Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi
Hoành Linh Đỗ Mậu
 
(tiếp theo và hết)

Trong lúc biến cố Phật giáo đang sôi nổi th́ trong giới chính trị và t́nh báo tại Thủ đô Sài G̣n có hai vấn đề cũng được thảo luận và theo dơi gần như công khai. Đó là nguồn tin về những vận động của chính quyền Nhu–Diệm nhằm thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội và những tin tức về các cuộc đảo chánh có thể xảy ra.

*
Sài G̣n như lên cơn sốt mùa hè với những tin đồn phóng đại, những giả thuyết đầy mâu thuẫn và những vận động ngầm sôi nổi. Đề tài về âm mưu thỏa hiệp với Hà Nội là đề tài nóng bỏng nhất v́ không những nó liên hệ đến chế độ Diệm mà c̣n trực tiếp tạo nhiều hệ quả lớn lao cho vận mệnh của miền Nam Tự Do.

*
Sau cách mạng 1–11–1963, các bí mật từ từ lộ ra qua các tài liệu Việt Nam và quốc tế, những nhân chứng trong cuộc cũng từ từ tiết lộ những sự kiện cụ thể để ta có thể nghiêm túc tŕnh bày lại diễn tiến của âm mưu này, cũng như để ta có thể chín chắn suy nghiệm về biến cố mà hai anh em Nhu–Diệm đang từ theo Mỹ đến chống Mỹ và đang từ chống Cộng đến thỏa hiệp với Cộng.

*
Âm mưu thỏa hiệp với chính quyền Cộng Sản Hà Nội của chế độ Diệm là một trong những động cơ quan trọng, nếu không muốn nói là động cơ thách đố nhất, thúc đẩy quân đội cùng với toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng 1–11–63. để ngăn chận và trừng phạt ḍng họ Ngô Đ́nh. Chính âm mưu này đă là nguyên động lực làm cho nhiều tổ chức chống chế độ có thể đoàn kết hợp tác với nhau mà không ngại ngùng, và đến khi tiếng súng cách mạng phát khởi th́ các đoàn thể quần chúng và nhân dân cả nước cũng đều một ḷng yểm trợ cho cuộc cách mạng lật đổ Ngô triều thành công.

*
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi lập trường và chính sách chống Cộng của hai anh em ông Ngô Đ́nh Diệm nhưng tựu trung có thể gồm lại trong bốn điểm chính: thứ nhất là sự chống đối càng lúc càng quyết liệt của nhân dân và các lực lượng chính trị đối lập tại miền Nam; thứ hai là áp lực càng lúc càng nặng nề của lực lượng chính trị vơ trang của kẻ thù Cộng Sản; thứ ba là sự căng thẳng trong mối bang giao Việt–Mỹ mà những đổ vỡ có thể mang đến các di hại trầm trọng; và thứ tư, quan trọng nhất, là bản chất thủ đoạn cũng như tính chủ quan của ông Ngô Đ́nh Nhu. Nếu chỉ có một, hay hai, hay cả ba nguyên nhân mà thôi th́ chưa chắc hai ông Diệm–Nhu đă thỏa hiệp với Cộng Sản, nhưng v́ bốn nguyên nhân vừa khách quan vừa chủ quan này đă, chậm chạp nhưng chắc chắn, cùng phối hợp với nhau nên đă đánh bật lập trường chống Cộng của anh em Ngô Đ́nh, dù từ lâu mối thù giết anh ruột đă bắt gốc rễ vào tâm trí họ, và dù sự nghiệp chính trị của họ được xây dựng trên quyết tâm chống Cộng của quân dân miền Nam.


-o0o-

Thật vậy, như tôi đă tŕnh bày trong hai chương 11 và 12, cao trào chống đối của quân dân miền Nam trước chính sách độc tài và đàn áp các lực lượng quốc gia của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm càng lúc càng gia tăng với bản cáo trạng lên án chế độ của nhóm Caravelle, với hoạt động đối kháng của Mặt Trận Đoàn Kết do ông Nguyễn Tường Tam chủ xướng, của đảng Tự Do Dân Chủ do ông Phan Quang Đán thúc đẩy, của Liên Minh Dân Chủ do nhóm các ông Phan Bá Cầm, Xuân Tùng, Hoàng Cơ Thụy lănh đạo,… và hai cuộc binh biến táo bạo cũng như quyết liệt của binh chủng Nhảy Dù và vụ ném bom dinh Độc Lập. Đó là chưa nói đến những cá nhân hoặc đoàn thể trước kia đă từng cộng tác, ủng hộ và nhiều khi hy sinh cả đời người cho hoạt động chính trị của hai ông Nhu–Diệm th́ kể từ năm 1960 trở đi, cũng đă công khai lên án chế độ và bày tỏ thái độ chống đối gia đ́nh họ Ngô. Và đó cũng chưa kể đến sự công phẫn của quần chúng mà điển h́nh là cuộc vận động cách mạng của Phật giáo bắt đầu lan rộng và biến thành những h́nh thức đề kháng chế độ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

*
Những hoạt động chống đối đó đáng lẽ phải được nghiên cứu sâu sắc và truy tầm nguyên nhân để rút ra những bài học tích cực hầu xây dựng dân chủ và sửa sai chế độ th́ hai ông Nhu–Diệm lại xem đó như những khiêu khích phản loạn cần phải diệt trừ cho tuyệt hậu họa. Họ đă xem hành động đối lập của các lực lượng quốc gia như hành động của kẻ thù tối nguy hiểm v́ chính đối lập mới thực sự đe dọa đến quyền hành và danh vọng của họ, quyền lợi và mạng sống của họ. Họ lo lắng suy nghĩ và dành nhiều phương tiện cũng như nhân sự của quốc gia để lo đối phó với những thành phần đối lập quốc gia c̣n hơn cả đối phó với kẻ thù Cộng Sản. Nhưng như tôi đă tŕnh bày và lịch sử giai đoạn đó đă chứng minh, chế độ càng đàn áp th́ sự chống đối càng gia tăng. Gia tăng trên cả hai mặt mức độ cũng như số lượng đến nỗi đă dùng đến cả vơ lực (vụ ném bom) vốn là h́nh thức cao nhất và dứt khoát nhất của mọi cuộc đấu tranh.

*
T́nh trạng lớn mạnh của đối lập đó, trong những năm từ 1960 trở đi, tuy chưa trực tiếp và tức th́ đe dọa chế độ, nhưng hai ông Nhu–Diệm cũng đă phải nhận rằng nếu t́nh trạng đó kéo dài th́ chính các lực lượng chính trị đối lập đó, chứ không ai khác, trong tương lai sẽ đập tan chế độ và uy quyền của họ. Nhận định đó, khi biến cố Phật giáo xảy ra vào năm 1963 và nhất là khi những áp lực của người Mỹ trở thành nặng nề hơn, mới trở thành một yếu tố tác động lên quyết định thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội để hoặc là dùng Cộng Sản như một phụ lực tiêu diệt đối lập, hoặc dùng Cộng Sản như một mối đe dọa để làm chantage lực lượng đối lập. Kế hoạch hai mặt đó, hai ông Nhu–Diệm nghĩ rằng nếu không làm tê liệt được quyết tâm th́ ít nhất cũng tiêu diệt được khả năng chống đối của người quốc gia.

*
Cho nên chính sự thất bại và bế tắc trong chính sách đàn áp đối lập cuối cùng đă là nguyên nhân sâu sắc nhất nhưng lại ẩn tàng nhất đẩy hai ông Diệm–Nhu vào ṿng tay Cộng Sản để mong bảo đảm danh vọng và quyền lợi cho họ.

*
Đó là nguyên nhân thứ nhất.

*
Nguyên nhân thứ hai là sự trưởng thành của lực lượng chính trị quân sự Cộng Sản, một kẻ thù khác, đang rơ ràng công khai thách thức tư cách chủ nhân miền Nam của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và đánh phá sức mạnh đă bắt đầu lung lay của chế độ. Sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là cao điểm chính trị của Việt Cộng sau khi đă làm ung thối t́nh h́nh thôn quê miền Nam mà những ấp chiến lược, những khu trù mật, những khu dinh điền, những chính sách quân phân ruộng đất, những chiến dịch tố Cộng,… đă tạo ra những phản tác dụng cho Việt Cộng khai thác và bành trướng.

*
Mặt khác, sự ra đời của Mặt Trận cũng chính thức hóa sự lệ thuộc của nó vào hậu phương lớn Bắc Việt trên cả hai mặt chính trị lẫn quân sự, cho thấy Mặt Trận chính là một bộ phận của Hà Nội và đánh Mặt Trận là trực tiếp đánh Hà Nội. Trên mặt thuần túy quân sự, sự ra đời của Mặt Trận đă cho phép họ thâu nhận nhiều yểm trợ khí cụ hơn cũng như kết nạp được nhiều nhân lực hơn, ngay tại miền Nam, để thành lập những đơn vị chiến đấu lớn. Thất bại nặng nề của Sư đoàn 13 tại Tây Ninh cuối năm 1960 đă là dấu hiệu đầu tiên của sự lớn mạnh đó của Mặt Trận.

*
Hai ông Diệm–Nhu lẽ tất nhiên đă không xem Việt Cộng như những lực lượng phiến loạn địa phương kiểu các giáo phái B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo mà họ đă từng dẹp yên được, lại càng không xem đó như những lực lượng vơ trang quốc gia đối lập kiểu chiến khu Ba Ḷng của Đại Việt hay chiến khu Nam Ngăi của VNQDĐ mà họ đă từng tàn bạo tiêu diệt một cách dễ dàng. Hai ông Diệm–Nhu đă từng thấy được tính cách trường kỳ dai dẳng của Việt Minh thời chiến tranh Pháp–Việt, cũng như bắt đầu thoáng thấy được sự vô hiệu của những chiến lược chống Cộng của họ từ nhiều năm qua, th́ hẳn họ cũng hiểu hơn ai hết là thời gian không đứng về phía họ, nghĩa là trong cuộc chiến này, càng về dài th́ địch càng mạnh họ càng yếu. Cũng như càng về dài th́ ngôi vị, danh vọng, quyền lực, và ngay cả mạng sống của họ càng bị đe dọa mà thôi.

*
Cho nên thay v́ nhường quyền lănh đạo quốc gia cho lực lượng chống Cộng khác, hoặc cải tổ chính quyền và thay đổi chính sách để đáp ứng hữu hiệu hơn với sự đe doạ đó th́ hai ông Nhu–Diệm, sau này, khi cùng một lúc bị những áp lực khác đè nặng, đă như con đà điểu chui đầu xuống cát, t́m cách đầu hàng bằng sự thỏa hiệp với kẻ thù.

*
Trước khi tŕnh bày nguyên nhân thứ ba, nguyên nhân mà tôi gọi là sự căng thẳng trong mối bang giao Việt–Mỹ vào những năm đầu của thập niên 1960 khiến anh em Diệm–Nhu đă đi đến quyết định thỏa hiệp với Cộng Sản, tôi xin được rất thực tế nêu lên một số biến cố lịch sử để, qua đó, cụ thể phân tách một khía cạnh rất đặc thù về chính sách ngoại giao của Mỹ đối với các đồng minh trong sách lược chống Cộng toàn cầu của họ.

*
Lịch sử bang giao quốc tế từ thời xa xưa lúc các quốc gia bắt đầu thành h́nh cho đến hiện đại, khi mà thế lưỡng cực Tư Bản – Cộng Sản càng lúc càng gay gắt, đă cho thấy không thiếu những trường hợp một quốc gia này yêu cầu một quốc gia khác đem quân đến giúp. Lời “yêu cầu” đó có thể thật hay là giả, chính đáng hay không, hợp với công pháp quốc tế hay không, là tùy bản chất của sự liên hệ giữa hai quốc gia. Cũng vậy, “giúp” đó là thật hay giả, ngụy trang xâm lăng hay thật sự yểm trợ, là tùy t́nh trạng của biến cố đó.

*
Hoa Kỳ không những là một cường quốc, mà c̣n là một cường quốc lănh đạo một khối để trực đối với một khối khác, nên lại càng bị lôi cuốn vào những tranh chấp tuy cục bộ nhưng lại ảnh hưởng đến tương quan lực lượng Tư Bản – Cộng Sản. Do đó mà tuy mới 200 năm lập quốc, Hoa Kỳ đă nhiều lần phải dính dự vào các biến cố nội bộ của các quốc gia thân hữu mà Hoa Kỳ xem là đồng minh. Những dính dự đó hầu hết là để yểm trợ. Và dù những yểm trợ đó có lúc bắt nguồn từ quyền lợi của nước Mỹ, cũng đă có lúc vụng về gây tai hại nhiều hơn là đem đến ích lợi, nhưng nói chung th́ những yểm trợ đó phản ánh đức tính hào hiệp và vị tha của một dân tộc mà tôn giáo đă là một trong những nguyên ủy lập quốc, mà những lư tưởng về Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền đă là những sức mạnh duy tŕ sự cao cả của dân tộc họ. Đức tính hào hiệp và những lư tưởng lập quốc đó đă chảy xuyên ḍng lịch sử ngoại giao của Hoa Kỳ như một thứ cốt tủy, dù phần thể hiện của nó là các chính sách ngoại giao, có thay đổi theo thời đại hay theo từng nhiệm kỳ của mỗi vị Tổng thống. Chúng đă thuộc về căn cước văn hóa của dân tộc Hoa Kỳ. Hay nói như Coral Bell, một nhà nghiên cứu Úc, th́:****

*
“Đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật là hai tuyến lơi trung ương của nền ngoại giao Hoa Kỳ kể từ khi quốc gia này ư thức được vai tṛ cường quốc của ḿnh” [1].

*
Thật vậy, Hoa Kỳ đă hai lần đưa quân đội vào nước Pháp giúp giải thoát nước này khỏi gót giày xâm lăng của quân phiệt Đức. Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ lại thực hiện kế hoạch viện trợ Marshall để giúp Pháp tái thiết xứ sở và nhất là giúp các lực lượng dân chủ Pháp đánh bại mưu toan cướp chính quyền của đảng Cộng Sản Pháp, lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, mạnh đến nỗi đă đánh bật vị anh hùng cứu quốc De Gaulle ra khỏi chính quyền năm 1946.

*
Cũng vậy, tháng 6 năm 1950, Hoa Kỳ gởi quân qua Thái B́nh Dương giúp Nam Hàn chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Hàn và Trung Cộng. Trong những ngày đầu của trận chiến, tướng MacArthur đă khuyên Tổng thống Lư Thừa Văn bỏ thủ đô Hán Thành rút về miền cực Nam để bảo toàn lực lượng mà vị Tổng thống này v́ tự ái dân tộc đă không chịu nghe theo. Đến khi Bắc quân đánh xuống như thế chẻ tre, ông mới rút về Phú San, để từ đó cùng với quân lực Mỹ của tướng MacArthur phản công đuổi quân thù ra khỏi vĩ tuyến thứ 38. Sau khi ḥa b́nh văn hồi, nhận rơ áp lực nặng nề vẫn đe dọa đất nước, Tổng thống Lư Thừa Văn đă yêu cầu quân Mỹ ở lại để bảo vệ biên giới phương Bắc, đồng thời thực thi một nền tự do dân chủ có trách nhiệm để tạo những nền móng chính trị cho nền độc lập và cho những phát triển kinh tế lẫy lừng sau này.

*
Cũng tại Á Châu và gần gũi với Việt Nam hơn, Phi Luật Tân đă bị Hoa Kỳ chiếm đóng trong và sau đại chiến thứ hai. Nhưng trong khi các nước Á Phi khác phải đổ rất nhiều xương máu và tốn rất nhiều thời gian để giành lại độc lập th́ ngược lại, Phi Luật Tân đă được Hoa Kỳ hào hiệp trao trả chủ quyền đất nước ngày 4 tháng 7 năm 1946, khác hẳn với chính sách duy tŕ chế độ thuộc địa của các đế quốc thực dân khác như Bỉ (ở Congo), Pháp (ở Việt Nam, Algérie), Ḥa Lan (ở Nam Dương).

*
Để bảo vệ nền độc lập trong trường hợp bị Trung Cộng xâm lăng và để tỏ thiện chí cho mối giao hảo hầu mở đầu những bang giao kinh tế tốt đẹp sau này, Phi Luật Tân đă nhượng cho Hoa Kỳ thuê (Cession and Bail) hai căn cứ quân sự lớn là Clark Air Base và Subic Bay mà số ngoại tệ thu nhận được từ hai căn cứ này đă đóng góp rất nhiều vào việc phục hưng nền kinh tế hậu chiến của Phi Luật Tân. Trong suốt các thập niên 1950 và 60, Hoa Kỳ đă giúp Phi Luật Tân tối đa trên cả hai mặt kinh tế lẫn chính trị để trở thành một trung tâm vận động của vùng Đông Nam Á mà điển h́nh là các định chế kinh tế, quân sự liên vùng như ADB Asia Development Bank (Ngân Hàng Phát Triển Á Châu), SEATO Southeast Asia Treaty Organization (Tổ chức Minh Ước Liên Pḥng Đông Nam Á) đều đặt trụ sở hoặc bộ chỉ huy trung ương tại Manila.

*
Một trường hợp đặc biệt khác mà tôi muốn đề cập ở đây như một bài học lịch sử là trường hợp của Nhật Bản. Trong đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ đă từng tiến đánh và nhiều khi chiếm đóng các đảo của Nhật tại Thái B́nh Dương để trừng phạt quốc gia này đă tấn công Trân Châu Cảng và hợp tác với Đức Quốc Xă của Hitler.

*
Sau sự tàn phá khủng khiếp của hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki, ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên soái hạm Missouri, đại diện Nhật hoàng kư văn kiện đầu hàng vô điều kiện trước mặt vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội Đồng Minh tại mặt trận Thái B́nh Dương là tướng MacArthur. Những Đô đốc, Tướng lănh, Sĩ quan thường rất kiêu hănh của quân đội Thiên Hoàng đă để những giọt nước mắt từ từ rơi xuống ngay cả trước mặt quân thù. Đó là những giọt lệ chân thành và chua xót nhất của kẻ chiến bại mà đă một thời từng đánh tan hạm đội Nga Hoàng, từng tốc chiến tốc thắng tại Lư Câu Kiều (Trung Hoa), từng tung hoành oanh liệt khắp vùng Đông Nam Á làm bàng hoàng cả thế giới.

*
Trước đó, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng Hiro Hito đă ra lệnh chấm dứt cuộc chiến. Tại các mặt trận, quân đội Thiên Hoàng phải hạ súng, rất nhiều sĩ quan Nhật đă dùng gươm tự sát theo truyền thống của một vơ sĩ đạo để đền nợ nước, trả ơn vua và bảo vệ danh dự cùng khí phách của một quân nhân. Lá cờ “mặt trời mọc” từ nay vắng bóng trên bốn bể năm châu, chỉ c̣n trên mấy ḥn đảo xứ Phù Tang nghèo nàn đổ nát.

*
Trước nỗi đau khổ nhục nhă vô cùng tận của quân dân, Nhật Hoàng đă thống thiết kêu gọi dân chúng Nhật… Hăy chịu đựng cái không chịu đựng nổi và hăy đau khổ cái không đau khổ nổi, và hăy hướng về tương lai. Sau đó Nhật Hoàng cắt một phần đất của Hoàng thành, nơi mà Hoàng gia trải bao đời yêu quí ǵn giữ, để tặng lại cho dân chúng như một hành động tạ tội tượng trưng với đồng bào.

*
Đối với quân đội chiếm đóng Mỹ, toàn thể dân chúng Nhật đều cố nén uất hận và che dấu căm hờn mà tự nhiên đối xử một cách lễ độ. Hễ gặp một Mỹ kiều, dù là thuộc thành phần quân nhân hay dân sự, họ đều nghiêng ḿnh cúi đầu xuống, chắp tay vái chào theo tục lệ của dân Nhật. Họ không để lộ thái độ thù hận, chống đối quá khích. Khi bị áp lực của Mỹ phải kư Ḥa Ước An Ninh Hỗ Tương San Francisco (1951) mà trong đó có điều khoản bắt Nhật không được tái vơ trang quá giới hạn pḥng vệ, chính giới Nhật Bản vẫn cam chịu để đổ dồn hết ngân sách vào sức mạnh kinh tế. Thái độ ẩn nhẫn có vẻ khiếp nhược đó, một phần do lời kêu gọi “tôn trọng kỷ luật đối với kẻ chiến thắng” của nhà vua, một phần là do tính t́nh khôn ngoan, cẩn trọng, thức thời, và ư thức chính trị sáng suốt của con cháu Thái Dương Thần Nữ. Họ d́u dắt nhau, chỉ dẫn nhau trong ư thức “thất bại là mẹ thành công” để xây dựng lại quê hương. Chính nhờ triệt để thể hiện cái ư thức khôn ngoan đó mà người Nhật sớm thu lượm được những kết quả đầu tiên vô cùng to lớn mà ngay cả họ cũng không ngờ tới.

*
Bài học lịch sử đó của dân tộc Nhật Bản là ǵ nếu không phải là bài học về sự vận dụng sức mạnh của địch cho sự cường thịnh của chính ḿnh. Và đàng sau bài học đó là một bài học rất lớn khác cho chúng ta về ḷng yêu nước bằng một quan điểm sáng suốt và bằng một tinh thần thực tiễn, chứ không phải chỉ bằng những xúc động mù quáng của một thứ tự ái dân tộc nhiều lúc rất phản quốc.

*
Trường hợp của Nhật Bản cũng như trường hợp của Cộng Ḥa Liên Bang Đức, một kẻ cựu thù trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đă biết mau chóng biến thù thành bạn để cùng xây dựng một khối NATO hùng mạnh hầu ngăn chận sự bành trướng nguy hiểm của Nga Sô. Các nhà lănh đạo Đức, dù bảo thủ như Adenauer hay chủ xướng Ostpolitik như Willy Brandt, đều biết vận dụng sự yểm trợ của đồng minh lớn Hoa Kỳ để hùng cường hóa đất nước. Và dù quân đội của Mỹ có đóng trên đất Đức, dù hỏa tiễn Pershing II có đặt căn cứ trên lănh thổ Đức, không ai có thể nói rằng Đức không có chủ quyền, không có độc lập.

*
Thật trái hẳn với trường hợp của nước ta đă không vận dụng được sức mạnh đó để cứu nước chứ đừng nói đến dựng nước, mà lại c̣n mất chủ quyền, mất độc lập nữa! Từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, ông Diệm đă không làm nổi một Nhật Hoàng Hiro Hito, một De Gaulle, một Lư Thừa Văn th́ làm sao trách được sau này Nguyễn Văn Thiệu không biến miền Nam thành một chư hầu trong quỹ đạo Hoa Kỳ.

*
Nêu lên một số sự kiện lịch sử trên đây từ Âu qua Á, từ bạn đến thù, tôi chỉ muốn nói rằng sau Thế Chiến thứ Hai, trước mưu đồ bành trướng của Cộng Sản quốc tế, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dù là đối đầu (Confrontation), ngăn chận (Containment), hay lật ngược (Rollover, chữ của tạp chí Foreign Affairs), th́ cũng đều nhằm đem sức mạnh quân sự, sức mạnh tài lực, sức mạnh kỹ thuật của ḿnh ra mà cứu bạn và xây dựng cho bạn th́ mới cứu được ḿnh và mới xây dựng được ḿnh.

*
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cũng không nằm ngoài quy luật đó.

*
Ngay sau Thế chiến thứ nh́, Tổng thống Franklin Roosevelt đă chủ trương yểm trợ cho các phong trào “giải phóng dân tộc” của các quốc gia thuộc địa trong khuôn khổ của phong trào giải thực toàn cầu mà Việt Nam là một thí điểm kiểu mẫu. Ngay trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Đông Dương, ngày 22 tháng 8 năm 1945, một phái đoàn Mỹ gồm năm sĩ quan do Thiếu tá Archimede L. Patti cầm đầu đă nhảy dù xuống vùng thượng du Bắc Việt giúp ông Hồ Chí Minh kháng Nhật, và chính phái đoàn Mỹ này đă về Hà Nội dự lễ Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Nhưng khi ông Hồ Chí Minh và Việt Minh để lộ màu sắc Cộng Sản th́ phái đoàn Patti được lệnh chấm dứt mọi liên hệ để hồi hương. Cuộc chiến tranh giữa Cộng sản Việt Nam vận dụng dân tộc và thực dân Pháp đội lốt “quốc gia chống Cộng” bắt đầu ngay sau đó. Ngày 29 tháng 12 năm 1947, cựu Đại sứ Hoa Kỳ William Bullit viết trên tờ Life Magazine một bài báo gọi trận chiến tranh Đông Dương là “trận chiến tranh buồn thảm nhất” (the saddest war), ông kêu gọi Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam dù là một Việt Nam do Đảng Cộng Sản Đông Dương lănh đạo.

*
Lời kêu gọi của William Bullit tuy ngây thơ nhưng phát xuất từ tâm thức “giải phóng dân tộc”, bắt nguồn từ chính cuộc cách mạng lập quốc 1776 giải phóng khỏi ách đô hộ của đế quốc Anh, đă đánh động được dư luận Hoa Kỳ, v́ vậy khi Điện Biên Phủ lâm nguy (tháng 5 năm 1954) và khi chính phủ Pháp yêu cầu Hoa Kỳ yểm trợ bằng lực lượng không quân th́ Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Foster Dulles từ chối. Quan điểm của Ngoại trưởng Dulles lúc bấy giờ là nếu Pháp muốn Hoa Kỳ cứu viện th́ phải chịu hai điều kiện: một là phải trả độc lập hoàn toàn cho thành phần quốc gia Việt Nam không Cộng Sản, và hai là Mỹ phải giành lấy trách nhiệm lănh đạo cuộc chiến tranh Đông Dương. Tuy nhiên, phần v́ chính phủ Anh không chấp thuận việc đồng minh tham chiến tại Đông Dương, phần khác v́ cả Pháp lẫn khối Cộng Sản đều muốn giải quyết mau chóng vấn đề Việt Nam nên chủ trương của Ngoại trưởng Dulles đă không được thực hiện.

*
*Quy ước của Hội nghị Genève 1954 đă tạm thời chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Phản ánh đúng đắn đường lối ngoại giao của ḿnh, Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề Đông Dương mà cụ thể là giúp ông Diệm về nước để xây dựng một tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á. V́ tiền đồn đó, nếu muốn đóng vai tṛ chống Cộng hữu hiệu th́ phải thật sự tự do, dân chủ trên mặt chính trị, và phải thật sự hùng mạnh trên mặt kinh tế và quân sự, nên Hoa Kỳ đă không ngại ngùng dùng mọi kế sách và phương tiện để ủng hộ cho miền Nam, kể cả việc không tôn trọng hai điều khoản quan trọng của hội nghị Genève về vấn đề Tổng Tuyển Cử (năm 1956) và về vấn đề quân đội ngoại nhập. Quân viện và kinh viện Hoa Kỳ đổ vào miền Nam như thác đổ, chuyên viên và phương tiện Hoa Kỳ như một kho tàng bất tận cho nhà cầm quyền miền Nam sử dụng; tiếc thay, anh em ông Diệm đă không biết vận dụng sức mạnh đó để bổ túc cho sức mạnh cốt lơi của dân tộc hầu chống Cộng cứu nước và phát triển quốc gia. Đă thế, khi không chống nổi Cộng Sản và trước những áp lực chính đáng của Hoa Kỳ đ̣i cải tiến chế độ, họ lại phản bội cả dân tộc lẫn đồng minh để thỏa hiệp với chính kẻ thù Cộng Sản. Năm 1963 ông Ngô Đ́nh Nhu đă tuyên bố rất rơ ràng:

*
“Tôi chống Cộng trên quan điểm ư thức hệ, tôi không phải là người chống Cộng trên quan điểm chính trị hay nhân bản. Tôi xem những người Cộng Sản như anh em, như những con chiên lạc đàn. Tôi không theo đuổi một cuộc thánh chiến chống lại Cộng Sản v́ nước tôi chỉ là một nước nhỏ bé. Chúng tôi chỉ muốn sống* trong ḥa b́nh” [2].**

*
Ở đây tôi không bàn đến sự nông cạn trí thức của ông Nhu về ư thức hệ Cộng Sản khi tách phạm trù chính trị và nhân bản ra khỏi ư thức hệ này; tôi cũng không cần bàn đến sự ngây thơ chính trị rất chủ quan của ông Nhu khi cho rằng v́ là một nước nhỏ bé nên không chống Cộng, tôi cũng chưa nhắc lại tại sao năm 1955 anh em ông Diệm không chịu thực hiện một quy chế Trung lập Ḥa b́nh cho miền Nam mà nay lại muốn thỏa hiệp với Cộng Sản để được ḥa b́nh, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến lập trường của ông Nhu, người lănh tụ chính trị thực sự của miền Nam tự do, qua chính lược không chống Cộng Sản nữa v́ họ là người “anh em”. Trước khi đi sâu vào sự thay đổi đột ngột về lập trường của ông Nhu và sau khi đă nh́n một cách tổng lược và khái quát về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với các quốc gia thân hữu hoặc đồng minh, đặc biệt là Việt Nam, tôi xin trở lại với nguyên nhân thứ ba là sự căng thẳng trong mối bang giao ruột thịt giữa chính quyền Mỹ và chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

*
Để hiểu thêm về bản chất và cường độ thực sự của t́nh trạng căng thẳng này, tôi xin được tŕnh bày một số sự kiện liên hệ đến chính sách của các chính quyền Mỹ đối với chế độ Ngô Đ́nh Diệm, một chính sách đặt nặng tính khuyến cáo xây dựng để chính phủ Diệm sửa sai hầu phát huy chính nghĩa chống Cộng hơn là áp lực độc đoán để tước đoạt chủ quyền của miền Nam:

*
- Thứ nhất là sự kiện thay đổi một vị Đại sứ trực tính và nhằm phục vụ cho miền Nam bằng một vị Đại sứ mềm dẻo hơn và chỉ muốn làm hài ḷng ông Diệm.

*
Ngay từ năm 1957, vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ellridge Durbow đă thấy ông Diệm tiến hành một chính sách độc tài trong việc quản trị miền Nam cũng như đă hành xử một cách quan liêu phong kiến, khiến cho nhân dân bất măn và làm đ́nh trệ các chương tŕnh phát triển kinh tế, xă hội. Ông Durbow cũng đă thấy được thái độ lộng quyền thất nhân tâm và phản tuyên truyền của bà Nhu, nên đă khuyến cáo ông Diệm nhiều lần. Đặc biệt ông đề nghị giảm bớt các h́nh thức làm dân bất măn và tạo cơ hội cho địch tuyên truyền như giảm thiểu đoàn xe hộ tống đông đảo ồn ào, như đừng bắt dân bỏ công ăn việc làm cả ngày để chờ chực đón chào Tổng thống, như không nên ngồi chễm chệ trên ghế bành đặt trên thuyền để sĩ quan lội nước đẩy thuyền. Ông cũng khuyên nên để bà Nhu ra nước ngoài một thời gian hầu xoa dịu ḷng căm phẫn của dân chúng.

*
Nhưng những lời khuyến cáo của Đại sứ Durbow đă không có hiệu quả nào v́ lúc bấy giờ Hoa Thịnh Đốn vẫn c̣n tin tưởng vào “uy tín và tài năng” của ông Diệm nên không muốn tạo ra những mâu thuẫn cá nhân giữa hai người, làm phương hại đến mối giao hảo đang tốt đẹp giữa hai quốc gia. Đă thế, ông Diệm lại bày tỏ sự bất măn đối với Hoa Thịnh Đốn về thái độ của Đại sứ Durbow mà ông cho là “hay sinh sự” để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm áp lực ngược lại ông Durbow.

*
Quan hệ giữa ông Diệm và Đại sứ Durbow càng lúc càng trở nên căng thẳng và lên đến cao điểm sau biến cố ngày 11–11–1960, biến cố mà v́ những hằn học cá nhân ông Nhu cứ nhất định cho là do Mỹ chủ xướng và Đại sứ Durbow là người đóng vai tṛ quan trọng. Dù lúc bấy giờ Hoa Thịnh Đốn đă thấy sự suy sụp của chế độ mà Đại sứ Durbow từng báo trước từ lâu, nhưng v́ muốn duy tŕ mối liên hệ ruột thịt giữa chế độ Diệm và Hoa Kỳ cũng như v́ muốn làm hài ḷng ông Nhu, Tổng thống Kennedy đă kéo Đại sứ Durbow về nước và cử Đại sứ Nolting qua Sài G̣n thay thế, dù ông này không có nhiều hiểu biết hoặc kinh nghiệm về Việt Nam cũng như về Đông Nam Á.*

*
Đại sứ Nolting là một nhà trí thức ḥa nhă, một nhà ngoại giao tế nhị mà Bộ Ngoại Giao đă chỉ thị nên dùng những thái độ mềm mỏng trong khi khuyến cáo chính phủ Diệm để khỏi chạm tự ái của những nhà lănh đạo miền Nam. Ông Nolting đă thi hành quá chỉ thị của thượng cấp đến độ tại Hoa Thịnh Đốn người ta có cảm tưởng ông ta bị lôi cuốn bởi bà Nhu để trở thành một vị Đại sứ của ông Diệm bên cạnh người Mỹ hơn là một vị Đại sứ của Mỹ tại Sài G̣n [3]. Cảm tưởng đó hẳn không sai lầm v́ ông Nhu đă thành công trong việc điều động viên Đại sứ dễ vận dụng này và đă có lần khen ông Nolting là vị Đại sứ thông minh nhất của Hoa Kỳ tại miền Nam từ trước đến nay.

*
Măi cho đến tháng 3 năm 1963, khi cờ gần tàn cuộc, ông Nolting mới bắt đầu “thức tỉnh”, làm cho một đồng nghiệp của ông, Đại sứ Pháp Roger Lalouette, phải chế diễu: “Đại sứ Mỹ Nolting quả thật đang kẹt lắm. Nào là những hiểu lầm giữa ông ta và Bộ Ngoại giao Mỹ, giữa ông ta và các phụ tá, giữa ông ta và các tướng lănh Mỹ. Ông Nolting lại đang kẹt với báo chí Mỹ, với gia đ́nh và chính phủ Diệm, với tất cả mọi nhà ngoại giao khác tại Sài G̣n. Tất cả những điều kẹt đó chứng tỏ ông Nolting bắt đầu chớm hiểu” [4].

*
Sự kiện thay thế ông Durbow bằng ông Nolting này biểu hiện một cách rất rơ ràng rằng Hoa Kỳ sẵn sàng nhượng bộ và làm thỏa măn anh em ông Diệm dù sự nhượng bộ đó, về dài, có làm suy yếu chính sách ngoại giao của họ tại miền Nam nói riêng và sách lược chống Cộng tại Đông Nam Á nói chung. Ta có thể phê phán người Mỹ thiếu cứng rắn, kém tâm lư, hoặc ta có thể phê phán họ ngây thơ, nhưng có một điều chắc chắn mà ta phải công nhận là họ đă nhượng bộ để làm hài ḷng hai ông Diệm–Nhu khi quyết định việc thay đổi nhân sự này.

*
- Thứ hai là sự kiện người Mỹ đă t́m mọi cách để nâng uy tín ông Diệm lên cao, một uy tín đang bị sụp đổ và đang cần phải xây dựng lại gấp hầu duy tŕ khả năng chống Cộng của chính quyền miền Nam.

*
Thật vậy, vừa làm lễ nhậm chức cuối tháng Giêng năm 1961 th́ ngày 15 tháng 5, Tổng thống Kennedy đă gởi vị Phó Tổng Thống của ḿnh qua miền Nam để thẩm định lại t́nh h́nh tại chỗ, một t́nh h́nh không mấy lạc quan v́ sự gia tăng hoạt động của Việt Cộng và những báo cáo bi quan về các thất bại chính trị của chính quyền miền Nam. Đồng thời Tổng thống Kennedy cũng nhờ ông Johnson trao lại một lá thư riêng cho ông Diệm tái xác định quyết tâm của Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ ông Diệm và yểm trợ nhân dân miền Nam chống Cộng… Lá thư nói rơ rằng Hoa Kỳ chỉ giúp phương tiện và ngân phí mà thôi, c̣n việc chiến đấu bảo vệ quê hương là do chính nhân dân miền Nam nhận lấy trách nhiệm.

*
Trong chuyến viếng thăm này, để làm hài ḷng bản chất tự tôn và tính kiêu hănh của vị lănh đạo miền Nam, ông Johnson khi đến Sài G̣n đă không ngại ngùng công khai ca ngợi “Tổng thống Diệm là Churchill của thập niên này”. Nếu ta so sánh cuộc đời cũng như sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Churchill và ông Diệm th́ ta sẽ thấy lời đề cao quá lố này chỉ là một lời tuyên bố thuần túy thuộc ngôn ngữ ngoại giao, rất cần thiết nhằm gây lại uy tín cho ông Diệm vốn đă suy sụp quá nhiều, và đồng thời vừa để chứng tỏ cho Cộng Sản cũng như nhân dân miền Nam biết rằng Hoa Kỳ vẫn cương quyết ủng hộ chế độ Ngô Đ́nh Diệm dù những sai lầm và thất bại của chế độ đó.

*
Lời tuyên bố đó cần thiết đến độ Johnson đă phải dùng một sự so sánh không những sai lầm trên mặt lịch sử mà c̣n hoàn toàn ngược hẳn với sự đánh giá thầm kín của chính ông ta. Thật vậy, cũng trong chuyến viếng thăm này, khi ngồi trên phi cơ bay thị sát các quân khu và bị kư giả Mỹ chất vấn về lời tuyên bố đó, Phó Tổng thống Johnson đă trả lời: “X́ ! Diệm là đứa duy nhất mà ta có ở đây” (Shit ! Diem’s the only boy we’ve got out there”) [5].

*
Loại ngôn ngữ ngoại giao đầy thủ đoạn chính trị đó, sau này, cũng đă được ông Nixon dùng để khen ông Thiệu là “một trong bốn lănh tụ tài ba nhất thế giới” tại vườn hoa Ṭa Bạch Ốc vào năm 1973. Nhưng điểm khác biệt đáng chú ư là ông Nixon khen ông Thiệu để khuyến khích thi hành hiệp định Paris cho Mỹ có thể giải kết khỏi miền Nam trong “danh dự”, và ông Thiệu biết lời khen đó là giả dối, c̣n ông Johnson khen ông Diệm là để mong tạo uy tín thêm cho ông Diệm hầu cuộc chiến chống Cộng có thể thành công, trong lúc trong thâm tâm th́ lại nghĩ khác, nhưng ông Diệm lại không biết điều đó. V́ không biết, nghĩa là không phát hiện ra sự giả dối và không thấy uy tín ḿnh đang bị mất nên ông Diệm mới dại dột tuyên bố trong một bài diễn văn đáp từ Johnson rằng: Biên giới của Thế giới Tự Do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải, tạo cơ hội cho đài phát thanh Hà Nội lợi dụng tuyên truyền về bản chất tay sai của chính quyền miền Nam trong quan hệ Mỹ–* Diệm, và đă đập tan cái luận cứ độc lập và dân tộc chống Cộng của chính nghĩa miền Nam trong nhân dân.

*
Nhưng dù lời tuyên bố của ông Johnson có giả dối th́ rơ ràng nó cũng phát xuất từ chính sách của Mỹ muốn cho ông Diệm mạnh thêm và muốn cho miền Nam vững thêm. Một lần nữa, ta có thể phê phán ông Johnson theo chiều hướng nào cũng được, nhưng chắc chắn là lời tuyên bố đó phản ánh chính sách thân thiện và ủng hộ của người Mỹ lúc bấy giờ.

*
- Sự kiện thứ ba là mặc dầu uy tín và sức mạnh chính trị bắt đầu bị tổn thương sau vụ thất bại tại “Vịnh Con Heo” ở Cuba vào tháng 4 nhưng Tổng thống Kennedy cũng đă theo lời yêu cầu của ông Diệm, tiến hành chiến dịch tăng cường quân nhân tham chiến (ngụy trang dưới h́nh thức cố vấn quân sự và chuyên viên cứu trợ nạn lụt) tại miền Nam Việt Nam sau chuyến điều nghiên của Tướng Maxwell Taylor và Cố vấn Walt Rostow vào tháng 10 năm 1961. Chiến dịch này đă được ông Diệm và chính quyền Mỹ đồng thuận thi hành một cách tích cực mà sự ra đời của Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Quân Sự Mỹ (American Military Assistance Command) vào ngày 6 tháng 2 năm 1962 đă cho phép ông Diệm nhận thêm từ 700 “cố vấn” lên đến 12.000 “cố vấn” vào giữa năm 1962. Nghĩa là gia tăng 1.700 phần trăm trong ṿng 8 tháng ! Sự gia tăng đó mạnh mẽ cả về mặt ư chí lẫn sức mạnh đến nỗi Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến khi đến Bắc Kinh cũng đă nhận thấy “cấp lănh đạo Trung Cộng rất lo lắng về sự can thiệp càng lúc càng gia tăng của người Mỹ tại Việt Nam” [6].

*
Tất cả chiến dịch đó đă được chính quyền Mỹ khôn khéo trốn tránh chính Quốc Hội và báo chí Hoa Kỳ (vốn đang bắt đầu có khuynh hướng chống việc gửi quân nhân Mỹ tham chiến tại ngoại quốc sau vụ thất bại tại Cuba) để mạo hiểm một mặt thỏa măn lời yêu cầu của chính phủ Diệm, và mặt khác để bảo đảm sự thành công của cuộc chiến chống Cộng tại miền Nam.

*
Thật vậy, mặc dù trong cuộc thảo luận với Phó Tổng thống Johnson trước đó năm tháng ông Diệm đă không muốn đem quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, nhưng khốn nỗi vào tháng 10, khi tướng Taylor đang trên đường đến Sài G̣n th́ Việt Cộng phát động các đợt tấn công dữ dội vào tỉnh lỵ Phước Thành, đốt phá các cơ sở, giết hại cả Tỉnh trưởng lẫn Phó Tỉnh trưởng và rất nhiều binh sĩ, cán bộ, công chức; đồng thời Việt Cộng lại tấn công nhiều quận lỵ của tỉnh Darlac và tung ra nhiều đơn vị lớn đánh phá khắp miền Nam, công hăm các đồn bót chiến lược dọc quốc lộ số 4 và gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Việt Nam Cọng Ḥa. T́nh h́nh an ninh suy sụp đó khiến cho ông Diệm sợ hăi một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng nên ông bèn đưa ra lời tuyên bố chính thức rằng chiến tranh thật sự đă xảy ra tại miền Nam.

*
V́ không c̣n giữ ư định chống lại việc quân đội Mỹ tham chiến tại miền Nam nữa nên ông Diệm đă yêu cầu Mỹ đem một số “quân chiến đấu tượng trưng” vào miền Nam và lớn tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cùng với Việt Nam Cộng Ḥa kư một hiệp ước pḥng thủ song phương [7]. Trước lời kêu gọi đó của ông Diệm, và trước t́nh h́nh an ninh suy thoái một cách trầm trọng của miền Nam, Bộ Tổng Tham mưu Hoa Kỳ cũng khuyến cáo Tổng thống Mỹ nên gởi quân qua Việt Nam tham chiến. Ư kiến này được Thứ trưởng Quốc pḥng William P. Bundy ủng hộ mạnh mẽ v́ theo ông Bundy, sách lược “tốc chiến tốc thắng” có thể giúp ông Diệm nhiều may mắn hơn và có thể lật ngược thế cờ. Nhưng v́ việc quân đội Mỹ công khai tham chiến tại Việt Nam có thể gây nhiều phức tạp trong nội bộ chính trị Hoa Kỳ cũng như có thể gây các phản ứng quốc tế nguy hiểm, nên Ṭa Bạch Ốc bề ngoài đă phải giảm thiểu những thúc giục ồn ào tại cả Sài G̣n lẫn Hoa Thịnh Đốn, bằng cách giả vờ lộ một số tin tức cho nhật báo New York Times, tiết lộ rằng “các cấp lănh đạo ở Ngũ Giác Đài cũng như Đại tướng Taylor đều tỏ ra miễn cưỡng về việc gởi các đơn vị chiến đấu Mỹ sang Đông Nam Á”. Bài báo này đă chận đứng được những tuyên bố quá lộ liễu của ông Diệm.

*
Những sự kiện trên đây cho thấy mới giữa năm 1961 mà t́nh h́nh chiến sự tại miền Nam đă đến độ nguy ngập như tôi đă tŕnh bày trong một chương trước. Sự kiện trên đây cũng cho thấy ông Diệm đă hoảng sợ, phải yêu cầu Mỹ tăng viện, kể cả việc đem quân chiến đấu ngoại quốc vào miền Nam (sự thật lịch sử này đă bị nhóm Công Giáo Cần Lao bóp méo với luận điệu cho rằng ông Diệm bị Mỹ giết v́ không chịu cho quân đội ngoại quốc đóng trên đất nước ḿnh). Sự thật rơ ràng là chẳng những ông Diệm đ̣i quân Mỹ vào miền Nam, mà c̣n nhờ Mỹ vận động với Trung Hoa Dân Quốc gởi một sư đoàn qua Việt Nam tham chiến. Tài liệu mật của Ngũ Giác Đài dưới đây tiết lộ một bản mật điện của Ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n gởi về Hoa Thịnh Đốn, tŕnh bày về cuộc thương thảo giữa Đại sứ Nolting và ông Nguyễn Đ́nh Thuần, Bộ trưởng Quốc Pḥng kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng Thống, cho thấy những bí ẩn đó:

*
# 25 Những Đ̣i Hỏi Vào Năm 1961 Của Nam Việt Nam Về Những Đơn Vị Tác Chiến Hoa Kỳ.

*
Điện văn từ Ṭa đại sứ Mỹ tại Sài G̣n gởi Bộ Ngoại Giao / 13-10-1961 / Về những đ̣i hỏi của Nguyễn Đ́nh Thuần, Bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng của Nam Việt Nam / Bản sao gởi Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Thái B́nh Dương và Ṭa đại sứ Mỹ tại Bangkok Thailand và Taipei Taiwan / .

*
Trong buổi họp 13-10 Thuần đă đưa ra những đ̣i hỏi sau đây:

*
1. Thêm phi đoàn AD-6 thay v́ phi đoàn T-28 như đă dự định và gởi qua càng sớm càng tốt.

*
2. Yêu cầu cung cấp phi công dân sự Mỹ để lái máy bay trực thăng, và phi cơ C-47 để bay những phi vụ tác chiến.

*
3. Nhiều đơn vị tác chiến Hoa Kỳ, hoặc những đơn vị gọi là “huấn luyện tác chiến” vào Nam Việt Nam. Một phần để đóng ở phía Bắc gần vĩ tuyến 17 để thay các lực lượng Quân Đội VNCH ở đó phải bận đi chống du kích ở vùng cao nguyên. Và cũng để đóng ở nhiều tỉnh của vùng Cao nguyên Trung Việt.

*
4. Phản ứng của Hoa Kỳ về dự định của Việt Nam yêu cầu Trung Hoa Quốc Gia gởi một sư đoàn* tác chiến cho mặt trận Tây Nam.

*
Thuần nhắc đến những tập nhật kư lấy được từ những sĩ quan Việt Minh bị giết ở miền Trung, trong đó có tin tức về những dự án và kỹ thuật của Việt Minh. Những tài liệu này đang được phân tích, dịch ra và sẽ được chuyển về (Hoa Kỳ). Thuần nói: ông Diệm, v́ thấy hiện t́nh của Lào, sự xâm nhập (của Việt Minh) vào Nam Việt Nam và việc Tổng thống JFK gởi Taylor (qua Việt Nam), đă yêu cầu Hoa Kỳ xét gấp những đ̣i hỏi của Nam Việt Nam.

*
Về việc đ̣i hỏi gởi những đơn vị huấn luyện tác chiến Mỹ, Nolting hỏi xem ông Diệm có xét kỹ vấn đề chưa v́ đă có nhiều chống đối liên tiếp đ̣i hỏi này. Thuần xác nhận rằng có, và rằng ông Diệm đă đổi ư kiến (muốn Hoa Kỳ gởi quân qua Việt Nam) v́ t́nh h́nh càng ngày càng tệ hại hơn. Thuần muốn Hoa Kỳ biểu dương lực lượng gần vĩ tuyến 17 để ngăn ngừa Cộng Sản tấn công, và để thay thế lực lượng VNCH ở đó. Cũng cần những đơn vị Hoa Kỳ đóng ở những tỉnh cao nguyên, cho cùng một mục đích: thay thế cho quân lực VNCH ở đó.

*
Nolting nói (tại sao lại có) những đ̣i hỏi này ngay sau khi ông Diệm yêu cầu có một thỏa ước của cả hai phe, như vậy có phải ông Diệm muốn thay thế thỏa ước bằng những đ̣i hỏi trên hay không? Thuần trả lời những đ̣i hỏi trên (giải quyết vấn đề) nhanh hơn thỏa ước. Rằng việc gởi quân sang sẽ thỏa măn Nam Việt Nam và thích ứng hơn một thỏa ước. (Về việc thỏa ước này, rơ ràng Thuần chưa suy nghĩ kỹ, cũng như đă chưa bàn với ông Diệm).

*
Bàn về Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến, Nolting nói rằng Nam Việt Nam trước đây đă coi trọng sự hiện diện của UHQTKSĐC. Thuần đồng ư nhưng nghĩ rằng những đ̣i hỏi trên không vi phạm v́ những đơn vị Hoa Kỳ gởi sang để canh pḥng chứ không phải để tác chiến, ngoại trừ khi bị tấn công. Cho nên có thể dùng những đơn vị này mà vẫn giữ được UHQTKSĐC ở Việt Nam. Nolting nói rằng ông nghi ngờ điều này nhưng có thể thử xem (McGarr và tôi lưu ư hai điểm: về những đơn vị dự định cho mục đích huấn luyện chỉ là một sự giả mạo - một cái cớ - chứ không phải mục đích thật. Nếu có gởi những đơn vị Hoa Kỳ th́ các đơn vị đó phải đủ mạnh v́ chắc chắn Việt Cộng sẽ tấn công).

*
Về lực lượng Trung Hoa, Thuần nói rằng Tưởng Giới Thạch đă có dấu hiệu muốn giúp đỡ (tôi thấy điều này không chắc). Thuần nói chính phủ Việt Nam không muốn quyết định về việc này nếu không có phản ứng từ Hoa Kỳ. Ư định là dùng khoảng 10 ngàn quân (Trung Hoa) ở phía Tây Nam càng xa vĩ tuyến 17 càng tốt. Thuần nghĩ rằng có lẽ nên đưa quân Trung Hoa vào một cách bí mật, nhưng thấy không được sau khi phân tách lại vấn đề. Nolting nói: ông nghĩ rằng Trung Hoa chắc sẽ muốn một quyền lợi nào đó trong việc này, có thể là phương diện chính trị (giảm bớt áp lực chính trị) nếu gởi quân vào Á Châu lục địa (Nolting nghĩ là chỉ để thử mà thôi).

*
Vấn đề chắc chắn sẽ được đặt lại với Taylor. Rơ ràng chính phủ Nam Việt Nam không thể để mất cơ hội đ̣i hỏi viện trợ nhiều hơn v́ sự chú ư và lo lắng của chúng ta đă gia tăng. Nhưng t́nh h́nh quân sự và tâm lư đă đi đến hồi mà vấn đề phải được xem xét một cách nghiêm chỉnh và nhanh chóng [8].

*
Sau hai tuần lễ quan sát tại chỗ và thảo luận với các nhà chức trách Việt Nam Cộng Ḥa, tướng Taylor đưa ra đề nghị: tăng quân số các cố vấn quân sự Mỹ, tăng cường chuyên viên về máy móc, gia tăng các dụng cụ tối tân cho mọi ngành thuộc quân binh chủng VNCH, đặc biệt là việc tối tân hóa ngành truyền tin, gởi gấp qua miền Nam trực thăng chiến đấu, thiết vận xa M–113 để tạo lưu động tính cho các đơn vị chiến đấu miền Nam, thay thế phi cơ T–28 bằng phi cơ AD–6, và nhiều vũ khí, dụng cụ tối tân khác… Đồng thời với đề nghị trên đây, tướng Taylor cũng “lưu ư riêng” Tổng thống Kennedy là nên gửi qua miền Nam 8 ngàn quân chiến đấu Mỹ, ngụy trang thành những đội chuyên viên giúp miền Nam đối phó với trận lụt đang đe dọa vùng châu thổ sông Cửu Long. Những sắp đặt trên đây, theo quan niệm của tướng Taylor, là một sự tham dự giới hạn của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam theo tinh thần “limited partnership”, nghĩa là “những cố vấn quân sự Mỹ tiến đến gần hơn (nhưng chưa hẳn là) một bộ chỉ huy hành quân trên một chiến trường” [9].

*
Tài liệu mật của Ngũ Giác Đài trên đây và sự gia tăng nhảy vọt của số lượng “cố vấn” Mỹ tại chiến trường Việt Nam sau đó, không những đă cải chính sự huyênh hoang tội nghiệp của những phần tử Cần Lao Công Giáo đang cố bám víu vào cái huyền thoại “Ngô Tổng thống không chịu cho quân Mỹ vào Việt Nam nên bị Mỹ lật”, mà c̣n làm nổi bật lên một sắc thái đặc thù của liên hệ Mỹ–Việt vào năm 1962 của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm: đó là dù ông Diệm có bất lực trong việc chống Cộng, chính phủ Mỹ vẫn yểm trợ, bảo bọc ông Diệm. Và ông Diệm đă công nhận, đă chấp thuận sự bảo bọc đó một cách quá trớn, nhất là trong trường hợp can thiệp lộ liễu của “cố vấn” Mỹ trong những quyết định quân sự, đến nỗi sau này, lúc hồi tưởng lại năm 1961, khi c̣n làm phóng viên tiền tuyến theo dơi các cuộc hành quân, kư giả Ngô Đ́nh Vận đă viết: “Tôi thấy rơ quân đội trong thời đệ I Cộng Ḥa đă không thực sự có được độc lập, có được đầy đủ sự chủ động ngay cả trong lúc giao tranh với địch quân” [10].

*
Sự yểm trợ và bao che đó lại càng nổi bật hơn nữa trong trận Ấp Bắc mà kết quả thảm bại, dù rất rơ ràng hiển nhiên, đă được ông Diệm và bà Nhu đổi ngược thành chiến thắng và, trong liên hệ thắm thiết Mỹ–Việt lúc bấy giờ, đă được một số nhân vật chủ yếu của chính quyền Kennedy đồng lơa công nhận.

*
Thật vậy, từ đầu năm 1962, khi các cố vấn quân sự Mỹ và số khí cụ tối tân mới được tăng viện cho miền Nam trong kế hoạch Taylor–Rostow th́ quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă thu lượm được một số chiến thắng tại châu thổ sông Cửu Long, và lần đầu tiên đă tiến được vào chiến khu D, rừng U Minh, vốn là những căn cứ bất khả xâm phạm của Việt Cộng. Những chiến thắng thuần túy quân sự đó đă gây phấn khởi cho cả Sài G̣n lẫn Hoa Thịnh Đốn. Để yểm trợ cho mặt trận tuyên truyền tại Hoa Kỳ, ông Diệm đă cho phép Đại Tá Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư đoàn 7, diễn hành tại thủ đô Sài G̣n với sự tham dự của một số Dân biểu Quốc hội. Trong lúc đó tại Mỹ, Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara họp báo tuyên bố miền Nam Việt Nam của ông Diệm đang lật ngược thế cờ.

*
Nhưng những chiến thắng đó chỉ như bọt sóng bắn lên tung tóe rồi sau đó tan vỡ mất v́ ngay cả chỉ trên mặt thuần túy quân sự mà thôi, ưu thế lưu động của hai chiến thuật trực thăng vận và thiết vận xa M–113 đă không được khai thác đúng mức, hơn nữa chúng lại không hiệu dụng trong một trận chiến mà kẻ thù đă khôn khéo phối hợp được các kỹ thuật du kích chiến với những vũ khí tối tân do Nga viện trợ. Nhưng đó vẫn chưa phải là lư do chính khiến cho Việt Cộng dành lại được ưu thế trên chiến trường mà lư do chính là vào những năm đầu thập niên 1960, tinh thần chiến đấu của binh sĩ đă không c̣n hăng say nữa. T́nh cảm bất măn chế độ, bất măn cấp lănh đạo là gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm phát xuất từ những sự kiện rất thực tế trước mắt, rất liên hệ trực tiếp đến bản thân của sĩ quan và binh sĩ, đă làm suy giảm rất nhiều tinh thần hăng say và quyết tâm chiến đấu của quân lực.

*
Giữa năm 1962, hai phi công Quốc và Cử ném bom dinh Độc Lập định giết cả nhà, tức là cả chế độ, của ông Ngô Đ́nh Diệm lại càng nung nấu và càng làm lan rộng sự bất măn đó. Đầu năm 1963, ba cán bộ Cần Lao Công Giáo của ông Diệm là Tư lệnh Vùng 4 Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bùi Đ́nh Đạm và Thiếu tá Tỉnh trưởng Định Tường Lâm Quang Thơ, với quân số đông hơn, với vũ khí hiện đại hơn, lại hứng chịu thảm bại nhục nhă tại Ấp Bắc trước tiểu đoàn 514 của địch không đến 400 quân. (Xin xem thêm “The Bright Shining Lie” của Neil Sheehan. Bản dịch Việt ngữ “Sự Lừa Dối Hào Nhoáng” của Nhà Xuất Bản Hồng Lĩnh, 1991).

*
Thảm bại rơ ràng này không những đă khiến cho tướng Lê Văn Tỵ phải đích thân xuống điều tra tại chỗ mà chính các cố vấn quân sự Mỹ, đặc biệt là Trung Tá John Paul Vann – người phối hợp các phương tiện hỏa lực gồm M–113, trực thăng UH–1A, trực thăng CH–21, các đơn vị quân đội Mỹ trong vùng cho trận Ấp Bắc này – đă phải nhục nhă gọi là “một thành tích khốn nạn” v́ tướng Cao đă “chọn lựa tăng cường sự thất bại thay v́ nỗ lực để chiến thắng” (“A miserable damn performance… They choose to reinforce defeat rather than to try for victory”) [11].*

*
Báo chí Mỹ tức giận v́ sự bất lực của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và sự vô hiệu của các chiến cụ viện trợ, đă phanh phui sự thất bại đó và c̣n quá khích đ̣i hỏi chính quyền Mỹ phải giành lấy quyền lănh đạo chiến tranh tại Việt Nam để tiêu diệt Cộng Sản. Thảm bại đă rơ ràng như thế, nhưng để tránh cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Sài G̣n khỏi lan rộng thêm v́ một thất bại quân sự nặng nề, ông Diệm – và ngay cả bà Nhu, người không có thẩm quyền về các vấn đề quân sự – đă tuyên bố rằng Ấp Bắc là một chiến thắng oai hùng của Sư đoàn 7.

*
Các nhà lănh đạo Mỹ, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc Pḥng McNamara, Đại sứ Nolting, Đại Tướng Tư lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam Paul Harkins, đành phải bênh vực ông Diệm bằng cách xác nhận đó là một chiến thắng [12]. Thái độ bưng bít sự thật để tiến hành chính sách – mà trong giai đoạn đó là chính sách ủng hộ “người hùng” Ngô Đ́nh Diệm – c̣n tiếp diễn* dài dài sau này suốt cuộc chiến Việt Nam. Ở đây tôi không phân tích về những lợi và hại của thái độ đó, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng qua thái độ đó th́ cho đến đầu năm 1963, mối liên hệ giữa các nhà lănh đạo Mỹ và ông Diệm vẫn rất thắm thiết. Thắm thiết đến độ phải nói láo để bênh vực cho cái thế và cái lực của một con tốt vô dụng vào lúc cờ tàn.

*
- Sự kiện thứ năm là sự đồng lơa của một số viên chức cao cấp Hoa Kỳ nhằm che dấu những thất bại của quốc sách ấp chiến lược hầu bảo vệ ông Diệm. Chương tŕnh Ấp Chiến Lược là do sáng kiến của ông Thompson người Anh, Cố lấn Du Kích chiến của Ṭa Bạch Ốc. Chương tŕnh này đă được Tổng thống Kennedy hết ḷng yểm trợ và đặt hết hy vọng vào hiệu quả của nó mà sự thành công đă được chứng nghiệm tại Mă Lai dù điều kiện ứng dụng có khác. Khi Mỹ đề nghị thực hiện chương tŕnh này trong mục đích tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại nông thôn th́ bị ông Ngô Đ́nh Nhu bác bỏ. Mỹ phải vận động măi và đặc biệt phải tăng tài phí lên rất cao ông Nhu mới chấp thuận. Khi tiền viện trợ bắt đầu được tháo khoán, ông Nhu đích thân nắm lấy việc điều khiển thực hiện chương tŕnh và cho áp dụng kế sách riêng của ông ta theo đường hướng của chủ nghĩa “nhân vị” và đặc biệt để tạo một bộ máy nhân sự trung thành với chế độ [13]. Mà bộ máy trung thành đó có mục đích quyết liệt nhất là ǵ nếu không phải là nhân danh công cuộc chống Cộng để phát động và thực hiện cho được âm mưu Công giáo hóa nhân dân trong các Ấp Chiến Lược như tôi đă tŕnh bày ở một chương trước.

*
Nếu công cuộc thực hiện chương tŕnh Ấp Chiến Lược được tiến hành một cách thực tế hơn, nghĩa là dựa trên thực tế chính trị quân sự cũng như thực tế xă hội nhân văn của miền Nam, và nếu được thực hiện bởi một cơ cấu nhân sự trong sạch và v́ dân chứ không phải tham nhũng và v́ bè phái mà cụ thể là đừng bắt dân đóng góp vật liệu, đừng bắt dân chúng lao động cực nhọc suốt đêm ngày không công, đừng quá cứng rắn trong việc bắt dân dời nhà cửa vườn tược của ông cha họ để lại, nghĩa là đừng làm mất ḷng dân quá đáng, th́ có lẽ kế hoạch Ấp Chiến Lược cũng đă có thể thu hoạch được phần nào thành quả. Khốn nỗi, chương tŕnh Ấp Chiến Lược lại được chỉ đạo và kiểm soát bởi một Ngô Đ́nh Nhu bệnh hoạn nên mới trở thành một hỏa diệm sơn thù hận chế độ và làm suy yếu luôn sức mạnh chống Cộng ở miền Nam.

*
Trước sự thất bại và hệ quả nguy hại rơ ràng đó, ông Rufus Phillips, nhân viên cao cấp nhất của Mỹ đặc trách về chương tŕnh Ấp Chiến Lược, đă phải phúc tŕnh trực tiếp với Tổng thống Kennedy để yêu cầu tái xét lại ngay cả sự cần thiết của chương tŕnh này. Nhưng một lần nữa, những nhân vật rường cột của chánh sách Mỹ tại Việt Nam như Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng McNamara, Đại sứ Nolting, Tướng Harkins, và ngay cả Thứ trưởng Ngoại giao Roger Hillsman (người sau này quyết liệt ủng hộ việc lật đổ chế độ Diệm) vẫn bênh vực ông Diệm và cho rằng chương tŕnh Ấp Chiến Lược đă thành công.

*
Mặc dầu thái độ của họ phát xuất trước hết từ những động cơ khác như v́ quyền lợi của Mỹ, như v́ chính sách chống Cộng toàn cầu, như v́ muốn giới hạn vai tṛ của báo chí… nhưng thái độ đó – khi che dấu sự thật và nhận định trái ngược hẳn với chính người trực tiếp phụ trách công tác là ông Rufus Phillips – cũng phát xuất từ ư định nâng đỡ và bao che cho chế độ Ngô Đ́nh Diệm, nếu không muốn nói là bênh vực và chiều thuận chế độ đó.


-o0o-

Nh́n mối bang giao Mỹ–Việt, đặc biệt là liên hệ giữa chế độ Diệm và các cấp lănh đạo Hoa Kỳ, trong suốt chín, mười năm trời cai trị miền Nam, anh em ông Diệm đă phạm không biết bao nhiêu lỗi lầm trầm trọng, ta thấy dù những lỗi lầm đó đă đưa đất nước từ thanh b́nh đến rối loạn, từ cảnh an ninh đến t́nh trạng chiến tranh thật sự, thế mà người Mỹ vẫn một ḷng ủng hộ ông Diệm và chế độ của ông ta. Người Mỹ đă chân thành khuyến cáo để anh em ông Diệm sửa sai, khuyến cáo không nổi th́ nhượng bộ, chiều lụy, thế mà ngược lại anh em ông Diệm vẫn cứ chê trách chống báng. Mà sự chống báng đó thật ra không phải phát xuất từ thể diện quốc gia (c̣n ǵ mà thể diện khi đă được khai sinh và nuôi dưỡng) hay độc lập dân tộc (c̣n ǵ mà độc lập khi quân viện và kinh viện đă tràn ngập đất nước) mà phát xuất từ bản chất phong kiến, quan liêu, tự tôn, tự đại của anh em ḍng họ Ngô Đ́nh.

*
Năm sự kiện tiêu biểu mà tôi vừa kể trên kia đă chứng minh thái độ chịu đựng của người Mỹ trước sự ngoan cố của anh em ông Diệm. Lời tŕnh bày của kư giả Robert Shaplen dưới đây c̣n mô tả rơ hơn nỗi chán chường và khổ tâm của người Mỹ trong việc giao thiệp với những nhà lănh đạo của miền Nam Việt Nam:

*
Đến tháng Giêng năm 1962, sau những cuộc thảo luận kéo dài, một bản thông cáo ra đời cho thấy rơ ràng Diệm và Nhu đă thu hoạch tất cả những ǵ họ muốn về vấn đề tăng viện quân sự và kinh tế, mặc dầu không có dấu hiệu nào cho thấy họ cố ư thật sự thực hiện những cải cách. Đây là khúc quanh cuối cùng trong liên hệ lâu dài và đau đớn giữa chúng ta và Diệm. Những ai trong chúng ta đă từng ở Trung Hoa vào năm 1946 và có theo dơi cố gắng của người Mỹ trong việc lôi kéo Tưởng Giới Thạch chấp nhận thực hiện cải cách th́ có thể làm một sự so sánh ở đây. Mỗi lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang đạt được thành quả với Tưởng Giới Thạch và đang dễ dăi với thành phần cấp tiến của Quốc Dân Đảng, th́ vô t́nh chúng ta đă làm cho thành phần bảo thủ chung quanh Tưởng Giới Thạch có thể thuyết phục ông ta không nên thực hiện bất cứ chương tŕnh cải cách nào mà người Mỹ muốn, bởi v́ chúng ta (người Mỹ) đă gián tiếp xác định rằng chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ông ta trong cuộc chiến chống Cộng Sản. Ở Sài G̣n vào khoảng thời gian thương thảo 1961-1962, Nhu cũng đă giữ vai tṛ giống như vai tṛ của thành phần phản động trong Quốc Dân Đảng. Nhu đă nói với Diệm rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ chế độ (Diệm), và do đó không cần phải nghe theo những đ̣i hỏi cải cách của Mỹ. Hệ quả của việc để cho Diệm ở vị trí ưu thế này là người Mỹ ở Sài G̣n, một lần nữa lại bị bắt buộc phải lễ độ trong việc thuyết phục và khuyến cáo. Điều đó cho thấy thế đứng của chúng ta lúc bấy giờ bị yếu hẳn, và rồi cuối cùng sẽ không tránh khỏi rối loạn. Chúng ta đă cho người Việt Nam điều kiện để họ lạm dụng ư niệm “chủ quyền”, một người chán nản đă nói như vậy. Bề ngoài th́ Ṭa đại sứ làm bộ như đang thấy có những tiến bộ tại Việt Nam. Một nhân viên cao cấp khác đă nói với tôi vài tháng sau đó: “Thời gian rất cần thiết, chúng ta chưa sẵn sàng để thấy đứa bé ra khỏi bồn tắm. Tôi hy vọng thấy đứa bé sẽ ăn nhiều hơn từ tuần này qua tuần nọ.” Tuy nhiên, lúc riêng tư, th́ hầu hết các nhân viên đều nói rơ sự bất măn của họ đối với t́nh trạng đang suy sụp dần. Một nhân viên nữa của Ṭa đại sứ đă nói một cách tuyệt vọng rằng: “Chúng ta đă hiến ḿnh quá nhiều cho Diệm rồi, nhưng chúng ta cũng phải giữ thế quân bằng. Có nhiều cách để làm áp lực: một cách là chúng ta có thể chận lại nhiều chương tŕnh như Diệm-Nhu đă chận và không cho Diệm-Nhu những ǵ họ đ̣i hỏi. Hay nói thẳng với họ: “Các ông không muốn làm như vậy à? Ok, vậy th́ chúng tôi cũng sẽ không làm như vậy”. Có thể gọi đó là lối phản kháng tiêu cực, cũng như đó là lối chơi theo kiểu Đông phương xưa, và đă đến lúc chúng ta cũng phải học cách chơi theo kiểu đó” [14].*

*
Ngoài Robert Shaplen đă có nhận định trên, kư giả Karnow c̣n có ư kiến sâu sắc hơn:

*
...Trong thời gian đó, Diệm chống lại khuyến cáo của Hoa Kỳ trong việc cải cách chế độ bởi v́ Diệm biết rằng Hoa Kỳ cần Diệm để chống Cộng. Như một giới chức Mỹ ở Sài G̣n đă nói: “Diệm là một thứ bù nh́n tự kéo lấy dây” (a puppet who pulled his own strings). Diệm dùng phương tiện Mỹ cho những nhu cầu riêng tư, ông ta không quan tâm nhiều đến một quân đội chống du kích mà lại lo thành lập những đơn vị để bảo vệ ông ta chống lại những người quốc gia đối lập tại Sài G̣n [15].

*
Những nhận định này nói lên thủ đoạn của anh em ông Diệm lợi dụng chính sách chống Cộng trong chủ thuyết Domino của người Mỹ để thao túng các kế hoạch quân viện và kinh viện, và nhất là để có thể khước từ những khuyến cáo thực thi dân chủ và hiệu dụng hóa khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cọng Ḥa mà người Mỹ đă nhiều lần thúc giục. Những nhận định đó cũng nói thêm một điểm rất cơ bản khác là cho đến trước khi xảy ra vụ tấn phá chùa chiền vào tháng Tám năm 1963, người Mỹ vẫn tiếp tục “ngậm đắng nuốt cay” chịu đựng chế độ Ngô Đ́nh Diệm, một chế độ đang bị chính nhân dân và quân đội miền Nam căm phẫn, một chế độ đang bị chính giới và công luận Hoa Kỳ lên án.

*
Phân tích dưới đây của một người bạn Mỹ rất thân của ông Diệm lại tŕnh bày rơ hơn về những thăng trầm trong liên hệ Việt–Mỹ qua suốt gần mười năm dan díu:

*
Giải quyết vấn đề dân di cư đă cho thấy sự phối hợp giữa cấp chỉ huy địa phương, tài nguyên quốc gia, và viện trợ của Mỹ có thể làm được việc. Nhưng chính sự thành công trong lănh vực này lại làm nổi bật lên sự yếu kém về phương thức điều hành của chế độ Diệm trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xă hội, hành chánh và quản trị quốc gia.

*
Sự sống c̣n của quốc gia được đặt căn bản trên những kế hoạch kinh tế, xă hội, và chính trị nhằm mục đích lôi kéo sự trung thành của nhân dân và làm cho nhân dân quyết tâm bảo vệ chế độ chống lại những cuộc nổi dậy bằng bạo lực. Tuy mức độ ủng hộ của nhân dân đối với Diệm không thể đo lường được dễ dàng, những chắc chắn giữa năm 1955 và 1957, Diệm đă tạo được nhiều tiến bộ. Ngay cả những kẻ chỉ trích chế độ khó tính nhất cũng đă phải nhận rằng, dù ngắn ngủi, Diệm đă hưởng được sự ủng hộ của nhân dân, và điều này chứng tỏ rằng lịch sử đă cho Diệm một cơ hội thực sự.

*
Nếu mức độ ủng hộ Diệm (ở Việt Nam) không chắc chắn, th́ sự ủng hộ ở Hoa Kỳ lại rất vững chăi. Viện trợ của Mỹ rất quan yếu cho Nam Việt Nam đến nỗi có những người Mỹ ở Hoa Kỳ đă xem sự viện trợ này thay thế - chứ không phải là một điều kiện – cho sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam. Ngay cả ông Diệm cũng xem điều này như vậy khi ông nhận ra rằng ông đă không lôi kéo được khối quần chúng và khối tri thức Việt Nam ủng hộ ông.

*
Mặc dù tinh thần quốc gia chống Cộng dưới sự lănh đạo của ông Diệm có một lúc có vẻ như là một thế lực khả dĩ có thể chống lại được ảnh hưởng của Việt Cộng, nhưng đến 1960 th́ rơ ràng Diệm đă không sử dụng viện trợ Mỹ để tranh thủ ḷng dân. Nhưng v́ sao mà Diệm vẫn thành công trong việc duy tŕ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong nhiều năm mặc dù t́nh trạng suy sụp về sức mạnh chính trị của ông ta đă biểu lộ rơ ràng? Và tại sao rất nhiều người Mỹ, dù biết rơ vẫn đề và dù có cái nh́n chính trị tinh tế, lại vẫn cứ tiếp tục bênh vực ông ta trong nhiều năm!

*
Để hiểu dễ dàng hơn sự tin tưởng kiên cố của những người Mỹ này, ta có thể chia chín năm cai trị của Diệm thành ba giai đoạn. Giai đoạn Một kéo dài khoảng một năm, trong đó, ngược lại với mọi dự đoán, Diệm đă thành công trong việc giữ vững vị thế và đặt nền móng cho nền cai trị của ông ta. Sự tin tưởng rằng tất cả đều tốt đẹp và rằng phép lạ đă xảy ra đă đâm rễ trong giai đoạn hai, và sự tin tưởng đó kéo dài không quá hai năm sau đó. Thật vậy mọi nghi ngờ về sự vững chắc của địa vị ông Diệm đă biến mất hoàn toàn sau hai năm đầu tiên của giai đoạn Hai này, và mặc dù chế độ bắt đầu để lộ ra những khuynh hướng chính trị tạo rắc rối cho nền cai trị, nhưng niềm tin về khả năng hành xử theo chiều hướng xây dựng của chế độ vẫn cứ được nẩy sinh và duy tŕ chính trong giai đoạn này.

*
Khó nói được giai đoạn Ba bắt đầu từ lúc nào. Ở Việt Nam th́ sự bất măn chế độ đă lan rộng vào năm 1957, ở Hoa Kỳ th́ những kẻ ngưỡng mộ Diệm hồi trước đă ngưng ủng hộ ông ta sau năm 1960. Tuy nhiên giới chính quyền Mỹ, cho đến khi biến cố Phật giáo xảy ra vào năm 1963 mới lên án sự thất bại của chế độ Diệm.

*
Sở dĩ có một số người Mỹ lạc quan về Diệm là v́ chính những người Mỹ này cần nuôi dưỡng lạc quan cho chính họ. Chỉ có “good news” từ Sài G̣n mới giữ được niềm tin rằng phép lạ tại Việt Nam là thật chứ không phải là một ảo ảnh. Nhu cầu “good news” đă làm cho nhiều quan sát viên chống Cộng mang một cái nh́n hời hợt, hay ít nhất đă bỏ qua những thất bại của Diệm, và sự kiện này đă làm cho những báo cáo về thành quả của Diệm trở thành vô giá trị [16].

*
Giáo sư Buttinger, được xem như “khai quốc công thần” của chế độ Diệm, rồi giáo sư Fishel, Đại tá Lansdale, Thượng Nghị sĩ Mansfield,… những người vừa là bạn vừa là nhân vật đỡ đầu của ông Diệm trong chính sách Mỹ, từ năm 1960, lần lượt chán nản xa rời ông Diệm trong cái tâm trạng “bỏ th́ thương mà vương th́ tội”. Ngay Tổng thống Kennedy, từ trước năm 1954 và c̣n kéo dài sau đó, cũng đă từng triệt để ủng hộ ông Diệm, rồi cuối cùng người ân nhân tối quan trọng đó cũng đă bị ông Diệm phản bội khi ông bắt tay với Cộng Sản Hà Nội.

*
Phần mà tôi vừa tŕnh bày ở trên về chính sách của người Mỹ đối với các quốc gia nhược tiểu chống Cộng, và đặc biệt đối với chế độ Ngô Đ́nh Diệm, đă nói lên rất rơ ràng rằng cho đến tháng Tám năm 1963 (nghĩa là cho đến ngày ông Nhu cuồng dại tấn công các cơ sở của Phật Giáo Việt Nam), giới lănh đạo Mỹ chẳng những đă không tạo một áp lực nào phương hại đến sự sinh tồn của chế độ Diệm (ngoài những khuyến cáo xây dựng để củng cố thêm chế độ) mà ngược lại chính anh em ông Diệm đă tạo ra những căng thẳng trong mối bang giao bằng thủ đoạn “chantage” nhân danh nhu cầu chống Cộng của người Mỹ.

*
Măi cho đến đầu năm 1963, trước cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng tại miền Nam Việt Nam mà hệ quả có thể là sự suy sụp toàn diện sức mạnh chống Cộng của cả nước, và trước những áp lực của quần chúng Hoa Kỳ, của chính giới Hoa Kỳ, của công luận thế giới, của các nước đồng minh, của ṭa thánh Vatican,… giới lănh đạo Mỹ mới bắt đầu áp dụng những biện pháp cứng rắn trong lănh vực chính trị và viện trợ để vừa làm áp lực vừa giúp đỡ chính quyền miền Nam sửa sai.

*
Nói chung, về chính trị, người Mỹ đ̣i chế độ phải tôn trọng và thực thi nguyên tắc phân quyền và chính sách tản quyền để tránh t́nh trạng trung ương tập quyền đang làm mù quáng và tê liệt khả năng điều hành của dinh Gia Long. Cụ thể là để cho thành phần đối lập được tự do sinh hoạt tại nghị trường Quốc hội cũng như trong chính giới, xét lại hệ thống bổ nhiệm nhân sự ở các địa phương để tránh t́nh trạng lạm dụng quyền hành nhờ có liên hệ đặc biệt với gia đ́nh Tổng thống, các cuộc bầu cử từ trung ương đến địa phương phải thực sự tự do và trong sạch… Lẽ dĩ nhiên những đ̣i hỏi này chỉ được người Mỹ tŕnh bày dưới h́nh thức khuyến cáo để tránh t́nh trạng “can thiệp vào nội t́nh của nước khác”, ngược hẳn với những biện pháp khác táo bạo và mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát việc sử dụng tài phí viện trợ. Vấn đề kiểm soát tiền viện trợ này không phải chỉ v́ chính quyền Mỹ muốn hiệu năng hóa công cuộc chống Cộng mà c̣n v́ muốn biện minh với Quốc hội Hoa Kỳ trong những buổi điều trần về t́nh trạng tham chiến tại Đông Dương.

*
Đặc biệt, chính quyền Mỹ muốn được biết về số tiền tài trợ cho Lực Lượng Đặc Biệt, các cơ quan công an, mật vụ, và những mật phí có được sử dụng đúng đắn cho các công tác t́nh báo chống Cộng không. Đ̣i hỏi này đă bị ông Nhu xem như là một áp lực của Hoa Kỳ nhằm kiểm soát những bí mật quốc pḥng và đă bị ông quyết liệt từ chối, v́ ai cũng biết phần lớn của số tiền đó được chi tiêu để xây dựng bộ máy đàn áp đối lập, xây dựng những tổ chức kinh tài cho anh em ông và cho những hoạt động mờ ám khác.

*
Trong quân đội, các cố vấn Mỹ tỏ ra khắt khe hơn trong việc sử dụng các phưong tiện của Hoa Kỳ khi hành quân, và họ cũng tham dự nhiều hơn và trực tiếp hơn vào những trận đụng độ càng lúc càng lớn với quân Việt Cộng. T́nh trạng này đă tạo ra nhiều va chạm giữa sĩ quan Việt Nam và sĩ quan cố vấn Mỹ về chiến thuật giao tranh với kẻ thù. Cho nên, trong thời gian đó, đă có những sĩ quan Việt Nam không cần tiếp vận của Mỹ và v́ tự ái dân tộc đă sáng tạo ra những chiến thuật tiêu diệt địch oai hùng, nhưng cũng có rất nhiều đơn vị trưởng khác, nhất là các sĩ quan thuộc hệ thống Cần Lao chuyên lạm quyền để thủ lợi, không dám hành quân mà chỉ lui về thế pḥng ngự giữ chặt lấy các tỉnh lỵ cho an toàn, và để mặc nông thôn cho Việt Cộng thao túng.

*
Phân tích những biện pháp chính trị và quân sự, tài chánh và điều hành của Hoa Kỳ, ta có thể nói rằng trước khi xảy ra vụ tấn công các chùa vào tháng 8 năm 1963, người Mỹ đă không tạo ra những áp lực nặng nề nào cả mà chỉ thể hiện những khuyến cáo của ḿnh bằng một số biện pháp rất cụ thể để nâng cao hiệu năng đối đầu với Cộng Sản của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

*
Nhưng ông Ngô Đ́nh Nhu th́ không nghĩ như thế. Và dù chính Mỹ đă khai sinh và nuôi dưỡng chế độ Diệm từ năm 1953, dù người Mỹ trong các cơ quan then chốt đă đóng những vai tṛ quan trọng trong các chính sách từ nhiều năm qua… nhưng đến khi cần chống Mỹ th́ ông Nhu lại nêu lên những khuyến cáo và những biện pháp đó làm lư do để cho rằng “bị Mỹ làm áp lực, bị Mỹ chen vào nội t́nh quốc gia” dù đă 8, 9 năm đè đầu dân tộc nhờ tiền bạc và thế lực của Mỹ.

*
Đến đây th́ nguyên nhân thứ tư của quyết định thay đổi lập trường từ thân Mỹ đến chống Mỹ, từ chống Cộng đến thỏa hiệp với Cộng của ông Ngô Đ́nh Nhu bắt đầu thành h́nh, mà sự thành h́nh đó bắt nguồn từ chính bản chất nội tại của con người ông ta.

*
Những bản tính đặc biệt đó của ông Nhu là ǵ?

*
Trước hết ông Nhu là một người Việt có một tâm hồn rất Tây, thứ Tây trí thức chuộng lư thuyết và đắm ch́m trong những lư tưởng đến nỗi quên mất thực tại. Nền giáo dục từ chương nặng nề của Pháp vào thập niên 1930 và 40, cũng như nội dung giảng huấn của trường Chartres đă bủa màng lưới lư thuyết vây kín óc sáng tạo và tính khách quan của người thu nhận. Ông Nhu say sưa đọc sách, càng nhiều càng tốt, mà không biết đối chiếu với thực tại để khai mở một triết lư hành động cho chính ḿnh cũng như cho chính quốc gia sau này. Do đó mà những tác phẩm lư thuyết mà ông Nhu là cha đẻ sau này như Hiến pháp Đệ nhất Cộng Ḥa, Thuyết Nhân Vị, v.v… chỉ là một sự chắp vá gượng ép của rất nhiều trào lưu tư tưởng lúc bấy giờ mà chẳng có một nội dung đặc thù nào, lại càng không phù hợp với hiện thực chính trị và xă hội của miền Nam Việt Nam chút nào cả.

*
Khi về nước phụ trách quản thủ thư viện tại Hà Nội rồi Huế, ông Nhu chỉ là một công bộc của bộ máy cai trị Tây, suy tư và hành xử như Tây chẳng khác một con cá biển sống thoải mái trong nước mặn. Do đó, ta không lạ ǵ khi thấy ông Nhu chỉ giao du với những thành phần thuộc giai cấp thượng lưu trí thức, và đến khi thành hôn th́ cũng lấy con gái một gia đ́nh trưởng giả trong nếp sống phóng đăng của Hà Nội bị Âu hóa. Văn hóa Pháp chi phối mạnh mẽ tâm hồn ông Nhu, mạnh mẽ đến nỗi khi diễn đạt, ông Nhu không dùng nổi tiếng Việt mà phải nhờ tiếng Pháp để nói và viết. Bài “Hội Mùa Xuân tại Hà Nội thời Hậu Lê” (La Fête de Printemps à Hanoi du temps des Lê Posterieurs), cũng như các diễn văn của ông Diệm sau này, ông Nhu đều viết tiếng Pháp và Vơ Văn Hải dịch ra Việt văn. Con cái th́ chỉ học trường Tây trường Đầm, và trong nhà th́ chỉ đối đáp với nhau bằng Pháp ngữ.

*
Rơ rệt hơn nữa là khi mới có chính quyền, vợ chồng Nhu đă vội chuyển tiền ra ngoại quốc và chỉ chuyển qua Pháp hoặc Thụy Sĩ. Mua sắm nhà cửa th́ cũng tại Pháp và Ư, tạo măi cơ sở kinh doanh dĩ nhiên cũng tại Pháp. Ba lần công du chính thức, ông Nhu đều t́m cách ghé qua Pháp, riêng bà Nhu th́ đi Pháp hàng năm, có khi trong một năm đi hai, ba lần. Chỉ năm 1957, ông Ngô Đ́nh Nhu có viếng thăm Hoa Kỳ và đă được Tổng thống Eisenhower tiếp kiến.

*
Do đó, chính nếp sống Tây hóa, và quan điểm chính trị bị Tây hóa này đă làm cho ông Ngô Đ́nh Nhu, trong sự hỗn loạn của t́nh h́nh lúc bấy giờ, đă trở nên chủ bại trong ư thức và trở về với lập trường khuynh tả của giới trí thức Âu Châu để chấp nhận chủ nghĩa của Marx như một chủ nghĩa nhân bản về mặt triết lư và là một hệ ư thức thuần lư về mặt sử quan, đến nỗi đă công khai tuyền bố “Tôi không phải là người chống Cộng trên quan điểm chính trị hay nhân bản. Tôi xem những người Cộng Sản như anh em…”

*
Từ t́nh cảm thân Tây, phục Tây và trọng Tây trên mặt tư tưởng cũng như nếp sống đó, tâm lư chống Mỹ, khinh Mỹ, ghét Mỹ của ông Nhu chỉ là một hệ luận tất yếu mà thôi. Và ông Nhu bị rơi vào cái ṿng nhị nguyên đối đăi của một thứ lựa chọn cứng nhắc: càng trọng Tây th́ càng khinh Mỹ, càng chống Mỹ th́ càng thân Tây, chứ không t́m được cho ḿnh một chọn lựa đặc thù nào trên nền tảng dân tộc, để khỏi vật vờ trong thế tranh hùng ngoại bang Tây–Mỹ.

*
Ngoài đặc tính nặng lư thuyết (mà là lư thuyết Tây phương) đến độ viển vông này, ông Nhu c̣n bị bệnh chủ quan của một người tưởng ḿnh quán thông kim cổ, của một người khinh thế ngạo vật, xem trí thức và nhân sĩ miền Nam như cỏ rác. Ông Nhu chủ quan đến độ không nhận ra rằng anh ḿnh được làm Tổng thống trước hết là nhờ Mỹ và ṭa thánh La Mă chứ không phải nhờ những vận động chính trị đầy tính thỏa hiệp của ông Nhu tại Sài G̣n. Ông chủ quan đến nỗi không nhận ra rằng sau những năm đầu của chế độ, ḷng dân đă bắt đầu dao động và những t́nh cảm cũng như sự tín nhiệm ban đầu của nhân dân đă bắt đầu biến đổi từ dè dặt đến nghi ngờ, từ nghi ngờ đến chống đối. Ông cũng chủ quan đến nỗi không biết rằng những sách lược và những tổ chức của ḿnh như Ấp Chiến Lược, như Thanh Niên Cộng Ḥa, như đảng Cần Lao Công giáo, như Lực Lượng Đặc Biệt, như trại giam P42 không đủ khả năng để chống đỡ cho chế độ đang bị ung thối từ trong cốt lơi. Ông cũng chủ quan đến độ vào những tháng cuối cùng của chế độ, khi biết được tin có những vận động nhằm lật đổ chế độ, ông vẫn dửng dưng xem thường và đánh giá rất thấp âm mưu đảo chánh của các sĩ quan.

*
Tôi c̣n nhớ vào dạo đó, trong mấy tuần liên tiếp, cứ mỗi thứ năm từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, ông Nhu đến câu lạc bộ Tổng Tham mưu để thuyết tŕnh cho khoảng 50 sĩ quan cấp Tướng và Tá gồm các chỉ huy trưởng và giám đốc nha, sở có mặt tại Sài G̣n. Tự cho ḿnh là trí thức khoa bảng và với uy thế của vị Cố vấn Chính trị em ruột Tổng thống, ông Nhu đă xem các sĩ quan cao cấp đó như những kẻ vơ biền không có ư thức chính trị nên ông thao thao bất tuyệt, dùng mọi lư luận để đả kích Phật giáo bằng những lời lẽ hung hăng, công kích sự tham dự quá mức của người Mỹ vào nội t́nh Việt Nam, đề cao một cách sống sượng các kết quả thống kê của quốc sách Ấp Chiến Lược và úp mở đề cập đến một nước Việt Nam thống nhất trong ḥa b́nh.

*
Suốt năm trời v́ quá lo âu bày mưu tính kế đối phó với Phật giáo và Mỹ nên mặt ông Nhu trông hốc hác, cặp môi đă thâm lại thâm thêm, cặp mắt vốn mờ đục bấy giờ lại bị các quầng đen làm sâu hẳn. Ông không biết rằng càng nói càng làm cho hội trường thêm chán ghét và căm thù. Những hứa hẹn cũng như những đe dọa mà ông tŕnh bày bằng một giọng lè nhè v́ uống quá nhiều rượu whisky, chỉ làm cho hội trường thêm chán nản. Làm sao ông có thể đề cập đến ḷng yêu nước và xây dựng quốc gia khi chính ông đang âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản và đang làm ung thối liên hệ đồng minh với một nước bạn chống Cộng ? Nhưng ông Nhu cũng say sưa nói, và vẫn chủ quan tin rằng ḿnh đang thuyết phục được một hội trường vốn đă biết khá rơ về âm mưu của ông cũng như đang có những vận động đối chọi kịch liệt với ông.

*
Cái bệnh chủ quan này trước đó đă dẫn ông Nhu vào thế cờ tàn mà Hà Nội giăng bẫy và sau này dẫn ông Nhu đến cửa tử của kế hoạch Bravo.

*
Bản tính thứ ba của ông Nhu là liều lĩnh. Không phải liều lĩnh trong cái nghĩa can đảm, biết trước được những khó khăn mà vẫn làm, nhưng lại là cái nghĩa cuồng tín của một người làm mà không cần biết hậu quả sẽ xảy ra cho ḿnh hay cho đất nước như thế nào.

*
Sự liều lĩnh đó bắt nguồn từ niềm tin có tính cách tín ngưỡng về vai tṛ lănh đạo mà “ơn trên” đă ban cho, từ mặc cảm tự tôn cho ḿnh không bao giờ lầm lẫn và từ ảo tưởng rằng các bộ máy công an, mật vụ, các lực lượng chính trị, tôn giáo và quân sự đă được đảng Cần Lao kiểm soát. Sự liều lĩnh đó cũng bắt nguồn từ bản chất cá nhân của ông Nhu luôn luôn thích bạo động, thích âm mưu, thích khuynh loát, thích thủ đoạn,… và say sưa với những bạo động, âm mưu, khuynh loát, thủ đoạn đó.

*
Một linh mục người Pháp vốn biết rất rơ về con người của ông Nhu, từ năm 1959, đă nói rằng: “Nhu có đầy đủ khả năng để bắt tay với Cộng Sản. Nhu sẽ thỏa hiệp với Cộng Sản khi nào cảm thấy bị dồn vào chân tường. Nhu là thứ người hành xử hoàn toàn theo chính sách “sau ta là trận đại hồng thủy” (après moi, c’est le deluge) [17]. Sau này tính liều lĩnh đó đă thể hiện rơ ràng hơn khi:

*
… sự chống đối của tướng lănh, của người Mỹ, và của Phong trào Phật giáo đă không cho Nhu một chọn lựa nào khác hơn để bám lấy chính quyền ngoài cách liều lĩnh thỏa hiệp với Hà Nội. Với Nhu th́ không có ǵ là mất thể diện. Tất cả mọi nhân chứng đều cho thấy nhà mưu sĩ của chế độ, v́ sống riêng biệt trong căn pḥng bọc gấm và xa rời thực tế nông thôn, cứ tưởng chương tŕnh Ấp Chiến Lược là một thành công. Những phúc tŕnh của các sĩ quan khúm núm và các công chức sợ sệt đă cứ lải nhải (về sự thành công) như thế, c̣n Việt Cộng th́ họ hiểu rằng nếu có thỏa hiệp, chắc chắn họ sẽ có lợi [18].

*
Vừa chuộng lư thuyết vừa nặng đầu óc chủ quan, lại tính liều lĩnh nên khi bị dồn vào thế đường cùng th́ ông Nhu không thể làm ǵ khác hơn là quay về thỏa hiệp với kẻ thù Cộng Sản, một kẻ thù mà v́ đầu óc tiêm nhiễm những lư thuyết khuynh tả Tây phương, ông Nhu đă không thấy nó phi nhân bản và phản tiến hóa, một kẻ thù mà nặng đầu óc chủ quan, ông Nhu đă không đánh giá được một tương quan lực lượng rất bất lợi cho miền Nam, một kẻ thù mà v́ tính liều lĩnh thủ đoạn, ông Nhu đă không cần biết những hậu quả ǵ sẽ xảy ra sau khi thỏa hiệp.

-o0o-


Bốn nguyên nhân mà tôi đề cập ở trên có thể xem như là những sức đẩy hăm dọa sự an toàn của chế độ: Nhân dân miền Nam đẩy ông Nhu ra khỏi tư thế lănh đạo, Việt Cộng đẩy ông Nhu ra khỏi vị trí đại diện chính đáng, chính quyền Mỹ đẩy ông Nhu ra khỏi tác phong độc tôn độc tài, và bản chất chủ quan đẩy ông Nhu ra khỏi những khôn khéo chính trị tối thiểu của một người nắm vận mệnh đất nước. Trước những sức đẩy đó, ông Nhu hạ tay đi thế cờ tội ác chót: Thỏa hiệp với Cộng Sản để hóa giải mọi sức đẩy đang làm lung lay chế độ, đang đe dọa sự an toàn của bản thân ông Nhu, của gia tộc Ngô Đ́nh và của bè phái Cần Lao.

*
Thật vậy, thỏa hiệp được với Hà Nội th́ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ không c̣n vai tṛ để đóng, Mỹ sẽ không có lư do để áp lực, nhân dân miền Nam sẽ không c̣n tư thế để thay ông Nhu chống Cộng, và riêng cá nhân ông Nhu sẽ kiêu hănh làm được nhiệm vụ lịch sử ḥa hợp với những người “anh em” bên kia. Cũng trong con tính thỏa hiệp liều lĩnh này, ông Nhu tin chắc rằng Mỹ sẽ không bao giờ bỏ miền Nam mà phải trở nên “dễ bảo” hơn để quân b́nh ảnh hưởng của Cộng Sản; các sức mạnh của ông Nhu như đảng Cần Lao, Ấp Chiến Lược, khối Công giáo di cư, các bộ phận vơ trang trong quân đội, mật vụ, công an,… sẽ đủ tư cách và đủ sức mạnh để thực hiện sách lược thỏa hiệp mà không bị phản bội.

*
Ông Nhu chủ quan và liều lĩnh tính toán như vậy, nhưng c̣n ông Diệm th́ sao? Lập trường của ông và thái độ của ông như thế nào trong toàn bộ âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội của người em cật ruột ?

*
Ông Diệm là một tín đồ Công giáo có một niềm tín ngưỡng đậm đà nhưng không sâu sắc, ông tin tưởng tuyệt đối vào sứ mạng thiêng liêng tiêu diệt Cộng Sản mà ông cho là hiện thân của Satan. Lập trường chính trị của ông chỉ là một thể hiện tự nhiên những xác tín tôn giáo của ông chứ không phải từ một chứng nghiệm hay nghiên cứu chính trị sâu sắc về chủ nghĩa Mác–Lê, phong trào Cộng Sản và bối cảnh của dân tộc Việt Nam. Đối với ông Diệm, là người Công giáo th́ tự nhiên phải chống Cộng. Và cũng từ đó mà ông quan niệm chắc nịch rằng chỉ có người Công giáo mới chống Cộng thật sự mà thôi. Toàn bộ quan điểm chống Cộng của ông Diệm cũng như đa số những người đồng đạo của ông ta bắt nguồn từ cái sứ mạng tông đồ tiêu diệt ma quỷ để làm sáng danh Chúa, hơn là từ những t́nh cảm hoặc ư thức dân tộc, nhân quyền, b́nh đẳng, tự do… V́ thế cho nên khi quân đội Pháp trở lại Việt Nam vào năm 1945–46 dưới quyền chỉ huy của một vị tu sĩ là Đô đốc Thierry d’ Argenlieu th́ hầu hết người Công giáo Việt Nam đều chọn lựa theo ủng hộ đạo quân xâm lược mượn chiêu bài chống Cộng này, chứ không có một chút ngần ngại chính trị nào giữa hai chọn lựa “theo Kháng Chiến chống Tây” hay “theo Tây chống Cộng Sản” như t́nh trạng khá phổ quát của đa số các bộ phận khác của dân tộc lúc bấy giờ. Dó đó, nhiều đạo Thân binh hợp tác với quân đội viễn chinh Pháp lúc bấy giờ c̣n được gọi là Lính Đạo, và năm 1946, khi lực lượng Công giáo cho phổ biến “Lá Thư Luân Lưu” và thành lập “Liên Đoàn Công giáo Việt Nam” th́ nội dung và động cơ của nó cũng lấy chủ điểm là đặc tính Vô Thần của chủ nghĩa Cộng Sản.

*
Về mặt chính trị, không những cá nhân ông Diệm có mối thù máu với Cộng Sản đă giết cha con ông Ngô Đ́nh Khôi và giam tù ông tại Thái Nguyên, mà chính sự nghiệp chính trị cũng như những quyền lực và danh vọng của ông đều được xây đắp nhờ chủ trương chống Cộng của ông, do những thế lực chống Cộng Việt Nam cũng như ngoại quốc ủng hộ. Ngày 7 tháng 12 năm 1961, ông Diệm đă gửi cho Tổng thống Kennedy một lá thư dài tŕnh bày t́nh trạng bi đát của nhân dân miền Nam do Cộng Sản gây ra để kêu gọi vị Tổng thống nước bạn giúp đỡ [19]. Lá thư này đă hợp pháp hóa và chính đáng hóa quyết định gửi quân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam của Kennedy và củng cố thêm lập trường chống Cộng quyết liệt của ông Diệm lúc bấy giờ. Ngay những tháng cuối cùng của chế độ, lúc ông cho tấn công các cơ sở Phật giáo và đàn áp Tăng Ni th́ ông cũng nhân danh sự đe doạ của Cộng Sản để biện minh cho chính sách tàn bạo đó th́ tại sao từ cái lập trường thân Mỹ, chống Cộng sắt đá như thế ông lại hoán chuyển tương quan thù bạn để chủ trương đuổi đồng minh Mỹ và bắt tay với kẻ thù Cộng Sản mà nay ông gọi là “anh em”.

*
Tôi là một cán bộ trung kiên với ông Diệm v́ lập trường yêu nước và chống Cộng Sản, th́ việc chuyển đổi tư tưởng và lập trường của ông đă tạo cho tôi một nỗi băn khoăn, thắc mắc rất quan yếu. Tôi cứ tự hỏi chủ trương thỏa hiệp với Hà Nội là chính của ông Diệm hay của ông Ngô Đ́nh Nhu. Tôi thật tâm nghi ngờ rằng ông Diệm đă bị ông Nhu thuyết phục lôi kéo v́ ông Diệm thiếu quyết đoán mà lại cả nể ông Ngô Đ́nh Nhu. Thật thế, cuộc đời chính trị của ông Diệm đă cho thấy thời làm quan Nam triều ông nổi tiếng là nhờ thái độ “cần kiệm liêm chính” chứ không phải nhờ tài năng trí tuệ, v́ mọi chính sách và hoạt động đều đă có quan Tây chỉ bảo. Ông chỉ cần thi hành đúng đắn đường lối cai trị và chính sách đô hộ của người Pháp là đủ để được thăng quan tiến chức rồi. Từ ngày làm Tổng thống, v́ thiếu khả năng lănh đạo, lại mang tính t́nh bất thường khi nhu khi cương, đầu óc lộn xộn, nên ông đă phải nhờ quá nhiều vào sự giúp sức của anh em, v́ vậy sau đó hoàn toàn bị anh em chi phối điều động. Từ sau biến cố Nhảy Dù cuối năm 1960, người ta thấy tương quan của hai anh em ông Diệm–Nhu trong Phủ Tổng thống không khác ǵ thời vua Lê chúa Trịnh, dù bề ngoài ông Diệm vẫn cố giữ cái thể thống của một vị nguyên thủ quốc gia. Từ sau cuộc đảo chánh Nhảy Dù, nhất là từ ngày dọn về dinh Gia Long (sau cuộc ném bom dinh Độc Lập), những người trong Dinh thường thấy ông Diệm hàng ngày kẹp hồ sơ xuống văn pḥng ông Nhu ở tầng dưới để bàn công việc, tham khảo ư kiến. Người ta có cảm tưởng ông Diệm đă hành xử như một viên chức thừa hành mang hồ sơ đến tŕnh bày công việc với thượng cấp là ông Nhu. Trong biến cố Phật giáo, ông Diệm đóng vai tṛ của một ống loa để tuyên bố, c̣n tất cả kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng đều do ông Ngô Đ́nh Nhu thiết kế và quyết định; mà ông Nhu th́ lại vốn là người quá nể vợ, nếu không muốn nói là sợ vợ, như các nhân chứng và tài liệu đă nói rơ. Thành ra trong dinh Tổng thống, nhất là vào những năm cuối cùng, ông Diệm đă biến thành nhân vật thứ ba, nằm dưới quyền hành tuyệt đỉnh của vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu.

*
Để thấy rơ bộ máy lănh đạo tối cao của chế độ và để xác định đúng vị trí của ông Diệm trong bộ máy này, ta hăy nghe những chứng nhân ngày ngày từng trực tiếp theo dơi và liên hệ gần gũi với bộ máy đó mô tả. Ông Nguyễn Thái, cựu Giám đốc Việt Tấn Xă, viết rằng:

*
Mặc dù là lănh tụ của chế độ, Ngô Đ́nh Diệm đă không thể và thật sự không quyết định một ḿnh, hoàn toàn độc lập khỏi những trung tâm quyền lực khác trong chế độ được. Ngược lại ông đă bị họ ảnh hưởng, và những quyết định của ông phản ánh không những lối suy nghĩ của ông mà c̣n của họ nữa. Dù ông Diệm có biết hay không rằng ông đang bị chi phối bởi anh em khác trong gia đ́nh th́ ông Diệm vẫn có vẻ như tha thứ, làm ngơ, hay ngay cả nương dựa vào ảnh hưởng đó của họ.

*
Sự ảnh hưởng lẫn nhau và liên hệ về quyền lực giữa anh em trong hệ thống lănh đạo của Tổng thống Diệm được gọi là “gia đ́nh trị”. Điều này không thể không chú ư được bởi v́ nó là trung tâm guồng máy cai trị đàng sau nền hành chánh của Nam Việt Nam. Cũng như nếu một người không biết ǵ về cá nhân Ngô Đ́nh Diệm th́ người đó không thể hiểu được sự lănh đạo của Tổng thống Nam Việt Nam, không thể thấy được toàn diện chính cuộc nếu người đó không quan sát gia đ́nh họ Ngô [20].

*
Ông Đoàn Thêm, Đổng lư Văn pḥng Bộ Phủ Tổng Thống, c̣n đi sâu vào hiện tượng “gia đ́nh trị” một cách rơ ràng hơn:

*
Trong mấy anh em gia đ́nh họ Ngô, ông Ngô Đ́nh Nhu là người ảnh hưởng ông Diệm hơn cả. Trong mấy năm đầu, ông Diệm không thấy các em ông có lỗi ǵ hết. Ông tin rằng mọi sự công kích đều do ḷng đố kỵ, do mưu mô ly gián của đối phương.

*
Đă nhiều lần, ông nói với người chung quanh: Bà Nhu chịu khó lắm, đau hoài mà cứ gắng làm việc công ích, thiên hạ ác miệng lắm.

*
Nhưng rồi ông thấy cả những người chí thân cũng phản đối nhiều hành động của bà. Sự bất ḥa giữa bà với ông Cẩn chẳng hạn, không thể giữ kín. Phải là “chỉ đạo” mới có gan lên án bà trước ông Tổng thống. Ông Diệm hay bị trách là nhu nhược để mặc vợ chồng ông Nhu làm mưa làm gió.

*
Ông Diệm biết xử trí ra sao? Có thật ông yếu ớt quá không? Tôi muốn biết rơ hai điểm đó.

*
Vài người thân tín và quyến thuộc đă hiểu được nỗi khổ tâm của ông. Không những ông phân vân giữa tư tưởng riêng tư và dư luận chung, mà ông c̣n hay bị kẹt giữa những người ruột thịt.

*
Có bận ông về Huế ngồi phờ rất lâu, mớ tóc đen và dài rớt cả xuống trán và mang tai, ông không nói không rằng chỉ theo thói quen khi ông suy nghĩ nghĩa là dụi tàn thuốc lá, chưa hết nửa điếu này đă châm điếu khác để dụi nhiều hơn.

*
Ông muốn trong ấm ngoài êm, th́ họ cứ lục đục và giận dỗi, người nọ khích bác người kia. Ông thương tất cả, chẳng nỡ bênh ai gạt ai. Ông cần ông Nhu hơn hết, sao mọi người cứ muốn chặt tay ông ?

*
Nhưng chẳng lẽ ông không dám có phản ứng hay sao? Ông Cẩn biết tính lưỡng lự của anh đă bảo một người cháu: giục ông Tổng thống mà không khủng bố ông ta tất không được. Khủng bố Tổng thống là nói mạnh, dọa làm bừa nếu chưa chịu nghe. Đồng ư hay không, bà Nhu đă biện thuyết quá hùng hồn trước mặt ông.

*
Ở những trường hợp đó, người phải chứng kiến đă ái ngại cho ông Diệm. Ông không quen mạnh dạn trước phụ nữ lại cả nể vợ yêu của người em quư nhất. Sau hết, ông kém về ngôn ngữ và thiếu tài ứng đối nên chỉ cau mặt, không nghe, không bác, lặng thinh, trong một bầu không khí nặng nề. Rút cuộc, ông chỉ thở dài, h́nh như để tự giải thoát, giải thoát bằng tha thứ.

*
Ông cho là ông rộng lượng chứ không phải là ông chịu đựng. Bởi thế có lần ông khuyên một Bộ trưởng: Thói thường đàn bà người ta hay nhiều lời. Xong th́ thôi, ḿnh đàn ông bận tâm làm chi, cho nó yên mà lo việc lớn [21].

*
Nhưng tất cả vấn đề là nếu “nó” không yên th́ sao?

*
Và “Nó” đă không yên cho nên từ một đất nước thanh b́nh và một dân tộc đoàn kết thời 1955–56, “Nó” đă đóng góp rất nhiều, quá nhiều, vào việc biến thành một đất nước ly loạn và một dân tộc bị phân hóa vào năm 1962–63. Và đến mấy tháng cuối cùng, khi bị cả dân tộc chống đối, khi bị kẻ thù đe dọa, khi bị đồng minh khuyến cáo, và khi chồng tiến hành kế hoạch thỏa hiệp với quân thù, th́ “Nó” c̣n hống hách tuyên bố: “Ông Diệm không thể cai trị miền Nam nếu không có chồng tôi. Trái lại chồng tôi có thể cầm quyền lănh đạo quốc gia dù không có ông Diệm” [22].

*
Nói tóm lại, ta thấy ông Diệm tuy chống Cộng nhưng là một thứ chống Cộng bị điều kiện hóa chứ không được thúc đẩy và chỉ đạo bởi một cơ sở lư luận vững chắc hoặc được chứng nghiệm bằng một quá tŕnh đấu tranh sống chết. Ông lại là một người hành xử vai tṛ lănh đạo nhưng lại không có tư cách và quyền lực của một nhà lănh đạo. Đă thế bản tính ông lại nhu nhược, dễ dăi, nhất là lúc phải đối phó với những vấn đề phức tạp và to lớn. Từ lâu, ông đă tin tưởng tuyệt đối vào ông Ngô Đ́nh Nhu là người em không những ông thương yêu tin phục mà c̣n nể sợ nữa, đến độ gần như trao toàn quyền lănh đạo quốc gia cho em. Cho nên trong những năm 1962–63, trước những khủng hoảng dồn dập, mà khủng hoảng nào cũng phức tạp và trầm trọng, trước một t́nh thế vượt hẳn khả năng lư luận và khả năng đối phó của một người như ông, ông đă an tâm trao hết vận mệnh của chế độ, của miền Nam, vào tay vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu.

*
Ngay cả quyết định quan trọng nhất, và quái dị nhất, là chống Mỹ để thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội, ông cũng đă bị ông Ngô Đ́nh Nhu thuyết phục dễ dàng. Thái độ phủi tay trước những quyết định sinh tử đó của ông không khác ǵ thái độ rửa tay để tránh trách nhiệm của viên Thống đốc Pontius Pilate trước khi trao vận mệnh chúa Giê Su cho viên chủ tế Pha-ri-siên và lực lượng La Mă đóng đinh Chúa lên thánh giá. Từ đó, ông hoàn toàn bị ông Ngô Đ́nh Nhu điều động và trở thành một con cờ đắc lực cho vợ chồng Nhu trải chiếu đánh ván bài định mệnh với Cộng Sản Hà Nội.

*
Tôi có thể nói sự chuyển biến lập trường của ông Diệm, từ dao động đến bị động, và từ bị động đến dấn thân vào âm mưu đó, chỉ có Vơ Văn Hải và tôi là biết được phần nào. Sở dĩ biết v́ một phần chúng tôi là những cán bộ quá gần gũi và thân thiết với ông Diệm đến độ vượt qua khỏi tương quan “chỉ huy–thuộc cấp” thông thường, và phần khác là v́ chúng tôi có chủ ư để tâm khám phá âm mưu đó mà chúng tôi bắt đầu nghi ngờ từ năm 1960, sau cuộc chinh biến của binh chủng Nhảy Dù. Bác sĩ Trần Kim Tuyến tuy là cộng sự viên số một của ông Nhu trong dinh Độc Lập, có thể biết nhiều về ông Nhu, nhưng đối với ông Diệm th́ cũng chỉ ngưng lại ở tương quan “chỉ huy–thuộc cấp” mà thôi.

*
Ai cũng biết Vơ Văn Hải và tôi là hai cán bộ cốt cán của ông Diệm, và sự tồn vong của chế độ cũng như của ông ta gắn liền với số mạng của chúng tôi dù chúng tôi đều bị ông Nhu nghi ngờ, oán ghét, và dù chúng tôi đều căm thù nhóm Công giáo Cần Lao, những kẻ mà chúng tôi cho là làm hại sức mạnh chính trị và uy tín của ông Diệm. V́ thế, chúng tôi cố gắng theo dơi thực sát đường lối và hoạt động chính trị của Phủ Tổng thống, của ông Diệm và của vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu, nhất là vợ Nhu, người đàn bà mà Hải và tôi mệnh danh là thứ “Cửu Vỹ Hồ ly tinh Đắc Kỷ”.

*
Sau cuộc đảo chánh của Nhảy Dù vào cuối năm 1960, tôi cứ thắc mắc tại sao anh em ông Diệm–Nhu cứ kết án người Mỹ đă chủ trương cuộc đảo chánh trong lúc chính nhờ Mỹ một phần mà Vương Văn Đông, người lănh đạo cuộc binh biến đă tạm ngưng tấn công dinh Độc Lập, tạo cơ hội cho ông Diệm gọi quân về phản công. Tôi lại đă tŕnh bày cho ông Diệm biết có thể nhóm Vương Văn Đông có liên hệ với hệ thống gián điệp Pháp v́ từ khi trốn qua Cao Miên, nhóm Vương Văn Đông đă được t́nh báo của Sihanouk liên lạc và che chở ngay. Cựu Trung tá Trần Đ́nh Lan trong cơ quan gián điệp Pháp cũng từ Paris đến Phnom Penh liên lạc với Vương Văn Đông, trong lúc Nguyễn Chánh Thi th́ lại bị chính quyền và quân đội Cao Miên bạc đăi. Việc này bác sĩ Tuyến c̣n biết rơ chi tiết hơn tôi và đă báo cáo đầy đủ với ông Nhu.

*
Sự kết án lạ lùng đó đă khiến cho Hải và tôi để tâm theo dơi và t́m hiểu. Rồi những sự kiện khác tiếp tục xảy ra như vụ Đại sứ Pháp Roger Lalouette và ông Nhu trở nên thân thiết hơn, vụ Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến Mieczyslaw Maneli được săn đón kỹ càng hơn, vụ công kích người Mỹ càng lúc càng kịch liệt và liên tục hơn. Cho đến đầu năm 1963, khi một phái đoàn Quốc hội Việt Nam Cọng Ḥa thăm viếng Pháp th́ Hải và tôi không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Sau Tết Quư Măo (1963) độ một tháng, tôi và Hải gặp nhau để phối kiểm mọi dữ kiện và duyệt xét toàn bộ những biến chuyển của dinh Gia Long từ hai năm qua, và Hải đă vừa lo lắng vừa buồn rầu kết luận: “Ông Cụ và ông Nhu đă thay đổi lập trường rồi anh Mậu ơi. Bây giờ là chống Mỹ, bắt tay Pháp để nói chuyện với Hà Nội ! Chúng ta làm ǵ đi chứ?”

*
Làm ǵ bây giờ? Đó là câu hỏi lớn mà Hải và tôi cứ bị ám ảnh măi suốt hai mùa Xuân và Hạ của năm 1963. Đó cũng là câu hỏi đă vượt ra khỏi cái liên hệ t́nh cảm giữa chúng tôi và ông Diệm để được đúng đắn đặt trong cái liên hệ giữa chúng tôi và đất nước. Mùa Thu năm đó, khi tôi lấy quyết định cùng với toàn dân lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm th́ tôi biết Hải cũng đă lấy quyết định rồi mà thể hiện rơ ràng nhất là trong ngày Cách mạng 1–11–63, dù ông Diệm khẩn cấp gọi Hải nhiều lần nhưng người bạn hiền của tôi nhất quyết nằm tại nhà, không vào Dinh. Phải nh́n vào t́nh bạn thắm thiết giữa ông Diệm và cụ Án Vơ Vọng, thân phụ của Hải, phải nh́n vào t́nh thầy tṛ vô cùng khắn khít giữa ông Diệm và Hải trên 20 năm trời, và hăy nhớ hành động của Hải trong biến cố Nhảy Dù năm 1960 mới thấy được việc Hải không vào Dinh lúc bấy giờ là đau đớn và quyết liệt như thế nào.


-o0o-


Toàn bộ sách lược thỏa hiệp với Cộng Sản của anh em Nhu–Diệm có thể tóm tắt trong bốn kế hoạch sau đây:

1. Công khai và cụ thể chống Mỹ, nhưng chỉ chống đến một mức độ c̣n kiểm soát được, để vừa thoả măn điều kiện tiên quyết của Hà Nội vừa lại có thể sử dụng được lực lượng của Mỹ như một áp lực với Hà Nội, hoặc nếu cần, có thể quay trở lại t́nh trạng đồng minh như cũ.

2. Vận động để một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, đóng vai tṛ trung gian và bảo đảm sự thực thi của thỏa hiệp trong và sau khi thỏa hiệp thành h́nh.

3. Chuẩn bị và tiến hành những biện pháp an ninh và chính trị để kiểm soát các lực lượng quốc gia và quần chúng miền Nam trong trường hợp nổi dậy chống đối thỏa hiệp này.

4. Trực tiếp đối thoại với chính quyền Hà Nội để thương thảo về vấn đề chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước.

Bốn kế hoạch đó được song song tiến hành và do chính ông Ngô Đ́nh Nhu điều động kiểm soát. V́ tính cách tối mật và tối quan trọng của nó, những nhân sự được chọn lựa thi hành các công tác đă là những thuộc hạ trung tín nhất của ông Nhu, và chỉ biết được từng phần mà không biết được toàn bộ kế hoạch. Trong một vài trường hợp đặc biệt, chính ông Nhu đă đích thân trực tiếp thi hành công tác để bảo toàn bí mật.

*
Diễn tiến của bốn kế hoạch đó lúc công khai lúc bí mật, lúc th́ dồn dập lúc th́ bế tắc, nhưng một cách thứ lớp th́ đă xảy ra như sau:

*
Từ đầu năm 1960, với tư cách là trưởng nhiệm sở ngoại giao tại Luân Đôn, ông Ngô Đ́nh Luyện đă xin hội kiến với Tổng thống Pháp De Gaulle. Đáng lẽ ông De Gaulle không tiếp nhưng v́ ông Luyện c̣n là bào đệ của ông Diệm, nên Tổng thống De Gaulle chịu tiếp trong 15 phút với tất cả sự lạnh lùng và qui ước của một cuộc hội kiến ngoại giao. Buổi hội kiến đó nhằm mở đường cho ông Nhu nhưng đă không mang lại kết quả nào v́ năm 1961, khi ông Ngô Đ́nh Nhu – trên đường đi dự lễ đăng quang của vua Hassan II tại Maroc – ghé qua Paris để xin gặp Tổng thống De Gaulle th́ bị từ chối mà chỉ được Bộ trưởng Ngoại giao Couvre de Murville tiếp kiến và mời ăn cơm. Tham dự buổi tiệc này có các ông Phạm Khắc Hy, Bửu Hội, Đại sứ Pháp Lalouette và ông Etienne Manac, Giám đốc Đông Nam Á Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Pháp (ông này rất thiên về Hà Nội). Tuy cố gắng bày tỏ mọi cảm t́nh đối với nước Pháp, nhưng ông Nhu đă không thành công trong việc thuyết phục được Couvre de Murville về một chính sách mà nước Pháp có thể đóng một vai tṛ quan trọng hơn tại Việt Nam.

*
Nhưng nếu không thành công lớn th́ ít ra ông Nhu cũng đă tạo được một mối liên hệ tốt đẹp và hữu ích với Đại sứ Pháp Lalouette để ông này tiếp tục thuyết phục chính quyền “nên can dự vào nội bộ Việt Nam để khuyến khích và giúp đỡ anh em ông Diệm tránh được gọng kềm của Mỹ” (emprise americaine) [23].

*
Năm 1961 đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong chính sách ngoại giao của Pháp đối với Việt Nam và mang lại những kết quả tốt đẹp cho sự kiên nhẫn của Đại sứ Lalouette trong việc liên tục thuyết phục chính phủ ḿnh hăy can thiệp nhiều hơn vào Việt Nam. Thật vậy, thất bại của Mỹ tại Cuba (Vịnh Con Heo, tháng 4 năm 1961) cho một sự hoà hoăn toàn cầu, hội nghị Genève về vấn đề Lào (tháng 5 năm 1961) để mở đầu cho một chính phủ liên hiệp do Hoàng thân Souvanna Phouma lănh đạo, Hà Nội đề nghị một loạt các hiệp ước hợp tác văn hóa và kỹ thuật với Paris,… những sự kiện đó đă cho chính phủ Pháp thấy rằng chiều hướng chính trị quốc tế, đặc biệt tại Đông Dương, đă không thuận lợi cho Hoa Kỳ chút nào. Kẻ khổng lồ Mỹ ngây thơ vụng về đă thất bại tại Việt Nam để Pháp có thể rửa lại cái hận năm xưa bằng cách đẩy Mỹ ra khỏi Việt Nam hầu nắm lại ưu thế trên vùng đất cựu thuộc địa, mà ảnh hưởng văn hóa cũng như quyền lợi kinh tế vẫn chưa bị phai mờ. Để thực hiện mục tiêu này, trung lập hóa Đông Dương để tiến tới một Việt Nam thống nhất phi liên kết là công thức chính trị của đường lối ngoại giao Pháp.

*
Bộ ngoại giao Pháp bắt đầu mở những cuộc thăm ḍ với Hà Nội và Sài G̣n. Bằng cách đi chơi thuyền trên sông Sài G̣n, ông Nhu và Lalouette gặp nhau nhiều lần để giải quyết những khác biệt cuối cùng và để hoạch định những kế hoạch cần thiết cho việc thỏa hiệp giữa hai miền. Trục Sài G̣n–Paris–Hà Nội càng lúc càng được khai thông cho những âm mưu, những dự tính, những thủ đoạn tuôn chảy. Và đến tháng Hai năm 1963, trong khi công luận và chính giới Hoa Kỳ công phẫn v́ sự bất lực của chính sách quân viện Mỹ qua thảm bại Ấp Bắc và sự dối trá của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm về kết quả trận đánh này, th́ chính phủ Pháp nắm lấy cơ hội đó, chính thức mời một phái đoàn Quốc Hội Việt Nam qua thăm Paris.

*
Sau khi được ông De Gaulle tiếp kiến, phái đoàn Quốc hội do ông Trương Vĩnh Lê cầm đầu, gồm các Dân biểu Hà Như Chi, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Quốc Hùng, Trần Văn Thọ, đă tỏ ra ngạc nhiên một cách hứng thú (“surprise agréable”) và ca ngợi De Gaulle đă “rất thông cảm với Việt Nam” (très compréhensible à l’égard du Vietnam”).

*
Cũng vào mùa Xuân năm đó, ông Mieczyslaw Maneli đến Sài G̣n lần thứ nh́ để đảm nhiệm chức vụ Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến (của Hội nghị Genève 1954).

*
Ông Maneli là một cán bộ trí thức Thiên Chúa giáo cao cấp của đảng Cộng Sản Ba Lan, có khuynh hướng quốc gia cực đoan và tự do tiến bộ, lại là một người hiểu biết nhiều về vấn đề Việt Nam. Hơn nữa, ông Maneli lại quen biết thân thiết với các lănh tụ Cộng Sản cao cấp miền Bắc cũng như lại có dịp đi về thường xuyên đường Hà Nội–Sài G̣n nhờ tư cách Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế, nên khi ông vừa đến Sài G̣n th́ Đại sứ Lalouette liên lạc ngay và khuyên nên gặp ông Ngô Đ́nh Nhu [24].

*
Sau đó, Trưởng phái đoàn Ấn Độ là Đại sứ Goburdhun, rồi vị Đại sứ Ư Đại Lợi Giovanni Orlandi, và ngay cả Khâm mạng Ṭa thánh Salvatore d’Asta cũng thúc giục Maneli đến tiếp xúc ngay với Nhu. Tuy biết rằng đang có những vận động quan trọng liên hệ đến nước anh em Dân Chủ Cộng Ḥa Bắc Việt, nhưng v́ chưa nắm đầy đủ dữ kiện và chỉ thị nên Maneli từ chối: “Tôi đại diện cho một quốc gia không công nhận miền Nam Việt Nam. Theo quy ước của Hiệp Ước Genève th́ chính quyền này chỉ có tính cách giao thời, do đó tôi chỉ phải đến chào vị Tổng trưởng Ngoại giao mà thôi… Tuy nhiên v́ thực tế chính trị, tôi sẽ vui mừng được gặp ông Nhu với điều kiện là ông ta mời tôi” [25].

*
Với lối trả lời linh động đó, ba vị Đại sứ Pháp, Ấn và Ư xem như ông Maneli đă đồng ư trên nguyên tắc nên t́m mọi cách để dàn xếp một cuộc gặp gỡ Nhu–Maneli. Họ cũng cho ông Maneli biết rằng họ đă phúc tŕnh đầy đủ với ông Nhu về quá tŕnh liên hệ và tư thế của ông Maneli đối với cấp lănh đạo Hà Nội, và ông Nhu đă bày tỏ ư muốn gặp ông Maneli (“Nhu himself had expressed interest in meeting me”). Trong hồi kư của ông Maneli, ông thú nhận rằng ông đă không có đầy đủ tin tức về những vận động từ trước cho kế hoạch thỏa hiệp với Hà Nội như ông Nhu, mà chắc chắn trong kế hoạch đó, ông Nhu và hai vị Đại sứ Ấn cũng như Pháp đă có những mưu tính từ lâu. Điều làm cho ông Maneli ngạc nhiên là:

*
… kế hoạch của Goburdhun nhằm làm trung gian giữa Nam và Bắc Việt Nam là một kết hợp giữa sự ngây thơ và quỷ quyệt, giữa sự thiếu thực tiễn và lư thuyết trừu tượng, giữa sự hùng biện và sự phức tạp của vấn đề. Điểm mấu chốt của kế hoạch này là câu nói rất mị dân của Nhu: “Tôi cũng chống tư bản”. C̣n khi đề cập đến một chủ nghĩa xă hội th́ cả Nhu lẫn Goburdhun đều không xác định nổi một cách rơ ràng, ngoại trừ chủ nghĩa xă hội đó không dựa trên duy vật biện chứng… Lời giải thích của Nhu cũng mơ hồ như lời mà ông ta hằng tuyên bố rằng trên thế giới này, ông ta là người theo chủ nghĩa xă hội chân chính nhất… trong khi vẫn nắm lấy hàng triệu Mỹ kim của ngân khố Mỹ [26].

*
C̣n về phần Đại sứ Pháp Lalouette th́ sau hai lần gặp nhau, ông Maneli được biết kế hoạch của Pháp là t́m cách cho hai miền Bắc–Nam thương thảo với nhau để tiến đến trao đổi văn hóa và kinh tế, hầu mở đường cho những thỏa hiệp chính trị sau này. Phần vụ được chia rơ là ông Maneli sẽ đề nghị với Hà Nội mô thức đó trong khi Đại sứ Lalouette sẽ giữ liên hệ với chính phủ Sài G̣n.

*
Một tuần sau đó, vào cuối tháng Hai, ông Maneli đi Hà Nội và tŕnh bày toàn bộ kế hoạch của Lalouette cho các ông Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy th́ chỉ sau hai ngày, đă nhận được sự đồng ư của Hà Nội rằng “như lời của Hồ Chủ tịch đă tuyên bố từ lâu, chính phủ sẵn sàng bắt đầu thương thảo bất kỳ lúc nào và bí mật hay công khai cũng được” [27]. Đính kèm với thư trả lời là một danh sách những sản phẩm sẽ được trao đổi giữa hai miền, kể cả đề nghị cùng xuất bản sách chung.

*
Ông Maneli bay trở về Sài G̣n và báo cáo cho Đại sứ Lalouette biết ư định của Hà Nội khiến ông Lalouette tỏ ra hài ḷng. Đặc biệt ông Lalouette cứ cật vấn măi về thái độ của các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Vơ Nguyên Giáp có thù hằn cá nhân ông Nhu hay không? Khi được biết họ “không thù hằn” mà c̣n có vẻ “tin tưởng Nhu” (?!)ông Lalouette đă phải kêu lên: “Très intéressant! Très important!” Ông Maneli cho rằng câu hỏi đó là do ông Nhu thúc đẩy ông Lalouette hỏi và cảm tưởng của ông là mọi nguyên tắc về thỏa hiệp đă được đồng ư rồi, giai đoạn này chỉ c̣n là những vấn đề cá nhân mà thôi.

*
Cũng trong mùa Xuân năm 1963 đó, để yểm trợ cho những vận động của Đại sứ Pháp, vị chủ tịch của Ủy Hội Quốc Tế KSĐC là Đại sứ Ấn Độ Goburdhun cũng nhịp nhàng tiến hành một số công tác khác. Ông ta đă ra Hà Nội thăm ông* Hồ Chí Minh nhân dịp đầu Xuân. Và trong buổi nói chuyện đă tỏ ra rất ngạc nhiên nhận thấy Hà Nội đặc biệt chú ư đến t́nh trạng căng thẳng giữa Mỹ và anh em ông Diệm, nhất là việc “ông Diệm chống lại các áp lực của Mỹ”.

*
Với điệu bộ “ngây thơ khó ai bắt chước nổi”, ông Hồ Chí Minh đă hỏi Đại sứ Ấn Độ có ǵ lạ xảy ra tại thủ đô Sài G̣n không, vấn an sức khỏe ông Diệm và tỏ vẻ để tâm đến việc ông Diệm bị Mỹ áp lực. Ông Hồ Chí Minh cũng bày tỏ sự tiếc nuối v́ Sài G̣n đă không chịu chấp nhận những đàm phán mà Hà Nội đă nhiều lần đề nghị để tiến tới một thỏa hiệp chung. Khi Đại sứ Ấn từ giă ra về, ông Hồ Chí Minh c̣n ân cần dặn ḍ: Khi nào gặp ông Diệm nhờ ông bắt tay hộ. Khi kể lại chuyện này cho ông Nhu nghe, ông Nhu tỏ vẻ đắc chí lắm và giải thích cho Đại sứ Ấn Độ biết rằng đó là nhờ sự thành công của quốc sách Ấp Chiến Lược (?!) [28].*

*
Lời hỏi thăm này cũng như lời “khen ngợi” ông Diệm là người yêu nước của ông Hồ Chí Minh, mà sau này tàn dư Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại thường huyênh hoang sử dụng như một bằng chứng khả tín, thật ra chỉ là hành xử chính trị của ông Hồ Chí Minh nhằm xúi giục ông Diệm cứ tiếp tục kế hoạch đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam mà thôi. Cái tội hết theo Tây đến theo Nhật, bây giờ lại làm tay sai bản xứ cho Mỹ và Vatican chống lại dân tộc và tiêu diệt bao nhiêu đảng viên Cộng Sản, làm sao ông Hồ Chí Minh tha thứ để gọi ông Diệm là “người yêu nước” được. Nhưng người Công giáo Việt Nam, vốn tự hào là lực lượng chống Cộng hung hăn nhất và nguyền rủa ông Hồ Chí Minh nhiều nhất, sẽ quên tất cả mà chỉ cần câu nói của ông Hồ Chí Minh rửa mặt cho chủ cũ là được rồi!

*
Đầu tháng Tư năm 1963, khi mọi dàn xếp cho cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa ông Nhu và ông Maneli đă bắt đầu có vẻ cụ thể th́ ông Maneli bèn điện về Warsaw để xin chỉ thị. Đồng thời cũng thông báo cho ông Hà Văn Lâu và Đại sứ Nga tại Hà Nội biết. Mấy ngày sau, đại diện của phái đoàn Ba Lan tại Hà Nội thông báo cho ông Maneli biết rằng “các đồng chí Việt Nam rất lưu tâm đến những chi tiết về sự dàn xếp của Nhu, cũng như nội dung cuộc gặp gỡ đó”, đồng thời đích thân ông Hà Văn Lâu trả lời thẳng cho ông Maneli rằng “các đồng chí lănh đạo yêu cầu được thông báo tức khắc về các diễn tiến, và nếu đồng chí có thể về Hà Nội để hội ư với chúng tôi trước khi gặp Nhu th́ rất tốt” [29].

*
Trong khi đó th́ ông Nhu cũng ráo riết hoạt động: nào là gọi giáo sư Bửu Hội (vốn là một phần tử có khuynh hướng thân Cộng đang ở Paris và được ủy làm trung gian để liên lạc với Pháp) về nước nhận chỉ thị trong kế hoạch thỏa hiệp với “những người Điện Biên Phủ” (“les hommes de Dien Bien Phu”), nào là tổ chức một chuyến tham quan chính trị từ Sài G̣n lên Đà Lạt cho ba vị Đại sứ của Ủy Hội Quốc Tế để giới thiệu những thành quả của Ấp Chiến Lược, những thành quả mà chỉ ông Nhu mới mang ảo tưởng có đủ sức mạnh để làm một món hàng trả giá với Hà Nội. (Trong cuộc tham quan này, ông Maneli đă chê bai Ấp Chiến Lược chỉ là tṛ hề đối với Việt Cộng như đă nói trước kia).

*
Nhưng hoạt động lớn nhất trong tháng 5 năm 1963 của ông Nhu là nhằm công khai hóa lập trường chống Mỹ để thỏa măn điều kiện tiên quyết của Hà Nội: ngày 12 tháng 5, ông Nhu tuyên bố với Washington Post – nhưng thật ra hướng về Hà Nội mà nói rằng:

*
“Tôi không nghĩ rằng người Mỹ có khả năng cho chúng tôi những lời khuyên về Chiến tranh Cách mạng. Trong nhiều địa hạt khác như không gian, người Mỹ rất tiến bộ, nhưng c̣n những vấn đề nhỏ trên mặt đất, tôi nghĩ rằng người Mỹ không giỏi hơn chúng tôi”. Đồng thời trong một cuộc phỏng vấn khác của UPI, Nhu tỏ ư muốn Hoa Kỳ rút một số lớn cố vấn quân sự về nước [30].

*
Cũng theo George Chaffard th́ ông Ngô Đ́nh Nhu đă được sự đồng ư của ông Diệm để cố t́nh tạo nhiều khó khăn cho người Mỹ trước khi cho phép Mỹ sử dụng chất hóa học để khai quang vùng rừng núi mà Việt Cộng sẽ sử dụng để chuyển quân, hoặc thiết lập các căn cứ xuất quân tấn công quân đội Việt Nam Cọng Ḥa.

*
Kế hoạch khai quang của Mỹ lúc vừa mới phát động đă bị Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đánh giá nguy hiểm nên tố cáo dữ dội. Giáo sư Bửu Hội, người ở trong Phong trào Ḥa b́nh có khuynh hướng thân Cộng (từng gián tiếp chống lại thân mẫu là ni sư Diệu Không trong biến cố Phật giáo 1963) cũng chứng minh hóa chất khai quang là độc hại để yểm trợ cho kế hoạch chống Mỹ của ông Nhu. Ngày 26 tháng 4 năm 1963, Nga Sô yêu cầu Anh Cát Lợi, đồng chủ tịch trong ḥa hội Genève, phải để Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến mở cuộc điều tra, nhưng ngày 18 tháng 5, Anh quốc trả lời là “không phải lúc để mở cuộc điều tra” đó. Nói rơ ra, hai đồng minh Anh và Mỹ cũng như Bộ Tham mưu quân đội Việt Nam Cọng Ḥa đều đồng ư phải có chiến dịch khai quang, nhất là tại các vùng như Chiến khu D, chiến khu Đỗ Xá, rừng U Minh, v.v… để tiêu diệt Việt Cộng và để làm giảm thiểu thương vong cho binh sĩ Việt Nam Cọng Ḥa. Trong lúc đó th́ chỉ v́ chủ trương chống Mỹ để làm hài ḷng Hà Nội, hai ông Diệm và Nhu đă gián tiếp bênh vực cho lập trường của Nga Sô và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong việc chống lại chiến dịch sử dụng thuốc khai quang này. Thái độ anh em ông Diệm càng làm tăng thêm sự nghi ngờ của tôi về việc ông ta cho lệnh các ông Huỳnh Văn Cao, Bùi Đ́nh Đạm và nhiều cấp chỉ huy không được đánh đuổi Việt Cộng khi Việt Cộng tháo lui trong các trận chiến tại đồng bằng sông Cửu Long trong năm 1962, dù trên mặt công khai ông tỏ ra lo sợ binh sĩ sẽ thương vong nhiều.

*
Không những ồn ào chống Mỹ qua báo chí và bằng vụ “thuốc khai quang”, hai ông Diệm và Nhu c̣n dùng bộ máy tuyên truyền xám của chế độ để tung ra tin ông Nhu từ chối lời yêu cầu nhượng thuê (cession and bail) quân cảng Cam Ranh. Đó chỉ là một lời đồn ngụy tạo v́ tôi biết chắc chắn không có một dự án nào, lúc bấy giờ, về vấn đề đó cả. Cam Ranh là một quân cảng th́ hẳn Bộ Tham mưu phải biết về vấn đề đó nhưng tuyệt nhiên các sĩ quan cao cấp đă không bao giờ nghe nói tới. Hơn nữa, các tài liệu khả tín của Bộ Quốc pḥng Mỹ, của các cơ quan truyền thông quốc tế, cũng như các sách vở nghiên cứu sau này, đều không hề đề cập đến vấn đề này. Ngay cả các tài liệu của Cộng Sản tôi cũng không thấy họ “đả kích” miền Nam về vấn đề đó. Vả lại, lúc bấy giờ, Mỹ chưa chính thức ồ ạt gửi quân tham chiến th́ hẳn chưa có nhu cầu sử dụng một căn cứ rộng lớn và lộ liễu như thế. Sau này, dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, khi chiến tranh bộc phát lớn và số quân tham chiến đông đảo, nhu cầu tiếp vận và tồn trữ mới được đặt ra và quân đội Mỹ đă thiết lập nhiều căn cứ to lớn, biệt lập; tuy nhiên ngay cả lúc bấy giờ, vấn đề “nhượng thuê” cũng đă không được đề cập đến giữa hai quốc gia cùng tham dự trong một cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung.

*
Vụ Cam Ranh chỉ là một phát súng trong mặt trận chống Mỹ của ông Nhu lúc bấy giờ mà thôi. Một phát súng giả lúc đó nhưng bây giờ, tại hải ngoại, lại được các sử gia hoài Ngô cho là thật, để ngụy biện rằng v́ chống Mỹ nên ông Diệm bị Mỹ giết.

*
Trong khi ông Nhu đại diện cho chính phủ Sài G̣n hung hăng chống Mỹ th́ tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Kennedy vốn đă bị Quốc Hội và dư luận quần chúng Mỹ công kích về chính sách tại Việt Nam v́ những hành động của vợ chồng Nhu, lại càng bị các cộng sự viên áp lực để duyệt xét lại liên hệ với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Tuy nhiên, đặt ưu tiên chống Cộng lên trên hết và v́ c̣n tin tưởng vào ông Diệm qua những báo cáo của Đại sứ Nolting và một thiểu số sĩ quan Mỹ tại Sài G̣n [31], ông Kennedy vẫn cho tháo khoán 55 triệu Mỹ kim vào ngày 17–5–1963 (nghĩa là 5 ngày sau lời tuyên bố đ̣i Mỹ rút quân của Nhu trên Washington Post) cho chương tŕnh Ấp Chiến Lược. Măi cho đến ngày 22 tháng 5, Tổng thống Kennedy mới họp báo để minh định lập trường cho miền Nam và quần chúng Hoa Kỳ biết:

*
1. Sẽ rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam bất cứ lúc nào, nếu chính phủ Việt Nam yêu cầu. Một ngày sau khi có điều đ̣i hỏi đó, sẽ cho ngay một số quân về. Nhấn mạnh đó là điểm thứ nhất.

*
2. Hy vọng rằng t́nh thế Việt Nam sẽ cho phép rút một số quân vào cuối năm nay, song e rằng cuộc chiến đấu c̣n gay go [32].

*
Lời tuyên bố dứt khoát và quyết liệt đó đă làm cho ông Nhu lo lắng v́ kế hoạch thỏa hiệp của ông Nhu với Cộng Sản Hà Nội mới vào cuối tháng Năm, chưa giải quyết được những vấn đề cụ thể. V́ vậy, chính phủ Sài G̣n đă im lặng không có lời b́nh luận hoặc tuyên bố ǵ để trả lời về quyết định này cả. (Măi cho đến tháng Tám, sau khi bị Hoa Kỳ công khai lên án vụ tấn công chùa chiền, và sau khi đi được sâu hơn vào kế hoạch thoả hiệp, ông Nhu mới công kích Mỹ trở lại bằng cách kết án CIA đă khuyến khích và yểm trợ Phật giáo, mặc dù ngược lại, trước đó chính ông đă từng tố cáo Phật giáo bị Cộng Sản điều động, và mặc dù chủ nhiệm sở CIA tại Sài G̣n đứng về phe chế độ Diệm). Và lời tuyên bố trên của Tổng thống Kennedy cũng cho thấy Mỹ không muốn lật đổ chế độ Diệm, sẵn sàng thỏa măn những đ̣i hỏi của anh em ông Diệm–Nhu.

*
Cuối tháng Năm năm 1963, sau vụ cấm treo cờ Phật giáo và bạo động tại Huế, biến cố Phật giáo trở thành một cuộc khủng hoảng lớn cho chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Những tin đồn về một cuộc đảo chánh để lật đổ ông Diệm và vợ chồng Nhu càng lúc càng gia tăng và càng công khai.

*
Ngay cả các quan sát viên của Vatican cũng đă mô tả chế độ này là chế độ thân phương Tây ngu xuẩn nhất… Các quan sát viên này đă tuyên bố một cách công khai mà không cần đến cả sự thận trọng tối thiểu của một nhân viên ngoại giao đoàn… Rơ ràng sự suy tàn của chế độ Diệm đang được đếm từng ngày, và Vatican muốn tách rời mọi liên hệ với chế độ này để khỏi đứng cùng phe với kẻ sắp bị bại trận [33].

*
Trong tháng Sáu năm 1963, những cuộc tự thiêu của các tăng sĩ Phật giáo và những cuộc biểu t́nh được lực lượng sinh viên học sinh tham gia đă làm cho t́nh h́nh Sài G̣n thêm căng thẳng. Lệnh giới nghiêm và đặt quân đội trong t́nh trạng báo động khiến cho ông Maneli đă phải gởi bản phúc tŕnh tối mật sau đây cho Toà đại sứ Ba Lan và Nga Sô tại Hà Nội (mà không gởi cho ông Hà Văn Lâu):

*
Diệm và Nhu tập trung mọi nỗ lực để chống lại người Mỹ và Phong Trào Phật giáo. Các lực lượng mật vụ và công an đă dành nhiều th́ giờ để theo dơi các me Mỹ hơn là để theo dơi Việt Cộng… Quân đội không được điều động ra chiến trường và bị hoán chuyển liên tục để đảm bảo an ninh cho gia đ́nh họ Ngô. Việt Cộng hầu như bị quên lăng hẳn (the Viet Cong are practically forgotten)… Mặt trận Giải phóng Miền Nam đă không khai dụng cơ hội này tấn công quân chính phủ v́ chính Hà Nội đă chưa muốn lật đổ Diệm và Nhu, Hà Nội cần kéo dài thêm thời gian sống sót của Diệm và Nhu để họ có thể đạt được một thoả hiệp với Hà Nội sau lưng người Mỹ…

*
Qua những tin tức đặc biệt mà tôi nhận được từ miền Bắc, th́ một cuộc thảo luận Ngô-Hồ đă bắt đầu từ lâu rồi với sự giúp đỡ của người Pháp. Như tôi đă phúc tŕnh, Phạm Văn Đồng và Xuân Thuỷ đă thúc giục tôi nên gặp Nhu. Khi được hỏi muốn tôi nhắn ǵ với Nhu không th́ họ trả lời: “Ông có thể cho Nhu biết về lập trường của chúng tôi về vấn đề giao thương và hợp tác, hoà b́nh và thống nhất. Nhưng có một điểm chắc chắn là người Mỹ phải ra đi. Chỉ trên căn bản chính trị đó th́ chúng tôi mới có thể thương thảo bất cứ về điều ǵ…” Phạm Văn Đồng c̣n nhấn mạnh rằng Hiệp ước Genève sẽ được dùng làm căn bản pháp lư và chính trị, nghĩa là không được có căn cứ quân sự của ngoại quốc và không có quân đội ngoại nhập.

*
Khi được hỏi Diệm và Nhu một ngày kia có bị bắt và xét xử trước toà án nhân dân không, Phạm Văn Đồng chỉ trả lời rằng “tất cả mọi vấn đề đều có thể thảo luận. Chúng tôi muốn chấm dứt đánh nhau, thiết lập hoà b́nh và thống nhất trên một căn bản thật thực tế. Chúng tôi rất thực tế” [34].

*
Trong khi đó th́ vào đầu tháng 7 năm 1963, Đại sứ Lalouette được Tổng thống De Gaulle triệu hồi về Pháp để tham khảo.

