải có ba nhà mới làm nên một tộc. Chính đó là giai đoạn của đàn bà, chứ đàn ông không đáng kể, ít ra về cách tính họ. Đây là thời có nhiều truyện các bà không khiến đến đàn ông, mà vẫn đẻ đái lu bù. Đây cũng là một yếu tố giúp chóng xóa nhòa bờ cõi chủng tộc, rất nhiều ông Hoa tộc lấy bà Viêm tộc, có khi lấy cả một đàn bà gồm nhiều chị em một trật, và thế là quyền bính bị các bà san sẻ. Ngày nay khi ta chỉ tổ quốc bằng danh từ Đất Mẹ, Quê Mẹ là dùng những danh từ mãi từ đời Viêm Việt vậy.

Cũng phải kể vào thời này tục cưới rể (chữ Nho trước kêu là chuế lễ (chữ hán) sau gọi là nhập chuế (chữ hán) (Danses 17 Socio 201). Theo tục đó thì khi lấy nhau trai phải về ở với gái. Có một lưu truyền cho rằng ông Thuấn đã theo lệ cưới rể là về ở với hai gái của vua Nghiêu ngoài ý muốn của bố đẻ là ông Cổ Tẩu (Danses 276) nên ông Tẩu cho Thuấn là bất hiếu và xử cách nghiêm ngặt. Tư Mã Thiên cho là ông Thuấn không đi ở rể. Dầu sao thì đã có vấn đề và thể chế cưới rể đã ghi dấu lại trong những câu truyện như Đế Minh tuần thú phương Nam lấy được Vụ Tiên. Đi tuần phương Nam là về ở với vợ theo lề lối văn minh phương Nam của Bách Việt, cũng như sau này Trọng Thuỷ về ở với Mỵ Nương và Nhã Lang về ở với Cảo Cương (Việt điện truyện Triệu Việt Vương). Chử Đồng Tử thảm nhất, đang khi vợ là Tiên Dung Mỵ Nương sang trọng như tiên mà Tử không có lấy nổi một cái khố thì biết đàn ông bị hạ quá xá! Ngược hẳn với phong tục Hoa tộc nơi con gái phải về ở nhà con trai “phụ phải tòng phu” vì phần nào phụ là của phu theo quan niệm văn minh Tây Bắc. Cũng vì lý do dó mà Tần Thuỷ Hoàng đã đưa quyền cha lên cùng cực và đẩy địa vị mẹ xuống thấp hẳn (Civ. 489) và do đấy cấm đàn bà góa không được tái giá. Cũng chính Tần Hoàng đã phát đóa trước lệ tục cưới rể nên bát phải cưới dâu (S.M.T II p.168). Tuy nhiên tục cưới rể vẫn cố sống ở nhiều nơi tới tận ngày nay (xem Le Mariage Chinois p. Hoàng). Nhất là phương Nam miền Lưỡng Việt, nên luật nhà Lê còn phải cấm đoán (Socio 201). Trước thời Việt Minh ngoài Bắc Việt nhiều nơi còn dấu tích “cưới rể” bằng tục “làm rể”: cưới rể là về ở hẳn với vợ, “tòng phụ” = theo vợ. Còn làm rể là chỉ về giúp bên vợ một hai năm kể như “đi thử”, để cuối cùng nếu không trượt viết thì được vào vấn đáp là cưới vợ về nhà mình. Đó là tục phương Nam tòng phụ = “chồng theo vợ” đã thích nghi với tục phương Bắc “tòng phu” vợ theo chồng. Hầu chắc câu “tam tòng” phát xuất từ đời Tần Hán tức là hai đời mà yếu tố Tây Bắc của Hoa tộc khởi đầu lấn át Viêm tộc tức cũng là “lệnh ông át cồng bà” và đó là Hán nho. Tuy nhiên Việt nho sẽ phản đối lại và đi tới giải pháp dung hòa được biểu lộ trong nghi thức “Đồng tế” tức lúc tế gia tiên phải có hai ông bà cùng tế với nhau thì lễ mới thành. Đây là thành công duy nhất, vì trên thế giới đâu đâu các bà cũng bị tước mất quyền tế tự. Tiếng Việt quen gọi vợ các ông lớn là phu nhân mà không phụ nhân thì có lẽ đó là dấu vết còn sót lại thuộc thời các ông phải Theo các bà. hai tinh thần Cồng của Viêm Việt và Lệnh của Hoa Hán được biểu lộ qua câu chuyện chinh Nam của Châu Mục Vương (lối thế kỷ 10  tr.d.l) người đầu tiên đã tuyên bố luật hình (xem kinh Thư thiên Lã hình và Tả truyện III. 208).

Sách Trúc thư kỷ niên (quyển 5) có kể lại câu truyện huyền thoại của Mục Vương nhà Chu cất quân xuống chinh phục các miền nước Việt, khi đến bờ sông Dương tử vì không có thuyền nên vua truyền bắt rất nhiều rùa chất lại làm cầu cho quân đội sang sông (giá ngoan đà dĩ vi lương)… Khi sang rồi nhân cuộc đi săn vua gặp người đẹp phương Nam tên là Thịnh Cơ liền cưới về làm vợ, và khi nàng chết vua làm ma rất long trọng… Đây chỉ là câu truyện huyền thoại cùng loại Đế Minh đi tuần phương Nam gặp Vụ Tiên, nói lên hai yếu tố Bắc Nam giao hội trong đó chất mẹ (cơ) hãy còn thịnh nghĩa là nổi vượt. Đó có thể coi là câu truyện thiên hạ đối với câu truyện thiên thượng nơi mà tất cả các con chim ô thước đã tự nguyện đứng sắp hàng làm thành chiếc cầu (ô kiều) cho Chức Nữ sang sông gặp Ngưu Lang trong đêm thất tịch. Câu chuyện cầu ô này sống dai dẳng lạ lùng trong dân gian và gợi hứng cho vô số văn gia thi sĩ. Tại sao câu chuyện cổ tích Việt tộc (1) đó lại có được cái mãnh lực truyền cảm thâm sâu như vậy? Thưa là vì nó nhắc lại cách huy hoàng tục lệ hội mùa xuân của Viêm tộc được tổ chức một năm một lần. Dân Viêm Việt càng khoái câu chuyện đó hơn nữa khi người xâm lăng dựa vào tiêu chuẩn phương Bắc để lên án là dâm loạn, nên tìm cách cấm đoán chê bai, bôi nhọ. Nhưng phương Nam đã chống trả cách thơ mộng. Ta biết rằng tinh thần phương Nam được đại diện bằng các loại chim, trong đó có chim thước không lông đầu, người ta truyền đời cho nhau rằng tội nghiệp lắm là những con chim thước, con nào cũng hỉ xả để giúp một tay bằng đưa đầu ra đứng sát vào nhau bắc thành ô cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Tội tình chi đến nỗi mà Tây Vương mẫu phải rẽ thuý chia tơ! “Đò dọc quan cấm hả?” thì đã có đò ngang các em chèo hộ! Thưa xếp khốn chưa tìm ra chèo thì sao? Thì còn sao nữa. Tất cả tụi bay hãy sắp thành hang ngang hãy đứng khít lại với nhau. Mau kẻo sáng. Rồi! Xin hai anh chị tự nhiên cho vì việc ái ân rất ư là linh thiêng và khẩn cấp, xin cứ bước đại qua đầu chúng em mà đến gặp nhau. Có trọc hết mọi cái lông cũng hỏa mãn miễn chừng ta cứu vãn được hồn dân tộc là đủ rồi! Ôi hai chiếc cầu! Ôi hai nên triết lý. Cầu rùa của Mục Vương biểu thị cho nền triết dựa trên lý sự tự ngoài, tròng lên đầu lên cổ rùa người ta, còn cầu chim biểu thị sự tự nội tự tình, hòa hợp thống nhất. Chẳng ai phải bắt ép, để đến nỗi giẫm lên nhân phẩm nhân cách, thế mà cũng vẫn thiết tha tận tình, làm việc nhân đức đến sói cả đầu! Câu chuyện diễn tả một trong những bước thăng trầm khi hai luồng văn hóa giao thoa. Văn hóa bố và văn hóa cái. Bố là nền văn hóa Tây Bắc đi chinh phục phương Nam bắc cầu rùa cho bố sang sông, nhưng sang sông rồi thì Mục Vương lại gặp Thịnh Cơ, Đế Minh gặp Tiên Nữ cả hai đều bị nhu đạo đánh quỵ nghĩa là đến lượt nàng lại bắc cầu chim sang sông: không phải chàng sang nhưng chính nàng sang, cũng như cầu không bắc bằng rùa nhưng bằng chim: nhẹ nhàng hơn biết bao. Cao hơn biết mấy!

Hai câu chuyện trên gói ghém cách đầy thi vị nội dung hai nền văn minh phương Bắc và phương Nam, cả hai đã phối hiệp để cấu tạo ra nền văn minh Đông Á có cả Cồng lẫn Lệnh. Vua Mục đại diện cho Lệnh phương Bắc bắt rùa làm cầu rõ ràng nặng về lý, nặng về bạo lực; Chức Nữ biểu thị cho Cồng phương Nam nặng về tình, nên không bắt ép ai cả nhưng ô thước tự tình nguyện đến bắc cầu. Nhờ thế tình lý hết chống đối nhưng khởi đầu “âm dương tương thôi” gái làm chủ các lễ mùa xuân, mùa thu xin nhường quyền chủ tịch cho trai (về sau ngược lại). Việc chia quyền này sẽ trở thành việc “song thân đồng tế” trước bàn thờ tổ tiên: vua và hoàng hậu đồng tế trước bàn thờ tông miếu.

Nhiều học giả đời mới đề cao tình người, tình trai gái, coi như nét đặc trưng của Việt Nam để chống lại Nho giáo bị họ cho là đàn áp nữ giới bằng cái gông “tam tòng” mà không thấy rằng đó không phải là Nho giáo chống đối Việt giáo mà chính là Việt nho cùng chống đối văn hóa xâm lăng, chống đối văn minh thanh giáo của Tây Bắc. Như thế thì thực ra không phải Việt Nam hay Tàu chống Nho, nhưng sâu xa hơn là hai nền văn minh chống đối nhau: xã hội lý Bắc chống lại xã hội tình Nam, chống bằng cách xâm lăng đàn áp. Nhưng Cồng lại phục hưng được quyền ăn nói: “thưa ba má đời nay cái chi cũng phải chuyên môn mới làm nên chuyện, hai chữ hiếu trung phiền toái quá xin đề nghị: “chữ trung thì để phần cha, chữ hiếu phần mẹ, đôi con xin chuyên môn chữ tình”. Thế là với câu “đôi con chữ tình” nàng đã hạ bút ký thỏa hiệp chấm dứt việc văn minh tình chống văn minh lý. Và từ đấy văn hóa xây trên tình người theo lượng số “tham thiên lưỡng địa” trời ba mà đất có hai: văn minh Viêm tộc chiếm ba, còn Hoa tộc chiếm hai. Tuy sau này hai thành bốn để bóp cho ba ra một. Bốn đánh một không chột cũng què chân là khóc thương cho văn minh Viêm tộc “dịu dàng như tình mẹ mà bị các đợt văn minh lý bố áp đảo”. Đó là sa đọa. Còn ban đầu là mẹ đi trước. Aân đi trước Dương. Bà nổi lên trước ông. Vì tình cờ hay do sử mệnh mà việc đứng lên tranh thủ độc lập cho nước nhà lại cũng do các bà Trưng Triệu khai mạc lâu trước rồi mãi mấy trăm năm sau các ông mới lóp ngóp bò ra. Và sau này những bài thơ lãng mạn phóng khoáng nhất cũng lại do nữ giới. Phải chăng Hồ Xuân Hương là đại biểu của văn minh Cồng. Nền văn minh này còn nhiều đặc điểm khác thí dụ coi trọng kinh nghiệm (do đó kính lão) không kể dòng tộc: vì thế quyền bính quen trao vào tay những người lớn tuổi được tiếng là khôn không kể sang hèn, còn văn minh bố thì coi trọng dòng tộc quyền tước nên quyền bính thường được cha truyền con nối, về sau văn minh bố thắng trong những việc quan, nhất là ở cấp tối hậu tức nhà vua thì truyền tử thay cho truyền hiền của văn minh mẹ.

(1) Tôi gọi câu truyện Ngưu Lang Chức Nữ là của Việt tộc vì nó liên hệ với hai chòm sao Khiên Ngưu và Vụ Nữ vẫn được dùng để chỉ mốc giới nước Việt cổ đại. Sách “Hán thư địa lý chí” chép rằng: “Đất Việt thuộc về phận dã sao Khiên Ngưu Vụ Nữ Đế Minh lấy Vụ Tiên là lấy gái Việt. Ngày nay Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải và Nhật Nam đều thuộc về địa phận nước Việt, vua nước ấy thuộc dòng họ Vũ con thứ vua Thiếu Khang, phong ở đất Cối Kê.

Chỗ này đã có sự lẫn lộn mà các học giả không phanh phui ra được chẳng hạn tại sao “Tấn thư thiên văn chí lại cho hai sao Ngưu Nữ (Bắc phương) mà sách “Hán thư thiên văn chi” lại cho hai sao “Dực Chẩn”. Lê Quý Đôn đã không giải quyết được. Nếu ta nhận xét theo quá trình thiên di của nước Việt thì thấy không khó gì. Tấn thư (thuộc thời Xuân thu) nói theo lưu truyền xưa còn Hán thư nói theo hiện tại lúc ấy.



IX. NƯỚC NON CHUNG MỘT LỜI THỀ

Một số học giả quen gán cho Lão tính chất Mẹ, còn Khổng tính chất Cha, hoặc nói kiểu khác quen cho Lão đại diện văn hóa phương Nam còn Khổng đại diện phương Bắc, rồi tự đấy suy luận ra hai nền đạo lý chống đối nhau. Đó là những suy luận nông cạn cần được xét lại để tránh những ngộ nhận có hại cho nền văn hóa nước nhà.

Sau nhiều công trình nghiên cứu tinh mật thì ngày nay những học giả lớn (Granet, Creel, Needham) đều công nhận là Lão, Khổng cùng chung hưởng một di sản tinh thần phương Nam. Nhưng trứơc sức xâm lăng của Tây Bắc thì có hai thái độ khác nhau: Lão thì tẩy chay và bảo cổ, còn Khổng thi hợp tác và theo thời (Tuỳ thời chi nghĩa đại hỉ tai). Tẩy chay của Lão trang được biểu lộ bằng cách rút lên núi rừng để cố duy trì lối sống thuần phác của thị tộc được nuối tiếc như Hoàng Kim trong đó mọi người đều được thong dong không quỷ quyệt, cũng không mưu trá, xảo khí, vì tất cả bấy nhiêu đã gây nên những tai họa đau thương tranh chấp như trong xã hội chiến quốc nước Tàu lúc ấy. Lão Tử cho rằng sở dĩ có sự đau thương đổ vỡ như vậy là vì đã đi theo văn minh Tây Bắc mà bỏ mất phác tố của Đông Nam. Những xã hội xa xưa đó ta có thể biết phần nào qua những xã hội người Mèo, Miêu, Lô Lô, Mường, Thái (primitive collectivisme, Needham 138). Trong những xã hội đó không có giai cấp, không có quyền bính, mọi vấn đề khó khăn đều do những người già trong “nước” phân xử, nên có thể gọi là xã hội vô chính phủ (anarchie theo nghĩa tốt nhất). Xã hội đó cũng không có tôn ti, nhưng nếu cố tìm ra chỗ cao thấp thì phần cao lại là đàn bà. Lão Trang thường thượng tôn yếu tố Mẹ: “ngã quý thực Mẫu”. Đó là một lý do khiến nhiều học giả coi Lão là thuộc phương Nam. Điều đó đúng, nhưng không đúng đến độ có thể coi Khổng là văn minh cha, vì Khổng không duy phụ hay duy mẫu nhưng là song thân.

Nếu lấy hai tiêu biểu nước và non mà nói thì Lão Trang tiêu biểu cho non, Nho giáo biểu thị cho nước, nhưng phảihiểu là non nước ở lúc Sơ Khai cả hai thuộc Viêm tộc: sơn tinh thuỷ tinh hãy còn bồ với nhau vì sơn thuỷ lúc ấy thuộc Viêm tộc đi đôi với tiên rồng: rồng ở nước tiên ở núi. Và nếu dùng chữ Động như Động Đình hồ thì với Khổng phải viết với bộ thuỷ còn với Lão viết bộ sơn, cả hai đều chỉ những tiểu bang nhỏ xuýt xoát gần bằng một ấp ngày nay, những viết với bộ sơn thì là những vùng cao nguyên núi rừng, còn ở vùng đồng bằng thì viết với bộ thuỷ như Động Đình hồ. Nhân tiện chỗ này chúng ta bàn đến câu sách Luận Ngữ VI. 21. Tử viết:

“Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn.

Trí giả động, nhân giả tĩnh.

Trí giả lạc, nhân giả thọ”.

Chữ hán

Trong quyển The Annalects of Confucius ông Arthur Waley đã có lý để hồ nghi câu này là do Lão, Trang vì nội dung là của Lão trừ có chữ Nhân đặt thay cho chữ Đạo, tức là “đạo giả nhạo sơn, đạo giả tĩnh, đạo giả thọ”. Thay chữ Đạo vào chữ Nhân như thế thì thật là hợp với Đạo giáo chủ trương ở trên núi, yên tĩnh, sống lâu thành tiên v.v… Tuy nhiên xét đàng khác thì câu đó không cần phải là của Lão Trang, vì đời Khổng chữ Nhân chưa có một ý nghĩa đối chọi với chữ Đạo như trong đời Chiến Quốc là đời Lão Trang sau này. Mà trái lại còn phản chiếu đúng trạng thái Nam Bắc một nhà Viêm tộc. Non nước chung tình. Vì thế không có gì nghịch với việc quy câu trên cho Khổng Tử và có thể ông đã dùng chữ Nhan để chỉ những người tốt lành, ghét sự vũ dũng bạo tàn, và tẩy chay nhà cầm quyền xâm lăng, nên rút lên núi rừng, để duy trì hồn của dân tộc, của người bản thổ, tức là của Việt tộc đã trải qua ba giai đoạn lấy núi làm điểm tựa là Thái Sơn, Ngũ Lĩnh và Phong Châu.

Đó là thái độ của những người không những tẩy chay quyền bính mà còn chống cả những ai muốn cộng tác với chính quyền. Địa bàn của những người sau này là đồng ruộng, là xóm làng, thôn xã nên không dễ gì đúng lúc dỡ nhà chạy trốn trước kẻ xâm lăng, dẫu trong thâm tâm thì cũng một lòng chống xâm lăng bạo hành như người “nhân” và có thể nói về cả hai người nhân cũng như trí là “nước non chung một lời thề”. Lời thề đó là chống đối chính quyền xâm lăng. Đó là điểm chung, chung ở chỗ cả hai là người yếu thế tuy kẻ ở trên núi, người dưới đồng bằng nhưng cùng là dân bản thổ, đang sống an vui bỗng bị kẻ xâm lăng từ Tây Bắc đổ xuống cướp đoạt đất đai và quyền sống tự do phóng khoáng bằng cách đem tròng lên đầu cổ những luật lệ khắt khe gò bó câu nệ rất đáng ghét. Tuy nhiên ghét thì ghét nhưng đánh lại không được nên đành cùng nhau: anh non tôi nước chung một lời thề. Anh chủ trương như đạo rút lui lên núi rừng để tẩy chay nhà cầm quyền. Đấy là một lối bất hợp tác rất hay, rất tốt nên tội gọi anh là nhân: “nhân giả nhạo sơn”. Còn chúng tôi thì sao đây, nhất định không thể lên non cả, lấy chỗ đâu mà chứa, vả con đường chống đối có nhiều ngả: ngoài ngả tẩy chay con ngả hợp tác. Đường lối này thuộc trí: “trí giả nhạo thuỷ”, cần cho những dân đã chôn chân dưới đồng ruộng. Lúa đã cấy, nhà đã làm, xóm làng đã tổ chức đâu ra đó, không thể nhất đán bỏ ra đi, và đi đâu? Thế mà chính quyền tuy là xâm lăng, nhưng đã nắm vững những nơi then chốt: đế đô và thị thành, chúng làm chủ tình thế mất rồi, dùng võ thì mình bất lực, lên núi thì không còn chỗ: có thế phải ở lại. Ở lại là tình thế bắt phải thế, xin anh biết cho: dầu sao kẻ đi người ở chúng ta cùng chung một lời thề. Lời thề chống óc võ dũng bạo tàn của kẻ xâm lăng để duy trì óc ôn lương nhu nhuận của Viêm tộc. Tuy nhiên mỗi người mỗi cách: anh lên núi chửi đổng xuống mặt lũ xâm lăng vậy gọi là thanh đàm còn tôi ở lại thì thanh nghị, tức là phê phán chỉ trích, khi tế vi khi cương nghị tuỳ hoàn cảnh, miễn sao cải hóa được thái độ kẻ xâm lăng. Không đuổi được chúng thì phải tòng, nhưng có ba bốn kiểu tòng, tòng a dua, tòng mù quáng, và tòng để cách tức là cảm hóa như trong Hồng phạm nói “kim viết tòng cách”. Hành Kim là theo để mà cải cách. Chúng nó cậy vào thế lực hay dòng máu ư? Tôi sẽ rao khắp hang cùng ngõ hẻm rằng “thiên hạ vô sanh nhi quý giả dã” = trong thiên hạ không có ai khi sanh ra đã cao quý, phải học tập mới được cao quý (Maspéro 109). Chúng nó coi dân như cỏ rác: tôi sẽ bảo vào mặt chúng rằng trời có chọn nhà cầm quyền nhưng phải có dân duyệt y. Và chúng ta có thể nói bóng bảy rằng: khi núi lở sông cạn là dấu nhà vua mất quyền vì sông núi tỏ ý không chấp nhận nữa thì trong câu đó núi chỉ anh, sông chỉ tôi. Chúng ta có ưng thuận thì chính quyền chúng mới đứng vững được v.v… Đó là cái ý nằm ngầm trong hai thế ở đời trứơc kẻ xâm lăng. Cần phải đặt nổi lên mới hiểu được.

Khi Khổng Tử nói “Ngô tùng Châu” là ông theo hành xử thứ hai, lối xử lăn lưng đi theo quá trình tiến hóa của xã hội loài người gọi là tuỳ thời mà ở nhà Châu không còn là thời bộ lạc hay tiểu bang nhưng đã bước vào đợt liên bang. .

Nhà Châu từ phía Tây tiến dần đến định cư ở Thiểm Tây, trước học với nhà Thương rồi dần dần cảm hóa theo văn minh Hoa Hạ và chiếm toàn quyền nhà Thương, nay Khổng lại tuyên bố theo nhà Châu thì ông có phải là Viêm gian, Thương gian chăng? Thưa có thể là Viêm gian mà cũng có thể không, cái đó còn tuỳ thái độ. Vậy khi ta xét thái độ của Khổng ta không thấy là Viêm gian mà chỉ là tuỳ thời, đi theo con đường cộng tác. Nhà Thương không còn nữa, có chăng chỉ còn ghi lại trong sách vở sử xanh, trái lại nhà Châu ban đầu là kẻ xâm lăng tiếm quyền, nhưng về sau đã cảm hóa và đẩy văn minh Viêm tộc và Hoa tộc đến độ cao hơn bằng thêm vào đó một yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của dân tộc: một dân muốn sống mạnh thì phải phát triển nghĩa là phải vươn lên từ thị tộc qua bộ lạc để rồi lên tiểu bang đặng tiến đến liên bang (chư hầu). Mỗi lần mở rộng phạm vi là mỗi lần cá nh6n phải hi sinh một số tự do này để được hưởng một số lợi ích khác, gọi vắn tắt là “tuỳ thời”, thiếu chữ “tuỳ thời” thì thị tộc không trở thành bộ lạc. Bộ lạc không thể trở thành quốc, để rồi cường quốc, và sẽ bị đào thải do luật mạnh được yếu thua. Cho nên dầu trạng thái sống ban sớ dưới bóng mẹ Âu Cơ có nhiều thơ mộng thì cũng phải từ giã lên đường trung hoành dọc ngang, không thể hoài cổ mà quên con đường tiến hóa được. Phải đặt câu nói “Ngô tùng Châu” vào tư thế đó mới nhận ra ý nghĩa tuỳ thời tiến bộ của Khổng Tử (xem Need II. 104 trước khúc quanh lịch sử là sự xuất hiện đồ đồng với hai thái độ tiến bộ và bảo cổ, và P.C. 302 về đạo sĩ rút lên rừng làm trụt mất nội dung xã hội của những chữ Đạo, chữ Thiên nhiên…)

Đấ là điểm đầu tiên cần phải nhắc lại tuy dầu nó đã bị quên ắng đi vì đã xảy ra lâu đời quá, và nhất là kẻ xâm lăng chỉ có ít nhiều yếu tố dị chủng ở cấp trên (Turc, Tartar, Tongouse) còn đại đa số cũng một dòng máu Viêm tộc, lại có nền văn hóa đã quá vững, nên sức đồng hóa rất mạnh vì thế mà vấn đề chủng tộc không bao giờ nên quan trọng và điều đó đã làm cho sự đồng hóa hai chủng tộc trở nên mau lẹ, có khi chỉ dăm ba thế hệ thì người ta không còn phân biệt ai là xâm lăng ai là bản thổ, và chỉ còn thấy chính quyền và vua quan một bên, còn bên kia là dân gian, nên người ta quên luôn lời thề của non nước, để rồi đồng hóa Nho gia với vua quan và bao nhiêu những sản phẩm của xâm lăng như pháp hình, can thiệp vào đời sống tư nhân, câu nệ hình thức v.v… đều đổ trọn vẹn lên đầu Nho giáo. Coi như bên phe kẻ yếu bị trị chỉ còn có Đạo giáo là đại biểu, mà quên rằng đó mới là đại biểu chống đối mà chưa kể tới đại biểu lăn lưng. Đấy là một lối khác với lối tẩy chay, nên các vương triều xâm lăng chỉ đả kích có Nho giáo mà thường coi trọng Lão giáo hay ít ra là mần thinh. Tần Thuỷ Hoàng chỉ đốt sách, chôn nho sĩ, mà không đốt sách Lão, không chôn đạo sĩ, hơn thế nữa còn trọng dụng đạo sĩ để tìm thuốc trường sinh. Nhà Hán khi mới lên nắm chính quyền cũng khinh rẻ Nho gia mà trọng vọng Đạo giáo, cho mãi tới gần hai trăm năm Nho giáo lại mới được nể vì. Tại sao Lão giáo đả kích chính quyền chuyên chế xâm lược lại được các chính quyền đó trọng vọng. Thưa vì nhà cầm quyền cũng hiểu tâm lý như thế này là các người hay nói thì đã thỏa rồi nói theo Freud đã thỏa mãn ở đợt miệng (stade bucale) nên không cần tìm thỏa mãn ở đợt hành động (stade génitale). Vì thế mà người phản đối nhiều lời không đáng sợ bằng những người ít nói bởi không nói thì rồi sẽ làm. Vì lý do đó mà chính quyền xâm lăng thả lỏng cho Lão Trang nhưng lại hà khắc với Nho giáo, vì thanh đàm không nguy hiểm bằng thanh nghị.

Ngoài ra còn một yếu tố khác khiến chính quyền xâm lăng dễ bắt tay Lão Trang bởi Lão Trang mang theo một yếu tố rất gần gũi với văn minh Tây Bắc đó là Vu Nghiễn. Vu Nghiễn là một thứ tôn giáo cổ truyền của những miền Tây Bắc, TâyTạng, Thanh Hải, Hồi, Kim. Đây là một thứ tôn giáo nặng chất pháp môn, phù thuỷ, đồng, bóng… sau này đã bắt tay với Lão giáo lập thành những giáo hội thịnh đạt phần lớn ở mạn Tây và Bắc. Giặc Hoàng Cân nổi dậy ở Hà Bắc. Những hỏa ngục đầu tiên của Lão giáo cũng phải đặt ở các miền Tây (Tứ Xuyên) và sau này có lẽ hợp với Vu bên Tây Tạng để thăng hóa ra ngành Phật giáo Mật tông. Nên một số học giả gọi Mật tông là một ngành của Lão giáo “taoist départment” (Needham II. 425). Phải chăng đấy là nguyên do làm nảy sinh truyền thuyết cho rằng Lão Tử cuối đời cỡi trâu xanh đi vào miền Tây? (xem thêm Taoiste héritier des chamanes P.C. 544). Còn một lý do nữa khiến nhà cầm quyền ngoại xâm ưa Lão Trang hơn đó là những yếu tố ma thuật bùa phép bí truyền cũng hợp hơn với óc pháp hình ưa dùng thế thuật, cơ mưu, che đậy (P.C 506), ngược lại không ưa Nho giáo chỉ dạy có đạo lý và chính trị, mà là thứ chính trị công khai: cái chi cũng phải thanh thiên bạch nhật (Danses 610). Một lý do khác nữa là óc pháp hình. Một khi có pháp luật minh bạch thì guồng máy cai trị cứ thế mà quay như cái xe, ông vua dầu không hiền tài cũng cai trị được. Vì thế bị nông nghiệp chống đối, cả Lão lẫn Nho (Creel 332). Tuy nhiên vì Lão chống đối cách quá om sòm kịch liệt nên cuối cùng thì sáp lưng với pháp gia (xem luật mạnh chống mạnh chấp ở chương III quyển Tâm Tư) vì thế được xâm lăng ưa hơn Nho giáo chống luật một cách hiệu nghiệm bằng đưa Lễ ra thay Pháp.

Đó là vài ba lý do nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa Lão Trang với miền Tây Bắc mà cụ thể là những vương triều khi mới xâm lăng (Tần) hay khi mới tiếm đoạt (Hán sơ). Vậy khi theo sát thực tại thì liền nhận ra không phải chỉ có Nho gia bắt tay với kẻ xâm lăng cai trị mà Lão giáo cũng bắt tay như trên địa hạt tôn giáo và pháp hình, gây nên một thực thể văn hóa chính trị, tôn giáo rất phức tạp, không thể nói đơn sơ là Khổng Bắc Lão Nam.

Tuy nhiên nếu cưỡng dùng một biểu thị để chỉ nền văn hóa Viễn Đông thì có lẽ nên dùng ba bảo khí là gươm, trống, đỉnh (ba thứ bảo khí để biểu thị thiên mệnh, ai có ba món đó là có thiên mệnh tức là được trời uỷ quyền). Nếu ta cùng gươm để chỉ lý và phương Tây Bắc, còn Trống chỉ tình và phương Nam, thì Đỉnh chỉ lò đúc cả hai ở phương Đông (Danses 852, 355 Hiérogamie 496). Nói theo chủ trương triết thì Pháp gia từ Tây đại diện cho văn minh săn hái khi chưa xâm nhập và sau này là văn minh thị dân khi đã định cư. Lão Trang đại diện cho văn minh nông mục và thôn ấp xóm làng gọi là thôn dân cũng chính là dân bị trị hay là dân đen (Lê dân là dân có tóc đen, nhà Tần kêu là kiềm thủ: dân đen đầu. Có lẽ vì mấy người cầm quyền thời đó có tóc vàng vì thuộc Turc chăng). Còn Nho giáo là văn minh đỉnh đúc hai yếu tố lý và tình lại, làm gạch nối giữa thị dân và thôn dân cho thành nên văn minh chân vạc. Người xâm lăng hầu hết sống ỏo tỉnh thành, kẻ bị trị ở thôn quê. Cả hai lập thành một trận tuyến giao tranh như không thể đội trời chung. Nhưng nhờ có nho gia ra làm quan, làm kẻ sĩ, đại diện cho lê dân thấp mũi bé miệng đặng nói lên, can ngăn, đồng thời mở ra con đường tiến thân là hoạn lộ cho dân dùng học thức đi lên, và không ngớt làm suy yếu địa vị kẻ xâm lăng cậy vào dòng tộc bằng đề cao tài đức, coi thường địa vị thế tập. Nhờ vậy mà giữa hai bên kẻ trị và người bị trị có được chiếc cầu thông cảm, và làm nên một nét đặc trưng duy nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại như sẽ bàn về sau.

X. VẤN ĐỀ CHIÊU MỤC

Chiêu là tay chiêu (bên mặt trời mọc). Mục là tay mục (bên mặt trời lặn) cũng đọc là tay mặt. Tôi hỏi anh tay nào phải tay nào trái. Nếu anh giàu lương tri nghĩa là suy nghĩ như mọi người thì anh không ngần ngại thưa rằng tay phải là tay phải, tay trái là tay trái, có ai nghĩ khác đâu mà hỏi. Này nhé tiếng Pháp cũng gọi tay mục là tay phải lẽ, tay thẳng thắn droite, còn tay chiêu là tay trái, tay ngượng ngịu gauche. Người Anh cũng đồng ý mà cho tay chiêu là đồ bỏ:left, chỉ có tay mục mới là tay phải lẽ: right. Đấy là công lý việc chi phải đặt vấn đề: ngay các thiên thần cũng theo phạm trù đó trong ngày thẩm phán mà xếp kẻ lành thì ở bên hữu (hữu lý) kẻ dữ thì ở bên tả (để bị tả oán) cho nên không lạ chi khi phải tránh đường thì ta giữ cho mình bên phải, để đối nhân bên trái, muốn nhường cũng không xong với cảnh sát công lộ, trừ cảnh sát nước Anh, Mỹ bắt phải nhường bên phải cho đối nhân. Và việc tránh đó còn ghi dấu lại trong lối chào của hướng đạo: chào bằng tay “trái” vì đó là bên có trái tim với ý chỉ rằng tâm tình phải nhuộm cái chào bằng một trào máu nóng. Nhưng đó là những suy luận lan man trong bàn giấy chứ thực tế chẳng ma nào lẩm cẩm suy nghĩ như vậy. Nhưng đã suy thì phải suy tới và ta hỏi nước Anh là một nước Tây Âu chịu ảnh hưởng Viễn Đông trong nhiều việc như trong phép lập vườn, phép điều lý công thức cũng như Anh quốc là nước đầu tiên bên Âu Châu mở cửa đón nhận lối tuyển nhân tài cách bình đẳng bằng phép thi cử của Viễn Đông. Ta có thể hỏi vậy bên phải bên trái có nằm trong mớ những liên hệ Đông Tây như trên chăng? Đó là mấy câu hỏi có vẻ lẩn thẩn. Bởi vì người đời ai cũng bảo tay phải phải, tay trái trái nhưng cơ khổ! Đã làm nên tội vạ chi đâu mà phân định phải với trái như vậy? Có việc chi là không làm chung cả hai tay đâu nào? Khác nhau chăng là tay phải quen làm thì khoẻ hơn, mạnh hơn, tay trái thì yếu hơn, ngượng hơn. Nhưng nếu chỉ vì khoẻ hơn hay là yếu hơn mà gọi là phải với trái thì té ra lẽ phải ở đời chỉ là truyện lấy thịt đè người hay sao, nếu thế thì trâu, hùm, beo phải lẽ hơn người vì chúng khoẻ hơn. Tất nhiên đó là truyện thường: mạnh được yếu thua; nhưng ngoài sức mạnh có còn cái chi khác nữa cũng có giá trị chăng.

Và như thế là từ một câu hỏi lẩn thẩn chúng ta chạm đến một câu hỏi khác sâu xa hơn, và tôi thêm rằng nó còn thiết yếu đến nền văn hóa của chúng ta nữa, vì bên Viễn Đông không chỉ có thứ tự tay trên tay trái, nhưng còn một thứ tự khác là chiêu trên mục, hay nói đúng hơn chiêu hay mục đều có giá trị trong phạm vi riêng biệt, nên chữ chiêu viết với bộ nhật chỉ sự tỏa chiếu sáng soi chứ không còn là tay trái lẽ nữa. Còn tay mục chỉ sự phồn thịnh mạnh mẽ, nó có thể đi đôi với sáng soi và lúc đó nó vừa sáng vừa mạnh. Đó có thể là một lối “chính danh định phận” đặc trưng của Đông phương vì chiêu đi với phương Đông, đàn bà, số lẻ, văn học, nghệ thuật, dân chúng v.v… Còn mục đi với phương Tây, số chẵn, đàn ông, võ lực, nhà cai trị v.v… cho nên khi hỏi chiêu trước hay mục trước thì chính là hỏi về địa vực, về biên cương của một trận tuyến giữa hai nền văn hóa của Viêm tộc và Hoa tộc. Viêm tộc trọng đức, trọng dân nên nói “dân vi quý, quân vi khinh” (Mạnh Tử). Hoa tộc trọng lực với chủ trương “Minh quân vu lực” (Hàn Phi Tử). Hai chủ trương này liên hệ với chiêu và mục, vì thế chiêu hay mục trở thành một trong những lược đồ nền móng (un des schèmes fondamentaux. Etudes Sociologiques de Granet p.XVIII) nhưng cũng là một lược đồ rất phiền toái vì có lúc đức trị thắng pháp trị và ngược lại nên thứ tự chiêu mục lại đổi thay mỗi thời mỗi khác. Vì không nhìn ra liên hệ giữa chiêu mục và đức lực, văn võ, nên các nhà nghiên cứu cho là điên đầu và thường bỏ qua vì không hiểu sao có đời thì trọng chiêu đời khác lại trọng mục. Nhưng bệnh điên đầu sẽ hết khi học biết rằng sự thăng trầm của chiêu hay mục là những pha vật lộn giữa hai hướng văn hóa: đôi co, níu kéo… làm nên một thế quân bình động đích sống động với nhiều pha thăng trầm, và có thể dùng làm tiêu điểm giúp ta phác họa lại bản đồ thế trận địa của sự tranh giành ảnh hưởng cũng như thành tich về sự hơn thua giữa chiêu và mục nghĩa là giữa hai nền văn hóa của Viêm tộc và Hoa tộc, giữa nhu đạo và cường đạo giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, và sẽ hiểu ra đó là vấn đề thích thú nhất, vì không phải trên thế giới này đâu cũng có thể tìm ra thứ tự chiêu rồi mục. Bởi thế chúng ta cần đi sâu vào vấn đề.

Theo dạng tự thì chữ hữu kép với bộ khẩu chỉ miệng tức việc ăn và nói, còn tả kép với bộ công chỉ việc làm, nghệ thuật, văn học, tôn giáo. Vì chữ công hiểu theo nghĩa rộng cũng bao hàm cả tôn giáo (nhớ chữ Vu Viết với bộ công). Vì thế nhạc trưởng (nghệ thuật) ngồi bên tả nhà vua, còn đầu bếp ngồi bên hữu. Những sự việc của vua thì do quan sử bên tả ghi chép (tả truyện) còn lời nói do quan sử ngồi bên hữu. “Động tả sử thư chi, ngôn tắc hữu sử thư chi, chữ hán” (Lễ ký XI, 5). Như vậy tả chỉ những gì tinh thần khéo léo, hữu chỉ sức mạnh hữu dụng… Từ ý tưởng nền móng đó ta hiểu ý nghĩa tại sao khi cho thì dùng tay tả, khi nhận của cho thì dùng tay hữu (P.C. 365). Ra đường các bà đi bên tả (lúc còn ảnh hưởng văn hóa Viêm tộc trọng đàn bà) đàn ông đi bên hữu (P.C. 369). Thế tử thì ở Đông cung, còn Hoàng hậu thì ở Tây cung, nhưng Tây đi với tay hữu thì có phần kém đối với con mắt Viêm tộc nên có thời tránh tiếng Tây cung và gọi bằng danh từ “thiên thu” (dấu vết Viêm tộc). Biết thế khi ta thấy thái tử ở Đông cung (Maspéro 127) thì ta hiểu nhà vua đã chấp nhận coi trọng bên chiêu rồi. Hay khi vua ngồi quay mặt hướng Nam, bên tả xếp “Cửu đỉnh” thì ta lại có thêm hai tích chứng một là cửu số lẻ số trời, hai là đỉnh chỉ sự dồn đúc. Thế là văn minh Đông Nam của Viêm tộc đã lấn trên văn minh Tây Bắc của Hoa tộc. Hoặc nữa khi ta đọc thấy các quan đại phu đứng chầu vua ở bên chiêu còn các chư hầu ở bên mục (Maspéro 124, 125) thì cũng phải hiểu thế, hoặc trong thái miếu xếp con bên chiêu, cháu bên mục, quan văn bên chiêu, quan võ bên mục (Maspéro 209) thì ta đo được trình độ bị dị đồng hóa của nhà cầm quyền xâm lăng lên đến đâu ít ravề hình thức. Bởi vì ta biết rằng không phải bao giờ chiêu cũng được coi trọng như thế. Ta hãy lấy thí dụ của nhà Tần đại diện nổi nhất của kẻ xâm lăng từ phía Tây ỷ sức mạnh vẫn coi khinh phía Đông, vì thế những người hèn hạ nghèo nàn bị thu lại cho ở trong những làng lập ra bên tay tả gọi là Lư tả (chữhán) (Need II, 101) cái lệ cắt tai tả (quặc) của những tù binh không hiểu có tự lúc nào. Nhưng chắc cũng bao hàm ý khinh bên tả, bên dân. Khi Lão tử nói cầm tờ khế bên tả (thành nhân chấp tả thế ĐĐK 49) là có ý nói phải ở với dân, y như nhà Nho nó “thân dân” vậy. Do đó bên tả vì chỉ dân nên ban đầu bị khinh nhưng lần lần nhờ có văn hóa của Viêm tộc đề cao nên cuối cùng trở nên trọng, và có những thứ tự chiêu trên mục, văn trên võ như ta vừa kể lại vài thí dụ. Quyển kinh tranh đấu cho điểm này là Xuân Thu tả truyện. Thuyết nói tác giả là Tả Khâu Minh ngày nay bị bác bỏ (Danses 68) như là của Hán nho. Chính ra thì tên sách đề cao bên tả, tức là ý dân, mà người nói lên ý dân là các hiền triết. Vì thế Tả truyện đề cao hiền triết. Tất cả ngũ bá đều phải nhờ hiền triết mà đạt danh vọng. Tề Hoàn Công nhờ Quản Trọng, Tần Mục Công nhờ Bá Lý Hề, Tấn Văn Công nhờ Giới Tử Thôi và Hồ Yển v.v…

Đặc trưng nhất có lẽ là chỗ Trùng Nhĩ muốn ở lại với vợ là Khương Thị, nhưng Khương Thị khuyên những lời xứng đáng là một người đại diện minh triết, và cùng với Hồ Yền phục rượu say cho chồng rồi chở đi bắt phải theo con đường công danh sự nghiệp v.v… Tóm lại là bên tả (đàn bà và hiền triết) được đề cao rất mực trong Tả truyện. Chính vì thế cũng như vì thế giá kinh Xuân Thu nên cuối cùng nhà vua nhận con rồng tức là chấp nhận nền văn hóa của dân bản thổ Đông Nam biểu hiệu bằng thanh long, Tây bằng bạch hổ. Hổ dữ phải phục rồng hiền. Vì thế lăng tẩm của đức vua thường cho chạm rồng bên tả, hổ bên hữu, hoặc cùng lắm khi sống thì bên tả còn có thời bị khinh nhưng khi chết rồi thì bên tả tuyệt nhiên phải được tôn trọng. Khi Khổng nói nước Tề tiến lên một bước thì bằng nước Lỗ, Lỗ tiến lên một bước thì đạt Đạo, là ông tuyên dương văn hóa của Đông Nam: vì đưa một nước mạn Đông (nước Lỗ trong tỉnh Sơn Đông) lên làm tiêu chuẩn, hoặc khi ông nói “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”, mà không chịu nói tạo đoan hồ pháp độ hoặc Hoàng đế hay Thiên tử… thì ta hiểu tại sao nhà Tần từ phía Tây sẽ đốt sách chôn Nho (đại diện phía Đông). Khi người xâm lăng bị văn minh Đông Nam cảm hóa thì lần lần đổi tư tưởng coi trọng bên Đông. Khi Tần Thuỷ Hoàng chịu lên núi Thái Sơn trong tỉnh Sơn Đông để làm lễ tế trời (Religion, Granet 111) thì dưới con mắt thức giả đó là một cuộc chinh phục của văn hóa Đông Nam. Và Viêm tộc sẽ khoan khoái đọc lại câu “khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, nam phương chi cường dã” T.D.10. Kẻ xâm lăng từ Tây Bắc tràn vào Đông Nam, làm nhiều việc tàn ác vô đạo, nhưng phương Nam không lấy ác để báo vô đạo mà chỉ khoan nhu dĩ giáo cho tới lúc Tần Thuỷ Hoàng phải trèo lên núi Thái Sơn ở Sơn Đông mà tế trời, và khi ra triều thì phải ngồi quay phía Nam để đón lấy ánh sáng minh triết từ phía Nam. Đây là một sự thực lịch sử nhưng nằm tản mát nên không mấy người nhìn ra, nhưng có nhìn ra thì chúng ta mới hiểu được nét độc đáo trung thực của triết Việt. Nét đặc trưng đó được biểu thị cách thú vị nhất trong câu truyện hai cái cầu Ô Kiều và Quy Kiều. Mục Vương khởi sự bắt rùa làm cầu sang sông. Đó là Mục Vương coi trọng tay mục (mặt = vũ lực) nhưng một khi sang sông rồi nghĩa là một khi đã bỏ Bắc phương y cứ trên vũ lực để vào ở miền Nam sông coi trọng tình người thì mới khám phá ra Thịnh Cơ, cháu của Âu Cơ, chắt của Chúc Nữ, chít của Nữ Oa tất cả đều biểu thị những giá trị khác với sức mạnh mà lại vượt xa sức mạnh. Đủ biết trong gầm trời này có nhiều thứ mạnh cứ gì phải tay mục, cứ gì phải bắp thịt mớ mạnh còn nhiều bắp khác mạnh vô kể và đã đem lại cho nền văn minh Đông Nam của Viêm tộc sự thắng thế ít ra trong một số trường hợp đặc trưng để tạo nên một nền văn minh đề huề giữa chiêu mục.

XI. LÀNG HAY NƯỚC

Làng là hình thức nước của Viêm Việt, được cai trị bằng lễ tục, luật lệ khác luật tắc pháp hình của Hoa tộc mà hình thái nước trước là chư hầu sau là đế quốc (thiên hạ). Vì Làng sống theo thói tục, nước trị theo quốc pháp, nên vấn đề làng hay nước cũng chính là vấn đề lễ tục với quốc pháp nói rộng ra là trận tuyến giữa người xâm lăng và dân bản thổ rồi đến sau là giữa thôn dân và thị dân, giữa vương triều và dân chúng. Và hầu hết dân bản thổ đã thua quân xâm lăng, nên thường không có luật lệ mà chỉ có luật pháp như trường hợp Rome. Và ta có thể nói rằng: sự hòa hợp giữa hai lễ tục với pháp độ, giữa nước với làng là một nét đặc trưng của nền văn minh Viễn Đông được kết tinh do hai luồng văn minh du mục và nông nghiệp: bên du mục trọng pháp, bên nông nghiệp trọng lễ. Lễ sẽ xoa dịu pháp. Khi pháp không được lễ nghĩa kìm bớt thì sẽ đi đến những quá đáng được kết tinh trong những câu như “dura lex sed lex”, “fiat justita, ruat coelun” = “Tuy cứng rắn nhưng luật là luật: phải giữ công bằng mặc cho trời có sụp đổ”. Vì thế mới có câu phê bình rằng: luật cùng tột chính cũng là bất công cùng tột “summum jus, summa injuria”. Cũng vì đó mà có một nền văn minh khác với một tinh thần trọng lễ trên luật nảy sinh ra với Viêm Việt và được duy trì tới tận ngày nay.

Chữ Lễ bao gồm một nội dung rất phức tạp kể từ thói tục của thị tộc, bộ lạc, dân làng, lên cho đến phép cai trị toàn quốc. Chữ Nghĩa hay đi với chữ lễ lại còn cao hơn nữa, nó chỉ sự tác dụng của Đạo. Tuy nhiên đó chỉ là vài phân biệt tế vi thuộc trường ốc, không quan trọng lắm, vì đáng khác ngay chữ Lễ có khi đặt hàng ngang với “thái nhất” tức với Đạo rồi (chỗ này học giả Needham II 218-280 đưa ra nhiều phân biệt rất sâu sắc, dành cho những người cần đi sâu vào chi tiết). Điều quan trọng muốn nhấn ở đây là chủ trương đặt lễ nghĩa lên trên pháp độ cũng là một chủ trương đặt “dân trên quân” và lối hành xử linh động uyển chuyển theo tình người bên trên lý sự cứng đơ của pháp lý. Nói đến pháp hay tắc là nói đến chế độ, luật tắc từ trên ban xuống, tự ngoài đặt vào. Còn lễ nghĩa là những phong tục dân quen giữ đã được kết tinh do những kinh nghiệm lâu đời nên đã thích nghi với hoàn cảnh vì thế nó là kiểu mẫu, là mô thức ít có viết ra nên gọi được là luật bất thành văn và tiêu biểu cho quyền lợi của dân chúng, của kinh nghiệm, của tuổi tác, của xóm làng đi theo lối ước trị. Có lẽ vì vậy mà quốc hiệu Văn Lang có thể trước kia là Văn Làng. Ngược lại pháp luật là những công thức thành văn thường là trừu tượng, nên thường thiếu uyển chuyển tính vì do chính quyền trung ương ban ra, nên không sao đếm kể đến được hết mọi hoàn cảnh của từng thị tộc, bộ lạc với những biến cố luôn luôn đổi khác, nên cần thích nghi mỗi lúc để hợp tình người, và đó là chủ trương của Viêm tộc. Tuy nhiên cuối cùng Viêm tộc đã phải nhường bước một phần cho Hoa tộc, tức là phải nhường bước cho pháp. Điều đó không những được giải nghĩa vì lý do quân sự: Hoa tộc vẫn mạnh hơn nhưng còn một lý do khác nữa đó là đà tiến của con người đi từ nhỏ tới to, từ thị tộc đến quốc gia. Nếu không vượt qua thị tộc để vươn tới quốc gia thì làm sao có thể trở thành hùng mạnh để bênh vực quyền sống cho mọi thành phần của cộng đồng trứơc các quốc gia khác và đó là lý do căn bản khiến cho Viêm tộc chịu nhường bước cho Hoa tộc, và sự đóng góp của Hoa trở thành lớn lao nhất trong địa hạt này đến nỗi nó đã lấn át tất cả. Nhưng dầu thành công nhất nhưng cũng không tiêu diệt được trọn vẹn luật lệ và luật lệ vẫn sống để làm nên nét đặc trưng của nền Văn hóa Viễn Đông. Vậy khi nói đến đặc trưg của nền văn minh Viễn Đông ở tại pháp luật chịu nhường cho lễ nghĩa một bước thì trong thực tế có nghĩa là quyền trung ương bị rút hẹp rất nhiều: nó chỉ còn lại trong mấy việc quan như thuế khóa và hình bị. Cho nên khi Nho giáo tranh đấu cho lễ nghĩa là tranh đấu cho nền văn minh Viêm tộc để thực thi câu thân dân và như vậy là đứng về phe dân chúng đặng giữ thế quân bình cho công quyền và pháp gia khỏi đi quá. Pháp gia đòi quy tụ hết mọi quyền vào tay vua, thì lễ nghĩa đòi trả quyền đó ra cho dân. Và trong thực tế cố giữ lại rất nhiều những nố kiện tụng trước hết trong vòng gia tộc, rồi tới xóm làng và chỉ khi nào bất đắc dĩ mới phải đưa nhau tới cửa quan.

Một số học giả chỉ nhìn theo phạm trù cá nhân Tây Âu nên nói luật Viễn Đông không tranh đấu cho quyền lợi dân là đã không nhìn thấy rằng khi tranh đấu cho sự tồn tại của tục lệ là đã tranh thủ cho toàn dân rất nhiều vượt xa luật Rome. Lấy ngay thí dụ về quyền làm cách mạng thì Âu Châu mãi tới thế kỷ 18 mới tranh đấu cho dân được quyền lật đổ nhà vua, chứ như bên Viễn Đông thì đã có ngay trước cả đời Mạnh Tử thế kỷ thứ IV trứơc d.l rồi. Vì thế cần phải xem toàn diện. Theo đó xã hội Âu Châu chỉ có hai yếu tố là vua với dân, xã hội Viễn Đông có ba yếu tố là vua, làng rồi mới tới dân. Làng là tổ hợp của dân chúng đứng ra đương đầu với vua. Vua phải đối phó với làng thì khó ăn hiếp hơn đối với một cá nhân. Xét về mặt chính quyền trung ương một bên và dân làng một bên thì lễ nghĩa làng mạc được coi trọng ít ra ngang hàng với pháp độ vua quan. Đó là nét đặc trưng.

Khi nói đặc trưng thì không có ý bảo rằng những nơi khác thiếu lễ nghĩa theo kiểu luật thói tục, như bên Hy Lạp hay nhiều xã hội cổ sơ cũng đều có hết: đâu đâu cũng có thói tục trước rồi pháp hình mới đến sau, và một khi đã đi vào pháp độ thì không bao giờ trở lại vớ lễ nghĩa hiểu là không bao giờ lệnh vua lại thuaphép làng nữa. Trái lại bên Viễn Đông thì quả có nhiều trường hợp lệnh vua thua phép làng và điều đó đã nuôi dưỡng thói quen coi thường vua quan; những câu “dân không vội, quan có vội quan lội quan đi” là phát xuất do bầu khi Viêm tộc, bầu khí coi thường nhà vua, quốc pháp. Đấy có phải là một sự ngưng đọng không tiến bước như các nước văn minh đã từ lệ làng tiến đến lệnh vua, đi từ tục lệ đến pháp chế chăng? Không phải thế, mà chính ra là một thành tích vẻ vang của một nền triết lý xây trên nhân bản bênh vực tình người uyển chuyển chống với lý sự cứng đơ, bênh vực lối giàn hòa và sở dĩ nó bảo tồn được lập trường thì không phải chỉ là thói tục. Vì thói tục là cái gì tư riêng có thể làm cản trở sự thi hành công ích cho quốc gia. Mà vì công ích quốc gia phải đượ coi là tối thượng nên mọi thói tục riêng rẽ cần phải nhường bước. Điều đó Nho giáo cũng chủ trương thế. Vậy nếu thói tục đã trường tồn được thì vì một lý do khác sâu xa hơn nhiều đó là vì thói tục không còn xét là thói tục nữa, nhưng được quan niệm như một cái gì rất cao, như tinh thần của một nền văn hóa lấy “ý dân làm ý trời”. Quan niệm này được xây trên nền nhân bản toàn diện, tức là nền nhân bản chủ trương con người là một thực thể tự lập rất đáng tôn trọng, không nên đem luật pháp đặt lên trên nó, vì tự nó đã mang trong mình túc lý tồn hữu rồi. Đấy là một chủ trương rất hay và thường bị nhà cầm quyền nghi kị. Mà nghi kị là phải, vì nếu ai cũng đòi tự do tự trị cả thì làm sao tổ chức xã hội cho mạnh được. Vì chỉ có mạnh khi mọi người bỏ ý riêng để nghe theo một người dẫn đầu. Và đó là chỗ ta thấy mâu thuẫn xưa nay giữa tự do cá nhân và công quyền. Và ta nhận thấy trong dĩ vãng các xã hội ít khi thoát khỏi gọng kìm nhị nguyên đó được: không nghiêng sang tự do cá nhân như thế giới tự do thì lại nghiêng sang độc quyền chuyên chế kiểu cộng sản. Nho Việt đã đề nghị một lối thoát sâu xa, vì nó bắt nguồn tự nền đạo lý “vạn vật nhất thể”, theo đó thì xã hội không quan niệm như một guồng máy, trong đó bánh xe trên đẩy các bánh xe dưới. Nhưng cả vũ trụ hay bé nhỏ hơn là cả xã hội được coi như một bản ca vũ. Ca vũ khác với máy móc ở chỗ tự tình, tự nội, tự khởi. Máy chạy một chiều, tự ngoài đẩy tới, còn ca vũ thì không thế vì mỗi người vũ không được coi như một bánh xe, nhưng như một phần trong bản hợp tấu hợp vũ. Mỗi người sẽ tuỳ chỗ đứng của mình mà múa, tự ý múa, chỉ cần nhịp theo tiết điệu chung. Nhịp chung rất quan trọng ai đi sái nhịp là phạm đến Tiết điệu uyên nguyên của cả trời cùng đất, của toàn thể vũ trụ, bởi trời với người không theo hai lối khác nhau “thiên nhân vô nhị lý”, vì thế mà chữ lễ từ ý nghĩa là lễ tục vươn lên đến ý nghĩa cao cả đầy u linh như tiếng numen chỉ cái cảm quan của con người đối với cái chi vừa uy nghi đáng sợ mà một trật cũng đầy vẻ quyến rũ. Và đó là nền tảng mọi tôn giáo, mọi cảm nghiệm u linh huyền niệm. Lễ tục Viêm tộc trường tồn được chính vì nó đã nâng mình lên đến cái numen, cái cảm quan linh thiêng đó. Lấy thí dụ về lệ tục “chơi xuân” hay hát trống quân: khi hai nhóm nam nữ đối diện nhau hát xướng thì không phải chỉ có hát cùng xướng với nhau nhưng là hát xướng ca vũ trước non nước ở trước tiếng ưng thuận của đất trời (trống là lỗ đào xuống đất chăng cái dây chỉ trời) và khi họ thích nhau thì ta đừng tưởng là họ chỉ mê sắc như ýnghĩa vụn mảnh ngày nay, nhưng từ thâm tâm là họ tin tưởng mình đang làm một việc cao cả hợp với tiết điệu đất trời. Và khi họ giao hợp là họ trịnh trọng làm một việc tư tế, một tác động sáng tạo cao cả, đầy lòng thâm tính như thế. Chính vì đó mà Lễ tự nghĩa thói tục vươn lên đến nghĩa đạo học và có tác động mạnh mẽ như một tôn giáo.

Đấy mới là cái lý thâm sâu nhất để giải nghĩa tại sao sau hai lần pháp độ toàn thắng ở đời Tần rồi Hán sơ, thắng đến nỗi vô tình nhiều nho gia đã nhập phe xâm lăng, phe cai trị, thế mà rồi cuối cùng sau vài trăn năm chủ trương lễ nghĩa đã chỗi dậy nổi để dành chỗ đứng và đem lại cho pháp độ một thế quân bình. vì từ đấy pháp độ chỉ được coi như mặt ngoài mà lễ nghĩa mới là mặt trong của cùng một tấm vải văn hóa Viễn Đông. Sở dĩ pháp tắc là của chính quyền mà phải chịu nhường bước cho lễ tục dân gian là vì đàng sau pháp và tắc không có nền tảng của một minh triết, một đạo lý (Need II, 531), một cái gì u linh man mác và sâu thăm thẳm như đàng sau lễ nghĩa. Vì sự sâu xa đó mà thói tục, lễ nghĩa trường tồn để cùng với pháp độ tạo ra một nền văn hóa có tính chất lưỡng nghi, hoặc nói theo danh từ ngày nay là “biện chứng” nghĩa là không cứng đơ giữa có với không, giữa lý với tình, nhưng là linh động giữa lễ với pháp, giữa nước với làng tức cũng là giữa bố với cái. Phạm vi bố là phép nước, phạm vi cái là lệ làng. Như vậy là văn minh bố thắng văn minh mẹ ở phép công, còn mẹ rút về lập thế thủ tại làng với câu “lệnh vua thua phép làng” biểu lộ hai nền văn minh chia khu vực ảnh hưởng. Khu vực của mẹ tức của Viêm tộc là làng mạc là đồng ruộng, với tất cả những gì đi kèm, nước, núi, đầm, sấm v.v… đới sống xã hội biểu lộ trong các lễ, lạy, đám, đình… đầy hồn nhiên phóng khoáng. Các làng, xã thôn Việt Nam với phần tự trị rất nhiều chính là một thứ nước lý tưởng được Lão cũng như Platon mơ ước trong République (mỗi thị quốc (cité etat) của Platon không quá 5 ngàn người). Nhưng làng của Viêm Việt hơn thị quốc Platon nhiều điểm thí dụ không có thể chế độ nô lệ, không có qun niệm tuyệt đối về tư sản, mọi thôn dân được quyền bầu cử và nhất là có văn hóa nên gọi là văn làng… Ta có thể coi xã, ấp của ta là những di sản từ đời Viêm tộc, nhưng không dừng đọng lại ở đợt bộ lạc đóng khung, mà là mở lên thôn giao với tổ quốc. Có thể nói xã thôn ta là một thứ liên bang rất uyển chuyển trong đó quyền mẹ, quyền người trưởng thượng (trọng tuổi già, trọng thiên tước, trọng người đi học) của Viêm tộc nhường lại cho Hoa tộc có tính cách du mục, sau chuyển sang thị thành theo nghĩa rộng, tức là những nơi có đông đúc, sự giao tiếp với lân nhân không còn hạn vào những ngày hội hè đình đám, nhưng trong mọi việc thường nhật nên mang nhiều tính chất cá nhân được mở rộng đến từng người. Khi vì hoàn cảnh bó buộc phải làm thị dân sống văn minh lý thì lâu lâu lại nuối tiếc cảnh thôn dân muốn sống nền văn minh tình. Câu nói thường của ta “ngoài là lý trong là tình” có thể mang theo một ý nghĩa sâu xa là lý Hoa tộc tại thị thành ở những việc công của quan, còn tình Viêm tộc của thôn dân trong những việc riêng của làng, xóm, ấp. Hai chữ “làng nước” nói lên mọt nét đặc trưng của nền văn hóa Nho Việt thiết lập bình quân trên hai mối là làng và nước, mà không đặt trước sự phải chọn một bỏ một: chọn làng bỏ nước như các nền văn hóa gốc du mục và hiện nay đã trở thành văn minh hùng cường, nhưng cũng đang rạn nứt vì thiếu tình trong. Sở dĩ các nền văn minh khác đã chọn nước bỏ làng, vì làng tuy giữ được tình người nhưng lại cản trở bước tiến bộ nên hầu khắp các nền văn minh lớn đã bỏ làng chọn nước để tiến đến cường quốc và đang rắp ranh tiến vào siêu cường quốc. Mạnh thì có mạnh nhưng đã nghiền nát tình người hay để cho con dân bơ vơ lạc lõng không chốn không nhà. Công thức “làng nước’ đã là lối thoátt ra khỏi gọng kìm nước hay làng. Và mặc dầu không thiếu những làng bị nạn kỳ hào ác bá đàn áp dân hiền, nhưng nói đổ đồng thì làng nước vẫn là một giải pháp tương đối hay hơn giải pháp nước đơn độc, vì trước hết không phải hết mọi làng đều bị nạn kỳ hào ác bá, bởi nhiều làng có hương ước bảo đảm được tự do cho dân làng. Thiết nghĩ nếu có thể làm một bản thống kê các làng bị chuyên chế cường hào ác bá, với số làng không bị nạn đó rồi đem đối chiếu với những vương triều chuyên chế thì hầu chắc giải pháp làng nước vẫn bảo đảm cho người dân làng nhiều tự do hơn là cho người dân nước.

Phương chi lại còn một lý do khác khá nghiêm trọng đó là khi ông vua mà đốc ra chuyên chế thì không còn quyền bính lớn hơn để kiềm chế, nên người dân nước không thể trông nhờ ở một sự can thiệp ôn hòa nào và chỉ còn có phép làm loạn. Ngược lại khi làng bị nạn chuyên chế thì ít ra trên lý thuyết còn có thể trông nhờ sự can thiệp của quyền trên là vua quan. Tuy nhiên trên đây chỉ là những lời bàn về một tình trạng đã qua, cần suy tư để tìm ra yếu tố đặc trưng của nền văn minh chúng ta lúc trước. Ngày nay hoàn cảnh đã đổi thay, đường giao thông tiện lợi, chính quyền lại theo thể chế dân chủ, thì mối tương quan làng nước tất phải tìm kiểu thích nghi khác hơn trước. Nhưng trong 36 lối thích nghi thế nào cũng có lối không cản trở sự vươn lên của quốc gia mà vẫn duy trì được ít nét “dân tộc” để cho chúng ta khi làm dân nước cũng vẫn có thể còn là dân làng.

XII. NƯỚC HAY NHÀ

Nước đi với trung. Nhà đi với hiếu, nên vấn đề nước hay nhà cũng là vấn đề trung hay hiếu.

Ở đâu cũng thế vua được coi là đầu mối, còn mỗi công dân là đầu mối khác. Ở những chế độ quân chủ chuyên chế thì vua đàn áp ân. Trong các xã hội Viễn Đông nền quân chủ hầu hết là chuyên chế nhưng ông vua không dễ gì đàn áp được dân, bởi vì giữa vua và dân có những cái vòng lót che chở cho dân là làng trong mối tương quan làng nước. Rồi nữa khi bó buộc lại phải đi đến tương quan trực tiếp hơn là giữa vua và dân hay nói xác thiết theo văn minh cổ truyền là nước và nhà gọi là nhà nước thì người dân cũng chưa phải là chịu phục trọn vẹn mà không có lối bảo vệ theo triết lý tức đem chữ Hiếu ra đối chọi lại với chữ Trung, để rồi cố đi đến Hiếu Trung hòa hợp tức cũng là hòa hợp giữa nhà và nước. Sao cho nước là sự hòa hợp mọi nhà, cũng như mọi làng, để cho yếu tố nước của Hoa tộc không lấn át nổi yếu tố Viêm tộc được duy trì trong làng trong gia tộc. Lý tưởng ít khi đạt tới, và khi đạt tới lại dễ mất vì thế ít có học giả nhìn ra. Bởi vậy để khai quật lên chúng ta hãy học cách khái quát về hai yếu tố Hiếu Trung. Nói một cách rất tổng quát thì

Trung là trung quân, lo cho nước.

Hiếu là hiếu thảo với mẹ cha, lo cho nhà.

Đó là hai điểm mà Nho giáo thường hay bị trách cứ và thường người trách có lý do. Chẳng hạn vì trung quân đã đẩy đến độ tàn nhẫn ăn hiếp tình người như được chứng tỏ bằng những câu “trung thần bất sự nhi quân” hay là “quân sử thần tử thần bất tử bất trung”. Những câu đó bị chỉ trích là phải ít ra nói chung. Đến như chữ hiếu cũng kéo theo rất nhiều quá đáng, tang chứng là những câu chuyện hiếu lố bịch. Thí dụ Lão Lai người nước Sở đến 70 tuổi mà cha mẹ còn sống, nên vẫn mặc áo quần rằn rì để làm ra vẻ con trẻ đối với mẹ cha.

Một người ngheo quá chỉ có thể nuôi cả mẹ già lẫn con bao lâu con còn bú nhưng lúc thôi bú thì không thể nuôi cả hai nên buộc lòng phải đem chôn con để khỏi bớt phần cơm của mẹ già. Lúc đào lỗ chôn con thì bắt được âu vàng! Đó là trời thưởng đức hiếu… Những câu truyện trẻ con tạo xạ kiểu đó nhiều khi đến độ mường rợ đã được một số nho gia đời Hán như Lưu Hâm đưa vào biến trung hiếu trở thành nguỵ trung ngu hiếu (Civ. 485) khiến người sau không nhìn nhận ra được ý nghĩa chính ban đầu nên hai chữ hiếu trung đã bị đả kích nặng nề, chúng ta đã nghe nhiều khỏi cần nhặc lại. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đặt vấn đề dưới ánh sáng của những khởi nguyên, hay trong quá trình tranh đấu sinh tồn của nền văn hóa nông nghiệp, để đưa ra một hai khía cạnh thường bị bỏ quên. Ai cũng biết rằng chính thể lý tưởng là làm thế nào duy trì được cả tự do cá nhân và sức mạnh của nước. Đó là hai đầu mối rất khó giữ quân bình thường không nghiêng sang tự do thì lại nghiên về công quyền pháp luật, bên nào cũng có lý do và vì thế bao giờ cũng có mấy khuynh hướng đại loại như sau. Một là khuynh hướng tổ chức công việc rất nhẹ mà lý tưởng là xóa hẳn công quyền đi để trọn vẹn tự do cho con người, sao cho mỗi cá nhân đều gặp môi trường thuận lợi để phát triển toàn triệt sự tự do của mình, lối này thường hy sinh công quyền. Hai là lối tổ chức công quyền rất vững chắc có thể ví với một chiếc máy khổng lồ và rất hữu hiệu vì có thế nước mới mạnh. Lối này thường hi sinh cá nhân nhưng rất có lợi cho nhà nước và trước hết là cho nhà cầm quyền vì thế nó chứa đầy sức cám dỗ đối với vua quan. Nhưng vì tự do cá nhân cũng là một nhu yếu thâm sâu thuộc yếu tính con người, vì thế lối tổ chức này vẫn gặp sức chống đối. Tóm lại thì cả hai nhu yếu: nước phải mạnh cũng y như tự do cá nhân đều cần thiết và chính quyền lý tưởng phải là chính quyền biết tổ chức nước cho mạnh mà đồng thời lại chỉ bắt hy sinh tự do cá nhân ở những điểm thiết yếu và chỉ tới mức độ tối thiểu cần thiết. Và đó là lý tưởng mà nho giáo đã nhằm trong khi đưa ra phương thức nhà nước thay cho hai giải pháp duy nước hay duy cá nhân.

Trong ba hình thức trên thì đạo Lão đi theo lối thứ nhất là tuyên dương tự do cá nhân, nhiều khi hết mức đến nỗi đò giũ bỏ cả những ước lệ nhẹ nhàng gọi là lễ. Nếu phải dùng danh từ ngày nay mà chỉ thị khuynh hướng này thì đó là lối lãng mạn: chủ trương tự do đến căn để (liberté radicale). Còn người xâm lăng thì bao giờ cũng đề cao cộng đồng xã hội, tuyệt đối hóa công quyền đến độ nuốt trôi tự do cá nhân. Khuynh hướng này nảy nở tự thời săn hái lúc con người chưa lập gia đình mà chỉ sống quần tụ dưới quyền điều khiển của một tù trưởng, vì thế khuynh hướng này được bảo tồn mạnh trong nền văn minh du mục, và rất được nhà cầm quyền ưa thích và đã được kết tinh lại trong pháp gia theo lý thuyết thì nó ngược với Lão giáo. Nhưng vì một bên đề cao tự do cách tuyệt đối, bên kia hạ tự do xuống cùng cực, nên là hai thái cực, mà cái luật của thái cực là sát nách nhau: “les extrémités se touchent”. Vì thế mà cả hai giống nhau ở nhiều điểm. Trong đó phải kể đến việc cả hai không chú trọng đến gia đình. Bởi gia đình là một tổ chức giàn hòa giữa cá nhân và công quyền bắt cá nhân cũng như công quyền mỗi bên phải nhường một phần đất để làm nên gia đình mà ta có thể coi như khu phi quân sự. Vì thế gia đình là thể chế không giống bên nào, nhưng cũng không khác bên nào hẳn. Chẳng hạn như người sống trong gia tộc có chỗ gặp gỡ công luật của pháp gia nghĩa là họ cũng vâng theo luật chung của công quyền, nhưng đồng thời gia đình lại là cung thánh giữ lại những mảnh đất thuận lợi cho sự nảy nở tự do cá nhân, vì đây là một thứ công thể nghĩa là một thứ cộng đồng nhưng lại uyển chuyển vì đầy ắp những tình người chân thật hơn hết: tình vợ chồng, tình cha mẹ, tình con cái, tình anh em. Chính vì chỗ đầy tình người như thế mà ta gọi là cơ thể: gia đình được ví với cơ thể, nên tôi gọi là công thể thay cho chữ cộng đồng. Gia đình là một công thể vì sự vui buồn của phần tử này truyền cảm sang phần tử khác y như khi chân đạp gai thì truyền cảm giác đau ran khắp mình, và toàn thân tâm đổ dồn chú ý đến việc cứu cấp phần mình bị thương: vì thế gọi gia đình là một công thể, tức là một thứ trường huấn luyện biết tự tình, tự ý hy sinh cho công ích. Đó là xã hội tình.

Khác với cộng đồng là xã hội lý trong đó cá nhân cũng hy sinh cho công ích nhưng không tự ý tự tình ít ra cách chân thực (tự ý vì bị tuyên truyền không gọi là sự thực tự ý, vì có ngày sẽ bị giác ngộ) hoặc vì quyền lợi bắt buộc, chứ không có sự tự tình chân thực và lâu dài. Trong cộng đồng lớn sự nhảy cảm và thông tình bớt đi theo đà to lớn của công quyền, nhiều khi đến độ mọi phần tử bị coi như một con số hay một bánh xe với một chức năng nhất định, cái này hư thay cái khác, không phải rắc rối với những tình cảm tế nhị rất dễ sai lạc vì chủ quan là đầu dây mối nhợ cho biết bao thiên lệch. Do đó xã hội lý chủ trương gạt bỏ hết mọi tình cảm ra ngoài, mà đã muốn gạt bỏ tình thì phải phá vỡ cái ổ sinh tình, ương tình, phát huy tình cảm là gia đình. Pháp gia thường tìm cách làm yếu gia đình là do lẽ đó.

Lão giáo ngược lại đề cao tự do cá nhân tuyệt mức, nên cuối cùng cũng dẫn tới hậu quả coi nhẹ gia đình, nhìn gia đình như cái gông kim hãm sự phát triển tự do. Vì thế tìm cách cô lập hóa cá nhân, “kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lão tử, bất tương vãng lai” ĐĐK.80. Nước này nghe tiếng gà chó nước kia mà cho tới chết không sang bên đó. Để giữ khỏi can thiệp vào việc của tha nhân. Do đó mỗi người trở thành một hòn đảo trơ trọi chơi vơi giữa biển cả. Khác với cộng đồng trong đó mọi người là một hòn đá trong đống đá. Lấy về ba cương lãnh là tu, tề, trị mà nói thì ở Lão mới co tu thân còn tề gia và trị quốc bị lu mờ, mãi sau mới được Vương Bật cứu vớt lại phần nào. Ở Pháp gia thì chỉ còn có trị quốc thiếu tề gia và tu thân. Vì lẽ đó cả hai thuyết không đủ cho nền văn minh nông nghiệp sống trong xóm làng thôn ấp lấy tu thân làm bản gốc, lấy tề gia làm móng nền cho xã hội nên nước được định nghĩa như là tổ hợp các gia đình, gia đình là bản vị tối hậu của nước “tội quy vu trưởng” chứ không quy vu cá nhân. Đề cao cá nhân là làm suy yếu công quyền sẽ dẫn đến loạn như Lão giáo nuôi mầm cho rất nhiều cuộc nổi loạn (Need II. 139). Còn độc tôn công quyền là dẫn đến bóp nghẹt cá nhân, tức là công quyền mất lý do tồn tại. Con người ở lẻ loi quá yếu không đủ bảo vệ tự do của mình mới phải đoàn tụ lại thành xã hội để có thể bảo đảm tự do. Nay công quyền lại cướp đoạt tự do cá nhân sống trong xương trong thịt thì công quyền chỉ còn là ý nghĩ trừu tượng vô nhân đạo. Vậy phải làm thế nào để công quyền vừa hiệu nghiệm đủ giữ an ninh trong nước cho các việc chung được điều hành hữu hiệu mà đồng thời lại dành chỗ nảy nở cho cá nhân. Vấn đề đó chỉ được đặt ra cách nghiêm trọng cho những ai bênh vực nền nhân bản toàn diện có ngoại mà cũng không thiếu nội: nội là tự do cá nhân, mà ngoại là công quyền. Và tất nhiên lúc ấy thể chế gia đình xuất hiện lên như một giải pháp hiệu nghiệm.

Trên đã nói rằng trước vũ lực của kẻ xâm lăng của nhà cai trị, Nho giáo chủ trương “tòng cách” nghĩa là hợp tác với công quyền để giành chỗ thở cho tự do cá nhân, sao cho tự do đó được phát triển cách vừa đủ. Ai muốn độc tôn tự do cá nhân thì phải theo Lão rút lên núi, còn nếu ở lại đồng ruộng xóm làng thì không thể nói đến truyện vô chính phủ, nhưng phải đề nghị một chính phủ biết giữ điều độ trong việc thi hành quyền bính. Phải làm thế nào để dân có thể kiềm soát phê phán quyền bính nhà vua. Nhưng lúc ấy nhân loại chưa tiến tới đợt phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như hiện nay, thì thể chế xã thôn tự trị trở nên một thể chế hữu hiệu vì lệnh vua phải biết dừng lại trước cổng làng để cho trong đó khua lên cồng bà, cồng con, cồng cháu…Tất cả đều muốn gióng lên tiếng kêu của nó, đừng bắt nó câm nín trước áp bức vì đấy là những nguyện ước thâm sâu, những tiếng nói lên các nhu yếu nền tảng của con người, cần cho chúng khua lên nhưng phải điều lý để tất cả khua lên trong trật tự đặng làm thành một bản hòa âm, một công thể, nghĩa là một tổ hợp sống cái sống của mọi tế bào, cái sống toàn triệt của cả lý minh bạch lẫn tình u ẩn. Cái lý tưởng của văn minh đồng ruộng là ở đó. Cao biết mấy nhưng cũng khó biết bao. Càng khó hơn nữa vì lần này phải chống chọi với cả hai mặt: cả Đạo gia lẫn Pháp gia. Với Đạo gia tương đối dễ vì hầu hết chỉ là thanh đàm không đáng ngại. Cái phiền là do phía Pháp gia tức phe xâm lăng nắm quyền cai trị: luôn lăm le tuyệt đối hóa công quyền, đòi lấy chữ trung nhận chìm chữ hiếu, nghĩa là nhân danh nước để bóp chết nhà, một hình thái cụ thể của lý sự lấn át tình người, lấy võ hiếp văn.

Nếu ta nhìn lịch sử dưới ánh sáng của phân biệt trên thì sẽ nhận thấy rằng mỗi khi xảy ra truyện lấn át của trung thì phải có phản ứng của hiếu. Thí dụ nhà Tần quá đề cao chữ trung nên bên Nho giáo tất phải phản động lại bằng cách đề cao chữ hiếu, mà hễ đã phản động thì ngã vào quá khích. Nho giáo của Tử Tư chẳng hạn quá đề cao chữ hiếu thì phải coi đó là hậu quả của sự chống đối lại công quyền, bởi vì Hán nho còn bị sức nặng của pháp hình với cả một cơ cấu cai trị của nhà Tần. Do đó dễ hiểu sự thái quá mà những tiểu Nho thường ngã vào hoặc bên trung hoặc bên hiếu. Tuy nhiên nếu phân biệt cách chung rằng chữ Hiếu ở Đông Nam còn chữ trung bên Tây Bắc, thì lúc ấy ta hiểu được tại sao Hán nho lại quá đề cao chữ hiếu. Ta không chấp nhận sự quá đáng bên nào dù hiếu hay trung nhưng ta hiểu được nỗi khó khăn của người xưa và coi sự đề cao chữ hiếu của Nho gia như một thành tích thắng lợi của nên văn hóa nông nghiệp, của thôn dân chống thị dân, chống lại chính quyền xâm lăng để bênh vực cho tự do con người. Và nếu giả sử bắt buộc phải chọn một trong hai thì thà để hiếu thắng trung còn hơn là trung thắng hiếu. Nhưng theo triết lý Thái hòa của số 5 thì không được chọn một trong hai nhưng phải vươn lên đến chí hòa giữa trung và hiếu, giữa tình nước tình nhà. Khi Hạp Lư vua nước Ngô Việt đem quân sang đánh nước Sở, Sở Chiêu Vương thua phải chạy khỏi nước. Nhân lúc vào trú tại nhà của bề tôi là Đấu Tấn, em Đấu Tấn là Đấu Hoài tìm cách giết Sở Chiêu Vương để báo thù cho cha đã bị vua Sở giết trước, lấy lý rằng xét về mặt vua Sở là thiên tử thì có quyền giết cha mình là chư hầu, nhưng xét về mặt gia đình thì vua Sở là kẻ thù nhà cần phải thanh toán. Cái tục không đội trời chung với kẻ giết cha là một cổ lệ đã có từ đời thị tộc, khi chưa có quyền bính lớn của quốc gia để bảo vệ quyền sống cho công dân, nên mỗi gia tộc phải tự lo lấy việc xử án và vì thế sự báo thù cha được mọi người coi như là một bổn phận thiêng liêng dù sau này đã tiến đến đợt liên bang thì chính ra thói tục báo thù cha không còn lý do tồn tại, vì đã có công quyền phân xử, nhưng có lẽ vì lệ tục kia đã in và tâm khảm con người thời ấy quá sâu, và nhất là tâm thức chưa đạt những phân tách rành mạch như nay, nên nhiều người vẫn còn coi việc báo thù là một bổn phận cao cả mà người con hiếu thảo không được trễ biếng. Vì thế khi vua Sở đến trong ấp của mình thì đó là một ca đặt ra trước lương tâm hai anh em: tình nước hay tình nhà. Giết vua báo thù cha thì trọn hiếu, nhưng lại bất trung, đàng nào cũng chỉ được có một bề nên rất khó lựa chọn và vì thế hai anh ẹm đã lựa chọn khác nhau. Người em nhất định giữ chữ hiếu nên xếp đặt giết vua Sở, người anh vì giữ chữ trung nên cản ngăn em đồng thời báo cho vua biết chuyện để lánh đi nơi khác. Sau này khi Sở Vương trở về nước đã không thù oán Đấu Hoài mà còn phong làm Đại phu. Khi có người can thì Sở Vương trả lời rằng Đấu Hoài định giết ta để báo thù cha thì đó là một hiếu tử, mà đã là hiếu tử thì tất sẽ là một trung thần.

Đấy là một lối hành xử rộng lượng sáng suốt hợp tinh thần phương Nam coi trọng tình nhà đã giữ được thế quân bình giữa trung và hiếu, giữa nước và nhà, và ngày nay khi ta nói “nhà nước” là vô tình ta đã nói lên thành quả của một cuộc giằng co lâu dài giữa nước và nhà: nước đòi nuốt nhà, nhà chống cự lại và thường người ta hay phải chọn một bỏ một, nhưng riêng bên Viễn Đông nhờ triết lý Việt nho chúng ta đã không bị bó buộc phải chọn một bỏ một nhưng đã giàn hòa cả hai và nói nhà nước như trên đã nói làng nước vậy. Đấy là hậu quả của một tiến trình văn hóa rất lâu dài nhưng vì quá lâu nên nhiều người đã mất ý thức, và dễ dàng đánh đĩ hai chữ quý giá vô biên là nhà nước. Khỏi nói thì ai cũng biết rằng người cộng sản khoái dùng hai chữ nhà nước, nhưng trong thực chất thì không còn nhà, mà đã không còn nhà thì nước có còn chăng hay chỉ còn là một danh từ trừu tượng không “nước mẹ” gì cho nhà cũng như cho con người cụ thể sống trong xương trong thịt.

Sở dĩ người cộng sản đả phá gia đình là bởi những lý do dễ hiểu sau đây: thứ nhất vì cộng sản từ phía Tây phát xuất là phía vẫn coi nhẹ gia đình. Thứ hai vì tuy trá hình dưới những danh từ nhân bản, nhân dân, nhưng thực chất thì cộng sản là công cụ của nhà cầm quyền, một thứ quyền tuyệt đối như chưa hề có trong lịch sử nhân loại nên thù ghét hết mọi thể chế đòi san sẻ quyền đó, như gia đình Đông phương nơi mà người cha không những là gia trưởng nhưng còn kiêm cả chức tư tế và chức quan án tức là vừa có quyền tế gia tiên vừa có quyền xử những tố tụng trong gia tộc để hạn chế tối đa sự chính quyền can thiệp vào việc nhà. Vì thế quả thật gia đình kiểu Đông phương là một chướng ngại vật cần được thanh toán.