*
Ông Lalouette tŕnh bày cho Tổng thống Pháp biết những lư do khiến chế độ Sài G̣n muốn người Mỹ phải ra đi và t́m kiếm một thoả hiệp với Hà Nội. Muốn giải pháp đó thành công, chế độ Diệm chủ trương nhờ nước Pháp giúp đỡ. Phần tŕnh bày của Đại sứ Lalouette phù hợp với lời tŕnh bày của hai nhân vật Việt Nam (?) với ông Edmond Michelle về cái lợi của Pháp khi được “trở lại” Á Đông. Nhờ hai tiếng chuông đó mà Điện Elyseé chú ư, và v́ thế mà Tổng thống Pháp đă quả quyết với ông Lalouette rằng ông đă đọc những báo cáo của ông Đại sứ, và ông đồng ư với sách lược do ông Đại sứ đề nghị. Tổng thống Pháp lập lại quyết định là sẽ làm mọi cách để giúp anh em nhà Ngô “đi con đường thống nhất và độc lập đất nước của họ”. Nước Pháp sẽ chứng tỏ cử chỉ đó khi cơ hội đến” [35].

*
Tôi c̣n nhớ rơ khi Đại sứ Lalouette từ Paris về được độ một tuần lễ th́ ông Jean Francois Doudinot de la Boissière, đại diện của Pháp tại Hà Nội, lần đầu tiên từ 9 năm qua bay vào Sài G̣n ghé thăm Bộ ngoại giao, rồi vào dinh Gia Long liền. Vơ Văn Hải, Nguyễn Đôn Duyến và tôi theo dơi thật kỹ th́ biết như lời Hải nói “ông Cụ đă bị vợ chồng Nhu xỏ mũi nhờ Pháp làm trung gian để thỏa hiệp với Hà Nội”.

*
Ngày 27 tháng 4 năm 1963, trong một công điện mật gửi về Warsaw, Maneli cho biết các đại diện ngoại giao của khối ASEAN đă liên lạc mật thiết với ông và đặc biệt ḍ xem có thể có trường hợp chính quyền Nhu–Diệm hợp tác với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để chống Mỹ không. Ông Maneli đă trả lời rằng:

*
… cuộc khủng hoảng hiện tại là do Mỹ và Diệm đă không tôn trọng Hiệp Ước Genève tổ chức bầu cử, do chính sách khủng bố của chính quyền, do quyết tâm muốn Công giáo hóa Việt Nam bằng bạo lực (to convert Vietnam to Christianity by force), do chính sách kinh tế và xă hội thoái bộ, và cuối cùng là do sự thành công của Mặt Trận [36].

*
Ngày 14–8–1963, ông Maneli lại gửi một báo cáo về chuyến đi Hà Nội đầu tháng Tám:*

*
Tôi xin nhắc lại lời tuyên bố của cả Hồ Chí Minh lẫn Phạm Văn Đồng: “Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là đuổi Mỹ. Rồi sau đó sẽ tính…” Rơ ràng đă có một sự đồng thuận tối mật (supersecret understanding) giữa Diệm-Nhu và Hà Nội. Nếu chưa có một thỏa hiệp chính thức th́ ít nhất đă có một khế ước xă hội (contract social): lúc nào Diệm-Nhu c̣n chống Mỹ th́ Hà Nội c̣n cho sống [37].

*
Cùng trong ngày 14 tháng 8 đó, một bản tin của Thông Tấn Xă Pháp (AFP) từ Hà Nội đánh đi đề cập đến một cuộc phỏng vấn ông Hồ Chí Minh của kư giả Cộng Sản Úc Wilfred Burchett trong đó “Hồ Chí Minh tuy công kích chế độ Diệm là sản phẩm của Hoa Kỳ như thường lệ, nhưng lại mập mờ cho rằng chỉ cần sự can thiệp của ngoại quốc chấm dứt là có thể đi đến ngưng bắn giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và chính quyền miền Nam… để tạo điều kiện thương thuyết” [38].

*
Ngày 25–8–1963, ông Maneli nhận được giấy mời của Tân Bộ Trưởng Ngoại giao Trương Công Cừu tham dự một buổi tiếp tân tại Bộ. Buổi tiếp tân này có mặt cả ông Nhu lẫn Đại sứ Mỹ Cabot Lodge, và đó là lần đầu tiên ông Maneli gặp ông Nhu:

*
“Tôi đứng chung một nhóm với các Đại sứ thuộc khối Tây Âu và liếc nh́n Nhu. Mỗi lần như thế tôi lại thấy Nhu chăm chăm nh́n tôi. Đại sứ Ư Orlando và Khâm mạng Ṭa Thánh Salvatore d’Asta giục tôi nhân cơ hội này mà gặp vị Cố vấn Chính trị của Tổng thống, tôi bèn trả lời sẵn sàng gặp nếu họ dàn xếp. Vị Khâm mạng Ṭa sứ bèn đến nói với Nhu một hồi rồi cùng với Orlando, Lalouette và Goburdhun bắt đầu di chuyển để tạo ra một ṿng tṛn mà trong đó, “t́nh cờ thay” Nhu và tôi đứng giữa. Vị Khâm mạng giới thiệu tôi với Nhu và chúng tôi bắt tay nhau” [39].

*
*V́ là buổi gặp mặt bán chính thức trong một buổi tiếp tân công khai nên ông Nhu chỉ đề cập đến vấn đề một cách rất tổng quát. ông Nhu đă mở đầu câu chuyện bằng câu: “Như ông biết, Ba Lan là quốc gia được nhiều người Việt Nam biết đến nhất. Dĩ nhiên là sau nước Pháp” khiến cả bốn vị Đại sứ bao quanh đều chưng hửng. Sau đó, ông Nhu nhẹ nhàng chuẩn bị cho chủ đề:

*
“Đất nước chúng tôi chưa bao giờ tự nhận ḿnh là thuộc địa của Pháp dù chúng tôi đă lớn lên trong tinh thần của nền văn hóa Pháp… Bây giờ th́ chúng tôi lưu tâm đến ḥa b́nh và chỉ ḥa b́nh mà thôi… Tôi tin rằng UHQT Kiểm Soát Đ́nh Chiến có thể đóng, và cần đóng, một vai tṛ quan trọng trong việc văn hồi ḥa b́nh tại Việt Nam… Chính phủ Việt Nam mong muốn được hoạt động trong tinh thần của Hiệp Ước Genève (The Vietnamese government wishes to act in keeping with the spirit of the Geneva Accords)” [40].*

*
Sau đó, ông Nhu tỏ ư muốn tiếp tục cuộc thảo luận rất hứng thú với Maneli và cho biết sẵn sàng gặp khi nào ông Maneli muốn. Đại tá An, vị sĩ quan liên lạc, sẽ dàn xếp. Hai ngày sau, Đại tá An gọi điện thoại cho ông Maneli để dàn xếp một cuộc gặp gỡ với ông Nhu lúc 10 giờ sáng ngày 2 tháng 9. Ông Maneli bèn thông báo cho Warsaw, Ṭa đại sứ Nga tại Hà Nội, và Bắc Việt biết ngay. Đại sứ Nga tỏ ra rất quan tâm đến buổi gặp mặt này và yêu cầu phúc tŕnh đầy đủ nội dung cuộc gặp gỡ. Riêng ông Hà Văn Lâu th́ trả lời liền: “Các đồng chí lănh đạo đề nghị nên lắng nghe thật kỹ càng và không hứa hẹn điều ǵ, ngoài việc bày tỏ thiện chí của đồng chí muốn mọi hành động phải nằm trong khuôn khổ của Hiệp Ước Genève. Xin gửi gấp chi tiết buổi gặp gỡ ngay sau đó”.***********

*
Tối hôm trước buổi gặp gỡ, Đại sứ Lalouette mời ông Maneli đến tư dinh và cho biết tối đó người Mỹ sẽ tổ chức một cuộc đảo chánh Diệm Nhu. Đại sứ Lalouette cũng cho biết đă từng khuyến cáo Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge và Đại sứ Đức Von Wentlandt rằng không nên lật đổ ông Diệm, v́ ông Diệm là hy vọng cuối cùng để Việt Nam có ḥa b́nh.

*
“Nếu Diệm và Nhu bị lật th́ tất cả kế hoạch của chúng ta nhằm chấm dứt chiến tranh và tiến đến một thỏa hiệp với miền Bắc sẽ ra mây khói… Diệm-Nhu không có ǵ tốt cả, những hành động của họ mới đây thật là kinh khủng, nhưng bây giờ chúng ta chỉ có họ là chống Mỹ thôi” [41].

*
Tuy nhiên, tối đó đă không có đảo chánh v́ đă không có một cuộc binh biến nào do Mỹ tổ chức, và riêng về phía Việt Nam th́ những vận động để lật đổ chế độ Diệm vẫn trong giai đoạn tiến hành nhằm kết hợp thành một lực lượng rộng lớn hơn và chặt chẽ hơn.

*
Ngày 2 tháng 9, ông Nhu viết một bài trên tờ Times of Vietnam tố cáo CIA “âm mưu lật đổ chế độ hợp pháp tại Việt Nam” để công khai và quyết liệt hơn bày tỏ chủ trương chống Mỹ của Diệm–Nhu. Maneli đến gặp ông Nhu lần thứ nh́ tại dinh Gia Long trong cái không khí ngột ngạt đó của Sài G̣n. Trước hết ông Nhu tŕnh bày triết lư chính trị của ông một cách rất mơ hồ về bản chất chính trị và tâm linh của cuộc chiến tại Việt Nam, v́ theo ông Nhu cuộc chiến không phải chỉ đơn thuần là một cuộc tranh chấp Quốc Cộng. Chủ nghĩa tư bản chỉ có giá trị cho đến thế kỷ thứ 19, sau đó th́ không c̣n dùng được nữa. ông Nhu chấp nhận một số luận đề Mác Xít ngoại trừ duy vật sử quan và vô sản chuyên chính. Theo ông Nhu, sự mâu thuẫn giữa những người theo chủ nghĩa nhân vị tại Sài G̣n và những người Cộng Sản tại Hà Nội không liên hệ ǵ đến quyền tư hữu trong chủ nghĩa tư bản mà liên hệ đến những giá trị tinh thần, và ông Nhu nhấn mạnh:

*
Tôi là một người theo biện chứng Hegelian và tôi đồng ư với kết luận của Marx: nhà nước phải biến mất [42].

*
Sau phần độc thoại mông lung và dài ḍng đó, ông Nhu mới bắt đầu đi thẳng vào chủ đề của buổi nói chuyện, là ông Nhu không chống lại việc thương thảo và hợp tác với miền Bắc (“I am not against negotiations and cooperation with the North”) và hy vọng với tư cách cũng như nhiệm vụ của một thành viên trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến, ông Maneli có thể đóng một vai tṛ tích cực.

*
Sau khi được ông Maneli nhận lời, ông Nhu cho biết hiện nay chưa thuận tiện để trực tiếp gặp cấp lănh đạo Hà Nội nhưng trong tương lai gần th́ mọi sự sẽ dễ dàng hơn. Và buổi gặp mặt chấm dứt ở đó.

*
Ra khỏi dinh Gia Long, ông Maneli đến gặp Đại sứ Pháp Lalouette ngay, và sau khi kể lại nội dung buổi gặp mặt với ông Nhu, ông Lalouette có vẻ bồn chồn v́ không thấy có ǵ cụ thể. Khi nói đến đoạn triết lư ông Nhu chống chủ nghĩa tư bản, Lalouette đă nhận định: “Nhu vẫn mang ảo tưởng là có thể tiến đến một sự cảm thông với Lodge. Nhu đă không muốn chặt cầu. Nếu Nhu không bỏ ảo tưởng này th́ sẽ thất bại. Nhu đă làm một lỗi lầm rất bi thảm…” Đại sứ Lalouette cũng đồng ư với ông Maneli rằng chế độ Diệm bị cả thế giới khinh ghét nhưng “nếu chúng ta muốn tiến đến ḥa b́nh th́ không c̣n giải pháp nào nữa” [43].

*
Hai ngày sau đó, ông Maneli gửi một báo cáo dài, tŕnh bày mọi chi tiết của buổi gặp gỡ ông Nhu cho Bộ Ngoại Giao Ba Lan, Đại sứ Nga Tovmassian tại Hà Nội và ông Hà Văn Lâu. Nhưng trong khi hai ông Tovmassian và Hà Văn Lâu tỏ ra đặc biệt quan tâm và yêu cầu ông Maneli đi Hà Nội gấp th́ Bộ Ngoại giao Ba Lan lại gửi công điện cấm ông Maneli từ đây không được gặp ông Nhu nữa và chấm dứt mọi hoạt động liên hệ đến công tác này [44].

*
Là người đóng một vai tṛ quan trọng trong âm mưu thỏa hiệp giữa Sài G̣n và Hà Nội trong chín tháng cuối cùng của chế độ Ngô Đ́nh Diệm, sau này (năm 1971) khi hồi tưởng lại, ông Maneli đă có những nhận định như sau về giai đoạn đó:

*
- Âm mưu này đă được phát động từ lâu và do chính ông Nhu khởi xướng.

*
- Pháp và Ấn Độ là hai quốc gia đầu tiên được ông Nhu liên lạc nhờ làm trung gian, sau đó ông Nhu có nhờ sự yểm trợ của Ṭa thánh Vatican nữa.

*
- Các cường quốc liên hệ đến Việt Nam đều chống đối âm mưu này: Nga và Tàu v́ muốn cho Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tại Việt Nam, và Hoa Kỳ v́ muốn xây dựng một chế độ chống Cộng tại Đông Nam Á.

*
- Hà Nội không bị đặt vào cái thế phải thỏa hiệp và lại càng không có lư do để thỏa hiệp với một chế độ chống Cộng và thân Mỹ. Toàn bộ kế hoạch đó chỉ nhằm âm mưu gây mâu thuẫn giữa chế độ Diệm và Mỹ, giữa các lực lượng tại miền Nam để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lớn mạnh thêm hầu có thể chiến thắng bằng một giải pháp quân sự.

*
- Riêng đối với chế độ Ngô Đ́nh Diệm, ông Maneli cho rằng khi tiến hành âm mưu này, các cấp lănh đạo đă nghĩ đến chính họ nhiều hơn là đến miền Nam. Ba sai lầm lớn là (1) ông Nhu đă không biết ǵ về Cộng Sản, đặc biệt là giới lănh đạo Cộng Sản tại Hà Nội; (2) là nhờ Pháp làm trung gian; và cuối cùng là (3) đánh giá sai phản ứng của Mỹ khi “blackmail” quốc gia này. Ngoài ra, theo ông Maneli, ông Nhu đă sống trong ảo tưởng, không biết ǵ về thực tế của miền Nam mà khuynh hướng và lực lượng chính trị chống Cộng của nhân dân Việt Nam là một sự thật không chối căi được.

*
“Cấp lănh đạo của chế độ Diệm-Nhu đă bị bệnh cận thị nặng nề mà tôi có thể so sánh với căn bệnh của giới lănh đạo Cộng Sản loại Stalinist” (The leaders of the Diem-Nhu regime suffered from definite myopia which I might compare with the myopia of the Stalinist-type Communist leaders) [45].

*
Việc ông Maneli bị chấm dứt vai tṛ liên lạc nếu chỉ là một trở ngại kỹ thuật trong âm mưu thỏa hiệp của chính phủ Sài G̣n, th́ riêng đối với ông Nhu nó lại là một dấu hiệu cho thấy sự can dự của các thế lực Nga và Mỹ càng lúc càng mạnh, có thể phá vỡ âm mưu của ông. V́ vậy từ cuối tháng 9 năm 1963, ông dồn hết mọi nỗ lực vào kế hoạch tổ chức một cuộc binh biến để chính thức thay ông Diệm hầu tiến hành những biện pháp sắt đá hơn trong việc kiểm soát các lực lượng chống đối và nhất là hầu có thể chấm dứt những “phá hoại” của người Mỹ.

*
Kế hoạch đó được gọi là kế hoạch Bravo và dự định được tổ chức vào cuối tháng 10, ngay sau ngày Quốc Khánh. Ông Nhu định lấy Lực Lượng Đặc Biệt của Lê Quang Tung làm chủ lực, giả vờ bắt cóc ông Diệm và Nhu đem xuống Vũng Tàu, rồi sau đó điều động một số đơn vị do các sĩ quan Cần Lao Công giáo của Sư đoàn 5 (Biên Ḥa) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) chỉ huy, để phối hợp với một vài lực lượng không tác chiến của các Nha, Sở tại Thủ đô, và Thanh Niên Cộng Ḥa, Phụ Nữ Bán Quân Sự. Các lực lượng này sẽ tạo một cuộc đảo chánh giả chống chính phủ không Tổng thống tại Sài G̣n với đ̣i hỏi “chấm dứt chiến tranh”, “yêu cầu Mỹ về nước”, và “yêu cầu anh em ông Diệm tiếp tục cầm quyền để thực hiện hai nguyện vọng của toàn dân”.

*
Ông Nhu sẽ giả vờ dùng thế nhân dân để đuổi Mỹ và để thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội cho có vẻ chính nghĩa. Ông Nhu cũng ra lệnh cho các đảng viên Cần Lao giả vờ hạ ảnh của ông Diệm tại vài nơi công cộng xuống, để lại lợi dụng thế nhân dân mà lên cầm quyền hầu có thể với tư cách là Tổng thống của miền Nam, tự do và toàn quyền đuổi Mỹ để thỏa hiệp với ông Hồ Chí Minh.

*
Tuy nhiên, v́ một phần của kế hoạch ông Nhu phải thông báo cho tướng Tôn Thất Đính là người mà ông Nhu tin tưởng và lúc bấy giờ đang là Tổng trấn Sài G̣n Gia Định nắm hết mọi lực lượng an ninh và Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến tại Thủ Đô, nên khi Đính quyết định theo lực lượng Cách Mạng th́ Đính đă t́m cách kéo dài âm mưu đảo chánh của ông Nhu để tiếng súng Cách mạng ngày 1–11–1963 được nổ trước và chấm dứt không những kế hoạch thỏa hiệp với Cộng Sản của ông Nhu, mà c̣n chấm dứt vĩnh viễn cả chế độ phản bội miền Nam của Diệm–Nhu nữa. Vài ngày sau khi Cách mạng 1–11–1963 thành công, trong một cuộc họp báo, tướng Đính tuyên bố rơ ràng về âm mưu bắt tay với Hà Nội do trung gian của Maneli mà chính vị Trưởng phái đoàn Ba Lan đă ghi nhận được. Theo kư giả Karnow trong “Viet Nam: A History” (trang 292) th́ sau này, bà Nhu c̣n tiết lộ việc bà ta đă dự định cho hai đứa con của bà ta ra sống tại Hà Nội để làm con tin (fraternal gesture) trong âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản của anh em chồng bà ta.

*
Suy nghiệm về toàn bộ ư đồ và kế hoạch thỏa hiệp với Cộng Sản của hai anh em Nhu–Diệm trong những năm cuối cùng của chế độ, ta thấy nổi bật lên ba vấn đề quan trọng sau đây:

*
1. Trước hết là quyết định của ông Nhu thỏa hiệp với Cộng Sản miền Bắc.

*
Ḥa b́nh và thống nhất đất nước đúng là nguyện vọng tha thiết nhất của toàn dân và phải là nhiệm vụ hàng đầu của mọi chánh phủ miền Nam. Nhưng không phải Ḥa B́nh nào cũng được, Thống Nhất dưới chế độ nào cũng được. Một nền Ḥa b́nh què quặt tạm bợ trong một đất nước thống nhất dưới sự lănh đạo chuyên chính của đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn không phải là ước mơ của nhân dân miền Nam, lại càng không phải là mục tiêu của những chính phủ mà dân chúng miền Nam ủng hộ.

*
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Năm 1955, dân chúng bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, và suốt chín năm, quân dân miền Nam đổ xương máu chống lại Cộng Sản, đă là những tuyên ngôn chính trị minh bạch về lập trường chống Cộng của nhân dân miền Nam. Do đó, nếu có thống nhất th́ chính Nam quân phải tiến về giải phóng đất Bắc và nếu có ḥa b́nh th́ phải là một nền ḥa b́nh sau chiến thắng hoặc sau một cuộc thương thảo mà ta nắm ưu thế. Nhưng với sự đui mù chính trị v́ chủ quan và kiêu căng, trong sự quẫn bách chính trị v́ tứ bề thọ địch, ông Nhu đă không thấy những điều đó mới dựa vào những lư thuyết không tưởng và những chủ lực không có thật để định âm mưu thống nhất đất nước bằng ngơ tắt và sống chung ḥa b́nh với kẻ thù.

*
Ông Nhu lại cũng không biết, không hiểu đúng đắn về Cộng Sản, về lực lượng Cộng Sản quốc tế, về tập đoàn lănh đạo Cộng Sản Việt Nam tại miền Bắc. Khi một tổ chức sắt thép như đảng Cộng Sản Việt Nam đă đặt ưu tiên giải phóng miền Nam lên trên chính sách tối cần thiết là xây dựng miền Bắc, đă hy sinh bao nhiêu xương máu trong 10 năm trời để oanh liệt chiến thắng đạo quân viễn chinh Pháp, chiếm được một nửa nước, đă tin vào chủ nghĩa gọi là bách chiến bách thắng Mác–Lê, đă đặt quyền lợi dân tộc dưới quyền lợi của vô sản quốc tế… th́ không có một lư do ǵ để họ có thể thỏa hiệp và san sẻ đất nước với một chế độ (dù ông Nhu có gọi đó là chế độ xă hội nhân vị!) mà họ đă từng kết án là tay sai của đế quốc Mỹ. Vả lại, tương quan lực lượng chính trị cũng như quân sự lúc bấy giờ đă cho họ những ưu thế mà chỉ cần tiếp tục khai dụng là có thể tiến đến thắng lợi cuối cùng trong một tương lai gần. Hà Nội chỉ cần Diệm–Nhu đuổi Mỹ là coi như chiếm được miền Nam rồi.

*
Ông Nhu đă không thấy được những điều rất cơ bản, rất cốt lơi nhưng cũng rất rơ ràng và rất cụ thể đó nên mới định dâng phần đất tự do c̣n lại của Việt Nam cho Cộng Sản. May mà tiếng súng cách mạng của quân đội và nhân dân miền Nam kịp thời đập tan âm mưu này để tù đày cải tạo và vong quốc tị nạn đă không xảy ra từ thập niên 60!

*
Nếu chế độ Diệm đă tự do dân chủ hơn, nếu chế độ Diệm đă có khả năng quản trị đất nước hơn, và nếu riêng anh em nhà Ngô không độc tài độc tôn, chủ quan mù quáng th́ miền Nam hẳn đă đủ cường thịnh để tính chuyện thống nhất đất nước một cách có chủ động, có ưu thế (như những nỗ lực của Nam Hàn, Tây Đức bây giờ), và ông Nhu đă không phải đền tội một cách đích đáng trước dân tộc và lịch sử.

*
2. Thứ nh́ là kế hoạch thỏa hiệp của ông Nhu.

*
Kế hoạch của ông Nhu chủ yếu lấy bốn sức mạnh sau đây để bảo đảm sự an toàn và thành tựu của nó: 1. Sự đồng thuận với tập đoàn lănh đạo Hà Nội về chống Mỹ và về một mô thức xây dựng quốc gia theo chủ nghĩa xă hội. 2. Sức mạnh nội tại của miền Nam. 3. Quyết tâm chống Cộng, không bỏ rơi miền Nam của Mỹ. 4. Sự bảo đảm quốc tế của Pháp và Vatican.

*
- Về sự đồng thuận với Cộng Sản Hà Nội, ta thấy rơ từ đầu cho đến cuối, Hà Nội đă chăng một bẫy sập và lừa dối cho ông Nhu vào tṛng. Ư đồ và hành động của Hà Nội là phải đuổi Mỹ - kẻ thù nguy hiểm nhất – ra khỏi miền Nam và tạo mâu thuẫn không hàn gắn được giữa Nhu–Diệm và nhân dân miền Nam. Một khi Mỹ đi rồi, miền Nam bị xé nát v́ mâu thuẫn th́ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ dư cả sức mạnh chính trị lẫn quân sự để cướp chính quyền với sự yểm trợ mọi mặt của Hà Nội.

*
Ông Nhu không thấy được chiếc bẫy sập chính trị ghê gớm đó, ông đă mang ảo tưởng về một bản chất dân tộc của người Cộng Sản, mang ảo tưởng về một chủ nghĩa xă hội mơ hồ mà ông nghĩ là cũng phát xuất từ hệ tư tưởng Marx–Hegel, do đó người Cộng Sản có thể chia sẻ quan điểm, nên ông đă mù quáng chui vào chiếc bẫy của chính ḿnh vốn đă nằm gọn trong chiếc bẫy lớn hơn của Cộng Sản Hà Nội.

*
Ông Nhu cứ tưởng chống Mỹ hung hăng là Hà Nội sẽ hài ḷng, cứ tưởng đuổi Mỹ là sẽ được Hà Nội đối xử như người anh em mà không nhớ rằng, dù chỉ trên mặt h́nh thức mà thôi, Hà Nội vẫn lấy các điều khoản của Hiệp Ước Genève làm cơ sở thỏa hiệp. Mà cơ sở đó là ǵ nếu không phải là những điều kiện thuận tiện dọn đường cho Hà Nội chiếm lấy miền Nam, một miền Nam không có Mỹ yểm trợ, một miền Nam mà dù ông Nhu có bầu cử gian lận vẫn thất bại trong một cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Nhưng đó chỉ là nói về mặt h́nh thức v́ ai cũng biết rằng từ năm 1956 trở đi, khi ông Diệm được Mỹ giúp vi phạm Hiệp Ước Genève th́ Hà Nội chỉ c̣n một chọn lựa và một chọn lựa mà thôi: giải phóng miền Nam bằng vơ lực.

*
Cho nên sức mạnh thứ nhất của kế hoạch do ông Nhu thiết kế chỉ là một ảo tưởng. Hơn cả một ảo tưởng, nó là một sự tŕ trệ về ư thức chính trị, một sự bệnh hoạn về khả năng nhận định của ông Nhu, một người được các phần tử Công Giáo Cần Lao muối mặt xưng tụng là Trương Lương của thời đại!

*
- Về sức mạnh nội tại của miền Nam th́ ông Nhu trông cậy vào lực lượng Cần Lao Công Giáo đang điều động các bộ phận khác của dân tộc. Ông Nhu tưởng đảng viên Cần Lao trung kiên với ông v́ lư tưởng và đồng đạo, mà không ngờ rằng sự trung kiên đó chỉ được thành h́nh v́ đặc quyền đặc lợi và v́ những thủ đoạn bạo quản bạo trị. Ông Nhu tưởng đảng viên Cần Lao nắm được các tổ chức nhân dân như Thanh Niên và Thanh Nữ Cộng Ḥa, như Liên Đoàn Công Chức và Hội Phụ Nữ Liên Đới, như quân đội và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Ông Nhu không biết rằng chẳng những đảng viên Cần Lao đă không nắm được các tổ chức đó v́ tư cách thối nát và lối hành xử hung thần của chúng, mà dù có nắm được th́ tự thân các tổ chức đó cũng không có chức năng của một lực lượng đấu tranh. Các tổ chức của ông Nhu và vợ chỉ có tính cách trang trí cho chế độ một cách phí phạm: công chức th́ thụ động, quân đội th́ đầy mâu thuẫn và căm phẫn. Đó là chưa nói đến các bộ phận khác của dân tộc như đảng phái, tôn giáo (ngoại trừ Công giáo), trí thức… đều sẵn sàng lật đổ ông Nhu ngay lúc đó chứ đừng nói đợi đến khi ông Nhu thỏa hiệp với Cộng Sản.

*
Cả miền Nam, ông Nhu chỉ c̣n đảng Cần Lao Công Giáo, những tổ chức mật vụ, Lực lượng Đặc biệt có vơ trang, một vài đơn vị quân đội thuần Công giáo quá khích và một vài họ Đạo ở gần đô thành là sẵn sàng xả thân không điều kiện cho ông Nhu. Nhưng ông Nhu đă nh́n sức mạnh của nhân lực miền Nam qua cái số lượng ít ỏi đó rồi, trong tháp ngà và với bệnh chủ quan, phóng đại ra thành nhân lực cả nước.

*
Cũng về sức mạnh nội tại của miền Nam, ông Nhu đă đánh giá nhầm những thành quả của quốc sách Ấp Chiến Lược, của Khu Dinh Điền,… mà không biết rằng những thành quả đó chỉ hời hợt bề ngoài c̣n bên trong đă bị ruỗng nát v́ hệ thống tham nhũng, v́ những bất công thối nát. Những kế sách nhắm về nông thôn đó đă bị Việt Cộng vô hiệu hóa, và nông thôn đă bị Việt Cộng kiểm soát từ lâu.

*
Sức mạnh nội tại của miền Nam, thật sự, nằm trong quyết tâm đấu tranh của nhân dân miền Nam. Đấu tranh chống Cộng Sản để bảo vệ miền Nam tự do, đấu tranh chống thiên nhiên để xây dựng đất nước, đấu tranh chống mọi thách thức để xây dựng một chế độ dân chủ và hữu hiệu. Nhưng chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă không tranh thủ được quyết tâm đó của nhân dân lại biến cái quyết tâm đó thành ra quyết tâm chống chế độ. Một quốc gia mà muốn thay đổi Tổng thống, cấp lănh đạo phải dùng đến thủ đoạn “đảo chánh giả” th́ cơ sở pháp lư c̣n giá trị ǵ nữa, hiến pháp c̣n giá trị ǵ nữa, ḷng dân c̣n giá trị ǵ nữa!

*
Cho nên sức mạnh thứ nh́ của kế hoạch do ông Nhu thiết kế, đáng lẽ là quyết tâm của toàn dân th́ thực sự lại chỉ là một lực lượng mật vụ vơ trang và một thiểu số bộ phận thối nát và quá khích. Lấy sức mạnh đó ra để trả giá và bảo đảm cho việc Hà Nội phải thi hành nghiêm chỉnh một thỏa hiệp chưa thành h́nh th́ quả thật ông Nhu đă đến nước liều, đánh ván bài hại dân mà không cần biết đến những hậu quả ǵ sẽ xảy đến cho nhân dân miền Nam Việt Nam.

*
- Về suy luận rằng Mỹ chống Cộng nên sẽ không bỏ rơi miền Nam, ta thấy điều đó không phải là ông Nhu hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, cho đến cuối tháng 8 năm 1963 (nghĩa là cho đến ngày ông Nhu hung bạo tấn công các chùa chiền và bắt giam các tăng sĩ Phật giáo) dù liên hệ Việt–Mỹ đă trở nên rất căng thẳng v́ những hành động và những lời tuyên bố của ông Nhu, dù t́nh báo Mỹ đă khám phá ra âm mưu của ông Nhu muốn thỏa hiệp với Cộng Sản, chính quyền Kennedy vẫn chưa có ư định ủng hộ một cuộc thay đổi cấp lănh đạo tại miền Nam Việt Nam.

*
Nhưng điểm sai lầm căn bản nhất của ông Nhu là đă không nhận định được sự vận hành của một cường quốc. Một cường quốc th́ phải đặt chính sách ngoại giao trong một quan điểm toàn cầu và dài hạn. Ngăn chận Cộng Sản (containment) là triết lư ngoại giao chỉ đạo mọi sách lược của Hoa Kỳ lúc bấy giờ, và giúp Việt Nam trở thành một tiền đồn chống Cộng hay yểm trợ ông Diệm (năm 1953) về nước chống Cộng chỉ là những thể hiện có tính cách chính sách của triết lư ngoại giao đó mà thôi. Cho nên dù chế độ Diệm–Nhu có độc tài, tham nhũng, th́ trong quá khứ Mỹ vẫn ủng hộ và sẽ c̣n ủng hộ măi cho đến khi Diệm–Nhu không chống Cộng nữa hoặc làm lợi cho Cộng th́ Mỹ mới can thiệp, v́ làm lợi cho Cộng là đi ngược lại với cái triết lư ngoại giao chỉ đạo đó.

*
Sự can thiệp đó có thể là chấm dứt tư cách đồng minh, có thể là vận động để thay thế bằng cấp lănh đạo mới. Ông Nhu không thấy rằng Mỹ giúp miền Nam chống Cộng chứ không phải chỉ giúp riêng một gia đ́nh họ Ngô chống Cộng, cho nên cứ đinh ninh là có thể làm “chantage” Mỹ được. Ông Nhu cứ tưởng rằng đối với Mỹ th́ trong 15 triệu dân miền Nam chỉ có gia đ́nh họ Ngô là có quyết tâm và có khả năng chống Cộng mà thôi nên muốn yêu sách ǵ cũng được. Và Mỹ đă không giải kết khỏi miền Nam trong năm 1963 đó, nhưng đă bỏ rơi gia đ́nh họ Ngô.***

*
Ông Nhu đă nhận định đúng một nửa, là Mỹ không bỏ rơi miền Nam, nhưng nửa c̣n lại th́ ông đă sai một cách thê thảm v́ Mỹ sẵn sàng bỏ gia đ́nh họ Ngô để yểm trợ cho một thành phần lănh đạo mới. Ngoài ra, ông Nhu cũng không thấy rằng dù Hà Nội có thật tâm muốn thỏa hiệp để đuổi Mỹ chăng nữa th́ hai đế quốc Cộng Sản Nga–Tàu vẫn muốn cầm chân Mỹ trong một chiến trường dai dẳng để không những bị tiêu hao uy tín chính trị và khả năng lănh đạo Khối Tự Do của Mỹ, mà c̣n làm suy nhược Hà Nội, một chư hầu trong quỹ đạo của họ.

*
Vả lại, dù ông Nhu có thật sự chống Mỹ đi nữa th́ đối với cấp lănh đạo Hà Nội, tư cách tay sai và hành động tay sai của chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă là một tư cách không thay đổi được nữa. Chế độ “Mỹ–Diệm’, Mặt Trận “Dân Tộc” hai từ ngữ đó đă nói lên rơ ràng và dứt khoát sự đánh giá của Cộng Sản Việt Nam đối với chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Thế mà ông Nhu vẫn mơ tưởng hăo huyền !

*
- Về sự bảo đảm quốc tế của Pháp và Vatican, ta lại càng thấy rơ ràng hơn tính chủ quan và thiển cận trong con tính chính trị của ông Nhu. Đành rằng mọi bang giao quốc tế đều đặt trên căn bản lưỡng lợi, nhưng khi nhờ Pháp dính dự vào kế hoạch của ḿnh, ông Nhu quên rằng chính sách của Pháp lấy toàn bộ Việt Nam (cả Bắc lẫn Nam) làm đối tượng, c̣n ông Nhu th́ chỉ lấy miền Nam làm đối tượng mà thôi. Điều đó có nghĩa là Pháp cũng muốn có những liên hệ tốt với miền Bắc để nếu cần th́ hy sinh một số cam kết với miền Nam. Trong âm mưu thỏa hiệp này, Pháp cần Hà Nội hơn cần Sài G̣n, và Pháp cần Hà Nội hơn Hà Nội cần Pháp.

*
Thật vậy, sau năm 1954, tại miền Nam, Pháp vẫn duy tŕ được các cơ sở kinh tế, văn hóa và xă hội, trong khi ở miền Bắc hệ quả của cuộc chiến tranh Pháp–Việt vẫn chưa cho phép Pháp đặt được một bộ phận ngoại giao (chứ đừng nói đến văn hóa và kinh tế) vững vàng nào. Đă vậy, để phản ứng lại ảnh hưởng và uy thế của Mỹ tại miền Nam, ta c̣n thấy Pháp gián tiếp yểm trợ cho miền Bắc: các cơ sở văn hóa, kinh tế, các đồn điền, các dịch vụ thương măi… đều có liên hệ đến hệ thống t́nh báo của Pháp nhằm yểm trợ cụ thể cho Việt Cộng. Ngoài ra, không những De Gaulle đă yểm trợ cho chính sách chống phá Việt Nam Cộng Ḥa của Sihanouk mà ngay tại thủ đô Paris, ông ta đă dành mọi dễ dàng cho đại diện Hà Nội, cho đại diện Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tự do hoạt động để bôi nhọ chính nghĩa của miền Nam trước công luận quốc tế.

*
Chính sách của Pháp về Đông Dương đă được Tổng thống De Gaulle công khai tuyên bố vào năm 1962 tại Phnom Penh, lấy Hiệp định Genève 1954 làm căn bản. Hiệp định đó phản ảnh đầy đủ lập trường của chính quyền Pháp: đẩy ảnh hưởng Mỹ ra khỏi Việt Nam, thống nhất hai miền bằng tổng tuyển cử, trung lập hóa toàn bán đảo Đông Dương. Ai cũng thấy lập trường đó gián tiếp mở đường cho cấp lănh đạo Hà Nội trở thành cấp lănh đạo của toàn nước Việt Nam. Và ai cũng thấy nhờ một quốc gia có lập trường như thế đóng vai trung gian cho một âm mưu thoả hiệp th́ chẳng khác ǵ mở cửa cho cướp vào nhà. Ta c̣n nhớ năm 1975, Đại sứ Pháp Merillon đă đóng đúng vai tṛ của Đại sứ Lalouette của năm 1963, cũng nhận làm trung gian cho hai phe đối nghịch như chính sách của Pháp hơn 10 năm trước, để cuối cùng một số lực lượng của Việt Nam Cộng Ḥa và Pháp đều bị Cộng Sản Việt Nam đánh lừa vào phút chót.

*
Chính sách của Pháp là như thế, ư đồ của Cộng Sản là như thế, cho nên thỏa hiệp với Cộng Sản đă là phản động rồi, lại c̣n nhờ Pháp làm trung gian nữa th́ đúng là ông Nhu vừa phản động vừa xuẩn động!

*
Nhưng riêng hành động nhờ Ṭa thánh Vatican dính dự vào âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản th́ ông Nhu đă tỏ ra có ư thức chính trị. Trước hết về mặt tầm vóc, lực lượng Cộng Sản và Giáo hội Công giáo đều có tính quốc tế, người đảng viên Cộng Sản và người tín đồ Công giáo đều là những người đặt vấn đề quốc tế trên vấn đề quốc gia, một bên hướng về Điện Cẩm Linh, một bên hướng về Ṭa Thánh La Mă. Thứ hai là Toà Thánh La Mă không những có giáo quyền mà thế quyền nhiều khi c̣n mạnh hơn với những ảnh hưởng chính trị và kinh tế toàn cầu. Thứ ba là nh́n lại quá tŕnh lịch sử ngoại giao của Ṭa thánh, ta thấy không phải là một mà đă rất nhiều lần, Ṭa Thánh đă sẵn sàng thoả hiệp với mọi lực lượng, kể cả những lực lượng phản động và phi nhân nhất, miễn là bảo toàn được quyền lợi của Giáo hội hoặc của con chiên. Không cần phải trở lại quá khứ xa xăm, từ Đệ nhị Thế chiến đến nay, bắt đầu bằng Giáo Hoàng Pie XII thỏa hiệp với Phát xít Đức Hitler và Phát xít Ư Mussolini (mà quốc gia Do Thái hiện nay đang lần lượt phanh phui mọi bí ẩn), cho đến gần đây Giáo Hoàng John Paul II thỏa hiệp với chính quyền Cộng Sản Ba Lan của tướng Jaruzleski để làm tê liệt “Công Đoàn Đoàn Kết” của lănh tụ Walesa, ta cũng thấy Toà Thánh La Mă quả thật có chính sách và có khả năng để làm trung gian mọi thỏa hiệp. Trong vụ Ba Lan, “chuyến viếng thăm Ba Lan của Giáo Hoàng và sự rút lui khó hiểu của vị lănh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa đă làm mờ đi những diễn biến quan trọng… Lời tuyên bố rằng Giáo Hội và chính quyền đang sửa soạn một nền móng để giúp cho nền nông nghiệp Ba Lan là vấn đề mấu chốt. Thật là lạ lùng khó tin khi biết rằng Giáo hội Công giáo La Mă và cấp lănh đạo Cộng Sản tại vị lại hợp tác với nhau trong lănh vực sống chết nhất của nền kinh tế Ba Lan [46]. Huống chi vào lúc mà ông Nhu muốn thỏa hiệp với Hà Nội th́ Giáo Hoàng Paul VI lại là Giáo hoàng thân Cộng Sản, chắc chắn ông sẽ đứng về phe Cộng Sản chứ không phải đứng về phe miền Nam chống Cộng.

*
Nhờ một thế lực có cả ba yếu tố: Quốc tế, Chính trị và có truyền thống thỏa hiệp, lại vốn là thế lực đă từng mở đầu cho chế độ, ông Nhu đă tính rất đúng. Tiếc rằng âm mưu của ông không thành h́nh để xem kết quả đó lợi cho Giáo hội Công giáo hay lợi cho dân tộc Việt Nam? Hay lợi cho Cộng Sản!

*
3. Những hệ quả của kế hoạch thỏa hiệp với Cộng Sản của ông Nhu.

*
- Hệ quả đầu tiên là trong hơn một năm trời (kể từ 1963 mà thôi) cấp lănh đạo miền Nam đă không chống Cộng, đă để 12 tháng trời cho lực lượng Việt Cộng được dễ dàng phát triển. Và cũng trong 12 tháng đó, dĩ nhiên cấp lănh đạo miền Nam, như một hệ luận tất yếu, phải tiêu diệt ư chí và khả năng chống Cộng của những lực lượng quốc gia chống lại âm mưu này. Mười hai tháng có thể là ngắn trong cuộc chiến Quốc Cộng 30 năm, nhưng 12 tháng của năm 1963 lại có giá trị sinh tử v́ chúng nằm trong cơn trở ḿnh nhiều sơ hở nhất của miền Nam.

*
- Hệ quả thứ hai là để lại một ám ảnh sâu sắc và tiêu cực trong mối bang giao Việt–Mỹ cho những chính phủ kế tiếp. Đối với người Mỹ, ngoài ấn tượng không tốt về giới lănh đạo Việt Nam xuyên qua chế độ Ngô Đ́nh Diệm là chế độ mà họ đă đặt nhiều kỳ vọng nhất, từ đó trở đi họ phải luôn luôn xét lại chính sách đồng minh, đến nỗi sự xét lại đó nhiều lúc gây ra những phản ứng quá độ, làm vi phạm đến chủ quyền của miền Nam. Đối với các chính phủ Việt Nam kế tiếp – mà đa số là chính phủ quân nhân – tội ác thỏa hiệp với Cộng Sản của chế độ Diệm–Nhu đă làm cho họ mang mặc cảm và trở thành mù quáng trong sách lược đấu tranh chống Cộng. Chống Cộng đáng lẽ phải là một mắt xích trong toàn bộ chính lược phát triển quốc gia th́ lại trở thành cứu cánh cuối cùng.

*
- Hệ quả chính trị thứ ba là Cộng Sản Hà Nội đă qua kế hoạch này – dù cuối cùng không thực hiện được – đánh giá được đúng đắn hơn những nhược điểm của miền Nam. Từ giai tầng lănh đạo đến tương quan lănh tụ quần chúng, từ vai tṛ của người Mỹ đến bản chất của liên hệ Việt–Mỹ, từ các mâu thuẫn giữa các thành phần nhân dân đến các mâu thuẫn của các lực lượng chính trị tại miền Nam… Sự đánh giá thêm đúng đắn đó đă phần nào giúp họ khai thác được những sơ hở của các lực lượng trong cũng như ngoài chính quyền và giúp họ hoạch định các kế hoạch đánh chiếm miền Nam thêm hiệu dụng sau này.

*
- Hệ quả cuối cùng, c̣n kéo dài đến ngày nay, là v́ mù quáng và cố chấp bênh vực cho chế độ Ngô Đ́nh Diệm, một số phần tử Cần Lao Công Giáo đă bênh vực luôn cả cái tội ác định dâng miền Nam cho Cộng Sản của ông Ngô Đ́nh Nhu. Hoặc là họ đứng trên một quan điểm nhân bản và quốc gia rất què quặt và mù mờ để biện minh một cách rất lư thuyết cho hành động của ông Nhu, do đó đă gây hoang mang cho những nỗ lực lật đổ Cộng Sản; hoặc là họ bóp méo lịch sử cho rằng có nhiều nhân vật đảng phái hợp tác với ông Nhu trong kế hoạch này để hóa giải tội ác của ông Nhu, do đó đă gây nghi ngờ và chia rẽ giữa các lực lượng chống Cộng đang cần một sự đoàn kết tại hải ngoại. Cả hai thủ đoạn đó, thật ra, đều phát xuất từ ư đồ “chạy tội cho chủ”, nghĩa là cho quyền lợi phe nhóm của Cần Lao Công Giáo, mà không cần biết đến hậu quả cho dân tộc là ǵ.


-o0o-


Ngoài hai thủ đoạn lộ liễu trên, c̣n một thái độ nữa âm thầm hơn và ít phổ quát hơn của những cộng sự viên thân tín cũ của ông Diệm. Họ cũng đă từng chống đối chế độ, đă từng lên án những tội ác của các ông Thục, Nhu, Cẩn và nhóm Cần Lao Công Giáo mà họ cho là đă phá hoại chế độ. Nhưng điểm khác biệt là họ không bào chữa cho chế độ nhưng lại chống ngày Cách mạng 1–11–63, và tách rời trách nhiệm ông Diệm ra khỏi trách nhiệm chung của các anh em ông ta để biện minh cho những lỗi lầm và nhất là cho sự tham dự của ông trong âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản của ông Nhu.

Họ cũng không ồn ào tham gia những hoạt động quá khích của nhóm Cần Lao Công Giáo nhằm phục hồi “Tinh thần Ngô Đ́nh Diệm” hoặc nhằm đánh bóng cho chế độ cũ mà hậu ư chính trị là ngụy trang lịch sử để chạy tội với dân tộc. Họ chỉ âm thầm tiếc nuối về một dĩ văng xa xưa. Tiêu biểu cho một số người ít ỏi đó là ông Vơ Như Nguyện (hiện ở Mỹ), một chiến hữu kỳ cựu của ông Diệm và là một đồng chí của tôi trong Phong trào của ông Diệm vào những năm đầu của thập niên 40. Trong một lá thư gởi cho một người bạn tại Hoa Kỳ là ông Hoàng Đồng Tiếu, ông Nguyện viết:

“… Vào khoảng tháng 9 hay tháng 10 năm 1963, ông Cụ (tức ông Diệm) về Huế cho gọi tôi lúc 4 giờ chiều. Hai cụ cháu ngồi tâm sự với nhau đến 10 giờ đêm. Cụ không ăn cơm tối mặc dù lúc 7, 8 giờ ǵ đó ông Cẩn thúc giục đến 3, 4 lần mời anh xơi cơm. Hôm ấy tùy viên là Châu Văn Lộc (hiện ở Mỹ) đă nghe được câu chuyện giữa hai cụ cháu tôi, lúc tiễn tôi ra cửa Lộc nói với tôi” “Lần thứ nhất Lộc mới nghe được câu chuyện giá trị như thế”. Hôm đó Cụ kể lại chuyện xưa, nhắc lại mấy tập tôi đệ tŕnh Cụ đề cập đến chuyện “Con đường thoát” của tôi, của Công giáo, Phật giáo, chuyện trong gia đ́nh, chuyện người Mỹ… Tóm tắt cụ nói: “Chú Cẩn và thím Nhu có nhiều lầm lỗi, các vị Linh mục và Đức Cha nữa cũng lầm lỡ, nhưng Nguyện là Nho học, Nguyện có biết câu “Gia nan thiên hạ dị”? Chuyện nhà là vậy, khó giải quyết mau, để lần lần sửa chữa, nếu gấp nếu mau sẽ lâm vào thế “B́ oa trữ nhục” của Nguyễn Nhạc, Lữ, Huệ. Tôi biết cả và cũng v́ bọn làm việc chung quanh cái ǵ cũng chạy đến thưa tŕnh với chú Cẩn, thím Nhu, Đức Cha. Tôi đă từng la rằng họ chỉ có một Tổng thống thôi như Nguyện đă biết. Cụ lại nói rằng: “Hiện đang bị khó dễ với người Mỹ v́ Mỹ muốn đem quân sang. Nếu quân Mỹ sang th́ ḿnh mất chính nghĩa, tạo đường tuyên truyền thuận lợi cho Cộng Sản. Mỹ đưa cố vấn là quá đủ rồi. Tôi sẽ không chấp nhận, quân ta có đủ lính để đánh Cộng Sản. Mỹ chỉ giúp khí giới, phương tiện là thắng. Nga, Tàu nó giúp Cộng Sản mà nó có đưa quân đâu? Mỹ cũng muốn giao cho họ hải cảng, phi cảng, tôi có trả lời giao hay không giao cũng như nhau, trong vấn đề chống Cộng th́ dùng chung. Họ không bằng ḷng chắc sẽ xảy ra nhiều chuyện không hay, nhưng dù sao ḿnh cũng giữ thể thống của một quốc gia dù ḿnh bị lật ngược thế cờ. Vả lại, tôi và chú Nhu có ư dù hai miền Quốc-Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản, rồi bên nào kéo dài chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ v́ các cường quốc có ư định chia rẽ cả”. (Xem bản sao bức thư viết tay của ông Vơ Như Nguyện trong phần Phụ Lục).

Ông Vơ Như Nguyện là ai mà được ông Diệm khi ra Huế gọi đến phân trần tâm sự và nói đến những bí ẩn quốc gia, những quyết định quan trọng liên hệ đến những vấn đề tồn vong của đất nước?

Ông Vơ Như Nguyện vốn là một phán sự ṭa Khâm sứ Huế thời Pháp thuộc. Cũng như tôi, thời quân Nhật chiếm đóng Đông Dương, ông Nguyện hoạt động cho Phong Trào Cường Để dưới sự lănh đạo của ông Diệm. Ông đă từng bị Pháp bắt đày giam ở Dakto (Kontum) cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp mới trở về Huế hoạt động chống Việt Minh. Khi Pháp trở lại Huế và Hội đồng Chấp chánh của ông Trần Văn Lư ra đời, ông Nguyện giữ chức vụ Phó giám đốc Thông tin Trung phần và làm chủ nhiệm tuần báo “Ḷng Dân”, một tờ báo có lập trường chống Cộng, ủng hộ giải pháp Bảo Đại, dù trong thâm tâm ông Nguyện vẫn giữ cảm t́nh với ông Diệm và thường đến nhà hai ông Ngô Đ́nh Cẩn và Trần Văn Lư.

Cuối năm 1953, khi ông Diệm c̣n ở Âu Châu nghĩa là c̣n dưới chế độ Bảo Đại, ông Nguyện được cử giữ chức vụ Giám đốc Công an Trung Việt. Nhưng trong giai đoạn ông Diệm gặp khó khăn v́ sự chống đối của tướng Hinh và Đại tá Trương Văn Xương, Tư lệnh Quân khu II (miền Trung) th́ ông Cẩn giao chức Giám đốc Công an lại cho ông Nguyễn Chữ, một đảng viên cao cấp của Việt Quốc, và là một chiến sĩ cách mạng cứng rắn. Năm 1955, ông Nguyện được anh em ông Diệm cử giữ chức Tỉnh trưởng B́nh Định, tuy nhiên chỉ mới độ sáu tháng th́ ông Nguyện mất chức v́ ông Cẩn cho ông Nguyện là người cứng đầu khó sai khiến, vả lại chính ông Cẩn từ lâu cũng muốn thay thế Nguyện bằng một Tỉnh trưởng Công giáo. Ông Nguyện về Huế nhưng ông Ngô Đ́nh Cẩn không chịu tiếp, Nguyện bèn cứ xô cửa nhà ông Cẩn mà vào, lớn tiếng chỉ trích “bọn Cần Lao”, “bọn Tập đoàn Công dân” dù ông Nguyện cũng đă từng là một loại Cần Lao (nhất là ông Nguyện đă từng hân hạnh được nhà Ngô nhờ đứng làm vai “trưởng nam” trong đám tang ông Ngô Đ́nh Khôi). Rồi ông Nguyện đem cả nhà lên chùa quy y mà theo lời ông là “để cho Cẩn biết mặt”. Khi viện đại học Huế được thành lập, Linh mục Cao Văn Luận vốn là bạn thân của ông Nguyện, bèn mời ông dạy môn Hán văn. Ngày xảy ra biến cố Phật giáo, ông Nguyện đă cùng với các giáo sư đại học Huế kư tuyên ngôn lên án chính phủ Diệm “kỳ thị và đàn áp Phật giáo”. Ông Nguyện bị ông Cẩn bắt giam. Cùng bị giam với ông Nguyện là em tôi, Đỗ Hứa, chánh văn pḥng của bác sĩ Giám đốc Nha Y Tế Trung Việt. Sau khi chế độ Diệm bị lật đổ, Thủ tướng Nguyễn Khánh thu hồi một nghị định cũ của chính phủ Diệm nhằm dành một số đặc quyền đặc lợi cho những cán bộ cũ của ông Diệm, (ông Nguyện giận lắm và có phàn nàn với tôi) ông Nguyện bèn từ giă viện Đại học về nhà đi buôn, sống ngoài ṿng cương tỏa, giữa một thời thế đổi thay xáo trộn.

Nhưng cuộc đời của ông Nguyện vẫn chưa hết gian nan v́ vào khoảng năm 1965–66, tướng Nguyễn Chánh Thi đang là Tư lệnh Quân đoàn I ở Huế lại có những lời lẽ chê trách ông Vơ Như Nguyện là “Cần Lao” làm cho ông thêm bất măn với chế độ mới, với tướng lănh. Ngày 23 tháng 4 năm 1975, ông Nguyện lên phi cơ rời Việt Nam đến Pháp sống cuộc đời lưu vong, cô quạnh.

Ông Vơ Như Nguyện với anh vợ tôi là ông Nguyễn Bá Mưu vốn là bạn đồng nghiệp cùng làm việc tại Ṭa Khâm sứ Huế, cả hai đều là chiến hữu của ông Diệm, đều là trưởng nam của những nhà khoa giáp từng có thành tích chống thực dân Pháp. Ông Nguyện với tôi vừa là đồng chí vừa là bạn thân hơn hai mươi năm trời, dù ông là một nhà Nho, một thi sĩ chuyên về thơ Đường, trong lúc tôi chỉ là một kẻ vơ biền mới học hết Tam Tự Kinh, chưa đọc xong sách Luận Ngữ.

Tuy ông Nguyện là một nhân vật không nổi tiếng lắm, nhưng ở Huế giới trí thức, giới công chức, nhất là giới Công giáo không mấy ai không biết. Trường hợp ông Nguyện là một trường hợp điển h́nh của người mang một tâm trạng đau khổ và mâu thuẫn: Tuy chống Cộng nhưng lại phải ca ngợi âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản của Diệm–Nhu, tuy là cán bộ rường cột của nhà Ngô nhưng lại bất măn với nhóm Cần Lao và Tập đoàn Công dân, tuy công nhận rằng chế độ Diệm đă phạm những tội ác tày trời và những lỗi lầm làm nguy hại quốc gia nhưng lại vẫn thương tiếc ông Diệm và những vàng son của chế độ đó.

Từ ngày lưu vong xứ người, ḷng “hoài Ngô” của ông Nguyện lại càng dạt dào hơn. V́ thế, khi kể lại buổi hội kiến giữa ông ta với ông Diệm xảy ra vào những ngày cuối của chế độ, ông Nguyện đă muốn biện minh rằng sở dĩ ông Diệm không chịu để Hoa Kỳ đem quân vào miền Nam là v́ lập trường “bắt tay với Cộng Sản” hợp lư của ông Diệm. Và như một hệ luận đương nhiên, ông Nguyện trách tôi là người thiếu thủy chung với ông Diệm v́ đă tham gia cuộc cách mạng ngày 1–11–63.

Tuy nhiên, nếu ai cũng thông cảm trường hợp của ông Nguyện đă v́ t́nh cảm rất riêng tư mà tiếc thương một vị thầy, một lănh tụ đă liên hệ và đă tác động mạnh mẽ vào hơn 20 năm trời của cuộc đời ông, và nếu ai cũng đồng ư với lối hành xử hợp t́nh hợp lư của ông bằng cách không hùa theo nhóm Cần Lao Công Giáo ồn ào tại hải ngoại, th́ ngược lại, trong lá thư đó (dù chỉ là một lá thư tâm sự cá nhân), ông đă cho thấy một cái nh́n lịch sử thiếu nghiên cứu, do đó thiếu vô tư, và một lập trường cần phải phê phán là lập trường cần thiết thỏa hiệp với Cộng Sản. Tuy nhiên, cái nh́n lịch sử thiếu vô tư đó và lập trường lạ lùng đó chỉ là những phản ứng quá độ của một người đă dùng cái nh́n t́nh cảm cá nhân để xét một vấn đề lớn hơn là vấn đề lịch sử và dân tộc mà thôi. Và điều đó, riêng đối với tôi, th́ cũng dễ hiểu cho trường hợp của ông Nguyện.

Điều đáng lưu ư qua những lời tâm sự của ông Diệm với người chiến hữu thân tín, là bản chất phong kiến và độc tôn của ông Diệm qua quan niệm nặng t́nh gia đ́nh mà nhẹ nghĩa với quốc gia. Chín, mười năm trời anh em ông Diệm cai trị đất nước đă phạm không biết bao nhiêu tội lỗi to lớn, những tội lỗi đưa đất nước đến t́nh trạng suy sụp thế mà dù có lúc biết, ông vẫn không chịu cản ngăn anh em chỉ v́ sợ “gia nan thiên hạ dị” và sợ “b́ oa trữ nhục”. Th́ ra chỉ v́ ông sợ rằng nếu sửa sai, ngăn cản th́ 4, 5 anh em ông sẽ khích bác chống đối lẫn nhau làm thiên hạ dị nghị, mà không nghĩ ǵ đến vận mệnh của đất nước và của mười lăm triệu đồng bào. Ông Diệm đă biết nói đến hai câu “Gia nan thiên hạ dị” và “B́ oa trữ nhục” của tư tưởng Khổng–Mạnh mà ông không nhắc đến câu “tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ” vốn là tiêu chuẩn, khuôn vàng thước ngọc của Thánh Hiền cho những ai muốn làm nhà lănh đạo quốc gia. Ông Diệm nói rằng ông không chấp nhận việc Mỹ áp lực đem quân vào miền Nam mà chính ông lại không những yêu cầu Mỹ mà c̣n cả Đài Loan đem quân đến miền Nam.

Ông cũng đă để cho Mỹ đem 16 ngàn binh sĩ của họ vào hoạt động trên lănh thổ Việt Nam, và mặc dù ngày 22 tháng 5 năm 1963 Tổng thống Kennedy tuyên bố sẵn sàng rút quân về Mỹ ngay nếu có sự yêu cầu của Việt Nam Cọng Ḥa nhưng ông Diệm lại không yêu cầu, như đă nói trong một đoạn trước. Thử hỏi Việt Nam có c̣n chủ quyền không khi ông Diệm đă để cho Mỹ đặt Bộ Tư lệnh Hành quân tại thủ đô Sài G̣n do một vị tướng bốn sao (Paul Harkins) chỉ huy như dưới thời chiến tranh Pháp–Việt (1945–1954) với các vị Tư lệnh Pháp Carpentier, DeLattre, Navarre. Thử hỏi Việt Nam Cọng Ḥa có c̣n chủ quyền nữa không khi người Mỹ muốn ra vào Việt Nam khi nào cũng được mà không chịu sự kiểm soát của luật lệ xuất nhập cảnh và di trú của Việt Nam Cọng Ḥa.

Nhóm Cần Lao Công Giáo lại c̣n bày đặt chuyện ông Diệm không chịu “cho thuê nhượng” (cession and bail) căn cứ Cam Ranh theo sự đ̣i hỏi của Mỹ. Thử hỏi tại sao người Mỹ lại cần ông Diệm nhượng cho họ hải cảng Cam Ranh khi mà họ là đồng minh (thời chiến) muốn sử dụng phi cảng hay hải cảng nào cũng được theo sự tiến triển của chiến tranh và sự thỏa thuận giữa hai Đồng minh như họ đă sử dụng các phi cảng Tân Sơn Nhất, Biên Ḥa và Đà Nẵng (phi cảng Đà Nẵng hoàn toàn do người Mỹ phụ trách tái thiết với ngân quỹ 400 triệu đồng để đáp ứng với nhu cầu và trọng lượng của phi cơ hạng nặng Mỹ như đă được nhắc qua trong chương “Tham Nhũng”). Hải cảng Cam Ranh như đă được Mỹ sử dụng dưới thời Nguyễn Văn Thiệu mà họ có đ̣i chính phủ Thiệu nhượng cho họ đâu. Và mặc dù Mỹ sử dụng nhưng hải cảng Cam Ranh vẫn thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Ḥa, vẫn phải chịu luật lệ hành chánh và an ninh của Việt Nam Cọng Ḥa; những kho tiếp liệu của quân đội Việt Nam Cọng Ḥa vẫn được thiết lập trên hải cảng Cam Ranh gần các cơ sở của quân đội Mỹ. Trường hợp này cũng đă xảy ra tại Pháp, tại Anh, tại Đại Hàn v.v… thời chiến tranh. Ngoài ra nếu Mỹ có đ̣i ông Diệm cho thuê và nhượng Cam Ranh mà ông Diệm không chịu th́ tại sao biết bao nhiêu sách sử của Mỹ đă phanh phui những bí mật về chế độ Diệm, về chiến tranh Việt Nam mà không có một tài liệu nào đề cập đến chuyện “thuê nhượng” Cam Ranh. Tại sao trong chương tŕnh truyền h́nh “A Television History” của kư giả Karnow trên đài PBS, những nhân vật hết ḷng ủng hộ ông Diệm như Đại sứ Nolting chẳng hạn lại không đem vấn đề thuê nhượng Cam Ranh ra để bênh vực ông Diệm. Nhóm Công Giáo Cần Lao muốn đề cao ông Diệm là nhân vật chống Mỹ, là nhân vật quyết bảo vệ chủ quyền Việt Nam mà họ lại lờ đi những sự kiện lịch sử như vừa đề cập trên đây. Họ cứ tưởng thiên hạ không có người am hiểu t́nh h́nh, không có người nghiên cứu lịch sử. Huống chi dù người Mỹ có muốn Việt Nam Cọng Ḥa cho thuê và nhượng căn cứ Cam Ranh th́ việc đó vẫn có lợi cho Việt Nam Cọng Ḥa cả mặt quốc pḥng, mặt chống Cộng, lẫn mặt tài chánh mà Cam Ranh vẫn cứ thuộc chủ quyền Việt Nam, Việt Nam muốn thu hồi lại lúc nào cũng được như Thái Lan đă lấy lại căn cứ quân sự vô cùng quan trọng là Utapao hoặc như Phi Luật Tân (đă lấy lại Subic Bay và Clark Air Base năm 1992) và Hy Lạp thỉnh thoảng “dọa” thu hồi những căn cứ quân sự mà họ đă nhượng và cho thuê. Nếu quả thật không chịu cho Mỹ “thuê và nhượng” căn cứ Cam Ranh trong hoàn cảnh miền Nam đang bị xâm lăng, đang có chiến tranh và đang thường trực bị Bắc Việt (có sự yểm trợ tối đa của Nga–Tàu) đe dọa th́ thái độ đó của ông Diệm khôn hay dại, có yêu nước, có chống Cộng không? Hay là v́ anh em ông âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội nên mới chủ trương không cho Mỹ sử dụng Cam Ranh? Phải chăng những nhà lănh đạo Đức, Anh, Bỉ, Pháp, Ư Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Y Pha Nho, Hy Lạp, Đại Hàn, Phi Luật Tân… những quốc gia đă cho Mỹ thuê nhượng rất nhiều căn cứ quân sự từ sau đệ nhị thế chiến đến nay (nghĩa là trong thời b́nh) đều không yêu nước bằng anh em ông Diệm, đều không biết trách nhiệm đối với quốc dân bằng anh em ông Diệm? Cố t́nh xuyên tạc lịch sử hay v́ thiển cận và mang nặng đầu óc phe đảng để đề cao anh em ông Diệm, thế mà nhóm Cần Lao Công Giáo lại lờ đi chuyện ông Ngô Đ́nh Thục sau khi bị Toà thánh La Mă trừng phạt lần thứ hai v́ tội lộng hành và phản phúc lại phải đến Hoa Kỳ nương nhờ người Mỹ rồi gởi nắm xương tàn nơi quê hương người Mỹ mà anh em ông Diệm đă từng chửi bới và phản bội khi chủ trương đuổi Mỹ để bắt tay với Cộng Sản Hà Nội? Xin hỏi nhà Nho và nhà chống Cộng (đến chiều) Vơ Như Nguyện nghĩ sao?

*
Ông Diệm lại bảo “tại những kẻ chung quanh cái ǵ cũng thưa tŕnh với chú Nhu, chú Cẩn…” mà chính ông lại là người tùng phục anh em ông trước hơn ai hết. Ông lại mượn chuyện bất ḥa giữa anh em Nhạc, Lữ, Huệ để che đậy tính nhu nhược và sự ṭng phục của ông đối với anh em ông. Ông đă không đọc sử bằng cặp mắt của một nhà chính trị nghiên cứu kỹ càng và bằng tấm ḷng rộng răi bao quát của người làm lịch sử mà lại đọc theo nhăn quan của một cựu thần nhà Nguyễn Gia Long và một vị vua của thời Trung Cổ.

Thật vậy, thời nhà Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Huệ đă ba lần chống đối người anh ruột là Nguyễn Nhạc, có lần đă đem quân vây đánh thành Qui Nhơn ngặt nghèo đến nỗi Nguyễn Nhạc phải lên thành kêu khóc: “Nỡ ḷng nào mà nồi da xáo thịt như thế” (b́ oa trữ nhục). Nguyễn Huệ động ḷng bèn rút quân về Thuận Hóa. Nhưng nếu đầu óc ông Diệm chỉ cần sáng suốt và vô tư hơn một chút th́ sẽ thấy hành động chống đối anh của Nguyễn Huệ là một hành động cách mạng nhằm giáo dục đồng chí, hành động của một nhân vật phi thường muốn làm đại nghiệp cứu nước cứu dân, hoàn toàn khác hẳn với hành động của anh em nhà Ngô chống đối nhau chỉ v́ tranh giành đặc quyền đặc lợi. Nguyễn Huệ đem quân đánh anh cho cả thiên hạ biết là v́ dân v́ nước, c̣n ông Diệm không dám trách cứ hay ngăn chận anh em làm bậy là v́ sợ thiên hạ dị nghị. Hai hành động, hai thái độ, hai tâm chất, hai động cơ, một trời một vực như thế làm sao mà dựa vào con Phụng Hoàng ngày xưa để biện hộ cho con chim sẻ ngày nay được.

Nguyễn Huệ là một nhân vật tài cao chí lớn, mặc áo vải, phất cờ đào, phát động cuộc cách mạng Tây Sơn và nêu cao khẩu hiệu “Thiên Hạ Đại Tín” để đánh Bắc dẹp Nam, thu giang sơn về một mối. Nguyễn Huệ biết lẽ nhu cương, biết đường tiến thoái, biết nh́n thấu tâm can trí tuệ của những nhân vật trong một thời đại loạn ly rối rắm. Nguyễn Huệ biết bỏ rơi Nguyễn Hữu Chỉnh, kẻ chạy theo ḿnh, dù người đó tự xưng là nhân tài số một của đất Bắc, nhưng lại cũng biết cúi đầu cung kính nghe lời chỉ giáo của một ông đồ già ẩn ḿnh nơi thôn dă là Nguyễn Thiếp, phu tử đất La Sơn. Nguyễn Huệ biết chặt đầu cháu rể là Vũ Văn Nhậm để trừ hậu họa, trong lúc đó lại biết trọng dụng những cựu thần nhà Lê để thu phục ḷng người. Nguyễn Huệ biết rơ anh ruột ḿnh chỉ là kẻ có đảm lược của người vơ dơng mà không có tài chí của con Đại bàng nên không thể đảm đương đại sự. Cho nên Nguyễn Huệ đă phải giáo dục anh bằng bài học vơ dơng để khỏi cản trở sự nghiệp cứu nước vĩ đại của cuộc cách mạng Tây Sơn. Rơ ràng Nguyễn Huệ đă v́ nợ nước mà quên t́nh nhà, khác hẳn với ông Diệm trí lự hẹp ḥi, chỉ v́ sợ “b́ oa trữ nhục”, v́ sợ “gia nan thiên hạ dị” mà để cho quốc gia phải suy sụp. Chẳng qua v́ vận nước truân chuyên nên nhà lănh đạo tài ba mà mệnh yểu, vua Quang Trung chết sớm, làm cho sự nghiệp anh hùng phải dở dang và dân tộc mất một cơ hội vươn ḿnh để vượt qua những tŕ trệ của hai trăm năm Trịnh–Nguyễn loạn ly.

Phê b́nh về ba anh em Nhạc, Lữ, Huệ, sử gia Trần Trọng Kim đă viết:

Nguyên nước ta là nước quân chủ, lấy cái nghĩa vua tôi là trọng hơn cả, thế mà từ Lê Trung Hưng trở về sau, họ Nguyễn hùng cứ phương Nam, họ Trịnh xưng Chúa phương Bắc, trên tuy c̣n tôn vua nhưng quyền về cả nhà chúa. Trong nước ta đă có vua lại có chúa, làm thành ra vua không phải vua và tôi không phải là tôi, ấy là thời đại loạn. Đến sau, ở Nam th́ có Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy, ngoài Bắc th́ có kiêu binh làm loạn, giết hại đại thần…

Lúc ấy anh em Nguyễn Nhạc là người mặc áo vải, dấy binh ở ấp Tây Sơn chống nhau với vua Nguyễn để lập nghiệp ở đất Qui Nhơn. Tuy rằng đối với họ Nguyễn là cừu địch nhưng mà đối với nước Nam th́ là một người anh hùng lập thân lúc biến loạn đó mà thôi.

C̣n như Nguyễn Huệ làm Vua Thái Tổ nhà Tây Sơn th́ trước giúp anh bốn lần vào đánh đất Gia Định đều được toàn thắng, phá hai vạn quân hùm beo của Xiêm La, sau lại ra Bắc dứt họ Trịnh, tôn vua Lê, đem lại mối cang thường. Ấy là đă có sức mạnh lại biết làm việc nghĩa vậy.

Sau vua Chiêu Thống đi kêu cứu bên Tàu, nhà Thanh nhân dịp ấy mượn tiếng cứu nhà Lê để lấy nước Nam, sai binh tướng sang giữ thành Thăng Long.

Vậy nước đă mất th́ lấy lại nước, Nguyễn Huệ đem quân ra đánh một trận, phá tan hai mươi vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy, làm cho vua tôi Tàu khiếp sợ, tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có vơ công nào lẫm liệt như thế.

Vậy lấy công lư mà suy th́ vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một ông vua đứng ngang hàng với vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Thái Tổ và nhà Tây Sơn là một nhà chính thống như nhà Đinh, nhà Lê vậy.[47]

So sánh phong cách và hành xử, ta thấy rơ sự trái ngược giữa hai nhân vật lịch sử: một Nguyễn Huệ Quang Trung anh hùng khi phải chọn lựa, đă coi nhẹ t́nh ruột thịt mà đặt nặng nợ quê hương, và một Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm nhu nhược, những lúc hiếm hoi cần chọn lựa th́ lại quên sự tồn vong của đất nước mà chỉ lo bảo bọc lấy gia đ́nh.

Không noi theo tấm gương rực rỡ như ánh sáng mặt trời của vua Quang Trung, ông Diệm cũng bỏ rơi quan niệm “Hiếu Trung” của Đức Trần Hưng Đạo.

Lư Chiêu Hoàng vợ vua Trần Thái Tông không con, Trần Thủ Độ bèn bắt vợ của An Sinh Vương Trần Liễu (vốn đă có mang mấy tháng) gán cho Trần Thái Tông. Hành động đảo lộn nhân luân táo bạo của Trần Thủ Độ làm cho hai anh em vua Trần bất ḥa lộn xộn, Trần Liễu ôm mối hận thù mất vợ mất con đến chết vẫn không nguôi. Lúc sắp lâm chung ông trối trăn với con là Trần Quốc Tuấn: “Mai sau nếu con không v́ ta mà lấy thiên hạ th́ nằm dưới đất ta cũng không nhắm mắt được”.

Đức Trần Hưng Đạo vẫn không quên lời di chúc của cha nhưng Ngài không cho là phải. Năm 1257 lúc quốc gia lâm nguy, Ngài bèn hỏi thử các con và bọn gia tướng về lời trối trăn cũ. Các con Ngài và Yết Kiêu, Dă Tượng đều khuyên Ngài không nên trả thù, không nên làm việc hoán nghịch. Nhờ Ngài biết đặt chữ Trung trên chữ Hiếu mà quốc dân đoàn kết, vua tôi tướng sĩ một ḷng đánh đuổi được quân Nguyên ra khỏi bờ cơi, tô điểm vàng son cho lịch sử nước Nam ta.

C̣n ông Diệm th́ trên hết phải là anh em ruột thịt, dù anh em tràn đầy tội lỗi, c̣n quốc gia dân tộc chỉ là thứ yếu. Chỉ tiếc cho nhà nho Vơ Như Nguyện gặp được cơ hội ông Diệm tỏ bày tâm sự thế mà không noi gương những kẻ vơ biền Dă Tượng Yết Kiêu khuyên ông Diệm không nên nghe lời Ngô Đ́nh Nhu bắt tay với Cộng Sản làm điều phản nghịch đối với quân dân miền Nam, lại c̣n viết thư cho tôi, cho bạn bè bênh vực tội phản phúc của anh em nhà Ngô.

Những lời tâm sự của ông Diệm với ông Vơ Như Nguyện c̣n cho thấy bản chất lừa dối bất tín của ông Diệm. Thật vậy, suốt thời gian lănh đạo quốc gia, ông thường nêu cao khẩu hiệu “thành tín” trong các bài diễn văn, trong các lời tuyên bố. Hễ có dịp là ông trịnh trọng nhắc đến hai chữ “thành tín” để dạy dỗ dân và khuyên bảo kẻ thừa hành. Điều “thành tín” đầu tiên và sống chết nhất mà ông đ̣i hỏi nơi nhân dân là tuyệt đối trung thành và đặt xác tín vào lư tưởng “diệt Cộng cứu nước”. Những khẩu hiệu “Bài Phong, Phản Thực, Diệt Cộng” của chế độ được treo khắp thôn xóm thị thành, dán khắp hang cùng ngơ hẹp, và ra rả ngày đêm trên các đài phát thanh. Anh em ông và chế độ ông tiêu diệt hết mọi đảng phái, đàn áp hết mọi tôn giáo lớn nhỏ để nhân danh “chống Cộng” mà độc quyền chống Cộng. Thậm chí bất kỳ ai đối lập với ông, dù nhân vật đó là nhà cách mạng yêu nước và chống Cộng cũng bị anh em ông và chế độ ông nhân danh chống Cộng mà khủng bố, giam cầm hay thủ tiêu. Thế rồi sau mười năm dựa vào Mỹ và lập trường chống Cộng của nhân dân mà được làm Tổng thống và vinh thân ph́ gia, anh em ông lại đổi trắng thay đen, từ lập trường quyết liệt chống Cộng Sản như kẻ thù không đội trời chung, đến năm 1963 lại xoay thành lập trường thân Cộng, bắt tay với Hồ Chí Minh, gọi người Cộng Sản là “anh em máu mủ ruột thịt”, đề cao Cộng Sản là “những người Điện Biên Phủ” và chấp nhận triết lư xă hội của Marx–Hegel.

Thái độ bất trung với nước và bất tín với dân của anh em ông Diệm như thế, chả trách ông Trần Văn Lư, một nhân sĩ Công giáo miền Trung vốn biết rơ xuất xứ, tôn tộc, sự nghiệp và cuộc đời của nhà Ngô, đă lên án nhà Ngô là những kẻ mang mười chữ “bất’: “Bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất trí, bất công, bất minh, bất tín, và bất ḥa” [48].

Hơn ai hết, ông Trần Văn Lư có đủ tư cách để lên án anh em họ Ngô mang mười chữ “Bất”. Ông Diệm với ông Lư từng là đôi bạn chí thân từ ngày mới vào quan trường, lại là đồng đạo và đồng hương (B́nh Trị Thiên), cùng là môn đệ của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Ông Diệm và ông Lư cùng ở trong Phong trào Cường Để; năm 1945, ông Diệm đă cùng sống với ông Lư tại Đà Lạt một tháng sau khi bị Nhật Bản bỏ rơi. Năm 1947–1948, cùng qua Hồng Kông xây dựng “Giải Pháp Bảo Đại”, cùng chủ trương thể chế “Quân chủ lập hiến”. Thời làm Thủ hiến, ông Lư đă từng giúp đỡ bạc tiền cho anh em ông Diệm hoạt động chính trị, ngày ông Diệm mới cầm quyền, ông Lư bị ông Ngô Đ́nh Cẩn cho bộ hạ ném lựu đạn vào nhà khi ông c̣n ở gần nhà ga Huế, đến năm 1960 bị anh em ông Diệm bắt giam v́ đă ở trong nhóm “Caravelle”.

Người ta có thể chê ông Lư là bảo thủ, là thiếu khả năng làm một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng những ai đă từng biết ông Lư đều phải ca ngợi ông là một nhân vật liêm chính, cương trực và đầy ḷng yêu nước. Chính phủ Trần Trọng Kim trọng vọng ông như đă trọng vọng các Cụ Nguyễn Trác ở Thanh Hóa, Cụ Đặng Văn Hướng ở Nghệ An, ông Lê Văn Sâm (Cao Đài) nên mới mời ông giữ chức Tổng Đốc bốn tỉnh miền cực Nam Trung–Việt như một thứ tiểu Khâm sai trong lúc đại đa số quan lại bị thải thồi. Ngày Cách mạng 1–11–63 thành công, ông được tướng lănh mời vào Hội Đồng Nhân Sĩ nhưng ông từ chối v́ ông đ̣i hỏi thành lập “Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng” thay cho “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”. Ngày tướng Khánh làm Thủ tướng mời ông giữ chức Đại sứ tại Rome, ông cũng từ chối dù ông rất nghèo, sống trong một căn nhà thuê giản dị ở Tân Định. Ngày ông làm Thủ Hiến, ông trừng trị em ruột v́ tội dĩ công vi tư, lấy xe chính phủ về sử dụng riêng trong ngày chủ nhật. Dù là người Công giáo, ông vẫn không bênh vực các linh mục, ông gọi các linh mục thường hay đến công sở để quấy rầy là các “ông quan”.

Người miền Bắc, miền Nam ít biết về ông Trần Văn Lư, nhưng người miền Trung và các nhân sĩ tiếng tăm như cụ Trần Đ́nh Nam, Trần Văn Hương, Nguyễn Xuân Chữ, Phan Bá Cầm, Hà Thúc Kư, Lê Sĩ Ngạc, Trần Điền, Trần Trọng Sanh v.v… đều biết rơ phong độ và khí tiết của ông Trần Văn Lư, và tôi chắc chắn rằng quư vị ấy đều công nhận lời phê phán họ Ngô của ông Lư là lời phê phán vô tư, đáng được ghi vào sách sử cho hậu thế noi gương.

Anh em ông Diệm không chỉ mang mười chữ Bất nhưng nếu chịu khó nghiên cứu về ḍng họ, xuất xứ, công danh, sự nghiệp, về tính t́nh và cách hành xử của họ th́ sẽ thấy họ có ba yếu tính rất đặc thù:

Họ là những kẻ tài bất cập chí, lực bất ṭng tâm, thiếu ư thức chính trị và thiếu khả năng lănh đạo mà luôn luôn mang tham vọng và hành xử độc tôn, độc quyền; dù họ có làm nên “Vương Bá” cũng chỉ là nhờ thế lực của ngoại nhân. Tư tưởng chính trị của họ không vượt quá tín điều Thiên Chúa giáo, hành động chính trị của họ trước sau chỉ là bạo quyền bạo lực.

Họ là hạng người luôn luôn cao ngạo chủ quan, đầu có mang nặng lư thuyết mơ hồ, do đó hành xử luôn luôn không theo thực tế và không hợp ḷng dân cho nên họ phải chịu thất bại. Thất bại với Phạm Quỳnh, thất bại với Pháp, thất bại với Nhật Bản, với Hoa Kỳ, với quân đội Việt Nam Cọng Ḥa, với Phật giáo, với Cộng Sản…

Họ luôn luôn là kẻ ăn cháo đá bát, vong ân phản bội với bằng hữu đồng chí ân nhân, với rất nhiều người, nhiều tổ chức, nhiều thế lực đă giúp họ trong những giờ phút gian nguy cũng như đă giúp họ ngồi lên quyền hành, địa vị cao cả.
Tôi muốn nhắn hỏi ông Vơ Như Nguyện (và cả ông Trần Văn Hướng, Trần Văn Dĩnh) về cái chết của Đội Xứ, Đội Lộc, Quản Quế, Quản Cang, của Tôn Thất Đạt trong ṭa lănh sự Nhật, của Nguyễn Văn Cẩn, Bửu Đà trong sở Hiến binh Nhật, của anh Bảo tại Ba Tơ khi theo ông Diệm từ Sài G̣n ra bị bắt tại Quảng Ngăi và cái chết của bao nhiêu người nữa rải rác khắp Trung kỳ, nhất là anh em quân nhân, tất cả những người từng là chiến hữu của ông Diệm và của chúng ta. Họ chết để tạo sự nghiệp, uy tín cho ông Diệm trong bước đầu gian nguy pḥ tá Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, thế mà sau khi anh em ông Diệm ngồi trên ngôi cao tuyệt đỉnh, bạc vàng như núi như non, có khi nào họ đoái hoài nhớ thương đến vong hồn của những người đó, ngay cả một lời hỏi han an ủi những vợ góa con côi của họ cũng không có.

Các ông bênh vực nhà Ngô, tôi muốn hỏi các ông nhà Ngô có đạo đức không, có nhân nghĩa không, có thủy chung không, hay chỉ là kẻ qua sông chặt cầu?

Tôi không phải là nhà Nho như ông Diệm, ông Nguyện, ông Lư, nhưng nhờ sự dạy dỗ của cha ông và nhờ trải nhiều cay đắng trong trường đời nên tôi cũng biết được ư nghĩa chính trị và văn hóa của lời dạy Thánh Hiền: “Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh”. Năm 1942, cũng v́ tin vào thái độ “cởi áo từ quan”, tin vào lư tưởng “v́ dân” của ông Diệm nên tôi đă theo ông hơn hai mươi năm trời, đă hết ḷng trung thành và hoạt động với ông, v́ qua ông tôi ngỡ lư tưởng yêu nước yêu dân của ḿnh được thành tựu. Trong suốt chín, mười năm cầm quyền, chế độ của ông khinh thường nhân dân, khủng bố đồng bào, đàn áp và tiêu diệt tôn giáo và đảng phái, giam cầm sát hại người quốc gia yêu nước, kể cả bạn thân, đồng chí, ân nhân, công thần, mà trong đó có rất nhiều tri kỷ của tôi, nhưng v́ nghĩ rằng chế độ này c̣n thay đổi được, Cộng Sản c̣n là kẻ thù của ông, và v́ c̣n muốn giữ chút t́nh cố cựu với riêng ông nên tôi đành ôm lấy hai chữ “ngu trung”, mặc cho bạn bè chê trách và rất nhiều lực lượng quốc gia yêu nước thù, ghét.

Nhưng đến năm 1963, khi ông phóng tay công khai và tàn ác tiêu diệt bộ phận lớn nhất của dân tộc là Phật giáo, và khi ông quyết định tiến hành cuộc thỏa hiệp bất lợi để sống chung với Cộng Sản, và phản bội lại ư nguyện của toàn dân, th́ tôi quyết định xem ông như kẻ thù, để thà làm kẻ “phản quân ái quốc” hơn là kẻ “phản quốc trung quân”. Vả lại, như tích xưa đă nói, mà quy luật cách mạng hiện đại nhất cũng đă chứng nghiệm: “Tôi chỉ nghe nói đến thiên hạ giết một kẻ hung bạo chứ không nghe ai nói giết Trụ Vương bao giờ”. (Lời của Mạnh Tử)**

“Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh”. Theo đức Mạnh Tử th́ phải có dân mới có nước, và có nước mới có vua. Chức năng và nhiệm vụ người làm Vua là phải “Bảo Dân”, nghĩa là phải giữ ǵn và tăng trưởng hạnh phúc của Dân. Nếu người làm Vua không hiểu rơ cái nhiệm vụ đó, hoặc hiểu mà vẫn không làm cái chức năng đó th́ sẽ trái ḷng dân, phản thế nước, ngược mệnh trời. Người giữ quyền trị dân mà chỉ dùng bạo lực để khống chế dân th́ chỉ là bạo chúa phải diệt trừ.

“Bởi cái tư tưởng ấy cho nên trong cái triết lư chính trị của Mạnh Tử có cái tinh thần Duy Dân th́ việc trị dân trị nước chỉ có phép Công là trọng hơn cả, dù ai có quyền thế to thế nào cũng không ra ngoài phép Công được. Phép Công đă định thế th́ từ vua quan cho chí người thường dân không ai được vượt qua mà làm điều trái phép. Đă có phép Công th́ Thiên tử cũng không thể lấy quyền thế mà bỏ được. Người làm quan giữ phép phải theo phép mà trị tội, dù người trái phép là ông Thái Thượng Hoàng cũng không tha. Ấy thế mới là Công” [49].**

Lời giải thích quyết liệt và đầy đủ của học giả Trần Trọng Kim trong Nho giáo phản ánh chính sách trị quốc dân chủ và b́nh đẳng trong triết lư “thượng tôn pháp luật” của mọi quốc gia dưới mọi thời đại. Và học giả đó, khi là sử gia viết cuốn “Việt Nam Sử Lược”, th́ cũng đă trung thực và can đảm ca ngợi nhà Tây Sơn dù khi viết ông đang sống dưới triều Khải Định, Bảo Đại là hậu duệ của Nguyễn Gia Long. Tư cách đó có khác ǵ tư cách của Tư Mă Thiên ngày xưa đâu!

“Đă có phép Công th́ Thiên tử cũng không lấy quyền thế mà bỏ được”. Nhà Nho Vơ Như Nguyện nghĩ sao về lời dạy của thầy Mạnh Tử, đúng hay sai?

Ông Vơ Như Nguyện thời trước 1975 c̣n ở quê nhà từng có lập trường chống Cộng vững chắc, từng là chủ nhiệm báo Ḷng Dân, từng viết tập “Thế Nước Ḷng Dân” gởi cho ông Diệm, từng hô hào chánh sách lấy dân làm căn bản, lấy ḷng dân làm vũ khí đấu tranh với Cộng Sản, thế mà ông lại bênh vực cho một gia đ́nh làm mất ḷng dân mà chính ông cũng đă nặng lời đả kích.

Đă thế, ông Nguyện c̣n mượn danh nghĩa của nhà đại cách mạng Phan Bội Châu để t́m cách tô điểm cho ông Diệm: ông xác quyết chắc nịch với Hương Giang Tư Mă (tức ông Thái Văn Kiểm) trong bài “Hoài Niệm Cụ Phan Sào Nam” rằng bài thơ Gươm Đàn Nửa Gánh là của Cụ Phan làm ra để đặc biệt tặng ông Diệm. (Cũng như Trung úy Nguyễn Minh Bảo viết trong “Đời Một Tổng Thống” rằng bài thơ Ai biết trời Nam hăy có Người là của cụ Phan sáng tác riêng tặng ông Diệm).

Hành động “thấy sang bắt quàng làm họ” đó đă bị vạch trần v́ tác giả thật sự của bài Gươm Đàn Nửa Gánh là cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác đă được Lăng Nhân Phùng Tất Đắc ghi chú xuất xứ rơ ràng trong tác phẩm Chơi Chữ (trang 173). Ngoài ra, Vũ Lăo Kim Âu, trên nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại số 147 (tháng 10 năm 1983), trong bài viết “Xin đừng râu ông đem cắm cằm bà” cũng đă là chứng nhân của một buổi mạn đàm của các vị khoa giáp tiền bối (có cả cụ Nghè Giác) tại hội Khổng Học Sài G̣n và nay tái xác nhận bài Gươm Đàn Nửa Gánh không phải của cụ Phan mà là của cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác. Và Vũ Lăo Kim Âu đă kết thúc bài viết bằng lời mỉa mai hai ông Kiểm và Nguyện rằng “không biết th́ dựa cột mà nghe” mà từ đó chẳng thấy nhà Nho Vơ Như Nguyện lên tiếng!

Mượn thơ cụ Phan để tô điểm cho ông Diệm, hai ông Vơ Như Nguyện và Nguyễn Minh Bảo quên rằng nếu cụ Phan có sáng tác bài thơ nói trên sao trong rất nhiều tác phẩm sưu tầm văn thơ Cụ của rất nhiều tác giả cả hai miền Nam–Bắc, không một ai đề cập đến bài thơ đó cả.

Hơn nữa, nếu quả thật có thơ cụ Phan tặng ông Diệm th́ ắt hẳn ông Diệm phải biết và bộ máy tuyên truyền luôn luôn sẵn sàng nịnh hót ông đă phải khoa trương ồn ào từ những năm đầu chấp chánh (1954–55). Ông Diệm biết nói láo (với Robert Shaplen năm 1962) về ḍng dơi của ḿnh th́ chuyện cụ Phan tặng thơ, nếu có thật, hẳn sẽ được ông, hoặc chính quyền của ông thổi phồng ghê lắm.

Nhưng suốt thời gian ông Diệm nắm quyền, ta không nghe ai nói đến chuyện này. Phải đợi đến khi ông chết, Trung úy Bảo mới nói đến vào năm 1971 để phát động phong trào phục hồi Ngô Đ́nh Diệm; và ông Nguyện mới đề cập đến tại hải ngoại xa xôi lưu lạc tưởng rằng không ai kiểm chứng được!

Ông Vơ Như Nguyện là nhà Nho, con của một gia đ́nh môn đồ Khổng Mạnh thế mà ông lại bênh vực lập trường “sợ cảnh b́ oa trữ nhục” của ông Diệm mà không nghĩ đến v́ lập trường đó mà anh em ông Diệm đă làm đau khổ cho cả một dân tộc, làm tan nát cả một quê hương. Trong lúc đó th́ một trong nhiều người ngoại quốc lại biết rơ ông Diệm chỉ v́ nghe lời anh em ông ta mà làm cho chế độ anh em ông ta bị suy sụp, đất nước tang thương.

Dennis Warner phần th́ nhờ điều tra nghiên cứu kỹ càng t́nh h́nh Việt Nam, phần th́ nhờ ông Trần Văn Khiêm em ruột bà Nhu cho biết về những bí ẩn của gia đ́nh và chế độ Diệm nên đă lên án nặng nề ông Diệm và về vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu:

A stage has been reached, in fact, where the tyranny the West allied in Saigon was in many ways worse than the tyranny it was fighting against. Communist terror was at least discriminately applied: Nhu’s was indiscriminated. And in all of this, Diem was a willing, but almost certainly unwitting, ally. As Saigon put it, he wore “blinkers” from the earliest of the regime. Since for years, it was impossible for an outsider to carry on a normal conversation with him, he never listened to the evidence against the Nhu. Cabot Lodge tried, as others has tried before him and failed. There was no alternative now but coup-d’etat [50].

(“Đây là lúc mà chính quyền Sài G̣n đồng minh với Tây phương, đă trở nên độc tài hơn cả kẻ thù của họ. Cộng Sản tàn bạo một cách có chọn lựa, (Ngô Đ́nh) Nhu tàn bạo một cách mù quáng. Và trong cái trạng huống này Diệm dù không cố ư, vẫn sẵn sàng làm một đồng minh của Nhu. Ở Sài G̣n, người ta biết rằng từ những ngày đầu của chế độ, ông Diệm chỉ như một con ngựa có hai miếng che bên hai mắt. Vốn đă từ nhiều năm rồi, không một người ngoài nào có thể đàm thoại b́nh thường với Diệm, ông ta không bao giờ chịu nghe những chứng cớ chống lại vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu. Cabot Lodge cố gắng nói với Diệm, như những người đi trước đă cố gắng, nhưng cũng đă thất bại. Do đó mà không c̣n một giải pháp nào khác hơn là một cuộc đảo chánh”).

Cũng v́ ông Diệm đă chiều lụy tất cả anh em và gia đ́nh ông ta, kể cả việc chiều lụy để bắt tay với Cộng Sản phản bội cuộc chiến đấu gian khổ của quân dân miền Nam cho nên năm 1963 trong khi Phật giáo nổi dậy đấu tranh đ̣i quyền sống, th́ quân đội cũng nổi dậy để lật đổ chế độ. Trong một cuộc họp báo sau ngày Cách mạng 1–11 thành công, tướng Tôn Thất Đính đă tuyên bố rơ ràng rằng quân đội phải ra tay v́ anh em ông Diệm âm mưu bắt tay với Cộng Sản. Tướng Đính cũng nêu đích danh Đại sứ Ba Lan, ông Maneli là người liên lạc giữa Hà Nội và Sài G̣n, giữa hai ông Phạm Văn Đồng và Ngô Đ́nh Nhu như chính ông Maneli đă kể trong hồi kư của ông ta.

Cần phải nhắc lại rằng sau khi ra lệnh tấn công chùa chiền bắt bớ giam cầm Tăng Ni, sáng 21 tháng 8, qua đài phát thanh Sài G̣n, ông Diệm tuyên bố “nhận lănh mọi trách nhiệm trước lịch sử về hành động của ông v́ Việt Cộng đă tràn ngập Thủ Đô”. Rơ ràng ông Diệm đă vừa ăn cướp vừa la làng. Trong lúc vu khống Phật giáo là Cộng Sản th́ anh em ông lại tiến hành cuộc thoả hiệp với Cộng Sản Hà Nội.*

Lại cũng cần nhắc thêm lời tŕnh bày của ông Maneli là khi Hà Nội và Sài G̣n âm mưu thỏa hiệp th́ Việt Cộng hầu như bị lăng quên hẳn… Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă không khai dụng cơ hội này để tấn công quân chính phủ v́ Hà Nội chưa muốn lật đổ Diệm–Nhu, Hà Nội cần kéo dài thêm thời gian sống sót của Diệm–Nhu để họ có thể đạt được một thỏa hiệp với Hà Nội sau lưng người Mỹ…

Nhắc lại hai sự kiện này để thấy rằng trong lúc chế độ Diệm được Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam “để yên” th́ chính Phật giáo lại đấu tranh “không để yên” cho chế độ Diệm, và nhờ đó mà chận đứng được ư đồ của Hà Nội và hành động phản bội của anh em ông Diệm. Rơ ràng giữa Phật giáo và Cộng Sản có hai lập trường, hai chủ trương khác biệt rơ rệt về những vấn đề của đất nước.

Thế mà sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhất là từ sau biến cố thảm bại của Việt Nam Cộng Ḥa năm 1975, tại hải ngoại nhiều sách báo của nhóm Công Giáo Cần Lao, đặc biệt là nhóm Văn Nghệ Tiền Phong, đă dám trắng trợn xuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1963 là do Cộng Sản chỉ đạo và vu khống Thượng Tọa Trí Quang là cán bộ Cộng Sản (qua cuốn Trong Ḷng Địch của Trần Trung Quân).*

Âm mưu của anh em ông Diệm Nhu thỏa hiệp với Hà Nội không phải chỉ có cuốn sách “War of The Vanquished” của cựu Đại sứ Ba Lan tại Sài G̣n lột trần sự thật, mà c̣n có nhiều tài liệu khả tín khác nữa:

- Cuốn “Les Deux guerres du Vietnam” của George Chaffard, một kư giả Pháp triệt để trung thành và thân cận với cố Tổng thống De Gaulle, là nhân vật mà hai ông Diệm Nhu nhờ làm trung gian cho kế hoạch thỏa hiệp Bắc Nam, chủ trương thống nhất hai miền Nam Bắc với sự lănh đạo của ông Hồ Chí Minh, và chống chính sách tham dự của Mỹ tại Việt Nam.

- Cuốn “A Death in November” của nữ tiến sĩ Ellen Hammer, người thân với nhà Ngô và giáo sư Bửu Hội. Ông Bửu Hội vừa thân với ông Ngô Đ́nh Nhu, vừa thân Pháp, vừa khâm phục ông Hồ Chí Minh cũng là nhân vật chống lại cuộc đấu tranh của Phật giáo và chống Mỹ. Cũng như ông Bửu Hội, bà Ellen Hammer ủng hộ âm mưu thỏa hiệp với Hà Nội của hai ông Diệm Nhu nên sách của bà thường có cảm t́nh với nhà Ngô và đánh phá Phật giáo và tướng lănh Việt Nam đă lật đổ chế độ Diệm.

- Tài liệu “The Cult of Diem” của kư giả Robert Shaplen được đăng trên tạp chí “The New Yorker”.

Sau khi chỉ trích ông Ngô Đ́nh Nhu chủ quan, tiếc cho ông Diệm đă bị giết và tiếc cho cuộc Cách mạng 1–11–1963 bất thành, Robert Shaplen đă kết luận:

“Đă có những chứng liệu cho thấy rằng trước khi có cuộc đảo chánh, chính phủ Sài G̣n và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă tiến hành những nỗ lực thỏa hiệp với nhau. Những nỗ lực này có thể sẽ không đi đến đâu và chiến tranh sẽ tiếp tục dù ở mức độ nhỏ hơn. Nhưng dù ở mức độ nhỏ hơn hay dù thỏa hiệp chính trị có đạt được ngay cả khi Hà Nội hoàn toàn khống chế MTGPMN, th́ Nam Việt cũng sẽ rơi vào một h́nh thức thống trị của Cộng Sản.”

Cuốn “Vietnam A History” của Stanley Karnow viết rằng:

“Trong một buổi hội kiến riêng tại Dinh Tổng thống ngày 2 tháng 9, ông Maneli tiết lộ cho ông Ngô Đ́nh Nhu biết về cuộc nói chuyện giữa ông ta và Phạm Văn Đồng. Nhu tỏ ra thích thú. Maneli trở lại Hà Nội nơi mà nhóm lănh đạo Cộng Sản nhấn mạnh rằng: “Kẻ thù chính của họ là Đế quốc Mỹ chứ không phải chế độ Diệm”…

“Âm mưu trên nghiêm chỉnh hay là hỏa mù? Ở Việt Nam không phải cái ǵ cũng dễ dăi, có thể là một tập hợp cả hai. Hoàng Tùng, chủ nhiệm tờ Nhân Dân, đảng viên đặc trách tuyên truyền năm 1981 cho tôi biết rằng: “Sự thật th́ Bắc Việt cố gắng đào sâu hố chia rẽ giữa Mỹ và Diệm. C̣n Bà Nhu sau này xác nhận cuộc nói chuyện giữa ông Nhu và miền Bắc đang tiến hành, bà ta c̣n tiết lộ việc bà ta sẽ gửi hai đứa con của bà ta ra Hà Nội như một “cử chỉ thân thiện”. Nhưng âm mưu của Nhu c̣n là một thủ đoạn để “blackmail” người Mỹ. Ngoài nhiều điều khác Nhu kể ra cho kư giả Joseph Alsop có âm mưu trên là để dọa người Mỹ. Maneli đă nói: “Nhu chơi nhiều tṛ một lần”.

“Với một số giới chức người Mỹ th́ những âm mưu của Nhu tạo thêm lư do để lật đổ Diệm. Hillsman, trong một tờ tŕnh tối mật cho ngoại trưởng Rusk, đề nghị phải thúc đẩy tướng lănh gấp rút đảo chánh nếu Diệm nói chuyện với Hà Nội và khuyến cáo phải dùng quân lực chống lại Bắc Việt nếu Bắc Việt dùng quân đội để cứu Diệm…

“Có thể một cơ hội đă mất cho một cuộc hôn nhân thuận tiện giữa Bắc và Nam Việt Nam. Nhưng trong t́nh thế lúc bấy giờ mà bảo Mỹ phải từ bỏ Việt Nam th́ đó là một điều không tưởng tượng được”. (tr. 292)

Để bổ túc cho nhận định của Karnow tôi ghi thêm đây một nhận định khác của bà Ellen Hammer:

“Theo ông Hillsman th́ các tướng lănh miền Nam cũng tin rằng Nhu cố ư thương thuyết với Hà Nội và bán đứng miền Nam cho Cộng Sản. Tướng Khánh đă từng nói như thế với CIA Sài G̣n ngày 25-8-1963. Đó là lư do làm nặng cân cho người Mỹ và cho tướng lănh Việt Nam”. (“A Death in November”, sđd tr. 177).

Ngoài ra, việc ông Ngô Đ́nh Nhu âm mưu bắt tay với Hà Nội không chỉ nhờ Đại sứ Maneli làm liên lạc giữa Hà Nội và Sài G̣n mà chính ông Ngô Đ́nh Nhu đă đích thân đi gặp Phạm Hùng như tướng Trần Văn Đôn đă tiết lộ dưới đây:

“Đầu tháng 2 năm 1963, Trung Tá Bường lúc ấy đang làm Tỉnh trưởng B́nh Tuy, dùng xe Dodge 4×4 chở ông Ngô Đ́nh Nhu và ông C. đi săn. Trời đă trở lạnh và có mưa mà ông Cố vấn đi săn! Nhưng có ai biết được đó chỉ là lối ngụy trang. Sự thật các ông ấy không đi săn mà đi thẳng tới một căn nhà lá trong rừng thuộc địa hạt quận Tánh Linh thuộc tỉnh B́nh Tuy…

“Trung tá Bường lái xe đưa ông Ngô Đ́nh Nhu đến chỗ hẹn. Đến nơi, Trung tá Bường và ông C. chờ ngoài xe, lo an ninh. Chỉ có ông Nhu vô. Hai người ngồi ngoài lắng nghe những lời đối thoại ở bên trong lúc nhỏ lúc to. Người đang nói chuyện với ông Nhu là Phạm Hùng, có hai người nữa ngồi bên cạnh…

… Ông Nhu hứa với Phạm Hùng khi nối xong đường xe lửa th́ bà Nhu và Ngô Đ́nh Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe Thống Nhất đầu tiên ra Hà Nội… Trong câu chuyện, Phạm Hùng cũng trách sao giao những căn cứ quân sự cho Mỹ sử dụng. Ông Nhu nói Mỹ là đồng minh của miền Nam, Mỹ đến miền Nam và dĩ nhiên sử dụng những nơi đó chứ chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa không có giao nhượng cho Mỹ…” (“Việt Nam Nhân Chứng”, Trần Văn Đôn, Hoa Kỳ, 1989, tr. 183, 184).

Tiết lộ của tướng Đôn trên đây nhắc tôi nhớ lại đầu năm Quư Măo (tháng 2/1963), nhân buổi tiếp tân đầu Xuân tại dinh Gia Long, Tổng thống Diệm chỉ một cành đào được trưng bày trong đại sảnh rồi nói với quan khách rằng đó là cành đào do đồng bào Bắc Việt gởi tặng. Mọi người im lặng nhưng đều có vẻ suy tư. Sau này có người khám phá ra đó là quà tặng Tết của tướng Văn Tiến Dũng cho ông Diệm. Nếu quả đúng như thế th́ âm mưu bắt tay với Hà Nội của hai ông Diệm–Nhu phải có từ lâu rồi. Ít nhất là trong năm 1962–1963, trước khi nhờ sự vận động của Đại sứ Maneli. Và quả thật anh em ông Diệm, vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu đă quyết tâm thỏa hiệp với Hà Nội trong t́nh h́nh chính trị, quân sự yếu kém của miền Nam, trong sự bất ḥa trầm trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tức là anh em ông Diệm muốn trao miền Nam cho Hà Nội, muốn thực hiện kế sách “sau ta là cơn Hồng Thủy” như một linh mục người Bỉ đă nói trên kia. Thế mà vẫn có trí thức Thiên Chúa giáo dùng lời lẽ ngụy biện để bênh vực hành động phản bội đó của ông Ngô Đ́nh Nhu.

Với những người có ư thức chính trị, qua những nhận định trên ta thấy ông Nhu là kẻ thiếu một tầm nh́n chiến lược bao quát và luôn luôn chủ quan nên đă tạo nhược điểm cho Hà Nội lường gạt và tạo sự công phẫn của người Mỹ và tướng lănh chống Cộng của Việt Nam Cọng Ḥa.

Hơn hai mươi năm trước, tôi là một viên đội Khố Xanh theo ông Diệm là một viên quan mất chức, để chống Tây chống Cộng chỉ v́ ḷng yêu nước. Bây giờ tôi là một Đại tá Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội uy quyền, chống ông Diệm là Tổng thống tối cao của quốc gia, cũng chính v́ lập trường chống Cộng và t́nh yêu quê hương đó. Hai hành động đó tuy cách nhau gần một phần năm thế kỷ, và tuy thời đại có đổi thay, nhưng cường độ và bản chất th́ vẫn là một. V́ lư tưởng th́ chỉ có một, và tôi phải xả thân để cho lư tưởng đó được thành tựu chứ không thể để cho t́nh cảm riêng tư và những quyền lợi bọt bèo làm mờ lương tri.

Tháng Mười năm 1963, trong sự căng thẳng của những âm mưu và t́nh thế, ông Diệm có nhắc lại câu nói của một chính trị gia Tây phương: “Tôi tiến, hăy theo tôi. Tôi lùi, hăy giết tôi. Tôi chết, hăy trả thù cho tôi”. Năm 1955–1956 ông tiến trên con đường phục vụ dân tộc và cả miền Nam đă hết ḷng theo ông: năm 1960–63, ông lùi và rẽ vào con đường hại nước hại dân nên cả nước đă giết ông. Không lẽ tàn dư của tập đoàn Cần Lao Công Giáo muốn trả thù nhân dân cả nước sao!?

Dù ông Diệm không chết trong ngày chế độ ông bị lật đổ th́ ông cũng đă chết trong ḷng dân tộc, trong ḷng lịch sử từ lâu rồi. Cái chết của ông Diệm không phải chỉ là sự tan ră của h́nh hài vật chất mà c̣n là sự tan ră của danh phận phẩm giá nữa. Mà đó mới là điều thê thảm. Thê thảm đến độ học giả Lăng Nhân Phùng Tất Đắc và nhân sĩ Hoàng Trọng Thược phải ghi vào sách sử lên án năm anh em nhà Ngô bằng những câu thơ “ngàn năm bia miệng” để đời [51]:

*********** Vùi nông đôi nấm giữa đêm sâu,

*********** Mười thước sau chùa đủ bể dâu.

*********** Ba cỗ quan tài bốn lỗ huyệt,

*********** Năm thằng Trời đánh một con Mầu.

*********** Mới vừa Hăm Sáu c̣n nguyên thủ,

*********** Mà đến Mồng Hai đă vỡ đầu.

*********** Bảy Tám thu trường Ngô với Đĩ,

********* Ngô th́ chín rụng Đĩ chơi đâu?**



[1] Corall Bell, From Carter To Reagan, trong Foreign Affairs, Đặc bản “American and the World” (số tháng 1-1985, tr. 491).
[2] Lời tuyên bố của ông Ngô Đ́nh Nhu trong cuộc phỏng vấn của đài truyền đ́nh TV-2 của Pháp được chiếu lại trong chương tŕnh “Vietnam: A Television History” của đài PBS, Mỹ năm 1983.

[3] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 299, 300.

[4] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 61.

[5] Stanley Karnow, Vietnam: A History, tr. 214.

[6] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 52.

[7] Neil Sheehan, The Pentagon Papers, tr. 138, 139-143.

[8] Neil Sheehan, The Pentagon Papers, tr. 140, 141.

[9] Stanley Karnow, Vietnam: A History, tr. 252.

[10] Ngô Đ́nh Vận, Hoàn Cảnh Bi Thảm Của Quân Lực VNCH, trong báo Tin Việt (số 51 ngày 21-1-85), tr. 9.

[11] Terrence Mailand, The Vietnam Experiences, tr. 51.

[12] William Hammond, US Intervention And The Fall Of Diem (Vietnam War), tr. 68.

[13] Robert Shaplen, The Lost Revolution, tr. 165.

[14] Robert Shaplen, The Lost Revolution, tr. 154, 155.

[15] Stanley Karnow, Vietnam: A History, tr. 235.

[16] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History, tr. 433, 434.

[17] Robert Shaplen, The Lost Revolution, tr. 197.

[18] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 310.

[19] Marvin E. Gettleman, Vietnam History, Documents and Opinions, tr. 239, 242.*

[20] Nguyễn Thái, Is South Vietnam Viable?, tr. 175.

[21] Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, tr. 111, 112.

[22] Chương tŕnh “Vietnam: A Television History”, đài truyền h́nh PBS, 1983.

[23] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 304.

[24] Năm 1968, Maneli bị chính phủ Cộng Sản Balan trục xuất ra khỏi Đại học* Warsaw v́ khuynh hướng này và bị đe dọa thủ tiêu nên đă vượt tuyến đến Mỹ t́m tự do. Ở đây, ông được mời dạy môn chính trị học tại Đại học Queens, New York. Năm 1971 ông xuất bản cuốn “War of The Vanquished” chỉ trích các chế độ Cộng Sản Nga, Tàu, Ba Lan, Việt Nam và tiết lộ trong hai chương dài vai tṛ trung gian của ông trong âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản Bắc Việt của ông Ngô Đ́nh Nhu.

[25] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 117.

[26] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 120.

[27] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 121.

[28] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 302.

[29] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 123.

[30] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 302.

[31] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 123.

[32] Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, tr. 348.

[33] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 124.

[34] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 127, 128.

[35] George Chaffard, Les Deux Guerres du Vietnam, tr. 316.

[36] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 133.

[37] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 134.

[38] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 137.

[39] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 138.

[40]* Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 139.

[41] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 141, 142.

[42] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 145.

[43] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 151.

[44] Sau này bị Bộ Ngoại Giao Ba Lan phúc tŕnh cho Bí thư đảng Cộng Sản về lỗi lầm của Maneli đă có những hành động phương hại đến chánh sách ḥa dịu của Ba Lan với các nước Tây phương và đó cũng là một trong những lư do khiến Maneli bị trục xuất khỏi Đại học Warsaw.

[45] Mieczylaw Maneli, War Of The Vanquished, tr. 150.

[46] Flore Lewis, Poland’s Strange Coalition, trong New York Times (trích đăng trong nhật báo Fresno Bee ngày 7-7-83).

[47] Trần Trọng* Kim, Việt Nam Sử Lược (quyển 2), tr. 128, 129.

[48] Ông Trần Văn Lư nêu lên 10 cái “bất” của nhà Ngô trong một buổi họp của Lực Lượng Dân Tộc Việt đă được tác giả nhắc lại trong loạt bài “Trăm Năm Công Luận” đăng trên nhật báo Thách Đố năm 1973 và đă được nhiều nhật báo trích đăng như Chính Luận, Sóng Thần…

[49] Trần Trọng Kim, Nho Giáo, tr. 244, 245.

[50] Dennis Warner, The Last Confucian, tr. 236, 237.

[51] Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ, tái bản tại Hoa Kỳ năm 1979, tr. 186-187. Và Hoàng Trọng Thược, Thi Ca Châm Biếm Và Trào Lộng Việt Nam, Sài G̣n 1970, tr. 370-381.

Tôi có hai người cháu mà tôi thương mến đặc biệt: Đỗ Thọ gọi tôi bằng chú, là Đại úy Không quân trong phi đoàn I Vận tải, và sau này trở thành một trong bốn sĩ quan tùy viên của Tổng thống Diệm. Thọ trầm tĩnh ít nói, tính t́nh cứng rắn và thủy chung. Binh chủng Không quân có đem lại cho Thọ một ít chất lăng mạn nhưng cũng đủ chừng mực để làm cho Thọ bớt khắc khổ mà thôi. Thọ không quan tâm nhiều đến t́nh h́nh đất nước nhưng lại rất nặng t́nh gia tộc.
Tháng 11 năm 1963, Thọ theo ông Diệm trốn khỏi dinh Gia Long đến nhà thờ Cha Tam. Sau Cách mạng 1963, Thọ trở về Phi đoàn cũ, và trong một chuyến bay đón Thủ tướng Khánh tại Đà Nẵng, Thọ bị tử nạn trên không phận Quảng Nam. Năm đó Thọ 29 tuổi, và để lại cho đời tác phẩm “Nhật Kư Đỗ Thọ” do người em sưu tầm và xuất bản.
Người cháu thứ nh́ là Nguyễn Bá Liên, gọi tôi bằng dượng, là Thiếu tá Tư lệnh Phó Thủy Quân Lục Chiến, chỉ huy Tiểu đoàn I và II hành quân diệt địch khắp chiến trường miền Nam. Liên vốn có truyền thống cách mạng trong gia đ́nh, lại mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ nên tính tự lập, cương cường và khí phách. Đời sống của binh chủng thiện chiến đă hun đúc Liên thành một sĩ quan văn vơ toàn tài, mà t́nh yêu quê hương dân tộc chỉ thêm nồng nàn với những cọ sát sôi bỏng chống kẻ thù và với sự hủy diệt thảm khốc thường trực của chiến tranh.
Năm 1963, Liên là sĩ quan cầm quân tiến đánh dinh Gia Long dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966, Liên được đổi tên Kontum làm Tư lệnh Biệt khu 24, một trong những nút chặn nguy hiểm nhất của đường ṃn Hồ Chí Minh, và tử nạn (năm 1969) trong một cuộc hành quân khốc liệt tại Tân Cảnh, trong vùng núi Trường Sơn gần Bến Hét. Năm đó Liên 38 tuổi và để lại cho đời tác phẩm Việt Nam, Việt Nam ơi! với bút hiệu Trường Giang.
Hai người cháu đặc biệt đó có hai cuộc đời cũng đặc biệt, tuy đối nghịch nhau trong ngày lịch sử 1–11–1963 nhưng lại gặp nhau trong hành động lấy sinh mạng trả nợ non sông. Hai người cháu đó đứng hai chiến tuyến khác nhau trong ngày lịch sử 1–11–1963 đều lấy sự thủy chung làm tiêu chuẩn chọn lựa: Thọ th́ thủy chung với ông Diệm, Liên th́ thủy chung với đất nước quê hương.
Chương này tôi viết trong nỗi niềm nhớ tiếc về hai đứa cháu thân thương đó mà những hành xử trong ngày 1–11–1963 chỉ làm cho cả Thọ lẫn Liên trở thành những hành ảnh hùng tráng và thắm thiết trong gia tộc chúng tôi. H́nh ảnh đó cũng tượng trưng cho tâm trạng tôi trong cuộc Cách mạng 1–11–1963: Thọ là t́nh người, Liên là t́nh nước.
*
-o0o-
*
Cuộc Cách mạng 1–11–1963 đă được nhiều sách vở, tài liệu đề cập đến đầy đủ. Từ những vận động đến tiến tŕnh thành h́nh của nó, từ những lực lượng tham dự đến kế hoạch phát động của nó. Trong chương này, tôi chỉ xin đề cập đến những sự kiện và suy tư về những hoạt động mà tôi đă trực tiếp đóng góp, hoặc những biến cố tôi biết rơ trong ngày Cách mạng đó mà thôi.
Vào giữa tháng 7 năm 1963, mặc dù chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă tận dụng mọi thủ đoạn để đàn áp các cuộc biểu t́nh chống đối chính phủ và đặc biệt trao quyền cho Ṭa án Quân sự để đem ra xét xử những can phạm quân sự và dân sự trong biến cố Nhảy Dù với mục đích cảnh cáo, hăm dọa phong trào đấu tranh, nhưng phong trào chống đối mỗi ngày một sôi động hơn. Các cuộc biểu t́nh đấu tranh của Phật giáo đă có sự tham dự đông đảo của hàng ngũ sinh viên đại học, học sinh trung học và cả các em nhỏ các trường tiểu học nữa, đến nỗi học giả Douglas Pike, trong cuốn “Viet Cong” đă mô tả những ngày hè 1963 này bằng h́nh ảnh của một “Thủ đô Sài G̣n đang bốc lửa”.
Để đối phó với t́nh h́nh sôi động đó, chính phủ Diệm đem thêm hai tiểu đoàn Dù và hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến về Sài G̣n tăng cường cho các đơn vị Bộ Binh và Cảnh Sát Dă Chiến để đàn áp các cuộc xuống đường. Hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến này do Thiếu tá Nguyễn Bá Liên chỉ huy v́ Liên đang là Tư lệnh phó cho Trung tá Lê Nguyên Khang. Bộ chỉ huy của Liên đóng tại Văn pḥng Viện Đại học Sài G̣n ở góc đường Duy Tân và Trần Quư Cáp.
Một hôm vào cuối tháng Bảy, tôi đến Bộ Chỉ Huy của Liên và kéo Liên ra vườn để t́m hiểu thêm về tinh thần binh sĩ trước hiện t́nh đất nước th́ được Liên cho biết binh sĩ rất hoang mang và nhiều lúc công khai tỏ thái độ bất măn với chế độ. Liên nói rằng chẳng những binh sĩ đă không chịu đàn áp biểu t́nh mà họ c̣n tỏ ra thân thiện cởi mở với sinh viên học sinh như để bày tỏ thái độ đồng t́nh. Liên giải thích: “Làm sao binh sĩ có thể đàn áp được khi những kẻ biểu t́nh là bà con, anh em với họ. Làm sao họ có thể xuống tay với những em nhỏ mới mười mấy tuổi”. Riêng Liên th́ “… Dù cháu theo đạo Tin Lành, không phải là Phật tử, nhưng hành động kỳ thị, đàn áp tôn giáo của anh em ông Diệm thật là bất công và tàn bạo! Mỗi lần cháu đi nhà thờ gặp các vị mục sư, các tín đồ, ai ai cũng chê trách chính sách về tôn giáo của ông Diệm”.

Thủy Quân Lục Chiến là một binh chủng thiện chiến, thường đi hành quân khắp các chiến trường và biết rơ t́nh h́nh an ninh suy thoái tại nông thôn nên Liên tỏ ra rất lo âu.
Sau khi nghe Liên tŕnh bày, tôi bèn hỏi: “Cháu có nghĩ rằng với t́nh h́nh này, liệu quân đội có thể đi đến một cuộc binh biến lật đổ chế dộ Diệm không?”. Liên suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Cháu nghĩ có thể lắm v́ chính trong Lữ đoàn của cháu, ngoại trừ Đại úy Bằng theo Công giáo tỏ ư vui mừng đồng ư với các cuộc đàn áp Phật giáo, c̣n các Tiểu đoàn trưởng khác, ai cũng tỏ thái độ bất măn căm thù chế độ Diệm. Chính nhóm của cháu như bác sĩ Đại úy Nguyễn Phúc Quế, Đại úy Trần Văn Nhật (tướng Nhật, hiện nay ở Orange County, Cali), như Đại úy Lê Hằng Minh (em của tướng Lê Minh Đảo mà trong chương tŕnh “Vietnam, a Television History” của đài PBS, tướng Đảo đă lên án nặng nề chế độ Diệm) và rất nhiều sĩ quan khác đă bàn đến cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Diệm mà người hăng hái nhất là bác sĩ Quế”. Quế đỗ bác sĩ Y khoa tại Pháp, nhưng là một trí thức có tinh thần trách nhiệm và có tinh thần chống Cộng sâu sắc, Quế lại đặt niềm tin vào ông Diệm nên đă bỏ Pháp trở về Việt Nam để xin phục vụ trong binh chủng TQLC. Là người Công giáo nhưng Quế thấm nhuần tinh thần dân tộc và tư tưởng dân chủ nên Quế không thể chịu đựng nổi một chế độ phong kiến, độc tài như chế độ Diệm. V́ vậy anh tỏ ra vô cùng bất măn và chán ghét chế độ. Quế nói rằng: “Trước kia, năm 1960, Nhảy Dù thất bại v́ chưa vận động được cả thời lẫn thế, nay là cơ hội tốt đẹp cho Thủy Quân Lục Chiến vùng lên tiếp nối sứ mạng lịch sử đập tan chế độ nhà Ngô”.
Tôi lại hỏi thêm để hiểu quan điểm của Liên: “… Dượng theo ông Diệm đă hơn 20 năm trời, nay nếu đứng lên phế bỏ ông ta th́ có mang tiếng là người thiếu thủy chung không?” Liên lại suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Ba cháu từng là chiến hữu của ông Diệm, đă hoạt động cho ông ta, c̣n dượng th́ hy sinh cho ông ta gần nửa đời người, và cháu tuy c̣n trẻ nhưng cũng đă từng kéo quân về Sài G̣n cứu nguy ông ta trong biến cố Nhảy Dù, vậy th́ chính ông ta mắc nợ gia đ́nh ḿnh chứ ḿnh có mang ân nghĩa ǵ của ông ta đâu! Huống ǵ đối với quốc gia dân tộc th́ ḿnh không thể v́ t́nh riêng mà bỏ nghĩa chung được”. Liên c̣n đem cái nghĩa lư “Sát nhất miêu cứu vạn thử” (giết một con mèo cứu vạn con chuột) để thuyết phục tôi.

Tuy vậy, lúc bây giờ tôi vẫn chưa có ư muốn lật đổ chế độ, v́ như vậy là lật luôn cả ông Diệm, mà chủ yếu tôi chỉ muốn triệt hạ vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu mà thôi. Tôi nói với Liên: “Dù sao dượng cũng muốn giữ với ông Diệm một chút t́nh cố cựu, vả lại ông Diệm chỉ v́ nghe lời anh em mà mang tội cho nên dượng chỉ muốn triệt hạ ông Ngô Đ́nh Nhu th́ chắc ông Diệm sẽ cảnh tỉnh ngay. Cháu suy nghĩ, phác họa một vài kế hoạch đi rồi cho dượng biết sau”.
Chỉ độ mấy ngày sau, Liên đến gặp tôi tại nhà riêng và cho biết tổ chức của Liên có thể hạ sát ông Ngô Đ́nh Nhu dễ dàng: “Cháu sẽ dẫn một số sĩ quan mặc lễ phục trắng, dấu súng trong ḿnh và nói rằng đại diện đơn vị Thủy Quân Lục Chiến xin yết kiến ông Cố vấn để tặng một kỷ vật mừng ông đă lănh đạo thành công trong quốc sách Ấp Chiến Lược, trong lúc đó bên ngoài, hai tiểu đoàn của cháu đang hoạt động tại quận Nhất sẽ sẵn sàng tiếp ứng. Khi vào được pḥng đợi của ông Nhu nhóm cháu sẽ tông cửa vào văn pḥng rồi hạ sát ông ta ngay. Trong kế hoạch này chỉ cần dượng thuyết phục được Đỗ Thọ ra tận cổng dinh Gia Long đón cháu vào là không ai nghi ngờ ǵ nữa cả.”
Vốn ra vào dinh Gia Long luôn và tuy không chịu trách nhiệm vấn đề an ninh của Dinh nhưng tôi cũng hiểu rơ việc canh pḥng và sinh hoạt của nhân viên trong Phủ Tổng thống, nên tôi thấy kế hoạch ám sát Ngô Đ́nh Nhu của cháu tôi có thể thực hiện được. Tuy nhiên, kế hoạch này phải dựa vào Đỗ Thọ mà Thọ th́ chỉ là quân nhân thuần túy, không có ư thức chính trị, lại phục ông Ngô Đ́nh Nhu và thương ông Diệm, do đó có thể Thọ sẽ không nghe lời tôi. Tôi bèn bác bỏ kế hoạch này và cho Liên biết kế hoạch của tôi: Hạ sách là kéo một số đơn vị mà chủ lực là Thủy Quân Lục Chiến lên vùng gần Tây Ninh lập chiến khu đ̣i hỏi ông Diệm phải đưa vợ chồng Nhu ra nước ngoài, trả tự do cho tất cả tù chính trị quốc gia, thỏa măn năm nguyện vọng của Phật giáo, mở rộng chính phủ, thực hiện đoàn kết với các tôn giáo, đảng phái để chống Cộng. Tôi nghĩ rằng trước bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, nếu có một tập họp chính trị gồm đảng phái, tôn giáo, quân đội kéo quân đi lập chiến khu th́ sẽ có nhiều đơn vị quân đội hưởng ứng và ông Diệm sẽ nhượng bộ để thực hiện những đ̣i hỏi đó. Thượng sách là tổ chức một cuộc chính biến lật đổ chế độ Diệm do tôi lănh đạo để có khả năng giữ ông Diệm lại làm Tổng thống. Lúc bấy giờ tâm hồn tôi vẫn c̣n bị ám ảnh bởi hành động của Vơ Văn Hải trong biến cố đảo chánh của Nhảy Dù năm 1960. Với vóc dáng thư sinh, với tấm ḷng trung nghĩa, Hải đă dám xông pha vào ṿng lửa đạn, gặp lănh tụ đảo chánh là Trung tá Vương Văn Đông để xin tha mạng cho ông Diệm, và xin cho ông ta tạm thời giữ chức Tổng thống vô quyền.
Với hai kế hoạch đó, một mặt tôi bảo Liên về tổ chức Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến thật chặt chẽ để làm chủ lực quân, và móc nối với các sĩ quan thuộc binh chủng khác. Một mặt chính tôi đích thân xây dựng tổ chức cho một cuộc chính biến do tôi chủ trương. Tôi bắt đầu tổ chức người nhà mà trước hết là em họ tôi, Đại úy Đỗ Như Luận, đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Truyền Tin. Luận có người bạn thân là Đại úy Lê Phước Sang (chánh văn pḥng của tướng Nguyễn Giác Ngộ) có nhiệm vụ tác động các sĩ quan gốc Phật giáo Ḥa Hảo, vốn rất căm thù chế độ Diệm, và có nhiệm vụ vận động trong giới dân sự mà Luận và Sang quen biết khá nhiều. Luận lại được Thượng Tọa Tâm Châu thương mến tín nhiệm, được Thượng Tọa chỉ giáo cho phần chính trị và nhân sự để tiến hành công tác tổ chức và xây dựng hậu thuẫn quần chúng. Luận và Sang đă tổ chức được nhóm các ông Phan Huy Quát và Trần Thanh Hiệp, nhóm Việt Quốc của luật sư Nguyễn Tường Bá, và lôi kéo luôn được cả ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Công. Trần Quốc Bửu vốn là bạn thân và đồng chí của ông Ngô Đ́nh Nhu nhưng lại liên hệ chặt chẽ với các giới chức Mỹ. Đă từ lâu, tuy bề ngoài ông Trần Quốc Bửu có vẻ trung thành với anh em ông Diệm nhưng trong thâm tâm ông ta đă chán nản bứt rứt v́ biết ông Nhu đang chống Mỹ để bắt tay với Hà Nội. Có lẽ ông Trần Quốc Bửu suy luận rằng chế độ Diệm không thể nào tồn tại được nữa cho nên ông sẵn sàng tham dự vào bất kỳ nhóm đảo chánh nào để có thể rửa được cái “vết nhơ Cần Lao”. V́ thế, khi Luận và Sang bắt liên lạc th́ ông nhận lời ngay. Tiếc rằng sau này, khi Cách mạng thành công, tướng Mai Hữu Xuân lại bắt giam ông vào khám Chí Ḥa đến nỗi đại sứ Cabot Lodge phải nhiều lần can thiệp tướng Dương Văn Minh mới chịu trả tự do. Do đó, sau này, ông Bửu đă coi tướng Minh như kẻ thù và trở nên cố vấn đắc lực cho ông Nguyễn Văn Thiệu trong những vận động ngoại giao với lực lượng thợ thuyền Hoa Kỳ. (Các ông Nguyễn Tường Bá, Trần Thanh Hiệp, Lê Phước Sang hiện nay đều có mặt tại hải ngoại).

Một người cháu rể khác của tôi là Đại úy Chu Văn Trung (theo chương tŕnh H.O., đă qua Mỹ năm 1992), chỉ huy trưởng tiểu đoàn 1 Truyền Tin đóng cạnh Bộ chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt của Lê Quang Tung, có nhiệm vụ nguy hiểm là cô lập nhóm Lê Quang Tung khi hữu sự. Chu Văn Trung là người Bắc, đệ tử của Thượng Tọa Tâm Châu nên nhờ Thượng Tọa mà lôi kéo được rất đông sĩ quan Phật tử (người Bắc) tham gia công cuộc chung. Một người cháu khác nữa của tôi là Phạm Văn Lương, với bạn là Nguyễn Văn Cơ (Bác sĩ Cơ hiện ở Orange County), là sinh viên Quân Y năm thứ 6, có nhiệm vụ cướp chính quyền trường Quân Y do bác sĩ Trung tá Hoàng Văn Đức (Công giáo) chỉ huy, và liên lạc với các tổ chức sinh viên khác để vận động sinh viên đại học xuống đường, tạo một cuộc nổi dậy tại Đô thành hậu thuẫn cho hành động của nhóm quân sự. May mắn cho chúng tôi, Lương có người anh rể là Đại úy Hồ Tiêu đang chỉ huy một tiểu đoàn Dù. Cũng như Lương, Hồ Tiêu là người Quảng Trị cùng quê với Ḥa Thượng Trí Thủ, Thượng Tọa Thích Thiện Minh… nghe nói đến lật đổ chế độ, Tiêu rất mừng, hăng hái tham gia ngay. Nhờ Tiêu, chúng tôi có thêm một tiểu đoàn thiện chiến làm chủ lực. Trung đoàn Thiết giáp ở G̣ Vấp là đơn vị hùng hậu do Thiếu Tá Thẩm Nghĩa Bôi chỉ huy, từng cứu ông Diệm thời Nhảy Dù đảo chánh, chúng tôi cũng tổ chức được một số sĩ quan trẻ để khi hữu sự có thể cô lập được Thẩm Nghĩa Bôi và vô hiệu hóa Trung đoàn. Trong binh chủng Không quân, chúng tôi có Trung tá Đỗ Khắc Mai (hiện ở Pháp) và nhóm cộng sự viên của Mai. Tuy Mai đă từng ở trong Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và đảng Cần Lao Nhân Vị do tôi tổ chức, nhưng v́ là người tâm huyết thuộc một gia đ́nh có tinh thần chống Cộng rất cao, nên khi dần dần thấy anh em ông Diệm tham nhũng thối nát mà lại bất tài bất lực trong việc chống Cộng đến nỗi người bạn thân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh (hiện nay đang ở Hoa Kỳ) phải bỏ chức Tư lệnh Không Quân ra đi, th́ Mai trở thành bất măn và chống chế độ.
Ngoài các lực lượng quân đội và dân sự ở Sài G̣n, tôi c̣n tổ chức được Đại tá Đặng Văn Sơn và Thiếu tá Trần Văn Hai ở Khánh Ḥa. Sơn chỉ huy trường Hạ sĩ quan Nha Trang, lại là một Phật tử thuần thành, bạn thân của tôi lâu năm. Sơn từng ủng hộ ông Diệm thời ông gặp khó khăn trong giai đoạn làm Thủ tướng, Sơn đă từng ở trong đảng Cần Lao, nhưng cũng như mọi người tâm huyết mang tâm trạng bất măn với nhóm Cần Lao Công Giáo, lại thấy anh em ông Diệm trắng trợn đàn áp Phật giáo nên khi tôi ngỏ lời Đặng Văn Sơn hăng hái nhận lời ngay. Thiếu tá Trần Văn Hai, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Dục Mỹ (Ninh Ḥa) là một đảng viên Đại Việt, thời 1955–1956 bị nhóm Cần Lao Công Giáo dân sự vu cáo nên bị bắt giam, nhưng lại được tôi tái xét và bạch hóa hồ sơ nên từ đó Hai coi tôi như một ân nhân, một người anh, do đó khi tôi cho người liên lạc móc nối, Hai đồng ư ngay. Là người can trường và tâm huyết, Hai hứa với tôi sẽ hy sinh đến kỳ cùng để đập tan chế độ Diệm (Sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản vào năm 1975, tướng Trần Văn Hai đă tự vẫn không chịu đầu hàng Cộng Sản). Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ có đến 5, 6 ngàn binh sĩ thiện chiến, cho nên lực lượng hùng hậu này được tôi giao cho nhiệm vụ chiếm Nha Trang để khi tôi kéo quân đi lập chiến khu hay khi có chính biến tại Sài G̣n sẽ nổi lên làm thế ỷ dốc. Nha Trang và Khánh Ḥa là quê hương của Phật giáo cho nên dân chúng địa phương trở thành một hậu thuẫn nhân dân vững chắc cho những lực lượng cách mạng sau này.

Trong lúc tiến hành tổ chức cuộc binh biến, tôi không ngờ có nhiều nhóm sĩ quan khác cũng có những nỗ lực nhằm vận động lật đổ chế độ, mà hầu hết là người thân tín của ông Diệm. Có ba nhóm lần lượt đến vận động tôi vào tổ chức của họ. Trước hết là nhóm của tướng Nguyễn Ngọc Lễ và Đại tá Nguyễn Văn Chuân (tướng Chuân hiện ở Hoa Kỳ). Thứ hai là nhóm của Đại tá Nguyễn Khương người Huế, cựu chỉ huy trưởng binh chủng Truyền Tin (Đại tá Khương hiện ở Pháp). Và thứ ba là nhóm của tướng Lê Văn Nghiêm và Đại úy Nguyễn Bé. Sở dĩ những sĩ quan này dám vận động tôi vào tổ chức đảo chánh của họ v́ họ toàn là bạn thân của tôi nên biết rơ quan điểm chính trị và tâm trạng của tôi đối với anh em ông Diệm, nhất là đối với vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu và ông Ngô Đ́nh Cẩn. Tuy nhiên dù biết họ tin tôi, và dù tôi không nghi ngờ quyết tâm của họ, nhưng v́ làm công việc lật đổ chế độ là một việc làm nguy hiểm có thể đưa đến cái chết vô ích nếu bị ông Ngô Đ́nh Nhu và nhóm Cần Lao phát hiện nên tôi đă phải rất cẩn mật. Do đó, dù các tổ chức trên đă đến liên tục thúc giục, tôi chỉ trả lời một cách lưng chừng mà không chính thức nhận lời. (Có phải thế không anh bạn Nguyễn Văn Chuân của tôi ơi!)
Ngoài các nhóm mà tôi tạm gọi là các Tổ chức miền Trung nói trên c̣n có đảng Đại Việt mà đại diện là Thiếu tá Huỳnh Văn Tồn (hiện ở Orange County, California). Sở dĩ tôi khám phá ra được hoạt động của Huỳnh Văn Tồn là nhờ một tờ thông báo của Trung tướng Thái Quang Hoàng. Nguyên Tồn là huấn luyện viên trường Đại học Quân Sự Đà Lạt, nhưng Tồn lại bỏ trường đi gần hai tuần lễ không về đến nỗi tướng Hoàng phải thông báo nhờ An Ninh Quân Đội lùng bắt. Tôi cho nhân viên ḍ xét và theo dơi nên biết được Tồn về Sài G̣n liên lạc với các đồng chí quân sự và dân sự trong đảng để tổ chức đảo chánh. Đặc biệt, Tồn liên lạc với cả tướng Dương Văn Minh. Cũng trong nhóm của Tồn từ Đà Lạt về c̣n có Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu; Châu về miền Tây tổ chức các đảng viên Đại Việt, và trưa ngày 1–11–1963 trở lại Thị Nghè điều động một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đến tấn công dinh Gia Long.
Trong lúc đó th́ Ty An Ninh Quân Đội tại Đà Lạt cũng báo cáo cho tôi biết nhiều “hoạt động lạ lùng” của Trung tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ huy trưởng trường Vơ Bị Đà Lạt (hiện ở Mỹ). Lúc đầu tôi không tin Huyến âm mưu đảo chánh ông Diệm v́ Huyến là người Công giáo lại là em của cựu Bộ trưởng Trần Ngọc Liên, một thuộc hạ đắc lực của ông Diệm và ông Nhu. Huyến lại được ông Diệm nâng đỡ tín nhiệm giao cho chức Chỉ huy trưởng trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một địa vị mang nhiều vinh dự cho bất kỳ ai được hân hạnh chỉ huy ngôi trường đào tạo nhân tài tương lai cho quân đội.
Cho đến trung tuần tháng 8, tôi biết được vào khoảng 7, 8 tổ chức đang tiến hành những vận động để lật đổ chế độ, mà tổ chức làm cho tôi chú ư một cách đáng ngạc nhiên nhất là của tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ đang là Quyền Tổng Tham Mưu trưởng. Hầu hết các tổ chức đó đều do thành phần quân nhân chủ xướng với sự hợp tác của một số lực lượng đảng phái, hoặc với sự yểm trợ của một số khuôn mặt chính trị hay tôn giáo. Sự kiện có quá nhiều tổ chức đă không làm tôi ngạc nhiên v́ dưới chế độ bạo quản của ông Diệm, và với hệ thống mật vụ Cần Lao của Nhu, chỉ quân đội mới đủ khả năng và dũng lực để tiến hành những công tác nguy hiểm và đ̣i hỏi một kỹ thuật tổ chức tinh vi. Và cũng v́ thế mà dù hệ thống mật vụ của Nhu có phát giác ra một vài tin tức nhưng chính Nhu cũng không biết ai lănh đạo và thực lực thế nào.

Ngoài ra, quân đội, mà cả hai ông Nhu và Diệm đều chủ quan tưởng rằng đă được Quân ủy đảng Cần Lao kiểm soát chặt chẽ, thật ra lại là trung tâm sôi động nhất của mọi mầm mống bất măn và chống đối. Phật giáo bị đàn áp c̣n biểu t́nh phản kháng, đảng phái quốc gia bị đàn áp c̣n ra tuyên ngôn chống đối, riêng quân đội th́ hành xử như một chiến sĩ, nghĩa là khi bị khống chế khinh miệt th́ sẽ phản ứng một cách quyết liệt và dữ dội mà điển h́nh là cuộc binh biến lẫm liệt 11–11–60 của binh chủng Nhảy Dù và những trái bom nổ lửa ngày 27–2–1962 của hai phi công Quốc và Cử.
Đêm 20–8–1963, đêm định mệnh mà vợ chồng Nhu tấn công chùa chiền, t́nh cờ một người bạn thân của tôi là Đại tá Phùng Ngọc Trưng (hiện ở Pháp) đến chơi và ngủ lại nhà tôi. Trưng vừa mới bị ông Ngô Đ́nh Cẩn cất chức Giám đốc Quân nhu Quân khu I và được tôi kéo vào Sài G̣n giữ chức Chánh sở Hành Chánh Tiếp vận cho Nha An Ninh Quân Đội. Đêm ấy hai anh em tôi đang ngồi nói chuyện th́ bỗng vào khoảng một giờ sáng, Thiếu tá Nguyễn Thành Long, Chánh sở An Ninh Quân Đội Sài G̣n–Gia Định, gọi điện thoại khẩn cấp báo cho tôi biết cảnh sát Dă chiến và Lực Lượng Đặc Biệt của Lê Quang Tung đang tấn công chùa Xá Lợi (trung tâm chỉ huy lực lượng Phật giáo đấu tranh), chùa Ấn Quang và chùa Theravada. Theo Long th́ chính bà Nhu mặc quân phục Thủy Quân Lục Chiến, đi xe Mercedes đến trước cổng Chùa Xá Lợi để chỉ huy cuộc tấn công chùa này. Và chính nhân viên của Long thấy bà ta la hét, chỉ trỏ ra lệnh cho lực lượng tấn công. Tôi bèn bảo Long cứ tiếp tục theo dơi biến cố và ngày mai sẽ làm tờ tŕnh cho tôi, rồi tôi lại ra trước sân nhà tiếp tục nói chuyện với Đại tá Trưng cho đến sáng.
Ngôi nhà mà Quân đội cấp cho tôi ở là một biệt thự trong cư xá Hải quân, kiến trúc theo kiểu Pháp thời thuộc địa, nằm cuối đường Gia Long gần chủng viện Saint Paul yên tĩnh. Đường Gia Long có hai hàng me xanh lá chụm đầu vào nhau xào xạc, đêm đó như san sẻ câu chuyện tâm sự của hai anh em chúng tôi đang bàn tán về chế độ Diệm và biến cố tấn công chùa chiền.

Là một chứng nhân sống, là một nạn nhân trực tiếp, Trưng đă kể hết và kể rơ tất cả những tội ác của hai ông Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Cẩn và tập đoàn Cần Lao Công Giáo tại Huế và miền Trung. Với giọng nói bi thiết của một người đă hy sinh tất cả để rồi bị phản bội độc ác, Trưng kết luận: “Như anh biết, cả gia đ́nh tôi đă xả thân cho nhà Ngô với tất cả ḷng trung tín và hy sinh. Thời kỳ anh em ông Diệm c̣n lao đao không ai dám liên hệ, th́ chúng tôi đă công khai ủng hộ, đóng góp nhân lực, vật lực. Khi ông Diệm làm Thủ tướng phải tứ bề thọ địch và lúc nào cũng sẵn sàng bị tấn công th́ em tôi (Đại úy Phùng Ngọc Bang) chịu vào làm sĩ quan tùy viên, anh ruột tôi chịu vào trong tiểu đội phục dịch cho tư thất ông Ngô Đ́nh Cẩn… Thế mà v́ ḷng tham vô đáy, ông Cẩn đă cho mật vụ bao vây nhà tôi, một đồng chí cũ, một sĩ quan cấp tá của quân đội, một cán bộ của chế độ, để trắng trợn tịch thu những gia bảo của tôi. Đă tán tận lương tâm như thế, ông Cẩn c̣n cất chức và thuyên chuyển tôi ra khỏi đơn vị, bắt tôi rời khỏi Huế để cho người Công giáo Phú Cam của ông Cẩn thay thế mà chuyên quyền… Với tôi mà ông Ngô Đ́nh Cẩn c̣n xử cạn tàu ráo máng như thế th́ dân chúng thấp cổ bé miệng c̣n khổ nhục như thế nào! Chế độ như vậy mà anh cứ nhắm mắt phục vụ sao?”

Hai câu nói cuối cùng của người bạn thân vang dội trong đêm trường, như lớp sóng cuồn cuộn liên tục đập vào ghềnh đá. Tôi chỉ im lặng nghe Trưng nói mà không cho bạn biết tâm sự và dự định của ḿnh. Trưng là người chân thành và trung tín, hơi “quê mùa” một chút nhưng là cái thứ “quê mùa” vô giá của những tâm hồn nông dân Việt Nam b́nh dị. Nhận định và phê phán của Trưng, đối với tôi, bao giờ cũng có những giá trị rất dân tộc v́ phát xuất từ sự trong suốt của tấm ḷng Trưng.

Đêm đó, dưới bầu trời đầy sao của mùa Hạ miền Nam, tôi c̣n hỏi Trưng nhiều và chúng tôi thức suốt đêm dài cho đến sáng. Hôm sau, khoảng 7 giờ, ông Diệm tuyên bố trên đài phát thanh Sài G̣n về việc “Hội Đồng Chính Phủ được triệu tập gấp vào lúc gần sáng. Tổng thống tuyên bố phải hành động cương quyết và lănh trách nhiệm trước lịch sử v́ có tin Việt Cộng sắp tràn ngập Thủ đô. Đă ban hành lệnh giới nghiêm, giao cho quân đội bảo vệ an ninh trật tự. Tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Sài G̣n–Gia Định, chịu trách nhiệm thi hành lệnh thiết quân luật…”
Khoảng 10 giờ sáng, tôi đang làm việc tại văn pḥng của Nha tại góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồng Thập Tự th́ tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là quyền Tổng Tham mưu trưởng (thay tướng Lê Văn Tỵ đi chữa bệnh tại Hoa Kỳ) gọi điện thoại yêu cầu tôi đến Bộ Tư lệnh của tướng Đính để theo chỉ thị của ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, làm cố vấn cho Đính về các vấn đề chính trị trong cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Lại một lần nữa, ông Nhu âm mưu bắt tôi dính dự vào tội ác của ḍng họ Ngô Đ́nh: Trước hết, đây là một vấn đề dân sự thuộc Bộ Nội Vụ chứ không thuộc thẩm quyền của tôi, thứ hai là các sách lược chính trị không thuộc lănh vực của Nha An Ninh Quân Đội, và thứ ba là nếu có một sách lược chính trị th́ ông Nhu dư biết tôi đă từng bày tỏ lập trường chống đối chính sách này, vả lại tôi có bao giờ được ông Nhu chính thức thông báo sách lược đó đâu. Không có thẩm quyền, không thuộc lănh vực, lại không được thông báo, thế mà tôi vẫn bị ông Nhu đẩy vào cái tư thế, mà đối với quần chúng, đối với phong trào đấu tranh của Phật giáo và đối với quân đội, lại là tư thế then chốt để tiến hành chính sách đàn áp Phật giáo của chánh quyền.