XIII. TỰ HÀ VU TỚI HÀ LẠC

Trong các nền văn hóa cổ đại sông nước bao giờ cũng giữ một vai trò quan trọng đối với tâm thức con người, vai trò đó có khi là tệ hại vì ngăn cản con người tiến tới ánh sáng. Phần lớn các văn hóa bị cầm chân lại nơi đây. Tuy nhiên cũng có nơi sông nước lại trở nên một tiêu biểu cho sự giải phóng con người ra khỏi giai đoạn bái vật để đi sang bình diện minh triết. Ở đây tôi gọi minh triết là Hà Lạc còn bái vật là Hà Vu (về Hà Vu xem S.M.T t 3 p.451). Vu hay làVu hích hay Vu nghiễn là những người tin theo thế giới ma quái bên ngoài tầm tai mắt của con người, chữ Vu kép bởi chữ công và 2 chữ nhơn để hội ý rất khéo: chữ công chỉ công nghệ, cũng như các ảo thuật, còn hai chữ nhơn bị ngăn cách nhau bằng một bức tường đóng kín không có mối giao thông thường lệ nên cần phải có trung gian. Khi chữ Vu đi với Hà làm thành Hà Vu là có ý chỉ cái nòng cốt tổ chức đào tạo các Vu. Chính nhờ sự tổ chức này mà Vu nghiễn đã có thể đặt ách thống trị trên con người làm cho khó có thể cựa nổi. Ngoại trừ văn hóa Viễn Đông đã thoát được bằng đặt tinh thần Hà Lạc vươn lên trên HàVu hay là tinh thần Viêm tộc đã bị cải hóa nổi óc dị đoan của Hoa tộc. Hà là con sông Hoàng Hà chảy ngang từ Tây ra Đông, đến quãng giữa thì nhận nước sông Lạc. Sông Lạc phát nguyên từ ngọn Tần Lĩnh gần thành Lạc Nam (chữ hán) hay (chữ hán) trong một miền độc lập của Thương Châu, chảy vào tỉnh Hà Nam ở miền Lô đi qua nhiều nơi và khi tới Lạc Dương thì nhận thêm ba nhánh khác là Y, Chiền, Giản… (Legge III p.118). Chắc hẳn là trong một thời gian nào đó, tổ tiên ta, ít ra một số, đã cư ngụ trên bờ sông Lạc, nên sau này đã di cư tên lạc, để chỉ tên nước, tên vua ở miền Nam… Sông Lạc đối với Hoàng Hà thì như nét dọc (từ Nam lên Bắc) đối với nét ngang chỉ đất, chỉ âm, nét dọc chỉ trời, dương, nên miền sông Lạc đổ vào Hoàng Hà kêu là dương, chính bởi ý tưởng dọc ngang đó nên hai chữ Hà Lạc biểu thị nên minh triết là một nền đạo học có cả dọc ngang hay là “nhất âm nhất dương chi vị đạo” và vì thế đã đạt khả năng đào tạo nên được những trang anh tuấn có khi được gọi theo tinh thần hai con sông đó là “Hà Lạc chi anh” (1). Mấy chữ ấy tuy chỉ những hiền nhân quân tử nhưng đồng thời hàm chứa một quá trình tiến hóa trải qua ba giai đoạn từ Hà Vu tới Hà Đồ rồi tự Hà Đồ tới Lạc Thư (so với ba đợt trong bài III Cửa Khổng: bái vật, ý hệ, tâm linh).

(1)    Chính chữ là “Hà Lạc chi anh, Giang tả chi ngạn” để chỉ những người tài giỏi. Xem văn học sử Trung Quốc của Địch Quân Ta tr.278).

Trong kho huyền thoại Viễn Đông có kể về con vua Phục Hy tên Phục Phi trầm mình dưới sông Lạc và được trở nên thần sóng ấy, hoặc nói chung là trở nên thuỷ thần. Về câu truyện Phục Phi cũng như hầu hết các huyền thoại khác đều đã bị xuyên tạc hoặc trở nên phiền toái vì  người sau không nhận ra ẩn ý (xem Danses 512 cho nhiều chi tiết về thư tịch) nhưng ta có thể đọc thấy ý nghĩa như sau: Phục Phi có thể là vợ (phi) hay con của vua Phục Hy như bà Nữ Oa cũng là vợ hay là em gái vua Phục Hy. Cả hai, đều chỉ tinh thần văn hóa Viêm tộc nơi mà đàn bà có nhiều quyền ít ra bằng đàn ông. Đến khi bị đàn áp bởi văn minh Hoa tộc trọng ông hơn bà thì địa vị Nữ Oa cũng xuống dần, và về nhiều phương diện có thể nói là ông thắng bà trọn vẹn, tức Hoa tộc choán hết quyền Viêm tộc, thí dụ trong các việc công thuộc vương triều. Thế nhưng không phải Viêm tộc chịu thua trọn vẹn nhưng nói được là chịu thua để mà thắng, nghĩa là thua về võ lực (sức mạnh đi với đàn ông) nhưng lại sẽ thắng Hoa tộc về tinh thần, là cái ẩn khuất nên biểu thị bằng đàn bà: Nữ Oa hay Phục Phi. Nói khác Viêm tộc rút lui khỏi sân khấu để tác động mạnh bên trong, nói bóng là Phục Phi trầm mình ở sông Lạc nhưng không phải để chết trôi thây nhưng để trở nên thần sông Lạc. Tức là rút về tiềm ẩn, để tác động lối khác. Có lẽ vì đó nên chữ Phục được thay bằng chữ Mật nhưng cũng đọc là Phục để chỉ ý nghĩa tàng ẩn “một trái tim bị đâm thâu qua và để bên dưới mái nhà” như vậy cũng có một nghĩa với chữ Phục Hy cũng chỉ cái gì tàng ẩn nhưng lại có sức nuôi dưỡng. Dầu sao thì huyền sử Phục Phi trầm mình ám chỉ biết bao Việt sĩ, ẩn sĩ đã không được nhà cầm quyền chấp nhận chẳng hạn như Khổng Tử, có khi còn bị hại như Đào Tiềm, như thân phận Khuất Nguyên. Trong Li Tao ông có viết:

“Ngô lịnh Phong Long thừ vần hề.

Cầu Phục Phi chi sở tại”.

Ta truyền cho thần Phong Long cỡi mây đi tìm chốn ở của Phục Phi.

Phải chăng khi viết câu đó, Khuất Nguyên đã nghĩ tới dòng sông Mịch La. Những câu chuyển về cửu đỉnh bị chìm dưới sông, và ai vớt được thì được thiên mệnh cũng phải hiểu theo ý này. Cửu đỉnh là của Cửu lê dưới quyền Si Vưu, Cửu là bình phương của tam tức Tam Miêu. Hoa tộc ưa võ biền làm chim mất Cửu đỉnh; ông Vũ được ban cho Cửu trù cũng là Cửu đỉnh, tức là hiểu được chủ thuyết của Viêm tộc. Vì thế có truyền thuyết khác nói rằng khi ông Vũ đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả Phục Hy, mở ra thấy Phục Hy đang quấn đuôi với Nữ Oa (Danses 497). Đuôi là đạo theo câu: “đạo vật chí cự” = chí cự của mọi việc là đạo, mà tiêubiểu cái chí cực của mọi việc là ngũ hành được Hồng phạm kêu là “Ngũ Hoàng Cực”, Ngũ là sự hòa hợp giữa số đất (2) với số trời (3). Hai với ba làm thành năm mà số năm là số nền tảng của Viêm tộc. Bởi thế Nữ Oa linh hồn của Viêm tộc có tiếng là đã lập ra phép hôn phối, đúng ra là linh phối đựơc gởi vào câu “Nữ Oa luyện đá ngũ sắc”, tức luyện cho 2 với 3 thành 5. Trong thiên Hồng phạm nói rằng “trời ban Hồng phạm Cửu trù cho ông Vũ”. Trời là nền văn hóa Viêm tộc (Si Vưu coi về lịch mà lịch thuộc trời). Trời ban Hồng phạm cho ông Vũ cũng đồng một ý như câu “Hoàng Đế đắc Si Vưu nhi minh ư thiện đạo”. Ông Vũ bỏ Nhị nguyên thuyết (gọi là đắp đê) để đào sâu tức đi lối Tâm thì hiểu ra được đạo của Viêm tộc, hay nói bóng thì gặp cặp uyên ương thái tổ là Nữ Oa Phục Hy đang cuốn đuôi nhau. Và từ đấy thì tinh thần Hà Vu (Tây Bắc) phải nhường bước trên cho tinh thần Hà Lạc (Đông Nam). Sự nhường bước này tuy ghi lại trong huyền sử cách vắn tắt coi như rất dễ dàng, nhưng trong thực tế là cả một quá trình tranh đấu cam go chinh phục từng bước đầy thăng trầm được biểu lộ ra biết bao khía cạnh như chúng ta đã bàn rộng nơi khác. Ở đây chỉ xin ghi lại một sự tích rất ngoạn mục là việc Hà Bá cưới vợ. Theo tục đó mỗi năm người ta phải gởi xuống sông Hoàng Hà một cô gái đặng làm vợ Hà Bà đề ngài khỏi dâng nước sông Chương Hà lên làm lụt lội. Tục này gọi là “lễ Hà Bá thú phụ” được cử hành đại khái như sau: các Vu nghiên chọn trong miền một cô gái xinh đẹp nhất, rồi đến ngày đã định cho họ lập một “trai cung” trên bờ sông, mua sắm lễ vật cúng tế, cho người con gái tắm gội sạch sẽ, xong thì đặt ngồi trên chiếc bè cỏ thả trôi giữa dòng, đi được vài dặm thì bè chìm kéo theo cô gái xuống lòng sông. Hình ảnh bi ai này có thể làm ta mường tượng tới hình dáng Phục Phi trầm mình trong sông Lạc để trở thành thần sông ấy. Nhưng đó là ý nghĩ minh triết, còn đối với đại chúng cũng như Vu nghiễn thì chỉ để làm vợ Hà Bá. Và ai nhận ngay ra rằng nhờ vào trình độ dân chúng còn mê tín dị đoan như thế, nên cưới vợ Hà Bá trở thành dịp may cho Vu nghiễn khai thác dân chúng trong vùng, và họ đã tận dụng tình thế như sau:

Trứơc hết họ ghi công đức từng trăm ngàn quan tiền để tổ chức lễ cưới, sau đó đi xem mắt các cô gái để lựa chọn vợ Hà Bá. Cái vụ này còn ăn to hơn lượt đi công đức vì bao nhiêu nhà có con gái dầu là xấu đều phải đút lót với các Vu nghiễn và các hào lão trong ban tuyển lựa. Vì xấu có thể cho là đẹp và ngược lại tuỳ sự biết điều của bố mẹ. Lệ tục dị đoan này phát xuất từ phía Tây (Danses 473) và lan xuống phía Đông đến Nghiệp Đô tiếp giáp với nước Hàn và Triệu thì bị tinh thần Hà Lạc chặn đứng do một Nho gia tên là Tây Môn Báo mới được Nguỵ hầu (423-387 tr.dl) sai ra làm thái thú Nghiệp Đô. Năm ấy quan thái thú mới nhận chức ngỏ ý sẽ đích thân ra dự lễ cưới để thêm phần long trọng. Đến nơi quan được tiếp đón trọng thể do toàn cộng đồng Hà Vu (chữ hán) gốm có Lão Vu (chứ hán) và các đệ tử (chữ hán) mỗi người cầm một bình hương, theo sau là các bô lão và nhiều ngàn người tham dự. Đến nơi Tây Môn Báo ngỏ ý muốn được xem mặt vợ Hà Bá kỳ này như thế nào, người ta dẫn đến một cô gái đang tràn trề nước mắt và đầy vẻ kinh sợ.

Tây Môn Báo nói: vợ Há Bá phải là một mỹ nữ tuyệt trần, người này tầm thường quá ta e Hà Bá không chịu, vậy bản chức xin Lão bà xuống trình với Hà Bá là quan thái thú muốn kén cho ngài một bà vợ tuyệt thế giai nhân, xin cảm phiền đợi cho ít bữa. Nói rồi truyền ném bà đồng xuống sông trước sự kinh sợ của mọi người. Đợi một lúc ông tiếp: bà này già làm không nên chuyện, sai có một việc mà nãy giờ chưa lên. Liền truyền vất xuống một đệ tử… Đợi một lúc quay về phía các hào lão nói: bọn đàn bà con gái đi lại chậm chạp, nói năng không nên lời, bản chức phải nhờ đến các ông, liền sai bắt một hào lão ném xuống sông… Tất cả bọn đều quỳ xuống lạy xin tha và thú hết tội lỗi… và từ đấy Nghiệp Đô hết nạn Hà Bá lấy vợ.

Vì tâm trạng người nay đã tiến xa nên rất có thể chúng ta coi việc của Tây Môn Báo là rất thường hoặc chỉ như một việc lẻ tẻ do một ông quan nào bất cứ hể có óc sáng suốt đều làm được bấy nhiêu. Ý nghĩ đó có thể chấp nhận khi chỉ căn cứ vào một câu chuyện Hà Bá cưới vợ, và việc giải thoát không quan trọng lắm, vì một đàng những bày bịa của bọn Vu nghiễn còn quá thô sơ, lối tổ chức còn quá lỏng lẻo chưa thiếtlập thành một hệ thống lớn thì thắng được không đến nỗi khó. Tuy vậy nếu xem vào toàn cảnh của nền văn hóa Việt nho ta mới nhận ra đó không phải là một việc lẻ tẻ mà nó là tượng trưng cho cả một hệ thống giải thoát con người nhiều khi rất tinh vi. Thí dụ việc ngăn cản tục lệ miền Tây Bắc hay chôn người sống cùng với người chết (xem Lễ Ký I tr.226). Tục lệ bắt các bà góa tử tiết theo chồng (Religion 119). Việc thay tượng người chết bằng bài vị, việc hiến dần dần cho lễ gia tiên trở thành lễ kỷ niệm người đã khuất và trở nên dịp cho gia tộc hội họp để nhắc nhở đức độ người đã qua bằng những cử chỉ có tính cách tế vi, nhưng lại không được xin xỏ cái chi ích kỷ, tư riêng, nhưng tất cả phải là ích chung… (xem Religion tr.108) việc truyền bá lòng tin rằng tinh hoa tôn giáo là chu toàn được bổn phận công dân theo những lễ tục của  nước và vun tưới một tâm hồn vô vị lợi để tuân theo luật thiên niên phổ biển, để đạt nền minh triết cũng như làm cho lành xa những lý thuyết cùng những hành động huyền bị, ma thuật, xin xỏ những gì tư riêng cho mình (Religion 120). Đó chỉ là một số việc điển hình được nói phớt qua, và còn biết bao truyện khác.Vì thế việc phá dị đoan cưới vợ Hà Bá phải được coi là tiêu biểu cho một bước tiến vượt bực từ bái vật sang đến văn tổ tức là nền nhân bản tâm linh cũng là “căn bản triết lý trong văn hóa Việt Nam”. Hay là nói theo danh hiệu của nước ta là “căn bản triết lý trong văn hóa Hà Lạc, Lạc Việt”. Cái nền đó đã đạt giai đoạn thứ ba gọi là minh triết, được hiểu theo Fichte “là nghệ thuật chọn lựa những vấn đề mà sự giải quyết liên hệ tới con người”. “La sagesse est l’art de choisir les problèmes don’t la solution intéresse l’homme”. Điều này đòi phải có một sự thâm hiểu những nhu yếu chính cốt của con người mới đặt được vấn đề hay chọn lựa được những đề tài liên hệ mật thiết đến con người muôn thưở. Đó là đợt cao nhất mà cho tới nay mới có nền minh triết Hà Lạc đạt tới nhưng đã quên đi rồi, và hiện đang bước trở lại giai đoạn Hà Vu (bái vật) hoặc ý hệ mà không ngờ rằng đó là những giai đoạn mà tiên tổ đã phải dùng hết óc tinh anh mới vượt qua được. Giai đoạn ý hệ bên Viễn Đông chỉ hơi hình thành trong bước Hà Đồ, nhưng rồi bị vượt qua liền bằng giai đoạn Lạc Thư, (xem Dịch Kinh Linh thể) cũng như đã vượt qua giai đoạn Vu tưởng.

Nói là vượt qua mà không nói là tiêu diệt thì đó là chạm đến một chân lý nền móng thuộc tâm lý, mà chính vì triết học các nơi khac đã chưa nhận ra nên không sao vượt lên giai đoạn thứ ba là minh triết (đã bàn dài trong chương III quyển Tâm Tư). Luật đó đại để là thế này: hễ mình chống đối cái gì thì cuối cùng sẽ sa vào cái đó, trong triết quen gọi là nhị nguyên, hoặc là giữa có với không, giữa chấp nhận dị đoanh hay là chống đối. “Hà Lạc chi anh” là những hiền triết mở ra lối thoát thứ ba không chấp nhận có, mà cũng chẳng từ chối vô nhưng chỉ cười ruồi tức là dùng lối hài hước, mà có người kêu là u mặc (humor). Mới nhìn coi như một lối lãnh đạm với vấn đề, nhưng xét về lâu về dài mới nhận ra là nó hiệu nghiêm vô cùng. Sự hiệu nghiệm đó có lẽ vì óc tế vi. Ta hãy so với lối của người cộng sản họ vừa đả phá kịch liệt triết học suy tưởng (ý hệ) bằng hành pháp, vừa đả kích tôn giáo bằng thuyết vô thần đấu tranh. Kết quả người cộng sản lại duy tâm, độc đoán giáo điều hơn bao giờ hết. Và cũng như mọi triết thuyết khác vẫn chưa bao giờ nhìn ra cái bờ thuật có mà như không . Cười mà nên việc.

Học giả Granet có mắt tinh đời đã nhận ra được sự hiệu nghiệm của cái cười ruồi kia, vì nó mở hẳn ra một chân trời mới giúp vượt gọng kìm nhị nguyên để đi lên đến chốn an hành, khiến cho luân lý và tôn giáo Viễn Đông trở nên hiền dị, bỏ được tính chất bạo hành (Morale et religion sont douces sans violence. Religion 86). Dân chúng mắc bệnh dịch đua nhau giết heo để cúng quảy, trống phách om sòm? Hiền triết không đả kích chỉ mỉm cười và nói “thế là toi hết một con heo, thủng hết một cái trống, còn lành bệnh thì: tuyệt không!” voilà un tambour usé, et un cochon perdu, mais de guérison? Point!” (P.C. 587). Tác giả thêm: “l’incrédulité chez tous les sagesse est totale, bien plutôt souriante qu’aggressive” Và cái mỉm cười đó đã tỏ ra hiệu nghiệm bởi đã thắng không phải bằng tiêu diệt dị đoan, ai mà tiêu diệt được dị đoan? Nhưng bằng bắt dị đoan phải nằm dưới quyền minh triết, bằng đẩy óc Hà Vu về tận nơi phát xuất của nó là ngọn núi Côn Lôn, ở phía Thiểm Tây, Cam Túc. Các ngài đã kịp thời đưa tinh thần Giang tả chi ngạn hay là Động Đình hồ lên án ngữ làn sóng Hà Vu không cho tràn vào đất Lạc Việt. Chữ Động Đình hồ bao hàm ý văn tổ. Văn tổ là nhà minh đường mà ở nguyên thuỷ là nhà vuông (chỉ đất) có làn nước tròn bao quan y như Linh đài. Tròn chỉ trời, còn đình là nha vuông ở giữa. Vì thế Đông Đình hồ chính là nơi để hát bài “hàm trì” một hòa âm hàm chứa vạn vật: việc người cũng như việc trời trong vũ trụ biến hóa (Trang Tử chương XIV Couvreur p.321). Nói khác nơi phát xuất uyên nguyên của nền văn hóa Hà Lạc chính là Động Đình hồ chứ không phải sông Hoàng Hà như một số học giả tưởng nghĩ. Vì thực ra Hoàng Hà chỉ là giai đoạn thứ hai là đế đạo và vương đạo được hình thành do sự giao tranh giữa hai nền văn hóa Vu tưởng Tây Bắc và Văn tổ Đông Nam. Chính sự giao tranh này làm cho vai trò Hoàng Hà nổi bật trong những chữ Hà Vu, Hà Đồ, Lạc Thư vì chúng bao hàm một sự thắng trận: tức là tinh thần Hà Lạ đã kịp thời bảo toàn được sông Hoàng Hà đang bị xâm chiếm bởi óc Vu tưởng từ Tây Bắc. Nhưng rồi Hà Lạc đã chặn lại và còn đẩy “Tây Vương Mẫu” về tận núi Côn Lôn, và phong cho tước “nữ vương coi các bệnh dịch tả” và như thế ba chữ Tây Vương Mẫu hàm chứa một nụ cười đầy hóm hỉnh, tinh nghịch và rất bình dân nhưng lại rất sâu xa vô cùng và đó là nét đặc trưng của nền văn hóa Viêm Việt: “phi nhi ẩn” rộng mà sâu, chính nó đã là nét định tính nước ta để trở thành “văn hiến chi bang” tức một nước giàu đức dung thông sẵn sàng thâu nhận mọi luồng tin tưởng, tôn giáo, đạo lý… nhưng vai trò lãnh đạo vẫn nằm trong tay văn tổ, vì có như thế mới duy trì được nền thống nhất. Nhờ văn tổ đứng vững nên vẫn có thống nhất giữa bao phong phú do óc dung thông đó nhận mọi tư trào. Điều đó đã được biểu hiện một cách rất cụ thể ở văn miếu Hà Nội nơi mà Quan Âm cũng có khói hương nghi ngút suốt ngày đêm nhưng là ở trong một cái chùa nhỏ bên ngoài hàng rào của văn miếu. Bài học tiên tổ để lại đó con cháu đang quên dần mặc dầu miệng vẫn nói văn hiến chi bang, nhưng còn ai hiểu nổi Hà Lạc chi nghĩa nữa. Cũng cần ghi rằng chính tinh thần Hà Lạc đã không cho thần thoại phát triển bên Viễn Đông. Có người lầm giải nghĩa hiện tượng đó bằng sự túng quẫn và bận rộn chống chọi thiên nhiên của người Tàu thái cổ, nên không còn giờ đặt ra thần thoại. Nói thế không ổn vì không giải nghĩa được tại sao người Tàu xưa lại có vô số truyện thần tiên vượt xa nơi khác. Vậy phải giải nghĩa bằng sự thắng thế của tinh thần Hà Lạc nó đã bắt thần thoại rút về vị trí bé nhỏ để đất rộng cho sự nảy nở của các nhân thoại tiên thoại. Nói khác đó là một sự nhân bản hóa tôn giáo. Trong quyển Quốc Ngữ có kể lại câu truyện huyền thoại rằng đế Chuyên Húc sai họ Trùng Lê săn sóc việc trời, “ông này liền cắt mối liên hệ giữa trời và đất không cho trời xuống ăn hiếp đất và tự đấy tôn giáo nằm trong thứ lớp nên dân được dạy dỗ về những bổn phận làm người của mình, nhờ đó được bình an, con người được giải thoát khỏi những tai nạn công cộng” (Cordier 72-73). Đó là một cuộc cách mạng cực kỳ lớn lao. Vĩ nhân thế giới hiện nay là Gandhi đã cứu được hơn ba trăm triệu dân Ấn Độ khỏi ách xâm lăng của người Anh nhưng khi đụng tới tôn giáo thì đã không thành công mà chính ông còn là nạn nhân cho lòng cuồng tín nữa. Thế mới hay giá trị của Hà Lạc. Đó là cuộc thắng duy nhất trong lịch sử nhân loại, chưa hề xảy ra nơi khác. Và chính vì thế mà tới nay nhân loại mới bắt đầu chuyển mình để làm một cuộc cách mạng tự nền tảng, và mấu chốt cuộc cách mạng đó không ra ngoài việc mưu sao cho hết mọi giá trị đã bị triết học duy niệm gia đặt ra ngoài ở bên kia phải được đưa về bên này, ngay trong đời sống ở đây và bây giờ. Nghe câu đó nếu có ai còn thấm nhuần được cái tinh hoa của Hà Lạc thì sẽ ngạc nhiên hỏi: ủa! Tưởng là cách mạng để làm chi chứ chỉ có bấy nhiêu sao! Điều đó đã có từ xưa rồi, còn chi phải có cách mạng nữa. Hỏi như thế là đúng cho nền văn hóa Việt nho mà không đúng cho các nền văn hóa khác. Vì các nơi đấy chưa có một Tây Môn Báo nên óc Vu Tưởn đã tràn ngập trọn vẹn. Chúng ta hãy nhìn sơ qua: bên Ấn Độ thì quá rõ: giai cấp Brahmana không những đã đặt ách phi nhân trên đầu cổ những dân Dravidien mà còn khống chế luôn cả ba giai cấp cùng dòng máu Aryen với mình. Điều này quá rõ xin thông qua.

Chúng ta hãy nói về Âu Châu vốn được gọi là tân tiến vượt xa Viễn Đông còn đang nằm trong bóng tối dị đoan như thường được nghe nói. Xin hỏi câu đó có trúng chăng? Và bó buộc phải thưa rằng có lẽ trúng phần nào tự vài thế kỷ nay và đối với đại chúng. Nhưng xét dọc dài qua nhiều ngàn năm và nhất là tr6n cấp trí giả thì sai: vì đang khi giới nho sĩ bên Viễn Đông không chịu một khống chế nào thì bên trời Tây trái hẳn lại. Ai đã học triết cũng biết rằng Platon là đại biểu thượng thặng cho triết Tây. Vậy ta hỏi Platon đã vượt qua chẵng Vu tưởng chưa? Và ta phải thưa là chưa. Ngày nay người ta khám phá ra rằng óc Vu tưởng (một lối gọi khác của Hà Vu) đã nảy sinh từ xa xưa bên Babylon rồi truyền qua Ai Cập và tự đó đi sang chinh phục Hy Lạp. Khiến cho Hy Lạp trật khỏi dòng truyền thống tâm linh. Hiện nay các học giả quen gọi thời Hy Lạp chưa bị chinh phục bởi óc Vu tưởng là thời đại tiền Socrates còn từ Socrates trở đi thì kể là đứt liên lạc với Truyền Thống.

Sự đứt liên lạc này được thể hiện rõ nhất nơi Platon người đã mặc cho hệ thống Vu tưởng một bộ mặt thật là khả ái siêu tuyệt bằng những “đối thoại bất hủ” đến nỗi trải qua 25 thế kỷ các thế hệ triết học gia nối tiếp coi Platon như một ông thầy tuyệt đỉnh. Điều ấy có nghĩa là họ làm nên một đàn cừu vĩ đại theo sau Platon để đi vào thế giới mơ tưởng hão huyền của Vu tưởng. Bởi vì óc Vu tưởng là bị đặt ra những chuyện ma quỷ bên ngoài tầm tai mắt thiên hạ rồi điểm tô cho đến lúc nó lấn át hẳn thế giới của con ngừoi sống thực, và vì thế không sao đạt đến minh triết là khoa nói về con người ngay tại nơi nó. Chính Platon đã thiết lập ra một lý giới và đặt lên làm tiêu chuẩn để định đoạt bậc thang các giá trị. Chính bởi vậy mà từ đấy thế giới khả giác, tức thế giới hiện tai của con người đang sống trong xương trong thịt bị khinh rẻ, và tệ hơn nữa còn bị coi là xấu xa. Cũng từ đấy lý tưởng con người chỉ còn là ngắm nhìn lý giới đặt tận mãi ở đâu xa tắp tít còn tất cả mọi sự có hình tích đời này đầu bị đàn áp, và nếu cần thì được phép dùng những truyện giả mạo để giúp cho sự thắng thế của lý tưởng kia. Học giả Tây Âu quen gọi đó là những “huyền hoặc vu tưởng” hay là “sự lừa dối có lợi cho nền đạo hạnh” (pia fraus). Ngày nay nhiều triết học gia đả kích chủ trương mácxít vì lấy cùng đích biện minh cho phương tiện thì họ có ngờ đâu rằng chính nền triết học họ đang đeo đuổi cũng đã hàm chứa chủ trương đó rồi, đã từ lâu lắm nghĩa là tự Platon. Thế nhưng xuyên qua cả hàng thăm thế hệ triết học gia mà không một ai nhìn thấy cái điều tai hại đó, cứ thầy truyền cho trò để nối dài cái truyền thống hướng mắt lên những ảo ảnh đâu đâu. “Neo Platonic, idealistic and otherworldly” như Needham nói trong quyển Time, Refreshing River p.10. Phải đợi mãi tận ngày nay mới được Nietzsche khám phá ra óc Vu tưởng nơi Platon vì chia thế giới ra hai phần li cách gây nên một tai họa luôn luôn rỉ máu.

Đấy là một cuộc khám phá lớn lao, nhưng vì truyền thống nhị nguyên đã quá ăn sâu vào xương tuỷ, nên không dễ gì mà một sớm một chiều tẩy não ngay đi cho được. Vì thế chúng ta mới phải chứng kiến cái thảm trạng thật đáng buồn là rất nhiều óc thông minh đã không nhìn ra, nên đã tiêu hao trọn vẹn cái chí tinh anh vào việc mãi mãi đong đưa giữa hai bờ nhị nguyên: không Vu tưởng thì lại ý hệ, để trở thành hoàn toàn bất lực với sứ mạng của triết lý là hướng dẫn đời sống, giải thoát con người. Hỏi rằng triết học đã chu toàn đến đâu? Hãy lắng nghe các sông Seine, sông Thames, sông Tibre… để xem chúng kể chuyện đã bị người ta bắt nuốt trôi bao nhiêu con người. Và có lẽ ta khỏi cần chờ câu trả lời ở xa xưa nhưng hãy trở lại quê nhà để hỏi sông Hoàng Hà, tự ngày các ý hệ ngoại lai tràn vào thì Hoàng hà lại nuốt thêm bao nhiêu nhân mạng. Hơn thế nữa cac sông Dương tử êm đềm với Hồ Động Đình thâm sâu, hai dòng Việt Giang và Hồng Hà ồn ào vui nhộn, với Cửu Long phong phú mênh mông trước kia vốn là những làn nước trinh trong chưa hề bị hoen ố vì xú uế Vu tưởng mà chỉ toàn chuyện chở no ấm lại cho con người, nhưng tự ngày các ý hệ ngoại lai xâm chiếm cõi Viễn Đông này thì chúng cũng buộc phải đóng vai ngáo ộp nuốt mạng sống con người, và sẽ còn phải nuốt trôi bao nhiêu nữa. Ôi! Hỡi hồn Tây Môn Báo, hỡi những “Hà Lạc chi anh” của Lạc Việt, ngồi mà trông các dòng sông trên đất tổ phụng sự ý hệ giết người của ngoại lai mãi được chăng? Có cách nào kêu to vào tai những người bật rễ hướng ngoại là  họ đang đóng vai trò “đệ tử xông hương giúp cho việc cưới vợ Hà Bá lan khắp cõi Viễn Đông đã lâu được sống vui trong tinh thần Hà Lạc?

XIV. KẾT PHẦN II. ÂU CƠ TUÝ

Chừng hơn bốn ngàn năm trước đây nhân loại đi vào một khúc quanh lịch sử. Khúc quanh đó đựơc các nhà khảo cổ ghi dấu bằng sự xuất hiện của đồ đồng, còn sử gia thì bằng những cuộc xâm lăng của các đoàn người từ phía Tây Bắc tràn xuống. Về phía triết lý chúng ta sẽ ghi bằng sự lấn át quyền cha trên quyền mẹ, nôm na ta gọi lệnh lấn át cồng, hoặc nói theo kiểu chữ nghĩa là Dương lấn át Âm. Sở dĩ chúng ta ghi nhận bằng sự lấn át bố trên mẹ, vì nó nói lên chiều kích thâm sâu hơn hết trong nền triết lý nhân sinh, một nền triết khởi đầu trong việc vợ chồng: “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”: phu phụ lẽ ra phải hòa hợp nhưn gkhông may đã có sự kiện là phu lấn át phụ. Sự lấn át nà đã trở thành quyết liệt đến nỗi bên Tây Âu có thể gọi là phụ hệ đánh bạt hẳn mẫu hệ. Còn bên Viễn Đông không hẳn nên dùng hai cặp danh từ đó vì sự thực không có lúc nào duy âm hay duy dương, mà chính ngay thời văn minh Viêm tộc chưa bị sức tấn công của Hoa tộc thì các bà mặc dầu chiếm giữ những vị trí quan trọng đến nỗi có thể gọi xã hội là theo nền mẹ: Âu Cơ thị (Âu là mẹ Cơ là nền) nhưng cũng không nắm quyền cai trị mà thường để vào tay những người có tuổi tác kinh nghiệm. Và do đó có được sự hòa hợp Âu cơ và Phụ cơ ngay từ đầu. Nét đặc trưng của nền văn hóa Viễn Đông là sự hòa hợp phụ và mẫu ấy vẫn còn duy trì được xuyên qua bao đợt uy hiếp của quyền cha từ phương Bắc xuất hiện cùng với sự thiết lập vương chế và chư hầu. Như vậy vương chế và chư hầu là dấu hiệu của dương thịnh và đã trở thành màng lưới lần lượt phủ lên mảnh đất của Viêm tộc vốn mang sắc thái âm dương tương thôi. Cái nét đặc trưng bền bỉ là ở đây âm đã không tuyệt trước sức lấn át của dương như các nơi khác ít ra bên Âu Châu, nhưng đã trường tồn để cùng với dương song song tiến triển (évolution symétrique).

Đây là nét đặc trưng trong nền văn hóa của chúng ta, nó không phải chỉ có tính cách trang trí nhưng chính là hồn linh, là nền móng thiết yếu cho sự sống còn của một nền văn minh. Muốn thấy sự cần thiết đó ta hãy xem vào những nền văn minh duy dương thì liền nhận ra. Văn minh Tây phương gọi là duy dương vì nó là duy trí (intellectuel pur). Ta quen nói độc âm bất sinh, duy dương bất thành, thì câu đó áp dụng cho nền văn minh Tây Âu cũng vẫn đúng. Câu ấy mới nghe qua tưởng là bâng qươ vì ai mà chối đước sự rực rỡ huy hoàng của văn minh cơ khí khoa học Tây Âu. Tuy nhiên chính vì chỗ rực rỡ đó mà chúng ta nhận ra là nó thiếu chiều sâu, nó có sáng mà thiếu tối, có ngày mà không có đêm, nói theo tâm phân là có ý thức mà thiếu vô thức; phần này mới được khám phá nhưng chưa khai thác đủ để trở nên nét văn minh như yếu tố tâm linh Viễn Đông. Nói theo tiếng của Otto thì Tây Âu mới có lumen (ánh sáng) mà chưa có numen (sự nhảy cảm thấy cái u linh man mác) và do đó nó là một nền văn hóa thiếu đường hướng lý tưởng nằm ngầm để nối kết tất cả lại, cho nên những người thở hút bầu khí đó dễ bị bệnh thần kinh hay ít ra thì số lớn lâm vào tình trạng tâm lý tán loạn. Đó là hậu quả xa xôi do một cuộc li dị sơ nguyên giữa hai yếu tố âm dương cũng đã xảy ra ở khúc quanh lịch sử đầu tiên được ghi nhận. Vì là sơ nguyên nên nó để ẩn tích sâu đậm lại trên nền văn hóa Tây Âu như một tội tổ truyền, và thường xuất hiện trong triết dưới hình thức nhị nguyên tức bắt chọn một bỏ một: chọn lý bỏ tình… để thành ra các thứ duy. Chính những duy này đã là nguyên uỷ sâu xa nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay đang lay tận gốc rễ hết mọi giá trị cũ.

Nhiều người cho rằng hiện nay nền văn minh nào cũng đang bị khủng hoảng. Cái đó đúng nhưng cần phải phân biệt giữa khủng hoảng về dạng thức, hay điều hành và về gốc rễ. Nếu là từ gốc rễ thì bệnh trạng trầm trọng nhiều hơn, và đó là trường hợp của văn hóa Tây Âu, vì thế các phần tử ý thức hơn hết của họ hiện đang phải nghĩ đến thiết lập một nền móng khác bằng sự từ bỏ duy lý để thêm tình cảm, thêm tiềm thức vào, đang cố bỏ ý hệ để đi sang đợt tình lý tương tham… tóm lại là đang có một cuộc xô đổ toàn bộ những nguyên lý đã chống đỡ tòa nhà của họ. Tại đâu? Phải chăng đó là một quả báo của hồn bà Pandore đang chỗi dậy để báo thù cho sự đẩy lui đàn bà ra khỏi cơ cấu văn minh con người, vì sự đẩy lui ấy chính là sự bỏ ruột để ôm vỏ.

Ngược lại bên Viễn Đông những phần tử sáng suốt hơn hết lại đang cố vận động làm phục hoạt lại những nguyên lý cổ truyền. Lý do của sự đi ngược chiều ấy ở đâu? Phần nhất ta đã định luận rằng cần phải gần thiên nhiên mới đạt chân lý. Thế mà nền minh triết của vạn dân đều công nhận đàn bà gần thiên nhiên hơn đàn ông và vì lý do đó trong nhân loại vẫn dùng đàn bà để biểu thị minh triết. Trong Kitô giáo, đức nữ Maria cùng với minh triết là một. Đức Avalokitesvara ở bên Ấn Độ là một thần ông đến khi sang Viễn Đông đã mặc xác đàn bà để trở thành “Quan Thế Âm Bồ Tát” và được sùng bái hơn vô cùng vì tính chất thân dân, được biểu thị bằng ngàn tai để nghe những lời câu, ngàn tay để giơ ra cứu chữa… Khi Nietzsche nói chân lý là đàn bà = Vérite est femme, thì chính là quảng diễn sự thật trên. Điều đáng nói là cái chân lý có tầm phổ biến đó tuy được mọi nơi truy nhận, nhưng không được mọi nơi nắm giữ và vì thế triết hầu hết chỉ là triết học để mà nói, tức là duy lý mà không sao ngoi qua sông tình để đạt bờ minh triết.

Minh triết là gì nếu không là sự chăm lo cho con người, cho những nhu yếu nền tảng của con người. Triết lý phải là “Quan Thế Âm bồ tát” với “thiên nhĩ thiên thủ, thiên túc” để chăm lo cho con người. Chẳng thế thì không phải là triết lý chân thực. Nói khác bao lâu chưa đạt tới nền minh triết thì con người cứ sống trong trạng huống li tình, triết học cứ mải bàn về những ý niệm đủ loại bên ngoài đời sống, còn chính bản thân gia đình, quốc gia mình thì quên bặt. Nói khác con người bị xoay như chong chóng trong các thứ lốc của vu tưởng, của ý tượng mà không sao nhìn ra hướng tiến vào “nhà”, tiến vào nhân tính cho được. Bởi chưng con người là vật lưỡng thê có hai đời sống: một là sinh lý hạn hẹp trong xác thân, một nữa là tâm linh tỏa ra rộng như vũ trụ. Bao lâu con người còn bị cầm tù trong các thứ cũi duy thì bấy lâu chưa đạt được giai đoạn lưỡng nghi mà chỉ có một chiều đực rựa là duy dương mà duy dương thì bất thành. Sở dĩ nền văn hóa Viễn Đông đã có lần thành công vì đã duy trì được yếu tố âm, yếu tố mẹ mà tôi gọi là Âu Cơ Tuý, nhơ đó tiên tổ chúng ta đã đọc thấy lưỡng nghi tính của con người và đã thể hiện vào mọi phạm vi sinh hoạt mà trước hết phải kể đến cặp uyên ương nguyên thuỷ là Nữ Oa và Phục Hy. Oa là một thứ ốc có hai ngà, tức chỉ thị hai cực của cùng một thực thể, một thực thể vô hình biểu lộ ra bằng hai cực như:

giữa quy với củ

giữa vuông với tròn

giữa bố với cái

giữa lệnh với cồng

giữa làng với nước

giữa hiếu với trung

giữa non với nước v.v…

Hai cực ấy phải liên hệ với một thực thể vượt tầm giác quan nên có khả năng hòa hợp hai cực đối chọi. Tinh hoa triết Đông nằm ở đó. Học giả Needham (II 276-277) đã có con mắt tinh đời để nhận ra rằng trong văn hóa Viễn Đông không có ý niệm tội lỗi mà chỉ có sự cố gắng đạt đến hòa hợp, bình quân thái hòa. Bởi thế cái tết cao cả hơn hết của Viễn Đông xưa là ngày mồng năm tháng năm cũng gọi là trùng ngũ, đoan ngũ, đoan ngọ, nhưng ngày nay con cháu đã mất hết ý thức về ý nghĩa uyên nguyên nên bảo đó là để kỷ niệm sự trầm mình của Khuất Nguyên, hoặc Ngô Tử Tư hoặc những suy luận tai dị như ăn nuớc sáo ngọc thỏ, một vật ở cung trăng nên rất âm để chữa cái quá dương là hai lần năm. Thực ra thì những chuyện đó (Danses 82, 528) cũng có thể có một phần nào nghĩa lý, miền biết móc nối vào ý uyên nguyên của nó là “Thái Hòa”. Thái Hòa là hòa thời với không, trời với đất, mà theo vị trí Viêm tộc thì trời ba đất hai (tham thiên lưỡng địa), ba với hai vị chi ngũ, do đó số 5 trở thành con số lý tưởng của nền văn minh Viêm Việt, và nó phải là chìa khóa mở vào ý nghĩa của nhiều huyền thoại chẳng hạn khi nói Thần Nông hay Nữ Oa chế ra đàn huyền 5 dây thì phải hiểu về đó chứ không thiết yếu là chế ra đàn thực. Lấy một thí dụ khác là số 5 thường đi với chim; chúng ta biết chim vốn đi với vật tổ tiên của họ Hồng Bàng thì ta phải dùng biểu tượng đó để hiểu nhiều trang huyền sử. Thí dụ khi sách Trúc Thư Kỷ Niên viết rằng Hoàng Đế đã bị Viêm tộc đồng hóa, nói bóng là theo số 5. Vì thế nên ngày trùng ngũ được đón tiếp như một cái tết để ăn mừng, để chào đón phút uy linh cao cả của một buổi trưa Sơ nguyên Đoan ngọ mà cũng là cùng cực. Lịch nhà Hạ cũng chính là Việt lịch khởi đầu nằm ở cung dần nên tháng năm nhằm vào cung ngọ. Ngọ là lửa đối với tí là thuỷ làm nên cái trục tiên thiên cao cả, cho nên khi mặt trời đạt đến cung ngọ thì những dân có liên hệ thâm sâu với lửa như Viêm tộc phải ăn mừng phải chào đón phút uy linh trọng đại của Đoan ngọ. Đó cũng chính là cái midi originel mà Nietzsche đã mơ ước trong quyển Zarathoustra và đã không tìm ra tăm dạng. Phải chi Nietzsche đã được ăn một cái tết Đoan ngọ có lẽ ông đã tìm ra đuợc buổi trưa có ánh dương nguyên thuỷ khi chưa lìa âm.

Có lẽ trong buổi tết lý tưởng đó người xưa đã nhân tiện kỷ niệm những nhân sĩ của nền văn hóa Viêm Việt: nên không những Khuất Nguyên, Ngũ Tử Tư mà cả Phục Phi, Trưng Vương, Ngọc Hân công chúa… là những đại diện khác nhau cho muôn thế hệ chiến sĩ đã dốc trọn một đời tinh anh ra để phục vụ nền văn hóa Viêm Việt cũng là nền minh triết phụng sự con người. Nhờ các tiên tổ đó mà văn hóa Viễn Đông đã không phải chứng kiến cái cảnh ly dị đầy bi thảm giữa lệnh và cồng, giữa pháp và lễ… Và lễ trị đã nhiều lần nổi lên được là dấu tỏ minh triết đã lớn mạnh. Vì phải có minh triết mới đủ uyển chuyển theo được lễ. Thiếu triết tức thiếu óc tế vi thì chỉ có thể theo pháp trị, ngang bằng sổ ngay mà thôi. Trong dĩ vãng ta thấy nhà Thương Aân đã theo được lễ, nên đề cao số 5: và các vua nhà Aân lấy hiệu theo thiên căn (P.C 157) 5 cặp: giáp ất, bính đinh, mậu kỷ, canh tân, nhâm quý… Trái lại nhà Tần vì trọng pháp nên chỉ có thể trọng số 6, thí dụ chia dân ra 6 bậc riêng biệt thành 6 giai cấp. Ngược lại vua Thuấn chia quan tước ra 5 phẩm. Khi ta quen với nội dung các số thì mỗi con số đã có thể là một chìa khóa giúp ta ước đoán ra tính chất của một triều đại hay có thể dùng được như chìa khóa để đi tìm về với những nguyên tố của nền văn hóa tổ tiên. Tuy nhiên đó là một việc làm cần rất nhiều óc tế nhị, bởi vì đây là một cuộc giao thoa rất uyển chuyển, trong âm có dương, trong dương có âm… Lại còn trải qua nhiều đời nên rất dễ lầm lẫn có khi ngoài ý muốn người xưa, hoặc cũng có thể đi với hậu ý xuyên tạc thí dụ những lời lên án tục kết hôn không mai mối (gọi là Bôn) được đặt vào miệng Nữ Oa (Cordier 65) thì phải kể là do cây bút đực rựa hoặc thêu thùa xuyên tạc hoặc chẳng hiểu gì ý nghĩa của huyền sử rồi viết bậy. Huyền sử nói rằng bà Nữ Oa lập ra phép hôn phối thì không cần hiểu vào thể chế xã hội, nhưng trước hết phải nghĩ đến việc linh phối giữa âm với dương, giữa quy với củ, là móng gốc cho một nền minh triết thâm sâu tròn trịa.

Bởi vậy thiết yếu phải tra hòi tinh vi môi khi đi vào rừng rậm của huyền sử cổ học. Trong mỗi trường hợp cần phải bám sát vào những mấu chốt to lớn đại để như sau. Trước hết trong nền văn hóa Viêm Việt đàn bà đã đóng một vai trò tối quan trọng. Thứ đến vì đã không có cuộc li dị mà trái lại chỗ nào cũng thấy đi đôi: cồng với lệnh, bố với cái, nước với làng… Thứ ba cho nên đã đào tạo ra được những “Hà Lạc chi anh” tức những người đã vượt qua được gọng kìm nhị nguyên của Vu tưởng hoặc ý hệ để nhìn ra và lo cho những nhu yếu thâm sâu của con người. Đó là mấy nét lớn lao không nên quên lãng trong việc suy tầm lý luận, thì dẫu tiểu tiết có không đi sát nhưng đại cương cũng hầu nắm vững. Những nét chính đó giúp cho nền quốc học nước ta trở thành một đạo làm người đáng cho hết thảy phải học hỏi tu luyện. Đấy là một nền minh triết rất cân đối luôn luôn nấp dưới bóng mẹ hiền và được nảy mầm ở vùng cư ngụ đầu tiên của giống Lạc Việt, nhưng đã biết bao lần bị chèn ép có khi đốn tỏa lâu ngày, cần con cháu phải vun tưới. Có lẽ tác giả bài thơ “khải phong tự nam” trong Kinh Thi đã kêu gọi như thế khi viết:

Từ phương Nam… gió hòa đưa lại…

Đàn con có đến bảy người

Bảy con mà để mẹ thời nhọc thân

Đàn con có đến bảy người

Chẳng làm cho mẹ yên vui tấm lòng

Véo von kia cái chim vàng

Nó kêu những tiếng dịp dàng êm tai

Đàn con có đến bảy người

Chẳng làm cho mẹ yên vui tấm lòng.

“Khải phong tự Nam

Hữu tử thất nhơn

Mẫu thị lao khổ

Hữu tử thất nhơn

Mạc uý mẫu tâm

Chữ hán”

(Bội phong bài số 7)

Phải chăng thất tử là “Trường giang thất tỉnh” hay là “tam thiên tứ địa” đã bao đời phải chiến đấu cho “Nam Phong” tức cho nền minh triết của hiền mẫu phương Nam. Rồi bỗng hôm và đã chưa bao giờ dành lại cho mẹ địa vị xứng đáng nay luồng gió đầy chất ôn dịch từ Tây Bắc thổi vào đốn tỏa làn gió dịu hiền phương Nam. Và lũ con lại ngơ ngác nhìn nhau trước luồng gió nhẹ từ phương Nam thổi vào tiềm thức mấy câu:

“hữu tử thất nhơn

mẫu thị lao khổ”.

Chẳng biết có còn tìm ra được những tâm hồn biết rung động trước tiếng thở dài của Âu Cơ nghi mẫu nữa chăng?


PHẦN III: KẾ VÀ TIẾP

 XV. TẠI SAO TRUNG CỘNG ĐÃ THẮNG THẾ?

Với những chương trên chúng ta đã chứng tỏ thôn dân (trước kia là Viêm Việt) có một nền triết lý đặc trưng rất ơn ích cho con người và nhờ đó đã trở thành một sức mạnh ghê gớm không một bạo lực nào có thể đàn áp được. Nhưng trước sức tràn lấn của Cộng sản trên đất Trung Hoa rồi Bắc Hàn, Bắc Việt… người ta có quyền đặt nghi vấn: có thật thế chăng, hay đó chỉ là những điều suy luận suông, bởi vì nếu quả thôn dân Viễn Đông có một nền triết vững mạnh thì tại sao lại bị gục ngã trước sức bàn trướng của cộng sản. Như vậy là triết lý cộng sản mạnh hơn đạo lý Việt nho rồi. Đó là cảm nghĩ đầu tiên của hầu hết mọi người trước sức tiến vũ bão của Trung cộng. Tuy nhiên khi đi sâu vào nội tình thì lại không phải như thế, mà thực ra thì Trung cộng đã thành công chính vì đã mượn một số yếu tố xưa của nền văn hóa nông nghiệp và chính vì những điểm đó đi ngược với chủ nghĩa Mác Lê, nên Mao Trạch Đông đã được nhiều đảng cộng sản trên thế giới coi là một đảng trưởng có óc sáng tạo nhất. Mà quả thực Mao đã có được cái nhìn trực thị nhận ra đườn glối phải đi ám hợp với nước Tàu. Đường lối đó dựa trên ba điểm là: ái quốc, quân đội và nông thôn (Bianco 334) (1). Cả ba đều đi ngược với chủ thuyết Mác Lê.

(1) Viết tắt để chỉ một luận án rất công trình của Lucien Bianco: Les origines de la révolution chinoise. Collection Idées.

Điểm trước hết và là then chốt là lòng yêu nước. Vì lòng yêu nước hết mọi người Tàu đã đứng lên chống lại các nước Tây phương từng trắng trợn vi phạm quyền lợi cũng như uy tín của Trung Hoa: hết gây giặc nha phiến để bắt người Tàu phải hút thuốc phiện thì đến một chuỗi những hiệp ước bất công để nắm hết những mối lợi lớn… Vì thế không một người Trung Hoa nào không sôi máu ái quốc. Lòng ái quốc vốn là một nguồn sức mạnh vô biên mà người cộng sản đã khéo tự đồng hóa nên họ đã dùng được lòng yêu nước để làm bàn đạp nhảy lên nắm lấy quyền hướng dẫn bằng đoàn lũ hóa toàn dân chống ngoại xâm. Và sở dĩ họ đã thành công vì phải công nhận rằng khẩu hiệu yêu nước của họ lúc đầu không phải là một chiêu bài, nhưng thực tình là họ ái quốc. Và cho tới nay họ vẫn còn tôn thờ Tôn Dật Tiên (Bianco 241) và như lời Tôn tiên sinh nói: người Tàu đứng lên làm cách mạng thì không phải vì khát vọng tự do, hay để trút bỏ ách độc tài như Tây phương, nhưng chỉ là để cho nước nhà trở thành hùng cường hầu thoát khỏi cái nạn làm một thứ bán thuộc địa đầy thiệt thòi nhục nhã. Đó là chí hướng lớn lao chiếm đoạt tâm trí mọi người không còn thể có dư thì giờ để cứu xét về chủ thuyết. Chủ thuyết chỉ là lý thuyết, điều quan trọng là trước hết phải đoàn kết để đánh bật ngoại bang ra đã. Vậy mà về điểm này thì cuối cùng phe cộng sản tõ ra hữu hiệu hơn phe quốc gia lúc ấy rất nhiều và chính vì thế mà họ đã đạt luôn điểm thứ hai là

Quân đội. Nhờ cuộc chống ngoại xâm mà Trung cộng đã thiết lập được những đạo quân hùng hậu và nhất là rất hữu hiệu vì đi sát dân, đúng hơn là ở ngay trong lòng dân. Hữu hiệu cả ở hai đợt, ở đợt chống xâm lăng Nhật Bản cũng như ở đợt sau khi chuyển sang yếu tổ thứ ba là nắm nông thôn.

Nông thôn Trung Hoa về cuối đời Thanh cũng bị chìm sâu dưới ách nặng của điền chủ với các nạn địa tô cao, nạn cường hào ác bá, nạn vay lãi nặng và những hủ tục… Đây là một bệnh có từ lâu đời một phần do chế độ tự trị của xã thôn. Tự trị xã thôn là một thể chế rất hay để chống lại chính quyền trung ương nhiều lần đã tự đồng hóa với kẻ xâm lăng. Tuy nhiên mặt trái của nó lại là nạn kỳ hào ác bá, khi mà những cuộc bầu cử cách “dân chủ” đã bị xuyên tạc vì lâu đời thì nạn cường hào có thể hoành hành được. Tuy nhiên căn cớ chính cốt phải tìm trong sự quá chênh lệch giữa đất ít người nhiều càng ngày càng trở nên trầm trọng. Người có 10 ha quá ít, những người mang tên địa chủ cũng chỉ có được 1 ha. Theo cuộc điều tra có phương pháp ở miền Quảng Đông năm 1933 thì địa chủ chỉ có được 16 mẫu, mỗi mẫu từ 6 đến 7 ares. Nói chung đất của cả một làng bên Tàu chỉ rộng bằng một nông trại trung bình bên Mỹ. Cùng một diện tích mà bên Mỹ chỉ phải nuôi có 6 đến 7 miệng ăn, đang khi bên Tàu phải nuôi từ 1 ngàn trở lên. Vì đất quá chất nên địa tô cũng như nạn vay lãi quá nặng là hậu quả tất nhiên. thêm vào đó là nạn hạn hán (do phá nhiều rừng để mở rộng diện tích cấy cày) và lụt lội… gây nên nạn cướp bóc. Sau một năm mất mùa thì người sống sót chỉ còn phép đi ăn mày hay là đi ăn cướp. Tuy nhiên đó là một tình trạng còn có thể kéo dài. Nhưng từ cuối thế kỷ 19 đã trở nên quá đáng vượt tầm mức có thể chịu đựng vì một là dân số tăng lên gấp 4 lần. Hai là vì hàng ngoại quốc nhất là vải vóc ùa vào đánh đổ nền tiểu công nghệ quốc nội, làm phá giá nghề tằm tơ, khiến cho số thất nghiệp gia tăng hẳn lên. Ba là ảnh hưởng Tây Âu cũng như sự tập trung tư bản khiến cho việc phân chia ruộng đất càng thêm chênh lệch: người cấy ảnh hưởng mới, còn rất nhiều ở mạn Nam vì ảnh hưởng ngoại lai (Lucien Bianco 162). Thêm vào ba lý do trên còn phải kể tới yếu tố tinh thần là nền cổ học bị bãi bỏ nên càng làm gia tăng tới độ kinh khủng những sự chênh lệch bất công này (Bianco 172, 177). Trước tình thế xã hội cấp bách cần sửa đổi như thế mà chính quyền quốc gia lúc đó đã không dám làm một cuộc cải tổ mạnh mẽ lại chỉ chú ý đến quân sự và kinh tế (cải thiện nông nghiệp) để cố ý duy trì chế độ cụ. Một hai sắc lệnh về giảm tô hay cải cách điền địa chỉ nhằm phô trương hơn là thực tâm cải tổ. Ở những miền như Gign Tây lúc quốc gia đuổi cộng sản đi rồi thì chủ điền trở về đòi lại ruộng đất đã được cộng sản chia cho dân cày, nhiều khi dùng đến cả sát hại nông dân, khiến sau này khi cộng sản trở lại thì được dân đón tiếp và đó là thêm một điểm quan trọng giải nghĩa sự thắng thế của Trung cộng. Đấy cũng là nét đặc sắc của Trung cộng khác với cộng sản Các Mác.

Quả thật đối với thôn dân các nước Á Châu thì Các Mác không tiếc lời khinh bỉ cho là những người có cái nhìn hẹp hòi không thể tưởng, chỉ đáng làm nô lệ cho óc độc tài chuyên chế cũng như cho các thứ dị đoan và hủ tục, đã bị tước đoạt hết tất cả những gì là cao cả là nghị lực lịch sử, và trở nên ích kỷ một cách mường rợ (Bianco tr.339 và 127). Marx, Engels, Trotsky, Staline tất cả đều khinh bỉ nông dân và cho là nông dân chỉ còn giúp lịch sử tiến bộ bằng một việc cuối cùng là phải bị tiêu diệt (Bianco 129) và vì thế Staline đã không ngần ngại tiêu diệt 6 triệu nông dân Nga. Nòng cốt chủ thuyết cộng sản đặt vào thị dân tức thợ thuyền với kỹ nghệ chứ không hy vọng chút chi cả ở nông dân. Ban đầu Mao cũng đã theo đường lối này và đã thất bại. Vì lúc ấy bên Tàu thợ thuyền mới được chừng 0.5%. Cũng vì thất bại như thế nên họ Mao đã kịp mở mắt ra để nhìn nhận giá trị của thôn dân (Bianco 127) và dùng thôn dân để thực hiện được một cuộc cách mạng lớn lao nhất trong thời đại này tức đem lại cho cộng sản Tàu một nét đặc trưng khác hẳn với cộng sản Tây Âu. Ai có lý: Marx hay Mao? Thưa cả hai đều có lý. Marx có lý khi mạt sát thôn dân vì thôn dân Âu Châu hay Ấn Độ đã chưa bao giờ chơi được vai trò cách mạng, như chúng ta đã nói trên kia, tất cả ở ba nơi Âu, Ấn, Á thôn dân đều bị xâm lăng thôn tính. Khác nhau là bên Âu Ấn thì kẻ lâm lăng đồng hóa dân bản thổ, ngược lại bên Á thì chính thôn dân đồng hóa kẻ xâm lăng, Marx làm sao đủ con mắt tế nhị để nhìn ra nét đặc trưng đó nên đã đem thực thể Âu Châu gán bừa vào xã hôi Viễn Đông. Ngược lại Mao cũng có lý vì đã giữ được y nguyên cái lương tri lành mạnh của thôn dân miền Giang Nam, không để chủ thuyết cộng sản làm tê liệt nên đã nhìn ra vai trò quan trọng mà thôn dân đã chơi dọc dài qua bao thế kỷ lịch sử nước Tàu, và ngày nay vẫn còn đầy khả năng làm một cuộc cách mạng mới. Chính vì Mao đã nhìn ra cái khả năng cố hữu của dân gian của Viêm tộc đó nên đã thành công một cách lớn lao và vì đấy Tây Âu gọi sự thành công này là một sự Tàu hóa cộng sản (sinisation du coummunisme, Bianco 128). Các sử gia của Trung cộng đã không ngớt lời đề cao thôn dân cho đó là giai cấp cách mạng thượng thặng, giai cấp mà truyền thống đấu tranh nổi vượt hơn bất cứ giai cấp vô sản nào của Âu Châu (Bianco 129). Bởi vậy khi đề cao giai cấp thôn dân thì gián tiếp cũng là đề cao dĩ vãng của Trung Hoa, và như thế vô tình  Trung cộng nói lên một sự thực là cộng sản không đưa lại được gì mới mẻ mà có ơn ích cả. Bởi vì tất cả những gì họ đã làm, thì trong lịch sử Viễn Đông đều đã có người làm trước rồi mà điều rõ hơn cả là “việc quân phân điền sản”. Ngay cả đến việc họ lợi dụng thôn dân cũng chỉ là lặp lại điều các vua chuyên chế xưa đã làm, rõ rệt hơn hết là nhà Hán đã xuất thân từ nông thôn rồi cũng tổ chức thôn dân đi lật đổ nhà Tần xâm lăng, và một khi đã lật đổ xâm lăng thì lợi dụng thôn dân để củng cố chính quyền. Người cộng sản Tàu đã nhìn thấy vai trò quan trọng của thôn dân, họ đã nhìn thấy ở thôn dân hôm qua một đại dương chứ khôngbiết cơ man nào là bất mãn nên có sức vô biên để lật đổ chế độ cũ, và hôm nay cũng vẫn còn là một nguồn nhân lực vô biên để củng cố chế độ tuyệt đối độc tài chuyên chế (Bianco 131).

Nhưng ta hỏi rồi quyền bính tuyệt đối này có khỏi làm hư hỏng người cộng sản cách tuyệt đối chăng? “Le pouvoir absolu corrompt absolument”. Các nhà nghiên cứu sự thành công của Trung cộng đều đi đến kết luận: nước Tàu không phải bị chinh phục bởi cộng sản, mà đó chỉ là nó trở lại với nó khi không còn trông chờ chi được ở chính quyền quốc gia lúc ấy đang đi ngược chiều dân tộc. Lúc ấy có hai việc cần phải làm: việc khó hơn hết là sáng tạo lấy một cơ sở tinh thần mới, một nền triết lý thích nghi với thời đại để bơm hăng say vào tầng lớp trí thức. Nhưng nếu chưa có thì ít ra là việc thứ hai thuộc phạm vi chính trị xã hội là mạnh dạn cải tiến nhân sinh. Đàng này phe quốc gia lúc đó đã không làm nổi cả hai. Hãy nói riêng về mặt chủ đạo thì ta nhận ngay ra một sự trống rỗng. Tam dân chủ nghĩa chưa là một cơ sở tinh thần. Tôn Dật Tiên mới là một thuyết gia chính trị, chưa là một triết gia. Lẽ ra việc của Tôn tiên sinh phải được đẩy tới đợt triết lý, đàng này phe quốc gia lại giật lùi trở lại đợt luân lý của Hán nho vốn đã là lạc hậu lại còn rắc thêm vào đó mấy yếu tố ngoại lai như thanh giáo và khổ hạnh kiểu nhà binh (Militaire, puritain et ascétiqua, Bianco 217). Trong 69 điểm của chương trình “tân sinh” do Tưởng Giới Thạch đề ra thì 55 nói về hạnh kiểm 46 về sự sách sẽ! Đến người ngoại quốc như Bianco còn biết nhận xét rằng: thật là oan uổng cho Nho giáo khi người ta bảo đó là Nho giáo, mà thực ra người ta đã tách rời nókhỏi nền triết lý nằm ngầm, nên làm cho nó hóa ra nghèo nàn và chi li với những ước định làm phiền lòng dân. Đã thế về mặt cải tiến nhân sinh lại quá rụt rè: vì lý do này hay lý do khác đã không dám làm mạnh và như thế là lại thất bại cả trên cương vị xã hội.

Trên phương diện tinh thần đãkhông tìm ra được một triết gia để kiến thiết chủ đạo mới; về mặt xã hội cũng không thi hành được những cuộc cải cách tối cần thành ra thua cộng sản và gây nên một ý nghĩ tai hại vô biên cho nền triết lý Viễn Đông là nó không mạnh bằng ý hệ Mác Lê. Thực ra thì không phải ý hệ Mác Lê thắng được triết lý của Nho giáo mà chính là họ Mao thắng họ Tưởng, và sở dị họ Mao thắng là vì tuy ngoài miệng chống Nho, nhưng trong thực tế thì đã dựa trên những yếu tố cố hữu của Nho: như là đi sát thôn dân, quân phân tài sản, lập quân đội mạnh chống xâm lăng… Tất nhiên ở đây chỉ có ý nói đến khía cạnh văn hóa tuy sâu xa nhưng không trực tiếp như khía cạnh chính trị có tính chất quyết định lập tức. Và trong đó có thể nói là Mỹ đã mang trách nhiệm rất nặng.

Tai sao Việt cộng thắng?

Những lý do khiến Việt cộng thắng các phe quốc gia cũng xuýt xoát như bên Trung Hoa nghĩa là ngoài việc chính trị, ngoài phần Pháp thì phải kể trước hết đến quốc thực dân đã phạm tới lòng ái quốc của toàn dân đang bùng nổ, rồi cũng được Việt cộng lợi dụng óc quốc gia đó để lái dần cuộc chống xâm lăng sang lãnh vực xã hội… Những điểm này đã quá quen thu65c chúng ta chỉ còn liếc nhìn về mặt văn hóa của phía quốc gia xem đã làm được những gì để tranh đấu bảo vệ non nước… Ai cũng phải công nhận rằng đó là một sự trống rỗng: không một chủ đạo, cả đến không một ý lực nữa. Nhìn vào cái gọi là văn hóa thì không tiểu thuyết, lại thơ, không văn chương lại khảo cổ, không dịch những sách lãng mạn hay triết học trưởng giả Tây phương thì lại bàn những vấn đề xa lạ… Tất cả đều như thi sĩ Rome xưa cứ lu bù thơ phú mặc cho núi Etna đang phun lửa tới vùi lấp phố phường. Nói thế không có ý hạ giá thi ca, tiểu thuyết, văn chương, văn nghệ chi cả, nhưng chỉ có ý nói rằng trước nạn dầu sôi lửa bỏng thì bấy nhiêu có làm nên được mặt trận văn hóa chăng. Và nếu văn hóa chỉ có bấy nhiêu thì những người không theo cộng sản biết bám víu vào cái chi? Đó là lý do tiên khởi giải nghĩa sự thất thế của các phe nhóm quốc gia. Tất cả đều chỉ tranh đấu có bằng chính trị, văn chương, xã hội… mà không hề có một cơ sở tinh thần: ngoài một hai sách dịch của Bergson, Platon, Kant, Descartes… thì không còn chi khác: Nho giáo đã bị chối bỏ xong. Vậy thì bên ta cũng giống bên Tàu không phải là Nho giáo thua chủ nghĩa Mác xít, mà chính là các phe quốc gia bị cộng sản được thực dân trợ lực tiêu diệt. Trong hoàn cảnh đó khó lòng mà quốc gia làm nên chuyện được. Tuy nhiên đứng về một phương diện mà xét thì phía quốc gia chỉ là mấy nhóm chính trị tuy thành tâm là quốc gia nhưng thiếu hẳn triết lý của quốc gia: chỉ còn là đoàn người giàu thiện chí với tổ quốc nhưng ý thức thì lại là Tây: lơ mơ như thế hỏi làm chi nên chuyện. Nhân loại đang bước vào giai đoạn mà trận tuyến đấu tranh lăn tận thâm cung ý hệ và chủ thuyết, thê mà phe quốc gia thiếu cái đó thì có thua cộng sản cũng là chuyện bình thường. (1)

(1)      Đã có mấy cố gắng xây dựng chủ đạo như Duy Dân, nhưng vì hoàn cảnh phải bí mật nên ngoài công khai vẫn kể được là quốc gia chưa có chủ đạo.

 

Nói tóm lại thì bên Tàu cũng như bên ta đứng về phương diện chủ đạo mà nói không phải ý hệ cộng sản là nguyên động lực thắng thế nhưng chính vì phe quốc gia đã không đưa ra được một đường hướng, một lý tưởng nên cộng sản đã lợi dụng chiêu bài yêu nước, cứu quốc để nắm phần thắng và chiêu bài ấy họ vẫn duy trì cho tới tận nay. Văn hóa của họ ruột là Mácxít nhưng văn học lại tỏ ra quý trọng các sản phẩm dân tộc hơn phe quốc gia. Trớ trêu là ở chỗ đó.

XVI. VAI TRÒ KẺ SĨ

Cộng sản đã thắng vì trí thức đã nhường bước cho họ, bởi đã không chiến đấu chi cả, hay chiếnđấu rất hời hợt trên bình diện chính trị, văn nghệ, nên không nắm được then chốt, thành ra kẻ thì cho đó là vận trời như kiểu Tràng Thư, còn phần lớn thì cho là hạ tầng chỉ huy thượng tầng văn hóa như kiểu cộng sản hiện nay. Nếu xưa kia cũng chỉ có hai hạng người đó thì Nho giáo đã ngỏm từ lâu rồi, nhưng may thay lại còn một số người khác tin rằng “có Trời mà cũng có ta”, có cảnh vực mà cũng có những người biết kinh doanh hoàn cảnh, cần có những người tự tin, tự lực, tự cường. Những người biết tuỳ cảnh để sáng tạo ra rất nhiều lối thích ứng, và trong dĩ vãng người ta gọi họ là những kẻ sĩ. Nho giáo mà còn tới nay là nhờ có họ. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến cơn nguy nan bao phủ nền văn hóa dân tộc, chúng ta hãy tìm hiểu vai trò kẻ sĩ và những đường lối hoạt động của họ để tìm lấy một hai kinh nghiệm soi bước tiến của chúng ta. Kẻ sĩ là một thứ giáo sĩ cho triết lý Viễn Đông. Tiếng kẻ sĩ cũng là mới, thực ra tên cũ của họ là Nho, chính ra là Nhu, có nghĩa là yếu đuối, nhu thuận. Mãi tự xa xưa họ cũng là nhu vì trước kẻ thù xâm lấn đầy sức mạnh uy võ, cũng như đầy quyền lực trong tay, họ không thể chống đối nên xem mình là nhu. Họ cũng còn gọi là nhu vì họ đi với dân là những người nhu yếu đối với nhà cầm quyền, có lẽ vì đấy mà câu “khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo” đã trở thành một câu chỉ đạo cho nhu sĩ. Tóm lại chiều nào họ cũng là nhu tức là yếu đuối nhu thuận. Thế nhưng không phải nhu nhược nhưng là nhu giáo nghĩa là bên dưới câu nhu họ đặt ngay một nền móng cho đạo và gọi là nhu đạo. Đạo ở khắp nơi không đâu không có, có ở kẻ mạnh mà cũng có ở kẻ yếu, nên dẫu yếu cũng có đạo gọi là nhu đạo, sau thành nho giáo và đã là đạo thì không thể lìa, nhưng luôn luôn là thiết yếu. Vì thế mà tự nhu là yếu đuối họ trở thành nhu yếu thiết cần, cho đến nỗi nhà cầm quyền cũng phải chịu nhìn nhận rằng “vạn sự xuất ư Nho”. Và trước hết từ nhu họ trở nên kẻ sĩ.

Đầu trước hết thì chữ sĩ được dùng để gọi những người chiến đấu, hay lính hộ vệ các nhà cầm quyền, được nhà cầm quyền thiết lập ra và trao cho nhiệm vụ tranh đấu bảo vệ trước hết là sinh mạng nhà cầm quyền sau là đất đai của họ cũng như các quyền lợi khác thí dụ ăn trên ngồi trốc bọn lê dân. Những kẻ sĩ này tất nhiên ban đầu vì là một thể chế của kẻ xâm lăng cai trị, nên có tính chất thế tộc cha truyền con nối và làm thành một đảng cấp riêng biệt (Creel 264-269). Nhưng sau dần nhà cầm quyền nhận ra rằng ngoài gươm dao cung nỏ, còn cần phải có mưu lược, tính toán, xem trước dò sau, nghĩa là họ còn cần phải có chiến lược, phải có đường lối chỉ đạo, mà chỉ có những Nho gia mới đủ khả năng chu toàn được. Nho gia cũng biết thế nên hay có ý khinh thị kẻ xâm lăng thường là du mục. Vì thế có những câu như “nhục thực giả bỉ, vị năng viễn mưu” (Tả truyện I.148), “kẻ ăn thịt thì bỉ lậu, chưa thể có mưu thâm”. Câu này không có ý chê thịt cho bằng chê người ăn thịt do thói du mục, lúc này đã trở thành thị dân, tuy nắm quyền cai trị nhưng là do võ lực chứ mưu lược thô thiển lắm. Vì thế mà nhà cai trị còn cần những người mưu trí là các Nho gia, và do đó Nho gia cũng lần lần được gọi là kẻ sĩ, để cuối cùng thì chữ kẻ sĩ đổi nội dung: tự chiến đấu bằng võ bị chuyển sang chiến đấu bằng mưu cơ là chiến lược, và sau cùng thì trở thành quân sự không những chiến đấu giữ nước nhưng còn dạy thêm đạo lý: đạo làm người. Và cũng từ đấy kẻ sĩ không còn là một giai cấp khép kín dành cho kẻ xâm lăng, nhưng mở rộng cửa cho kẻ bị trị cũng được vào. Và thế là mục tiêu của nhu sĩ đã đạt nghĩa là khởi đầu bằng tòng thì nay đã có thể cách: cách mạng tức làm cho thôn dân từ bị khinh dể đã lên tới chỗ tôn quý cần thiết. Và tất cả những truyện như vua Thang nhà Thương dựng nên cơ đồ là nhờ có Y Doãn một người cày ruộng ở đất Hữu Sằn chịu ra giúp. Vua Văn nhờ được ông Lã Vọng ngồi câu cá ở sông Vị. Bá Lý Hề chăn trâu giúp cho vua nước Sở dựng nên nghiệp lớn. Phó Duyệt đào đất giúp vua Vũ Đinh. Tất cả những truyện như thế kể nha nhản trong sách Nho đều có ý nói lên cách khéo léo xa xôi rằng: xâm lăng võ biền chưa đủ, còn cần có nhu sĩ của nông nghiệp nữa. Thời xưa khi chôn Nho sĩ người ta để vào quan tài không những cung tên mà còn cả lưỡi cày là có y nói lên mối liên hệ giữa Nho sĩ và nông nghiệp. Và chỉ vì nhờ có họ nên các vua mới hoàn thành được sự nghiệp lớn lao. Đó là những sự kiện đã được đưa ra cách rất cụ thể y như việc đã xảy ra, nhưng nếu không có ngọn bút Nho gia thì làm sao trở thành sự kiện lịch sử để nói lên chủ trương cần thân dân, cần “hiếu mưu năng thính”, cần thâu nhận hiền tài dù người đó hiện tại là chăn trâu, là cày ruộng, là đánh cá…

Cái luận đề, có thể nói là tiểu thuyết luận đề đó, đã được đặt nổi bật không đâu bằng trong sách Xuân Thu tả truyện. Một trong những ý lực của Tả truyện là minh họa chủ trương rằng vua cần phải có người hiền giúp đỡ. Đừng có cậy vào võ lực, nhưng hãy xem lịch sử bao nhiêu ông vua làm nên sự nghiệp lẫy lừng thì toàn là tại biết dùng kẻ sĩ, biết dùng người hiền. Người hiền tìm ở đâu? Trong số những người vai u thịt bắp đấy nhan nhản trong hàng ngũ xâm lăng chăng? Đâu có, đó toàn là võ biền chỉ biết có sức mạnh của bắp thịt chứ xem thấy gì xa được… Vậy cần phải đi tìm nơi khác: nơi người làm ruộng, câu cá, chăn trâu của Viêm tộc. Bời vì lux ex rure, ánh sáng tự đồng ruộng mà phát xuất “hiện long tại điền”, tại bên chiêu, bên tả (Tả truyện). Đó là thâm ý của Tả truyện một sách giàu những truyện tuyển hiền đã được thu thập, và được tô đâm. Thí dụ Lã Vọng có thể không câu cá. Y Doãn có thể không cày ruộng, Bá Lý Hề không chăn trâu, nhưng cứ gán cho họ như thế để nâng cao những công tác nhà nông, để đề cao văn minh nông nghiệp. Đấy là một lối minh họa câu nói “làm vua khó” nhưng “làm quan cũng không dễ” của Khổng Tử (L.N XIII.15). Vì chính Khổng Tử cũng đề cao dân kiểu đó.

Chữ Vô vi ngày nay người ta nhận ra là nền chung của cả Nho giáo lẫn Đạo giáo, tuy nhiên mỗi người nhấn một kiểu. Lão giáo thì tin vào cái linh lực huyền diệu của Đạo nên nói Vô vi là bất can thiệp. Pháp gia cũng nói Vô vi nhưng giải nghĩa là vua tự cai trị lấy bằng luật bằng pháp đừng có cho các quan (vô vi) tham dự vào mưu lược. Ngược lại với Nho giáo thì vô vi là vua đừng có tự ý cai trị nhưng phải dùng kẻ sĩ, hiền tài. Nho sĩ nói hãy xem lịch sử kia kìa các bậc thánh vương đều làm như thế cả: vua Nghiêu dùng ông Vũ, vua Vũ dùng ông Ích ông Tắc… Thực sự có được như thế chăng và được đến đâu là việc làm của sử gia. Còn như triết gia nhất là triết nhân sinh thì đề cao vai trò của quan bên trên cả vua tức là đề cao thôn dân hơn người cai trị, đề cao văn (nông nghiệp) trên võ (du mục), mà xét về chính trị có cái lợi là dễ chỉ trích: bởi vì khi quan tể tướng cai trị thay vua thì người ta có thể phê phán chính quyền mà không động đến uy thế của nhà vua. Vua có thể thay đổi chính phủ (lúc ấy là quan tể tướng…) mà không mất tí mặt mũi nào… cái lợi thật là đôi đường, và do đó mà nhu yểu trở thành nhu yếu. Kẻ sĩ trở thành thám sát viên từ vua xuống đến dân, và nhờ đó giữa vua và dân, giữa chính quyền và dân bị trị bớt được hố xa cách, và kẻ sĩ đạt mục tiêu thực sự. Vì lúc đó tiếng của họ là tiếng dân vì họ thực sự phát xuất tự thôn dân và nhờ Nho mà thôn dân đã không bị bịt miệng, còn được “khoan nhu dĩ giáo” trở nên thầy dạy nhà cai trị để họ nhận thấy ít ra phần nào sức mạnh không phải ở người chiếm được nhiều đất. Cũng như để bảo vệ đất đai hay duy trì đất nước không phải chỉ có binh bị võ biền mà còn cần đến tứ duy là “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” cũng như mục đích tối hậu của công quyền không phải là hùng mạnh, nhưng là hạnh phúc của dân, hùng mạnh chỉ là phương tiện. Đấy là một tham vọng thực ra quá to trước kẻ xâm lăng ỷ sức mạnh, thế nhưng phần nào kẻ sĩ đã thành công. Chúng ta hãy tìm xem những tiềm lực đã gây nên sức mạnh tinh thần đó.

Trước hết phải kể tới nền giáo dục đào tạo nên những quan tước, là một nền giáo dục nhân bản, mà không phải là nền giáo dục văn nghệ hay chuyên môn như nay. Chính sự thiếu chuyên môn này đã là lý do làm cho người Viễn Đông yếu kém trong thời mới, rồi tưởng rằng bao giờ Tây Âu cũng chuyên môn, và lên án chương trình cũ đến độ không nhìn nhận ra nổi giá trị nhân văn của nó là đem lại cho người học một cảm quan bén nhạy về tình người (le sens humain) và làm cho Trung Hoa tương đối thanh liêm. Điểm này cũng bị nhóm Tây học hoài nghi, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đều công nhận (xem Journal của Keyserling) và như giáo sư Creel cho là công chức nước Anh với quan lại Tàu xưa rất giống nhau về mức độ thanh liêm cao nhất. Công chứ nước Anh ở Cambridge hay Oxford cũng không học về chuyên môn, nhưng học về nhân văn: văn chương, nhất là sách cổ điển. Giáo dục Tàu rộng hơn Anh ở chỗ không những có kinh điển mà còn có cả Nhạc. Người nay cho là mơ hồ. Nhưng cứ sự thì họ đã thành công trong việc duy trì một nước rộng như Âu Châu và đông người gấp đôi ba trong quãng 25 thế kỷ không cần đến cảnh sát.

“Việc nước Tàu có những chính quyền chuyên chế cận thị, ích kỷ đã nhiều lần đưa nước tới chỗ tàn lụi, thì điều đó không có gì đáng lạ, vì không phải chỉ có bên Tàu mới xảy ra như thế. Nước Tàu cũng có những người nhìn xa thấy rộng, đề nghị đường lối chính trị hòa bình và liên tục. Điều khó khăn là làm sao cho nhà vua chịu trao quyền bính vào tay họ, và chịu theo họ mà giảm bớt xa xỉ trong triều đình, và chịu đặt độc chuyên hà khắc bên dưới lòng yêu chuộng an ninh, thịnh vượng hạnh phúc của dân nước. Muốn như thế thường phải có những cuộc cách mạng đẫm máu, và ít khi cách mạng rồi người tài đức hơn cả nắm được quyền bính. Vậy mà trong nước Trung Hoa cổ đại đã có một cuộc đổi thay chính trị của công quyền xảy đến một cách im lặng, và không đổ máu. Đấy là một cuộc lột xác kỳ lạ mà ban đầu những người nắm binh quyền có đủ mọi thuận tiện cuối cùng lại thua các nhu sĩ hết mọi cái cản trở” . Creel, Naissance, p.341.

Cái bí quyết thành công đầu tiên nằm trong chữ nhược mà ta gặp nhiều trong kinh Thư: “Vương nhược viết” có nghĩa là vua dường như nói. Sự thật thì nhà vua sức mấy mà nói lên được những câu hay ghi trong kinh điển, nhưng nho gia cứ đặt đại vào miệng vua, để một là vua tự sử đổi tác phong thì hay, nếu không ông cũng khoái vì người ta gán cho mình là tác giả những lời khôn ngoan thâm trầm, rồi đến đời vua con làm bậy thì lúc đó gián thần liền trưng lời vua cha (lúc này vua làm chi đủ tế nhị mà hiểu nổi chữ nhược) cho nên “Vương nhược viết” cũng quan trọng bằng “Vương viết”, nếu trái lời thì tỏ ra bất biến, lại sợ bị hồn thiêng tiên đế giáng họa, nhờ đó mà phần nào Nho sĩ sai khiến được các vua.

Điểm thứ hai là Nho gia nắm độc quyền giáo dục, và khác với Âu Châu Trung cổ ở chỗ khoa học không bị khinh rẻ nhưng từ vua quan tới các nha quyền quý đều học và cho con học với các Nho gia để rồi cuối cùng rất hân hạnh khi được những người thông giỏi kinh điển ra giúp mình trị nước.

Nhưng điều giúp thành công hơn hết là lòng trung tín, Nho gia cho đó là đường lối chính trị hay nhất và họ đã cốhiện thực đốivới nhà vua nào mà họ ưng nhận ra giúp, nhưng đồng thời họ cũng nhắc cho nhà vua sự cần thiết phải được dân tín nhiệm. Họ có rất nhiều gương tích để minh chứng cho các vua phải công nhận cái chân lý đã trở thành hiển nhiên qua những dữ kiện lịch sử được họ thụ thập xắp xếp để làm tỏa ra một luồng sáng soi vào điều trên là “dân tín nhi dĩ hĩ”: vua phải làm sao cho dân tin thì quan đại diện dân sẽ tín nhiệm đối với vua.

Do đó tuy là trung với vua nhưng không chịu làm nô lệ cho mọi ước muốn bất chính của vua và thường họ có đủ can đảm để nói thật đặng can gián khi ông vua làm bậy, và họ thường khinh bỉ những cận thần ưa nịnh bợ không dám mở lời can ngăn, họ coi đó là những tiểu nhân Nho, xiểm nịnh và vô đạo.