Lúc gặp tướng Đính và người phụ tá quân sự là Đại tá Nguyễn Hữu Có, tôi thấy cả hai đều có vẻ khẩn trương và ưu phiền. V́ đặt niềm tin trọn vẹn vào liên hệ thân thiết giữa hai người, Đính đă tŕnh bày đầy đủ cho tôi biết những thảm họa xảy ra tại các chùa bị tấn công, nhất là tại chùa Xá Lợi: “Mặt Phật bị bắn nát, các vật dụng thờ cúng như chuông, mơ, lư hương bị đập phá văng ngổn ngang, các Tăng và Ni bị đánh bằng báng súng và đâm bằng lưỡi lê, riêng Ḥa Thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết th́ bị hành hung nặng”. Đính c̣n hằn học “… Họ c̣n dám ném mấy khẩu Garant M1 vào chùa rồi chụp h́nh làm tang vật vu khống chùa có chứa vũ khí, họ c̣n quăng cả đồ lót đàn bà vào pḥng của mấy thầy rồi xuyên tạc trong chùa có trai gái bậy bạ…”.
Ông Đính càng hằn học chỉ trích chính quyền tôi càng mừng thầm v́ thái độ này phản ánh những uất ức của một kẻ muốn nổi loạn và biết đâu hai ông Đính và Đôn, ngoài t́nh bạn ra, cũng đă là đồng chí trong tổ chức của ông Đôn rồi, dù bề ngoài ông Đính vẫn tương kế tựu kế giả vờ đóng vai trung thành với ông Diệm.
Những biến cố xảy ra trong mấy tháng vừa qua, từ âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội đến vụ đem xử các thành phần đảng phái quốc gia tại ṭa án Quân sự Đặc biệt, từ vụ đàn áp thảm khốc Phật giáo đến những lời hạch tội của Đại tá Trưng tối hôm qua và của tướng Đính hôm nay… đă chồng chất thành bản cáo trạng quyết liệt lên án tội ác của chế độ và bỗng chấm dứt mọi ngần ngại t́nh cảm cuối cùng của tôi đối với ông Diệm. Tôi cố viện dẫn khoảng thời gian hơn 20 năm trời liên hệ thắm thiết giữa ông Diệm và tôi, nhưng vẫn không đủ ngăn chận được những hành động oan nghiệt của 9 năm trời bạo quản của anh em ông Diệm. Một bạo chúa Ngô Đ́nh Cẩn không ngại ngùng nhúng tay vào máu trên đau khổ của đồng bào; một Ngô Đ́nh Nhu ngạo mạn làm giàu bằng thuốc phiện và chuyển tiền ra ngoại quốc bằng hệ thống mật vụ Cần Lao và sẵn sàng thỏa hiệp với Cộng Sản trong khi phóng tay đàn áp các lực lượng quốc gia; một Ngô Đ́nh Thục chà đạp các tôn giáo khác xuống cho tôn giáo ḿnh được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi hầu tiến đến việc Công giáo hóa toàn miền Nam; một Ngô Đ́nh Diệm nhu nhược đạo đức giả; một Trần Lệ Xuân vô đạo đức và lộng quyền; một bầy khuyển ưng Cần Lao Công giáo cấu kết thành một loại trùng độc làm hủy hoại sinh lực của quốc gia và hùng khí của dân tộc… Tất cả gồm trong một gia đ́nh mà những sân si và danh, lợi, quyền,* lực, đă biến thành những tội đồ của đất nước, mà từ gần nửa năm nay dân chúng miền Trung đă âm thầm viết thành bản án lịch sử để lại cho hậu thế đời đời qua hai câu ca dao truyền miệng cho nhau:

Nhà Ngô có bốn gian hùng
Diệm ngu, Nhu ác, Cẩn khùng, Thục điên
Cả một quá khứ địa ngục với một tương lai đen tối của đất nước đă làm tôi dứt khoát hẳn với ư định giữ ông Diệm lại làm nguyên thủ quốc gia như công thức mà Vơ Văn Hải đă có lần đề nghị. Tôi nhất định phải lật đổ chế độ này, và chính ông Diệm cũng phải bị tước quyền công dân trục xuất ra khỏi nước.
Suy nghĩ chín chắn rồi, chiều 22–8–63, tôi đến Bộ Tổng Tham mưu để gặp tướng Trần Văn Đôn đề nghị gia nhập vào tổ chức của ông ta. Lúc đầu tướng Đôn tỏ vẻ nghi ngờ hỏi vặn: “Có phải ông Cố vấn bảo anh đến đây để thử thách tôi không?” Nhưng đến khi tôi tŕnh bày hết tâm sự và quyết tâm của ḿnh rồi kết luận một cách chắc nịch rằng “Nếu tôi là tay sai của Ngô Đ́nh Nhu, nếu tôi ham danh lợi th́ tôi đă tố cáo âm mưu của Trung tướng cho anh em ông Diệm rồi” th́ ông Đôn mới bắt đầu có vẻ tin tưởng hơn nhưng vẫn c̣n dè dặt bảo tôi trở về làm việc mà không hề đề cập đến lập trường, chủ trương và tổ chức của ông ta. Ra về, tôi trở nên b́nh thản và lạc quan hơn v́ chính thái độ dè dặt của ông Đôn lại càng làm cho tôi tin tưởng ông đang quyết tâm thực hiện cuộc chính biến. Một cuộc chính biến do một cuộc binh biến phát động mà quân đội là chủ lực, lại do một vị Tổng Tham mưu trưởng tổ chức th́ nhất định phải thành công.

Độ một tuần lễ sau, h́nh như sau khi đă cho điều tra và nắm vững tư tưởng của tôi, ông Đôn bèn cho mời tôi đến gặp ông ta tại văn pḥng. Sau khi tŕnh bày một cách tổng quát chủ trương làm một cuộc cách mạng lật đổ chế độ, tướng Đôn bèn hỏi tôi: “Quyết định của anh về sinh mạng của anh em ông Diệm như thế nào?” Tôi trả lời dứt khoát: “Đối với vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu và ông Ngô Đ́nh Cẩn th́ phải bắt giam rồi đưa ra ṭa án Quân sự xét xử theo đúng luật. Riêng đối với ông Diệm th́ đem ông ta lên ở tại dinh số 1 ở Đà Lạt một thời gian, đối xử đàng hoàng rồi để cho ông ta ra đi muốn sống lưu vong tại nước nào tùy ông ta lựa chọn”. Tướng Đôn đồng ư với tôi ngay v́ h́nh như đó cũng là chủ trương của riêng ông.
Ngoài ra, trước khi tôi liên hệ với tổ chức chính biến do các tướng lănh chủ xướng, một hôm vào đầu tháng Chín, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đến nhà và không ngần ngại mời tôi tham dự vào tổ chức đảo chánh của bác sĩ Trần Kim Tuyến mà ông Thảo là đại diện. Theo ông Thảo, bác sĩ Tuyến chỉ là lănh tụ tinh thần v́ đang sửa soạn đi nhận chức Tổng lănh sự ở Ai Cập nên không muốn tiếp xúc với ai, vả lại bác sĩ Tuyến đang bị Công an đặc biệt theo dơi gắt gao.
Về trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến âm mưu lật đổ chế độ Diệm, kư giả Úc Dennis Warner, một bạn thân của luật sư Trần Văn Khiêm (em ruột bà Nhu) và là một kư giả khả tín nhất trong giới phóng viên báo chí thế giới về sự am hiểu t́nh h́nh Đông Nam Á đă viết như sau:

Ngày tháng càng trôi qua, Nhu và các bạn hữu thân cận của ông ta càng căi vă nhau, đưa đến đổ vỡ. Từ nhiều năm nay, kẻ chân tay quan trọng nhất của Nhu trong đảng Cần Lao đồng thời cũng là người điều khiển cơ quan mật vụ của Nhu là bác sĩ Trần Kim Tuyến, 39 tuổi, dáng người nhỏ nhắn và vốn xuất thân từ một ḍng tu Công Thiên Chúa giáo. Ngoài những thành quả khác, Tuyến đă học hết chương tŕnh Y khoa trừ năm cuối của chương tŕnh Bác sĩ. Tuyến là người không chấp nhận cung cách của nhà Ngô trong việc trị dân, và đă cố gắng thuyết phục chế độ để đi đến một nền hành chánh thực tiễn và quy củ hơn. Sau khi cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1960 thất bại, ông cùng một số viên chức chính phủ có cùng ư kiến với ông soạn thảo một văn thư nội bộ gửi cho ông Diệm nêu lên một số đề nghị cải tổ. Hai mươi trang của văn kiện này được dành riêng để đề cập đến bà Nhu.
Đúng như Tuyến đă lo ngại, quả nhiên Diệm đă gạt bỏ mọi đề nghị cải tổ c̣n bà Nhu th́ phản ứng một cách giận dữ. Mặc dù trong hai năm tiếp theo, bề ngoài Tuyến và Nhu vẫn tỏ ra là một đôi bạn thân, cái “t́nh bạn” ấy chấm dứt khi Nhu nói rằng ông đă cho ngầm thu âm các bàn ăn trong nhà hàng La Cigale, một hàng ăn mà ban đêm Tuyến và bạn bè thường gặp nhau, và qua các cuộc thu âm ấy, Nhu đă biết được rằng khi Tuyến và bạn hữu bàn với nhau về “một cuộc đảo chánh” th́ nội dung câu chuyện không phải luôn luôn là lời lẽ của một kẻ đứng đầu một cơ quan mật vụ trung kiên.
Tuy Tuyến đă “bảo hiểm” sinh mạng của ḿnh bằng cách gửi ra ngoại quốc chứng liệu về các hoạt động của gia đ́nh họ Ngô, ông ta vẫn thường trực sống trong t́nh trạng nguy hiểm, mặc dù Nhu đă bổ nhiệm Tuyến - để Tuyến không c̣n là một trở ngại - đi làm Tổng lănh sự Việt Nam tại Cairo (Ai Cập). Nhu thường gọi Tuyến là “trente neuf” (ba mươi chín) v́ con người nhỏ nhắn của Tuyến chỉ cân nặng 39 kư. Sau khi hai người hết thân thiện với nhau, Nhu khôi hài là bây giờ phải gọi Tuyến là “trente huit” (ba mươi tám) v́ Tuyến lo sợ cho mạng sống của ḿnh, đă sụt mất một kư. Qua cơ quan của Tuyến, Nhu nắm được hồ sơ cá nhân của tất cả viên chức cao cấp trong chính phủ, kể cả hàng Tổng, Bộ trưởng. Mục tiêu của Nhu là, nếu được, phải làm cho các viên chức này liên lụy đến một h́nh thức tham nhũng nào đó. Trong mẻ lưới này, không một ai có thể làm hại Nhu mà lại có thể tránh được cho ḿnh khỏi bị hại [1].

Hơn ai hết, ông Tuyến biết rơ những sai lầm và những tội ác của chế độ Diệm, biết rơ những âm mưu thâm độc của vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu, biết rơ ông Ngô Đ́nh Cẩn mấy lần định cho người ám sát ḿnh, lại biết vợ chồng Nhu sẽ cất chức ḿnh, đem em là Trần Văn Khiêm vào thay thế để Khiêm ngụy tạo hồ sơ biến ḿnh thành con dê tế thần gánh chịu tất cả mọi hậu quả. Biết như thế và vốn người có lư tưởng quốc gia chân chính nên ông Tuyến không thể tiếp tục làm tôi trung cho một gia đ́nh, một chế độ ngập tràn tội ác, ông Tuyến phải chủ trương đảo chánh trong ư nguyện cứu lấy một quốc gia đang thật sự đứng trên bờ vực thẳm. Từ một công thần hăn mă, ông Tuyến trở thành một kẻ thù không đội trời chung với anh em ông Diệm. Là một người quen thân với ông lại năng tiếp xúc đàm đạo với ông, tôi biết rơ nỗi khổ tâm của người bạn hiền Trần Kim Tuyến.
C̣n về Đại tá Phạm Ngọc Thảo th́ từ trước tôi chưa hề gặp mà chỉ biết qua hồ sơ. Ông Thảo là một tay phản gián tài ba của Việt Cộng và dù có bà con là Phạm Ngọc Thuần hiện giữ một chức vụ quan trọng ở ngoài Bắc, nhưng nhờ là một tín đồ Công giáo lại là tay chân của Giám mục Ngô Đ́nh Thục nên được ông Diệm tín nhiệm và cho mang lon Trung tá. Lúc Thảo làm Tỉnh trưởng Kiến Ḥa, tướng Mai Hữu Xuân, vốn là cựu Tổng Giám đốc Công an, cựu Giám đốc An Ninh Quân Đội, đă nói với tôi: “Anh nên tŕnh với Tổng thống rằng dùng Phạm Ngọc Thảo là dâng miền Nam cho Cộng Sản rồi đó”. Tôi đem lời của Mai Hữu Xuân tŕnh bày cho ông Diệm th́ bị ông Diệm gắt gỏng: “Anh hỏi thằng Xuân nó có biết nguồn gốc gia đ́nh Phạm Ngọc Thảo hơn Đức Cha không?”. Trong thời gian ông Thảo giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Ḥa, tôi đă cho Đại úy Sinh (hiện ở Hoa Kỳ), trưởng pḥng Công tác của Nha, bí mật xuống Bến Tre một tháng để đặc biệt điều tra ông Thảo, và Sinh đă về báo cáo cho tôi: “… chẳng những Thảo là người chống Cộng mà lại chống Cộng rất tài t́nh. Kiến Ḥa là căn cứ địa vững chắc của Cộng Sản, là quê hương của bà Nguyễn Thị B́nh, là nơi mà năm 1940 Cộng Sản đă từng nổi dậy cướp chính quyền, thế mà Thảo vẫn “trị” nổi Cộng Sản tại đó”. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông Thảo thôi làm Tỉnh trưởng và được ông Ngô Đ́nh Nhu giao cho nhiệm vụ đi thanh tra công cuộc thiết lập Ấp Chiến Lược. Ông Thảo vẫn vào ra dinh Tổng thống và thỉnh thoảng vẫn được ông Diệm gọi vào nói chuyện.

Gặp tôi, ông Thảo cho biết tổ chức đă kết nạp được một số đơn vị Biệt Động Quân và Bảo An. Và nhờ thường đi thanh tra Ấp Chiến Lược nên đă tổ chức được rất nhiều sĩ quan trong các đơn vị chiến đấu tại Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4. Ông Thảo là cộng sự viên của tướng Trần Thiện Khiêm nên cũng tiết lộ cho tôi biết tướng Khiêm đă nhận đỡ đầu cho nhóm Thảo. (Thật ra tướng Khiêm đă ở trong tổ chức của tướng Đôn rồi).
Tôi khen thầm quả thật ông Thảo là tay t́nh báo giỏi mới biết được tâm địa và hành động bí mật của ḿnh, tuy nhiên tôi vẫn phải giả vờ tỏ thái độ trung lập: “Các anh muốn làm ǵ th́ làm, tôi không chống các anh cũng không phản cụ Diệm”. Sở dĩ tôi phải nói thế v́ cần phải kiểm chứng lại với tướng Khiêm trước khi thật sự liên hệ với ông Thảo. Mấy ngày sau, tướng Đôn lại gọi tôi đến Bộ Tổng Tham mưu và cho biết tướng lănh không đồng ư với tôi về việc giữ ông Diệm tại Đà Lạt v́ sợ những bất trắc có thể xảy ra. Tôi tranh luận một hồi nhưng không thay đổi được quyết định của tổ chức nên đành nhượng bộ: “Nếu vậy th́ đem ông ta ra Côn Đảo một thời gian và đem một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến ra canh giữ rồi sau khi tân chánh phủ thành lập sẽ cho ông ta ra đi”. Ông Đôn đồng ư và hứa sẽ đề nghị lại với anh em. Trong cuộc gặp gỡ lần này, ông Đôn khuyến cáo tôi phải hết sức cẩn thận đối với những cố vấn quân sự Hoa Kỳ và nhân viên CIA, v́ theo ông th́ tướng Harkins và nhân viên của Richardson (Giám đốc CIA tại Việt Nam) đang ủng hộ ông Diệm và ông Nhu. Tướng Đôn cũng bảo tôi từ nay ông và tôi chỉ liên lạc bằng điện thoại và chỉ dùng một số mật ngữ để trao đổi tin tức. Đặc biệt về ngày giờ phát động, ông sẽ cho biết sau.
Ở đây tôi xin dành vài ḍng nói về tướng Trần Văn Đôn, người được xem là bộ óc của cuộc chính biến 1–11–63. Tướng Đôn sinh tại Pháp nhưng nhà thờ họ, mồ mả tổ tiên, ruộng vườn tài sản đều ở tại miền Nam. Tuy ông đă từng mang quốc tịch Pháp nhưng gia đ́nh lại thấm nhuần nền đạo lư Tam giáo. Trong những giao tế bên ngoài, Trần Văn Đôn là người văn minh lịch thiệp kiểu Âu–Mỹ, nhưng trong sinh hoạt gia đ́nh ông vẫn theo nề nếp Đông phương, theo nghi lễ dân tộc. Một lần tôi đến thăm ông* tại nhà bỗng gặp bà Đôn dạy học ở Đà Lạt về nghỉ cuối tuần. Vừa bước vào pḥng khách, bà Đôn vội nghiêm trang chào khách và chào chồng rồi đến ngay bàn thờ gia tiên thắp hương vái chào, sau đó mới về pḥng riêng. Lễ táng bà cụ sau này, anh em gia đ́nh tướng Đôn theo nghi lễ trong sách “Thọ Mai gia lễ” cho đúng với phong hóa, tập tục cổ truyền. Trước kia, tôi thường có thành kiến cho rằng tướng Đôn là một thứ “Tây con”, nhưng từ ngày nhiều lần chứng kiến được cung cách và nếp sống gia đ́nh của ông, tôi càng kính mến ông ta nhiều hơn.

Tướng Đôn tuy theo binh nghiệp nhưng phần lớn cuộc đời của ông lại hoạt động như một chính khách hơn là một nhà quân sự. Ông đă hoạt động chính trị từ thời c̣n mang cấp Trung úy, khi c̣n là một nhân viên trong văn pḥng chính trị của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân thời 1947–1948. Theo tướng Đôn th́ chính ông ta là tác giả của lá quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và là người đề nghị lấy bài “Thanh Niên Ca” của Lưu Hữu Phước làm quốc ca cho Việt Nam Cọng Ḥa. V́ là vị Giám đốc An Ninh Quân Đội đầu tiên của quân lực Việt Nam Cọng Ḥa nên ông biết rơ lư lịch và lập trường chính trị của hầu hết mọi sĩ quan. Hơn thế nữa, ông c̣n là Tham mưu trưởng đầu tiên nên đă đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng quân đội quốc gia.
Gia đ́nh tướng Đôn và gia đ́nh ông Diệm vốn có thâm t́nh cố cựu, tướng Đôn đă từng làm trung gian giữa Thủ tướng Xuân và anh em ông Diệm trong thời kỳ ông Nhu hoạt động tại Sài G̣n và Đà Lạt. Trong mấy tập album mà bà Nhu có lần đưa về Huế để khoe với ông Cẩn, tôi đă thấy nhiều bức h́nh vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu chụp chung với Thủ tướng Xuân và Trần Văn Đôn trong các cuộc du ngoạn tại Đà Lạt; họ thân với nhau đến độ có những tấm h́nh chụp ba người đàn ông mặc âu phục đứng chung với bà Nhu chỉ mặc áo tắm hở hang. Cũng v́ anh em ông Diệm thân thiết với Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cho nên theo lời của ông Phan Xứng, ông Diệm đă yêu cầu Đinh Xuân Tiếu, chủ nhiệm báo Thời Cuộc, tránh việc đả kích ông Xuân mặc dù ông Xuân ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại trong lúc ông Diệm không những xa lánh mà c̣n chống đối Cựu Hoàng. Ngay từ thời ông Diệm chưa cầm quyền vào những năm 47 đến 50, ông Đôn thường liên lạc với ông Diệm và mỗi khi ra Huế thường ghé thăm ông Ngô Đ́nh Cẩn.
Năm 1955, khi tướng Nguyễn Văn Hinh từ giă Việt Nam vĩnh viễn để về Pháp, tướng Đôn đă tổ chức lễ đốt tượng trưng quân hàm và quân hiệu Pháp từ trước vẫn được sử dụng cho quân đội quốc gia, và chân thành ủng hộ ông Diệm qua công tác điều động các lực lượng quân sự trong chiến dịch tấn công B́nh Xuyên. Cũng bắt đầu từ giai đoạn mới đó mà quốc gia bắt đầu thực sự được độc lập, tướng Đôn lo trau giồi Việt ngữ, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam và luôn luôn mang tinh thần học hỏi cầu tiến. Trong suốt gần chín năm trời, hết giữ chức Tham mưu trưởng Quân Đội đến chức Tư lệnh Quân đoàn, Quân khu, tướng Đôn đă đem hết khả năng phục vụ Quân Đội và chế độ. Ông là vị tướng đă lê gót khắp đất nước quê hương và tiếp xúc đủ mọi thành phần dân chúng trong xă hội. Được ông Diệm và anh em ông ta nể v́, tướng Đôn là vị tướng dám nói thẳng và nói thật với ông Diệm những sự thực bi thảm trong Quân Đội, cũng như dám tŕnh bày t́nh h́nh an ninh suy sụp của nông thôn miền Nam.
Tôi gặp tướng Đôn lần đầu tiên tại Huế vào năm 1948, khi tướng Đôn tháp tùng Thủ tướng chính phủ đến thăm cố đô. Năm 1952, Trung tá Đôn, với tư cách Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, lại tháp tùng tướng Hinh ra Huế để cùng với Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ và tôi ( lúc bấy giờ là Tham mưu trưởng Quân khu II) thảo luận về việc đặt các đoàn cố vấn Pháp vào Bộ tham mưu và vào các đơn vị của Quân đội Quốc Gia Việt Nam. Trong buổi họp này, tôi đă mạnh mẽ chống lại ư kiến của Tướng Hinh trong lúc Trung tá Đôn nh́n tôi chăm chú, theo dơi những tŕnh bày của tôi và tỏ thái độ đồng ư với lập trường của tôi. Tuy nhiên, cũng v́ vậy mà chỉ mấy tháng sau tôi bị mất chức Tham mưu trưởng Quân khu II và bị đổi ra Bắc. Năm 1954, tại nhà tướng Đôn ở Chợ Lớn, trong cuộc họp rất đông sĩ quan để tướng Hinh hô hào việc đảo chánh Thủ tướng Diệm, thái độ quyết liệt của tôi khi công khai phản kháng tướng Hinh và nhóm tay sai đă làm cho Đại tá Đôn phải lưu ư. Vốn đă nắm vững hồ sơ lại thấy thái độ khẳng khái của tôi, từ đó tướng Đôn tỏ ra quư mến tôi hơn và coi tôi như một “chính trị gia”, một “chiến sĩ cách mạng” hơn là một quân nhân. Khi làm Tư lệnh Quân đoàn I, mỗi lần từ Huế về, ông thường ghé lại Nha An Ninh Quân Đội đàm đạo với tôi về t́nh h́nh đất nước.

Khác với tướng Dương Văn Minh luôn luôn nghiêm nghị, kín đáo và trầm lặng, tướng Trần Văn Đôn b́nh dị, cởi mở và hào hiệp hơn. Tướng Đôn vui vẻ và dễ dàng thông cảm nên được binh sĩ quư mến trong t́nh huynh đệ chi binh.
Trong hàng tướng lănh Việt Nam ít người giao thiệp rộng răi hơn tướng Đôn. Ông quen biết rất nhiều tướng lănh cao cấp, chính khách quốc tế và hầu hết các đại sứ ngoại quốc có mặt tại Sài G̣n. Sau này, khi thành lập Lực Lượng Dân Tộc Việt, chúng tôi thường mời các nhân vật tên tuổi như giáo sư Trần Ngọc Ninh, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, học giả Đức Quỳnh, Thượng tọa Trí Quang, Linh mục Hoàng Quỳnh, và tướng Trần Văn Đôn đến thuyết tŕnh về t́nh h́nh quốc tế, quốc nội. Và Thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn đă làm cho cấp lănh đạo Lực Lượng phải ngạc nhiên và khâm phục về kiến thức chính trị cũng như khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt của ông ta.
Đến nay, dù có người chỉ trích tướng Đôn trong thời 63–75 đă có nhiều tham vọng chính trị nhưng tôi vẫn cho rằng tham vọng chính trị đó của ông chỉ nhằm mục đích bảo vệ miền Nam để chống Cộng chứ không phải cho riêng cá nhân ông mà thôi. Điều mà tôi phê phán về con người lănh đạo Trần Văn Đôn là cái bệnh đa t́nh của ông. Đă có lần, sau một buổi họp của Hội đồng Tướng lănh, nhân thấy tướng Đôn quá sốt sắng trong việc đưa mấy đứa con bà Nhu đi Pháp sau khi cách mạng thành công, tôi bèn đùa ông ta đă quá lưu luyến với mối t́nh già, tướng Đôn đă không ngần ngại trả lời: “Tại sao anh không trách đàn bà hay “provoquer” (khiêu khích) tôi mà lại trách tôi vốn chỉ là nạn nhân của đàn bà?”

Sau khi gặp tướng Đôn lần thứ ba mà mục đích là thảo luận việc đối xử với ông Diệm khi Cách mạng thành công, tôi bèn qua văn pḥng của tướng Khiêm và được Khiêm xác nhận về quyết tâm lật đổ chế độ Diệm của Phạm Ngọc Thảo. Tôi và Khiêm vốn cùng ở trong Liên Đoàn Lưu Động số 3 do Trung tá Phạm Văn Đổng chỉ huy hành quân ở Nam Định–Thái B́nh năm 1953, rồi lại cùng tận lực giúp ông Diệm trong cuộc binh biến của Nhảy Dù năm 1960. Từ ngày ông Khiêm về giữ chức Tham mưu trưởng, tôi lại thường tiếp xúc nhiều hơn để tŕnh bày về tinh thần binh sĩ nên chúng tôi có với nhau nhiều mối thiện cảm. Trong kế hoạch tổ chức lật đổ chế độ, ông Khiêm được coi như ở trong hàng ngũ lănh đạo đầu năo bên cạnh tướng Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn. Tuy ông Khiêm được anh em ông Diệm tín nhiệm, nhưng v́ chính sách cai trị thất nhân tâm và cách lănh đạo độc đoán, bất tài của nhà Ngô đă làm cho Cộng Sản mỗi ngày một phát triển nên ông thường tỏ ra công phẫn. Ông Khiêm quê ở Long An, thấy tỉnh nhà ở cạnh thủ đô Sài G̣n mà Cộng Sản đă chiếm hết nông thôn, và trong khi ông Khiêm không về thăm được họ hàng, mồ mả cha ông th́ bà Nhu lại đắc cử gian dối ở Long An với số phiếu 98%, điều đó lại càng làm cho ông Khiêm chán nản, khinh bỉ chế độ. Cho nên ngoài những lư do chung mà mọi người đều đồng ư lật đổ chế độ Diệm, ông Khiêm c̣n có những công phẫn riêng tư nữa. Gặp ông Khiêm, tôi hỏi về thái độ của ông Thiệu, một bạn thân của ông Khiêm, th́ được cho biết: “Thiệu cũng cùng một lập trường với chúng ta nhưng anh nên tác động thêm tinh thần cho Thiệu quyết tâm hơn”.
Trở về Nha, tôi liền gọi điện thoại mời ông Thiệu, đang là Tư lệnh Sư đoàn 5 ở Biên Ḥa, vờ bảo lên gặp tôi gấp v́ có thư nặc danh tố cáo Thiệu tham nhũng. Độ vài tiếng đồng hồ sau, ông Thiệu đă có mặt tại văn pḥng tôi. Vừa bắt tay Thiệu tôi vừa nghiêm giọng: “Tôi mời anh lên đây để bắt giam v́ anh đang âm mưu tổ chức đảo chánh”. Thiệu tuy hơi biến sắc nhưng cũng giả vờ t́m cách chối nên tôi vội trấn tỉnh Thiệu ngay. Là người quyền biến và có ư thức chính trị nên Thiệu hỏi tôi: “Anh nghĩ ǵ về thể chế tương lai sau khi hạ được chế độ Diệm?” Tôi bèn trả lời: “Tất nhiên là thể chế dân chủ, tạo điều kiện và sinh hoạt thuận tiện cho công cuộc đại đoàn kết quốc gia, trong đó các đảng phái và các lực lượng quần chúng phải đóng một vai tṛ quan trọng và căn bản để gây lại ḥa khí dân tộc, phục hồi sinh lực quốc gia để chống Cộng Sản”. Tuy nhiên, tôi nói tiếp: “Chưa bắt được cọp hăy khoan nói đến chuyện lột da, chúng ta hăy bàn chuyện tổ chức và hành động để loại trừ lực lượng chính trị và quân sự của Nhu trước đă”.

Ông Thiệu và tôi quen nhau từ cuối năm 1952 khi hai chúng tôi cùng học lớp Tiểu đoàn trưởng và lớp Liên đoàn Lưu động ở Hà Nội. Từ đó, trên bước đường binh nghiệp, hai chúng tôi như có duyên nợ với nhau. Về làm việc chung ở khu chiến Hưng Yên, hai người kính trọng nhau v́ đều có chút kiến thức chính trị. Hồi đó, tôi c̣n đặc biệt trọng ông Thiệu v́ hai ông bà cụ thân sinh của Thiệu thuộc hàng tiền bối đạo đức, luôn luôn duy tŕ gia đ́nh trong truyền thống nền Tam giáo. Thiệu trầm tĩnh khôn ngoan, lại có khả năng về tham mưu, đă từng được Đại tướng Pháp De Linarès, Tư lệnh chiến trường Bắc Việt phê điểm rất tốt. “Thông minh sắc bén, siêng năng, có phương pháp và tỉ mỉ. Sĩ quan hảo hạng. Có ư thức tuyệt hảo về tổ chức và bảo mật”. (Intelligence aigue, travailleur, méthodique et minutieux. Très bon officier. Possède un sens remarquable de l’Organisation et du Secret) [2]. Tướng De Linarès quả thật đă biết rơ con người của ông Thiệu, nhưng ông không biết ông Thiệu mang rất nhiều tham vọng chính trị ngay từ thời Thiệu c̣n thanh niên, thời Thiệu c̣n học ở trường Pellerin Huế và trường Lyceé Yersin Đà Lạt.
Dưới chế độ Diệm, đường binh nghiệp của ông Thiệu rộng mở thênh thang mà một trong những lư do là nhờ ông Thiệu dứt khoát bỏ đạo Phật để theo Công giáo bên vợ. Đang làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh hành quân cho tướng Dương Văn Minh, nhờ các linh mục nâng đỡ bảo bọc, Thiệu được ông Diệm cử giữ chức Chỉ huy trưởng trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Ngày ông Diệm có ư định cử Thiệu giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5, ông bảo tôi làm tờ tŕnh về Thiệu. Trong mục ư kiến tôi đă viết rằng: “Thiệu không theo một đảng phái nào mặc dù có người anh ruột theo đảng Đại Việt. Ông Thiệu là một trong số những sĩ quan ưu tú nhất của quân đội”. Dù sao th́ Công giáo mới là yếu tố chính để h́nh ảnh Nguyễn Văn Thiệu được ghi khắc vào con tim ông Diệm để Thiệu được ông tín nhiệm và nâng đỡ.

Đầu năm 1963, sau khi về nắm chức Tư lệnh Sư đoàn 5, ông Thiệu đă đến văn pḥng tôi thăm xă giao. Tôi cho ông Thiệu biết: “Số của Thiệu sắp đến thời làm rất lớn vào hàng văn vơ song toàn, ít nhất cũng vào hàng Bộ trưởng Quốc pḥng”. Ông Thiệu rất ngạc nhiên không hiểu v́ sao tôi biết được số tử vi nghĩa là biết được ngày giờ sinh âm lịch của Thiệu. Tuy nhiên ông Thiệu vẫn dè dặt xin tôi đừng nói ra sợ “Ông Cụ biết được ông sẽ chém đầu cả hai đứa ḿnh”. Thật thế, ít ai có lá số tử vi đại quư cách như ông Thiệu và đặc biệt là cung Phúc Đức cho Thiệu hưởng được hết âm đức của cha mẹ ông bà. Số của Thiệu có đến bốn chữ “Tư”. Tuổi Giáp Tư (1924), sinh vào giờ Tư (nửa đêm), tháng Tư (tháng 11 Âm Lịch), và cung Mệnh Viên cũng nằm ở Tư. Lại nữa, mệnh của Thiệu lại là mệnh Kim mà lại nằm ở cung Thủy là rất đắc cách. Năm 1965, Thiệu 41 tuổi đi vào cung Thổ, mà Thổ lại sinh Kim, lại gặp Khoa, Quyền, Lộc, Binh, H́nh, Tướng, Ấn hội chiếu là thượng cách, v́ thế Thiệu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lănh Đạo Quốc Gia rồi lên chức Tổng thống. Hết đại hạn ở cung Thổ (năm 1975), Thiệu 51 tuổi đi vào cung Hỏa, mà Hỏa th́ đốt cháy Kim nên Thiệu mất chức Tổng thống. Tuy nhiên v́ cung Phúc Đức là gốc của lá số cho nên tuy hết làm Tổng thống mà Thiệu vẫn thụ hưởng giàu sang an nhàn cho đến năm 1985, nghĩa là vào hạn Chính Hỏa ở cung Ngọ, Thiệu sẽ gặp nhiều tai họa và sẽ bị “thiêu đốt” trong đại hạn này (từ 1985 đến 1995). Có một điều tôi vô ư là dù quen biết Thiệu đă lâu ngày nhưng măi cho đến khi nh́n ông Thiệu qua màn ảnh truyền h́nh tôi mới thấy được cặp mắt “láo liên”, biểu hiện sự gian trá và làm cho ông Thiệu trở thành tay gian hùng, tham nhũng. (Cái tướng có cặp mắt láo liên của ông Thiệu cũng giống như cái ẩn tướng không dám nh́n thẳng vào mặt người đối thoại của ông Diệm đều là tướng người bất chánh, cũng như cặp mắt rất sắc của ông Hồ Chí Minh nh́n xoáy vào tâm trí kẻ đối thoại là tướng của kẻ gian hùng nhưng lại là tướng vô cùng thông minh, tinh tế. Mặc dù ông Hồ Chí Minh có cặp mắt như vậy nhưng ông ta có nhiều quư tướng khác như lưỡng quyền cao, giọng nói khúc chiết kẻ cả mà cả hai ông Diệm và Thiệu đều không có).

Sau Nguyễn Văn Thiệu, tôi cho mời Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, đang là Chỉ huy trưởng Liên Đoàn Vận Tải đến gặp tôi. Kỳ quen với tôi từ ngày tôi về Nha ANQĐ, liên hệ của chúng tôi thắm thiết như anh em. Chúng tôi thân với nhau đến độ mỗi lần Kỳ đến nhà tôi là tự động vào thẳng tủ lạnh lấy đồ ra ăn. Biết Kỳ thích, nhà tôi thường biếu Kỳ ruốc mắm, nem chả, dưa kiệu, củ hành, và mỗi lần Kỳ lái máy bay cho tôi về Nha Trang, tôi thường kín đáo trao cho Kỳ 5, 7 trăm để tiêu pha. Hàng năm, cứ đến mồng Một Tết, Kỳ thường dẫn vợ con đến nhà tôi mừng tuổi và lạy bàn thờ gia tiên v́ Kỳ thường nói rơ là Kỳ quư mến tôi như người anh trưởng của gia đ́nh Kỳ. Khi bà cụ thân mẫu Kỳ tạ thế, Kỳ lại đến gặp tôi nhờ giúp đỡ: “Buổi sinh tiền, mẹ tôi ngỏ ư muốn khi mất sẽ được chôn cất ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi mà tôi th́ quá túng thiếu không làm sao báo hiếu được, vậy nhờ Đại tá giúp đỡ đàn em”. Cảm cái cảnh Kỳ hiếu thảo mà lại nghèo túng, tôi giúp Kỳ chôn cất mẹ theo ư nguyện và mua biếu tặng bà cụ đám đất trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi với giá ba mươi ngàn đồng.

Kỳ là người có nhiều nghệ sĩ tính, có phong thái một lăng tử hào hoa nên được binh sĩ Không quân mến chuộng. Năm 1960, Kỳ đă theo nhóm sĩ quan lănh đạo cuộc đảo chánh Nhảy Dù nhưng được tôi dung thứ không bắt v́ tôi biết Kỳ làm v́ yêu nước, và v́ Kỳ là một sĩ quan được binh sĩ kính mến. Kỳ đă từng lái máy bay ra Bắc Việt thả đồ tiếp tế cho biệt kích miền Nam hoạt động trong vùng địch. Năm 1962–63, một số thuộc viên của Kỳ lợi dụng công tác chuyển vận các sĩ quan Bảo An đi học du kích chiến ở Mă Lai để buôn lậu hàng hóa rẻ tiền từ Singapore về nên bị Quan thuế bắt, tôi đă phải thiết tha can thiệp với Bộ trưởng Tài Chánh Nguyễn Lương (hiện ở Pháp) và Tổng thống Diệm tha thứ cho Kỳ và các sĩ quan phi công trong Liên đoàn Không vận.
Khi đến gặp tôi với bộ đồ bay màu đen, cây súng lủng lẳng bên hông. Kỳ chào tôi theo đúng quân cách và nói ngay: “Đàn anh có ǵ dạy dỗ đàn em?”, tôi bèn đùa: “Gọi Kỳ đến để bắt giam”. Kỳ trợn to đôi mắt một mí nh́n tôi rồi vừa cười vừa nói: “Đại ca đừng đùa đàn em tội nghiệp”. Nhưng tôi vội lấy thái độ nghiêm chỉnh rồi bảo Kỳ: “Kỳ có nhớ ngày 11–11–60 đă làm ǵ không, hôm nay tôi gọi Kỳ xuống đây để cho biết tôi sẽ tổ chức lật đổ ông Diệm và rủ Kỳ theo tôi”. Kỳ đứng bật dậy đưa tay chào mạnh mẽ: “Đàn em sẵn sàng tuân theo lệnh đại ca”.
Biết bản tính của Kỳ không phản trắc nhưng tôi vẫn phải đốt lửa nhiệt huyết thêm cho Kỳ v́ Không quân là yếu tố quyết định thành bại của cuộc binh biến để làm nền tảng cho cuộc chính biến, cho nên tôi bèn kéo Kỳ đến nhà thầy tử vi Minh Lộc ở đường Trần Quư Cáp mà tôi đă sắp đặt từ trước. Sau khi gieo quẻ bấm tay, ông Minh Lộc nói rằng số Canh Ngọ này làm nghề đi mây về gió, tuy nhiên đến Thu Đông năm nay phải làm ǵ có tính cách bạo động rồi trở thành vương tướng, phú quư song toàn. Tôi hỏi: “Số này có phản bội tuổi tôi không?” th́ Minh Lộc khẳng định: “Không, bởi nếu phản bội th́ sẽ bị chết bất đắc kỳ tử”. Tôi thưởng cho thầy tử vi một trăm đồng bạc rồi ra về. Trước khi chia tay, Kỳ thề suốt đời giữ trọn ḷng trung nghĩa đối với tôi. Sau này Kỳ phản tôi, cùng với nhóm tướng trẻ cô lập tôi tại Kontum, tại Nha Trang nhưng Kỳ đă không chết bất đắc kỳ tử, vả lại trong thâm tâm tôi cũng thật ḷng không muốn ai phải chết bất đắc kỳ tử, nhất là một người như Kỳ.
Động viên được một chiến sĩ dũng cảm như Nguyễn Cao Kỳ xong tôi cảm thấy an tâm hơn. Sau đó, tôi cho mời Trung tá Vĩnh Lộc (hiện ở Hoa Kỳ) đang là chỉ huy trưởng một trung tâm huấn luyện ở gần Vũng Tàu. Lộc là một sĩ quan thâm niên có tŕnh độ văn hóa cao, là một phần tử ưu tú của quân đội đă từng chỉ huy đơn vị thiết giáp, nhưng v́ Lộc là người thuộc Hoàng phái, từng phục vụ trong văn pḥng Quốc trưởng Bảo Đại và thường tỏ ra khinh bỉ nhóm Cần Lao Công Giáo nên bị đè áp đến nỗi suốt 10 năm quân vụ mà Lộc chỉ lên được có một cấp. Có lẽ Lộc đinh ninh rằng tôi mời Lộc lên để cảnh cáo hoặc bắt giam, nên khi mới gặp tôi, Lộc tỏ vẻ ngại ngùng lắm, cho đến khi tôi trấn tỉnh Lộc bằng cách giải thích t́nh h́nh đen tối của nước nhà, giải bày tâm sự đau thương của ḿnh rồi tôi rủ Lộc tham gia tổ chức, Lộc mới yên tâm. Tất nhiên bề ngoài Lộc phải giữ thái độ dè dặt nhưng tôi cũng đă thấy được nỗi ḷng và quyết tâm của Lộc khi nghe nói đến lật đổ chế độ Diệm. Để kết luận, tôi chỉ: “Yêu cầu Trung tá khi nghe tiếng súng nổ ở Đô Thành, kéo ngay đơn vị Thiết giáp (gần trung tâm huấn luyện của Lộc) về Sài G̣n để yểm trợ cho Bộ binh”. Lộc dạ rồi ra về.
Tuy đă kết nạp được một số sĩ quan đồng chí hướng, xây dựng thêm được một số đơn vị mà khi hữu sự có thể đương đầu được với lực lượng vơ trang của Ngô Đ́nh Nhu nhưng ḷng tôi vẫn chưa yên. Tôi phải nắm cho được tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Quân Đoàn 3 và Tổng trấn Sài G̣n, v́ nhân vật này ở vào vị trí có thể xoay chuyển dễ dàng t́nh h́nh lúc đó.

Như đă nói trong một chương trước, tôi gặp Đính lần đầu vào cuối năm 1945 tại Đà Lạt, sau khi Việt Minh cướp chính quyền. Lúc bấy giờ tôi chỉ huy một trong hai tiểu đoàn Giải phóng quân của miền Nam Cao nguyên trong lúc Đính chỉ huy một trung đội. Tuy chúng tôi không phải là cán bộ ṇng cốt của Việt Minh nhưng tôi th́ nhờ hồ sơ cá nhân có ghi chút công “cách mạng” chống Pháp, và nhờ là cựu thủ lănh Thanh Niên Tiền Phong của Phong Trào Thanh Niên Phan Anh nên được Việt Minh trọng dụng, c̣n Đính là một học sinh yêu nước và dám gác bút nghiên “theo việc kiếm cung” trước cao trào kháng Pháp, nên cả hai chúng tôi đều được Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Đà Lạt chỉ định đảm nhiệm những trách vụ quân sự then chốt. Chúng tôi cùng chiến đấu chống lại liên quân Anh–Pháp–Nhật tại mặt trận chạy dài từ Đà Lạt đến Đơn Dương (Dran). Nhưng v́ hỏa lực của địch quá mạnh nên mặt trận tan vỡ và chúng tôi mỗi người một ngả, tôi th́ về vùng núi rừng Ninh Thuận lập chiến khu gần một năm rồi bỏ Mặt Trận Việt Minh về quê nhà, trong lúc Đính trở lại Đà Lạt xin làm thư kư cho sở cảnh sát Pháp để tránh bị bắt bớ giam cầm.

Mùa hè năm 1949, khi tôi đang làm Trưởng pḥng Ba cho Bộ Tham mưu Việt Binh Đoàn tại Huế, vào một buổi chiều nọ, tôi đang ngồi trầm ngâm một ḿnh trên bờ sông Hương sau lưng đài Chiến Sĩ Trận Vong th́ bỗng thấy Đính đi tới mà không tưởng tượng rằng sau gần ba năm trời xa cách, giữa một đất nước khói lửa phân cách mà chúng tôi lại có ngày tái ngộ. Trong giây phút xúc động đó và nh́n Đính áo quần xác xơ, tôi dốc túi được 80 đồng bạc đưa hết cả cho Đính, và được biết Đính chỉ về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn vài tuần lễ rồi sẽ trở lên Đà Lạt để tiếp tục học hành với anh của Đính là một chuyên viên đang làm việc tại viện Pasteur. Tôi suy nghĩ kỹ rồi đề nghị Đính gia nhập Việt Binh Đoàn để chiến đấu chống Cộng Sản, Đính nhận lời. Tôi giới thiệu Đính với Thiếu tá Lễ và tạm thời Đính được mang cấp bậc Trung sĩ làm thư kư ở pḥng Bí thư dưới quyền Thiếu úy Tạ Xuân Thuận (hiện ở Mỹ). Cuối năm, nhân có khóa Vơ Bị mở tại Huế mà học tŕnh chỉ có 6 tháng để đào tạo cấp tốc một số sĩ quan tương lai cho quân lực quốc gia, tôi bèn đề nghị với Thiếu tá Lễ cho Đính đi học. Cũng trong năm đó, Đính tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy, rồi được chọn đi học trường quân sự Saumur tại Pháp. Về nước, Đính được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 12 chịu trách nhiệm hành quân tại vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh, quê hương ông Diệm, mà lúc bấy giờ tôi đang là Chỉ huy trưởng quân sự nơi tỉnh này. Đính là người can trường, say mê chiến trận, lập được nhiều chiến công nên được tướng Nguyễn Văn Hinh thương mến và được thăng cấp mau lẹ. Năm 1954, Đính đă mang cấp Trung tá và chỉ huy một liên đoàn lưu động tác chiến tại Bắc Việt. Thời bấy giờ, những sĩ quan được chỉ huy những liên đoàn lưu động tại các mặt trận miền Bắc và miền Trung phải là những sĩ quan tuy xuất thân từ hàng ngũ binh sĩ nhưng có nhiều kinh nghiệm chiến trường như Phạm Văn Đổng, Lê Văn Nghiêm, hoặc những sĩ quan trẻ ưu tú xuất thân từ trường Vơ Bị như Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Tôn Thất Đính.
Dù Tôn Thất Đính được tướng Nguyễn Văn Hinh nâng đỡ và tín nhiệm nhưng khi gặp Đính tại Hải Pḥng vào đầu tháng 8 năm 1954, tôi vẫn thuyết phục Đính bỏ ông Hinh để về với ông Diệm. Đính nghe lời tôi và sau này gia nhập đảng Cần Lao trở thành một công thần cốt cán của ông Diệm. Nhiều người cho rằng Đính mang đầu óc cơ hội chủ nghĩa, nhưng tôi biết rơ tâm hồn của Đính, biết Đính nhiều khi “giả dại qua ải”, biết Đính bề ngoài tỏ vẻ đồng ư nhưng thâm tâm vẫn công phẫn nhóm Công giáo Cần Lao. Thời kỳ làm Tư lệnh Quân đoàn 2 kiêm Quân khu 2, khi gặp nhiều khó khăn v́ vấn đề dinh điền, vấn đề người Thượng, Đính thường than thở với các vị tướng lănh và với tôi về sự lộng hành của các vị linh mục và nhóm Cần Lao Công Giáo. Đính thường thúc giục tôi phải tŕnh bày sự thật cho “ông Cụ” rơ việc các linh mục làm mất ḷng dân, làm cho dân Thượng theo Mặt Trận FULRO và làm cho dân dinh điền gốc miền Trung bất măn trốn về quê cũ hết. Đính là người thuộc ḍng Tôn Thất, một ḍng họ có công to lớn trong việc dựng chùa, đúc chuông, tô bồi đạo Phật từ đời chúa Nguyễn Hoàng, bà cụ thân sinh Đính lại là một Phật tử thuần thành, và mặc dù con làm Tướng mà mẹ vẫn sống cảnh bần hàn cô quạnh, muối dưa đạm bạc để sớm hôm vui với tiếng mơ lời kinh. Cho nên khi ông Diệm đàn áp Phật giáo, Đính rất buồn phiền nhưng chỉ v́ thương ông Diệm nên Đính đă không dám bày tỏ thái độ bất măn của ḿnh. Cho đến khi anh em ông Diệm tấn công chùa chiền, vu khống Phật giáo là Cộng Sản, toàn dân nổi giận, th́ tuy bề ngoài Đính vẫn giả vờ trung thành nhưng ḷng riêng đă mang nhiều oán hận.

Sau khi hiểu rơ ḷng dạ của Đính và biết Đính đă được tướng Đôn kết nạp, tôi vẫn muốn đốt lửa can trường thêm để Đính giữ vững quyết tâm trong việc lật đổ nhà Ngô.
Tôi đến nhà Đính vào khoảng gần nửa đêm khi Đính c̣n nằm đọc sách trên giường. Với người có vẻ vơ biền như Đính tôi phải có thái độ quyết liệt, nên tôi đă bắt chước Vương Tư Đồ trong truyện Tam Quốc lập mưu khích tướng Lă Bố diệt trừ gian thần Đổng Trác ngày xưa. Cho nên sau khi chào hỏi xong, tôi sụp xuống lạy Đính hai lạy, Đính hốt hoảng đỡ tôi dậy rồi hỏi: “Anh làm ǵ kỳ cục vậy anh Mậu?”. Lúc bấy giờ, tôi mới tŕnh bày thế nước ḷng dân cho Đính nghe, tôi cũng phân giải mối tâm tư của ḿnh và khuyến khích Đính bỏ tà theo chánh, bỏ một chế độ đang âm mưu bắt tay với Cộng Sản phản bội quân dân mà đứng về phía dân tộc. Tôi khuyên Đính hăy vùng lên làm cách mạng để rửa nhục cho quân đội và bảo vệ tổ quốc. Trong các yếu tố thúc đẩy Đính lật đổ chế độ Diệm, có lẽ yếu tố phản bội xương máu quân đội của anh em ông Diệm đă làm cho Đính quyết liệt nhất. (V́ thế mà tối mồng 1–11–63, khi ông Diệm gọi Đính để cầu cứu, Đính đă từ chối: “Tôi đă hết ḷng phục vụ cho Cụ, đă cứu Cụ nhiều lần, mà Cụ lại phản bội quốc gia, phản bội xương máu quân đội, bây giờ th́ hết rồi”).
Tôi nói với Đính rằng chế độ tàn bạo của ông Diệm đă bị toàn quân toàn dân căm thù oán ghét th́ ḿnh nỡ ḷng nào v́ chiếc gươm vàng, ngôi sao bạc mà làm tay sai cho kẻ thù của nhân dân để sử sách và hậu thế kết tội. Quen Đính hơn mười mấy năm trời tôi chưa lần nào thấy Đính rơi lệ, thế mà hôm nay Đính đă khóc. Đính ôm chầm lấy tôi, hứa với tôi sẽ cương quyết đập tan chế độ Diệm. Tôi yên tâm ra về và từ đấy đă nh́n thấy được ánh sáng chiến thắng ở cuối đường hầm trong cuộc đấu trí với ông Ngô Đ́nh Nhu.
*
-o0o-
*
Công cuộc tổ chức chính biến đang trên đà thuận lợi và chỉ c̣n đợi tướng lănh định ngày giờ nổ súng phất cờ th́ không ngờ một hôm, Bộ trưởng Lao động Huỳnh Hữu Nghĩa (hiện ở Pháp) cho biết mưu định của tôi bị bại lộ. Nghĩa kể lại cho tôi nghe cuộc đối thoại giữa ông ta và ông Ngô Đ́nh Nhu tại dinh Gia Long:
- Nhu: “Mậu chơi thân với toa, Mậu có nói ǵ đến chuyện đảo chánh không?”
- Nghĩa: “Không, Tôi chỉ nghe Mậu thường nói chuyện Tam Quốc, chuyện Đông Chu… và tỏ vẻ lo lắng cho ông Cụ mà thôi”.
- Nhu: “Mậu lừa toa đó. Mậu đang cùng một số sĩ quan âm mưu đảo chánh”.
- Nghĩa: “Nếu anh đă biết rơ th́ có khó khăn ǵ mà không chận đứng cuộc đảo chánh ngay từ trong trứng nước. Anh hăy gọi Mậu vào hứa cho thăng thưởng và bảo tố cáo các tướng lănh rồi bắt hết là êm ngay”.
- Nhu: “Không. Moa đă có kế hoạch rồi, để moa bắt cả lũ một lượt, moa đập cho tan hết luôn”. (Ông Nhu ám chỉ kế hoạch Bravo mà ông Nghĩa không được biết).
Ra khỏi văn pḥng của ông Nhu, ông Nghĩa vội bí mật thông báo cho tôi biết ngay rồi khuyên tôi đi trốn. Tôi ngỏ lời cảm tạ tấm ḷng hào hiệp người bạn tri kỷ, nhưng tôi khuyên ông Nghĩa cứ yên tâm v́ tôi không có việc ǵ phải trốn tránh.
Cùng lúc với việc ông Ngô Đ́nh Nhu cho ông Huỳnh Hữu Nghĩa biết việc tôi đang mưu định đảo chánh th́ tôi cũng biết được ông Ngô Đ́nh Cẩn cho một Đại úy, h́nh như là Đại úy Minh (hiện ở Mỹ), mang thư từ Huế vào thông báo cho ông Diệm biết tôi đang chuẩn bị đảo chánh, và khuyến cáo ông Diệm đối phó với tôi như ông Nghĩa đă khuyên ông Ngô Đ́nh Nhu. Bức thư của ông Cẩn, sau ngày Cách mạng, cháu tôi là Nguyễn Bá Liên đă tịch thu được trong một phong b́ lớn trên bàn giấy của ông Ngô Đ́nh Nhu, cùng với lá thư sáu trang giấy của cụ Trần Văn Chương (gửi từ Hoa Thịnh Đốn) lên án những lỗi lầm của hai ông Diệm–Nhu trong việc lănh đạo quốc gia.
Lúc bấy giờ là vào đầu tháng Mười, và mặc dù âm mưu đă bị bại lộ, nhưng v́ quyết tâm làm cách mạng và v́ tin tưởng vào số mệnh và âm đức của cha ông ḿnh, tôi vẫn vững tâm không một chút nao núng, vẫn đi làm việc, vẫn đi dạo phố, và chuẩn bị một số biện pháp pḥng ngừa bất trắc.

Trước hết tôi cho lệnh những cận vệ ch́m nổi của tôi phải nổ súng ngay vào bất kỳ ai muốn ám hại tôi. Tôi lại cho đục một khoảng trống trong bức tường ngay sau lưng nhà để nếu có biến tôi có thể thoát thân đến ẩn lánh nhà một người bạn thân là Trung tá Bùi Quư Cảo thuộc cơ quan Hành Ngân Kế của Bộ Quốc pḥng. Ông Cảo có bà thân mẫu là một Phật tử hết sức mộ đạo, nhà ở đường Lê Thánh Tôn đâu lưng với nhà tôi trong cư xá Hải quân. Tôi dự định từ nhà Bùi Quư Cảo sẽ đến trú ẩn tại nhà một người bạn thân mà cũng là một đồng chí là ông Thái Văn Châu (cựu phó chủ tịch Pḥng Thương Măi Sài G̣n, hiện ở Pháp). Ông Châu cũng là một Phật tử thuần thành, từng bị ông Ngô Đ́nh Cẩn khủng bố nên phải bỏ Huế vào Sài G̣n để sinh sống. Ngôi nhà lầu năm tầng của ông Châu ở đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành náo nhiệt quả thật là nơi trú ẩn lư tưởng cho tôi khi hữu sự. Tôi đă cho con đến thông báo với ông bà Châu ngay sau khi được ông Nghĩa báo cho biết tin Ngô Đ́nh Nhu phát hiện dự tính của tôi.

Cuối cùng tôi ra lệnh cho Nguyễn Bá Liên là nếu tôi bị bắt th́ phải kéo quân đi Tây Ninh lập chiến khu ngay, đồng thời nhóm con cháu và cộng sự viên của tôi ở Sài G̣n cũng như ở Nha Trang phải phát động những cuộc biểu t́nh bạo động để buộc ông Nhu phải thương thuyết với Nguyễn Bá Liên.
Tôi rất tin tưởng vào quyết tâm của những người bạn tôi như Đại tá Đặng Văn Sơn, Thiếu tá Trần Văn Hai, Trung tá Đỗ Khắc Mai, và các em, cháu tôi như Đỗ Như Luận, Phạm Văn Lương, Trần Hữu Kinh, Chu Văn Trung, và đặc biệt là Nguyễn Bá Liên với những đồng chí can trường, nhiệt huyết của Liên như Nguyễn Phúc Quế, Trần Văn Nhật, Lê Hằng Minh, Hồ Tiêu…

Nguyễn Bá Liên gọi nhà tôi là cô ruột. Liên mất mẹ khi mới chào đời được 15 ngày, lúc bấy giờ thân phụ của Liên c̣n ṭng sự tại ṭa Công sứ Phan Rang nên vợ tôi thay anh mà đem Liên về quê nội nuôi dưỡng. Mây năm sau, khi Liên đă cứng cáp và anh vợ tôi tái lập gia đ́nh, Liên mới trở về với cha. Liên thuộc ḍng dơi khí phách, tiết tháo: Cố nội đỗ cử nhân không chịu ra làm quan, Nội tổ cũng đỗ cử nhân ra làm quan vài năm rồi bất măn với chính sách Bảo Hộ nên từ quan về làng sống cuộc đời thôn dă.
Nội tổ của Nguyễn Bá Liên cùng với các cụ Cử Trần Mạnh Đàn (nội tổ của anh Trần Hà Việt trong nhóm Dân Quyền Montréal) cụ Cử Lưu Trọng Kiến (thân phụ các thi sĩ Lưu Trọng Lư, Lưu Kỳ Linh) là những bậc khoa giáp vùng núi Hoành sông Linh lại có liên hệ thông gia bà con với nhau, từng nêu cao tinh thần kẻ sĩ thời Tây Nho lẫn lộn sau khi phong trào Cần Vương nơi quê nhà tan ră.

Thân phụ của Liên vừa là bạn tri kỷ vừa là đồng chí của ông Tráng Liệt nên đă ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trước cả ông Ngô Đ́nh Diệm trong phong trào thân Nhật thời 1940–1941, đă cùng với ông Tráng Liệt đến gặp ông Diệm trao thư của Kỳ Ngoại Hầu từ Nhật Bản gởi về ủy cho ông Diệm lănh đạo phong trào. Cũng v́ chút kỷ niệm xưa đó mà khi Liên hành quân ở Cà Mâu, nhân một cuộc kinh lư, ông Diệm hỏi thăm về thân phụ của Liên như hồi kư Đỗ Thọ có nói đến. Và cũng v́ chút kỷ niệm xa xưa đó mà Liên vượt mọi khó khăn để kéo quân từ Kiến Ḥa về cứu ông Diệm trong biến cố Nhảy Dù cuối năm 1960, mặc dù Tỉnh trưởng Kiến Ḥa là Thiếu tá Lê Như Hùng (hiện ở Mỹ) đă t́m mọi cách để cản trở. (Có phải thế không Thiếu tướng Nhật?)
Năm 1953, gia đ́nh Liên đang chung sống với gia đ́nh tôi tại Huế. Liên theo học trường ḍng Pellerin và vừa mới đỗ xong tú tài th́ được lệnh động viên học lớp sĩ quan trừ bị khóa 13 (cùng với Lê Quang Tung) tại trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt. Nhưng không như Lê Quang Tung tốt nghiệp xong xin ẩn thân trong các đơn vị hành chánh tại Huế, Liên xin gia nhập vào đơn vị tác chiến ngay với hoài băo trả thù cho cha đă bị Việt Minh chặt đầu tại quê nhà năm 1947.

Năm 1956, sau khi đi học quân sự ở Mỹ (Fort Benning) về, Liên lại xin vào binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và nhờ phục vụ ở lực lượng thiện chiến này mà Liên đă có dịp đi hành quân khắp miền Nam để mở rộng kiến thức về nhân văn, địa lư của đất nước quê hương.
Biết Liên can trường và khí phách cho nên trong cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Diệm, tướng Đôn và Đính chỉ định Liên chỉ huy Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến, lập mưu đưa Lữ đoàn đi hành quân ở Bến Cát đợi ngày nổ súng th́ sẽ điều động về dưới quyền Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, để tiến về Sài G̣n làm mũi dùi chủ lực. Sau ngày Cách mạng thành công, Liên được chính thức cử giữ chức Tư lệnh TQLC. Nhưng từ năm 1964, khi mà những xáo trộn chính trị do các cuộc chỉnh lư dồn dập xảy đến th́ các tướng Khánh, Khiêm, Thiệu và một số tướng trẻ v́ vừa muốn vô hiệu hóa ảnh hưởng của tôi, lại v́ vừa e ngại tinh thần quật cường của Liên, nên đă hạ tầng công tác và thuyên chuyển Liên và bạn đồng chí của Liên là Trần Văn Nhật đi Phi Luật Tân giữ chức Tùy viên Quân sự cho Ṭa đại sứ Việt Nam tại Manila. Sau ba năm, Liên trở về nước và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Biệt khu 24 (Kontum), nắm chức vụ chỉ huy trực tiếp các đơn vị chiến đấu phụ trách hành quân vùng đầu sóng ngọn gió, vùng chiến trường ở vào thời kỳ vô cùng sôi động. Kontum là vùng địa đầu, là cái chốt sinh tử của đường ṃn Hồ Chí Minh cho nên chiến trận luôn luôn ở mức độ khốc liệt đến nỗi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đến thị sát chiến trường đă ra lệnh cho Liên phải dời các trại gia binh về Pleiku. Nhưng Liên khẳng khái trả lời: “Thưa Tổng thống, ngày nào tôi c̣n chỉ huy ở đây th́ Kontum vẫn vững như bàn thạch, xin Tổng thống an tâm, cứ để vợ con binh sĩ được ở gần cha, chồng họ”. Và để làm gương cho binh sĩ, suốt thời gian Liên làm Tư lệnh Biệt khu 24, vợ con Liên vẫn ở tại Kontum, và những đêm pháo kích vẫn trốn xuống hầm xây bằng bao cát ở cạnh nhà chung với gia đ́nh các thuộc cấp để tránh pháo. Cuối năm 1969, Liên hy sinh tại mặt trận trong khi đang chỉ huy cuộc hành quân truy lùng diệt địch trong dăy Trường Sơn vùng biên giới Việt Miên, để lại một vợ sáu con mà đứa con gái đầu chỉ mới 10 tuổi. Ngày làm lễ tống táng Liên, trời thủ đô Sài G̣n cũng muốn rơi lệ. Rất nhiều sĩ quan và binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến từng phục vụ dưới quyền Liên tự động đến khóc lạy trước linh cữu Liên. Nhiều nhân vật đảng phái, nhiều chính khách nhân sĩ Sài G̣n kể cả cụ Nguyễn Văn Huyền, chủ tịch Quốc Hội, phái đoàn Phật giáo Ấn Quang, phái đoàn Phật giáo Viện Hóa Đạo do Thượng Tọa Thích Tâm Giác cầm đầu cũng đến nghiêng ḿnh trước di ảnh của Liên. Ngoài các phái đoàn chính phủ, Quốc hội v.v… Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đến chào tiễn biệt, tôn vinh Liên là một vị anh hùng của quân đội và truy thăng Liên lên hàng Chuẩn tướng. Đại tướng Dương Văn Minh và phu nhân cùng các tướng lănh hồi hưu trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũ đều ngậm ngùi khóc Liên, tiễn đưa một đồng chí can trường khí phách. Ông Phạm Bá Khanh (hiện ở San Jose) một vị nhân sĩ Kontum cũng tiếc thương một chiến sĩ quốc gia mà ông tôn vinh là anh hùng quân dân Cao Nguyên. Cụ Lê Văn Thái, cựu Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và các vị mục sư (hiện ở Mỹ) biết rơ thân thế và sự nghiệp, phong cách và tâm nguyện của Nguyễn Bá Liên, đă vô cùng đau đớn khi mất đi một tín đồ đă suốt đời làm sáng danh Chúa và làm vinh dự cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Than ôi! Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu. Lời của Hứa Ban trong “Điếu cổ chiến trường văn” quả thật là hợp với cảnh ngộ của Nguyễn Bá Liên, người cháu đă làm vinh dự cho gia đ́nh tôi.

Với một người cháu can trường, khí phách và nhiệt huyết như thế, với ư thức mănh liệt về việc làm của ḿnh mà nguyện vọng của toàn quân toàn dân là xác tín rơ ràng nhất, lại tin vào số phận của anh em ông Diệm đă đến giờ đền tội với quốc gia dân tộc, cho nên dù ông Ngô Đ́nh Nhu lúc bấy giờ biết tôi soạn sửa đảo chánh, dù Dương Văn Hiếu (hiện ở Mỹ) lúc ấy muốn ám sát tôi, tôi vẫn giữ thái độ b́nh thản, nhà tôi tại Nha Trang vẫn tiếp tục giúp đỡ tiếp tế cho các chùa. Trong lúc đó th́ các tướng Minh, Đôn, Khiêm, Kim lại cho vợ con về ẩn trú tại một câu lạc bộ gần sân golf ở Tân Sơn Nhất để nếu có bất trắc th́ sẵn sàng lên phi cơ bay ra nước ngoài, và tướng Lê Văn Nghiêm th́ nhờ Đại úy Nguyễn Bé đem vợ con về dấu tại vùng ngoại ô Thủ Đức.
Tính chủ quan thường là một yếu tố đưa đến thất bại, nhất là chủ quan trước một công cuộc có tính cách bạo động. Thế mà trước ngày phát động cuộc cách mạng tôi lại chủ quan. Tôi chủ quan trước hết v́ tôi tin tưởng mănh liệt vào chính nghĩa của việc ḿnh làm, tin vào phúc đức của gia tộc ḿnh, nhưng quan trọng hơn cả là tin vào khả năng nhận định thiển cận và thiếu thực tế của ông Ngô Đ́nh Nhu, một thứ người chỉ biết lư thuyết mơ hồ mà lại chủ quan, như kư giả George Chaffard đă nói trên kia. Tôi thật sự tin tưởng mănh liệt rằng trong ván bài định mệnh này, ông Ngô Đ́nh Nhu không đủ tài trí đương đầu với tôi dù ông ta đă biết âm mưu của tôi.
Ngày 26 tháng 10 là ngày Quốc Khánh, có lễ diễn binh dưới quyền chủ tọa của ông Diệm. Tôi cho nhóm dân sự và sinh viên tuyên truyền rằng ngày đó sẽ là ngày phát động cuộc chính biến (có phải thế không ông Lê Phước Sang?), tạo một t́nh trạng khẩn trương hư hư thực thực, và làm cho bộ phận chỉ huy an ninh cuộc lễ và các lực lượng mật vụ của ông Nhu hết sức lo âu đề pḥng. Để cho họ thấy cái can đảm và quyết tâm của tôi, tôi đă đến thẳng bộ chỉ huy an ninh rất bí mật của họ tại một căn lầu đối diện với tư dinh ông Đại sứ Pháp ở đường Thống Nhất. Tại đây, tôi thấy có tướng Nguyễn Văn Là, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, và hai phụ tá Nguyễn Văn Hay và Dương Văn Hiếu. Họ nh́n tôi bằng cặp mắt kinh ngạc, c̣n tôi đă nh́n họ bằng cái nh́n cao ngạo thách thức v́ tôi đến đây không có mục đích ǵ ngoài việc biểu dương cái tính t́nh can trường của tôi, rồi tôi đi ra ngay.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 được các tướng lănh chọn làm ngày phát động. Tôi dậy sớm uống trà sáng xong th́ lên đường đến nhà một thầy tử vi tên Kim ở Phú Nhuận, nơi khách khứa ra vào đông đúc ít ai nghi ngờ trong lúc chờ đợi giờ phát động. Khoảng 1 giờ trưa, tôi vào Bộ Tổng Tham mưu th́ được tướng Đôn chỉ định đến một căn pḥng riêng cùng với các tướng Chiểu và Kim viết những văn kiện cần thiết như lời hiệu triệu của lực lượng cách mạng, như những hiến ước tương lai, v.v… Trong lúc đó th́ tất cả tướng tá, kể cả các tướng tá trung thành với chế độ như tướng Nguyễn Văn Là, Đại tá Cao Văn Viên, Đại tá Lê Quang Tung, đều có mặt tại Câu lạc bộ Sĩ quan, chỉ trừ tướng Tôn Thất Đính phải ở lại Bộ Tư lệnh của ông ta để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân lúc bấy giờ được ngụy trang là một cuộc đảo chánh cho phù hợp với âm mưu Bravo của ông Nhu. Cuộc hành quân đảo chánh được tiến hành tốt đẹp mà mọi chi tiết đă được tướng Đôn mô tả khá đầy đủ trong hồi kư “Our Endless War”, tiểu mục “Our coup succeeds”.

Về phần tôi, theo dơi sát tiến triển từng bước một của kế hoạch, tôi mừng thầm nhưng không ngạc nhiên v́ các bạn bè đồng chí, con cháu của tôi đă can trường thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của tôi, và đóng góp tích cực cho sự thành công của cuộc cách mạng mà kết quả quan trọng đầu tiên là chận đứng được anh em ông Diệm dại dột âm mưu dâng miền Nam cho Hà Nội. Trong tiến tŕnh đảo chánh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Khắc Mai nắm ngay quyền Tư lệnh Không quân rồi cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài G̣n để uy hiếp các lực lượng phản cách mạng và biểu dương khí thế cách mạng cho quần chúng. Hai ông Vĩnh Lộc và Nguyễn Văn Toàn kéo quân và Thiết giáp từ Vũng Tàu về yểm trợ cho Bộ Binh. Đỗ Như Luận, Chu Văn Trung, Lê Phước Sang vô hiệu hóa ngay Lực Lượng Đặc Biệt của Lê Quang Tung. Các sĩ quan trẻ ở trung đoàn Thiết giáp cô lập ngay Thiếu tá Thẩm Nghĩa Bôi rồi biệt phái một số thiết giáp về bảo vệ cho Bộ Tổng tham mưu. Hai sinh viên quân y Phạm Văn Lương và Nguyễn Văn Cơ cướp quyền chỉ huy tại trường Quân Y, phân phát vũ khí cho một nhóm sinh viên đồng chí ṇng cốt. Đại tá Phạm Ngọc Thảo và bác sĩ Nguyễn Phúc Quế sau hai lần tấn công mới chiếm được đài phát thanh Sài G̣n. Đến 4 giờ chiều, bác sĩ Quế gọi điện thoại cho tôi để xin chỉ thị, tôi ra lệnh cho Quế phải đọc lời hiệu triệu đầu tiên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đại ư gồm có lời tuyên bố lư do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, và lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại, và cuối cùng là lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc cách mạng do quân đội khởi xướng. Một điều làm tôi rất phấn khởi là chiều hôm đó, Đại tá Lâm Văn Phát đă cấp tốc từ Vũng Tàu về tham gia cách mạng, cầm quân đánh vào thành Cộng Ḥa và triệt tiêu những ổ kháng cự của các toán quân thuộc Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Tổng Thống Phủ c̣n trung thành với chế độ cũ. Tôi mừng v́ Đại tá Phát là một sĩ quan Công giáo đă từng được anh em ông Diệm hết sức thương mến tín nhiệm, từng được giao cho những chức vụ quan trọng như Sư đoàn trưởng, như Tổng giám đốc Bảo An, nhưng Phát là người cương trực, cho nên ông ta đă không v́ lợi danh chịu làm tay sai cho một chế độ mà Phát đă từng lên án. Việc Đại tá Phát tham gia đảo chánh càng nói lên cái chính nghĩa rực rỡ của quân đội trong việc lật đổ chế độ.

Vào khoảng nửa đêm, tướng Đính cho mở cửa nhà tù để giải thoát các nhóm sinh viên tranh đấu. Nhóm sinh viên này gồm các anh Đinh Thạch Bích, Trần Phong, Nguyễn Sĩ Tế, Nguyễn Tường Bá, Vũ Văn Lê, Trần Huy Bích, Trịnh Đ́nh Thắng, v.v… (hiện ở Hoa Kỳ) và riêng anh Nguyễn Hữu Đống, (hiện ở Pháp) và một số anh em khác vừa được trả tự do, vội đến Bộ Tổng Tham mưu và được các tướng lănh đón tiếp. Vừa gặp chúng tôi, họ mừng ra nước mắt, ôm chầm lấy chúng tôi biểu lộ nỗi hân hoan vui mừng. Họ xúc động đứng trước mặt chúng tôi, ngỏ lời cảm ơn quân đội đă đứng lên giải thoát cho họ và cho đồng bào khỏi một chế độ bạo tàn kềm kẹp, rồi giơ cao tay thề quyết tâm làm tṛn sứ mạng lịch sử và trung thành với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Việc tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân khu 4 đầu hàng, việc Đại tá Lâm Văn Phát tham dự đảo chánh, việc các sinh viên tỏ ra ngưỡng mộ tướng lănh là những khích lệ tinh thần cao quư đầu tiên của quân dân ban thưởng cho chúng tôi.
Cũng vào khoảng nửa đêm, trừ dinh Gia Long c̣n nằm trong tay quân Pḥng Vệ Phủ Tổng thống, tất cả các quân đoàn trên toàn quốc và nhiều đơn vị đă hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội cách mạng. Tại Nha Trang và Khánh Ḥa, nơi có quân số đông đảo và nơi mà đa số nhân dân theo Phật giáo, Đại tá Quân trấn trưởng Nguyễn Vĩnh Xuân nắm vững ngay t́nh h́nh nhờ sự hợp tác chặt chẽ của nhiều sĩ quan Không quân và Hải quân, và nhờ hậu thuẫn trung thành của Trung tâm Huấn luyện Hạ Sĩ Quan Đồng Đế và trung tâm Biệt Động Quân tại Dục Mỹ. Tại Đà Lạt ngay chiều hôm đó, khi tiếng súng bắt đầu nổ vang tại Sài G̣n, Trung tá Trần Ngọc Huyến, chỉ huy trưởng trường Vơ Bị Quốc Gia vội vă thiết quân luật và cùng với ông Trần Văn Phước, Thị trưởng Đà Lạt, làm chủ t́nh h́nh. Riêng tướng Thái Quang Hoàng, chỉ huy trưởng Đại học Quân sự và Quân trấn trưởng Đà Lạt, tuy mang nỗi ḷng của một công thần bị vắt chanh bỏ vỏ nhưng trước biến chuyển của t́nh h́nh, ông ta vội vă lánh ḿnh lên Ban Mê Thuột. Tướng Hoàng biết trước cuộc đảo chánh thế nào cũng xảy ra nhưng ông ta chỉ muốn giữ thái độ trung lập. Ông không muốn chống ông Diệm nhưng cũng không muốn chống lại cuộc cách mạng để khỏi mang tiếng hành động ngược ḷng dân. Đại tá Tôn Thất Xứng, một cựu đảng viên Cần Lao lúc bấy giờ là chỉ huy trưởng Lực Lượng Biệt Động Quân, cũng biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra nhưng cũng “khôn ngoan” như tướng Hoàng, ông đă giữ thái độ trung lập. Một ngày trước biến cố, ông mượn cớ đi thanh tra các trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân để lánh ḿnh, tránh cho ông một hoàn cảnh khó xử.

Vào khoảng 9 giờ đêm, tại văn pḥng của tướng Khiêm nơi được chọn làm bộ chỉ huy, tướng Dương Văn Minh, vị lănh tụ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bèn hỏi từng người “ai theo cách mạng và ai c̣n theo ông Diệm”. Tất cả đều hoan hỉ trả lời “theo cách mạng” trừ Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Nhảy Dù, trả lời: “Tôi là một quân nhân kỷ luật, tôi không làm chính trị, tôi chỉ biết tuân lệnh Tổng thống Diệm”.
Ông Cao Văn Viên thời c̣n là Trung úy (năm 1953) đă cùng tôi và Nguyễn Văn Thiệu làm việc tại khu chiến Hưng Yên, chúng tôi coi nhau như bạn thân. Cao Văn Viên là người ít nói trong lúc Thiệu và tôi hay thảo luận chính trị và thời thế. Năm 1958, Viên được Tổng thống Diệm đưa về dinh Độc Lập giữ chức Tham mưu trưởng Biệt Bộ thay tướng Nguyễn Văn Là được cử giữ chức Tổng Giám đốc Công An. Cuối năm 1960, nhân biến cố Nhảy Dù xảy ra, Viên mặc dù thuộc Bộ Binh nhưng được ông Diệm thăng Đại tá và cử chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù thay Đại tá “phản loạn” Nguyễn Chánh Thi đă trốn qua Cao Miên tị nạn chính trị. Tuy nhiên, trong lúc ông Cao Văn Viên chỉ cố gắng hành xử nhiệm vụ của một quân nhân th́ bà Cao Văn Viên, cũng như bà Nguyễn Văn Là, lại là những phu nhân thích hoạt động chính trị, thích nổi tiếng. Hai bà đều là nhân viên cao cấp trong “Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới” của bà Nhu và cộng tác đắc lực với Đệ nhất Phu nhân. Bà Là lại c̣n là thành viên của “Lực Lượng Phụ Nữ Bán Quân Sự”, là thiện xạ số hai bên cạnh thiện xạ số một Ngô Đ́nh Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Cố vấn. Qua màn ảnh tuyên truyền của Bộ Thông Tin, dân cả nước, hàng tuần đều được chiêm ngưỡng dung nhan cô Lệ Thủy và bà Là thi đua tác xạ, thi đua bắn bong bóng, tập thao diễn quân sự, tập tác chiến, nằm cạnh các lỗ châu mai tại “chiến trường Thị Nghè” của thành phố Sài G̣n–Gia Định. Dưới chế độ Diệm, trong hàng tướng lănh có ba bà Tướng thuộc hạng “đàn bà dễ có mấy tay” là bà Thái Quang Hoàng, đă dám đấu khẩu với bà Nhu sau ngày đảo chánh Nhảy Dù, c̣n bà Nguyễn Văn Là và bà Cao Văn Viên là những phụ nữ thuộc hạng “gái ngoan làm quan cho chồng”.
Khốn nỗi khi Đại tá Cao Văn Viên tỏ thái độ trung thành với Tổng thống Diệm th́ nhiều sĩ quan cấp Tá thuộc Lực Lượng Nhảy Dù lại điện thoại về Bộ Tổng tham mưu hoan nghênh cách mạng và xin đặt dưới quyền điều động của Hội Đồng Tướng Lănh.
Đến 10 giờ đêm, tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho tất cả các tướng tá có mặt tại Bộ Tổng Tham mưu xưng danh để được phát thanh trên đài Sài G̣n. Theo Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên độc nhất đi trốn với anh em ông Diệm, th́ lúc nghe phát thanh, tâm tư hai ông Diệm, Nhu vô cùng rúng động. Ông Nhu bỏ ư định về miền Tây với Huỳnh Văn Cao và quyết định bỏ nhà Mă Tuyên để về trú ẩn tại nhà thờ Cha Tam. Lúc bấy giờ, ông Diệm nói với ông Nhu: “Chú nên ở cạnh tôi, v́ chú đi riêng th́ họ sẽ giết”. Câu nói của ông Diệm biểu lộ sự cảm nhận cái thế tuyệt cùng và sự thất bại không tài nào cứu văn được nữa. Đối với các tướng Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Phạm Xuân Chiểu th́ việc họ chống đối ông là việc tất nhiên, nhưng ông không ngờ toàn thể những người đă một thời trung thành với ông, đă có công lao to lớn pḥ tá ông trong bước khó khăn, trong những năm đầu của chế độ đặc biệt là những sĩ quan quê miền Trung cũng đều quyết liệt chống lại ông. Ông có ngờ đâu những tướng tá như Nguyễn Ngọc Lễ, Lê Văn Nghiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Chuân, Nguyễn Khương, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Ngọc Huyến, v.v… cũng đều tham gia cách mạng. Những người dân sự thân nhất của ông như cụ Trần Văn Chương, linh mục Cao Văn Luận, bác sĩ Trần Kim Tuyến đều đă chống lại ông, Vơ Văn Hải cũng bỏ rơi ông, nay lại đến các quân nhân thân thiết, tín cẩn đều đồng thanh lật đổ ông th́ thật sự ông không c̣n bám víu vào đâu được nữa. Đảng Cần Lao, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Thanh Niên Cộng Ḥa, Lực Lượng Đặc Biệt, Phụ Nữ Liên Đới, Quốc Hội Gia Nô, Lực Lượng Mật Vụ, … những con bài domino của ông đă tan biến trước cơn lốc cách mạng của toàn quân, toàn dân. Có lẽ v́ thế mà ông muốn đến nhà thờ Cha Tam, để một lần cuối, đưa lời cầu nguyện với Chúa. Gần mười năm qua ngự trị trên đất nước quê hương, sau mỗi bài diễn văn mỗi bức thông điệp, ông luôn luôn xin Thượng Đế ban phép lành cho thân thế địa vị ông và gia đ́nh ông được vững như bàn thạch, ông có ngờ đâu “phép lạ không đến hai lần”, ông có ngờ đâu Thượng Đế chí công vô tư như Thánh Kinh đă dạy: “Ai gieo gió th́ gặt băo”.
Trong tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng Vietcong kể lại quá tŕnh mười năm của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, học giả Douglas Pike khi đề cập đến năm cuối cùng của chế độ Diệm, đă viết rằng:
Tháng 5 năm 1963, biến cố Phật giáo bùng nổ ở Huế, đến tháng bảy th́ sinh viên học sinh nhập cuộc đấu tranh. Lúc đầu, chỉ mới sinh viên đại học, sau lấn dần đến học sinh trung học rồi cả học sinh tiểu học cũng xuống đường. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1963, các sĩ quan chỉ huy các đơn vị cũng như các sĩ quan trẻ cũng âm mưu chống đối chế độ, một chế độ mà từ lâu họ đă xem như không c̣n có liên hệ nữa v́ bất măn bởi nhiều lư do (chẳng hạn như lư do can thiệp chính trị vào các cuộc hành quân, như sự thăng thưởng bất công). Cuối cùng, đến tướng lănh và cả Bộ tổng tham mưu, mà trước một xă hội băng hoại, mọi người như một đều muốn lật đổ chế độ đến nỗi không c̣n một vị tướng nào muốn cứu vớt ông Diệm nữa. Cuộc đảo chánh (coup d’etat), nếu người ta muốn dùng từ ngữ đó để nói đến cuộc lật đổ chế độ Diệm, thật ra phải gọi là “sự sụp đổ của chế độ Diệm” th́ đúng hơn, đă xảy ra ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Sự tách rời với chế độ của các sĩ quan chống đối thật ra đă có từ 1955 v́ không mấy ai tin rằng chế độ Diệm có thể đương đầu nổi với Cộng Sản và đối phó nổi với những sĩ quan có tinh thần chống đối. Các giáo phái vơ trang đă bị vô hiệu hóa bởi v́ không một chính phủ nào có thể tha thứ t́nh trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia. Tuy nhiên, sau khi tiêu diệt họ, ông Diệm đáng lẽ phải có thời gian và kế hoạch hàn gắn, đoàn kết. Trong gần mười người Việt Nam ở Nam Việt th́ đă có một người của giáo phái, cho nên việc gây cho họ trở thành đối lập vĩnh viễn là việc làm không thể tưởng tượng được, nhưng ông Diệm lại không bao giờ có thái độ thân thiện đối với họ. Một người khôn ngoan có thể lôi kéo được một phần các giáo phái và cũng có thể cảm hóa được những người trí thức như các chính phủ sau Diệm đă làm. Sự bất công trong chương tŕnh cải cách ruộng đất, và sự áp dụng khắc nghiệt đạo luật 10/59 đáng lẽ có thể sửa chữa được nhưng ông Diệm lại không làm v́ ông Diệm không muốn làm mất địa vị những tay sai trung thành của ḿnh. Không một nhà lănh đạo nào lại đàn áp những lănh tụ chính trị, mà sự giam cầm bác sĩ Phan Quang Đán năm 1960, một nhân vật đối lập công khai, có lẽ là cao điểm không c̣n làm xoay chuyển nổi nền độc tài nữa. Sự bất măn của dân chúng càng gia tăng (được khích động thêm bởi Mặt Trận Giải Phóng) trong vấn đề xây dựng Ấp Chiến Lược, và sau này, trong biến cố Phật giáo.
Sau mồng 8 tháng 5, toàn thể quốc gia như ngọn lửa bốc cháy: tăng sĩ Phật giáo tự thiêu, sinh viên xuống đường, binh sĩ chẳng những từ chối đàn áp các cuộc biểu t́nh mà lại c̣n khuyến khích các người biểu t́nh. Cơn đau xă hội lan tràn như một cánh đồng bốc lửa. Sài G̣n, trong những ngày cuối cùng của ông Diệm, là một thành phố kinh khủng. Người ta cảm thấy như đang chứng kiến cả một kiến trúc xă hội tan ră như những sợi chỉ vụn. Người Mỹ đă chứng kiến một cách bất lực và kinh hoàng cảnh tượng ông Diệm đang xé tan hoang xă hội Việt Nam một cách hữu hiệu hơn cả Cộng Sản. Đó là thành tích hữu hiệu nhất của cả một đời hoạt động của ông Diệm. (… The social pathology spread like a prairie on fire. Saigon, those lasts days of Diem, was an incredible place. One felt that one was witnessing an entire social structure coming apart at the seams. In horror, Americans helpless watched Diem tear apart the fabric of Vietnamese society more effectively than the communists had ever been able to do. It was the most efficient act of his entire career) [3].
Bức tranh miền Nam Việt Nam vào năm 1963 tuy chỉ được học giả Douglas Pike chấm phá đơn sơ những đă làm nổi bật được một cách đầy đủ và chính xác cái thế của chế độ Diệm vào những tháng cuối cùng. Cho nên Douglas Pike đă nói đúng khi ông viết rằng: “Tất cả tướng lănh như một, không ai c̣n có hành động để cứu ông Diệm nữa”.
Huỳnh Văn Cao, vị tướng “con nuôi” của ông Diệm c̣n có ba sư đoàn trong tay, c̣n có cả một giang sơn rộng lớn gồm vùng Tiền Giang, Hậu Giang, thế mà chỉ mới nửa đêm 1–11–63 đă vội đầu hàng Cách Mạng, thề nguyền trung thành với Hội Đồng Cách Mạng th́ hỏi c̣n ai dám có ư đồ cứu ông Diệm nữa.
Tuy vậy, khi tiếng súng đảo chánh mới bắt đầu nổ súng, anh em ông Diệm tưởng rằng chỉ có một nhóm quân nhân nổi lên phản loạn, và ông tưởng có thể tái diễn được tṛ “gọi quân trung thành về cứu giá” như hai năm về trước (11–11–60), do đó ông đă đối đáp cứng rắn với Đại sứ Cabot Lodge như sau:
- Ông Diệm: “Một nhóm binh sĩ phản loạn đă khởi sự đảo chánh vậy thái độ của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào?”
- Ông Lodge: “Bây giờ là 4 giờ 30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn, tôi không thể tham khảo ư kiến của chính phủ tôi vào lúc này. Tôi lấy làm lo ngại cho an ninh cá nhân của Tổng thống… Tôi muốn tŕnh bày với Tổng thống về thiện chí của chính phủ Hoa Kỳ là Tổng thống có thể đến ẩn trú tại tư dinh của tôi. Tôi có thể thu xếp để Tổng thống có thể ra khỏi nước. Các vị tướng lănh đă hứa với tôi là họ sẽ thỏa măn như vậy.”
- Ông Diệm: “Tôi sẽ hành xử theo trách nhiệm và lương tri của tôi, tôi sẽ cố gắng lập lại trật tự”. [4]
Nếu tại Sài G̣n ông Diệm chủ quan v́ không nắm vững t́nh h́nh th́ tại Mỹ, bà Nhu cũng chủ quan v́ kiêu căng. Chiều 1–11–63, khi cuộc cách mạng tại Sài G̣n đang trên đà thắng lợi th́ tại Los Angeles, trong một cuộc phỏng vấn của báo chí, bà Nhu vẫn quyết liệt cho rằng cuộc đảo chánh không bao giờ thành công, bà ta nhấn mạnh đến ba lần “never, never, never” [5].
 

Nói chuyện với Đại sứ Cabot Lodge xong, hai ông Diệm–Nhu bắt đầu xuống hầm, một pháo đài dưới đất với đầy đủ tiện nghi và được trang bị đầy đủ máy móc truyền tin viễn liên cực mạnh để có thể liên lạc được với các tỉnh. Cái hầm xi măng cốt sắt đủ sức chống nổi bom 500 cân Anh này được xây cất dưới sân dinh Gia Long sau vụ hai phi công Quốc, Cử ném bom dinh Độc Lập vào tháng Hai năm 1962.
Nhưng nếu Vạn Lư Trường Thành đă không bảo vệ được ḍng họ Tần Thủy Hoàng th́ cái hầm dinh Gia Long làm sao có thể chống chỏi nỗi ḷng căm phẫn tột độ của quân dân miền Nam Việt Nam. Cho nên khi đă an toàn trong hầm kín rồi, và sau khi nói chuyện với tướng Đôn vào khoảng ba giờ chiều ngày 1–11, anh em ông Diệm mới đối diện với sự cô đơn và sự thật để bắt đầu khiếp sợ. Ông không ngờ toàn thể quân đội đă đoàn kết và hợp tác với tướng lănh để lật đổ chế độ. Ông bèn dịu ngọt gọi tướng Đôn để mời các tướng lănh đến dinh Gia Long bàn chuyện dàn xếp, ông cũng hứa với tướng Đôn là sẽ thỏa măn mọi nguyện vọng của tướng lănh. Nhưng kinh nghiệm với cái “bất thành tín” của nhà Nho Ngô Đinh Diệm, kinh nghiệm Trung tá Vương Văn Đông đă bị ông Diệm lừa năm 1960, đời nào cấp lănh đạo Cách mạng 1/11/63 c̣n mắc mưu ông Diệm, huống ǵ lập trường của tướng lănh là nhất định đi đến thành công không chịu thương thuyết. Tướng Đôn nhắc lại cho ông Diệm nhớ rằng đă bao lần các tướng lănh tŕnh bày với ông về t́nh h́nh nguy ngập của đất nước chỉ để yêu cầu ông thay đổi chính sách mà ông vẫn không nghe. Nay th́ chỉ c̣n sự đầu hàng vô điều kiện, và chỉ để cho ông ra đi an toàn mà thôi. Sau đó tướng Đôn cho soạn hai cái giường tại Bộ Tổng tham mưu và vận động một chiếc phi cơ của Hoa Kỳ để anh em ông Diệm xuất ngoại.
Trước thái độ cương quyết của tướng Đôn, và trong cảnh cô đơn, hai ông Diệm–Nhu mới thấy mọi tính toán đều hoàn toàn sụp đổ. Nh́n quanh chỉ có Cao Xuân Vỹ là ở kề, c̣n tất cả nhân viên và cán bộ đều xa lánh hết nên hai anh em ông Diệm–Nhu lợi dụng dinh Gia Long chưa bị bao vây, bèn ra đi về phía Chợ Lớn trú ẩn tại nhà Hoa kiều Mă Tuyên, người bạn thân từng lo kinh tài cho Ngô Đ́nh Nhu.
Vào khoảng 10 giờ đêm, ông Diệm từ nhà Mă Tuyên gọi điện thoại về Tổng tham mưu th́ được tướng Dương Văn Minh trả lời. Lúc này ông Diệm đă hết giọng uy quyền, ông bằng ḷng ra đi chỉ với một điều kiện là được vinh dự tiễn đưa theo nghi lễ quân cách. Tướng Minh lợi dụng cơ hội đó nặng nề lên án chế độ của ông Diệm là độc tài, gia đ́nh trị, tham nhũng, thối nát làm cho quê hương nguy biến, dân chúng điêu linh, và quân đội thất trận trước lực lượng Việt Cọng ngày càng thắng lợi, rồi ông Minh bác bỏ lời yêu cầu của ông Diệm, chỉ bằng ḷng cho ông âm thầm ra đi mà thôi. Có lẽ v́ tướng Minh đă dùng những lời lẽ nặng nề nên ông Diệm tức giận trách móc tướng Minh và có lẽ v́ thế mà sáng mồng 2, tướng Minh đă thay đổi thái độ không c̣n khoan dung với ông Diệm nữa.
Sáng mồng 2, vào khoảng 7 giờ, toàn thể tướng tá vẫn c̣n ngồi trong văn pḥng tướng Khiêm, tôi đang ngồi trước mặt tướng Khiêm tại bàn giấy ông ta bỗng điện thoại reo lên, tôi bèn nhấc máy nghe th́ đàng kia là tiếng của Đỗ Thọ, cháu tôi, nói rằng: “Thưa chú, Cụ và ông Cố vấn hiện ở nhà thờ Cha Tam, Cụ bằng ḷng ra đi vậy xin tướng lănh cho xe xuống đón Cụ về Bộ Tổng Tham mưu”. Tôi trả lời Thọ: “Được rồi, nhưng chú không có thẩm quyền, để chú trao máy lại cho tướng Khiêm trả lời”, rồi tôi chuyển máy lại cho tướng Khiêm. Tướng Khiêm nói với Thọ: “Được rồi, sẽ có xe xuống đón Cụ về đây”. Nói xong, tướng Khiêm tŕnh lại cho tướng Minh biết.
Sau đó, v́ suốt đêm thức trắng để phối hợp các tiến triển của những lực lượng cách mạng, tôi và tướng Khiêm ṿng tay ngồi ngủ tại bàn tướng Khiêm. Chúng tôi ngủ say đến độ toàn thể tướng lănh rời hết khỏi pḥng khi nào cũng không biết, măi cho đến khi chuông điện thoại reo vang, hai chúng tôi mới giật ḿnh thức dậy. Khiêm bèn bảo tôi: “Anh em giải tán đâu rồi, Mậu chạy t́m xem”. Tôi bèn qua văn pḥng tướng Lê Văn Tỵ, nơi mà suốt đêm tướng Minh dùng làm văn pḥng riêng, cũng không thấy ai nên kéo màn cửa chính th́ thấy toàn thể tướng lănh đều có mặt ngoài bao lơn. Tôi mở hẳn cửa bước ra, thấy mọi người đều im lặng trầm tư, trong lúc cuối bao lơn tướng Dương Văn Minh, tướng Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Đại tá Dương Ngọc Lắm c̣n đang th́ thầm bàn tán. Bên cạnh tướng Minh, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, một đảng viên Đại Việt, cầm súng M16 đứng đó như có ư bảo vệ cho tướng Minh.

Thấy không khí có vẻ nghiêm trọng, tôi vội hỏi ngay: “Các anh làm ǵ mà đứng đây có vẻ bí mật thế”, tướng Trần Văn Minh (Minh nhỏ) đứng gần đấy trả lời rất nhỏ: “Anh em đang bàn định cách đối xử với ông Diệm, nên giết hay nên cho ông ta xuất ngoại”. Tôi vội nói to cho mọi người cùng nghe: “Tôi không đồng ư việc giết ông Diệm, lúc c̣n trong ṿng bí mật, tôi đă nói với Trung tướng Đôn là phải để cho ông Diệm ra đi, Trung tướng Đôn đă đồng ư rồi”. Tôi vừa nói xong th́ tướng Nguyễn Ngọc Lễ, một vị tướng vốn nổi tiếng khoan ḥa, đạo đức nhất trong hàng tướng lănh quay về phía tôi và cũng nói to lên: “Xin anh em đừng nghe lời anh Mậu, đă nhổ cỏ th́ phải nhổ cho tận rễ”. Tôi chợt nhớ trong đêm trước đó có người đă kể cho tôi nghe rằng tướng Phạm Xuân Chiểu cũng đă nói câu như vậy. Thấy không ai phản đối tướng Lễ mà có vẻ im lặng đồng ư, tôi bực ḿnh bèn nói thêm: “Việc tha hay giết ông Diệm là hành động lịch sử, vậy muốn tha hay giết ông ta tôi đề nghị phải lấy quyết định tối hậu qua một cuộc bỏ phiếu kín, phải ghi vào biên bản đàng hoàng”. Tất cả mọi người im lặng không có ai tỏ ra tán đồng ư kiến của tôi, c̣n tướng Dương Văn Minh th́ nhún vai tỏ thái độ bất măn với tôi. Tôi bực tức giơ tay cao lên và nói: “Nếu không ai đồng ư với tôi th́ tôi tuyên bố không dính líu ǵ đến việc này, các anh phải chịu lấy trách nhiệm trước lịch sử”. Rồi tôi kéo Trung tá Nguyễn Văn Thiện (chỉ huy trưởng Thiết giáp) và Trung tá Lê Nguyên Khang (hiện ở Los Angeles) ra khỏi nơi tụ họp để đi quan sát t́nh h́nh tại trung tâm Sài G̣n.
Sau đó tướng Minh ra lệnh cho tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại úy Nguyễn Văn Nhung đi đón hai ông Diệm–Nhu tại nhà thờ Cha Tam.
*
-o0o-
*
Rời Bộ Tổng Tham mưu, trên đường trở về trung tâm thủ đô, tôi gặp nhiều đoàn biểu t́nh của thanh niên và sinh viên phất cờ và giơ cao biểu ngữ: “Hoan hô cách mạng thành công”, “Đả đảo độc tài Ngô Đ́nh Diệm”, và “Hoan hô quân đội”. Trong các đoàn biểu t́nh có một đoàn rất đông người do luật sư Nguyễn Tường Bá (hiện ở San Jose) cầm đầu, có mang thêm cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Gần góc đường Hồng Thập Tự – Trần Quư Cáp, một đoàn biểu t́nh khác của sinh viên chận xe tôi lại rồi mời tôi ra khỏi xe, bồng tôi lên cao mà hô to khẩu hiệu mừng chiến thắng và ca ngợi tôi là một chiến sĩ anh hùng.
Về đến dinh Gia Long, tôi thấy rất đông dân chúng vây quanh Dinh tràn ngập cả mấy con đường và công viên trước mặt. Họ reo ḥ ầm ĩ và chuyện tṛ vui vẻ với binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đang chiếm đóng ngôi dinh thự mà từ ngày 27–2–1962 đă tượng trưng cho uy quyền bất khả xâm phạm của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.
Rời dinh Gia Long để về nhà, khi đi qua góc đường Gia Long – Hai Bà Trưng, tôi gặp lại một đoàn sinh viên khác mà phần lớn thuộc Đại Học Văn Khoa. Sau khi đập phá bức tượng Hai Bà Trưng do bà Nhu dựng lên ở công trường Mê Linh, Bến Bạch Đằng, họ náo nhiệt kéo hai cái đầu bằng đá mà họ bảo là của hai mẹ con “mệ Nhu”. Những sinh viên dẫn đầu đoàn biểu t́nh tuyên bố sẽ kéo hai cái đầu “mẹ con mệ Nhu” này đi khắp đường phố Sài G̣n cho dân chúng tự do chửi bới sỉ vả.
Trên đường về, đi đến đâu tôi cũng thấy dân chúng già trẻ, lớn bé, trai gái tràn ra khắp các nẻo đường mà nét vui mừng, niềm hân hoan và nỗi xúc động hiện rơ trên từng tiếng cười, từng câu nói. Họ tṛ chuyện thân mật và tặng quà cho binh sĩ, họ hoan hô ca ngợi quân đội và hể hả để cho sự thống khoái ào ạt bộc phát ra ngoài.
Thật vậy,
“từ 7 giờ sáng ngày 2-11-1963, khi đài phát thanh Sài G̣n báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm th́ già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời ḥ reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đă bóp nghẹt ḷng dân trong chín năm trời đăng đẳng [6].
Đó là nhận định của bác sĩ Dương Tấn Tươi. Và thi sĩ Đông Hồ th́:
“Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy th́ tưởng quần chúng nhân dân Việt Nam năm 1963 này cũng đă tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đă biết tự hạn chế, tự biết kềm hăm sức giận dữ hung hăn của ḿnh rồi đó.” (“Tôi Tập Viết Tiếng Việt”, Nguyễn Hiến Lê, 1988, tr. 21).*
C̣n theo kư giả Neil Sheehan, người theo dơi chiến tranh Việt Nam một cách sâu sắc th́:
“Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, dân chúng Saigon tự phát hoan hô binh sĩ quân đội VNCH. Các thiếu nữ tặng hoa. Người lớn tặng bia và soda. Các bà mang trà và đồ ăn tới các công viên và trường học nơi binh sĩ đang trú đóng” (For the first time in the history of the war, crowds in Saigon spontaneously cheered ARVN soldiers. Girls gave them bouquets of flowers. Men brought them beer and soda. Woman carried pots of tea and food to the parks and schools where they were bivouacked. “A Bright Shining Lie”, tr. 371)
Cũng tŕnh bày về nỗi hân hoan, sung sướng của nhân dân Sài G̣n, Hilaire du Berrier viết rằng:
Ngày 29-10, ông Nhu điện thoại khuyên vợ là “Đệ Nhất phu nhân xấu mồm xấu lưỡi” đang ở San Francisco nên đến trú ngụ tại Los Angeles, và cũng cho biết là ông không thể đi Đông Kinh để đón bà ta như đă hứa trong cuộc điện đàm hôm trước. Về Los Angeles, bà Nhu ôm lấy máy phát thanh để theo dơi tin tức tại Sài G̣n khi cuộc đảo chánh đă xảy ra (mà bà ta đă trả lời cho báo chí là cuộc đảo chánh sẽ không bao giờ thành công). Nhưng khi chế độ của gia đ́nh bà ta bị lật đổ, bà đă khóc và lên án Hoa Kỳ đă nghiến nát những nhà lănh đạo quốc gia vốn được dân chúng Việt Nam bầu lên. Bà Nhu thề sẽ không bao giờ đặt chân trở lại trên đất nước Hoa Kỳ nữa rồi cùng con gái là Lệ Thủy trực chỉ Rome, nơi người anh của chồng bà là Giám mục Ngô Đ́nh Thục đang trú ngụ. Sau đó, bà về Pháp sống tại ngôi nhà sang trọng ở đường Charles Floquet, con đường hợp thời trang nhất của thủ đô Paris. Ở Sài G̣n chỉ có người cháu gái là vợ của Trần Trung Dung, mà trước đó hai năm đang điều khiển một nhà hàng ăn tại Paris, đă trách móc các ông Cậu sao không lo liệu xuất ngoại trước đi. Bà Dung âm thầm chôn cất các ông Cậu ruột tại Phú Nhuận. Những người lưu vong dưới chế độ Diệm, trong đó có những nhân vật tên tuổi như Đại tá Nguyễn Chánh Thi, tướng Dương Văn Đức, lănh tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn, soạn sửa để hồi hương. Ông Huỳnh Sanh Thông cũng từ bỏ địa vị giáo sư tại Đại học danh tiếng Yale để về nước. Trong lúc đó, tại Sài G̣n, dân chúng vui mừng như điên cuồng (delirium of joy) làm ta nhớ lại thủ đô Paris trong ngày giải phóng khỏi Đức Quốc Xă tràn ra đường mà khiêu vũ [7].
Cái t́nh cảm uất ức v́ bị đàn áp, rồi được giải thoát và bộc phát ra ngoài đó là ǵ nếu không phải là sự thể hiện nhân bản của một thành quả cách mạng. Ư nghĩa thực sự của ngày 1–11–63 là giải thoát. Trên mặt lịch sử, nó chấm dứt những bế tắc của thế và thời để khai mở một ḍng sinh mệnh mới; trên mặt dân tộc, nó chấm dứt một giai đoạn tŕ trệ và đen tối để dân tộc lại trở về với chức năng chủ nhân đất nước; và trên mặt thời đại, nó bỏ lại sau lưng những khuôn thước lỗi thời để sẵn sàng rung động nhịp nhàng với những phát triển hướng thượng của tương lai.
Ngày 1–11–63 vừa đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, vừa thỏa măn được ước nguyện của dân tộc, vừa biến thiên theo quy luật của thời đại nên đă có đầy đủ bản chất và tính năng của một ngày cách mạng. Ngày đó, toàn quân toàn dân cùng một ḷng làm tṛn nhiệm vụ trong truyền thống cách mạng Việt Nam, một truyền thống chạy dài từ ngày Hai Bà Trưng phất ngọn cờ vàng chống áp bức ngoại xâm, xuyên ḍng lịch sử như một ḍng suối, đă đổ về miền Nam anh dũng của thế kỷ thứ hai mươi.
Chế độ Diệm phải sụp đổ để quy luật cách mạng Việt Nam được chứng nghiệm.
Chế độ Diệm phải tiêu tan để từ nay quân dân miền Nam có thể ngẩng đầu không thẹn với non sông.
Cuộc cách mạng lật đổ chế độ Diệm là kết quả tổng hợp và chung quyết của nhiều sức mạnh, mà sức mạnh lớn nhất là sự căm phẫn tích lũy từ nhiều năm của nhiều người. Chín năm cai trị là gần chín năm bạo trị, mười lăm triệu đồng bào là gần mười lăm triệu nạn nhân; quân đội và phong trào đấu tranh của Phật giáo chỉ là những lực lượng có cơ duyên và phương tiện để thi hành bản án mà gần 15 triệu đồng bào đă tuyên án từ gần 9 năm qua.
Cho nên khi làm tṛn nhiệm vụ v́ dân v́ nước đó trong những ngày đầu của tháng 11 năm 1963, quân đội đă được quần chúng tin tưởng và thương yêu đến độ “Hồ Chí Minh cũng phải công nhận cái uy tín lớn lao của tướng Minh và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng” [8]. Và tại Hà Nội, cấp lănh đạo Cộng Sản Bắc Việt đă phải ư thức rằng:
“… các tướng lănh đă được nhân dân tin tưởng trao trọn quyền hành và tin rằng họ độc lập hơn gia đ́nh Diệm-Nhu, vốn đă hành xử như một dụng cụ dễ bảo của chính sách Mỹ. Hà Nội đă lư luận một cách đơn giản: ai lật đổ chế độ bù nh́n th́ không thể là bù nh́n được. Hà Nội biết được uy tín lớn lao của các tướng lănh trong quần chúng từ nhiều nguồn tin khác nhau kể cả từ bản phúc tŕnh của tôi” [9].
Tôi về nhà, nằm xuống cố chợp mắt để bù lại một đêm thức trắng căng thẳng hôm qua nhưng vẫn không ngủ được v́ những h́nh ảnh sống động và hân hoan của dân chúng Sài G̣n. Bốn giờ chiều, tôi quyết định trở lại Bộ Tổng Tham mưu. Khi xe ngừng trước công thự chính, tôi thấy một chiếc thiết vận xa đậu xéo trên sân cỏ, cửa sau mở toang, tôi hối hả bước đến gần thấy xác hai ông Diệm Nhu nằm giữa sàn xe.
Nh́n thi thể ông Diệm tôi sững sờ và không tin đó là sự thực, đó là kết quả của quyết định sáng hôm nay của các tướng lănh sau khi tôi, Thiện và Khang bỏ về. Tôi đứng yên rưng rưng nước mắt rồi đưa tay chào vĩnh biệt người lănh tụ đă cùng tôi kết ước từ hơn hai mươi năm về trước. Càng thương ông Diệm tôi càng căm giận tập đoàn Cần Lao Công Giáo và những người anh em ruột thịt của ông, v́ chính họ đă làm cho ông và tôi tan vỡ mộng ban đầu. Rồi tự hỏi ngày nay tôi thương khóc ông nhưng rồi đây, mai sau, 10 năm, 100 năm, 300 năm nữa thiên hạ ai người nhỏ lệ khóc thương tôi ?
Với thời gian, những tài liệu lịch sử càng lúc càng nhiều và càng có tính thuyết phục để chứng minh rằng ḍng họ Ngô Đ́nh, từ cụ Ngô Đ́nh Khả đến anh em ông Diệm, đều đă từng làm tay sai đắc lực cho quan thực dân và Hội Truyền giáo Hải ngoại Pháp. Suốt 10 năm chiến tranh (1946–1954), trong lúc toàn dân hy sinh xương máu cho Độc Lập Tổ Quốc bằng phương thế này hay phương thế khác, th́ toàn thể gia đ́nh ông Diệm chỉ làm kẻ đợi thời chờ sung rụng, mà thất bại Điện Biên Phủ của Pháp lại là cơ hội cho riêng ông ta trở lại chính trường.
Không xuất sinh như một anh hùng tạo thời thế hay như một nhà cách mạng xả thân v́ dân v́ nước, mà chỉ nhờ những cuộc vận động với ngoại bang mà ông Diệm được nắm chính quyền như kẻ được “ăn cỗ sẵn” (chữ của ông Hồ Sĩ Khuê, một cộng sự viên cũ của ông Diệm) từ khi Hiệp ước Genève ra đời năm 1954 cho đến năm 1963.
Là một chánh khách may mắn hơn tất cả những người khác của phe Quốc gia, khi lên cầm quyền gặp được đủ yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân ḥa”, lại được đại cường quốc Hoa Kỳ yểm trợ đủ mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xă hội, tài chánh, đáng lẽ đó là cơ hội cho ông Diệm thực hiện chính sách v́ nước, v́ dân: Đoàn Kết, Tự Do, Dân Chủ, Phúc Lợi, th́ ông và gia đ́nh lại chủ trương chế độ Độc Tài, Gia đ́nh trị, Tôn giáo trị với đường lối áp bức, bóc lột, tham nhũng, khinh thường và chà đạp nhân dân. Nhiều người từng là bạn thân, từng là đồng chí, cán bộ, ân nhân, hoặc là nhân tài của đất nước đă giúp đỡ ông, đă hy sinh cho ông khi ông c̣n sa cơ thất thế cũng trở thành nạn nhân của ông hay kẻ thù của ông.
Thế rồi, năm 1963, khi anh em ông xuống tay triệt hạ một tôn giáo dân tộc có 2000 năm lịch sử và tín đồ chiếm 80% dân số, khi ông bất lực, bất tài để cho Việt Cộng chiếm trọn 85% thôn xă miền Nam (con số do chính một cựu tỉnh trưởng bà con với ông nêu ra), th́ anh em ông lại âm mưu bắt tay với Hà Nội, và nhờ cậy De Gaulle để bán đứng miền Nam cho Cộng sản, hành động mà một linh mục người Bỉ bạn thân với gia đ́nh ông gọi là chủ trương “sau ta là cơn Hồng thủy”. Quả thật tội ác của nhà Ngô và chế độ Cần Lao Công Giáo không bút mực nào tả xiết khi họ đưa đất nước đến suy vong không tài nào cứu chữa nổi như lời trách oán của ông Nguyễn Trân, một thuộc hạ cũ của ông trong cuốn Hồi kư “Công và Tội” mới được phát hành năm 1993 tại Hoa Kỳ.
Chính cựu luật sư, cựu Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, một trí thức Công giáo cũng viết trong cuốn sách gọi là “Việt Nam Chính Sử” rằng:
Chế độ Ngô Đ́nh Diệm là một chế độ độc đoán. Cũng không ai chối căi rằng Đệ Nhất Cộng Ḥa đă có những lạm dụng lộng hành nhớp nhúa. Và cả tội ác nữa. (tr. 48-49).
Và người bạn thân của ông Chức, một nhà báo tên tuổi mà cũng là một trí thức Công giáo là ông Đinh Từ Thức cũng đă đưa ra nhận xét:
Như đă tŕnh bày nhiều lần, t́nh h́nh đất nước năm 1963 đă tồi tệ đến mức hầu như mọi người đều mong muốn phải có một cuộc cách mạng để thay đổi thời thế. (“Đọc Hồi kư Đỗ Mậu”, Văn Nghệ Tiền Phong số 281).
Và cách mạng đă xảy ra thật như nhận xét của họ Đinh. Năm 1963, cách mạng đă do tướng Dương Văn Minh lănh đạo để lật đổ nhà Ngô sau nhiều lần vùng lên nhưng thất bại của các tổ chức quân sự có, dân sự có. Cách mạng đă đáp ứng nguyện vọng của toàn dân đến nỗi suốt ba ngày liền, từ thủ đô Sài G̣n đến một số tỉnh thị, nhân dân đă xuống đường chào mừng cách mạng thành công trong việc lật đổ nhà Ngô.
Kư giả Hoa Kỳ Neil Sheehan cũng phải viết “Suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, chưa một lần nào quân đội quốc gia được đồng bào của họ nhiệt liệt hoan hô như cuộc lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm.”
Sự thật của lịch sử rơ ràng như vậy đó, thế mà ông Nguyễn Văn Chức lại dùng những luận điệu hết sức lỗ măng để nhục mạ các tăng sĩ Phật giáo đă đấu tranh cho sự sống c̣n của tôn giáo ḿnh, và nhục mạ các tướng lănh đă tham dự cách mạng 1963 mặc dù sau này, chính ông Chức cũng đă từng là nghị sĩ dưới chế độ của các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, v.v… những tướng lănh đă tham dự tích cực vào cuộc lật đổ chế độ Diệm.
Lịch sử thế giới cho thấy rằng mọi cuộc chính biến nhằm thay đổi giai cấp lănh đạo của nhiều triều đại, nhiều chế độ bằng những cuộc binh biến, đảo chánh hay cách mạng, v.v… th́ những tổ chức hành sự không thể nào tránh khỏi những vấp váp, lỗi lầm tùy theo cường độ và bản chất của mỗi biến cố.
Năm 1963, với t́nh h́nh hết sức phức tạp, với những ân oán hận thù do chế độ Diệm để lại, với sự chia rẽ quá trầm trọng giữa những tôn giáo miền Nam, các tướng lănh Việt Nam do ông Dương Văn Minh cầm đầu cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, những sai lầm, những hành động ấu trĩ hay thiếu ư thức chính trị. Đáng lẽ nhà phê b́nh lịch sử phải có cái nh́n vô tư, phải có những so sánh, đối chiếu các sự kiện và biến cố để những phán xét được công minh, th́ ngược lại, ông Nguyễn Văn Chức với đầu óc thiên kiến, bằng luận điệu xảo quyệt, bằng ngôn từ lỗ măng, chỉ biết “vạch lá t́m sâu”, chẻ sợi tóc làm tư để chỉ trích các tướng lănh mà không đề cập ǵ đến những hậu quả do chế độ Diệm để lại, vốn là nguyên nhân đưa đến sai lầm cho nhóm Dương Văn Minh.
Lời chỉ trích của ông Chức th́ nhiều, ở đây tôi đưa ra hai điểm nặng nề nhất, gay gắt nhất, lỗ măng nhất để phân tách và đối chiếu trong mục đích quét sạch những bụi bặm dơ bẩn đang làm vẩn đục tấm gương Sự Thật.
- Về cái chết của ông Diệm, ông Chức viết như sau:
Có người lại nghiêm khắc phê phán nhóm tướng lănh là mọi rợ. Ông Diệm đă ra đầu hàng với sự thỏa thuận của các tướng lănh. Ông Diệm phải được đối xử như một kẻ đầu hàng. Nếu nhóm tướng lănh đảo chánh không coi ông Diệm là một Tổng thống đầu hàng, th́ ít nhất nên có cái mă thượng và phẩm cách của người quân nhân “thắng trận” để đối xử với một hàng binh. Cùng lắm, họ có thể đưa ông Diệm ra ṭa án để công lư tùy nghi định tội. Tại sao lại phải giết một cách lén lút và hèn hạ như vậy?” Câu trả lời là những kẻ đó không có chính nghĩa. V́ vậy phải hèn hạ, phải giết lén, phải nói dối, phải chối tội và đổ tội lẫn cho nhau. (“Việt Nam Chính Sử”, tr. 88).
*Về nguyên tắc, tôi đồng ư với ông Chức: những kẻ giết lén là những kẻ hèn hạ. Nhưng xin hỏi luật sư và nhà chính trị Công giáo Nguyễn Văn Chức: Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ theo lệnh ông Diệm đi kêu gọi ông Ba Cụt Lê Quang Vinh về nói chuyện thương thuyết đầu hàng. Nhưng rồi ông Lê Quang Vinh bị lừa gạt, bị bắt ra ṭa án quân sự, bị kết tội tử h́nh. Ông Vinh xin ân xá nhưng bị Tổng thống Diệm bác đơn. Sau khi thọ h́nh, xác ông Lê Quang Vinh không được trả về cho thân nhân chôn cất mà đă bị chặt ra từng khúc đem dấu để không c̣n vết tích ǵ cho dân Ḥa Hảo lập đền thờ được nữa. Theo đúng luật pháp, một khi tử tội bị thọ h́nh, xác phải được trả về cho thân nhân, việc mà luật sư Nguyễn Văn Chức phải biết rơ hơn ai hết. Tại sao anh em ông Diệm, những kẻ tự xưng là ngoan đạo không ngớt cầu kinh Chúa, những kẻ được đồng đạo tôn vinh là Nho phong, là Khổng Mạnh, những kẻ tự xưng là Cha đẻ của thuyết Nhân Vị… lại bội ước, lại hèn hạ, lại xuống tay một cách độc ác, tàn bạo, bất nhân đối với một chiến sĩ quốc gia, một anh hùng chống Cộng, một tín đồ trung kiên của một tôn giáo dân tộc, có hai triệu tín đồ? Th́ với tâm địa hiểm ác như vậy, với thủ đoạn tàn độc như vậy, cách thế nào đối phó với hai ông Diệm–Nhu cũng chính đáng cả.*
Trên mặt đấu tranh chính trị cũng như tiến hành cách mạng, đập đầu một con rắn độc, dù rắn có bị thương hay không, th́ “lén” hay “không lén” đều nên làm cả. Và chỉ có kẻ tâm lượng hẹp ḥi mới thông qua hành động “đánh lén” để phóng đại những suy diễn của ḿnh về một biến cố lớn của Lịch sử và Dân Tộc đầy chính nghĩa.
Sau năm 1975, lực lượng Ḥa Hảo Hải ngoại đau thương cho cái chết oan khiên của người đồng đạo của ḿnh đă viết lại “Vụ Án Ba Cụt” trên tạp chí Đuốc Từ Bi (số 25, tháng 2/1987), tiếng nói chính thức của lực lượng, dưới ng̣i bút của vị Tổng thư kư lực lượng là cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam. Bài báo đó cũng được nhiều tạp chí, tuần báo, nhật báo khác đồng t́nh trích đăng lại.
Trong bài báo, cả ông cựu Biện lư Lâm Lễ Trinh và nhất là ông cựu Luật sư Trần Sơn Hà đều quy cho ông Diệm là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của một anh hùng chống Cộng ở miền Tây. Để kết tội ông Diệm, luật sư Hà c̣n viết: “Khi chính trị đă xen vào Tư Pháp th́ Công lư đội nón ra đi”, rồi kết luận:
Nếu lúc đó Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đừng v́ mục tiêu thống nhất quân đội mà giết chết Thiếu tướng Lê Quang Vinh, th́ hôm nay trong công cuộc phục quốc, với hạ tầng cơ sở của Dân Xă, với khả năng và tinh thần chống Cộng can đảm hăng say, tướng Lê Quang Vinh, nếu như ông c̣n sống, sẽ đóng một vai tṛ không nhỏ vào công cuộc kháng chiến tại quốc nội để quang phục đất nước, đ̣i chủ quyền trong tay Cộng sản lại cho Dân Tộc.
Ông cựu Biện lư Lâm Lễ Trinh cũng cho biết không hiểu lư do tại sao Tổng thống Diệm đă bác bỏ đơn xin ân xá. Người ta c̣n biết khi đưa tội nhân ra pháp trường tại Cần Thơ, Tổng thống Diệm c̣n cho một linh mục đi theo làm lễ mặc dù Lê Quang Vinh chỉ xin biện lư một nhà sư mà thôi.
Ngoài tội ác đối với ông Ba Cụt Lê Quang Vinh, anh em ông Diệm c̣n nhúng tay vào máu một cách đê hèn, khi cho giết lén, khi cho lệnh bỏ xác vào bao bố rồi trấn nước xuống sông nhà Bè nhiều chiến sĩ quốc gia, nhiều nhân vật chính trị yêu nước trong đó có những ân nhân của ông Diệm như lănh tụ Nguyễn Bảo Toàn, như chiến sĩ Tạ Chí Diệp. Tại sao ông Diệm đang ngồi trên Hiến Pháp, trong một quốc gia có luật pháp kỷ cương, có công an, quân đội,… mà lại ra lệnh giết lén người quốc gia, lại c̣n giấu xác các nạn nhân không thông báo cho thân nhân của họ lo việc chôn cất thờ cúng. Tại sao một Tổng thống được dân bầu lại dùng luật rừng để thủ tiêu mật, để lén trấn nước dân?
Lẽ dĩ nhiên, nếu các tướng lănh để cho công lư xử tội ông Diệm thông qua Ṭa án như trường hợp Ngô Đ́nh Cẩn th́ vẫn hơn. Và kết quả - đứng về mặt lịch sử - cũng sẽ không có ǵ thay đổi. C̣n đứng về mặt chính trị, nếu biết rơ chế độ Ngô Đ́nh Diệm với những công cụ chính trị sắt máu và công cụ bạo lực tàn nhẫn của nó, nhất là nếu biết rơ tâm địa lạnh lùng, tính t́nh cao ngạo của anh em họ Ngô, th́ việc làm của ông Dương Văn Minh có thể hiểu được. Cuối cùng, và đây là điều quan trọng nhất, phải nh́n thảm kịch này dưới ánh sáng triết lư Đông phương với luật Oan oan tương báo, th́ mới thấy v́ ông Diệm, v́ ông Nhu, v́ ông Cẩn và xa hơn nữa, v́ ông Khả, đă từng xuống tay giết lén, hạ độc nhiều người, kể cả những người v́ dân v́ nước, cho nên ông đă phải trả cái nợ đó mà thôi. Hành động của ông Minh đă giúp ông Diệm giải được bao nhiêu oan nghiệt cho ḍng họ Ngô Đ́nh là điều ta nên suy gẫm. Và những người như ông Chức, v́ theo Thiên Chúa giáo, lại càng phải suy gẫm nhiều hơn mới biết được.
- Vụ thứ hai là vụ ba triệu bạc mà tướng Trần Văn Đôn nhận của Trung tá Conein trong ngày 1/11/1963. Vụ này chính tôi, v́ thực ḷng nhất định muốn t́m hiểu sự thật, nên đă nêu ra trong hồi kư của ḿnh để chất vấn tướng Đôn. Và sau đó, trong Hồi kư “Việt Nam Nhân Chứng”, tướng Đôn đă tŕnh bày cặn kẽ số tiền kia được chia cho ai (tướng Đôn và cả tôi đều không hề sử dụng ǵ số tiền ấy cả). Và dù tôi là một thành viên quan trọng trong biến cố 1/11/1963, tôi cũng đă chân thành nói thẳng rằng việc tướng Đôn lấy số tiền ba triệu bạc của CIA – dù số tiền chẳng đáng là bao – vẫn làm t́ vết ít nhiều đến ư nghĩa của cuộc Cách mạng 1963.
Nhưng ông Nguyễn Văn Chức với tâm địa hẹp ḥi cố chấp đă lợi dụng vụ ba triệu bạc đó để mạt sát tướng lănh đảo chánh một cách tàn tệ. Ông Chức viết:
Cuộc tạo phản ấy đă được thi hành bởi những tay sai bản xứ. Những kẻ này đă ngửa tay nhận tiền của ngoại bang. Và đảo chánh xong rồi họ đă chia nhau số tiền ấy, mặc dù chẳng được bao nhiêu.*
Gọi đó là “cuộc tạo phản”, ông Chức đă xác nhận chính quyền Ngô Đ́nh Diệm do Công giáo Mỹ “bồng” về làm tay sai bản xứ cho chính sách chống Cộng của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, th́ không ai được phản lại dù chính quyền đó “lộng hành, nhớp nhúa và cả tội ác nữa” như chính ông đă phê phán. Từ đó, có tung hô Ngô Đ́nh Diệm như ông là sẽ được tiếng trung thần yêu nước.
Viết rằng “được thi hành bởi tay sai bản xứ”, ông Chức gian xảo gói trọn cả một cuộc vận động lịch sử trong màn chót của nó mà không lư đến những nguyên ủy sâu xa khác của chính t́nh miền Nam, lại càng không đếm xỉa đến các lực lượng tôn giáo, đảng phái, trí thức, sinh viên khác đă đẩy cơn phẫn nộ của toàn dân lên đến cao điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đội dứt điểm phút cuối cùng. Chỉ mặt trăng, ông Chức chỉ thấy ngón tay nên suy nghĩ nông cạn, viết lách gian hiểm là thế đấy. Lại cho rằng “ngửa tay nhận tiền ngoại bang” làm như chỉ với ba triệu đồng là có thể vận động rồi tổ chức được một cuộc cách mạng lật đổ nhà Ngô. Chế độ Ngô Đ́nh Diệm đâu có “rẻ” thế, và quan trọng hơn cả, nhân dân Việt Nam đâu có “rẻ” thế. Chế độ Diệm “ngửa tay” nhận biết bao nhiêu tiền của Mỹ mà có mua được ḷng dân đâu! Quả thật văn là người. Chỉ một câu văn ngắn mà đă bộc lộ ra rơ ràng và đầy đủ tâm địa và tŕnh độ của một người!
Mọi cuộc cách mạng đều không ít th́ nhiều phải có máu đổ, máu của ta hay máu của địch, phải có máu đào tưới hoa cách mạng. Ngày Cách mạng 1–11–1963 cũng không vượt khỏi quy luật lịch sử đó nhưng đă không có tắm máu, không có những cuộc trừng phạt khốc liệt.
Trong chín năm cầm quyền, chế độ Diệm đă thủ tiêu mạng sống của biết bao nhiêu người của đảng phái tôn giáo, ân nhân, đối lập chính trị và cả những người dân lành không làm hại ǵ cho chế độ ngoại trừ cái tội khác đạo hoặc có chút ít tiền của. Tất cả tội ác tích lũy đó đă được quân bằng chỉ với cái chết của ba anh em Diệm–Nhu–Cẩn. Họ đă chết v́ quy luật lịch sử và cách mạng muốn thế, họ đă chết v́ luật nhân quả nhăn tiền muốn thế, họ đă chết không những v́ tội ác của chính họ mà c̣n để đền tội thay cho tập đoàn Cần Lao Công Giáo cũng độc ác không kém họ, nhưng sau này lại được lực lượng cách mạng khoan hồng.
*
-o0o-
*
Trở lại văn pḥng của tướng Khiêm, khi đi ngang căn pḥng nhốt Lê Quang Tung và em là Lê Quang Triệu tối hôm qua, tôi chỉ c̣n thấy một ḿnh Đỗ Thọ đang bị giam tại đó nên bảo viên trung sĩ quân cảnh để cho Thọ tự do ra về. Khiêm và tôi đang ngồi kiểm điểm t́nh h́nh th́ có điện thoại báo cho biết bác sĩ Trần Kim Tuyến đă từ Hồng Kông về và hiện đang đợi ở phi trường Tân Sơn Nhất. Khiêm liền bảo thiếu úy Nguyễn Bá Quang lấy xe đi đón.
Bác sĩ Tuyến tuy nhận lệnh lên đường đến nhiệm sở mới là Ai Cập nhưng ông chỉ đến Bangkok th́ ngưng lại đợi ngày đảo chánh v́ ông vẫn tưởng kế hoạch chọn ngày Quốc Khánh (26–10–1963). Sau đó không tiện ở Bangkok, ông bèn bay qua Hồng Kông và sau khi đích xác biết chắc chế độ Diệm đă hoàn toàn sụp đổ, ngày 2 tháng 11 ông trở về Sài G̣n. Vừa gặp chúng tôi chưa kịp chào hỏi, ông đă nói ngay “Thật là định mệnh”.
Định mệnh nào đă an bài cuộc đời của ông Diệm để cho những năm cuối cùng của chính cuộc đời đó, các anh em ông đă hành xử như những tên bạo chúa, múa may theo những hệ lụy bất nhân. Định mệnh nào đă thôi thúc anh em ông xuống tay hạ độc thủ với ân nhân, với bạn bè, với cả những cộng sự viên thân tín. Định mệnh nào đă đẩy ông Diệm lên làm nguyên thủ quốc gia với quyền hành tuyệt đối để anh em ông tiến hành những chính sách tác hại không phải cho một người mà cho cả một dân tộc. Và định mệnh nào đă oan nghiệt đẩy anh em ông bước sâu vào vũng bùn tội lỗi khi dùng bạo lực để hủy diệt một tôn giáo chỉ biết có t́nh thương, và dùng gian kế để đem nửa phần đất c̣n lại của dân tộc bán đứng cho Cộng Sản miền Bắc.
Nếu đứng trên sử quan Thiên Chúa giáo th́ định mệnh đó được hiểu là ư Chúa, và cái chết của ông Diệm là kết quả chung quyết của những từ khước các dịp thử thách mà trước đó Chúa đă cho ông. Ư Chúa đă muốn thế nên kết quả phải là thế. Cát bụi lại trở về cát bụi!
Giáo lư đạo Phật nh́n cái chết của riêng ông Diệm một cách khác.
Cái chết thê thảm và tủi nhục đó chỉ là kết quả tổng hợp của những nhân duyên và nghiệp chướng triền miên, một phần từ nhiều kiếp nhưng đặc biệt là do trong kiếp này gây ra. Những cộng nghiệp và trợ duyên tác động chung quanh chỉ làm sâu sắc hơn bản chất những việc làm của ông trong đời này mà thôi. Ông đă tự do làm chủ đời ông th́ ông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hệ quả của nó. Nhưng cũng trong ánh sáng của giáo lư đạo Phật th́ chết là giải thoát, chết là trở về với một đời sống mới trong một “thân tứ đại” mới. Thân xác vốn được cấu tạo bởi những tế bào vô ngă và vô thường, chỉ một hơi thở mong manh là trở thành “nhất điểm hồng trần”.
Do đó, cái chết của ông Diệm trong quan điểm Phật giáo dù gọi ông là Tổng thống hay là bạo chúa, xem ông là “lănh tụ anh minh” hay “tội đồ dân tộc”, cũng có giá trị như cái chết của bất kỳ một người b́nh thường khác mà thôi. Có khác chăng là trong chiều dài lịch sử và trong chiều rộng nhân thế, ông đă để lại tủi nhục và đau buồn cho một số người nào đó trong một khoảng thời gian nào đó.
Riêng đối với tôi, tuy cái chết của ông Diệm lúc bấy giờ có làm bàng hoàng và đem lại cho tôi một mối suy tư sâu đậm, nhưng cuộc cách mạng thành công lại đă cho tôi một niềm vinh dự vô cùng lớn lao.
Nói về việc tôi tham dự vào cách mạng lật đổ chế độ Diệm, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đă viết:
T́nh h́nh phe dự mưu đảo chánh hết sức phức tạp. Có rất nhiều tổ chức chống đối nhà Ngô.
Một số người đă từng theo Diệm từ trước khi Diệm nắm chính quyền năm 1954 và đă từng đóng góp một vai tṛ tích cực trong việc củng cố chế độ nhà Ngô lúc mới bắt đầu. Nhưng họ dần dần trở thành đối lập v́ bất măn với thái độ vợ chồng Nhu và v́ họ thấy rơ cái mối nguy hại của chính sách nhà Ngô. Nhóm này gồm một số người dân sự và quân sự. Những người nổi bật nhất trong nhóm này là Bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đại tá Đỗ Mậu. Đến tháng 9, Tuyến bị ngờ và đưa ra khỏi nước, c̣n đại tá Đỗ Mậu vẫn được họ Ngô tin tưởng cho đến khi đảo chánh xảy ra.
Sau khi Tuyến đi rồi, nhóm này được Phạm Ngọc Thảo và Đỗ Mậu lănh đạo. Liên lạc giữa nhóm và người Mỹ th́ do Thảo đảm nhận, c̣n Đại tá Đỗ Mậu lo liệu việc liên lạc với các nhóm Việt Nam khác.
Đại tá Đỗ Mậu biết Diệm từ những ngày xa xưa khi c̣n chế độ thực dân, thời mà Diệm c̣n là một vị tỉnh trưởng trẻ tuổi miền Trung Việt Nam trong lúc Mậu phục vụ trong hàng ngũ Bảo An. Ông ta rất trọng Diệm và là một trong số những cán bộ đắc lực nhất giúp đỡ Diệm nắm được và củng cố quyền hành vào những năm then chốt 1954-1955. Tuy nhiên, trong lúc đồng ư với nhà Ngô về chính sách đàn áp B́nh Xuyên và các giáo phái th́ ông ta không chấp nhận được thái độ của nhà Ngô đối với các đảng quốc gia kỳ cựu. Ông ta coi Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt như những người ái quốc và hợp tác với các đảng này để chống Cộng hơn là chiến đấu với họ như với kẻ thù. Đứng đầu ngành an ninh quân đội đáng sợ, ông ta có thể gây hại nặng nề cho hệ thống đảng viên các đảng phái quốc gia trong quân đội, tuy nhiên ông ta đă che chở cho các sĩ quan thuộc các đảng phái quốc gia bằng cách làm ngơ các phúc tŕnh báo cáo về các sĩ quan này. Khi ông ta bắt đầu âm mưu chống lại chế độ Diệm, ông ta đă thành công trong việc ru ngủ Nhu cho đến phút cuối cùng hoàn toàn không biết ǵ về thực lực của thành phần chống đối trong quân đội. [10]
Nhắc lại lời của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một nhân chứng thời cuộc như thế, một nhân chứng am hiểu rất rơ t́nh h́nh Việt Nam, một nhân chứng nhiều kinh nghiệm đấu tranh và ư thức chính trị cao của phe quốc gia, để nói rằng Cách mạng 1–11–63 không chỉ là một nối tiếp hào hùng của truyền thống cách mạng dân tộc mà về phần tôi c̣n là thể hiện một sự nghiệp tràn đầy vinh dự. Tôi đă hiến thân cho một chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm nhưng tôi đă không chịu làm kẻ ngu trung cho một Ngô Đ́nh Diệm phản bội quê hương giống ṇi.
Vinh dự cách mạng 1–11–63 đă đến với tôi ngay khi tiếng súng Cách mạng vừa nổ, khi cả thủ đô Sài G̣n xuống đường chào mừng Cách mạng thành công, khi nhiều tổ chức thanh niên sinh viên, hùng dũng đi biểu t́nh “đả đảo nhà Ngô, hoan hô quân đội, và hoan hô Đại tá Đỗ Mậu”. Vinh dự hơn nữa khi ông Lê Phước Sang, đại diện tướng Ḥa Hảo Nguyễn Giác Ngộ cùng với ông Nguyễn Tường Bá, đại diện gia đ́nh văn hào Nguyễn Tường Tam, đến tận nhà để tỏ lời ca ngợi và cảm ơn tôi đă đạp đổ được một chế độ phản bội dân tộc. Ông Nguyễn Tường Bá đă tặng tôi bức chân dung của văn hào và nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam với bút tích: “Đời tôi chỉ có lịch sử xét xử. Việc đem các đảng đối lập ra xử trị là việc làm mất nước về tay Cộng Sản. Tôi tự hủy ḿnh cũng như Ḥa Thượng Quảng Đức tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do dân chủ”.
Lănh tụ Nguyễn Tường Tam quyết định quyên sinh để cảnh cáo chế độ và để thúc giục đồng bào đứng lên can trường đấu tranh. C̣n tôi lật đổ chế độ là để dân khỏi khổ, nước khỏi mất, tức là một mặt nào đó chu toàn cái di chúc cách mạng của văn hào Nguyễn Tường Tam. Hai hành động đó, tuy khác nhau về h́nh thức và cách nhau gần 4 tháng, nhưng về ư nghĩa th́ chỉ là một: làm một người Việt Nam yêu nước thương ṇi.
Nhưng vinh dự cho tôi c̣n lớn lao hơn nữa là sau 1963, ba năm liền, cứ đến chiều mồng một tháng 11, Thượng Tọa Thích Tâm Châu lại đích thân đến nhà riêng ngỏ lời cảm ơn đă có công giải thoát gông cùm cho Phật giáo nói riêng và dân tộc nói chung, dù Ngài là một Viện trưởng Viện Hóa Đạo mà tôi chỉ là một Phật tử tầm thường.
*
-o0o-
*
Lật đổ một chế độ như chế độ công an trị Ngô Đ́nh Diệm không phải là chuyện dễ dàng. Chế độ Diệm với bộ máy mật vụ và đảng viên Cần Lao mà ḷng trung thành tuy chỉ được xây dựng trên đặc quyền đặc lợi, bạo quản bạo trị, nhưng lại nhiệt t́nh làm tai mắt cho chính quyền khắp hầu hết đơn vị quân đội, hầu hết cơ quan công quyền, hầu hết bộ phận sinh hoạt của xă hội, nhất là khi bị dồn vào thế cùng. Nh́n từ khía cạnh khoa học tổ chức và so sánh tương quan lực lượng, mà trong đó yếu tố bảo mật là quan trọng nhất, th́ trong suốt thời kỳ vận động và tổ chức ngày cách mạng, hai ông Nhu–Diệm đă nắm phần ưu thế tuyệt đối.
Họ có năm cơ quan an ninh t́nh báo mà bốn nổi và một ch́m: Nổi là Công An Cảnh Sát, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt, và Sở Nghiên Cứu Chính Trị, c̣n ch́m là hệ thống Đảng viên Cần Lao và các bộ phận mật vụ t́nh báo phụ thuộc. Tất cả như thiên la địa vơng, như tai vách mạch rừng bao vây lấy các nhân sự và hoạt động chống đối. Họ có Ngô Đ́nh Nhu tuy bất lực trong việc quản trị quốc gia nhưng lại xuất sắc trong các âm mưu và thủ đoạn tiêu diệt đối lập, nhất là bản chất vốn lạnh lùng và tàn ác không một chút do dự. Họ lại có những cấp thuộc hạ thi hành mệnh lệnh một cách mù quáng và có những phương tiện của quốc gia muốn sử dụng, muốn tiêu xài bao nhiêu cũng được.
Trong khi đó th́ lực lượng cách mạng chỉ là một sự phối hợp của nhiều tổ chức và đoàn thể phức tạp, tuy cùng chí hướng và mục tiêu nhưng lại thiếu sự đồng nhất về nhân sự và thống nhất về kế hoạch. Họ c̣n phải làm việc trong một tinh thần cảnh giác quá độ v́ sợ nội tuyến của chính quyền và v́ bị trói buộc trong tính chất bất hợp pháp nguy hiểm của công tác. Thế mà cách mạng vẫn thành công, ngày 1 tháng 11 năm 1963 vẫn là một ngày hội lớn, một ngày vàng son trong ḍng sinh mệnh cách mạng Việt Nam.
Sự thành công đó rơ ràng đă không phải nhờ tổ chức giỏi hơn hay lực lượng mạnh hơn mà thật sự chỉ nhờ ba yếu tố: thứ nhất là sự đồng tâm nhất trí của tất cả mọi tổ chức hay cá nhân tham gia lực lượng cách mạng, thứ hai là sự yểm trợ trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực của toàn quân toàn dân mà ước nguyện chung lật đổ chế độ độc tài là ước nguyện cao nhất và lớn nhất; và thứ ba là đầu óc chủ quan, tinh thần thiếu thực tế và bản chất cao ngạo của ông Ngô Đ́nh Nhu, người chủ trương một kế hoạch đảo chánh giả để tiêu diệt cuộc “đảo chánh” thật. Nhưng bao trùm lên trên những yếu tố thuận lợi đó dĩ nhiên là nhờ cuộc cách mạng đó đă được phát động hợp ḷng dân, hợp thời đại và hợp với truyền thống cách mạng. Và đó mới là điều đáng kể nhất.*
*
-o0o-
*
Tuy nhiên, trong toàn bộ tiến tŕnh vận động cách mạng để lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm, lực lượng cách mạng cũng phải đối diện và giải quyết hai vấn đề phức tạp và tế nhị, đó là vấn đề “người Công giáo” và vấn đề “người Hoa Kỳ”.
Nh́n lại lịch sử cận đại ta thấy:
… dù sao th́ sự tương quan giữa giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Hồ Chí Minh cũng đă đến giai đoạn khó khăn nguy hiểm trước khi nhà Ngô lên cầm quyền. Trong lúc đó, khi thỏa hiệp với chế độ Bảo Đại, người Công giáo đă không do dự chút nào, v́ họ tự cho rằng nếu không có họ th́ chế độ Bảo Đại chỉ như một cái ǵ tạp nham vô hồn mà mỗi ngày họ càng táo bạo ràng buộc chế độ Bảo Đại vào đường lối có lợi cho họ trong các cuộc tranh chấp giữa người quốc gia.
Ngược lại, đối với nhà Ngô, họ là những kẻ chiến thắng không ai có thể lầm lẫn được. Rất nhiều người Công giáo Việt Nam lư luận một cách quả quyết rằng phải có sự hoà nhập giữa giáo quyền và thế quyền. Giám mục Ngô Đ́nh Thục, người anh ruột của ông Tổng thống mà vào những năm cuối của chế độ, thường đi giảng đạo (Tournées pastorales) bằng súng liên thanh, người mà Ṭa Thánh La Mă dù hơi muộn cũng đă khôn ngoan bắt rời khỏi giáo phận vào lúc ḷng căm thù khủng khiếp của dân chúng nổ tung để chống lại ông ta, cũng đă ngạo mạn nêu lên cái nhiệm vụ “bảo vệ quốc gia” của Công giáo (Protecteur de l’Etat). Năm 1964, nhiều linh mục tại Huế đă cho tôi biết trong thời gian trước khi Ngô Đ́nh Thục lên đường đi La Mă, đă có nhiều tổ chức tại miền Trung âm mưu chống đối bằng bạo động trước sự tàn bạo và lộng quyền của Thục và Cẩn.
Nói tóm lại, cuộc di cư của 700.000 giáo dân miền Bắc và Liên khu 4 từng làm rúng động dư luận thế giới Công Giáo, đă tuôn vào Nam một đám người cuồng tín không chịu hội nhập với dân địa phương. Người Công giáo miền Nam cũ (Cochinchinois) th́ không muốn ǵ hơn là được sống b́nh an chung quanh giáo đường, là được yên ổn đi làm lễ và cầu nguyện, xa lánh những chuyện xảy ra ngoài họ đạo của họ. Nhưng người Công Giáo Bắc di cư th́ lại mù quáng theo lệnh các linh mục, mà những linh mục này lại là những “chuyên viên xách động” (meneurs) bất chấp hệ thống giáo hội, tổ chức những cuộc biểu t́nh, những hiệp hội, xúi giục con chiên chống đối Phật giáo, chống đối Cộng Sản, chống đối ngoại nhân dưới chiêu bài “Thiên Chúa giáo” nhưng lại thiếu giáo hạnh (… Le tout sous l’etiquette chrétienne mais dans un esprit assez peu religieux). Hàng giáo phẩm cao cấp th́ lại phân hóa và rụt rè không muốn can thiệp vào việc làm của giáo dân di cư, những kẻ khốn nạn và lầm lỗi.
Trên đường đi Biên Ḥa, cách thủ đô không tới 30 cây số, người ta thấy dựng lên một cái bảng thật lạ: “Bùi Chu”. Lạ, v́ đó là tên của một trong hai giáo phận Bắc Việt đă từng nổi tiếng vào năm 52, thời mà các ông cha xứ ở đây do Đức Giám mục Lê Hữu Từ dẫn đầu, đă tổ chức những toán dân vệ thuộc lại “chouannerie” Việt Nam chống lại Việt Minh. Hai năm sau, giáo dân Bùi Chu rút vào miền Nam trong những điều kiện có khi thật thê thảm, và trên những chiếc ghe có cờ Ṭa Thánh Vatican bay phất phới đến từ những bến bờ miền Bắc; họ xin được tá túc tại miền Nam trù phú, miền Nam đă được ông Diệm vơ trang để chống lại Cộng Sản.
Tại đây, “Bùi Chu mới” được bao bọc bởi những thành lũy kiên cố như các trại binh La Mă để trở thành những “ấp chiến lược”. Một số làng được bứng hẳn từ miền Bắc vào, đầy ắp dân Bắc di cư, bao quanh Sài G̣n như một ṿng đai làm như chế độ mạt vận ấy muốn trang bị cho Thủ đô một cái áo giáp sắt được cấu tạo bằng một số dân cư thuộc loại thù không đội trời chung với Cộng Sản, một loại quần chúng có óc “ Công giáo chiến đấu” dữ dằn nhất.
Không phải tại Việt Nam mà người ta có thể t́m thấy được những tài liệu để viết thêm một cuốn sách mới về cái “Trí tuệ Vượt bực” của Công giáo. Làm sao mà cái tính chất baroque của thế kỷ 17 có thể bị lai hóa đến thế ? Ở Phát Diệm và Bùi Chu (trước kia), các giáo đường vươn lên từ những thửa ruộng th́ c̣n giữ được nét quư phái hoặc lạ lùng. Tại đây, khi được thiên về vùng đất giàu có hơn, ra khỏi cái không khí thê thảm của miền Bắc, các giáo đường ấy phai nhạt để thành những h́nh thể thật thê lương. Tuy nhiên, ta không nên đàm tiếu về điều này v́ khi ta thấy tập họp đông đảo quanh các giáo đường ấy là các giáo dân mặc đồ đen, những tín đồ gầy ốm bao quanh các cha xứ to mồm của họ, th́ ta phải tin rằng họ không nghĩ là họ lại phải di cư thêm một lần nữa v́ cái chết của ông Diệm. Ta không thể biết chắc được phản ứng của những cộng đồng Công giáo ở ngoài thủ đô như thế nào, những cộng đồng đă bị tê liệt trong một thái độ phản đối lặng lẽ. Tuy nhiên tại Sài G̣n, những người có thẩm quyền nói lên tiếng nói của giáo dân th́ lại không che giấu rằng sự sụp đổ của chế độ Diệm đă tạo nên một nỗi lo âu trầm trọng trong nhiều giới giáo dân. Các giới này vẫn khác biệt nhau về xu hướng cũng như về khu vực địa dư.
Những kẻ lo lắng nhất, nghĩa là những kẻ bàng hoàng nhất v́ vụ thủ tiêu vị cựu Tổng thống, chắc chắn là những người Bắc Công giáo di cư mà tổng số khoảng 3/4 triệu, trên tổng số một triệu hai trăm ngàn dân Công giáo tại miền Nam. Trong chiến dịch cứu nạn của năm 1954, dù chế độ nhà Ngô đă tham gia được nhiều hay ít, th́ những người Bắc Công giáo di cư cũng đă xem chế độ này như ân nhân đón tiếp họ trong cơn hoạn nạn, do đó mà họ giữ ḷng biết ơn đối với chế độ. Sự thiếu khoan dung và chủ trương phe phái của chế độ đă không làm phiền ḷng nhóm dân này, v́ họ vốn được những nhà truyền giáo mà phần lớn là người Y Pha Nho và Ái Nhĩ Lan dạy dỗ, những nhà truyền giáo này đă coi việc chống Cộng như một tín điều và là một lư do để sống c̣n. Tất nhiên không phải tất cả mọi người Công giáo ở miền Trung đều một ḷng theo Diệm. Chung quanh linh mục Cao Văn Luận, vị Viện trưởng Đại học bị giải nhiệm vào tháng Sáu v́ đă cố gắng bênh vực Phật giáo đồ, và một số giáo sư trường Thiên Hựu (Providence), ta thấy h́nh thành một khuynh hướng tiến bộ, rộng răi, và tuy khuynh hướng này không chấp nhận việc thủ tiêu anh em ông Diệm nhưng lại coi sự cáo chung của chế độ như một sự giải thoát, như bỏ đi được cái quyền áp đặt vốn đè nặng trên khối Công giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, Đức cha Ngô Đ́nh Thục, anh trưởng của vị Tổng thống và là Tổng Giám mục của địa phận Huế, lại cố sức xây dựng một khuynh hướng khác được nuôi dưỡng bằng những kỷ niệm thật tàn bạo. Đối với ông ta, Thiên Chúa giáo chỉ có thể tồn tại bằng một cuộc thánh chiến thường trực. Ông ta không ngừng nhắc lại rằng không đầy một thế kỷ trước đây, dưới thời Minh Mạng, 25 ngàn giáo dân đă bị sát hại trong vùng này, và không tới 20 năm trước đây, cả ngàn người Công giáo đă chết tại tỉnh Quảng Ngăi thời Việt Minh nổi dậy lần đầu; ông ta đă có thể áp đặt t́nh trạng báo động thường xuyên là t́nh trạng ḱnh chống ngấm ngầm cho khối Công giáo. Điều này giải thích sự khắc khoải của khối dân này sau khi quyền lực của người chúa tể đă mất đi.
Chính tại miền Nam kỳ cũ là nơi mà người Công giáo nói chung đă chấp nhận sự sụp đổ của chế độ nhà Ngô. Trước hết v́ miền Nam kỳ cũ (Cochinchine) là nơi mà tư tưởng được lưu chuyển một cách tự do nhất, nơi mà chủ nghĩa duy tân được phát triển một cách tự nhiên, và cũng là nơi mà sự khoan dung được phát triển. Đồng thời, cũng tại miền Nam kỳ cũ đó, Ṭa Khâm sứ Ṭa Thánh, Ṭa Tổng Giám mục, Đức Giám mục Nguyễn Văn B́nh, đă tỏ ra có can đảm đối đầu với quyền lực của ông Diệm đặc biệt là đă gửi cho ông Diệm ngày 16/6 một giác thư nhuốm đầy tinh thần của chỉ dụ “Ḥa b́nh trên thế giới” (“Pacem in Terris”) của Đức Giáo Hoàng – và một số đại diện cho các ḍng tu như các tu sĩ ḍng Chúa Cứu Thế, và nhất là ḍng Đa Minh, đă không che giấu sự chỉ trích của họ đối với chiều hướng càng lúc càng độc tài của một chế độ mà cuối cùng chỉ làm tác hại cho Công giáo.
Tuy nhiên, ta không thể đánh giá quá thấp sự xúc động do cái chết thê thảm của ông Diệm gây ra trong các giới nói trên. Không phải chỉ v́ ông Diệm – dù không có kinh nghiệm và mặc dù sự thối nát của chế độ - vẫn được kính trọng (“Một nhà ái quốc, theo cách riêng của ông ta”, theo lời của Hồ Chí Minh mà chúng tôi đă từng ghi nhận), mà chính v́ bảo ông ta tự tử là một điều làm cho người Công giáo bất b́nh, làm cho họ không tin, và làm cho việc giết ông ta không những là một hành động tàn độc, vô ích mà c̣n nhuộm vẻ gian đối.
V́ vấn đề tự tử được đặt ra, và v́ đó là điều không ai tin, cho nên cái huyền thoại muốn rằng “Tổng thống vẫn chưa chết”, cái huyền thoại ấy c̣n sống mạnh trong một số quần chúng Công giáo. V́ vậy mà các Tướng lănh đă lấy quyết định công khai hóa các h́nh ảnh để chứng minh rằng huyền thoại đó sai, ông Diệm quả đă chết. Việc để cho dư luận bàn tán quả thật không có lợi cho những người chiến thắng.
Chúng ta hăy lắng nghe một linh mục người Bỉ có dáng dấp của một nhà đô vật, với đôi mắt xanh và nét mặt sắt đá, loại “cha xứ anh chị” đặc biệt của phim ảnh Mỹ: “Ai là kẻ chịu trách nhiệm về t́nh trạng thảm khốc này, về sự thất bại hoàn toàn của chế độ, về sự xao xuyến mà giáo hội chúng ta đang phải nhận chịu? Ai? Tôi xin hỏi quư vị? Có phải là quân đội? Chính quyền? Người Mỹ? Xin thưa rằng không! Chính những người Công giáo phải gánh lấy trách nhiệm ấy. Đúng, chính những người Công giáo, toàn bộ khối Công giáo. Ai cũng lo đắc thắng, lo xu thời, mà không ai cố gắng – trừ ở những cấp độ rất khiêm nhượng – giúp việc lèo lái con thuyền, hầu sửa sai những lộng hành không chịu nổi của chế độ. Ai cũng tự ru ngủ để hoàn toàn lẫn lộn sự giàu có với Thiên Chúa giáo, sự trưởng giả với giai cấp. V́ vậy mà bây giờ như thế này, chờ đợi sự rửa hận của Phật giáo, một sự rửa hận có thể trở thành bi đát nếu Việt Cộng thành công và họ đang cố gắng để thành công trong việc lũng đoạn hàng ngũ Phật giáo. Chúng ta đă không biết sửa sai để chuộc lại cái quyền lực của ông Diệm. Bây giờ phải xây dựng lại từ số không, trên đổ vỡ, nếu đối thủ của chúng ta – gồm đến 4/5 dân xứ này – c̣n để cho chúng ta có th́ giờ để xây dựng…”[11]
Tôi đă trích dịch một phần đoạn phân tách của kư giả Jean Lacouture mà tôi nghĩ là phản ảnh đầy đủ và trung thực vai tṛ sai lầm và trách nhiệm hoàn toàn của người Công giáo Việt Nam dưới chế độ Diệm cũng như tâm trạng của họ sau ngày ông Diệm chết. Người Công giáo Nam kỳ cũ và người Công giáo tiến bộ th́ đă không muốn, hay muốn nhưng không hết ḷng, can gián anh em ông Diệm, c̣n người Công giáo Bắc di cư và người Công giáo miền Trung (trừ một thiểu số) th́ lại đồng lơa với chính sách cai trị sai lầm của anh em ông Diệm. Cho nên dù ông Dương Văn Minh có hành xử một cách quá khích khi ra lệnh giết ông Diệm th́ căn bản của toàn bộ vấn đề vẫn là do khối Công giáo Việt Nam đă gián tiếp hay trực tiếp đẩy anh em ông Diệm sa vào hố sâu tội lỗi, để chế độ của họ bị sụp đổ và anh em họ bị sát hại. Nói cách khác, nguyên do sâu sắc nhất và tác động mạnh mẽ nhất gây ra sự sụp đổ của chế độ Diệm và cái chết của anh em ông ta là do người Công giáo (nhất là người Công giáo di cư) và do Giám mục Ngô Đ́nh Thục. Viết đến đây tôi lại nhớ đến sự sáng suốt khôn ngoan của Đức Giáo Hoàng Paul VI khi Ngài bắt Ngô Đ́nh Thục phải ra đi vào đầu tháng 9 năm 1963, sau khi Ṭa Thánh nhận định đúng đắn được tội ác của anh em ông Diệm trong chính sách kỳ thị và đàn áp tôn giáo, nhất là sau vụ tấn công chùa chiền đêm 20/8/1963. (Theo “Hai Mươi Năm Qua” của Đoàn Thêm th́ có tin đồn Giám mục Ngô Đ́nh Thục khi đến La Mă đă không được phép bệ kiến Đức Giáo Hoàng). Viết đến đây tôi cũng lại nhớ đến Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên trung thành của Tổng thống Diệm, một đứa cháu của tôi, tuy không ư thức chính trị và không nắm vững t́nh h́nh chung của quốc gia nhưng cũng nh́n được một số sự kiện thực tế và nhận xét chân thực như sau:
“Thái độ của Tổng thống Diệm làm cho Đức Cha Thục nghĩ ḿnh là “Đại diện Thiên chúa” với Tổng thống. Dưới chế độ Diệm, không phải xứ đạo Công giáo nào cũng ủng hộ cả. V́ ngay cả Đức Khâm mạng Ṭa Thánh Vatican ở Sài G̣n một đôi lúc cũng khuyến cáo Tổng thống Diệm. Tuy nhiên, Tổng thống Diệm lờ đi. Nếu nói một cách phũ phàng th́ Tổng thống Diệm là người nể Đức Cha Thục quá mức. Đức Cha Thục đă góp phần vào việc đưa đẩy Tổng thống Diệm đến nơi an nghỉ cuối cùng”.[12]