Vì thế mà nói chung ra kẻ sĩ luôn luôn đứng về phía dân và trở nên gạch nối giữa công quyền và dân chúng. Nhờ đó kẻ sĩ đã tạo ra một nền văn hóa thống nhất lớn lao đủ sức duy trì cả được nền thống nhất chính trị cho một nước Trung Hoa vừa rộng đất vừa đông dân hơn mọi nhóm người. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa phải nhận rằng nếu không có chữ Nho, không có Nho sĩ thì sẽ không có nước Trung Hoa, mà chỉ có một châu với rất nhiều nước nhỏ (Need I. 27). Điều đó dễ hiểu khi nghĩ đến từng trăm sắc dân làm nên nước Trung Hoa: Mông, Mãn, Tạng, Mán, Miêu, Hồ, Nhung, Khương, Di, Địch, Man, Bách Việt trong đó có Việt Nam chúng ta… Vận sử nước ta gắn liền với sự thăng trầm của nền văn hóa Viễn Đông. Một nền văn hóa đã gây nền tự chủ tự do thống nhất hơn mọi nền văn hóa khác. Xét ra thì là việc những kẻ sĩ, những người tự lòng dân xuất phát. Ngày nay chúng ta lại cần đến những bàn tay đó nữa, liệu có còn tìm ra được chăng.


XVII. KHỔNG TỬ VỚI VIỆT NHO

Nếu hỏi trong số các kẻ sĩ ai là người nổi nhất, thì câu thưa sẽ đồng thanh là Khổng Tử. Khổng Tử được suy tôn là vạn thế sư biểu, không ai chối cãi và cho tới mấp mí đầu thế kỷ 20 hễ nói đến văn hóa Viễn Đông là nói đến Khổng. Cũng như nước Tàu là nước của Khổng, đến nỗi các học giả Tây Âu chỉ có một tiếng duy nhất để chỉ Nho giáo đó là Khổng giáo (chỉ có Confucianisme chứ không có nhoisme). Điều ấy nói lên cái uy thế mãnh liệt của Khổng Tử trên tâm trí người Viễn Đông trải qua hơn 20 thế kỷ. Trong lịch sử nhân loại chưa có một hiền triết nào đạt được uy tín lớn lao như vậy, cả về thời gian lâu dài lẫn số người chịu ảnh hưởng đông đảo. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20 này thì Khổng Tử mới bị ruồng bỏ như một cái chi cổ hủ lỗi thời. Điểm lỗi thời nhất là vì vào phe với vua quan phong kiến để miệt thị dân chúng mà Nho giáo kêu là tiểu nhân… Riêng đối với Việt Nam thì Khổng Tử còn bị ruồng rẫy vì là người Tàu tức nhóm người luôn luôn có dã tâm xâm lăng và đồng hóa nước ta. Vì thế Khổng Tử bị tri thức mới coi như kẻ thù dân tộc… Đại để đó là mấy lý do khiến Khổng Tử từ địa vị ông thầy có uy tín nhất trở thành một người xa lạ nếu không là thù địch nhất. Trong chương này chúng ta sẽ lần lượt xét lại mấy lý do trên xem có nền tảng tới đâu.

Trước hết Khổng Tử là người Tàu? Câu nói này thường phát xuất do những người sính Tây, và chúng ta ngửi ngay thấy cái giọng kỳ thị chúng tộc của Tây phương ra sao. Kỳ thị chủng tộc thì đâu cũng có nhưng nặng nhất đến độ trở thành một chủ nghĩa thì là nét đặc trưng của nền văn hóa Tây Âu. Đến nỗi những người đã được tẩm nhuần trong bầu khí đó chiếu giãi tâm trí họ vào cùng khắp, nghĩa là họ thấy bóng kỳ thị ở những chỗ không có kỳ thị hoặc không có đến mức độ họ tưởng và không nhận ra được rằng nếu người Việt đáng gọi là đi theo ngoại lai vì học chữ Nho thì càng là ngoại lai hơn bội phần vì học chữ Tây, vì lẽ đơn sơ là Tây ở xa nước ta hơn nước Tàu! Nói khác nếu người Việt Nam theo Tàu đáng lên án thì người Việt Nam theo Tây còn đáng lên án gấp bội. Bởi vì người Tây thuộc chủng tộc khác hẳn, còn người Tàu với ta chỉ khác về thị tộc, vì nước Tàu cổ đại đã là nơi cư ngụ lâu đời của Viêm Việt. Số người Việt di cư xuống phía nam lập ra nước Việt Nam hiện nay chỉ là một số nhỏ, rất nhỏ so với đại đa số người Việt còn ở lại trong nước Tàu để mà “bị đồng hóa” theo như các học giả thường viết, nhưng nếu họ đi sâu hơn thì chắc sẽ viết là “ở lại để mà đồng hóa Hoa tộc”. Nói khác không phải Hoa tộc đồng hóa Việt tộc, nhưng chính Việt tộc đồng hóa Hoa tộc. Hay nói cho thật chính xác thì là Hoa Việt đồng hóa lẫn nhau. Nhưng may thay vấn đề ai đồng hóa ai, cũng như vấn đề thị tộc chủng tộc càng ngày càng bớt quan trọng trong cái đà đi đến thống nhất của nhân loại, đến nỗi óc ký thị cũng đang bị kết án nặng nề ngay ở Tây phương nơi đã đẻ ra óc kỳ thị và khuynh hướng thống nhất cũng lại đang được cổ võ mạnh nơi đây. Nhờ đó chúng ta sẽ được thoát khỏi cái vũng bầy nhầy của một vấn đề vưa nan giải vừa vô ích. Nan giải vì trong Khổng Tử có bao nhiêu phần trăm máu Viêm tộc còn lại bao nhiêu máu Hoa tộc, ai mà biết nổi và có cần chi phải biết, ít ra cho chúng ta đang chú trọng đến mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) mà hầu không kể chi tới dòng máu, vì nền văn hóa cố hữu của chúng ta đã không quan trọng hóa óc thị tộc như văn hóa Tây phương lúc trước, nên ta dành vấn đề đó cho mấy người khảo cổ. Còn chúng ta hãy quay về xét bản chất văn hóa của Khổng Tử, và lúc ấy chúng ta bước vào một địa hạt không những ơn ích mà còn có sách vở tài liệu để làm tiêu điểm căn cứ.

Xét về phương diện này thì dễ thấy Khổng Tử hướng hẳn về văn hóa phương Nam của Viêm Việt. Ông nói “thuật nhi bất tác” tức là công nhận rằng ông không sáng tạo ra gì mới cả nhưng chỉ là thuật lại cái Đạo cổ xưa, mà Đạo cổ xưa là gì nếu không là của Việt nho, một đạo đã phát xuất từ phương Nam. Khi Tử Lộ hỏi về đức Cường thì ông phân biệt ra hai thứ cường: một của phương Bắc ưa xông pha trận địa coi thường cái chết, một thuộc phương Nam ở tại “khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi” T.D 10. Người quân tử phải ở lại, phải y cứ trên tinh thần phương Nam là “khoan nhu dĩ giáo”. Đọc câu này xong tôi liên tưởng ngay tới câu truyện Hùng Vương cống vua Tàu một con chim bạch trĩ. Con bạch trĩ tìm ngành ngả về phương Nam mới đậu, vì đó có câu “Việt điểu sào Nam chi: chim nước Việt đậu ngành phương Nam. Bạch trĩ nói đây chỉ về những nhân tài Việt tộc tuy hoàn cảnh phải làm việc bên Bắc, nhưng lòng những canh cánh hướng về phía Nam, chính trong cái tiềm thức cộng thông đó mà Khổng Tử đề cao hai sách Châu Nam, Thiệu Nam hết cỡ, đến nỗi với ông kẻ nào không đọc hai thiên đó, thì như người quay mặt vào tường chẳng thấy được chi. Trong bài “địa vị tiếng dân” tôi đã nói đến giá trị hai thiên này. Nó tối quan trọng và mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy vì đã được trần liết trong một cơ sở tinh thần gọi là Nho giáo. Nho giáo chính là nhu giáo hay nhu đạo, tức là đạo của những người biết “khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo”. Đó là đạo của phương Nam, đạo của Viêm tộc, của Bách Việt, của Lạc Việt. Chính họ đã âm thầm tác tạo ra nhu giáo, còn người đã lập thành nhu giáo, là những kẻ sĩ trong đó có Khổng Tử. Nếu Khổng Tử với nhu giáo là một thì cả hai với Viêm giáo Việt giáo cũng lại là một “quae sunt eadem tertio sunt eadem inter se”, “hai cái tương ứng với cái thứ ba thì cũng tương ứng với nhau”. Cái thứ ba là Nho giáo, hai hạn từ kia là Viêm Việt là Khổng Tử. Nếu Khổng Tử là Nho giáo, mà Nho giáo cũng là Viêm giáo (khoan nhu) thì Khổng Tử không chống Viêm tộc. Và vì lý do sâu xa đó khi người ta đả kích Khổng giáo thì dễ lâm vào tai nạn đả phá Việt giáo, và khi người ta thành công hạ bệ Khổng Tử thì cũng là thành công tước đoạt khỏi tay Viêm Việt cái cơ sở tinh thần đã từng giúp tiên tổ ta giữ nước, giữ nhà, giữ thân tâm của nòi giống, và cũng vì thế kể từ ngày đó các ý hệ ngoại lai tràn đầy vào nước nhà với các bộ mặt tự cao tự đại của quý tộc Tây phương. Đấy là một sự thực ê chề đang phơi mặt trước mắt chúng ta nên cần xét lại thấu triệt các mối liên hệ cũ.

Nét đặc trưng lớn lao hơn hết của Viêm tộc là quyền bính không trao vào tay quý tộc thế tập, nhưng là tao vào tay những người có tài có đức và gọi là truyền hiền hay là nhơn trị; ngược với pháp hình tự Tây Bắc ưa võ. Với Khổng Tử thì tuy văn võ đi đôi nhưng văn phải ở trên, và tuy chấp nhận vương triều để trị vì (règner) nhưng quyền cai trị (gouverner) thì phải để cho những người có tài có đức như truyền thống của Viêm tộc, chứ không thể vào tay phái quyền quý kế tập như thói Hoa tộc. Về sau chủ trương của ông đã thắng thế, cho nên văn minh nông nghiệp của thôn dân đã chống lại được văn minh thị dân có tính chất công và thương (Religion 168 Need. 133) đựơc ghi dấu trong câu: sĩ nông công thương. Sĩ và nông thuộc Viêm Việt, còn công và thương thuộc du mục. Nhiều học giả tố cáo Nho ức thương thì phần nào đúng, chỉ phiền là họ không biết rằng thương gia đã gây nên biết bao chênh lệch trong xã hội (Civ.486) làm cho giàu nghèo quá xa cách, là điều đi ngược với thuyết “quân phân tài sản” của Viêm tộc. Nho giáo luôn luôn bênh vực thôn dân cũng vì lẽ đó (Need. 129). Có lẽ nơi sanh quán và cả đến dòng tộc cũng giúp cho Khổng đi về phía nông dân, vì tổ tiên của ông là người nước Tống, rồi sau rời sang nước Lỗ. Vậy mà Tống, Lỗ và Trịnh vẫn được kể như ba cột trụ của Trung Hoa đời Chu, gọi là Chư Hạ (Civ 108) vì cả ba đều có tiếng là bảo vệ văn hóa nông nghiệp phương Nam (chữ Hạ chỉ phương Nam mùa Hạ) chống lại văn hóa du mục từ Tây Bắc. Có lẽ vì đó mà huyền thoại nói Thần Nông chôn táng tại nước Lỗ. Pháp gia quen tố cáo Nho gia đi với phe Viêm Việt đã có lâu đời trước khi Pháp gia của Hoa tộc đến sau. Đến sau nên gọi là tân, vì thế tân Pháp vẫn gắn liền với Hoa tộc đối với cổ tục đi với Viêm tộc. Nhưng vì ý thức chủng tộc đã không còn nên thay vì nhân danh Hoa tộc thì người ta đã nhân danh tân Pháp để đả phá Viêm tộc lúc này được gọi là cựu Pháp. Chính đó là lý do giảng nghĩa tại sao Tần Hoàng chủ tâm phá nước Lỗ nhiều hơn đâu hết (Religion 92). Bởi Lỗ là quê hương của các tập truyền Viêm tộc, trong đó có chế độ chư hầu là một hình thái liên bang, một thể chế đi ngườc hẳn với đường lối đế quốc của Tần Hoàng, bắt tất cả mọi nơi phải theo về một phép mà phép đó đặt nặng quyền cha và quyền nhà võ (patriarcale et maritale) vẫn thường đi đôi và gây rất nhiều chênh lệch, nên cũng tăng số nô lệ rất nhiều. Đời Tần và Hán sơ nhiều nô lệ là do đó (Civ 458). Trái ngược hẳn với tinh thần Viêm tộc duy trì nền tự trị địa phương và theo lối cộng sản đại gia đình (communisme domestique) nên giảm bớt được cảnh chênh lệch trong xã hội rất nhiều. Đây cũng là chỗ nên trả lời thắc mắc tại sao Khổng Tử lại đề cao những ông vua thuộc Hoa tộc như Nghiêu, Thuấn, và Tam Đại nhất là nhà Chu “Ngô tòng Châu”.

Chúng ta nên nhớ rằng đến đời Khổng Tử thì ý thức chủng tộc đã hầu biến mất và do đó không còn thể nói nhà vua nào thuộc Hoa tộc hay Viêm tộc nữa. Những gia phả của các vua sau Hoàng Đế gặp trong sách vở đều không có gì bảo đảm mà chỉ nên coi là một lối gia phả người Hy Lạp xưa hầu hết gốc thần minh tức cũng theo luật thấy sang bắt quàng làm họ. Tuy nhiên ngay trong việc đề cao này ta cũng thấy tinh thần Viêm tộc nơi Khổng Tử. Chúng ta cứ giả thuyết là Nghiêu thuộc Hoa tộc, còn Thuấn là một nông dân ở Lôi Trạch (Kinh Thư, Thuấn điển) thì rõ rệt Thuấn thuộc Viêm tộc, Mạnh Tử kêu là “Đông di chi nhơn” (IV 64), vậy mà Nghiêu dám trao quyền cho Thuấn thì đó quả là một cuộc cách mạng tận gốc vì bỏ họ cha để theo tục họ mẹ và vì tính chất cách mạng đó nên việc trao quyền của Nghiêu đã trở thành tiêu biểu cho một đức tối hệ đó là ấp nhượng cũng gọi là Thiên nhượng tức quyền bính trao vào tay người hiền, nhờ đó mà hai đời Nghiêu Thuấn được đề cao là thời cực trị. Sau này ấp thượng có đựơc thực thi hay chỉ còn là hình thức thì đó là chuyện khác, nhưng tiêu biểu ấp nhượng là Nghiêu Thuấn và cũng vì lẽ đó nên cuộc trao quyền cho Thuấn đã gây nên những chống đối kịch liệt về phía Hoa tộc (Danses 239 và 273). Đến khi ông Thuấn lên ngôi đã làm một việc rất có công với Viêm tộc được nhắc sơ qua trong việc ông khử tứ hung nhưng lại đưa 16 nhân tài về giúp nước. Một việc mà Nghiêu đã không làm được. “Nghiêu bất năng cử, Thuấn thần Nghiêu, cử bát khải, sử chủ Hậu Thổ, dĩ quỷ bách sự” (Tả truyện I. 554). “Nghiêu không cử hiền tài nổi, nhưng khi Thuấn ra giúp Nghiêu thì đã làm được là đưa 8 người tài năng ra sửa sang việc tế Hậu Thổ, trông coi trăm sự”. Như các ông Tiết, Ca Dao, Ích Tắc… Vậy là Thuấn hơn Nghiêu rồi. Nghiêu đáng ca ngợi vì nhường quyền vào tay Thuấn. Còn Thuấn vì có tinh thần Viêm tộc nên đề cao hiền tài hơn là dòng tộc, nên đưa người tài đức ra giúp nước. Con số 8 hay 16 (cử bát khải, cử thập lục tướng) chỉ là con số huyền sử, như Si Vưu có 8 cánh thì đây có 8 người tài (bát khải và bát nguyên là 16). Số 16 là tự nhân với tứ hung hàm nghĩa rằng khi đã đầy tứ hung đi mà cải hóa (như ông Cổn vì bị đày nên cải hóa ra chim) thì có hiệu năng gấp bốn. Viêm tộc bị Hoàng Đế đày ra 4 phía thế mà khi gọi về tham chánh lại tỏ ra tài đức gấp bội. Những suy tư này dựa trên văn hóa chứ không thể dựa trên dòng tộc được nữa. Vì chủng tộc đã pha đi pha lại, sử liệu cũng đã bị xáo trộn nhiều lần nhưng tiêu điểm của văn hóa thì khá rõ. Và ta nhận ra tất cả các vua được Khổng Tử đề cao thì đều tiêu biểu cho một số đức tính của Viêm tộc, ví dụ vua Nghiêu trứơc hết nói đến lịch pháp (xem Nghiêu điển mở đầu kinh Thư). Lịch đi với Trời là yếu tố Viêm Việt. Vua Vũ vì được ban cho Hồng phạm mà Hồng phạm là bản tóm nền minh triết của Hà Lạc tức của Lạc Việt. Ông Chu Công được đề cao vì ông nhiếp chính, mà nhiếp chính là một cách để quyền cai trị trong tay người tài đức thường là có tuổi (theo đúng tục lệ Viêm tộc). Vì thế có thể nói mỗi khi Khổng đề cao một nhân vật nào là ông đề cao một đức tính của Viêm Việt. Ca ngợi ông Thuấn tận tình với việc nước, không chiếm công vi tư, cả đến quyền bính cũng không trao vào tay con; còn với dân thì gần gũi mà tôn kính “thần nhi tôn, an nhi kính” (Lễ ký XXIX p.50). Vẽ ra ông Thuấn nặng chữ hiếu hơn chữ trung… tất cả đó là một lối hạ nhẹ pháp gia khinh dân, để đề cao Viêm Việt thân dân.

Đấy mới chính là lối tranh đấu cho nền văn hóa chân thực mà không xét chi tới nơi phát xuất nữa. Hoa tôc hay Viêm tộc hết quan trọng, điều quan trọng là nhơn tộc, nghĩa là hễ phụng sự con người thì bất cứ từ đâu mà tới nền văn hóa đó đáng được đề cao.

Bây giờ chúng ta bàn đến vấn đề thứ hai là thân dân. Một số học giả cho rằng Nho giáo rất khinh miệt dân chúng như được ông Granet ghi chú P.C 514. Khi ta xét lại câu nói đó mới nhận ra rằng một số học giả lớp trước ăn nói rất liều lĩnh không biết phân biệt chi hết nên nhiều khi nói lên những điều trái ngược hẳn với sự thực. Sự thực là trong gầm trời này chưa có giới thức giả nào thân dân cho bằng nho sĩ. Sở dĩ một số học giả không nhận ra vì trong hàng sĩ phu cũng có những người như thế, mà phần đông là pháp gia, họ chủ trương duy trì giai cấp quý tộc thế tập… và thường gọi dân bằng những tên miệt thị như dân đen (lê dân kiềm thủ). Có lẽ những chữ này do những người xâm lăng có tóc vàng, hay đỏ như người Đột Khuyết (Turc) (xem J.Legge kinh Thi I. 4 p.144). Ngược lại với pháp gia là Lão Trang chủ trương xóa hết mọi giai cấp để mọi người hoàn toàn bình đẳng. Nhưng đó lại là một quá đáng khác vì bên ngoài nghĩa địa và ao tù làm chi có hoàn toàn bình đẳng? Vì thế chủ trương hoàn toàn bình đẳng chỉ là một ước mong không tưởng, quá trớn và chính vì đi quá trớn nên nhiều lần Lão Trang trở thành hàng xóm của Pháp gia trong việc khinh dân. Chúng ta có thể nói nho gia chân chính đã tránh được điểm này vì giữa hai chủ trương cực đoan trên: giữa giai cấp và chối bỏ giai cấp, Nho giáo chủ trương phẩm trật. Phẩm trật nhận có trên có dưới nhưng lại không cứng ngắt như giai cấp, mà chỉ là một lối phân công, tuỳ theo thị hiếu và hoàn cảnh (Need. II, 113) của mỗi người mà không theo thể chế. Vì vậy khi hoàn cảnh đổi thì cũng đổi thế đứng mà không bị một hàng rào luật lệ nào cản ngăn, thí dụ từ vị trí tì thiếp có người đã lên đến Hoàng hậu, từ nô bộc đã lên đến hầu tước; không có hố chia cách nào cả (Creel 123). Mạnh Tử đã phản đối Pháp gia đề cao vua quan bằng câu nói quen thuộc là “dân vi quý quân vi khinh”. Vì câu này mà nhiều học giả cho là Mạnh Tử có óc dân chủ ngược với Khổng Tử bao giờ cũng tôn quân. Sự thực thì cả hai cùng một chủ trương có khác nhau chẳng qua chỉ ở đợt nhấn: Khổng Tử ôn hòa, Mạnh Tử thì cạn tàu ráo máng, có thế thôi. Nói cho trúng hơn nữa thì Mạnh Tử chưa gần dân bằng Khổng Tử. Và cũng chính vì ông thân dân nên lời ông không bao giờ thổ lộ ra nói mị dân. Giới trí thức với lối nhìn thô kệch tưởng vậy là miệt thị dân, nhưng có ngờ đâu không tâng bốc dân chính vì đã đi với dân cách thành tín và do đó lời ông đã trở thành Minh triết khi hiểu Minh triết là những lời bàn về những gì thân cận con người hơn hết (thiết vấn nhi cận tư). Muốn thấy rõ tính thần “thân dân” đó chỉ việc đem những đề tài học hỏi trong các sách triết đang được dạy ra mà so sánh sẽ thấy liền sự khác biệt. Triết Tây dầu là ở cấp trung học hay những sách viết cho sinh viên khoa học nghĩa là những người không chuyên về triết cũng toàn bàn những chuyện xa xôi không ăn nhằm chi tới đời sống dân chúng, đến nỗi học xong không ai biết dùng để làm gì, còn đây thì thiết cận ngay vào thân tâm tu thân, tề gia, trị quốc. Một số danh từ và ý niệm như quân tử, tính danh, lễ… trước kia phái quý tộc muốn giành làm của riêng, đến sau cũng được Khổng Tử và môn đệ biến cải cho trở thành của chung toàn dân. Ông Granet đã ghi chú “la transformation de la morale féodale au profit de tous par les lettrés” Danses 66.

Một số học giả cho là nho sĩ về phe Vương triều thì điều ấy chỉ thực cho một số cá nhân, hoặc cho Hán nho quá nhiều chất đề cao vua chúa. Nếu ai hỏi vậy tại sao xuyên qua hơn hai ngàn năm lịch sử Nho giáo lại cứ bảo vệ Vương triều: bênh vực nền quân chủ để dân bị đàn áp và khi bị đàn áp quá thì cùng lắm chỉ nổi lên mở đường cho một vương triều mới xuất hiện để rồi lại bị đàn áp… rồi lại đạp đổ để đặt ra một Vương triều mới cứ thế trải qua bao ngàn năm mà Nho giáo không sáng nghĩ ra được một thể chế mới như dân chủ để đưa dân ra khỏi vòng luẩn quẩn. Thiết tưởng đó là một điều có lý trên giấy tờ, trong thực trạng còn phải kể tới nhiều chuyện, thí dụ tâm thức dân chưa đạt tới, kỹ nghệ chưa phát triển đủ, nên nếu có cưỡng đổi thì cũng chẳng hơn gì. Từ ngày Trung công, Việt công phá đổ Vương quyền cho tới nay hỏi người dân Tàu, dân Việt đã được thêm bao nhiêu quyền lợi, bao nhiêu hạnh phúc hay chỉ có một chuỗi những chữ rỗng đủ loại: nào là tự do, bình quyền, tòa án nhân dân… Vì thế chỉ có những người thiếu từng trải mới nghĩ rằng hể đổi được thể chế là đổi được tình trạng. Đó là những ý nghĩ học mót của Tây phương đề cao luật lệ mà không chú trọng đến con người. Các nhà chính trị của chúng ta cũng đang theo lối bánh xe đó bằng dốc toàn lực vào việc viết ra quy chế chính đảng… với các luật để đủ thứ, các dự án đồ sộ mà không thấy đưa ra một cơ sở tinh thân để giáo dục dân. Giáo dục là điều quan trọng hơn hết bị bỏ bê. Xin đừng lầm mở mang học vấn với văn hóa. Văn hóa chân thực phải có định hướng, có lý tương mới cải hóa, cảm hóa được con người. Mà đó mới là then chốt. Bỏ người đi lo về luật lệ thể chế suông là duy vật. Không phải chỉ theo Cộng sản mới là duy vật. Thể chế định chế tất nhiên phải tuỳ thời canh cải nhưng có 36 lối canh cải, mà đổi ngọn bỏ gốc như kiểu nói trên là trốn khó làm dễ. Một đôi ông lại toan đặt chương trình chính trị trên một ý hệ, một thuyết lý nào đó đã được khiêng y nguyên từ ngoại quốc về.

Chính ở điểm này chúng ta cần phải nói đến một điều đáng quý khác nơi Khổng Tử đó là ông ông có lập ra một ý hệ, một thuyết lý nhưng chỉ đưa ra một lối sống và khi người ta chịu theo thì thấy thoải mái dễ chịu trong mọi phạm vi cả chính trị lẫn văn hóa, và đó là lối sống của Viêm tộc Việt tộc từ ngàn xưa được lên khuôn một cách rất linh động để biến nó thành một cơ sở tinh thần của dân tộc. Và đó là hồn Lạc Việt chứ không phải lý thuyết nào hết. Vì thế Khổng Tử là một trong những phát ngôn viên trung thực hơn hết của nền văn hóa Nho Việt, cho nên khi chúng ta khước từ Khổng Tử là liều mình từ khước cái hồn Lạc Việt, khước từ cái cơ sở tinh thần đã duy trì nước ta tự ngày khai quốc cho mại tận nay. Những thế lực đế quốc xâm lăng biết rằng bao lâu cái cơ sở ấy còn đứng vững thì không dễ gì mà các tư trào ngoại lai có thể hoành hành trong mảnh đất này. Vì thế mà óc đế quốc xâm lăng dưới muôn vàn hình thái đã tìm đủ cách để phá cho bằng được: họ đã thành công bến phát ngôn nhân ấy thành một chú ba Tàu, biến Nho giáo thành chữ Hán, với bộ mặt chuyên chế, cổ hũ vàphong kiến đến nỗi trong đám con cháu nhà không còn ai dám thừa nhận nữa và thế là cái hương hỏa từ ngàn xưa trở thành một nơi hoang phế cho chó ỉa bìm leo. Văn hóa mà thiếu tướng giỏi, thiếu màu cờ thì chỉ còn là mấy danh từ rỗng. Dân tộc tính chỉ còn là câu sáo, giá đừng ai nhắc tới còn bớt nhức con ráy. Vì những lý do sâu xa như thế nên nhà Tần, nhà Nguyên xưa, rồi đến thực dân và các người Mácxít hiện nay tất cả đều chĩa mũi giùi đả kích vào Nho giáo. Giới trí thức tân học đã không nhân ra chỗ đó nên vô tình đứng vào phe mạnh, giúp cho óc thực dân, óc xâm lăng thành công mỹ mãn. Cái lầm lẫn lớn lao hơn hết của thế hệ trí thức vừa qua nằm ở chỗ đó.


XVIII. TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG

Từ ngày Nho giáo bị hạ bệ thì Việt giáo cũng bị hạ bệ luôn và các thế hệ mới đã không còn chi nữa để mà tu học, tất cả một đời tinh anh trao trọn cho văn chương văn nghệ xa rời thực tại là đất nước đang tan rã. Một số ưu thời mẫn thế muốn cứu nươc thì lại chạy theo các ý hệ ngoại lai với mộng ước theo kịp đà tiến của người. Đó là việc làm mà thoạt nhìn ai cũng cho là phải, kể cả những người đã phân định rành rẽ hai lãnh vực văn minh và văn hóa, và cho rằng về văn minh cơ khí thì Âu Tây nổi vượt cái đó không còn thành vấn đề, nhưng về đàng văn hóa thuộc tinh thần tuy có thể chưa tiến bằng cơ khí, nhưng cuối cùng sẽ theo kịep vì thầm nghĩ rằng: Âu Châu đã phát minh ra khoa học, đã đem kỹ thuật biến đổi mặt đất này cho trở nên tốt đẹp, đầy những tiện nghi, phục vụ con người thì làm sao mà triết học Âu Mỹ lại kém được. Huống chi các hệ thống triết học của Tây Âu được kiến tạo nguy nga vươn bóng lên vòm trời như những tháp Eiffel thì chắc chắn phải hơn của mình. Cho nên sự theo Tây trong mọi phương diện chỉ biểu thị một lương tri lành mạnh và vì thế tất cả đã thành tâm chạy theo Tây thành tâm đến nỗi ngày nay có những sự thực phũ phàng đập vào giác quan mà vẫn chưa dám tin là thế, mà có lẽ do mình nhận xét sai lầm. Nhưng đã gọi là triết thì phải triệt nghĩa là phải xét thấu đáo tới nơi. Vậy trong các điểm bất ngờ ở triết Tây có ít điểm như sau. Trước hết hiện nay tâm thức người Âu Mỹ đang trải qua một cơn khủng hoảng rất trầm trọng, nó lay động tận nền móng các triết học của họ. Các người ưu thời mẫn thế đang tận tình đi tìm phương dược, và hết mọi giải pháp do óc loài người có thể nghĩ ra thì đều đã được các học giả đào bới tỉ mỉ một cách hết sức khoa học. Nhưng kết quả lại trái ngược hẳn với câu thông thường, qui potest magis potest minus (ai có thể làm cái hơn cũng có thể làm cái kém) thế nhưng trong văn hóa lại xảy ra khác, nghĩa là tất cả cơ sở tinh thần cũ của Tây Âu đều bị phá vỡ, phá tự nền móng, và đó là phần việc lớn nhất của triết học Tây Âu trong hơn một trăm năm nay, và cho đến nay vẫn còn đang phá và chưa biết đến bao giờ mới phá xong nền cũ. Sự say sưa phá vỡ này đã làm ngỡ ngàng chính ngay đại chúng của họ, cũng như xúc phạm tới lòng tự ái dân tộc, nhất là một dân vừa làm chúa tể các thuộc địa, và hiện nay đang nắm hầu hết tài nguyên trên thế giới với các then chốt chỉ huy của nó. Do đấy hố chia li đã có từ lâu giữa tri thức và đại chúng vẫn không sao lấp nổi nhưng tự nay mặc một hình thái khác. Trước kia tri thức cách biệt dân chúng vì các ông nói những chuyện xa xôi không liên hệ tới dời sống. Đến nay khởi đầu nói về đời sống thì các ông lại đập phá toàn bộ di sản tinh thần của Âu Châu. Phá di sản đó thực ra là làm lợi cho Âu Tây nhưng phản ứng đầu tiên của đại chúng lại nghĩ là các ông làm tổn thương đến uy tín Âu Tây vốn tự coi là dẫn đầu các châu trên đường tiến bộ. Và do lẽ đó các điều giới đại trí thức đưa ra gặp rất nhiều chống đối, ít ra ngấm ngầm dưới hình thức “không thụ lý”.

Huống chi điểm thứ hai càng làm cho dân chúng khó chịu hơn nữa đó là phần xây đắp tích cực của các ông bự lại hầu hết đi sát gần lập trường của Á Châu bấy nay bị coi khinh. Trong quyển Science and Civilisation in China ông Needham đã đúc kết ý nghĩ của một số lớn nhà nghiên cứu vào câu sau đây: “The gigantic historical paradox remains that although chinese civilisation could not spontaneously produce modern natural science, natural science could not perfect itself without the characteristic philosophy of Chinese civilisation” (Needham II. 340). “Cái chuyện ngược đời hơn hết trong lịch sử là thế này: mặc dầu văn hóa Trung Hoa đã không tự tạo ra được nền khoa học tân kỳ, nhưng khoa học tân kỳ sẽ không thể hoàn thành mà không nhờ đến môn triết lý đặc trưng của nền văn minh Trung Quốc”. Tại sao lại có sự ngược đời như thế. Số là tất cả các triết học Tây Âu cho tới đầu thế kỷ này đều là những triết học cơ khí đi theo điệu vật lý Newton, nên nó đã tỏ ra không còn hợp cho thời đại của vi thể học, tương đối thuyết và khoa uyên tâm nữa. Với thời đại này phải tìm ra một nền triết lý khác uyển chuyển như các thứ môi trường: từ trường, điện trường, tổng hấp dẫn trường… tức phải có một nền triết lý cơ thể. Mà nói đến cơ thể thì không đâu bằng ở kinh Dịch một triết lý xây trên hai yếu tố âm dương hòa hợp cách cơ thể. Vậy mà chỉ có loại triế lý cơ thể này mới gây dựng được nền thống nhất vì đưa ra được cái hồn, cái tinh thần trung thực. Thiếu nó thì dù kiến trúc nguy nga tới đâu triết học cơ khí cũng thất bại. Chính vì thiếu hồn mà Tây Âu không sao thoát ra khỏi gọng kìm của nhị nguyên là tai họ đã chẻ đôi tâm thức của họ: “this split personality of Europe” (Need II. 498). Sự bổ đôi này có ngay từ buổi đầu cùng với Platon, Aristote, và đã gây nên cảm giác khó chịu nhưng ngấm ngầm không được nhận thức ra. Nhưng tự ngày gặp gỡ văn minh Viễn Đông nhất là triết lý cơ thể Nho giáo thì dần dần người ta bừng tỉnh để rồi cuối cùng hốt hoảng trước vết thưong đã trở thành trầm trọng. Nên cân tìm lối thoát ra khỏi hai gọng kìm giữa đe và búa gây nên một sự bất mãn sâu xa. Trong số những người đi tìm lối thoát kiểu này thì Leibnitz đứng đầu vì có lẽ chính ông mới hé nhìn thấy rằng một tân tổng hợp trên nền Nho giáo sẽ đưa ra được lối thoát khỏi gọng kìm giữa phải thế này hay là thế kia? Need II. 499.

Như thế câu nguyên lý “ai làm được cái gì lớn cũng làm được cái nhỏ” vẫn đúng, nhưng khi áp dụng thì cái gì là lớn: khoa học hay triết học? Hiện nay thì Tây Âu đã thành công ở khoa học mà lại thất bại ở triết học. Vậy thì phải kết luận rằng triết học là lớn mà khoa học là nhỏ. Văn hóa là lớn văn minh là nhỏ. Vật chất phải đặt dưới tinh thần, miển là tinh thần phải là tinh thần thứ thiết. Do đó cả một loạt triết gia Tây Âu đã cố gắng đưa triết lý cơ thể trồng vào mảnh đất Tây Âu để nối lại hai mảnh linh hồn đã bị chẻ đôi. Mở đầu là Leibniz với thuyết Monade, tiếp sau là Hegel với biện chứng pháp, rồi đến Nietzsche, Jaspers, Heidegger, Whitehead, Einstein… Họ đã thành công đến đâu và thất bại ở những chỗ nào. Đó sẽ là đề tài được bàn trong một quyển khác. Ở đây chỉ cần nói trước rằng những cố gắng đó dầu sao cũng quá muộn, nên không kịp ngăn ngừa sự chẻ đôi kia hiện thân vào thực trạng xã hội, tức đã chia đôi thế giới để gieo rắc không biết cơ man nào máu và nước mắt trên khắp hoàn cầu, trên khắp các mảnh đất Viễn Đông và cách đặc biệt là trên quê hương chúng ta từ hơn 20 năm nay. Việt Nam đã đánh mất hướng văn hóa tổ tiên, để tiếp thu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nhị nguyên, nên tất nhiên đã bị chia đôi làm hai mảnh Quốc và Cộng. Và trong mỗi mảnh lại chi đôi giữa trí thức và dân gian. Dân gian vẫn mặc nhiên theo tinh thần tiên tổ, còn trí thức thì đãvong quốc. Xin đừng ai đổ quạu vì câu nói này. đó chỉ là một sự thực chẳng ai muốn mà chỉ là khởi đầu do ngoại xâm bắt trí thức phải chi lìa ra khỏi dân chúng là bản gốc của quê nước. Sự chia lìa đã trở nên sâu đậm đến nỗi chính những người muốn chống lại tình trạng đó cũng chìm sâu hơn vào hố vong bổn (chúng tôi đã trình bày ít trường hợp trong quyển Hiến chương giáo dục) và như thế là chúng ta đã rước về nước nhà trọn bộ nhị nguyên thuyết được hiện thực bằng hố chia lì dân gian với trí thức, và đưa nước đến một ngã ba đường đầy nguy hiểm. Dân chúng hết còn thế tin trí thức vì đã xa lìa họ. Tệ hơn nữa là trí thức cũng hết tin vào khả năng lãnh đạo của mình ít ra những phần tử có óc suy nghĩ. Bởi vì chỉ cần suy nghĩ một chút liền nhận thấy điều này là ngoài món chuyên môn ra thì nền văn hóa Âu Tây đã biểu lộ sự phá sản đến cùng cực không thể nào chối cãi, và chỉ có các nhà bác học (érudit pur) mới tiếp tục đi theo, nhưng bác học làm nên được chuyện gì? Thế giới được hướng dẫn bằng tư tưởng chứ có bao giờ bằng bác học đâu. Ngược lại chính bác học vì đã tàn phá hết mọi huyền thoại của quê nước nên gây ra một sự mất mát không thể nào bù đắp được (perte irréparable như ông Granet nói. Danses 40) vì đã làm đứt mối liên hệ nằm ngầm, và thế là giới trí thức trở nên ngơ ngác.

Ngơ ngác vì một đàng cái học tiền nhơn đã bị bôi nhọ, mà hiện nay cũng đã hé nhìn thấy cái học mới hết xài. Sự hết xài này cũng thật cho cả thế giới cộng sản. Những cấp lãnh đạo biết suy nghĩ đâu còn thể tin vào chủ thuyết cộng sản đã bị xét đi xét lại, và đã gây nên biết bao chia rẽ nội bộ, cho nên chỉ còn cố bám víu lấy địa vị để mà thủ lợi chứ như “tinh thần” tức lòng thành khẩn thâm tín đã không còn nữa, có chăng chỉ là sự cuồng tín ở mấy tay thịt bắp vai u hoàn toàn bất lực trong việc suy tưởng. Và như thế cộng sản hay tất cả các tổ chức được gây dựng do ảnh hưởng văn hóa Tây Âu đều chỉ còn là những xác chết, vì hồn đã bay khỏi rồi, và nay có còn múa may quay cuồng thì là do sức đẩy của ma xó đã nhập vào cái kia để trước khi chúng tan rữa có thể tác hại con người gây nên muôn vàn đau thương khắp chốn. Trong khi đó thì trí thức vẫn chưa đưa ra được một chủ thuyết nào. Đưa ra sao được khi chính họ còn ngơ ngác, chỉ cần liếc nhìn các sản phẩm văn học của thế hệ vừa qua thì liền thấy: mấy sách trình bày triết Tây cách phiếm diện, dăm ba bộ triết học dịch nguyên. Chính những bộ ấy đã chẳng làm nên trò trống gì bên Tây nơi chúng xuất hiện, trong chính thời gian chúng vừa ra đời. Huống chi lại còn đưa về bên này trong một nước đang li loạn, thì có ăn nhằm chi với mấy thứ triết salon đó. Còn một số cố gắng đi về với văn hóa dân tộc thì cũng chỉ là mấy câu suy luận bâng quơ chung quanh mấy cái trống đồng ở Đông Sơn, dăm ngôi mộ cổ ở Lạch Trường. Đọc xong khó lòng độc giả không nghĩ đến bầu khí của những tiếng trống cầm canh gõ nhịp cho việc khóc tổ mối để quên đi mồ cha nằm dài khắp đất Trung Hoa cổ đại từ phía Nam tỉnh Sơn Đông chạy xuống qua các tỉnh An Huy, nghĩa là trên khắp địa bàn của Bách Việt, một địa bàn để sản xuất ra nền văn hóa nông nghiệp với cái triết lý cơ thể của nó, một thứ văn hóa sống rất dai bởi vì phát xuất từ dân gian với chủ trương thân dân cũng là thân nhân nên rất mạnh. Thế tại sao trí thức lại ruồng bỏ? Thưa đó là hậu quả của nền đô hộ cố sức đồng hóa của thực dân. Người thực dân hiểu rằng bao lâu còn để cho dân Việt Nam dan díu với cái nền văn hóa tổ tiên thì khó lòng đồng hóa được. Bởi thế họ đã lợi dụng óc chống Bắc xâm của Việt Nam, đồng thời lợi dụng phong trào bôi nhọ Nho giáo đang được cổ động mạnh bên Tàu trong cuộc vận động tân văn hóa ở tại đem tất cả sự hùng mạnh tiến bộ khoa học để ca ngợi các triết gia Tây Âu. J.J.Rousseau được gọi là Môisen đưa nước Pháp lên địa vị đệ nhất Âu Mỹ.

Còn bên Viễn Đông thì bao nhiêu tệ đoan, chậm tiến, đói nghèo… đều đổ gọn lên đầu Nho giáo (các sách hầu không nói tới đất đai quá ít, với những tai hại do đế quốc gây nên). Thế là giới tân học đã ùa theo mấy nhà khảo cổ để vượt biên giới khảo cổ nghĩa là căn cứ vào mấy nắm xương của người Mã Lai Á, Inđônêdiêng đi nhận họ máu hàng dọc chủng tộc, lẫn hàng ngang văn hóa với mấy thổ dân này. Văn minh Mã Lai Á là cái chi, nó nói lên được những gì với tâm hồn người Việt? Nó giải nghĩa thế nào được cả một khối văn chương bình dân cũng như bác học? (1) Vậy mà lại đem gốc văn hóa đó đặt lên những trang đầu lịch sử văn hóa của nước nhà thì chính là tách văn hóa Việt Nam ra khỏi gốc rễ sâu xa của nó để trở nên thuần tuý văn chương và đi vào con đường đã dự đoán của thực dân: đó là Mã Lai Á thì nó có cái chi đáng được chương, và thế là trật ra chỉ còn có văn chương thuần tuý chứ như chủ đạo là cái cần thiết hơn cả cho nước trong lúc tranh hùng của các ý hệ thì không còn chi hết. Nói vậy có phải gán cho thực dân điều họ không nghĩ đến chăng? Rất có thể họ không nghĩ như vậy nhưng tiềm thức của họ, của thời đại chiếm thuộc địa khó mà không nghĩ như vậy. Khó mà tiềm thức Maspéro tác giả những để tài như L’Empire colonial francais thoát khỏi tham vọng đế quốc Pháp, và khó lòng mà tham vọng đó không ảnh hưởng mạnh vào việc nghiên cứu sử học Việt Nam, Trung Hoa, Đông Nam Á của ông ta. Cũng phải nói như thế về những người chủ xướng từ Indochine francaise hầu hết đều thâm tín về nền văn minh da trắng là duy nhất (l’instinct de domination) thứ đến là dự phóng thiết lập nền thống trị trên các dân màu (instinct de possession). Cho được thế, ngoài việc binh bị, thương mại, cai trị, các nhà làm văn hóa cần phải minh chứng sự thấp kém của nền văn hóa các dân bị trị, một khi thâm tín như vậy các dân thuộc địa sẽ đón tiếp văn hóa của nhà cai trị, và nhờ đấy mà chinh phục được cả tâm hồn của người bị trị. Đó là chiến lược rất hay nhưng làm thế nào áp dụng vào trường hợp Việt Nam, vì Việt Nam nằm trong khối văn hóa Nho giáo, thế mà Nho giáo là nền văn hóa có cơ sở tinh thần vững mạnh không dễ gì phá nổi, vì thế họ đánh cách gián tiếp bằng làm cho giới trí thức lãng xa Nho giáo để đi sát lại văn minh Mã Lai, Indônêdiêng. Những thứ này đâu có cơ sở vững mạnh, nên chỉ cần thổi nhẹ đã sụp đổ toàn bộ. Cũng cần phải kể vào số này những người Tây phương có ýsang Đông phương để truyền bá một chủ thuyết thì bó buộc họ phải đả phá văn hóa của ta trước đã chẳng hạn những người như James Legge luôn luôn tỏ ra hẹp hòi với văn hóa Viễn Đông. Thế mà số lớn các nhà bác học ta lại đi qua bộ sách của ông để vào rừng cổ học Đông phương nên số lớn bị thiên kiến, rồi trí thức ta đọc sách họ cũng bị lây luôn, thế là mặc sức cho các trào lưu tư tưởng Tây Âu tràn vào. Và vì đó làn sóng công sản đã chẳng gặp một chủ đạo nào nữa ngoài cái tiềm thức dân tộc, mà tiềm thức thì đâu có tổ chức, vì thế rất ít hiệu năng ngáng đỡ làn sóng đỏ.

Chung quy là tại trí thức chưa chu toàn sứ mạng, chưa thiết lập nên nổi một chủ thuyết quốc gia, xem qua các chương trình của đảng phái chúng ta chỉ thấy sự vá víu góp nhặt những ý tưởng của Tây phương đầy tính chất quý phái, vì thế không gây âm hưởng gì trong dân chúng đã từ ngàn xưa sống trong bầu khí văn hóa dân gian. Và vì thế nước cứ tan rã dần. Đó là hậu quả của giới trí thức mất hướng. Liệu rồi đây những người có nhiệt tâm chân thành với quê nước có còn tìm ra đủ những người đồng tâm đồng chí để mạnh dạn khai tử cho giai đoạn đứng ngơ ngác giữa ngã ba đường để trở lại với nền văn hóa dân tộc, một nền văn hóa duy nhất của nông nghiệp còn sót lại trên mặt đất này, mà nước đại diện hiện nay là Việt Nam chúng ta chăng?

(1) Có người cho rằng Mã Lai Inđônêdiêng cùng một tộc với người Việt cổ đại. Nếu thế thì lại hợp với giả thuyết của chúng tôi lúc ấy không còn khó khăn nào như trong giả thuyết Mã Lai Inđônêdiêng thuộc dòng Ấn Độ, hay từ Thái Bình Dương không liên hệ chi tới Viêm Việt.

XIX. LỄ VẤN DANH CÔ GÁI VIỆT

Người thái cổ coi việc đặt tên là một điều tối quan trọng, đến nỗi tên của một người được coi là quyết định vận mạng của người đó, thí dụ nếu vận số người này là vua, mà bị đặt nhầm cho tên tiều phu thì sẽ cả đời đi kiếm củi, vì thế việc đặt tên trở nên rất quan trọng. Sự quan trọng hóa này có thể giải nghĩa cái mãnh lực ma thuật mà người thái cổ gán cho danh hiệu, hoặc vì người xưa rất thành tín bắt mỗi tiếng nói, mỗi danh từ phải có nội dung trung thực. Vì thế đã có cả một môn phái triết học kêu là danh gia. Người ta tin rằng ai biết gọi tên con vật là “chinh phục” được nó. Thuyế chính danh định phận có thể bắt nguồn từ niềm tin này. Vì thế mà việc đặt tên cho một người trở thành nghi lễ trang trọng, được kể là một trong năm gia lễ.

Từ lâu lắm mãi tự đời khuyết sử chúng ta đã nhìn ra dấu vết trong Hồng phạm hoặc thiên Nguyệt lệnh trong kinh Lễ theo đó thì một người Viêm Việt có đến 5 tên và trải qua 3 lễ đặt tên. Năm tên đó là

Tính                   chữ hán

Nhũ danh

Danh

Tự (hiệu)

Thụy

Hai tên trước không có nghi lễ vì Tính là tên họ như đã được mang sẵn trong khi sanh ra ở họ nào thì mang tên họ ấy. Tên họ thường gắn liền với tên đất Civ.292.

Thứ đến là Nhũ danh là tên cha mẹ đặt tạm cho lúc mới sanh. Lúc ấy chưa cho là có hồn trên, mới chỉ có phách là hồn dưới vì hãy còn đỏ hoe, nên là phần huyết đi với mẹ, còn thiếu liên hệ với cha là khí biểu lộ bằng lông tóc (Civ. 382).

Sau ba tháng thì đến lễ đặt tên. Muốn đặt tên cho đúng tính mệnh thì phải tìm xem ngày sinh đẻ hợp với cung nào trong ngũ âm ngũ vật, rồi tự đó liên lạc với ngũ vị, ngũ sắc trên căn bản ngũ hành (P.C. 407. Maspéro 101, 109) mà đặt tên, vì tên với hồn là một (Civ.217), nên cần làm sao cho tên diễn tả được hồn, và vì thế tên thường liên quan tới một vật linh tức con vật biểu thị tính đức nào đó. Bởi vậy chữ vật vừa có nghĩa là con vật mà cũng có nghĩa là người theo nghĩa cao trọng, do đó hiệnnay chỉ những ai đã “thành công danh” mới được gọi là “nhân vật” (Danses 158). Gọi thế là mới xét về “nhân tước” mà chưa xét về mắt “thiên tước”, vì thiên tước đòi phải “thành danh” theo nghĩa hiện thực được đức tính của vật linh ghi trong bảng Nguyệt lệnh. Xem vào bảng Nguyệt lệnh (kinh Lễ, Couvreur I, p.410) ta sẽ thấy cả một hệ thống tương ứng về màu, sắc, thanh, âm, khiến cho sự đặt tên tuy phải theo mùa mà cũng vẫn có thể biến chế hoặc theo thần hình như tuỳ giai đoạn mà sự chú trọng để vào thần, trùng, vị, sắc, thanh. Trong đó thanh rất quan trọng tức là đặt tên theo âm thanh đứa trẻ phát ra khi mới sinh. Để nhận rõ âm thanh trẻ hợp với cung luật nào, hợp cho tháng nào (Ứng chung, Hoàng chương, Thái thốc…) thường phải mời nhạc sĩ dùng ống quyển thổi lên để định xem tiếng trẻ hợp với cung nào… Cũng có khi người trong họ đoán định lấy như trường hợp ghi trong Tả truyện (Couvreur I p.584) kể lại lúc Tử Lương sinh là con Tử viết Tiêu. Tử Văn nghe tiếng Tư Tiêu khóc thì bảo “nên giết đi vì dáng như gấu, tiếng giống sói không giết sau nó sẽ tiêu diệt họ Ngao nhà ta”. Xem thế đủ biết người xưa tin vào âm thanh, dạng thức… có thể dẫn đến giết người, chứ không phải là điều thường coi khinh đi được. Chữ vật vùa có nghĩa là bản tính thâm sâu vừa có nghĩa là bản tính được biểu thị (essence emblématique) do sự liên hệ với con vật nào trong vòng địa chỉ “tí, sửu, dần, mão”. Vì thế con vật đó sẽ được vẽ lên lá cờ của người chết gọi là minh tinh (nghi lễ Couvreur 443. Danses 159) và lá cờ đó cũng gọi là vật được cắm lên bài vị tạm trong những nghi thức đầu tiên của lễ an táng. Vì Danh đi với hồn, nên khi qua đời phải hú hồn bằng danh. Danh vì thế còn chỉ tính mệnh và sự sống (Tả truyện Couvreur I. 317) nên phải gữ kín và trong thường nhật chỉ dùng nhũ danh, hoặc tự mà không dùng danh.

Lễ đặt tên thứ hai (Tự) gọi là “quan lễ” hay lễ gia quan cử hành vào tuổi 20 để chấm dứt tuổi vị thành nhơn, đặng ghi dấu bước vào đời tự lập. Tên tự thường là mộot đức tính mà người được đặt tên tự ý chọn lựa, nên nó là một bản tóm tắt chương trình của người đến 20 tuổi chú ý đến đức nào. Vì thế tự cũng là hiệu để làm khẩu hiệu cho người được gọi, bởi vậy người ta hay gọi tên này. Cuối cùng là tên Thuỵ, nôm na gọi là tên cúng cơm, là tên họ hàng đặt sau khi chết để biểu dương công đức hay sự nghiệp của người chết. Nếu tên tự là chí nguyện là dự phóng, thì tên Thuỵ là kiểm soát xem dự phóng hiện thực đến đâu.

Đó là đại để về 5 tên và ba lễ đặt tên đã có tự xa xưa và mỗi thời đổi thay chút ít. Nhưng tựu trung có hai điểm nên ghi chú: trước hết là việc đặt tên cho một người rất quan trọng và chia ra nhiều giai đoạn gọi là lễ. Hai là tên có liên hệ tới vật linh, vật tổ, nên có thể xem đó mà luận đoán tính tình.

Đấy la nói về một cá nhân, huống chi trong việc đặt tên cho nước còn cẩn thận hơn nên cũng phải có một hay nhiều lễ đặt tên. Đã nói đến lễ là nói đến cái gì thiêng liêng cao cả, chứ không đưa xuống hạ tầng cơ sở được như chúng ta sẽ bàn đến ở sau khi giải nghĩa Giao chỉ là giao long hay hai ngón chân xoè ra! Nói khác danh hiệu một nước có liên hệ mật thiết với cơ cấu tâm linh của dân ấy là một cái gì sâu xa ẩn khuất, muốn hiểu cũng cần phải làm một lễ “Vấn Danh” tức xét cẩn thận những danh hiệu của nước, mới được gọi là hợp “đồng văn” tức hợp với tinh thần của nền văn minh Đông Á, chứ không thể coi thường mỗi khi muốn nghiên cứu nghiêm chỉnh về nền triết lý Viễn Đông. Người nghiên cứu sử hay bác cổ mà xao nhãng điều đó là còn bỏ mất một phần quan trọng, đến như triết lý thì bỏ là bỏ mất cái tinh hoa nhất vậy.

NGUỒN GỐC VÀ QUỐC HIỆU NƯỚC VIỆT NAM


Theo truyền thuyết thì Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú qua miền Ngũ Lĩnh lấy công chúa Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Tục. Đế Minh phong cho người con trưởng là Lộc Nghi làm vua ở phương Bắc, còn Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương lấy Long nữ con gái Động Đình Quân sanh ra Sùng Lãm về sau nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Đế Lai là con Đế Nghi sang ở phương Bắc, nhân nhớ tới họ hàng nên cùng Âu Cơ xuống Nam, về sau lấy Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc một trăm trứng, nở ra một trăm con trai, rồi phong người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương truyền 18 đời trị vì được 2621 năm. Đến năm 258 bị nhà Thục dứt. Nhà Thục đặt tên nước là Âu Lạc (257-208). Đời Tần (214) chiếm lấy Âu Lạc và chia ra 3 quận. Đời Hán Triệu Đà (208-111) khôi phục lại và đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Nhà Hán dứt họ Triệu đặt đô hộ trên Nam Việt lấy tên là Giao Chỉ 111-618,

Nhà Đường 618-907 gọi là An Nam đô hộ phủ

Nhà Đinh 968-980 gọi nước là Đại Cồ Việt

Nhà Lý đổi ra Đại Việt

Nhà Tống công nhận là An Nam quốc,

Đời Gia Long đặt là Việt Nam

Vua Minh Mạng đổi là Đại Nam

Đến thời độc lập gọi là Việt Nam.

Như thế từ ngày lập quốc tới nay nước ta có tất cả 11 danh hiệu, trong số đó có 5 danh hiệu ban đầu quan trọng hơn cả, bởi vì nó thuộc thời huyền sử nên biểu lộ sử mệnh của nước cũng như quyết định về hồn nước nhiều nhất, vì thế chúng ta chỉ cần tìm hiểu năm danh hiệu đó là:

Xích Quỷ đời Kinh Dương Vương

Văn Lang đời Hùng Vương, cả hai thuộc họ Hồng Bàng

Âu Lạc đời Thục An Dương Vương

Nam Việt đời Triệu Đà

Giao Chỉ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Bây giờ chúng ta đi vào từng danh hiệu và trước hết hãy xét tới danh hiệu thời Hồng Bàng (chữ hán). Hồng là con chim lớn, còn Bàng là nhà lớn. Hai chữ này gợi lại cho ta nguồn gốc Viêm tộc ban đầu thờ vật tộ Tiên mà biểu hiệu là chim (1), là trời, với lịch, liên hệ đến thời gian. Hồng được ngờ là một giống hạc rất lớn trong miền sông Dương Tử. Chim được sách Sơn Hải Kinh kêu là “Đế Giang” (chữ hán) hầu chắc là chim Hồng, vì Hồng kép bởi hai chữ Giang và Điểu nên là Đế Giang, Đế Hồng (Danses 543, 544, 515). Các bà lớn Viêm Việt thuộc huyền sử được gọi là tiên nữ vì tiên biết bay cũng như nói người phương Nam được gọi là có cánh (Danses 339). Thí dụ: Tam Miêu là người có cánh chim, chắc là vì đó. Núi Tam Nguy nơi Tam Miêu bị đày cũng gọi là Vũ Sơn (chữ hán) nghĩa là núi lông chim nơi có loại chim chỉ có một đầu mà ba mình (Danses 243, 248) có màu xanh da trời, hình con tra trả. Cũng có sách gọi là Cưu (Danses 242). Và do đó khi múa bài Si Vưu thì phải mang lông chim (Danses 26). Nên nhớ Si Vưu vừa là tên riêng vừa là tên chung chỉ là cờ, và cũng chính là bài vũ của Tam Miêu. Sau này Điểu đi với Văn (2), ngược lại võ gắn liền với thú. Thú cũng như võ đi với Hoa tộc, vì thế Hiên Viên lấy hiệu là Hữu Hùng. Hùng là một loại gấu trắng, có lẽ vì đó các bà quan mặc áo thêu chim trĩ, còn áo các ông thêu rồng (H. Maspéro 210) vì rồng là một loài thú nhưng đã thăng hoá tức đã đồng hóa với chim nên cũng biết bay? Dầu sao thì mối liên hệ điểu thú đã có từ lâu đời, hầu chắc thuộc giai đoạn Tam Hoàng khi chưa có thú của Hoa tộc, nhưng đã có rồng của Viêm tộc, nghĩa là Tiên Rồng có trước lúc Hoa tộc tràn vào. Ngay thời Thiếu Hạo đã thấy có lệ dùng chim làm trang sức cho quan văn và thú cho quan võ (Cordier 72). Về chữ Bàng ta có thể nghĩ là lúc ấy còn nặng óc gia tộc nên nhấn mạnh đến nhà lớn, có thể là đại gia đình, đại gia tộc giai đoạn thị tộc mẫu hệ. Chữ Bàng có thể gợi ý đến chữ thất là chữ có thể ngờ rằng Viêm Việt dùng để chỉ cái nhà. Vì Viêm Việt đi vào nông nghiệp sớm nên làm nhà đàng hoàng nơi đàn bà to quyền, nên dưới chữ miêu thì đến chữ thất và chữ khư chỉ đồ dệt vải của Chức Nữ đặt trên chữ Thổ, vì thế con gái chưa chồng kêu là “thất nữ”, con giai kêu nữ là thất, nữ kêu nam là gia. Chữ Gia viết với bộ thỉ là con heo, người Tàu mấy tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Mãn Châu biết nuôi heo rất sớn (Civ. 76) và nhà thường khoét vào đất đỏ trong đó đồng cư cả người lẫn heo. Bài “Chiết dương liễu ca” là một bài thơ biểu lộ được phong tình đất Bắc có câu:

“Ngã thị Lỗ gia nhi

Bất giải hán nhi ca”

Chữ hán

“Ta người trai đất Bắc

Sao hiểu được Hán ca.”

(1)      Hình như ban đầu có một giai đoạn Viêm tộc nhờ vật tổ chim rồi tự đó tiến lên vật tổ Tiên và Rồng. Điều chắc là về sau chim cũng như núi, và đàn bà vẫn đi đôi với tiên. Vì thế mà chim chiếm một vai trò quan trọg trong văn hóa Viêm Việt.

(2)     Múa Văn thì cầm lông chim trĩ và ống sáo. Múa Vũ thì cầm cái thuẫn và cây búa. Kinh Thi bài giản hề 380 Bản dịch Tạ Quang Phát tr.189.

 

Ta nhận thấy chữ gia chì người trai phương Băc không hiểu được Hán ca. Vì sông Hán thuộc phương Nam. Lâu ngày thì chữ Gia bớt dần hơi heo để đi lên bậc khá tôn quý, đến nỗi đi kèm những chức bậc cào như thương gia, chính trị gia. Tất nhiên không thể lên cao bằng chữ thất, vì thất lên tới Thái thất, mà Thái thất là then chốt văn hóa vẫn nằm trong quyền chi phối của Viêm tộc coi trọng nhà như nước, nên đã gắn nhà vào nước để ra “nhà nước”, hoặc sau biểu tượng nước là Đế điểu kêu là Hồng, thì đến biểu tượng nhà là Bàng. Ngày nay ta nói nhà nước là nói lên ý tưởng của tiền nhân lúc ấy là Hồng Bàng thị vậy. Kêu là Hồng Bàng hay Thái thất cũng là một: cả hai danh từ đều chỉ nền văn hóa nối Nhà với Nước.

Trên đây là những suy luận tuy có căn cứ trên một số dữ kiện nhưng không nên hiểu cách cố định mà cần uyển chuyển rất nhiều, thí dụ tuy điểu đi với Viêm tộc, còn thú đi với Hoa tộc là câu nói không nên đặt biên giới kín mít vì có thể vật tổ thú đi với giai đoạn săn hái, còn điểu với giai đoạn nông nghiệp. Thí dụ Thần Nông có đầu bò thì đầu bò có thể là ý nghĩa nông nghiệp. Nên nhờ Thần Nông cũng có họ Khương có lẽ vì bộ dương nên nói ThầnNông có đầu bò, mà cũng có thể là dấu vế thời còn săn hái? Rồi sau đến con cháu thì mới đi hẳn sang nông nghiệp với vật tổ là Tiên (Danses 259). Đó là vấn đề phiền toái, chỉ cần nhắc đến để có một ý niệm về hai loại điểu và thú, nhưng vì tính chất biến dịch tự thú sang điểu rất thường. Ông Cổn bị đày lên núi và hóa ra vũ tức loài có cánh chim nghĩa là đồng hóa theo Tam Miêu. Tam Miêu là loài có cánh nhưng không bay được (Danses 258). Rõ ràng vật tổ Tiên hay điểu.

Ngoài biến dịch còn có phép giao thoa giữa thú và điểu tức giữa hai nền văn hóa kiểu “âm trung hữu dương căn” nên trở thành tế nhị. Thí dụ lẽ ra Phục Hy phải cầm quy để củ cho Nữ Oa vì quy là tròn đi với trời, với đực, đàn ông, còn củ là vuông đi với đất, cái, đàn bà. Thế mà đây Nữ Oa lại bồng quy mới chết người ta. Vô số học giả lầm vì thế. Vậy cần nhớ luôn là chúng ta đang ở trong bầu khí kinh Dịch có tính cách giao thoa thẩm thấu với các bờ cõi nhập nhằng trồi sụt liên miên.

XÍCH QUỶ (1)

Tên nước đầu tiên của ta là Xích Quỷ, hai chữ này gợi ngay ra một tên quỷ đỏ, ít ra đỏ ở cái đít, nên hầu hết sách vở không dám bàn đến. Có người cho rằng đấy cũng là một vụ chài kiểu Si Vưu, và như vậy thì Xích trước kia là chữ Tử, còn Quỷ là chữ gì đó. Nhưng ta có thể giữ y nguyên danh hiệu miễn phải đặt vào đồng văn lúc đó.

(1) Một số người cho là danh hiệu này do Tàu gán cho ta để tỏ ý khinh bỉ. Nhưng thiết tưởng chữ quỷ có ý là chủ, và lúc đó chưa có nước Tàu, nên ta có thể giữ nguyên. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tiểu tiết. Nếu tìm ra tài liệu đích đáng là do Tàu thì ta bỏ chẳng có sao. Vì chỉ là chuyện lịch sử.

 

Theo quyển Văn Hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm thì chữ quỷ có nghĩa là lớn lao và hay đi với chủ (quỷ chủ, chữhán) để chỉ người có quyền thế lớn ở vùng Nam (Văn hiến 214). Miền Tứ Xuyên hay nói “đô quỷ chủ, chữ hán” để chỉ vị nguyên soái, cũng có khi nói “thiên quỷ chủ, chữ hán” có lẽ để chí ngườic ầm đầu một ngàn nhà (Văn hiến 278). Theo Kinh Dịch thì Bắc chỉ nước Nam chỉ lửa (quẻ li) hai hành này phải giao nhau mới làm nên “linh phối”. Theo ý đó Tư Mã Thiên (III.369) dùng câu ngạn ngữ “thuỷ dữ hỏa hợp vi tuý” nhân khi nói tới hai ngôi sao thuỷ tinh và hỏa tinh. Nơi khác (368) ông có nhắc đến một bức chạm Nữ Oa và Phục Hy trong đó bên cạnh Phục Hy có con chim đỏ (Chu tước?) còn bên cạnh Nữ Oa thì có huyền vũ (guerrier sombre xem thêm Danses 489) vì thế trong nền văn hóa cổ đại Việt Hoa thì Huyền là màu chỉ sự sống đi với nước, còn xích chỉ lửa (đỏ) hay quẻ li chỉ văn minh tinh thần. Khi nói đến phần linh thiêng con người thì dùng hai chữ nhơn quỷ (chữ hán) đối với thiên thần và địa chi (chữ hán) vì thế vua quay về hướng Nam. Cũng như trong mỗi nhà thì gia trưởng quay về hướng Nam (P.C 3697). Tất cả đều nói lên sự hướng vọng về văn minh. Khi gọi các nước văn minh là “chư hạ” thì cũng là ý đó, vì Hạ là mùa Hạ đi với phương Nam. Ý tưởng này phát xuất từ ngũ hành, Hà Đồ và Lạc Thư nên chắc phải có đã lâu đời lắm. Người ta còn tìm được dấu tích ở hai đời Aân và Chu có ba nước ở phương Bắc được xem là có văn hiến thì nước “Quỷ Phương” là một, hai nước kia là Côn Di và Huân Dục (Văn học sử Trung Quốc của Dịch Quận Tả 42).

Như vậy khi đặt tên cho nước là Xích Quỷ thì tiên tổ ta có thể nhằm một trong ba hay tất cả ba ý tưởng sau đây. Một là nói lên ý tưởng về văn minh, trong đó chữ quỷ có nghĩa là quy hướng = “quỷ quy dã”. Liệt Tử đã dùng chữ này trong khi nói về lúc sau chết, thì thần và hình đều trở về chỗ chân thực sơ nguyên của mình. “Tinh thần li hình, các quy kỳ chân”, nên Xích Quỷ có nghĩa là đi về phía văn minh chỉ thị bằng mặt trời phương Nam (Nhật Nam). Ý thứ hai có thể xưng mình là chủ lớn ở phương Nam. Điều này thì có thệt khi nói về Viêm Việt, vẫn từ đầu đã làm chủ cả phương Nam lẫn phương Bắc. Rất có thể lúc ấy Hoa tộc đã tràn vào làm ung thối 6 tỉnh Hoàng Hà, nên Viêm Việt dùng danh hiệu Xích Quỷ để nói lên ý chí quyết giữ chủ quyền phương Nam. Ý thứ ba có thể là tiền nhân nói lên ý chí duy trì di sản thiêng liêng của Viêm tộc được ghi trong chữ Xích. Theo một truyền thuyết xa xưa còn ghi lại do Châu Diễn thì nước Tàu xưa kêu là “Xích Huyện Thần Châu, chữ hán” mà ông Needham dịch là “The Spiritual Continent of the Red Region” (Need II.233). Có lẽ đây là tên đặt cho Trung Hoa cổ đại đời Tam Hoàng để ghi nhớ việc khai sáng ra nền văn minh (lửa). Đến sau Hoa tộc tràn vào đổi tên mới, thì Viêm Việt cố duy trì lại bằng danh hiệu Xích Quỷ. Theo Trịnh Khang Thành thì Xích Đế có nghĩa ngang với văn tổ là trời, tức là lấy một phương Nam sáng láng nhất (Xích) để chỉ cái toàn thể là văn tổ. Đó là ba lý do phỏng định có lẽ không đúng về chi tiết nhưng nói lên được ý chí người xưa muốn làm chủ phương Nam cũng như duy trì di sản tinh thần của tiên tổ là hướng tới ánh sáng văn minh, tuy danh từ nghe lạ cho người nay nhưng cùng một ý như hai chữ Nam Việt sẽ nói tới. Trong đó Việt là siêu Việt là vươn tới, tương đương với quỷ. Còn Nam là phương của quẻ li, của lửa đỏ (Xích).

VĂN LÀNG (1)

Văn làng là nước những người có văn hiến hay là nước những người có tục xâm mình? Một số học giả hiện đại như Maspéro bảo chữ Văn Lang phải dịch là nước những kẻ xâm mình (royaume des tatoués et non royaume des lettrés), và lẽ tất nhiên được nhiều học giả khác theo. Nhưng chúng ta cho đó chỉ là óc duy sử, tức là một thứ khoa học cận thị xem thấy vỏ mà mất ruột. Trước hết là duy sử vì sử có nhắc đến tục vẽ mình. An Nam chí lược (quyển 1) “người châu Giao… vẽ mình bắt chước tục nước Ngô Việt”. Sách Cương Mục quyển 1 khi nói về Hùng Vương có chép rằng “thời ấy cư dân xuống nước hay bị giao long làm hại, vua bèn dạy người lấy mực họa thuỷ quái lên mình, từ đây mới khỏi bị hại, tục văn thân xâm mình bắt đầu từ đấy”.

(1) Trong quyển Việt Hùng sử quan ông Trần Văn Hợi có đề nghị viết làng thay cho lang. Vì trong sách Thuỷ Kinh Chú coi nước Văn Lang rợ mọi như sài lang. Tuy lý không được vững, vì đó chỉ là lối giải nghĩa của địch thủ. Nhưng chữ làng nói lên tính chất quan trọng của làng Việt Nam. Nên chúng ta có thể nhận để đặt nổi yếu tố ước trị của làng, nhưng không cần bỏ chữ Văn Lang.

 

Còn thể kể thêm cả sách Toàn Thư ngoại kỷ quyển 1, cả Hoài Nam tử chương 1… nhưng dù có nhiều sử chứng tới đâu cũng chưa thể kết luận rằng Văn Lang là nước những người vẽ mình, vì nếu thế phải dùng cả hai chữ “văn thân” mới được. Đàng khác có thể hỏi: ừ thì vẽ rồng trên mình để giống với rồng, nhưng giống để làm gì? Đế nó khỏi ăn mình hay để mình khỏi ăn nó? Bởi chưng nói rằng xâm mình để giống với giao long là một chuyện, còn giống với giao long để làm gì là chuyện khác. Thưa lại câu thứ hai này sẽ biểu lộ cả một nền triết lý: tức duy vật sử quan hay duy linh sử quan… Nếu duy vật thì bảo để nó khỏi ăn mình. Ta nhận xét đời nào người xưa ngua đến độ nghĩ rằng có thể đánh lừa con vật bằng mấy nét chấm để nó nhận là đồng tông. Như vậy lẽ này quá yếu, nhất là khi ta nhận thấy những nơi có tục xâm mình thì thường lại dành riêng cho những hàng quý tộc, nghĩa là những người không phải xuống mò cá. Việt sử lược (quyển 3) mục Lý Anh Tôn năm 1157 chép về việc vua “xuống chiếu ban luật… cấm gia nô của các vương hầu không được thích hình rồng ở bụng…” tức là giữ độc quyền xâm mình cho quý phái mà thôi. Không riêng ở nước ta mà đâu cũng thế việc vẽ mình đều dành riêng cho quý tộc cả. Trong quyển “Văn hiến thông khảo” của Mã Đoan Lâm (tr.401) có nói đến con gái quý tộc bên đảo Hải Nam trước khi kết bạn cũng có tục xăm mặt gọi là “thêu mặt” (tú diện, chữ hán) cô nào càng sang thì sâm càng nhiều nét, còn dân gian thì không được phép xăm. Vậy thì xăm hình rồng vào mình không phải để khỏi nạn rồng ăn mà chỉ là một cách “đeo lon” để phân cấp, chắc tục lệ này phát xuất từ lúc chưa mặc quần áo, nên lon không có chỗ khâu mới phải xâm thẳng vào mình để biết mà chào đại uý hay thiếu tướng… Trong quyển “Văn hiến thông khảo” Mã Đoan Lâm có nhắc đến việc Hán Vũ Đế “lâu lâu xăm mình rồng cho một ông Hoàng của chư hầu thì người ấy lấy làm ơn trọng đại như được nhập họ hàng thiên tử” (Văn hiến 144).

Như vậy đã rõ con rồng ở đây đã trở thành thứ Long u linh vật tổ, chứ không phải là Giao Long ăn thịt người chi cả. Ngược lại chính là người ta ăn giao long, ăn giao long không phải là lấy no lấy béo, nhưng để chịu lấy linh lực của vật tổ. Đó là nghi lễ ăn vật tổ đã biến dạng dần để trở thành vẽ hình vật tổ lên minh hoặc mặc áo bằng lông vật tổ (nguyên nghĩa của chữ phục) “Sơn Hải Kinh” là một loại sách thần thoại nhằm dạy cách tận dụng những linh lực của các con vật có viết rằng muốn làm chủ được những đức tính của con vật nào thì chỉ cần ăn thịt nó, hoặc mặc áo làm bằng da nó. Ăn thịt con tinh tinh  (đười ươi) thì có sức đi mau lạ lùng. Ai mang trong thắt lưng một miếng da hay mấy cái lông con ngựa đầu trắng có vằn như con hùm mà đuôi lại đỏ thì đẻ rất nhiều con trai. Ai mang lông chim cú mặt như mặt người mà lại chỉ có một chân thì không phải sợ sấm sét, ai mặc áo bằng da một thứ cá bay thì khỏi lo sét đánh hay khí giới nào xâm phạm “phục chi bất uý lôi, khả dĩ ngự binh…” (Danses 261). Con cóc là cậu ông trời hễ đã mở miệng xin là trời nể phải cho mưa: nên ai đeo bùa làm bằng da cóc thì tránh được tên bắn của địch (Danses 530). Theo sự tin tưởng như trên ta sẽ không lạ gì khi người ta tìm cách ăn thịt giao long. Vì long là vật thiêng nên xưa các vua giữ độc quyền cho mình. Nước ta từ thời kiến quốc quân sĩ đều thích đầy long văn ở bụng lưng và hai vắp vế gọi là “thể long”. Đó cũng là hợp với tục dùng chữ long để chỉ những ông vua mạnh nhất. Tên Lạc Long Quân hẳn là ở vào trường hợp này (Văn Hiến 141).

Giải nghĩa như thế chúng ta mới hiểu đúng hiện tượng vẽ mình và khi người xưa Triệu Ung hay Cao Dụ cho là cốt để tránh giao long thì nên hiểu là các ngài đã mất ý thức về ý nghĩa vật linh rồi vậy. Cho nên cần đề cao ý nghĩa tiêu biểu trang sức như chính giáo sư Hòa đã viết đến hai lần (tr.149-151) mà tại sao lại còn giữ ý nghĩa trứ hình?

Đàng khác tục xăm mình có thể không liên hệ chi tới tên “Văn Lang” bởi chưng đó là một tục chung cho nhiều miền, từ hai miền Dương tử giang xuống đến Mã Lai, Océanie… đều có tục này, tại sao không gọi tất cả là Văn Lang mà lại có nước của họ Hồng Bàng mới đặt tênlà Văn Lang? Nói cho đúng ra cũng có vài người Tàu dùng tiếng “văn thân” để gọi (xem Văn hiến tr.302) nhưng đó không là tên nước mà là nói phớt qua đến trong ba chữ “Văn diện bộc” và xếp vào cùng một loại với những miền có tục kỳ dị như “Xích Khẩu” (xoa môi cho đỏ); triết phủ (bẻ gãy xương sống khi con mới sinh…). Nhưng gọi thế chỉ vì những nhà mạo hiểm nghe hay xem thấy thế rồi về ghi lại trong dăm ba chữ, để chỉ một miền bé nhỏ xa lạ chưa ai biết đích xác ra sao. Và như thế là rất khác trường hợp nước ta thuộc Bách Việt đã lâu đời chiếm cứ suốt 12 tỉnh miên Nam Trung Hoa, nghĩa là rộng hơn miền Hoàng Hà gấp đôi. Cũng không thể bảo rằng lúc ấy chữ Văn mới chỉ có nghĩa là xăm mình, mà chưa đạt nghĩa văn vật, bởi vì lúc đó người ta đã dùng chữ văn để đặt tên thuỵ cho những người có công lớn trong văn học, như năm 154 tr.d.l nhà Hán phong cho quan thái thú Tứ Xuyên chức Văn và người trong miền quen xưng tụng là “văn ông” vì có công lập ra trường học đầu tiên để đào tạo và tuyển lựa nhân tài, đến năm 124 nhà Hán theo đó lập ra trường đào tạo và tuyển lựa “bác sĩ quan” (theo sách Tiền Hán Thư chương 89 p.2bff và Needham I p.106). Lên cao hơn nữa là dành cho Văn Vương nhà Chu. Trên cùng tột thìt phải hiểu là Văn tổ. Các sách thường không dàm giải nghĩa chỉ Văn tổ, chỉ đề là khuyết nghi, riêng có Mã Dung thì giải nghĩa là trời; giải như thế kể là đúng nhưng không đưa ra lý chứng nên không được mọi người theo. Chính ra văn tổ là trời, hay nói cho thật chính xác thì phải nói cả trời cả đất theo câu “duy thiên địa vạn vật chi phụ mẫu” (kinh Thư Thái thệ thượng) và ý nghĩa này đã được dùng vào việc xếp đặt sông nước. Thí dụ về nước thì đời ông Vũ đã nói đến ngũ nhạc là năm núi thánh của nước Tàu xếp đặt trong 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trung là Thái Sơn về phía Đông, nên cũng gọi là Đông Nhạc thuộc tỉnh Sơn Đông. Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nam nhạc là núi về phía Nam gọi là Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam. Bắc Nhạc là Hằng Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây. Còn Trung Nhạc là núi ở Trung ương tên là Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam. Năm ngọn núi trên nói tắt là Thái, Hoa, Hành, Hằng, Tung.  (xem Kinh Thư, Thuấn điển câu 8, bản dịch Thẩm Quỳnh tr.48). Tung Sơn cũng gọi là Sùng sơn hay sùng cao hoặc Thái Thất (Legg III.131). Thái thất cũng là văn tổ. Văn tổ cũng là nghệ tổ. Chữ nghệ viết được cả kiểu đơn và kép nhưng viết bộ đơn vẫn hay hơn vì nói rõ lên được hai nét đất và trời giao hợp, do đó nảy sinh chữ văn cũng cùng ý nghĩa. Chữ văn được Legge (III.36) dịch khá sát là the accomplished ancestor, nghĩa là tổ trọn vẹn hoàn hảo. Vậy mà trọn vẹn hoàn hảo cùng cực phải là “trời đất giao hội” và đó là nghĩa thâm thuý nhất hợp cho minh triết là đợt thứ ba sau bái vật và ý hệ, vì thế lẽ ra mội khi ta nói đến “văn hiến chi bang hay văn hóa”… thì phải hiểu tới đó, hiểu tới bầu khí mà tôi gọi là tâm linh sử quan. Bầu khí đó đã chớm nở trên bốn ngàn năm nay và được ghi lại trong kinh điển và nổi bật trong chương Hồng phạm. Bởi thế nói rằng khi tổ ta đặt tên nước là Văn Lang thì những phần tử ý thức nhất trong các ngài đã đạt bầu khí tâm linh đó là câu nói có bằng chứng rất chính xác. Vì thế phải hiểu chữ Văn Lang không những theo nghĩa là nuớc những người có học (lettrés) mà còn phải hiểu theo nghĩa cao cả nhất của chữ Văn trong Văn tổ mới trúng đại đồng văn (le grand contexte). Và lúc ấy chữ Văn bao hàm hết mọi ý nghĩa từ thấp đến cao mà thấp nhất là nét rằn ri của gỗ hay đá hoặc ngọc gọi là Văn, như văn thân, sau cùng tới văn tổ như sau:

-            Văn thân là nét vẽ hay nét râu ri trong gỗ đá.

-            Văn học theo nghĩa thông thường hiện nay

-            Văn công: như lễ nhạc

-            Văn đức: khi đã khởi đầu hiện thực vào bản thân, đã cảm nghiệm.

-            Văn tổ: đã thể nghiệm, thể đạo tức đạt đạo. Và khi xưng là Văn hiến chi bang thì phải bao hàm tất cả 5 ý nghĩa trên. Đã biết đặt tên nước là Xích Quỷ thì có khó chi mà không đạt độ đặt tên nước là Văn Lang tức là nước lấy văn hóa làm nền tảng, một đợt mà Âu Châu từ đời Phục Hưng đã khởi công đi vào mà đến nay vẫn chưa lọt.

ÂU LẠC


Theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của giáo sư Trần Kinh Hòa (đăng trong tạp chí Đại học Huế trong 2 số 15, 16 năm 1960) thì Tây Âu là quốc danh, còn Tây Âu Lạc chỉ dân Lạc ở nước Tây Âu.