Dù vậy, một ḿnh ông Ngô Đ́nh Thục vẫn chưa phải là thành tố tạo ra một giáo hội Việt Nam lộng hành và cao ngạo, lại càng không thể tạo ra một giai cấp Việt Nam mới chỉ gồm toàn tín đồ Công giáo sống tách rời khỏi đại chúng Việt Nam trên mặt chính trị cũng như xă hội. Cũng vậy, 9 năm được ưu đăi dưới chế độ Diệm chưa đủ lâu dài để khai sinh một lực lượng khuynh loát hầu hết sinh hoạt quốc gia ở thượng tầng kiến trúc, khống chế mọi khu vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc pḥng của quê hương. Phải có một yếu tố nào đó sâu sắc hơn, mănh liệt hơn, mà bản chất và tác phong của người Công giáo Việt Nam dưới 9 năm của chế độ Diệm chỉ là cao điểm cuối cùng mà thôi. Yếu tố đó, như tôi đă tŕnh bày trong một chương trước là sự nối dài, cả trong không gian lẫn thời gian, cái tinh thần giáo điều và độc tôn của Ṭa Thánh La Mă từ thời Trung cổ Tây phương đến mảnh đất Việt Nam, là sự khai thác những thỏa hiệp nhịp nhàng giữa thực dân và “Hội Truyền Giáo Hải Ngoại” trong chính sách xâm thực của đế quốc Pháp từ gần hai thế kỷ trên quê hương Việt Nam.
Yếu tố đó, từ nhiều năm trước, đă được phát hiện ra hoặc bởi những khuôn mặt lịch sử văn hóa lớn như Phan Bội Châu, Lư Đông A, Phan Khoang, Đào Trinh Nhất,… hoặc bởi đại khối quần chúng nhẫn nhục im lặng. Nhưng hiện đại hơn, yếu tố đó đă được Cọng Sản Việt Nam khai dụng tại miền Bắc để dùng sự thật lịch sử đó như một vũ khí khích động ḷng yêu nước trong những năm tháng kháng chiến và bây giờ. C̣n trong Nam, dĩ nhiên yếu tố đó c̣n lộ rơ một cách gay gắt hơn và cũng không thiếu người ư thức được sự thật lịch sử đó, nhưng trong cái khung cảnh chính trị miền Nam lúc bấy giờ, họ đă không muốn nói hoặc không dám nói ra.
Phải đợi cho đến năm 1963, khi sự lộng quyền và kiêu căng tích lũy từ nhiều năm lên đến mức độ cao nhất để hung bạo và trắng trợn kích phá Phật giáo, th́ vấn đề tôn giáo mới được dân tộc quyết liệt đưa ra ṭa án lịch sử, với đầy đủ nạn nhân, nhân chứng và hồ sơ cáo trạng.
Tôn giáo, trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, tính cho đến khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam, chưa bao giờ là nguyên ủy của những tranh chấp và khủng hoảng. Nhưng vào năm 1963, khi chủ xướng ngày cách mạng 1963, một số sĩ quan có ư thức chính trị đă thấy những phức tạp và tế nhị của vấn đề người Công giáo (nhất là “Công Giáo Cần Lao” tay sai của Diệm–Nhu) trong và sau khi phát động ngày cách mạng. V́ lật đổ chế độ Diệm không phải chỉ là lấy đi những đặc quyền đặc lợi của khối Công giáo mà c̣n đặt họ vào tư thế đồng lơa với ông Diệm, và quan trọng hơn cả, là đặt họ về lại đúng vị trí của một bộ phận khiêm nhường của dân tộc, một vị trí mà từ gần một thế kỷ qua họ đă dựa vào thế lực ngoại bang hoặc tay sai của ngoại bang để chối bỏ.
Tuy có ư thức được viễn cảnh khó khăn đó nhưng tin tưởng mănh liệt vào hành động đầy chính nghĩa, tin tưởng vào hậu thuẫn đông đảo của đồng bào cả nước, cho nên một số người chủ xướng ngày cách mạng 1/11/63 vẫn quyết tâm tiến hành việc làm của ḿnh dù biết rằng việc làm đó có gây căm thù và buồn hận cho một thiểu số hẹp ḥi và cuồng tín. Vả lại, lật đổ chế độ không những là chấm dứt t́nh trạng bất công và bế tắc của một xă hội thoái bộ mà c̣n chận đứng được âm mưu thỏa hiệp với Cộng Sản của những kẻ lănh đạo chế độ đó, v́ vậy, ở một mặt nào đó, yểm trợ cho lập trường chính trị của người Công giáo, vốn cho Cộng Sản là kẻ thù Satan không đội trời chung.
Lịch sử dân tộc bị một nút chận th́ phải tháo nó ra để tiến hóa, t́nh cảm dân tộc bị xúc phạm th́ phải hóa giải nó đi để t́m lại cái t́nh tự ḥa hài rất truyền thống của dân tộc. Người Công giáo Việt Nam là một bộ phận của dân tộc, họ có thể không nh́n thấy và không đồng ư về cái nh́n cách mạng đó sau ngày 1–11–63 v́ những xúc động nhất thời sau cái chết của ông Diệm, nhưng 20 năm sau, v́ liên đới ruột thịt đồng bào và v́ thảm trạng 30–4–75, họ hẳn là phải thấy và hiểu hơn ai hết, không phải để đoái công chuộc tội mà để c̣n chuẩn bị cho ngày về đất cũ quê xưa trong ṿng tay ưu ái của dân tộc. C̣n nếu họ vẫn không thấy được th́ tại họ, dân tộc không thể giúp đỡ họ mở mắt lớn hơn được nữa.
*
-o0o-
*
Vấn đề phức tạp và tế nhị thứ hai là “yếu tố người Mỹ”. Như tôi đă tŕnh bày trong một chương trước, mặc dù rất thất vọng với chế độ Diệm nhưng chính quyền Hoa Kỳ đă chỉ biết chiều chuộng, khuyến cáo và cố gắng sửa chữa mà thôi, không khác ǵ trường hợp Tổng thống Reagan 20 năm sau chịu đựng và khuyến cáo vợ chồng nhà độc tài tham nhũng Marcos (Phi Luật Tân) bằng cách vẫn tiếp tục viện trợ nhưng vẫn bí mật khuyến cáo. Thật vậy, khi gửi ông Cabot Lodge qua Việt Nam thay Đại sư Nolting, mục đích nguyên ủy của Tổng thống Kennedy chỉ nhằm làm áp lực Tổng thống Diệm phải cải cách chế độ cho trong sạch và có hiệu năng hơn mà thôi. Nếu Tổng thống Kennedy muốn đảo chánh ông Diệm th́ không đời nào mời một khuôn mặt chính trị cỡ lớn như ông Lodge, huống chi ông Lodge thuộc đảng Cộng Ḥa (có thể tố cáo âm mưu của ông Kennedy và đảng Dân Chủ khi hai đảng có những tranh chấp như trong các cuộc bầu cử chẳng hạn). Nếu ông Lodge đến Sài G̣n chỉ để đảo chánh ông Diệm th́ chắc chắn ông không bao giờ nhận lời làm Đại sứ tại Việt Nam Cọng Ḥa. Người Mỹ cho đến cuối tháng 10–1963 vẫn mong dùng ngoại giao và chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, việc mà tôi sẽ tŕnh bày rơ sau đây.
Sau vụ tấn công chùa chiền đêm 20–8–63, Tổng thống Kennedy bắt đầu cụ thể yêu cầu ông Diệm phải đưa ông Nhu ra nước ngoài, nhưng ông Diệm không chịu và Hoa Kỳ cũng đành bó tay không có giải pháp nào hơn. (Xin lưu ư rằng từ đầu năm 1963, âm mưu bắt tay với Hà Nội của anh em ông Diệm đă tiến triển khá sâu rồi. Tết âm lịch 1963, Hà Nội đă tặng ông Diệm một cành đào và được ông Diệm hân hoan cho trưng bày tại dinh Gia Long). Cho đến ngày 29–10–1963, ông Cabot Lodge vẫn chưa biết thời điểm phát động cách mạng chỉ c̣n 48 tiếng đồng hồ nữa, nên vẫn hy vọng vào nỗ lực thuyết phục ông Diệm cho ông Nhu xuất ngoại để giới hạn những đổ vỡ và những đảo lộn nếu có một cuộc chính biến xảy ra.
Ông Lodge đến Việt Nam với một nhiệm vụ rất rơ ràng và khó khăn là tạo ổn định chứ không gây rối loạn. Chính sách của Hoa Kỳ lúc bấy giờ đối với Việt Nam cũng là tăng hiệu năng chiến đấu chống Cộng mà điều kiện tiên quyết là khả năng vận động toàn bộ sức mạnh miền Nam của cấp lănh đạo Việt Nam Cọng Ḥa . Ông Lodge gần như có toàn quyền quyết định và những nhận định ông gửi về cho ṭa Bạch Ốc cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều được cứu xét một cách nghiêm chỉnh.
Trước khi đi sâu hơn vào vai tṛ của ông Lodge, tôi xin có vài hàng ghi lại về nhân vật ngoại quốc đă có một thời liên hệ đến vận mệnh nước ta, và để thấy Cabot Lodge là một chính trị gia cẩn mật, hành sự với những suy tính có lợi cho Việt Nam và Mỹ chứ không phải là một người nông nổi.
Tất cả bắt đầu vào ngày 18 tháng giêng năm 1963 tại một Câu lạc bộ Hải quân Hoa Kỳ, khi Tổng thống Kennedy nhờ Đại tướng Chester Clifton thăm ḍ xem ông Cabot Lodge có chấp nhận đi làm Đại sứ nước ngoài không? Ông Lodge đă trả lời: “Tôi có nghề nghiệp, tôi không cần t́m việc làm nhưng nếu có nơi nào khó khăn mà kinh nghiệm của tôi có thể hữu ích cho đất nước th́ tôi sung sướng chấp nhận”. Đầu tháng 6 năm đó, Tổng thống Kennedy mời ông vào ṭa Bạch Ốc và đích thân yêu cầu ông Lodge giữ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng Ḥa. Ông đáp lại rằng: “Nếu Tổng thống cần th́ dĩ nhiên tôi sẽ sẵn sàng, nhưng trước hết tôi phải hỏi ư kiến nhà tôi và cựu Tổng thống Eisenhower, vị lănh tụ đảng Cộng Ḥa đă”.
Mặc dầu trước đó, chính quyền Dân Chủ Kennedy đă từng mời những nhân vật Cộng Ḥa tham chánh như MacNamara (Bộ trưởng Quốc pḥng), Douglas Dillon (Bộ trưởng Ngân khố), John McCone (Giám đốc Trung ương T́nh báo) nhưng lần đề nghị này đă bị nhiều lănh tụ đảng Cộng Ḥa phản đối v́ sự phức tạp và phiêu lưu của nhiệm sở mới. Chỉ có Eisenhower là tán đồng và khen ngợi sự khôn khéo, khoáng đạt của Kennedy.
Ngày 18/6/1963, ông Lodge chính thức trả lời chấp thuận nhiệm vụ mới này.
“Đại sứ Henry Cabot Lodge thuộc một gia đ́nh vọng tộc của nước Mỹ. Thân phụ ông là một thi sĩ nổi tiếng, bạn thân với Tổng thống Theodore Roosevelt. Ngay từ thời thơ ấu, ông Lodge đă thường ăn cơm tại ṭa Bạch Ốc và chơi thân với các cháu của Tổng thống Adams, đă đi thăm những nhân vật nổi tiếng như Edith Wharton ở Paris và Henri James ở Anh Quốc. Ông Calvin Coolidge, thời chưa làm Tổng thống, đă đến diễn thuyết tại trường ông Lodge ngày ông thi đỗ Tú tài. Và sau này, khi ông trở thành một kư giả trẻ của tờ báo Herald Tribune, Tổng thống Coolidge đă mời ông tham dự buổi tiệc với anh hùng Lindbergh. Nội tổ của ông Lodge là một Nghị sĩ đảng Cộng Ḥa đối lập với Tổng thống Dân Chủ Wilson nhưng lại là người xây dựng cho ông Harding trở thành Tổng thống.
Cabot Lodge đă từng làm Nghị sĩ nhưng khi thế chiến thứ hai bùng nổ, ông từ giă nghị trường và xin gia nhập vào binh chủng thiết giáp rồi trở thành đồng đội với tướng Paul Harkins mà sự t́nh cờ lịch sử đă đưa đẩy cả hai ông sau này cùng phục vụ tại Việt Nam thời Tổng thống Diệm. Việc ông Lodge gia nhập quân đội để được chiến đấu đă làm cho cả Tổng thống Roosevelt lẫn Thủ tướng Churchill hết sức ca ngợi. Cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi với chức Trung tá đă đưa ông lên đến địa vị Trung tướng trừ bị và trở thành bạn thân của danh tướng Norstad, Tư lệnh Quân đội đồng minh tại Âu Châu. Ông thường được mời đến Ngũ Giác Đài và các câu lạc bộ sĩ quan để nghe thuyết tŕnh về t́nh h́nh quân sự, mặc dù ông không c̣n ở trong quân đội nữa.
Sau thế chiến thứ hai, ông trở lại hoạt động chính trị và đắc cử Nghị sĩ. Nhưng khi ra tái ứng cử lần nữa, ghế Nghị sĩ của ông lại lọt về tay ông John Kennedy v́ khi giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Vận Động Bầu Cử cho Tổng thống Eisenhower, ông đă tỏ ra quá khích.
Trong gần 10 năm giữ chức Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, ông thường chống đối gay gắt viên Đại sứ Nga Sô, nhưng khi Thủ tướng Khrushchev viếng thăm Hoa Kỳ th́ Cabot Lodge lại làm người hướng dẫn. Tổng thống Lyndon Johnson tôn vinh Cabot Lodge là một nhà chính trị hoàn toàn bất vụ lợi. C̣n George Marshall, Đại tướng kiêm chính trị gia, cũng đă ca ngợi: “Hễ khi nào quốc gia cần đến một người th́ người đó phải là Henry Cabot Lodge”.
Cuộc đời Henry Cabot Lodge từ trẻ đến già là một cuộc đời chứa đựng nhiều hoạt động, nhiều biến cố, nhiều bất ngờ,… Cuộc đời đó vẫn sống măi với lịch sử trong huy hoàng”.[13]
Đại sứ Henry Cabot Lodge là một chính trị gia tên tuổi của nước Mỹ. Ông đă kinh qua nhiều bậc thang chiến đấu: từ một nhà báo đến một chiến sĩ tại chiến trường, từ một Nghị sĩ trong chính trường đến đại diện cho quốc gia của ông tại Liên Hiệp Quốc, và nhất là vai tṛ thiết kế ra những chính sách quan trọng cho đảng Cộng Ḥa. Ở địa vị nào ông cũng thành công, và tại “vũng lầy Việt Nam” ông đă tham dự vào một biến cố làm chuyển động lịch sử cả Mỹ lẫn Việt.
Năm 1963, độ một tháng sau kh lật đổ chế độ Diệm, ông bà Cabot Lodge đến nhà tôi ở đường Gia Long thăm viếng vợ chồng chúng tôi và yêu cầu chụp chung một tấm h́nh để làm kỷ niệm. Trong buổi gặp gỡ đó, ông Đại sứ và tôi đă ôn lại biến cố vừa qua để cùng nhau vừa tiếc vừa trách ông Diệm đă đặt t́nh nhà trên nợ nước, đă có những lời nói dứt khoát quyết liệt chống lại lănh tụ Cộng Sản Hồ Chí Minh mà sau đó lại nghe lời em để thỏa hiệp với ông Hồ Chí Minh phản bội cả Việt Nam lẫn Mỹ.
Năm 1964, vào khoảng tháng Ba, khi tôi giữ chức Phó Thủ tướng đặc trách Văn Hóa Xă Hội và Lao Động trong chính phủ Nguyễn Khánh, Đại sứ Lodge đă trở lại thăm tôi tại văn pḥng. Tôi với ông đă thảo luận gần năm tiếng đồng hồ để kiểm điểm t́nh h́nh chính trị và quân sự. Trong cuộc gặp gỡ này, tôi đă dùng h́nh ảnh “Thượng điền tích thủy hạ điền khan” của nông thôn Việt Nam để đề nghị với ông một kế hoạch chận đứng sự xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam mới hy vọng văn hồi và xây dựng được sức mạnh của Việt Nam Cộng Ḥa. Ông lấy làm thích thú chăm chỉ nghe tôi tŕnh bày kế hoạch thiết lập một “pḥng tuyến” chạy dài từ bờ biển Nam Hải lên đến biên giới Lào–Việt, song song với quốc lộ số 9 để ngăn chận sự xâm nhập của quân Bắc Việt. Đi xa hơn, tôi đề nghị phải vận động với chính phủ Lào để kéo dài chiến tuyến ấy trên lănh thổ Lào hầu cắt ngang đường ṃn Hồ Chí Minh, c̣n phía biển, phải sử dụng tối đa lực lượng Hải Quân Việt Mỹ hỗn hợp để kiểm soát bờ biển, ít nhất là từ Đà Nẵng ra Quảng Trị. Tôi nói rằng “dù tát hết nước ruộng dưới mà ruộng trên cứ ào ạt đổ vào th́ không bao giờ giải quyết được trận chiến tranh tại miền Nam.” Tôi đă đưa ra những dẫn chứng Đông Tây, Cổ Kim để thuyết phục ông: Trương Lương đă đốt đường sạn đạo để chận đứng sự xâm nhập của quân Hạng Vơ và ngăn ngừa ư định đào ngũ của những quân sĩ có đầu óc chủ bại muốn trốn về Trung Nguyên; Khương Duy đă nhờ dăy núi Kỳ Sơn giữ vững Tứ Xuyên một thời gian khá dài chống quân Tư Mă Ư. Chiến lũy Maginot đă buộc quân Đức Quốc Xă phải tiến về phía Ḥa Lan mới vào được đất Pháp. Chiến tuyến 38 đă ngăn chận và đập tan mọi ư đồ của quân Bắc Hàn tấn công Nam Hàn. Và Khrushchev đă phải xây “Bức tường Ô Nhục” để chận làn sóng tị nạn của dân Đống Đức trốn qua Tây Bá Linh. Đại sứ Cabot Lodge đă công nhận những tŕnh bày chiến lược của tôi là hợp lư và hứa sẽ thảo luận với các nhà làm chính sách tại Hoa Thịnh Đốn. Ngày ông từ giă Việt Nam, tôi viết một bài báo trên tờ “Sống” của Chu Tử để tiễn biệt ông và nhắc lại lời đề nghị lập Pḥng Tuyến Bến Hải. Không biết Đại sứ Lodge có bàn bạc ǵ với chính phủ ông hay không, nhưng mấy năm sau (1968) một pḥng tuyến đă được thiết lập đúng như lời tôi đă đề nghị và được gọi là “Chiến tuyến MacNamara”. (Năm 1969–1970, trong khóa II của lớp Cao Đẳng Quốc pḥng, Đại tướng Cao Văn Viên cũng đề nghị lập “Pḥng tuyến Bến Hải”). Tiếc thay, khi Hoa Kỳ xây dựng pḥng tuyến này th́ chiến sự đă vô cùng sôi động, pḥng tuyến MacNamara chỉ xây được 28 cây số rồi đành phải bỏ dở.
Ngày Đại sứ Cabot Lodge hồi hương, chính phủ Nguyễn Khánh thảo luận việc tặng cho ông một món quà kỷ niệm. Sau một hồi bàn bạc, tôi đề nghị tặng cho Đại sứ chiếc khăn đóng và chiếc áo gấm, một lưu niệm có màu sắc Đông phương. Đề nghị này được Hội Đồng Chính phủ thích thú chấp thuận rồi Thủ Tướng Nguyễn Khánh đề nghị nên thêm sáu chữ “Công dân danh dự Việt Nam” cho hợp với món quà chiếc khăn đen và tấm áo gấm. Trong tác phẩm “Hai Mươi Năm Qua”, Đoàn Thêm có nhắc lại rằng: “Ngày 28 tháng 6 năm 1964, Đại sứ Cabot Lodge về Mỹ. Khi rời Sài G̣n, ông bận áo gấm, chít khăn xếp được hàng vạn người tiễn đưa ở phi trường Tân Sơn Nhất với cờ Việt–Mỹ la liệt, có cả Tăng Ni và rất đông sinh viên”.
Sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, tôi vượt biển đến Thái Lan ngày 6/5/75 và xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Tháng 10 năm đó, tại trại tiếp cư Pendleton, ông Leo Leary Jr., một vị cựu Đại tá Hải quân vừa là bạn láng giềng vừa là đồng đội với Tổng thống Kennedy thời Đệ Nhị Thế Chiến trên mặt trận Thái B́nh Dương (hiện ở Elsinore, California), đặc trách việc bảo trợ và nhập cảnh cho gia đ́nh tôi, nhưng v́ có nhiều thành kiến với số tướng lănh Việt Nam tham nhũng nên đă t́m hỏi kỹ càng cựu Đại sứ Lodge về dĩ văng của tôi. Và ông Lodge đă không ngần ngại trả lời: “Tướng Đỗ Mậu là vị tướng liêm chính nhất trong hàng tướng lănh Việt Nam mà tôi được biết”.
Thân phận tầm thường của tôi, xuất thân từ nơi bùn lầy nước đọng của miền Trung Việt Nam nghèo nàn, không ngờ lại có duyên nợ với một nhân vật chính trị tiếng tăm của đại cường quốc Hoa Kỳ. Và cái t́nh chiến hữu của những năm Việt Nam sôi động chiến tranh cuối cùng đă thành cái t́nh bằng hữu khi cả hai người đều trả lại những thăng trầm phù du cho đời vào cái tuổi tri thiên mệnh.
Nhắc lại, trước khi rời Hoa Kỳ để nhận nhiệm sở mới, ông Lodge đă được cả hai Bộ Quốc Pḥng và Ngoại Giao tŕnh bày đầy đủ về t́nh h́nh chính trị và quân sự của miền Nam cũng như của miền Bắc Việt Nam. Tổng thống Kennedy đă than với ông rằng: “…tôi đă phải mất quá nhiều th́ giờ nhất cho vấn đề Việt Nam. Tôi muốn ông nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề rồi gửi cho tôi những khuyến cáo cần thiết”.
Hai tháng sau khi nhận lời với Tổng thống Kennedy, ngày 14/8 ông được toàn thể “Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện” biểu quyết tín nhiệm. Theo hồi kư của ông th́ trước ngày lên đường (17/8), ông đă gặp một nhân vật Việt Nam tên tuổi tại Hoa Thịnh Đốn (mà ông giấu tên) và được vị này khuyến cáo “Trừ khi bà Nhu và người chồng quá khích, cuồng tín của bà rời khỏi Việt Nam, không th́ không một quyền lực nào trên thế gian này có thể ngăn chận được việc ám sát ông Diệm và vợ chồng Nhu”.[14]
Nhân vật này hẳn muốn ám chỉ đến những tiền lệ trong lịch sử và bóng gió muốn nhắc lại các vụ mưu sát ông Diệm tại Ban Mê Thuột (1957), vụ binh biến Nhảy Dù (1960) và vụ ném bom dinh Độc Lập (1962).
Trên chuyến bay về Á Châu mà chặng nghỉ đầu tiên là Nhật Bản, ông đă nói chuyện với nhà văn Eugene Burdich, tác giả cuốn “The Ugly American” nổi tiếng. Nhà văn này khuyên ông nên lưu ư đến những ư kiến của các kư giả kinh nghiệm hơn là của các nhân viên Ṭa đại sứ Mỹ tại Sài G̣n.
Trong 4 ngày tại Tokyo, ông đă t́m hiểu thêm về giáo lư của đạo Phật qua một thiền sư Nhật Bản (bạn thân của một tăng sĩ Phật giáo Mỹ vốn là tri kỷ của ông nội ông), và đă ngăn cản kịp thời một nữ cư sĩ Việt Nam định tự thiêu trước khách sạn của ông để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Diệm tại Việt Nam.
Đêm 20/8, trong khi Nhu tung quân càn quét các cơ sở Phật giáo th́ ông Lodge đang ở Hồng Kông và nhận được công điện của Tổng thống Kennedy yêu cầu phải đi Sài G̣n gấp để nghiên cứu và đối phó với t́nh h́nh càng lúc càng sôi động tại Việt Nam.
Ông đến phi trường Tân Sơn Nhất ngày 22/8 và về thẳng ṭa Đại sứ mà không tuyên bố ǵ với cả một đoàn quân báo chí đang đợi ông ở phi cảng. Ông đến Sài G̣n vào lúc chính quyền Hoa Thịnh Đốn đang bị phân hóa v́ vấn đề Việt Nam và những nhân viên quan trọng Mỹ tại Sài G̣n cũng đang có những mâu thuẫn về lập trường đối với chế độ Diệm. Tướng Paul Harkins và trưởng nhiệm sở CIA Richardon th́ ủng hộ ông Diệm, trong lúc phó đại sứ Williams Truhart lại quyết liệt chống đối hai anh em Diệm Nhu. Do đó mà trong mấy ngày đầu tiên, ông Lodge đă để nhiều th́ giờ để nói chuyện với các kư giả, để t́m hiểu t́nh h́nh thật chính xác. Thượng tọa Trí Quang và Đại đức Nhật Thiện, lúc bấy giờ đang trú ẩn trong ṭa Đại sứ Mỹ sau vụ tổng tấn công chùa chiền của Nhu, cũng đă là hai người khách của ông.
Ngày 24 tháng 8, Đại sứ Lodge đến dinh Gia Long tŕnh ủy nhiệm thư lên Tổng thống Diệm. Ông Diệm tiếp Đại sứ rất niềm nở nhưng ông Đại sứ lại đă tỏ ra rất ưu tư về sự suy thoái đáng lo ngại của t́nh h́nh an ninh và chính trị. Sài G̣n vẫn ở trong t́nh trạng giới nghiêm. Chủ đích của Đại sứ Lodge lúc này là muốn t́m mọi cách để cứu vớt ông Diệm, bởi v́ theo đại sứ th́ trong t́nh trạng bi thảm này, nếu ông Diệm không cầm chính quyền nữa t́nh h́nh miền Nam sẽ trở nên rối loạn hơn. Tuy nhiên, trong cuộc đàm đạo với ông Diệm, đại sứ Lodge đă nhận thấy ông Diệm không chịu công nhận những lỗi lầm của ông ta mà chỉ kể đi kể lại cuộc đời thơ ấu của ḿnh lúc c̣n ở Huế và liên tục nói những chuyện lạc đề đến nỗi ông Đại sứ phải cắt ngang câu chuyện để xin cáo từ.
Sau này đại sứ Lodge cho những cộng sự viên thân cận biết: “Diệm không có khả năng cai trị đất nước, ngay cả nói chuyện mà cũng không nói được cho lưu loát”. Trong lúc ông Lodge nói về những vấn đề đại sự quốc gia th́ ông Diệm chỉ nh́n trần nhà rồi lắp bắp tuôn ra những lời nói hoàn toàn thiếu thực tế” [15].*
Sau khi đă tiếp xúc với các giới chức chính thức, ông Lodge lại t́m cách mở rộng những t́m hiểu của ḿnh đến các giới khác. Ông gặp riêng những người dân b́nh thường như anh em sinh viên, các người buôn bán dọc hè phố, các bác đạp xích lô, các binh sĩ Mỹ và Việt. Ông cũng đă gặp Đức Khâm Mạng Ṭa Thánh Salvatore Aota, ông Patrick J. Honey, một giáo sư người Anh chuyên nghiên cứu về nghệ thuật văn chương Việt Nam và rất nắm vững t́nh h́nh người Việt v́ có nhiều bạn bè trong giới trí thức, nghệ sĩ Việt Nam. Ông đă thấy rơ những xe vận tải nhà binh mang dấu hiệu Hoa Kỳ do tài xế của Lực Lượng Đặc Biệt của ông Ngô Đ́nh Nhu chở đầy học sinh về các trại giam. Ông được báo cáo về việc nhiều cô gái bị cảnh sát bắt giam và bị tra tấn, có người bị tra điện. Ông biết rơ Giám mục Ngô Đ́nh Thục, người có ảnh hưởng lớn nhất của chế độ, đă ra lệnh đàn áp khủng bố Phật tử mặc dù chính Ṭa Thánh La Mă đă bày tỏ sự lo âu và khuyến cáo. Ông cũng thấy rơ bà Nhu với “quyền lực ma quỷ” đă bắt buộc chồng và anh chồng là Tổng thống Diệm phải có những biện pháp quyết liệt nhất đối với Phật giáo. Ông có cảm tưởng bà Nhu rất thích thú với những hành động hung ác và dă man. Bà Nhu được báo Times đăng h́nh b́a với lời ghi chú về cách thức bà ta đối phó với những kẻ biểu t́nh: “Phải đập chúng nó ba lần mạnh hơn”.
Sau khi nghiên cứu tường tận và tỉ mỉ, ông Lodge đă phải đồng ư với nhân vật Việt Nam tên tuổi ở Hoa Thịnh Đốn mà ông đă gặp trước kia là chỉ trừ phi bà Nhu và người chồng hung bạo của bà rời khỏi nước ông Diệm mới có thể cứu thoát được. Đại sứ Lodge đă gửi lời khuyến cáo đó về cho Tổng thống Kennedy” [16].**
Căn cứ trên những phúc tŕnh khác nhau từ Sài G̣n, so sánh với những bản tin của các chính phủ khác có ṭa đại sứ tại Việt Nam và dựa vào lời khuyến cáo của ông Lodge, vào giữa tháng 9, Tổng thống Kennedy đă trả lời Walter Cronkite của đài truyền h́nh CBS rằng “Chính phủ Diệm đă không được dân chúng Việt Nam ủng hộ nữa. Việc ông Diệm đàn áp Phật giáo là một hành động thiếu khôn ngoan và tôi nghĩ rằng phương thức đó không thể chiến thắng Cộng Sản nổi… Chỉ cần thay đổi chính sách, và có lẽ thay đổi nhân sự nữa, th́ chính phủ Diệm mới t́m lại được hậu thuẫn của nhân dân miền Nam Việt Nam. C̣n nếu ông Diệm không thực hiện cải cách th́ tôi nghĩ rằng ông ta sẽ không có một hy vọng nào để chiến thắng Cộng Sản”. Lời tuyên bố này càng chứng tỏ Tổng thống Kennedy vẫn không muốn lật đổ ông Diệm, chỉ muốn ông Diệm thay đổi chính sách cai trị và chính sách nhân sự. Cho nên tuy tuyên bố như vậy nhưng Tổng thống Kennedy vẫn chưa có ư định cắt bỏ viện trợ để áp lực ông Diệm… Và tại Sài G̣n, ông Lodge đă khôn khéo diễn dịch một cách cụ thể lời của Kennedy bằng cách đề nghị với ông Diệm “nên để cho ông Nhu và em dâu rời khỏi Việt Nam cho đến khi cuộc khủng hoảng chính trị chấm dứt, liên hệ tốt đẹp giữa chính quyền và quần chúng được tái lập”. Ông Diệm đă tỏ ra ngạc nhiên và bất măn về đề nghị này, đề nghị mà ông cho là t́m cách chia rẽ gia đ́nh ông và làm cho quốc gia mất đi những nhà lănh đạo tài ba như ông bà Nhu (!!!).
Nhưng chỉ vài tuần sau đó th́ ông Thục bị Ṭa Thánh La Mă bắt buộc rời Việt Nam, và khi đến Rome, ông đă bị Ṭa Thánh cấm không được tuyên bố chống đối Phật giáo nữa, c̣n bà Nhu th́ cầm đầu một phái đoàn dân biểu đi Belgrade tham dự hội nghị Liên Hiệp Nghị Sĩ với ba chặng ghé là Ư, Pháp, và Mỹ để giải độc dư luận quốc tế.
Tại Paris, phái đoàn bị Việt kiều và sinh viên Việt Nam chống đối ném cà chua, trứng thối, c̣n báo chí Pháp th́ chất vấn dữ dội về vụ đàn áp Phật giáo. Tại La Mă bà đă khuyến cáo Giáo Hoàng nên khôn ngoan hơn v́ những vấn đề “đời” không thuộc thẩm quyền của Giáo Hoàng. Và tại Nữu Ước, ngày 25–9, bà tuyên bố rằng những sĩ quan Mỹ chiến đấu tại Việt Nam đă có thái độ như con nít, không biết cách làm việc. Trước sự khiêu khích và miệt thị đó, ông Lodge đă phải từ bỏ những ngôn ngữ ngoại giao lịch sự để gọi bà Nhu là một thứ Rồng Cái (Dragon Lady) và lấy thái độ quyết liệt hơn để nói lên sự công phẫn của quần chúng và quốc hội Mỹ: “Thật là một lời tuyên bố đầy xúc phạm. Hàng ngày đă có những quân nhân Mỹ hy sinh và nhiều khi bỏ ḿnh bên cạnh những đồng đội Việt Nam, cho nên thật là khó hiểu khi có người đă thốt ra những lời độc ác như vậy. Những sĩ quan Mỹ đang hy sinh đó đáng lẽ được biết ơn th́ lại bị chửi rủa”. (Tất nhiên khi đă muốn đuổi Mỹ và bắt tay với Hà Nội, bà Nhu mới có những lời lẽ như vậy: ghi chú của tác giả).
Tuy nhiên, mặc dù t́nh trạng căng thẳng như vậy nhưng đại sứ Lodge vẫn t́m cách cứu vớt ông Diệm và cũng để cứu luôn ông ta. Ông đă buộc phải nói rơ cho ông Diệm hai điều kiện: Thứ nhất là phải đưa ông Nhu ra khỏi nước, thứ hai là phải ḥa giải với phong trào đ̣i tự do tôn giáo của Phật giáo. Trong lúc đó th́ sau khi nghe tường tŕnh của Bộ trưởng Quốc pḥng MacNamara và Tướng Taylor vừa từ Việt Nam về, Ṭa Bạch Ốc đă tuyên bố một cách hoà dịu để khỏi làm mất mặt ông Diệm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chính sách cộng tác với nhân dân và chính phủ miền Nam để chống lại Cộng Sản”.
Mặc dù chính Tổng thống Kennedy công khai tỏ thái độ nhân nhượng nhưng t́nh h́nh vẫn càng lúc càng căng thẳng hơn, ông Diệm vẫn ngoan cố c̣n ông Nhu th́ chẳng những không chịu rời khỏi nước nhà mà c̣n âm mưu bắt tay với Cộng Sản và cứng rắn đối với Phật giáo. Chính phủ Mỹ buộc phải làm áp lực bằng cách chấm dứt một vài khoản viện trợ. Trước hết là cắt viện trợ về sữa, trị giá 4 triệu Mỹ kim, và bà Nhu khi nhận được tin này ở Nữu Ước, đă tuyên bố rằng người Việt Nam không cần sữa, sữa chỉ để cho heo ăn. Sau khi Mỹ tuyên bố cắt ngân khoản viện trợ kia th́ tin đồn nổi lên khắp Sài G̣n rằng Đại sứ Cabot Lodge, ông Mecklin và nhiều nhân viên ṭa đại sứ Mỹ sẽ bị ám sát… đến nỗi Đại sứ Lodge phải có súng riêng bên cạnh ḿnh.
Sau đó, chính phủ Mỹ cũng chấm dứt luôn khoản viện trợ 250.000 Mỹ kim là « chi phí hành chánh » của Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung, đội quân riêng của ông Ngô Đ́nh Nhu [17].
Đồng thời giám đốc CIA tại Sài G̣n là Richardson, một người thân tín của Nhu, cũng bị gọi về Hoa Thịnh Đốn.
Ngày 19-10, Ṭa Đại sứ báo cho Đại tá Tung biết là viện trợ chỉ tiếp tục tháo khoán khi nào Tung đồng ư thông báo cho cố vấn Mỹ của lực lượng biết các cuộc di chuyển, và lực lượng chỉ có nhiệm vụ chiến đấu chống Cộng Sản mà thôi. Trong lúc đó, tướng lănh Việt Nam Cọng Ḥa cho Ṭa đại sứ biết họ có kế hoạch tổ chức một cuộc đảo chánh. Họ không đ̣i Mỹ giúp đỡ v́ nó là vấn đề nội bộ Việt Nam. Tuy nhiên, đó sẽ là một cuộc đảo chánh thân thiện với Hoa Kỳ và yêu cầu Hoa Kỳ đừng có hành động chống đối. Về phía người Mỹ, Ṭa đại sứ cũng cho biết không thể giúp đỡ nhóm đảo chánh được, sẽ không chống đối nhưng xin được thông báo đầy đủ tin tức” [18].*
Về phía quân đội Việt Nam mà tướng Trần Văn Đôn được coi là đại diện với tư cách Quyền Tổng Tham mưu trưởng, sau nhiều lần tŕnh lên ông Diệm những đề nghị cải cách chế độ nhưng không được chấp thuận, đă thế anh em ông Diệm lại c̣n dùng thủ đoạn lạm dụng danh nghĩa quân đội khi tấn công chùa chiền để tạo uy thế trong quần chúng, nên ngày 23–8 (ba ngày sau khi chùa chiền bị tấn công) tướng Đôn cho mời một người Mỹ bạn thân của ông là Trung tá CIA Conein đến gặp để trao đổi quan điểm về cuộc khủng hoảng. Ông Đôn cho biết quân đội không tham dự vào hành động bạo tàn của nhà Ngô trong việc đàn áp Phật giáo. Ngược lại, Conein cũng cho tướng Đôn biết th́ về phía Mỹ, dù đại sứ Nolting từ trước vốn rất thân thiện với anh em ông Diệm nhưng sau vụ tấn công chùa chiền mà nhiều kư giả Mỹ đă ví von giống như hành động của quân xung phong SS của Đức Quốc Xă, th́ liên hệ giữa ông Diệm và Đại sứ Nolting trở nên căng thẳng, dù trong thâm tâm ông Nolting vẫn c̣n ủng hộ ông Diệm.
Cũng sau vụ tấn công chùa chiền, một số tướng lănh gồm có Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, thường đến gặp hai tướng Khiêm và Đính tại Bộ Tổng tham mưu để thảo luận phương cách áp dụng lệnh giới nghiêm thế nào cho quân đội ít bị dính líu đến âm mưu của ông Nhu nhất. Ngày 5 tháng 9, hai tướng Đôn và Đính mà anh em nhà Ngô vẫn c̣n rất tin tưởng, gửi tờ tŕnh lên ông Diệm với hai đề nghị: một là băi bỏ lệnh thiết quân luật, và hai là tạm đưa ông bà Nhu ra nước ngoài để xoa dịu ḷng quân dân. Mấy ngày sau, ông Diệm cho gọi tướng Đôn vào dinh Gia Long quở trách hai ông Đôn và Đính đă có nhiều tham vọng, đồng thời ông Nhu đă bôi nhọ tướng Đính bằng cách tung cho báo chí biết tin tướng Đính xin làm Bộ trưởng Nội vụ, rồi cho tướng Đính đi nghỉ ở Đà Lạt ít ngày với lư do “tinh thần căng thẳng”.
Trước thái độ tham quyền cố vị và đầu óc ngoan cố đó, trước cuộc khủng hoảng chính trị càng lúc càng đẩy miền Nam vào suy thoái, và trước nguy cơ của một thỏa hiệp bất lợi và nguy hiểm với Cộng Sản, tướng Đôn quyết định dứt khoát và cụ thể hóa thái độ chống đối của quân đội bằng một cuộc chính biến mà mở đầu là một cuộc binh biến do quân đội phát động. Sau khi vận động được tướng Tôn Thất Đính vào tổ chức để nắm vững Quân Đoàn III và đặc biệt khu vực Sài G̣n–Gia Định, tướng Đôn bèn mở rộng tổ chức bằng cách liên kết với các lực lượng quân, dân, chính khác. Đến đầu tháng 10 năm 63 th́ các kế hoạch binh biến đă thành h́nh và lực lượng cách mạng đă vững mạnh, chỉ c̣n chờ ngày phát động. Lúc bấy giờ bộ chỉ huy cuộc chính biến mới bắt đầu giải quyết vấn đề người Hoa Kỳ.*****
Ngày 2 tháng 10 tại Nha Trang, tướng Đôn cho Conein biết quân đội quyết định lật đổ chế độ Diệm; đồng thời đề nghị tướng Dương Văn Minh gặp Conein. Ngày 5 và 10 tháng 10, Conein đến gặp tướng Minh và được biết thái độ của lực lượng cách mạng đối với anh em ông Diệm cũng như đối với người Mỹ. Đối với anh em ông Diệm thái độ được phản ánh bằng ba chọn lựa: Chọn lựa thứ nhất là ám sát vợ chồng Nhu và Cẩn nhưng vẫn giữ lại ông Diệm làm Quốc trưởng; chọn lựa thứ hai là bao vây Sài G̣n làm áp lực đ̣i hỏi ông Diệm cải tổ chính sách và nhân sự; và chọn lựa thứ ba là đánh tan Lực lượng Đặc biệt và Lữ đoàn Liên binh Pḥng vệ Tổng Thổng phủ (cả hai gồm độ 6000 người) rồi mới gặp ông Diệm để đưa yêu sách cải tổ chế độ. Trong cả ba trường hợp đều duy tŕ ông Diệm làm nguyên thủ quốc gia, chỉ triệt tiêu ảnh hưởng và quyền lực chính trị của các anh em ông Diệm mà thôi.
Riêng đối với Mỹ, tướng Minh đại diện cho lực lượng cách mạng đă không yêu cầu một yểm trợ chính trị, quân sự hay t́nh báo nào trước và trong ngày cách mạng, mà chỉ yêu cầu Hoa Kỳ không t́m cách ngăn chận cuộc chính biến và đặc biệt sau khi cách mạng thành công th́ vẫn tiếp tục chương tŕnh quân viện và kinh viện cho VNCH để miền Nam phục hồi sức mạnh chống Cộng và xây dựng dân chủ.
Ngày 28 tháng 10, nghĩa là sau khi đă quyết định lấy ngày 1–11–63 làm ngày phát động, tướng Đôn gặp ông Lodge trong buổi tiễn ông Diệm đi Đà Lạt tại phi trường Tân Sơn Nhất (ông Lodge được ông Diệm mời theo trong chuyến kinh lư này) và được đại sứ Lodge cho biết chánh phủ Hoa Kỳ tỏ ư ủng hộ một cuộc thay đổi chế độ. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa tướng Đôn, đại diện tướng lănh với một nhân vật có thẩm quyền của chính quyền Mỹ. Khi được hỏi về thời điểm phát động, tướng Đôn đă từ chối không cho biết và nhấn mạnh rằng cuộc chính biến là một biến cố hoàn toàn thuộc về nội bộ của người Việt Nam. Ngay tối hôm đó, Conein lại đến gặp tướng Đôn và khẩn khoản xin biết ngày giờ phát động để có những biện pháp an ninh cho các cơ sở và nhân viên Hoa Kỳ, nhưng một lần nữa tướng Đôn lại từ chối và chỉ hứa cho biết trước trong một thời gian rất ngắn mà thôi.
Tối 28 tháng 10 tại Đà Lạt (nghĩa là hai ngày trước cuộc đảo chánh), ông Diệm mời ông Lodge, Đại tá Dunn và vợ chồng Thị trưởng Trần Văn Phước ăn cơm. Trong bữa tiệc này, ông Diệm đă trách Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ một cách vô lư. Lời trách móc này tuy không hữu lư nhưng cũng đă làm cho đại sứ Lodge phấn khởi và xem đó như một dấu hiệu của sự hồi tâm và sáng suốt của ông Diệm. Ngày 29 tháng 10, trên chuyến phi cơ trở về Sài G̣n, ông Lodge đă bắt đầu nuôi hy vọng ông Diệm sẽ cho Ngô Đ́nh Nhu rời khỏi nước [19].
Nhưng cũng trong ngày 29 tháng 10 đó, hai tướng Đôn và Đính gặp nhau tại Nha Trang để duyệt xét lại lần chót kế hoạch đảo chánh. Trong dịp này, tướng Đính yêu cầu tướng Đôn bảo vệ sinh mạng cho ông Diệm như trước đó tướng Khiêm đă đồng ư.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, vào khoảng 11 giờ sáng (hai giờ trước khi tiếng súng cách mạng bắt đầu nổ), tướng Đôn báo cho Conein biết cuộc binh biến sẽ bắt đầu vào buổi trưa và yêu cầu Conein đến Bộ Tổng Tham mưu để làm liên lạc viên giữa lực lượng cách mạng và các cơ quan Quân–Dân–Chính của Hoa Kỳ tại Việt Nam nếu cần. Conein bèn mặc quân phục, mang theo một khẩu 375 Magnum và một gói tiền độ 3 triệu đồng Việt Nam rồi đến Bộ Tổng Tham mưu.
Cũng cần phải nói rơ rằng số tiền ba triệu đồng Việt Nam do Conein mang đến đă không được một tướng lănh nào hay biết trừ tướng Đôn. Tướng Đôn không bao giờ tŕnh bày cho Hội Đồng Tướng Lănh biết có nhận số tiền đó của Conein hay không, và nếu có th́ đă sử dụng vào việc ǵ. Kư giả Karnow trong “Vietnam: A History” tŕnh bày rơ ràng trưa 1–11–1963, Conein khi tới Bộ Tổng Tham mưu gặp tướng Đôn đă mang theo một số tiền ba triệu đồng Việt Nam để “quân nổi dậy sử dụng nếu cần” (in case the insurgents needed funds). Ta thấy rằng cuộc cách mạng thành công là hoàn toàn nhờ đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân, nhờ quyết tâm nhất trí của quân đội, và nhờ kế hoạch tổ chức tinh vi chứ đâu có nhờ tiền, huống ǵ khi Conein mang tiền đến Bộ Tổng Tham mưu th́ giờ phát động cách mạng sắp điểm, quân đội c̣n cần tiền làm ǵ nữa. Ước mong rằng tướng Trần Văn Đôn giải tỏa nghi vấn nhỏ này để quân đội dưới quyền ông lúc bấy giờ khỏi mang tiếng và để sự trong sáng của cách mạng khỏi mang một tỳ vết nào. (Tướng Đôn đă không đề cập đến số tiền này trong Hồi kư “Our Endless War” của ông ta).*
Như vậy, kể từ ngày 5 tháng 10, khi tướng Minh chính thức tiếp xúc với Conein để tŕnh bày quan điểm và quyết định của Lực Lượng Cách mạng cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi tiếng súng cách mạng bùng nổ, trong không đầy một tháng ngắn ngủi nhưng sôi động đó, quả thật đă có những liên lạc giữa lực lượng cách mạng và chính quyền Mỹ (qua trung gian không phải chỉ Conein mà c̣n Đại sứ Lodge nữa). Sự liên lạc đó tuy chỉ có tính cách thông tin nhưng bản chất thật sự của nó là bản chất của một cuộc đấu tranh chính trị quốc tế. Thật vậy, không cần sau này phải viện dẫn vào nội dung hai bức công điện của Thứ trưởng Ngoại giao Roger Hillsman (ngày 24 tháng 8) [20], và của Đại sứ Lodge (ngày 29 tháng 8), lúc bấy giờ, tại Việt Nam ai cũng biết đa số nhân vật trong chính quyền Hoa Kỳ muốn nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị xă hội tại Việt Nam mà cụ thể và bắt đầu là ông Diệm phải dứt khoát loại trừ ảnh hưởng của những người anh em khỏi chính quyền.
Tuy nhiên, ước muốn đó vẫn chưa hoàn toàn phản ánh trung thực chính sách của Hoa Kỳ v́ vẫn c̣n nhiều người Mỹ khác tiếp tục ủng hộ ông Diệm (Phó Tổng thống Johnson, MacNamara, Giám đốc CIA Colby, Paul Harkins, Richardson, Nolting) đến nỗi Tổng thống Kennedy phải than “Lạy Chúa, chính phủ của tôi đang bị tan ra từng mảnh” (My God! My government is coming apart), và ngay cả bức công điện của Roger Hillsman cũng đă không được Tổng thống Kennedy hay Ngoại trưởng Dean Rusk duyệt xét trước v́ hai ông này lúc bấy giờ không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn. Chẳng những thế, trước những tin đồn và những dấu hiệu về rất nhiều cuộc đảo chánh tại Sài G̣n, cũng như để chận đứng những diễn dịch sai lầm về bức công điện vượt quyền của Hillsman, ngày 30 tháng 8, Tổng thống Kennedy đă đánh một điện tín khẩn cấp cho ông Lodge vào ngày 30/8 để “hủy bỏ cái điện tín ngày 24/8 và 29/8 – ngay tại Hoa Kỳ. Sự hủy bỏ đó đă vô hiệu hóa những lời lên án chính quyền Kennedy về hành động cho phép, ghi nhận hay khuyến khích một cuộc chính biến tại Nam Việt Nam” [21].*
Trước thái độ thiếu cương quyết và chưa rơ ràng như thế, các tướng lănh vốn đă tổ chức cuộc chính biến từ mấy tháng trước đó, nay quyết định chính thức thông báo cho chính quyền Hoa Kỳ về sự hiện diện và về quyết định lật đổ chế độ của quân đội. Đó là một “nước cờ” ngoại giao ngoạn mục nhắm hai mục tiêu: thứ nhất là kéo Hoa Kỳ ra khỏi thế liên minh bất đắc dĩ với ông Diệm một cách dứt khoát và vĩnh viễn, và thứ hai là tạo một liên hệ tốt đẹp ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho một tương quan đồng minh cần thiết sau cuộc chính biến.
Và mục tiêu thứ hai này mới là mục tiêu quan trọng.
V́ dù chính quyền Kennedy có đồng ư hay không, có phá hoại hay không, th́ lực lượng cách mạng cũng đă được tổ chức rồi và cũng đă được cuốn hút vào cao trào chống đối chế độ của toàn dân. Riêng các tướng lănh như Minh, Đôn, Kim, Đính, Khiêm, họ ở vào cái thế không thể lùi được nữa: các bộ phận khác của quân đội do những sĩ quan cấp tá tổ chức sẽ tiến hành cuộc cách mạng, dù có hay không có họ! Do đó, khi liên lạc với Ṭa đại sứ Hoa Kỳ, mà qua đó đánh dội về Hoa Thịnh Đốn, mục tiêu chính vẫn là duy tŕ được một giao hảo tốt đẹp giữa hai nước để Hoa Kỳ không những sẽ giúp miền Nam hồi phục lại được sức mạnh mà c̣n yểm trợ miền Nam dồi dào hơn cho một cuộc thư hùng Quốc Cộng chắc chắn sẽ khốc liệt hơn sau này.
Làm một cuộc chính biến để lật đổ một chế độ là việc khó nhưng vẫn không khó bằng sau cuộc chính biến đó đất nước sẽ mạnh hơn. Cho nên “nước cờ” ngoại giao đó của các tướng lănh là một hành động chính trị khôn ngoan và cần thiết để bảo đảm cho đất nước sẽ mạnh hơn sau này mà thôi. (Tiếc rằng, nếu họ đă thành công trong lănh vực duy tŕ được một mối giao hảo tốt với đồng minh Hoa Kỳ th́ ở những lănh vực khác, họ đă thất bại và tạo ra một chuỗi dài những xáo trộn mà tôi sẽ đề cập ở chương tiếp theo).
Quy luật chính trị và những đ̣i hỏi của t́nh thế rơ ràng như thế, nhưng những kẻ muốn bôi nhọ ư nghĩa lịch sử và giá trị cách mạng của ngày 1/11/63 sau này đă cố t́nh bóp méo lịch sử bằng hai sự kiện hoàn toàn không có thật [22]: thứ nhất là họ cho rằng nếu Mỹ không “bật đèn xanh” th́ quân đội và nhân dân miền Nam không đủ sức và không dám làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ Diệm, thứ hai là họ cho rằng chính chính quyền Kennedy là kẻ chủ xướng và điều động cuộc cách mạng 1/11/63.
Sự thật cho ta thấy dù biết ông Diệm bắt tay với Cộng Sản, dù biết ông Diệm không chấp nhận các khuyến cáo nhằm cải tổ chế độ, chính quyền Kennedy vẫn lúng túng không có một sách lược rơ ràng và trên mặt nhân sự, vẫn chia làm hai phe rơ rệt. Cho đến khi biết chắc rằng có một lực lượng cách mạng, với sự tham dự của quân đội, quyết định lật đổ chế độ, chính quyền Kennedy mới bày tỏ sự tán đồng của ḿnh, mới t́m cách gây liên hệ tốt.
Như vậy, rơ ràng cuộc cách mạng ngày 1–11–1963 hoàn toàn do quân dân Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện, và người Mỹ, đứng trước những khó khăn phức tạp của t́nh h́nh đă phải thụ động dựa vào đó để giải quyết những khó khăn của họ. Vậy th́ chính quân đội Việt Nam đă “bật đèn xanh” cho Mỹ chứ đâu phải Mỹ “bật đèn xanh” cho quân đội Việt Nam như nhóm Cần Lao Công giáo và một số kư giả Mỹ đă vô t́nh hay cố ư xuyên tạc. Những kẻ dùng luận điệu để xuyên tạc quân đội Việt Nam đă làm tay sai cho Mỹ trong cuộc đảo chánh 1–11–63 thật ra chỉ muốn t́m cách “cả vú lấp miệng em” để che giấu sự kiện chính ông Diệm mới là người đă được Hoa Kỳ “bồng” về Việt Nam cầm quyền, chính CIA đă giúp ông Diệm lật đổ vua Bảo Đại, đánh tan các giáo phái để ông Diệm trở thành Tổng thống làm nhiệm vụ bảo vệ tiền đồn chống Cộng cho Hoa Kỳ. Tôi muốn nói họ xuyên tạc chính nghĩa cách mạng 1–11–1963 và đă t́m cách che giấu tư cách “con cờ và tay sai” thực thụ cho Mỹ của ông Diệm. Tôi muốn nhắc nhở nhóm Cần Lao Công Giáo rằng tướng lănh Việt Nam năm 1963 đă không có thái độ hèn nhát như ông Diệm năm 1955 trong cuộc tranh chấp với vua Bảo Đại phải nhờ Landsdale cầu cứu với Ngoại trưởng Foster Dulles mà tôi đă kể rơ trong chương V.
*
Nói tóm lại, yếu tố thứ nh́, “yếu tố người Mỹ”, là một yếu tố có thật. Nó đă dính dự và tác động vào chính trường Việt Nam từ khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm thành h́nh. Cho nên trong nỗ lực chấm dứt chế độ đó, lực lượng Cách mạng đă phải đối diện với nó. Và đă giải quyết một cách khôn ngoan nhất trong điều kiện chính trị và lịch sử lúc bấy giờ. Sau này khi đă rút lui khỏi chính trường, ông Lodge cũng đă công nhận rằng:*
“Cuộc binh biến ngày 1-11-1963 là một biến cố hoàn toàn thuộc nội bộ Việt Nam. V́ thiếu sự xâm nhập vào chính trường khúc mắc của Việt Nam nên chúng ta không thể tổ chức đảo chánh ví dụ như chúng ta muốn. Chúng ta cũng không thể chận đứng được binh biến. Chính sách của chúng ta theo chỉ thị của Tổng thống Kennedy là “không chống phá và không ngăn chận một cuộc binh biến”. Chúng tôi đă thi hành triệt để chính sách này. Tôi tự hỏi rằng những người viết ‘The Pentagon Papers” đă tiết lộ tất cả mọi chuyện, tại sao họ lại không tiết lộ việc bức điện tín ngày 24-8 (của Hillsman) đă bị hủy bỏ bởi bức điện tín ngày 30-8. Phải chăng họ đă không biết đến sự kiện đó?” [23].
Ngoài ra, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một trong những lănh tụ đảng Đại Việt cũ, và là người có nhiều đồng chí quan trọng tham dự tích cực vào ngày cách mạng 1/11/63 như Huỳnh Văn Tồn, Nhiễu, Lương, Dương Hiếu Nghĩa, Nhan Minh Trang v.v… cũng đă đưa ra những nhận định và dữ kiện chính xác sau đây:
Bây giờ th́ ta đă thấy rằng chính phủ Hoa Kỳ không quyết tâm lật đổ Diệm, và trong mọi trường hợp, chắc chắn là không muốn Diệm bị giết. Việc lật đổ và sát hại xảy ra là chỉ do một số tướng lănh Việt Nam. Người Mỹ đă không thúc đẩy họ đảo chánh, người Mỹ chỉ không ngăn chận họ mà thôi. Trong tấn bi kịch này, nhân viên t́nh báo Trung ương Mỹ có đầy đủ tin tức nhờ mối quan hệ của họ với những kẻ chủ mưu như Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phạm Ngọc Thảo, tướng Trần Thiện Khiêm trước khi chính cơ quan này liên lạc một cách chính thức với Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh. Họ đă phục vụ chính phủ họ bằng cách cung cấp đầy đủ tin tức về những chuyện mà người Việt Nam muốn làm, và quá lắm là họ chỉ t́m cách để Trần Kim Tuyến thay thế Ngô Đ́nh Nhu. Họ thất bại trong cố gắng tách rời Diệm khỏi Nhu và trong cố gắng ngăn chận cho Diệm khỏi bị ám sát khi mà sự ngoan cố của Diệm đă làm cho cuộc đảo chánh trở thành một việc không tránh được…[24].
Quả thật giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đă có những nhận xét trung thực và nghiêm chỉnh của một nhà chính trị có kinh nghiệm đấu tranh lâu năm và của một nhà viết sử lương thiện. Có lẽ một phần nhờ ông có nhiều cán bộ đảng viên quân đội dưới quyền các tướng lănh đảo chánh, đă cho ông những tin tức nội bộ và phần khác có lẽ nhờ ông chịu nghiên cứu kỹ càng các tài liệu và công điện nói về chính biến 1963, đặc biệt là tài liệu và công điện được ghi trong cuốn “The Pentagon Papers” mà giá trị khả tín của cuộc sách này cũng như tên tuổi của tác giả Neil Sheehan không ai có thể phủ nhận được.
Qua phân tách trên đây của giáo sư Huy, ta có thể chia sự liên hệ móc nối giữa chính quyền Hoa Kỳ và các tướng lănh Việt Nam làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu giữa CIA Sài G̣n với nhóm thân CIA là tướng Khánh, tướng Khiêm, Đại tá Phạm Ngọc Thảo (làm việc cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến), và giai đoạn sau giữa chính quyền Hoa Kỳ và nhóm của tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, thành phần chính thức tổ chức và lănh đạo cuộc chính biến cũng như chịu trách nhiệm trước lịch sử và quốc dân. Hai nhóm tướng lănh này, một tháng trước khi phát động cuộc chính biến đang là hai nhóm biệt lập và nghi ngại nhau. Cần phải nhớ rơ điều đó th́ mới biết được mức độ can dự vào biến cố 1963 của Hoa Kỳ như thế nào và từ bao giờ.
Như hồi kư của các tướng lănh và nhiều tài liệu quốc tế tiết lộ th́ dự định và kế hoạch lật đổ các ông Diệm–Nhu đă được manh nha từ sau đêm 20/8/1963, khi các ông Diệm–Nhu ra lệnh tấn công chùa chiền. Về phía Hoa Kỳ, ư muốn đẩy ông Ngô Đ́nh Nhu ra khỏi chính quyền Việt Nam và nếu Diệm chống đối th́ đẩy luôn cả Diệm, đă được phát hiện qua công điện ngày 24/8/1963 của phụ tá Ngoại trưởng Hilsman gởi cho Đại sứ Cabot Lodge tại Sài G̣n (“The Pentagon Papers”, tr. 194–195).
Ngày hôm sau, công điện ngày 25/8/1963, (theo Pentagon Papers trang 195), của Đại sứ Lodge trả lời Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết việc đ̣i hỏi ông Diệm xa lánh ông Nhu là vô ích mà nên đi thẳng với các tướng lănh (ngụ ư nên tính đến chuyện đảo chánh nhưng công điện không cho biết tên tuổi tướng lănh nào: ghi chú của người viết).
- Công điện ngày 26/8/1963 của John Richardson, chủ nhiệm CIA Sài G̣n, gởi cho CIA Trung ương, báo cáo việc đă liên hệ được với tướng Khiêm và tướng Khánh, hai vị tướng mà nhiều người biết là thân Mỹ và thân CIA, đặc biệt tướng Khiêm lại là bạn thân của bác sĩ Tuyến và đại tá Thảo, những người làm việc chặt chẽ với CIA (“The Pentagon Papers”, tr. 195, 196).
- Công điện ngày 28/8/1963 gởi CIA Trung ương báo cáo cuộc gặp gỡ giữa Conein và Khiêm cho biết hầu hết tướng lănh (trừ tướng Đính và tướng Cao) đều muốn đảo chánh. Nếu không vô hiệu hóa được Tướng Đính và Đại tá Tung th́ đụng độ sẽ xảy ra khắp Sài G̣n và số thiệt hại nhân mạng có thể ở mức độ trầm trọng. (“The Pentagon Papers”, tr. 196, 197).
- Công điện ngày 31/8/1963 của tướng Harkins ở Sài G̣n gởi cho tướng Taylor, Tổng Tham Mưu trưởng, báo cáo chấm dứt “Âm mưu Tháng Tám” (End of August Plot). Công điện nói rằng tướng Khiêm cho biết lúc này tướng Minh đă chấm dứt mọi kế hoạch để theo một phương án khác. Khánh và Khiêm cũng bỏ kế hoạch cũ để đi theo tướng Minh. Khiêm cũng biết Phạm Ngọc Thảo vẫn tiếp tục theo kế hoạch cũ nhưng ít người tin tưởng ở Thảo v́ quá khứ Việt Cộng của ông ta. (“The Pentagon Papers”, tr. 202).
Cho đến đây ta thấy rằng Mỹ đă tiếp xúc với các tướng Khánh, Khiêm và đại tá Thảo vốn là những người thân với CIA. Đằng sau tướng Khiêm thấp thoáng bóng tướng Minh, nhưng tự thân tướng Minh th́ không tiếp xúc với Mỹ. Và v́ đă có sự nghi ngại nhau nên tướng Minh chấm dứt kế hoạch cũ (August Plot) để t́m một phương án khác. Thế là chấm dứt giai đoạn Một.
Giai đoạn Hai là giai đoạn tướng Dương Văn Minh đại diện cho nhóm các tướng Đôn, Khiêm để tiếp xúc với Trung tá Conein và đă được tŕnh bày rơ qua những công điện sau đây:
- Công điện ngày 5/10/1963 của Đại sứ Lodge gởi về Bộ Ngoại Giao báo cáo về cuộc gặp gỡ giữa trung tá Conein và tướng Dương Văn Minh theo lời yêu cầu của tướng Minh.
Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Bộ Tư Lệnh của tướng Minh ở trại Lê Văn Duyệt trong 1 giờ 10 phút. Cuộc gặp gỡ diễn ra chỉ có hai người và đối thoại bằng tiếng Pháp. (“The Pentagon Papers”, tr. 213–215).
Trong cuộc hội kiến này:
1. Tướng Minh muốn biết lập trường của chính phủ Mỹ nếu có thay đổi chính phủ Việt Nam trong một tương lai gần.
2. Tướng Minh nói rơ ông không cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào trong việc ông ta và các đồng chí quyết định lật đổ ông Diệm. Nhưng ông ta cần một sự bảo đảm của chính phủ Mỹ là đừng để lộ ư định của tướng lănh.
3. Tướng Minh nhấn mạnh mục đích chính của ông ta chỉ là muốn chiến thắng Cộng Sản mà muốn thế th́ viện trợ quân sự và kinh tế phải được tăng lên cao hơn mức độ ngày nay.
4. Tướng Minh phác thảo kế hoạch “thay đổi chính phủ” bằng ba cách:
- một là ám sát Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn nhưng giữ ông Diệm lại địa vị Tổng thống.
- hai là bao vây Sài G̣n bằng nhiều đơn vị khác nhau, đặc biệt là đơn vị Bến Cát.
- ba là trực tiếp đối đầu giữa quân Cách mạng và quân trung thành với chính phủ mà con số tại Sài G̣n độ 5500 người.
Conein cho tướng Minh biết rằng ông ta không thể trả lời được câu hỏi về việc chính phủ Hoa Kỳ dính líu vào biến cố đảo chánh, cũng như không thể đưa ra những khuyến cáo về các kế hoạch đảo chánh.
5. Tướng Minh cho biết ông lo ngại tướng Khiêm v́ tướng này đă chơi tṛ hàng hai trong vụ “Âm mưu tháng Tám”. Tướng Minh yêu cầu Conein giao cho ông ta bản sao và tài liệu căn cứ Long Thành và kho đạn để ông ta đích thân so sánh tài liệu đă giao cho Khiêm.
6. Tướng Minh cho biết lư do ông ta cần hành động gấp v́ có nhiều cấp chỉ huy Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội cũng có kế hoạch đảo chánh mà nếu họ thất bại th́ thật là một thảm họa vô cùng to lớn.
Toàn bộ công điện trên đây cho thấy rơ rằng: 1) trước ngày 5/10/1963, ông Minh chưa hề tiếp xúc với Mỹ, 2) không cần Mỹ giúp đỡ trong việc đảo chánh, 3) yêu cầu tiếp tục quân và kinh viện sau khi thay đổi chính phủ.
- Công điện ngày 30/10/1963 (một ngày trước khi xảy ra chính biến) để trả lời ông Bundy về sự lo ngại của Hoa Thịnh Đốn, đại sứ Lodge tŕnh bày rằng: người Mỹ không đủ tư thế để tŕ hoăn hay làm nản chí âm mưu đảo chánh. Và tướng Đôn đă xác định nhiều lần rằng việc đảo chánh hoàn toàn thuộc nội bộ Việt Nam. (“The Pentagon Papers”, tr. 226–229).
Nói tóm lại với những tài liệu và công điện được ghi trong cuốn “The Pentagon Papers” mô tả việc Hoa Kỳ liên hệ với tướng lănh Việt Nam, ta thấy có ba sự kiện nổi bật:
1. Hoa Kỳ rất bất măn với anh em ông Diệm, họ phải lựa chọn một trong hai cách để giải quyết vấn đề Việt Nam. Hoặc bỏ rơi miền Nam hoặc thanh toán chế độ Diệm. Cuối cùng họ chọn cách lật đổ chế độ Diệm theo xu hướng của Phụ tá Ngoại trưởng Roger Hilsman và đại sứ Henry Cabot Lodge. Tuy nhiên đó chỉ là ư định có tính chiến lược. Trên thực tế, nếu không có những điều kiện chính trị thuận lợi do sự bất măn chống đối của các lực lượng đảng phái, trí thức, tôn giáo và quần chúng Việt Nam, và nếu không có một công cụ thể hiện sự bất măn đó là lực lượng quân đội đứng ra tổ chức chính biến th́ người Mỹ đành bó tay bất lực trước sự cứng đầu và ngoan cố của anh em ông Diệm.
2. Sở dĩ người Mỹ liên hệ được với tướng lănh là do sự móc nối ban đầu của các tướng Khánh, Khiêm và đại tá Thảo, những người vốn đă thân với CIA từ lâu nhưng lại không có tương quan ǵ với nhóm Đôn, Kim, Đính cả. Đàng sau nhóm này, tuy có sự hiện diện ít ỏi của tướng Minh nhưng tướng Minh chẳng những đă không liên lạc ǵ với Mỹ mà lại c̣n nghi ngờ tướng Khiêm không thành thật mà định đi hai mang.
3. Trong lúc đó th́ tướng Đôn có tổ chức riêng được sự hợp tác của tướng Minh và cho đến ngày 5/10/1963 mới có cuộc gặp gỡ giữa tướng Minh và Conein lần đầu tiên.
Ba yếu tố này và những biến chuyển sau đó cho thấy giáo sư Huy đă phân tách nghiêm chỉnh và trung thực để đưa đến nhận định chung quyết rằng: “Người Mỹ đă không thúc đẩy họ đảo chánh, người Mỹ chỉ không ngăn chận họ mà thôi. Trong tấn bi kịch này, nhân viên t́nh báo Trung ương Mỹ có đầy đủ tin tức nhờ mối quan hệ của họ với những kẻ chủ mưu như Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phạm Ngọc Thảo, Tướng Trần Thiện Khiêm trước khi chính cơ quan này liên lạc một cách chính thức với Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh”. Nói cách khác, chính người Việt Nam chủ động cuộc chính biến từ dự định đến quyết định, từ kế hoạch đến thực hiện, từ phương tiện đến nhân sự, c̣n người Mỹ chỉ là kẻ đă bị đặt trước một t́nh trạng đă rồi và chỉ chạy theo mà thôi. V́ thế tôi mới viết: “Chính tướng lănh Việt Nam bật đèn xanh cho Mỹ chứ không phải Mỹ bật đèn xanh cho tướng lănh Việt Nam”.
Cũng cần nói thêm rằng những nhận định của giáo sư Huy trên kia đă được trích ra từ tài liệu “The Story of Ngô Đ́nh Diệm’s overthrow and murder” của giáo sư, tập tài liệu mà ông đă tặng tôi nhân ông và Cụ Nguyễn Văn Tại (hiện sống tại Garden Grove) đến thăm tôi tại Costa Mesa năm 1979. Tài liệu này là một bản photocopy có bút tích của giáo sư mà tôi c̣n giữ và chắc rằng nhiều đồng chí của giáo sư trong “Mặt Trận Liên Minh Dân Chủ” của ông cũng được ông gởi tặng. Lúc trao cho tôi, giáo sư Huy cho biết tài liệu này sẽ được đăng vào tác phẩm “Understanding Vietnam” cuốn sách do ông và Giáo sư Stephan B. Young viết chung và sẽ do “The Displaced Persons Center Information Service Business, The Netherlands” (TDT. Thomasson) xuất bản.
Không nắm vững nội t́nh của người Việt lúc đó hoặc không nghiên cứu kỹ các tài liệu, một vài kư giả, sử gia Hoa Kỳ, như trường hợp bà Ellen Hammer, một bạn thân với nhà Ngô và với Giáo sư Bửu Hội, đă viết sai sự thật trong cuốn “A Death in November” của bà ta với hậu ư bênh vực nhà Ngô.
Lại cũng tiếc rằng một số người Việt Nam có hậu ư, cứ muốn ngụy biện rằng chính phủ Mỹ chủ động vụ đảo chánh 1963 để xuyên tạc tướng lănh là tay sai của Mỹ, đă không nhớ rằng chính ông Diệm là sản phẩm của Mỹ đă được chính giới Hoa Kỳ « bồng » về nước để cầm quyền, chính ông Diệm đă nhờ Mỹ áp lực với Pháp để truất phế Bảo Đại, nhờ Mỹ để đánh tan các giáo phái, đảng phái và những lực lượng kháng chiến quốc gia. Họ cũng đă cố t́nh quên rằng chính anh em ông Diệm chứ không ai khác, đă là đầu mối cho Mỹ vào Việt Nam và khuynh loát toàn bộ chính t́nh miền Nam, chi phối mọi lănh vực sinh hoạt tại miền Nam, th́ dù bất kỳ lực lượng nào muốn gây một biến cố chính trị cũng không thể qua được tai mắt người Mỹ, cũng không thể, nhiều hay ít, không đặt yếu tố người Mỹ vào trong những kế hoạch của ḿnh. Điểm đặc thù đó của chính trị miền Nam, bắt đầu từ và v́ chế độ Diệm, sẽ được chế độ Thiệu thừa hưởng trọn vẹn sau này.
*
-o0o-
*
Hai yếu tố người Công giáo Việt Nam và người Mỹ mà tôi vừa tŕnh bày trong mấy trang vừa qua, tuy không phải và không thể là những trở ngại ngăn chận hay phản kích được cuộc cách mạng 1–11–63 nhưng v́ vai tṛ chính trị của họ trong sinh hoạt quốc gia của những năm 60, v́ liên hệ cơ cấu của họ trong lịch sử cận đại của dân tộc, nên đă trở thành những yếu tố mà dù muốn dù không, sau này, đă tác dụng và gây ra những thay đổi vào chủ đích cũng như ước nguyện ban đầu của ngày Cách mạng 1–11–63. William Lederer, nh́n từ quan điểm của một người viết sử Hoa Kỳ, cũng đă thấy tính cách dang dở của cuộc Cách mạng dù giá trị lớn lao của ngày 1–11–1963 đó trong ḷng dân Việt:
Năm 1963, khi Tổng thống Diệm bị sát hại, nhân dân Việt Nam đă phản ứng một cách vui mừng và nhẹ nhơm như cất đi được một gánh nặng. Nét đặc thù của triều đại ông ta là những hậu quả xấu xa nhất của một nền cai trị hà khắc của Cộng Sản chồng chất lên những đặc điểm xấu xa nhất của một nền dân chủ thối nát.
Nhân dân Việt Nam tin rằng Hoa Kỳ, từ trước, vốn vẫn cố duy tŕ Diệm ở vị trí cầm quyền nay gạt bỏ ông ta v́ ông ta không c̣n mang sứ mạng do Trời giao phó. Nhân dân miền Nam chấp thuận việc chấm dứt sự cai trị của Diệm và họ hướng về Hoa Kỳ mong chính phủ này đưa một tầng lớp lănh đạo có khả năng vào thay thế.
Nhưng điều này đă không xảy ra [25].***
Không xảy ra v́ hai yếu tố người Công giáo Việt Nam và người Mỹ vẫn đè nặng lên vận mạng dân tộc dù nỗ lực khai thông lịch sử có bùng lên trong ngày 1–11–1963.
Nếu ngày cách mạng đó là hậu quả quyết liệt và minh nhiên nhất của 9 năm bạo quản Ngô Đ́nh Diệm và là kết quả hiển lộ và lẫm liệt nhất của cao trào đấu tranh cho Dân chủ và Tự do, th́ ở một mặt khác, nó cũng là nguyên nhân mở đầu cho ba năm xáo trộn chính trị và một phần nào tạo điều kiện cho Cộng Sản nâng cao hơn mức độ chiến tranh trong mưu đồ tấn chiếm miền Nam bất di bất dịch của Hà Nội.
Tuy nhiên, không phải v́ vậy mà giá trị cách mạng của ngày đó bị phai mờ. V́ dù chỉ “nh́n kết quả để đánh giá nguyên nhân” trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975 mà thôi, th́ ngày cách mạng 1–11–63 cũng đă là một khúc rẽ quan trọng nằm giữa cái nguyên nhân Ngô Đ́nh Diệm và cái kết quả mất nước 1975. C̣n nếu đứng vững trên lập trường dân tộc, bằng cái nh́n thời đại thông suốt, trong chiều dài thăm thẳm của lịch sử, th́ ngày 1–11–63 có ư nghĩa không chối căi được của một ngày cách mạng. Nó đă trả lời được ước mơ của dân tộc là sống tự do, sống thong dong; nó đă đáp ứng được thời đại là xóa bỏ được một chế độ bán phong kiến siêu độc tài lỗi thời; và nó đă thể hiện triệt để cái quy luật lập quốc của lịch sử Việt là một chế độ bạo trị th́ thế nào cũng bị tiêu diệt.
Như vậy, ngày 1–11–63 đúng là một ngày cách mạng.
Hay nói cho đúng hơn, là ngày cách mạng mở đầu cho một cuộc cách mạng dang dở. Nó không thuộc về những lực lượng khai sinh ra nó nữa, nó lại càng không thuộc về những kẻ c̣n nuối tiếc chế độ Diệm sau này, nó thuộc về lịch sử Việt Nam, nó là của dân tộc Việt Nam.

*Chú thích:
[1] Dennis Warner, The Last Confucian, tr. 224, 225.
*[2] Tuần báo Paris Match (số ngày 11-11-72), tr. 38.
*[3] Douglas Pike, Vietcong, tr. 71-73.
*[4] William Miller, Henry Cabot Lodge, tr. 351.
[5] Chương tŕnh “Vietnam: A Television History”, đài truyền h́nh PBS, 1983.
*[6] Dương Tấn Tươi, Cười, Nguyên nhân và Thực chất, tr. 44.
[7] Hilaire du Berrier, Background to Betrayal, tr. 251, 257, 258.
[8] The Untold Story of The Road to War in Vietnam, trong tuần báo US News and World Report (số tháng 10-83).
[9] Mieczylaw Maneli, War of The Vanquished, tr. 123.
*[10] Tài liệu “The Story of Ngo Dinh Diem’s Overthrow and Murder” của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sẽ được đăng vào “Displaced Person”, Centre Information Service, mục “Understanding VN”. Giáo sư Huy đă có nhă ư tặng tác giả một phó bản tài liệu này sau khi ông viết xong vào cuối năm 1979. Tài liệu của Giáo sư Huy chứa đựng nhiều sử liệu chính xác chưa bao giờ được tiết lộ. Duy có vài chi tiết liên quan tới tác giả cần phải bổ túc:
a. Tác giả không phải đă theo ông Diệm từ thời ông Diệm c̣n là một Tỉnh trưởng, mà đă theo vào năm 1942, nghĩa là 10 năm sau khi ông Diệm từ chức Thượng thư Bộ Lại.
b. Tác giả không phải đă đồng ư hoàn toàn với nhà Ngô trong việc đàn áp tất cả các giáo phái mà chỉ đồng ư việc triệt hạ nhóm B́nh Xuyên mà thôi.
*[11] Jean Lacouture, Le Vietnam Entre Deux Paix, tr. 117-121.
*[12] Lê Tử Hùng, Nhật Kư Đỗ Thọ, tr. 77.
*[13] William Miller, Henry Cabot Lodge, trong Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản.
*[14] William Miller, Henry Cabot Lodge, trang 133 và 154
[15] William Miller, Henry Cabot Lodge, trang 342
[16] William Miller, Henry Cabot Lodge, trang 133 và 154
*[17] Số tiền này chỉ là mật phí đặc biệt, c̣n ngân khoản cho quân trang, quân dụng, lương bổng của đơn vị này đă do ngân sách Bộ Quốc Pḥng đài thọ.
[18] William Miller, Henry Cabot Lodge, trang 333 và 354.
*[19] William Miller, Henry Cabot Lodge, tr. 350.
[20] Trong công điện này có câu: “… The US cannot tolerate a situation in which power lies in Nhu’s hand. Proposed that Diem be given a chance to jettison his brother. If* Diem remains obdurate and refuses, we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved…”
*[21] Henry Cabot Lodge, The Storm Has Many Eyes, tr. 209.
[22] Các sách báo Công Giáo Cần Lao hải ngoại, sách “Our Vietnam Nightmare” của Marguerite Higgins và tuần báo US News and World Report (số ngày 10-10-83).
*[23] Henry Cabot Lodge, The Storm Has Many Eyes, tr. 209.
[24] Nguyễn Ngọc Huy, The Story of Ngo Dinh Diem’s Overthrow and Murder.
*[25] William Lederer, Our Own Worst Enemy, tr. 77.

Ngày 2 tháng 11 năm 1963, vào khoảng 7 giờ sáng, đài phát thanh Sài G̣n loan tin dinh Gia Long đă bị lực lượng Cách mạng chiếm, hai anh em ông Diệm-Nhu tự tử. Số người bị thương v́ lạc đạn là 145 người và 20 người chết cả quân lẫn dân. Tiếng súng êm dần, nhân dân Đô Thành tiếp tục đổ trào ra đường phố để hoan hô quân đội, mua quà bánh tặng các chiến sĩ, nói chuyện vui đùa với quân nhân trong niềm hoan lạc chung. Nhà văn Đoàn Thêm mô tả cảnh tượng Sài G̣n ngày 2 tháng 11 năm 1963 như ngày hội lớn của quê hương đất nước... Nhiều đoàn thanh niên sinh viên đến đập phá trụ sở Việt Tấn Xă và trụ sở chín tờ báo đă ủng hộ chế độ cũ. Hai mươi sáu trụ sở cá nhân và các đoàn thể tay sai chế độ cũ cũng bị chung số phận. Tượng Hai Bà Trưng v́ giống bà Nhu và con gái nên đă bị sinh viên kéo sập xuống, chặt đầu và lôi đi diễn hành trên nhiều đường phố. Buổi trưa có tin hai anh em ông Diệm bị giết chứ không phải tự tử.
Cũng trong ngày hôm đó, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra tuyên cáo số 1 gồm 5 điểm:
- Quân đội đă làm cách mạng lật đổ một chế độ độc tài thể theo ư nguyện của toàn dân.
- Cuộc cách mạng được toàn thể mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
- Sẽ thành lập gấp một chính phủ lâm thời để điều hành quốc gia.
- Một Hội Đồng Nhân Sĩ sẽ được thành lập để cố vấn cho chính phủ trong giai đoạn chuyển đổi.
- Khi các định chế dân chủ được thực hiện, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sẽ trao quyền cho quốc dân.
Trong tuyên cáo số 2, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho biết chủ trương của Hội đồng là không độc tài nhưng áp dụng một h́nh thức dân chủ trong tinh thần kỷ luật, đoàn kết toàn dân. Các đảng phái được tự do hoạt động, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của báo chí, trả tự do cho những chính trị phạm không Cộng Sản, tự do tín ngưỡng, các tôn giáo được đối xử b́nh đẳng, Việt Nam vẫn đứng trong thế giới tự do và duy tŕ giao hảo với lân bang và các nước bạn, tôn trọng các hiệp ước đă kư kết, tôn trọng tài sản và tính mạng ngoại kiều.
Ngày 3 tháng 11, một quyết nghị khác lại ra đời, cho biết tạm ngừng Hiến pháp 26-10-1956, giải tán Quốc Hội của chế độ cũ. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra mắt báo chí và quốc dân với thành phần:
- Chủ tịch: Trung tướng Dương Văn Minh.
- Đệ nhất Phó chủ tịch: Trung tướng Trần Văn Đôn.
- Đệ nhị Phó chủ tịch: Trung tướng Tôn Thất Đính.
- Tổng thư kư kiêm ủy viên ngoại giao: Trung tướng Lê Văn Kim.
- Uỷ viên chính trị: Thiếu tướng Đỗ Mậu.
- Uỷ viên quân sự: Trung tướng Trần Thiện Khiêm.
- Uỷ viên kinh tế: Trung tướng Trần Văn Minh.
- Uỷ viên an ninh: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu.
- Các ủy viên khác: các Trung tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, các Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có.
Cũng trong ngày hôm đó, Đại sứ Ngô Đ́nh Luyện ở Luân Đôn, em ruột của Tổng thống Diệm, từ chức.
Ngày 4-11, Hiến Ước tạm thời số 1 được ban hành để xác định rằng Việt Nam vẫn theo thể chế Cộng Ḥa, quyền Lập pháp và Hành pháp thuộc Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, quyền hạn Quốc trưởng thuộc Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng , quyền Hành pháp ủy cho chính phủ lâm thời do Hội đồng chỉ định và các luật lệ hiện hành vẫn tạm duy tŕ để bảo đảm an ninh và trật tự công cộng.
Và chỉ bốn ngày sau khi lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng để thành lập chính phủ lâm thời vào ngày 5-11. Ba ngày sau, nội các ra mắt đồng bào với chủ trương “cách mạng ôn ḥa”. Trong số 15 Tổng Bộ trưởng của tân nội các, ta thấy có 6 nhân vật thuộc chế độ cũ và 5 sĩ quan cao cấp. Riêng ông Thơ, tuy là Cựu Phó Tổng thống nhưng lại là bạn thân của tướng Minh (đă từng lôi kéo ông Minh giúp Thủ tướng Diệm chống Pháp và B́nh Xuyên vào những năm 1954-1955), và mấy tháng trước cuộc cách mạng đă liên lạc thường xuyên với ông Minh trong việc vận động đảo chánh.
Cũng trong ngày 5-11 này, trong khi ba người con của ông Nhu ở Đà Lạt được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng khoan hồng đưa đi Âu Châu để đoàn tụ với bà Nhu th́ tại Sài G̣n, hàng vạn dân chúng tham dự lễ an táng Thiếu tá Bùi Quang Ngăi đă bỏ ḿnh trong cuộc tấn chiếm dinh Gia Long.
Các quốc gia trên thế giới (mà nước đầu tiên là Mă Lai Á) bắt đầu công nhận và thiết lập ngoại giao với tân chế độ (cho đến ngày 13-11-1963, có tất cả 21 quốc gia chính thức công nhận Việt Nam Cọng Ḥa, kể cả Hoa Kỳ và Ṭa thánh Vatican).
Ngày 6-11, nguyên Cố vấn Chỉ đạo miền Trung Ngô Đ́nh Cẩn bị bắt và giải từ Huế vào Sài G̣n. Lệnh giới nghiêm được băi bỏ và sắc lệnh thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ ra đời.
Ngày 7-11, Lực Lượng Đặc Biệt do nguyên Đại tá Lê Quang Tung chỉ huy trở về quy thuận.
Ngày 8-11, những chính khách và quân nhân bị lưu đày tại Côn Sơn dưới chế độ Diệm được trả tự do và đưa về Sài G̣n. Hàng vạn người tưng bừng đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng. Các tướng Nguyễn Văn Vỹ và Dương Văn Đức cũng từ Pháp trở về Việt Nam. Các chính khách lưu vong tại Cao Miên, Lào đều lần lượt trở về.
Ngày 12-11, Uỷ Ban Lănh Đạo Sinh Viên Liên Khoa đ̣i thanh trừng hàng ngũ giáo chức bị coi là mật vụ của chế độ cũ. Cùng ngày này, chính phủ băi bỏ Phủ tổng ủy Dinh điền và Nông vụ để thay bằng Phủ Tân sinh Nông thôn.
Ngày 15-11, các trường Cao đẳng và Đại học bị đóng cửa dưới chế độ Diệm được mở lại.
Ngày 16-11, tân chính phủ thể theo ư nguyện của toàn dân, thành lập một Uỷ ban Điều Tra Tội Ác các phần tử của chế độ cũ đă dựa vào thế lực hay địa vị để bắt giam trái phép, tra tấn, hăm hiếp, sát nhân, và một ủy Ban Điều Tra Tài Sản Thủ Đắc Phi Pháp cũng được thành h́nh.
Ngày 18-11, Ṭa đại sứ Phi Luật Tân giao trả lại cho chính phủ Việt Nam Cọng Ḥa cựu Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu đă lánh nạn sau ngày 1-11-63. Đại tướng Lê Văn Tỵ được cử làm Cố vấn Quân sự cho chính phủ, và Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Phạm Văn Liễu cùng một số sĩ quan, sau ba năm lánh nạn ra ngoại quốc, trở về nước. Đường Ngô Đ́nh Khôi Sài G̣n được đổi thành đường Cách mạng 1-11.
Ngày 19, 20 và 22 tháng 11, học sinh Nông Lâm Súc, học sinh các trường Trung học Huế và nhiều tỉnh khác biểu t́nh đ̣i các giáo sư đă làm mật vụ cho chế độ cũ phải từ chức.
Ngày 12-12, một vị du tăng Khất sĩ tại B́nh Định tự thiêu cúng dường Tam Bảo, mừng Phật giáo thoát nạn.
Ngày 14 tháng 12, Thành Cộng Ḥa tại trung tâm thành phố, một căn cứ cũ của quân xâm lăng Pháp và Lữ đoàn Liên binh Pḥng vệ Phủ Tổng thống thời ông Diệm, được giao cho Bộ Giáo Dục để thiết lập một khu Đại học (mà sau này là Đại học Văn Khoa và Dược khoa). Đây là một trong những quyết định sáng tạo của chính quyền nhằm bôi xóa những h́nh thức biểu tượng độc tài và bạo trị của chế độ cũ. Nhất là trên mảnh đất đó, từ này sẽ là những giảng đường trao truyền tinh thần và kiến thức đại học cho thế hệ Việt Nam tương lai.
Ngày 16 tháng 12, chính phủ tịch thu tài sản của ông Ngô Đ́nh Diệm, gia đ́nh ông ta, và thuộc hạ 21 người cùng với các đoàn thể ủng hộ chế độ cũ như đảng Cần Lao Nhân Vị, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ, Thanh Niên Cộng Ḥa, Hội Việt Nam Cao Đẳng Giáo Dục.
Ngày 18 tháng 12, băi bỏ luật 12/62 Bảo vệ Luân lư của bà Nhu, cho mở lại các tiệm khiêu vũ nhưng cấm những điệu vũ đồi phong bại tục và cấm các thanh niên dưới 18 tuổi vào các tiệm khiêu vũ. Hơn nữa, các tiệm khiêu vũ phải đóng thuế xa xỉ đặc biệt thật nặng, 200 đồng cho mỗi khách và mỗi lần vào tiệm.
Cũng ngày này, Đại sứ Trần Chánh Thành được cử sang Nam Vang tiếp xúc với Sihanouk để tỏ thiện chí giao hảo của chính phủ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 12, Thiếu tướng Cao Đài Lê Văn Tất và một đại đội binh sĩ Cao Đài từ Cao Miên về nước hợp tác với tân chế độ.
Ngày 25 tháng 12, một sắc luật ra đời cho phép những người đă bị kết án chống đối chế độ cũ có thể xin tái thẩm để bạch hóa hồ sơ.
Ngày 26 tháng 12 thành lập SONADEZI (Société Nationale Des Zones Industrielles), công ty quốc doanh có mục đích tạo lập và khuếch trương các khu kỹ nghệ để phát triển kinh tế và thu dụng nhân công.
Ngày 29 tháng 12, một phái đoàn thiện chí Cao Miên tới Sài G̣n, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cọng Ḥa tuyên bố sẵn sàng thương thuyết về mọi vấn đề Miên Việt.
Ngày 30 tháng 12, sinh viên Kiến trúc phản đối sắc luật tháng 5/1963 của chế độ Diệm về thể lệ hành nghề quá ngặt. Cũng ngày này, băi bỏ lệ chào cờ trước khi chiếu bóng, diễn tuồng v́ lễ này (được đặt ra từ khi ông Diệm làm Tổng thống) bắt buộc khi chào cờ th́ phải chào luôn cả chân dung ông Diệm giữa lá quốc kỳ.
Ngày 31 tháng 12, Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo khai mạc tại chùa Xá Lợi hợp nhất Nam-Bắc tông để soạn thảo một Hiến chương chung.
Ngày 2-1-64, khai mạc Hội Đồng Nhân Sĩ tại Hội trường Diên Hồng. Hội Đồng gồm 60 người, gồm đa số các nhân vật tên tuổi được quốc dân và sinh viên trọng vọng và đă từng trực tiếp hay gián tiếp chống đối nhà Ngô.
Ngày 4-1, một Uỷ ban được thiết lập để điều chỉnh t́nh trạng những công chức đă bị chế độ cũ trừng phạt oan hay thăng thưởng quá đáng.
Ngày 5-1, có một số đổi thay trong thành phần chính phủ: Trung tướng Tôn Thất Đính giữ chức Tổng trưởng Nội vụ, Thiếu tướng Đỗ Mậu ủy viên chính trị kiêm Tổng trưởng Thông tin, Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc pḥng kiêm Tư lệnh Quân đội, Trung tướng Lê Văn Kim Tổng thư kư kiêm Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Trần Thiện Khiêm Tư lệnh Quân đoàn III và Thiếu tướng Nguyễn Văn Quang Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội.
Cũng ngày này, lễ truy điệu văn hào kiêm cách mạng gia Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được cử hành vô cùng trọng thể tại vườn Tao Đàn, với sự tham dự của rất đông sinh viên và dân chúng.
Ngày 10-1, Sihanouk đề nghị Miên và Việt cùng từ bỏ mọi yêu sách về đất đai và chấm dứt mọi tranh chấp chủ quyền về các hải đảo. (Dưới chế độ Diệm, Sihanouk đ̣i phải sửa biên giới Miên-Việt và đ̣i một số đảo của Việt Nam tại Vịnh Thái Lan).
Ngày 12-1, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bầu Thượng Tọa Thích Tâm Châu giữ chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Ngày 13-1, sinh viên học sinh biểu t́nh lớn chống chính sách trung lập nhân dịp Baudevan, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Pháp qua thăm Sài G̣n.
Ngày 16-1, Hội Đồng Nhân Sĩ họp bàn về việc soạn thảo Tân hiến pháp.
Ngày 17-1, thanh niên sinh viên biểu t́nh chống Pháp và chống trung lập tại chợ Bến Thành và trước Trung tâm Văn hóa Pháp. Cùng ngày này, khoảng gần 1.000 du đăng do chế độ Diệm để lại được chia ra làm nhiều hạng: hạng nhẹ nhất được đưa đi huấn luyện quân sự tại Quang Trung, hạng thứ hai được đem đi cải huấn tại trại Cải Huấn Thủ Đức, và hạng thứ ba thuộc loại nguy hiểm được đưa an trí tại Côn Sơn.
Ngày 23-1, Hội Đồng Nhân Sĩ yêu cầu chính phủ đoạn giao với Pháp. Ngày 27, thành lập Điện lực cuộc tại Việt Nam với nhiệm vụ kiến tạo và khai thác cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng điện năng.
Ngày 28-1, chính phủ ra thông cáo xác nhận chống trung lập, phản đối chính phủ Pháp đă thừa nhận Trung Cộng và quyết định có biện pháp đối phó. Bộ Kinh Tế cấm nhập cảng hàng hóa Pháp, không cấp giấy phép nhập cảng cho Pháp kiều hoặc người Việt có Pháp tịch. Cũng trong ngày này Bộ Y Tế ban hành Nghĩa Vụ Luận cho giới y sĩ.
Ngày 29-1, sinh viên Sài G̣n ra quyết nghị yêu cầu chính phủ phải quốc hữu hóa tài sản của Pháp ở Việt Nam. Đồng thời một số nhân vật chính trị bị kết án sau vụ B́nh Xuyên 1955 như các ông Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hữu Thuần, Nguyễn Văn Hiếu được ân xá. (Nhà báo tên tuổi Trần Văn Ân, học giả Hồ Hữu Tường và nhân sĩ Công giáo miền Nam, ông Tŕnh Khánh Vàng, mấy tháng sau mới được ân xá).
Nh́n chung th́ sau ba tháng cầm quyền, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ đang cố gắng để văn hồi trật tự xă hội, cố gắng phát triển kinh tế và đặc biệt cố gắng xây dựng t́nh đoàn kết quốc gia. Ngoài ra, cuộc cách mạng 1-11-1963 đă đem lại cho Việt Nam Cộng Ḥa hai thắng lợi nổi bật vô cùng tốt đẹp. Việc thứ nhất là Sihanouk tuyên bố từ bỏ tranh chấp biên giới và việc thứ hai là sự trở về với cộng đồng quốc gia của khối Cao Đài. Sihanouk từ lâu v́ coi chế độ Diệm là kẻ thù không đội trời chung nên đă tiếp tay cho Cộng Sản, c̣n 11 hệ phái Cao Đài cũng v́ bị anh em ông Diệm triệt phá mà hoạt động cho Việt Cộng (xem “Vietcong” của giáo sư Douglas Pike và đă được tŕnh bày trong vụ Việt Cộng tấn công sư đoàn 13 cuối năm 1960) nay đều chủ trương ḥa hiếu với tân chế độ th́ quả thật là một thành công lớn cho quốc gia. Không nói th́ ai cũng biết hai biến cố này sẽ làm cho Việt Cộng mất đi những đồng minh vô cùng đắc dụng và làm nhẹ gánh chiến tranh cho Việt Nam Cộng Ḥa. Tiếc thay, cuộc chỉnh lư của nhóm tướng Khánh sau đó, ba năm xáo trộn tiếp theo và chế độ Nguyễn Văn Thiệu, một chế độ Diệm không Diệm ra đời đă đẩy Sihanouk và Cao Đài trở về vị trí bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa như dưới thời Ngô Đ́nh Diệm, làm hại cho phe quốc gia sau này.
Riêng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ lúc bấy giờ, v́ chủ trương “Cách mạng ôn ḥa”, v́ khoan dung quá đáng cho thành phần Cần Lao và nhân sự chế độ cũ nên đă phạm phải những lỗi lầm vô cùng trầm trọng sau này.
Lỗi lầm thứ nhất là tướng Dương Văn Minh đă cử ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, một vị Thủ tướng có quá tŕnh là một cựu Đốc phủ sứ, cựu Bí thư Toàn quyền Decoux, từng cộng tác chặt chẽ với người Pháp và là cựu Phó Tổng thống của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Mặc dù ông Thơ có công hoạt động với tướng Minh thời tiền cách mạng, nhưng thành tích thân Pháp suốt cuộc đời của ông và đặc biệt là việc ông kêu gọi tướng Ba Cụt về hàng để bị anh em ông Diệm lừa và chặt đầu, đă gây căm phẫn cho các tôn giáo, đảng phái. Đă thế trong chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ lại có đến sáu vị Bộ trưởng thuộc chế độ Diệm, dù trong đó cũng có người có khả năng và liêm chính như Bộ trưởng Trần Lệ Quang chẳng hạn, nhưng với một nội các gồm quá nhiều người thuộc chế độ cũ th́ trước mắt quốc dân và quốc tế, Tân chế độ gọi là Cách Mạng chỉ là một chế độ Ngô Đ́nh Diệm tái sinh.
Lỗi lầm thứ hai là việc thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ (Commité des Sages). Thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ là một sáng kiến chính trị tuy không mới mẻ ǵ nhưng lại rất thích hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Sự kiện Hội Đồng Nhân Sĩ giữ nhiệm vụ và có quyền hạn của một cơ quan lập pháp tạm thời trong lúc chờ đợi Hiến pháp và Quốc hội đă làm cho quốc dân thỏa măn. Ngoài ra, nó c̣n đóng vai đối lập với chính quyền, một vai tṛ cần thiết để thể hiện dân chủ. Khốn nỗi, phần v́ bị thúc bách bởi một t́nh thế mới quá gấp rút, phần v́ thiếu chuẩn bị do sự khó khăn trong việc tổ chức cuộc cách mạng nên các tướng lănh đă không biết lựa chọn nhân sĩ cho xứng đáng với nhu cầu và điều kiện của t́nh h́nh lúc đó. Tuy họ đă biết mời một số nhân vật tên tuổi như Cụ Trần Đ́nh Nam, Phan Khắc Sửu, Giáo sư Phạm Biểu Tâm, ông Trần Văn Văn, Cụ Đào Đăng Vỹ... chẳng hạn, nhưng họ đă bỏ sót một số nhân sĩ lăo thành tiếng tăm như quư Cụ Nguyễn Xuân Chữ, Ba Liệu, Trần Văn Hương... Họ đă bỏ sót các lănh tụ đảng phái tên tuổi như các ông Trần Quang Vinh (Cao Đài), Phan Bá Cầm (Ḥa Hảo), Nguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Kư (Đại Việt), Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Lực, Trương Bảo Sơn (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Tạ Nguyên Minh (Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội), Phan Quang Đán (Dân Chủ), Nguyễn Văn Huyền (Thiên Chúa giáo), Trần Văn Quế, Mai Thọ Truyền (Phật giáo), Lê Văn Thái (Tin Lành)... Họ đă không mời những “hiền tài” của đất nước vừa nói trên, mà lại mời một số nhân vật chỉ là cộng sự viên cũ của họ. Tệ hại hơn nữa, họ lại mời một số cựu “Cần Lao” mà tiêu biểu là ông Trần Trung Dung, cháu rể nhà Ngô.
Lỗi lầm thứ ba là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đă không gấp rút thay thế các giám đốc cơ quan trung ương hoặc các cấp bộ địa phương mà vẫn giữ lại số nhân viên và chức quyền cũ, trong đó đa số là thành phần Cần Lao Công Giáo. Như ông Lê Nguyên Long trong bài “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn” đă phân tích một cách đúng đắn rằng chính nhóm Cần Lao Công Giáo này, bắt nguồn từ một ư thức muốn trả thù cho chủ cũ, đă có những thái độ và hành động không những gây công phẫn cho nhân dân mà c̣n phá hoại đất nước qua khẩu hiệu Nếu không có “Cụ” của chúng tao th́ bọn bây chẳng làm ǵ nên thân. Cũng v́ chính sách ôn ḥa, giữ lại các cấp bộ quân đội và chính quyền cũ mà sau khi cách mạng thành công, Cao Văn Viên vẫn được chỉ huy sư đoàn Dù để ba tháng sau ông ta tham dự vào cuộc chỉnh lư của tướng Khánh và do đó mà Thiếu tá Nhung bị sát hại ngay giờ phút đầu tiên của cuộc chỉnh lư.
V́ những lỗi lầm trên mà đảng phái và tôn giáo bắt đầu bất măn. Sự bất măn trên đă biểu lộ qua các cuộc biểu t́nh của sinh viên, qua luận điệu chỉ trích nặng nề giới Cần Lao của báo chí, qua tuyên ngôn của các đảng phái như đă tŕnh bày trong một đoạn trước. Ngoài ra việc các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim cho tướng Nguyễn Văn Vỹ hồi hương một cách mau chóng và có ư muốn trọng dụng nhóm Vương Văn Đông đă làm cho các tướng Dương Văn Đức, Đại tá Nguyễn Chánh Thi bất măn v́ họ cho rằng tướng Vỹ và Trung tá Đông là người của Pháp, là bạn thân của Nguyễn Văn Hinh và có liên hệ với Trần Đ́nh Lan, một thứ con Tây đang làm gián điệp cho Pháp.
Chính thái độ “thiếu cách mạng” của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đă là nguyên nhân chính yếu cho nhóm Nguyễn Khánh, Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, những tướng tá Cần Lao cũ và nhóm Đại Việt của ông Nguyễn Tôn Hoàn lấy lư do để làm cuộc chỉnh lư, một cuộc chỉnh lư mà Khánh tuyên bố là v́ HĐQNCM tạo ra t́nh h́nh suy sụp và chủ trương “thân Pháp và trung lập”.
Ngày 30-1-1964, từ sáng sớm, người ta thấy một số đơn vị quân đội canh gác trên nhiều góc đường, có nơi có cả chiến xa. Một số tướng tá họp tại Bộ Tổng Tham Mưu gồm Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Chánh Thi, Dương Ngọc Lắm, Cao Văn Viên, Trần Thanh Bền, Albert Cao, v.v... đề ra quyết định chấm dứt nhiệm vụ của HĐQNCM. Các tướng Đôn, Kim, Vỹ bị bắt an trí tại Đà Lạt, tướng Mai Hữu Xuân bị bắt an trí ở Huế. Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ cũng bị bắt và bị tướng Đức làm nhục nhưng được trả tự do ngay.
Ngày 31 tháng 1, tướng Khánh họp báo tuyên bố: “Từ ba tháng nay, t́nh h́nh suy sụp về mọi mặt, chính quyền tỏ ra bất lực. Về phần cách mạng, một số tướng lănh chạy theo thực dân, Cộng Sản (?) nên một lần nữa quân đội lại phải can thiệp”. Tướng Khánh giải thích: “Không có đảo chánh, chỉ có chỉnh lư để chính quyền theo đúng đường lối Cách mạng”. Ông ta cũng tuyên bố được Hội Đồng Quân Nhân cử làm Chủ tịch kiêm Tổng Tư lệnh Quân Đội. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng được đổi tên thành “Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng”.
Những tướng tá chủ trương cuộc chỉnh lư này gồm nhiều thành phần, tiêu biểu nhiều xu hướng, nhưng chủ lực ngoài tướng Khánh và một số sĩ quan cấp tá thuộc đảng Đại Việt của bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn và ông Hà Thúc Kư c̣n một số tướng tá thuộc chế độ Diệm.
Cuộc chỉnh lư đó mở màn cho những xáo trộn chính trị tại miền Nam làm lệch hẳn những ư nghĩa của ngày Cách mạng 1-11-63. Nhà văn Thế Uyên, cháu của văn hào cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đă có lời than trách như sau để tiếc thương cho ngọn lửa Cách mạng sớm tắt:
... Một tháng sau, tôi xin được phép về Sài G̣n. Tôi cùng Thi xuống nghĩa trang Giác Minh thăm mộ Ba tôi và mộ người Bác (Nguyễn Tường Tam). Tàn hương ra về, tôi gặp Lam (nhà văn Duy Lam cũng là một nhà văn quân đội như Thế Uyên). Hai đứa nh́n nhau, mặt Lam sắt lại, răng cắn chặt lấy chiếc pipe: “Đă đến lúc phải làm một cái ǵ”. Câu nói ám ảnh tất cả con cháu và tới cả những người khi Nhất Linh c̣n sống không đồng ư hoàn toàn với cả đời sống của ông. Chiều 26 tháng 10 năm 1963, Lam từ Đà Lạt về và tôi từ Pleiku xuống gặp nhau tại Sài G̣n. Ngồi trong khu rừng mía um tùm của mẹ tôi, Lam bàn về cuộc đảo chánh đang chuẩn bị. Mật vụ bủa vây khắp nơi, xiết chặt đến nỗi cả tôi lẫn Lam đều đồng ư: “Trong một tuần nữa, nếu không có đảo chánh họ sẽ cho ḿnh vào tù hết”. Chiều 28, an ninh cá nhân mong manh đến độ Lam quyết định: “Thôi Du đi đi, Bác dặn phải tiết kiệm nhân lực. Để ḿnh anh ở lại, có thua đến lượt Du lần sau”. Sáng sớm hôm sau tôi lên đường trở về đơn vị, suốt ngày quanh quẩn chiếc máy phát thanh. Hai ngày sau đảo chánh, tôi nằm ôm máy phát thanh cho tới sáng. Bởi v́ nếu lần này thất bại, hẳn trong nghĩa trang Giác Minh sẽ thêm mộ Lam. Và không hẳn chỉ thêm một mộ mà thôi. Đảo chánh thành công và Cách mạng thành công, khi người con thứ của Nhất Linh bước vào pḥng họp Bộ Tổng Tham Mưu, Trung tướng Dương Văn Minh yêu cầu toàn thể HĐQNCM đứng mặc niệm một phút nhà văn Nhất Linh và cách mạng gia Nguyễn Tường Tam. Và cuộc Cách mạng chấm dứt sau phút ấy. Sau đó chính trị bắt đầu, thứ chính trị mà chính người được mặc niệm đă bao lần chối bỏ trong đời [1].
Thứ chính trị phản cách mạng mà Thế Uyên tŕnh bày ở đây để tiếc nuối chính nghĩa sáng rực của ngày 1-11-1963 là ǵ nếu không phải là những hệ quả của đầu óc bè phái đă từng được sinh sôi và nuôi dưỡng từ dưới chế độ Diệm mà trước hết là bè phái của dư đảng Cần Lao Công Giáo đang t́m cách len lỏi lại vào những khe hở của một chính phủ c̣n yếu ớt. Riêng đối với những nhóm Phật tử tranh đấu th́ việc hạ sát thiếu tá Nhung c̣n là dấu hiệu của sự trở lại chính quyền của người Công giáo và tàn dư của ông Diệm. V́ vậy đă có những hành động làm cho sự hỗn loạn càng thêm trầm trọng [2].
Ngày 1-2, chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ bị giải tán, tướng Khánh tiếp Ngoại giao đoàn và ban hành sắc luật đặt “chủ nghĩa Cộng Sản và chính sách trung lập” ra ngoài ṿng pháp luật. Cũng ngày này, chủ tịch Đại diện Sinh viên từ chức, một Hội Đồng gồm 15 chủ tịch các phân khoa được cử lên thay. Trong lúc đó, chính phủ Hoa Kỳ cũng tuyên bố chống giải pháp Trung lập tại Việt Nam, và ngày hôm sau, Tổng thống Johnson gởi thư xác định với Trung tướng Nguyễn Khánh là Mỹ vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam.
Ngày 5-2, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn về nước. Cùng ngày này, Hội Đồng các Giám mục ra tuyên ngôn kêu gọi đoàn kết.
Ngày 7-2, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng quyết định cử tướng Dương Văn Minh giữ quyền hành Quốc trưởng và cử tướng Khánh thành lập chính phủ.
Ngày 8-2, chính phủ Nguyễn Khánh ra đời với thành phần nội các dưới đây:
- Thủ tướng: Trung tướng Nguyễn Khánh.
- Phó Thủ tướng đặc trách B́nh Định: Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn (Đại Việt miền Nam).
- Phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế Tài chánh: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh.
- Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa Xă hội: Thiếu tướng Đỗ Mậu.
- Quốc vụ khanh: Bác sĩ Lê Văn Hoạch (cựu Thủ tướng Cao Đài).
- Tổng trưởng Ngoại giao: Bác sĩ Phan Huy Quát (Đại Việt miền Bắc).
- Tổng trưởng Nội vụ: Kỹ sư Hà Thúc Kư (Đại việt miền Trung).
- Tổng trưởng Công chánh: Kỹ sư Kiều lộ Trần Ngọc Oành (Công giáo).
- Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục: Tiến sĩ Bùi Tường Huân (Phật giáo).
- Tổng trưởng Quốc pḥng: Trung tướng Trần Thiện Khiêm.
- Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn: Kỹ sư Nguyễn Công Hầu (Ḥa Hảo).
- Tổng trưởng Y tế: Bác sĩ Vương Quang Trường (độc lập).
- Tổng trưởng Lao động: Ông Đàm Sĩ Hiến (nguyên cố vấn các nghiệp đoàn công nhân lao động).
- Tổng trưởng Thông tin: Ông Phạm Thái, một chiến sĩ VNQDĐ.
- Tổng trưởng Tài chánh: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh.
- Tổng trưởng Kinh tế: Tiến sĩ Âu Trường Thanh (trí thức cấp tiến).
- Tổng trưởng Tư pháp: Luật gia Nguyễn Văn Mầu (Công giáo).
- Tổng trưởng Xă hội: Tiến sĩ Trần Quang Thuận (Phật giáo).
- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Luật sư Nghiêm Xuân Hồng (Duy Dân).
Nh́n thành phần dân sự trên đây mà đại đa số là những chuyên viên hoặc những người có quá tŕnh đấu tranh khả tín, ta thấy chính phủ Nguyễn Khánh quả đă tập họp được một “ê-kíp” có khả năng trên mặt điều hành quốc gia cũng như có tính cách tiêu biểu cho sự đoàn kết dân tộc. Một điểm cần lưu ư là dù đă ba tháng trôi qua, nhưng h́nh ảnh của những “người hùng Cách mạng” và đặc biệt của tướng Dương Văn Minh, vẫn là những h́nh ảnh hùng tráng mà quần chúng giữ rất nhiều cảm t́nh, thế mà cuộc chỉnh lư của tướng Nguyễn Khánh cũng không gặp một phản ứng bất lợi nào cả.
Lẽ dĩ nhiên, ngoại trừ khối Công Giáo Cần Lao đang mong chờ và đóng góp cho mọi xáo trộn để họ có thể hể hả với mối căm thù về việc quân đội đă lật đổ ông Diệm, những thành phần c̣n lại của nhân dân đều, ở một mặt nào đó, đồng ư với sự thay đổi chính phủ này v́ những lư do sau đây:
Trước hết v́ Khánh đi đúng tâm lư quần chúng, nhất là đối với giới sinh viên, đảng phái, tôn giáo, Hội Đồng Nhân Sĩ, và các lực lượng chống Cộng khác khi Khánh đưa ra chiêu bài chống Trung lập, chống Pháp. Âm mưu của anh em ông Diệm nhờ Pháp làm trung gian để thương thuyết với Hà Nội vẫn ám ảnh nặng nề mọi người, trong khi đó th́ chánh sách ngoại giao của Pháp vẫn chủ trương hai miền Nam-Bắc Việt Nam phải thống nhất qua một cuộc Tổng tuyển cử như đă quy đinh bởi Hiệp ước Genève, và riêng Tổng thống De Gaulle càng ngày càng tỏ ra thân Hà Nội. Trong lúc đó Pháp kiều tại miền Nam vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt cộng, các đồn điền của Pháp vẫn tiếp tục chứa chấp, nuôi dưỡng Việt cộng.
Đối với các đảng phái và tôn giáo th́ chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ gồm nhiều nhân vật của chế độ cũ trong khi chính phủ Nguyễn Khánh lại tập họp được nhiều nhân vật tiêu biểu đại diện cho các tôn giáo và đảng phái. Phật giáo có các ông Bùi Tường Huân, Trần Quang Thuận, Công giáo có các ông Trần Ngọc Oành, Nguyễn Văn Mầu, Cao Đài có ông Lê Văn Hoạch, Ḥa Hảo có ông Huỳnh Công Hầu, Việt Quốc có ông Phạm Thái, Đại Việt có các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Huy Quát, Hà Thúc Kư, Duy Dân có ông Nghiêm Xuân Hồng...
Điều thứ ba là mặc dù Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũ bị giải tán nhưng nhiều nhân vật cốt cán trong việc lật đổ chế độ Diệm như các tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Đỗ Mậu,... vẫn hiện diện trong chính quyền mới. Sự hiện diện của ba vị tướng nói trên, dù nhiều khi chỉ có tính cách tượng trưng, vẫn thỏa măn được Phật giáo, sinh viên, và đại đa số quần chúng chống đối chống chế độ Diệm.
C̣n đối với Công giáo, tuy mang nặng mối thâm thù với các tướng lănh đă lật đổ chế độ Diệm nhưng cuộc chỉnh lư của tướng Khánh đă làm họ thỏa măn rất nhiều v́ họ cho rằng cái hào quang của cuộc Cách mạng 1-11-63 đă bị sứt mẻ, cái huyền thoại “người hùng” của tướng Dương Văn Minh đă bị đổ vỡ... Vả lại, các ông Cao Văn Viên, Albert Cao, Đặng Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Ngô Du... những phần tử trung thành với ông Diệm, vẫn được trọng dụng và việc Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung (người hạ sát ông Diệm) bị giết tại trại Nhảy Dù của Cao Văn Viên cũng đă là yếu tố làm thỏa măn khối Công giáo trên.
Đối với Mỹ, vốn đă có nhiều cảm t́nh với tướng Khánh từ lâu, biết đó là vị tướng thông minh, có khả năng quân sự, lại thấy chính phủ của tướng Khánh tiêu biểu cho sự “đoàn kết quốc gia” nên chính giới Mỹ đă bày tỏ nhiều hy vọng.
Những yếu tố vừa nói trên đă củng cố địa vị cho tướng Khánh và làm cho chánh t́nh miền Nam trong mấy tháng đầu dưới chính phủ Khánh không gặp những xáo trộn trầm trọng nào.
Ngày 8-4, Bộ trưởng Quốc pḥng MacNamara và tướng Taylor sang Việt Nam quan sát t́nh h́nh. Đến Huế, Cần Thơ và các nơi khác, hai ông được đón tiếp bằng những cuộc mít tinh rầm rộ. Hứng thú, MacNamara hô khẩu hiệu “Việt Nam Muôn Năm” bằng tiếng Việt. Mỹ tuyên bố ủng hộ chính phủ Khánh và gia tăng viện trợ cho Việt Nam. Hoa Kỳ giúp tăng quân số Việt Nam Cọng Ḥa thêm 50.000 người; tăng thêm 7.500 cán bộ Xây dựng Nông thôn, tăng cường lực lượng Hải, Không quân với nhiều dụng cụ, vũ khí, tàu bè tân tiến. Tổng số tiền viện trợ cho riêng quân sự và chương tŕnh B́nh định lên đến 50 triệu đô la.
Tuy nhiên, không như Dương Văn Minh và Nguyễn Ngọc Thơ chỉ muốn làm cách mạng ôn ḥa, muốn tỏ thái độ đoàn kết với Cần Lao Công Giáo, các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Đức, Đại tá Nguyễn Chánh Thi, các sĩ quan Đại Việt, và thành phần chính phủ gồm đại đa số những nhân vật từng chống đối chế độ Diệm, lại muốn nuôi dưỡng tinh thần Cách mạng 1-11-63 và tỏ thái độ cứng rắn với tàn dư của đảng Cần Lao theo đ̣i hỏi của sinh viên, đảng phái, Cao Đài, Ḥa Hảo, Phật giáo. Do đó, Khánh cho mở những cuộc triển lăm trưng bày tội ác nhà Ngô, ra lệnh truy lùng những nhân vật quan trọng của chế độ cũ như cựu Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Thuần chẳng hạn, vẫn giam giữ Ngô Trọng Hiếu, vẫn đưa Ngô Đ́nh Cẩn, Phan Quang Đông ra ṭa với bản án xử tử, và Đặng Sĩ, Dương Văn Hiếu... với bản án khổ sai. Chính phủ Nguyễn Khánh cũng băi bỏ Dụ số 10 bất công và ban hành sắc luật công nhận Hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hiến chương Đạo Cao Đài, để các tôn giáo này được b́nh đẳng với Giáo hội Công giáo.
Với hơn nửa năm thuận lợi cho chính phủ Nguyễn Khánh, giữa một t́nh h́nh chính trị tương đối êm dịu, báo chí đă ví von Nguyễn Khánh với Nasser, bởi v́ sau khi quân đội Ai Cập do tướng Tổng Tham mưu trưởng cầm đầu lật đổ vua Farouk, Trung tá Nasser (cũng như tướng Khánh) lật luôn vị chỉ huy của ḿnh rồi nắm lấy chính quyền để trở thành người hùng của Ai Cập.
Tuy nhiên, t́nh h́nh thuận lợi đó vẫn chưa đủ để chính phủ Nguyễn Khánh b́nh thướng hóa sinh hoạt quốc gia và củng cố chế độ. V́ ở dưới bề mặt b́nh lặng đó là những đợt sóng ngầm bắt đầu chuyển động, những đợt sóng ngầm xuất phát từ phản ứng quá khích của một số tôn giáo, từ ư thức bè phái quá nặng nề, từ những phá hoại của Việt cộng và từ những ấu trĩ chính trị của một số giai tầng lănh đạo mà từ mười năm qua đă bị tiêu hao hết ư thức cách mạng.
Tại Huế, nhóm các ông Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần, Lê Tuyên... (cha đẻ của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc sau này) cho xuất bản báo Lập Trường làm cơ quan đấu tranh mà chiến thuật đầu tiên là đả kích nặng nề chính phủ Nguyễn Khánh với những luận điệu khích động và khuynh đảo. C̣n tại Sài G̣n th́ ông Hà Thúc Kư, Bộ trưởng Nội vụ lại âm mưu đảo chánh lật đổ tướng Khánh. Vào đầu tháng Tư, sau một buổi họp của Hội đồng Nội các, Thủ tướng Nguyễn Khánh bèn họp riêng với ba vị Phó Thủ tướng và cho biết trường hợp của ông Hà Thúc Kư. Khánh đặc biệt nói thẳng với Phó Thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn rằng: “Ông Hà Thúc Kư đă nhận lời mời của tôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và đă có nhiều việc làm tai tiếng về tiền bạc, thế mà ông lại âm mưu với một số sĩ quan định lật đổ tôi. Nếu tôi không nể anh và đảng Đại Việt th́ tôi đă bắt giam anh Hà Thúc Kư rồi”.
Những bí mật được tiết lộ dần dần sau đó cho biết đảng Đại Việt chủ trương đưa ông Nguyễn Tôn Hoàn về để sẽ làm Thủ tướng, nhưng tướng Khánh đă lợi dụng cơ hội đó để phối hợp cùng tiến hành cuộc chỉnh lư và dành luôn chức Thủ tướng. Ông Kư bất măn v́ cho rằng những nhân vật tên tuổi như ông, như bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, từng lănh đạo một đảng cách mạng có thành tích chống Cộng, chống Pháp, chống Diệm mà lại phải phục vụ dưới quyền một kẻ vơ biền như Nguyễn Khánh. Tuy nhiên, trong lúc ông Kư chủ trương chống tướng Khánh th́ nhóm Bác sĩ Hoàn và ông Nguyễn Ngọc Huy lại thấy rằng đảng Đại Việt chưa đủ thực lực để chi phối chính trường nên cần phải tạm thời hợp tác với tướng Khánh, nắm lấy thời cơ “B́nh định Nông thôn” để phát triển đảng viên, bành trướng thế lực, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt cộng trước đă rồi sẽ nắm lấy chính quyền qua một cuộc bầu cử cho danh chánh ngôn thuận hơn.
V́ quan niệm và chủ trương bị diệt, từ đó ông Hà Thúc Kư tách rời khỏi đảng do ông Hoàn lănh đạo, thành lập đảng mới lấy tên là Đại Việt Cách Mạng mà chủ lực là khối đảng viên Trị Thiên và Phú Yên, hợp tác với nhóm Tứ Ân Nguyễn Long Châu (thân Cộng, bị chế độ Diệm bắt giam, được Bộ trưởng Nội vụ Hà Thúc Kư trả tự do) và nhóm Cần Lao Công Giáo. C̣n nhóm các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy cải tổ bộ máy đảng và đổi tên là Tân Đại Việt.
Tướng Lâm Văn Phát được cử làm Bộ trưởng Nội vụ thay ông Hà Thúc Kư trong lúc người đồng chí và bạn nối khố của ông Kư là Đoàn Thái, v́ bất đồng chính kiến và v́ những mâu thuẫn trong vụ tiền bạc giữa ông ta và ông Kư, nên vẫn ở lại hợp tác với tân Bộ trưởng, lên án ông Kư quá khích, tham nhũng, không thức thời.
Vụ “Đại Việt” nói trên và vụ báo Lập Trường ở miền Trung gây lúng túng cho chính phủ, gây hoang mang cho quần chúng, do đó mà thế lực sinh viên, quân đội, Phật giáo, Công giáo bắt đầu phát động những áp lực chính trị cho quyền lợi và chủ trương của ḿnh.
Về phía Phật giáo, những rạn nứt ngấm ngầm giữa Thượng tọa Tâm Châu với các tăng sĩ miền Trung và miền Nam bắt đầu lộ ra đến nỗi ngày 15-5-1964, hai Thượng tọa Thích Tâm Châu và Trí Quang phải cùng ra thông bạch: “Không hề có sự rạn nứt giữa các nhà lănh đạo Phật giáo, nhất là giữa hai anh em chúng tôi”. Nhưng thông bạch của hai Thượng Tọa đă không trấn an nổi Phật tử mà c̣n xác định thêm những mâu thuẫn trong hàng tăng chúng, v́ nguyên nhân chính của sự mâu thuẫn là Thượng tọa Tâm Châu th́ ôn ḥa, muốn thỏa hiệp với các chính phủ trong lúc khuynh hướng của Thượng tọa Trí Quang th́ chống lại sự phục hồi của khối Công Giáo Cần Lao.
Về phía Công giáo, tuy đă thỏa măn với cuộc chỉnh lư nhưng vẫn căm thù Phật giáo mà họ cho là nguyên nhân của cuộc lật đổ chế độ Diệm. Đă thế, những vụ án tử h́nh ông Ngô Đ́nh Cẩn, Phan Quang Đông, những bản án khổ sai dành cho một số cán bộ Cần Lao, cuộc triển lăm tội ác nhà Ngô, những lời đả kích nặng nề chế độ Diệm đăng đầy trên các báo cũng như những khẩu hiệu “Bài trừ Cần Lao” của sinh viên cũng làm cho khối Công giáo đang mang đầy mặc cảm phạm tội trở nên xúc động, căm tức hơn. Một số họ đạo tại Huế đă có những cuộc biểu t́nh “đả đảo cách mạng” đến nỗi ṭa Tổng giám mục Sài G̣n đă phải ra thông cáo minh định lập trường chung của Giáo hội Công giáo.
Ngày 23-5-1964, Ṭa Tổng giám mục Sài G̣n, qua thái độ ôn ḥa của Giám mục Nguyễn Văn B́nh, đă ra thông cáo: “Không ra lệnh tổ chức biểu t́nh mà cũng không chấp nhận một cuộc biểu t́nh nào, giáo dân cần tránh biểu t́nh nhân ngày Phật đản”. Nhưng rồi có lẽ v́ bị áp lực của khối Công giáo di cư nên ngày hôm sau, Giám mục Nguyễn Văn B́nh lại phải ra thông cáo thứ hai: “Chỉ khuyên tránh biểu t́nh trong ngày Phật đản mà thôi, c̣n th́ giáo dân được tự do phát biểu quan niệm chính trị của ḿnh theo thể thức nào cho là hợp lư nhất”.
Đối với những phần tử Công giáo quá khích, thông cáo thứ hai của Ṭa Tổng giám mục không những đă được diễn dịch như một sự khuyến khích mà c̣n là một hiệu lệnh. Ngày 7 tháng 6 năm 1964, 29 họ đạo Hố Nai và vùng phụ cận Sài G̣n cùng hàng vạn giáo dân Đô thành đă biểu t́nh tại công trường Lam Sơn với các biểu ngữ như “Lột mặt nạ bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công giáo”, “Mị dân là phản bội dân chủ”, “Ủng hộ cuộc tranh đấu của Công giáo miền Trung”. Và ngày 15-6-64, tại Huế, hàng ngàn giáo dân xuống đường biểu t́nh với cùng một lập luận như cuộc biểu t́nh của giáo dân tại Sài G̣n. Hai cuộc biểu t́nh đầu tiên do Công giáo tổ chức đó đă tạo tiền lệ cho những cuộc biểu t́nh, xuống đường sau này của sinh viên và Phật giáo.
C̣n về phía sinh viên th́ cho đến giữa năm 1964 chỉ mới có những đám biểu t́nh nhỏ, đ̣i hỏi những quyền lợi liên hệ đến vấn đề giáo dục hơn là chính trị, và cơ cấu tổ chức của các định chế lănh đạo của sinh viên chỉ mới trong giai đoạn phôi thai nên chưa vận động được những cuộc biểu dương rầm rộ nào cả.
Tuy nh́n thấy những mầm mống nổi loạn đó nhưng tướng Khánh đă không đánh giá đúng mức tầm quan trọng và viễn tượng công phá của nó sau này nên vẫn không e ngại t́nh h́nh xáo trộn. Ngược lại, Khánh chỉ lo xây dựng vị thế của ḿnh bằng cách vô hiệu hóa uy tín của các tướng Đôn, Xuân, Kim, Đính, Vỹ trong một cuộc xét xử tại Đà Lạt, và bằng cách thăng thưởng cho một số Đại tá và giao cho họ những địa vị ṇng cốt trong cả ba ngành Hải, Lục, Không quân để mua chuộc cảm t́nh.
Đại tá Trần Thanh Bền, một cộng sự viên thân tín của tướng Khánh được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Cảnh sát Công an ngay sau khi chỉnh lư, c̣n chức Đô trưởng Sài G̣n th́ do tướng Dương Ngọc Lắm (em rể của cựu Dân biểu Đỗ Cao Minh của nhà Ngô), vốn là bạn thân của tướng Khánh và có công trong cuộc chỉnh lư, nắm giữ. Tướng Khánh giải tán Hội Đồng Nhân Sĩ do tướng Dương Văn Minh thành lập để triệt hạ tiếng nói chính thức của giới đối lập hợp pháp. Để nắm báo chí vốn được tự do ngôn luận từ sau Cách mạng 1-11, ông Khánh cho thành lập Hội Đồng Báo Chí để lập Quy chế Báo chí, mà trong đó có điều lệ các chủ báo phải tốt nghiệp từ các trường báo chí hoặc đă hành nghề báo chí từ 7 năm, phải kư quỹ và kê khai số vốn và nguyên lai. Ngày 1-7-64, ông Khánh cho thành lập đoàn Tuyên úy Phật giáo trong quân đội mà suốt chín năm dưới chế độ Diệm chưa bao giờ tổ chức này được thiết lập dù Công giáo hay Tin Lành đă có cơ quan Tuyên úy từ lâu.
Ngày 20-7-1964, để đánh dấu 10 năm ngày chia cắt đất nước, một cuộc biểu t́nh vĩ đại chưa từng thấy tại thủ đô Sài G̣n đă được tổ chức trọng thể tại công trường Lam Sơn để lên án thực dân, Cộng Sản và để kỷ niệm ngày Quốc Hận (sẽ nói rơ ở đoạn sau).
Đêm 20 tháng 7, sinh viên Sài G̣n thắp đuốc diễn hành trên nhiều đường lớn rồi tổ chức Đêm không ngủ tại trường Đại học Văn Khoa để hội thảo về t́nh h́nh đất nước và để suy ngẫm về ngày đất nước bị chia đôi.
Sáng 21-7, hơn 100 sinh viên biểu t́nh trước Ṭa Đại sứ Pháp, đốt xe và đập phá, gây một số thiệt hại khiến chính phủ Pháp gởi kháng thư và đ̣i bồi thường.
Những hoạt động biểu dương đó của sinh viên dù một phần nào đó có do các đảng phái và tôn giáo điều động th́ ngược lại, đă làm cho người Mỹ thỏa măn. Đại diện cho chính phủ Mỹ tại Sài G̣n là Đại sứ Taylor và Đại tướng Westmoreland đă tỏ ra phấn khởi thấy tinh thần chống Cộng của quân dân miền Nam đă được phục hồi sau những hoang mang giao động của biến cố Phật giáo.
Nắm vững được quân đội, được người Mỹ hết ḷng ủng hộ, lại được cảm t́nh của Cao Đài, Ḥa Hảo, Phật giáo, Khánh âm mưu thực hiện mộng “mưu bá đồ vương”, tham vọng trở thành một Hồ Quư Ly của thế kỷ 20.
Thật vậy, để chuẩn bị tâm lư quần chúng, ngày 26-7-1964, Khánh kư sắc lệnh định ngày 4 và 11 tháng 10 năm 1964 sẽ tổ chức cuộc bầu cử các Hội đồng Nhân dân Địa phương, những hội đồng mà chế độ Diệm đă băi bỏ từ năm 1954 làm cho nhân dân rất bất măn. C̣n tại đô thị, nơi có thể có các cuộc biểu t́nh chống đối, Khánh lợi dụng việc Việt cộng có thể gia tăng các hoạt động, ban hành t́nh trạng khẩn trương tại Sài G̣n-Gia Định.
Ngày 7-8-64, Khánh cho tái lập chế độ kiểm duyệt báo chí.
Ngày 11-8-64, Khánh thăng Khiêm (đang là Bộ trưởng Quốc pḥng) lên cấp Đại tướng, thăng Thiếu tướng cho Cao Văn Viên, Tôn Thất Xứng, Chung Tấn Cang, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu Nhân, Cao Hảo Hớn, Ngô Du, và thăng Chuẩn tướng cho các Đại tá Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Albert Cao, Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Văn Quang, Vĩnh Lộc, Lê Nguyên Khang, Hoàng Xuân Lăm.
Đối với Phật giáo, Khánh hứa sẽ thẳng tay trừng trị những kẻ c̣n chủ trương kỳ thị Phật giáo khi phái đoàn Thượng Tọa Thiện Minh đến gặp Khánh để tŕnh bày hồ sơ về vụ đàn áp Phật giáo ở các địa phương (bắt bớ ở Đồng Xuyên, đốt nhà ở Tuy Phước, sát hại Phật tử ở An Thạnh...) do nhiều nhóm Cần Lao miền Trung chủ động và được Chuẩn tướng Ngô Du (một Công giáo Cần Lao) chỉ huy vùng Nam Ngăi yểm trợ.
Tin vào những yếu tố, những biến cố mà tướng Khánh cho là thuận lợi đó, ngày 16-8-64, ông triệu tập một buổi họp các tướng lănh ở Vũng Tàu để ban hành một hiến chương mới và để bầu Trung tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch nước Việt Nam Cộng Ḥa. Theo hiến chương này, Chủ tịch c̣n là Quốc trưởng và tập trung nhiều quyền hạn đặc biệt; sẽ có một Quốc hội lâm thời gồm 100 đại biểu dân sự, 50 đại biểu quân nhân, c̣n Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (mà Khánh là Chủ tịch) vẫn là cơ quan chỉ đạo tối cao của quốc gia. Sau đó, nhiều địa phương và đoàn thể gởi điện văn và kiến nghị “nhiệt liệt hoan nghênh hiến chương ban bố đúng lúc”, “kính dâng Trung tướng Chủ tịch lời chúc mừng nồng nhiệt”, “nguyện đồng tâm nhất trí đoàn kết sau lưng Chủ tịch và Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng”... (báo chí Sài G̣n có đăng tải những kiến nghị và diễn văn này). Một số Quốc trưởng như Phi Luật Tân, Đại Hàn... gởi điện văn mừng Chủ tịch Nguyễn Khánh.
Nhưng để tiếp nối truyền thống chống độc tài và trung ương tập quyền mà thái độ đă từng biểu hiện qua ngày 1-11-63 mới cách đó 9 tháng, ngày 19 và 20 tháng 8, sinh viên Sài G̣n tập họp đông đảo tại trụ sở đường Duy Tân để hội thảo về lập trường và thái độ đối với Hiến chương Vũng Tàu. Ngày 22, sinh viên xuống đường ồ ạt và kéo tới phủ Thủ tướng đưa kiến nghị phản đối Hiến chương, đ̣i thành lập chính phủ mới, đ̣i tướng lănh trở về nhiệm vụ quân sự, đ̣i diệt trừ Cần Lao và Thực Cộng ẩn nấp trong chính quyền.
Ngày 23, sinh viên học sinh biểu t́nh qua trường Jean Jacques Rousseau (sau này được đổi tên là Trung học Lê Quư Đôn) kêu gọi học sinh trường Pháp này tham dự cuộc tranh đấu, rồi tới Bộ Thông tin chất vấn Tổng trưởng, đ̣i băi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí và đập phá một số đồ đạc. Cùng ngày này, chừng vài trăm người (mà người ta nghi là một nhóm giáo dân quá khích do tướng Dương Ngọc Lắm và Đại tá Trần Thanh Bền tổ chức) đi xe buưt tới trụ sở sinh viên đường Duy Tân với gậy gộc, dao búa, đập phá đốt cháy nhiều đồ đạc của trụ sở sinh viên.
Ngày 25-8-64, sinh viên, học sinh và hàng chục ngàn đồng bào tập họp trước chợ Bến Thành để tưởng niệm nữ sinh Quách Thị Trang, rồi kéo tới Phủ Chủ tịch ở đường Thống Nhất và đả đảo Hiến chương Vũng Tàu, đả đảo độc tài. Trước khí thế đó, tướng Khánh đă phải ra gặp mặt đoàn biểu t́nh và cũng hô “đả đảo độc tài”, và hứa sẽ xét lại gấp vấn đề. Cùng ngày này và trước t́nh h́nh đó, HĐQĐCM phải họp khẩn cấp tại Bộ Tổng Tham mưu để thảo luận.
Ngày 26, nhiều tin phá chùa và phá nhà thờ được đồn đăi khắp Thủ đô, Phật tử đổ xô đến canh gác Viện Hóa Đạo và tượng Quách Thị Trang, c̣n các khu Công giáo cũng sôi động chuẩn bị dao, búa, gậy gộc.
Trong lúc đó th́ tại Đà Nẵng, một đoàn biểu t́nh của Phật giáo khi kéo qua trước một trại quân Mỹ, và khi nghe tiếng súng của lính Mỹ bắn chỉ thiên, đă hoảng hốt chạy tràn vào xóm Thanh Bồ gần đó, lực lượng tự vệ Công giáo tưởng bị tấn công nên đối phó lại và sinh ra ẩu đả. Hai bên chết 11 người và bị thương 42 người.
Cùng ngày, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng họp liên tục từ hôm qua, ra tuyên cáo “thu hồi Hiến chương Vũng Tàu”, sẽ bầu nguyên thủ quốc gia để thực hiện các cơ cấu dân chủ. Quân đội sẽ trở về cương vị quân sự và ủy chính phủ hiện thời tạm điều khiển quốc gia.
Ngày 27-8-64, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng bầu Tam Đầu Chế gồm ba tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm làm ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, và giao cho chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ với công tác khẩn cấp triệu tập một Quốc dân Đại Hội trong ṿng hai tháng. Trong lúc những tướng lănh hội họp th́ chừng hai ngàn giáo dân nhiều ngả kéo tới trước Bộ Tổng Tham mưu với gậy, dao, búa đ̣i vào gặp Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng. Họ trưng biểu ngữ “ủng hộ Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, chống Cộng Sản và chống Trung lập, chống vụ phá hoại đài phát thanh và Bộ Thông tin, chống âm mưu chia rẽ và chống Dương Văn Minh”. Quân cảnh ngăn cản nhưng đám người cứ xông lên phá cửa chính nên đơn vị pḥng vệ Bộ Tổng Tham mưu bắn chết bốn người và làm bị thương 11 người, một binh sĩ bị chém và một bị thương. Cho đến khi tướng Khánh sai tướng Huỳnh Văn Cao (người Công giáo) ra phủ dụ, đoàn biểu t́nh mới chịu giải tán.
Vào khoảng hai giờ chiều, một đoàn biểu t́nh Công giáo khác kéo tới đài phát thanh đ̣i truyền đi một bản tuyên ngôn, rồi kéo qua đường Phan Đ́nh Phùng khiêu khích học sinh trường Trung học Nguyễn Trường Tộ (thân Phật giáo). Học sinh trường này bèn gọi cầu viện học sinh trường Cao Thắng (thân Phật giáo) để chống trả lại đám biểu t́nh. Cuộc ẩu đả gây cho 13 người bị thương, có hai học sinh bị đâm chết. Linh mục Hồ Văn Vui và Thượng tọa Thích Tuệ Đăng phải tới ḥa giải măi tới 7 giờ tối mọi người mới chịu giải tán.
Tối hôm đó, cả Đô thành trở nên căng thẳng. Các khu Công giáo ở Trương Minh Giảng, Phú Nhuận báo động và được thanh niên Công giáo đứng gác ở các đầu đường, c̣n tại Viện Hóa Đạo và chợ Bến Thành cũng nhan nhản những thanh niên và Phật tử đứng canh.
Ṭa Tổng Giám mục và Viện Hóa Đạo bèn ra thông cáo chung khuyến cáo tín đồ hai bên phải b́nh tĩnh và tránh mọi xách động. Báo giới Thủ đô và Ṭa Đô chính cũng kêu gọi dân chúng giữ ḥa khí và trật tự.
Ngày 28-8-1964, những cuộc xáo trộn rối ren giữa Đô thành vẫn tiếp tục, ngoài Phật tử và giáo dân xô xát nhau, nhiều nhóm du đăng cũng lợi dụng sự hỗn loạn để cướp bóc. Đêm 28, các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn đến nỗi lính Nhảy Dù phải nổ súng làm cho hai người chết và 48 người bị thương.
Cùng ngày 28, Thủ tướng Nguyễn Khánh họp báo đả kích các ông Nguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Kư đă âm mưu đảo chánh. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh được thừa ủy nhiệm Thủ tướng để điều khiển chính phủ. T́nh trạng giới nghiêm được ban hành.
Ngày 30-8, Bộ Tổng Tư Lệnh ra thông cáo “Quân đội quyết chống các vụ biểu t́nh và phá hoại, và sẽ cương quyết nổ súng nếu cần”.
Ngày 1-9, Phó Thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn từ chức. Thượng Tọa Thích Tâm Châu ra thông bạch “những việc xảy ra ngày 28 chứng tỏ Phật giáo vẫn bị đe dọa, chính quyền phải dứt khoát với nhóm người thuộc chế độ cũ... Nếu ngày 27 tháng 10 mà nguyện vọng của Phật giáo chưa đạt th́ sẽ băi thị băi khóa...”
Ngày 7-9, Trung tướng Dương Văn Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Lănh Đạo Lâm Thời Quốc Gia và Quân Lực.
Ngày 8-9, một Thượng Hội Đồng Quốc Gia được thành lập gồm 16 nhân sĩ tên tuổi là các ông: Phan Khắc Sửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Đ́nh Nam, Trần Văn Văn, Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt, Mai Thọ Truyền, Ngô Gia Hy, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương Trọng Tường, Nguyễn Đ́nh Luyện, Hồ Đắc Thắng.
Ngày 9-9, linh mục Hoàng Quỳnh, Chủ tịch Ủy Ban Tranh Đấu của khối Công giáo gởi thư ngỏ cho Thủ tướng Nguyễn Khánh trách chính phủ không quan tâm đến các vụ đàn áp Công giáo trong những ngày qua, và yêu cầu điều tra vô tư, giải quyết các vụ ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, và văn hồi an ninh, nếu không Công giáo sẽ tự vệ và không chịu trách nhiệm về các hậu quả có thể xảy ra.
Cùng ngày này, các ông Bùi Tường Huân, Trần Quang Thuận và các tướng lănh trong chính phủ Nguyễn Khánh đưa đơn từ chức. Tướng Dương Ngọc Lắm (Đô trưởng Sài G̣n-Chợ Lớn) được ông Trần Văn Hương thay thế, và Đại tá Nguyễn Quang Sanh thay thế Đại tá Trần Văn Bền (Tổng giám đốc Công an). Các tướng Xuân, Đôn, Kim, Đính, Vỹ được trả tự do trở về Sài G̣n.
T́nh h́nh tưởng đă ổn định nhờ sự dàn xếp của các cấp lănh đạo Phật giáo và Công giáo, nhờ việc tướng lănh trở về quân đội, nhờ sự hiện diện của Thượng Hội Đồng Quốc Gia gồm nhiều nhân vật tên tuổi, nhờ sự trở lại chức vị “lănh đạo Quốc gia lâm thời” của tướng Dương Văn Minh, không ngờ ngày 13-9 Trung tướng Dương Văn Đức và Thiếu tướng Lâm Văn Phát (Công giáo) lại kéo quân về Sài G̣n-Gia Định chiếm đóng một số địa điểm, đả kích tướng Nguyễn Khánh và nhân danh Hội Đồng Quân Dân Cứu Quốc tuyên bố tái lập trật tự đă bị phá hoại cùng uy quyền quốc gia đă bị miệt thị. Có tin đồn vụ này do lực lượng đảng Đại Việt và vài nhóm Công giáo phát động. Tướng Khánh đang ở Đà Lạt vội lên đài phát thanh lên án hai tướng Đức và Phát, trong lúc nhiều tướng khác nhóm họp tại Bộ Tư lệnh Không quân t́m phương thức đối phó.
Ngày 14-9-64, các tướng lănh tiếp tục họp tại Bộ Tư lệnh Không quân và ra lệnh cho tướng Đức phải rút quân về các vị trí cũ, nếu không sẽ cho phi cơ đến tấn công. Tướng Đức nhượng bộ rút quân nên đă không xảy ra vụ xô xát nào cả. Trong lúc đó th́ sinh viên lại hội thảo và xuống đường biểu t́nh đả đảo dư đảng Cần Lao đă mưu toan đảo chánh.
Ngày 16, Thủ tướng Khánh trở về Sài G̣n ra lệnh điều tra vụ đảo chánh hụt, một số nhân vật dân sự Công giáo bị bắt. Ngày hôm sau, một số tướng tá liên quan đến biến cố 13-9 bị cách chức trong đó có Trung tướng Dương Văn Đức, Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm, Đại tá Huỳnh Văn Tồn và Trung tá Dương Hiếu Nghĩa.
Ngày 21, hàng ngàn thanh niên do Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc tại Huế xách động đánh chiếm đài phát thanh và nhiều cơ sở ở Huế và Quy Nhơn, đồng thời lùng bắt Cần Lao. Ở Phan Thiết cũng hàng ngàn thanh niên phát động phong trào tranh đấu diệt trừ Cần Lao và nhiều cuộc xô xát đă xảy ra.
Ngày 27-9-64, ông Phan Khắc Sửu được bầu làm Chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Tỉnh Thừa Thiên cùng nhiều tỉnh khác ở Trung phần lập “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” để thanh toán Cần Lao.
Hội Đồng Chỉ đạo Sinh viên Học sinh quyết nghị và thông cáo “Chống đảng phái chính trị xen lấn vào học đường và chống mọi sự lôi cuốn sinh viên làm chính trị”.
Ngày 28-9, nhiều cuộc biểu t́nh bạo động tiếp tục xảy ra ở Quy Nhơn.
Tổng Hội Sinh Viên nhóm họp phản đối các vụ gây rối của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Trung phần, yêu cầu các giới đoàn kết, yêu cầu trừng trị dư đảng Cần Lao.
Ngày 2-10, các Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc vẫn hoạt động quá khích và định nhóm đại hội ở Huế để ấn định chính sách chung.
Ngày 5-10, Hội đồng Chỉ đạo Sinh viên họp tại rạp Thống Nhất đả kích và lên án các Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc tại miền Trung.
Ngày 8-10, sáu sinh viên từ Huế vào họp báo tuyên bố ủng hộ Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc.
Ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Khánh tuyên bố tại Pleiku “Quân đội là cha quốc gia”.
Ngày 24-10, Thượng Hội Đồng Quốc gia tuyển nhiệm Chủ tịch Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bầu Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm Quyền Chủ tịch Thượng Hội Đồng. Tướng Trần Thiện Khiêm được cử làm Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ngày 26-10, Ban Lănh Đạo Quốc gia Quân Lực (do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch) chính thức chuyển giao quyền hành cho tân Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Ngày 30-10, giáo sư Trần Văn Hương được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Ngày 4-11, chính phủ Trần Văn Hương ra mắt với một thành phần nội các hoàn toàn dân sự. Trung tướng Nguyễn Khánh được cử làm Tổng Tư lệnh Quân đội. Tổng Hội Sinh viên nhóm họp, tỏ ư dè dặt về thành phần nội các nhưng mong rằng chính phủ có chính sách cách mạng thật sự.
Ngày 5-11, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức Quyền Chủ tịch Thượng Hội Đồng v́ không đồng ư về sự thành lập chính phủ Trần Văn Hương.
Ngày 6-11, sinh viên Sài G̣n lại nhóm họp đả kích thành phần nội các và đ̣i xét lại toàn diện vấn đề và chỉnh đốn Thượng Hội Đồng v́ lư do có nhiều phần tử gây chia rẽ. (Có ư cho rằng chính phủ của “người Nam kỳ”).
Ngày 7-11, có nhiều tin đồn sinh viên và Phật tử sẽ xuống đường phản đối chính phủ, cùng ngày này, Trung tướng Dương Văn Minh được cử ra nước ngoài làm Đặc phái viên của Quốc trưởng tại ngoại quốc.
Ngày 9-11, Bộ Thông tin tuyên bố “Chính phủ không cải tổ, không từ chức”.
Ngày 11-11, sinh viên Sài G̣n tiếp tục hội thảo sôi nổi, tuyên bố không thể chờ đợi, phải hành động mạnh, không chịu một chính phủ “chuyên viên già nua lại bị nhóm Tinh Thần giật dây”.
Ngày 13-11, Thủ tướng Trần Văn Hương trả lời mọi thắc mắc của Thượng Hội Đồng và tuyên bố “Phải tái lập uy quyền quốc gia, tách rời chính trị khỏi tôn giáo, đưa tôn giáo ra khỏi chính trị”.
Ngày 16-11, sinh viên yết kiến Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, yêu cầu giải tán chính phủ Trần Văn Hương. Cùng ngày, Thượng Hội Đồng quyết định lập một Uỷ ban điều tra về thành phần chính phủ.
Ngày 18-11, luật sư Lê Văn Thu được bầu làm Chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc gia.
Ngày 20-11, văn pḥng Thủ tướng cho biết 148 nhà trí thức, kư giả ủng hộ chính phủ và Thủ tướng.
Ngày 22-11, biểu t́nh lớn ở nhiều nơi với nhiều biểu ngữ đả kích chính phủ Trần Văn Hương.
Ngày 24-11, Thượng Tọa Thích Tâm Châu gởi thư lên Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thượng Hội Đồng yêu cầu có thái độ dứt khoát với cuộc khủng hoảng hiện tại. Nhiều trường học băi khóa. Cùng ngày này, hai tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh được thăng Đại tướng.
Ngày 25-11, học sinh trường Hồng Lạc đường Trần Quốc Toản băi khóa phản đối biện pháp bắt bớ những người biểu t́nh. Cảnh sát tới bị ném đá. Nhảy Dù phải can thiệp. Buổi chiều, nhiều đám người khác lại gia nhập lực lượng học sinh ném đá vào cảnh sát, quân đội lại phải can thiệp cho đến 9 giờ đêm mới giải tán: 85 người bị thương, 238 người bị bắt, cùng ngày này, các trường học lại bị đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.
Ngày 27-11, chính phủ ban hành lệnh thiết quân luật tại Sài G̣n-Gia Định trong một tháng. Viện Hóa Đạo tuyên bố tạm thời đóng cửa ngưng hoạt động.
Ngày 28-11, Thủ tướng Trần Văn Hương tuyên bố “không lùi bước, phải dùng mọi cách tái lập trật tự”. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ họp báo tuyên bố: “... cùng với nhiều đảng phái để thành lập một Hội Đồng Dân Tộc Cách Mạng để cứu văn t́nh thế”.
Ngày 4-12, các tướng lănh họp tại Đà Lạt tuyên bố ủng hộ một chánh phủ dân sự lành mạnh yêu nước không bị một áp lực nào, đồng thời dự bị thiết lập một Hội Đồng Quân Lực.
Ngày 8-12, Thủ tướng Trần Văn Hương phản đối sự chỉ định một ủy ban của Thượng Hội Đồng để xét lại thành phần chính phủ.
Ngày 13-12, có tin Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết, các Thượng Tọa Trí Quang và Tâm Châu tuyệt thực 24 giờ.
Ngày 17-12, một số tướng lănh trẻ yết kiến Quốc trưởng và tŕnh bày về việc cho một số tướng già về hưu.
Ngày 18-12, “Hội Đồng Quân Lực” được thành lập do một huấn lệnh của Tổng Tư lệnh Nguyễn Khánh với mục đích “giúp đỡ Tổng Tư lệnh với tư cách cố vấn và xóa bỏ mọi bất công để thực hiện một chính sách sử dụng nhân sự công bằng trong quân đội”. (Thành lập Hội Đồng Quân Lực, Khánh âm mưu sử dụng nó như một cơ quan tối cao đại diện quân đội về mặt chính trị). Cùng ngày này, Bộ Giáo Dục ra một thông cáo đại ư cảnh cáo trường nào được mở cửa lại mà vẫn lộn xộn sẽ bị đóng cửa hẳn. Đă có 60 trường nộp đơn xin mở cửa lại.
Ngày 20-12, Hội Đồng Quân Lực ra thông cáo “không tín nhiệm Thượng Hội Đồng Quốc Gia v́ đă gây chia rẽ, đă mua chuộc một số tướng lănh, có óc bè phái”, rồi tuyên bố giải tán Thượng Hội Đồng. Sáu hội viên của Thượng Hội đồng, tướng Đỗ Mậu và 14 chính khách, giáo sư, sinh viên bị bắt lên Kontum, Pleiku để quản thúc.
Cùng ngày này, tướng Khánh ra nhật lệnh tuyên bố: “Quân lực không thực hiện chính sách ngoại bang nào cả. Thà thanh bạch trong độc lập c̣n hơn là giàu sang mà tủi nhục trong nô lệ ngoại bang”. (Lưu ư rằng trong thời gian này, Hoa Kỳ và đặc biệt Đại sứ Taylor đă tỏ thái độ chống đối việc tướng Khánh và quân đội xen lấn vào chính trị). Cả hai ṭa đại sứ Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc và khối Công giáo tại Việt Nam đều công khai ủng hộ Thủ tướng Trần Văn Hương.
Ngày 25-12, Đại tướng Khánh tuyên bố với báo New York Herald Tribune: “Tướng Taylor đă có những hành động không thể tưởng tượng được, ông muốn dùng áp lực đối với giới hữu trách Việt Nam. Nếu ông không khéo xử thế th́ Việt Nam sẽ mất. Mỹ nên tính việc lớn với những ai có thực lực ở xứ này. Ông Taylor không thể buộc dân Việt Nam phải chịu đựng những nhà lănh đạo mà dân Việt Nam không muốn”. (Lời tuyên bố của tướng Khánh hàm ư chỉ có Hội Đồng Quân Lực mới có thực lực, do đó chỉ có ông mới là xứng đáng là người lănh đạo quốc gia).
Ngày 18-1-1965, sau nhiều âm mưu hậu trường và nhiều thỏa hiệp chia ghế, chính phủ Trần Văn Hương tuy chưa bị lật đổ nhưng phải cải tổ lại với sự tham gia của bốn tướng là Nguyễn Văn Thiệu (Đệ nhị Phó Thủ tướng), Trần Văn Minh (Minh nhỏ) Tổng trưởng Quân Lực, Linh Quang Viên (Tổng trưởng Tâm lư chiến), Nguyễn Cao Kỳ (Tổng trưởng Thanh niên Thể thao). Tuy nhiên, từ ngày chính phủ Hương cải tổ th́ khối Phật giáo lại hoạt động chống đối mạnh liệt hơn. Ngày 20, các Thượng tọa Trí Quang, Tâm Châu, Pháp Tri, Thiện Hoa, Hộ Giác bắt đầu tuyệt thực trong lúc Tăng Ni Phật tử tiếp tục biểu t́nh. Ngày 22, họ kéo đến trước Ṭa Đại sứ Mỹ với biểu ngữ “Hăy để cho dân tộc Việt Nam tự quyết”.
Ngày 23, Thủ tướng Trần Văn Hương hiệu triệu quốc dân, kêu gọi mọi người lănh trách nhiệm với t́nh thế, tránh các vụ xách động rồi lên án “lũ lưu manh cạo đầu rồi mặc sắc phục Tăng Ni...” và gọi những hoạt động đấu tranh của Phật giáo là “những tṛ khỉ”. Cùng ngày này, có những cuộc tụ tập trước Viện Hóa Đạo và một giáo sư khi thấy con gái ḿnh trong đám đông biểu t́nh đă yêu cầu một Đại tá đánh cho ba roi. Quân đội nhân dịp đó đánh luôn 69 cô khác, mỗi cô ba roi rồi đuổi về. Đêm 23 tại Huế, một đoàn biểu t́nh kéo tới pḥng Thông tin Hoa Kỳ ném đá và đốt cháy thư viện Mỹ với 5.000 cuốn sách. Phó lănh sự Mỹ tới chữa cháy bị ném đá. Sinh viên đại học Huế đặt chướng ngại vật chận các lối vào lớp học. Tại Nha Trang, 300 Tăng Ni tuyệt thực. Các cuộc biểu t́nh xáo trộn do Phật giáo, Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và sinh viên gây ra vẫn tiếp diễn cho đến ngày 27 tháng Giêng năm 1965 mới tạm thời lắng dịu.
Ngày 27-1, Hội Đồng Quân Lực tuyên cáo “Quân đội đă trả quyền từ ngày 27 tháng 10 cho phía dân sự nhưng t́nh thế mỗi ngày mỗi rối ren”. Sau ba ngày thảo luận, Hội Đồng Quân Lực quyết định ủy nhiệm tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng, triệu tập ngay một Hội Đồng Quân Dân gồm 20 đại diện các tôn giáo, nhân sĩ và quân lực.
Ngày 28-1, theo quyết định của Hội Đồng Quân Lực, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu được lưu nhiệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền Thủ tướng. (H́nh như Thủ tướng Trần Văn Hương đă bị các tướng lănh đem đi cô lập ở Vũng Tàu).
Cùng ngày này, Thượng tọa Trí Quang họp báo cho biết chỉ muốn đừng dung thứ những phần tử xấu thuộc chế độ cũ và đừng coi Phật giáo là Cộng Sản. Phật giáo không chống Mỹ nhưng Việt Nam cũng không thể bị hiểu lầm (là tay sai của Mỹ).
Ngày 11-2-65, Đức Giáo Hoàng Paul VI, vị Giáo Hoàng nổi tiếng thân Nga Sô và thân Hà Nội [3] kêu gọi ngưng chiến ở Việt Nam.
Ngày 14 tháng 2, Đại sứ Taylor tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn “Nhân dân Việt Nam đă chán ngán v́ bị tấn công măi mà không được trả đũa. Không c̣n có thể coi Bắc Việt là sào huyệt an toàn nữa”. Từ đó Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt và soạn sửa đem quân vào miền Nam.
Ngày 16-2-65, thừa ủy nhiệm Hội Đồng Quân Lực, Đại tướng Nguyễn Khánh Tổng Tư lệnh Quân đội VNCH kư quyết định tuyển nhiệm ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới. Trong nội các mới này, Công giáo có thêm Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Phật giáo có bác sĩ Nguyễn Tăng Nguyên, giáo sư Trần Quang Thuận và kỹ sư Ngô Trọng Anh.
Ngày 17-2, Hội Đồng Quân Lực ra quyết định thiết lập Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp gồm 20 đại diện đủ thành phần tôn giáo và sáu tướng tá. Chủ tịch Hội Đồng là tướng Phạm Xuân Chiểu.
Ngày 19-2-65, Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Công giáo) kéo một lực lượng Bộ binh và chiến xa về Sài G̣n chiếm đóng trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh và bến Bạch Đằng.
Theo tin đài phát thanh buổi chiều th́ một số đoàn thể thuộc Lực lượng Bảo vệ Dân tộc (Công giáo) nổi dậy chống tướng Nguyễn Khánh để thành lập một chính quyền dân sự.
Các tướng lănh họp ở phi trường Tân Sơn Nhất, tướng Kỳ bay trên Thủ đô quan sát t́nh h́nh và ra lệnh cho quân đội nổi dậy phải rút lui nếu không sẽ bị ném bom. Trong lúc đó th́ đài phát thanh Ba Xuyên truyền lệnh của Đại tướng Khánh cho các binh sĩ bị lôi cuốn vào cuộc nổi dậy hăy trở về đơn vị. Tại Huế, Lực lượng sinh viên học sinh lên án Lực lượng Bảo vệ Dân tộc và những “Phần tử Cần Lao” trong cuộc nổi dậy của Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Ngày 20, trên đài phát thanh Nha Trang, Thượng tọa Tâm Châu kêu gọi Phật tử ủng hộ “Hội Đồng Quân Lực”. Tướng Nguyễn Chánh Thi từ Huế vào Sài G̣n đảm nhiệm chức Tư lệnh Giải phóng Thủ đô, tái chiếm các cơ sở bị quân của Phạm Ngọc Thảo chiếm hôm qua, ra lệnh cho Đại tá Thảo và 13 sĩ quan khác phải tŕnh diện trong 24 giờ, nhưng Thảo và một số sĩ quan cùng những nhân vật Công giáo đều đă trốn. Cùng ngày này, Hội Đồng Quân Lực nhóm họp và quyết định thay thế Đại tướng Nguyễn Khánh bằng tướng Trần Văn Minh trong chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội v́ cho rằng tướng Khánh âm mưu xáo trộn để trở lại nắm chính quyền.
Ngày 21, tướng Nguyễn Chánh Thi ra thông cáo nhấn mạnh đến ước vọng cách mạng của quân lực VNCH là Dân chủ, Công bằng và Ḥa b́nh. Hai tướng Kỳ và Thi bắt đầu kết hợp với nhau để chống Khánh.
Ngày 22-2-65, tướng Khánh được bổ nhiệm chức Đại sứ Lưu động và Trung tá Phạm Văn Liễu (bạn thân của các tướng Thiệu, Thi và Kỳ) được cử giữ chức Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia.
Ngày 25-2-65, tướng Nguyễn Khánh được tặng Đệ nhất hạng Kim Khánh rồi mang theo một nắm đất rời khỏi Việt Nam với lời hẹn một ngày nào đó sẽ trở về lại quê hương. Quân lực Việt Nam cho đến ngày hôm đó có bốn vị Đại tướng, một ông chết và ba ông ra đi, dù ra đi với chức Đại sứ, mà sự thật là bị nhóm tướng trẻ đuổi ra khỏi Việt Nam. Việc tướng Khánh ra đi đă đặt Quân Lực VNCH hoàn toàn nằm trong tay nhóm tướng trẻ Young Turk sau khi các “tướng già” đă bị hoặc cho về hưu sớm từ ngày 31-12-64, hoặc bị đuổi ra khỏi Việt Nam. Một số “tướng già” c̣n lại như Trần Văn Minh, Phạm Xuân Chiểu, Linh Quang Viên, Phạm Văn Đổng... là chỉ để cho các tướng trẻ điều động đặt đâu ngồi đó, việc quốc gia đại sự, việc lănh đạo chiến tranh từ nay hoàn toàn nằm trong tay các tướng trẻ, đặc biệt là hai tướng Thiệu và Kỳ.
Ngày 27-2, giữa Thủ đô Sài G̣n, một số người nhân danh “Phong Trào Bảo Vệ Ḥa B́nh” (thân Cộng) rải truyền đơn, gởi kiến nghị tuyên truyền về vấn đề ḥa b́nh tại Việt Nam. (Thượng tọa Thích Quảng Liên có chân trong Phong trào này).
Ngày 3-3-65, Hội Đồng Quân Lực công bố thành lập Uỷ ban Thường vụ: Tổng thư kư, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu; Uỷ viên Ngoại giao, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ; Uỷ viên Chính trị, Thiếu tướng Linh Quang Viên; Uỷ viên An ninh, Thiếu tướng Phạm Văn Đổng; Phụ tá Tổng thư kư, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao. Cùng ngày này, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ công bố một bức tâm thư gởi đồng bào và chiến hữu, phân tách hiện t́nh đất nước, nhắc lại nỗi thống khổ và thất vọng của dân tộc suốt thời kỳ Pháp thuộc và suốt chín năm dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Bức thư cho biết Quân lực sẽ chỉ trương thực hiện cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lănh vực.
Ngày 8-3-65, 1.500 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên tới Đà Nẵng. Cũng cần nhắc lại rằng dưới chế độ Diệm, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam là 17.000 người, 14 tháng sau khi chế độ Diệm bị lật đổ, quân số Mỹ tại miền Nam là 23.000 người.
Ngày 11-3-65, Viện Hóa Đạo ra thông cáo: “Phong Trào Tranh Thủ Ḥa B́nh” của Thượng tọa Quảng Liên không liên quan ǵ đến Phật giáo cả... Phong trào do Thượng tọa thành lập với tư cách cá nhân”. Bộ Nội vụ công bố danh sách 358 người đă kư kiến nghị của “Uỷ Ban Vận Động Ḥa B́nh” trong đó có 24 sinh viên, 77 học sinh, 78 lao động, 67 người buôn bán, 22 công chức, 20 giáo viên, 11 kư giả, 5 kỹ sư, 5 bác sĩ, dược sĩ, 3 luật sư. Cùng ngày này, ông Hà Minh Trí, cán bộ Cao Đài, người ám sát hụt Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm năm 1957 được trả tự do. (Ông Hà Minh Trí bị giam lâu ngày mà không chịu khai toàn bộ tổ chức ám sát của Cao Đài).
Ngày 17-3-65, Thượng tọa Quảng Liên từ chức Chủ tịch Phong Trào Bảo Vệ Ḥa B́nh.
Ngày 21-3-65, Đại đức Thích Nguyên Từ tự thiêu để phản đối Việt cộng chiếm chùa cùng ruộng chùa và bắt đi 17 Phật tử tại B́nh Tuy.
Ngày 23-3-65, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp ra tuyên ngôn tán thành việc Mỹ gởi Thủy Quân Lục Chiến sang tham chiến tại Việt Nam. Nếu “dưới chế độ Diệm, khi Tổng thống Kennedy quyết định gởi 12.000 lính Mỹ tới Nam Việt Nam chắc chắn đă tạo được ảnh hưởng tốt đối với tinh thần người dân và người lính miền Nam, không phải theo nghĩa hoàn toàn trông mong người Mỹ đánh giặc hộ, mà là theo nghĩa nh́n thấy dấu vết cụ thể sự quyết tâm của Mỹ trong lời cam kết giúp Nam Việt Nam” [4], th́ năm 1965, khi Mỹ bắt đầu gởi Thủy Quân Lục Chiến vào Nam Việt Nam và ném bom Bắc Việt, người quốc gia chống Cộng chẳng những trông thấy quyết tâm của Mỹ trong việc giúp miền Nam mà c̣n tin rằng Bắc Việt sẽ bị sụp đổ để đưa lại chiến thắng cuối cùng cho Việt Nam Cọng Ḥa. V́ thế, cả chính phủ Việt Nam, cả Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, và quân đội Việt Nam Cọng Ḥa đă chào mừng quyết tâm của Tổng thống Jonhson trong việc leo thang chiến tranh.
Cùng ngày 23, Hội đồng chính phủ quyết định chia 160 triệu bạc tịch thu của họ Ngô cho đồng bào, học sinh và gia đ́nh binh sĩ nghèo, ngoài ra c̣n bán đấu giá các bất động sản và xí nghiệp cùng trái khoán tịch thu của nhà Ngô.
Ngày 2-4-65, ni cô Thích Huệ Thiện tẩm xăng vào người toan tự thiêu tại chùa Từ Vân Gia Định v́ thấy những đau khổ do chiến tranh gây ra nhưng các Phật tử đă kịp thời cứu được.
Ngày 8-4, tại Vỏ Xu, B́nh Tuy, Việt cộng lại bắt đi Đại Đức Thích Bảo Huệ và một số Phật tử.
Ngày 12-4, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vô cùng trọng thể tại sân vận động Cộng Ḥa, rất đông nhân sĩ, trí thức, đảng phái, sinh viên tham dự.
Ngày 20-4, Sa di Thích Giác Thanh tự thiêu sau Viện Hóa Đạo v́ thấy cảnh tang tóc và chiến tranh.
Ngày 4-5, Hội đồng Chính phủ Phan Huy Quát quyết định chấm dứt chương tŕnh phát thanh của phái bộ Văn hóa Pháp tại Việt Nam v́ đại diện Pháp tại SEATO đă có thái độ bất thân thiện với Việt Nam, đồng thời trục xuất thông tín viên Ageorges của Pháp tấn xă.
Ngày 5-5, Hội Đồng Quân Lực tuyên bố tự giải tán để các tướng lănh trở về địa vị quân sự thuần túy.
Ngày 21-5, Phủ Thủ tướng thông cáo rằng cơ quan an ninh đă bắt được 17 quân nhân và 12 dân sự âm mưu đảo chánh ngày hôm qua. Những quân nhân trên đây cũng đă từng liên can đến vụ biểu dương lực lượng của ông Phạm Ngọc Thảo ngày 19-2. Một sĩ quan trong nhóm bị bắn tử thương. (Nhóm này thuộc ảnh hưởng Công giáo).
Ngày 25-5, Thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ. Giữa buổi tŕnh diện, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cho biết không thể kư bổ nhiệm các ông Nguyễn Văn Thoàn và Nguyễn Trung Vinh v́ lẽ các ông Nguyễn Ḥa Hiệp và Nguyễn Văn Vinh không từ chức.
Cùng ngày này, Thượng tọa Thích Quảng Liên, nguyên Chủ tịch Phong Trào Bảo Vệ Ḥa B́nh, sau cuộc du hành tại Nhật về tới Tân Sơn Nhất th́ được Bộ Nội vụ yêu cầu đừng về nước v́ có thể bị lợi dụng, nên ông phải đáp phi cơ đi thẳng đến Thái Lan và ở luôn tại đó.
Ngày 26-5, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát bày tỏ những bất đồng quan điểm về quyền hạn thay thế Bộ trưởng.
Ngày 27-5, một phái đoàn đại diện Lực Lượng Đoàn Kết Công Giáo do Linh mục Hoàng Quỳnh hướng dẫn đă yết kiến Quốc trưởng cùng Hội đồng Quốc gia Lập pháp, đưa kiến nghị không tín nhiệm Thủ tướng Phan Huy Quát và yêu cầu chỉ định Thủ tướng khác. Lư do viện dẫn: chính phủ Quát gây chia rẽ, không chống Cộng hữu hiệu và thân Pháp (?).
Ngày 1-6-65, trong lúc cuộc khủng hoảng về việc cải tổ nội các chưa giải quyết th́ Linh mục Hồ Văn Vui hướng dẫn 60 đại diện của Mặt Trận Công Giáo Việt Nam đến yết kiến Quốc trưởng cùng Hội đồng Quốc gia Lập pháp, đưa kiến nghị tương tự như kiến nghị của Linh mục Hoàng Quỳnh, yêu cầu giải tán chính phủ Phan Huy Quát.
Từ ngày 2-6-65, một số Linh mục, chính khách thuộc các tôn giáo và đảng phái gởi kiến nghị lên Quốc trưởng bất tín nhiệm Thủ tướng Phan Huy Quát.
Ngày 3-6, Thủ tướng Phan Huy Quát họp cùng một số tướng lănh để thảo luận về việc khủng hoảng nội các và sau đó, cùng các tướng lănh sang yến kiến Quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Trong lúc đó th́ một số nhân vật khác lại nhân danh các đoàn thể (11 đoàn thể) gởi kiến nghị lên Quốc trưởng và Hội đồng Quốc gia Lập pháp chống chia rẽ và tín nhiệm Thủ tướng Phan Huy Quát. Theo tin UPI th́ chính phủ Hoa Kỳ vẫn tín nhiệm chính phủ Phan Huy Quát.
Ngày 4-6, nhiều truyền đơn chống chính phủ Quát được tung ra trên nhiều ngả đường.
Đêm mồng 5-6, vài trăm người (Công giáo) chống đối chính phủ Quát tụ họp trên đường Trương Minh Giảng, Trương Minh Kư, Gia Định. Họ đốt một xe hơi, hành hung 5 và gây thương tích cho hai cảnh sát viên.
Ngày 7-6, 200 cụ già thuộc các đoàn thể Công giáo tới dinh Gia Long yết kiến Quốc trưởng cùng Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp, yêu cầu giải quyết gấp cuộc khủng hoảng rồi ngồi lại trong Dinh từ 16 đến 22 giờ mới chịu ra về.
Ngày 8-6, hơn 100 thanh niên, sinh viên, học sinh thuộc các đoàn thể Thanh Niên Đại Đoàn Kết và sinh viên học sinh Tự Dân (Công giáo) tới dinh Gia Long yêu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng và cũng ở lại đó từ 10 giờ đến 16 giờ mới về. Trong lúc đó, Lực lượng Đại Đoàn Kết (Công giáo) tổ chức họp báo tại Gia Định, xác nhận lập trường chống đối chính phủ Phan Huy Quát của khối Công giáo.
Ngày 9-6, Thủ tướng Phan Huy Quát họp báo giải thích về cuộc khủng hoảng. Ông thuật lại các nỗ lực ḥa giải của ông mà vẫn không thành, tŕnh bày chi tiết về âm mưu đảo chánh đêm 10-6-65 (của phe Công giáo) và âm mưu lập chính phủ liên hiệp trung lập của phe “Ḥa B́nh”, đồng thời ông cũng trả lời các luận điệu chỉ trích rồi kết luận rằng ông yêu cầu quân đội đứng ra lănh vai tṛ trung gian để giữ thế quân b́nh cho đến khi có một chính quyền dân cử.
Ngày 10-6, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ kêu gọi chiến sĩ Không quân giữ b́nh tĩnh sau vụ hiểu lầm ở Tân Mai. (Thanh niên Công giáo đi biểu t́nh rồi xô xát với binh sĩ Không quân tại Biên Ḥa).
Ngày 11-6, các tướng lănh nhóm họp tại Sài G̣n để xét thư của Thủ tướng Quát yêu cầu Quân đội làm trung gian điều giải về vụ khủng hoảng nội các. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: cuộc khủng hoảng không do lỗi chính phủ mà do sự thiếu sót của hiến chương ngày 16-8-1965.
Cùng ngày này, Quốc trưởng, Thủ tướng và Hội đồng Quốc gia Lập pháp đều ra tuyên cáo xác định rằng những cơ cấu và thể chế quốc gia hiện tại không c̣n phù hợp với t́nh thế nữa nên giao trả cho quân đội trách nhiệm và quyền hành lănh đạo quốc gia, và Hội Đồng Quân Lực chấp nhận đơn từ chức của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát.
Ngày 14-6-65, Hội Đồng Quân Lực thành lập ủy ban Lănh Đạo Quốc Gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Chủ tịch (Quốc trưởng), Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ chức Chủ tịch ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ tướng), và Trung tướng Phạm Xuân Chiểu giữ chức Tổng thư kư.
Cùng ngày này, Ni cô Quảng Liên Diệu Tịnh, 22 tuổi, tự thiêu để cúng dường Tam bảo tại chùa Linh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Ngày 16-6, Ṭa án Quân sự Mặt trận tại Nha Trang tuyên phạt tù từ 2 đến 16 năm khổ sai 18 người đă tham gia Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc miền Trung và liên quan đến các vụ khủng bố, hành hung hồi tháng 9-64 tại tỉnh B́nh Định.
Ngày 19-6, một Ước pháp mới ra đời gồm 7 thiên 25 điều, thiết lập Đại Hội Đồng Quân Lực VNCH, Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia, Hội Đồng Kinh Tế và Xă Hội, Thượng Hội Đồng Thẩm Phán. Các tướng Thiệu, Kỳ, Chiểu được xác nhận là thành viên của Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia, c̣n Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp cũ giải tán. Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ ra đời với nhiều nhân vật dân sự tên tuổi như bác sĩ Trần Văn Đỗ (Tổng ủy viên Ngoại giao), Luật sư Lữ Văn Vi (Tổng ủy viên Tư pháp), giáo sư Trần Ngọc Ninh (Tổng ủy viên Văn hóa Giáo dục), thẩm phán Trần Minh Tiết (Bộ trưởng Nội vụ)...
Từ sau khi tướng Nguyễn Khánh và các tướng lănh đưa ra hiến chương Vũng Tàu vào tháng 8 năm 1964 tạo nên bao nhiêu xáo trộn, th́ ư nguyện của toàn dân, của các tôn giáo, đảng phái, sinh viên và cả Hoa Kỳ là muốn miền Nam có một chính phủ dân sự bền vững để quân đội trở về với nhiệm vụ quốc pḥng thuần túy. Tiếc thay, hai chính phủ dân sự Trần Văn Hương và Phan Huy Quát đă ra đời trong một t́nh trạng khó khăn với những cuộc xáo trộn, tranh chấp, biểu t́nh do quân đội, sinh viên, Phật giáo, Công giáo gây ra để rồi cuối cùng quân đội trở lại cầm quyền. Sự bất đồng ư kiến giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát về việc thay đổi hai vị Bộ trưởng đă có thể giải quyết dễ dàng nếu khối Công giáo không cố t́nh trầm trọng hóa vấn đề, mà mục tiêu thật sự là để lật đổ chính phủ Quát v́ họ cho rằng chính phủ này thân Phật giáo. (Có phải thế không ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Bùi Diễm, và ông Chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp Phạm Xuân Chiểu!?)
Như vậy, từ sau khi chính phủ Quát và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu rút lui, chính quyền miền Nam lại trở về tay các tướng lănh. Câu tuyên bố “Quân đội là cha quốc gia” của tướng Nguyễn Khánh tuy trắng trợn nhưng thật là thấm thía. Tôn giáo, đảng phải, chính khách, trí thức, sinh viên... cuối cùng chỉ như những h́nh nộm quay cuồng chung quanh ngọn lửa hồng của chiếc đèn kéo quân mà thôi.

-o0o-

Những ǵ tôi vừa tŕnh bày trên đây có thể xem như là giai đoạn một của ba năm xáo trộn, giai đoạn kể từ khi nhóm tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lư (30-1-64) cho đến ngày Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia ra đời (6-65). Từ Cách mạng 1-11-63 cho đến ngày hai tướng Thiệu-Kỳ lên cầm quyền, trong khoảng thời gian gần 20 tháng đó, miền Nam Việt Nam đă phải trải qua 6 chính phủ: Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Nguyễn Xuân Oánh (chính phủ ủy nhiệm 5 ngày), Phan Huy Quát và Nguyễn Cao Kỳ.
Tôi muốn kể chi tiết và những biến động theo thứ tự thời gian với ước mong những nhà viết sử tương lai nh́n rơ thực trạng đất nước để phân tách công tội của những thành phần đă tạo nên xáo trộn mà chính yếu trong đó là: Phật giáo, Công giáo, tướng tá, sinh viên và đảng Đại Việt của các ông Nguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Kư.
Tuy tất cả thành phần trên đây đều gây ra xáo trộn nhưng thật ra th́ sinh viên, quân đội và đảng Đại Việt đều bị chi phối, bị lợi dụng bởi hai tôn giáo là Công giáo và Phật giáo trong chủ trương tranh chấp của hai khối này. Sinh viên dựa vào công trạng chống chế độ Diệm năm 1963, nay gặp phải t́nh h́nh hỗn loạn nên muốn chứng tỏ thế hệ trẻ phải được tham dự vào việc nước. Nhưng chỉ v́ là một lực lượng ô hợp nên sinh viên đă trở thành công cụ cho các tôn giáo và đảng phái lợi dụng mà thôi. Hành động nổi bật nhất của sinh viên là vụ chống đối Hiến chương Vũng Tàu buộc tướng Khánh phải từ chức, nhưng sau biến cố đó rồi th́ sinh viên cũng không giúp ổn định được t́nh h́nh mà chỉ lên đường xuống đường làm bung xung múa rối, trong lúc nội bộ lại phân hóa.
Các tướng tá th́ bản chất vốn đă vơ biền, lại thấy đảo chánh và chỉnh lư quá dễ dàng v́ chỉ dựa vào vơ lực, vào t́nh h́nh chiến tranh mà quân đội đang là lực lượng chống Cộng chính yếu, nên đă hành xử một cách hỗn loạn để nắm quyền hành và giành địa vị. Sự bất lực của các tôn giáo, đảng phái và thành phần trí thức lại đă gia tăng thêm tham vọng của các tướng tá.
Đảng Đại Việt mang tham vọng nắm chính quyền, đó là điều chính đáng và cần thiết của mọi đảng chính trị, nhưng thực lực c̣n quá yếu, lại c̣n phân hóa nội bộ cho nên không thể là địch thủ của các tôn giáo và quân đội trong cuộc tranh chấp quyền lực chính trị, nên cuối cùng đành phải bị tan biến trong cơn lốc của một chính trường rối rắm hỗn loạn.
Về phần lực lượng Công giáo, với bản chất hiếu động và quá tŕnh gắn bó với mọi quyền lực, rồi bị mất quyền lợi do cuộc lật đổ chế độ Diệm gây ra, và lại bị toàn dân lên án là “Cần Lao”, là “tay sai của chế độ Diệm”, nên căm thù Phật giáo và nhóm tướng lănh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũ, do đó họ cần phải tích cực biểu dương sức mạnh bằng những cuộc biểu t́nh quá khích và những cuộc biểu dương lực lượng quân đội của tướng tá Công giáo để phục hồi danh dự và để trả mối hận thù cho chủ cũ.
Chỉ đáng tiếc và đáng trách cho Phật giáo Việt Nam cũng đă là nguyên nhân tạo ra t́nh trạng hỗn loạn mà trước hết tôi muốn nêu lên một vài bí ẩn trong giai đoạn xáo trộn này.
Bí ẩn thứ nhất là vụ chống đối Thủ tướng Trần Văn Hương vào tháng 10 năm 1964. Vụ biểu t́nh chống đối Thủ tướng Trần Văn Hương là hoàn toàn do Phật tử của Thượng tọa Tâm Châu, mà lúc này tuy Thượng tọa Tâm Châu và các Thượng tọa Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa chưa công khai mâu thuẫn nhưng đă có những rạn nứt âm thầm trong nội bộ mà Thủ tướng Trần Văn Hương không biết được.
Nguyên khi thành lập chính phủ, cụ Hương có mời riêng Thượng tọa Tâm Châu đến họp bàn về thành phần chính phủ tại nhà một thương gia tên là Nguyễn Hữu ở Gia Định. Hai bên đă bất đồng ư kiến v́ Thượng tọa Tâm Châu cho rằng một số nhân vật được Thủ tướng Hương mời không xứng đáng làm Bộ trưởng (sau này báo chí có chỉ trích thành phần chính phủ Hương, để trả lời cụ Hương đă tuyên bố: “Đi chợ, không có tôm tươi cá tươi th́ phải mua tôm ươn cá ươn vậy”), và nghe nói Thượng tọa đ̣i cho Phật giáo bốn Bộ mà cụ Hương chỉ bằng ḷng dành cho người của Thượng tọa hai Bộ mà thôi.
Nguồn tin này phù hợp với những tin đồn trong giới chính trị tại Sài G̣n lúc bấy giờ về sự tham chánh cần thiết của khối Phật giáo sau những năm dài vắng mặt trong các cơ quan quyền lực quốc gia. Cần thiết đem người vào nội các đến độ chính Thủ tướng Hương cũng đă phải than là “họ chỉ muốn kiểm soát chính phủ” như báo chí quốc tế đă ghi nhận sau đây:
Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất long trọng tuyên bố trước thế giới rằng chúng tôi tránh tất cả mọi hoạt động có tính cơ hội chủ nghĩa, gây chia rẽ và mang tính chính trị.
Gần một tuần trước khi có lời tuyên bố đó, phát ngôn viên của khối Phật giáo là Thượng Tọa Thích Tâm Châu đă tuyên bố một cách dứt khoát rằng chính phủ của Thủ tướng Hương phải ra đi (Buddhist spokeman Thích Tâm Châu had flatly announced the South Vietnamese government of Premier Trần Văn Hương “will have to go”). Ba ngày sau đó, một thông tư của khối Phật giáo gọi Thủ tướng Hương là “ngu xuẩn, phản bội, là một người ph́ nộn, ngoan cố và chẳng có chính sách ǵ cả” (stupid, a traitor, a fat, stubborn man without any policy). Tại Sài G̣n, ông Hương đă trả lời thẳng thừng rằng “Nếu t́nh h́nh quá lộn xộn, chúng tôi lại sẽ phải sử dụng vơ lực. Họ chỉ muốn kiểm soát chính phủ. Việt cộng cũng đang cố gắng lật đổ chính phủ. Chúng ta không thể để cho các nhà lănh đạo Phật giáo làm chuyện này hộ cho Việt cộng” (... They simply want to control the government... We can’t allow the Buddhist leaders to do this for them). (Tuần san Time, số ra ngày 11 tháng 12 năm 1964).
Thấy Thượng tọa bất măn, một nhóm Phật tử Bắc di cư cầm đầu bởi hai chuyên viên xách động tại Sài G̣n là Khang (người Bắc) và Nguyễn Đức Măo (người Vinh) tổ chức biểu t́nh để chống Thủ tướng Hương. Cuộc biểu t́nh nổ ra dữ dội để chứng tỏ sự bất măn của cấp lănh đạo Phật giáo trước thái độ cứng rắn của Thủ tướng Hương đă giới hạn sự tham dự của nhân sự Phật giáo vào nội các:
- Ngày 22/11/1964, biểu t́nh lớn ở nhiều nơi, chợ Bến Thành, đường Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Sài G̣n có nhiều biểu ngữ đả kích Thủ tướng Hương (cảnh sát giải tán bằng lựu đạn cay mắt. Bọn người biểu t́nh ném đá lung tung, nhiều người bị thương).
- Ngày 24/11/1964, Thượng tọa Tâm Châu gửi lên Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thượng Hội Đồng Quốc Gia yêu cầu có thái độ dứt khoát với chính phủ, chấm dứt bắt bớ, thả những người bị giam, ra lệnh không được đàn áp. (“Việc Từng Ngày”, Đoàn Thêm, Sài G̣n, tr.417, 418).
Khanh nguyên là cộng sự viên của ông Hà Đức Minh, Uỷ viên Trung ương đảng Cần Lao, c̣n Măo người thấp, mặt đen và rỗ (biệt hiệu Hùm Xám, thời Nguyễn Văn Thiệu, Măo làm chủ nhiệm nhật báo Tranh Đấu một thời gian và thường phải trốn tránh v́ bị công an lùng bắt v́ chống Thiệu). Cuộc biểu t́nh chống Thủ tướng Hương xuất phát từ Viện Hóa Đạo ở đường Trần Quốc Toản, nhưng v́ cụ Hương không biết rơ nội t́nh của Phật giáo, không biết xuất xứ của các cuộc biểu t́nh nên Cụ đă có lời tuyên bố khiếm nhă đối với Phật giáo như: Bọn trọc, làm tṛ khỉ. Lời tuyên bố “vơ đũa cả nắm” đó đă làm cho toàn khối Phật giáo bất măn. Cụ Hương c̣n tuyên bố thêm: “Tôi không thể để cho tụi con nít làm loạn. Chính trị và học đường cần phải tách rời, cũng như chính trị và tôn giáo không thể đi đôi với nhau được. Tôi không thể để cho những tên học tṛ ỉa bậy, đái bậy”. V́ lời tuyên bố đó mà Thượng tọa Thiện Minh (dù đă có những bất đồng ư kiến với Thượng tọa Tâm Châu) đă phải trả lời: “Nếu Cụ muốn cho các em học sinh không ỉa bậy, đái bậy th́ ít nhất Cụ phải làm cầu tiêu cho chúng trước đă”. Và cũng từ đó, khối Phật tử thuộc Thượng tọa Trí Quang, Thiện Minh nhập cuộc trong cuộc đấu tranh chung chống Thủ tướng Trần Văn Hương.
Tôi cần mở một dấu ngoặc ở đây để nói về thái độ mâu thuẫn lạ lùng của Ḥa thượng Tâm Châu đối với lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo nói chung và đối với tôi nói riêng.
Số là sau khi cuốn Hồi kư Việt Nam Máu Lữa Quê Hương Tôi nầy ra đời (ấn bản 1986), tôi có gởi tặng Ḥa thượng một cuốn v́ giữa Ḥa thượng và tôi có nhiều kỷ niệm với nhau, và v́ Ḥa thượng là một nhân chứng lịch sử của giai đoạn Phật giáo đấu tranh chống nhà Ngô. Thế rồi hai năm sau, Ḥa thượng viết bài trên báo Văn Nghệ Tiền Phong (số 289 ngày 1-15 tháng 2/1988), tờ báo của nhóm mật vụ cũ của nhà Ngô mà từ ngày ra Hải ngoại chuyên đánh phá, xuyên tạc, nhục mạ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tờ báo đă bảo trợ cho Trần Trung Quân phát hành cuốn “Trong Ḷng Địch” để vu khống, bôi bẩn nhiều vị sư cao cấp và chụp mũ Thượng tọa Trí Quang là Cộng Sản, mà trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Tia Sáng tại Houston (số 31 tháng 12/1988)-chính Ḥa thượng đă xác quyết Thượng tọa Trí Quang không phải là Cộng Sản.
Bài báo trên Văn Nghệ Tiền Phong đă chỉ trích tôi viết không đúng sự thật về Ḥa thượng trong việc Ḥa thượng đ̣i Thủ tướng Trần Văn Hương bốn bộ cho Phật giáo, cũng như phủ nhận cuộc biểu t́nh do Phật tử người Bắc tổ chức chống Thủ tướng Hương. Ḥa thượng c̣n nói rằng v́ kính trọng cụ Hương là nhà cách mạng nên Ḥa thượng không chống Cụ. Ḥa thượng gán cho tôi, hoặc “bộ Tham mưu” của tôi, đă “lồng sự kiện trên cho cân bằng sự lỗi lầm trong thời gian ấy của Thượng tọa Trí Quang”.
Ông cựu luật sư Nguyễn Văn Chức, người trí thức Công giáo mà cuốn “Lột mặt nạ những con tḥ ḷ chính trị” của Lê Trọng Văn mô tả như một thứ Thượng Nghị sĩ huênh hoang có tài “luồng gió bẻ măng”, bèn sử dụng bài báo của Ḥa thượng trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong như một tài liệu khả tín để gán cho tôi là gian trá, và hàm ư cho Thượng tọa Trí Quang là “đại nghịch tặc, đại vô đạo, đại vô luân mà chỉ bọn Cộng Sản vô thần và tay sai mới dám làm”.
Thưa Ḥa thượng Tâm Châu! Nếu Ḥa thượng không đ̣i bốn bộ, không chống cụ Hương, không có biểu t́nh th́ tại sao Ḥa thượng lại đ̣i Quốc Trưởng và Thượng Hội Đồng có “thái độ dứt khoát” với chính phủ Trần Văn Hương (hàm ư đ̣i phải giải tán chính phủ), và tại sao lại có cuộc biểu t́nh ngày 22 tháng 11 năm 1964 xẩy ra gần Việt Nam Quốc Tự trên các đường phố đông dân cư người Bắc như “Việc Từng Ngày” của Đoàn Thêm và như bài tường thuật của tuần báo Time đă mô tả.
Trong giai đoạn này, có hai điểm đáng lưu ư là tuy chính phủ Trần Văn Hương là một chính phủ dân sự nhưng vai tṛ và quyền lực của các tướng lănh trong chính sách quốc gia vẫn giữ ưu thế. Ngoài ra, những mầm mống mâu thuẫn về sách lược giữa hai khối Phật giáo (Tâm Châu và Trí Quang) đă bắt đầu thành h́nh: khuynh hướng Thượng tọa Tâm Châu nhằm đấu tranh ḥa hoăn trong chiều hướng có thể hợp tác với chính quyền, c̣n khuynh hướng của hai Thượng tọa Trí Quang và Thiện Minh th́ quyết đấu tranh triệt để để thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện, đặc biệt là phải triệt hạ nhóm Cần Lao.
Khối Công giáo, phần th́ tiếc Thủ tướng Hương (người đă nặng lời đả kích Phật giáo) phải rút lui, phần th́ nghi ngờ Thủ tướng Phan Huy Quát được Phật giáo ủng hộ, đă lợi dụng t́nh trạng tranh chấp giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát để liên tiếp tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh, bám sát dinh Quốc trưởng và vận động một số chính khách đối lập Thủ tướng Quát ra tuyên ngôn, kiến nghị quyết lật đổ Thủ tướng Quát cho được. Cuộc biểu dương lực lượng của Phạm Ngọc Thảo và Lực Lượng Bảo Vệ Dân Tộc (Công giáo) ngày 19-2-1965 cùng âm mưu đảo chánh đêm 20-5-1965 do Đại tá Bùi Dinh và một số nhân vật Công giáo cầm đầu, đều có mục đích lật đổ Thủ tướng Quát để khối Công giáo có thể nắm ưu thế chính trị mà lên cầm quyền.
Nhân vật quan trọng trong âm mưu lật đổ Thủ tướng Quát là Linh mục Hoàng Quỳnh, vốn là vị chỉ huy đội dân vệ Phát Diệm trước khi đất nước chia đôi (1954). Vào thời chiến tranh Pháp-Việt, người Công giáo miền Bắc thường có những áp lực đối với chế độ Bảo Đại để tranh giành quyền lợi như Jean Lacouture đă mô tả trong “Le Vietnam Entre Deux Paix” mà tôi đă đề cập đến trong một chương trước đây. Nhưng khi ông Nguyễn Hữu Trí, một lănh tụ Đại Việt miền Bắc làm Thủ hiến Bắc Việt, và ông Phan Huy Quát, một đồng chí của ông Trí làm Bộ trưởng Quốc pḥng, th́ hai nhân vật này thường đối phó cứng rắn và không thỏa măn hết những đ̣i hỏi của giáo phận Bùi-Chu Phát-Diệm. Từ những ân oán quá khứ đó, nay lợi dụng cơ hội rối loạn thuận tiện, Linh mục Hoàng Quỳnh bèn t́m mọi phương cách triệt hạ cho được Thủ tướng Phan Huy Quát. Giai đoạn này đánh dấu sự trỗi dậy của lực lượng Công giáo dưới h́nh thức các cuộc đấu tranh chính trị. Trong quá khứ, những ưu thế của khối này trên mặt xă hội, kinh tế, tài chánh,... thật ra chỉ là kết quả tất nhiên của ưu thế chính trị với một gia đ́nh Công giáo toàn quyền lănh đạo Quốc gia; cho nên khi trở lại chính trường miền Nam trong một khung cảnh mới, họ cũng đánh vào mặt trận quan yếu nhất là mặt trận chính trị, nhất là khi mặt trận đó đă được nhân cách hóa bằng vị Thủ tướng Phan Huy Quát mà họ cho là có khuynh hướng thân Phật giáo.
Bí ẩn thứ hai là thái độ của Thượng tọa Trí Quang trước cuộc chỉnh lư của nhóm tướng Nguyễn Khánh.
Sau khi chiến thắng được chế độ Diệm, sinh lực của Phật giáo chưa được phục hồi cho nên các cấp lănh đạo chưa có sách lược chính trị nào ngoài việc lo củng cố nội bộ, lo việc thống nhất Giáo hội, thiết lập các cơ cấu lănh đạo như Viện Tăng Thống, Viện Hóa Đạo, và gấp rút nhất là việc xây dựng Hiến chương, quy chế cho Giáo hội. V́ thế, dù chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ gồm cả nhân sự cũ của chế độ Diệm, Thượng tọa Trí Quang cũng không có một chống đối nào. Ông cũng biết rằng trong cuộc thay cũ đổi mới sau một năm trời đất nước rối ren (1963), tướng Dương Văn Minh và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng c̣n gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cần phải đối phó.
Nhưng sau khi tướng Khánh chỉnh lư, thấy đảng Đại Việt và người Mỹ âm mưu đưa ông Nguyễn Tôn Hoàn là một nhân vật Công giáo từ Pháp về nắm chức Thủ tướng, và thấy uy thế Công giáo đang được phục hồi mà thể hiện trắng trợn đầu tiên là việc giết Thiếu tá Nhung, th́ một mặt, Thượng tọa bí mật yểm trợ cho tướng Khánh giành lấy chức Thủ tướng, một mặt để cho báo Lập Trường và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ra đời làm phương tiện đối phó với t́nh thế mới. Thật ra th́ ông Nguyễn Tôn Hoàn chỉ là lănh tụ tượng trưng, chính hai ông Hà Thúc Kư và Nguyễn Ngọc Huy, những Phật tử thuần thành mới là người lănh đạo đảng Đại Việt. Đảng Đại Việt lại cũng đă cùng với Phật giáo chống đối nhà Ngô và đă đóng góp công lao rất lớn cho Phật giáo trong cuộc đấu tranh chống Diệm năm 1963. Nhưng thái độ quá khích và kỳ thị của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, cộng thêm lập trường chống ông Nguyễn Tôn Hoàn của Thượng tọa Trí Quang, đă tạo ra xích mích và đối lập giữa Phật giáo và Đại Việt. Và cũng v́ chống việc trỗi dậy của Cần Lao Công Giáo mà thể hiện là nhiều tướng lănh chế độ cũ nắm những địa vị then chốt chung quanh tướng Khánh, nên Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và sinh viên Huế mới truất phế Linh mục Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học dù chỉ trước đó độ một tháng họ đă đón rước Linh mục trọng thể v́ Linh mục đă từng đứng về phe Phật giáo và sinh viên trong biến cố Phật giáo chống lại hai ông Thục-Diệm.
Có thể nói một cách chắc chắn rằng chủ trương chống đối Công giáo Cần Lao phục hồi là chủ trương chung của tất cả tôn giáo, đảng phái và sinh viên, báo chí, chứ không riêng ǵ của Thượng tọa Trí Quang, của sinh viên Huế, hay của “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”.
Tiếc thay, những sai lầm lănh đạo của cấp lănh đạo Phật giáo và thái độ quá khích, manh động của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và sinh viên Huế đă làm cho Phật giáo thất bại trong giai đoạn xáo trộn thứ nhất, giai đoạn từ khi Khánh chỉnh lư cho đến khi Thiệu-Kỳ thành lập ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia.
Trước hết là v́ Thượng tọa Trí Quang không nắm vững việc lănh đạo nhóm đấu tranh để cho họ trở thành một lực lượng ô hợp, thiếu lănh đạo, nhất là lănh đạo để đấu tranh cách mạng.
Hai là v́ danh từ “Cứu Quốc” làm cho những người quốc gia liên tưởng đến những đoàn thể “cứu quốc” của Cộng Sản, từ đó người ta nghi ngờ “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” là khí cụ ngụy trang của Cộng Sản.
Những khẩu hiệu “chống Mỹ” do Hội đồng và tờ Lập Trường nêu lên lại càng làm cho người quốc gia lo sợ, nhất là trong t́nh trạng chiến tranh Quốc-Cộng đang mỗi ngày một gia tăng.
Cuộc xuống đường của khối Phật giáo Tâm Châu tại Sài G̣n chống lại Thủ tướng Trần Văn Hương, một nhân vật được đa số trí thức, đảng phái, nhất là người Nam Kỳ coi như là kẻ sĩ tạo thêm nỗi bất măn cho nhân dân.
Những rối rắm xáo trộn do Công giáo, Phật giáo, sinh viên gây ra tại thủ đô cũng như các cuộc đảo chánh, chỉnh lư, biểu dương lực lượng của quân đội làm cho nhân dân vô cùng chán nản, cho nên hành động có tính cách phá rối của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc tại Huế và miền Trung chỉ làm nhân dân thêm bất b́nh chán ghét mà thôi.
Tinh thần “độc tôn cách mạng” của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và hành động kỳ thị đối với hai đảng Đại Việt và Việt Quốc ở miền Trung càng đốt thêm ngọn lửa chia rẽ giữa Phật giáo và các đoàn thể trên, đóng góp thêm vào sự sứt mẻ uy tín của Phật giáo.
Cũng v́ thiếu lănh đạo, thiếu chính sách, lại hoạt động có tính cách phá rối cho nên nhiều phần tử của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Quy Nhơn, Phan Thiết bị chính quyền đưa ra ṭa mà lực lượng đấu tranh không giám can thiệp, phản ứng. Thảm bại hơn nữa là việc ông Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, bác sĩ Lê Khắc Quyến, bị tướng lănh bắt lên Pleiku an trí (20-12-1964) trong ba tháng trời, càng làm mất thể giá của hội đồng do ông ta lănh đạo.
Dù sao th́ giai đoạn xáo trộn trên đây là điều không tránh khỏi cho bất kỳ một quốc gia nào sau khi một chế độ độc tài, bằng cách này hay cách khác, bị chấm dứt. Các chế độ độc tài, một khi không c̣n nữa là để lại một khoảng trống chính trị, tạo nên xáo trộn một thời gian cho quốc gia. Khoảng trống chính trị của miền Nam Việt Nam sau khi chế độ Diệm bị lật đổ càng tác hại to lớn hơn v́ suốt chín năm nhà Ngô cai trị, tất cả tôn giáo, đảng phái bị tiêu diệt hay bị vô hiệu hóa. Xáo trộn càng trầm trọng hơn khi nhà Ngô đă tạo ra nền kỳ thị xung đột tôn giáo, gây nên căm thù sâu đậm giữa Công giáo và Phật giáo. Xáo trộn càng trầm trọng hơn nữa khi nhà Ngô và Công giáo suốt chín năm trời giành lấy độc quyền chống Cộng mà lại bất lực để cho Việt cộng nắm lấy ưu thế tại miền Nam.
Đă đành là vậy, nhưng sự thất bại của Thượng tọa Trí Quang và Phật giáo qua gần hai năm xáo trộn trên đây không phải là điều không đáng phê phán.
Thượng tọa Trí Quang là một tăng sĩ mà, như một nhân viên Ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n tŕnh bày cho Đại sứ Lodge là một người Việt Nam trước khi là một nhà sư như các kư giả Mỹ đă biết, là một “lănh tụ Phật giáo chống Cộng theo đường hướng của Phật giáo”. Nhưng các lực lượng do ông điều động-Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và sinh viên Huế, “những kẻ bụng đầy chữ nghĩa nhưng lại thiếu ư thức chính trị, chủ quan và vọng động, xuẩn động”- đă làm cho ông thất bại. V́ vậy, khác với cuộc đấu tranh hào hùng năm 1963, chính nghĩa đấu tranh chống lại sự phục hồi uy thế Công Giáo Cần Lao của ông trong năm 1964-65 đă bị hiểu lầm, bị xuyên tạc và đưa đến sự thất bại trong năm 1966 mà tôi sẽ nói đến sau này.
Khi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên,... chỉnh lư cuối tháng Giêng năm 1964 th́ tôi đang là ủy viên Chính trị của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũ và đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông Tin của chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ.
Độ một tuần lễ trước cuộc chỉnh lư, tướng Khánh từ Quân đoàn II về Sài G̣n ghé lại thăm tôi tại nhà riêng với thái độ rất thân mật, nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến chính trị. Việc ông Khánh đến thăm tôi là một hành động rất lạ v́ trước kia tuy có gặp gỡ, giao thiệp v́ công vụ, nhưng trong suốt thời gian dưới chế độ Diệm, ông Khánh chỉ đến nhà tôi có một lần nhân bữa tiệc tôi thết đăi một số Bộ trưởng, thân hữu, và ông Chủ tịch Quốc hội Phạm Văn Nhu vốn là thầy học cũ của tôi và quen thân với nhạc gia tôi lúc ông làm Huấn Đạo tại Phủ tôi ở. Sau này, khi ông Khánh chỉnh lư tôi mới hiểu hành động xă giao đó là để lôi kéo, mua chuộc tôi v́ ông cho tôi là người có ư thức chính trị hơn phần đông các tướng lănh khác, người có uy tín đă gác t́nh riêng để tham gia Cách mạng 1-11-1963, và cũng v́ ông Khánh tưởng lầm tôi là một nhân sĩ quan trọng của Phật giáo.
Sau chỉnh lư vài hôm, ông Khánh yêu cầu tôi giữ chức Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa Xă hội, phối hợp các Bộ Giáo dục, Y tế, Xă hội, và Lao Động. Tôi thành thật cám ơn ông nhưng nhất định từ chối v́ tự nghĩ là người học hành ít ỏi, lại không có bằng cấp cao trong một xă hội c̣n nặng tinh thần khoa bảng. Ông Khánh tha thiết nói: “Anh tưởng tôi không biết tŕnh độ văn hóa của anh hay sao? Trước khi nói chuyện với anh tôi đă nghĩ kỹ. Trong giai đoạn khó khăn phức tạp này, phải có một vị tướng lănh mới có thể ổn định được kỷ luật học đường. V́ nếu cứ để học sinh sinh viên gây xáo trộn rối ren, tố cáo các giáo sư, đ̣i hỏi thay đổi ban giám đốc, thí sinh quân nhân làm loạn trường thi, đánh đập giám khảo, th́ làm sao nền văn hóa giáo dục nước nhà có thể phát huy tốt đẹp được? Lại nữa, mà đây mới là điều quan trọng, hơn ai hết anh biết rơ sách lược xâm nhập cán bộ Cộng Sản vào các cơ quan chính quyền, do đó nhiệm vụ chính yếu của anh là nhiệm vụ hướng dẫn chính trị, phần chuyên môn th́ bộ nào đă có thành phần trí thức và chuyên viên của bộ đó. Trách nhiệm trước tiên của anh là chận đứng nội tuyến của Việt cộng, triệt tiêu các phần tử thân Pháp, thân Trung lập, thân Cộng len lỏi vào các bộ, nhất là hai bộ Giáo Dục và Lao Động, nơi mà Việt Cộng dễ dàng lũng đoạn hàng ngũ quốc gia, phá hoại đường lối chống Cộng của chúng ta. Huống chi tri thức miền Nam đa số là “trí thức pḥng trà” nặng đầu óc phe phái, ganh tị lẫn nhau, họ không thể đối phó nổi với t́nh h́nh rối rắm. Lúc này, chúng ta cần một vị tướng cứng rắn hơn là một nhà khoa bảng nhu nhược. Mong anh nghĩ kỹ”.
Thật là khó xử cho tôi khi phải cầm đầu ngành văn hóa giáo dục nước nhà, phải điều động các nhà khoa bảng trí thức. Thời Đệ I Cộng Ḥa, tôi đă gặp một lần khó xử khi ông Diệm cử tôi giữ chức Tổng Giám đốc hai ngành Công Binh Tạo Tác và Công Binh Chiến Đấu hợp nhất, c̣n vào thời điểm này, thực trạng xă hội buộc tôi phải suy nghĩ rất nhiều, lời mỉa mai trí thức miền Nam toàn là trí thức pḥng trà của Khánh tuy có cách miệt thị quá đáng nhưng cũng không xa sự thật bao nhiêu. Một số trí thức tâm huyết hiếm hoi đă phải chịu thất bại hay đầu hàng t́nh thế. C̣n đa số trí thức th́ hay sợ hăi và chỉ biết tính toán lợi hại, dùng cấp bằng của ḿnh làm giá áo túi cơm!
Thật vậy, sau khi mất nước sống lưu vong nơi xứ người mà trí thức quốc gia vẫn c̣n bị phê phán nặng nề, đủ thấy thái độ nhút nhát của giới trí thức miền Nam thời chưa mất nước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đă phê b́nh:
“Trí thức quốc gia không đủ sức hiểu ư nghĩa của chính trị, không chịu t́m hiểu thực tế. Họ tự hào với một mớ kiến thức mà không có tư cách của kẻ sĩ nên luôn luôn đứng ngoài và “đứng trên” các tổ chức chính trị, và do đó họ không có hậu thuẫn quần chúng. C̣n những trí thức chạy theo đảng Cần Lao thời Đệ I Cộng Ḥa hay sau này chạy theo đảng Dân Chủ Đệ II Cộng Ḥa th́ chỉ v́ quyền lợi trước mắt. Cho đến khi những trí thức bị Cộng Sản bắt vào trại cải tạo, bị Cộng Sản nêu cái “tội” theo Mỹ-Ngụy, phản “Cách mạng”, bị Cộng Sản “giáo dục” mới thấy rằng chính trị là cần thiết, dù chỉ sinh hoạt trong các ngành chuyên môn” [5].
Ngoài giáo sư Nguyễn Ngọc Huy c̣n có nhiều người như học giả Hoàng Văn Chí (trên báo Dân Quyền) hoặc như trí thức Đào Sĩ Phu, lên án trí thức quốc gia gắt gao hơn:
Trong mọi biến chuyển xă hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, phần trách nhiệm tối hậu vẫn do thành phần trí thức gánh vác trong mọi dân tộc. Nhưng một số đông trí thức không chịu thi hành nhiệm vụ cao cả của họ, không chịu lănh phần trách nhiệm lịch sử của họ, không chịu nỗ lực làm công việc giáo dân, truyền lại những ǵ đă được học hỏi và quan sát. Một số đông trí thức đă im lặng sống qua ngày hay chỉ lo t́m tư lợi hay theo hùa với giới cầm quyền để chấm mút ít nhiều. [6]
Nói cho đúng ra th́ sự sa đọa của trí thức quốc gia trước hết là do hậu quả của thực dân để lại:
Nh́n vào dĩ văng, nền văn minh của dân tộc đă sớm thực sự đạt tới cao độ từ thế kỷ 11, tương ứng với thời Trung cổ Tây phương, thời mà các nước này c̣n ở tŕnh độ văn hóa thô sơ lắm. Hăy khơi sâu vào nền văn học thời Lư, tư tưởng đạt đạo của Vạn Hạnh Thiền sư, của Măn Giác Thiền sư, có thể làm lệch cán cân của mấy thế kỷ Tây phương gộp lại... Tôi nói như vật chỉ có ư nhấn mạnh rằng hiện giờ chúng ta vẫn lẩn quẩn trong ngu đần, vụng dại, là do kết quả của 80 năm nô lệ. Chẳng qua v́ thực dân kềm hăm trí thức nên chúng ta mới lâm vào hoàn cảnh “Hổ phụ sinh cẩu tử” như ngày nay. [7]
Hậu quả của nền văn hóa nô lệ do Thực dân để lại chưa kịp gột rửa th́ đến chính sách văn hóa ngoại lai, văn hóa “làm sáng danh Chúa” do nhà Ngô áp đặt lên đầu dân tộc. Đó là thứ văn hóa đập phá chùa chiền, đền miếu, thứ văn hóa đúc tượng mẹ con bà Nhu làm tượng Hai Bà Trưng, thứ văn hóa bỏ rơi Quốc Tổ Hùng Vương, văn hóa “Pháo Đài Tinh Thần Quốc gia” là nhà thờ Đức Mẹ La-Vang... Với một nền văn hóa như thế th́ những trí thức miền Nam nào cúi đầu thần phục nhà Ngô trong 9 năm hẳn là sẽ không c̣n tư cách và ngôn ngữ văn hóa để đối thoại nữa.
C̣n về Giáo dục, nhà Ngô đă tiến hành chính sách triệt hạ nền giáo dục dân tộc, nhân bản để cũng thay thế bằng nền giáo dục “làm sáng danh Chúa”. Họ đă thiết lập Trung Tâm Nhân Vị do ông Ngô Đ́nh Thục làm Giám đốc, do các linh mục làm giảng viên để cải tạo tư tưởng công chức và quân nhân, họ c̣n thiết lập Viện Đại Học Đà Lạt cũng do Ngô Đ́nh Thục điều khiển để đào tạo cán bộ trung cấp hầu ngoan ngoăn thi hành chính sách của chế độ. Thế mà vẫn chưa vừa ḷng, họ c̣n muốn kiểm soát, chi phối các trường Đại học công lập, mà bắt đầu là Đại Học Huế. Miền Trung là nơi có đến 90% dân số theo đạo Phật, đạo Khổng, Huế là thành tŕ của nền văn hóa dân tộc, thế mà Viện Đại học của Cố đô lại giao cho một linh mục từng công khai bày tỏ lập trường phản dân tộc như Cao Văn Luận làm Viện trưởng (sẽ nói rơ hơn về ông linh mục này ở chương sau).
Đặt một linh mục làm Viện trưởng một trường đại học tại một địa phương mà đa số dân chúng tôn sùng đạo Phật, nhà Ngô muốn thi hành chính sách trồng người bằng cách tạo ảnh hưởng Thiên Chúa giáo vào lớp sinh viên và đào tạo họ thành những cấp chỉ huy trong các ngành sinh hoạt quốc gia sau này. Ngoài ra họ c̣n dùng chính sách “thi ân” cho một số sinh viên du học để khi về nước sẽ chiếm giữ những địa vị quan trọng trong bộ máy chính quyền. Những sinh viên đă chịu ơn nhà Ngô, vô t́nh hay cố ư, đều phải thực hành chính sách Công giáo hóa miền Nam của nhà Ngô như đă nói trong các chương trước. Ngoài chính sách “tằm ăn dâu” trên đây, họ c̣n lợi dụng việc chống Cộng để kiểm soát các trường tư thục Phật giáo (nhưng thực sự là để giới hạn và kiểm soát việc phổ biến kinh điển Phật giáo) cũng như của các tôn giáo khác với mục đích phát triển văn hóa, giáo dục Thiên Chúa giáo (thời nhà Ngô trị v́, tất cả các tôn giáo đều không có trường Đại học, ngoại trừ Công giáo).
Nói ra một vài đặc điểm của nền văn hóa giáo dục dưới thời nhà Ngô không phải tôi có ư lên án Thiên Chúa giáo, v́ tôn giáo và giáo hội là hai phạm trù khác nhau (mà đôi khi c̣n phản nhau).
Thiên Chúa giáo dựa trên niềm tin Chúa là đấng toàn năng, toàn quyền, toàn thiện và vĩnh cửu. Chúa tạo ra vũ trụ và loài người, Chúa có quyền thưởng phạt, và đến ngày phán xét cuối cùng, Chúa sẽ quyết định cho linh hồn của con người măi măi lên thiên đường hay măi măi xuống địa ngục. Niềm tin ấy đă chi phối mạnh mẽ hành vi của tín đồ Công giáo trên mọi lănh vực. Nhưng niềm tin đó, dù đúng hay sai, khai phóng hay giáo điều... là một niềm tin có tính cách cá nhân nên không thể đem nó áp đặt cho người khác. Huống ǵ niềm tin đó không phù hợp với nền văn hóa ḥa đồng, khai phóng và nhân bản của dân tộc, huống ǵ những người theo niềm tin đó chỉ là một thiểu số mười phần trăm trong cộng đồng dân tộc. Cho nên khi áp đặt là sẽ có những nổi loạn chính trị, xă hội và văn hóa như ta đă thấy dưới chế độ Diệm.
Một cách sơ lược, văn hóa, như giáo sư Nghiêm Toản trong Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu hay như học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương đă nói, là sự thể hiện sống động của tŕnh độ sinh hoạt chung của cả dân tộc hay của loài người về đủ mọi phương diện kinh tế, chính trị, xă hội, phong tục, tập quán, sinh trưởng ở một vùng địa lư. Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh trong “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” chỉ dùng h́nh ảnh thằng Cu và con Hĩm mà cũng định nghĩa được rơ ràng bản chất của văn hóa dân tộc. Sau khi tŕnh bày nội dung của nền văn hóa Việt, ông kết luận:
Con có là một trang thiếu niên anh tuấn, tài ba lỗi lạc hơn người th́ con vẫn là một thằng Cu xưa kia của ruộng lúa quê nhà. Và con có là một thiếu nữ nhan sắc mặn mà, đức hạnh và sự nghiệp làm rạng danh cho xứ sở th́ con vẫn là một con Hĩm xưa kia từng vào ra vào nơi cầu ao xóm cũ. Hăy nhớ tới gốc rễ của con và hăy can trường đi tới. Điều ta muốn dặn hai con, ta đă gói kỹ trong từng tế bào cơ thể của hai con rồi.
Chất liệu của văn hóa Việt đă phát sinh ngay từ huyền thoại Tiên Rồng, từ thủa Hùng Vương mở nước, từ tinh thần dân chủ, ḥa đồng, vị tha khi Vua và Tôi đều tự trồng khoai sắn lấy mà ăn, tôn ti trật tự, kỷ cương triều đ́nh chỉ có trong những khi hành lễ quốc gia mà thôi. Chất liệu văn hóa Việt đă tiềm tàng trong những câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Sơn Tinh Thủy Tinh, câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dày, Trầu Cau, Quả Dưa Đỏ... thủa Tổ tiên dựng nước. Ư nghĩa sống thực của những câu chuyện đó không nằm chết trên trang sách cổ mà đă được vận dụng sáng tạo qua bao nhiêu thời đại, để trong mỗi thời đại đều thấm sâu vào nếp suy tư, lối hành xử của mỗi người dân.
V́ văn hóa là sống, sống tỉnh thức, sống không ngưng nghỉ nên văn hóa Việt đă là sức mạnh sống động, uyển chuyển nâng dân tộc dậy khi bị quỵ ngă, đẩy dân tộc đi khi ngập ngừng. Và v́ trong văn hóa đă có tính biến động nên chúng ta không phải chỉ lo khư khư bảo vệ lấy nó mà không biết tiếp nhận và tinh lọc những nguồn văn hóa cao đẹp khác để bồi đắp thêm phong phú cho nền văn hóa nước nhà. Nhưng tiếp nhận mà vẫn duy tŕ cái cốt lơi đặc thù của chúng ta, không lệch lạc, không biến tính, không mất gốc.
Là một kẻ ít học, không xuất thân từ con đường khoa bảng, mà lại cầm đầu ngành văn hóa giáo dục, tôi biết sẽ nhận lấy những búa ŕu dư luận đương thời. Nhưng trước cuộc chiến tranh mất c̣n với một kẻ thù tối nguy hiểm, trước một cuộc khủng hoảng nhân tâm của quốc gia, trước t́nh trạng sinh lực bị hao ṃn của dân tộc, đă không có một Nguyễn Trăi dâng Tâm Công Sách giúp kẻ áo vải đất Lam Sơn đánh đuổi quân xâm lăng, đă không có một Sơn La Phu Tử giúp nhà vua ít học Quang Trung có một chính sách tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ, th́ ít nhất tôi cũng có thể làm vơ tướng Hoàng Cái đời Tam Quốc nhà Hán, dẹp qua một bên bọn hủ nho Giang Đông bụng chứa đầy chữ nghĩa mà chỉ biết tranh luận suông, bàn xuôi nói ngược, khua môi múa mép khi đại quân Tào Tháo đang đe dọa bờ cơi.
Sau khi nhận nhiệm vụ điều khiển ngành văn hóa giáo dục, tôi cần phải kiểm điểm lại gia tài và định giá lại những sinh hoạt văn hóa do chế độ cũ để lại. Chế độ cũ đă từng có những đại hội văn hóa và giáo dục, có đại hội văn nghệ chống đối văn nghệ miền Bắc, có hai năm phát giải thưởng văn chương, có hội Khổng học, có đồ án thiết lập Trung Tâm Văn Hóa trên khu đất cạnh dinh Gia Long... Về giáo dục, nhờ viện trợ Mỹ, nhất là nhờ thiện chí của giáo sư Buttinger, chế độ Diệm đă xây cất Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh tại Đà Lạt, và Viện Đại Học Huế,...
Nh́n bề ngoài th́ nền văn hóa giáo dục dưới chế độ Diệm cũng có vẻ “trăm hoa đua nở”, nhưng nó chỉ nở một loại hoa và một loại hương khó ngửi mà thôi. Một loại hương khó ngửi chẳng hạn như Đại Học Văn Khoa không được tự do phát triển trong tinh thần đa dạng của nền quốc học, v́ Đại Học c̣n nhiều phân khoa dùng toàn tiếng Pháp dù cấp trung học đă được Việt hóa. Việc cho sinh viên du học nước ngoài đầy dẫy những bất công... Đă thế, các giáo sư lại bị theo dơi, tài liệu giáo khoa lại bị kiểm soát gắt gao. Tư tưởng đă bị kềm kẹp th́ làm sao văn hóa giáo dục có thể phát huy, làm sao ư thức được khai phóng và kiến thức được phong phú. Nhà văn kiêm sử gia Lê Văn Siêu đọc thuyết tŕnh trong một buổi họp các nhà văn nghệ tại Trung Tâm Văn Bút đă lên tiếng than phiền: “Dưới chế độ bảo hộ Pháp mà văn nghệ sĩ c̣n được tự do hơn dưới chế độ được gọi là độc lập”. Văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lên án chính sách văn nghệ của chế độ Diệm là độc tài văn nghệ cũng như độc tài chính trị đều khả ố như nhau [8]. Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ dạy ở các trường Jean Jacques Rousseau và Marie Curie, giảng giải sự thật về cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp là do các cố đạo Thiên Chúa giáo mở lối đưa đường, liền bị bắt, bị giam vào khám Chí Ḥa; các nhà văn hóa như Hiếu Chân, Mặc Thu, Doăn Quốc Sỹ, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan... lúc đầu đă cộng tác với chế độ trong thiện chí muốn xây dựng nền văn hóa tự do, cũng đành phải nửa chừng bỏ cuộc.
Từ khi Cách mạng 1-11-1963 thành công, những người cầm bút được tự do, phóng khoáng, do đó trong làng văn làng báo mới có những người lương thiện, chân chính muốn “làm sạch văn chương, văn nghệ”. Một chiến dịch tố cáo nhau đă xảy ra trong giới cầm bút: Người này là “đĩ văn chương”, là “côn đồ văn nghệ”, kẻ kia là “văn nô, văn công của chính quyền”, là “chỉ điểm văn nghệ”, là “đi đêm với chính quyền”,... [9].
Đặc biệt và đáng chú ư hơn cả là lời Hiệu triệu các nhà văn các nhà báo do ba nhân vật đàn anh trong văn, báo giới là Hiếu Chân, Chu Tử và Từ Chung đại diện kư tên, trong đó có đoạn:
“Mang danh là những người cầm bút chiến đấu cho tự do, dân chủ, giải phóng con người, vậy mà trong thời gian vừa qua, v́ cơm áo, khiếp nhược đớn hèn, chúng ta đă nhắm mắt ăn dơ, đánh đĩ tâm hồn, phản bội sự thật, phản bội dân tộc, đang tâm làm gia nô cho bè lũ họ Ngô. Dù chúng ta có viện bất cứ lẽ ǵ để bào chữa, chúng ta cũng không thể chối căi được tội lỗi của chúng ta đối với đồng bào và lịch sử. Cách mạng 1-11 là cơ hội duy nhất để chúng ta thoát khỏi cảnh huống bồi bút phi cầm phi thú, cơ hội duy nhất để chúng ta trở lại làm người đă tới... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi văn nghệ sĩ, bằng máu và nước mắt mồ hôi, đem ng̣i bút viết lại thiên lịch sử dân tộc mà trong chín năm qua, bè lũ họ Ngô đă làm hoen ố.[10]
Một vài nhận định, một vài lời than trách của giới văn nhân trí thức trên đây đă phản ảnh đầy đủ về nền văn hóa phi nhân bản và phản dân tộc của chế độ Diệm rồi.
Văn hóa chẳng những là linh hồn của dân tộc mà mặt trận văn hóa tư tưởng c̣n là mặt trận đấu tranh lâu dài và phức tạp. Không một nhà văn hóa nào có thể một ḿnh áp đặt đường lối, chủ trương xây dựng nền văn hóa giáo dục theo quan điểm riêng của ḿnh được.
Những quan niệm cá nhân chủ quan và thiếu nghiên cứu sâu sắc chỉ tạo ra xáo trộn trong môi trường văn hóa giáo dục quốc gia (mà tôi c̣n nhớ tác phẩm lịch sử Việt Nam Thời Khai Sinh năm 1965 của linh mục Nguyễn Phương, cho rằng người Việt Nam và người Trung Hoa là đồng chủng, đă gây ra nhiều thảo luận sôi nổi trong giới sử học. Dưới chế độ Thiệu cũng đă có những tranh chấp sôi nổi v́ mảnh bằng M.A. của Mỹ và mảnh bằng Tiến sĩ Đệ III cấp của Pháp).
Do đó, sau khi hội ư kỹ càng với các cộng sự viên, tôi chủ trương phải xây dựng một nền văn hóa giáo dục có nội dung nhân bản và dân tộc, phải khởi đi từ nền móng của nền văn hóa gốc rễ dân tộc, lấy con người làm bản vị, để từ đó nghiên cứu nội dung văn hóa hiện đại mà tổng hợp thành hướng đi cho văn hóa Việt Nam. Muốn như vậy, phải có sự đóng góp trí tuệ của nhiều nhà văn hóa đủ các bộ môn thân thiết với đời sống tổng thể của cả nước, để từ đó đặt nền tảng cho nền văn hóa giáo dục Việt Nam, tránh t́nh trạng mỗi lần thay đổi chính phủ là mỗi lần thay đổi chính sách văn hóa giáo dục. Do đó, sau khi nhận chức Phó Thủ tướng Văn hóa, tôi cho mời một số nhà trí thức có thực tài và đạo đức, âm thầm soạn thảo chương tŕnh vận động cho một đại hội văn hóa giáo dục mà tôi sẽ triệu tập trong tương lai. Ông Bùi Tường Huân, Bộ trưởng Giáo dục của chính phủ Khánh, đă hết sức hoan nghênh quyết định này. Để cho giai đoạn vận động và chuẩn bị phải thật cẩn trọng và chu đáo, tôi đă đ̣i hỏi chính phủ yểm trợ một ngân quỹ lớn (36 triệu đồng) để chi phí cho đại hội này và để cho các nhà văn hóa của tất cả bộ môn có đủ phương tiện và th́ giờ sưu tầm, nghiên cứu thật kỹ lưỡng công cuộc xây dựng căn bản cho nền văn hóa giáo dục quốc gia. Kế hoạch dài hạn của tôi cụ thể c̣n bao gồm việc thành lập Hàn Lâm Viện Quốc Gia, một thư viện lớn tại Thủ đô, nhiều thư viện nhỏ tại các địa phương, một cuốn Tự điển Bách khoa, và những công tŕnh nghiên cứu quy mô về lịch sử nước nhà. Tham vọng của tôi là muốn xây dựng thêm nhiều trường ốc, mua sắm thêm nhiều dụng cụ và tuyển thêm nhiều giáo chức cho các làng mạc xa xôi để giảm thiểu nạn mù chữ. Muốn thế, tôi chủ trương phải lấy học phí cấp trung học mà miễn phí cấp tiểu học trong tinh thần người đi trước kéo tay người đi sau và thành thị yểm trợ nông thôn, để thành phần trẻ em bị thiệt tḥi nhất nhưng lại đông đảo nhất tại thôn quê được tiếp tục việc học. Chủ trương này lúc bấy giờ có nhiều dư luận chống đối, nhưng ngày 6-4-1965, chính phủ Phan Huy Quát thiết lập trở lại dự án này.
Việc cấp tốc thứ hai là phải khơi lại nguồn suối t́nh tự dân tộc và ư thức trách nhiệm uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ mà chính sách “làm sáng danh Chúa” của nhà Ngô đă làm cho một phần lớn sinh ra vọng ngoại, dù sống trên quê hương ḿnh mà suy nghĩ và hành xử như một người ngoại quốc. Chế độ Diệm đă bỏ rơi việc thờ cúng Quốc Tổ, không có luôn cả ngày nghỉ lễ Hùng Vương. Tôi bèn phối hợp với Bộ Thông Tin và Báo Chí phát động “Phong Trào Về Nguồn” mà trước hết là làm sống lại ngày Giỗ Tổ. Nhân ngày giỗ Tổ năm 1964, tôi đă tổ chức và đến chủ tọa ngày lễ trọng thể này tại Nhà Văn Hóa (Quốc Hội cũ) với sự tham gia của rất đông trí thức, sinh viên và thanh niên. Tôi kêu gọi toàn dân hăy phát động phong trào xây đền thờ Tổ tại Sài G̣n, tại các tỉnh và tại khắp nơi trên miền Nam tự do, để lấy ngày giỗ Tổ làm ngày hội lớn của quốc gia. (Sau đó, tôi c̣n nhờ nhà văn Doăn Quốc Sỹ đă viết một bài rất sâu sắc đề nghị lấy ngày Giỗ Tổ làm ngày Quốc Khánh). Trong lúc chính phủ làm ngày lễ Giỗ Tổ tại Nhà Văn Hóa th́ sinh viên đại học cũng làm lễ Giỗ Tổ theo nghi thức cổ truyền tại trường Đại Học Văn Khoa. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam được làm lễ Giỗ Tổ và buổi lễ đă thu hút được sự tham dự đông đảo của các bậc lăo thành, các nhân sĩ, các nhà trí thức và giới thanh niên. (Có đúng như vậy không, ông Uỷ viên Thanh Niên Nguyễn Văn Kiểu và ông Thanh Hùng ?).
Việc giỗ Tổ và xây dựng đền thờ Tổ không phải chỉ nằm trong mục tiêu “uống nước nhớ nguồn” t́m về dân tộc mà thôi, mà c̣n để xây dựng t́nh đoàn kết, nghĩa đồng bào, nhắc nhở cho người miền Nam, người của xứ thuộc địa cũ: Họ cũng là con cháu của Hùng Vương, họ cũng là anh em cùng giống ṇi với người miền Bắc, v́ chia rẽ là chết, đoàn kết là sống, cái khẩu hiệu đă được cả nước hô hào mấy chục năm rồi mà chưa bao giờ được thực hiện.
Thật thế, nhà văn Vơ Phiến đă viết:
Người dân trong Nam nhớ thương đất Thuận Hóa như chim nhớ tổ, như nước nhớ nguồn; c̣n người dân ngoài Bắc th́ họ sống tại cội nguồn, c̣n mơ tưởng về đâu nữa. Chung quanh họ, nào những đền Hùng, những núi Tản Viên, làng Phù Đổng... chứng tích buổi hồng hoang sơ khai của dân tộc hăy c̣n gần gũi bên ḿnh. Những cái đó người trong Nam đâu có biết.
Thật vậy, trước kia, sau thời Nam-Bắc phân tranh cách biệt, và trước khi cái học quốc ngữ với những sách giáo khoa của các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ... được phổ biến, có lẽ trong đám b́nh dân lam lũ thất học, quanh năm lo xông pha khai phá miền śnh lầy Cà Mâu, U-Minh,... trong đám người ấy ít ai nghe nói đến Hùng Vương, Phù Đổng... Có nghe chăng những chuyện đó cũng xa xôi, viễn vông, mơ hồ, Hùng Vương dựng nước không rơ ràng bằng Chúa Nguyễn mở nước...
Đó là chuyện cũ, bây giờ th́ khác. Bây giờ không những chính quyền giỗ Tổ Hùng Vương ở Sài G̣n mà dân chúng ở tận Long Khánh, Tây Ninh, Phước Tuy... c̣n có dự án dựng đền Hùng ở núi Chứa Chan, núi Bà Đen, ở Vũng Tàu...[11]
Từ sau lễ Giỗ Tổ đầu tiên năm 1964 do tôi chủ xướng, các chính quyền tiếp theo hằng năm cứ tiếp tục cử hành ngày quốc lễ đó song song với buổi lễ của các nhân sĩ, sinh viên tại sân Hoa Lư. Trong lúc đó, nhiều hội đoàn văn hóa ở Sài G̣n bắt được nhịp đập của ḷng dân nên xướng xuất việc xây cất đền thờ Tổ; tại nhiều tỉnh cũng bắt đầu dựng Quốc miếu cho địa phương như ông Vơ Phiến đă kể. Tôi tin rằng những người Việt dân tộc đều đồng ư với tôi về việc làm sống lại ngày giỗ Tổ và xây dựng đền thờ Quốc Tổ. Tự nó chẳng những là một hành động văn hóa cần thiết mà, trong giai đoạn đó, c̣n là một cuộc tấn công chính trị quan trọng. Nếu không khơi lại t́nh tự dân tộc để khỏi giao động, nếu không khơi lại việc “uống nước nhớ nguồn” để t́m lại niềm kiêu hănh th́ quân dân hy sinh đánh giặc cho ai? cho cái ǵ? (Xă hội phân hóa, đạo đức sa đọa và tinh thần chủ bại của dân tộc Hiệp Chủng Hoa Kỳ và các quốc gia văn minh Tây phương chẳng là một bài học đáng suy gẫm cho chúng ta hay sao? Cộng Sản sau khi chiếm đoạt miền Nam đă vội vă tái thiết đền Hùng tại Phú Thọ và mở triển lăm “Hùng Vương” tại Sài G̣n th́ tại sao người Việt dân tộc lại bỏ rơi Quốc Tổ?).
Việc thứ ba là đánh động quyết tâm chống Cộng cho nhân dân, nung chí diệt thù cứu nước cho giới thanh niên, sinh viên. Như giáo sư Buttinger đă nói trong Vietnam, A Political History mà tôi đă trích dẫn lại trong một chương trước:
Bản chất của chế độ Diệm không thể thuyết phục được sự tham dự của giới trí thức thanh niên, sinh viên và các đảng phái quốc gia vào công cuộc chống Cộng, đă thế biến cố Phật giáo năm 1963 lại là cơ hội để sinh viên và thanh niên dồn mọi nỗ lực chống Diệm hơn là chống Cộng, cho nên việc phục hồi tinh thần chống Cộng cho các giới là một việc cần làm ngay.
Ngày 20-7-1964, tôi đă tổ chức một cuộc biểu t́nh vĩ đại tại Công trường Lam Sơn để lên án Cộng Sản và kỷ niệm ngày Quốc Hận hầu nêu lên lời thề Bắc tiến. Hai mươi năm qua, Sài G̣n đă có những cuộc biểu t́nh lớn như thời Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, thời chính phủ Trần Văn Hữu khi Tṛ Ơn chết, nhưng chưa có cuộc biểu t́nh nào vừa to lớn, vừa tập hợp được tất cả đảng phái, tôn giáo, sinh viên, đồng bào các giới đông đảo như cuộc mít tinh Quốc Hận 1964. Những khối tín đồ đại diện cho bốn tôn giáo lớn là Cao Đài, Ḥa Hảo, Công giáo và Phật giáo, và các đảng Đại Việt, Việt Quốc, Dân Xă, Phục Quốc, Duy Dân, Việt Cách, tấp nập kéo về địa điểm hành lễ với cờ và biểu ngữ của mọi đoàn thể. Điểm đặc biệt là hai mươi năm qua, Phật giáo chưa bao giờ tham dự một cuộc biểu t́nh tố Cộng nào của chính quyền mà năm nay Phật giáo lại góp mặt hùng hậu với các tôn giáo bạn. Đại diện Phật giáo là Thượng tọa Thiện Minh cũng lên diễn đàn bày tỏ quyết tâm của ḿnh mà tôi c̣n nhớ măi câu nói:
Vũ khí sắc bén nhất để chiến thắng Cộng Sản là ḷng dân. Ḷng dân là thành tŕ bảo vệ mọi chế độ, ḷng dân là phên dậu che chở cho biên giới quốc gia...
Số người tham dự cuộc biểu t́nh được kư giả quốc tế ước tính là nửa triệu, c̣n theo báo chí Việt ngữ là 800.000 người, chiếm trọn công trường Lam Sơn, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tự Do và c̣n ra đến đường Trần Hưng Đạo và bến Bạch Đằng. Độ 10 giờ sáng, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan có nhiệm vụ bay trực thăng trên bầu trời Sài G̣n để theo dơi biến chuyển của cuộc mít tinh c̣n báo cáo cho tôi biết những ḍng thác người vẫn đang từ các cửa ngơ Đô thành tuôn về trung tâm thành phố. Tướng Lâm Văn Phát, Bộ trưởng Nội vụ, có nhiệm vụ chỉ huy an ninh trật tự, gặp tôi tỏ mối lo âu trước cuộc tập họp vô cùng đông đảo của sinh viên và dân chúng. Chuẩn tướng Albert Cao (hiện ở Pháp), Đổng lư Văn pḥng Phủ Thủ tướng, được ông Khánh cho đến trước để ḍ xét t́nh h́nh v́ Khánh vốn là người đa nghi, e ngại cuộc mít tinh Quốc Hận sẽ biến thành cuộc mít tinh đả đảo Khánh. Albert Cao gặp tôi ngỏ lời khâm phục về cuộc tổ chức và sự tập họp đông đảo của “cả một rừng người”.
Hai mươi năm qua, Sài G̣n chưa hề có một cuộc mít tinh Tố Cộng nào có sự hiện diện của những nhân vật lănh đạo quốc gia, thế mà trong cuộc mít tinh hôm nay, trên khán đài danh dự có đủ mặt Quốc trưởng, Thủ tướng và toàn thể nhân viên chính phủ. Đầy đủ Ngoại giao đoàn cũng tham dự để quan sát và đánh giá t́nh cảm căm thù Cộng Sản của người Việt sống ở miền Nam. Đứng trên bục cao, mỗi lần tôi hô “Đả đảo Cộng Sản, Việt Nam độc lập, tự do muôn năm” là mấy trăm ngàn miệng cùng hô theo, mấy trăm ngàn cánh tay cùng dơ cao như cùng ḥa với tiếng vọng Diên Hồng năm xưa trong quyết tâm diệt thù cứu nước.
Tối hôm đó, sinh viên Sài G̣n tổ chức “Đêm không ngủ” và diễn hành trên các đường phố với hằng ngàn bó đuốc thắp sáng thủ đô như tôi đă nói trên kia.
Thanh niên Việt Nam trải bao thế hệ đă chịu đựng những thăng trầm đớn đau nhất nhưng cũng hào hùng nhất của vận nước. Thế hệ 1945 là thế hệ gác bút nghiên đáp lời sông núi sau gần 100 năm dân tộc quê hương đắm ch́m trong tăm tối, tiếc thay họ đă bị lănh tụ Cộng Sản Hồ Chí Minh lừa dối; thế hệ 1954 khoán trắng việc quốc gia cho “chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm” để rồi bị tê liệt bởi chính sách tôn giáo trị và gia đ́nh trị của chế độ; thế hệ 1963 lại vùng lên như vũ băo để phá xiềng xích độc tài, bất chấp khủng bố và lao tù. Nhưng sau ngày cách mạng 1963, như đám người từ trong bóng tối lao đầu ra ánh sáng, thiếu kỹ thuật đấu tranh, thiếu lư thuyết cách mạng, thanh niên bị tha hóa v́ nhiều thế lực. Do đó, với cuộc biểu t́nh hôm nay, tôi muốn trả lại cho thanh niên cái hùng khí để cùng vào đường đấu tranh chung, mà trước hết là khước từ những mê hoặc của Cộng Sản và khước từ đầu óc phe phái của phía “quốc gia”, để cùng nhau đoàn kết tạo dựng một chủ lực sắt đá cho quốc gia trong công cuộc chống Cộng cứu nước và xây dựng lại quê hương.
Việc cấp bách thứ tư là tạo lại thế chủ động cho người Việt chống Cộng tại hải ngoại mà đặc biệt là tại Pháp. Nước Pháp có thể coi như là cha đẻ của Hội nghị Genève, của hiệp ước chia đôi đất nước, là ngă tư chính trị quốc tế do De Gaulle đang cầm quyền, một nhân vật có nhiều uy tín trong những vận động quốc tế mà lại chủ trương thống nhất hai miền Bắc-Nam Việt Nam theo những điều khoản của hiệp định Genève, tức là làm lợi cho Cộng Sản Hà Nội.
Dưới chế độ Diệm, ảnh hưởng của Ṭa đại sứ Việt Nam Cọng Ḥa tại Pháp không ra khỏi hai ṭa nhà số 45 và 89 trên con đường De Villiers tại Paris quận 17. Đại sứ Phạm Duy Khiêm, tuy là trưởng một nhiệm sở ngoại giao Việt Nam nhưng hoàn toàn bị chính quyền Pháp điều động, đến nỗi ngay cả chuyện nhỏ như phương tiện di chuyển cũng không giám sử dụng một loại xe nào khác hơn là thứ xe Citroen do Pháp chế tạo. Sau ông Phạm Duy Khiêm lại đến ông Phạm Khắc Hy, một vị Đại sứ tham nhũng bị Pháp coi thường. Suốt gần 9 năm dưới thời hai ông Đại sứ nói trên, Việt kiều và sinh viên tẩy chay Ṭa đại sứ, người quốc gia không giám nhận ḿnh là người của chế độ miền Nam. Mỗi lần cần đến Ṭa đại sứ v́ những vấn đề lănh sự hay v́ chuyển ngân, họ phải đến âm thầm v́ sợ người đồng hương biết được.
Ṭa đại sứ có đỡ đầu một Tổng Hội Sinh Viên do anh Tống Song cầm đầu, nhưng chỉ có một số sinh viên rất nhỏ theo Tổng hội này, c̣n đa số sinh viên đều tẩy chay v́ họ cho rằng Tống Song là tay sai của Ṭa đại sứ, nghĩa là tay sai của chế độ Diệm. Thái độ bất măn chế độ Diệm của sinh viên quốc gia tại Paris bùng nổ dữ dội khi phái đoàn bà Nhu đi giải độc đến Paris sau vụ tấn công chùa chiền đêm 20-8-63. Dân biểu Hà Như Chi (hiện ở San Jose) đại diện bà Nhu cùng với đại sứ Phạm Khắc Hy đến Viện Pháp-Việt (Institut Franco Vietnamien) ở số 269 đường Saint Jacques tại Paris để thuyết tŕnh. Nhưng ông Hà Như Chi vừa mới lên diễn đàn th́ bị cúp điện, cà chua trứng thối dồn dập ném vào ông ta và Đại sứ Phạm Khắc Hy, khiến hai nhân vật đại diện cho chế độ Diệm phải tháo lui chạy trốn.
Dưới chế độ Diệm, sinh viên quốc gia tại Pháp chẳng những đă không gia nhập vào Tổng Hội Sinh Viên do Ṭa đại sứ tổ chức mà lại c̣n chia ra nhiều nhóm chỉ lo hoạt động thân hữu và văn nghệ mà thôi (Hội Sinh Viên Tương Thân, Nhóm Bảy Ngành Nghệ Thuật, Hội Sinh Viên Nhà Đông Dương...) Họ ra đi từ miền Nam tự do và có tinh thần chống Cộng rất cao, nhưng họ không tổ chức hoặc tham gia vào các sinh hoạt chống Cộng, đă thế một số “con ông cháu cha” lại gia nhập Hội Liên Hiệp Việt Kiều của Cộng Sản tại Pháp. Hội này được tổ chức Công giáo thân Cộng của linh mục Nguyễn Đ́nh Thi yểm trợ nên Cộng Sản Việt Nam hoạt động tại Pháp rất mạnh, mặc dù họ không có Ṭa đại sứ như VNCH.
Trước t́nh trạng tê liệt và nhục nhă của người quốc gia tại Pháp, một xứ mà nền ngoại giao khôn khéo của họ vẫn ảnh hưởng nặng nề đến tương lai số phận Việt Nam Cọng Ḥa, tôi chủ trương phải tạo lại thế chủ động cho kiều bào và sinh viên quốc gia hầu đánh tan uy thế của Hà Nội trên đất Pháp. Năm 1964, tôi đề nghị với chính phủ Nguyễn Khánh gia tăng số sinh viên du học tại Pháp mà giảm bớt số sinh viên du học tại Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi... Đề nghị của tôi lúc đầu bị một số Bộ trưởng phản đối v́ sợ quốc gia sẽ mất đi một số ngoại tệ lớn. Các vị Bộ trưởng đó không nghĩ đến những lợi điểm chính trị tuy họ có biết vụ hai ông Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Trọng Hiếu đă tốn khá nhiều tiền bạc và hàng trăm kư vàng cho Sơn Ngọc Thành, Sam Sary, Đáp Chuồn mà chỉ mua lấy sự thất bại chính trị và quân sự cho quốc gia. Nhưng rồi cuối cùng, tướng Khánh và một số nhân viên chính phủ thấy vấn đề chống Cộng của Việt kiều trên đất Pháp là cấp thiết nên đă chấp thuận cho trên 800 sinh viên ra đi, mà lần này đa số là các sinh viên đă từng theo học chương tŕnh Việt ở bực Trung học chứ không phải hoàn toàn từ các trường Tây như trước.
Trước khi các sinh viên này lên đường, tôi đặc biệt mời một số mà tôi tin là họ có thể trở thành cán bộ đấu tranh nồng cốt đến văn pḥng hay nhà riêng của tôi để vừa khuyến khích họ chăm lo học hành vừa động viên tinh thần đấu tranh chống Cộng của họ. Tôi thiết tha nói với họ rằng nếu chẳng may đất nước rơi vào tay Cộng Sản th́ dù họ có trở thành nhà khoa bảng, mảnh bằng cấp của họ cũng chỉ sẽ có giá trị của một chứng minh thư hành nghề của kẻ đi làm thuê, đi làm công... cho thiên hạ mà thôi.
Quả thực họ đă không phụ công tôi đă đấu tranh với chính phủ Khánh để họ được ra đi, nhất là họ cũng đă không phụ ḷng kỳ vọng âm thầm của riêng tôi. Họ ra đi với mớ tuổi c̣n non trẻ chưa đến 20, họ ra đi với mớ tiếng Pháp c̣n bập bẹ, họ đến một môi trường xa lạ, bỡ ngỡ nhưng nhờ một số lớn được trang bị bằng hương khói của những buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và bằng không khí của cuộc biểu t́nh ngày Quốc Hận, cho nên dù họ mới ra đi vào tháng 8, tháng 9 năm 1964 mà đầu năm 1965 họ đă đem lại luồng gió mới cho khối người Việt quốc gia đang trú ngụ nơi quê hương ông De Gaulle.
Hai mươi năm qua tại Pháp và đặc biệt tại Paris, Cộng Sản Việt Nam chiếm độc quyền chính trị và độc chiếm rạp Maubert Mutualité (Quận 5) làm diễn đàn công kích người quốc gia, trong lúc người Việt quốc gia, kể cả những thành phần đối lập với cả hai chính quyền Bắc-Nam, vẫn như những kẻ mang mặc cảm tội lỗi, chỉ hoạt động âm thầm, lẻ tẻ, đơn độc để mặc cho Cộng Sản thao túng hoành hành. Lá cờ vàng ba sọc chỉ được phất phới nơi trụ sở của Ṭa đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa mà thôi.
Nhưng đến đầu năm 1965, với sự cộng tác của một số ít sinh viên đi trước, với sự d́u dắt của các bậc đàn anh như bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ (hiện ở Pháp) như giáo sư Lê Văn Hùng (hiện ở Mỹ) và với quyết tâm đem chuông đi đánh xứ người, nhóm sinh viên trẻ tuổi 1964 đă lật ngược được thế cờ, san bằng được cái ưu thế độc quyền chính trị của Việt Cộng. Họ đă tổ chức được buổi văn nghệ tưng bừng rộn ră lần đầu tiên tại rạp Maubert với sự tham gia đông đảo của kiều bào chiếm trọn 2.000 chiếc ghế mà c̣n tràn ra các ngơ đường lân cận.
Với thành công đầu tiên làm phấn khởi kiều bào, làm ngạc nhiên người Pháp, nhóm sinh viên trẻ tuổi kia như cánh buồm được gió, thừa thắng xông lên, họ tổ chức Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris và bắt đầu mở những đại hội thể thao, đại hội văn nghệ và các cuộc họp chính trị lôi kéo được sự tham dự của rất đông kiều bào và sinh viên Việt Nam có mặt trên toàn Âu Châu. Nhờ số sinh viên 1964, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris tập họp được một lực lượng chống Cộng mạnh mẽ, từ đó sinh hoạt chính trị trở thành sôi nổi mà nhiều phen, những cuộc thư hùng, đụng độ đẫm máu đă xảy ra giữa hai phe sinh viên Quốc-Cộng.
Tôi có thể nói mà không sợ cải chính rằng từ khi có số sinh viên 1964 đến Pháp, tiếng nói và sự hiện diện của người quốc gia Việt Nam mới có nơi xứ Âu Châu này.
Viết lại đoạn hồi kư này, ḷng tôi rộn lên niềm thống khoái, tự cho trong cuộc đời 30 năm hoạt động của ḿnh đă có nhiều sáng kiến chính trị độc đáo đóng góp phần công lao khiêm tốn với các chiến sĩ quốc gia trong cuộc đấu tranh cứu nước. Tuy nhiên, niềm thống khoái chỉ đến như một làn gió nhẹ thoáng qua v́ sự căm giận lại trở về đập mạnh vào tâm trí khi nhớ đến những kẻ lănh đạo quốc gia thiếu đức, vô tài.
Chế độ Ngô Đ́nh Diệm với gần 9 năm cai trị, có Ṭa đại sứ, có Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia Hải Ngoại, có tổ chức bí mật của bác sĩ Tuyến tại Âu Châu, có những hoạt động của Cha Thuận, cha Giảng và bà Susanne Labin, có sự yểm trợ của những nhân vật Pháp trong Phong Trào Cộng Ḥa B́nh Dân và những tu sĩ người Pháp trong Hội Truyền Giáo Hải Ngoại, và với vô số tiền bạc, phương tiện mà đành chịu khuất phục trước tổ chức Cộng Sản tại Pháp vốn không có Ṭa đại sứ làm nơi nương tựa. Tôi muốn hỏi quư Cụ Trần Thanh Quan, Hứa Văn Ngọ và nhiều chức quyền của Ṭa đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Pháp lúc bấy giờ (hiện ở hải ngoại) xem những lời tŕnh bày của tôi trên đây có đúng hay không?
Sau chế độ Diệm lại đến chế độ quân phiệt, tham nhũng của Thiệu-Kỳ mà riêng cung cách xử sự của ông Nguyễn Cao Kỳ tại Pháp cũng đă đủ làm mất quốc thể và mất niềm tin của đồng bào rồi. Năm 1968, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đến Paris với nhiệm vụ điều khiển, theo dơi những hoạt động của phái đoàn Việt Nam tại Ḥa Hội Paris. Được dịp sống nơi kinh đô hoa lệ, đầu óc tếu và máu cao bồi của ông Kỳ lại nổi lên làm cho ông quên ḿnh là “phương diện quốc gia”. Ông Kỳ không nghĩ đến nỗi thống khổ của đồng bào nơi quê nhà mà cũng không để ư đến những hy sinh của anh em sinh viên tại Âu Châu vừa đi học vừa phải đi làm để sinh sống, vừa dấn thân đấu tranh cho đại cuộc. Ông Kỳ lại đem vợ đi sắm sửa chưng diện nơi tiệm may Dior, tiệm may sang nhất và đắt nhất của kinh đô ánh sáng; đưa vợ đi trượt tuyết nơi vùng núi xa xôi và du hí tiêu xài vung văi. Ông không nghĩ đến bổn phận của ḿnh, không giữ tác phong của nhà lănh đạo làm cho quốc tế chê cười và đối phương có thêm cơ hội tuyên truyền tạo chánh nghĩa cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Cũng v́ cấp lănh đạo quốc gia như thế cho nên vào khoảng năm 1973, khi bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ và giáo sư Lê Văn Hùng gặp tôi tại Sài G̣n, tôi đă tŕnh bày cho họ biết bệnh t́nh miền Nam đă hết thuốc chữa. Bác sĩ Quỳ và giáo sư Hùng vốn chưa bao giờ quen biết tôi nhưng khi về nước tham quan họ ghé đến thăm tôi. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh b́nh dị và những lư luận chính trị sắc bén của bác sĩ Quỳ khi ông ngồi đàm đạo với tôi suốt ba bốn tiếng đồng hồ tại góc sân nhà tôi nơi đường Gia Long trong đêm tối. Tôi c̣n nhớ nhà khoa học danh tiếng Lê Văn Hùng đă làm cho tôi hết sức ngạc nhiên khi ông đến thăm tôi vào một trưa hè nắng chói bằng chiếc xe đạp cọc cạch và bộ áo Kaki bạc màu. Tôi khen thầm hai ông xứng đáng là những chiến sĩ gương mẫu, nhưng v́ vận nước đảo điên, sau này hai ông đều trở thành những người thất chí tự chấm dứt mọi hoạt động chính trị.
C̣n đối với các sinh viên trẻ, họ đau đớn chấp nhận cái bất hạnh của quốc gia do những kẻ tự xưng là nhà lănh đạo gây ra, họ vẫn kiên cường với lư tưởng đấu tranh chống Cộng. Họ vẫn giữ được truyền thống kẻ sĩ của dân tộc, vừa học tập vừa phục vụ đất nước, nhờ vậy mà họ vẫn bảo tồn được ư chí đưa hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Paris lên đến cao điểm vào năm 1975 khi họ kiên tŕ tiếp nối và đẩy mạnh mặt trận đấu tranh với bạo quyền Hà Nội. Tập san “Nhân Bản”, ban Văn Nghệ Tổng Hội, những cuộc biểu t́nh rầm rộ, và vào năm 1985, cựu Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Trần Văn Bá hy sinh đền nợ nước... đă là những đóa hoa sáng chói mà hạt nhân vốn nẩy mầm từ những khai vở của nhóm sinh viên ra đi vào năm 1964.
Đành rằng văn hóa th́ muôn hồng ngh́n tía phô tỏa khắp tứ thời, nhưng trong sinh hoạt quốc gia và đặc biệt về mặt điều hành bộ máy chính quyền th́ chính trị và văn hóa phải đi song hành. Huống chi trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ th́ chính trị có “an cư”, văn hóa mới “lạc nghiệp”; c̣n nếu chính trị cứ ở trong t́nh thế loạn ly, nhân dân thiếu định hướng th́ chắc chắn nỗ lực xây dựng văn hóa sẽ phải chịu thảm cảnh “dă tràng xe cát”, cho nên tôi phải cấp tốc đưa ra những thực hiện trên để có thể đặt nền móng cho một nền văn hóa nhân bản, dân tộc lâu dài.
Tuy nhiên, mới đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Văn hóa Xă hội trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Bảy năm 1964, và chưa thực hiện được ǵ cho đại cuộc th́ đầu tháng Tám, tướng Khánh, tướng Khiêm cử tôi đi Đại Hàn tham dự lễ Độc Lập của nước bạn và để cảm ơn đă giúp đỡ Quân đội Việt Nam Cọng Ḥa một số dụng cụ thuốc men. Trong chuyến công du này, ông Nguyễn Thái, nguyên Tổng Giám đốc Việt Tấn xă thời Diệm, và Đại tá Vũ Đức Nhuận tháp tùng trong phái đoàn của tôi. Ông Nguyễn Thái c̣n là thông dịch viên cho tôi trong các cuộc đàm thoại với các nhà lănh đạo nước bạn.
Đến Đại Hàn, tôi hội đàm với Tổng thống Park Chung Hee, Thủ tướng Chính phủ, và Chủ tịch Quốc hội. Đă nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Tổng thống Park Chung Hee nên tôi thành thật bày tỏ ḷng kính mến ông. Tổng thống Park là một nhà độc tài, nhưng lại độc tài cho dân cho nước, và riêng cá nhân ông lại là một nhà lănh đạo liêm chính và sáng suốt. Phu nhân là một người đàn bà gương mẫu và khiêm tốn, bà không tham dự vào việc chính trị của chồng mà chỉ xuất hiện khi phải tiếp tân, hoặc khi nghi thức bắt buộc phải có sự hiện diện của vị Đệ nhất Phu nhân. Tôi đă nhân dịp này gắn Đệ Nhất Bảo Quốc Huân Chương cho vị Tổng thống nước bạn, một số Kim Khánh cho Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc pḥng. Tổng thống Park cũng trao tặng cho tôi tấm Huân Chương cao quư nhất của quốc gia Đại Hàn và mời đi thị sát vĩ tuyến 38 chia đôi Nam-Bắc, thăm Bàn Môn Điếm, và được vị tướng bốn sao Tư lệnh Quân đội Đồng minh tại Đại Hàn thuyết tŕnh về khả năng pḥng thủ giới tuyến. Nhờ đó, tôi rút tỉa thêm một số kinh nghiệm về t́nh thế của những quốc gia bị phân tranh Quốc-Cộng, bị chia đôi lănh thổ.
Nhớ lại thời Tổng thống Lư Thừa Văn qua thăm Việt Nam, ông Diệm cho tôi biết Tổng thống họ Lư có hứa sẽ gửi quân qua giúp Việt Nam Cọng Ḥa khi cần đến, nên trong cuộc hội đàm mật cuối cùng với Tổng thống Park, với Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc pḥng, để chuẩn bị cho t́nh trạng chiến tranh đang trên đà mở rộng, tôi đă đặt vấn đề tham chiến của quân đội Đại Hàn tại miền Nam Việt Nam. Tổng thống Park và chính phủ của ông rất hoan nghênh và hứa với tôi sẽ gửi ngay một Sư đoàn đầu tiên khi miền Nam Việt Nam cần đến, v́ Nam Hàn và Nam Việt Nam đều cùng cảnh ngộ nên dễ dàng cảm thông trong việc cứu giúp lẫn nhau. Tuy nhiên Nam Hàn may mắn hơn Nam Việt Nam là nhờ sau khi giành lại Độc lập đă được lănh đạo ngay bởi một nhà chính trị yêu nước yêu dân như Tổng thống Lư Thừa Văn; c̣n Nam Việt Nam th́ lại bị cai trị bởi một vị quan lại phong kiến và độc tài như ông Ngô Đ́nh Diệm. Đă vậy Nam Hàn lại được bao bọc ba bề bởi đại dương nên dễ dàng kiểm soát vĩ tuyến 38, trong lúc miền Nam Việt Nam bị liên sơn liên ranh với các nước Lào và Cao Miên nên quân Bắc Việt xâm nhập dễ dàng. Các chính phủ nối tiếp sau Lư Thừa Văn lại không chủ trương kỳ thị tôn giáo, không tham nhũng thối nát như Việt Nam Cọng Ḥa nên được đại đa số nhân dân ủng hộ.
Ngày từ giă Đại Hàn, tôi được chính phủ nước bạn tặng một bộ ghế trường kỳ cẩn xà cừ rất đẹp rất quư, tương tự như đồ cổ Hà Nội hoặc Huế thời xưa, nhưng tôi đă từ chối. Nam Hàn mỗi ngày một hùng cường và có lẽ không đợi đến khi thế kỷ 20 chấm dứt, quốc gia này sẽ không thua Pháp, Anh hoặc các nước kỹ nghệ Tây phương tiền tiến.
Rời Đại Hàn, tôi về Nhật Bản ghé thăm vị Ngoại trưởng Nhật dù chương tŕnh công du của tôi không trù liệu cuộc viếng thăm này. Sau khi tŕnh bày những khó khăn về kinh tế và xă hội của Việt Nam Cộng Ḥa cho vị Ngoại trưởng nước bạn, tôi yêu cầu ông t́m cách viện trợ thêm cho miền Nam. Ông hứa với tôi là trong khi chờ đợi một kế hoạch viện trợ lâu dài, chính phủ Nhật Bản sẽ cứu xét và có thể giúp cho Việt Nam Cọng Ḥa 20 triệu đô la (số tiền này đến thời chính phủ Phan Huy Quát mới nhận được). Ngoại trưởng Nhật lại có nhă ư mời tôi thăm viếng một số cơ sở kỹ nghệ. Nhân thăm hăng xe Honda, biết được cuộc đời của vị chủ nhân Giám đốc, tôi lại càng cảm phục tinh thần cầu tiến và nhẫn nại của dân tộc Phù Tang. Ông Honda nguyên là một trung sĩ Không quân thời Đệ nhị Thế chiến, sau khi Nhật chiến bại ông được giải ngũ về nhà làm nghề sửa xe gắn máy. Với một số bù-loong cũ, vài chiếc kềm, ông bắt đầu sự nghiệp dưới một tấm tôn đặt tại một góc đường. Nhờ kiên nhẫn, kỹ lưỡng, siêng năng và khiêm tốn, biết ch́u khách hàng, “tiệm sửa xe” của ông mỗi ngày một phát đạt. Mấy năm sau, khi kiếm được số vốn 280 đô la, ông kêu gọi bạn hữu chung cổ phần để xây dựng cơ sở kỹ nghệ xe hơi Honda. Sau không đầy 20 năm, hăng Honda đă có chi nhánh nhiều nơi và có thị trường khắp thế giới. Điều làm cho tôi cảm phục là tinh thần xă hội của các nhà tư bản Nhật: chủ và thợ coi nhau như anh em, tiền thưởng, tiền trợ cấp xă hội dành cho thợ khá cao. Tôi tự hỏi biết bao giờ người Việt Nam mới thể hiện ra thành thực tế cái tinh thần “Bầu ơi thương lấy bí cùng” như con cháu Thái Dương Thần Nữ.
Tôi đang dự định đi thăm Hoàng Thành của vua Hiro Hito và Cố đô Kyoto th́ bỗng nhận được công điện của tướng Khánh gọi về ngay. Về đến Sài G̣n, nh́n quang cảnh Thủ đô xáo trộn do Hiến chương Vũng Tàu gây ra, tôi chua xót nh́n quê hương đắm ch́m trong gió bụi hận thù và phân hóa. Bây giờ th́ tôi hiểu v́ sao Khánh và Khiêm không cử ông Đệ Nhất, Đệ Nhị Phó Thủ tướng đi Đại Hàn mà lại cử tôi vốn chỉ là Đệ Tam Phó Thủ tướng. Th́ ra họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu vô chính trị và độc đoán của họ. Chả trách ngay sau ngày chỉnh lư, họ đưa Đại tá Lê Nguyên Khang từ Phi Luật Tân về thay thế cháu tôi là Trung tá Nguyễn Bá Liên (đang là Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến). Lê Nguyên Khang từ Phi Luật Tân về, đi thẳng bằng trực thăng đến Kiến Ḥa nơi cháu tôi đang chỉ huy một cuộc hành quân quan trọng, đ̣i phải được bàn giao tức khắc chức Tư lệnh và Liên phải về ngay Sài G̣n bằng chiếc trực thăng của Khang. Thiếu tá Trần Văn Nhật, người bạn thân của cháu tôi cũng bị thuyên chuyển ra khỏi binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và phải cùng vơi cháu tôi đi phục vụ tại Manila trong văn pḥng Tùy viên Quân sự. Th́ ra tuy họ muốn lợi dụng tên tuổi và uy tín của tôi nhưng vẫn e ngại nên đă âm mưu vô hiệu hóa các bạn hữu và con cháu của tôi ngay khi họ vừa chỉnh lư xong. Chả trách họ đẩy tôi đi Đại Hàn để gạt đi một phần tử có thể chống đối họ trong việc múa may quay cuồng tung hô lẫn nhau tại Vũng Tàu, chung quanh cái Hiến chương quái đản đó.
Nhớ lại khoảng thời gian tám tháng trước đó, ngày 31-1-1964, hai tướng Khánh và Khiêm gọi tôi đến Bộ Tổng Tham mưu “có việc cần”. Chỉ đến lúc đó tôi mới biết cuộc chỉnh lư do Khánh, Khiêm và Viên cầm đầu đă xảy ra. Khánh tŕnh bày những lư do buộc ông ta và một số tướng trẻ phải làm cuộc chỉnh lư. Hai tướng Khánh và Khiêm cũng cho tôi biết “bọn Đôn, Kim, Xuân, Vỹ đi với Tây”, chủ trương trung lập. Nhưng khi tôi tỏ vẻ hoài nghi th́ họ bảo rằng có đầy đủ bằng cớ và việc “nhóm đó” cho phép Nguyễn Văn Vỹ và dự định cho phép Trung tá Trần Đ́nh Lan về Việt Nam là một. Hai tướng Khiêm và Khánh c̣n nói thêm: tướng Dương Văn Đức ở Pháp về có đủ hồ sơ về “những hoạt động trung lập”, những hoạt động cho Pháp của Vỹ và Lan. Mấy tháng sau, khi các tướng Đôn, Xuân, Kim, Đính, Vỹ bị đem ra xét xử tại Đà Lạt trong suốt hai ngày đêm ṛng, tôi mới biết tướng Vỹ được các tướng Đôn, Kim mời về trước hết v́ Vỹ đă từng chống đối chế độ Diệm và chỉ v́ t́nh bạn với các tướng Kim, Đôn. Tướng Vỹ có tinh thần thân Pháp nhưng lại có lập trường chống trung lập và chống giải pháp thống nhất hai miền của Tổng thống De Gaulle. Trớ trêu thay, những kẻ cùng với Khánh lên án tướng Vỹ là chủ trương trung lập trong đó có ba ông Thiệu, Khiêm, Viên sau này lại mời tướng Vỹ giữ chức Tổng trưởng Quốc pḥng khi họ trở thành những nhà lănh đạo quốc gia, thứ lănh đạo quốc gia tham nhũng, trong lúc tướng Vỹ vẫn là người liêm chính. Vụ án “ngân hàng quân đội” mà tướng Vỹ phải chịu trách nhiệm chỉ là vụ án “có ít xít ra nhiều”. Chẳng qua Hoa Kỳ không muốn quân đội Việt Nam có một số tư bản to lớn nên đă buộc ông Nguyễn Văn Thiệu phải giải tán ngân hàng quân đội.
Chỉnh lư xong, hai tướng Khánh và Khiêm bèn nhờ tôi đến gặp tướng Dương Văn Minh tại dinh Hoa Lan đường Hồng Thập Tự để mời ông giữ chức Quốc trưởng. V́ chưa nắm vững t́nh h́nh nên tôi muốn nhân dịp này biết thêm chi tiết, tôi bèn ghé nhà tướng Minh th́ gặp thêm cả các tướng Lê Văn Nghiêm, Phạm Xuân Chiểu đang ngồi bàn bạc chuyện tṛ trong căn nhà bị quân lính của nhóm chỉnh lư canh gác. Sau khi nghe tôi tŕnh bày chủ trương của tướng Khánh, tướng Minh với vẻ mặt trầm ngâm nhờ tôi về nói lại với Khánh là ông sẽ suy nghĩ và trả lời Khánh sau. Tôi bèn về thẳng nhà tôi và điện thoại cho Khiêm biết ư kiến của tướng Minh.
Quen biết và làm việc chung với tướng Khánh lâu ngày, tôi biết ông là người thông minh, quyền biến, mưu cơ. Đă hai lần ông tỏ thái độ cứng rắn làm tôi khâm phục. Lần thứ nhất sau biến cố Nhảy Dù vào ngày 12-11-1960, Khánh ra mặt khinh mạn bà Nhu, người đàn bà mà Tổng thống Diệm c̣n phải vâng lời kiêng nể. Và lần thứ hai, Khánh quyết liệt yêu cầu ông Nhu phải cách chức Tư lệnh Quân đoàn IV của Huỳnh Văn Cao, người “con nuôi” của gia đ́nh họ Ngô. Ông Khánh tố cáo Huỳnh Văn Cao là bất tài, bất lực làm cho ông Nhu phải xuống nước: “Hăy để cho Cao thử thách một thời gian nữa rồi sẽ hay”. Ông Khánh có nhiều quan điểm độc đáo như “Trí thức miền Nam là trí thức pḥng trà chỉ lo tranh dành địa vị mà không thấy rơ hiểm họa Cộng Sản”. Trong cuộc họp báo chiều ngày 2-2-64 sau khi vừa chỉnh lư, Khánh lại đề cao báo chí “một ng̣i bút là một sư đoàn”. Sau này Khánh c̣n có dịp đề cao quân đội “là cha quốc gia”. Khi bà Nhu ở Pháp công kích các tướng lănh, Khánh đă gián tiếp trả lời “vấn đề nói th́ không ai nói hơn đàn bà. Nhưng bà Nhu là thứ đàn bà đặc biệt mà ta phải thắng”.
Tôi đă biết ông Khánh vốn không thuộc phe đảng nào dù khi chỉnh lư ông có liên hệ với đảng Đại Việt của ông Nguyễn Tôn Hoàn. Sau cuộc chỉnh lư, tướng Khánh hứa với tôi nhất định phải làm Cách mạng và sẽ tiếp tục bảo vệ tinh thần ngày 1-11-1963. Với thái độ chính trị độc lập của ông, với việc tướng Dương Văn Minh chịu làm Quốc trưởng, tôi nghĩ tướng Khánh có thể ổn định t́nh h́nh để làm việc lớn cho nên tôi bằng ḷng hợp tác với Khánh và Khiêm. Tôi so sánh cái thông minh, quyền biến và cơ mưu của Khánh như một thứ Hồ Quư Ly thời nay với hy vọng Khánh có thể trở thành một Nasser của Việt Nam Cọng Ḥa...
Trước cảnh xáo trộn của đất nước, ngày 30-9-1964 tôi quyết định cạo đầu như một cách bày ṭ thái độ, rồi từ chức Phó Thủ tướng và trở về quân đội, trở lại cuộc đời học tṛ ngày hai buổi đến trường sinh ngữ quân đội học thêm Anh văn. Bài học Ngô Đ́nh Diệm, bài học tướng lănh đă làm cho tôi thấm thía nên quyết định xa lánh chính trường. Nhưng rồi một hôm, tôi được Khánh mời vào dinh Thủ tướng và yêu cầu tôi đi Pháp hai tháng để quan sát t́nh h́nh v́ “Pháp đang có những âm mưu vận động đưa vấn đề Việt Nam ra trước một hội nghị quốc tế ”. Khánh cung cấp 10.000 quan Pháp cho việc chi phí tại Pháp trong hai tháng đó. Tôi nghĩ thầm Khánh muốn đẩy tôi ra khỏi nước nên từ chối ngay với lư do tôi đă từng là thành phần “persona non grata” của chính quyền Pháp. Khánh bảo tôi cứ về suy nghĩ lại. Vài hôm sau Albert Cao đến nhà tôi mang theo vé máy bay đi Pháp và cái ngân phiếu 20.000 quan: “Trung tướng Khánh nhất định nhờ Thiếu tướng đi Pháp và tăng tiền chi phí cho Thiếu tướng lên 20.000 quan”. Tôi bảo Cao: “Anh về thưa lại với Trung tướng rằng tôi không đi đâu hết đừng đem tiền bạc mà dụ tôi. Tôi ngồi đợi để Trung tướng cho quân cảnh đến bắt. Tôi biết ông ta muốn đẩy tôi ra nước ngoài”. Cao ra về và sau đó không thấy Khánh nhắc lại vụ đi Pháp nữa. Nhưng độ một tháng sau, Khánh lại cho mời tôi vào văn pḥng để yêu cầu tôi cùng với lănh tụ Tự Do Khmer Sơn Ngọc Thành đi Thái Lan trong mười ngày để quan sát công cuộc chiến đấu chống Sihanouk và giao thiệp với cơ quan t́nh báo hải ngoại của Thái Lan hầu thiết lập kế hoạch trao đổi tin tức t́nh báo giữa hai chính phủ như tôi đă nói trước kia. Tôi biết Khánh lại muốn đẩy tôi ra khỏi nước nhưng tôi vẫn bằng ḷng đi v́ tin tưởng rằng đi Thái Lan th́ việc trở về nước không khó khăn ǵ. Tôi đem theo cháu tôi là Đại úy Đỗ Hải làm sĩ quan tùy viên.
Khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi ngạc nhiên thấy Thiếu tá Hữu, một cựu cán bộ Cần Lao Công Giáo từng làm việc với bác sĩ Tuyến trong Sở Nghiên cứu Chính trị đi theo. Hữu cho tôi biết đi Thái Lan là để liên lạc với cơ quan t́nh báo Việt Nam tại Bangkok nhưng tôi biết Hữu vâng lệnh của Khánh đi để theo dơi tôi. (Thiếu tá Hữu dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tỉnh trưởng Cam Ranh nổi tiếng là một tay tham nhũng).
Đến Bangkok, tôi cùng với Đại sứ Thái Quang Hoàng đến thăm xă giao Thủ tướng Sarit Thanarat và sau đó hội họp mấy ngày liền với các cơ quan t́nh báo Thái và thăm tổ chức của Sơn Ngọc Thành. Lợi dụng những lúc rảnh rỗi, tướng Hoàng dẫn tôi đi thăm viếng phong cảnh xứ Thái và chiêm ngưỡng một số chùa tháp danh tiếng. Gần 10 ngày sau, tôi nhận được công điện của Khánh yêu cầu phải rời Thái Lan đi Mă Lai hai tháng để nghiên cứu về du kích chiến của xứ này. Biết rằng Khánh muốn đẩy ḿnh đi xa hơn, tôi bèn quyết định trở về. Tôi đến gặp Thái Quang Hoàng và cho biết sẽ trở về Việt Nam ngay. Hoàng đắn đo hỏi tôi: “Bác về bằng cách ǵ?”, tôi trả lời liền: “Tôi sẽ về bằng ghe Thái Lan, đổ bộ lên Hà Tiên hay Rạch Giá rồi về Sài G̣n”. Từng là bạn thân lâu năm, biết rơ nhau qua nhiều hoạt động quân sự và chính trị dưới nhiều chế độ, tôi biết Hoàng là con người khí phách can trường. Hoàng lo lắng cho tôi: “Bác về như vậy sợ nguy hiểm. Tôi sẽ cấp vé máy bay cho Bác về thẳng Sài G̣n. Khi nào Bác đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi sẽ đánh điện báo cho chính phủ”. Sợ liên lụy đến địa vị của Hoàng, tôi từ chối nhưng Hoàng nài nỉ khuyên tôi phải trở về bằng phi cơ, rồi tiễn tôi ra tận máy bay. Về Sài G̣n, tôi đợi đến sáng hôm sau mới vào gặp Khánh. Khánh không tỏ vẻ tức giận nhưng với cái mỉm cười đầy bí hiểm, Khánh đùa: “Thế là hai lần anh đă không tuân lệnh tôi”. Ít lâu sau, tướng Hoàng cũng mất chức Đại sứ VNCH tại Thái Lan.
Chính t́nh Việt Nam vẫn sôi động, những xáo trộn vẫn liên tiếp xảy ra tại Sài G̣n và Huế, rồi ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc trưởng, ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Thượng Hội Đồng Quốc Gia ra đời, Trung tướng Nguyễn Khánh trở về quân đội giữ chức Tổng Tư lệnh, hai Đại tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm đi ra nước ngoài. Do áp lực của một số tướng trẻ với Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, các tướng “già” (trong đó có tôi) buộc phải về hưu kể từ 30-12-1964.
Rời khỏi chính trường, rời khỏi quân đội tôi mừng thầm từ đây thoát ṿng cương tỏa, sẽ được yên thân dù biết rằng nhà tôi vẫn bị những nhân viên an ninh theo dơi. Tôi tiếp tục các thú vui b́nh nhật như đọc sách, uống trà, đánh tổ tôm, tài bàn vui với bạn hiền và đến nhà các thầy Tử vi để nói và nghe chuyện đời.
Không ngờ vào khoảng ba giờ đêm 20-12-1964, Đại tá Nhiêu, một cộng sự viên của Khánh và đang là Giám đốc Sở Trung Ương T́nh Báo, đi xe jeep cùng với ba binh sĩ vơ trang đến nhà riêng của tôi mời tôi đến gặp Hội Đồng Tướng Lănh đang nhóm họp tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi biết việc chẳng lành lại xảy ra nên dặn vợ con cứ yên tâm ở nhà v́ tin chuyến này ra đi th́ c̣n lâu lắm mới trở về.
Đại tá Nhiêu mời tôi vào ngồi trong pḥng khách nhà tướng Khánh trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, gần cổng chánh. Trong một pḥng bên kia, Khánh và các tướng trẻ đang hội họp. Họ để Chuẩn tướng Sang vừa ngồi nói chuyện vừa canh chừng tôi. Độ năm giờ sáng, cuộc họp vừa tan th́ Nguyễn Văn Thiệu, rồi Nguyễn Chánh Thi đến chào và nói vài câu chuyện đăi bôi. Đến bảy giờ sáng, tướng Nguyễn Hữu Có, lúc bấy giờ là Tư lệnh Quân đoàn II đóng ở Pleiku, vào gặp tôi và cho biết: “Tôi được lệnh Hội Đồng Tướng Lănh mời anh em lên cao nguyên ở một thời gian”. Tướng Có mời tôi lên xe và đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây, tôi thấy một số chính khách, một số ủy viên Hội Đồng Quốc gia, một số sinh viên và ba người bạn thân của tôi là nhà báo Vũ Ngọc Các, luật sư Trần Thanh Hiệp, và học giả Mai Ngọc Liệu. Biết là đồng hội đồng thuyền, các ông Các, Hiệp, Liệu và tôi nh́n nhau mỉm cười. Đến Pleiku, bác sĩ Lê Khắc Quyến bị giữ lại gần Bộ Tư lệnh Quân đoàn, ông Nguyễn Văn Lực bị chuyển đi Nha Trang, các chính khách và sinh viên khác đi Kontum, c̣n riêng tôi th́ tướng Có dành cho ngôi dinh thự cũ của viên Công sứ Pháp, biệt phái cho tôi một binh sĩ để phục vụ. Từ đó, tôi ở vào t́nh trạng “quản thúc vô hạn định” trên thành phố đ́u hiu này. Thỉnh thoảng, tướng Có đến chuyện tṛ hoặc đích thân lái xe đưa tôi đi thăm phong cảnh Pleiku nhưng tuyệt nhiên không bao giờ đề cập đến việc quản thúc của tôi hoặc thảo luận về t́nh h́nh chính trị của đất nước. Trong hơn hai tháng, chúng tôi bị quản thúc th́ cụ Trần Văn Hương cũng mất chức Thủ tướng và nghe nói bị an trí tại Vũng Tàu, chính phủ Phan Huy Quát ra đời, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Lực Lượng Bảo Vệ Dân Tộc và Lực Lượng Đại Đoàn Kết của khối Công giáo nổi dậy chống chính phủ. Tướng Khánh phản ứng trong tuyệt vọng v́ Hội Đồng Quân Lực cho rằng những xáo trộn đều do Khánh gây nên, nên cách chức tướng Khánh. Sau màn tŕnh diễn như thăng chức lên Đại tướng và gắn Đệ nhất Kim khánh cho Khánh, Hội đồng Tướng lănh buộc tướng Khánh phải ra khỏi nước. Ngày 25-2-1965, Khánh lên phi cơ rời đất Tổ mang theo một nắm đất quê hương và hẹn ngày trở lại. Nhưng ông Khánh đi măi mà không có ngày về dù miền Nam c̣n hơn 10 năm trời sống sót. Ông Khánh xin cư trú tại Mỹ nhưng bị từ chối nên đành phải đến Pháp với tất cả nỗi ḷng chua chát của một con người nhiều thủ đoạn, đă mê hoặc được cả hai anh em ông Diệm-Nhu, đă vận dụng được cả đảng Đại Việt, đă lừa được tất cả những tướng lănh để cuối cùng phải ngâm câu “chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.
Tướng Khánh ra đi, chính phủ Phan Huy Quát chỉ kéo dài được từ 16-2-65 đến 11-6-65, nghĩa là không đầy bốn tháng, rồi v́ sự chống đối của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và của khối Công giáo, chính quyền lại về tay các tướng trẻ với tướng Thiệu làm Chủ tịch ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, tướng Kỳ làm Chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp, tướng Có giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng, tướng Thi giữ chức Tư lệnh Quân đoàn I. C̣n tôi, sau ba tháng bị cô lập ở Pleiku, được trả về Sài G̣n.