Vậy vị trí nước Âu Lạc ở đâu? Hai ông Maspéro và Aurousseau thì cho là Tonkin Annam. Trái lại ông Camille Sainson dịch giả An Nam Chí lược của Lê Tắc thì cho là thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Lại có người cho là Chiết Giang. Giáo sư người Nhật Nobuhiro bác đi và cho là phải ở trên Bắc nữa, nhưng không nói ở đâu. Giáo sư Trần Kinh Hòa dẫn lời Quách Phác trong Sơn Hải Kinh cho rằng “Mân Việt tức Tây Âu nay thuộc huyện Kiến An” (Hòa184). Ngần ấy ý kiến nên theo ý nào? Các học giả đều bác bỏ nhau để nhận một. Theo tôi thì tất cả các học giả đã bỏ xót một yếu tố quan trọng là sự kiện người Việt Nam liên miên phải di cư từ Bắc xuống Nam trứơc sức xâm lăng của Bắc phương. Đây là một sự kiện lớn lao nhất kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Vậy mà lại không được các học giả chú ý cân xứng. Sở dĩ như vậy vì nó đã xảy ra lâu đời trước vào thời khuyết sử, nên không ghi lại nhiều sử kiện. Tuy nhiên nó vẫn còn tái diễn phần nào trong thời có sử, vì thế chúng ta có thể coi là các ý kiến trên kia đều chấp nhận được cả miễn là biết đặt vào giai đoạn khác nhau. Ý kiến đặt Âu Lạc ở Trung Bắc Việt đúng vào lúc cuối cùng tức chung quanh đời Tần Hán dăm ba thế kỷ. Ý kiến cho là ở Chiết Giang hay Giang Tây cũng đúng nhưng phải đặt lùi về trước ít ngàn năm. Và sau cùng đến ý kiến của sách Sơn Hải Kinh cho là ở miền Kiến An cũng lại đúng miễn phải ngược lên nữa để tìm ra gốc tích cái tên Lạc có lẽ không phải Kiến An ở tỉnh Phúc Kiến bên dưới Chiết Giang, mà có lẻ là tên xưa đã thất lạc để chỉ một miền có liên hệ đến sông Lạc mà tiên tổ xưa đã ở. Vì sông Lạc cũng dài lắm theo Địa Hán chí là 1970 dặm (Legge III.140) nên rất có thể một số cha ông ta đã có mặt ở một miền nào đó trên bờ sông Lạc và vì thế ta phải lên đến bờ sông này mới tìm ra nơi cư trú đầu tiên và lúc ấy ta có đủ lý do để suy đoán ra rằng mỗi khi tiên tổ Việt tộc phải di cư thì quảy luôn cả tên cũ đi để đặt cho những miền đất mới định cư, y như các trại Bùi Chu Phát Diệm di cư cả tên vào Nam vậy. Khắp nước ta thiếu gì những tên trùng hợp với tên cũ bên Tàu như Hà Nội, Hà Nam, Sơn Tây, Kiến An, Gia Định là do tâm lý đó cho nên danh hiệu có một mà địa vực lại nhiều nơi. Bởi đó với triết lý việc định vị trí khu vực Lạc Việt, Âu Lạc không quan trọng cho bằng quy định nội dung của chính cái tên. Thế mà xét về nội dung thì hai chữ Âu Lạc đều đầy ý nghĩa. Sách “Toàn Thư ngoại kỷ” quyển I chép rằng: vua Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ sinh ra trăm con, ấy là thuỷ tổ giống Bách Việt. Giáo sư Hòa (tr.142) cho hai âm Âu trong Âu Cơ và Âu trong Âu Lạc, cũng như Lạc trong Lạc Long Quân và Lạc trong Âu Lạc, hoàn toàn giống nhau và đối ứng nhau. Hơn thế nữa theo sách “Sử ký tập giải Hán thư văn nghĩa” rằng “Lạc tức là Việt, chữ hán” (Hòa 183). Sách “Thuỷ kinh chú” (quyển 37) dẫn Giao châu ngoại vực ký rằng “ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có huyện thì trên đất có Lạc điền, theo nước triều lên xuống dân khẩn cày ruộng ấy làm ăn, nhân đó gọi là Lạc dân. Lạc hầu làm chủ toàn bộ các quận huyện. Mỗi quận huyện thì phần nhiều đặt Lạc tướng (Hòa 190). Đọc đến đây ta nhận thêm ra một mối liên hệ của tiên tổ ta với nước, nên sau này hay nói đến nước như “sơn tinh thuỷ tinh” và “thần kim quy” được gọi là “Thanh Giang sứ giả” và dùng con vật sống dưới nước Giao long làm vật biểu cũng như khi phải bay lên trời còn cố dùng loại chim nước, như chim Hồng hộc trong Hồng Bàng cũng như chữ Hồng phạm viết với bộ thuỷ (xem đồ bản vẽ hìn 3 loại qua một thứ giao của giáo sư Hòa tr.153 chỉ rõ điểm này). Sở dĩ có mối liên hệ chặt chẽ vì nước đem lại ánh sáng văn minh là Lạc Thư, làm sao không dan díu với nước. Vì thế mà trong thế giới duy có Việt Nam dùng một chữ nước để chỉ cả nước sông và nước quốc, cho nên chữ Lạc ban đầu viết với bộ thuỷ như sông Y sông Lạc trong kinh Thư (thiên Vũ Cống câu 14). Về sau nhà Hán thuộc hỏa kị thuỷ mới đổ ra bộ nhai rồi sau đổi ra bộ chuy mà viết là Lạc và có lẽ vì đ1o mà sau này chữ Lạ viết khác nhau: Sử ký viết bộ mã, Lĩnh nam trích quái bộ trãi, An Nam chí lược bộ chuy. Vì thế ý kiến giáo sư Hòa cho tiếng Lạc là có ý dịch chữ Alauk cũa tiếng Chàm cũng có nghĩa là ruộng thì tôi cho là rất yếu vì nó không hợp cho đồng văn tức là thói tục thông thường của Việt Nam đã từ đầu toàn dùng chữ Nho để đặt tên sông, núi, miền và nhất là người. Cho nên nếu người xưa khi dùng chữ Lạc có nghĩ tới chữ Alauk thì cũng là một sự ngẫu nhiên không mấy quan trọng, điều được các ngài chú trọng hơn cả khi đặt tên nước là Âu Lạc là cốt để kỷ niệm chốn chôn nhau cắt rốn của Lạc Long Quân một ông vua nếu không cai trị Lạc Aáp, Lạc Dương, Lạc Nam… thì cũng có liên hệ nào đó đối với con sông Lạc là sông gắn liền với Lạc Thư tức một nền minh triết có nền tảng mẹ như đã nói trên về Âu Cơ.

NAM VIỆT (1)

Bây giờ chúng ta bàn đến danh hiệu Nam Việt có từ đời Triệu Đà. Hai chữ này có thể chỉ những người có lý tưởng siêu việt nhất ở phương Nam, muốn đại diện cho đoàn người Bách Việt đông đảo ở khắp nơi trên nước Tàu. Chữ Nam cũng còn cần đựơc hiểu theo cung ngũ hành, chỉ phương Nam đối với phương Bắc, nên là miền sáng láng, chỉ văn minh. Như vậy tuy danh hiệu khác, nhưng vẫn nói lên một điểm y như chữ Xích Quỷ là chủ phương nam thuộc hỏa màu đỏ, thì Nam Việt cũng là cái gì siêu Việt nhất ở vùng Nam, con cháu của những người có liên hệ tới lửa: Viêm Đế, Đế Minh, Trùng Lê… Thực ra nếu xét kỹ thì Việt Nam chỉ là miền đất ở phía Nam Việt Giang, nhưng phải xét lên cao hơn nữa lúc tổ tiên đặt tên sông là Việt, thì tiền nhân không thể không gói thêm vào đó ý nghĩa siêu lên kiểu chữ Nam đi với chữ Hạ (chư hạ) cũng như những tên Kinh Dương Vương, Hoa Hạ, vì Dương với mùa Hạ và miền Nam là một, tất cả đều chỉ lửa đỏ, sáng. Bởi thế nói được rằng chữ Việt Nam cũng chỉ là một cách canh tân lại ý chí làm tròn sứ mệnh là bảo toàn và phát huy nền văn hóa nông nghiệp gắn liền với lửa (Viêm Đế, Thái Hạo, Đế Minh…)

(1) Chữ Việt xưa viết với bộ Mễ, nay quen viết với bộ Tẩu. Có ý kiến cho là do ngườiTàu viết đổi đi để ngụ ý chửi Việt Nam như con chó chạy. Đó là một ý kiến không có bằng chứng nào khác ngoài việc tán tự, tức là loại lý chứng rất bấp bênh. Tôi không tin là các cụ xưa lại khờ đến nối chấp nhận sự thóa mạ đó.

 

GIAO CHỈ


Bây giờ bàn đến tiếng Giao Chỉ, có phải giao là miền của Giao long (cá sấu) còn chỉ là miền đất những người có hai ngón chân cái xoè ngang, hay chỉ là miền ở chân núi. Con Giao có nghĩa như Nam giao trong đầu kinh Thư? Chúng ta có thể thưa rằng giải nghĩa chữ “Giao chỉ” theo nghĩa ngón chân giao nhau là lối giải quá duy vật nên không đúng. Trước hết khoa giải phẫu chứng minh là không có giống người hai ngón chân đâm ngang (tên khoa học là Hallux varux). Tuy nhiên ở những vùng chưa văn minh quen đi chân không cũng có một số ngón chân cái hơi giẽ ra nhưng đó là tật chung ở khắp nơi trên thế giới kể cả Âu Châu. Vậy không thể căn cứ theo đó, nhất là nó không hợp đồng văn của nền văn hóa tâm linh Việt Nho rất coi trọng việc đặt tên, không thể lấy cái tật ở một số người mà đặt tên cho cả một nước. Vì thế thuyết này không còn thể đứng vững như giáo sư Hòa đã bác đi sau những nghiên cứu tỉ mỉ về hết mọi phương diện, nên tôi xin miễn nói tới và chỉ xin trưng lại lẽ chính của giáo sư là các sách cổ nhất khi nói đến tên Giao Chỉ như sách Phong Tục Thông, sách Thượng Thư, sách Sơn Hải Kinh, Bác Vật Chí, Hậu Hán Thư… đều không có nói đến ngón chân xoè ra, chỉ mãi 6, 7 trăm năm sau mới có những học giả nhân vì chữ Giao chỉ mới cho tên là do đó… Sở dĩ tôi trưng lại lẽ này của Giáo sư Hòa vì cho đây là lẽ mạnh nhất, mạnh đến nỗi có dư sức chống luôn cả ý kiến của chính giáo sư muốn cắt nghĩa Giao Chỉ là miền có những “cá sấu” gọi là Giao long, và vì thế giáo sư phải thêm vào chữ Giao bộ trùng và chữ chỉ bộ túc để việt là (chữ hán) thay vì (chữ hán). Tôi cho sự thêm thắt này là do quan niệm duy vật hay là vẽ rắn thêm chân nảy sinh về sau không ăn nhằm chi tới quan niệm tâm linh sử quan bên ta, nơi mà ý niệm đó được biểu dương cách cực kỳ long trọng bằng lễ Nam Giao, một lễ đầu não nhất, nên cũng biểu lộ óc tâm linh hơn bất cứ lễnào, và vì thế mọi người suy tư phải lấy nó làm sợi dây ghi đường trong việc quy định nội dung hai chữ Nam Giao và Giao Chỉ, nếu không thì có đưa ra bao suy luận dựa trên thổ tục học, lịch sử học, ngôn ngữ học… cũng không giúp cho khỏi lạc lối vào vòng nguỵ biện để chạy theo những cái chân của rắn thêm vào sau. Vì thế chúng ta cần phải trở lại nguồn đi về thực xa, và ở đấy chúng ta nhận ra rằng những bản khắc xưa nhất lại chỉ viết có (chữ hán) không có chân hay sâu chi cả. Nguyễn Nguyên nói trong sách xưa đều chép Giao Chỉ (chữ hán) cũng có chỗ chép (chữ hán)… Riêng tôi cho rằng bộ phu này báo hiệu một sự sa đọa to lớn được ghi dấu bằng cả một chữ như thổ, châu, bộ, di… vì từ đời Hán về sau người ta bỏ chữ chỉ và thay vào bằng những chữ khác như Giao Châu, Giao Thổ, Giao Bộ, Giao Binh, Giao Di… (Hòa 216). Còn gì tỏ lộ sự đi sâu vào sa đọa rõ bằng đầu hết là chữ… có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong kinh Thi trưng lại ở Đại học “chỉ ư chí thiện” hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “khâm quyết chỉ” kinh Thự. Thái giáp thượng, câu 7 = hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì trụt xuống nghĩa địa dư như giao châu, giao thổ; sau cùng trụt xuống một bậc nữa đến nghĩa chính trị và hành chánh để trở nên giao bộ, giao binh, giao di. Đợt sa đọa thứ ba này thì rõ rệt thuộc chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di (Giao Di) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra: tự… đến… rồi sau vẽ rắn thêm chân, viết với bộ túc là… và lúc ấy phải thêm bộ trùng vào chữ giao cho ra… để chỉ miền của Giao Long (dấu… là chữ hán). Ta có thể nói hầu hết trên thế giới đâu cũng có cá sấu nhưng chỉ có ở Việt Nam mới có thuyết lấy tên cá sâu làm địa danh chỉ vì nó có tên là giao. Sự việc xảy ra y hệt với chữ chỉ để trỏ ngón chân tréo ngang vậy. Tại sao giáo sư Hòa đã bác được thuyết ngón chân giao nhau mà lại rơi vào thuyết giao long? Vì sự thực cả hai thuyết đều thuộc “duy vật sử quan”. Là vì đã không chú ý đến toàn thể là bầu khí tâm linh sử quan.

Vậy để theo được tâm linh chúng ta phải ngược dòng về tận ngọn nguồn, và lúc ấy sẽ gặp những ý nghĩa cao hơn như sau.

Theo sách “Thuyết văn” thì chữ chỉ là nên dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Chính ý nghĩa này đem đến cho chữ chỉ bộ túc và ý nghĩa lớn nhất của túc làmiền chân núi, và đó là ý nghĩa được nhiều học giả quy cho Giao Chỉ như Tư Mã Thiê (S.M.T I.38). Ta có thể chấp nhận ý này nhưng cần được bổ sung như sau. Khi người Tàu xem xuống mạn Nam thì bên tay mặt phía Tây Bắc là rặng núi Côn Lôn, rồi đổ xuống Nam là dãy Tần Lĩnh, có thể được coi như Côn Lôn hay Hy Mã Lạp Sơn nối dài, mà vì thế có thuyết gọi là Nam Lĩnh. Nhưng chính ra Nam Lĩnh nằm về phía Đông khởi đầu ở những tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây và mang tên là Tiên Hà Sơn Mạch… Khi đến quãng hai tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến thì gọi là Vũ Di Sơn, và ở vào khoảng Hồ Nam Quảng Đông và Quảng Tây thì gọi là Ngũ Lĩnh Sơn Mạch, vào đến tỉnh Quý Châu thì gọi là Miêu Lĩnh… Nhưng tên gọi chung tất cả dãy núi là Nam Lĩnh để có thể coi như đối với Tây Lĩnh khởi đầu từ núi Côn Lôn với Tần Lĩnh rồi bắt đầu xoải đầu xuống theo triền sông Cửu Long phía Nam và Dương Tử Giang phía Đông, để dừng lại gặp dãy Lĩnh Nam ở vùng Quảng Tây và Bắc Việt… Rặng núi phía Tây này có Ngũ Khê, mà ta chỉ nên hiểu cách co giãn vì có khi cũng kêu là Tam Hạp (Văn Hiến .18) để đối với Ngũ Lĩnh phía Đông. Sự đối đáp nay được thấy trong Sơn Hải Kinh với 12 ngọn núi chia ra Bắc 3, Nam 3, Đông 4, Tây 4, và nó cũng chỉ là sự quảng diễn theo khung ngũ hành “ngũ nhạc” đã nói ở trên. Những lối đặt tên tiên thiên kiểu này nhiều khi phải gọt thực tế cho ăn vớinhau, chứ không hẳn cần có 5 khê, 5 lĩnh, nhưng có thể hơn hay kém, cũng y như Cửu Long thì Cửu không cần là 9 vậy. Đó là đại để ý thứ hai của chỉ là chân, nhưng ý này chỉ hiểu đúng được khi biết quy chiếu vào ý thứ nhất là nền tảng. Và đấy mới là then chốt. Vậy ý then chốt này sẽ được ghi lại trong cuốn sách có lâu đời nhất đến nỗi gọi là Thượng Thư hiểu là Thượng Cổ, đó là kinh Thư ngay phần mở đầu gọi là Nam giao đối với Bắc phương gọi là Sóc phương, đó là một sự đối đáp tiên thiên và cao trọng nhất trong nền văn hóa Việt Nho không nên tách ra khỏi cơ cấu đó để đi tìm ý nghĩa bên ngoài. Giáo sư Hòa đã đặt được phương trình Giao Chỉ là Nam Giao mà không chú ý đủ lại đi tìm nghĩa giao ở cá sấu. Ta cần thìm nghĩa giao ngay nơi nó. Nếu đem ánh sáng Kinh Dịch dọi vào mà nhìn thì ta sẽ thấy ý đó nổi bật lên. Ai cũng biết ngày sóc là mồng một, nên sóc cũng có nghĩa là khởi đầu, là phương Bắc, còn giao là giao hợp, giao hòa… là trọn vẹn thì ở phương nam. Sự xếp đặt này được nói rõ lên trong câu “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” (thuyết quái “số đã đi qua thì theo chiều thuận, còn để biết việc tương lai thì theo chiều nghịch”. Chiều nghịch cũng như chữ Văn đi theo tay trái, nơi có trái tim, để chỉ tâm linh và cũng chỉ đàn bà vì giàu tình cảm và có tài trực thị là thấy thẳng, một đức tính cần cho được biết tương lai mà kinh Dịch cũng gọi là tượng “tại thiên thành tượng” và chỉ thị tượng bằng các số sinh 1, 2, 3, 4. Ngược lại là chiều thuận cũng như chữ Vạn đi theo kim đồng hồ tức theo tay mặt và chỉ đất “tại địa thành hình” và quy cho đàn ông chạy vòng ngoài, được kinh Dịch chỉ thị bằng các số thành (tức đã thành hình) là 5, 6, 7, 8. Bây giờ ta sắp đặt hai rẫy số trên theo câu kinh Dịch là “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” thì ta sẽ thấy 2 số là 1-5 khởi đầu ở phương Bắc, còn 2 số 4, 8 giao nhau ở phương Nam như hình số 1 sau

Hình

 

Sự giao nhau này được tượng ý bằng chữ nghệ hình 2 và từ chữ nghệ vươn lên chữ Vănhình số 3. Từ chữ Văn lên chữ Giao hình số 4. Tất cả được minh họa bằng hình Phục Hy Nữ Oa hình 5. Ta lại biết rằng tiên thiên bát quái Phục Hy xếp theo thứ tự Kiền 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, và theo thứ tự ta xếp lại như hình trên thì cũng sẽ có hai quẻ khởi đầu kiền tốn ở phương Bắc hai quẻ chấn khôn giao hội ở phương Nam… Còn nếu xếp theo hậu thiên bát quái thì hai quẻ giao nhau lại là Cấn Khảm = sơn thuỷ là hai biểu tượng quen đi đôi. Và rất có thể vì đó mà có tên giao chỉ, vì quẻ cấn có nghĩa là chỉ “Cấn chỉ dã, chữ hán” (Thuyết quái VII).

Bây giờ đến đàn ông và đàn bà xếp vào vòng đó. Xếp cho ông bên nào? Nếu bảo “nam tả nữ hữu” là theo Hán Nho chứ Việt Nho thì sẽ nói “nữ chiêu nam mục” vì chiêu cao hơn mục hay đúng hơn tế vi hơn nam vì “tại thiên mới thành có tượng” còn nam vì “tại địa thành hình” và như vậy thì phải xếp Nữ Oa bên chiêu với cái quy tròn. Phục Hy bên mục với cái củ vuông và ta sẽ có hình haiông bà đầu quay hướng Bắc còn “đuôi” hai vị giao hội ở phương Nam. Sau ba chứng liệu trên bây giờ chúng ta sẽ nhận ra thế nào là Giao Chỉ. Giao Chỉ là sự giao hội của hai cực cũng gọi là “thiên địa chi đức, âm dương chi tú khí, quỷ thần chi hội” quỷ thần ẩn ẩn hiện hiện: không thể gọi tên. Có thể vì đó mà kinh Thư chỉ nói đơn sơ là Nam Giao mà không nói “viết Giao Chỉ”, vì đây cũng là chỗ cùng cực của yêu thương, của “tình thâm nhi văn minh” theo nghĩa cao cả của văn là trời đất giao hội sinh ra nền văn minh tâm linh cũng gọi là Đạo, vì “Đạo là chỗ chí cực của vật” (đạo = vật chí cực) nên cũng bất khả ngôn, vì “hễ đã ngôn thì không còn là Đạo Thường”, nên không thể gọi tên và vì thế chỉ cón có tế lễ Nam Giao mới biểu lộ được phần nào ý nghĩa cao siêu ấy. Vậy khi tiền nhân ta đặt tên cho nước là Giao Chỉ thì không có lý do gì lại không nghĩ tới lễ Nam Giao được thực thi trọng thể mỗi năm mỗi lần: cũng như được ghi lại ngay đầu kinh Thư. Cho nên đặt danh hiệu Giao Chỉ cho nước là nói đến sứ mạng cao cả của những người sống trong nước ấy vậy.

Chúng ta biết rằng giữa danh hiệu với vật tổ có mối liên hệ tâm linh nghĩa là đã thiết lập theo một cơ cấu lý tưởng, nương theo ý tưởng đó mà xét các tên nước ta trong dĩ vãng chúng ta nhận thấy hai điểm đáng ghi chú: trước hết là các tên nước Việt Nam gắn liền với điểu và thú. Vì ý tưởng là muốn có hai đức tính. Điểu sau là hai đức tính đó được đặt ngang nhau trong thế hòa hợp: điểu thú đi đôi, cũng như núi sông gặp gỡ (ngũ lĩnh giao thoa với ngũ khê, để cho “văn chất bân bân”: chất gia đi với văn gia làm nên Văn Lang (Socio 27). Rõ rệt là hai nét đặc trưng của Kinh Dịch là Âm Dương lưỡng nghi và hòa hợp Giao Chỉ làm nên Đạo: “nhất điểu nhất thú… nhất âm nhất dương chi vị đạo”, cả hai được đúc kết lại khăng khít ít ra trong dự tính khi tiền nhân đặt danh hiệu cho nước. Hai đức tính là Nam Bắc, là Bố Cái, là Hiếu Trung, là làng nước… Hễ chú trọng đến một vế đơn thuần là chưa hiểu được nền văn hóa dân tộc luôn luôn lưỡng diện, lưỡng tính. Đấy là đạo lý đã được ghi vào những danh hiệu đầu tiên là Xích Quỷ, một danh hiệu đánh dấu sự chuyển hướng từ Hà Vu tới Hà Lạc. Rồi nội dung đó được trao sang danh hiệu Văn Lang, một danh hiệu nói lên đúng nhất sứ mạng của Việt Nam là một nền “văn hiến chi bang” , cho nên không lạ chi đó là một danh hiệu quan trọng nhất được giữ lâu nhất tức hơn 26 thế kỷ.

Các danh hiệu về sau cũng chỉ là lắp lại kiểu khác cái ý hướng của hai danh hiệu trên kia, không quan trọng lắm nên cũng chỉ giữ được một quãng ngắn: Âu Lạc độ 10 năm. Nam Việt được non trăm năm. Tất cả đều thua Văn Lang, vì chữ Văn nói lên rõ nhất sự đúc kết này. Bởi vậy danh hiệu Văn Lang đáng chú trọng hơn cả để chỉ một nước đã vượt qua được 2 đợt vu hiến và ý kiến mà đạt đợt văn hiến để lập nên một nền “văn hiến chi bang” với sứ mạng duy trì mãi mãi cái hồn của Viêm tộc, của Tam Miêu, của Bách Việt, của Lạc Việt, của Đông Việt. Đứng về phương diện Viêm tộc thì không cứ gì người Việt nhưng là cả Thái Lan, Ai Lao, Đại Hàn… cũng là một gốc Viêm tộc, cùng một nền văn minh nông nghiệp; tuy nhiên xét về danh hiệu thì danh hiệu nước Việt Nam là có tính cách thừa kế một di sản thiêng liêng của cả một dân tộc lớn đã sinh sống ở Viễn Đông trước đây trên 5, 6 ngàn năm, rồi sau rút về vùng Nam Dương tử giang trở xuống, và cuối cùng thu mình lại trong mảnh đất Việt Nam hiện nay. Cho nên nếu lấy về danh hiệu thì dân Việt Nam có liên hệ với Viêm tộc như họ máu hàng dọc có nhiệm vụ phải duy trì cái sứ mạng thiêng liêng đó: một nền văn hóa nông nghiệp duy nhất còn sót lại trước sự tràn lấn của các ý hệ phát xuất từ nền móng công thương. Liệu Việt Nam có còn đủ sức thi hành nổi sứ điệp gói ghém trong các danh hiệu của nước nhà chăng?

XX. TRAO VỀ CỬU LONG GIANG

Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long, đó là ba con sông cốt cán của nền văn hóa nông nghiệp Viễn Đông. Cả ba đều đổ ra Thái Bình Dương cách nhau từng vạn cây số nhưng xét về ngọn nguồn thì cả ba đều phát nguyên tự Thanh Hải như nhau, nhất là hai sông Dương Tử và Cửu Long có chỗ (ở Tây Khương) chỉ cách nhau dăm mười dặm (Need.I 60). Vì thế cả ba cũng mang tên là Cửu: Cửu Hà, Cửu Giang, Cửu Long. Phải chăng là để ghi nhớ Viêm tộc đời Si Vưu đã mang tên là Cửu Lê và sau là Cửu Lý, Cửu Châu, Cửu Đỉnh, Cửu Trù… Vì đó là những trụ cột của nền văn minh nông nghiệp hùng cường nhất trên thế giới ở chỗ đã đồng hóa được các đợt xâm lăng du mục, và tồn tại cho tới nay. Vì là nền văn hóa nông nghiệp nên no gắn liền với nước với sống với hồ.

Khu vực xuất hiện của nó được đóng khung giữa hai sông Hoàng Hà và Dương Tử. Dương đây là trước hết phải hiểu là phía mặt trời đối với Hoàng Hà là phía ngược lại; sau đó Dương Tử được hiểu là thâm sâu, êm đềm thuyền bè đi lại dễ dàng, ít gây lụt lội nhờ có ba hồ lớn chứa nước lúc lên to là Động Đình Hồ, Chầm Lãi (nay gọi là Phiên Dương Hồ) và Thái Hồ ở vùng cửa sông thuộc địa hạt Chiết Giang của nước Việt xưa với các thành Nam Kinh và Thượng Hải hiện nay. Đối với dương là âm tức Hoàng Hà phía Bắc, vì những cồn cát, và có những mùa nước quá cạn nên tàu bè không đi lại được, rồi đến mùa mưa lại hay gây nên lụt lội kinh khủng, nên gọi là âm theo nghĩa tán ra tràn bờ. Hai sông Giang và Hà được nối lại với nhau bằng hai sông Hoài phía Đông và Hán phía Tây, cả hai đều đổ vào Dương Tử, nên Hoài Hán kể như âm đối với Dương Tử Giang. Cái vùng đất mênh mông giữa hai con sông Hà và Giang với các chi nhánh đó chính là nơi chôn nhau cắt rốn của những tổ tiên Lạc Việt nên chúng ta có những mối liên hệ thâm sâu với hai con sông này. Huyền sử cũng viết theo chiều hướng đó thí dụ vua Thần Nông sinh ra trên bờ sông Hán gần nơi đổ vào Dương Tử Giang. Thần Nông có tất cả 7 người kế vị mà người thứ ba là Đế Minh cai trị được 49 năm. Trước Thần Nông thì Viêm tộc còn ở trong trạng thái hái săn, ăn tươi bắt sống. Đến thời Thần Nông thì đi vào nông nghiệp, hiểu rộng ra là bắt đầu có những yếu tố đầu tiên và cơ bản về văn hóa nông nghiệp truyền tụng tới ngày nay. Như thế nền văn minh này được thai nghén và hình thành trên bờ sông Hán sông Hoài và Trường Giang với hồ Động Đình và được sinh ra và tượng hình trên bờ sông Hà, sông Lạc, vì thế mà hai bản văn then chốt mang tên là Hà Đồ và Lạc Thư và cùng với tính chất của mỗi con sông hình như cũng mang theo đặt tính thổ ngơi của hai giai đoạn. Hoàng Hà với tính chất thất thường khi dâng nước lụt, khi phơi lòng sông ra, thì giai đoạn hình thành này cũng mang đầy tính chất tranh đấu cam go: chẳng hạn những việc Hà Bá phú thụ, hay việc Tần Hoàng đốt sách chôn Nho để toan bóp chết nền văn hóa Viêm tộc thì lúc đó nơi chôn nhau cắt rốn của Viêm Việt là các tỉnh miền Nam: Kinh, Dương, Giang Tô, Chiết Giang lại phải đưa quân lên hạ kẻ xâm lăng để cứu vãn lại nền văn hóa của giống nòi.

Nhà Hán vừa là người nông dân ở Giang Tô đại diện cho lê dân, cho áo vải đứng lên đòi lại quyền về cho dân. Và cũng đại diện luôn cho sự phản bội của các nhà cách mạng một khi nắm được chính quyền thì liền trút bỏ lốt thôn dân để trở nên thị dân, trở nên kẻ xâm lăng chuyên chế bằng cách chấp nhận lối cai trị của nhà Tần, khiến cho Nho giáo phải mất hơn 200 năm mới tranh đấu cho tinh thần nhơn trị của thôn dân ngóc đầu lên được (1). Và như thế là ghi dấu cho giai đoạn đầu có thể gọi là giai đoạn Hoàng Hà sẽ bị chấm dứt với Bắc triều.

(1) Xin đừng hiểu nhơn trị là không có pháp luật nhưng nên hiểu theo đồng văn của nó là lối cai trị nhơn đạo uyển chuyển theo tình người cũng gọi là cơ thể. Ngược với lối phi nhơn, pháp hình, cơ khí của Tần Hoàng, và ngày nay là của cộng sản.

 

Bắc triều được dựng nên do những giống Hồi Hột, Tây Lương, Quy Tư , Sơ Lặc, Khương quốc… tất cả đều sùng thượng võ lực coi thường văn hóa và do đó từ đời Đông Tấn (thế kỷ 4) trung tâm văn hóa đã bỏ nơi hình thành để trở về nơi tượng thành tức nơi thai nghén là Dương Tử Giang để phát triển ra đợt nhì cùng với tính chất êm đềm của Trường Giang. Chính trên bờ Dương Tử này nơ thai nghén của Nhu giáo, mà nó lại vươn lên đâm ra những ngành mới là Lý học của nhóm Trình Chu và tâm học của Vương Dương Minh truyền cho tới thời mới.

Sau cùng đến nay thì xem ra nó đang chuyển hướng xuống Nam về phía Cửu Long. Nó đã trải qua Việt Giang (phát nguyên từ Côn Minh chảy qua Quảng Tây nên gọi là Tây Giang) và sông Hồng Hà ở Bắc Việt. Nhưng Việt Giang cũng như Hồng Hà mới là pha mở màn cho giai đoạn ba trong đó đại diện thôn dân là những người như Khang Hữu Vi, Tôn Dật Tiên, Phùng Hữu Lan… Nhưng chương trình của họ quá hời hợt về văn hóa nên đã bị đạp đổ do Mao Trạch Đông xuất thân từ Hồ Nam (cũng lại vùng Bách Việt) nhưng đại diện cho kẻ xâm lăng đem ý hệ của phía Tây Bắc trùm lên quê nước. Và thế là họ Mao đóng vai Tần Thuỷ Hoàng. Mà đã có Tần Hoàng thì rồi tất sẽ có những Lưu Bang và Hạng Tịch mới, với những cuộc “bắc tiến” mới, ta hỏi những thôn dân mới này sẽ phát xuất từ đâu? Hầu chắc phải tự vùng Cửu Long. Vì các vùng trên đã bị xâm lăng chiếm đóng trọn vẹn và văn hóa Viêm Việt chỉ còn sống hoi hóp ngoài đảo Đài Loan và miền Nam Việt Nam. Bên Đài Loan cho tới lúc này chưa thấy có gì đặc sắc: cũng vẫn óc bác học suông, chưa tìm ra được đường hướng. Đó là ý tưởng của chúng tôi về Đài Loan khi viết quyển Định Hường Văn Học tuy xuất bản năm 1969 nhưng đã viết lối 1967. Mới đây chúng tôi đã gặp kiện chứng trong một bài về tình hình văn hóa Đài Loan từ 1939-1959 của Hạ Tế An, chủ bút tờ Văn Học ở Đài Bắc do Nguyễn Hiến Lê dịch đăng trong Bách Khoa số 265 (1). Tình trạng đó giống hệt tình trạng văn học miền Nam: “thiếu đường hướng thiếu tư tưởng”… “Hồ Thích vẫn còn có thế lực, vẫn còn tượng trưng cho sự phục hưng văn hóa, vẫn được mọi người kính trọng” xem thế đủ biết chưa nhìn ra giá trị chân thực của nền cổ học ở đâu cả, mới chỉ là mô phỏng cóp nhặt Tây phương một cách xô bồ lúng túng tán loạn, thiếu hẳn một cơ sở tinh thần. Mà làm sao có được khi chính văn hóa Tây phương cũng chưa có kia mà. Và như vậy là thua hẳn người Mácxít dẫu sao còn có một ý hệ, do đó lại tỏ ra hăm hở khai quật các sách vở dân tộc hơn phía quốc gia. Bởi vì người cộng sản cần viết lại mọi lịch sử theo lăng kính Mácxít, nhất là lịch sử văn học, do đó ở Trung cộng hay Bắc Việt văn học mặc sắc thái dân tộc hơn và nhiều người tin như thế. Sự thực thì đó chỉ là mánh khoé che đậy cái nội dung phản dân tộc. Ngược lại phe quốc gia thì gần với cốt tuỷ dân tộc hơn do sự kính nể tự do và phẩm giá con người. Nhưng bên ngoài lại tỏ ra quá hướng ngoại quá vong quốc. Nước đang cần phải cứu nguy phải kiến thiết thế mà vẫn theo lối lãng mạn ngoại lai “mơ mộng hão huyền” và lấy làm thỏa mãn về tâm trạng đó” (Hạ Tế An). Ngoài những cóp nhặt vá víu thì nền văn hóa Đài Loan có vẻ bất lực trong việc huy động tinh thần. Tại sao lại có sự bất lực như thế? Phải chăng vì Đài loan đã lìa xa đất liền, rời bỏ các con sông linh thiêng của dân tộc đã từng khải thị cho tiên tổ nào Hà Đồ, nào Lạc Thư. Lìa xa khỏi các sông thiêng là lìa xa khỏi nền Minh triết của Viêm Việt vốn xuất hiện từ các sông. Có lẽ vì đó mà nguồn cảm hứng trở nên khô cạn?

Như thế thì nền văn hóa Viêm Việt hết cơ phục hồi chăng? Thưa không vì hãy còn mộotnữa nước Việt Nam và đó phải là sứ mạng của nước Việt Nam trong giai đoạn cuối, vì Việt Nam nằm trên bờ Cửu Long giang cùng một nơi phát nguyên với Hoàng Hà với Dương Tử với Việt Giang và Hồng Hà. Vì thế chúng ta có quyền nghĩ rằng chính Cửu Long sẽ đảm nhiệm vai trò của Thanh giang sứ giả là “khải thị ra cái tinh hoa của nền văn hóa Hà Lạc” và một khi nó đã khơi lại được nguồn suối minh triết uyên nguyên thì chính Cửu Long sẽ đảm nhiệm sứ mạng “Bắc tiến”. Nhưng Bắc tiên không phải là “Bắc phạt” với quân đội hùng cường, vì kẻ xâm chiếm không phải người ngoại  bang vào chiếm thuộc địa mà chính lại là Viêm tộc, là Việt tộc là đồng bào ruột thịt và họ chỉ là kẻ xâm lăng về văn hóa hay nói đúng hơn họ đã trở thành công cụ xâm lăng cho một ý hệ ngoại lai đi ngược với đạo lý của thôn dân Viễn Đông, vì thế có lý do gọi họ là xâm lăng văn hóa. Nhưng chính đó lại là điều làm cho khó khăn thêm lên việc khôi phục lại nền văn hóa cổ truyền. Vì sự khôi phục này phải đặt trên bình diện văn hóa tức là trên cái chi vi tế không hiện hình và bởi vậy cuộc chinh phục trở lại Trung cộng cũng như Bắc Việt thành ra khó hơn việc của Lưu Bang và do đó nó sẽ không được gọi là “Bắc phạt”, nhưng là “Bắc hóa” theo nghĩa “khoa nhu dĩ giáo” để cải hóa những người cùng thuộc một nền văn hóa cơ thể của nông nghiệp, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc đã chạy theo chiều hướng khác, nhưng rồi nếu “phương Nam” chu toàn nổi sứ mạng của mình thì có ngày anh em một nhà sẽ lại được ca khúc hòa hợp giữa hai cột trụ văn hóa nông nghiệp là sinh và tâm giao hội làm nên nhân đạo nhân tính.

Tần Hoàng, Mông Cổ… là những đợt sinh (thuỷ), Chu Hy, Vương Dương Minh là những đợt tâm (hỏa). Thường thường những đợt sinh từ miền Tây Bắc tràn xuống, còn những đợt tâm thì từ miền Đông Nam tràn lên. Mục Vương đại diện Sinh từ Tây Bắc bắt rùa làm cầu vượt Dương Tử xuống miền Nam gặp được Thịnh Cơ, Chúc Nữ tị tổ của dòng tộc Âu Cơ đại diện cho tâm, cho minh triết, leo “ô cầu” đi lên phương Bắc, để nhu nhuận những cứng cỏi tàn nhẫn của sinh, để chiếu toả ánh triêu dương đạo lý, đem tinh hoa nhân bản thấm nhuần cho cõi nhân sinh trở thành hiền dịu, vì thế cần một sự phục hưng trung trực của nền văn hóa nông nghiệp, văn hóa linh thể. Và đó sẽ là sứ mạng của giai đoạn Cửu Long, giai đoạn mà Việt Nam gánh vác nhiệm vụ quan trọng, vì Việt Nam hiện nay là đại biểu duy nhất còn sót lại của dòng Bách Việt, còn giữ được một trong ba con sông lớn là Cửu Long và hiện đang chiến đấu chống các nền văn hóa ngoại lai trên khắp địa hạt, và dầu sao thì chúng ta đã thấy ửng lên ít nhiều tia sáng về đường hướng và lý tưởng cho nên chúng ta dám quả quyết đã đến lúc Cửu Long Giang phải lên tiếng.

Ở giai đoạn Hoàng Hà, Bách Việt chỉ đóng góp âm thầm rồi sau mới bằng vũ lực dưới sự hướng dẫn của Hạng Tịch và Lưu Bang… Ở giai đoạn Dương Tử, Bách Việt đã đóng góp xây dựng tiếp nối nền văn minh Lý tính êm đềm như dòng Trường Giang. Nay đã đến giai đoạn Cửu Long gồm cả chiến đấu như Hoàng Hà cả êm đềm như Dương Tử. Sự hòa hợp hai đức tính đó sẽ được biểu thị bằng những công trình khoa học vĩ đại đang được nghiên cứu để thực hiện hầu làm cho làn nước Cửu Long đem lại sức sống và sáng (thêm ruộng và điện lực). Đợt Cửu Long này đã bắt đầu ở hai sông Việt Giang và Hồng Hà, cả hai đại biểu cho đợt sinh. Và đợt sinh đã tràn ra rộng đủ, nay đến đợt nhi thuộc tâm cần phải vươn lên đặng tạo thành nền triết lý cơ thể đã được đặt vào đồ biểu Hồng phạm Cửu trù. Nay Cửu trù cẫn cỡi lên triều Cửu Long để cùng với “long phi tại thiên, đại nhân tạo dã” và “thánh nhân tác dã” (quẻ Kiền). Sáng cái chi? Tạo cái chi? Thưa là tạo ra nền triết lý mới, một chủ đạo thích nghi cho giai đoạn Cửu long là giai đoạn đang đón nhận nền văn minh cơ khí khoa học Tây phương. Ở giai đoạn nhất Dương Tử và Động Đình Hồ mới là “hiện long tại điền” vừa mới vươn lên còn đầy mơ hồ. Giai đoạn hai Hoàng Hà gặp phải óc Vu nghiễn tuy đã đẩy lui được nhưng vẫn vướng mắc một số yếu tố cảu Vu tưởng là ma thuật tai di. Đến giai đoạn Dương tử thì tiếp cận với văn hóa siêu hình của Aân Độ, lập ra đựơc nền triết lý về tính, lý, tâm. Tuy đi thêm đựơc bước nội thánh nhưng phần ngoại vương lại tỏ ra xa đất, xa thực tế nên lỗi thời và vì thế cần thiết lập một nền triết lý mới có tính chất khoa học như Tây Âu để chiến đấu trên mọi phương diện lý tưởng mà đồng thời không đánh mất tính chất tâm linh của Đông phương để cho hồn thanh thoát. Đó sẽ là nhiệm vụ của giai đoạn Cửu Long Giang.

Đây là sứ mạng cao cả không những thiết yếu cho mỗi người, cho quê nước, cho cả khối văn minh Viễn Đông mà còn là chỗ Viêm Việt có thể đóng góp vào nền văn hóa toàn cầu, cũng đang tìm lối hình hiện, và xem ra cũng đã nhận ra chiều tiến có nhiều nét giống với nền văn hóa Viễn Đông, thí dụ nhấnmạnh đến việc phải coi sự tiến hóa biến dịch như là cái học trung tâm nhất, rộng rãi nhất, vì là cái học có một giá trị đặc biệt cho tương lai nhân loại cũng như nền triết lý cơ thể, với mối tình huynh để phổ biến, đề cao phẩm giá tự do con người: l’évolution est le sujet d’étude le plus central et le plus vaste et la science de l’évolution a une valeur toute particulière pour l’avenir de l’humanité” (p.75). Đó là những quan niệm quen thuộc của nền văn hóa Viễn Đông của bầu khí kinh Dịch. Nhân loại đã chân nhận sự thiết yếu của quan niệm biến dịch, nhưng lại chưa tìm ra được quyển kinh điển nào đáp ứng. Vậy thì chỗ trống đó ai sẽ lấp cho nếu không là một thanh giang sứ giả phát xuất từ vùng Cửu Long với kinh Dịch? Thế là khi trở lại với tinh hoa văn hóa tổ tiên, chúng ta sẽ có thể tung đôi cánh Hồng Bàng để bắc cầu cho nàng Sophia Chức Nữ sang sông gặp các bồ Ngưu Lang phương Bắc để liếc một cái nhìn nghiêng thành đổ nước: thành bạo lực nước phi nhân do cái học duy trí duy sinh không thể thỏa mãn cái lý tưởng ban sơ lúc các bồ đi vào trường chiến đấu, là đem lại độc lập cho quê nước, hạnh phúc cho đồng bào. Bởi vì hạnh phúc con người nhất là con người Đông phương tâm linh không thể xây trên duy sinh vật chất, nhưng còn phải kể đến tâm tình. Chắc người cộng sản không phải là là bất tài đến nỗi cần hy sinh trọn vẹn tình người, tình nhà, tình nước mới nuôi được dân, cứu được nước… và lúc ấy họ sẽ nhìn nhận ra sự cần thiết của tâm linh. Có tâm với sinh mới làm nên được tính con người. Và họ sẽ chịu để tình Nam nổi lên bao lấy lý Bắc, cho sinh tâm xích lại gần nhau đặng viết lên chữ tính căn để hầu làm nền tảng cho mối tình huynh đệ phổ biến, nhưng trước hết tỏa lên anh em Bắc Nam tuy đôi ngã nhưng cùng một bọc của Âu Cơ nghi mẫu.

Nhất định Chức Nữ phải sống, nhưng liệu có còn tìm ra đựơc những chim thước đủ nhiệt tình chịu hỉ xả rung một ít lông đầu?