Từ ngày bị an trí tại Pleiku trở về, vốn mang tâm hồn bảo thủ, tôi trở lại cuộc đời b́nh dị, mang chiếc áo lương đen dài, bắt chước người xưa làm nhà ẩn dật, ngồi nh́n mưa nắng hai mùa mặc cho thế sự thăng trầm...
Tôi không tham gia cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1966 mặc dầu tôi đồng ư về căn bản với lập trường chính trị của Thượng tọa Trí Quang.
Tuy nhiên dù tôi không liên hệ ǵ đến cuộc đấu tranh của Phật giáo và cũng chẳng dính dự ǵ đến những biến động lúc bấy giờ nhưng các tướng trẻ và Bộ Tham mưu Công giáo của Thiệu vẫn cứ e ngại nên họ lấy lư do t́nh h́nh xáo trộn để một lần nữa tạo thêm gian truân cho tôi. (Sau này tướng Nguyễn Hữu Có đến thăm tôi tại nhà riêng và cho biết từ ngày tôi về hưu trí những tướng nào thường có thái độ thù hằn tôi. Đại tá Phạm Văn Liễu sau khi thôi chức Tổng giám đốc Cảnh sát cũng ghé thăm và cho tôi biết vụ bắt bớ tôi năm 1966 là do lệnh của Nguyễn Văn Thiệu).
Một hôm, tôi được viên Thiếu tá Chánh văn pḥng của Chủ tịch ủy Ban Hành Pháp Nguyễn Cao Kỳ đến mời vào gặp ông ta trong Dinh Thủ Tướng. Ngày hôm sau, tôi vào Dinh đợi khoảng hơn một tiếng đồng hồ mới thấy Kỳ đến. Kỳ đi thẳng vào văn pḥng và bắt tôi đợi thêm một giờ đồng hồ nữa mới ra pḥng tiếp tôi. Ngồi chờ lâu, tôi suy nghĩ miên man đoán rằng có lẽ ḿnh đă làm điều ǵ đụng chạm nên Kỳ mới có thái độ cao ngạo như thế. Cuối cùng tôi đoán có lẽ v́ chuyện đám cưới của Kỳ mà tôi đă không tham dự có thể đă làm cho Kỳ tức giận chăng.
Mùa xuân năm ngoái, Thiếu tướng Tư lệnh Không quân Nguyễn Cao Kỳ làm lễ thành hôn với người đẹp nữ tiếp viên phi hành Đặng Tuyết Mai. Đám cưới Kỳ-Mai là một trong những đám cưới linh đ́nh nhất Việt Nam từ mấy chục năm nay, chỉ thua đám cưới ông Trần Trung Dung, cháu rể của Tổng thống Diệm và dĩ nhiên phải thua đám cưới ái nữ của Tổng thống Thiệu và con trai ông Nguyễn Tấn Trung, những đám cưới mang h́nh thức quốc lễ.
Theo báo chí và những bạn bè tôi kể lại th́ đám cưới Kỳ-Mai gồm một buổi đại tiệc tại Chợ Lớn cho hai họ và bà con bạn bè, rồi một buổi đại tiệc thứ hai tại khách sạn Caravelle cho hàng ngàn quan khách tham dự như Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ tướng Trần Văn Hương, toàn bộ nhân viên chính phủ, tướng lănh và các chỉ huy trưởng các đơn vị của ba ngành Hải-Lục-Không quân đang có mặt tại Sài G̣n, Ngoại giao đoàn, và rất đông nhân vật cao cấp văn vơ Mỹ-Việt. Nghe nói rượu sâm banh đến hơn bảy trăm chai nổ kêu đôm đốp liên hồi. Tân lang trong chiếc áo dài dạ hội màu đỏ đă tặng giai nhân chiếc nhẫn to bằng đầu ngón tay. Nghe nói tướng Khánh đă tặng cho Nguyễn Cao Kỳ một số tiền rất lớn để Kỳ lo liệu đám cưới. Đêm hôn lễ của cặp Mai-Kỳ tại khách sạn Caravelle quả thật là một đại dạ hội tưng bừng hiếm có giữa Sài G̣n xáo trộn, báo hiệu cái thế giá đang lên của một nhân vật đang gặp thời v́ chỉ nửa năm sau Nguyễn Cao Kỳ đă trở thành Thủ tướng: Thủ tướng của một chính phủ, mỉa mai thay được chính Kỳ mệnh danh là “Chính phủ của dân nghèo”.
Trong quá khứ, Kỳ vốn coi tôi như người anh ruột thịt và sự túng thiếu của Kỳ nhiều khi làm vợ chồng tôi bùi ngùi. Trước ngày cưới, chẳng những Kỳ gửi hồng thiệp báo tin mừng mà c̣n đến tận nhà đích thân mời vợ chồng tôi dự tiệc. Cẩn thận hơn, gần ngày hôn lễ Kỳ c̣n gọi điện thoại nhắc nhở lần cuối cùng. Nhưng sau khi nh́n thấy cuộc Cách mạng 1-11-63 đang đi chệch khỏi những mục đích đẹp đẽ ban đầu, lại thêm những xáo trộn chính trị liên miên xảy ra, tất cả đă làm cho tôi chán chường không muốn chen lấn vào những nơi tụ họp đông đảo của hạng người trưởng giả nữa. Chúng tôi chỉ mua một bộ đồ trà đơn giản giao cho sĩ quan tùy viên đến nhà tặng Kỳ làm kỷ niệm mà không đến dự tiệc tại nhà hàng Caravelle.
Đang miên man suy nghĩ về chuyện t́nh nghĩa ngày xưa th́ bỗng Kỳ vào ngồi cạnh tôi và hỏi: “Thiếu tướng có mạnh không? Thiếu tướng ở nhà làm ǵ?” Tôi đáp: “Từ ngày bị các tướng trẻ bắt đi cô lập ở Pleiku về, tôi ở nhà nghỉ ngơi, chưa có dự định ǵ cả”. Tôi đợi xem Kỳ có bàn bạc ǵ về t́nh h́nh chính trị không th́ bỗng Kỳ nói: “Lâu ngày không gặp nên tôi chỉ mời Thiếu tướng vào thăm thế thôi”. Tôi cám ơn rồi ra về, Kỳ c̣n nhắn theo: “Cho tôi gửi lời hỏi thăm Đỗ Hảo và Đỗ Hải”. (Tôi có ba đứa cháu là Đỗ Thọ, Đỗ Hảo và Đỗ Hải rất thân thiết với Kỳ thời Kỳ c̣n là Thiếu tá, Trung tá).
Về đến nhà, tôi suy nghĩ măi về cách cư xử lạ lùng của Kỳ đối với tôi. Nếu quả Kỳ c̣n nhớ chút t́nh cố cựu, tại sao trong vụ Khánh và các tướng trẻ bắt tôi đi cô lập tại Pleiku, Kỳ không phản đối. C̣n nếu Kỳ đă bỏ rơi t́nh cũ nghĩa xưa th́ tại sao hôm nay lại mời tôi đến để thăm hỏi. Tôi lại nghĩ nếu quả Kỳ c̣n kính mến tôi th́ tại sao Kỳ không đến nhà riêng thăm viếng mà lại mời tôi vào dinh Thủ tướng. Tôi vẫn c̣n phân vân về thái độ khó hiểu của Kỳ th́ ngày hôm sau, Trung tá Nguyễn Văn Khuyến, Chánh sở An Ninh Quân Đội Thủ Đô đến mời tôi vào gặp Thiếu tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Quân khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Sài G̣n-Gia Định. Sự kiện hai tướng trẻ đều mời tôi liên tiếp trong hai ngày như điềm bất thường báo trước sắp có chuyện chẳng lành xảy ra.
Gặp Khang, Khang cho biết được lệnh Hội Đồng Quân Lực mời tôi ra “tạm trú” tại Nha Trang trong một thời gian cho đến khi nào t́nh h́nh chính trị ổn định. Rồi Khang giao cho tôi sự vụ lệnh và vé máy bay. Tôi nghĩ thầm thế là tôi được các ông tướng trẻ bắt đi quản thúc một lần nữa. Tôi cám ơn Khang rồi đứng dậy ra về. Khang tiễn tôi ra tận xe c̣n nói tiếp: “Xin Thiếu tướng hiểu cho ḷng em, em chỉ biết thừa lệnh cấp trên”. Tôi mỉm cười rồi lên xe. Tôi có trách ǵ tướng Khang đâu, v́ tự biết ḿnh đang gặp vận hạn rắc rối và đang sống giữa cảnh đất nước loạn ly th́ phải ch́u theo cảnh ngộ, Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế. Vế đối của kẻ sĩ Ngô Thời Nhiệm để đáp lại kẻ đắc thời Đặng Trần Thường tôi thuộc nằm ḷng th́ có trách móc kêu ca cũng chẳng được, lại c̣n thêm mất tiết tháo của ḿnh. Huống chi đời tôi đă bao phen lao lung, tù đày v́ Thực dân và Cộng Sản th́ việc phải đi an trí có thấm thía ǵ đâu.
Ngày Khang c̣n làm Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến thời ông Diệm, Khang cũng coi tôi như một người anh. Cũng như Cao Văn Viên, ngày tết Khang thường đến chào tôi thật sớm để tỏ ḷng kính mến. Khang là một sĩ quan ít có tham vọng chính trị nhưng lại mang tính ba phải nên không được các tổ chức đảo chánh ông Diệm tín nhiệm. Trước ngày đảo chánh, tướng Đôn và tướng Khiêm giao cho cháu tôi chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến, mượn cớ hành quân ở Bến Cát để đánh lừa ông Nhu. V́ thế, đêm 1-11 ở Bộ Tổng tham mưu, Khang tỏ vẻ lo ngại. Đêm đó ngồi giữa tướng Lê Văn Nghiêm và tôi, Khang th́ thầm: “Xin Thiếu tướng và Đại tá bảo bọc cho em với”. Tôi trấn an Khang: “Anh có tội t́nh ǵ mà phải ngại, có tôi anh đừng lo”. Tôi vẫn luôn luôn thương mến Khang, v́ thế nên ngày hôm sau, trong cuộc thảo luận về số phận ông Diệm ở hành lang trước văn pḥng Đại tướng Tỵ, tôi đă kéo Khang và Trung tá Thiện bỏ họp ra đi khi tôi không đồng ư việc giết ông Diệm như tôi đă nói trước kia.
Sau khi Cách mạng thành công, tướng Đôn và Khiêm cử cháu tôi chính thức giữ chức Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến và bổ nhiệm Khang đi làm tùy viên quân sự tại Phi Luật Tân. Việc công cử này tôi không hề hay biết cho đến khi Nguyễn Bá Liên được quyết định của Bộ Tổng Tham mưu. Việc công cử này không phải là sai lầm nếu đứng về khía cạnh Cách mạng v́ trong hoàn cảnh thay cũ đổi mới sau một cuộc binh biến, sự bổ nhiệm người hoàn toàn tín nhiệm vào chức vụ then chốt cho tân chế độ lúc ban đầu là chính sách mà ai cũng phải làm. Tuy nhiên, có thể Khang lấy cớ bị đổi đi Phi Luật Tân làm buồn ḷng rồi thù oán tôi chăng.

Sau 6 tháng bị an trí ở Nha Trang, tôi mới được Kỳ đánh điện cho trở về Sài G̣n. Sống ở miền Nam tự do, bây giờ tôi mới được tự do đi lại!
T́nh nhân thế chua cay người lịch duyệt, câu thơ ảo năo của thi sĩ Vũ Hoàng Chương quả đă nói đúng tâm sự, t́nh cảnh của tôi, tôi quyết định từ đây không vương vấn đến chính trường, chỉ lo việc sinh sống cho gia đ́nh vợ con. Nhiều nhân vật thuộc đảng phái, nhiều chính khách nhân sĩ đến khuyên rủ tôi ra ứng cử Dân biểu, Nghị sĩ tôi đều từ chối hết. Ngay cả cụ Nguyễn Xuân Chữ, một bậc kỳ lăo tiếng tăm xứ Bắc Hà xưa kia, đích thân đến nhà mời tôi đứng chung một liên danh Nghị sĩ với các đồng chí của Cụ tôi cũng xin khước từ. V́ thế, rất nhiều tướng tá như Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Thái Quang Hoàng, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Chuân, Lê Văn Nghiêm, Tôn Thất Xứng... đều ra tranh cử Thượng Viện, riêng tôi nằm nhà nhâm câu thơ cũ :
Ta dại ta t́m nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao...

-o0o-

Việc quân đội trở lại với các tướng Thiệu, Kỳ, Có, Chiểu, Viên nắm quyền lănh đạo quốc gia ngày 19 tháng 6 năm 1965 tạm chấm dứt giai đoạn xáo trộn lần thứ nhất. T́nh trạng này nói lên sự thất bại của Phật giáo, của sinh viên và đảng phái. Kẻ đắc thắng công khai là lớp tướng trẻ mà báo chí ngoại quốc gọi là “Young Turk” và kẻ đắc thắng sau hậu trường chính trị là khối Công giáo.
Dù sao th́ “Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia” chỉ là giải pháp thỏa hiệp chuyển tiếp, cho nên trong lúc tướng Kỳ với tư cách Thủ tướng chính phủ lo thực hiện những chính sách quốc gia th́ tướng Thiệu vốn người cẩn trọng và thủ đoạn, cùng với Bộ Tham mưu Công giáo của ông ta lo tổ chức nội bộ, sắp đặt kế hoạch lâu dài trong ư đồ quật ngă Nguyễn Cao Kỳ mà Thiệu biết rơ là đối thủ số một trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ. Thực tế sau này trong việc tranh chấp quyền hành, mà trước hết là tranh làm ứng viên Tổng thống, và sau đó là đẩy Kỳ ra khỏi chính quyền đă nói lên những âm mưu, thủ đoạn của Nguyễn Văn Thiệu và nhóm Công giáo thời đó.
Từ ngày lên nắm chính quyền, ông Nguyễn Cao Kỳ đă có một số hoạt động nhiều ư nghĩa, thỏa măn phần nào ư nguyện của đại đa số nhân dân...
Ngày 24-6-1965, chính phủ Kỳ họp báo tuyên bố “T́nh trạng chiến tranh”, đoạn giao với Pháp, đóng cửa các trường Pháp để chuyển đổi dần dần thành các trường Việt ngữ hầu tránh t́nh trạng chỉ có “con ông cháu cha” hoặc con nhà giàu mới được học trường Tây như dưới chế độ Diệm.
Ngày 12-7, chính phủ Kỳ công nhận Hiến chương của Phật giáo Ḥa Hảo và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để hai Giáo hội này từ nay có quy chế riêng của họ. Tổng quát hơn, từ nay tất cả mọi tôn giáo tại Việt Nam đều b́nh đẳng chứ không có một tôn giáo nào c̣n chịu lệ thuộc vào đạo dụ bất công số 10 như dưới thời Ngô Đ́nh Diệm chỉ dành đặc quyền đặc lợi cho Công giáo.
Ngày 16-7, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, người chủ mưu biến cố 19-2-65 bị Lực lượng An ninh phục kích bắt được gần một nhà thờ ở Biên Ḥa đem về giam tại nha An Ninh Quân Đội. Sau đó có tin Thảo chết trong trường hợp c̣n mang nhiều bí ẩn.
Ngày 10-10, Toà án Quân sự Mặt Trận vùng III Chiến thuật xử vụ cựu Đại Tá Bùi Dinh (Công giáo) liên can tới âm mưu lật đổ chính phủ Quát đêm 20-5-1965.
Ngày 2-11, thể theo ư nguyện của Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n và dư luận các giới, Tổng ủy viên Văn hóa Giáo dục (Giáo sư Trần Ngọc Ninh) đại diện chính phủ đặt viên đá kỷ niệm Cách mạng 1-11-63 tại thành Cộng Ḥa cũ, vốn là trại quân của Lữ đoàn Liên Binh Pḥng vệ của ông Diệm lúc trước.
Ngày 15-2-1966, giáo sư Trần Ngọc Ninh trao tặng 5 triệu rưỡi đồng cho Giáo hội Theravada để xây trường Pali. Chủ tịch Sơn Thái Nguyên tuyên bố “Từ nay Giáo hội Theravada không c̣n thống thuộc Nam Vang nữa”.
Những hoạt động chính trị, xă hội trên đây chứng tỏ Nguyễn Cao Kỳ có thiện chí muốn thực hiện một chính sách công bằng tôn giáo, một yếu tố tối cần thiết cho đời sống chính trị ở miền Nam trong giai đoạn đó v́ mấy năm trước đây, chính sự bất công và bất b́nh đẳng tôn giáo đă là nguyên nhân khiến người quốc gia tuy cùng một lư tưởng chống Cộng nhưng lại xâu xé nhau như kẻ thù, đúng với quy luật “chia rẽ là chết”.
Ngoài ra, chính sách bóc lột, tham nhũng của anh em ông Diệm (mà Kỳ lên án nặng nề trong hồi kư Hai mươi năm, hai mươi ngày) đưa anh em ông Diệm vào tử lộ cũng là bài học thấm thía cho Kỳ. V́ thế Kỳ tuyên bố “Phải làm Cách mạng”, tuyên bố chính phủ của ông ta là “chính phủ của dân nghèo”, đồng thời Kỳ thiết lập pháp trường để xử tội gian thương... (Pháp trường cát trơ gan với thời gian trên một năm trời nhưng chỉ có một người Tàu là Tạ Vinh đền tội).
Tôi vốn quen thân với Kỳ lâu ngày nên biết rơ tâm tính của Kỳ. Kỳ trực tính nên hay tuyên bố “vọng ngôn” và hành xử phóng khoáng quá độ nên nhiều khi bị ví von là “cao bồi”; nhưng theo tôi th́ Kỳ vẫn là thứ người hào hiệp, dám nói dám làm, trong một vài trường hợp cũng có thể gọi được là thứ người “kiến nghĩa bất vi vô dơng giả”. Kỳ lại thuộc một gia đ́nh theo Tam giáo mà bà thân mẫu và nhạc mẫu là những người rất mộ đạo Phật. Thời cầm quyền, Kỳ vẫn trung thành với tinh thần Cách mạng 1-11-1963, cuộc cách mạng mà Kỳ đă tham gia tích cực, vẫn giữ ngày kỷ niệm này làm ngày Quốc khánh và đă ra lệnh đặt bảng kỷ niệm tại thành Cộng Ḥa như đă nói trên. Kỳ cũng muốn “uống nước nhớ nguồn”, thứ nguồn gốc dân tộc Việt phát xuất từ địa phận Sơn Tây, nơi chôn nhau cắt rốn của Kỳ tại miền Bắc. Do đó Kỳ đă tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vô cùng trọng thể, đích thân đến chủ tọa để nhắc nhở quốc dân ghi nhớ công ơn vua Hùng dựng nước hầu làm tương phản với anh em ông Diệm cố t́nh quên đi nguồn gốc Lạc Hồng.
Tuy nhiên, dù ông Nguyễn Văn Thiệu và nhóm “Công Giáo Cần Lao Phục Hồi” chưa nắm thực quyền và dù ông Nguyễn Cao Kỳ tỏ ra có thiện chí, nhất là thiện chí muốn bảo tồn tinh thần Cách mạng 1-11-1963, “chiến lược gia Thích Trí Quang” lại có cái nh́n khác. Cái nh́n của ông đă được thể hiện qua lời tuyên bố: “Cần Lao mà cầm chính quyền th́ chỉ đem chính nghĩa lại cho Cộng Sản, quân phiệt mà cầm quyền th́ chỉ là tay sai cho ngoại bang”. Thực tế 10 năm dưới chế độ quân phiệt sau đó cho thấy quả thực Thượng tọa Thích Trí Quang đă có cái nh́n chính trị vô cùng sắc bén, sáng suốt.
Cho nên sau khi Thiệu-Kỳ cầm quyền được ít tháng, Thượng tọa Trí Quang phát động phong trào “đ̣i thực hiện dân chủ, đ̣i tướng lănh trở về với nhiệm vụ quân đội, đ̣i tuyển cử tự do...” Phong trào đấu tranh âm ỷ rồi nổ bùng kể từ đầu năm 1966, tạo thành giai đoạn xáo trộn lần thứ hai, đặc biệt là tại quân khu I do tướng Nguyễn Chánh Thi giữ chức Tư lệnh.
Trong thời gian chống chế độ Diệm vào năm 1963, ta chỉ thấy mục đích của Phật giáo và của Thượng tọa Trí Quang là đ̣i hỏi “b́nh đẳng tôn giáo, tự do hành đạo”, nhưng từ sau khi chế độ Diệm bị lật đổ và nhất là từ khi cuộc chỉnh lư của Nguyễn Khánh mở màn cho sự phục hồi của Công giáo Cần Lao th́ ta thấy Phật giáo và Thượng tọa Trí Quang thực sự dấn thân vào đấu tranh chính trị. Vậy lập trường chính trị và thái độ của Thượng tọa Trí Quang đối với hiện t́nh đất nước như thế nào?
Một số kư giả, học giả ngoại quốc đặc biệt nghiên cứu “bộ mặt mới” của Phật giáo Việt Nam, từng theo dơi các cuộc đấu tranh của Phật giáo hoặc được gần gũi, phỏng vấn Thượng tọa Trí Quang và nhận xét của họ như sau. Theo Jerrold Schecter th́:
Lập trường của Trí Quang là chống đối những kẻ khai thác việc chống Cộng. Ông ta nhấn mạnh rằng “Phật giáo chẳng những là nạn nhân của những kẻ lợi dụng việc chống Cộng. Hiện nay ở trong nước có ba lực lượng: Việt Cộng, những kẻ lợi dụng việc chống Cộng, và thứ ba là quần chúng”. Trí Quang nói rằng “Người Mỹ quan niệm người Việt Nam nên chấp nhận và chịu đựng những chính phủ xấu bởi v́ t́nh h́nh Việt Nam đang nguy ngập do Việt cộng gây nên. Trái lại Phật giáo nhất định chống đối những chính phủ xấu v́ những chính phủ này chỉ làm lợi cho Cộng Sản”. Trí Quang nói tiếp: “Tôi mạnh mẽ tin tưởng Cộng Sản sẽ không bao giờ thành công, tôi cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng chủ nghĩa Cộng Sản không phải là lư tưởng của nhân loại. Nhân loại c̣n có những triết thuyết cao hơn”. Trí Quang cho rằng Hoa Kỳ chỉ chú ư đến những cấp lănh đạo chính quyền mà không nghĩ đến quần chúng nhân dân. Hỏi Trí Quang có muốn Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam không th́ ông ta trả lời “Dân Việt Nam chịu đau khổ hàng ngày, không ai muốn chiến tranh kéo dài, tuy nhiên dân Việt Nam không ai muốn bị đặt trước một giải pháp như trường hợp nước Lào v́ giải pháp đó là phương thức hợp thức hóa chiến tranh”. Được yêu cầu giải thích rơ hơn, Trí Quang trả lời: “Nếu các ông nằm trong da thịt người Việt Nam, các ông sẽ hiểu rằng người Việt Nam không ai muốn chiến tranh hết, tuy nhiên, người Việt Nam cũng không muốn giải pháp nào chỉ làm lợi cho kẻ phiến loạn có cái thế để tấn công một chính phủ được dựng lên với đầy đủ pháp lư. Một giải pháp tạo dựng cho kẻ phiến loạn có pháp lư không bao giờ được Phật giáo chấp thuận”. Được hỏi thêm có phải như vậy là ông không chấp nhận MTGPMN, Trí Quang trả lời: “Tôi không muốn nêu rơ tên ai, nhưng bất cứ ai nh́n trận chiến này theo quan điểm riêng của họ sẽ không được dân chúng Việt Nam ủng hộ” [12].
Kư giả Jerrold Schecter c̣n cho biết thêm:
Trí Quang biết được vai tṛ của Phật giáo cũng chỉ có giới hạn nên ông ta nói thêm rằng “Phật giáo chúng tôi không muốn ǵ hết. Nói rằng Phật giáo muốn thế này thế kia là sai. Tất cả điều chúng tôi muốn là một chính phủ không đàn áp Phật giáo. Phật giáo không bảo trợ cho một chính phủ nào. Không thể một ḿnh Phật giáo mà chống nổi Cộng Sản. Muốn chống Cộng Sản phải có quân đội và một bộ máy chính trị có sự hợp tác của các tôn giáo” [13].
Trong một cuộc phỏng vấn khác với kư giả Nhật Bản Takashi Oka, Thượng tọa Trí Quang đă nói:
“Cộng Sản chống chúng tôi v́ Phật giáo nằm trong ḷng dân tộc. Cộng Sản luôn luôn muốn tổ chức quần chúng mà Phật giáo lại là quần chúng. Điều đó gây khó khăn cho cả Cộng Sản lẫn cho cả chúng tôi”.[14]
“Rơ ràng Phật giáo đă đứng trong tư thế quần chúng Việt Nam, cùng chia sẻ vinh quang và tủi nhục, cùng cam chịu đau khổ và nhọc nhằn với dân tộc. Nếu phải chọn một con đường th́ đó là “con đường Trung Đạo, vừa là đạo Ông Bà, vừa là đạo Âm Dương”... Những kẻ đi sai đường Trung Đạo, đều là những kẻ theo chủ nghĩa Tây phương phiến diện”.[15]

Nh́n lại thực tế lịch sử vận động dân chủ của Phật giáo, ta có thể tóm tắt lập trường chính trị của Thượng tọa Trí Quang gồm sáu điểm chính yếu sau đây:
1. Không hợp tác với Cộng Sản và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
2. Chống các chế độ độc tài và quân phiệt.
3. Chống sự phục hồi Công Giáo Cần Lao.
4. Chống chính sách áp đặt cấp lănh đạo quốc gia theo ư muốn của Hoa Kỳ và chống văn hóa đồi trụy Tây phương du nhập vào Việt Nam.
5. Chống chiến tranh và đ̣i hỏi Ḥa B́nh.
6. Đấu tranh cho miền Nam Việt Nam một chế độ thật sự dân chủ thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do, nghiêm chỉnh.
Cần phải biết thêm rằng trước khi Thượng tọa Trí Quang nêu rơ lập trường Ḥa B́nh của Phật giáo Việt Nam th́ ngày 11-2-1965, Giáo Hoàng La Mă đă kêu gọi ngưng chiến tại Việt Nam. Cũng trong năm 1965, Giáo Hoàng Paul VI liên tiếp kêu gọi tín đồ cầu nguyện cho Ḥa B́nh Thế Giới vào ngày 11-7-1965. Qua ngày 4-10-1965, Giáo Hoàng đích thân đến thăm Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng thống Johnson, bàn về t́nh h́nh thế giới và chiến tranh Việt Nam.
Sau khi rời Nữu Ước, Giáo Hoàng Paul VI bước vào giai đoạn cuối của một chiến dịch khéo léo để mang lại một nền ḥa b́nh bằng thương thảo tại Việt Nam. Những văn pḥng thông tin của Vatican được tổ chức lại để nhấn mạnh hơn vào đường giây liên lạc trực tiếp với đại diện Vatican tại Đông Nam Á.. La Mă tăng cường phái bộ ngoại giao tại Á Châu, đặc biệt tại những nước có quan hệ trực tiếp với Trung Quốc và Hà Nội. Tổng Giám mục Igino Cardinale, đại diện Ṭa thánh tại Luân Đôn, liên lạc với những người đại diện Việt Nam tại Âu Châu. Đại diện Ṭa thánh tại Ba Lê, Tổng Giám mục Paolo Bertoli, làm việc chung với chính phủ Pháp, để áp lực cả Hà Nội lẫn Sài G̣n. Vatican lại cũng rất xông xáo tại các thủ đô Đông Âu như Budapest, nơi người được gọi là Giám mục Đỏ Endre Hamvas, vốn được bổ nhiệm với sự chấp thuận của chế độ Cộng Sản, đă nỗ lực đóng vai tṛ trung gian. Đại diện Vatican tại Cam bốt cũng được báo cáo là liên hệ thẳng với Việt Cộng. Từ khắp nơi trên thế giới, tin tức t́nh báo đổ tràn về Vatican qua các nhà ngoại giao, các vị giáo phẩm, các nhà truyền giáo, và qua các tín đồ Thiên Chúa giáo; và ngay cả Giáo Hoàng cũng trao đổi công điện trực tiếp với ông Hồ Chí Minh”. (The American Pope, John Cooney-Time Books 1984, trang 293).
Như thế là cả Phật giáo lẫn Công giáo đều mong muốn chấm dứt chiến tranh, thực hiện Ḥa B́nh. Có khác chăng là cuộc vận động ngưng chiến của Ṭa thánh La Mă có tầm vóc quốc tế, có ảnh hưởng đến đường lối chính trị của Hoa Kỳ, có lợi cho Cộng Sản. Trái lại, nguyện vọng Ḥa B́nh của Phật giáo Việt Nam chỉ nằm trong biên giới miền Nam và có lợi cho dân tộc Việt Nam mà thôi. Không nói th́ ai cũng biết ảnh hưởng chính trị của Giáo hoàng trên trường quốc tế to lớn như thế nào, ảnh hưởng đó đă giúp cho Cộng Sản Hà Nội giải phóng được miền Nam (việc mà tôi sẽ nói rơ ở một chương sau). Trong lúc đó th́ chủ trương Ḥa B́nh, Trung lập, Ḥa giải của Thượng tọa Trí Quang là để tránh sự thôn tính miền Nam của Cộng Sản Hà Nội nhưng lại không tạo được một ảnh hưởng nào đối với người Mỹ và chính phủ Thiệu-Kỳ.
Nhưng dù sáng kiến Ḥa B́nh do bất kỳ ai đưa ra th́ cuộc vận động đưa đến Ḥa B́nh không phải dễ dàng và tất nhiên c̣n đ̣i hỏi rất nhiều thời gian và trải qua nhiều thử thách, lừa lọc giữa các phe lâm chiến. Huống chi chiến tranh Việt Nam là thứ chiến tranh ủy nhiệm mà bộ năo chiến tranh thật sự nằm tại Moscow và Washington.
Riêng đối với Thượng tọa Trí Quang th́ dù chiến tranh hay Ḥa B́nh, trước hết miền Nam Việt Nam phải được lănh đạo bởi những nhà lănh đạo do nhân dân lựa chọn trong tự do và dân chủ. Quan niệm của ông là chính phủ phải do nhân dân hoàn toàn tự do bầu lên trong một thể chế thật sự dân chủ, và có như vậy miền Nam mới có đủ uy tín và thực lực để nói chuyện Chiến Tranh hay Ḥa B́nh. Ông đă nói rơ cho các kư giả quốc tế biết là ông cũng không chống lại hai tướng Thiệu-Kỳ ứng cử chức Tổng thống. Ông chỉ đ̣i hỏi bất cứ tướng lănh nào muốn làm chính trị, muốn vào chính quyền th́ phải cởi áo nhà binh trước đă và phải qua một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do, nghiêm chỉnh.
Đường lối cứu nước của Phật giáo và của Thượng tọa Trí Quang rất minh bạch, chủ trương chiến lược của ông thật là sáng suốt, tiếc thay cuộc đấu tranh cho dân chủ của ông năm 1966 bị thất bại mà nguyên nhân trước hết là v́ t́nh h́nh nội bộ của phong trào đấu tranh:
- Tổ chức ô hợp.
- Tinh thần quá khích, cơ hội chủ nghĩa, đầu óc phiêu lưu của nhóm tranh đấu trong “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” và sinh viên Huế.
- Hậu quả xáo trộn trong giai đoạn Một c̣n ám ảnh tinh thần nhân dân và quân đội, do đó đưa đến sự thiếu thiện cảm và sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc đấu tranh 1966 của Phật giáo.
- Tiềm lực đấu tranh chỉ thu hẹp trong thành phố Đà Nẵng và Huế, làm cho cuộc tấn công của quân chính phủ được thực hiện dễ dàng.
- T́nh h́nh chiến tranh sôi động, cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ vào Việt Nam, quyết tâm ủng hộ các tướng Thiệu-Kỳ và quyết tâm leo thang chiến tranh của Tổng thống Johnson gây tâm lư lạc quan cho các đảng phái và các phần tử chống Cộng. Từ đó, họ nghi ngờ phong trào đấu tranh của Thượng tọa Trí Quang là phong trào tay sai của Cộng Sản.
- Sự xâm nhập dĩ nhiên của các phần tử thân Cộng vào hàng ngũ đấu tranh hầu chia rẽ, ly gián phe quốc gia, phá hoại phong trào đấu tranh để gây phân hóa thêm cho quần chúng.

Nhớ lại trong chín năm cai trị của nhà Ngô, hơn nơi nào hết, dân chúng miền Trung, đặc biệt là Phật tử và các đảng viên Việt Quốc và Đại Việt là chứng nhân, nạn nhân, đối tượng đau khổ nhục nhă nhất của chính sách tàn ác vô độ của lănh chúa Ngô Đ́nh Cẩn, của tập đoàn hung thần trong cơ quan công an mật vụ, trong ban Công Tác Đặc Biệt miền Trung, trong trại Chín Hầm; là chứng nhân, nạn nhân, đối tượng đau khổ nhục nhă nhất của nền kỳ thị tôn giáo hiểm độc và trắng trợn của ông Ngô Đ́nh Thục, Phạm Ngọc Chi và nhóm Công Giáo Cần Lao; là chứng nhân, nạn nhân, đối tượng đau khổ nhục nhă nhất của nạn bóc lột vơ vét, tham nhũng, nạn hối mại quyền thế của hai hai ông Thục, Cẩn, và bộ hạ tay sai. Chín năm sống dưới chế độ Diệm, thân phận người dân miền Trung chẳng khác nào bùn lầy, rác rơm, sâu bọ:
Trong nệm ấm kẻ bạo tàn đâu có biết
Bao thân người chui rúc dưới tanh hôi
Và nghe hồn khóc kể măi không thôi...
Câu thơ của cô Ái Huyên, nữ sinh trường Đồng Khánh Huế, chỉ mới lột tả một phần nào kiếp sống “Địa ngục Trần gian” của những người dân thấp cổ bé miệng nơi quê hương vốn đă mùa Đông thiếu áo, mùa Hè thiếu cơm.
Nhớ lại như thế để thấy rằng càng bị áp bức khủng bố gay gắt th́ càng căm thù và phản ứng quyết liệt. Nhưng không phải v́ thế mà những người trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, gồm đại đa số trí thức mang danh cách mạng, cứu quốc lại có thể manh động làm hỏng chủ trương cao đẹp của ḿnh và Phật giáo.
Những yếu tố trên đây đă làm cho Thượng tọa Trí Quang không làm chủ được t́nh h́nh và không kiểm soát nổi hoạt động của cán bộ, của cộng sự viên mà một số đă có sẵn hậu ư chính trị riêng tư.
Thêm vào đó, chủ trương triệt hạ không nương tay cuộc đấu tranh Phật giáo của nhóm tướng lănh cầm quyền với sự giúp đỡ của người Mỹ và một số phần tử đảng phái phản động, đă đưa cuộc đấu tranh đến thất bại, tê liệt hóa hoạt động của Thượng tọa Trí Quang trong niềm tiếc thương và uất hận của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là của khối Phật tử đông đảo miền Trung.
Nhưng thời gian là vị thần công lư, thời gian lột trần những bí ẩn để những bộ mặt phản bội, bất nhân phải đối diện với ánh sáng của sự thật mà tôi muốn đưa ra đây vài dự kiện để chứng minh:
Nhân buổi nói chuyện về Ngày Quân Lực 19/6/1988 được tổ chức tại Orlando (Florida), ông Nguyễn Cao Kỳ thú nhận đă bỏ ra 20 triệu bạc cho Nguyễn Lương, một cán bộ Việt Quốc miền Trung để y tổ chức những vụ đánh phá Phật giáo (tạp chí Ánh Sáng Dân Tộc, Fresno California, số 30, ngày 15/9/1988). Tiền đâu mà Kỳ có nhiều đến thế! Ông Kỳ đă học sách lược của ông Ngô Đ́nh Nhu dùng thủ đoạn ngầm để đánh phá Phật giáo tạo hoang mang cho đồng bào, những kẻ dễ tin, để hiểu lầm hành động đầy chính nghĩa của Phật giáo.
Về mặt quân sự, nhóm Nguyễn Cao Kỳ đă mất hết lương tri khi đối phó với đồng bào Phật tử như với kẻ thù Cộng Sản. Hăy đọc đoạn hồi kư “Những Sự Thật Đau Ḷng” của Phụng Hồng để thấy hành động tàn bạo của nhóm quân phiệt chỉ biết v́ danh lợi mà bất cần xương máu của nhân dân. Nhân chứng Phụng Hồng viết rằng:
“Cuộc chiến cốt nhục giữa quân nhân Phật tử và quân nhân phe Thiệu-Kỳ đă xảy ra khốc liệt tại Thành phố Đà Nẵng từ chiều ngày 16 tháng 6. Ông Kỳ đă đưa ra Đà Nẵng nhiều Tiểu đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến gồm những quân nhân Công giáo để đàn áp quân nhân Phật tử theo Viện Hóa Đạo Ấn Quang, thường dân bị lạc đạn và chiến sĩ đôi bên bị thương và chết vô số kể...
“Một tuần sau đó, tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng ủy viên Chiến tranh, ra thăm và ủy lạo “nạn nhân của mấy thầy” (danh từ ông nói khi xuống máy bay Đà Nẵng). Mỉa mai thay, sau đây là mẩu đối thoại nhỏ mà tôi nghe được để rồi xót xa trong ḷng cho măi đến ngày nay.
Đến một giường bệnh, ông Có hỏi một Trung sĩ Biệt Động Quân đang bị băng mắt:
- Em bị thương tại chùa Tỉnh Hội do “đạn từ chùa” bắn ra phải không?
- Dạ không, tôi bị thương tại Thạch Trụ
Ông Có chau mày một hồi rồi hỏi:
- Thạch Trụ ở đâu?
- Ở Quảng Ngăi. Tôi được nghỉ 29 ngày tái khám chưa lành vết thương ở chân bị găy th́ nay lại bị thương ở đầu do đạn của Thủy Quân Lục Chiến bắn vào chùa lạc sang nhà tôi.
Cả phái đoàn đi theo ông Có đều im lặng, kể cả ông Có. Riêng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi lúc đó họ có biết hổ thẹn với lương tâm hay không? Ba tháng sau xuất viện, ông Trung sĩ Liên đó bị thuyên chuyển đi Khe Sanh.
Chao ôi! Ông làm Tổng trưởng Quốc Pḥng mà không rơ địa thế, không biết Thạch Trụ ở đâu. Lại khi hỏi người ta, ông luôn luôn chủ quan hướng dẫn câu hỏi “từ trong bắn ra” nghĩa là do quân của mấy Thầy, mấy Thượng Tọa quá khích (lời của ông Có) bắn từ trong Chùa. Ông đâu có biết rằng quân nhân Phật tử lúc đó đă án binh bất động tại các chùa và đă rút lui tản mác ra ngoài v́ không muốn gây đổ máu với đồng đội v́ họ biết ở trong đám Dù, Thủy Quân Lục Chiến đó cũng c̣n chút máu mủ. Ông đâu có biết “quân ở ngoài” đă bắn vào chùa làm hư hại và thương vong rất nhiều v́ họ đă được ông Kỳ hứa sẽ cho tiền thưởng khi dẹp xong “loạn Phật giáo miền Trung” (danh từ báo chí hồi đó).
Phụng Hồng, tác giả đoạn Hồi kư trên đây (tạp chí Hồn Việt, Xuân Kỷ Tỵ, 1989), là ông Tạ Thúc Phú, cựu Trung tá Bác sĩ Quân Y tại bệnh viện Duy Tân (Đà Nẵng), nhân chứng bằng xương bằng thịt của biến cố “nồi da xáo thịt” do nhóm Kỳ Thiệu gây ra, không phải là người của Ấn Quang, nên bài kể trên đây chắc chắn là vô tư, không phe phái. Bài này cũng gián tiếp bác bỏ luôn luận điệu xuyên tạc của linh mục Cao Văn Luận trong hồi kư Bên Gịng Lịch Sử, khi ông cố t́nh vu khống Phật tử của Thượng tọa Trí Quang phá hoại các làng Công giáo ở Đà Nẵng. Linh mục Cao Văn Luận viết rằng:
... Nhóm ông Tâm Châu th́ ủng hộ chính phủ Quốc gia trong khi nhóm ông Trí Quang th́ hoàn toàn chống chính phủ Quốc gia và nhất là chống Mỹ...
Tướng Nguyễn Chánh Thi th́ hoàn toàn theo Thượng Tọa Trí Quang. Cho nên vào thời kỳ ông Nguyễn Cao Kỳ giữ chức Thủ tướng th́ ở Huế, tướng Nguyễn Chánh Thi đă gây ra chuyện các Phật tử vào phá các làng Công giáo ở Đà Nẵng là những làng của dân di cư Công giáo từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào. Ở hai làng Thanh Bồ và Đức Lợi, nhóm Phật giáo đă vào đốt phá mà tướng Nguyễn Chánh Thi cứ nhắm mắt làm ngơ. Tướng Nguyễn Cao Kỳ đă phải đem quân ra dẹp yên vụ đó và cách chức tướng Nguyễn Chánh Thi. Tướng Thi ĺa bỏ Việt Nam và sang Mỹ tạm trú. (“Bên Gịng Lịch Sử, Việt Nam 1940-1975”, Cao Văn Luận, 1983, California, tr.331).
Những dự kiện ông Luận viết trên đây nằm trong cả một chiến dịch xuyên tạc và có ác ư của khối Công giáo tại hải ngoại, và đă bị phản bác nhiều lần trên báo chí, kể cả trên cuốn “Lột Mặt Nạ Những Con Tḥ Ḷ Chính Trị” của tác giả Lê Trọng Văn:
Tác giả họ Cao viết thêm đoạn văn kể trên không đúng với thời điểm xảy ra sự việc. V́ vụ Tam Ḥa, Thanh Bồ, Đức Lợi ở Đà Nẵng xảy ra vào năm 1964, lúc đó ông Kỳ chưa làm Thủ tướng và lúc đó ông Thi mới được lên Chuẩn tướng mấy ngày và đang là Tư lệnh Sư đoàn 1 tại Huế, nên ông Thi không có trách nhiệm ǵ ở Đà Nẵng cả. Giai đoạn đó, Đà Nẵng thuộc quyền ông Thị trưởng Đại tá Lê Quang Mỹ và ông Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Tôn Thất Xứng. Làm sao mà tác giả họ Cao lại có thể đoan quyết tướng Thi ở Huế mà có thể gây ra chuyện các Phật tử vào phá hoại các làng Công giáo ở Đà Nẵng và tướng Thi làm ngơ. Tướng Nguyễn Cao Kỳ lên làm Thủ tướng vào ngày 14/6/1965 (“Việc Từng Ngày”, Đoàn Thêm, tr.86).
Tác giả Cao Văn Luận viết lịch sử mà chỉ có một sự việc đă lẫn lộn tới ba thời điểm khác nhau. Viết như vậy tác giả họ Cao chỉ với mục đích vu oan giá họa cho người và lấy ḷng những kẻ hoài Ngô ở hại ngoại nầy thôi. (“Lột Mặt Nạ Những Con Tḥ Ḷ Chính Trị”, Lê Trọng Văn, Hoa Kỳ, năm 1991, tr.292-293).
Nhưng điều chua xót cho Phật giáo Việt Nam hơn cả trong vụ đấu tranh miền Trung 1966 là việc Ḥa thượng Tâm Châu đang là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo mà lại ủng hộ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Ông hoàn toàn đi ngược lại với đường lối chống quân phiệt và đ̣i dân chủ của đại khối Phật giáo đồ gồm cả các nhà sư Bắc, Trung, Nam (với những nhà sư Bắc tên tuổi như Thích Đức Nhuận, Thích Quảng Độ,...). Một lần nữa, thời gian lại cho ta biết một bí ẩn lịch sử khác, đó là việc Ḥa thượng Tâm Châu ủng hộ Nguyễn Cao Kỳ v́ có liên hệ qua hôn nhân. (“Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí”, Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu, Houston, 1993, tr.499).
Chua xót hơn nữa cho hàng ngũ Phật tử là sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản do chính nhóm quân phiệt Thiệu, Kỳ, Viên, Khiêm gây ra, đáng lẽ làm thân lưu vong biệt xứ, Ḥa thượng Tâm Châu nên ăn năm sám hối th́ ông lại viết thư đăng trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, tờ báo chuyên đánh phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, để gán cho việc đem bàn thờ Phật xuống đường trong cuộc đấu tranh 1966 là hành “hành động bất lợi cho chính nghĩa quốc gia” (Văn Nghệ Tiền Phong, số 289, ngày 1/2/1989).
Luận điệu “chống Ấn Quang, bênh Nguyễn Cao Kỳ” của Ḥa thượng đă giúp ông cựu Thượng Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, nhân vật coi Phật giáo, Thượng tọa Trí Quang và phong trào Cần Vương, Văn Thân như kẻ thù (xem “Việt Nam Chính Sử” của ông Chức) có tài liệu để ông ta gán cho cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1966 bằng lời lẽ xấc láo, độc địa không tưởng tượng nổi là “hành động đại nghịch tặc, đại vô đạo và đại vô luân, mà chỉ bọn Cộng Sản vô thần và tay sai mới dám làm. Và “họ” đă dám làm”. (“Việt Nam Chính Sử”, tr.17). Cũng như ông Chức đă dựa vào luận điệu xuyên tạc của kư giả ngoại quốc thân nhà Ngô để gọi những vụ tự thiêu dành quyền sống cho Phật giáo là “Một tổ tự thiêu, cũng gọi là một ban tuyển mộ tự thiêu được thành lập, để tuyển mộ ứng viên tự thiêu. Những ứng viên nầy bị tuyên truyền, bị lừa bịp, bị tẩy năo, bị nhồi sọ rồi bị xô vào lửa”. (“Việt Nam Chính Sử”, tr.136).
Viết như thế, ông Chức đă không hiểu biết ǵ hết về vận động dân chủ, lại càng không hiểu ǵ về đạo Phật cả. Trời lạnh Phật tử c̣n mang tượng Phật ra đốt để sưởi ấm, Phật tử có thể nói “gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ” th́ sá ǵ cái bàn thờ bằng gỗ, cái lư hương bằng kim loại mà không đem ra chắn lối xe quân phiệt độc tài. Tôi muốn hỏi thêm ông Chức việc tín đồ Công giáo Việt Nam tại San Jose đem thánh giá xuống đường, có khi c̣n nhảy lên bệ Chúa để la hét trong vụ đấu tranh chống Giám mục Dumaine mà nhiều khi cảnh sát Mỹ phải đem đội quân khuyển đến để đối phó có là hành động đại nghịch tặc, đại vô đạo, đại vô luân,... hay không?
Tuy nhiên, trong lúc ông cựu Luật sư Nguyễn Văn Chức gay gắt lên án cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1966 th́ cựu luật sư Vơ Văn Quan, vị luật sư đă từng biện hộ nhiều vụ án chính trị nổi tiếng như vụ án Chủ tịch sinh viên Huế Nguyễn Hữu Giao, vụ án Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn (vụ miền Trung 1966) lại có cái nh́n về vụ đấu tranh của Phật giáo và Thượng Tọa Trí Quang hoàn toàn trái ngược với cái nh́n của ông cựu Luật sư Chức. Một bài trong Hồi Kư “Luật sư: Nghề hay Nghiệp” của luật sư Quan đăng trên tạp chí Ngày Nay được tôi trích và ghi lại trong phần Phụ Lục tập sách này, như một tài liệu lịch sử để độc giả thấy thái độ chính trị và phong thái kẻ sĩ nơi con người Luật sư Quan, hoàn toàn khác biệt với lập trường và tư cách của Luật sư Chức, một trí thức tín đồ Công giáo.
Ông Nguyễn Văn Chức, từ khi phải chạy ra nước ngoài đă không tiếc lời đả kích tướng lănh trên báo chí, đặc biệt là hai tướng Thiệu Kỳ, những kẻ mà Thượng tọa Trí Quang, năm 1966, đ̣i phải rút lui khỏi chính trị để thiết lập một chế độ dân chủ cho miền Nam, cũng bị ông Chức chưởi rủa. Vậy th́ tại sao ông Chức lại gán cho Thượng tọa Trí Quang đă có hành động đại nghịch tặc, đại vô đạo, đại vô luân và vu khống cho Thượng tọa là Cộng Sản.

-o0o-

Vào đầu tháng 6 năm 1966, cuộc đấu tranh của Thượng tọa Trí Quang coi như bế tắc và thất bại, quân đội của chính phủ kiểm soát t́nh h́nh Đà Nẵng và Huế. Hàng ngàn sinh viên, Phật tử, công chức và quân nhân bị bắt. Thượng tọa Trí Quang bị “mời” vào Sài G̣n. Ông dự định tuyệt thực vô thời hạn nhưng sau 100 ngày, Đức Tăng Thống ra lệnh phải chấm dứt. Ông trở về chùa Ấn Quang, từ đó tu ẩn không có một hoạt động chính trị nào. Cho đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, khi miền Nam thực sự đứng trên bờ vực thẳm, khi Nguyễn Văn Thiệu bất lực để cho Hoa Kỳ giải kết khỏi miền Nam qua Hiệp định Paris 1973, khi quân đội Việt Nam Cọng Ḥa các quân khu I, II, III đă hoàn toàn bị động bỏ dần đất đai cho Cộng Sản tấn chiếm, Thượng tọa mới xuất hiện lại để thành lập Lực lượng thứ ba với chủ trương Ḥa hợp Ḥa giải Dân tộc.
Trở lại với cuộc đấu tranh đ̣i hỏi dân chủ của Phật giáo năm 1966, ta thấy một điều chua xót là quân phiệt đă không bị lật đổ mà c̣n được củng cố qua việc tổ chức bầu cử các cơ cấu Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, các Hội đồng hàng Tỉnh, hàng Xă... Ngày 3 tháng 9 năm 1967, hai tướng Thiệu-Kỳ đắc cử Tổng thống và Phó Tổng thống.
Điều trớ trêu là trước khi cùng đắc cử, hai tướng Thiệu và Kỳ đă tranh chấp nhau quyết liệt để giành nhau làm ứng cử viên Tổng thống. Cuộc tranh chấp tưởng đă gây ra đổ máu nếu không có Hoa Kỳ và tướng lănh can thiệp dàn xếp. Điều kiện để cho Nguyễn Cao Kỳ đồng ư thỏa hiệp với Thiệu là một cộng sự viên của Kỳ phải làm Thủ tướng (ông Nguyễn Văn Lộc) trong lúc Thiệu nắm trọn quyền lănh đạo quốc gia và Tổng Tư lệnh Quân Đội. Khốn nỗi, chức Thủ tướng chỉ là chức vụ bấp bênh v́ do Tổng thống chỉ định cho nên chỉ mấy tháng sau, Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc bị giải nhiệm và Kỳ chẳng c̣n quyền lực ǵ nữa ngoài chức Phó Tổng thống “ngồi chơi xơi nước” cho đến hết nhiệm kỳ rồi bị Thiệu đẩy ra khỏi chính quyền vĩnh viễn. Ngay từ khi Thủ tướng Lộc mất chức, Kỳ đă biết Thiệu lừa ḿnh nên từ đó Kỳ đâm ra thù hằn t́m cách chống phá Thiệu. Nhưng ông Thiệu đă có đa số tướng trẻ và toàn khối Công giáo ủng hộ nên đành hành động chống phá của ông Kỳ chỉ c̣n là hành động tuyệt vọng không mang lại kết quả nào cả.
Về cuộc bầu cử năm 1967, không cần phải là nhà tiên tri cũng biết được liên danh Thiệu-Kỳ nhất định phải thắng. Họ đă thắng với 35% tổng số phiếu cử tri đi bầu và tất nhiên số cử tri đó chỉ là cử tri quân đội, công an, nhân dân tự vệ và khối Công giáo mà thôi, bởi v́ Phật giáo th́ đă tẩy chay bầu cử, c̣n các thành phần quốc gia khác th́ đă dồn phiếu cho các nhân vật dân sự tên tuổi, đặc biệt là các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trương Đ́nh Du, Hà Thúc Kư...
Đến nhiệm kỳ thứ nh́ năm 1971, lúc đầu c̣n có hai liên danh Tổng thống của Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ tranh cử, nhưng gần phút chót hai liên danh này biết Thiệu sẽ tổ chức bầu cử gian lận nên rút lui. Thiệu phải bày tṛ độc diễn làm tṛ cười cho quốc tế, làm mất niềm tin của chính giới và nhân dân Hoa Kỳ, tăng thêm chính nghĩa cho các phong trào phản chiến và đẩy Việt Nam Cọng Ḥa vào thế cô lập suy yếu.
Cũng cần phải nói thêm rằng từ khi ông Kỳ đè bẹp được cuộc đấu tranh của Phật giáo, ông đă quên những lời tuyên bố hứa hẹn cách mạng cũ. Ông Kỳ với phe nhóm và chị ruột là bà Nguyễn Thị Lư thực hiện việc làm giàu riêng tư qua các hành động tham nhũng, buôn lậu, hối mại quyền thế, và đặc biệt là buôn thuốc phiện lậu. Sau Kỳ đến Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, và nhiều tướng lănh khác nữa, tất cả đă làm cho tệ trạng tham nhũng và buôn thuốc phiện lậu mang một kích thước vĩ đại bao trùm cả nước, các Dân biểu Công giáo Cần Lao tay chân của ông Thiệu cũng lợi dụng các vụ xuất ngoại để buôn lậu vàng, thuốc phiện, đô la. Trong mười năm trời cầm quyền, nhóm quân phiệt và nhóm Công giáo Cần Lao tay chân của ông Thiệu theo vết chân cũ của anh em nhà họ Ngô phá nát quốc gia về cả mọi mặt: uy tín, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Suy sụp đó của cấp lănh đạo Việt Nam đă là một trong những lư do chính làm cho Hoa Kỳ thay đổi chính sách để dàn xếp bắt tay với Hà Nội, hầu giải kết khỏi vũng bùn Việt Nam. Năm 1974, 1975 các phong trào chống đối chiến tranh, chống đối chính quyền nổi lên trong lúc lực lượng hai triệu tín đồ Cao Đài giữ thế trung lập giữa Việt Nam Cọng Ḥa và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Tổng kết một số h́nh ảnh đen tối trên đây để thấy cuộc đấu tranh đ̣i hỏi dân chủ của Thượng toạ Trí Quang chống độc tài, chống quân phiệt, chống sự phục hồi của Công giáo Cần Lao là hợp lư, là chính nghĩa. Cứ nh́n vào việc Thiệu-Kỳ tranh chấp phá hoại nhau, cứ nh́n vào việc các tướng tá truất phế lẫn nhau, cứ nh́n vào nền tham nhũng khủng khiếp của Thiệu-Kỳ và các tướng lănh, cứ nh́n vào việc chế độ quân phiệt không chống nổi Cộng Sản, cứ nh́n vào việc toàn dân chống đối Nguyễn Văn Thiệu và đ̣i hỏi ông Thiệu từ chức, cứ nghe lời tuyên bố của ông Thiệu “khi nào Mỹ không viện trợ nữa th́ tôi sẽ từ chức”, cứ nh́n vào tư cách của Thiệu, Khiêm, Viên bỏ quân đội, bỏ nhân dân ra đi khi binh sĩ vẫn c̣n tiếp tục chiến đấu (1975), cứ nh́n vào việc đại đa số người Công giáo ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu, cứ nh́n vào cái hiệp ước bán nước 1973, th́ ta đủ thấy chính nghĩa đấu tranh của Thượng tọa Trí Quang năm 1966 sáng rực như mặt trời. Tôi cần nhắc lại lời tuyên bố của Thượng tọa thời đó: “Hễ Cần Lao Công Giáo mà cầm quyền là đem chính nghĩa lại cho Cộng Sản, hễ quân phiệt mà cầm quyền là làm tay sai cho ngoại bang”.
Tuy nhiên, điều chua xót là trong lúc Thượng tọa Trí Quang nắm vững chính lược và chiến lược, nh́n tương lai đất nước bằng cặp mắt sắc bén th́ Phật giáo lại bước vào thời Mạt-Pháp sau giai đoạn huy hoàng 1963.
Năm 1966, Thượng tọa Trí Quang vào chùa tu ẩn. Phong trào đấu tranh bị dẹp tan là dấu hiệu suy nhược hoàn toàn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sự chia rẽ thành hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang càng làm cho hàng ngũ Phật tử hoang mang giao động, làm cho quốc dân mất niềm tin vào lực lượng dân tộc đông đảo nhất của miền Nam Việt Nam. Thế rồi, trong nhiệm kỳ I của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa, Phật giáo “Ấn Quang” tẩy chay tất cả các cuộc bầu cử. Nếu cuộc tẩy chay đó là sai lầm chiến thuật trong cuộc trường kỳ tranh đấu, trong một đất nước cần có tiếng nói đối lập của phe đa số, th́ trái lại thái độ tẩy chay vẫn dành cho Phật giáo cái uy tín là vẫn kiên cường với lập trường “bất hợp tác” với chế độ quân phiệt. Ngoài ra, nếu “tẩy chay” để sửa sai, để củng cố lại nội bộ, để đoàn ngũ hóa lại lực lượng Phật tử làm thế đứng vững chắc cho Phật giáo trong những cuộc đấu tranh chính trị tương lai, th́ cuộc tẩy chay mới thật sự có ư nghĩa. Tiếc thay, sau nhiệm kỳ của Một của các cơ cấu Thượng, Hạ viện, Hội đồng Tỉnh, Xă, đến nhiệm kỳ Hai, một số nhà sư lại điều động những “con bài” của ḿnh tham dự vào chính trường mà điển h́nh là liên danh Hoa Sen do ông Vũ Văn Mẫu cầm đầu. Đến đây th́ Phật giáo Ấn Quang đă tự hạ ḿnh ngang hàng với các đảng phái, các đoàn thể nhỏ, tranh dành quần chúng với các đảng phái để giành giật các chức vụ dân cử (đặc biệt với hai đảng Đại Việt và Việt Quốc tại miền Trung). Do đó, thái độ bất hợp tác chính trị với chế độ Thiệu-Kỳ trước kia không c̣n ư nghĩa cao đẹp ban đầu nữa mà chỉ c̣n được suy diễn như một thái độ giận lẫy vô trách nhiệm không hơn không kém.
Sự “tham chánh” này, nếu muốn gọi nó là tham chánh, đă tạo ra tinh thần hủ hóa cho nhiều nhà sư, nhiều cư sĩ, nhiều Phật tử. Nhiều nhà sư c̣n nặng ḷng trần đă tự biến thành lănh tụ chính trị, nhiều Phật tử danh lợi đă chạy theo chính quyền, nhiều cư sĩ manh động đă tự biến thành Phật tử trá hàng, Phật tử cơ hội, nhiều chùa chiền đă biến thành trụ sở chính trị nơi ban phát ân huệ, nơi mua bán danh lợi... Lịch sử Phật giáo gặp nhiều thời kỳ Mạt-Pháp, nhưng chưa bao giờ mạt pháp v́ “xôi thịt” như thời Mạt pháp từ 1970-1971 trở đi, làm xót xa cho hàng triệu Phật tử thuần thành, trung kiên mà lời than trách của ông Vơ Văn Ái sau đây mô tả đầy đủ nỗi đau ḷng nhục nhă của những người Phật tử chân chính đó.
Trong “Lá thư ngỏ gởi người Phật tử Việt Nam”, ông Vơ Văn ái, một học giả quen thuộc của quần chúng Phật giáo, từng là biên tập viên Nguyệt san Liên Hoa (cơ quan ngôn luận của giáo hội Tăng già tại Huế) và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Nguyễn Trăi Sinh thức và Hành Động”, chủ nhiệm nguyệt san Quê Mẹ tại Pháp, đă thẳng thắn lên án thành phần Phật tử đă nói trên mà tôi xin trích lại đây vài đoạn ngắn để làm dẫn chứng:
“Từ chính biến 1963 trở đi, hai hạng Phật tử mới xuất hiện trong hàng ngũ Phật giáo của chúng ta. Một phần đến từ giới trí thức tỉnh ngủ nh́n thấy như phao cứu, như một lư tưởng cứu nguy, họ nương ḿnh cộng tác. Trong số này, nhiều người đă tỏ ra ưu tư và chí thành, nhưng một phần khác tỏ ra nông nỗi và manh động. Đối với họ, chỉ có hoạt động, hậu quả, kết quả tức th́: họ bất chấp thực tại cùng những điều kiện tạo sự việc hay tâm lư; thực cảnh khác với điều họ suy tưởng, thế nhưng họ vẫn chưa giác ngộ, trầm ch́m măi trong mạnh động. Thực cảnh chứa đầy những gian dối, tráo trở, hầm ngầm. Đối diện với một thực cảnh to quá tầm vóc của sự hiểu biết của họ, họ giao động, họ nhảy từ núi này sang núi khác, thiếu căn bản tu học, không được vũ trang tinh thần, không được thực chứng trong đời sống hằng nhật, họ hốt hoảng đem những sở học nông cạn, phi Phật giáo, mà xă hội cũ đă tiêm chích vào họ ra hành hoạt. Sự sa ngă thất bại của họ kéo theo sự khốn đốn của tổ chức họ tham gia. Hạng Phật tử đó đến với một hậu ư chính trị.
Đường hướng Ḥa b́nh và Ḥa giải của đạo Phật đă bị những Phật tử hoạt đầu, cơ hội và đầu lưỡi phá phách không ít. Chính hạng Phật tử ngụy trang này đă bao vây một số các vị tăng sĩ. Chúng lợi dụng tấm ḷng vị tha không giới tuyến của các tăng sĩ để ly gián nội bộ Phật giáo, đồng thời hướng các Thầy về những mục tiêu thời thượng. Có vị th́ chúng đem sự giàu sang, của cải, sung túc ra bủa vây, có vị th́ chúng nêu lư tưởng dân tộc, dân chủ, ḥa b́nh, yêu nước,... làm bàn đạp đẩy các vị tăng sĩ vào quỹ đạo của chúng.
Bản chất đạo Phật không chống kích ai, không chống kích chủ nghĩa nào cả v́ đạo Phật có con đường của đạo Phật nhưng không v́ thế mà đạo Phật bước vào con đường a dua giai đoạn. Các vị tăng sĩ tuy tâm đắc hướng dẫn tâm linh nhưng không kinh nghiệm việc đời với thói thường xảo trá, giảo hoạt nên đă hơn một lần ngoại nhân thành công trong chủ đích ly gián của chúng. Sự kiện đă gây ra thiệt hại lớn: một là quần chúng mất tin tưởng, quư vị tăng sĩ bất ḥa ắt dư luận hoang mang. Quần chúng vốn chờ đợi ở giới lănh đạo tăng sĩ, ở một lực lượng tâm linh những ǵ khác hơn là sự tranh chấp đảng phái hoành hành chính trường từ 30 năm nay. Hai là v́ sự bao vây trên, các vị tăng sĩ bỏ rơi những Phật tử nồng cốt, trung kiên.
Biết bao người Phật tử trung kiên âm thầm nh́n cảnh những con rối diễn tṛ trên khung cảnh của chùa viện và tiếc nuối thời cơ bị bỏ rơi như nước tuôn qua kẽ tay. Biết bao người Phật tử trung kiên chỉ c̣n biết âm thầm nh́n Phật mà ngậm ngùi hay nh́n cảnh bọn hoạt đầu “Thầy, Thầy, Con, Con” trong vài giờ là đủ biến tâm tư một số quư Thầy lay động.
Dư luận nh́n thấy trên phông cảnh tăng sĩ chống tăng sĩ nhưng kỳ thực ở hậu trường và từ bản chất từng phân khối Phật tử hoạt đầu chống nhau, từng phân khối chính trị chống nhau, từng phân khối thủ lợi tranh nhau... Chúng trá hàng để lũng đoạn Phật giáo, chúng phân tổ chức thành từng khu chiến lược, chúng thúc chúng ta sỉ vả nhau, khiến chúng ta “quên mất” yếu tố cứu độ quần sanh của ḿnh” [16].
Thật ra, trước ông Vơ Văn Ái, năm 1973, nghĩa là 10 năm sau cuộc cách mạng 1-1-1963, tôi cũng đă có một lá thư tương tự gởi riêng cho Ḥa Thượng Trí Thủ, bấy giờ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, và Thượng tọa Thích Đức Nhuận, Tổng thư kư Viện Tăng thống với mục đích nhỏ bé là giải tỏa mọi ẩn ức của ḿnh trước thời cuộc, một thời cuộc mà đáng lẽ Phật giáo đă đóng được vai tṛ chỉ đạo trong công cuộc cứu nước từ sau biến cố 1963, một biến cố mà tôi có nhiều công lao đóng góp chấm dứt được chế độ kềm kẹp của Ngô triều.
Đành rằng tôi không phải là một Phật tử quy y, tôi cũng từ chối không chịu đứng vào liên danh Hoa Sen mà các ông Nghị sĩ Trần Quang Thuận và Nguyễn Duy Tài đều biết rơ (hai ông này hiện sống ở ngoại quốc). Tôi cũng không tham dự vào các cuộc đấu tranh từ 1964 đến 1966 của Phật giáo và cũng biết rằng sau mọi chế độ độc tài nhất là thứ độc tài gia đ́nh trị, Công giáo trị của nhà Ngô, th́ khoảng trống chính trị cho quốc gia phải xảy ra, xáo trộn xă hội phải xảy ra, nhưng với tinh thần “thất phu hữu trách” và là người sùng mộ đạo Phật, tôi viết lá thư gởi đến các bậc chân tu là chỉ để nói lên mối ưu tư của ḿnh trước thời cuộc, trước cơn Mạt Pháp của đạo Phật, một nền đạo mà tôi ngưỡng mộ cung kính, một nền đạo mà tôi tự hào với triết lư cao thâm hơn tất cả các triết lư khác của nhân loại, một nền đạo đă có công lao sự nghiệp to lớn trong việc cứu nước dựng nước, một nền đạo đă tô điểm vàng son cho lịch sử dân tộc nước nhà, một nền đạo mà chưa một lần rước voi về dày mả tổ, mà suốt ḍng lịch sử nước nhà chưa một lần làm tay sai cho ngoại bang.
Không ngờ Thượng tọa Thích Đức Nhuận có lẽ cảm thông với nỗi lo âu của tôi, đă giao lá thư Mười năm Vật vă của Phật tử Việt Nam cho các anh Lư Đại Nguyên và Hà Thế Ruyệt (Hà Thế Ruyệt hiện ở hải ngoại) đăng tải lên mặt báo Sóng Thần. Do đó Ḥa Thượng Trí Thủ cũng công khai trả lời tôi trên mặt báo ấy với lời lẽ ḥa ái của một bậc cao tăng. Ngài công nhận Phật giáo đang trải qua một cơn Mạt Pháp mà theo Ngài cơn Mạt Pháp ấy không phải chỉ do Cộng Sản, do kẻ ngoại nhân ngoại đạo gây nên, mà c̣n do những con nội trùng trong thân thể sư tử làm đau đớn chính con sư tử ấy.
Trái với thiện tâm thiện ư của bậc chân tu, tờ nhật báo Công Luận do ông Minh Tâm (tức Lê Tuyên, người đă từng là một cấp lănh đạo trong “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”) làm chủ biên đă liên tiếp trong 10 ngày đả kích tôi thậm tệ, đem đời tư tôi ra mà phê phán mặc dù họ chỉ biết đời tư tôi rất mù mờ... Họ hỏi tôi đă có công nghiệp ǵ cho Phật giáo, cho Giáo hội mà giám chê bai Phật tử, trí thức, và dám trách móc các Thầy.
Lư Đại Nguyên và Hà Thế Ruyệt đề nghị tôi trả lời nhưng tôi từ chối v́ lư do giản dị là trong lúc tôi nói chuyện đại sự quốc gia, bàn về thăng trầm của Phật giáo th́ nhóm Công Luận lại nói về đời tư của tôi. Hai thái độ, hai cung cách xử sự tự nó đă là một sự giải thích rồi, huống chi nếu trả lời th́ tôi buộc ḷng phải phơi bày đời tư của ông Lê Tuyên ra, kể cả những lời khai của ông trong nha An Ninh Quân Đội thời Thiếu tướng Vũ Đức Nhuận, mà cộng sự viên của tôi đă cho tôi một xấp hồ sơ đầy đủ. (Ông Lê Tuyên bị bắt sau biến cố 1966).
Viết lại câu chuyện trên đây tôi không cố ư khơi lại chút tro tàn mà chỉ ghi lại chút kỷ niệm để bổ túc cho những nhận định của ông Vơ Văn Ái trong lá thư ngỏ đầy tâm huyết của ông gởi cho hàng Phật tử như đă nói trên kia. Lại nữa ngày nay, khi đă cùng sống kiếp lưu vong nơi đất khách quê người th́ kẻ trí thức như ông Lê Tuyên hay người vơ biền như tôi đều đau xót đều nhục nhă như nhau, đều tiếc nuối cho Phật giáo đă bỏ rơi một cơ hội, một cơ hội mà Phật giáo có thể cứu văn miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng Sản.
Nếu tôi có muốn nói th́ nói đến những trí thức, những cây bút sắc bén của tờ Lập Trường, cơ quan ngôn luận của nhóm Cứu Quốc tại Huế độ nào. Những bài báo nẩy lửa của họ thật sự đă gây xúc động cho thanh niên sinh viên dấn thân bào cuộc đấu tranh cách mạng. Tiếc thay, họ không có ư thức chính trị, không nắm vững t́nh h́nh thời cuộc, không xây dựng nổi một tổ chức đấu tranh, cho nên họ đă xuất hiện như những chàng hiệp sĩ nhưng khi rút về th́ hiện nguyên h́nh thành những nho sinh mặt trắng mà thôi.
Ông bà ta xưa quả đă là khôn ngoan khi dạy chúng ta rằng chiếc áo không làm nổi thầy tu. Hoạt cảnh 30 năm ly loạn cho phép ta nói thêm “mảnh bằng cấp không làm nên người trí thức”. Thật thế, chiếc áo chùng đen chỉ tạo cho ông Ngô Đ́nh Thục thêm tham, sân, si như Jean Lacouture, như Hilaire du Berrier đă mô tả trong tác phẩm của họ. Mảnh bằng của trường Chartres chỉ giúp ông Ngô Đ́nh Nhu trở thành một chính khách xa lông với những lư thuyết mơ hồ rỗng tuếch, và “chỉ có tài làm trùm mật vụ để tiêu diệt đảng phái, tôn giáo đối lập, ḍ xét kiểm soát gắt gao công chức và quân nhân”. Đă có lớp trí thức như vậy th́ đừng trách tướng lănh như Khánh, Thiệu, Kỳ, Khiêm, Quang, Viên khinh thị trí thức và nắm lấy quyền hành lănh đạo quốc gia.

-o0o-

Đau đớn nh́n lại lịch sử, tôi không khỏi không cảm phục Thượng tọa Trí Quang, một nhà sư mang tâm chất của con người “trước khi là nhà sư là một người Việt Nam trước đă, một người Việt Nam chỉ biết yêu thương quê hương”. Một người đă không lật ngược được thế cờ mà c̣n bị cuốn hút vào cơn lốc chính trị để trở thành con người thất chí, và cuối cùng đă trở thành một “tù nhân” của Cộng Sản sau khi đă là tội nhân của Thực dân Pháp, của chế độ Diệm, chế độ Thiệu-Kỳ... Đă thế, sau khi mất miền Nam, báo chí Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại c̣n xuyên tạc, vu khống ông đủ điều, đặc biệt đă trắng trợn gọi ông là cán bộ Cộng Sản nằm vùng (xem “Trong Ḷng Địch” của Trần Trung Quân). Cuộc chiến tranh Quốc-Cộng 30 năm là một cuộc chiến vô cùng phức tạp mà vũ khí tối tân, binh lực hùng hậu của Pháp, Mỹ, Việt đều phải chịu thất bại trước chủ trương địch vận, binh vận, trí thức vận, tôn giáo vận... của kẻ thù.
Ngay cả dưới chế độ Diệm cũng như chế độ Thiệu, không thiếu ǵ những cán bộ nằm vùng ngay trong hàng ngũ chính quyền, quân đội để phá nát hàng ngũ quốc gia như chính ông Cao Thế Dung, một trí thức Công giáo, đă tự thú dưới loạt bài “Những bài học xương máu về họa phân hóa chia rẽ” mà tôi đă nhắc lại trong chương “Tệ Trạng Tham Nhũng” [17]. Dưới chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa, với những cán bộ cao cấp Cộng Sản như Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Trọng Bá, Tạ Kim Điền, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Đinh Ḥe, Lê Hữu Thúy,... nằm trong năo bộ cơ quan t́nh báo dinh Độc Lập và được Linh mục Hoàng Quỳnh trọng vọng, được ông Ngô Đ́nh Nhu, rồi ông Nguyễn Văn Thiệu trọng dụng, hoàn toàn tin cẩn, coi như anh em ruột thịt,... như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, một gián điệp khét tiếng Hà Nội gởi vào hoạt động tại miền Nam... th́ tôn giáo và đảng phái làm sao lại không có cán bộ Cộng Sản lọt vào.
Phạm Ngọc Thảo là một trường hợp rơ ràng nhất: Thảo là một sĩ quan t́nh báo cao cấp của Hà Nội
“... do sự đồng ư của Cục Trung Ương T́nh Báo Hà Nội, Thảo đă đến tŕnh bày với cha Thục là Thảo có khả năng b́nh định tỉnh Bến Tre. Cha Thục liền đề nghị lên Tổng thống Diệm thăng Thiếu tá và bổ nhiệm Thảo làm Tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bến Tre... V́ thân sinh Tổng thống Diệm mất sớm, người anh cả Ngô Đ́nh Khôi cũng vậy, nên chỉ c̣n Cha Thục được coi là quyền huynh thế phụ. Hơn nữa đây là một gia đ́nh ngoan đạo, nên mọi người đều coi Cha Thục là bề trên. V́ vậy, khi Thảo được cha Thục tin cậy đề bạt th́ Tổng thống Diệm đương nhiên chấp thuận, mặc dầu khi Thảo được đề cử giữ chức vụ trên th́ Nha An Ninh Quân Đội (khi đó do Đại tá Đỗ Mậu làm Giám Đốc) đă làm phiếu tŕnh lên Tổng thống với ư kiến không chấp thuận v́ lư lịch Thảo rất đáng nghi ngờ. (“Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Điệp viên Nội tuyến Cộng Sản”, bài viết của cựu Thiếu tá An Ninh Quân Đội Trần Ngọc Giang, Phụ Nữ Diễn Đàn, số 112, tháng 5/93).
Nói ra như vậy để thấy trong hàng ngũ Phật giáo cũng không thể tránh khỏi những phần tử thân Cộng hay những cán bộ Cộng Sản len lỏi vào để lũng đoạn mà Thượng tọa Trí Quang cũng như các cấp lănh đạo khác không thể biết được.
Trong hàng ngũ đấu tranh Phật giáo, trước hết có các ông Lê Khắc Quyến, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc là một phần tử thân Kháng chiến mà nhiều người ở Huế biết rơ. Nhưng từ khi ông Diệm lên cầm quyền th́ bác sĩ Lê Khắc Quyến lại được nhà Ngô trọng dụng, mời làm thầy thuốc riêng cho thân mẫu của Tổng thống. Ông Quyến ra vào dinh Phủ Cam hàng ngày như ra vào nhà riêng của ông ta, lại được nhà Ngô mời dạy tại viện đại học Huế rồi cất nhắc lên làm Khoa trưởng Y Khoa. Ông Lê Văn Hảo, một trí thức từng hoạt động cho Hội Liên Hiệp Việt Kiều của Cộng Sản tại Pháp lại cũng được Linh mục Cao Văn Luận và nhà Ngô trọng dụng cho dạy tại đại học Huế, cho chỉ huy văn khố và thư viện của nhà trường. Thế là chính nhà Ngô đă hợp thức hóa “tư cách quốc gia” của họ. Chính nhà Ngô đă cho họ cái uy thế và điều kiện để họ có thể nắm lấy lực lượng sinh viên. Chính nhà Ngô đă chắp cánh cho họ bay, đă tạo nanh vuốt cho họ cắn phá th́ c̣n trách ai, xuyên tạc ai. Ngoài hai nhân vật trên đây c̣n có anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, những sinh viên thân Cộng đă đốt Ṭa lănh sự Hoa Kỳ, việc mà Thượng tọa Trí Quang vô cùng tức giận. Rất nhiều sinh viên và Phật tử Huế biết rơ thái độ giận dữ của Thượng tọa Trí Quang khi ông nghe tin cơ sở của Hoa Kỳ bị đốt cháy mà ông chỉ tưởng là việc làm xuẩn động của nhóm sinh viên quá khích, bởi v́ gia đ́nh Hoàng Phủ chưa bao giờ bị các cơ quan Công an, Mật vụ, của các chính quyền điều tra, đ̣i hỏi, bắt bớ,... Do đó, việc tấn công vào trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hội An trong biến cố 1966 cũng chỉ có thể là do bàn tay li gián phá hoại của Cộng Sản mà Thượng tọa Trí Quang cũng như sinh viên Phật tử miền Trung không tài nào biết được.
Trong vụ biến động miền Trung năm 1966, cục An ninh Quân Đội trực tiếp điều tra về nội vụ, mục tiêu của cơ quan điều tra là cấp thời tạm giữ toàn thể những nhân vật đầu năo đấu tranh như Thượng Tọa Trí Quang, Thiện Minh và một số Thượng Tọa khác...
Cuộc điều tra kéo dài trên năm tháng, xuyên qua ba giai đoạn:
a. Sưu tra văn khố Sở Công An Trung kỳ của Pháp để lại, hồ sơ tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, hồ sơ tại Cục ANQĐ về cá nhân của Thượng Tọa Trí Quang và một số nhân vật khác.
b. Thâu thập tập trung tất cả tin tức của các nguồn tin có giá trị cao, kể cả những tin tức của gián điệp nhị trùng hoạt động cho cả ta và địch.
c. Thẩm vấn, đối chất trực tiếp các nghi can.
Kết quả cuộc điều tra sâu rộng và thật vô tư cho thấy không có một bằng chứng nào khả dĩ phát hiện Thượng Tọa Trí Quang và một số Thượng Tọa khác có hoạt động cho Cộng Sản hoặc là cán bộ Cộng Sản. (“Thượng Tọa Thích Trí Quang, Quốc Gia hay Cộng Sản?”, bài viết của cựu Thiếu tá Cục An Ninh Quân Đội Trần Ngọc Giang, tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 112, tháng 5/93).
Ngoài ra, khi báo chí Công Giáo Cần Lao tại hải ngoại (sau 1975) xuyên tạc Thượng tọa Trí Quang là Cộng Sản, họ lại cố t́nh im lặng không kết tội Nguyễn Văn Thiệu (chế độ Diệm không Diệm) đă không dứt khoát triệt hạ nhóm bà Ngô Bá Thành, nhóm ni sư Huỳnh Liên, nhóm các linh mục phản chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ... hoành hành ngay tại thủ đô Sài G̣n, làm lợi cho Cộng Sản. Xin lưu ư rằng nhóm ni sư Huỳnh Liên tại Việt Nam cũng như nhóm ni sư Mạn Đà La và nhà sư Thích Thiện Châu tại Pháp không thuộc vào hệ thống lănh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất.
Không cần phải là người có ư thức chính trị cao, không cần phải là nhà t́nh báo đại tài cũng biết được rằng Phật giáo Việt Nam là tôn giáo không chấp nhận Cộng sản, khác với kiểu chống Cộng của Công Giáo Cần Lao, của Marcos, của Somoza,...
Làm sao phong trào tranh đấu của Phật giáo tại Huế cũng như tại Sài G̣n có thể là Cộng Sản được khi mà trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, khi mà trong giới lănh tụ sinh viên đều là những phần tử chống Cộng như Tôn Thất Hanh, Mai Văn Lễ, Hoàng Văn Giàu, Lê Tuyên, Vĩnh Lữ, Vĩnh Kha, Phan Quang Tuệ, Nguyễn Đông Giao, Vĩnh Hồ, Bạch Hoa Mai, Vơ Văn Khiết, Lê Hữu Bôi,... và tại Sài G̣n như Tôn Thất Tuệ, Nguyễn Hữu Doăn, Nguyễn Trọng Nho,... Sau này, khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, kẻ th́ phải cấp tốc trốn ra nước ngoài, kẻ th́ bị nhốt vào trại cải tạo, có người sau mười năm lưu đày mà vẫn chưa được thả về. Gán cho Thượng tọa Trí Qung cũng như phong trào đấu tranh Phật giáo là Cộng Sản chẳng những là hành động “ngậm máu phun người” mà c̣n là việc làm hạ nhục hàng triệu Phật tử Việt Nam vốn biết rơ lập trường dân tộc của Thượng tọa, biết rất rơ cuộc sống và đường đi nước bước của Thượng tọa. Xuyên tạc cuộc đấu tranh của Thượng tọa Trí Quang là Cộng Sản c̣n là việc làm bôi nhọ lịch sử dân tộc và sự nghiệp cứu nước, dựng nước của Phật giáo.
Lại bảo rằng v́ Phật giáo đấu tranh làm xáo trộn xă hội là làm lợi cho Cộng Sản, vậy tại sao không hỏi v́ ai, v́ đâu mà Phật giáo và sinh viên phải xuống đường, phải xương rơi máu đổ. Nhóm Công Giáo Cần Lao trách Phật tử đấu tranh mà không nhớ đến “cây gươm tinh thần” của thánh Phao Lồ đă biến thành “cây gươm nhuộm máu”. Trách họ đấu tranh có khác nào trách Chúa Giê Su đă chịu đóng đinh trên thập tự giá, trách Jeanne d’Arc đă phải bước lên giàn hỏa thiêu cho hoa Thiên Chúa giáo được bảo tồn. Và tại Ái Nhĩ Lan, Công giáo bị chính phủ Anh và dân Tin Lành kỳ thị đàn áp, có ai dám gán cho Công giáo Ái Nhĩ Lan là Cộng Sản không?
Tuy nhiên vẫn có những nhân vật tên tuổi mang hậu ư riêng tư viết sách xuyên tạc Thượng tọa Trí Quang là Cộng Sản. Từ sau 1975, ra nước ngoài, dựa vào những cuốn sách đó, nhóm Cần Lao Công Giáo viết sách viết báo xuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ nhà Ngô là do Cộng Sản giật dây, hay là có Cộng Sản đứng trong bóng tối. Những kẻ đó là Cựu Hoàng Bảo Đại, cựu Tổng thống Richard Nixon, nữ tiến sĩ Ellen Hammer và nữ kư giả Margueritte mà tôi sẽ lần lượt phân tách dưới đây những sai lầm gian dối trong các tác phẩm của họ.

* Ông Bảo Đại viết rằng:
Người ta đă nói về những cuộc hy sinh của tăng sĩ. Nhưng vấn đề tăng sĩ là một vấn đề giả tạo. Phần đông các tăng sĩ chân chính đă trở về chùa. Vậy th́ những kẻ gây rối đó là ai và họ từ đâu đến? Làm sao mà biết rằng họ không đến từ Hà Nội hay Bắc Kinh? Họ không như các linh mục bên Công giáo mà người ta có thể truy tầm gốc gác v́ các linh mục được biết rơ và có danh tánh ghi trong sổ bộ. (“Le Dragon d’Annam”, Plon, tr.349, 350).
Đoạn văn trên đây muốn ám chỉ nhà sư “gây rồi đến từ Hà Nội hay Bắc Kinh” là Thượng tọa Trí Quang, người nổi tiếng lănh đạo các phong trào đấu tranh của Phật giáo mà tên tuổi đă vang lừng khắp thế giới. Đoạn văn đă để lộ sơ hở chứng tỏ người viết không nắm vững thời cuộc Việt Nam, cũng như không nắm vững cuộc đời và hành hoạt của Thượng tọa. V́ lẽ dĩ nhiên Thượng tọa Trí Quang không “đến từ Hà Nội hay Bắc Kinh”, trái lại ông thường có mặt tại Huế, tại miền Trung và dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, ông thường lui tới với Ngô Đ́nh Cẩn. Dù sao th́ đoạn văn trên cũng đă để lộ thái độ chống đối Phật giáo Việt Nam của Cựu Hoàng Bảo Đại mà ta cần t́m ra nguyên nhân nào đă thúc đẩy ông viết những điều đáng tiếc đó.
Mới 8 tuổi đầu, cậu bé Bảo Đại đă xa ĺa tổ Quốc qua Tây du học, lại được nuôi dưỡng dạy dỗ bởi vợ chồng viên Khâm sứ hồi hưu tên là Jean Charles, một tên thực dân nổi tiếng. Thời làm Công sứ, Charles đă đánh phá Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam. Thời làm Khâm sứ Trung kỳ, y đă quyết định hạ bệ vua Duy Tân và đày hai cha con Duy Tân ra khỏi Việt Nam. Lại nên nhớ rằng Khải Định (cha Bảo Đại) nhờ vậy đă được lên ngôi sau khi Duy Tân bị đi đày.
Suốt 12 năm trời sống tại Pháp, nhân cách và tư duy của chàng thanh niên Bảo Đại đă bị điều kiện hóa trong cuộc sống văn minh vật chất Tây phương giữa một quốc gia ngoan đạo với những ngôi giáo đường, những ṭa chủng viện nguy nga lộng lẫy, giữa những lâu đài, kiến trúc, kỷ niệm huy hoàng của những triều đại vua chúa toàn là tín đồ Thiên Chúa giáo. Ông cũng đă thành nhân giữa một xă hội mà Cha, Cố, Bà Xơ, Thầy Ḍng là một giai tầng có thế lực khiến các đảng phái chính trị và cả các chính quyền phải kiêng nể. Đầu óc ngây thơ lại được tắm gội lâu ngày trong một môi trường Thiên Chúa giáo, Bảo Đại như được đẩy vào cái thế chỉ biết hướng về niềm tin Thiên Chúa giáo. Cho nên khi về nước, Bảo Đại đă căi lời mẹ, căi lại truyền thống nhà Nguyễn, căi lại Hội đồng Hoàng tộc để chỉ c̣n nghe theo thực dân mà cưới một người nữ tín đồ đạo Ki Tô làm vợ.
V́ Thị Lan có đạo Ki Tô, gây nhiều trở ngại. Ngô Đ́nh Thục cực lực chống đối, v́ theo đúng phép đạo Ki Tô, Bảo Đại phải “rửa tội” rồi mới được thành hôn. Sau đó, Pháp dàn xếp cho một giáo sĩ ngoại quốc bí mật làm lễ cưới theo phép đạo. Như thế, Bảo Đại trở thành vua Ki Tô giáo đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. (“Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí”, Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu, sđd, tr.36-37).
Cuộc hôn nhân dị giáo đă kết thúc một cách mỹ măn v́ Giáo Hội La Mă có thêm một tín đồ mới, lúc bấy giờ vợ chồng cựu Khâm sứ Charles mới về Pháp như Bảo Đại đă khoe khoang trong cuốn Hồi kư của ông ta. (Le soir du marriage, nous invitons Mr. et Mme Charles à diner. Estimant leur mission accomplie, ils vont partir pour la France). Điều này một lần nữa chứng tỏ thực dân Pháp nhất định biến Bảo Đại thành ra một tín đồ Công giáo. Và đó là một “mission” (công tác) chính trị mà lễ hôn phối của Công giáo là một công cụ chính trị mà thôi.
Như vua Bảo Đại đă thú nhận, ông thường liên lạc với Khâm mạng Ṭa thánh La Mă mà không hề một lần nào tiếp xúc với các nhà sư dù mẹ là một Phật tử thuần thành, dù các vua chúa tiền triều có công dựng chùa đúc chuông. Vua cha là Khải Định cũng có xây dựng một ngôi chùa ở ngoại thành để lui tới cầu kinh gơ mơ nhưng Bảo Đại không bao giờ thăm viếng ngôi chùa này. Đọc chương “Conservateur des Rites” (Bảo tồn nghi lễ) từ trang 62 đến trang 68 trong cuốn “Le Dragon d’Annam” ta thấy Bảo Đại hoàn toàn xa ĺa đạo Phật. Cũng v́ mặc cảm đó, ông đă mượn Khổng giáo để biện hộ cho tư cách tín đồ Công giáo của ḿnh. (A tel point qu’un moine catholique d’origine orientale a pu recemment affirmé: “Je suis catholique parce que confucéen”). Nhưng ông Bảo Đại không lừa được ai v́ quan niệm vũ trụ giữa Khổng giáo và Thiên Chúa giáo hoàn toàn đối nghịch. Thượng đế của Khổng giáo là sự kết hợp linh khí của Âm Dương, trong lúc Thượng Đế của Thiên Chúa là một Thần Linh toàn năng ngồi ở đâu đó trên Thiên đàng và quyết định số mạng của muôn loài muôn vật. (?!)
Bây giờ th́ ta biết tại sao ông Bảo Đại không có cảm t́nh với Phật giáo và đưa ra những lời lẽ hồ đồ, vô căn cứ, vô trách nhiệm để chỉ trích cuộc đấu tranh của Phật giáo và sự hy sinh của các tăng sĩ. Và bây giờ ta cũng có thể hiểu v́ sao khi mới giữ chức Quốc trưởng năm 1949, vị đại sứ đầu tiên được vua Bảo Đại đề cử là Đại sứ Việt Nam bên cạnh Ṭa thánh Vatican, cũng như v́ sao vua Bảo Đại đă đồng ư với Phủ Toàn Quyền Pháp cho ra đời dụ số 10 đặt Phật giáo ngang hàng với các hiệp hội trong khi Công giáo th́ không bị ràng buộc bởi một quy chế nào. Đạo dụ này đă bị Phật giáo lên án nên đă làm cho Bảo Đại buồn phiền và căm giận.
Lại cho rằng tăng sĩ Phật giáo không có sổ bộ nên không được kiểm soát đàng hoàng như các linh mục bên Công giáo, Bảo Đại đă không biết ǵ đến công cuộc chấn hưng, phát triển, cải tiến của Phật giáo từ năm 1929, đặc biệt là tại miền Trung từ khi có Tổng Hội Phật giáo. Lại càng không biết rằng trong hàng ngũ Công giáo có nhiều linh mục, giám mục dù biết được “gốc gác và có tên trong sổ bộ” nhưng vẫn hoạt động cho Cộng Sản; không biết rằng Giáo Hoàng Paul VI và nhiều Hồng y, Giám mục, Linh mục dưới triều đại của ông là những tay sai đắc lực của Nga Xô và Trung cộng như cuốn “Times and Life of Frances Cardinal Spellman” đă mô tả. Viết như thế, Bảo Đại cũng không biết rằng vào thời điểm này, tuy các linh mục, giám mục được kiểm soát gắt gao nhưng số linh mục, giám mục lấy vợ, hiếp dâm, thâm lạm tiền bạc, dụ dỗ nữ tín đồ vào đường tội lỗi, chạy theo phong trào “đồng tính luyến ái” mỗi ngày một nhiều đến nỗi Ṭa thánh La Mă cũng vô phương kiểm soát.
Tuy nhiên, vấn đề cần phải được đặt ra là có thật ông Bảo Đại đă viết cuốn “Le Dragon d’Annam” hay không? Những bí ẩn được tiết lộ sau khi cuốn “Le Dragon d’Annam” ra đời độ một năm cho biết chính một cựu tướng lănh Pháp soạn cho ông cuốn Hồi kư rồi vua Bảo Đại đưa cho một người khác viết lại, tạo ra một cuộc kiện tụng về tác quyền. (“Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí”, sđd, tr. 47 và xem thêm cuốn “Lột mặt nạ những con tḥ ḷ chính trị” của Lê Trọng Văn, đoạn viết về ông Nguyễn Văn Chức).
Một khi mà Hồi kư Bảo Đại do người Pháp viết th́ chuyện thù hận đối với Phật giáo không làm sao tránh khỏi. Người Pháp quên sao được việc Phật giáo chống ông Diệm đă đưa đến việc lật đổ chế độ làm hỏng kế hoạch thống nhất hai miền Nam Bắc có lợi cho nước Pháp của Tổng thống De Gaulle (xin xem lại chương “Từ đồng minh với Mỹ đến thỏa hiệp với Cộng Sản”).
* Nhân vật thứ hai xuyên tạc Phật giáo và Thượng tọa Trí Quang là cựu Tổng thống Richard Nixon. Trong cuốn “No More Vietnam”, ông nhận định rằng dưới thời Ngô Đ́nh Diệm không có chánh sách đàn áp hoặc kỳ thị Phật giáo!
Cuốn sách này, cũng như luận điểm đó, sẽ được tôi phân tách và trả lời rốt ráo trong phần Kết Luận (chương 20) để vạch rơ tâm thức và ư đồ gian hiểm của tác giả. Ở đây, tôi chỉ muốn tŕnh bày con người Nixon mà tên tuổi đă bị lịch sử và dân tộc Mỹ đồng hóa với sự gian dối xăo quyệt.
Cũng gian trá và vô sỉ như Marguerite Higgins (xem tuần báo Parade Magazine, ngày 28-12-1986) chuyên xuyên tạc lịch sử để bênh vực nhà Ngô, Richard Nixon là loại chính khách xảo quyệt mà nghị sĩ Cộng Ḥa Barry Goldwater, tiểu bang Arizona đă tố cáo:
“Đời tôi chưa hề gặp một người nào hết sức gian trá như ông ta. Tổng thống Nixon dối trá với vợ, với gia đ́nh, với bạn bè, với đồng nghiệp lâu năm tại Quốc Hội Mỹ, với những đảng viên của chính Đảng ông ta, với nhân dân Hoa Kỳ, và với cả thế giới...” (In his 1988 autobiography, Goldwater, the former US senator from Arizona and 1964 Presidential candidate of the Republican Party writes of Richard Nixon as follows: “He was the most dishonest individual I ever met in my life. President Nixon lied to his wife, his family, his friends, long time colleagues in the US Congress, lifetime members of his own political party, the American people and the world...) (trích tuần báo Parade Magazine ngày 30-9-1990).
Mọi người đều biết “Vụ án Watergate” đă làm cho Nixon v́ sợ Quốc Hội băi nhiệm nên đă từ chức Tổng thống. Mới đây, ngày 12 tháng 6 năm 1992, người ta lại khám phá thêm vụ gian dối khác của Nixon trong thời tranh cử với Tổng thống với Thượng Nghị sĩ George McGovern.
Trong số 49 vị nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, Nixon được liệt vào hàng Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ, chỉ hơn có Tổng thống Warren Harding. (Fresno Bee, ngày 11 tháng Giêng năm 1992).
Tôi c̣n nhiều tài liệu khác nữa nói về sự man trá của Nixon, đặc biệt là vụ Nixon phản bội Đồng minh Việt Nam Cọng Ḥa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) để bắt tay với Trung Cộng và nâng Trung Cộng lên hàng Ngũ cường có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc đề quyết định vận mạng thế giới.
Trung Cộng đang là và sẽ là đại họa cho Việt Nam do tội của Nixon, nhưng v́ cuốn “No More Vietnam” của Nixon bênh vực Ngô Đ́nh Diệm và đánh phá Phật giáo Việt Nam nên giới Công Giáo Cần Lao, đặc biệt là cựu Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, trong “Việt Nam Chính Sử”, đă dựa vào lời lẽ sai lầm của Nixon để đánh phá Thượng tọa Trí Quang. Trong lúc đó, giới trí thức và báo chí Mỹ lại không tha cho Nixon cái tội bịp bợm, xảo trá.
Dưới đề mục “Đánh giá nặng nề về Nixon” (Richard Nixon’s Tough Assessment) kư giả William A. Henry II của tạp chí Time (số tháng 4 ngày 15 năm 1984) đă có những nhận xét không tốt đẹp ǵ về Nixon và tác phẩm của ông, mà sau đây là một vài điểm tiêu biểu:
- Đề nghị của Nixon được ca ngợi là hợp lư nếu không muốn nói là độc đáo, nhưng những thẩm định về thành quả lănh đạo của chính ông nhiều khi quá rộng lượng hơn là đúng sự thật.
- Người ta có thể tín nhiệm tầm hiểu biết của ông với tư cách một cựu Tổng thống, nhưng sách ông không ghi dẫn xuất xứ rơ ràng. Chẳng hạn độc giả tự hỏi làm sao ông có thể quả quyết là Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm có thể thắng ông Hồ Chí Minh hay bất cứ đối thủ nào khác nếu tổ chức được một cuộc bầu cử thật sự tự do tại Việt Nam.
- Sách ông mang ít tính chất lịch sử hơn là một lời kêu gọi đầy nhiệt t́nh chống lại những kẻ chủ trương cô lập nước Mỹ hay những kẻ thiên hữu nh́n đâu cũng thấy bàn tay của Nga Xô.
- Luận cứ của Nixon đặt căn bản trên một xác quyết khó chứng minh là hầu như tất cả thành phần cách mạng ở Nam Việt Nam đều là cán bộ Bắc Việt. Ông bác bỏ ư kiến cho rằng có những lực lượng đối lập đáng kể xuất phát từ miền Nam và có một cuộc nội chiến thật sự. Nhưng một vài bằng chứng do chính ông dẫn ra đă chứng tỏ điều ngược lại: sự kiện Bắc Việt giam giữ một số cựu kháng chiến quân Nam Bộ cho thấy những người này được coi như là những phần từ quốc gia nguy hiểm.
- Ông thừa nhận rằng Hiệp định ngưng chiến (1973) mà vẫn cho phép hàng vạn lính Cộng Sản được ở lại miền Nam, được tái vơ trang sẽ chắc chắn tạo thành một gánh nặng Quốc pḥng cho Nam Việt Nam, từ đó vận mệnh miền Nam sẽ tùy thuộc vào viện trợ hơn một tỷ Mỹ kim mỗi năm (thời giá 1975) mà Quốc hội đă khước từ phê chuẩn. Trong khi đó th́ Bắc Việt đă trắng trợn vi phạm hiệp định. Thành ra Nixon nên viết rằng Hiệp định 1973 đưa đến chỗ “chúng ta ngừng và họ tiếp tục bắn”.
Kư giả Wiliam A. Henry đă phải than rằng: “Đọc xong, nhiều người muốn quên Việt Nam nhưng nhiều người muốn quên luôn ông Nixon” để kết tội Nixon, thế mà nhóm Cần Lao Công Giáo, đặc biệt là ông Nguyễn Văn Chức, vẫn tiếp tục xem Nixon là một nhân vật khả tín cần trích dẫn và học hỏi.

* Nhân vật thứ ba bênh vực nhà Ngô và đả kích Thượng Tọa Trí Quang và tướng lănh đảo chánh ông Diệm là nữ tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn “A Death in November”.
Cuốn sách này đă được tạp chí Tia Sáng, số 26 ngày 15/4/1988 tại Houston, phê b́nh bằng cách vạch trần thái độ thiên kiến bênh vực nhà Ngô không ngượng ngập qua một số điểm chính sau đây:
1. Ellen Hammer chọn tương quan Việt Mỹ làm nền tảng cho sự phân tích, và từ đó, diễn dịch để quy lỗi cái chết của ông Diệm vào sự thất bại của thời gian hậu Cách mạng 1/11/1963 và cho Mỹ, vấn đề Việt Nam không đơn giản ngoại hướng như vậy. Nếu tác giả có một cái nh́n quán triệt và Đông phương hơn th́ sẽ thấy được cốt lơi vấn đề Việt Nam nhưng mang nhiều tính nhân văn hơn là những thủ đoạn chính trị đoản kỳ, liên hệ nhiều hơn đến vị trí của ông Diệm trong ḷng dân tộc Việt Nam. Từ đó sẽ xác định ông Diệm (và gia đ́nh ông ta) đă phục vụ hy sinh cho dân tộc hay đă phản bội để rồi bị dân tộc khước từ.
2. Là một người ngoại quốc, lại chọn giai đoạn rối rắm này của Việt Nam để nghiên cứu, hẳn tác giả đă phải nhận chân được mức độ phức tạp và mâu thuẫn của vấn đề. Thế nhưng thay v́ chọn một thái độ b́nh tĩnh và một cái nh́n công bằng tối thiểu của một kẻ đứng ngoài, tác giả lại sử dụng tĩnh từ mang nhiều thành kiến ngay từ trang giới thiệu. Hơn thế nữa Quốc huy “Tiết trực tâm hư” của ông Diệm lại sử dụng để trang trí b́a sách. Đây quả là một điều mâu thuẫn với cái tựa “A Death in November” hàm ư khách quan của câu tục ngữ Việt Nam “cái quan định luận”.
3. Điểm quan trọng nhất làm giảm giá trị cuốn sách là việc tác giả Hammer đă sử dụng rất nhiều tài liệu hay nguồn tài liệu thuộc phe phái chế độ Diệm khi phê phán về chế độ đó, ví dụ như tờ báo Ḥa B́nh của một linh mục thân nhà Ngô, từ sách của tác giả Margueritte Higgins, người đă dám “mời” bà Nhu đến nhà riêng để “dạy dỗ”, và từ cuộc phỏng vấn của Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Thuần tay chân của nhà Ngô. Đă đành ai cũng có quyền và bổn phận sử dụng mọi tài liệu, nhưng vấn đề đặt ra là cách diễn dịch và suy luận của tác giả về tài liệu ấy có đưa đến sự thật hay không hay lại hùa theo sự man trá. Ví dụ điển h́nh cho điều nầy là việc tác giả Hammer đă trích dẫn báo Ḥa B́nh về nguồn tin cho rằng CIA đă nổ trái bom tại đài phát thanh Huế làm chết người, gián tiếp thúc đẩy Phật giáo đấu tranh chống chế độ nhà Ngô. Cuối phần trích, tác giả lại thêm câu “người viết không thể kiểm chứng được sự kiện kể trên là đúng hay không đúng”. Khi thêm vào câu này không biết tác giả Hammer có c̣n vô tư hay không hay chỉ để trốn chạy trách nhiệm.
4. Bà Hammer đă kể lại vụ tự thiêu của Ḥa Thượng Quảng Đức một cách chính xác: Ḥa thượng đă hoàn toàn tỉnh táo và chủ động tự đốt thân xác ḿnh. Nhưng tiếc thay, sau đó, Hammer lại hùa theo Margueritte Higgins để cho rằng danh từ “nướng thịt” (barbecue) do con gái bà Nhu nghe được từ các nhà báo ngoại quốc và bà Nhu chỉ lập lại v.v...
Trên đây là bốn ví dụ rất tiêu biểu trong nhiều ví dụ khác đầy dẫy trong “A Death in November”. Viết về một cuốn sách như Ellen Hammer đă viết, nhằm phân tách nguyên nhân và hậu quả của một biến cố lịch sử nước người mà không chịu nh́n sâu vào quá khứ để nhận diện và phân tách các mắt xích trong toàn bộ vận hành của lịch sử để thấy các động lực xa và gần, để cảm thông với những phản ứng sâu và rộng của quần chúng th́ quả thật là một thiếu sót đáng trách và đáng tiếc. Trong khung cảnh Việt Nam trước tháng 11 năm 1963 với bao nhiêu nhà tù và bao nhiêu nạn nhân của chế độ, có lẽ “A Death in November” nên đổi ra là “The death before November”.
Bà Ellen Hammer thương tiếc cho cái chết của ông Diệm, nhưng nếu bà đọc được lời phê b́nh của kư giả nổi tiếng, có mặt nhiều năm tại Việt Nam, là kư giả Neil Sheehan (trong “The Bright Shining Lie”): “lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, dân chúng Sài G̣n tự phát hoan hô binh sĩ VNCH” (sau khi lật đổ ông Diệm) th́ chắc bà đă thông hiểu hơn với nỗi thống khổ, chết chóc triền miên của dân Việt Nam suốt chín năm anh em ông Diệm hơn là cái chết tháng 11 của anh em nhà Ngô.
Nhưng tại sao bà Hammer lại tiếc cho cái chết của anh em ông Diệm? Theo tướng Trần Văn Đôn th́ bà là bạn thân của giáo sư Bửu Hội, nhân vật vừa khâm phục Hồ Chí Minh, vừa thân Pháp, vừa là người đă giúp đỡ nhà Ngô trong vụ đàn áp Phật giáo và trong vụ nhà Ngô âm mưu bắt tay thỏa hiệp với Hà Nội. Cái chết của ông Diệm, mà một trong những nguyên nhân chính là cuộc đấu tranh của Phật giáo, đă chận đứng âm mưu thỏa hiệp hai miền Nam Bắc vốn là mục tiêu chính trị của Cộng Sản và của Tổng thống De Gaulle, nên bà mới viết sách để lên án Phật giáo và tướng lănh Việt Nam đảo chánh nhà Ngô để vinh danh người bạn thân Bửu Hội của bà ta.
* Nhân vật thứ tư là nữ kư giả Margueritte Higgins với cuốn “Our Vietnam Nightmare”. Đây là cuốn sách đầy dẫy những lời lẽ bênh vực nhà Ngô một cách không ngượng ngùng. Đồng thời đó cũng là cuốn sách lên án cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1963 bằng những lời lẽ xuyên tạc, ngụy tạo, vu khống trắng trợn. Đọc “Our Vietnam Nightmare” người ta có cảm tưởng Margueritte Higgins là thứ đàn bà có tài “thương vay khóc mướn”, có tài “mồm loa mép giải” của những kẻ không c̣n biết thẹn thùng trơ trẽn là ǵ.
Hăy đọc cách đặt tiểu mục như “Madame Nhu: Dragon Lady or Joan d’Arc”, như “The war: Heads you win, Tails I lose?” như “Plots and Plotters Vietnamese-American Style” v.v... cũng đủ thấy tài dùng chữ hấp dẫn của Higgins và khả năng đổi trắng thay đen các sự kiện hay các biến cố lịch sử.
Cuốn “Our Vietnam Nightmare” chồng chất những sai lầm nầy đến gian trá khác ngay từ “Lời nói đầu” (Prologue), nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra vài thí dụ tiêu biểu làm dẫn chứng trước khi t́m hiểu con người thật của Higgins để biết tại sao sách bà ta đă có thể mê hoặc được một số chính khách, tướng lănh Hoa Kỳ như trường hợp Richard Nixon, Ellen Hammer nói trên kia.
- Trang 6: Higgins viết: Hồ Chí Minh cũng như Ngô Đ́nh Diệm đều sinh trưởng trong kỷ cương, trong nề nếp của một gia đ́nh quan lại, thứ kỷ cương của nhà khoa bảng, triết gia, nhà cai trị, nhà thơ.
Không biết M. Higgins dựa vào đâu mà dám đưa ra sự so sánh hoàn toàn ngược ngạo đến thế.
Thân phụ ông Hồ Chí Minh mồ côi cha mẹ từ thời 3 tuổi, ông có tinh thần tự lập nên lớn lên đă cố công sách đèn, đỗ được Cử nhân rồi Phó bảng. Làm tri huyện một thời gian ngắn, ông rời bỏ quan trường về làm nghề thầy thuốc để độ thân. Trong lúc thân phụ ông Diệm nhờ là tín đồ Công giáo nên được các cố đạo Pháp đem đi học ở Penang, khi về nước được Pháp bổ làm Thông ngôn cho Ṭa Khâm sứ Huế và sau đó theo Nguyễn Thân cầm quân triệt phá chiến khu Phan Đ́nh Phùng, đào mả cụ Phan lên lấy thuốc súng trộn với thi hài bắn đi cho mất xác. Một bên cụ Nguyễn Sinh Sắc (Huy), cha ông Hồ Chí Minh, sôi kinh nấu sử tên chiếm bảng vàng rồi ra làm quan nhưng lại chán cảnh quan trường. Một bên cụ Ngô Đ́nh Khả nhờ người ngoại quốc mà được học hành để làm tay sai cho thực dân xâm lược. Thế mà Margueritte Higgins lại xếp hạng hai nhân vật kia đều là nhà khoa bảng, đều là triết gia, là nhà cai trị, là nhà thơ.
Đến đời ông Hồ Chí Minh th́ ông là người xả thân cho công cuộc chống xâm lăng, một nhân vật anh hùng tạo thời thế trong lúc ông Ngô Đ́nh Diệm xuất thân là một thành phần quan lại, tay sai của Pháp như chính bức thư của Giám mục Ngô Đ́nh Thục gởi cho Toàn quyền Decoux (xem phần Phụ Lục). Thế mà Margueritte Higgins dám so sánh hai người cùng nấc thang giá trị.
- Trang 15: M. Higgins viết: “Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm đều sinh ra cùng một tỉnh”. Dữ kiện hoàn toàn sai lầm bởi v́ ông Hồ Chí Minh sinh quán tại Nghệ An, c̣n ông Ngô Đ́nh Diệm quê quán tại Quảng B́nh, sinh tại Huế, cách xa đến bốn tỉnh chứ không “cùng một tỉnh”.
- Trang 15: M. Higgins đặt câu hỏi: “Không lẽ một người được chánh án Douglas mô tả 10 năm trước là một anh hùng (sic) mà 10 năm sau người đó bỗng nhiên trở thành con quái vật?” Viết thế Higgins quên rằng trong thiên hạ không thiếu kẻ “lên voi xuống chó”, không thiếu kẻ hôm qua c̣n công hầu khanh tướng mà hôm nay bị gậy ăn mày. Hai mươi năm trước Thống chế Petain là anh hùng Verdun cứu nước Pháp thoát khỏi gót giày quân xâm lăng Đức, 20 năm sau ông trở thành kẻ phản quốc làm Quốc trưởng bù nh́n cho quân đội Quốc xă, bị nhà cứu quốc De Gaulle kết án chung thân lưu đầy. Sáu năm trước Nixon hai lần đắc cử Tổng thống vô vùng vẻ vang, sáu năm sau trở thành kẻ gian lận phải từ chức Tổng thống để khỏi bị đưa ra ṭa.
- Trang 31: M. Higgins viết: “Theo những chức quyền cao cấp Mỹ th́ Thích Trí Quang được huấn luyện làm luật sư và như thế đúng là Trí Quang đă hành nghề luật sư tại miền Bắc Cộng Sản”. Không thấy Higgins nêu tên chức quyền cao cấp Mỹ nào đă gán cho Trí Quang là được làm nghề luật sư và hành nghề luật sư tại Bắc Việt. Trái lại chính quyền Mỹ v́ biết Trí Quang không hề là Cộng Sản nên họ mới ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo chống nhà Ngô do Trí Quang phát động và ṭa đại sứ Mỹ tại Sài G̣n đă để cho Trí Quang tị nạn.
- Trang 44: M. Higgins viết: “Người ta chỉ trích Công giáo được phép xây nhà thờ trong các căn cứ quân sự trong lúc Phật tử th́ không. Lời chỉ trích đó không phải là sai. Nhưng ở Việt Nam có nhiều chuyện bất thường rất dễ thấy mà đây là một chuyện: nhà sư được quyền miễn quân dịch theo lệnh ông Diệm trong lúc linh mục không được miễn”. Thật ra v́ chính sách kỳ thị tôn giáo mà ông Diệm không cho Phật giáo tổ chức ngành tuyên úy, không cho binh sĩ Phật tử xây chùa trong căn cứ quân sự, thế mà Higgins lại bảo rằng ông Diệm miễn quân dịch cho các nhà sư.
Chỉ cần đọc 5 điểm trên đây cũng đă thấy ng̣i bút tráo trở, xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen... của Margueritte Higgins. Mặc dù Higgins chỉ mới ở Việt Nam trong một thời gian rất ngắn, khả năng viết tin thất thiệt và thêu dệt của Higgins vừa kể trên đây cũng đă có lúc đem lạc quan lại cho Washington DC nhưng đồng thời cũng đem lại khốn đốn cho một số kư giả Hoa Kỳ trong hoạt động tại Việt Nam.
Trong lúc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Cộng đă có lưu động tính cấp Tiểu đoàn th́ Margueritte Higgins dựa vào lời biện bác của một vị tướng Cố vấn để nói rằng Việt Cộng không có xe, không có phi cơ, không có máy truyền tin, không có hỏa tiễn, không có mooc chê như quân đội Việt Nam Cộng Ḥa th́ không thể có lưu động tính được. Halberstam cho rằng như thế là ngay cả những tướng lănh cao cấp Mỹ cũng không biết rằng Việt Cộng có cái khả năng kiểu Đông Phương để có thể xâm nhập kín đáo vào thôn quê mà không bị phát giác. Một đêm có thể di chuyển 25 dặm bằng đi bộ hay bằng thuyền, rồi tập kích mau lẹ và ră hàng trước khi quân chính phủ có thể phản công. Đó chỉ là thứ lưu động tính mà Việt Cộng có nhưng lại là thứ lưu động tính tuyệt vời hơn của quân chính phủ.
C̣n kư giả Neil Sheehan lại tố cáo Margueritte Higgins, tướng Harkins và chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă có sự cấu kết để cố t́nh lấp liếm, che đậy những xấu xa, thất bại của chế độ nhà Ngô:
Sự phiền trách những phóng viên thường trực cứ bịa đặt ra những tin tức xấu trở nên ngộ nghĩnh hơn vào mùa hè 1963, khi mà đa số kư giả có văn pḥng ở Á Châu thường viếng thăm Việt Nam cũng nhận thấy t́nh h́nh tồi tệ như chúng tôi thấy. Những kư giả đó gồm có Ralisher và Bernard Kabol của CBS, James Robinson của NBC, Stanley Karnow của Times và Saturday Evening Post, Pepper Martin của US News Report và Charles Mohr trưởng văn pḥng Times Đông Nam Á. Những người đó không phải dễ dàng để bị bầy chó sói đánh lừa. Ṭa Đại sứ, bộ Tư lệnh của Harkins và chính phủ Diệm không bao giờ vừa ḷng với những tường tŕnh của hầu hết đại diện cơ quan truyền thông quốc tế. Diệm vừa trục xuất Robinson một tháng sau khi gia đ́nh Diệm tống cổ Francois Sully của tờ Newsweek ra khỏi nước và suốt 9 tháng không cho Robinson trở lại Việt Nam.
Nếu những đại diện của cơ quan truyền thông tại Đông Nam Á đă thấy như chúng tôi thấy th́, tại Hoa Kỳ, lại có một số người bực tức, phải bênh vực chính phủ Sài G̣n. Sự thất bại quân sự và thiếu khả năng lănh đạo tại miền Nam to lớn quá đến nỗi họ cần một phóng viên tên tuổi, một khuôn mặt có thớ để phản công lại chúng tôi như khuôn mặt Margueritte Higgins của New York Herald Tribune, một phóng viên quốc ngoại nổi tiếng. Bà ta đă được giải thưởng Pulitzer năm 1951 về những phóng sự chiến trường Cao Ly.
Bộ tham mưu Hoa Kỳ bèn giới thiệu người kư giả “chín chắn và có trách nhiệm” đó, người kư giả có thành tích nghề nghiệp để đi Việt Nam sửa sai “những câu chuyện điên loạn” (to correct the hysterical stories) của các kư giả tại chỗ. Higgins bằng ḷng đi Việt Nam và đến Sài G̣n vào tháng 8 năm 1963. Đến Sài G̣n mới trong ṿng 4 tuần lễ Higgins đă gởi một loạt tin tức về Mỹ nói rằng biến cố Phật giáo chỉ là sáng chế của nhóm nhà sư quỷ quyệt và của những kư giả dễ bị lừa, c̣n Việt Cộng th́ đang bị tướng Harkins và ông Diệm đánh bại. Những kư giả tại đây chỉ muốn chúng ta thua trận để chứng tỏ họ đúng... (“A Bright Shining Lie”, Neil Sheehan, tr. 347).
Sheehan c̣n cho biết đă có lần David Halberstam giận dữ cấp trên của ông ta ở New York v́ họ cứ nhắc đến tên của Margueritte Higgins để gán cho những báo cáo của Halberstam là sai lầm. Halberstam đă phải trả lời bằng một bức điện tín đầy giận dữ: “Gerstenzang, nếu anh c̣n nêu tên mụ đàn bà ấy một lần nữa th́ tôi sẽ từ chức, nhắc lại, từ chức có nghĩa là tôi nói từ chức là từ chức”.
Ở đây tôi cần ghi nhận nhân cách và sự nghiệp của David Halberstam với những tác phẩm như “The Making of a Quagmire” và “The Best and The Brightest” cũng như Neil Sheehan với những tác phẩm như “The Pentagon Papers” và “A Bright Shining Lie”. Đó là những kư giả đă trở thành học giả và bước lên đài danh vọng huy hoàng nhờ tài năng nghề nghiệp và lương tâm trong sáng của họ, và từ đó tự hỏi Margueritte Higgins là ai mà đă làm cho một số chính khách, tướng lănh Mỹ và một số trí thức Công giáo Việt Nam phải mê muội đến nỗi phải dựa vào sách của bà ta mà tham khảo để bênh vực nhà Ngô.
Margueritte Higgins là nhà báo, sinh năm 1920 chết năm 1966, đă có chồng là tướng Wiliam Hall và hai con. Để trả lời thắc mắc của một độc giả đang viết luận văn về một nữ kư giả chiến trường “đă là t́nh nhân của nhiều tướng lănh Lục quân Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến, trong chiến tranh Cao Ly và chiến tranh Việt Nam” (to have had numerous affairs with numerous US Army generals during World War II, the Korean conflict and the war in Vietnam), báo Parade (The Sunday Newspaper Magazine) ngày 28/12/1986 đă viết như sau:
Người kư giả được đề cập đến là bà Margueritte Higgins (1920-1966), một nữ kư giả chiến trường cao lớn, nhiều đường cong, khêu gợi t́nh dục (tall, curvaceous, sexy) của Tạp chí New York Herald Tribune, và đă được giải thưởng Pulitzer về kư sự quốc tế năm 1951. “Maggie” Higgins là một người đàn bà đẹp choáng váng, nhiều tham vọng và nổi tiếng là không thấy ǵ có hại khi phải dùng đến vốn liếng của ḿnh-kể cả tài nghệ trong pḥng the-để tiến thân nghề nghiệp kư giả (who reputedly saw no harm in using her assets-among them a bedroom talent-to advance her spectacular career in journalism). Bốn tác phẩm về Higgins, về các đồng nghiệp và về thời đại của bà ta mà quư độc giả nên t́m đọc là hồi kư “News in a singular thing”, cuốn “Witness to War” của Antoinette May, “The Paper: the Life and Death of the New York Herald Tribune” của Richard Kluger, và truyện dài “Shriek with Pleasure” của Toni Howard được gợi hứng từ những thành tích và kinh nghiệm dục t́nh của Higgins (inspired by Maggie Higgins’ sexploits and sexperiences).
Với tư cách cá nhân và những liên hệ “đặc biệt” với các tướng lănh Mỹ như thế, ta có thể hiểu tại sao trong cuốn “Our Vietnam Nightmare” Higgins đă bênh vực lập trường thân nhà Ngô của các tướng Harkins và Krulak, và tại sao mới đến Sài G̣n vào tháng 8, 1963 và chỉ mới sống tại Việt Nam vài tháng mà Higgins đă có được những luận điệu quỷ quyệt để bênh vực nhà Ngô. Nếu ông Ngô Đ́nh Nhu đă có mật vụ tổ chức và chụp h́nh gái lầu xanh ăn nằm với nhân viên Liên Hiệp Quốc điều tra vụ Phật giáo để làm áp lực họ, th́ bà Nhu ngại ǵ mà không “tiêm” cho Higgins những tài liệu thất thiệt để Higgins đánh phá Phật giáo bằng những luận điệu đảo ngược dư luận Mỹ có lợi cho nhà Ngô.
Điều đáng nói thêm là thứ đàn bà hư thân mất nết, thứ kư giả gian trá như Margueritte Higgins lại là nguồn trích dẫn khả tín của Công Giáo Cần Lao, đặc biệt là giới trí thức như Nguyễn Văn Chức. Nguyễn Văn Chức và Nguyễn Trân đă dựa vào tài liệu ngụy tạo của “Our Vietnam Nightmare” để viết sử th́ thử hỏi nền sử học Việt Nam tương lai sẽ phải khổ công như thế nào để phân biệt thực hư, chính tà!
Năm 1975, kư giả Karnow sau khi đi Hà Nội về, xác nhận một lần nữa rằng Thượng tọa Trí Quang không phải là Cộng Sản mà chỉ bị vu khống xuyên tạc theo kiểu giả tưởng mơ hồ (sheer fantasy). Ông Lê Duẫn đă thú nhận với Karnow là đă không khai thác được vụ tranh đấu của Phật giáo năm 1966. Ông Lê Duẫn đă rất tiếc bỏ mất một cơ hội chỉ v́ hệ thống cán bộ Cộng Sản nằm vùng tại Huế lúc bấy giờ c̣n quá yếu ớt. Cũng theo Karnow th́ năm 1975, sau khi Cộng Sản chiếm đoạt miền Nam, Thượng tọa Trí Quang liền bị Cộng Sản cô lập một thời gian [18].
Đầu năm 1985, kư giả lăo thành Robert Shaplen thăm viếng Việt Nam trong ba, bốn tháng để nghiên cứu về t́nh h́nh “chủ nghĩa xă hội”, đă cho biết rằng khi ở Thành phố Hồ Chí Minh ông có xin gặp Thượng tọa Trí Quang mà không được. Ông đă tự hỏi không biết Thượng tọa không muốn gặp hay v́ chính quyền Cộng Sản cấm Thượng tọa giao thiệp. Theo cuộc điều tra của Robert Shaplen th́ trước sau Thượng tọa vẫn là người chống Cộng Sản, chống Hoa Kỳ và chống chiến tranh. Ông ta cho biết từ sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Thượng tọa bị cô lập một năm rưỡi rồi mới được trở về chùa Ấn Quang [19].
Thật thế, nếu Thượng tọa Trí Quang là Cộng Sản như những lời xuyên tạc, vu khống, th́ tại sao chính quyền Hà Nội sau khi chiếm được miền Nam lại không sử dụng Thượng tọa, một vị lănh đạo được đa số Tăng Ni và quần chúng Phật tử kính phục và tín nhiệm, để thành lập “Phật giáo yêu nước”, “Phật giáo thống nhất”, mà lại dùng Thượng tọa Thích Minh Châu vốn không được tín đồ tin tưởng, khiến cho cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại hai tổ chức đó kéo dài. Và nếu Phật giáo là Cộng Sản th́ tại sao đầu năm 1975, khi gần mất Huế, Đức Tăng thống của Giáo Hội lại phải vào ngay Sài G̣n không ở lại vùng Cộng Sản như Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê đă ở lại Hà Nội từ năm 1954 để vừa làm tay sai cho chế độ miền Bắc vừa giúp Vatican dễ dàng bắt cá hai tay trong ván bài Việt Nam.
Nói tóm lại, v́ không nh́n được tương lai đất nước đi về đâu, v́ mang tinh thần chống Cộng một chiều theo kiểu con đà điểu chui đầu vào cát, v́ không lư hội được viễn ảnh của một nền Ḥa B́nh trong Trung lập, cho nên khi nghe Thượng tọa Trí Quang đ̣i hỏi Trung lập và Ḥa b́nh, khi nghe Phật giáo nêu khẩu hiệu Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc (việc mà Giáo hoàng Paul VI đă vận động từ năm 1965 và cả Giáo chủ Phạm Công Tắc đă đ̣i hỏi từ năm 1954-1955) cho nên cả hai chế độ Đệ I và Đệ II Cộng Ḥa cũng như nhóm Công Giáo Cần Lao đă gán cho Thượng tọa là thân Cộng. Gán cho Thượng tọa Trí Quang là thân Cộng, nhóm Công Giáo Cần Lao c̣n có mục đích trả thù, c̣n có ư đồ chạy tội trước lịch sử. Sự diễn dịch bừa băi đó chỉ có thể giải thích bằng một đầu óc giáo điều, hẹp ḥi và thù hận, với những định kiến đă bám chặt từ lâu vào tâm thức của họ mà thôi.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh, một nhà văn hóa tên tuổi của Việt Nam đă đưa ra một khẳng định khúc chiết như sau:
Có nhiều người nghi ngại và lo sợ rằng Phật giáo có thể đi với Cộng Sản, Cộng Sản có thể dùng được Phật giáo, những người này không hiểu ǵ về Phật giáo cả, và cũng không hiểu ǵ về Cộng Sản nữa.
Chủ nghĩa Cộng Sản đặt căn bản ở chủ nghĩa Duy Vật Biện chứng và Duy Vật Lịch sử nhưng thuyết này công nhận tính Tuyệt đối của Lịch sử. Người Cộng Sản tự nhận là cách mạng, làm cách mạng và họ cho là cùng nghĩa với làm Lịch sử tức là thuận chiều đẩy bánh xe lịch sử cho nhanh hơn, để thực hiện một giai đoạn mới của lịch sử theo Duy Vật biện chứng. Xong rồi tới đâu nữa? Chủ nghĩa Cộng Sản chưa bao giờ có câu trả lời.
Giáo lư của đức Phật cũng dạy rằng sự “động” tạo ra “phản động” có thể đây là một biện chứng pháp. Thật ra biện chứng này là một khía cạnh của Luật Nhân Quả.
Lịch sử trong quan niệm của Phật giáo là sự vận chuyển không ngừng của Luật Vô Thường và Luật Nhân Quả, nhưng đức Phật không hề nói rằng con người phải chịu mặc cho lịch sử xoay vần, hay phải thúc đẩy cho lịch sử chóng sang một kiếp Vô thường khác; cuộc cách mạng nằm trong giáo lư đức Phật là một sự chống đối lại lịch sử do ḷng tham, sân, si chuyển vận để giải thoát con người ra khỏi cái thế gian đau khổ vô cùng tận này.
Hơn nữa, trong đạo Phật, sự giải thoát của loài người có thể đạt tới và phải tới ngay trong cơi đời hiện tại. Đức Phật, và sau Ngài, hằng hà sa số Phật đă sinh ra ở thế giới vô minh của loài người và đă đi tới mức cuối cùng của sự giải thoát.
Chủ nghĩa Cộng Sản đă thành h́nh trên một ḍng tư tưởng thuần lư và kết hợp triết lư Duy lư của Hegel và triết lư Duy vật của Feuerbach. Tất cả các ư niệm của Cộng Sản đều cực đoan đến mức thiên lệch và độc ác vô tận.
Đạo Phật, ngược lại, tránh tất cả những sự cực đoan. Con đường đức Phật là con đường Trung Đạo, Phật pháp đ̣i hỏi cả Tâm và Trí: Đức Phật là đấng Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác và cũng là đức Đại từ Đại bi. Sự toàn giác của đạo Phật không chỉ do ở lư trí mà bao gồm cả Trí lẫn Tâm.
Kể làm sao cho hết được tất cả những sự khác biệt giữa Phật giáo và Cộng Sản. Sự trái ngược ở ngay trong ư thức hệ, ở trong căn bản triết lư của đạo Phật và học thuyết Cộng Sản. Qua địa bàn thực hành, ta thấy Cộng Sản chủ trương bạo động: Bạo động để đấu tranh giai cấp (Karl Marx). Bạo động để cướp chính quyền (Lenine). Bạo động để thanh trừng nội bộ (Staline). Bạo động để gieo rắc mầm mống Cộng Sản ở các nước khác (Mao Trạch Đông).
Tinh thần Phật giáo là bất bạo động, phương châm của đạo Phật là tự giác, giác tha và tùy duyên, phương tiện không thúc đẩy, không bắt buộc, không bạo hành, không man trá, không thiên lệch.
Vậy th́ tại sao lại có một sự hiểu lầm về thực chất Phật giáo Việt Nam? Có rất nhiều lư do tạo ra sự ngộ nhận ấy.
Lư do thứ nhất là v́ một số người ngoại quốc chưa hiểu rơ giáo lư đạo Phật và chỉ hiểu Phật giáo qua bề ngoài, đă tạo ra trên báo chí và bằng lời nói một sự nghi kỵ đối với phong trào quần chúng Phật giáo.
Một lư do nữa là tinh thần Ḥa B́nh của Phật giáo đă một phần trùng hợp với chiến dịch Ḥa b́nh của Cộng Sản tung ra làm một lợi khí tâm lư trong một giai đoạn khó khăn của họ.
Ngoài ra cũng c̣n một lư do nữa phải nói tới là Phật tử Việt Nam chưa có một cương vị chính trị rơ ràng và vững chắc để hoạt động trong nước một cách chân chính minh bạch.
Những lư do nầy làm cho những hiểu lầm về thực chất của Phật giáo Việt Nam không c̣n nữa khi mọi người hiểu rằng không ở nước nào và trên địa hạt nào của Phật giáo có thể chấp nhận được Cộng Sản, và riêng ở Việt Nam th́ ngay từ lúc khởi thủy, khuynh hướng chính trị của Phật tử đă có tính cách dân tộc và cách mạng rơ rệt. [20]
Cuộc Cách mạng 1-11-1963 đă đưa lại cho toàn dân miền Nam niềm hoan lạc vô biên và đă làm cho ông Hồ Chí Minh phải công nhận “cái uy tín to lớn”, cái “được ḷng dân” của quân đội như tuần báo Mỹ US News & World Report số tháng 10 năm 1983 đă tŕnh bày, hoặc như cựu Đại sứ Ba Lan đă viết rơ ràng trong Hồi kư War of the Vanquished của ông. Nhưng rồi gần ba năm xáo trộn và chế độ Nguyễn Văn Thiệu tiếp theo đă làm phai mờ ngọn lửa cách mạng âm ỉ trong ḷng dân chúng. Kư giả Robert Shaplen, một kư giả lăo thành từng theo dơi t́nh h́nh Việt Nam từ 1945, từng có cảm t́nh với cuộc Cách mạng 1-11-1963 khi viết sách về chế độ Diệm và cuộc cách mạng đó, đă phải đặt tên cho tác phẩm là “cuộc Cách mạng thất bại” (The Lost Revolution). C̣n một chứng nhân người Việt khác đă từng suốt đời đấu tranh cho lư tưởng cách mạng, th́ lại tiếc thương cho một trang sử huy hoàng bị xé rách và trách móc sự bất lực của ông Dương Văn Minh nên gọi Cách mạng 1-11-1963 là “một cuộc Cách mạng nửa vời, là một chính biến hơn là một cuộc Cách mạng”.
Lưu vong nơi đất khách quê người, dưới đề mục “Bất đắc dĩ khơi đống tro tàn”, chứng nhân Lê Nguyên Long đă viết một bài dài lên án nặng nề chế độ bạo tàn, độc ác của anh em ông Diệm rồi kết luận:
Cuộc lật đổ nhà Ngô năm 1963 đáng lư “là một cuộc cách mạng” v́ đă nối tiếp tinh thần quật khởi chống bạo quyền của dân Việt, nối tiếp những hành động “Đại nghĩa Hy sinh” liên tục của chiến sĩ quốc gia dưới thời Diệm trị.
Ta có nên kể lại từ một thanh niên Cao Đài hành động như Kinh Kha tại Ban Mê Thuột năm 1957, từ các sĩ quan Nhảy Dù bao vây dinh Độc Lập năm 1960, từ hai sĩ quan phi công ưu tú Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử bắn phá dinh Độc Lập năm 1962, và biết bao nhiêu vụ mưu sát bạo chúa bất thành mà chỉ có mật vụ nhà Ngô biết rơ, cho đến khi Đại úy Nhung và Thiếu tá Nghĩa căm phẫn trả thù các đồng chí của họ.
Lật Diệm năm 1963 đáng lư là một cuộc Cách mạng v́ đă giải thoát hàng vạn người quốc gia trong các ngục tù trên toàn quốc, giải thoát hàng triệu nhân dân đang nghẹt thở dưới một chế độ thối nát học thói độc tài. Toàn dân đă bừng bừng phấn khởi... Nhưng hỡi ơi, hương của Cách mạng chỉ bùng lên vài ba tuần đầu rồi dần dần tắt ngấm chỉ v́ người cầm đầu Dương Văn Minh nhu nhược chỉ muốn cuộc cách mạng ấy là một cuộc binh biến hay chỉnh lư mà thôi...[21]
Quy mối thất bại cho tướng Dương Văn Minh tuy không phải là không đúng, v́ dù sao th́ trong một thời gian ngắn trước ngày Cách mạng 1-11-1963 và một thời gian gần ba tháng sau đó, ông là người cầm đầu Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và gần như có toàn quyền điều hành quốc gia. Nhưng nếu đặt con người Dương Văn Minh vào bối cảnh lịch sử lúc đó và phê phán ông bằng một cái nh́n thông suốt theo chiều dài của lịch sử th́ Tướng Minh cũng như các nhân vật chủ yếu của Hội Đồng chỉ là những quân nhân, chưa bao giờ hoạt động chính trị, lại càng chưa bao giờ học hỏi hay hành xử như một chiến sĩ cách mạng. Họ chỉ làm cái công việc phải làm của một công dân yêu nước, của một người không chịu cảnh áp bức th́ vùng lên đạp đổ nó. Những chính trị gia từng trải của chính trường miền Nam, những “cách mạng gia” lăo luyện của mấy mươi năm lăn lộn, những trí thức khoa bảng làu thông lư thuyết cách mạng... đă không dám làm hoặc không làm được việc đó th́ người quân nhân phải làm!
Thật thế, suốt 30 năm trời quê hương khói lửa, dù quân đội có những sai lầm trầm trọng nhưng người quân nhân vẫn là thành phần hy sinh hơn ai hết. Họ đă phải xa ĺa mái ấm gia đ́nh, nằm gai nếm mật nguy hiểm gian lao, họ đă mang tấm thân tàn phế hay bỏ xác nơi sa trường. Sau tháng 4 năm 1975, họ lại là thành phần lao lư nhục nhằn nhất trong các trại cải tạo Cộng Sản. Trong lúc đó th́ hàng ngũ trí thức đă làm ǵ? Một số không muốn làm tôi tớ, tay sai cho các bạo quyền th́ tự nguyện chọn kiếp sống Bá Di, Thúc Tề, hay bỏ nước ra đi làm thân lưu vong, một số khác khí phách, can trường hơn th́ vùng lên chống đối nhưng rồi cũng đành phải thất bại để mang thân tù tội. Tiếc thay số “kẻ sĩ” này chỉ thưa thớt như lá mùa thu. Trong lúc đó th́ đa số lại đầu hàng thời cuộc t́m sự yên thân qua ngày, hoặc đầu hàng bạo quyền để được vinh thân ph́ gia. Cũng v́ đại đa số trí thức quốc gia như thế cho nên Hoàng Văn Chí tiên sinh, một trí thức không chịu làm tôi tớ cho chế độ Ngô Đ́nh Diệm, mới lên án hàng ngũ trí thức thời đại như sau đây:
Nguyễn Trăi có thù nhà nợ nước. Giới thượng lưu trí thức sau nầy là con ông cháu cha, không có thù nhà mà cũng chẳng quan tâm đến nợ nước.
Nguyễn Trăi uyên thâm cả về Khổng giáo, Lăo giáo và Phật giáo, tức là học tam giáo một cách đầy đủ.
Nguyễn Trăi là người trí thức số một của thời đại, ấy thế mà ông sẵn sàng t́nh nguyện pḥ tá Lê Lợi, một người có nghĩa khí, có tài lănh đạo và có uy tín với nhân dân nhưng chỉ là “anh hùng áo vải” không thuộc giới trí thức. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Trăi không tự cao tự đại về cái trí thức của ḿnh mà chỉ lo mang cái vốn kiến thức đă thu thập được dùng vào công cuộc giải phóng dân tộc.
Nguyễn Trăi học rộng nhưng cái học của ông không đóng khung trong lư thuyết, trong sách vở, ông không thuộc loại trí thức mà Lăo Tử phê b́nh “Bác giả bất tri, tri giả bất bác” nghĩa là người học rộng mà không hiểu ǵ cả, người hiểu nhiều là người không học rộng.
Những anh hùng cứu nước như Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là “anh hùng áo vải” xuất thân nơi thôn dă ít học. Phải chăng v́ ít học nên không mắc bệnh giáo điều, mắc bệnh Tống Nho, hăy c̣n sáng suốt để đối phó với thời cuộc, không sùng mộ Tàu quá mức nên hăy c̣n đầy đủ tinh thần dân tộc.
Lê Lợi thành công v́ may mắn được một vị trí thức là Nguyễn Trăi pḥ tá. Nguyễn Huệ cũng gặp được một Ngô Thời Nhiệm sáng suốt. Hồ Quư Ly phát động cuộc đại cách mạng mà chẳng được ai trong giới “đại trí thức” ủng hộ nên thua sớm.[22]
Trong ba mươi năm chiến tranh, phe quốc gia cũng có những vị anh hùng áo vải như Tŕnh Minh Thế, lănh tụ phong trào kháng chiến Cao Đài Liên Minh; như Lê Quang Vinh, lănh tụ nghĩa quân kháng chiến Phật Giáo Ḥa Hảo, thế mà không có một hậu duệ nào của Nguyễn Trăi pḥ tá cả. V́ không có một trí thức nào pḥ tá nên t ướng Tŕnh Minh Thế mua lấy cái chết bí ẩn sau khi bị ông Diệm tỏ thái độ khinh rẻ và vong ân, cho nên ông Lê Quang Vinh bị ông Diệm lừa bắt và giết chết một cách tức tưởi.
Cũng như Tŕnh Minh Thế và Lê Quang Vinh, nhóm tướng lănh Dương Văn Minh đă lật được một chế độ phản dân tộc, giải thoát cho toàn dân, nhưng rồi cũng như Hồ Quư Ly, không có được một trí thức nào kiểu Nguyễn Trăi hay Ngô Thời Nhiệm pḥ tá nên cuộc cách mạng đành phải dang dở.
Đó là chưa nói đến trong suốt gần chín năm dưới chế độ Diệm, quân đội bị xem như một thứ “tôi tớ” của gia đ́nh họ Ngô với hai bài học chính trị lớn của Nha Chiến Tranh Tâm Lư là Suy tôn Ngô Tổng thống và Xin ơn trên ban phước lành cho chúng ta. Trong suốt thời gian ngắn ngủi chuẩn bị cuộc binh biến để làm cách mạng, các sĩ quan bị kiểm soát, theo dơi, canh chừng gắt gao và phải dồn mọi nỗ lực cho cuộc đấu trí sống chết với bộ máy mật vụ của cả ông Ngô Đ́nh Nhu lẫn ông Ngô Đ́nh Cẩn, th́ làm sao có th́ giờ và điều kiện để nghiên cứu và thiết kế một kế hoạch hậu cách mạng hữu hiệu được. Sự đóng góp khiêm nhường của thành phần đấu tranh dân sự đă không giúp được ǵ nhiều cho quân đội mà suốt chín năm vốn chỉ là một thứ quân đội phe phái, bị đảng viên Công Giáo Cần Lao chi phối, thưởng phạt bất minh, sử dụng theo cung cách chia để trị, theo tiêu chuẩn liên hệ với gia đ́nh họ Ngô nên đă tạo ra nghi kỵ giữa các sĩ quan, giữa các tướng lănh, giữa các đơn vị, giữa các binh chủng. Do đó mà sau này, khi đảo chánh xong rồi không biết ai ngay an gian, ai bạn ai thù, ai công ai tội.
Cho nên nói cho đúng th́ v́ nh́n thấy cơn suy vong của đất nước, nh́n thấy nỗi thống khổ triền miên của đồng bào, nh́n thấy anh em ông Diệm định bắt tay với ông Hồ Chí Minh mà bất đắc dĩ quân đội phải vội vă đứng lên làm tên lính tiên phong cho dân tộc chận đứng cơn Hồng thủy. Nhưng v́ hậu quả quá nặng nề do chế độ Diệm để lại, nhất là mối oán cừu thù hận đằng đằng giữa khối Công giáo và các tôn giáo khác, cho nên những tướng lănh tuy có ḷng với quê hương dân tộc nhưng lại không có tài an bang tế thế làm cho cuộc Cách mạng 1-11-1963 phải dở dang.
Đứng trên b́nh diện truyền thống dân tộc và ở khía cạnh chống độc tài bạo trị, th́ cuộc nổi dậy của tướng Dương Văn Minh và các tướng lănh đồng chí với ông ta để lật đổ chế độ Diệm có khác nào hành động của Biện Nhạc ở Vân Đồn và hai người em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ nổi dậy chống tên quyền thần tàn ác, tham nhũng Trương Phúc Loan và chống chúa Nguyễn. Lại bảo rằng v́ lật đổ chế độ Diệm mà xảy ra ba năm xáo trộn và mất miền Nam về tay Cộng Sản th́ có khác nào bảo v́ cuộc lật đổ Trương Phúc Loan mà nội chiến ly loạn, chết chóc tang thương liên tục 31 năm trời từ 1771-1802, ngày Gia Long nhờ sự giúp đỡ của các cố đạo Pháp chiến thắng Tây Sơn thống nhất sơn hà để sau đó Việt Nam bị Pháp đô hộ.
Chỉ có nhóm sử gia tay sai của nhà Nguyễn mới lên án anh em Tây Sơn là phiến loạn và xuyên tạc cuộc cách mạng Tây Sơn, cũng như chỉ có nhóm Công Giáo Cần Lao mới xuyên tạc chính nghĩa cuộc cách mạng 1963 và cuộc đấu tranh của Phật giáo.
Ta không thể không kính phục sử gia Trần Trọng Kim sống dưới triều đại nhà Nguyễn mà vẫn chê trách Gia Long, ca ngợi những người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. Ta không thể không kính phục người trí thức trẻ tuổi Tạ Chí Đại Trường sống dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu, một Tổng thống Công giáo, mà vẫn vạch tội Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp, cha đẻ Giáo hội Công giáo Việt Nam qua tác phẩm Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802.
Trách ông Dương Văn Minh và nhóm tướng lănh lật đổ chế độ Diệm tạo ra ba năm xáo trộn vậy có nên trách Tổng thống Yeltsin lật đổ chế độ Nga Sô tạo ra t́nh trạng tan vỡ của Nga Sô thành nhiều quốc gia và đưa nền kinh tế Nga vào cơn khủng hoảng hay không?
Ngoài ra, cuộc Cách mạng 1-11-1963 lại xảy ra vào lúc mà chiến tranh tại miền Nam đă bắt đầu sôi động, một thứ chiến tranh nhân dân phối hợp các h́nh thái quân sự, chính trị, t́nh báo, kinh tế, xă hội vô cùng phức tạp, chi phối bởi rất nhiều ư thức hệ và giăng mắc bởi rất nhiều cạm bẫy quốc tế. Cho nên tôi nghĩ rằng việc lên án sự thất bại của cuộc cách mạng 1-11-1963 một cách giản dị đơn sơ e không khỏi mang nhiều tính bất công nếu không muốn nói rằng bất lương.
Huống ǵ lịch sử cách mạng thế giới đă chứng minh rằng tất cả những cuộc lật đổ các chế độ phong kiến độc tài đều kéo theo những khoảng trống chính trị, những xáo trộn rối ren, nhiều khi kéo dài trên hàng chục năm đẫm máu vẫn chưa chấm dứt. Mọi vật đều có giá: hoa Cách mạng giá càng đắt hơn! Không cần phải kể đến những cuộc cách mạng vô sản do người Cộng Sản chủ xướng mà bạo lực đă là một cứu cánh như Cách mạng Nga Sô (1917), Cách mạng Trung Hoa (1927), Cách mạng Việt Nam (1945)... mà ngay cả những cuộc cách mạng tại các quốc gia có truyền thống tín ngưỡng sâu đậm và có quá tŕnh vun xới mầm mống Tự do Dân chủ lâu dài hơn cũng đều kéo theo thăng trầm, va chạm, mâu thuẫn để dù Cách mạng có ở cao trào hay thoái trào th́ vẫn có những biến loạn, thanh toán, va chạm đẫm máu.
Nghiên cứu về cuộc cách mạng Dân quyền 1789 vĩ đại của Pháp, ta thấy rằng cho tới đầu tháng 5-1789, khi các quốc dân đại biểu được vua Louis XVI triệu tập vẫn không có một lănh tụ nào nghĩ tới chuyện lật đổ đế chế để thiết lập nền Cộng Ḥa. Ngay cho tới ngày 14-7-1789, sau khi dân chúng Ba Lê vơ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc Ba Lê bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới chuyện đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là đạt được một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền của nhà vua cùng những đặc quyền đặc lợi quá đáng của giai cấp tu sĩ và quư tộc... Nhưng một khi đă phát động, cuộc xung đột càng ngày càng trở nên gay gắt, cho đến khi phải đối phó với thái độ ngoan cố và cao ngạo của những đẳng cấp được ưu đăi, với thái độ vừa nhu nhược vừa thủ đoạn của nhà Vua, các tầng lớp dân chúng mới lấy những biện pháp quyết liệt, hoặc quá khích hơn với thời kỳ khủng bố kinh hồn năm 1793! Do đó, chính cuộc Cách mạng 1789 đă mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau này các lănh tụ Nga Sô vẫn tự hào cho ḿnh là kẻ thừa kế. Và ở mặt khác, cũng chính cuộc Cách mạng này, v́ được tiến hành bởi nhiều tầng lớp xă hội khác biệt, nên các khuynh hướng đă nhiều phen va chạm khốc liệt, khai sinh ra một thứ chiến tranh giai cấp tạo tiền lệ cho các cuộc tranh chấp quyền lực sau này.
“Cuộc Cách mạng Pháp xảy ra từ 1789 mà cho đến ngày 21 tháng 1 năm 1793, vua Louis XVI mới lên đoạn đầu đài. Vua Louis XVI chết rồi, chính trường Pháp vẫn xáo trộn, phái Bảo Hoàng (chế độ cũ) hoạt động gắt gao trong vụ tuyển cử. Do sự thoái trào của cách mạng, phái Bảo Hoàng thâu hoạch được nhiều thắng lợi. T́nh thế trở nên nguy ngập do sự tràn lấn của phái Bảo Hoàng..., thanh toán lại tiếp diễn rồi Bonaparte trở về thanh toán Cách mạng vào tháng 9-1797 để mấy năm sau ông ta cầm quyền và tái lập nền đế chế” [23].
Cách mạng Dân quyền Pháp để lật đổ Quân chủ, sau gần 10 năm loạn ly, xáo trộn, cuối cùng lại trở về với Đế chế!!
Những người chủ xướng cuộc cách mạng Pháp lúc đó cũng như những người chủ xướng cuộc Cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, không quan niệm được tính triệt để và toàn diện của Cách mạng, lại “nhân nghĩa” quá độ nên không những đă đánh mất quyền lănh đạo trong cuộc kháng chiến 1945 chống Pháp mà c̣n mất luôn cơ hội xây dựng sau tiến tŕnh Cách mạng 1-11-1963 lật đổ chế độ Diệm.
Sở dĩ tôi đề cập đến Cách mạng 1789 của Pháp v́ nó có nhiều điểm tương đồng với cuộc cách mạng 1963, tuy khung cảnh và cường độ có khác nhau.
Cách mạng Pháp mở màn trước khi vua Louis XVI lên đoạn đầu đài cũng như cách mạng 1963 mở màn từ biến cố cấm treo cờ Phật giáo lúc ông Diệm c̣n làm Tổng thống. Cách mạng Pháp lật đổ vua Louis XVI và tập đoàn của ông ta, từ Marie Antoinette đến gia cấp quư tộc, giai cấp tu sĩ, giai cấp tư sản thụ hưởng th́ cuộc Cách mạng 1963 cũng lật đổ ông Diệm và tập đoàn của ông ta từ ông bà Nhu, Giám mục Ngô Đ́nh Thục, ông Ngô Đ́nh Cẩn, anh em bà con ông Diệm (quư tộc), và giới Công Giáo Cần Lao (tư sản hưởng thụ). Cách mạng Pháp mở ngục Bastille th́ Cách mạng 1963 mở khám Chí Ḥa và Côn Đảo để giải thoát cho những người quốc gia bị nhà Ngô giam giữ. Khi vua Louis XVI chết th́ nhóm Bảo Hoàng nổi lên cũng như khi ông Diệm chết th́ nhóm Cần Lao Công Giáo lại nổi lên. Nhóm Bảo Hoàng chiếm đa số trong Quốc dân Đại hội th́ nhóm Công Giáo Cần Lao cũng chiếm đa số trong Nghị trường dưới chế độ Thiệu. Và sau khi vua Louis XVI chết, chính trường Pháp liên tiếp xáo trộn cũng như sau khi ông Diệm chết th́ xáo trộn liên tiếp xảy ra cho miền Nam.
Nếu có những khác biệt giữa hai cuộc Cách mạng th́ đó là thái độ của hai nhân vật bị lật đổ: Vua Louis XVI khi lên đoạn đầu đài, ông tự tay cởi áo và cà vạt rồi im lặng để người ta trói ḿnh, ông chỉ kêu lên “vô tội” và nói lời cuối cùng là Tôi tha thứ cho kẻ thù của tôi và tôi cầu Chúa để máu tôi khỏi gây họa cho dân chúng. Ông Diệm th́ trái lại: Vào những ngày ngắn ngủi c̣n lại trong cuộc đời mà ông đang cảm thấy cái chết sẽ đến ḿnh, ông đă đưa ra lời tuyên bố mang đầy tính hận thù: Tôi tiến th́ tiến theo tôi, tôi lùi th́ bắn tôi, và tôi chết th́ trả thù cho tôi. Lời trối trăn của ông Diệm như chất cường toan để lại cho nhóm Công Giáo Cần Lao nuôi dưỡng mối hận hung hăn, và tăng thêm tính phá hoại cho những xáo trộn chính trị không thể tránh được sau này.
Cũng khác biệt nữa là nếu cuộc Cách mạng Pháp có rất nhiều đầu rơi máu chảy không những của tàn dư phe đảng cầm quyền (là lẽ dĩ nhiên) mà c̣n của các lănh tụ cách mạng nữa, th́ trong cuộc Cách mạng 1-11-1963 chỉ có thêm hai người em của ông Diệm và bốn cán bộ của ông ta là Hồ Tấn Quyền, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu và Phan Quang Đông. C̣n tất cả tàn dư Cần Lao và lực lượng công cụ một thời hét ra lửa của họ đều được khoan hồng sống sót.
Cuộc Cách mạng 1789 không tạo được ổn định và không duy tŕ được chính quyền cách mạng trong một thời gian dài nhưng tinh thần Tự do, B́nh đẳng và Huynh đệ của cuộc cách mạng đó vẫn sống măi và đă là ngọn lửa phát động cho nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới. Cũng vậy, cuộc Cách mạng 1963 cũng không đem lại trật tự và phát triển cho miền Nam nhưng tinh thần chống độc tài, chống bạo quyền của cuộc cách mạng đó cũng đă xác định tính liên tục của truyền thống cách mạng chống áp bức của dân ta và để lại một tiếng vọng nhắc nhở thôi thúc trong ḷng người dân miền Nam từ sau mùa Xuân 1975, khi nền chính trị chuyên chế của Cộng Sản chụp xuống đời sống của người dân.
Biến cố 30-4-1975 không phải là một sự kéo dài của ngày Cách mạng 1-11-1963 v́ rất nhiều lư do nhưng đặc biệt là v́ tính năng đặc thù của chúng: Một ngày th́ d́m miền Nam xuống vực thẳm, một ngày th́ nâng miền Nam lên vinh quang. Nếu có sự liên hệ trong thời gian và sự bất hạnh cho dân tộc là sau gần ba năm xáo trộn, đất nước lại rơi vào tay Nguyễn Văn Thiệu, một chế độ Diệm không Diệm, một chế độ Công Giáo Cần Lao phục hồi, lúc mà dân chủ chưa được thực thi, dân chúng chưa được tự do tham gia vào chính quyền.
Lịch sử lại cũng chứng minh rằng không những chỉ các cuộc cách mạng mới kéo theo những rối rắm xáo trộn, những va chạm đột biến, những thanh toán đẫm máu mà đến các cuộc chính biến, binh biến, đảo chính trong thời cận đại cũng không thoát khỏi cái quy luật “biến động sau cơn khai phá” đó. Từ những cuộc lật đổ vua Farouk của Ai Cập, vua Hailé Sélassé của Ethiopie, đến những cuộc đảo chính lật đổ độc tài Batista của Cuba, Sokarno của Nam Dương, Lư Thừa Văn của Đại Hàn, Pahlavi của Iran, Somoza của Nicaragua... đều kéo theo thời kỳ khủng hoảng, phản đảo chính, trả thù, tranh chấp, xáo trộn. Chế độ trước đó càng áp bức nặng nề th́ t́nh h́nh sau đó càng hỗn loạn gay gắt.
Quy luật biến động đó lại càng đúng cho các quốc gia mà hầu hết dân chúng đều theo Công giáo La Mă như Bồ Đào Nha hoặc Y Pha Nho. Hai quốc gia này từng được cai trị bởi các nhà độc tài Công giáo suốt 40 năm trời (Salazar ở Bồ và Franco ở Tây Ban Nha), thế mà sau khi họ nằm xuống, dù không phải v́ một cuộc đảo chánh hay cách mạng, các quốc gia ấy (nhất là Tây Ban Nha) vẫn bị xáo trộn khủng hoảng trầm trọng. Các vụ bắt cóc, ám sát, phá hoại, các vụ nổi dậy của dân thiểu số Basque, nhiều tướng tá bị thải hồi, bị tù tội, và hỗn loạn nhất là hai cuộc đảo chính do những sĩ quan trung thành với Franco chủ trương.
Ư Đại Lợi là một trường hợp điển h́nh rất đáng chú ư v́ đó là một quốc gia Công giáo với Ṭa thánh Vatican ngự trị ngay tại thủ đô La Mă, thế mà từ sau khi nhà độc tài Mussolini bị xử tử (1945), Ư đă triền miên sống trong bạo động và biến loạn từ kinh tế đến chính trị, từ trật tự xă hội đến an ninh quốc gia.
Thật vậy, sau thời kỳ độc tài độc đảng của Mussolini, đến thời kỳ đa đảng chính trị xuất hiện mà Đảng Cộng Sản Ư lại là đảng Cộng Sản mạnh nhất trong các nước ngoài khối Cộng Sản. (Đó là một hiện tượng mới nh́n th́ khó hiểu v́ hầu hết dân Ư đều theo Công giáo La Mă chống Cộng Sản vô thần, nhưng xét thật kỹ, nhất là nắm vững được bản chất quyền lực và các sách lược chính trị của Vatican trong giai đoạn sau thế chiến II, th́ ta sẽ chẳng thấy ǵ khó hiểu cả). Ngoài các đảng chính trị hoạt động công khai, Ư c̣n có những tổ chức bí mật ngoài ṿng luật pháp như Tổ chức Phục hồi Danh dự Mussolini, Tổ chức Thân Phát xít, Tổ chức Mafia, và các tổ chức khủng bố cả Tả lẫn Hữu, như Red Brigade là tổ chức kinh khiếp nhất thế giới.
Những vụ bắt cóc, thủ tiêu, ám sát, đặt bom, tống tiền, phá hoại đẫm máu liên tiếp xảy ra mà nạn nhân đều là những nhân vật quan trọng trong giới chính trị, quân sự, tư pháp, cảnh sát, tư bản. Thủ tướng Moro, một chính trị gia Công giáo tên tuổi bị bắt cóc và dù Giáo Hoàng Paul VI đă quỳ xuống ngỏ lời xin tha mà Moro vẫn bị giết. Mới đây Giáo Hoàng John Paul II cũng bị bắn ngay tại công trường “Thánh Peter”. Người con gái 15 tuổi có cha làm việc trong Ṭa thánh bị bắt cóc, Giáo Hoàng John Paul II ngỏ lời xin quân khủng bố trả lại tự do cho em bé mà vẫn không được đáp ứng.
Từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt cho đến năm 1983, chính trường Ư luôn luôn bất ổn đến nỗi trong ṿng 37 năm mà Ư Đại Lợi đă phải trải qua 45 chính phủ dù 44 th́ đă thuộc về đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo (trung b́nh mỗi chính phủ không kéo dài quá 9 tháng, có chính phủ chỉ kéo dài một vài tuần lễ). Xáo trộn chính trị lên đến cao điểm khi mà một quốc gia không ở trong t́nh trạng chiến tranh nhưng lại sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhất là khi bạo lực đó lại được vị giáo chủ cao cấp nhất của giáo hội Vatican vinh danh:
Bọn khủng bố bắt cóc nhân vật uy tín nhất của nước Ư sau khi giết sạch toán cận vệ của ông. Chúng đ̣i đổi tù, chuộc các lănh tụ của chúng ra khỏi nhà giam. Chính quyền Ư cứng rắn từ khước. Cảnh sát, công an, mật vụ tung ra khắp nước lùng t́m người bị bắt cóc. Hàng tháng trôi qua, các ông “cớm” thuộc loại “mắt chó giấy” t́m không ra manh mối. Điều đó chưa đáng nhục. Nhục hơn cả là Đức Giáo Hoàng lên tiếng van xin bọn khủng bố: “Tôi xin quỳ xuống van xin các người hăy phóng thích Moro!”
Chưa bao giờ bạo lực được vinh danh đến thế! Khỏi cần ngoan đạo, khỏi cần giữ mười điều răn, chỉ cần có súng ống, có gan liền dí súng vào đít thiên hạ đặt điều kiện, thế là được vị chức sắc cao cấp nhất của một tôn giáo lớn nhất thế giới quỳ xuống van xin! Quỷ Sa Tăng sáng giá đến thế sao?
Có lẽ Đức Giáo Hoàng có một hậu ư khác người. Ngài chịu khuất ḿnh một chút để cho sự phẫn nộ của loài người trước bạo lực thêm kích thích chăng? Để cho bản án nhân loại thêm xác quyết chăng? Hay đó chỉ giản dị là một sự đầu hàng trước bạo lực? Cái đó chỉ có Đức Giáo Hoàng hiểu lấy mà thôi.
Thực tế trước mặt là: sau khi Đức Giáo Hoàng quỳ lạy th́ bọn khủng bố trả lời bằng cách trả xác chết Moro về trong cốp một chiếc xe hơi đậu ở ngoài đường.
Đức Thánh Cha bèn làm lễ cho nạn nhân, nhưng bà vợ nạn nhân không đến dự lễ cầu hồn ấy. Có lẽ bà ấy ước mơ được thấy một Pio XII tái sinh hơn là một Paul VI quỳ lạy trước bạo lực, dù với một dụng ư ǵ. [24]

Dụng ư ǵ nữa: Giáo Hoàng Paul VI là một nhân vật đầu hàng sức mạnh bạo lực của Nga Sô cho nên thái độ chính trị đó không ngoài mục đích làm hài ḷng Cộng Sản cho các Giáo hội địa phương được dung tha mà thôi.
Nhưng thái độ đầu hàng nhục nhă đó dù sao cũng là vấn đề riêng của Giáo hoàng, của Giáo hội La Mă và của những kẻ chỉ biết cúi đầu trước sức mạnh. Nó hoàn toàn không biểu tượng được cái truyền thống “uy vũ bất năng khuất” của một người có sĩ khí, của một dân tộc quật cường.
Nước Ư đă từng bị cai trị bởi một nhà độc tài phát xít là Mussolini, đồng thời lại có một Giáo hoàng Pio XII thân Mussolini và thân Nazi không dám lên án chính sách tàn bạo của Đức quốc xă (theo tin của hăng thân tống UPI, 21-9-1981). Ṭa thánh Vatican lại là nơi chứa chấp, che chở những tội phạm của nhân loại, những nhân viên cao cấp của đội xung kích SS của Nazi như tên Walter Rauff chẳng hạn đă bị t́nh nghi giết 250.000 dân Do Thái (theo tin UPI, 10-5-1984). Cho nên sau khi các nhân vật phong kiến, độc tài, cực hữu đó chết đi th́ đảng Cộng Sản và đội khủng bố cực tả phải ra đời theo quy luật chính trị về bạo động và luật vay trả của nhân thế.
May cho nước Ư là từ ngày 22-7-1983, chính phủ Xă hội đầu tiên do Thủ tướng Benito Craxi cầm đầu với một chính sách cởi mở, đặc biệt nhất là việc kư kết với Ṭa thánh một thỏa ước chấm dứt quyền hành của Ṭa thánh trên lănh thổ Ư, trừ địa phận của Vatican (theo tin AP, 18-2-1984), chính t́nh Ư mới bắt đầu đi vào nề nếp quy củ phần nào. Tuy nhiên, sự ổn định xă hội và chính trị này c̣n phải đợi thời gian trả lời v́ dù sao th́ mầm mống của bạo lực cũng đă ăn sâu vào xă hội nước Ư rồi.
Ngoài những quốc gia vừa kể trên, những biến động, xáo trộn, bất ổn sau một cuộc chính biến vẫn c̣n xảy ra cho nhiều quốc gia khác tại Trung và Nam Mỹ, và đặc biệt tại Phi Luật Tân. Phi là một quốc gia hoàn toàn Công giáo tại Đông Á và là niềm tự hào của Ṭa Thánh La Mă, nhưng chẳng may gần 20 năm nay lại bị cai trị bởi vợ chồng nhà độc tài Marcos (một tín đồ Công giáo). Cho nên ta có thể tiên đoán rằng khi vợ chồng Marcos nằm xuống hay ra đi th́ Phi cũng sẽ chịu hậu quả xáo trộn rối ren như miền Nam Việt Nam, sau khi anh em ông Diệm bị lật đổ và bà Ngô Đ́nh Nhu ra đi.
Những chứng minh thực tiển và hùng hồn trên đây cho thấy rằng tất cả những chế độ độc tài phong kiến mỗi khi bị sụp đổ đều để lại xáo trộn rối ren cho đất nước. Những đợt sóng ngầm tùy sâu hay cạn, to hay nhỏ khác nhau nhưng rồi sẽ cuồn cuộn nổi lên để va chạm, xoáy mạnh mỗi khi thay đổi thủy triều. Tất nhiên cuộc cách mạng thay đổi chế độ độc tài Công giáo trị của anh em ông Diệm cũng không tránh khỏi quy luật đó:
... Chế độ Ngô Đ́nh Diệm cũng không tránh khỏi những lỗi lầm trên dù cố gắng nhập cảng vào Việt Nam chủ thuyết “Nhân vị”, tổ chức “Thanh Niên Cộng Ḥa”, “Ấp Chiến Lược”. Chủ thuyết cần được giải bày sâu rộng, phù hợp với t́nh trạng chính trị, xă hội ở quốc nội lẫn ở b́nh diện thế giới. Nó cần được giới đề xướng áp dụng trước tiên ít ra là trên đại cương. Chế độ phong kiến, quan lại, gia đ́nh trị, đảng trị, kỳ thị của Ngô Đ́nh Diệm không ích lợi ǵ cho xă hội Việt Nam, nhất là từ 1958 trở về sau, không dính dấp ǵ tới chủ thuyết “Nhân vị” hay ho trên giấy tờ cả! Trái lại, hậu quả sai lầm của chế độ Diệm là một xâu tướng tá lên nắm quyền chính trị, tôn giáo chơi nhau [25].
Hậu quả sai lầm đó đă đẻ ra ba năm xáo trộn mà trong đó tướng lănh, tu sĩ, trí thức, sinh viên, đảng phái,... đă thao túng để tranh quyền đoạt lợi cho bè phái của ḿnh hay cho những ước mơ nhiều lúc không chính đáng nhưng luôn luôn tạo thêm hỗn loạn!
Nếu đợt thủy triều Cách mạng 1-11-1963 đă thành công trong việc đập tan chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm th́ nó lại thất bại trong việc cuốn đi những rác rớm của chế độ đó để khi sóng yên biển lặng, những cặn bă của chế độ cũ lại nổi lên mặt nước làm ung thối thêm miền Nam.
Những cặn bă đó đă được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cảnh báo như sau.
Đối với những ai từng tham dự vào sinh hoạt chính trị sau khi Diệm bị lật đổ th́ c̣n phải nh́n thấy một đặc điểm khác. Đó là sự kiện người Công giáo vẫn rất uy quyền, và sau một thời gian vắng bóng ngắn ngủi, họ lại xuất hiện trên chính trường. Những kẻ hoạt động tích cực nhất đều bênh vực Ngô Đ́nh Diệm, và những ai từng chống đối Diệm đều bị họ coi như là kẻ thù của người Công giáo (For those involved in the political activities after Diem’s fall, there is another consideration to take into account. The Catholics remained powerful and after a short eclipse, appeared again on the stage. The most active among them strongly defended Diem’s memories, and those who opposed him risked being considered the Catholic’s enemies) [26].
Ba năm xáo trộn, mà nguyên nhân chính là tàn dư của Công Giáo Cần Lao, đă làm suy nhược thêm sức mạnh chính trị của miền Nam với kết quả cuối cùng là đem một chế độ quân phiệt lên cầm quyền để tái lập một chế độ Diệm không Diệm : chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa của Nguyễn Văn Thiệu.