KẾT PHẦN III

 XXI. CHIẾN SĨ VÔ DANH

Tìm về nguồn gốc lịch sử nước Tàu cũng như nước Việt ta nhận thấy một điều rất đáng ngạc nhiên là những vai chính trong truyện: Viêm cũng như Hoa về sau biến đi đâu mất cả không còn thấy trên sân khấu chính trường nữa. Lịch sử Trung Hoa nay chỉ thấy có 5 chi tộc Hán, Mãn, Mông, Hồ, Tạng, không thấy Hoa hay Hoàng đâu cả, Viêm tộc cũng như Tam Miêu bay luôn. Thế có nghĩa là gì? Về Hoa tộc hay Hoàng tộc ta có thể nghĩ rằng vì một lòng kính nể đối với Viêm Việt nên không dùng Hoa hay Hoàng nhưng là Hán vì Hán bao gồm được cả hai yếu tộ Viêm tộc và Hoa tộc. Trước hết Viêm tộc, vì Hán Cao Tổ là một người xuất thân áo vải, như vậy rất có thể thuộc Viêm tộc hay cùng một cảnh ngộ với thôn dân ở vùng Hán Giang, Hoài Giang, Giang Tô. Vì thế xưng là Hán tộc thì nói lên đủ yếu tố của cả hai chủng tộc là Viêm và Hoa. Nhất là xét về phương diện địa vực thì Hán Giang và Hán Khẩu  chính là khu nữu của Bắc Nam giao thông: đường xe lửa Kinh Hán tự đấy đi thẳng lên Bắc Kinh, hai đường xe hoả Việt Hán và Xuyên Hán cũng lấy đấy làm trung điểm. Vì thế tên Hán nói lên cái gì trung điểm hơn cả, và hiện nay nước chia ra 5 bộ thì giống Hán chiếm hết 18 tỉnh ở giữa.

Mãn chiếm       3 tỉnh Đông.

Mông chiếm    2 tỉnh Mông Cổ nội ngoại.

Hồi chiếm        2 tỉnh phía Tây là Thanh Hải và Tân Cương.

Tạng chiếm     2 tỉnh tiền Tạng và hậu Tạng.

Như vậy tính ra trong nước có 27 tỉnh thì Hán chiếm hết 18 tỉnh còn 4 giống kia chiếm 9 tỉnh, nghĩa là có một phần ba số tỉnh còn Hán gấp đôi, nhưng về nhân số và tài nguyên thì không phải Hán gấp đôi mà gấp rất nhiều lần. Bốn tộc kia có dồn lại cũng chỉ là thiểu số, ngoài rìa. Tại sao Hán tộc lại nhiều như vậy? Thưa là vì Hán tộc gồm tất cả Viêm tộc, Bách Việt… còn ở lại đấy và chiếm đến 66 hay 70%, Hoa tộc chỉ được chừng 10%, nhưng họ là những người xâm lăng đầu tiền nên đã đồng hóa với Viêm Việt để dựng nên một chủng tộc mới, một nền văn hóa mới, cái đó có thực và bây giờ thì phải đặt cho nó một tên, tên nào đây? Hoa tộc chăng? Không xuôi vì người đã ít mà lại chỉ nổi về võ lực, cùng lắm nữa là pháp hình, còn thiếu thượng tầng kiến trúc là văn hóa. Vậy thì đặt là Viêm Việt chăng? Xét về nội dung thì rất đúng vì Viêm Việt đã đông người nhất, ít ra cũng gấp ba bất cứ giống nào: Mãn, Mông, Hoa, Hồi, Tạng; đã thế về văn hóa lại nắm quyền cao nhất. Nhưng nếu dùng tên Viêm tì Hoa tộc bị xếp ngang hàng với các tộc xâm lăng đến sau và đã bị Việt tộc đồng hóa sau? Như thế còn chi là thể diện Hoa tộc. Thôi thì cả hai ông Hoa và bà Viêm chịu nhượng bộ đi để đúc nguồn chủung tộc cũng như gốc văn hóa vào một và gọi bằng danh từ mới chẳng Hoa chẳng Viêm nữa, và chữ mới ấy thì không gì bằng chữ Hán. Lưu Bang đã không gọi là nhà Lưu mà là nhà Hán là vì thế. Lối giải quyết này được cả đôi bên ưng nhận, bên Hoa thì dĩ nhiên, vì có gì lắm mà đòi dương danh, còn bên Viêm Việt thì tín họ mẹ bao giờ cũng nhu nhuận âm thầm nên ban đầu có lẻ cũng cự nự “em chẳng!” nhưng thét rồi mần thinh luôn, chỉ còn lại một số nhỏ duy trì óc bất khuất lại nhờ chiếm được chút đất để phát triển nên giữ lại tên Việt và gọi là Việt Nam, ngầm hiểu rằng còn Bắc Việt tức là toàn thể Trung Hoa cổ đại, hay ít ra là miền gồm Trường Giang thất tỉnh hay cùng lắm là Việt Giagn ngũ tỉnh sẽ có ngày đòi lại. Nhưng hiện nay vì thế chính trị yếu nên âm thầm chịu vậy và chỉ còn ra mắt có ở phần Nam Việt nhỏ xíu. Đó là những lý do rất thâm sâu nên không mấy ai nhìn thấy, nhưng chỉ có chúng mới giải nghĩa thỏa đáng đựơc hai sự kiên xảy ra thường xuyên trong lịch sử bang giao giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Một là sự kính nể dành riêng cho Việt tộc. Hai là sự kiện này thường đi đôi và xảy ra ngay từ đầu, chúng ta chỉ cần khảo lại từ lúc có sử liệu tức kinh Thư liền thấy. Mở kinh Thư ngay thiên đầu là Nghiêu điển (câu 3) chúng ta đọc thấy được như sau: vua Nghiêu sai hai ông Hi Hoà ra 4 phương để lo việc thời gian tức là trị lịch.

Phía Đông: trạch ngung di viết dương cốc, chữ hán

Phía Tây: trạch Tây viết muội cốc, chữ hán

Phía Nam: trạch Nam giao, chữ hán

Phía Bắc: trạch sóc phương viết u đô, chữ hán

Đọc xong người ta nhận ngay ra điều này là 3 câu kia có tên riêng báo hiệu bằng chữ viết: ngung di thì có Dương cốc, Tây thì có Muội cốc, sóc phương thì có U đô chỉ có Nam giao không có tên đất, và đó là lý do gây thắc mắc trong làng học giả. Trịng Huyền cho là sau Nam giao có ba chữ “Viết Minh Đô” nhưng đã mất vì sách đứt mòn.

-            Nhưng người ta trả lời rằng theo khẩu truyền của Phục Sinh tiên sinh thì không có ba chữ đó, vậy rõ rệt không phải vì sách đứt.

-            Vương Túc giải rằng đã có chữ U chỉ Bắc phương thì khỏi cần nói chữ Minh để chỉ phương Nam (yếu lắm!).

-            Lưu Sưởng (trong Thượng Thư tinh nghĩa) thì nói chính văn là “trạch Nam viết giao chỉ” về sau người ta bỏ sót hai chữ viết và chỉ (tại sao?)

Khổng An Quốc cho rằng Nam giao là mùa hạ giao với mùa xuân, nhưng bị bác liền, vì hai phương kia cũng có hai mùa giao nhau tại sao không gọi Tây giao… Tất cả các lý do trên đây đều không đứng vững, nên giáo sư Hòa quyết “Nam giao là Giao Chỉ không nghi ngờ gì nữa”. Tôi cũng cho như thế vì rất nhiều sách cổ xưa đã nói đến tên Giao Chỉ. Nhưng vấn đề không hết ở chỗ đó, vì tại sao không thêm hai chữ viết và chỉ. Bởi có  thêm vào như thế mới nói rõ lên được tên đất: trạch nam viết giao chỉ, hoặc trạch nam giao viết minh đô, cũng được lắm, vì Minh đô đi với Đế Minh là hợp rồi. Vậy tại sao lại bỏ đi, chắc có ẩn ý gì đây. Và chúng ta nhận ra rằng trong các học giả đã bàn luận về vấn đề kể từ Trịnh Huyền đến giáo sư Trần Kinh Hòa (trong bai Danh xưng Giao Chỉ, Đại học Huế, số 15) đều không tìm ra ẩn ý đó.

Theo tôi thì ẩn ý đó phải tìm trong một số truyện vừa huyền thoại lẫn lịch sử như sau. Việc đầu tiên phảikể đến là trong tứ hung thì ba ông kia (Bá Cổn, Cộng Công, Hoan đâu) đều có niên hiệu bị đày, riêng Si Vưu không có (Danses 247), Ta nên nhớ Si Vưu là con cháu Thần Nông, mà Thần Nông đi với rồng (P.C 184) nên Si Vưu có cánh, coi về thời gian (ba ông kia coi về không gian) vì thế Si Vưu cũng là lá cờ hiệu. Phải nhớ thế mới hiểu được tại sao Hoàng Đế (năm 2697) đã giết Si Vưu rồi mà 314 năm sau vua Nghiêu (2356) dòn đày Si Vưu lên núi Vũ Sơn (kinh Thư I, II. 12). Câu truyện lan man đó tự Hoàng Đế đến Nghiêu có hơn ba trăm năm nói lên tính chất huyền sử. Ở Nghiêu đến Nam giao không có tên đất thì điều đó chỉ là một sự lắp lại việc Si Vưu không có niên kỷ. Thế mà việc lớn lao là trị lịch lại traon cho Si Vưu, cũng như sau này trao cho hai anh em Hi Hòa, cả hai là con cháu Trùng Lê mà Trùng Lê là vua phương Nam. Hai người cũng gọi là Chúc Dong đời Đế Cốc (Cao Tân) mà Chúc Dong là thần lửa, (xem Tả Truyện III. 288 và Danses 254). Như thế thì quá đủ để nhận ra gốc gác việc coi lịch, coi thời thuộc về phương Nam, cho nên ngoài Viêm Việt ở phương Nam thì tìm đâu ra tay bàn về “Chữ Thời” chữ Lịch cho hay được vậy mà lại không đưa tên Việt vào. Và thế là phía Việt tộc có phản ứng liền vào năm thứ 5 đời Nghiêu bằng sai một sứ thần nước Việt Thường (1) đến cống vua Nghiêu một con Thần Quy sống cả ngàn năm trên lưng có lịch sử dựng lên trời cùng đất viết bằng chữ của Việt tộc(tôi có nghe biết một người còn nhớ chữ này do cha truyền con nối tới nay, và người kể Truyện có viết cho tôi coi ít chữ. Nét đanh lắm.)

(1) Nhiều người chối không có Việt Thường. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một huyền sử có lẽ để nhắc lại lúc nước Việt còn ở dã phận sao Ngưu và Nữ phía Bắc gần núi Hằng nơi ấy có Aáp Thường.

 

Trong câu chuyện trên chúng ta có thể đọc ra rất nhiều điều gửi gắm của tiền nhân chẳng hạn nguồn gốc văn minh không do các ông Hoa tộc đâu, nay các ông muốn xóa tên chúng tôi đi, thì chúng tôi xin nhắc cho các ông biết rằng Việt Nam đã có từ tạo thiên lập địa và sẽ còn trường tồn mãi mãi, như con rùa lưng tròn tượng trời, bốn chân tượng đất nên Việt Nam dùng để biểu thị tính cách trường cửu như trời cùng đất.

Rất có lý để giải nghĩa như thế vì trong bảng tên nước ta không có hai chữ Việt Thường. Vậy thì chữ Thường đây do một đầu óc châm biếm tế nhị nào đó của nước Việt đặt ra để kín đáo nói lên sức quật cường thường hằng của nước Việt. Đó có thể là ước đoán ý tưởng của người xưa. Câu chuyện bỏ sót mấy chữ như vậy là do ngòi bút Hoa tộc. Cũng có thể đưa ra một giả thuyết khác về sự bỏ sót mấy chữ trên kia như sau: sự bỏ sót đó không do ai khác hơn là do một người Việt Thường đã được mời viết kinh Thư như đã nói ở một chương trên, và lúc đó ắng tên Việt vì là Việt Thường. Bởi đã thường thì không thể nói tên: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Hai giả thuyết trên không nghịch nhau, và cả hai đều nói lên nét nổi vượt về văn hóa của Việt tộc nên chúng tôi đưa cả hai, và đàng nào thì cũng có thể coi mấy chữ sót trong Nghiêu điển như một sử mệnh nghĩa là có thực sự xuyên qua hơn bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam, khiến cho Việt Nam còn đến ngày nay với danh hiệu Việt. Và trải qua các đời vẫn là một thực thể rất được Bắc phương kính nể.

Sự kính nể đó đựơc biểu lộ trong nhiều kiểunói thí dụ sách Mặc Tử thiên tiết dụng viết “ngày xưa vua Nghiêu trị thiên hạ: phương Nam yên phủ đất Giao Chỉ phương Bắc hàng phục đất u đô, phương Tây từ chỗ mặ trời mọc đến chỗ mặt trời lặn đều quy phục…” Hày so sánh hai chữ yên phủ với những chữ hàng phục và quy phục thì hiểu đựơc sự kính nể dành cho Giao Chỉ. Sự kính nể này là do sức mạnh của Viêm Việt bao đời không chịu khuất phục. Hãy xem lại ba chương đầu kinh Thư thì thấy tự Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn… đều nể vì Miêu tộc, mà Miêu tộc là tên của Viêm tộc lúc ấy, cũng như sau này sẽ gọi là Việt tộc nên sự chiếm Việt tộc chỉ là một việc nối dài khởi đầu từ Hoàng Đế với Si Vưu với rất nhiều khó khăn, nhiều nhượng bộ. Điều này còn thật mãi về sau khi đã bước vào thời có sử. Lần chiếm nước Việt đầu tiên còn được ghi trong sử sách xảy ra đời nhà Tần vào thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên. Cuộc Nam chinh này tuy đã đựơc Tần Hoàng tổ chức rất quy mô với 50 vạn bình chia làm 5 đạo và phải đào sông riêng để vận tải lương thực, nhưng theo sách Hoài Nam Tử thì người Việt đều trốn vào lùm bụi ở với chim muông chẳng chịu cho quân Tần bắt sống, lựa đặt những người hùng mạnh rồi ban đêm tập kích đả phá quân nhà Tần giết quan Uý Đồ Thư cùng vài mươi vạn quan (Hoài Nam Tử, p.18). Bởi vậy mà uy thế nhà Tần rất mong manh nên không dám đặt chức thái thú như ở bất cứ nơi nào nhà Tần đã chiếm, mà chỉ đặt có chức quan giám, quan uý. Đồ Thư là Quan Uý đầu tiên, kế đấy là Nhâm Ngao (Hiêu?) lúc Nhâm Ngao chết thì thực quyền vào tay Triệu Đà. Triệu Đà lấy hình pháp giết các quan nhà Tần… rồi lấy luôn Quế Lâm và Tượng Quân nữa mà tự lập làm “Nam Việt Vũ Vương” (Sử ký Nam Việt liệt truyện).

Về đời Hán giáo sư Hòa có biên mấy dòng như sau: “tên quận Giao Chỉ thuộc 9 quận khai thiết từ thời Hán Vũ, hiển nhiên noi theo quận chế của Nam Việt. Triều đình nhà Hán theo chế độ Nam Việt là một nước đã bị cộng diệt, luận giả có lẽ cho việc ấy không thể có, nhưng xét kỹ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì ta cảm thấy có nhiều động cơ vàhàm nghĩa khác trong ấy” (Hòa 192). Nghĩa khác nào? Giáo sư có đưa ra sự cần phải sử trí khác biệt với nội địa Trung Quốc, và tư tưởng phục cổ của Hán sơ. Nói đến phục cổ là nói đến Nghiêu Thuấn, Hoàng Đế… là những vua đã không đánh nỗi Tam Miêu bằng vũ khí nhưngphải dùng nhạc và vũ bài múa Si Vưu mới được lòng người mến phục: Đổng Trọng Thư (chương 16) kể lại Si Vưu là vua phương Nam, có lúc làm quan coi trời (lịch) có cánh mà không bay được (vật tổ chim). Vũ đòi đánh, Thuấn can ngăn (Danses 256-258)… Vua Thuấn phát mình ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam phong. Ông Quỳ chế ra nhạc để thưởng chư hầu. Ai đức cao tài cả thì đoàn vũ đông người, ai ít đức thì đoàn vũ ít người. Cứ xem đoàn ca vũ thì biết đức ai cao… (Lễ Ký XVII. Nhạc ký, triệt 2). Đọc những sự kiện trên ta nhận ra phương Nam vẫn đủ võ lực để chống đối, nếu muốn khuất phục thì kẻ xâm lăng trước phải suy phục văn hóa phương Nam: “phải múa bài Nam phong” là ý đó. Còn gì biểu lộ lòng kính nể phương Nam bằng những câu trên.

Ngoài ra một số việc mới nghe không thấy kính nể đâu cả, nhưng xem kỹ chi tiết thì cũng đầy thú vị, thí dụ việc Giao Chỉ mỗi lần cống hiến thì sứ thần đi cửa chính, chứ không như mấy nước khác như Dạ Lang… sứ giả phải đi cửa tuỳ (Văn hiến p.144). Việc cống hiến chỉ là để tỏ lòng thần phục hầu cho “thiên triều” lấy le chứ thực ra tốn kém rất nhiều cho “công quỹ” về đài thọ đoàn sứ giả và cái mòn lì xì phải rất hậu. Lấy thí dụ đời Lý Cao Tôn nước ta (1176-1210) tiến 15 con voi. Tàu lúc đó đang khánh kiệt nên đề nghị mua lại voi, nhưng Việt Nam không chịu bán. Cuối cùng vua Ninh Tôn phải chịu để cho Việt Nam cống tức là chịu tổn hơn gấp rất nhiều lần mua… (Văn hiến tr.348)…

Biết bao truyện khác có thể kể ra nhưng sợ sách dài quá, chỉ xin nói lại lời trong quyển Văn Hiến tr.293 rằng nước Tàu đã chịu khổ sở lắm với phương Nam lối 450 tiểu bang và cuối cùng nếu không có chữ Nho với Nho giáo thì nước Tàu đã trở nên một châu với rất nhiều nước. Đó cũng là điều các học giả Tây phương công nhận. Ông Granet đã viết về lịch sử nước Tàu lại đề rằng “đó không là lịch sử một quốc gia hay một dân tộc nhưng là lịch sử một nền văn minh hay đúng hơn lịch sử của một nền văn hóa. Điều thích thú trong lịch sử này là nó chứng tỏ sự trường tồn xuyên qua một lịch sử dài lâu như vậy chính là ý tưởng văn hóa đã thắng được ý tưởng quốc gia, một cách hầu như thường xuyên vậy” (Civ 158). Và như thế thì Lạc Việt kể là đã làm tròn sử mệnh của mình: sử mệnh đó không phải là chiếm được nhiều đất đai hay khoe trương tên tuổi nhưng là “văn mệnh như con cháu của vua Đại Vũ nhà Hạ được trời ban “Hồng phạm Cửu trù”, thì có nghĩa là tâm ông hiểu được nên minh triết của Cửu Lê (cửu trù) gọi là Hồng phạm, trong chữ Hồng có bộ thuỷ, nên nói trị nước trị đê, khai thông ngòi rạch chỉ là tiêu biểu, còn chính ra là trị nước (quốc) theo nền Minh triết của Lạc Việt. Bởi thế về mặt thị tộc và quyền bính có sao đi nữa nhưng về phương diện văn hóa thì ông có họ máu hàng dọc với Việt Nam, một nước cũng xưng là “văn hiến chi bang” một lối nói khác hai chữ “văn mệnh” nghĩa là một nước đã dùng văn mà cải hóa đựơc một đoàn người đông hơn hết trong nhân loại. Vậy thì người xâm lăng có cố tình xóa bỏ tên tuổi cũng không có gì đáng lo ngại nhất, cái đáng lo ngại là mình có còn ý thức về sứ mạng của mình và hiểu được nội dung của sứ mạng đó. Nội dung rất quan trọng nên nếu không hiểu thấu triệt thì chỉ một đôi câu nói bâng quơ có thể làm cho chúng ta từ bỏ cả một di sản tinh thần đã tích luỹ từ hơn bốn ngàn năm. Chỉ vì mấy câu nói thí dụ người Việt sao lại đi học chữ của Tàu… Nước ta toàn học mướn viết nhờ… mà hiện nay chúng ta bỏ cả Nho giáo. Nếu chúng ta hiểu thấu nội dung Nho giáo thì biết nó là cơ cấu uyên nguyên của nước ta, còn truyện nhãn hiệu có thì hay không thì ta vẫn có thể vượt qua bằng tinh thần an vi, thấy đáng làm là làm dầu việc đó có không được đề tên mình đi nữa.

XXII. TỰ TINH THẦN QUẬT KHỞI ĐẾN QUẬT KHỞI TINH THẦN

Có một điều ai cũng nhận ra được khi đọc lịch sử nước nhà đó là óc quật cường nổi bật. Một nước nhỏ bên cạnh một nước làng giềng đồ sộ, vậy mà vẫn giữ được độc lập, và đã có lần thắng nổi Mông Cổ, một đoàn quân đã chinh phục tự các nước Tây Âu cho tới Viễn Đông, nhưng khi xuống đến Việt Nam thì bị đánh quỵ chính giữa lúc nhà Nguyên còn đang hưng thịnh. Cái sức quật cường đó được duy trì cho tới thời Pháp thuộc vẫn luôn luôn bất khuất và được bùng lên ở trận Điện Biên Phủ. Đó là trận mà nước Việt Nam bé nhỏ đã thắng một cường quốc Tây Âu. Đó là một hiện tượng đặc biệt nhưng có lẽ con người thời đại sống quá ồn ào phiến diện không lưu ý tới, hoặc một số người Việt có nhận thấy nhưng cũng không tìm ra đựơc lý do. Vì thực ra nếu không vượt lên đến nguồn gốc thì khó lòng tìm ra được yếu tố giải nghĩa óc quật cường của dân Việt vì nó chỉ thể tìm ra ở đợt triết lý mà thôi.

Vậy khi đi vào lãnh vực triết ta sẽ nhận ra rằng óc quật cường chính là nền tảng triết lý của chúng ta. Và sở dĩ nó sống trường cửu qua bao cơn bão tố là vì một trật nó cũng là triết lý của con người. Và do đấy ta có thể quả quyết nó là nền triết lý nếu không duy nhất thì cũng lànổi nhất. Bởi vì những dân tộc ở trong những điều kiện tương tự như nó đã không còn giữ nổi. Bên Âu Châu cổ đại người Minoens đã gục ngã trước sức tấn công của người xâm lăng Hellens; bên Ấn Độ người Dravidiens đã bị lép vế trọn vẹn trước sức mạnh của giống Aryen hung hãn. Riêng có Viêm tộc đã dẻo dai đối chọi với kẻ xâm lăng là Hoa tộc. Và nếu với Hoa tộc chúng ta chỉ thị những đợt xâm chiếm từ Tây Bắc với rất nhiều tên tuổi: Đột Khuyết, Hồi Hột, Kim, Nguyên, Thanh v.v… thì phía Viêm tộc cũng trường kỳ kháng chiến qua Miêu tộc, Bách Việt, Lạc Việt, để rồi ngày nay đại diện chính thức cho cái sức chống đối dẻo dai đó là Việt Nam. Vì thế cái óc quật cường của người Việt là truyền thống của một dân tộc lớn lao, có cái sứ mạng nuôi dưỡng bảo vệ cho một nền triết lý nhân bản, mà đến thế kỷ 20 này nhân loại mới bừng tỉnh giấc mê mở mắt nhận ra sự cần thiết. Phải, nhân loại đã nhìn ra bi cảnh vong thân của mình và lý do căn bản là tại thiếu một nền nhân bản chân thực. Và vì thế các nhà thức giả trên hoàn cầu đang gắng công tìm cách thiết lập (xem đầu quyển Nhân Bản).

Trong viễn tượng đó người Việt sẽ có phần đóng góp nều biết trở về nguồn gốc để tìm hiểu. Và lúc ấy sẽ nhận thấy là tổ tiên đã thành công thiết lập ra được nền triết lý nhân bản chân thực và chính vì chân thực nên không đựơc trình bày bằng những tràng ý niệm, nhưng đã thể hiện vào việc làm, vào lối sống, vào cách hành xử ở đời. Vì thế ta gọi đó là một triết lý biến hóa, hay nói theo danh từ triết Tây là biện chứng tức là một đôi co giữa hai thế lực bên lý bên tình, bên văn bên võ, bên tiềm thức bên ý thức… Triết lý Việt Nho chính là mối tương quan sinh động tiữa hai đối cực luôn luôn thay đổi đó, và nếu cần phải gồm vào một tên thì ta gọi là âm dương hay nói sát vào một đợt nữa là sinh và tâm và tương quan lý tưởng phải là “tham thiên lưỡng địa” tức sinh hai phần thì tâm ba phần, nói khác tâm phải trùm cảnh (địa) chứ không phải cảnh trùm tâm. Đó là khẩu hiệu đã ghi trên ngọn cờ “Trung Quang” (Si Vưu) từ ngàn xưa và nhiều lần đã tung bay khắp cõi Đông Nam Á. Nhưng cũng lắm phen bị xâm lăng xéo dày. Biết bao phen Phục Phi đã bị gìm dưới lòng sông Lạc. Trong thực tế có nghĩa là mỗi khi quân xâm lăng (đại diện cho Sinh) nắm được quyền bính trong tay thì luôn luôn đàn áp Viêm tộc con cháu Nữ Oa, Phục Hy (đại diện tâm) thí dụ nhà Tần đốt sách chôn Nho là đốt triết lý nông nghiệp, chôn Nho sĩ của Viêm tộc. Mông Cổ khi đặt quyền cai trị trên Trung Hoa thì gạt Nho sĩ xuống bên dưới hàng ăn mày. Nhà Thanh khi mới vào được Trung Nguyên cũng giết nho sĩ, chiếm đất đai của công, hầu, tử, nam để phong cho Kỳ nhân (Mãn tộc) không phải thi cử vì theo thế lập, rồi lại đặt ra văn tự ngục để khóa miệng Nho gia. Tóm lại không có lần xâm lăng nào là văn hóa Viêm tộc không bị đàn áp. Tệ hơn nữa mỗi lần Viêm tộc đứng lên lật đổ xâm lăng chuyên chế thì rồi lại bị phản bội như nhà Hán nhờ thế dân gian lên nắm chính quyền, đến khi lên rồi quay lại phản bội dân gian, chà đạp lên nền triết lý của dân tộc, giết hại công thần đã giúp mình lập nên nghiệp lớn như Hàn Tín là thí dụ, như Ngô Tử Tư bị sáthại do tay Phù Sai, như Phạm Lãi kịp thời chạy trước khi Việt Câu Tiễn diễn lại cái trò vắt chanh bỏ vỏ… Có thể nói lịch sử Viễn Đông toàn viết nên bằng cái thói được cá quên nơm đó cả. Nhưng một trật cũng lại viết nên bằng những sự chỗi dậy, bằng những cuộc quật cường của Viêm tộc để biểu lộ một nền triết lý sinh động đầy sức sống, luôn luôn bị đánh bại như Phục Phi bị chết đuối, như con lân bị đánh què chân, nhưng rồi lại như con li chỗi dậy để chứng tỏ sự thực của câu nói “nhất thời chi quan, vạn đại chi dân”. Quan Tần, quan Hán, quan Nguyên, quan Thanh… tất cả đã đổ ra không biết cơ man nào là máu Viêm Việt, nhưng rồi các quan lần lượt qua đi mà Viêm Việt vẫn còn tồn tại, qua những danh hiệu khác nhau, tự Miêu tộc qua Bách Việt đến Lạc Việt… Và cho đến tận nay thì các quan cộng sản lại tái diễn cái trò cũ đó: đã biết bao chiến sĩ chống xâm lăng bị ngã gục trước sự tàn ác của cộng quan? Hơn thế nữa đã biết bao cán bộ từng chiến đấu cho sự lớn mạnh của đảng nhưng rồi cũng bị hi sinh, và từ hơn hai mươi năm nay đã có biết bao trăm ngàn con dân Việt gục ngã xuống để làm nấc thang cho cộng quan bước lên đài chuyên chế. Xin hỏi câu “nhất thời chi quan vạn đại chi dân” có còn hiệu nghiệm nữa chăng? Chúng ta phải hỏi thế vì lần này có một yếu tố mới làm cho các cộng quan khác xa Tần quan, Hán quan, Nguyên quan… Bởi chưng các đợt xâm lăng hay chuyên chế trước có tham vọng chính trị nhưng còn các quan cộng sản lại đèo thêm một tham vọng ý hệ và đấy là yếu tố mới rất đáng e ngại. Đã thế còn thêm một yếu tố khác nữa là lần này ngừơi dân bị tước lu6n cả nước, để trở thành những kẻ vô tổ quốc. Vì chỉ còn có các đảng viên mới có tổ quốc, mới được phụng sự, được quyền lợi, còn tất cả những ai không chịu gia nhập đảng mà chỉ muốn là người dân của nước thì xin miễn. Yếu tố này đáng ái ngại vì dân gian đã mất trọn vẹn chỗ đứng.

Trứơc tình trạng bi đát như thế chúng ta phải làm gì? Một số đổ cho vận nước vận trời, một số khác tỏ ra “khoa học” hơn cho là hạ tầng chỉ huy thượng tầng: cơ cấu sản xuất khác tất nhiên thượng tầng phải khác, phải thay đổi cấp hưởng thụ… Đấy không phải câu trả lời của Việt tộc người thừa tự cuối cùng của tinh thần quật khởi truyền thống của Viêm tộc. Triết học Tây Âu làm bằng ngôn từ ý niệm, triết học Viêm tộc làm bằng động từ, bằng tác hành, bằng tam tài: trời làm, đất làm, nhưng người cũng làm, và đó là nguồn gốc của óc quật cường: không dựa vào trời rồi nói là vận số, không dựa vào đất để nói hạ tầng chỉ huy thượng tần nhưng “doãn chấp kỳ trung”: mình cậy vào mình, tự tin, tự cường, tự lực. Khác với vô thần ở chỗ hòa hợp với trời cùng đất sao cho thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Và đấy là tôn chỉ hành động của Viêm Việt tộc đã từng chiến đấu quật khởi xuyên qua ngũ thiên niên sử: cứ cha truyền con nối không hề bị đứt đoạn cho tới tận nay.

Mấy thế hệ liền trước chúng ta cũng đã quật cường như vậy tuy không thành công. Sự thất bại là chuyện thường không có gì đáng kể. Tuy nhiên mỗi lần thất bại cũng cần kiểm thảo để tìm ra lý do. Xem ra thế hệ đàn anh thất bại vì đã nhãng bỏ khẩu hiệu Tam Tài trên kia. Chúng ta hãy coi lại để tránh lối xe cũ. Hãy nói về lới đàn anh liền trước chúng ta tính từ tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh cho tới tận ngày nay đã biết bao lần quật khởi và cho tới nay cũng còn đầy thiện chí lâu lâu lại được hâm nóng lên dưới các danh từ dân tộc tính, bảo vệ tinh thần… Tuy nhiên chúng ta nhân thấy hai điểm thiếu sót lớn lao. Điểm trước nhất và cũng là căn bản là hầu hết các phong trào đó chỉ dừng lại ở đợt luân lý (thuần phong mỹ tục…) hoặc văn nghệ (văn học, văn chương). Thứ đến là rời rạc lẻ tẻ hay nếu có tổ chức thì chóng biến ra hình thức. Như thế là không còn hợp cho thời đại, một thời đại đấut ranh bằng ýhệ bằng thuyết lý, thế mà mình chỉ đưa ra có văn nghệ và văn học là những việc của thời bình thì làm sao chống đỡ nổi những búa rìu của thuyết lý. Văn nghệ là đồ trang sức là đồ để chiêm ngưỡng ngắm nhìn không phải là xe tăng, đại bác để gìn bờ giữ cõi, người làm văn nghệ không đi sâu đủ nên tô tình đề cao nhiều yếu tố mâu thuẫn chống lại nền văn hóa mà lẽ ra mình phải bênh vực, chẳng hạn ca ngợi cái hay khéo của Việt văn mà lại đả kích Nho giáo thì có khác chi ngồi dưới bóng cây cổ thụ miệng ngợi ca lá ca hoa mà tay cứ kéo cưa cắt cho đứt tận gốc rễ. Cho nên thiếu triết thì văn học, văn nghệ chóng trở thành sáo, không còn là hồn cho các hoạt động văn hóa khác, mà cũng không ảnh hưởng chi tới chính trị. Chính trị trở nên thiếu hồn làm sao đạt được nền móng sâu xa đủ để làm nên một chủ đạo, một huyền niệm đặng tiêm hăng say cho cán bộ các cấp. Thành ra cấp trên chỉ còn loanh quanh ở đợt chỉ thị, hô hào, diễn văn… Cuối cùng chính trị lâm nguy đốc ra một lối làm ăn kiếm chác: dùng chiêu bài chính trị để chiếm một hai cái ghế… Dân có mắt đời nào chịu cúi xuống làm bệ cho ông leo. Thiếu tinh thần các ông lấy chi cấu kết. Điều đó dễ thấy và người ta chỉ trích chính trị đến độ khinh bỉ nhưng người làm văn nghệ phải thú nhận rằng chính vị họ chưa chu toàn sứ mạng văn hóa, nên chính trị mới sa đọa xuống hàng xôi thịt. Cái lỗi đó văn hóa phải chịu chung với chính trị.

Hãy xóa dĩ vãng, bỏ qua việc đổ lỗi, hãy chân nhận ngay ra điều thiết yếu này là muốn cứu quốc, kiến quốc cần phải lên tận triết lý, tìm ra những nguyên tố cấu tạo nên cái hồn quật khởi của dân tộc. Thiếu nó thì cái tinh thần quật khởi sẽ lịm dần. Hiện nay nó đã rữa ra chừng mười lăm mảng là cộng sản và mươi nhóm tôn giáo, hỏi còn lại bao nhiêu cho dân tộc. Bởi chưng khi chạy theo một ý hệ, một thuyết lý nào đó là người ta dồn hết sinh lực cho ý hệ đó, chúng ta chỉ việc nói truyện với họ thì nhận ra liền. Những vấn đề liên hệ tới vận mạng quốc gia có còn được họ lưu tâm nữa cùng chỉ là hàng thứ yếu, hay đúng hơn là lưu tâm lắm nhưng là để chinh phục về cho ý hệ họ tôn thờ và chính cái lòng ham chinh phục này đã che mắt họ không cho thấy rằng họ đã từ khước hồn dân tộc. Họ còn để lại đây có cái xác nhưng hồn đã bị dẫn đi, đã phú dân cho các ý hệ ngoại lai hết rồi.

Sở dĩ ít người chú trọng đến điều này vì ai cũng cho rằng cần phải học hỏi cái hay nơi người ta. Điều ấy đúng qua không ai chối cãi, nên cũng không đề phòng câu thứ hai: là cái mình học với cái người ta có hay thực chăng? Đó là điều cho tới nay chưa ai xét tới cặn kẽ, tất cả đều nghĩ rằng Tây Âu tiến bộ vô cùng, đi dưới nước bay trên trời đều được cả thì tất nhiên các lý thuyết các ý hệ họ đưa ra phải hơn mình, cho nên không một ai nghĩ đến xét lại tận nền, mà chỉ dừng lại ở đợt thích nghi ngành ngọn.

Nhưng nếu ta chịu nhìn kỹ thì có thể nói tất cả ý hệ ngoại lai đều nhằm củng cố địa vị của quyền bính chuyên chế, duy trì sự phân chia giai cấp, dành ưu đãi cho thiểu số, cách này hay cách khác: lộ liễu hay tế vi, và hầu hết là tế vi nên những người đang chạy theo mấy ý hệ đó không ngờ rằng mình đang phụng sự cho một thế lực đàn áp con người. Hầu hết chỉ căn cứ vào ngôn từ, lý luận, nên chỉ thấy toàn là hay, hết tự do thì giải phóng, hết bình đẳng thì đến nâng cao phẩm giá con người… nhưng nếu ta chịu “xem quả biết cây” tức nhìn hậu quả mà xét thì sẽ thấy khác. thí dụ người cộng sản luôn luôn nói bình quyền, tự do, dân chủ nhưng trong thực tế là họ nhập cảng toàn bộ triết lý Hy Lạp là nền triết lý nhằm củng cố gia cấp tự do, kìm kẹp nô lệ trong cái ách tàn bạo đầy bất công chênh lệch. Từ ngày lấy lại nền độc lập, nước ta đã thiết lập ra biết bao đặc ân cho giới này nọ kia khác, là vì mới độc lập ở cấp chính trị và văn học mà chưa lên đến cấp triết lý, vì thế chạy theo ngoại lai mà không hay biết.

Một điểm khác cần được suy nghĩ là tất cả các tư liệu ngoại lai đều được tổ chức rất quy mô có quần chúng làm hậu thuẫn để bảo thủ quyền lợi và mở rộng thêm mãi ra… Thế là những con cháu của Lạc Việt chính tông tức những người còn thiết tha với hồn dân tộc (tức thiết tha với sự tự do chân chính, phân chia đồng đều, chống lại mọi đặc ân…) không còn đất đứng nữa. Miếng đất tổ tiên bao đời tốn xương máu gây dựng cho con cháu mà nay cứ co dần dưới chân con cháu đến nỗi con cháu phải trở thành vô tổ quốc. Tình trạng bi đát ấy tại đâu, có phải tại thế hệ trước đã không quật khởi. Không phải thế, tất cả đều đã quật khởi và hiện chúng ta đang quật khởi. Vậy tại đâu chúng ta cứ bị đẩy lùi vào ngõ cụt. Thưa là tại chưa biết hoạt động theo thời. Thời đại đã đổi mà lề lối tranh đấu của chúng ta chưa có đổi: thời đại tranh đấu bằng ý hệ bằng kết đoàn, chúng ta vẫn theo lỗi cũ kỹ, chỉ có tranh đấu bằng văn nghệ văn chương rời rạc, mà chưa biết đổi. Chưa biết đổi vì tinh thần quật khởi của ta mạnh mẽ đã tỏ ra hữu hiệu trên bốn ngàn năm, khiến chúng ta yên trí là bây giờ cũng cứ thế mà xài, khỏi lo đổi lại. Một đôi người đã nghĩ đến việc cần phải đổi nhưng chưa biết đổi cách nào.

Theo tôi thì nhất định phải đổi, còn đổi cách nào thì chúng ta sẽ gom sức tìm ra công thức. Nhưng hình thái nào kệ nó phải chú trọng đến văn hóa theo nghĩa uyên nguyên mới có thể khơi lại nguồn su61I của tinh thần quật khởi, và việc đó tôi gọi là quật khởi tinh thần hay gọi tắt là quất thần. Phải, chính cái lò phát minh tinh thần đã bị bỏ bên từ gần một nửa thế kỷ nay không đựơc vun tưới nữa thì tinh thần quật khởi sẽ yếu dần và có còn quật khởi nữa cũng chỉ là theo đà còn sót lại mà thiếu ý thức sâu xa đi kèm, và như thế sẽ lịm đi dần dần nếu không có những bàn tay dùng dầu quất thần xoa lên. Việc này khó hơn tinh thần quật khởi đó là chống các thứ ngoại xâm có xương có thịt, còn quất thần rất tế vi không có đối tượng cụ thể, do đó rất khó tìm ra cán bộ. Để là cán bộ quất thần cần phải có óc tế vi, và một lòng kiên trì tìm hiểu đến gốc nguồn và cơ cấu căn cơ của tinh thần dân tộc. Hai đức tính đó rất khó tìm, nhưng dầu sao thì đối với người Việt Nam cũng dễ tìm hơn nhiều nơi khác. Nhưng khó hay dễ là một chuyện, mà nhất tâm đi tới là chuyện khác.

Vì muốn góp phần vào việc đó nên chúng tôi đã thử tìm về nguồn gốc, cố gắng khai quật lại cái nền tảng triết lý Việt Nho và đã thử trình bày trong một số sách và sẽ còn tiếp tục để cung ứng ho nhu cầu đầu tiên hầu sửa soạn một cái gì may ra có thể gọi được là mặt trận văn hóa. Vì để thành một mặt trận văn hóa cần phải có một chủ đạo, một cơ sở tinh thần vững mạnh, đồng thời một số cán bộ thấm nhuần đường hướng. Người xưa nói vắn tắt là văn hiến. Văn là kinh điển diễn đạt chủ đạo. Hiến là những hiền nhân quân tử hi hiến cho cái văn, tức cho cái chủ đạo kia. Điều thật cho xưa thì nay cũng chưa thể làm khác, nghĩa là một mặt phải có một chủ đạo trình bày hợp cảm quan thời đại, hai là một hệ thống cán bộ trung kiên thì mới là mặt trận, vì hai chữ mặt trận bao hàmmột tinh thần hăng say chiến đấu cho một lý tưởng theo một đường hướng đã được hoạch định cách ý thức sâu xa.

Trong hiện tình đất nước chúng ta có cần một mặt trận như thế chăng? Chúng ta đã có văn chưa? Có còn thể tìm ra được hiến nữa chăng? Những vấn đề bàn trong sách này có còn gợi nên đựơc chăng những âm vang trong tâm hồn người Việt nữa chăng? Họ có còn nhiều chăng? Đó là một vài câu hỏi trong rất nhiều câu hỏi có thể đưa ra, nó làm thành một thứ điều tra văn hóa, mà chúng tôi muốn làm vì nhận thấy nó rất cần thiết cho những dự án liên hệ. Vì thế chúng tôi sẽ rất biết ơn quý vị nào vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến, những chỉ dẫn mách bảo, đề nghị v.v… Và xin cảm ơn trước.


   Kim Định


Nguồn: http://www.dunglac.org


                                                     

                                                                                                 Trang mạng Việt Nam Văn Hiến

                                                                                                      www.vietnamvanhien.net

                                                                                                  email: thuky@vietnamvanhien.net