Chú thích:
[1] Thế Uyên, Chân Dung Nhất Linh, tr. 127.
[2] Stanley, Karnow, Vietnam: A History, tr. 339.
[3] Đoàn Thêm, Việc Từng Ngày, 1968, tr. 30 và Tuần báo Paris Match (số 1527, ngày 1-9-78).
[4] Phạm Kim Vinh, Lịch Sử Chiến Đấu Của Quân Lực VNCH, tr. 50, 51.
[5] Nguyễn Ngọc Huy, Sự Thiếu Ư thức và Trí thức của Người Việt Nam Không Cộng Sản Kể Cả Trí Thức Trong Giai Đoạn Trước Năm 1975, trong báo Đường Mới (1984).
[6] Đào Sĩ Phu, bài phê b́nh cuốn “Những Bí ẩn Về Cái Chết Của VNCH” của Phạm Kim Vinh đăng trong nguyệt san Nhân Bản (số 16 ngày 1-7-78).
[7] Doăn Quốc Sĩ, Người Việt Đáng Yêu, tr. 108.
[8] Hoàng Phi Hổ, Nguyễn Tường Tam: Nhà Văn, Nhà Cách Mạng Dân Tộc, tạp chí Khai Phóng, (số 5 ngày 1-9-81).
[9] Thế Phong, Nhà văn, Tác Phẩm, Cuộc Đời. NXB Đại Nam Văn Hiến, Sài G̣n 1965.
[10] Nhật báo Ngôn Luận, (số ngày 4-11-63).
[11] Vơ Phiến, Đất Nước Quê Hương, tr. 97, 98.
[12] Jerrold Schecter, The Fusion Of Religion and Politics In Comtemporary Buddhism, tr. 158.
[13] Jerrold Schecter, The Fusion Of Religion and Politics In Comtemporary Buddhism, tr. 158.
[14] Frances Fitzgerald, Fire in the Lake, tr. 286.
[15] Frances Fitzgerald, Fire in the Lake, tr. 276.
[16] Đặc san Quê Mẹ, Xuân Cố Hương (1980), tr. 43, 45.
[17] Nguyệt san Độc Lập, số tháng 10-1984, tr. 15.
[18] Stanley Karnow, Vietnam: A History, tr. 446-449.
[19] Robert Shaplen, A Reporter At Large, Return To Vietnam, tuần báo The New Yorker (số ngày 29-4-83) tr. 92.
[20] Trần Ngọc Ninh, Phật giáo và Cộng Sản, Nguyệt san Phật giáo (số 3 tháng 8-78).
[21] Lê Nguyên Long, Bất Đắc Dĩ Khơi Đống Tro Tàn, tạp chí Khai Phóng (số 7) tr. 38.
[22] Nguyệt san Dân Quyền (số 77 và 78 tháng 8-84) tr. 29.
[23] Nghiêm Xuân Hồng, Cách mạng và Hành động, tr. 12, 13.
[24] Trần Thủy, Vinh Danh Bạo Lực, bán Nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại (số 25 ngày 1-6-78) tr. 65-67.
[25] Đào Sĩ Phu, bài Phê b́nh cuốn “Những Bí ẩn Về Cái Chết Của VNCH” của Phạm Kim Vinh, nguyệt san Nhân Bản (số 16 ngày 1-7-78).
[26] Nguyễn Ngọc Huy, The Story Of Diem’s Overthrow and Murder, “Displaced Person”, Center Information Service, tài liệu đă dẫn.

Kể từ đầu thế kỷ thứ 20, khi các đảng phái chính trị xuất hiện và hoạt động trên toàn cơi đất nước th́ năm 1954 phải được coi là cái mốc quan trọng đánh dấu một sự thay đổi lớn trong bản chất cũng như trong sinh hoạt của các đảng phái. Thật vậy, từ những tổ chức cách mạng bí mật chống Tây giành độc lập đồng thời chống nội thù Cộng Sản, th́ kể từ năm 1954, khi chính trị miền Nam được san định rơ ràng, các đảng phái đó đă biến thành các tổ chức thuần chính trị, chuẩn bị đấu tranh công khai dưới những h́nh thức dân chủ hợp pháp và hợp hiến để tiến đến việc nắm chính quyền.
Trong cơn trở ḿnh và biến h́nh quan trọng đó, các đảng phái đă gặp phải hai trở lực lớn: Trở lực thứ nhất kể từ đầu thập niên 60 trở đi, khi đảng Cộng Sản cho ra đời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để tranh giành ảnh hưởng với họ trên địa bàn quần chúng và thu chiếm đi một số thành phần cán bộ quan trọng; và Trở lực thứ hai kể từ khi ông Diệm nắm chính quyền vào năm 1955, tiến hành chính sách độc đảng chuyên chính và dẫm nát mọi sinh hoạt dân chủ mà mọi đảng phái đang bắt đầu xây dựng.
Chính chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă tinh vi tiêu diệt cái tinh lơi c̣n sót lại của một đảng cách mạng và làm tê liệt mọi chức năng cần thiết mới thành h́nh của một đảng chính trị, đẩy họ vào thế thụ động chờ thời hoặc thỏa hiệp với quyền lực và quyền lợi. Bằng đàn áp, kềm kẹp, mua chuộc, hăm dọa, chia rẽ, ly gián, thủ tiêu,... đảng Cần Lao và anh em ông Diệm đă phá nát cái truyền thống cách mạng của đảng phái vốn được khai sinh từ những ngày chống Tây cứu nước. Một số hiếm hoi các cá nhân hoặc tổ chức kiên tŕ với lư tưởng của ḿnh th́ đành phải rút vào bóng tối, âm thầm và giới hạn mọi sinh hoạt và dần dần mất hết sinh lực và bề thế cần thiết của một đảng Cách mạng.
Không những chỉ tiêu diệt các đảng phái là những tổ chức đấu tranh chính trị, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm c̣n thực hiện chính sách tiêu diệt các tôn giáo khác, vốn là sức mạnh và nền tảng xă hội của quần chúng miền Nam. Nhân những biến động quân sự của các giáo phái vơ trang vào những năm đầu mà chủ yếu do B́nh Xuyên và một vài lực lượng vơ trang chủ xướng, ông Ngô Đ́nh Nhu đă cố t́nh đồng hóa các lực lượng vơ trang phiến loạn này với toàn bộ các tôn giáo của miền Nam (địa dư) mà biểu tượng là Cao Đài và Ḥa Hảo. Không phát xuất từ quan niệm Yêu Nước là Yêu Dân, không chủ xướng chính sách Dân Có Mạnh Nước Mới Giàu, nên chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă xem dân như một phương tiện để phục vụ chế độ, đă phải xem dân như kẻ thù, chỉ sợ quần chúng mạnh th́ sẽ cướp mất cái chính quyền đang đem lại đặc quyền đặc lợi cho gia đ́nh và phe đảng. V́ vậy chính quyền Diệm mới phải tiêu diệt Ḥa Hảo, đánh phá Cao Đài và cuối cùng khai chiến với Phật giáo. Mục đích tối hậu của chủ trương này là để Công giáo hóa nhân dân miền Nam, dành cho Công giáo ngôi vị độc tôn.
Hai lực lượng có tính quần chúng và có khả năng đề kháng những độc tố hủy hoại sinh lực quốc gia là Đảng phái và Tôn giáo, sau 9 năm bạo trị của chế độ Ngô Đ́nh Diệm, chỉ như đóm lửa bùng lên lần chót vào cao điểm ngày Cách mạng 1-11-1963, rồi sau đó không c̣n tiềm lực để duy tŕ thành quả của một cao trào đang lên. Ba năm xáo trộn mà tôi tŕnh bày trong chương 18 chỉ là hậu quả tất nhiên của cái thời kỳ chín năm khốc hại trước mà thôi.
Các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ không nh́n thấy được nguyên ủy đó, lại càng không phát hiện được vai tṛ và nhiệm vụ lịch sử của các tôn giáo trong ḍng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam, nên đă đánh giá sai lạc vị trí và sức mạnh của các tôn giáo Cao Đài, Ḥa Hảo và Phật giáo Việt Nam mà họ cho là không chống Cộng như giáo hội Công giáo, cho nên sau ba năm xáo trộn, người Mỹ lại can thiệp mạnh mẽ vào chính trường Việt Nam (như cách đó 10 năm trước họ đă áp lực để đưa ông Diệm về và đẩy ông lên làm Thủ tướng) để khai sinh ra một nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với hai đặc tính rơ rệt: quân phiệt, để sử dụng vơ lực chống Cộng, và Công giáo, để bảo vệ tinh thần chống Cộng. Nghĩa là chống Cộng bằng vũ khí và quyết tâm của tông đồ “diệt ma quỷ”. Khai sinh ra nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với hai đặc tính đó sau ba năm xáo trộn, quả thật phù hợp với ư đồ của lực lượng chính trị của giáo hội Công giáo đang thỏa măn v́ thấy “không có Cụ th́ loạn như thế”, và đang lợi dụng t́nh trạng hỗn loạn (mà họ cũng đă là một thành tố đóng góp) để t́m cách trở lại chính quyền.
V́ chỉ chiếm một phần mười dân số và v́ đa số người Công giáo chỉ sống tập hợp đông đảo tại Thủ đô Sài G̣n và vùng phụ cận nên đă làm cho những ai thiếu nghiên cứu, hoặc chỉ phân tích một cách phiến diện theo nhăn quan chính trị Tây phương, tưởng rằng trong vấn đề tương quan quyền lực tại Việt Nam, khối Công giáo không phải là một thế lực chính trị vững mạnh và có tầm vóc quyết định cục diện chính trường miền Nam.
Trước năm 1954, tại miền Nam Việt Nam, Giáo hội Công giáo chỉ có các giáo phận Huế, Quy Nhơn, Sài G̣n, Vĩnh Long, Cần Thơ. Nhưng từ khi ông Diệm lên cầm quyền và với cuộc di cư của gần 700.000 giáo dân miền Bắc, ông Diệm và giáo hội La Mă đă cấp tốc mở thêm các giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên (1960), Đà Nẵng (1963), Xuân Lộc và Phú Cường (1964) trong ư đồ mở rộng nước Chúa. Việc mở thêm hai giáo phận cuối cùng đă được sắp đặt từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, đến năm 1964 mới thực hiện.
Đồng thời, để bảo vệ cho dinh Độc Lập và cho “căn cứ địa” của chế độ là thủ đô Sài G̣n, cũng như để phô trương sức mạnh của Công giáo, ông Diệm đă cho xây dựng một cái giáp sắt Công giáo (danh từ của Jean Lacouture trong Le Vietnam Entre Deux Paix) bao quanh Sài G̣n và cho phép giáo dân “xâm chiếm” đất đai Sài G̣n và vùng phụ cận. Ai đă từng sống tại Sài G̣n từ trước 1954 cũng phải nhận thấy rằng đến năm 1963, Sài G̣n không c̣n mang tính chất “Nam kỳ” nữa mà đă “Bắc kỳ hóa” theo kiểu Công Giáo, Sài G̣n không có được sự tổng hợp phải có của hai miền sau cuộc di cư với sự ḥa đồng văn hóa mà đă biến thành một đô thị đặc biệt Thiên Chúa giáo. Trước năm 1954, Sài G̣n và Chợ Lớn chỉ có nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Huyện Sĩ, nhà thờ Tân Định, nhà thờ Ngă Sáu, nhà thờ Kỳ Đồng, nhà thờ Chợ Lớn (sau này quen gọi là nhà thờ Cha Tam) mà tín đồ phần đông là người Pháp, người Pháp gốc Việt, và người Tàu. Nhưng từ ngày ông Diệm lên cầm quyền th́ nhà thờ và tu viện mọc ra khắp nơi (chưa kể số nhà thờ trong các đơn vị quân đội cũng chỉ mới được thiết lập sau khi ông Diệm lên cầm quyền). Giáo dân sống tràn ngập vùng Phú Thọ, Ngă Tư Bảy Hiền, Ngă Ba Ông Tạ, vùng Lăng Cha Cả, vùng Hạnh Thông Tây, vùng Tân Châu Sa, Ngă Ba Chú Ía, vùng Tân Định, G̣ Vấp... Cứ nh́n khu Phạm Ngũ Lăo náo nhiệt gần chợ Sài G̣n th́ đủ thấy các cơ sở thương mại, kinh tế, báo chí đa số đều do người Công giáo làm chủ. Cứ nh́n vào con số các trường tư thục ta sẽ có ư niệm về sức bành trướng ảnh hưởng của người Công giáo tại miền Nam Việt Nam dù dân số họ thua kém cả hai tôn giáo Ḥa Hảo và Cao Đài. Cho đến năm 1969 (trên toàn quốc) Công giáo có 1256 trường Trung, Tiểu học và Mẫu giáo [1]. Trong lúc đó th́ măi cho đến năm 1970, Phật giáo mới chỉ có 160 trường Trung, Tiểu học Bồ Đề [2]. C̣n cơ sở giáo dục của hai tôn giáo Cao Đài và Ḥa Hảo th́ thật vô cùng khiêm tốn, nếu không muốn nói là con số không. Cao hơn nữa, cho đến cuối năm 1963, toàn miền Nam chỉ có thêm 2 trường Đại Học đều do hai Linh mục Công giáo làm Viện trưởng là Huế và Đà Lạt. Và Viện trưởng Đại Học Huế là Linh Mục Cao Văn Luận chỉ có bằng Cử nhân.
Chỉ một lănh vực trên, khi phóng rộng ra mà không sợ sai nhiều, ta cũng thấy được sự hoạt động xông xáo của người Công giáo di cư về mọi mặt, đặc biệt là về mặt chính trị, thứ chính trị tranh giành địa vị, danh lợi. Đă thế người Công giáo Việt Nam c̣n được Hoa Kỳ, cả chính quyền, giáo hội lẫn tư nhân tin cậy, yểm trợ hết ḷng về phương tiện và thế lực nên Công giáo Việt Nam càng bành trướng quyền lực mau lẹ và dữ dội.
Người Công giáo “Bắc kỳ”, như Jean Lacouture đă nói trong tác phẩm của ông, là hạng người hiếu động, “to mồm”, mang nặng hận thù với người Việt dân tộc từ thế kỷ thứ 17, 18. Họ lại cuồng tín, giáo điều, và hẹp ḥi đến độ bất nhân cho nên sau cái chết của ông Diệm họ vẫn không chịu công nhận tội lỗi và trách nhiệm để trở về ḥa đồng với đại khối dân tộc. Họ t́m cách vùng lên, t́m cách tái tạo thế lực hầu tiếp tục quá khứ vàng son của họ để vừa có thể nắm được chính quyền vừa để trả thù những lực lượng dân tộc vốn chỉ là nạn nhân của họ. Sau cái chết của ông Diệm, người Công giáo trở nên đoàn kết hơn. Cả những người đă từng chống đối anh em ông Diệm cũng quay về đứng chung một giới tuyến, làm hậu thuẫn cho ông Nguyễn Văn Thiệu mà trường hợp linh mục Hoàng Quỳnh và Cao Văn Luận là điển h́nh. Hiện tượng đó, bên trong là do mặc cảm tội lỗi và bên ngoài là v́ sau cái chết của ông Diệm, những sự thật về mối liên hệ giữa giáo hội Công giáo và chính quyền Diệm, đặc biệt là với thành phần Cần Lao Công Giáo, càng lúc càng bị tiết lộ ra rơ ràng. Ngay cả luật sư Nguyễn Văn Huyền, một nhân sĩ Công giáo miền Nam từng có thái độ bất hợp tác với chế độ Diệm, từng đả kích Cần Lao trong một cuộc phỏng vấn của báo chí khi Cách mạng 1-11-63 vừa hoàn thành, thế mà rồi bất đắc dĩ cũng phải hợp tác với Nguyễn Văn Thiệu.
Thật ra th́ sự phục hồi quyền lực của khối Công giáo đă bắt đầu từ khi xảy ra cái chết của Thiếu tá Nhung, viên sĩ quan thân tín của tướng Dương Văn Minh, người đă hạ sát hai ông Diệm-Nhu [3]. Kể từ cái chết đó, khối Công giáo tích cực hoạt động chống đối Phật giáo, chống đối sinh viên và chống đối các đảng phái để tiến lên cho đến khi họ lật được chính quyền dân sự của hai ông Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát, tạo lư do và cơ hội đưa dần ông Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống như tôi đă tŕnh bày trong chương “Ba Năm Xáo Trộn”.
Về phần ông Nguyễn Văn Thiệu, tuy đă nắm được chính quyền nhưng tự biết ḿnh vừa không đủ uy tín vừa không có hậu thuẫn, đă thế c̣n bị ông Nguyễn Cao Kỳ thù nghịch và chống phá, nên phải thỏa hiệp và “đầu quân” khối Công giáo để có hậu thuẫn chính trị hầu đương đầu với các khối đối lập.
Sự cấu kết giữa “Kẻ cắp” Nguyễn Văn Thiệu và “Bà già” Công giáo đă biến chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa thành ra chế độ Diệm không Diệm. Việc ra đời cuốn sách Làm thế nào để giết một Tổng thống của Cao Thế Dung vào năm 1970, và việc ra đời cái tổ chức gọi là “Phong Trào Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm” của khối Công giáo mà Thiệu đă âm thầm chủ xướng, càng tô đậm thêm cái căn cước thật sự của chế độ Thiệu là một chế độ Diệm không Diệm.
Lợi dụng cơ hội “đầu quân” đó của ông Thiệu, và nh́n thấy viễn tượng quyền lực ông Thiệu sắp nắm được, người Công giáo bèn quên cái tội của ông Thiệu trong quá khứ vốn là một con chiên ngoan đạo và là một sĩ quan trung thành với ông Diệm nhưng lại cầm quân tấn công dinh Gia Long để lật đổ ông Diệm. Có quên cái ‘tội” đó mới thỏa hiệp được với nhau trong vấn đề san sẻ quyền lực và tiến hành được ư đồ phục hồi những quyền lợi đă mất. Những người Công giáo tự xưng là trung thành với ông Diệm cũng đă không ngần ngại ngửa tay nhận của Thiệu 500.000 đồng bạc để tổ chức lễ cúng kỵ ông Diệm lần đầu tiên tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, và c̣n mời cả vợ Thiệu đến tham dự. Buổi lễ đầu tiên ấy chính do âm mưu sắp đặt của ông Thiệu (như Robert Shaplen đă nói trong loạt bài The Cult of Diệm) nên Ngô Khắc Tỉnh, Bộ trưởng Thông Tin của Thiệu tổ chức và chủ tọa, đă nói lên sự cấu kết giữa chính quyền Thiệu và khối Công giáo chặt chẽ và tương đắc như thế nào. Trung úy Nguyễn Minh Bảo, trong tập Đời một Tổng thống, nhân nói về lễ cúng kỵ ông Diệm tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đă tỏ ḷng biết ơn và tôn vinh chính quyền Thiệu, càng làm nổi bật cái bản chất chế độ Thiệu chỉ là một chế độ Diệm nối dài:
... Hàng năm, ngày 2 tháng 11 tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi Sài G̣n, lễ truy điệu (cố Tổng thống Diệm) được tổ chức trọng thể...
Ngay giữa Thủ đô, buổi lễ được tổ chức trang trọng với sự hiện diện của hàng vạn người (LTG: thật ra chỉ vài ngàn người mà hầu hết là người Công giáo) c̣n nói lên thái độ sáng suốt, vô tư và đắc nhân tâm của chính quyền v́ nó đă gây được niềm hân hoan cho một tập thể quần chúng đông đảo có tinh thần quốc gia chân chính và ḷng quyết tâm chống Cộng không lay chuyển [4].
Nguyễn Minh Bảo là một sĩ quan thuộc Lữ đoàn Liên binh Pḥng vệ Tổng thống Phủ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, một cán bộ Cần Lao Công Giáo cuồng tín, chỉ biết nhất Chúa nh́ ông Diệm c̣n tất cả chỉ là thứ yếu. Rơ ràng là trong lúc toàn quân toàn nước, toàn thế giới ai cũng biết và lên án chính quyền Thiệu quân phiệt, tham nhũng, hại nước hại dân th́ Bảo lại ca tụng cái chính quyền đó là “sáng suốt, vô tư và đắc nhân tâm...” như Bảo đă từng mù quáng ca tụng “người ta chỉ thấy rằng dưới thời T.T. Ngô Đ́nh Diệm, các tôn giáo đă đạt được một thời kỳ hưng thịnh nhất” trong cuốn sách của anh ta. Điều đó chỉ nói lên hai điểm đặc trưng của những thành phần Cần Lao Công Giáo Việt Nam: Thứ nhất là khối Công giáo sẵn sàng ca tụng và hậu thuẫn cho bất cứ ai, bất cứ thế lực nào, miền là có lợi cho nước Chúa, dân Chúa; và thứ hai, mà đây mới là điểm thê thảm, là những điều họ nghĩ, họ nói và họ làm phản ảnh cái phong cách hành xử của một giáo hội đang chà đạp lên nội dung tốt đẹp của những lời rao giảng trong Phúc Âm.

-o0o-

Năm 1966, nền Đệ Nhị Cộng Ḥa ra đời với tấm giấy khai sinh chính trị đề tên “chế độ Nguyễn Văn Thiệu”. Để nhận diện chế độ này, ta không thể theo phương pháp thông thường đặt nặng vấn đề cứu xét các chánh sách, thẩm định các cơ cấu chính quyền hay phân tích các văn kiện căn bản về hành chánh và tư pháp, mà trong trường hợp chế độ Thiệu của miền Nam kể từ 1966, ta phải nh́n thành phần nhân sự lănh đạo ở thượng tầng cai trị, và cái thế lực hậu thuẫn chế độ đó ở hạ tầng quần chúng.
Thật vậy, kể từ năm 1954, chính trị miền Nam là một loại chính trị mà lực vận động chính là nhân sự. Chánh sách, đường lối, sách lược, phương tiện... đều đă bị Hoa Kỳ âm thầm hay công khai nắm lấy để điều động, cho nên trong mỗi giai đoạn, với mỗi chế độ, đều có một khuôn mặt Việt Nam tiêu biểu, đều có một lực lượng Việt Nam nổi bật lên, và chỉ cần xét khuôn mặt đó, lực lượng đó là ta có thể thấy được chân tướng chính trị và văn hóa của chế độ này.
Đó là quy luật đặc thù của chính trị miền Nam từ sau 1954.
Chế độ Thiệu cũng không nằm ngoài quy luật đó, cho nên chỉ cần điểm mặt thành phần lănh đạo làm việc cho Thiệu và v́ Thiệu, chỉ cần lôi ra ánh sáng thế lực hậu thuẫn cho chính quyền quân phiệt đó là ta có thể xác định được chế độ Thiệu có phải là một chế độ “Diệm không Diệm” không?
Vậy th́ những ai làm việc cho ông Thiệu?
Trong dinh Độc Lập có Cố vấn An ninh T́nh báo kiêm Cố vấn Quân sự là ông Đặng Văn Quang, người con nuôi tinh thần của Bà Ấm, chị ruột Tổng thống Diệm và là thân mẫu của Giám mục Nguyễn Văn Thuận. Ngoài những chức vụ chính thức ông Quang c̣n có những nhiệm vụ bí mật là thiết lập kế hoạch và phối hợp công tác của các cơ quan chính quyền để triệt phá các thành phần đối lập với chế độ mà đối tượng số một là Phật giáo. Ông Quang cũng là người điều động một hệ thống tổ chức buôn thuốc phiện lậu để chia lời với ông Thiệu như ông Nhu trước kia buôn thuốc phiện lậu để làm giàu mà Mac Coy đă nói rơ trong The Politics of Heroine in Southeast Asia.
Cố vấn phụ trách Kinh tài là dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, Giám đốc hàng thuốc O.P.V., người Công giáo Phú Cam, từng làm Dân biểu gia nô và Kinh tài cho anh em ông Diệm. Nhiệm vụ chính trị của Thăng là xây dựng cho ông Thiệu một Quốc hội bù nh́n mà đa số phải là người Công giáo. Chính ông Thăng thay ông Thiệu để giao thiệp, mua chuộc, hướng dẫn và kiểm soát Quốc hội để điều hướng định chế gọi là “dân cử” này ủng hộ đường lối của ông Thiệu. Khi ông Thăng bất th́nh ĺnh chết v́ bệnh ung thư th́ phụ tá của ông Thăng trong dinh Độc Lập là ông Nguyễn Văn Ngân lên thay thế. Ông Ngân là người Công giáo Nghệ Tĩnh, bà con của Linh mục Cao Văn Luận. Đúng như giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ đă nói trong tác phẩm Những Ngày Cuối Cùng của VNCH, hết Thăng rồi đến Ngân, họ chính là những người nắm giữ tay ḥm ch́a khóa của quỹ chi tiền cho các Dân biểu, Nghị sĩ và các lực lượng thân chính.
Cố vấn Chính trị và là Quân sự Tối cao của ông Thiệu một cách không chính thức trong dinh Độc Lập là Linh mục Cao Văn Luận, nguyên là một công thần của nhà Ngô. Linh mục Luận được anh em ông Diệm cho làm Viện trưởng Viện Đại học Huế nhưng đến năm 1963, trước cao trào đấu tranh dũng mănh của Phật giáo, sinh viên và trí thức miền Nam, ông Luận phải miễn cưỡng gia nhập theo nên bị nhà Ngô cất chức Viện trưởng. Cần nhắc lại rằng khi thế lực Công giáo được phục hồi, ông Cao Văn Luận bị khối Công giáo chỉ trích thái độ chống chính quyền Diệm trước kia nên bèn t́m cách liên hệ để tiến thân với Thiệu và cuối cùng được ông Thiệu tín nhiệm. Nhờ cái “mác” Viện trưởng Viện Đại học cũ, lại nhờ đi ngoại quốc nhiều nên ông Luận được Thiệu giao cho nhiệm vụ đặc biệt là giao thiệp, liên lạc với các chính khách Hoa Kỳ, và đặc biệt với Ṭa Thánh La Mă.
Cố vấn t́nh báo chiến lược là ông Huỳnh Văn Trọng, tốt nghiệp đại học Luật và là một tín đồ Công giáo xuất thân từ một ḍng tu ở Hồng Kông. Dưới thời chính phủ Nguyễn Phan Long (1950), Trọng giữ chức Tổng thư kư chính phủ và vẫn tiếp tục là nhân viên cao cấp dưới thời chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Khi chính phủ Diệm tiến hành chính sách tiêu diệt đảng phái, Trọng trở thành đối tượng của chính sách nầy nên phải lánh nạn trong ḍng Chúa Cứu Thế. Sau đó, khi t́nh h́nh bớt nguy hiểm, ông Trọng tái xuất hiện nhưng chỉ âm thầm dạy Việt ngữ và Pháp ngữ cho nhân viên Sứ quán Mỹ tại Sài G̣n. Chính trong thời gian nầy, nhân viên cao cấp của Hà Nội là ông Vũ Ngọc Nhạ đă phát hiện ra ông Trọng và kết nạp vào Cụm t́nh báo A-22. Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1967, ông Vũ Ngọc Nhạ định vận động với ông Nguyễn Văn Thiệu cho ông Trọng giữ chức Thủ tướng, nhưng v́ điều kiện chính trị phức tạp lúc đó nên ông Trọng chỉ đóng vai Cố vấn t́nh báo chiến lược về những vấn đề chính trị và ngoại giao trong Phủ Tổng thống. Nhưng rồi A-22 bị phát giác, cả hai ông Nhạ lẫn Trọng đều bị bắt và bị Ṭa án Quân sự Đặc biệt kết án đày ra Côn đảo.
Như vậy, trong một chế độ mà các quyết định sinh tử liên hệ đến vận mệnh quốc gia đều tập trung vào một người chứ không phải vào những Hội Đồng An Ninh, Hội Đồng Nội Các hay Quốc hội như chế độ Thiệu, th́ vai tṛ Cố vấn trong những buổi họp kín giới hạn mới là vai tṛ mấu chốt. Mà bốn người cố vấn Quân sự, Chính trị, Kinh tài và T́nh báo, tuy xuất thân từ những môi trường khác nhau, sinh hoạt trong những lănh vực khác nhau, tiến thân từ những tŕnh độ khác nhau, nhưng lại có một yếu tố chung rất nổi bật, đó là tôn giáo của họ, đó là cái liên hệ ruột thịt và sắt đá vào Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà nhờ đó họ đă bước lên được vị trí gần nhất chung quanh ông Tổng thống Công giáo thứ nh́ của nền Việt Nam Cộng Ḥa.
Họ cần Thiệu cũng như Thiệu cần họ trong cái thế thỏa hiệp để san sẻ quyền lực và củng cố quyền lực. Con chiên ngoan đạo Nguyễn Văn Thiệu đă không cần thắp đuốc t́m nhân tài mà chỉ cần mở cửa quyền lực đón người đồng đạo là có đủ quyền lực để cai trị miền Nam. V́ khi đă có “tứ trụ triều đ́nh” người Công giáo rồi, th́ cũng như ông Diệm ngày xưa trong chính sách nhân lực, cả cái hệ thống vận hành trung cấp ở dưới phải là các linh mục và các tín đồ Công giáo khác.
Trước hết là Linh mục Nhuận và nhóm Nguyễn Đức Xích phụ trách việc theo dơi, ḍ xét các đảng phái, tôn giáo và những thành phần đối lập rồi báo cáo thẳng cho ông Đặng Văn Quang. Linh mục Nhuận là Cha sở thuộc họ đạo Phú Nhuận, sau đó được hai ông Thiệu và Quang đền bù công lao bằng cách giúp tiền bạc để xây cất một giáo đường đồ sộ tân kỳ tại Phú Nhuận, đối diện với ngôi chùa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Cao Đài gần cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu, đường lên Quân Y Viện Cộng Ḥa. C̣n Thiếu tá Nguyễn Đức Xích (có người em là linh mục hiện sống ở Úc Châu, hiện nay ông này đă lập gia đ́nh) được Thiệu và Quang cho giữ chức “giám sát” trong cơ quan Giám Sát Viện, phụ tá bí mật cho ông Ngô Xuân Tích là bà con của ông Thiệu giữ chức Chủ tịch Viện giám sát. Người phụ tá miền Trung cho linh mục Nhuận có tên là Huỳnh Bút (biệt hiệu là Hoàng Ái Việt) quê ở tỉnh Quảng Ngăi, vốn là một cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng từng được ông Ngô Đ́nh Cẩn mua chuộc trước kia. Những hoạt động phản đảng của ông Huỳnh Bút được anh em Việt Quốc biết rơ từ thời Ngô Đ́nh Diệm.
Một linh mục khác mà bà con Nguyễn Phước tộc hầu như ai cũng biết là Linh mục Bửu Dưỡng, vị cố vấn bí mật đặc trách Văn hóa Giáo dục cho chính quyền Thiệu. Bửu Dưỡng là người đă từng cùng với Ngô Đ́nh Nhu khai sinh ra cái quái thai “Chủ Nghĩa Nhân Vị Duy Linh” và yểm trợ cho chế độ Diệm tiến hành sách lược “Công giáo hóa miền Nam” mà tôi đă đề cập trong những chương trước.
Cuộc Cách mạng 1-11-1963 đă bị vị linh mục này bóp méo nội dung như một cuộc chiến tranh tôn giáo mà Phật giáo là kẻ thù đă lật đổ chế độ. Nên khi ông Thiệu cầm quyền, linh mục Bửu Dưỡng đă tự nguyện đến hợp tác với chỉ một ư đồ là phục hồi lại các nhân sự của chế độ cũ để nắm lấy guồng máy chính quyền mà trả thù Phật giáo. Linh mục Bửu Dưỡng đă được Thiệu và Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập Viện Đại Học Minh Đức để cùng với trường Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt của ông Ngô Đ́nh Thục trước kia làm công việc “trồng người” cho chế độ Công giáo trị mới. V́ căm thù Phật giáo quá độ, linh mục Bửu Dưỡng đă không ngại ngùng xúi dục khuyến khích sinh viên Công giáo trường Minh Đức viết bài đả kích công khai Phật giáo trên tờ nguyệt san Đại Học Minh Đức, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà trường. Nhiều cựu sinh viên Minh Đức và Vạn Hạnh hẳn không thể nào quên được những báo kư tên Thích Quang đă có những luận điệu hạ nhục cả Đức Phật Thích Ca. Mở Viện Đại Học Minh Đức, Bửu Dưỡng và khối Công giáo c̣n muốn ganh đua với trường Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo đang thu hút đông đảo sinh viên thanh niên hướng về t́nh tự và truyền thống dân tộc.
Một vị Giám mục nổi tiếng khác là ông Nguyễn Văn Thuận (gọi Tổng thống Diệm bằng cậu ruột và cai quản giáo phận Nha Trang). Ông là một người thông minh, khôn ngoan và thâm thúy, ông cũng là vị giám mục trẻ tuổi nhất trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tôi gặp ông lần đầu tiên tại Paris năm 1956 do linh mục Giảng (hiện ở Pháp) giới thiệu. Lúc bấy giờ ông bí mật hoạt động lôi kéo kiều bào ở Pháp về với chế độ Diệm, đồng thời vận động giới tu sĩ và trí thức trẻ Công giáo Pháp ủng hộ cho chế độ của người cậu ruột của ông ta.
Sự sụp đổ của chế độ và cái chết của ba người cậu ruột đă làm cho ông trở nên cứng rắn, quyết liệt hơn trong tham vọng xây dựng khối Công giáo trở thành một lực lượng sắt thép để nắm lấy chính quyền tại miền Nam và biến miền Nam thành một người con hiếu thảo của Giáo hội La Mă hầu một mặt trả mối thù gia tộc, và mặt khác th́ hoàn tất sách lược của các ông cậu trước kia. Những tổ chức Công giáo quốc tế c̣n tiếc thương gia đ́nh họ Ngô đă ngầm giúp Giám mục Thuận sớm trở thành nhân vật quan trọng của Giáo hội Việt Nam để ông có uy thế và phương tiện hoạt động chính trị. V́ thế cho nên dù là một Giám mục c̣n trẻ tuổi, ông vẫn được giao phó trọng trách phụ tá Tổng Giám mục Nguyễn Văn B́nh. Ông c̣n được Công giáo quốc tế giao chức Tổng thủ quỹ Caritas, một tổ chức từ thiện của Công giáo Hoa Kỳ đặt trụ sở tại Phi Luật Tân. (Thật ra từ thời Diệm đến thời Thiệu, Công giáo quốc tế, đặc biệt là giáo hội Hoa Kỳ, đă đặt tại miền Nam rất nhiều cơ quan bề ngoài th́ để làm việc từ thiện cho dân Việt Nam nhưng mục đích chính yếu là để mua chuộc dụ dỗ người Việt Nam theo Công giáo).
Để tránh dư luận, giám mục Thuận ít công khai liên hệ với ông Thiệu tại dinh Độc Lập mà chỉ bí mật giao thiệp với ông Đặng Văn Quang, vốn là người em tinh thần của ông. Tuy nhiên, hành động bí mật của ông cũng không che mắt được Vơ Văn Hải, một người rất khinh bỉ và thù ghét nhóm Công Giáo Cần Lao, thù ghét Nguyễn Văn Thiệu và Đặng Văn Quang. Cũng như dưới thời Tổng thống Diệm mà Hải đă để tâm theo dơi những hành động ám muội của anh em Tổng thống Diệm, ngày nay Hải lại theo dơi cha Thuận và biết được ông ta cùng với Đặng Văn Quang cầm đầu tổ chức buôn vỏ đạn trọng pháo mà theo Hải th́ thương vụ lên đến 800 triệu bạc Việt Nam.
Như vậy, bảy nhân vật Công giáo mà tôi vừa kể trên (mà đến bốn đă là giám mục và linh mục) đă thực sự là những người quần tụ chung quanh vị Tổng thống cũng Công giáo để tạo ra cái đầu năo nắm lấy vận mệnh miền Nam. Họ bám lấy Thiệu mà sống và phát triển cũng như Thiệu bám lấy họ mà tồn tại và thi thố quyền lực.
Khi đă có cái đầu năo vừa đồng đạo vừa đồng lợi như vậy th́ các bộ phận thừa hành cũng phản ánh và nối dài cái tính chất đạo và lợi như thế để phù hợp khít khao với khuôn thước mà chế độ Diệm để lại.
Thật vậy, ở Thượng Viện, Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn có 3 hay 4 liên danh Công giáo làm tay sai: Liên danh Nguyễn Văn Huyền, liên danh Huỳnh Văn Cao, liên danh Nguyễn Gia Hiến và liên danh Trần Văn Lắm gồm hầu hết là người Công giáo hay là người của chế độ cũ nổi tiếng trung thành với ông Diệm. Chức Chủ tịch Thượng viện suốt thời gian Thiệu cầm quyền nằm trong tay hai nhân vật Công giáo là các ông Nguyễn Văn Huyền và Trần Văn Lắm (ông Lắm hiện sống ở Úc Châu). Đệ Nhất Phó Chủ tịch là ông Phạm Như Phiên, một vị cựu quan lại tay chân cũ của Tổng thống Diệm. Cũng có thời ông Hoàng Xuân Tửu (một người Công giáo Quảng Trị thuộc đảng Đại Việt Hà Thúc Kư) được bầu vào chức Đệ Nhị Phó Chủ tịch, nhưng đến năm 1973-74, ông Tửu theo đường lối của Đảng quay ra chống đối Thiệu trong Phong Trào Chống Tham Nhũng của Cha Trần Hữu Thanh.
C̣n ở Hạ Viện, người Công giáo (nhất là người Công giáo di cư và nhân sự cũ của chế độ Diệm) chiếm đa số, đặc biệt là khối Độc Lập 19 người gồm toàn thành phần Cần Lao Công Giáo do nhóm các ông Nguyễn Quang Luyện, Vũ Văn Mầu, Phạm Hữu Giáo cầm đầu. Khối này đă giành lấy những chức chủ tịch của các Uỷ Ban quan trọng để chi phối Hạ Viện. Theo giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ trong Những Ngày Cuối Cùng của VNCH th́ sau khi thành lập xong khối Độc Lập, ông Nguyễn Quang Luyện vào dinh Độc Lập gặp ông Thiệu và hứa sẽ ủng hộ để đổi lại những ưu đăi đặc biệt. Cũng v́ thỏa hiệp đó mà tuy nhóm Dân biểu Luyện, Mầu, Giáo xuất ngoại buôn vàng lậu, đô la lậu, đồ lót đàn bà làm náo động dư luận quốc tế và làm mất quốc thể Việt Nam, Thiệu và Quốc hội Công giáo vẫn che chở bỏ qua, những kẻ vi phạm luật lệ không bị một h́nh phạt nào, kể cả biện pháp chế tài hành chánh.
Phê b́nh về sự thao túng và nguồn gốc của khối Độc Lập này, một hôm nhân đàm đạo với chúng tôi, Dân biểu Trần Văn Tuyên chủ tịch khối Dân Tộc, đă mỉa mai rằng: “Không phải vô t́nh mà khối Dân biểu Công giáo lấy tên “Độc Lập”, mà phải biết rằng “khối Độc Lập” và “dinh Độc Lập” đều có chung một ư đồ, nhằm chung một mục đích, sống chung một lối sống chỉ phá nát quốc gia mà thôi”. Người ta không quên trong những buổi thảo luận tại Hạ Viện, khối Dân Tộc của ông Trần Văn Tuyên và khối Độc Lập Công giáo gia nô của Thiệu thường nhiều lần tranh căi giận dữ gần như muốn đi đến xô xát. Nhưng khi có biểu quyết một dự luật nào th́ thắng lợi vẫn về khối Độc Lập của Thiệu.
Trong Hạ Viện c̣n có dân biểu Đinh Xuân Minh (có em gái lấy Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức). Ông Đinh Xuân Minh vốn là dân biểu của chế độ Diệm và là bác sĩ riêng của cố Tổng thống Diệm, nhờ thân phụ là Lục Kinh, đội lính giản, nguyên tài xế của Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn (thân phụ của Đại tá Việt Cộng Bùi Tín) quay về phục vụ cho nhà Ngô.
Chủ tịch Hạ viện trong nhiệm kỳ đầu là ông Nguyễn Bá Lương. Ông không phải là người Công giáo nhưng được hai ông Thiệu và Thăng mua chuộc các Dân biểu khác để sắp đặt bầu vào chức Chủ tịch Hạ viện v́ ông là người “ba phải”, dễ thuần phục mà lại thích danh vị. Vả lại, lúc mới cầm quyền, ông Thiệu thấy rằng Tổng thống đă là Công giáo, Chủ tịch Thượng viện đă là Công giáo nên Thiệu đặt Nguyễn Bá Lương đứng đầu Hạ viện để có thể làm bớt lộ liễu màu sắc Công giáo của chính quyền. Đây cũng chỉ là một thủ đoạn nối dài của thời Đệ Nhất Cộng Ḥa với một ông Nguyễn Ngọc Thơ (không Công giáo) được anh em ông Diệm cố t́nh cho giữ chức vụ Phó Tổng thống để làm nhẹ cái thực tế rơ ràng là Tổng thống Công giáo, các ông Chủ tịch Quốc hội thay phiên nhau như Trần Văn Lắm, Phạm Văn Nhu, Trương Vĩnh Lễ đều là Công giáo, cố vấn chính trị Ngô Đ́nh Nhu và cả gia đ́nh cầm quyền cũng là Công giáo.
Nhưng ông Nguyễn Bá Lương chỉ giữ chức Chủ tịch Hạ viện nhiệm kỳ đầu mà thôi. Qua đến nhiệm kỳ hai, khi t́nh h́nh chiến tranh và chính trị trở nên trầm trọng có thể đe dọa vị trí lănh đạo, th́ Thiệu phải lấy những biện pháp độc tài để kiểm soát Lưỡng viện chặt chẽ hơn. Và v́ cần sự ủng hộ công khai của định chế này nên ông Thiệu vận động để chức Chủ tịch Hạ viện vào tay ông Nguyễn Bá Cẩn, nguyên là Phó Tỉnh trưởng Định Tường, và cũng là một thuộc hạ của Huỳnh Văn Cao thời Cao c̣n là Tư lệnh vùng IV.
Với một Quốc hội nằm trong tay đa số người Công giáo và người của chế độ Diệm đang cấu kết với Thiệu như thế, tất cả các dư luật thất nhân tâm như Luật Báo Chí, Luật Uỷ Quyền, việc hợp hiến hóa cuộc bầu cử Tổng thống độc diễn... đều đă được dễ dàng và mau chóng thông qua. Đó là không nói đến những hồ sơ tố cáo tham nhũng, lộng quyền bị Quốc hội dẹp bỏ trước sự công phẫn của nhân dân và chỉ trích gay gắt của báo chí như các nhật báo Bút Thép, Điện Tín, Dân Tộc...
Thành phần nhân sự Công giáo và thuộc-chế-độ-Diệm cũ không chỉ nắm chức vụ lănh đạo để khuynh loát ngành Lập pháp, mà quan trọng hơn, c̣n cả trong ngành Hành pháp: Bộ trưởng Đặc Trách Liên Lạc Quốc Hội nằm trong tay ông Cao Văn Tường, một người trung thành với nhà Ngô đă từng được ông Ngô Đ́nh Nhu cho làm Đệ Nhất Phó Chủ tịch Quốc Hội thời Đệ Nhất Cộng Ḥa.
Bộ Ngoại Giao th́ do các ông Trần Chánh Thành, Trần Văn Lắm hay Vương Văn Bắc thay phiên nhau cầm đầu mà ông Thành và ông Lắm ai cũng biết là thuộc hạ nhà Ngô cũ. Bộ Ngoại giao là một bộ phụ trách việc vận động quốc tế, tranh thủ dư luận thế giới yểm trợ Việt Nam Cọng Ḥa, nhất là trong giai đoạn phải thương thuyết với Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Nhưng nh́n lại dĩ văng ta thấy các nhà ngoại giao của chúng ta chỉ coi sinh mạng quốc gia là tṛ đùa. Ông Trần Văn Lắm đi phó hội tại Paris th́ chỉ vênh vang lập lại lời tuyên bố “Ḥa b́nh đă trông thấy ở cuối đường hầm” của Kissinger mà thôi, mặc dầu những điều kiện ḥa b́nh đó chỉ giúp mở cửa cho Cộng Sản dễ dàng tấn chiếm miền Nam. C̣n ông Vương Văn Bắc mới lên giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao được ít tháng đă vội vă cho vợ con xuất ngoại an cư ở nước ngoài và thỉnh thoảng mượn cớ công du để đi thăm. Hậu ư của ông là khi có biến, ông có thể trốn thoát dễ dàng không bận bịu thê nhi. Cái hậu ư đó nói lên rơ ràng việc ông biết lo cho gia đ́nh trước khi lo cho một quê hương mà ông biết như lá vàng sắp rụng.
Bộ Thông Tin dĩ nhiên phải để cho ông Ngô Khắc Tỉnh, học tṛ cũ của Giám mục Ngô Đ́nh Thục và là cựu Dân biểu gia nô thời Đệ Nhất Cộng Ḥa. Nhưng khi số trường đại học, trung học, số trường kỹ thuật được Hoa Kỳ và các nước đồng minh gia tăng viện trợ th́ ông Thiệu bèn hoán chuyển ông Ngô Khắc Tỉnh qua nắm Bộ Giáo Dục để có thể kiểm soát lực lượng giáo chức và thanh niên sinh viên, vốn là lực lượng tiền phong luôn luôn dễ dàng nổi loạn. Để ông Tỉnh có đủ uy tín đối phó với lớp trí thức khoa bảng, ông Thiệu cử một phụ tá cũng khoa bảng giúp Tỉnh và dĩ nhiên vị phụ tá này phải là một tín đồ Công giáo gốc Huế, thân tín với chế độ cũ: ông Bùi Xuân Bào.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Diệm, rồi Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế trong mấy năm cuối của Việt Nam Cọng Ḥa là con chiên mộ đạo Nguyễn Tiến Hưng, người trước khi quyết định hợp tác với ông Thiệu đă phải đi thỉnh ư một Linh mục (xem “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập”), một nhân tài “hiếm có” v́ đă có lần nói với Tổng thống Thiệu rằng một trong những lư do chính làm cho Hà Nội quyết tâm chinh phục miền Nam là v́ miền Bắc bị cắt mất nguồn cung cấp lúa gạo từ miền Nam năm 1954.
Tuy nhiên, ông Thiệu biết rằng Lập pháp, Hành pháp hay Tư pháp trong một miền Nam chiến tranh và trong một chế độ do Mỹ điều động vẫn chưa đủ để củng cố quyền lực mà chính Quân đội mới là thành tố chính quyết định sức mạnh của kẻ cầm quyền. Hơn ai hết, ông Thiệu biết rơ vai tṛ của quân đội trong những biến cố chính trị, cũng hơn ai hết ông Thiệu biết rơ sự cần thiết phải Công giáo hóa quân đội mới hoàn tất được cái khế ước với lực lượng Công giáo đang hung hăng sống dậy tại miền Nam. Mà trong một chế độ độc tài của một quốc gia đang có chiến tranh như Việt Nam, th́ sức mạnh của quân đội hầu như nằm trong tay một số Tướng, Tá cao cấp, cho nên chính thành phần nhân sự lănh đạo quân lực VNCH là thành phần mà Thiệu và khối Công giáo thỏa hiệp chặt chẽ và lâu bền nhất.
Trước hết, Thiệu dàn xếp cho ông Cao Văn Viên giữ chức Tổng Tham mưu trưởng và người thân tín của Viên là ông Đồng Văn Khuyên th́ vừa là Tổng Tham mưu phó vừa là Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Viên là thành phần trung thành tuyệt đối với Tổng thống Diệm, vợ Viên là tay chân đắc lực của bà Nhu trong Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới cũ. Viên đă được Tổng thống Diệm cử giữ chức Tư lệnh Nhảy Dù thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi sau cuộc đảo chánh thất bại năm 1960 mặc dù Viên chưa một ngày ở trong binh chủng này và chỉ mới mang cấp bậc Trung tá. Trong đêm Cách mạng 1-11-1963, ông Viên đă trả lời tướng Dương Văn Minh là không theo Cách mạng mà chỉ tuân lệnh Tổng thống Diệm mà thôi. Viên đă nắm giữ phần trọng yếu trong cuộc chỉnh lư hạ bệ tướng Dương Văn Minh vào cuối tháng Giêng năm 1964, và gián tiếp chịu trách nhiệm trong việc hạ sát Thiếu tá Nhung tại trại Nhảy Dù do sĩ quan Công giáo chủ xướng. Hồ sơ quân vụ của Viên ghi đầy những công lao to lớn trung thành với nhà Ngô nên càng được khối Công giáo trong quân đội tín nhiệm và ủng hộ. Khốn nỗi vợ Viên quá lộng hành và gây nhiều tai tiếng nên vị trí của Viên bị đe dọa, Viên thu ḿnh ngậm miệng lại và chỉ biết t́m nguồn vui qua việc tập luyện Yoga tại nhà hay trau giồi học vấn mà không để tâm nhiều vào việc chỉ huy quân đội. Đă có lần Thiệu định để Đỗ Cao Trí thay Viên, nhưng áp lực của khối Công giáo, của người anh ruột là Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu và của Mỹ quá mạnh nên Viên vẫn làm một thứ Tổng Tham mưu trưởng nhàn hạ cho đến ngày trốn quân lực bỏ nước ra đi.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với các Cục trực thuộc như Cục Tuyên úy, Cục Chiến Tranh Tâm Lư, Cục An Ninh Quân Đội, Đài phát thanh và báo chí quân đội th́ do tướng Trần Văn Trung, một người Công giáo Phú Cam điều khiển. Cơ quan này đáng lẽ phải bảo vệ tinh thần quân đội th́ lại trở thành một khí cụ cho các tuyên úy Công giáo trong quân đội. Hiện tượng này không lộ liễu như dưới thời Diệm nên người ngoài ít ai để ư, nhưng các thành phần thuộc các tôn giáo khác th́ thấy rất rơ và tuy bất b́nh mà không dám công khai nói ra.
Cầm đầu Nha Động Viên là ông Bùi Đ́nh Đạm, một sĩ quan Công giáo di cư và từng là kẻ dưới quyền Huỳnh Văn Cao. Đạm liên hệ mật thiết với Linh mục Trần Du, chủ nhiệm báo Ḥa B́nh, vị Linh mục cùng với người cháu gọi ông là cậu ruột (mà tôi quên tên) làm quản lư báo Ḥa B́nh, và nằm trong hệ thống t́nh báo đặc trách việc theo dơi sinh hoạt báo chí cho nhóm Thiệu-Quang. Đạm là một sĩ quan hoàn toàn thiếu khả năng nhưng nhờ ngoan đạo mà được ông Thiệu giao cho chức vụ Giám đốc Nha Động Viên, một cơ quan vô cùng quan trọng và dễ dàng làm tiền dân chúng trong một quốc gia đang có chiến tranh. Phụ tá cho Đạm là Đại tá Huỳnh Văn Lang, lại cũng là một sĩ quan Công giáo khác.
Xuống thấp một chút ở các đơn vị địa phương và thực sự nắm quân là các chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn th́ những tướng tá Cần Lao Công Giáo hoặc tay chân của chế độ cũ cũng nắm phần đa số mà tiêu biểu là Ngô Du, Phạm Quốc Thuần, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Minh (cựu Tỉnh trưởng Long Xuyên thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, tay chân của Đặng Văn Quang), Phạm Văn Phú (nguyên Tư lệnh Phó Lực lượng Đặc biệt của Lê Quang Tung), Nguyễn Văn Toàn (từng chỉ huy Thiết giáp tấn công Phật giáo trong biến cố 1966), Lữ Lan (một tay chân thân tín của Tổng thống Diệm nên được Cao Thế Dung đề cao trong cuốn Làm thế nào để giết một Tổng thống).
Sau quân đội là Cảnh sát Công an. Ban đầu v́ c̣n có ông Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng thống nên Thiệu đồng ư để cho Đại tá Trần Văn Hai (sau khi tướng Loan bị thương trong biến cố Tết Mậu Thân) làm Tổng Giám đốc. Nhưng v́ ông Hai thân với đảng Đại Việt và lại là một sĩ quan liêm chính nên muốn nắm vững Công an, Thiệu đặt Trung tá Nguyễn Mâu (một người Cần Lao Công Giáo từng thay ông Nguyễn Văn Đẵng trong chức vụ Tỉnh trưởng Thừa Thiên để đàn áp Phật giáo năm 1963) nắm giữ chức vụ Phụ tá ngành Công an Đặc biệt, một chức vụ sinh sát do Dương Văn Hiếu nắm giữ thời chế độ Diệm. Sau đó, khi Phó Tổng thống không phải là ông Kỳ nữa, Thiệu bèn giao chức Tổng giám đốc Cảnh sát Công an cho Nguyễn Khắc B́nh, vừa là bà con với vợ Thiệu vừa lại có công với nhóm Cần Lao Công Giáo (B́nh đă có công tố cáo với ông Ngô Đ́nh Nhu hành động “phản loạn” của tướng Nguyễn Hữu Có khi Có xuống Mỹ Tho tổ chức đảo chánh chế độ Diệm năm 1963).
Như vậy, với một quân đội có những Cao Văn Viên, Đồng Văn Khuyên, Trần Văn Trung, Bùi Đ́nh Đạm, Huỳnh Văn Lang, Ngô Du, Phạm Quốc Thuần, Đỗ Cao Trí, Trần Văn Minh, Phạm Văn Phú, Nguyễn Văn Toàn, Lữ Lan v.v... nắm những chức vụ then chốt; và với một lực lượng Công an Cảnh sát có những Nguyễn Mâu, Nguyễn Khắc B́nh... Thiệu đă vá lại được mạng lưới Cần Lao Công Giáo bị rách vào năm 1963 để phủ xuống một quân lực mà các thành phần ưu tú và trong sạch nhất th́ nằm ở tuyến đầu khói lửa chứ không phải tại các phủ bộ ở thủ đô Sài G̣n.
Với t́nh h́nh an ninh càng lúc càng suy thoái và tiếp nối chính sách quân sự hóa các tỉnh trưởng của chế độ Diệm, Thiệu mở rộng mạng lưới Công giáo ra khắp nơi. Thiệu c̣n trắng trợn và khiêu khích bổ nhiệm các sĩ quan Cần Lao cũ tại các địa phương đông Phật tử như Đại tá Thân, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tại Thừa Thiên và Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi tại Đà Nẵng, hai sĩ quan sau là hai sĩ quan Công giáo cao cấp thuộc Lữ đoàn Liên binh Pḥng vệ Tổng thống Phủ của ông Diệm trước 1963, c̣n Đại tá Thân là tay chân của Linh mục Cao Văn Luận.
Ngoài các cơ quan công quyền được “Công giáo hóa” dần dần, ông Thiệu c̣n vói tay nắm lấy Tổng Liên Đoàn Lao Công, một sản phẩm của ông Nhu để lại hầu làm hậu thuẫn cho Thiệu. Tổng Liên Đoàn Lao Công vẫn do ông Trần Quốc Bửu (nguyên ủy viên Trung ương Cần lao) giữ chức chủ tịch với một vị phụ tá là Nguyễn Bửu, người Công giáo Quảng B́nh. Dưới thời Thiệu, chính Nguyễn Bửu mới là người thật sự điều hành Tổng Liên Đoàn v́ ông đă được Thiệu giao phó cho nhiệm vụ giao thiệp với các nghiệp đoàn Hoa Kỳ và bí mật liên hệ với cơ quan CIA Mỹ, việc mà ông Bửu đă thi hành từ thời ông Nhu. Lợi dụng các vụ xuất ngoại, ông Trần Quốc Bửu chuyển tiền ra nước ngoài một số lượng đáng kể, đă mua cho vợ bé một ngôi biệt thự sang trọng tại Thụy Sĩ.
Nh́n lại toàn bộ lực lượng nhân sự nắm các địa vị quan trọng tại miền Nam dưới chế độ Thiệu, từ chức Tổng thống Cộng Ḥa đến Tỉnh trưởng Thừa Thiên, từ Cục Tiếp Vận đến Bộ Giáo dục, từ Tổng Liên đoàn đến Nha Động Viên, từ Tư lệnh Sư đoàn đến Chủ tịch Quốc hội, từ Ban Cố vấn Tối cao đến các liên danh trong Thượng viện, từ Cảnh sát Công an đến Ngoại giao, từ Nguyễn Cao Thăng đến Đặng Văn Quang, từ Cao Văn Luận đến Trần Du, từ Nguyễn Bá Cẩn đến Bửu Dưỡng,... ta thấy rơ ràng đám con mồ côi chính trị của chế độ cũ đang nỗ lực làm sống lại cái tinh thần độc tài Công giáo trị của chế độ cũ của những Thục, Diệm, Nhu, Cẩn. Chính sách tuyển chọn nhân sự của dinh Độc Lập vẫn lấy Công giáo làm tiêu chuẩn ưu tiên mà Công giáo Cần Lao của chế độ cũ th́ càng tốt.
Bóng ma của chế độ Diệm vẫn đè nặng trên sinh hoạt chính trị của miền Nam để điều động những chiếc áo ḍng màu đen lăng xăng ở các trung tâm quyền lực. Truyền thống độc tài và bạo trị của gia đ́nh họ Ngô vẫn khống chế dư đảng Cần Lao trong quân đội và ngoài dân sự để thúc giục họ duy tŕ một chánh sách bạo trị hại dân hại nước. Nói cách khác, ông Diệm chết rồi nhưng những kẻ thừa kế của ông, mà đứng đầu là con chiên Nguyễn Văn Thiệu và các linh mục đầy quyền lực, đă thành công trong việc phục hồi lại cái xác chết đó để làm biểu tượng cho chế độ, một chế độ Diệm không Diệm, không thèm đếm xỉa đến các bộ phận dân tộc khác, không thèm đếm xỉa đến những biến thiên mới của t́nh h́nh.
Đối với nhiều người Nam Việt Nam, số lượng người Công giáo Bắc nắm giữ những chức vụ quyền hành trong quân lực và trong chính quyền đă là nguồn gốc của một sự bất măn đáng kể [5].
Lời nhận định soi mói nhưng chính xác của tướng Westmoreland, một quân dân Mỹ không quen thuộc lắm với chính trường miền Nam, đă nói lên sự trắng trợn lộ liễu của chính sách Công giáo hóa miền Nam mới của Thiệu và dư đảng Cần Lao. Và dĩ nhiên, chính sách thất nhân tâm quá rơ ràng đó cũng đă được Cộng Sản Hà Nội lưu ư để khai thác:
Chọn Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu bộ máy tay sai, Thực dân mới ở miền Nam, Đế quốc Mỹ nhắm vào tính chất hung hăng quân phiệt của y, đồng thời cũng là chọn một nhân vật Công giáo để thiết lập “Một Chính Phủ Diệm Mà Không Có Diệm” với lực lượng hậu thuẫn đáng tin cậy của chế độ là tổ chức Giáo hội Công Giáo...
Với Nguyễn Văn Thiệu, thời gian đă đủ chín mùi để Thực dân mới đi vào bề sâu tổ chức và thiết lập một chính quyền Công giáo thực sự...[6]
Chính v́ chế độ “Diệm không Diệm” mang nặng màu sắc Công giáo đó mà những tướng lănh thân Phật giáo như Dương Văn Minh, Nguyễn Chánh Thi phải bị kỳ thị lưu vong biệt xứ. Ông Nguyễn Văn Thiệu đă từ chối quyết liệt không chịu cho tướng Minh về nước cho măi đến năm 1970, nhờ dư luận báo chí và áp lực của một số người gốc Nam kỳ cũ, cũng như nhờ chính uy tín của chính ḿnh, tướng Minh mới được ông Thiệu cho rời Bangkok để hồi hương. C̣n đối với tướng Nguyễn Chánh Thi th́ ông Thiệu lẫn khối Cần Lao Công Giáo và cả người Mỹ đều xem ông như một kẻ có tội với đất nước, một đối thủ chính trị nguy hiểm, nên nhất định cấm ông hồi hương mặc dầu một số Dân biểu, Nghị sĩ và báo chí đă vận động can thiệp. Ngay cả với cựu hoàng Bảo Đại, người không c̣n tham vọng và không có thế lực mạnh, nhưng v́ trong quá khứ đă bị ông Diệm xem như kẻ thù nên dù có dư luận đề nghị mời ông về thăm quê hương để tỏ t́nh đoàn kết, ông Thiệu và nhóm cố vấn Công giáo trong dinh Độc Lập nhất định không chịu chấp thuận.
Kỳ thị tôn giáo và kỳ thị địa phương là hai sản phẩm đặc thù của chế độ Diệm. Hai tệ hại đó tưởng đă được quét sạch sau ngày 1-11-1963 nhưng nay nhờ chế độ Thiệu sẵn sàng tiếp tục con đường của chế độ cũ, nên lại được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ mà những cái chết của các ông Trần Văn Văn, Nguyễn Chữ, và vụ mưu sát Thượng Tọa Thích Thiện Minh là những minh chứng không chối căi được. Cũng không chối căi được là chính v́ chính sách kỳ thị đó mà người miền Nam đă phải từ bỏ cái truyền thống độ lượng chất phác của họ để phản ứng lại với những tổ chức riêng biệt như Hội Liên Trường, Hội Chủ Báo Nam Việt, Nghiệp Đoàn Kư Giả Nam Việt... và nhiều hội ái hữu tương tế khác.
Nhân dịp này, tôi xin mở một dấu ngoặc ở đây để xét lại quan diểm phiến diện và vô trách nhiệm của ông Phạm Kim Vinh khi ông nặng lời lên án tướng Dương Văn Minh và ông Trần Văn Văn là những người nặng đầu óc kỳ thị Bắc-Nam trong tác phẩm Những Bí ẩn Về Cái Chết Của Việt Nam Cọng Ḥa. Ông Dương Văn Minh, từ những ngày đầu, đâu có kỳ thị Bắc-Nam khi chính ông đă cầm quân triệt hạ các giáo phái miền Nam và hết ḷng pḥ tá Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, một người miền Trung. Ông Trần Văn Văn đâu có kỳ thị Bắc-Nam khi ông đă từng là Đổng lư Văn pḥng cho Bác sĩ Hồ Tá Khanh, một nhân vật người miền Trung, Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong chính phủ Trần Trọng Kim. Người Nam kỳ tự bản chất cũng như trong truyền thống không có đầu óc kỳ thị, ngay cả dưới thời Pháp thuộc khi Việt Nam bị chia làm ba kỳ. Trái lại, người Nam kỳ phóng khoáng và hào hiệp, cởi mở và chính trực, nhưng v́ ông Diệm và người Bắc kỳ đă dồn người Nam kỳ vào cái thế phải phản ứng để tự vệ trước cái “khôn ngoan” của người Bắc mà thôi. Tiếc rằng ông Phạm Kim Vinh v́ mù quáng bênh vực ông Diệm mà quên đi rằng nếu người lănh đạo quốc gia không chịu thực hiện đoàn kết, lại dùng chính sách kỳ thị để cai trị quốc gia, th́ ai có thể xây dựng nổi chủ trương đoàn kết dân tộc (như các ông Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Ngọc Huy, Phan Quang Đán, v.v... đă oán trách ông Diệm). Nhóm “Caravelle”, trong đó có ông Trần Văn Văn, là một tập họp thành phần nhân sĩ Bắc-Nam-Trung tiêu biểu cho một lực lượng đoàn kết dân tộc, v́ muốn tŕnh bày nguyện vọng tha thiết của quốc dân với chính quyền để xây dựng đất nước mà bị nhà Ngô giam cầm đày đọa là một dẫn chứng cụ thể.
Về luận điểm này, xin xem thêm tác phẩm “Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Giải Phóng” của tác giả Hồ Sĩ Khuê, một người có đầy đủ thẩm quyền để phân tích và phê phán chính sách kỳ thị người Nam của chế độ Diệm.

-o0o-

Để cho lực lượng Cần Lao Công giáo làm ṇng cốt và tiến hành chính sách kỳ thị tôn giáo lẫn kỳ thị địa phương vẫn chưa đủ, chế độ Thiệu c̣n muốn nối dài tệ trạng tham nhũng và bất công của giai đoạn trước 63, vào những năm cuối của chế độ trong thập niên 1970.
Thật vậy, sau khi nắm vững được chính quyền với lực lượng hậu thuẫn sắt thép là khối Công giáo và Tướng Tá trong Quân đội, nhóm Thiệu, Khiêm, Viên, Quang và một số tướng lănh tay chân của Thiệu bèn bước lên vết xe cũ của anh em nhà Ngô để thực hiện một nền tham nhũng kinh khủng nhất trong lịch sử Việt Nam. Nền tham nhũng của chế độ Thiệu tàn bạo đến độ Đại úy Bác sĩ Hà Thúc Nhơn tại Nha Trang quá căm phẫn phải nổi loạn để mua lấy cái chết ám muội. Sau cái chết của người anh hùng chống tham nhũng Hà Thúc Nhơn, nhóm Sóng Thần của các nhà văn Uyên Thao, Lư Đại Nguyên, Hà Thế Ruyệt, Vũ Thế Ngọc,... bèn lập hội thờ Hà Thúc Nhơn, mong duy tŕ và phát triển cao trào chống tham nhũng tại miền Nam, mà hành động quyết liệt đầu tiên là lúc người cháu rể của tôi là bác sĩ quân y Phạm Văn Lương từ Đà Nẵng vào Sài G̣n để mở chốt hai quả lựu đạn đứng trước tiền đ́nh Quốc hội công khai tố tham nhũng trong chế độ.
Nền tham nhũng của chế độ Thiệu đă được nhà viết sử Nguyễn Khắc Ngữ tŕnh bày và phê phán tương đối đầy đủ trong tác phẩm Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cọng Ḥa khi ông gọi Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn là “tham quyền cố vị”, là “chịu đấm ăn xôi”, là “Hạm lớn, Hạm nhỏ”, là “Phản quốc”,... Tiếc rằng ông Nguyễn Khắc Ngữ đă không c̣n cơ hội để đi sâu hơn vào các địa phương, nơi dân chúng thấp cổ bé miệng phải cơ cực điêu linh v́ các ông linh mục tham nhũng, vốn là cánh tay sắt nối dài của chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Sáu trường hợp điển h́nh trong cả ngàn trường hợp khác mà tôi ghi nhận sau đây xin dành để bổ túc cho hồ sơ các nhà viết sử lương thiện và can đảm trong tương lai.
- Chuyện thứ nhất: Năm 1962, ông Nguyễn Văn Tất, một Cần Lao cuồng tín hống hách (thời Pháp thuộc làm Hương bộ) được ông Ngô Đ́nh Cẩn cho làm Tỉnh trưởng Quảng Ngăi. Y thường cầm ba toong đánh công chức, đánh xă trưởng. Y âm mưu lấy sở đất hai mẫu vừa tư vừa công của dân chúng tọa lạc tại một địa thế rất đẹp giữa tỉnh lỵ cho mưu đồ phe đảng riêng. Y thông cáo là sở đất đó sẽ được ṭa Hành chánh trưng dụng để làm công viên thành phố, hễ ai có mồ mả nhà cửa trên đất đó th́ phải dời đi, c̣n tư nhân nào có đất riêng th́ phải bán cho chính phủ với giá tượng trưng. Rồi y lươn lẹo công quỹ để giúp linh mục Ngoan, cha sở tại, dựng một ngôi nhà thờ to lớn trên sở đất đó.
Năm 1963, nhà Ngô bị lật đổ, tại Quảng Ngăi có phong trào tố Cần Lao, tỉnh trưởng Nguyễn Văn Tất bị bắt, cha Ngoan phải bỏ trốn, việc xây cất nhà thờ phải đ́nh chỉ. Năm 1964, dân chúng nhờ ông Lê Nguyên Long, một nhân sĩ tên tuổi tại tỉnh nhà can thiệp để được đền bù thiệt hại. Nhưng khi Cần Lao được phục hồi dưới chế độ Thiệu, giám mục Phạm Ngọc Chi can thiệp tới tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn II, áp lực với Tỉnh trưởng Lê Trung Tường xếp bỏ nội vụ. Cha Ngoan lại vẫn tiếp tục xây nhà thờ trước sự công phẫn của dân chúng, c̣n Nguyễn Văn Tất th́ được trả tự do.
- Câu chuyện thứ hai do kư giả William Jean Lederer kể lại, mà tôi lược dịch như sau:
Làng Phú Ḥa thuộc quận Hiền Đức tỉnh Quảng Nam là một làng Phật giáo nằm cạnh một làng Công giáo. Mà quận Hiền Đức th́ ở sát quận Ḥa Vang do Thiếu tá Hào, cháu ruột của Giám mục Phạm Ngọc Chi làm Quận trưởng.
Làng Phú Ḥa có 1.600 mẫu đất rất tốt có thể sản xuất lúa hai mùa nhờ nước từ một cái đập ở cách đó một cây số cung cấp. Đập này nguyên thuộc một vị cố đạo người Pháp từng cho dân Phú Ḥa thuê, mà mỗi năm nông dân Phú Ḥa phải trả cho ông 1/3 số lúa thu hoạch được. (LTG: Đất đai của dân Việt Nam mà đập nước th́ lại của riêng của một ông cố đạo Pháp đă là một cái nhục, thế mà sau khi ông cố đạo Pháp không c̣n ở đó nữa, dân Phú Ḥa vẫn phải trả lúa cho một ông linh mục Việt Nam). Dân Phú Ḥa c̣n phải đút lót cho Quận Hào, bởi v́ nếu không th́ y không cho dân chở lúa đi ngang qua quận của y để đem bán tại Đà Nẵng. Tuy bị thiệt tḥi nhưng dân Phú Ḥa vẫn cắn răng chịu đựng để đợi ngày măn hạn giao kèo và được làm sở hữu chủ cái đập. Nguyên lai giao kèo kư giữa ông cố đạo Pháp và dân Phú Ḥa là 12 năm, hết hạn, cái đập sẽ thuộc về dân Phú Ḥa. Nhưng đă quá 12 năm rồi mà ông linh mục Việt Nam vẫn bắt dân Phú Ḥa nộp lúa, nếu không th́ ông ta khóa đập không cho nước chảy.
Tại làng Phú Ḥa có một đội “Công tác Dân vận” Mỹ được dân chúng hết ḷng cộng tác nên Việt Cộng không thể bén mảng về được. Đội Công tác Dân vận này bèn giúp đỡ cho dân Phú Ḥa bằng cách mua cho họ một cái máy bơm nước và điều đ́nh với ông linh mục để mua lại cái đập. Thấy dân Phú Ḥa có máy bơm và trước sự can thiệp cương quyết của người Mỹ, ông linh mục bằng ḷng bán cái đập lại cho dân. Nếu có máy bơm và cái đập riêng, nông dân sẽ có lợi tức cao, có khả năng gia nhập hợp tác xă nông nghiệp để dễ dàng bán lúa và vay tiền của chính phủ không sợ ông Quận Hào làm khó dễ nữa. Thế mà dân làng vẫn không qua mặt nổi tên Quận Hào tham nhũng: lúc đầu quận Hào nhờ giám mục Phạm Ngọc Chi ra lệnh cho vị linh mục Việt Nam không được bán đập, nhưng v́ người Mỹ can thiệp mạnh mẽ nên Phạm Ngọc Chi phải chịu nhượng bộ [7].
Tuy vậy, những khó khăn oan ức của dân chúng Phú Ḥa không phải đă chấm dứt. William J. Lederer đă kết thúc câu chuyện bằng một lời than đầy tuyệt vọng:
Nhưng mà việc phải kéo dài v́ những bàn tay tham nhũng khủng khiếp. Khi dân làng Phú Ḥa đến ngân hàng Nông Nghiệp để xin gia nhập hợp tác xă và mượn tiền th́ họ bị thất vọng năo nề v́ Quận Hào, cháu của Giám mục Phạm Ngọc Chi, đă có mặt trước đó rồi. Với hàng tá lư do mà không ai biết là lư do ǵ, ngân hàng từ chối nguyện vọng của dân làng Phú Ḥa [8].
- Chuyện thứ ba là chuyện che dấu đào binh và thanh niên trốn quân dịch tại các họ đạo ở Biên Ḥa.
Nạn đào binh và thanh niên trốn quân dịch đă trở thành một hiểm họa cho quân đội Việt Nam Cọng Ḥa. Có rất nhiều đơn vị mà quân số tác chiến cấp tiểu đoàn chỉ c̣n lại độ một đại đội. Dưới cả hai thời Đệ Nhị cũng như Đệ Nhất Cộng Ḥa, nơi trú ẩn an toàn nhất cho thành phần đào binh và trốn quân dịch là các họ đạo. Thành phần bất hợp pháp đến trốn tránh ở đây vừa được bảo vệ chắc chắn vừa được làm ăn sinh sống mà mỗi tháng chỉ cần nạp cho các ông cha sở một số tiền.
Một hôm, một vị Quận trưởng thuộc châu thành Biên Ḥa mở cuộc hành quân để lùng bắt các thành phần bất hợp pháp, nhưng khi Bảo an vừa đến nơi th́ gặp ngay phản ứng của các vị linh mục. Dân vệ Công giáo dàn thành thế trận, chuông nhà thờ báo động đổ liên hồi và các vị linh mục đích thân chỉ huy cuộc bố pḥng để kháng cự không cho Bảo An xâm nhập vào khuôn viên họ đạo. Tất nhiên, sau lời thách thức hăm dọa của các ông “lănh chúa Bùi Chu”, ông Quận trưởng chỉ c̣n biết kéo quân về. Những sự kiện trên đây đă được báo chí Sài G̣n đăng tải rộng răi.
Không cần nói th́ ai cũng biết dưới hai chế độ Diệm và Thiệu, linh mục và giám mục tại nhiều địa phương c̣n quyền thế hơn các viên chức chính quyền. Chẳng những thế, nhiều chức quyền địa phương như Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Trưởng ty chỉ là kẻ thừa hành ngoan ngoăn của các vị linh mục oai quyền có liên hệ tôn giáo và quyền lợi với vị nguyên thủ quốc gia mà thôi (những sự kiện này rất nhiều sách báo Mỹ đă nói rơ).
- Chuyện thứ tư dưới đây càng làm nổi bật quyền uy bất khả xâm phạm của một lănh chúa áo đen khác bởi v́ ông lănh chúa này làm mưa làm gió ngay kế cận thủ đô Sài G̣n, kế cận Ṭa Tổng giám mục của giáo hội Công giáo, kế cận quyền hành trung ương của dinh Độc Lập.
Tại ngă tư Bảy Hiền, quận Tân B́nh tỉnh Gia Định, linh mục Đinh Xuân Hải cai quản một họ đạo người Bắc di cư và được Quận trưởng Tân B́nh người Công giáo di cư là ông Phan Gia Quưnh phục vụ đắc lực. Nhờ vậy, linh mục Hải tha hồ làm mưa làm gió trong lănh địa của ông.
Trước hết, ông Đinh Xuân Hải t́m cách nới rộng “giang sơn” bằng cách đuổi một số dân chúng không Công giáo vốn cư ngụ lâu đời chung quanh họ đạo đi nơi khác. Dân chúng phẫn uất khiếu nại với chính quyền nhưng tiếng dân kêu nào có thấu tới Trời. Người dân nào không dời nhà đi th́ ông cho dân vệ của họ đạo đến nhổ hàng rào, xô sập nhà cửa, ném đồ vất ra đường. Cho đến ngày giang sơn của Đinh Xuân Hải mở rộng đến một ngôi chùa và cơ sở xă hội Quách Thị Trang do Đại đức Thích Nhật Thiện điều khiển, khi Đinh Xuân Hải ra lệnh cho nhà sư phải nhường đất đai và chùa chiền lại cho ông th́ tất nhiên nhà sư không chịu, và vị linh mục bèn cho dân vệ phá phách vườn tược của cơ sở Quách Thị Trang rồi cuối cùng cho ném lựu đạn vào cơ sở xă hội này. Tuy ông chỉ mới hăm dọa nhưng hành động bạo ngược của ông từ trước tới nay cũng đă đủ làm cho Đại đức Thích Nhật Thiện hoảng sợ phải bỏ chùa, bỏ cơ sở Quách Thị Trang trốn về Sài G̣n cầu cứu với Viện Hóa Đạo. Viện Hóa Đạo cũng biết không có cách ǵ hơn là chỉ gởi đơn kiện với Ṭa Hành chánh tỉnh Gia Định, với quận Tân B́nh. Thế nhưng linh mục Đinh Xuân Hải vẫn vô can, vẫn b́nh chân như vại, vẫn vênh váo làm một lănh chúa bạo ngược. Suốt 6, 7 tháng trời báo chí Sài G̣n đă sôi nổi theo dơi và đăng tin, b́nh luận về vụ này và gọi linh mục Đinh Xuân Hải là một “hung thần”, “ác quỷ”, nhưng Đinh Xuân Hải vẫn tiếp tục lộng hành nào có sợ chi ai khi mà chính quyền, quân đội, công an, cảnh sát,... đều nằm trong tay nhóm Cần Lao Công Giáo, nhóm người chỉ muốn trả thù Phật giáo và lương dân. Hiện tượng Đinh Xuân Hải làm sôi nổi dư luận dân chúng Thủ đô Sài G̣n-Gia Định một thời, được báo chí Sài G̣n triệt để khai thác nhưng sau này lại không được một “sử gia Công giáo” nào ghi vào các tác phẩm của họ.
- Chỉ một ông linh mục mà dám trắng trợn coi rẻ chính quyền huống ǵ cả một lực lượng hùng hậu do hàng chục họ đạo gộp lại. Tôi muốn nói đến vụ thứ năm là âm mưu cướp ngôi chùa Sư nữ trên mỏm núi Mơ Quắn, Vũng Tàu.
Nguyên trên mỏm núi này, vùng cảnh trí thiên nhiên nhuộm màu thiêng liêng linh khí, có một ngôi chùa Sư nữ do một sư cô trụ tŕ gần hai chục năm trời. Nơi đó, trước kia có những ụ bố pḥng do quân đội Nhật Bản xây cất, khi họ về nước và quân đội Pháp trở lại, sư cô bèn mua vùng mỏm núi đó để xây một ngôi chùa.
Đến thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, khi đại tá Vũ Duy Tạo (hiện ở San Jose, California) làm Thị trưởng, giáo dân bèn xây tượng bà Maria ngay trước mặt tiền của chùa gần cổng ra vào. V́ chùa bị án ngữ, việc ra vào chùa gặp khó khăn, sư cô bèn đâm đơn kiện với ṭa Thị trưởng việc làm ngang ngược của người Công giáo. Ông Thị trưởng xử cho sư cô thắng kiện v́ sư cô có đủ giấy tờ tạo măi vùng đất và giấy phép xây cất chùa từ trước để lại. Nhưng khối giáo dân vẫn ngoan cố, vẫn tiếp tục xây tượng bà Maria, họ c̣n tập họp biểu t́nh để phản đối Thị trưởng. Không những chỉ giáo dân Vũng Tàu biểu t́nh mà cả giáo dân Phước Tuy cũng được huy động đến để yểm trợ cho hành động bạo ngược của giáo dân Vũng Tàu. Biến cố này kéo dài đă 6 tháng, Thị trưởng Vũ Duy Tạo nghĩ ḿnh là người không theo đạo Công giáo có thể bị xuyên tạc là bênh vực sư cô, ông bèn một mặt phái bảo an tới bảo vệ bức tượng bà Maria đang xây dở, mặt khác giao nội vụ cho Hội đồng Thị xă xét xử. Hội đồng này cương quyết thực thi công lư, nhờ đó khối giáo dân mới chịu rút lui.
Sự việc vừa kể nói lên tính hung hăn, ngoan cố, lộng hành của khối người Công giáo.
- Chuyện thứ sáu là trường hợp bờ biển Ḥn Chồng Nha Trang. Hàng trăm năm người Pháp đô hộ vẫn giữ cho bờ biển Ḥn Chồng cái vẻ thiên nhiên mỹ miều của vùng đất Thùy Dương cát trắng. Nhưng đến thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, khi Giám mục Nguyễn Văn Thuận quản nhiệm Giáo phận Nha Trang, v́ vốn có thế lực trong dinh Độc Lập như đă nói trước kia nên ông xây cất tại bờ biển Ḥn Chồng hai dăy lầu kiến trúc đồ sộ để làm Giáo Hoàng Chủng Viện. Từ đó, du khách bốn phương và nam thanh nữ tú Nha Trang bị giới hạn không c̣n lui tới, vui đùa đông đảo nơi băi bể Ḥn Chồng nữa.
Sự việc nói trên chứng tỏ người Công giáo luôn luôn đặt quyền lợi tôn giáo họ trên quyền lợi quốc gia mỗi khi họ thỏa hiệp hay nắm được quyền hành.
Những câu chuyện lạm quyền hống hách của các vị linh mục và các con chiên của họ, từ làng Phú Ḥa xa xăm đến ngay tại Sài G̣n-Gia Định, từ chiếm đất chiếm chùa đến che dấu đào binh quân dịch, từ vơ trang chống lại luật lệ của nhà nước đến coi thường báo chí... chỉ làm ta liên tưởng thêm đến cái t́nh trạng cũng như vậy mà c̣n phổ quát hơn dưới chế độ Diệm, hoặc xa hơn cả thế kỷ, về cái thời mà các cố đạo và lính Lê Dương thỏa hiệp với nhau làm nhục làm khổ dân tộc ta.
Không phải chỉ những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Lư Đông A lên án Gia Tô giáo mà các nhà viết sử như Đào Trinh Nhất, Phan Khoang, Tạ Chí Đại Trường,... cũng đă kể lại trong những tác phẩm của họ nhiều hành động áp bức tàn ác của các ông cố đạo Pháp và các con chiên Việt Nam thời Pháp thuộc. Nhưng hành động của các ông cố đạo Pháp vẫn chưa thấm vào đâu so với hành động mở mang nước Chúa một cách hung hăn của các ông linh mục dưới hai chế độ được gọi là “Việt Nam Cộng Ḥa” do hai ông Tổng thống Thiên Chúa giáo lănh đạo. Hai mươi năm dưới hai chế độ Cộng Ḥa, lương dân Việt Nam, nhất là người miền Trung và Cao Nguyên, đă phải chịu một cổ hai ba tṛng: tṛng Cộng Sản, tṛng Công giáo, và tṛng của các ông tướng tá quân phiệt cầm đầu bởi Nguyễn Văn Thiệu và nhóm Khiêm, Quang, Viên. Thật là bất hạnh cho quê hương v́ ba cái đại nạn Bạch họa, Hồng họa và Hắc họa đă liên tiếp giáng xuống đầu dân tộc suốt trên 100 năm trời và c̣n kéo dài chưa biết đến bao giờ!

-o0o-

Từ đầu chương này, tôi đă mô tả và phân tích cái bản chất Diệm không Diệm của chế độ Thiệu bằng quy luật thực nhất của chính trị miền Nam là chính cái lơi nhân lực lănh đạo Cần Lao Công Giáo là yếu tố chính đă tạo nên hướng đi và sức mạnh có tính “Diệm không Diệm” cho chế độ. Bám theo hướng đi đó và lạm dụng sức mạnh đó dĩ nhiên phải có một đoàn quân những vị linh mục và giáo dân có chức quyền, luôn luôn hối mại quyền thế để làm nổi bật thêm tính kỳ thị tôn giáo và kỳ thị địa phương mà họ thừa kế đầy đủ từ chế độ Diệm.
Nhưng như thế vẫn chưa toàn diện nếu ta không bổ túc t́nh trạng này bằng một hiện tượng chính trị xă hội học khác: là khi chế độ đó rơ ràng xấu xa và rơ ràng bị toàn dân và toàn quân lên án trước lịch sử th́ bộ phận nào vẫn ngoan cố muối mặt đứng ra bênh vực không những khi chế độ đang c̣n mà ngay cả khi đă mất.
Thật vậy, chế độ Thiệu ngày càng tham nhũng và thối nát. Xă hội Việt Nam ngày càng băng hoại suy đồi, cho đến năm 1971, khi ông Thiệu bày tṛ bầu cử độc diễn th́ uy tín và vận mệnh miền Nam không c̣n ǵ nữa. Trước hoàn cảnh đó và trước sự khinh bỉ của các lực lượng dân tộc, một số trí thức Công giáo vốn ủng hộ Thiệu từ trước bèn thay đổi lập trường. Bắt nguồn từ mặc cảm tội lỗi có thật, họ quyết định chấm dứt ủng hộ chế độ và tỏ thái độ chống đối Nguyễn Văn Thiệu cùng những tướng tá tay sai của Thiệu.
Trong số trí thức Công giáo hiếm hoi đó tôi ghi nhận được bà Nguyễn Phước Đại (Nghị sĩ trong liên danh Mặt Trời của Huỳnh Văn Cao), bà giáo sư Bùi Tuyết Hồng (sau này trở thành phu nhân của ông Đại sứ Ḥa Lan tại Thái Lan), các ông Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Văn Chức và kư giả Đinh Từ Thức biệt hiệu là Sức Mấy, Cự Môn,... Các linh mục Thanh Lăng, Nguyễn Quang Lăm, Trần Hữu Thanh, Đinh B́nh Định, Nguyễn Ngọc Hiệu, và các ông Nguyễn Trân, Nghị sĩ Hoàng Xuân Tửu, Dân biểu Nguyễn Văn Kim,... (không kể các nhân sĩ Công giáo như Mai Ngọc Liệu, Trần Văn Lư, Lê Quang Luật, Trần Trọng Sanh,... vẫn chống Nguyễn Văn Thiệu như đă từng chống Ngô Đ́nh Diệm, và cũng không kể các ông linh mục phản chiến trong nhóm Đối Diện hay nhóm Thanh Lao Công).
Tôi biết bà Nghị sĩ Đại có thái độ chống ông Thiệu, v́ chính bà đă trực tiếp nói với tôi trong một buổi xem triển lăm hội hoa tại đường Tự Do. Bà nặng lời đả kích cuộc bầu cử độc diễn của Thiệu và không ngại ngùng nói với tôi: “Là người Công giáo, tôi càng xấu hổ khi thấy trong ngày bầu cử tại Sài G̣n chỉ có quân đội, công an và cảnh sát, và các ông Cha, bà Sơ đi bầu cho Thiệu, c̣n nhân dân th́ tẩy chay. Từ đây tôi chấm dứt lập trường ủng hộ Thiệu”.
Tôi biết bà giáo sư Hồng (hiện ở Ḥa Lan) có lập trường chống Thiệu v́ chính bà đă mấy lần đến thăm tôi tại nhà riêng và tâm sự với tôi: “Lúc đầu v́ chống Cộng mà tôi ủng hộ ông Thiệu, nhưng bây giờ th́ tôi quá chán chường tuyệt vọng”.
Trong số những người Công giáo chống Thiệu trên đây, các ông Huyền, Chức và Đinh Từ Thức chỉ chống với thái độ tiêu cực mà vẫn bị Thiệu trả thù. Ông Nguyễn Văn Huyền công khai tuyên bố chống lại cuộc bầu cử độc diễn của ông Thiệu nên ông Thiệu lợi dụng hồ sơ cá nhân mà ông Đinh Từ Thức đă man khai văn bằng (để khỏi bị động viên) để bác bỏ liên danh Nguyễn Văn Huyền trong cuộc bầu cử Thượng viện kỳ ba [9]. C̣n Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức th́ đă từng lớn tiếng tố cáo Đỗ Cao Trí tham nhũng trước diễn đàn Quốc hội (trong lúc Nghị sĩ Phạm Nam Sách lên án tướng Cao Văn Viên), tiếc rằng sau đó, trong cuộc đấu tranh quan trọng và nguy hiểm hơn để chống lại Luật Uỷ Quyền th́ ông lại vắng mặt làm cho Chủ tịch Nguyễn Văn Huyền và các bạn đồng viện bất măn nghi ngờ. Có dư luận cho rằng ông bị vợ và anh vợ là Dân biểu Đinh Xuân Minh làm áp lực, nhưng dù sao ông vẫn giữ thái độ chống Thiệu nên đă bị công an bắt giữ vào tháng cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa.
Hai linh mục Thanh Lăng và Nguyễn Quang Lăm th́ quyết liệt hơn. Hai ông đứng vào hàng ngũ báo giới để chống Nguyễn Văn Thiệu bằng cách viết bài, xuống đường biểu t́nh công kích luật báo chí của Nguyễn Văn Thiệu, và cũng đă từng nếm mùi lựu đạn cay và dùi cui của Cảnh sát Dă chiến của Nguyễn Khắc B́nh.
Linh mục Thanh Lăng và tôi quen biết nhau lâu ngày nhưng không phải là bằng hữu. Riêng linh mục Nguyễn Quang Lăm th́ lại có cái duyên kỳ ngộ, từ hai kẻ đối nghịch chúng tôi trở thành đôi bạn thâm giao. Nguyên sau ngày Cách mạng 1-11-63, để duy tŕ ḥa khí dân tộc và nhất là để xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội vốn đă bị suy sụp nhiều trong chế độ trước, Hội Đồng Tướng Lănh đă bổ nhiệm tướng Trần Tử Oai vào chức vụ Tổng trưởng Thông tin dù Oai trong quá khứ đă là một phần tử trung thành với ông Diệm. Tuy nhiên, lợi dụng chức vụ này, tướng Oai đă cho phép quá nhiều báo xuất bản, đặc biệt các báo Cần Lao Công Giáo ngụy trang cũng được tục bản làm cho các đoàn thể chính trị và các đảng phái bất măn phản đối. Do đó, vào cuối tháng 12 năm 1963, Hội Đồng Tướng Lănh quyết định cất chức tướng Oai và bổ nhiệm tôi thay thế để đối phó với một t́nh trạng chính trị gọi là “lạm phát tự do” sau mỗi cuộc cách mạng chống độc tài.
Trong cuộc họp báo đầu tiên để tiếp xúc với báo giới tại Bộ Thông Tin, tôi đă xác quyết lại chính sách tự do ngôn luận và tự do báo chí của tân chế độ với những giới hạn tạm thời và tối thiểu của giai đoạn chuyển đổi hậu cách mạng. Trong khi chờ đợi một quy chế báo chí mới, Bộ Thông Tin sẽ đối phó quyết liệt với các tài liệu và báo chí có thái độ thân Cộng, gây xáo trộn chính trị xă hội hoặc chống phá cách mạng. Riêng đối với các báo từng ủng hộ chế độ cũ th́ phải bị đóng cửa vĩnh viễn, các chủ nhiệm muốn ra báo lại phải thành thật chứng tỏ thiện chí muốn sinh hoạt báo chí một cách dân chủ có trách nhiệm và phải đổi tên báo.
Tôi ra thông tư đóng cửa 15 tờ báo theo tiêu chuẩn trên, tuy nhiên tờ Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lăm và tờ Hành Động của Thượng tọa Thích Tâm Châu (do ông Bùi Anh Tuấn làm chủ nhiệm) chỉ bị đóng cửa 15 ngày v́ tờ Xây Dựng có luận điệu mỉa mai cuộc Cách mạng 1-11-1963 và cuộc đấu tranh của Phật giáo, c̣n tờ Hành Động th́ lại chuyên đả kích Cần Lao.
Tất cả các chủ báo đều thi hành quyết định của Bộ Thông Tin kể cả báo Hành Động, trừ linh mục Nguyễn Quang Lăm xin đến gặp tôi tại Bộ để đưa ra lời phản kháng. Ông cho tôi biết khi nào có Tối Cao Pháp Viện th́ ông sẽ kiện Bộ Thông Tin, đ̣i bồi thường danh dự và vật chất. Tôi trả lời ông: “Đỗ Mậu chưa hề biết sợ ai, nếu báo Xây Dựng c̣n tiếp tục những luận điệu gây chia rẽ tôn giáo nữa th́ tôi sẽ đóng cửa vĩnh viễn và sẽ đưa ông ra ṭa...”.
Vốn đă có ác cảm v́ tôi tham gia cuộc cách mạng lật đổ chế độ Diệm, nay báo lại bị tôi đóng cửa, nên từ đó linh mục Lăm coi tôi như kẻ thù. Từ đó, khi báo Xây Dựng tái phát hành và kéo dài tới ngày tôi đă về hưu, thỉnh thoảng linh mục Lăm lại cho đăng những bài xuyên tạc và bôi nhọ một cách không trực tiếp nhưng đều ám chỉ cá nhân tôi.
Cho đến vào thời kỳ sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 (1971), một hôm linh mục Lăm bất chợt đến nhà tôi. Sau khi chủ khách đă an tọa, linh mục Lăm mở lời:
“Từ khi ông Diệm bị lật đổ, tôi oán hận Thiếu tướng v́ nghĩ rằng Thiếu tướng đă liên hệ đến cái chết của ông Tổng thống. Thật ra, thời anh em ông Diệm c̣n cầm quyền, họ coi tôi là thành phần linh mục trẻ học ở Pháp về, có xu hướng cấp tiến thiên tả nên họ không có cảm t́nh với tôi mà tôi cũng không có liên hệ với họ. Tôi đồng ư với Thiếu tướng là chế độ có rất nhiều tội lỗi nhưng việc sát hại ông Diệm là một điều không nên làm.
“Từ trước tôi cứ đinh ninh rằng Thiếu tướng ở trong thành phần chủ xướng vụ sát hại này, nhưng dần dần tôi điều tra biết Thiếu tướng đă muốn cứu mạng sống cho ông Diệm nhưng không thành trước đa số những kẻ hiếu sát mà trong đó có cả hai tướng Phạm Xuân Chiểu và Nguyễn Ngọc Lễ, hai kẻ từng là công thần của chế độ. Tôi thật lấy làm ân hận nên hôm nay tôi đến thăm và xin lỗi Thiếu tướng đă hiểu lầm Thiếu tướng suốt mấy năm trời”.
Thấy quan điểm của ông đủ tiến bộ để đồng ư về việc lật đổ chế độ Diệm nhưng cũng đủ nhân ái để chống đối việc sát hại ông Diệm, tôi chợt thấy linh mục Lăm có tư thế khá giống ḿnh. Từ thông cảm đến thâm giao chỉ là một bước nên từ đó Nguyễn Quang Lăm và Đỗ Mậu mỗi ngày mỗi tương đắc hơn để trở thành hai người bạn tri kỷ.
Cũng từ đó thỉnh thoảng ông lại đến thăm tôi để luận bàn thế sự và cho phổ biến bằng tít lớn trên trang nhất báo Xây Dựng những lời tuyên bố mà tôi đă phát biểu trong các cuộc thảo luận chính trị tại nhà thờ Tân Định vào những năm 1972, 1973.
Hơn mười năm qua, từ ngày làm kẻ lưu vong, tôi cố theo dơi tin tức về linh mục Lăm để xem ông đă thoát khỏi nước chưa, nhưng than ôi, người bạn cố tri của tôi vẫn biệt vô âm tín. Cầu xin Trời Phật cho ông được thoát cũi sổ lồng để ông có thể đọc tập hồi kư này hầu biết rơ tâm sự tôi hơn, biết rơ những động cơ nào đă thúc đẩy tôi tham dự cuộc Cách mạng lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm, và nhất là biết rơ nguyên nhân nào khiến miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Trong số những nhân vật Công giáo chống đối tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu th́ nhóm các linh mục Trần Hữu Thanh, Đinh B́nh Định, Nguyễn Học Hiệu là can trường quyết liệt hơn cả, mặc dù hai linh mục Thanh và Định đă từng ủng hộ chế độ lúc ông Thiệu mới lên cầm quyền.
Linh mục Đinh B́nh Định đă từng là đại diện cho liên danh Thiệu-Hương tại khu vực Tân Sa Châu trong cuộc bầu cử độc diễn năm 1971, c̣n linh mục Trần Hữu Thanh đă từng là giảng sư tại trường Chiến Tranh Chính Trị của quân đội. Nhưng rồi vận mệnh miền Nam mỗi ngày một nguy hiểm, t́nh h́nh mỗi lúc mỗi khẩn cấp mà theo linh mục Thanh th́ nguyên nhân chính là do tập đoàn tham nhũng thối nát của Nguyễn Văn Thiệu gây ra. V́ ưu tư với thời cuộc, ông đă cùng với các ông Nguyễn Trân, Hoàng Xuân Tửu, Nguyễn Văn Kim... thành lập Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng. Ban lănh đạo phong trào tuyệt đại đa số là người Công giáo và đảng viên cao cấp của đảng Đại Việt mà ông Hà Thúc Kư là “chất xám” của phong trào.
Cha Thanh với tôi quen nhau từ năm 1949, 1950, thời c̣n ở Huế, khi ông tu tại nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế. Được linh mục Nguyễn Văn Thính giới thiệu và thấy tôi hăng say hoạt động cho giải pháp Ngô Đ́nh Diệm, linh mục Thanh tỏ ḷng cảm phục để từ đó ông và tôi trở nên bằng hữu. Bẵng đi một thời gian khá lâu, v́ những biến cố thời cuộc dồn dập và v́ t́nh h́nh đất nước qua phân, chúng tôi không có dịp gặp nhau cho đến khi tôi nghe tin ông lănh đạo Phong Trào Chống Tham Nhũng.
Linh mục Trần Hữu Thanh quê ở Quảng Trị, giáp giới phía Nam tỉnh Quảng B́nh để hai tỉnh cùng mang chung một số phận điêu linh v́ tai trời ách nước, v́ ngọn gió Lào mùa hè thiêu đốt những sinh lực kinh tế của một vùng đất nghèo nàn. Quảng B́nh, Quảng Trị lại là những tỉnh đứng đầu ngọn sóng đối nghịch trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc nên đă hứng chịu những thảm họa vô cùng tàn khốc, những chết chóc và tang thương không tưởng tượng được. Những trận ác chiến kinh hồn tại Cồn Tiên, Khe Sanh, Cổ Thành Quảng Trị và tại đoạn đường Quốc lộ số 1 (c̣n được gọi là “Đại lộ kinh hoàng”) đă được ghi vào quân sử. Ḍng sông Bến Hải chia đôi Quốc Cộng cũng như ḍng sông Gianh phân chia ranh giới hai nhà Trịnh-Nguyễn xưa kia đều đă đi vào lịch sử dân tộc, cũng như sau này chiến khu Ba Ḷng của đảng Đại Việt chống nhà Ngô, cũng như ngôi nhà thờ La Vang được nhà Ngô tôn vinh là “Pháo Đài Tinh Thần Quốc Gia” đều là những địa danh bi đát khắc sâu vào tâm trí người dân Quảng Trị.
Quảng Trị không có những danh lam thắng cảnh đặc biệt như Quảng B́nh nhưng sông núi Quảng Trị th́ lại để cho đời những vần thi ca diễm t́nh làm rơi nước mắt những người đa lụy: hai châu Ô, Lư với mối t́nh bẽ bàng của nàng công chúa Huyền Trân, truông nhà Hồ với tâm sự ngổn ngang của một nho sinh xứ Nghệ, cầu Ái Tử với tầm ḷng son sắt chung thủy của người sương phụ ngày đêm bồng con đứng đợi chồng về lúc bóng xế trăng lu.
Lại có ai ngờ một mối t́nh thôn dă ngang trái nơi “Cây Đa bến Cộ” ở bờ sông Ô Lâu của Quảng Trị quê mùa lại có thể làm rung động tâm hồn nhà thơ Nguyễn Bính để thi sĩ lưu lại cho đời những vần điệu lâm ly: “Cô lái đ̣ đưa người khách t́nh sang sông. Xuân đến Xuân đi đă ba lần mà chàng không trở lại. Cô đành bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ ḍng sông, bỏ lời thề xưa ước cũ ra đi lấy chồng”. (Thơ của thi sĩ Nguyễn Bính đă được phổ thành nhạc).
Sở dĩ tôi nhắc đến Quảng Trị với xúc động v́ vùng đất quê hương này trong thời cận đại đă sinh ra những nhân vật chính trị từng làm chao nghiêng đất nước hay những nhà tu hành mà tên tuổi được ghi lại ngh́n thu. Quảng Trị có ông Nguyễn Hữu Bài làm Thượng Thư đầu triều, một thứ Phó vương từng làm tay sai cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp và Thực dân đô hộ. Quảng Trị lại có Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Cộng Sản nước Cộng Ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công cụ cho Đệ Tam Quốc Tê. Nhưng ngược lại Quảng Trị cũng có những bậc tu hành đạo cao đức trọng như Ḥa Thượng Thích Trí Thủ và Giám mục Lê Hữu Từ. Tên tuổi và sự nghiệp của các bậc chân tu đó là những tấm gương chói lọi để lại cho đời sau.
Trong buổi hoàng hôn của Việt Nam Cọng Ḥa, từ 1963 trở về sau, Quảng Trị lại có hai nhà tu hành với tâm Bồ Tát đă v́ sự khổ đau của dân tộc mà xả thân tranh đấu, đă v́ sự sống c̣n của quê hương mà nhập thế hành hoạt để phải mang họa vào người. Đó là Thượng tọa Thích Thiện Minh và linh mục Trần Hữu Thanh. Tôi nói đến hai ông với rất nhiều cảm phục, v́ dưới chế độ quân phiệt tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu, những tướng tá lănh đạo hầu hết đều cuốn theo chiều gió, uốn ḿnh theo luật rừng mà hưởng thụ giàu sang; những trí thức nếu không trùm chăn th́ cũng chỉ múa may quay cuồng, mà lại có những nhà tu hành dám xông pha dấn thân tranh đấu. Và tôi lại càng phải đề cập đến hai vị chân tu này chính v́ lúc đó cũng như sau này, họ đă bị những kẻ từng làm tay sai cho Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu xuyên tạc, bôi nhọ và hạ nhục.
Thật vậy, Thượng tọa Thích Thiện Minh v́ đấu tranh cho tự do dân chủ, cho công bằng xă hội, cho b́nh đẳng tôn giáo mà bị hai chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm và quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu bắt bớ, tù đày. Khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, ông nhất định không bỏ nước ra đi, ở lại lănh đạo Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc tiếp tục chống lại chính quyền Cộng Sản nên bị bắt và bị tra tấn cho đến chết chứ không chịu khuất phục. Ông chết rồi mà Cộng Sản c̣n thù hận đến độ không cho người thân và giáo hội Phật giáo thăm viếng chôn cất. Thế mà tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong của Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại lại hả hê reo mừng: “Thích Thiện Minh đă đền tội”. Thái độ hận thù, phản quốc của tờ Văn Nghệ Tiền Phong gây một làn sóng công phẫn tại hải ngoại và làm bất b́nh một nhân chứng lịch sử là ông Vương Vũ Văn, vốn sau 1975 vẫn c̣n ở trong nước, đă theo dơi và chứng kiến những hoạt động chống chính quyền Cọng sản của Thượng tọa Thích Thiện Minh, nên trong một bài kư sự đăng trên tạp chí Hành Tŕnh, ông Văn đă lên tiếng ca ngợi Thượng tọa và lên án thái độ hận thù đầy ác ư của tờ Văn Nghệ Tiền Phong. [10]
Nhưng điểm đáng nói hơn hết trong hành động của tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong (tờ báo Cần Lao Công Giáo xuyên tạc hung hăn nhất tại hải ngoại với h́nh “Ngô Tổng thống Anh Minh” ở trang b́a, với trên một trăm số báo liên tục đánh phá Phật giáo và rất nhiều người quốc gia chống Cộng tên tuổi) là sự nối dài tội nghiệp của cái tinh thần Cần Lao Công Giáo Ngô Đ́nh Diệm ra nước ngoài. Tội nghiệp v́ cái tinh thần đó không chia sẻ được với nạn lớn mà dân tộc đang chịu, không rung động được với những tranh đấu bất khuất mà đồng bào đang ước mơ để bất kỳ tổ chức nào, cá nhân nào, dù bây giờ có xả thân cứu nước mà nếu trong quá khứ đă từng chống đối chế độ Ngô Đ́nh Diệm th́ Văn Nghệ Tiền Phong phải đập xuống tận bùn nhơ. Tờ Văn Nghệ Tiền Phong đă đóng đúng vai tṛ con tốt đầu thê thảm của tập đoàn Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại là t́m mọi cơ hội để phá tan, phá nát Phật giáo; là đánh tan đánh nát những kẻ ḷng dạ sắt son với tổ quốc, ngày xưa chống độc tài Diệm-Thiệu như ngày nay chống độc tài Cộng Sản.
Cũng vậy, linh mục Trần Hữu Thanh lănh đạo Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng là muốn tinh khiết hóa chính quyền, trong sạch hóa xă hội để gây lại niềm tin nơi quần chúng, gây lại sự kính nể nơi Đồng Minh để công cuộc chống Cộng hữu hiệu hơn. Thế nhưng chẳng những Phong trào của Cha bị chính người Công giáo tẩy chay mà cá nhân c̣n bị chính những người đồng đạo xuyên tạc là làm tay sai cho Mỹ và làm lợi cho Cộng Sản.
Ra đời từ đầu năm 1974, Phong Trào Chống Tham Nhũng trước sau chỉ hoạt động được tại một khu vực hạn hẹp là vùng Tân Sa Châu, thuộc họ đạo của linh mục Đinh B́nh Định, tại Sài G̣n. Phong trào cũng có tổ chức một cuộc biểu dương tại Huế và chỉ được giáo dân Phú Cam ủng hộ một lần rồi thôi. Ngoài ra, tất cả các khu vực Công giáo khác khắp miền Nam không một nơi nào hưởng ứng cuộc đấu tranh của Cha Thanh. Ban lănh đạo cũng ra Nha Trang v́ tin tưởng vào ông cựu Tỉnh trưởng Nguyễn Trân, một thành viên lănh đạo của Phong Trào, với hy vọng có thể lôi kéo được những người Công giáo địa phương giúp Phong trào tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ. Không ngờ Phong trào lại thất bại chua cay v́ sự lănh đạm của giới Công giáo Nha thành. Cấp lănh đạo của phong trào chỉ gặp một nhóm người tại trường Trung học Bá Ninh để trao đổi ư kiến rồi sau đó tan cuộc không ai chịu hưởng ứng cuộc vận động cả. Sở dĩ Phong trào thất bại tại Nha Trang v́ giáo dân nơi này đă bị Giám mục Nguyễn Văn Thuận ngầm chỉ thị không được tham gia hoạt động cho Phong trào. Làm sao Giám mục Thuận lại có thể để cho giáo dân của ông chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khi mà Thiệu và Quang đang làm sống lại chế độ Diệm, nghĩa là đang giúp Giám mục thực hiện ư đồ riêng của ḿnh. Phong Trào Chống Tham Nhũng chẳng những bị toàn thể khối Công giáo tẩy chay lại c̣n bị sáu ông linh mục, trong đó có cả vị linh mục tên tuổi là Hoàng Quỳnh, lên án phá hoại chế độ. Sáu đêm liền, sáu vị linh mục thay phiên nhau lên đài truyền h́nh để bênh vực và ca ngợi Thiệu là nhà lănh đạo quốc gia liêm khiết, cương quyết chống Cộng, đồng thời kết án cha Thanh là phá rối hậu phương, làm lung lạc tinh thần binh sĩ nơi tiền tuyến, nghĩa là làm lợi cho Cộng Sản.
Để trả lời những xuyên tạc cho rằng Phong trào phá hoại quân đội, cha Thanh bèn viết một bài trên báo Ḥa B́nh ca ngợi tinh thần hy sinh chiến đấu của binh sĩ và nêu đích danh một số tướng liêm chính như tướng Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Đức Thắng, Dương Văn Đức,... Linh mục Thanh cũng không quên ghi tên tôi vào thành phần các “tướng sạch”.
“Tướng Đỗ Mậu khi c̣n tại ngũ đă tỏ ra là một sĩ quan liêm chính dù ông ở địa vị có thể dễ dàng tham nhũng. V́ thế mà khi ông đă về hưu rồi, tên tuổi và uy tín của ông vẫn c̣n được mọi người nhắc đến”.
Chẳng những linh mục Thanh viết báo khen tôi là tướng sạch trong một xă hội mà tham nhũng đă trở thành một thông lệ, ông c̣n nhờ linh mục Nguyễn Học Hiệu và ông Nguyễn Văn Lực đến nhà mời tôi tham gia hoạt động cho Phong trào. (Nhưng v́ lư do riêng nên tôi đă từ chối như đă kể trong một chương trước).
Cuối năm 1974, khi miền Nam cơ hồ đứng bên bờ vực thẳm v́ những thắng lợi quân sự và chính trị liên tiếp của Cộng Sản, và v́ Hoa Kỳ đă cụ thể giải kết, nên để tỏ thiện chí với chính quyền, Phong trào quyết định đ́nh chỉ hoạt động. Sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, hơn 300 linh mục bỏ nước ra đi nhưng linh mục Trần Hữu Thanh vẫn ở lại quê nhà và bị Cộng Sản bắt giam lưu đày tại một làng quê ở Bắc Việt. Tưởng rằng cuộc đấu tranh đầy ư nghĩa của ông và cảnh tù đày cơ cực mà ông phải chịu đựng dưới chế độ Cộng Sản sẽ được đồng bào và nhất là đồng đạo của ông hănh diện ghi nhớ. Đau đớn thay, trong lúc đồng bào đang thương nhớ ông th́ chính những tu sĩ Công giáo sống an nhàn nơi hải ngoại lại viết báo viết sách lên án ông là kẻ phản bội quốc gia: Trên báo Văn Nghệ Tiền Phong số 105, dưới đề mục “Đầu trộm đuôi cướp”, sau khi mỉa mai Thượng tọa Thích Trí Quang, linh mục Vũ Đ́nh Hoạt bèn kết tội linh mục Trần Hữu Thanh như sau:
“... Các vị sư đă vậy, c̣n các ông Cha th́ sao? Nói đến các ông Cha là nói đến chính tôn giáo của tôi nên tôi có thể mạnh dạn mà nói một cách thẳng thắn không sợ bị xuyên tạc là “nhằm bôi bẩn” tôn giáo bạn nữa. Trong tổng số gần 200 linh mục của chúng tôi trên đất Mỹ này, tôi chưa hề thấy một vị nào lên tiếng nói là ḿnh bị báo chí “đánh chết bỏ”. Thảng hoặc đôi ba lần lưa thưa, một vài tờ báo Việt ngữ có đề cập đến “Chân Tín, Khắc Từ, Trần Hữu Thanh, Trần Tam Tỉnh”. Hành động và kết quả đấu tranh của các Ngài thế nào, thiết tưởng đồng bào Lương giáo trong và ngoài nước ai nấy đều thấy rơ cả rồi. Một điều không mấy rơ ràng là được bao nhiêu kẻ khen và bị chừng nào người chê, nhưng một điều chắc chắn và xác quyết là chưa hề thấy một vị giáo quyền Công giáo nào lên tiếng hoặc công khai tỏ thái độ ủng hộ lập trường của các vị đó cả. Riêng trường hợp đặc biệt của Linh mục Trần Hữu Thanh trong vấn đề đấu tranh chống tham nhũng th́ chúng tôi nhớ rơ ràng tại một cuộc hội thảo của các linh mục tuyên úy hồi đó, chúng tôi có tŕnh Đức Cha Lê Văn Ấn, đặc trách tuyên úy, như sau: “Kính thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho chúng con biết tôn ư về hành động của cha Thanh như thế nào để chúng con được biết, hầu có thể trả lời cho các anh em quân nhân mỗi khi họ hỏi là có nên theo và ủng hộ hay không”. Câu trả lời của Đức Cha là rất là xác đáng như sau: “Quư Cha biết đă gọi là một vụ kiện th́ phải có phiên Ṭa, mà đă có phiên ṭa th́ phải có chánh án, đương đơn và bị can, có luật sư và công tố viện. Đàng này chỉ có đấu tranh và nhân dân, c̣n tất cả đều là mơ hồ, vô bằng sở cứ th́ quư cha nghĩ sao?” Nghe câu trả lời ấy của Đức Cha, tất cả chúng tôi đều cười ồ và ngầm hiểu thâm ư của Ngài muốn nói ǵ rồi. Sau cuộc hội thảo chỗ này x́ xào, chỗ kia bàn tán cho là bí mật đă bật mí như sau: “Cha Trần Hữu Thanh được mua chuộc 100 triệu đồng với dụng ư là gây nên cuộc đấu tranh gọi là chống tham nhũng và đặc biệt là đánh thẳng vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng chỉ dùng dân chúng như một phương tiện ḥ la, đả đảo đ̣i thay thế ông Thiệu, ông Thiệu phải từ chức. Đó là trúng kế của bàn tay lông lá rồi. Mỹ muốn thay thế ông Thiệu nhưng không muốn trực tiếp ra chỉ thị, dùng màn đấu tranh tham nhũng mà thôi. Như vậy, phần vừa cho là Mỹ không can thiệp vào nội bộ v́ đó là nội bộ của chính trường Việt Nam, đàng khác Mỹ có thể chứng minh trước dư luận quốc tế là ông Thiệu phải từ chức v́ dân bất tín nhiệm, chứ không phải là bị Mỹ hất cẳng. Phong Trào Chống Tham Nhũng lại chính là con đẻ do tham nhũng mà ra.[11]
Vụng về dùng lại luận điệu của chính quyền Thiệu ngày xưa, bài báo của linh mục Hoạt trên Văn Nghệ Tiền Phong xác định rơ thêm ba điểm:
Thứ nhất là v́ dan díu quá chặt chẽ với chính quyền Thiệu trong ư đồ tái lập một chế độ Công giáo trị Ngô Đ́nh Diệm nên “giáo quyền Công giáo Việt Nam” đă ngậm miệng không dám “lên tiếng hoặc công khai tỏ thái độ ủng hộ lập trường” chống tham nhũng của phong trào do cha Thanh lănh đạo, một phong trào nếu không thực hiện được ước mơ chính đáng của người dân muốn miền Nam sạch và mạnh để chống Cộng, th́ ít nhất cũng đă can đảm phơi bày được chân tướng tội lỗi không chối căi được của những kẻ lănh đạo miền Nam.
Thứ hai là tính giáo điều ngoan cố không làm cách nào thay đổi được của những chức sắc Công giáo qua lời bênh vực ngụy biện “tất cả là mơ hồ vô bằng sở cứ” của Cha Lê Văn Ấn. Bản cáo trạng số I của Phong trào c̣n đó [12], vụ buôn lậu hóa học của người anh cột chèo của Thiệu là Nguyễn Xuân Nguyên được đem ra tố cáo trước Quốc hội c̣n đó, hai ngôi nhà nguy nga đồ sộ của Thiệu giữa trung tâm Sài G̣n c̣n đó, vụ buôn lậu “C̣i Hụ Long An” c̣n đó, lời thú tội mập mờ “có ít xít ra nhiều” của Thiệu c̣n đó, và nhất là đôi mắt của nhân dân, lỗ tai của nhân dân c̣n đó... làm sao mà “mơ hồ, vô bằng sở cứ” được! Đó là chưa nói những nhân chứng sống, nạn nhân của Thiệu hay đồng lơa với Thiệu đă công khai lên tiếng.
Thứ ba là dùng lại cái thủ đoạn chụp mũ để bôi đen đối thủ mà Ngô Đ́nh Nhu đă xảo quyệt sử dụng trước đó cho xứng đáng cái tên gọi “chế độ Diệm không Diệm” qua luận điệu Phong trào là tay sai của Mỹ. Nếu có bằng chứng Cha Thanh nhận 100 triệu đồng sao lúc đó (và nhất là sau này) Thiệu không tŕnh bày ra. Nếu cha Thanh là “tay sai” của Mỹ sao ngày 30-4-1975 Mỹ không đưa cha Thanh đi mà từ 5 ngày trước đó CIA đă “bồng” Thiệu đi an toàn với đầy đủ gia tài tiền của. Chụp mũ người khác để che dấu cái chân tướng tay sai của Thiệu, các vị linh mục lúc đó và cha Hoạt bây giờ biết là không thuyết phục được ai nhưng vẫn ngoan cố làm v́ lực lượng Công giáo Việt Nam đă lỡ biến chế độ Thiệu thành chế độ Diệm nối dài mất rồi.
Nhưng lời tuyên bố của Cha Ấn chưa đủ, bài báo của một cha Hoạt có thêm vào vẫn chưa đủ, phải đợi đến khi linh mục Cao Văn Luận, tướng chiến trường của tập đoàn Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại ló ṃi ra ta mới thấy rơ thêm cái “chính sách” bênh vực Thiệu của họ ghê tởm đến độ nào.
Trong hồi kư Bên Gịng Lịch Sử tái bản tại Hoa Kỳ, linh mục Cao Văn Luận, vị cố vấn tối cao của Thiệu, vị linh mục được Thiệu hết sức tín nhiệm và trọng vọng, đă viết về Phong Trào Chống Tham Nhũng như sau:
... Nhóm chống đối mạnh nhất là nhóm của Linh mục Trần Hữu Thanh, thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế. Vào khoảng cuối năm 1974, Cha Thanh đă lập Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng thối nát và đă tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh. Một hôm ông đích thân đến gặp tôi và xin tôi kư tên vào một tờ truyền đơn chỉ trích chính phủ ông Thiệu là thối nát, hối lộ, và kêu gọi dân chúng biểu t́nh chống đối. Tôi đă từ chối v́ biết Phong trào này có lẽ do Mỹ xúi dục. V́ trước đó mấy tuần, tôi được biết rằng có một Thượng Nghị sĩ thuộc nhóm phản chiến đă đến gặp linh mục Trần Hữu Thanh tại Ḍng Chúa Cứu Thế và nói chuyện rất lâu với ông ta. Lại c̣n tin đồn là chính Mỹ đă giúp cho Phong trào của cha Thanh hoạt động. Đàng khác, tôi không chịu kư v́ nghĩ rằng hành động của nhóm Cha Thanh chỉ có lợi cho Cộng Sản chứ không có lợi ǵ cho quốc gia, và tôi đă nói với ông: “Chuyện tham nhũng và hối lộ không phải chỉ có ở Việt Nam mà nước nào trên thế giới cũng có cả”. Nhưng Linh mục Thanh vẫn cổ vơ Phong trào cho đến cùng.[13]

Cũng thô bạo trong thủ đoạn và nghèo nàn trong nội dung như những ông cha Tivi và những ông cha tuyên úy trước 1975, tám năm sau tại hải ngoại, ông Luận lại chụp mũ Phong Trào Chống Tham Nhũng của Cha Thanh là do Mỹ điều động và chống tham nhũng “chỉ có lợi cho Cộng Sản chứ không có lợi ǵ cho quốc gia cả”. Chỉ khác là lần này ông Luận thêm một số yếu tố mới: cá nhân cha Thanh là tay sai của Mỹ (qua buổi “nói chuyện rất lâu” với một “Thượng nghị sĩ thuộc nhóm phản chiến”) và chống tham nhũng chỉ có lợi cho Cộng Sản v́ “nước nào trên thế giới cũng có tham nhũng cả”.
Thêm hai yếu tố mới này vào trong thủ đoạn chụp mũ, ông Luận chỉ chứng tỏ thêm cái bản chất độc ác và sự ấu trĩ trí thức của một người không những đă là viện trưởng một viện đại học mà c̣n là tu sĩ của một tôn giáo nữa.
Trước hết, tôi không biết Cha Thanh có đến xin ông Luận kư vào truyền đơn không v́ tôi nghi ngờ sự có thật của lời kể lại này: ai không biết ông Luận lúc bấy giờ là cố vấn của Thiệu (trước đó là cố vấn của ông Diệm và sau này c̣n là cố vấn của Nguyễn Bá Cẩn như lời ông kể lại nữa), cha Thanh đến “xin” ông Luận kư tên chống Thiệu có khác ǵ Thượng Tọa Trí Quang đến xin ông Nhu kư vào truyền đơn chống ông Diệm! Nhưng cứ ví dụ như chuyện đó có thật th́ cứ việc dựa vào lư do Cha Thanh đă gặp một Thượng nghị sĩ Mỹ để cho rằng phong trào đó do “Mỹ xúi dục” và từ chối hợp tác th́ quả thật lư luận chính trị của ông Luận thật là ấu trĩ. Ông Thượng nghị sĩ Mỹ đó tên là ǵ sao ông Luận 8 năm sau không giám nói ra tại hải ngoại, hay lại là một chuyện tưởng tượng khác của ông Luận. Họ gặp nhau nói ǵ làm sao ông Luận biết được nội dung buổi nói chuyện mà đă lên án là “Mỹ xúi dục”... Ông Luận mập mờ những sự kiện đó mà không cần đắn đo suy nghĩ tính xác thực của nó chỉ v́ ông hấp tấp muốn bôi nhọ cha Thanh, muốn lên án Phong Trào Chống Tham Nhũng cho nhịp nhàng với những vận động của nhóm “Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm” và nhóm rửa mặt cho Thiệu đang bắt đầu hoạt động tại Hoa Kỳ từ những năm đầu của thập niên 80.
Lại nữa, cái luận cứ “đừng lên án và đừng chống tham nhũng” v́ “nước nào trên thế giới cũng có” để bênh vực chính quyền Thiệu chỉ chứng tỏ cái quan điểm xă hội phản động và cái nh́n lịch sử bạc nhược của một người chỉ muốn duy tŕ đặc quyền đặc lợi cho một giai cấp thống trị bóc lột, dù sự duy tŕ đó (bằng tệ trạng tham nhũng) có đục khoét thêm sinh lực quốc gia, có tạo thêm bất công khốn khổ cho dân tộc và có làm cho kẻ thù lợi dụng để kích phá. Không biết lịch sử Việt Nam trong 100 năm Thực dân đô hộ có dạy được cho ông Luận bài học v́ sao dân ta vùng lên đấu tranh chống tham quan ô lại và thực dân bóc lột không; không biết lịch sử thế giới có mở mắt cho ông Luận thấy rằng nước nào có độc tài, tham nhũng, bất công, nghèo đói là ở đó có Cộng Sản dễ sinh sôi và lớn mạnh không? Cuba, Nicaragua, Ethiopia, Trung Hoa, Angola, Phi Luật Tân... há chẳng phải là những bằng chứng xương máu của họa tham nhũng đó sao? Cụ Hoàng Văn Chí đă từng dặn ḍ thế hệ tương lai rằng:
Những nhà lănh đạo độc tài, quan liêu phong kiến, tham nhũng, những kẻ lên xe xuống ngựa, sống xa hoa giữa một xă hội đói rách, những kẻ no lưng ấm cật, rối rượu sâm banh sáng sữa ḅ là nguyên nhân gây nên cách mạng.[14]
Nếu ông Luận không thấy được điều đó th́ thật tội nghiệp cho tŕnh độ luân lư của ông. Nếu ông thấy những ngoan cố bóp méo sự thật th́ chỉ có thể giải thích thái độ đó bằng cái nguyên nhân thực sự buộc ông phải bênh vực Thiệu chỉ v́ Thiệu là nối dài của Diệm, một chế độ đă đẻ ra một loại tinh thần như “tinh thần Cao Văn Luận”. Sự giải thích này có vẻ hợp lư hơn v́ ông Luận chỉ lập lại một tiền lệ của hơn mười năm trước, dưới chế độ Diệm, khi bà Nhu cũng đă dùng một loại luận cứ như thế (với trường hợp của Phi Luật Tân) để bào chữa cho t́nh trạng tham nhũng tại Việt Nam và đă bị dư luận đập nát rồi:
Nhưng Phi Luật Tân không bị một trận chiến tranh sinh tử với Việt Cộng như Việt Nam. Nền tham nhũng của Ngô Đ́nh Nhu đă làm cho dân chúng xa rời chính quyền. Làm cho chính quyền mất uy tín, mất tín nhiệm, mất khả năng mà kết quả chỉ có lợi cho Cộng Sản. Huống chi trước đây chính phủ Diệm tiêu diệt B́nh Xuyên cũng v́ B́nh Xuyên tham nhũng bóc lột như nền tham nhũng bóc lột của Ngô Đ́nh Nhu ngày nay [15].
Và cuối cùng là cái lư luận cổ điển rằng chống chính quyền tham nhũng th́ làm lợi cho Cộng Sản. Cộng Sản Việt Nam mạnh từ những năm 1960, 1961, mạnh đến nỗi năm 1962 ông Diệm phải tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và sau đó phải thỏa hiệp với Cộng Sản. Không những thế, chính v́ cái chế độ tham nhũng “Diệm không Diệm” sau đó mà càng lúc Cộng Sản càng mạnh thêm, bắt chính quyền Sài G̣n phải ngồi vào pḥng họp từ năm 1968 để kư hợp ước vào năm 1973. Phong Trào Chống Tham Nhũng được phát động gần 15 năm sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời và dĩ nhiên chẳng dính dự ǵ đến chuyện “làm lợi” cho Cộng Sản thêm lớn mạnh đó cả. Đúng ra, chính v́ không có Phong Trào Chống Tham Nhũng từ những năm 59, 60 cho nên địch mới mạnh thêm, và quả thật nếu có hành động nào làm lợi cho Cộng Sản th́ hành động đó là thay v́ c̣n một chút lương tri để làm sạch chính quyền th́ ông Luận lại đi làm cố vấn cho những chế độ tham nhũng!
Vào đầu năm 1975, khi miền Nam đang đứng trên bờ tuyệt vọng v́ quyết định giải kết của Mỹ và quyết tâm dứt điểm chiến tranh của Cộng, khi chính sách Việt Nam Hóa, tuy chỉ là một bước hiểm độc của Tổng thống Nixon để che dấu những nhượng bộ và đổi chác với Hà Nội trong hiệp ước Paris nhưng lại là cơ may hiếm hoi cho người Việt quốc gia chân chính để hồi sinh, th́ những người như Cha Thanh, Cha Hiệu không những đă bất hợp tác với các linh mục thân Cộng trong nhóm Đối Diện mà c̣n tích cực đấu tranh chung với những thành phần chống Cộng với lư tưởng sắt son như Phan Bá Cầm (Ḥa Hảo), Trần Quang Vinh (Cao Đài), Nguyễn Văn Lực, Ngô Văn Kư (VNQDĐ)... trong một tổ chức lấy tên là Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng. [16]
Như vậy chính Thiệu và đồng bọn là tay sai của Mỹ làm lợi cho thế cờ của Mỹ và Cộng Sản đến phút cuối cùng (để được Mỹ bồng lên phi cơ với vô số vàng bạc châu báu cho qua Đài Loan) chứ Phong Trào Chống Tham Nhũng nói riêng và các hoạt động của người Việt quốc gia nhằm nắm lấy thế chủ động như Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng, ngược lại, là nỗ lực nhằm phá thế cờ thỏa hiệp Mỹ-Cộng đó để cứu nước, lại bị ông Cao Văn Luận lên án một cách xuẩn động và độc ác.
Sau này, tại hải ngoại, ông Thiệu thú nhận một cách trâng tráo “Tụi Mỹ nó áp lực tôi làm thế này thế nọ. Đó là lịch sử” [17]. Đúng, đó là lịch sử của một kẻ thừa kế chế độ cũ làm tay sai cho ngoại bang và được những tu sĩ Công giáo như Giám mục Lê Văn Ấn, linh mục Vũ Đ́nh Hoạt, sáu ông Cha Tivi và hàng trăm ông Cha tuyên úy công khai bênh vực và đề cao. C̣n ông Cao Văn Luận, dĩ nhiên, phải vinh danh Thiệu lên hàng “Lănh tụ anh minh”, “Ông Thiệu là một người tôi kính phục, một người có tinh thần quốc gia cao độ và cương quyết chống Cộng. Ông Thiệu là một người Công giáo đạo đức, chủ nhật nào cũng đi nhà thờ xem lễ, và trước khi đi ngủ hai ông bà cùng nhau đọc kinh.” [18] và Nguyễn Minh Bảo, viên cựu Trung úy thuộc Lữ Đoàn Pḥng Vệ Tổng thống Phủ cũ của thời Diệm phải tôn vinh chính quyền Thiệu “là một chính quyền sáng suốt, đắc nhân tâm, đem lại niềm hân hoan cho một tập thể quần chúng đông đảo...” [19]. Th́ ra cứ tham nhũng thối nát, cứ làm tay sai cho Mỹ, cứ phá hoại quốc gia mà cứ đọc kinh, cứ đi nhà thờ đều đặn là vẫn đạo đức, sáng suốt và đắc nhân tâm!
Những phần tử Cần Lao Công Giáo đó phải vinh danh và bám lấy một Tổng thống độc tài, quân phiệt, tham nhũng, phản quốc như Nguyễn Văn Thiệu v́ không những chế độ đó mang lại đặc quyền đặc lợi cho họ, mà quan trọng hơn cả, chế độ đó là chế độ của họ, chế độ Diệm không Diệm mà họ mơ ước.
Cũng trong lần tái bản này, để toa rập nhịp nhàng với tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong trong chiến dịch xuyên tạc và bôi lọ những người tham gia cuộc Cách Mạng lật đổ chế độ Diệm, ông Cao Văn Luận đă thêm một đoạn ngắn về cá nhân tôi. Đại ư cho rằng một nhân viên của Nha An Ninh Quân Đội trong dinh Độc Lập báo cho tôi biết ông Diệm không chịu ... thăng cấp Tướng nên từ đó tôi tức giận và t́m cách lật đổ ông Diệm.
Có ba điểm đáng nói trong lời xuyên tạc này:
* Thứ nhất là v́ bản chất hám danh hám lợi đă điều kiện hóa mọi suy nghĩ tính toán của vị Linh mục Công giáo này nên ông Cao Văn Luận nh́n mọi sự việc, đoán mọi sự kiện cũng chỉ bằng danh và lợi. Suy bụng ta ra bụng người, nghĩ rằng ai cũng v́ miếng đỉnh chung như ḿnh mà không cần xét đến những yếu tố khác của vấn đề. Những yếu tố quan trọng hơn cái chức Thiếu tướng (mà ông Luận tưởng tượng) như những khổ đau mà người đồng bào và đồng đạo của tôi cam chịu, như nỗi phẫn uất v́ tôn giáo tôi bị lăng nhục, như những lo lắng của tôi khi biết hai ông Diệm-Nhu đang thỏa hiệp với Cộng Sản, như những đau đớn của tôi khi nh́n đồng chí thân hữu cũ bị chế độ bạc đăi v.v... những yếu tố đó, ông Luận làm sao nghĩ đến được nên khi xuyên tạc người khác, ông đă bị giới hạn trong tầm suy nghĩ danh lợi nhỏ mọn của ông ta mà thôi.
* Thứ hai là v́ không biết ǵ về đối tượng ḿnh xuyên tạc là tôi nên ông Luận chỉ nh́n vào đám Cần Lao Công Giáo nịnh bợ bao quanh ông Diệm như Huỳnh Văn Cao, Lê Quang Tung,... một sớm một chiều thăng cấp nhanh chóng để suy diễn bừa băi. Ông không để ư nên không biết đến bản chất và quá tŕnh liên hệ giữa tôi và ông Diệm như thế nào (đến nỗi ông Luận viết là tôi theo ông Diệm từ năm 1948 chứ không phải từ 6 năm trước đó, 1942), ông Luận cũng không biết đến vị trí và uy quyền của một Đại tá Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội trong một chế độ độc tài như chế độ Diệm th́ tướng bao nhiêu sao cũng phải nể sợ; và dĩ nhiên ông Luận không biết tôi và một số đồng chí cán bộ riêng của ông Diệm đă nhiều lần, riêng rẻ hoặc chung với nhau, tŕnh bày những âu lo và khuyến cáo ông Diệm mà ông vẫn không nghe...
V́ không biết nên ông Luận cũng ḷi luôn cái dốt của ḿnh trong lúc phỉ báng người khác: An Ninh của dinh Độc Lập không thuộc quyền An Ninh Quân Đội, th́ làm sao một nhân viên của Nha tôi có thể có mặt ở đó để nghe những loại chuyện như thế của ông Diệm. Xuyên tạc một cách ấu trĩ như thế, ông Luận chỉ làm cho người khác thấy tính hạ cấp bất nhân của một người mang chức Linh mục của một tôn giáo Cứu Thế mà chỉ hại người hại vật.
* Cuối cùng là sự kiện đoạn văn xuyên tạc tôi chỉ xuất hiện trong lần tái bản tại hải ngoại, 20 năm sau ngày 1-11-63. Tại sao ông Luận không giám viết ngay từ ấn bản đầu tiên dù đến năm 1965 th́ tôi đă hồi hưu về làm một người dân thường? Tại sao ông phải đợi ra đến hải ngoại, trong những điều kiện khó khăn về sinh hoạt và lợi dụng sự phục hồi của nhóm Cần Lao Công Giáo, mới dám xuyên tạc và bôi nhọ người khác?
Tư cách của ông Luận đâu, sự can đảm của các “thánh tử đạo” đâu mà phải rụt rè hèn nhát như thế? Ở trong nước, viết ra, ông biết sẽ không bịp được ai và sẽ bị nguyền rủa nên mới đợi đến bây giờ vậy.
Theo hồi kư Cao Văn Luận th́ năm 1946, ông ta nguyện khi về nước sẽ tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi về đến quê nhà, chẳng những ông Luận đă không về lại làng xưa xóm cũ thăm viếng mồ mả cha ông, bà con ruột thịt dù đă 9 năm trời xa cách, mà chỉ sống ở các vùng Tây chiếm đóng, cầm đầu giáo dân đi biểu t́nh theo lệnh của Tây. Ngoài ra, linh mục họ Cao c̣n dám viết sách hạ nhục vua Duy Tân, một vị anh hùng dân tộc, làm cho nhiều nhân sĩ nổi giận vạch trần ư đồ của Luận vào sử sách (xem “Hồ Sơ Vua Duy Tân” của Hoàng Trọng Thược, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1984). Một linh mục Việt gian, phản quốc như thế mà lại làm “quân sư” cho hai đời Tổng thống Công giáo th́ Việt Nam Cọng Ḥa thua Cộng Sản Việt Nam là đúng lắm rồi !

-o0o-

Trong suốt 30 năm chiến tranh, khối Công giáo dành lấy độc quyền chống Cộng và biến mâu thuẫn Dân tộc-Cộng Sản thành tranh chấp Công giáo-Cộng Sản. Mười năm đầu, họ làm tay sai cho quân đội viễn chinh Pháp, đất nước bị qua phân; mười năm giữa họ thỏa hiệp với Mỹ để hậu thuẫn cho gia đ́nh họ Ngô, đất nước bị suy nhược; mười năm cuối họ cấu kết với quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu và Tướng, Tá tham nhũng để phục hồi chế độ Diệm, đất nước rơi vào tay Cộng Sản.
Thành tích của họ là như thế và đă được Thượng tọa Trí Quang tiên đoán từ trước: “Hễ quân phiệt mà cầm quyền th́ chỉ làm tay sai cho ngoại bang, hễ Cần Lao mà cầm quyền th́ chỉ đem thắng lợi cho Cộng Sản”. Thật vậy, miền Nam trong 10 năm cuối cùng không những bị cai trị bởi quân phiệt mà cả bởi Cần Lao nữa nên dù quân viện, kinh viện của Mỹ ào ạt đổ vào để có lúc nâng quân số lên đến một triệu quân nhân (và nửa triệu quân Mỹ), để có lúc nền kinh tế phồn thịnh giả tạo đă làm cho bộ mặt miền Nam có vẻ trù phú... thế mà cuối cùng vẫn tan hàng ră ngũ, cuốn cờ dẹp trống tháo chạy ra biển khơi.
Tất cả bắt đầu từ sau biến cố Mậu Thân, khi mà những thế lực Cần Lao đă hồi sinh và quấn những cái ṿi bạch tuộc vào những vị trí lănh đạo quyết định của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa. Biến cố Mậu Thân là một sự thất bại quân sự và chính trị nặng nề của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trên chiến trường miền Nam và đem lại cho nhân dân miền Nam một cuộc sống tương đối ổn định trong ba năm sau đó (1969-1971). Nhưng biến cố Mậu Thân cũng đă kéo theo ba hậu quả to lớn đe dọa vận mệnh miền Nam:
- Thứ nhất, về phía địch, Hà Nội lợi dụng sự kiệt sức của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để xâm nhập thêm các cán bộ chính trị và các đơn vị chính quy để nắm lấy quyền lănh đạo tuyệt đối trên cả hai mặt chính trị lẫn quân sự hầu chuẩn bị Tổng tấn công vào năm 1977 và tê liệt hóa thành phần không Cộng Sản trong Mặt Trận.
- Thứ hai, về phía Đồng minh, bị xúc động dồn ép về một cuộc chiến tranh mà những h́nh ảnh chết chóc vào tận pḥng khách của mỗi gia đ́nh, cũng như những rạn nứt nội bộ nổ tung trên đường phố, cả nhân dân lẫn chính quyền Hoa Kỳ đều muốn rút quân khỏi miền Nam, cầu ḥa với Hà Nội để chấm dứt cuộc “chiến tranh phi nghĩa” [20] kéo dài đến 5 đời Tổng thống.
- Thứ ba, về phía chính quyền miền Nam mà ông Thiệu là người nắm toàn quyền lănh đạo, đă không biết khai thác chiến thắng và sức mạnh của nhân dân miền Nam mà chỉ biết lệ thuộc thêm vào đường lối của Mỹ để nắm chặt quyền lực của ḿnh.
Chính hậu quả thứ ba này mới là hậu quả quan trọng quyết định bước ngoặt lịch sử cuối cùng của số phận miền Nam. V́ dù Bắc Việt có đưa quân thêm vào Nam, dù Mỹ có Việt Nam Hóa để giải kết, mà sau chiến thắng Mậu Thân chính quyền miền Nam biết trong sạch hóa cơ cấu lănh đạo, biết đoàn kết toàn dân để giành lại chính nghĩa, biết củng cố thực lực để nắm lấy chủ động th́ chưa chắc miền Nam đă rơi vào tay Cộng Sản vào mùa Xuân 1975.
Không biết trong sạch hóa, không biết đoàn kết, không biết củng cố thực lực nhưng ngược lại, Thiệu và phe nhóm lại biết tham nhũng thêm để vinh thân ph́ gia, biết độc tài thêm để giữ chặt quyền lực, và nhất là biết nhắm mắt thi hành đúng sách lược của Mỹ (là dựa vào quân kinh viện để giải quyết chiến tranh bằng vơ lực) nên cuối cùng mới rơi vào chiếc bẫy oan nghiệt của ḥa đàm Ba Lê.
Thật vậy, chíng ta hăy nh́n lại một số biến cố quan trọng tạo nên dây xích kềm tỏa số mệnh miền Nam từ sau Tết Mậu Thân:
- Ngày 31/3/1968, Tổng thống Johnson bị dư luận Mỹ chống đối nên tuyên bố quyết định không tái ứng cử nhiệm kỳ thứ hai nữa và rút tướng diều hâu Westmoreland về nước.
- Ngày 18, 20/6/1968, Johnson và Thiệu gặp nhau tại Honolunu để thảo luận sách lược ḥa đàm với Cộng Sản.
- Ngày 23/6/1968, căn cứ khổng lồ của Mỹ tại Khe Sanh bị rút bỏ.
- Tháng 11/1968, sau khi đắc cử Tổng thống, ông Nixon hứa sẽ rút dần quân Mỹ ra khỏi Việt Nam.
- Ngày 8/6/1969, Nixon và Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau tại đảo Midway để thỏa thuận về chính sách Việt Nam Hóa và lịch tŕnh rút quân Mỹ. Nixon tuyên bố rút 25.000 quân Mỹ đầu tiên về nước.
- Tháng 2/1971, quân đội VNCH mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh vào Hạ Lào nhưng bị thảm bại nặng nề. Sư đoàn 3 Bộ Binh gần như bị xóa tên và Sư đoàn Dù thiện chiến nhất của quân đội miền Nam bị thiệt hại khá nặng. Các tướng lănh công khai đổ lỗi cho nhau càng làm nổi bật khả năng chỉ huy yếu kém của các sĩ quan trách nhiệm. Sau trận Lam Sơn 719 này, quân đội VNCH lui dần về thế thủ.
- Tháng 10/1971, Nguyễn Văn Thiệu đắc cử nhiệm kỳ hai Tổng thống trong một cuộc bầu cử độc diễn. Kết quả cuộc bầu cử này tất nhiên đă được Mỹ đồng ư, nhưng cũng tất nhiên đă làm cho chính quyền càng mất chính nghĩa, mất uy tín cả trong lẫn ngoài nước và xé sự đoàn kết chính trị tại miền Nam ra nhiều mảnh ḱnh chống nhau.
- Ngày 30 tháng 5 năm 1972, Cộng Sản mở cuộc tấn công quy mô và rộng lớn khắp miền Nam (được nhà văn quân đội Phan Nhật Nam gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”). Dù tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH rất cao và dù sự hi sinh của họ vô bờ bến, nhưng trận tổng tấn công này của Việt Cộng đă làm cho tinh thần quân dân hoang mang xao xuyến. Phần lớn các tỉnh Quảng Trị, Kontum và B́nh Long rơi vào tay Cộng Sản, riêng tỉnh B́nh Long hoàn toàn bị cô lập không c̣n tiếp tế bằng đường bộ được nữa và chỉ có thể liên lạc bằng phi cơ. Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng ở Lai Khê, mỗi lần liên lạc với B́nh Long là hứng lấy thiệt hại trên Quốc lộ 13. Nhiều đồn bót và căn cứ quân sự bị rút bỏ. Căn cứ Tống Lê Chân do một tiểu đoàn Biệt Động Quân đóng giữ và hi sinh tử thủ nhưng cuối cùng cũng không giữ nỗi, tiểu đoàn phải tháo lui.
- Ngày 27/1/1973, sau 5 năm đàm đàm đánh đánh cả tại đàm trường lẫn chiến trường, hiệp ước Paris được kư kết. Hiệp ước này mặc nhiên xóa bỏ biên giới giữa hai miền Bắc-Nam và cho phép quân Bắc Việt được đóng tại miền Nam. Đồng thời, một phái đoàn Việt Cộng và cờ Mặt Trận được hiện diện tại Tân Sơn Nhất để thỉnh thoảng đại diện Việt Cộng là Vơ Đông Giang lại lên án VNCH vi phạm hiệp ước Paris hoặc họp báo quốc tế phỉ báng Việt Nam Cọng Ḥa. Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến tê liệt, chỉ riêng phái đoàn Hung Gia Lợi lợi dụng danh nghĩa của Ủy Hội để tuyên truyền ủng hộ cho Việt Cộng, c̣n Hoa Kỳ th́ chỉ có những phản ứng lấy lệ.
Mô tả tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cọng Ḥa sau khi hiệp ước Paris ra đời và trước sự cắt giảm viện trợ của Mỹ, ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng Trưởng Kế Hoạch và Phát Triển Kinh Tế, cho biết như sau:
Ảnh hưởng việc cắt giảm quân viện là nó đă làm tê liệt hẳn khả năng chiến đấu của quân đội và từ đó làm suy nhược tinh thần kháng cự, yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chiến tranh nào.
... Như vậy, sự thật rất là hiển nhiên. Hết tiền là hết xăng, hết đạn. Hết xăng th́ mấy trăm chiếc máy bay sẽ nằm ụ, tốn tiền bảo tŕ làm mồi cho pháo kích của địch quân. Hết đạn th́ xe tăng, đại pháo trở thành những tấm sắt nặng nề, vô dụng, tốn công canh gác.
Từ trước, thế ưu tiên của VNCH dựa vào ba yếu tố căn bản: lưu động tính của lục quân, oanh tạc, yểm trợ chiến trường, và hỏa lực. Kể từ tài khóa 1973-1974, thế ưu tiên của ta về ba yếu tố kể trên có thể nói là bị mất hẳn...[21]
Cũng kể từ tài khóa đó, t́nh h́nh chiến tranh trở nên khốc liệt hơn, tàn phá những nỗ lực kinh tế xă hội tại nông thôn, và đẩy quân lực Việt Nam Cọng Ḥa hoàn toàn về thế pḥng ngự thụ động. Đồng bào nông thôn bỏ ruộng vườn lũ lượt kéo nhau về thành phố để tránh chết chóc và tàn phá. Hàng triệu người được gọi là “nạn nhân chiến cuộc” tại miền Trung sống lây lất trong chương tŕnh trợ cấp “khai dân lập ấp” của chính phủ do Phó Thủ tướng Phan Quang Đán điều khiển.
Tại các thành phố, t́nh trạng cũng không lấy ǵ sáng sủa hơn: vật giá leo thang, đồng bạc mất giá, nạn thất nghiệp gia tăng đẩy cả triệu người vào t́nh trạng túng quẩn bất an, và biến các thị trấn thành những trung tâm xáo trộn trên mặt an ninh và băng hoại trên mặt xă hội. Miền Nam như một trái bom nằm trong đống lửa mà các sinh hoạt chính trị tại Sài G̣n cũng như các cuộc tấn công của Việt Cộng ven biên Quân khu Thủ đô chỉ như những thùng dầu đổ thêm vào.
Trước t́nh h́nh nguy ngập đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm ǵ?
Sau ngày đắc cử nhờ “độc diễn”, ông Thiệu đă tuyên bố “sẽ từ chức ngày nào Mỹ ngưng viện trợ cho Việt Nam Cọng Ḥa”, lời tuyên bố không những phản ảnh tư cách tay sai của một cá nhân mà c̣n là những dấu hiệu chuyển biến chính trị của hội nghị Midway trước đó về vấn đề triệt thoái quân Mỹ của Nixon. Đầu năm 1974, khi miền Nam như đứng trên bờ vực thẳm và trước những cuộc đấu tranh chính trị của nhiều giới tại Sài G̣n cũng như trước những tấn công ḥa b́nh của Hà Nội, ông Thiệu tuyên bố “tôi sẵn sàng ra đi nếu việc ra đi của tôi có thể đem lại ḥa b́nh cho Việt Nam”.
Nói thế nhưng không những ông Thiệu vẫn tham quyền cố vị bám lấy chức vụ lănh đạo miền Nam mà không có một chính sách chính trị hay một sách lược quân sự nào để cứu văn t́nh thế hầu giữ vững miền Nam, ông Thiệu c̣n gạt bỏ những nguyện vọng, đề nghị, yêu cầu, mục tiêu đấu tranh của các đoàn thể nhân dân và chính trị: Chẳng hạn như mở rộng trách nhiệm chính trị để thực hiện đại đoàn kết dân tộc hầu tiến hành một cuộc cách mạng xă hội thực sự để gây lại niềm tin nơi nhân dân; chẳng hạn như mời các tôn giáo, đảng phái h́nh thành một “Quốc dân Đại hội” để cùng các đoàn thể chia xẻ trách nhiệm hoạch định phương cách cứu nước và để cho kẻ thù thấy một miền Nam đoàn kết sẵn sàng đương đầu với hiểm họa xâm lăng. Hoặc thực tế hơn và nh́n xa hơn, bí mật tổ chức chiến khu tại miền Tây (nơi có lực lượng dân tộc của Ḥa Hảo quyết sống mái với Cộng Sản) để nếu mất Sài G̣n th́ c̣n về đó tiếp tục chiến đấu... Nhưng ông Thiệu đă không có một sáng kiến nào ngoài giải pháp quân sự do Mỹ dạy từ gần 20 năm trước. Khối Công giáo hậu thuẫn và cố vấn cho ông Thiệu cũng không có một kế hoạch ǵ mới lạ mà chỉ ngồi xem ông Thiệu và Mỹ múa may trong một phông cảnh thời cuộc sa đọa. Cứ xem việc Trần Văn Lắm, nhân vật thứ hai của chế độ, khi c̣n ḥa đàm Paris đă tuyên bố “nh́n thấy ánh sáng đầu kia đường hầm”, một thứ ánh sáng do Mỹ và Cộng Sản đang toa rập đổi chác để lừa dối nhân dân miền Nam th́ cũng đủ biết kiến thức chính trị và sự vô tâm trước nạn lớn của khối Công giáo như thế nào.
Cũng như anh em Ngô Đ́nh Diệm trước kia, khối Công giáo và ông Thiệu đă không biết quay về với dân tộc, không biết rằng sức mạnh của dân tộc là thứ vũ khí sắc bén nhất trong mọi cuộc chiến tranh mà quá tŕnh lịch sử đă chứng tỏ tính vạn năng của nó trong những lúc Tổ quốc ở vào thế vạn tử nhất sinh. ông Thiệu chỉ biết một con đường, một lối hành xử, là hướng về ngoại nhân. Mỹ cho ăn th́ sống, Mỹ không cho ăn nữa th́ ta van xin, Mỹ từ chối th́ ta từ chức bỏ chạy.
Cho nên sau ḥa đàm Ba Lê, năm 1973, ông Thiệu đi Hoa Kỳ để “van xin” Tổng thống Nixon. Nhưng Nixon c̣n làm ǵ được khi nhân dân và đất nước ông đang tan nát, phân hóa, và suy sụp v́ cuộc chiến Đông dương; khi mà Quốc hội, báo chí và khối áp lực Mỹ-Do Thái đang trói chặt quyền hạn của Hành pháp về vấn đề Việt Nam; và quan trọng nhất, khi mà chính ông và Kissinger là hai người chủ trương quyết tâm rút khỏi miền Nam qua một con ngựa thành Troie là Hiệp ước Ba Lê, để hoàn thành thế chân vạc toàn cầu ḥa hoăn với Trung Cộng. Đó là chưa nói đến vụ Watergate ngày càng tạo nên một Nixon tê liệt như cái xác vô hồn. Do đó, tại Hoa Kỳ, ông Thiệu chỉ nhận những lời cam kết hươu vượn và những lời tuyên bố gian xảo của một ông Tổng thống Hoa Kỳ nổi tiếng thủ đoạn và bất lương mà thôi.
Sau Hoa Kỳ, ông Thiệu lại đi Âu Châu và đặc biệt hướng về La Mă, một trung tâm quyền lực chính trị thế giới khác mà cũng là “Đất Tổ Hùng Vương” của khối Công giáo Việt Nam. Nhưng dĩ nhiên Giáo Hoàng Paul VI đă không cho ông Thiệu hội kiến, dù là hội kiến để xưng tội đi nữa. Chức vụ Tổng thống và tư cách con chiên của Thiệu làm sao có thể thay đổi được một nguyên tắc bất di bất dịch của Giáo hội La Mă là bất kỳ Giáo Hoàng nào, dù thiên tả hay cực hữu, dù thân Cộng hay không thân Cộng, th́ ông phải lo vấn đề sinh tồn của Giáo hội La Mă toàn cầu với gần 800 triệu tín đồ trước đă. Nếu phải hi sinh sinh mạng của 15 triệu dân miền Nam Việt Nam không Cộng Sản để bảo đảm được sự an toàn và uy tín của Giáo hội La Mă th́ không ngại ǵ mà không hy sinh. Huống ǵ lập trường của Giáo Hoàng Paul VI về vấn đề chiến tranh Việt Nam là chỉ bênh vực Hà Nội, chỉ muốn chấm dứt chiến tranh dù miền Nam có sống ḥa b́nh dưới chế độ Cộng Sản sắt máu của Hà Nội mà Phan Nhật Nam đă thật sự nghi ngờ trong tác phẩm Tù Binh và Ḥa B́nh, khi anh uất ức tự hỏi tại sao trong cuộc viếng thăm đầu tiên lục địa Á Châu, vị Giáo Hoàng này đă không đến Việt Nam và Đài Loan là hai quốc gia đang bị Cộng Sản đe dọa, nhất là Việt Nam có tỷ số đông giáo dân thứ nh́ tại châu Á. Điều chua xót và tủi nhục là Giáo Hoàng Paul VI chẳng những không tiếp kiến ông Thiệu đàng hoàng mà c̣n chỉ trích ông Thiệu (xem “Bên Gịng Lịch Sử”, Cao Văn Luận, tr. 346), dù ông Thiệu là một con chiên ngoan đạo. Không tiếp ông Thiệu nhưng Giáo Hoàng lại tiếp bà Nguyễn Thị B́nh và ông Xuân Thủy, trưởng phái đoàn Cộng Sản tại Ḥa Hội Paris. Khi mà Giáo Hoàng Paul VI đă biến Vatican và nhiều Giáo hội địa phương thành một guồng máy chính trị, ngoại giao, t́nh báo khổng lồ để giúp Hà Nội tiến chiếm miền Nam (xem “The Life and Times of Francis Cardinal Speellman” của John Cooney trang 292-293 và xem “The Decline and Fall of the Roman Church” của Malachi Martin, trang 232) th́ miền Nam Việt Nam phải rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt là lẽ tất nhiên.
Về lại Sài G̣n, dù thất bại trong chuyến đi cầu viện nước ngoài, ông Thiệu cũng vẫn không thay đổi đường lối chính trị, vẫn cứ sử dụng giải pháp quân sự và chỉ dựa theo đường lối giải kết chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ đă vạch sẵn mà điều khiển quốc gia.
Đầu năm 1975, Việt Nam Cọng Ḥa như ngọn đèn lung lay trước gió, mọi nỗ lực đoàn kết để tổng hợp sức mạnh của toàn quân toàn dân hầu cứu nước đều bị chính quyền và t́nh thế làm tê liệt, các tôn giáo và đảng phái không c̣n cách ǵ hơn là tổ chức hoạt động theo lập trường chính trị và điều kiện khả năng riêng của ḿnh. Nói chung, ngoài chính quyền Thiệu và phe nhóm, c̣n bốn lực lượng lấy bốn thái độ tiêu biểu như sau:
- Thứ nhất, một số lănh tụ các đảng phái và tôn giáo như Phan Bá Cầm (Ḥa Hảo), Trần Quang Vinh (Cao Đài), linh mục Trần Hữu Thanh và Nguyễn Ngọc Hiệu, Thượng Tọa Pháp Tri, các ông Ngô Văn Kư, Nguyễn Văn Lực, Xuân Tùng thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hà Thế Ruyệt (Duy Dân) thành lập Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng. Mặt trận này kêu gọi ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức và các phe liên hệ chấm dứt chiến tranh, giải quyết vấn đề miền Nam bằng phương thức ḥa b́nh.
- Thứ hai là song song với Trận Tuyến đó, khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang thành lập Lực Lượng Thứ Ba với chủ trương Ḥa Hợp Ḥa Giải Dân Tộc do tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu cầm đầu để t́m cách thương thảo với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .
Lập trường chính trị cơ bản của Phật giáo là cổ xúy cho một nước Việt Nam có chính sách ngoại giao trung lập theo kiểu Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và đứng trong khối các quốc gia phi liên kết như đă đề cập trong một chương trước. Quan niệm về chiến tranh của Phật giáo là lực lượng quốc gia thân Mỹ không thể thắng nổi lực lượng Cộng Sản thân Nga-Tàu bằng giải pháp quân sự, mà chứng cớ là 10 năm dưới quyền người Pháp với chế độ Bảo Đại đất nước bị chia đôi, 10 năm dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm, Cộng Sản vẫn lấn áp thôn tính gần hết nông thôn đến nỗi anh em ông Diệm phải bắt tay với Cộng Sản để cầu ḥa. Và kể từ 1963 đến 1974, dù giải pháp quân sự đă được sử dụng tối đa với sự tham dự của nửa triệu quân Mỹ và những kỹ thuật tàn phá tân tiến nhất của một đại cường, phía quốc gia vẫn thất bại trên cả chính trường lẫn chiến trường, quốc nội lẫn quốc ngoại.
Con đường duy nhất để cứu lấy miền Nam là phải thoát ra khỏi hai cái gọng kềm oan nghiệt của chiến tranh và sự tham dự của ngoại bang. V́ gọng kềm chiến tranh tiêu diệt ngay sự sống c̣n của nhân dân và đất đai miền Nam đă kiệt lực và hao ṃn; gọng kềm ngoại bang duy tŕ và phát triển t́nh trạng mâu thuẫn kịch liệt giữa những phe đối kháng người Việt.
Con đường đó đă được Thượng tọa Thích Nhất Hạnh công khai hóa một cách minh nhiên trong Lời Kêu Gọi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhân ngày 1-11 sau đây:
Đây là những lời tôi trực tiếp kêu gọi những người anh em của tôi trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Lời nầy tiếp theo lời tôi kêu gọi những vị lănh đạo tôn giáo, nhân bản, trí thức của tất cả các nước, yêu cầu họ tố cáo mọi ư muốn kéo dài chiến tranh trên lănh thổ Việt Nam của Mỹ quốc và khối Cộng Sản. Ngày Quốc khánh 1-11 có giá trị tượng trưng cho sự cộng tác của mọi người Việt trong chiến đấu chống Độc Tài, trong tinh thần Cách Mạng và trong ư chí Tự Quyết của Dân Tộc, dù những người Việt này có trong Mặt Trận hay không. Tôi mong có cơ hội kêu gọi sự cộng tác của tất cả những người Việt yêu nước, một sự cộng tác rất cần thiết trong cuộc tranh đấu cho Ḥa B́nh và Độc Lập nầy. V́ thế nên không có lư do ǵ để anh em một nhà chém giết lẫn nhau. Có những người Việt Nam theo Mặt Trận Giải Phóng v́ họ tin chắc rằng Mặt Trận đang tranh đấu cho nền Độc Lập quốc gia. Cũng có nhiều người Việt Nam khác không chấp nhận Mặt Trận bởi v́ họ nghi ngờ Mặt Trận có thể dẫn dắt xứ sở vào con đường Cộng Sản. Sự đau ḷng này ngày càng gia tăng bởi chiến tranh tiếp tục kéo dài: Hiệp Chủng Quốc càng tiếp tục gia tăng quân đội và khí giới th́ Mặt Trận Giải Phóng càng buộc ḷng hướng dần về khối Cộng Sản để đủ sức chống lại với Mỹ Quốc. Và v́ thế Mặt Trận càng dễ trở thành khí cụ của khối Cộng Sản.
Tôi chống chính sách Mỹ bởi v́ chính sách này đă vi phạm chủ quyền Việt Nam, đă trực tiếp xen vào sự chém giết người Việt.
Tôi cũng chống những ư muốn của khối Cộng Sản dùng ḷng ái quốc của những người Việt để phục vụ cho ư thức hệ của họ.
Nhưng tôi kính trọng những người Việt Nam yêu nước đă gạt ra ngoài mọi ư hướng để thành thật tranh đấu cho Ḥa B́nh, Độc Lập và quyền Tự Quyết của Dân Tộc.
Tôi thiết tha kêu gọi những người anh em của tôi trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hăy nhận chân được sự hiện diện của những người anh em ḿnh, dù không ở trong Mặt Trận nhưng cũng yêu nước như ḿnh, đang chống Cộng nhưng cũng chống chính sách của những người Mỹ tại Việt Nam. Họ đang t́m mọi dịp mà họ có thể để thiết lập đối thoại, để hợp tác và thống nhất đất nước, gạt ra ngoài vấn đề ư thức hệ v́ mục đích chung: sự tự quyết của dân tộc. Sự kiện trên sẽ giúp cho dân tộc ta tránh được hai điều: tránh cho Mặt Trận khỏi bị thao túng bởi khối Cộng Sản, và chấm dứt một cách hữu hiệu sự can thiệp của Hiệp Chủng Quốc vào nội bộ Việt Nam, chấm dứt sự vi phạm quyền tự quyết của dân tộc.
Sự đối thoại và hợp tác giữa các nhóm ở Nam Việt Nam sẽ có kết quả chắc chắn là thiết lập và bảo đảm một nền trung lập chân thật cho Nam Việt Nam, dẹp được mọi ảnh hưởng đến từ người Mỹ cũng như từ khối Cộng Sản và thực hiện Ḥa B́nh mà dân tộc Việt quá khát khao.
Tôi cũng thiết tha kêu gọi tất cả chúng ta sớm hành động như thế nào để kịp thời tránh sự đe dọa tàn phá hoàn toàn đất nước bởi quân đội Mỹ và tránh sự xâm nhập của khối Cộng Sản vào hàng ngũ chúng ta.
Chỉ có sự hợp sức của những người Việt không Cộng Sản và Mặt Trận là có thể dẫn xứ sở ra khỏi t́nh trạng hiểm nguy này.
Tôi cầu nguyện cho t́nh thương được thể hiện giữa những người anh em trong nước. Cầu nguyện cho tất cả người Việt thực hiện tương lai và sự sống c̣n của dân tộc ḿnh không tùy thuộc vào Hiệp Chủng Quốc, không tùy thuộc vào Liên Bang Sô Viết hay Trung Hoa mà chỉ tùy thuộc vào sự hợp tác của chính những người Việt. (Trích “Hoa Sen Trong Biển Lửa”, Phụ lục, ấn bản 1966)
Để thực hiện con đường khó khăn đó và để bảo đảm có thể phá vỡ những lệ thuộc quá chặt chẽ của lực lượng Việt Cộng vào khối Cộng Sản quốc tế, Phật giáo Việt Nam đă vận dụng đến sức mạnh cuối cùng của Tổ quốc: Dân tộc Việt Nam! Với một đại khối quần chúng đông đảo đă quá sợ hăi những hủy diệt của chiến tranh do cả hai phía gây ra, đă dửng dưng chai đá với mâu thuẫn “Cộng Sản-Quốc gia”, đă thiết tha ước mơ một cuộc sống Tự do và Công bằng trong Ḥa b́nh từ 30 năm nay, Phật giáo Việt Nam đề nghị một sinh lộ và kêu gọi một nỗ lực cuối cùng: Lấy sức mạnh của Dân tộc để Hóa giải tranh chấp của quá khứ, Ḥa giải các phe đối nghịch trong hiện tại, và Ḥa hợp để sống trong Ḥa b́nh tương lai mà mô thức chính trị quốc gia có thể là Dân chủ Xă hội Phi liên kết.
Sinh lộ và nỗ lực đó là những sáng kiến chính trị độc đáo và thực tế phát xuất từ cái sơ hở may mắn duy nhất mà Hà Nội và Mỹ, khi cấu kết với nhau qua Hiệp định Ba Lê đă không thấy: quy định sự hiện diện của một Lực Lượng Thứ Ba trong thế tranh chấp của hai lực lượng khác là chính quyền Việt Nam Cọng Ḥa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
- Thứ ba là lực lượng Cao Đài với chủ trương Trung lập Độc lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp Quốc-Cộng, tuyên bố biến khu vực Ṭa thánh Tây Ninh thành khu phi chiến, yêu cầu các phe liên hệ tôn trọng hiệp ước Balê và bảo đảm an toàn cho dân chúng tị nạn tại Ṭa Thánh Thất.
Sở dĩ Cao Đài có một chủ trương riêng biệt như thế v́ từ khi đất nước bị chia đôi theo Hiệp định Genève 1954, giáo chủ Phạm Công Tắc đă chủ trương một nước Việt Nam Ḥa b́nh Trung lập (cũng giống như chủ trương của Phật giáo). Khi ông bị chính quyền Ngô Đ́nh Diệm khủng bố phải trốn qua Cao Miên th́ trong số 12 hệ phái Cao Đài tại miền Nam Việt Nam, 11 hệ phái đă chẳng những bỏ chủ trương chống Cộng mà c̣n hợp tác với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chỉ c̣n một hệ phái giả vờ theo chính phủ để bảo vệ lấy Thánh Thất Cao Đài và để tín đồ khỏi bị khủng bố. Sự kiện này giáo sư Douglas Pike đă phân tích rơ trong tác phẩm Vietcong. V́ thế cho nên năm 1975, trước t́nh trạng thảm bại của Việt Nam Cọng Ḥa và khi chiến tranh gần kết thúc, Cao Đài mới công khai tỏ rơ lập trường thân với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thật ra không phải Cao Đài theo Cộng Sản, nhưng v́ chế độ Diệm đă không mở rộng ṿng tay đoàn kết mà chỉ đẩy họ vào chân tường với lối thoát duy nhất là cánh cửa mời đón của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (một cánh cửa không bị kỳ thị Nam-Bắc và không bị kỳ thị tôn giáo) dù Cao Đài vốn là một lực lượng quốc gia từng bị Việt Minh sát hại v́ đă hậu thuẫn cho chính sách chống Cộng của Cựu Hoàng Bảo Đại.
- Cuối cùng, thứ tư, là lực lượng Ḥa Hảo, một lực lượng mạnh mẽ và quyết liệt chống Cộng, xuất sinh từ ḷng dân tộc, bám vào ngọn rau tấc đất của cha ông trong mọi thời thế đảo điên để giữ nước giữ dân. Phật giáo Ḥa Hảo từ nội dung tôn giáo đến triết lư hành động đều lấy Tứ Ân làm khuôn thước chỉ đạo nên họ có một số lượng quần chúng đông đảo tại miền Tây, và một tiềm lực vơ trang với kinh nghiệm chống Cộng rất hữu hiệu và thực dụng. Nhưng bất hạnh thay, hết chế độ Diệm lại đến chế độ Thiệu thay nhau t́m cách phân hóa và làm suy yếu họ (kể cả việc tước khí giới của Tổng đoàn Bảo an vào những tháng cuối cùng của miền Nam), cho nên khi nh́n t́nh h́nh an ninh càng lúc càng nguy ngập, họ không biết làm ǵ hơn là chấn chính hàng ngũ để chuẩn bị một cuộc đấu tranh chính trị với Cộng Sản khi giải pháp Ba Thành Phần của Hiệp định Balê thành h́nh.
Như vậy, ta thấy vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cọng Ḥa, có năm khuynh hướng chính trị rơ rệt tại miền Nam Việt Nam:
- Khuynh hướng mù quáng nương dựa vào người Mỹ (cho đến phút chót) của chính quyền do khối Công giáo lănh đạo với hy vọng hăo huyền về một sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ để đảo ngược t́nh h́nh, hoặc về một giải pháp chính trị chia miền Nam thành hai phần như năm 1954 trước đây.
- Khuynh hướng thay thế chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng một chính quyền trong sạch của đa số các đảng phái, để tiến hành việc chống Cộng hoặc ḥa với Cộng trong một tư thế đấu tranh chính trị thuận lợi hơn.
- Khuynh hướng thực tiễn và lâu dài của Phật giáo đặt căn bản trên ḥa ước Balê, hiện thực đất nước cũng như t́nh h́nh quốc tế, nhằm vận động toàn lực nhân dân và bảo đảm quốc tế để tranh thủ và củng cố ḥa b́nh hầu đủ sức sống chung với Cộng Sản.
- Khuynh hướng xuất thế chính trị của Cao Đài, đứng ngoài mọi tranh chấp để bảo toàn chủ lực, độc lập nhưng chấp nhận hậu quả của thời cuộc để duy tŕ sự sống c̣n của tôn giáo Cao Đài.
- Khuynh hướng đấu tranh quyết liệt với Cộng Sản dưới một h́nh thái khác, dù cuộc chiến tranh chấm dứt và dù miền Nam biến dạng dưới h́nh thức nào mà tiêu biểu là lực lượng Ḥa Hảo.
Năm khuynh hướng đó, mà 4 khuynh hướng sau đă can đảm và thực tế nh́n được sự chấm dứt tất yếu của chiến tranh Việt Nam nên chỉ t́m những phương thế đấu tranh cho thời kỳ hậu chiến, đă chi phối toàn diện sinh hoạt chính trị của miền Nam trong những tháng cuối cùng. Dù đến những ngày mà Bắc quân đă đánh thủng mọi pḥng tuyến bảo vệ cứ điểm cuối cùng của chế độ Cộng Ḥa là Sài G̣n, Cao Đài có lên tiếng ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, th́ lời ủng hộ đó cũng chỉ là bề ngoài, không phản ánh đích thực lư tưởng và truyền thống chống độc tài của nền Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Cũng vậy, trong những ngày cuối cùng đó, dù một Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh có lên tiếng yêu cầu ông Thiệu từ chức, một Trần Văn Lắm chủ tịch của Thượng viện Công giáo có ra nghị quyết lên án ông Thiệu “lạm quyền tham nhũng và chịu trách nhiệm về mọi thất bại”, không tiêu biểu được nội dung thực sự của Lực lượng Công giáo đă có truyền thống cấu kết với chính quyền tại vị để độc quyền chống Cộng và độc quyền thụ hưởng.
Nhưng ngoài năm khuynh hướng quốc gia không Cộng Sản đó, c̣n có một khuynh hướng thứ sáu của những nhóm phản chiến, ngụy ḥa và thân Cộng, lợi dụng sự hỗn loạn của t́nh h́nh và sự thiếu đoàn kết của các lực lượng trên để ráo riết hoạt động giúp Cộng Sản đoạt thắng lợi mau chóng. Đó là:
- Nhóm của luật sư Nguyễn Long.
- Nhóm của bà Ngô Bá Thành, một trí thức Việt Nam được người Mỹ trọng vọng.
- Nhóm của ni sư Huỳnh Liên. (Ni sư Huỳnh Liên, ni sư Mạn Đà La và Đại Đức Thích Thiện Châu tại Pháp đă theo Cộng từ lâu rồi và đă bị Phật giáo Ấn Quang âm thầm khai trừ. Tại Pháp, Đại đức Thích Thiện Châu ra mặt chống đối Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh và ông Vơ Văn Ái, một nhân sĩ Phật giáo).
- Nhóm Đối Diện của 11 linh mục phản chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Nguyễn Hữu Khai, v.v... mà trong mấy tháng cuối cùng, nhóm linh mục này đă lợi dụng các buổi thuyết giảng tại các nhà thờ để công khai tuyên truyền cho “người anh em bên kia” không c̣n e ngại, dấu diếm ǵ nữa.
- Nhóm Thanh Lao Công của linh mục thân Cộng Trương Bá Cẩn.
- Ngoài ra c̣n có những sinh viên thân Cộng đội lốt Phật tử mà tiêu biểu là Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái đă xâm nhập vào Ấn Quang hoạt động nhị trùng có lợi cho Cộng Sản.
Khốn nỗi, những hoạt động phá rối của những nhóm thân Cộng vừa kể trên chỉ bị ông Nguyễn Văn Thiệu dùng những biện pháp cảnh sát thông thường để ngăn cản mà không bị triệt hạ, trong khi ông Thiệu lại gắt gao tấn công những người quốc gia chống đối ông. Ông Thiệu lại ra lệnh bắt giam một số chính khách, trí thức như Nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm, Phạm Nam Sách, Nguyễn Văn Chức, các ông Hà Minh Lư, Trần Thúc Linh và một số kư giả trong đó có những nhân vật nổi tiếng chống Cộng như các ông Mặc Thu, Lê Trần, Vũ Bằng, Đinh Từ Thức, Trương Cam Vĩnh, Ngô Đ́nh Vận...
Nhưng rồi việc phải đến đă đến!
Kết quả tích lũy trong cái nhân từ cả trăm năm trước, từ khi quân Pháp xâm lăng nước ta, từ khi các ông Cố đạo gây chia rẽ lương giáo, từ khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, từ khi ông Ngô Đ́nh Diệm được Mỹ bồng về nước, từ khi cuộc Cách mạng 1-11-1963 bị phản bội, từ khi nhóm Cần Lao Công Giáo biến chế độ Thiệu thành một chế độ Diệm không Diệm... bây giờ thành h́nh với tất cả oan nghiệt của lịch sử và thống khổ của dân tộc vào những ngày cuối cùng của mùa Xuân miền Nam.
Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được CIA đưa lên phi cơ của Mỹ trốn đi Đài Loan. Ngày 28, Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng của quân đội là Cao Văn Viên cũng bỏ quân đội lén lút trốn ra tàu chiến của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Tuyến pḥng thủ quanh Thủ đô đă vỡ, Sài G̣n nằm trong tầm tác xạ của trọng pháo địch, một số phi cơ F5 và A37 của Không lực Việt Nam Cọng Ḥa đă bay qua căn cứ U-Tapao của Mỹ tại Thái Lan, dân chúng thủ đô bồng bế nhau chạy loạn về Rạch Giá, ra Vũng Tàu, xuống Cần Thơ để t́m phương lánh nạn.
Số phận của VNCH đă được định đoạt mà giờ hấp hối đang bắt đầu. Chỉ tội nghiệp cho tướng già Dương Văn Minh và hai nhà trí thức Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền vẫn c̣n thơ ngây để phải làm những nạn nhân cuối cùng của chế độ Cộng Ḥa chống Cộng.
Năm giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, trong khi tại dinh Độc Lập tướng Dương Văn Minh làm lễ nhận chức Tổng thống th́ bên ngoài cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống Sài G̣n trong lúc hai phi cơ Cộng Sản (lấy được của Không quân Việt Nam Cọng Ḥa) bắn phá thủ đô. Việc này làm tôi nhớ lại cũng tháng 4 năm 1945, khi chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt đồng bào tại Huế th́ trên nền trời Cố Đô cũng có hai phi cơ lạ bay lượn và thả xuống hai cái thùng rỗng trên sông Hương. Hai h́nh ảnh lịch sử thuộc hai giai đoạn khác nhau nhưng cũng mang chung một ư nghĩa: Hai kẻ thù của dân tộc (Cộng Sản và Thực dân Pháp) đều báo trước cho phe quốc gia biết là họ sẽ không chấp nhận cho các chính phủ quốc gia tồn tại khi họ đă biết nắm được t́nh h́nh.
Đêm đó, phi trường Tân Sơn Nhất bị trọng pháo bắn phá, và sáng 29, Cộng quân tiến vào ngoại ô Sài G̣n, để rồi khép chặt gọng kềm quanh toàn bộ lănh địa Thủ đô Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định lúc mờ tối.
Với một Lữ đoàn Dù và một Chiến đoàn Thiết Giáp mà quân số tổng hợp không đến 2000 người, cái quân-đội-VNCH-hai-ngàn-chiến-sĩ đó đă là những quân nhân cuối cùng, cầm súng 24 tiếng đồng hồ nữa, đối diện với kẻ thù 30 năm truyền kiếp để cho quân-dân-chính miền Nam ai có ư định, ai có cơ hội, và ai có phương tiện th́ t́m phương trốn thoát ra nước ngoài.
Họ lên phi cơ trực thăng của Mỹ tại các cao ốc, phóng xe Honda đèo ḅng vợ con của cải chạy ra bến Bạch Đằng, Khánh Hội, Nhà Bè, Cát Lái... Cầu Tân An bị giật sập và Quốc lộ số 4 về miền Tây bị tắt nghẽn với hàng chục ngàn chiếc xe đủ loại đậu dài từ Mỹ Tho về đến phà Cầu Sơn... Sài G̣n ră rời trút hơi thở cuối cùng, dân miền Nam như đàn ong vỡ tổ bay ra biển, về đồng quê, hay ngơ ngác nh́n đất nước biến loạn thay ngôi đổi chủ.
Quân đội tan ră, nhân dân chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, các đảng phái tôn giáo quốc gia chia rẽ, nhiều phần tử chống Cộng đă bỏ nước ra đi từ trước theo chương tŕnh di tản của Mỹ, đồng minh đă bất đắc dĩ giải kết, số quân Cộng Sản tại miền Nam là 20 Sư đoàn và Thủ đô Sài G̣n bị khóa chặt, nên sau một ngày điều đ́nh với Việt Cộng, 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ba mươi năm trời chống Cộng, ba mươi năm trời người quốc gia chịu cảnh núi xương sông máu, từ đây miền Nam và cả Việt Nam sẽ sống dưới chế độ chuyên chính toàn trị của Cộng Sản Hà Nội.
Trôi nổi theo đoàn người tỵ nạn, gia đ́nh tôi rời Sài G̣n sáng ngày 29 tháng 4, đến căn cứ nhà Bè th́ được giúp cho một chiếc tàu LCVP để xuống Cần Giờ. T́nh cờ tại nhà Bè lại có hai linh mục B́nh và Quan đang bị một vị Thiếu tá nhất định không cho hai ông lên tàu, cho đến khi tôi hết lời can thiệp hai ông mới được tháp tùng theo gia đ́nh tôi xuống tàu đi cùng.
Đến Cần Giờ đă gần tối nên bị Thiết quân luật, tôi bèn khuyên hai linh mục nên nhờ nhà thờ ở đó giúp đỡ cho hai ông ra đi v́ gia đ́nh tôi quá đông mà không có phương tiện, nhưng hai linh mục vẫn xin đi theo với chúng tôi. Sáng hôm sau, nhờ Thiếu úy Nguyễn Hữu Trà (hiện nay ở Lancaster, bang Pensylvania và đang hoạt động với tướng Nguyễn Chánh Thi) thuê được chiếc xe Lambretta để tất cả chúng tôi cùng về Đồng Ḥa thuê thuyền qua G̣ Công. Lúc thuyền đang lênh đênh trên sông Vàm Láng th́ gặp một đoàn tàu của Hải quân từ hướng Long An chạy ra biển. Bỗng nhiên đoàn tàu ngừng lại và tụ tập quanh soái hạm của Hải quân Trung tá Sơn để tính chuyện ai ở ai đi. Nhân đó, hai ông linh mục bèn lên một chiếc tàu, trên đó có một Trung tá Bộ binh tên Bùi Văn Nhơn, hai Đại úy Tốt và Đang, và độ 5, 7 binh sĩ đàn em của Trung tá Nhơn. Tôi v́ bận bịu với gia đ́nh nên lên sau. Vừa thấy tôi, Trung tá Nhơn, người Công giáo Quảng B́nh rút súng lục ra chỉ mặt tôi và nói: “Ông này là Thiếu tướng Mậu, v́ các ông đảo chánh cụ Diệm nên chúng tôi mới khổ sở như thế này. Ông hăy xuống ngay khỏi tàu tôi, chúng tôi không cho ông đi theo. Và chúng tôi không đi đâu hết, chúng tôi sẽ ở lại lập chiến khu để tiếp tục chiến đấu”. Tôi biết ông Nhơn là bộ binh không có quyền ǵ trên chiếc tàu của Hải quân cả, tôi cũng biết ông Nhơn sẽ không ở lại để tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi nói: “Lúc này mà anh c̣n làm khó dễ với tôi sao anh Nhơn?” Rồi tôi quay lại phía hai linh mục, khuyên hai ông nên xin ông Nhơn mà đi c̣n tôi th́ trở về thuyền. Nhưng chỉ một lúc sau, không biết họ thảo luận với nhau như thế nào mà ông Nhơn bèn mời tôi trở lại để cùng đi.
Sau sáu ngày đêm vượt biển mà các con tôi lo phần vụ hải hành v́ trên tàu chẳng có ai có một ư niệm ǵ về vùng vịnh Xiêm La cả, và sau hai lần thay tàu v́ chiếc LCVP không phải là thứ tàu đi biển, chúng tôi đến được cảng Sattahip, Thái Lan. Một phó Đô đốc Hải Quân Thái Lan nghe tin có tôi đến nên ra đón và cho chở nhóm của tôi về ngay trại tỵ nạn trong lúc nhiều nhóm di tản khác đến trước mà vẫn chưa được phép lên bờ (trong đó có nhóm đi thuyền của Đại tá Cảnh sát Lê Cảnh Vệ hiện ở Texas).
Đến trại tỵ nạn chỉ mới độ mươi ngày th́ tôi là người độc nhất được Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok lo thủ tục đi Mỹ trước, nhưng cũng v́ vậy mà tôi bị những phần tử Công Giáo Cần Lao tại ngay Hoa Thịnh Đốn chống phá (sau nhờ Đại tá Nguyễn Bé tôi mới biết được sự kiện này) nên đă bị kẹt hơn năm tháng mới được ra đi. C̣n ông Nhơn, lần phỏng vấn đầu tiên ông ta không đủ tiêu chuẩn, nên chưởi bới ồn ào, thề không bao giờ đi Mỹ nữa, nhưng rồi sau đó, nhờ phái đoàn khác tới phỏng vấn nên ông ta lại xin đi định cư tại Hoa Kỳ sau 7 tháng ở tại trại tỵ nạn Thái Lan.
Sự việc như vậy, với những nhân chứng c̣n sống (kể cả hai vị linh mục) thế mà sau khi cuốn Hồi kư Việt Nam Máu Lữa Quê Hương Tôi của tôi ra đời (ấn bản 1986), để phụ họa với chiến dịch bôi lọ của tờ Văn Nghệ Tiền Phong, ông Nhơn lại đăng bài bóp méo sự thật, xuyên tạc tôi đă lạy ông ta để được lên tàu. Ông ta c̣n viết rằng: “Tôi xin xác nhận một lần nữa, tôi không hề quen biết Thiếu tướng Đỗ Mậu, cũng chẳng có thù oán cá nhân ǵ đối với ông ta” dưới một đề tựa hạ cấp đầy oán thù: “Thêm một thành tích lạy nữa”!
Không biết khi đọc những lời vu khống trắng trợn đó của ông Nhơn, Thiếu úy Nguyễn Hữu Trà và hai Đại úy Tốt và Đang có thấy hổ thẹn cho người đồng đội của ḿnh không? Và hai linh mục B́nh và Quan có thấy nhục nhă cho người đồng đạo của ḿnh không?

-o0o-

Về quyết định đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, tôi đă nghe hoặc đọc được rất nhiều luận cứ và phê phán tại hải ngoại. Tùy tŕnh độ hiểu biết, tùy vị trí phân tích, và tùy động cơ phê phán mà mỗi người tŕnh bày một cách khác nhau, nhưng tựu chung chỉ có hai loại: Một loại của khối Cần Lao Công Giáo cố t́nh đồng hóa Dương Văn Minh với Phật giáo để cùng một lần bôi nhọ hai kẻ thù đă lật ông Diệm của họ: Dương Văn Minh phản quốc, Dương Văn Minh hèn nhát, Dương Văn Minh thân Cọng, Dương Văn Minh ngây thơ, Dương Văn Minh là kẻ thù của phe quốc gia chống Cộng... Loại thứ hai dè dặt hơn và nghiêm chỉnh hơn v́ lịch sử của cuộc chiến Việt Nam chưa chấm dứt cũng như mọi bí ẩn chưa được tiết lộ nên nhận định của họ khách quan hơn.
Cũng có người như ông Phạm Kim Vinh, một cựu sĩ quan đă xin giải ngũ từ năm 1958 để về Sài G̣n học đại học và viết báo với bút hiệu Trương Tử Pḥng, đă thấy vấn đề phê phán Tướng Dương Văn Minh rất phức tạp làm ông rất lúng túng khi viết về vị tướng này đến nỗi hai bài ông viết hoàn toàn mâu thuẫn nhau:
Trong tác phẩm “Những Bí ẩn Về Cái Chết Của VNCH”, trang 157, ông đă viết:
Làm chính trị tài tử và chơi hoa lan th́ được phép ngây thơ. Nhưng đă nắm vận mệnh dân tộc mà ngây thơ th́ lịch sử không thể tha thứ được. Điều đáng phàn nàn hơn nữa là ông Dương Văn Minh đă làm ô nhục màu quân phục của người lính VNCH.
Nhưng trong bài “Sự sụp đổ của Sài G̣n năm 1975”, đăng trong tập san Hồn Việt Xuân Bính Th́n (tr. 9), cũng cùng một đối tượng, ông Phạm Kim Vinh lại đánh giá khác:
Nên thẳng thắn nh́n nhận công lao của tướng Dương Văn Minh. Những ǵ mà công ty Thiệu-Khiêm tàn phá tại miền Nam trong 10 năm qua th́ tướng Dương Văn Minh đă cứu được trong hai ngày ngắn ngủi cầm quyền. Không thể là anh hùng dân tộc th́ ít ra ông cũng chọn được con đường tránh sự chết chóc cho người dân miền Nam, v́ trước sau đường lối chống Cộng của Mỹ tại miền Nam cũng sẽ làm cho miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Ông Phạm Kim Vinh quả thật đă không biết tướng Dương Văn Minh đầu hàng quân địch là “làm ô nhục màu quân phục của người lính VNCH” hay hành động đó đă “cứu văn được những ǵ Thiệu-Khiêm đă tàn phá trong 10 năm... để tránh sự chết chóc cho người dân miền Nam” trước một t́nh trạng mà đất miền Nam thế nào “cũng sẽ rơi vào tay Cộng Sản”.
Lại có người như kư giả Pháp Jean Larteguy, một kư giả kỳ cựu của hai cuộc chiến tranh Đông Dương và đă có mặt tại miền Nam trước, trong và sau khi Sài G̣n thất thủ, th́ lại khẳng định rơ ràng trong tác phẩm L’Adieu à Saigon rằng tướng Dương Văn Minh v́ thật sự sợ Sài G̣n trở thành biển máu nên đành chịu đầu hàng.
C̣n giáo sư Sử học Nguyễn Khắc Ngữ th́ cẩn thận mô tả và lư luận bằng những phương pháp sử học một cách vô tư chứ không vội kết luận ngay v́ ông không có hậu ư cũng như không bị những áp lực chính trị nào:
Nếu Dương Văn Minh được Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương nhường chức sớm hơn th́ c̣n có thể nói chuyện điều đ́nh, chứ với t́nh thế này, Việt Cộng đă nắm chắc phần thắng trong tay, dễ ǵ họ chịu điều đ́nh.
Thật ra, Dương Văn Minh và phe thứ ba cũng không tin rằng họ có thể nắm được quyền thực sự v́ khi chính phủ “Ba Thành Phần” ra đời, họ sẽ bị Cộng Sản chi phối ngay, nhưng ông cũng nghĩ rằng c̣n nước c̣n tát, nếu chính phủ “Trung lập” ra đời th́ ít ra người quốc gia c̣n có ít nhiều ảnh hưởng c̣n hơn là tiếp tục đánh nhau rồi lại bại trận hoàn toàn.
Ông cũng hy vọng rằng trong thời gian chuyển tiếp này, những người không Cộng Sản sẽ có thời gian chuẩn bị đời sống mới để khỏi bỡ ngỡ nếu đột nhiên Cộng Sản chiếm được miền Nam.
Ông cũng hy vọng với thời gian chuyển tiếp này nhà cầm quyền miền Bắc có thể thay đổi đường lối chính trị hiện nay bằng cách áp dụng một chính sách mềm dẻo hơn [22].
Về phần tôi, vốn đă có thời theo dơi tư cách và hoạt động của tướng Dương Văn Minh, đă phục vụ dưới quyền ông, đă bao phen cùng ông chia xẻ vui buồn trong những bước thăng trầm của đất nước, lại có chút tâm tư t́m hiểu thêm t́nh h́nh đất nước nên không giám và cũng không muốn phê phán mà chỉ xin có mấy lời riêng tư chia xẻ tâm sự với bậc đàn anh, người đă mang số mạng may ít rủi nhiều, và đă bao lần bỏ lỡ những cơ hội cứu nước cứu dân.
Tháng 4 năm 1975, tướng già Dương Văn Minh, người anh hùng Rừng Sát và anh hùng Cách mạng 1963 Việt Nam, đă bất đắc dĩ tái diễn tấn tuồng đầu hàng của tướng già Pétain, người anh hùng Verdun nước Pháp vào năm 1940. Có khác chăng là Pétain sau khi đầu hàng giặc c̣n bị bắt buộc phục vụ cho quân xâm lăng hơn 4 năm trời, c̣n Dương Văn Minh th́ sau khi đầu hàng trở thành người dân tầm thường trong chế độ mới của kẻ thù, một kẻ thù vốn cũng là đồng bào một giống.
Hành động đầu hàng của tướng Dương Văn Minh cũng giống như hành động dâng ba tỉnh Nam Kỳ cho Pháp hơn 100 năm trước đó của vị quan già Phan Thanh Giản, nơi quê hương của tướng Minh. Dương Văn Minh đầu hàng v́ Nguyễn Văn Thiệu đă để lại cho ông một quốc gia thế cùng lực kiệt, c̣n Phan Thanh Giản đầu hàng v́ triều đ́nh Tự Đức mục ră, thế giặc hung hăng. Ḷng yêu nước có thừa mà can trường cũng không phải thiếu, nhưng cả bậc tiền nhân lẫn người hậu bối đều phải bó tay đầu hàng thời cuộc: một ván cờ tàn mà tốt của kẻ địch đă nhập vào cung lộng hành.
Tuy nhiên, cụ Phan Thanh Giản sau khi đầu hàng th́ uống độc dược mà quyên sinh hầu đem tấm ḷng sắt son báo đền ơn nước; c̣n tướng Dương Văn Minh sau khi đầu hàng lại vẫn chơi quần vợt và chơi hoa lan, lại vẫn tham dự các cuộc bầu bán, bỏ phiếu gian lận của Cộng Sản để bị nhân dân chê trách. Có ai biết được nỗi ḷng của Dương Văn Minh đâu, nỗi ḷng của kẻ ách giữa đàng đem quàng vào cổ, để sau đó phải giả dạng qua ải che mắt kẻ thù. Tâm sự của Dương Văn Minh có khác nào tâm sự của kẻ sống thừa, sống mà như đă chết:
Sống xác thừa chết cũng xương tàn,
Câu tâm sự gởi chim ngàn cá biển.
Đại bàng gẫy cánh Phan Bội Châu sống những ngày tàn bên đồi Bến Ngự nh́n non sông nằm trong tay giặc Pháp mà máu lệ tuôn trào, đành phải nêu lên thuyết “Pháp-Việt đề huề” mong gởi gấm tâm sự lại cho đời sau.
Nói cho cùng th́ có phải chỉ một ḿnh Dương Văn Minh đầu hàng đâu, những kẻ bỏ nước ra đi trước hay sau ngày 30 tháng 4 cũng là những kẻ đầu hàng. Kẻ đă có lần sát cánh với Dương Văn Minh mang hoài băo thay đổi một cuộc cờ, nay phải sống xa ĺa cố quận cũng là kẻ đầu hàng, cũng gởi tâm sự cho chim ngàn cá biển. Nhưng chim núi Hoành và cá sông Linh xa ngái lắm cá chim ơi!

-o0o-

Từ miền đất xứ người nh́n về quê hương xa xăm để hồi tưởng lại chuỗi lịch sử 30 năm cuồn cuộn đưa đến ngày 30/4 tang thương th́ rơ ràng trước một kẻ thù bền bỉ, thủ đoạn lại có một hậu thuẫn lớn như đảng Cộng Sản Việt Nam, và với một đồng minh bất nhất và chủ quan như chính quyền Hoa Kỳ, người Việt miền Nam cuối cùng phải thua trận là đúng rồi. Đúng không phải chỉ v́ địch mạnh bạn yếu mà chính v́ chúng ta, toàn bộ những người Việt quốc gia chống Cộng, ở thế nhân dân hay đă nắm chính quyền, ở chức vụ lănh đạo hay thừa hành, trong sạch hay thối nát, dấn thân hay trùm chăn, chủ động hay bị động... đă không biết làm thế nào để đoàn kết tụ lực thành một sức mạnh tổng hợp duy nhất, dù ai cũng biết không đoàn kết th́ không sống sót nổi !
Như vậy, miền Nam thất bại là v́ tất cả chúng ta chứ không v́ ai hết !
Kết luận khắt khe đó tuy thiếu sự khúc chiết lịch sử nhưng lại có sự cần thiết chính trị ở giai đoạn hậu 75 trong hàng ngũ những người Việt Nam tại hải ngoại, để băng bó lại vết thương của 30 năm phanh thây xẻ thịt, dù những người Việt Nam đó có hay không có ước vọng trở về giải phóng quang phục đất nước.
Trước hết, thiếu sự khúc chiết lịch sử v́ kể từ khi đất nước bị qua phân vào năm 1954 để xác định rơ ràng thành hai thế đối nghịch địa lư chính trị, th́ tại miền Nam không phải ai cũng có thể đoàn kết tụ lực để đóng góp vào việc quản trị quốc gia dù tâm nguyện có thừa. Hai chế độ gọi là Cộng Ḥa do hai ông tổng thống Công giáo Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu lănh đạo đă chà đạp cái sức mạnh duy nhất của nền Cộng Ḥa là yếu tính dân chủ, để chỉ áp đặt độc tài dù đó là độc tài gia đ́nh trị hay độc tài quân phiệt, thu quyền lực về một nhóm bè đảng ở dinh Độc Lập th́ hỏi làm sao toàn dân đoàn kết để bây giờ bắt toàn dân chia sẻ trách nhiệm thất trận đó được. Huống ǵ đàng sau hai vị Tổng thống đó lại là lực lượng chính trị Công giáo Việt Nam, lực lượng đă độc quyền tổ chức và độc quyền điều khiển công cuộc chống Cộng để cuối cùng phải thua Cộng. Đó là bài học của mọi bài học lịch sử trong 20 năm của miền Nam mà Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đă thống thiết trăn trối lại cho chúng ta vào giờ phút ĺa đời.
Nhưng tuy thiếu sự khúc chiết lịch sử mà vẫn cần thiết trong giai đoạn phục hồi chính trị của một cộng đồng Việt Nam ly hương, để từ đống tro tàn của quá khứ, gác bỏ mọi hận thù phe nhóm và mọi mâu thuẫn bè phái, cùng đoàn kết tụ lực để giải quyết cái vấn nạn đau thương hiện tại của dân tộc. Cho nên ta chỉ có hai thái độ: hoặc là lột xác quên mâu thuẫn hận thù cũ để làm lại từ đầu, hoặc là nghiêm chỉnh mổ xẻ quá khứ để lấy từ đó những bài học ứng dụng cho tương lai. Cả hai thái độ đó đều có giá trị đóng góp lớn lao cho việc quang phục đất nước.
Nhưng đau đớn thay, tại hải ngoại lại có một thái độ thứ ba của tàn dư Cần Lao Công Giáo: thái độ bới móc quá khứ để phá nát sự đoàn kết cần thiết bằng cách bóp méo lịch sử, xuyên tạc Phật giáo, đổ lỗi cho ngày Cách mạng 1/11/1963 mà ư đồ cuối cùng là để rửa mặt cho cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, và chạy tội cho tập đoàn Cần Lao Công Giáo.
Cho nên lợi dụng tâm trạng giao động của một cuộc đổi đời, lợi dụng sự thiếu vắng những tài liệu và nhân chứng lịch sử, và nhất là lợi dụng t́nh trạng yếu kém của các thành phần dân tộc khác (đă từng là nạn nhân của họ) khi bị bứng gốc đem đến một xứ lạ hà khắc, tàn dư Cần Lao Công Giáo đă tung ra một chiến dịch xuyên tạc, vu khống, hạ nhục những nạn nhân nhưng cũng là những người bất khuất đă từng chống đối họ.
Chiến dịch đó nằm dưới chiêu bài “phân tích lịch sử” để t́m hiểu lư do v́ sao “mất nước” và nhắm vào ba đối tượng với ba mục đích rơ rệt:
- Trực tiếp và ác độc nhất là đánh giá Phật giáo, cho rằng chính lực lượng Phật giáo là Cộng Sản, đă chống hết Diệm đến Thiệu nên là nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của Việt Nam Cọng Ḥa.
- Cũng thâm hiểm nhưng hạ cấp hơn là xuyên tạc và bôi nhọ giá trị của ngày Cách mạng 1/11/1963 với luận điệu hạ nhục cá nhân một số tướng lănh và lănh tụ một số đảng phái.
- Và như một hệ luận, mục đích thứ ba là vinh danh Ngô Tổng thống và Cần Lao Công Giáo để cho rằng “nếu Cụ c̣n th́ nước không mất”.
Bằng những từ ngữ bỉ ổi và hạ cấp trên một số báo hàng tuần, mà người chịu trách nhiệm nếu không Công giáo th́ cũng Cần Lao; bằng những bài phân tách hoa mỹ và rổn rảng mà tác giả nếu không là Linh mục th́ cũng là loại “sử gia” hoài Ngô; bằng những tổ chức, những buổi cầu hồn, những buổi truyền h́nh, những lần kỷ niệm... họ đă trắng trợn tiến hành ba mục đích trên, không phải để “phân tích lịch sử”, không phải để đoàn kết, cũng không phải để cứu nước; không phải để chống Cộng, không phải để xây dựng cộng đồng, cũng không phải để chia xẻ đau thương của dân tộc. Họ chỉ nhằm một mục đích duy nhất: CHE DẤU TỘI LÀM TAY SAI CHO NGOẠI BANG và NGUỴ TRANG BẢN CHẤT PHI DÂN TỘC của Công giáo Việt Nam trong suốt hơn 100 năm qua. Dù tội làm tay sai đó đă thuộc về quá khứ và bản chất phi dân tộc đó có thể biến cải nếu họ muốn. Và dù dân tộc luôn luôn sẵn sàng mở rộng ṿng tay tha thứ và đoàn kết để đón họ về nếu họ biết thật sự đấm ngực ba lần lương thiện nhận tội của ḿnh. Đồ tể buông dao là thành Phật kia mà!
Từ số 48 vào tháng Giêng năm 1978 cho đến bây giờ, tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong đă liên tục, công khai, gia tăng xuyên tạc và bôi nhọ Phật giáo, hạ nhục và đánh phá cá nhân là lực lượng quốc gia chống Cộng (như Vơ Đại Tôn, Nguyễn Ngọc Huy, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Vơ Văn Ái, Nhật Tiến, Nguyên Sa, Đinh Thạch Bích,...), vinh danh và suy tôn Ngô Đ́nh Diệm và Cần Lao. Tờ báo đó (do Nguyễn Thanh Hoàng, một cựu đảng viên Cần Lao, tay sai đắc lực của Ngô Đ́nh Nhu) là con tốt tiền phong và hung hăn của hồn ma chế độ Ngô Đ́nh Diệm cũng như là cánh tay nối dài của 100 năm Công giáo Việt Nam tại hải ngoại. Rồi Cao Thế Dung, Ngô Đ́nh Luyện, Cao Văn Luận, Nguyễn Phương, Nguyễn Minh Bảo, Trương Công Cừu, Phạm Quốc Thuần, Hà Như Chi, Cao Xuân Vỹ, Ngô Trọng Hiếu, Nguyễn Trân, Vũ Đ́nh Hoạt, Nguyễn Văn Chức... tụ tập ở trong hay ngoài cái tổ chức gọi là “Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm” ở hải ngoại để làm sống lại một triều đại chính trị đă bị lịch sử vùi lấp.
Trong công tác phục sinh đó, họ không có cách nào khác hơn là xuyên tạc lịch sử và bôi nhọ các lực lượng dân tộc. Họ cũng không cần cách nào khác hơn v́ đối với họ, Lịch sử và Dân tộc làm sao bằng giáo hội La Mă và Dân Chúa được.
Như tôi đă nói ở trên, một trong những đề tài then chốt họ vẫn vọng động đưa ra là “không có Cụ th́ miền Nam bị mất” mà tôi đă chứng minh là những luận điệu sai lầm trong chương này rồi. Sai lầm thứ nhất là “không có Cụ” nhưng chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa của Nguyễn Văn Thiệu vẫn rước “Cụ” về ngồi trong mọi định chế quốc gia, mọi vị trí quan trọng của chính quyền và mọi sinh hoạt sống chết của miền Nam để từ từ đưa miền Nam đến sụp đổ. Sai lầm thứ hai là những hậu quả tác hại của chế độ “Cụ” từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa nặng nề đến nỗi đă làm suy sụp miền Nam từ những năm đầu của thập niên 60 chứ không đợi phải đến giai đoạn 70, khi mà địch càng mạnh thêm và đồng minh càng suy yếu thêm.
Dưới đây tôi xin tŕnh bày thêm quan điểm của ba nhân chứng về những hậu quả nào mà chế độ “Diệm không Diệm” của Nguyễn Văn Thiệu đă đẩy Việt Nam Cộng Ḥa đến chỗ chết.
Trước hết là bài nghiên cứu của kư giả lăo thành Robert Shaplen, người bạn thân của bác sĩ Trần Kim Tuyến, một nhân vật biết rơ một cách chắc chắn t́nh h́nh miền Nam hơn tất cả nhóm chính trị gia hay cán bộ Cần Lao Công Giáo. Dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa, mỗi lần tác giả The Lost Revolution đến Sài G̣n là ông thường đến gặp bác sĩ Tuyến và tôi để thảo luận về t́nh h́nh Việt Nam. Ông đă thẳng thắn nói với tôi rằng dù ông quen biết rất nhiều người Việt Nam đủ mọi giới, nhưng ông cho rằng hai người nắm vững t́nh h́nh Việt Nam và nhân sự Việt Nam hơn cả là bác sĩ Tuyến và tôi.
Có lần ông đă nhờ tôi giới thiệu với linh mục Nguyễn Học Hiệu để ông được phỏng vấn về Phong Trào Chống Tham Nhũng. Ông đă làm cho tôi ngạc nhiên thích thú v́ biết được linh mục Hiệu là đă tài v́ lúc bấy giờ linh mục Hiệu có bao giờ ra mặt đâu, và nhờ tôi giới thiệu cũng lại tài hơn v́ làm sao ông biết được tôi quen thân với cha Thanh và quen sơ với cha Hiệu để nhờ giới thiệu. Nhưng chính điều ngạc nhiên thứ ba mới làm tôi thích thú v́ điều tra “Phong Trào Chống Tham Nhũng” mà ông lại không phỏng vấn cha Thanh, Chủ tịch của Phong Trào. Ông giải thích “Ngô Đ́nh Nhu mới là nhà lănh đạo thật sự của miền Nam chứ không phải Ngô Đ́nh Diệm, cho nên chính “Eminence Grise” Nguyễn Học Hiệu nắm những bí ẩn của Phong Trào chứ không phải linh mục Thanh, chỉ nắm vai biểu tượng”. Sau linh mục Hiệu, ông c̣n nhờ tôi giới thiệu với Thượng Tọa Huyền Quang, Tổng thư kư của Giáo hội Phật giáo, để ông biết thêm quan điểm của Phật giáo về phong trào của cha Thanh vốn mang màu sắc Công giáo. Mùa Xuân năm 1985, để bổ túc thêm cho kiến thức của ḿnh về một vùng đất mà ông từng nghiên cứu, Robert Shaplen lại du hành qua Việt Nam gần 4 tháng, từ vùng biên giới Hoa-Việt vào đến tận Sài G̣n để điều tra về chế độ chủ nghĩa xă hội Việt Nam. Khi về tại Hoa Kỳ ông đă đưa ra một tường tŕnh rất dài đăng hai kỳ trên tập san Life và được học giả Douglas Pike giới thiệu như một cuộc điều tra có giá trị về Việt Nam trong nguyệt san Indochina Chronology (Berkeley, California).
Với lối làm việc cẩn trọng, rốt ráo và có lương tâm chức nghiệp, năm 1972, Robert Shaplen đă viết bài The Cult Of Diem để truy tầm bản chất của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa và để hồi chiếu số phận miền Nam nếu ông Diệm không bị lật đổ.
Vào lễ cúng kỵ năm 1970, có từ một cho đến hai ngàn người, kể cả vợ của Tổng thống Thiệu, xuất hiện tại hai ngôi mộ và biến cố này được xem như đánh dấu chính thức sự phục hồi chế độ Diệm tại Nam Việt Nam.
Những cuộc tŕnh diễn lễ lạc nhân danh Diệm này là một sự biểu hiện về những thay đổi tâm lư và chính trị xảy ra tại Việt Nam 10 năm sau khi ông ta chết... Những cuộc tŕnh diễn này, với những ẩn nghĩa đặc thù Việt Nam, có tính cách biểu tượng và nói lên một số triệu chứng... Trên bề mặt, chúng tượng trưng cho khuynh hướng tự nhiên của con người bao giờ cũng nh́n thấy quá khứ th́ dễ chịu hơn hiện tại... nhưng điều đó không hẳn đúng cho mọi người Việt Nam, và nếu ta lùi xa ra để nh́n lại h́nh ảnh của Diệm dưới một ánh sáng lịch sử rộng lớn hơn th́ bức tranh trở thành phức tạp hơn nhiều.
Đă có những chứng liệu cho biết rằng trước khi có cuộc đảo chánh, chính phủ Sài G̣n và MTGP đă tiến hành những nỗ lực thỏa hiệp với nhau. Những nỗ lực này có thể sẽ không đi đến đâu và chiến tranh sẽ vẫn tiếp tục dù ở một mức độ nhỏ hơn. Nhưng dù mức độ nhỏ hay dù thỏa hiệp chính trị có đạt được, ngay cả trước khi Hà Nội hoàn toàn khống chế Mặt Trận, th́ Nam Việt Nam cũng sẽ rơi vào một h́nh thức thống trị của Cộng Sản...
Nh́n lại bối cảnh của năm 1963 với tất cả sự bất lường của quá khứ và hiện tại, hầu hết mọi người Mỹ và Việt Nam mà tôi đă nói chuyện trong suốt 9 năm qua đều cũng như tôi, tin rằng cuộc đảo chánh là một chuyện cần thiết và không thể tránh được v́ bản chất bất dung của nền độc tài Ngô Đ́nh Diệm, dù đáng lẽ nên tha chết cho Diệm và Nhu, nhất là Diệm...
Tuy nhiên, trước hết ta cần phải nêu lên một số nhận xét để đặt Phong trào làm sống lại Diệm vào đúng bối cảnh của nó. Chính Thiệu, người tấn công dinh Gia Long khi c̣n là một Sư đoàn trưởng tại miền Đông, đă cố t́nh và khéo léo phát động ra những yếu tố mới mẻ để làm cho dân chúng trở lại chú ư đến Diệm. Trong cương vị người lănh đạo nền Đệ Nhị Cộng Ḥa tiếp nối nền Đệ Nhất của Diệm, và với tư cách là một tín đồ Công giáo, dù chỉ là “đạo theo” chứ không phải “đạo ḍng”, Thiệu đă cố gắng bắt chước dáng điệu và phương cách của Diệm, càng ngày càng bắt chước theo những h́nh thức và lễ lạc của chế độ cũ. Hầu hết những người thực sự của chế độ Diệm, mà trong đó có người tích cực hậu thuẫn cho Thiệu v́ không c̣n cách nào khác hơn, th́ một cách riêng tư đă tỏ ra phật ư v́ Thiệu dám khoác chiếc áo của Diệm...
Dù tự nhận là giống Diệm và dù Thiệu có riêng tư nghĩ như thế nào về vị trí của ông ta trong gịng lịch sử th́ trong quá khứ Thiệu cũng đă chứng tỏ ông ta không thể nào giống được Diệm v́ tính thiếu tự tin, mặc dầu gần đây, trong cuộc đắc cử Tổng thống độc diễn vào tháng 10 vừa qua, Thiệu đă tỏ ra xuất sắc và tự tin. Đồng thời, để chứng tỏ thiện chí ḥa b́nh, Thiệu đă tuyên bố sẽ từ chức là điều mà với bản tính của Diệm, Diệm sẽ không bao giờ nghĩ tới. Ngoan cố và kiêu hănh sẽ ngăn chận Diệm làm điều đó, v́ Diệm sẽ đứng trên quan điểm đạo đức mà cho rằng ḿnh là vị lănh tụ chính đáng và có thẩm quyền của nước Việt Nam. Hành động miễn cưỡng “từ chức” của Diệm trong cuộc đảo chánh chỉ là sự đầu hàng của một kẻ đă đến nước đường cùng.
Khía cạnh quan trọng hơn của phong trào làm sống lại Diệm phát xuất từ cảm t́nh và sự kính trọng đối với ông ta, chứ không phải đối với bà Nhu và ba người anh em kia, hay đối với người vợ bạo ngược (tyranical) của Nhu hiện đang sống tại Ư, mà vào những ngày cuối cùng của chế độ đă ảnh hưởng Diệm mạnh mẽ hơn bất kỳ ai.
Một người đă làm việc mật thiết với Diệm trong nhiều năm nhưng cuối cùng đành phải quay lại chống đối Diệm đă nói rằng “Sự tưởng nhớ Diệm chưa cô đọng lại thành một cái ǵ chắc chắn dù đang lan rộng ra từ từ. Phong trào này gồm có nhiều thành phần với nhiều lư do phức tạp khác nhau... Họ gồm những lănh tụ Công giáo thủ cựu và một vài đảng viên các đảng phái quốc gia cũ...”
Quá tŕnh và phương cách Diệm lên cầm quyền cần được tóm tắt ở đây th́ ta mới có thể đánh giá được cái tư cách Tổng thống rất “dân chi phụ mẫu” (paternalistic) của ông ta, cũng như tại sao và như thế nào ông ta bị lật đổ, và tại sao h́nh ảnh của ông ta c̣n kéo dài cho đến ngày nay. Diệm sinh tại Huế ngày 3/1/1901, nhưng trái với những điều ông ta tuyên bố với nhiều người Tây phương, kể cả nói chuyện với tôi trong buổi gặp gỡ dài 6 tiếng đồng hồ năm 1962, tổ phụ của ông ta không thuộc ḍng dơi quyền quư từ thế kỷ thứ 16. H́nh như Diệm muốn người Tây phương tin ông ta thuộc gia đ́nh quư tộc nhưng những vị hậu duệ của các vị Hoàng đế Việt Nam đă quả quyết với tôi rằng trong khi cha của Diệm là một Phụ thần cao cấp của vua Thành Thái tại Huế th́ ông nội của Diệm chỉ là một người đánh cá nhà quê (fisherman-paysant) chứ không phải là một nho sĩ. Gia đ́nh họ Ngô theo Đạo vào thế kỷ thứ 17. Đầu tiên, Diệm muốn trở thành một tu sĩ, nhưng khi ông ta bỏ cuộc v́ không chịu nổi những giáo luật khắt khe th́ thân phụ và bạn bè ông ta thuyết phục ông vào học Quốc học ở Huế, rồi thi vào trường Hậu Bổ để ra làm quan. Sau khi tốt nghiệp, Diệm được bổ nhiệm làm Tri huyện rồi Tuần phủ...
Những nỗ lực của Diệm nhằm thuyết phục người Pháp cải cách làng mạc đă bị từ chối. Do đó Diệm muốn từ chức, nhưng thân phụ và bạn bè lại khuyên ông nên cứ ở lại và Diệm đă hành xử thành công đến nỗi vào năm 1933, được thăng lên chức Thượng thư Bộ Lại trong chính phủ của vị tân Hoàng Đế Bảo Đại trẻ tuổi. Lúc đó Diệm 32 tuổi và Bảo Đại mới 18.
... Vào tháng 9 năm 1945, Diệm bị cán bộ Việt Minh bắt gần Huế. Sau khi bị giam vài tháng trong rừng, Diệm bị triệu hồi về Hà Nội vào tháng 2 năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh. Hồ xin lỗi đă để cho thuộc hạ giết Khôi năm ngoái và yêu cầu Diệm ở lại Hà Nội làm việc, nhưng v́ Hồ không nói trách nhiệm rơ ràng nên Diệm từ chối. Tuy vậy, Hồ cho phép Diệm ra đi, và Diệm bắt đầu tổ chức những cơ sở chống Cộng nhưng càng ngày càng bị cô lập trên cả hai mặt chính trị lẫn tinh thần. Khi Việt Minh bắt đầu phát động chiến tranh chống Pháp vào tháng 12 năm 1946, Diệm về sống với người anh là Giám mục Thục gần Sài G̣n. Khoảng năm 1947-1948, Diệm ḥa hoăn với người Pháp đến độ chịu làm trung gian giữa Pháp và Bảo Đại đang ở Hồng Kông để mời vị vua này về làm Quốc trưởng xứ Nam Kỳ...
Vào tháng 6 năm 1954, trong khi hội nghị Genève đang tiến hành để chấm dứt chiến tranh, Diệm được Bảo Đại tấn phong làm Thủ tướng. Tại buổi lễ tấn phong ở Cannes, Diệm đă thề trên cuốn Kinh thánh sẽ không bao giờ phản bội Bảo Đại.
Mọi người đều hiểu rằng Diệm được Hoa Thịnh Đốn chọn vào chức vụ này, Ngoại trưởng Dulles, người đích thân phụ trách đem Mỹ vào thay thế Pháp, đă chấp thuận Diệm v́ bị ảnh hưởng của Hồng Y Spellman, một trong những người bạn Mỹ của Diệm...
Khi Diệm trở về Sài G̣n vào ngày 25 tháng 6 năm 1954, đi từ phi trường về dinh Norodom trong một chiếc xe phủ màn kín mít, Diệm vẫn không mất đi cái quan niệm phong kiến chắc nịch mà bây giờ lại được lồng thêm vào một số lư thuyết về dân chủ Tây phương. Toàn bộ quan điểm cai trị quốc gia của Diệm là một quan niệm Nho giáo chặt chẽ và kinh điển. Ngoài sự nhấn mạnh những đức tính và cung cách đạo đức, trong một bài viết nhan đề “Phát triển Dân chủ tại Việt Nam” được viết trước khi lên cầm quyền, Diệm đă đề cập đến “sự thần bí của chính phủ” như là một “nguyên tắc cơ bản”. Diệm giải thích rằng “vị quan toà trong tư cách chính thức phải hành xử với cung cách như đang tham dự một nghi lễ tôn giáo”. Kẻ cầm quyền do đó phải được “kính trọng một cách thiêng liêng” như là “kẻ trung gian giữa Người và Trời đang làm lễ cúng bái vậy”. Do đó, ta không ngạc nhiên khi thấy Diệm, với sự giúp đỡ càng lúc càng nhiều của Nhu, đă chiếu dội sự thần thánh hóa cá nhân của ông ta tại Nam Việt Nam, và chính sự thần thánh hóa này đă kéo dài cho đến ngày nay...
Nhược điểm lớn nhất của Hiến pháp 1956 là những “đặc quyền” quy định trong chương cuối cùng cho phép vị Tổng thống quá nhiều quyền lực mà ngay cả vị Tổng Cao ủy Pháp hay chúa ngày xưa cũng không có. Trong khi Hiến pháp có đề cập đến vấn đề nhân quyền, nhưng v́ Diệm được quyền cai trị bằng sắc luật “một cách như Trời” (divine right) đă làm cho Diệm tin rằng ông ta xứng đáng nhận lănh Thiên Mệnh.
Khuyết điểm khác của Hiến pháp mà chính Nhu phải chịu trách nhiệm là đưa vào Hiến pháp chủ đề về thuyết Nhân Vị, một chủ nghĩa thần bí (mystique) trộn lẫn những tư tưởng Đông phương và Tây phương... Nó bao gồm tư tưởng của Công giáo Pháp và một vài khía cạnh của Cơ Đốc giáo cũng như Khổng giáo và Mác Xít...
Như Pentagon Papers và nhiều sử liệu khác đă phát giác ra, t́nh h́nh Việt Nam sau cuộc binh biến 1960 đă đi từ t́nh trạng xấu xa đến tồi tệ. Càng ngày Nhu càng bị tù hăm trong thế giới tự cao tự đại hoang tưởng (melogamaniac) của ông ta và cuối cùng đă cố gắng thỏa hiệp riêng với Hà Nội để nếu cần sẽ tự ḿnh lật đổ chính anh ḿnh. Diệm rơi vào t́nh trạng được mô tả là chấn động tâm lư (phychological shock) và đă trở thành hoàn toàn bất động. Diệm đă được cảnh cáo rằng chiến dịch đàn áp Phật giáo của Nhu vào tháng 8 năm 1963 chỉ có thể chuốc thêm tại họa cho chính quyền; nhưng khi Diệm được thuyết phục để thương thảo với cấp lănh đạo Phật giáo th́ Nhu vội can thiệp để thay đổi quyết định của Diệm và tiến hành việc tấn công chùa chiền.
Có hơn 10 nhóm âm mưu thực hiện chính biến nhưng tựu trung th́ gồm ba tổ chức chính:
- Tổ chức do Đại tá Đỗ Mậu và Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Tổng Thanh tra chương tŕnh Ấp Chiến lược. Mục tiêu của tổ chức này là loại trừ Nhu, giữ Diệm lại và thiết lập một chính phủ quân nhân. Chính phủ này nếu cần sẽ thanh toán tổ chức thứ nh́ đang được Hoa Kỳ ủng hộ.
- Tổ chức thứ nh́ do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, nhưng người chỉ huy thật sự là tướng Trần Văn Đôn... Nhiều tuần trước, tổ chức này đă liên hệ với Trung tá Lucien Conein của CIA. Mục tiêu ban đầu của tổ chức này là lật đổ Diệm-Nhu, chở bằng phi cơ Hoa Kỳ ra ngoại quốc và sau đó sẽ chở Diệm trở về làm Quốc trưởng...
- Tổ chức thứ ba do Đại tá Lê Quang Tung, chi huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt được cả Nhu và Diệm tín nhiệm, cầm đầu. Khi được biết có hai tổ chức kia, Nhu định dùng Tung làm đảo chánh giả để tiêu diệt hai nhóm kia rồi đón hai anh em từ một tỉnh duyên hải trở về lại Dinh. Cú đảo chánh giả này được gọi là Bravo Hai.
Thật không phải là dễ dàng khi lồng cái chết của Diệm và Nhu vào trong khung cảnh của Phong Trào Phục Hồi Diệm. Hầu hết những người Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc, ngay cả với những người có cảm t́nh với Diệm, chứ không phải với Nhu, đă cho rằng việc làm sống lại Diệm có vẻ “quái đản” (macabre). Một vài người tuy nhận là có hồi tưởng lại nhưng vẫn nhấn mạnh rằng “chúng ta không thể quay lui nh́n lại quá khứ, chúng ta phải hướng về tương lai. Tại sao khơi lại đống tro tàn của kẻ đă chết?”...
Nhiều người Việt và Mỹ nghĩ rằng nếu Diệm c̣n sống, và chỉ loại trừ Nhu mà thôi, Việt Nam có lẽ sẽ khá hơn bây giờ... Tuy nhiên cái lúc đáng lẽ phải loại Nhu là vào thời kỳ 60, đến năm 1963 th́ đă quá trễ mất rồi; v́ Diệm, dù có muốn, cũng đă không c̣n khả năng để đối phó với t́nh h́nh chính trị và quân sự nữa. Nói một cách tinh tế, Diệm chính là nạn nhân của anh em ông ta. V́ vào lúc đó, sự uất hận của tôn giáo và chính trị bị đàn áp đă phối hợp với nhau để làm cho cuộc chính biến không thể nào không xảy ra, và nhất định sẽ xảy ra dù người Mỹ có đồng ư hay không.
Không thể cho rằng v́ lúc đó đă đồng ư mà bây giờ người Mỹ can dự một cách quá sâu vào chiến tranh Việt Nam, nhưng ta có thể phỏng đoán rằng nếu cuộc binh biến của năm 1960 thành công, trước khi những xúc động được dâng lên quá cao, th́ chưa chắc Hoa Kỳ đă dính dự như bây giờ, v́ thật ra người Mỹ chỉ thật sự xúc động mănh liệt nhất vào năm 1963.
Một cách tổng quát, tấn thảm kịch thực sự, mà cũng là hài kịch, là cuộc lật đổ Diệm-Nhu đă không giải quyết ǵ và tương lai Nam Việt Nam hôm nay (1972) cũng vẫn mơ hồ như vào năm 1963 dù chiến tranh có tiếp diễn và dù cuộc ḥa đàm dai dẳng tại Balê có đi đến đâu chăng nữa.
Nếu Nhu đă thỏa hiệp thành công với Cộng Sản sau lưng Diệm th́ có lẽ sẽ tránh được chiến tranh, nhưng theo tôi th́ Nhu không làm được chuyện đó và dù có đảo chánh hay không th́ chiến tranh vẫn xảy ra. V́ một thập niên sau đó, quyết tâm thống trị miền Nam của Hà Nội vẫn y nguyên như cũ...
Dù sao, phong trào làm sống lại Diệm hiện nay đă biểu hiệu hai điều kiện: sự khao khát vô vọng muốn được sống ḥa b́nh và sự chua xót về những ǵ đă xảy ra tại Việt Nam từ khi Diệm bị lật, kể cả sự tham dự khốc liệt của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam, tất cả đều vô ích [23].
Tất cả đều vô ích v́ từ 1959 đến 1963, chế độ Diệm đă đưa đất nước đến bến bờ vực thẳm rồi, đă dồn dân tộc vào gọng kềm của cuộc chiến tranh ủy nhiệm cho hai đế quốc, đă hủy diệt mọi sinh lực mong manh của các lực lượng nhân dân chống Cộng. Tất cả đều vô ích v́ cuộc Cách mạng 1/11/1963 đă kết thúc dở dang chỉ mấy tháng sau ngày phát động, v́ các tàn dư Cần Lao Công Giáo đă khích động t́nh cảm tôn giáo để tạo ra ba năm xáo trộn và phân hóa, v́ các lực lượng nhân dân đă mắc phải con bệnh chính trị ấu trĩ sau 9 năm bị kềm kẹp nên không hành xử đúng đắn trách nhiệm của ḿnh. Tất cả đều vô ích v́ chính Nguyễn Văn Thiệu đă lại rước “Cụ” về trong tim trong óc, trong dinh Độc Lập, trong quân đội, trong chính quyền, trong chính sách, trong thủ đoạn.
V́ vậy mà tất cả đều vô ích.
V́ vậy mà chiêu bài “không có Cụ th́ nước chưa mất” của nhóm Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại không có một giá trị chân thực nào cả ngoài ư đồ muốn chạy tội lịch sử cho họ và bôi nhọ các thành phần dân tộc khác. Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ là do cái hậu quả khốc liệt và dai dẳng của chế độ Ngô Đ́nh Diệm kéo dài từ Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Ḥa. Th́ trong tương lai, cũng chính cái hậu quả đó đang được nhen nhúm trở lại tại hải ngoại, sẽ cản trở công cuộc quang phục và xây dựng lại một Việt Nam Tự Do mới.

Sau kư giả kỳ cựu Robert Shaplen, tôi muốn tŕnh bày quan điểm của một quân nhân Việt Nam cũng về vấn đề nguyên nhân sâu xa đưa đến sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa, để xem luận cứ của Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại c̣n đứng vững được không? để xem “Cụ” của họ có liên hệ ǵ đến ngày 30/4/1975 thê thảm đó không?
Quân nhân đó là Đại úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam.
Quân nhân đó cũng là một nhà văn dùng ng̣i bút để chiến đấu với quân thù hay để trang trải thao thức trên trang giấy. Phan Nhật Nam sinh ngày 9-9-1943 tại Huế, và lớn lên học Trung học tại Đà Nẵng. Chẳng những là một quân nhân từng hành quân khắp nẻo chiến trường đất nước, anh c̣n là một chiến sĩ văn hóa đấu tranh, đă viết trên mười tác phẩm giá trị nói về quê hương dân tộc, nói về chiến tranh và ḥa b́nh. Ngoài Doăn Quốc Sĩ và Nguyễn Mạnh Côn là hai bậc đàn anh có ư thức cách mạng và thể hiện thành những sáng tác đấu tranh chống Cộng sâu sắc, Phan Nhật Nam thuộc về một nhóm văn nghệ sĩ quân đội của thế hệ trẻ hơn đă biết sử dụng ng̣i bút như một vũ khí đấu tranh. Đặc biệt trong nhóm nhỏ hiếm hoi đó, Phan Nhật Nam nổi bật lên không phải chỉ v́ anh tŕnh bày những thảm trạng của chiến tranh và tội ác của Việt Cộng mà c̣n v́ anh đă đặt đúng và đánh đúng những vấn đề cơ bản nhất để chiến thắng Cộng Sản. Qua những hoạt động của anh tại miền Nam và qua những ngày anh đến Hà Nội để đấu tranh chính trị với Cộng Sản, tôi có thể quả quyết rằng ngoài ḷng yêu nước nồng nàn, anh c̣n có một tŕnh độ nhận thức chính trị rất sâu sắc mà nhiều cấp lănh đạo ở miền Nam chưa chắc đă bằng được.
Vốn đă thán phục Phan Nhật Nam từ lâu, nhưng sau khi đọc xong tác phẩm Tù Binh và Ḥa B́nh của anh, tôi mới giật ḿnh không ngờ người sĩ quan trẻ tuổi kia lại có một kiến thức dồi dào về chính trị và về lịch sử như thế, lại có cái nh́n thời cuộc nghiêm chỉnh và một ư thức dân tộc dạt dào đến thế. Tác phẩm Tù Binh và Ḥa B́nh viết từ năm 1974, dưới một chế độ mà anh đang phục vụ và có lẽ v́ chế độ kiểm duyệt lúc bấy giờ nên anh đă phải dùng văn pháp và ngôn từ một cách dè dặt, nhưng không v́ thế mà lập luận của anh thiếu chính xác và thiếu đanh thép. Phần kết luận của tác phẩm này đă như những lời di chúc để lại cho những nhà chính trị và những nhà lănh đạo tôn giáo, v́ nội dung cuốn sách đặt trọng tâm vào những nhận định nhằm báo trước một sự sụp đổ của miền Nam không tài nào cứu chữa được nữa, sự sụp đổ do lỗi lầm của các bậc đàn anh để lại.
Hăy đọc một đoạn ngắn trong phần kết luận để thấy anh nêu lên cái hậu quả do nhà Ngô gây ra đă đưa đất nước đến bờ vực thẳm.
Trước hết, v́ thấy rơ Cộng Sản đă chiếm được mọi ưu thế trên chiến trường miền Nam nên khi đề cập đến ư định của người Cộng Sản trong giải pháp Ḥa giải, dù giải pháp đó chỉ là hậu quả tất yếu do một chuỗi dài những sai lầm chính trị suốt 30 năm trời, anh đă viết:
Nếu Cộng Sản chịu ḥa giải trong một chiến thuật đoản kỳ nào đó, chắc chắn rằng họ không ngồi chung chiếu với “lănh tụ” Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu chứ đừng nói đám đào kép cải lương mới nổi từ đồng lầy chính trị miền Nam...
Từ tiền đề thực tế và đau đớn đó, anh nh́n lại ḍng lịch sử 30 năm qua để định giá lại công tội của các bậc đàn anh và đặc biệt lên án chế độ Ngô Đ́nh Diệm mà anh cho là thủ phạm chính trong việc “sẩy tay” làm cho miền Nam rơi vào tay Cộng Sản:
Ông Thiệu và chính quyền hiện tại đâu có phải một sớm một chiều bỗng dưng mà có được. Chiến tranh hiện tại cũng không phải v́ không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Balê, cũng không phải v́ người Mỹ vẫn dính líu vào miền Nam Việt Nam để thực hiện chính sách thực dân mới mà có... Ông Thiệu ông Khiêm, t́nh trạng tham nhũng, thối nát, bất công, chiến tranh hôm nay chỉ là hậu quả tất nhiên của các giai đoạn 45-54, 54-63, 63-74... là hệ quả của các lực lượng quốc gia không chịu tập trung và hoạch định hoạt động theo đúng hướng đi chung của lịch sử, dân tộc và thế giới, cũng như sau khi các lực lượng tôn giáo nhất quyết dựa vào quyền lực để củng cố và phát triển giáo quyền (che dấu mặc cảm đă cộng tác với những người khống chế dân tộc: ghi chú của Phan Nhật Nam). Đó cũng là hệ quả lần “sẩy tay” trầm trọng nhất khi miền Nam đă đánh mất cơ hội tốt đẹp, một hoàn cảnh thuận tiện (54-63) kiện toàn miền Nam để có đủ khả năng và lực lượng cân bằng hiệp thương cùng miền Bắc... để rồi sau đó mất luôn khí thế cùng thời gian sau 1963 trong những sa đọa giành giựt, cấu xé và phân hóa thô thiển v́ quyền lợi, phe phái và cá nhân rơi vào hố thảm bại cả một phong trào nhân dân 1966... và t́nh trạng hiện tại với ông Thiệu chỉ là ngọn gió cuối của một cơn cuồng phong thổi tàn khốc qua quê hương khốn khổ... Có ai ngăn chận một ngọn gió ở cuối đường để đề pḥng một cơn băo! Có ai chặt đi một ngọn cây để hủy diệt những ung thối từ gốc rễ. [24]
Chính cái sự thật mà anh đă nói ra là chế độ Ngô Đ́nh Diệm, hơn ai hết trong suốt ba giai đoạn từ 1945 đến 1974, phải là chế độ chịu trách nhiệm về t́nh trạng suy thoái của Việt Nam ngày nay. Sự thật mà anh nói lên đó há chẳng đánh tan cái đêm tối mù ḷa và ngoan cố của chiêu bài “không có “Cụ” th́ nước đâu đă mất” của tàn dư Cần Lao sau này hay sao?

Cuối cùng, và để cho rốt ráo hơn, một trong những cái mầm mống quan trọng khiến cho miền Nam sụp đổ đă được ông Diệm gieo lên từ ngay sau khi ông thành lập chính phủ đầu tiên vào năm 1955 chứ không phải đợi đến lúc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời vào năm 1960, để ông phải hốt hoảng tố cáo với 92 quốc gia trên thế giới hai năm sau đó.
Mầm mống này là sự phản bội lời hứa hẹn trong bản Tuyên Ngôn chính trị năm 1949-1950, trước khi ông đi Hoa Kỳ (1950), về một sự hợp tác với lực lượng kháng chiến sau này, và kéo theo đó là chính sách kỳ thị cả hai mặt chính trị lẫn nhân văn đối với quần chúng Nam kỳ (địa dư) đang chiếm hơn 2 phần 3 tổng số toàn dân miền Nam v́ chỉ tin vào khối Công giáo.
Thật vậy, trong cuộc chiến đấu kháng Pháp mười năm, dù trực đối trên chính trường là Pháp và Cộng Sản, nhưng trên chiến trường và phía kháng chiến, chính những người con yêu của dân tộc đă cầm súng anh dũng đánh giặc và đổ máu bảo vệ sơn hà gấm vóc. Và cũng trong 10 năm của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đó, lực lượng dân tộc đă bị đánh dạt ra hai phía, đi Bưng hay ở Thành, và bị điều động bởi cả Thực dân lẫn Cộng Sản. Lực lượng kháng chiến Nam Bộ là một đại bộ phận của dân tộc nằm trong hoàn cảnh éo le đó, và dù có ngụy biện cách mấy th́ ta cũng không thể phủ nhận được ḷng yêu nước cũng như sự nghiệp cao cả của họ trong cuộc chiến giành độc lập cho tổ quốc.
Cho nên khi Hiệp định Genève phân định biên cương rơ ràng để đảng Cộng Sản hoàn toàn lộ nguyên h́nh căn cước quốc tế của nó, đa số anh em kháng chiến Nam bộ đă không ra miền Bắc như một số nhỏ đi tập kết, cũng không ở lại chôn dấu vũ khí để làm đội quân nội ứng cho Hà Nội như một số cán bộ Cộng Sản thực thụ, mà họ đă ở lại bên này vĩ tuyến thứ mười bảy v́ vừa tin tưởng vào lời tuyên bố của ông Diệm ngày xưa, vừa muốn xây dựng một miền Nam hùng mạnh phú cường.
Nhưng ông Diệm không những đă phản bội lời cam kết của ông ngày xưa mà c̣n phóng tay phát động một chính sách tiêu diệt lực lượng này, kỳ thị người miền Nam và đẩy một đại bộ phận của dân tộc vào thế hoặc tích cực chống đối th́ theo Mặt Trận Giải Phóng sau này, hoặc tiêu cực chống đối th́ bất hợp tác với chính quyền.
Sự phản bội đó đă được một nhân chứng từng hợp tác chặt chẽ với ông Diệm, nghiên cứu và tŕnh bày đầy đủ trên nguyệt san Quê Mẹ (Paris) khởi đăng từ số 51 (1985) dưới đề mục Lịch Tŕnh H́nh Thành và Giải Thể của Mặt Trận Giải Phóng mà tôi trích lại một chương trong phần Phụ lục ở cuốn sách.
Trong phần giới thiệu loạt bài nghiên cứu giá trị này, Quê Mẹ đă viết:
... Nhưng ít ai biết rằng Mặt Trận không có thật v́ nó chỉ là cái bóng của con thỏ rọi lên tường sau vài thủ thuật ngoéo tay của Bộ Chính Trị Đảng ở Hà Nội mà thôi. Và để chứng thực điều đó, tác giả bài nghiên cứu phải phân tách chính quyền miền Nam từ sau hiệp ước Genève 1954 mà nhân vật chính đă vô t́nh phụ tay cho Mặt Trận có lư do và hoàn cảnh ra đời là Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm với chế độ gia đ́nh ông quản lư. Từ đó đưa tới hậu quả bại trận năm 1975. Nhân vật chính, bởi ông Diệm là nhân vật có tầm vóc chính trị có thể thay đổi cục diện ở miền Nam ở thời điểm 1954 nếu ông đă không lầm lẫn một lá bài. Những kẻ kế thừa sau ông không có tầm vóc và tác phong của người làm chính trị, lại thiếu khả năng văn hoá và trí thức, nên đă không cưỡng chống được với thời thế gay go và hậu quả của ông Ngô Đ́nh Diệm để lại khiến miền Nam tan vỡ.
Tuy tác giả loạt bài trên ẩn danh nhưng đến đoạn đề cập về ông Diệm th́ tôi đoán rằng tác giả phải là một nhân vật chính trị đă có quen biết và từng hoạt động chặt chẽ với hai ông Diệm, Nhu trước khi ông Diệm về nước làm Thủ tướng. Qua sự phân tách nghiêm chỉnh với những chứng liệu rơ ràng, tôi đoán tác giả có thể là ông Hồ Sĩ Khuê, có quen biết với nhóm Tinh Thần của Bác sĩ Trần Văn Đỗ, tổ chức hậu thuẫn cho ông Diệm tại Sài G̣n từ 1948 đến 1955 (bác sĩ Trần Văn Đỗ hiện ở Pháp và đă được tác giả trong loạt bài trong Quê Mẹ nêu lên dẫn chứng).
Một cách gián tiếp trả lời cho luận điệu “v́ không có Cụ nên mất miền Nam” của nhóm Cần Lao hoài Ngô, tác giả đă nghiêm chỉnh nh́n lại toàn bộ hoàn cảnh và điều kiện lịch sử trước và trong thời gian 9 năm ông Diệm cầm quyền, để nghiêm khắc lên án ông Diệm bốn điểm mà tác giả cho là có liên hệ trực tiếp đến nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa: Thứ nhất là bỏ rơi và tiêu diệt lực lượng kháng chiến Nam bộ vốn chống Pháp nhưng không theo Cộng Sản; thứ hai là xem thường nên đánh mất hậu thuẫn cần thiết của người Nam kỳ; thứ ba là đă không cai trị miền Nam theo đường lối dân tộc dân chủ mà lại theo cung cách của một quan Toàn quyền thời Pháp thuộc; và cuối cùng là đă áp đặt một chế độ gia đ́nh trị, Bắc kỳ trị, cảnh sát trị nên tạo ra những yếu tố thuận lợi cho Hà Nội khai sinh và phát triển Mặt Trận Giải Phóng, làm công cụ xâm lăng và chiến thắng miền Nam.
Và đó là bốn tội lớn để di họa đến về sau và gây ra ngày 30-4-1975.
Khi đặt hẳn vấn đề “kỳ thị Nam kỳ” của chế độ Diệm, quả thật tác giả đă can đảm và lương thiện lấy một thái độ phân tách lịch sử nghiêm chỉnh mà không trốn tránh hay ngại ngùng những áp lực chính trị phiến diện tại hải ngoại. Cũng vậy, khi đặt vấn đề đó ra, tác giả c̣n giúp ta có một cái nh́n thông suốt hơn về những khó khăn cơ bản trong nội bộ cũng như ngoài thực tế bây giờ của chính quyền Cộng Sản Hà Nội khi muốn “tiến nhanh tiến mạnh lên Xă Hội Chủ Nghĩa” tại miền Nam.
Khó khăn cơ bản của Cộng Sản, cũng như tính thực tế và khả thi của sách lược của người không Cộng Sản, mà tác giả muốn ẩn dụ đề cập đến, nằm trong sức mạnh sung măn và triết lư sống nhân bản đặc thù của người miền Nam, nằm trong bối cảnh xă hội và điều kiện h́nh thành của các lực lượng chính trị tại miền Nam trong 125 năm qua, kể từ khi cụ Phan Thanh Giản tử tiết sau khi kư ḥa ước Nhâm Tuất (1862) nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp.
Riêng ông Diệm, người đầu tiên dọn đường cho Cộng Sản cắm cờ trên dinh Độc Lập ngay sau khi đất nước qua phân, v́ tin tưởng vào khối Công giáo di cư và sức mạnh của Hoa Kỳ để chống Cộng, nên đă vất bỏ cái hậu thuẫn cần thiết của nhân dân và nhân tâm miền Nam. Vất bỏ nó đi, ông Diệm độc quyền biến miền Nam thành cánh tay nối dài của một đế quốc, thi hành một cuộc chiến ủy nhiệm để ngăn chận một đế quốc khác trên lục địa châu Á, và bỏ rơi sách lược ngoại giao vận dụng khối Phi liên kết của các nước chậm tiến muốn thoát gọng kềm lưỡng cực. Vất bỏ nó đi, ông Diệm chính nghĩa hóa cuộc tiến quân của Bắc quân và đẩy nông thôn vào ṿng tay Việt Cộng. Vất bỏ và khinh thường nó nên Trần Văn Bạch, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Đỗ, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Văn Thoại,... không hợp tác với ông nữa; Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Hiếu, Mă Thị Chu, Âu Trường Thanh, Phạm Công Tắc, Trần Văn Hữu, Trần Kim Quang, Trương Như Tảng... kháng chiến Nam bộ, Phật giáo Nam kỳ, Ḥa Hảo, Cao Đài quay lại chống đối chế độ của ông.
(Hiện tượng chính trị và nhân văn nầy, đến năm 1992, được nghiên cứu và khai triển khúc chiết hơn và xuất hiện qua tác phẩm nổi tiếng “Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Giải Phóng” của tác giả Hồ Sĩ Khuê, Văn Nghệ, California, xuất bản).

-o0o-

Chỉ một chính sách khinh rẻ và kỳ thị dân Nam như thế là chế độ Diệm đă làm sụp đổ miền Nam chứ không cần phải cộng thêm với những tội lỗi của anh em ông Diệm và tập đoàn Cần Lao Công Giáo trong suốt 9 năm cầm quyền.
Rơ ràng như thế nên Lịch sử đă tuyên án và Dân tộc đă xử án rồi !
Rơ ràng như thế nhưng tàn dư Cần Lao Công Giáo tại hải ngoại vẫn ngoan cố bóp méo lịch sử, cưỡng chống Dân Tộc để t́m cách chạy tội cho chủ với một phong trào có tên gọi là “Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm”. Vậy th́ cái “tinh thần” đó là ǵ?
Có phải là tinh thần “quan lại, phản động, chà đạp nguyện vọng của toàn dân, kéo lui ḍng lịch sử của giống ṇi” như ông Phạm Nam Sách đă lên án? Có phải là tinh thần “diệt Phật giáo Ma quỷ và diệt Đảng phái phản loạn” của đảng Cần Lao như ông Chu Bằng Lĩnh đă tố cáo? Có phải là tinh thần “nhà thờ La Vang là biểu tượng quốc gia” hoặc tinh thần “Dinh Độc Lập cho vợ con ở th́ to lớn mà Quốc Tổ th́ không có đền thờ” như ông Đào Mộng Nam đă thống trách? Có phải là tinh thần “Xây tượng mẹ con bà Nhu mà lại bảo là tượng Hai Bà Trưng” như thi sĩ Đông Hồ đă mô tả để sinh viên nổi giận chặt đầu và xô sập? Có phải là tinh thần “Luật Gia Đ́nh của bà Nhu để bênh vực một người đàn bà hư thân mất nết và làm đau khổ cho nhân tài Nguyễn Hữu Châu” như ông Nguyễn Thái đă ghi vào sách sử? Có phải là tinh thần “liên lạc và nạp thuế cho Việt Cộng để đốn cây chặt gỗ cho Ngô Đ́nh Thục làm giàu” như Đỗ Thọ đă bất măn? Có phải là tinh thần “giết người cướp của để Ngô Đ́nh Cẩn xây lăng như lăng Vua Chúa” như Phan Nhật Nam đă mỉa mai? Có phải là tinh thần “hùn hạp với ba tàu Chợ Lớn để buôn thuốc phiện lậu và bắt dân hút thuốc phiện để dân so vai rút cổ” cho vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu tạo măi tài sản đồ sộ và chuyển tiền ra nước ngoài? Có phải là tinh thần “trại giam Chín Hầm ở Huế và trại giam bí mật P42 ở Sở Thú Sài G̣n” mà học giả Lăng Nhân Phùng Tất Đắc đă tóm gọn trong lời truyền tụng dân gian qua tác phẩm Chơi Chữ để đời?
Hay có phải là tinh thần làm tay sai cho Tây gần trăm 100, làm tay sai cho Mỹ hơn 10 năm. Có phải là tinh thần tráo trở phản bội nhân dân miền Nam để thỏa hiệp với Cộng Sản. Có phải là tinh thần kỳ thị tôn giáo và kỳ thị địa phương, đạp tôn giáo khác xuống cho tôn giáo ḿnh được lộng hành, đàn áp các thành phần dân tộc khác cho phe đảng ḿnh được độc chiếm đặc quyền đặc lợi. Có phải tinh thần hủy diệt sinh lực quốc gia để tạo ra một tập đoàn Cần Lao giáo điều, hẹp ḥi, ngoan cố.
Nhưng thật ra, cả cái “Phong Trào Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm” đó là do Thiệu sinh ra để phục vụ cho nhu cầu chính trị của Thiệu lúc bấy giờ. Nó là con ngoại hôn chính trị của Thiệu nên bản chất của nó là một sự lai giống giữa Diệm-độc-tài và Thiệu-quân-phiệt, không thương Diệm cũng chẳng lo cho Thiệu mà chỉ nghĩ đến ḿnh:
... Đêm 11-11-1960 và ngày hôm sau khi dinh Độc Lập bị vây hăm, khi ông lâm vào cảnh nguy khốn, chẳng thấy một giới nào hay một nhóm nào can thiệp. Dân chúng kéo tới quanh những đoàn Nhảy Dù trên đường Thống Nhất nghe, nh́n, cười, nói, bán quà bánh tấp nập như trong ngày hội.
Chỉ sau khi băo đă qua cơn, th́ ḷng trung thành mới lại biểu lộ trong những buổi lễ Tạ Ơn long trọng và những bùi ngùi vấn an...[25]
Nó gồm những người như:
... ông con nuôi Cụ Diệm kéo lính về giết Cụ, rồi vài năm sau lại cho tổ chức “Trưng diện Cụ” long trọng. Viết làm sao khi ngài Dân biểu đồ đệ Cụ trong ngày 1-11-1963 th́ trốn vào Mỹ, sau khi Cách mạng thành công th́ bước ra chỉ điểm cho Cách mạng về tội lỗi Ngô Đ́nh, rồi vài năm sau lại tổ chức “phục hưng tinh thần” Cụ.[26]

V́ chỉ là loại người như vậy cho nên thủ đoạn của họ cũng tráo trở như vậy: Một mặt, họ tách rời “Cụ” ra khỏi ḍng họ Ngô Đ́nh và ra khỏi chế độ v́ họ biết những anh em ḍng họ Ngô Đ́nh và cái chế độ gia đ́nh trị đó đă bị mọi người phỉ nhổ. Nhưng tách rời làm sao được khi chính “Cụ” là Tổng thống, là người lănh đạo, là người độc quyền cầm nắm và chịu trách nhiệm về những quyết định sinh tử ở miền Nam trong 9 năm bạo trị. Mặt khác, trong khi dùng thủ đoạn tách rời cái xấu ra th́ trong những buổi Cầu hồn họ lại quỷ quyệt cho “Cụ” đứng chung với những cái chết anh hùng “của các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do và cho những nạn nhân đă bỏ ḿnh trong lúc tị nạn Cộng Sản”, để lập lờ đánh lận con đen như đang đánh bài ba lá.
Lễ cầu hồn cho ông Ngô Đ́nh Diệm, nếu chỉ được tổ chức trong tinh thần báo ân báo hiếu là một việc mà nhóm Cần Lao Công Giáo cần phải làm để đền ơn đáp nghĩa cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm mà họ vẫn c̣n coi như lănh tụ “anh minh” của họ. Ngay cả đối với hai bạo chúa như Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn nhóm Cần Lao Công Giáo cũng nên làm lễ tưởng niệm theo tinh thần Thái Ung đă thương tiếc Đổng Trác.
Người Việt dân tộc mà đại đa số đă là nạn nhân của chế độ Diệm suốt 8, 9 năm trời có ai nỡ chống đối việc cúng kỵ thương tiếc anh em ông Diệm đâu. Truyền thống Nghĩa tử là nghĩa tận, truyền thống Vu Lan của nền Tam giáo mấy ngàn đời đă là những yếu tố tạo cho người Việt tâm t́nh khoan ḥa đối với những người quá cố, dù những người quá cố đó từng là kẻ thù của họ.
Cầu hồn cho ông Ngô Đ́nh Diệm là một việc nên làm v́ nó phản ảnh cái truyền thống Đông Phương về luật nhân quả và về sự tương hệ giữa người sống và người chết. Không có ǵ đáng trách khi có những kẻ ăn cây nào rào cây ấy, đă từng được ơn mưa móc th́ bây giờ nên thừa tự cúng tế. Nhưng từ đó mà lấy t́nh cảm riêng tư của ḿnh để dùng ma thuật chính trị, công khai làm sống lại một cái tinh thần Hoàng Sào th́ vừa tội nghiệp cho ông Diệm vừa khinh rẻ đồng bào!
Từ năm 1983, Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu có những vận động để tái xuất hiện trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Cũng từ năm 1983, hai cuốn sách của Cao Thế Dung (“Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống”) và Cao Văn Luận (“Bên Gịng Lịch Sử”) được tái bản tại hải ngoại. Tội nghiệp những kẻ tội đồ đang lội ḍng nước ngược để mong thành lập một “cộng đồng Diệm không Diệm tại hải ngoại” mà không biết rằng khơi lại đống tro tàn của quá khứ chỉ làm cho quá khứ hiển lộ rơ thêm cái tội ác làm sụp đổ miền Nam của chế độ Diệm và những gian dối, ngụy tạo, xuyên tạc, vu khống... của hai tác giả Cần Lao Công Giáo mà thôi. (Xem “Lột Mặt Nạ Những Con Tḥ Ḷ Chính Trị” của Lê Trọng Văn).
Đó là chưa nói đến vấn đề việc làm của họ đóng góp được ǵ cho đại cuộc Cứu nước để Dựng nước hôm nay. Một phong trào chính trị phục hồi chế độ Diệm có tạo được đoàn kết ở ngoài nước không? Có được sự yểm trợ của 60 triệu đồng bào trong nước không? Có bị kẻ thù và đồng minh khai thác không? Có khơi dậy những oán thù cũ mà các thành phần dân tộc nạn nhân đă nhắm mắt bỏ qua không?
Chỉ trừ ra họ quan niệm Nước đă mất rồi, xin chọn xứ người làm quê hương, nên chỉ nhằm đến việc gây dựng lực lượng ở “Quê hương mới” hầu chiếm ưu thế mà trả thù xưa. Đối với họ, Nước, miền Nam, là hai chế độ Cộng Ḥa, nên khi chế độ mất, lănh tụ mất là nước mất.
Nước mất rồi th́ cho Diệm và cho Thiệu sống lại để xây đắp một thứ tinh thần “Quốc Tổ mới” ở đất người nhưng quê ḿnh !

Chú thích
[1] Linh Mục Nguyệt san số 105, trang 618, 619, Sài G̣n 1970. Trích lại trong “Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo”, trang 375, Sài G̣n 1972.
[2] Kỷ Yếu Đại Hội Văn Hóa Giáo Dục Phật Giáo Kỳ III, tr. 555, Sài G̣n 1970.
[3] Stanley Karnow, Vietnam: A History, tr. 339, 1983.
[4] Nguyễn Minh Bảo, Đời Một Tổng thống, mục “Những 2 tháng 11 về sau”, Sài G̣n 1971.
[5] Wesmoreland, A Soldier’s Report, Doubleday and Co. Inc., tr. 52, New York, 1976.
[6] Văn Hóa Văn Nghệ Miền Nam Dưới Chế Độ Mỹ Ngụy, tập 2, tr. 103, Hà Nội, 1979.
[7] William J. Leiderer, Our Own Worst Enemy, tr. 167-172, 1968.
[8] William J. Leiderer, Our Own Worst Enemy, tr. 167-172, 1968.
[9] Luật sư Huyền đắc cử Nghị sĩ nhiệm kỳ 1967-73 nhưng năm 70 rút thăm, ông phải ứng cử lần thứ nh́ cho nhiệm kỳ 70-76, rồi năm 73 rút thăm ông lại phải ứng cử lần thứ ba với Đinh Từ Thức cho nhiệm kỳ 73-79 nhưng bị Thiệu bác bỏ liên danh.
[10] Nguyệt san Hành Tŕnh, số 10, tr. 30, 31, ngày 19/1/1979, phát hành tại Washington DC.
[11] Linh mục Vũ Đ́nh Hoạt, Đầu Trộm Đuôi Cướp, Văn Nghệ Tiền Phong, số 105, tr. 18-20, Virginia, Hoa Kỳ.
[12] Xem thêm “Bản Cáo Trạng số 1” của Phong Trào Chống Tham Nhũng trong “Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH”, Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 417.
[13] Cao Văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử, tr. 369.
[14] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, sđd, tr. 58, 59.
[15] Dennis Warner, The Last Revolution, sđd, tr. 236.
[16] Nguyễn Khắc Ngữ, Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cọng Ḥa, sđd, tr. 283.
[17] Tuần Báo Ngày Nay, số 99, Trang A, ngày 1/10/1985, Huntington Beach.
[18] Cao Văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử, sđd, tr. 363.
[19] Nguyễn Minh Bảo, Đời Một Tổng Thống, sđd.
[20] Lyndon Johnson, Vantage Point, sđd, tr. 493, và Kissinger, Marvin Kalb và Bernard Kalb, Canada, 1974, tr. 120.
[21] Việt Báo, số 1, ngày 15/7/1976 và số 4 ngày 1/9/1977, Washington DC.
[22] Nguyễn Khắc Ngữ, Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cọng Ḥa, sđd, tr. 351-354.
[23] Robert Shaplen, The Cult of Diem, The New York Times, số ngày 14/5/72, tr. 1-9.
[24] Phan Nhật Nam, Tù Binh và Ḥa B́nh, Hiện Đại, 1973, tr. 418.
[25] Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, sđd, tr. 233.
[26] Ngày 1-11, Một Ṿng Ta Bà, Việt (San Jose) số 5, tr. 5 và 6.

Tôi viết chương cuối của tập hồi kư chính trị này vào tiết Trọng Đông của năm 1985, hơn 10 năm sau ngày rời bỏ quê cha đất tổ, hơn 40 năm sau ngày toàn dân nổi lên oanh liệt kháng Pháp, và hơn 100 năm sau ngày ḥa ước Quư Mùi được kư kết (1883) chính thức khai tử một nước Việt Nam độc lập thống nhất.
Như đă được nói rơ trong lời mở đầu và được khai triển bằng lư luận cũng như bằng các dẫn chứng lịch sử trong toàn tập hồi kư, mục đích lớn nhất của tôi vẫn là nói lên Sự Thật, những Sự Thật đă v́ hiện trạng tế nhị của đất nước mà các nhân chứng chưa nói ra, hoặc những Sự Thật mà v́ cố chấp, hẹp ḥi, sợ hăi đă bị một số người tŕnh bày một cách sai lạc hoặc nhiều khi cố t́nh xuyên tạc. Nhưng những sự thật tŕnh bày ra tuy tự nó đă được xem như những đóng góp nhỏ nhoi và chân thành cho việc truy tầm và soi sáng lịch sử, vẫn chưa phải và chưa thể đầy đủ nếu từ những sự thật lịch sử đó ta không t́m ra được những suy nghiệm lương thiện và đúng đắn cho một ư thức sâu sắc về số mệnh con người và vận mệnh đất nước Việt Nam, cũng như về thái độ hợp lư và hữu lư cho thế hệ Việt Nam tương lai trước cuộc khủng hoảng hiện nay của nhân loại và của dân tộc.
Không những không cố chấp làm một thứ hủ nho hẹp ḥi và bị trói chặt trong sự khiêm nhường vô trách nhiệm, tôi c̣n tự thấy có nhiệm vụ, có bổn phận phải trang trải ra trong lời kết luận này những tâm tư của ḿnh. Những tâm tư của một kẻ mà cuối cuộc đời, nh́n lại quá tŕnh hoạt động chỉ thấy thất bại này chồng chất lên thất bại khác: 30 năm chống Cộng để cuối cùng phải chạy trốn Cộng Sản, xả thân cho một lănh tụ để cuối cùng thấy lănh tụ đi vào con đường phản quốc hại dân.
Ngày xưa, cụ Phan Bội Châu đă viết hai tập Tự Phán và Ngục Trung Thư để suy ngẫm về những thất bại của ḿnh và trao truyền bài học cho tương lai. Hôm nay, tôi viết tập hồi kư này là chỉ để theo bước chân của nhà Cách mạng Tiền bối đó, vụng về bắt chước gương của người xưa mà thôi.

-o0o-

Nh́n lại lịch sử dân tộc, nếu ta đă có những lúc sảng khoái và kiêu hănh v́ những thành quả kỳ diệu của tiền nhân như đời Trần sáng tạo ra Hội Nghị Diên Hồng trên mặt chính trị để đánh bại đội quân Mông Cổ hung hăn trên mặt quân sự; như đời Lư xây dựng chùa Một Cột trên mặt kiến trúc khi mà măi đến cuối thế kỷ thứ 15, Tây phương mới sáng chế ra được bù loong và đinh ốc để nối ráp các cơ phận với nhau; như từ thế kỷ thứ 3, trong khi Trung Hoa phải đợi 3 thế kỷ nữa mới được Bồ Đề Đạt Ma khai mở nền Thiền Tông th́ Thiền sư Khương Tăng Hội đă đặt nền móng cho một đạo Phật đặc thù Việt Nam, dung hóa và làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc.
Và nếu ta đă có những thành quả lẫy lừng đó, th́ ngược lại cũng trong chiều dài lịch sử nước ta, không phải không có lúc vận mệnh đă đưa dân tộc vào những oái oăm đen tối: nào loạn Thập Nhị Sứ Quân, nào Lê Chiêu Thống biến một công tác ngoại vận thành trạng huống cơng rắn cắn gà nhà, nào trăm năm Trịnh-Nguyễn phân tranh ly loạn... và cận đại hơn, trong cuộc chiến 30 năm 1945-1975, Cộng Sản quốc tế lại vận dụng được sinh lực dân tộc trong khi lực lượng chống Cộng th́ lại được điều động bởi một thế lực quốc tế khác là Công giáo La Mă (Roman Catholic).
Nếu phải xác định bản chất thật sự của cuộc chiến 30 năm đó th́ ngoài những đặc tính ngoại diện như tranh chấp ư thức hệ, tranh chấp chính trị, kinh tế lưỡng cực... khi truy tầm đến tận nguồn gốc của nó, ta sẽ thấy đó quả thật là một cuộc chém giết sống mái giữa Cộng Sản quốc tế và Công giáo quốc tế trên thân xác của đại khối nhân dân Việt Nam. Đó là một cuộc đấu tranh quyền lợi và quyền lực Công-Cộng (Công giáo và Cộng Sản) v́ chưa bao giờ nhân dân Việt Nam được sáng suốt nh́n thấy bản chất cuộc chiến, cũng như chưa bao giờ nhân dân Việt Nam được tự ḿnh làm chủ lấy vận mệnh của ḿnh. Từ giai tầng lănh đạo đến chính sách Chiến hay Ḥa, từ kẻ khai sinh đến người khai tử, từ vận động ngoại giao đến quân viện kinh viện, hầu như lúc nào đàng sau tấn thảm kịch Việt Nam cũng có những quyết định sinh tử đến từ Ṭa Thánh La Mă. Thật vậy, chính Ṭa Thánh La Mă đă từ nguyên ủy để cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp thỏa hiệp và yểm trợ cho Thực dân Tây tiến hành chính sách xâm thực đất nước ta, và sự hiện diện của Thực dân đă đẻ ra một phong trào kháng Pháp toàn quốc mà phó sản sau này của nó là một đảng Cộng Sản Việt Nam có đầy đủ chính nghĩa vận động dân tộc nổi lên chống Tây đuổi Mỹ. Và vào hồi chung cuộc, trong thời gian sinh tử của miền Nam Việt Nam, cũng chính Toà Thánh La Mă đó đă công khai và ngoạn mục bỏ rơi miền Nam để nối ṿng tay lớn với một chính quyền Cộng Sản tương lai trên nước Việt Nam.
Trong suốt khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tùy lúc mạnh lúc yếu của lực lượng Công giáo Việt Nam mà Ṭa Thánh thay đổi chiến lược, nhưng chủ yếu th́ vẫn luôn luôn giữ lấy sách lược chính là khi mạnh th́ chống Cộng, lúc yếu th́ thỏa hiệp với Cộng để duy tŕ và phát triển Công giáo tại Việt Nam như Hiến-Chế Tín lư về Giáo hội (Lumen Gentium 9:2) đă bắt buộc phải “phát triển nước Thiên Chúa cho tới khi được hoàn tất” (TTDM #32). C̣n dân tộc Việt Nam th́ sao? C̣n đại khối dân tộc không nằm trong ṿng ảnh hưởng và quyền lực của Ṭa Thánh th́ sao? Họ chỉ là nạn nhân. Họ là đông đảo chiến sĩ bị vận dụng đưa ra tiền tuyến để chống Cộng khi tín đồ Công giáo ngồi ở dinh Độc Lập, họ cũng là đông đảo đồng bào ngậm nhục nuốt hờn nh́n Ṭa Thánh liên hệ với những kẻ cầm quyền (không phải là tín đồ Công giáo nữa) đang ngồi ở Bắc Bộ Phủ. Trong cả hai trường hợp, dù Công giáo Việt Nam mạnh hay yếu, người dân Việt đều là nạn nhân của công cuộc mở mang nước Chúa.
Nh́n lại cuộc chiến 30 năm để nhận diện rơ hơn vai tṛ của lực lượng Công giáo, ta có thể chia thời kỳ này thành 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất, từ 1945-1954: Đây là giai đoạn mà quyền lănh đạo và phương tiện yểm trợ chống Cộng Sản (lănh đạo kháng chiến) là hoàn toàn do Thực dân Pháp trách nhiệm mà vị Cao ủy đầu tiên, Đô đốc D’Argenlieu, là một giáo sĩ Công giáo. Thực dân đă dùng Cộng Sản như một cái cớ và Cộng Sản cũng đă dùng Thực dân như một cái cớ để tranh đất giành dân Việt Nam. Mục đích chính của đoàn quân viễn chinh và đội quân giáo sĩ khi tiêu diệt kháng chiến (tuy nhân danh chống Cộng) là để duy tŕ và củng cố nền đô hộ tại Việt Nam kéo dài từ gần 80 năm trước, một nền đô hộ với tất cả đặc quyền đặc lợi cho Giáo hội Công giáo. Cho nên tại chiến trường miền Bắc, chiến trường quyết định sự tồn vong của bộ máy Thực dân, tín đồ Công giáo Việt Nam mới gia nhập đông đảo và đấu tranh quyết liệt chống lại kháng chiến, các giáo phận mới trở thành các tiền đồn đầy đủ hỏa lực cho đoàn quân viễn chinh Pháp dùng làm cứ điểm càn quét nông thôn.
Cũng v́ vậy, đến ngày chia cắt đất nước vào năm 1954, trong tổng số gần chín trăm ngàn người di cư vào Nam th́ hơn 80 phần trăm là tín đồ Công giáo. Họ là lực lượng chống Cộng chính tại miền Bắc, họ đă chống và đă thua, họ đi t́m Tự Do và “theo chân Đức Mẹ” vào Nam để tiếp tục chống Cộng.
2. Giai đoạn thứ nh́, từ 1954-1963: Đây là giai đoạn mà quyền lănh đạo chiến tranh chống Cộng được chuyển từ một quốc gia Thiên Chúa giáo này qua một quốc gia Thiên Chúa giáo khác, từ một nước Pháp kiệt quệ đến một nước Mỹ đang tiến hành chiến tranh lạnh bao vây Cộng Sản. Hoa Kỳ là quốc gia mà một trong những lư do lập quốc phát xuất từ quyền tự do tin Chúa theo ư nguyện và nhận thức của ḿnh. H́nh bóng to lớn của Chúa đă chi phối sâu đậm và rộng răi sinh hoạt chính trị quốc gia cũng như nếp sống xă hội của dân tộc này. Hội Thánh Công giáo La Mă (Roman Catholic Church) là một tôn giáo lớn và uy quyền trong rất nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo ở Mỹ và ảnh hưởng lên sách lược ngoại giao toàn cầu của Mỹ. (Một sự kiện mới đây là chỉ 24 tiếng đồng hồ ngay sau cuộc họp thượng đỉnh Reagan-Gorbachev tại Genève tháng 11 năm 1985, đích thân vị cố vấn về An Ninh Quốc gia McFarlane của Tổng thống phải lập tức đi thông báo cho hai thế lực lớn liên hệ và ảnh hưởng đến Hoa Kỳ nhất là quốc gia đồng minh cật ruột Anh Cát Lợi và trung tâm quyền lực tinh thần Vatican).
Khi thay Pháp tại Việt Nam, Hoa Kỳ mang theo cả di sản văn hóa Thiên Chúa giáo lẫn tiền bạc súng đạn vào miền Nam. Đó là giai đoạn cực thịnh của Thiên Chúa giáo và cũng là cao điểm của cuộc đấu tranh Công-Cộng: Tại miền Bắc là một Cộng Sản quốc tế yểm trợ cho “anh em” bản xứ nhằm áp dụng một chế độ toàn trị lên nhân dân miền Bắc để sử dụng bạo lực cách mạng tiến chiếm miền Nam. Đối nghịch lại, tại miền Nam là một lực lượng tư bản Thiên Chúa giáo quốc tế, do Mỹ và Vatican yểm trợ cho tay sai bản xứ, nhằm áp đặt độc tài lên nhân dân miền Nam để lại dùng một thứ bạo lực khác chống trả lại miền Bắc.
Cho nên nếu ở miền Bắc có một ông Hồ Chí Minh do Cộng Sản quốc tế huấn luyện đưa về th́ dĩ nhiên ở miền Nam cũng phải có một ông Ngô Đ́nh Diệm được Thiên Chúa giáo quốc tế vận động với Mỹ để về lănh đạo cuộc đấu tranh mà sách lược bao trùm mọi chính sách là Thiên Chúa giáo hóa miền Nam với những chủ nghĩa Nhân Vị Duy Linh, với đảng Cần Lao Công Giáo, với những biện pháp đàn áp tôn giáo và tiêu diệt đối lập. Như vậy rơ ràng:
Ngô Đ́nh Diệm là người của Vatican giới thiệu cho Mỹ để Mỹ thi hành sách lược lấy Gia Tô giáo chống Cộng. Tức là sử dụng tín ngưỡng hữu thần (Chúa) chống tín ngưỡng vô thần (Đảng Cộng Sản).[1]
Sự vận động đó lộ liễu và quyết liệt đến độ ông Cao Văn Luận (vị Linh mục sau này làm cố vấn cho Ngô Đ́nh Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu) đă phải thú nhận rằng “nếu không có Cha (Emmanuel Jacques) Houssa th́ số phận Việt Nam không chừng đă khác” [2]. Houssa là một tu sĩ “người Bỉ đă từng sống ở Phát Diệm từ 1939 đến 1945... ân nhân của nhiều “nhân tài” Việt Nam... và giúp đỡ cho ông Diệm” [3]. Một vị linh mục ngoại quốc mà được ông Cao Văn Luận là vị cố vấn Tổng thống hai triều Công giáo tại Việt Nam đánh giá đến mức có thể làm thay đổi số phận của tổ quốc và dân tộc Việt Nam th́ đủ biết giáo hội Thiên Chúa giáo quốc tế đă can dự và kiểm soát đất nước ta mạnh mẽ đến độ nào.
Cho nên trong 10 năm nắm quyền lănh đạo miền Nam Việt Nam, v́ muốn Công giáo hóa Việt Nam để chống Cộng, anh em ông Diệm và tập đoàn Cần Lao Công Giáo đă đặt quyền lợi tôn giáo ḿnh trên quyền lợi dân tộc, đă xây dựng sức mạnh của giáo hội Việt Nam bằng cách tiêu diệt sinh lực của nhân dân. Phát xuất từ một ư đồ phản dân tộc như vậy cho nên chế độ Công giáo trị của anh em ông Diệm càng chống Cộng càng làm cho Cộng Sản mạnh hơn, càng đàn áp dân chúng càng làm cho đại khối dân tộc căm thù thêm, nên đến năm 1963, họ t́m cách giải tỏa hai đối lực đó, trong thế tuyệt vọng và được Ṭa thánh Vatican thỏa thuận qua vai tṛ trung gian đắc lực của Khâm mạng Astar tại Sài G̣n, bằng phương thế thỏa hiệp với Hà Nội và suưt thành công trong việc dâng miền Nam cho Cộng Sản.
Tháng 11 năm 1963, nhân dân đẩy ngày mồng Một lên thành ngày Cách mạng, lật đổ một chế độ Công giáo trị độc tài và bất lực trong việc chống Cộng; nhưng nỗ lực đó của toàn dân cũng chỉ có thể tạm thời làm suy giảm ảnh hưởng và thế lực Công giáo tại miền Nam một thời gian ngắn mà thôi.
3. Giai đoạn thứ ba, từ 1963-1975: Đây là giai đoạn mà sau ba năm xáo trộn v́ cố gắng nhưng thất bại trong việc phục hồi một sinh lực đă kiệt quệ do những di hại từ chế độ trước để lại, miền Nam bước vào nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với cũng lại một vị Tổng thống Công giáo và một lực lượng nhân sự Công giáo nắm mọi quyền hành chi phối quốc gia. Không lộ liễu và thô bạo như trong giai đoạn trước, nhưng qua hệ thống quân phiệt kinh tài bản xứ và bộ máy tư bản quân sự Mỹ đang đè nặng trên đời sống miền Nam, một chế độ “Diệm không Diệm” [4] từ từ được thành h́nh mà cao điểm là phong trào Phục Hồi Ngô Đ́nh Diệm do giáo hội Công giáo Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thiệu và một số phần tử Cần Lao Công Giáo chủ xướng.
Cũng trong giai đoạn này, khi mà chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt hơn và trở thành một vấn đề toàn cầu, khi mà giáo hội Việt Nam bản xứ không thể lộng quyền một cách trực tiếp như giai đoạn trước, khi mà trên mặt công khai, mọi liên hệ với Hoa Kỳ sẽ có hại cho công cuộc bành trướng Công giáo, Ṭa Thánh La Mă đă không ngại ngùng đứng vào hàng ngũ phản chiến để đấu tranh cho một thứ ḥa b́nh thiên Cộng tại Việt Nam:
- Ngày 11-2-65, Giáo Hoàng Paul VI kêu gọi ngưng chiến tại Việt Nam.
- Ngày 19-9-65, Giáo Hoàng Paul VI tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Ḥa b́nh thế giới.
- Ngày 3-10-65, Giáo Hoàng Paul VI bay sang Nữu Ước để kêu gọi Ḥa b́nh tại Liên Hiệp Quốc.
- Ngày 4-10-65, Giáo Hoàng Paul VI hội đàm với Tổng thống Johnson về t́nh h́nh thế giới và chiến tranh Việt Nam.
Với bốn hành động ngoạn mục đó của Giáo Hoàng trong năm 1965, chánh sách ngoại giao của Vatican đă rơ ràng: can dự mạnh mẽ hơn để chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng mọi giá, và chuẩn bị liên hệ với Cộng Sản Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Việt Nam được sống c̣n và phát triển. Không cần đếm xỉa đến những thành phần c̣n lại của dân tộc Việt Nam, Giáo hội Công giáo quốc tế trước đă! Nước Chúa, dân Chúa trước đă!
Những vận dụng sau đó chỉ là phần thể hiện đắc lực của chính sách do vị Giáo Hoàng này đề ra, một vị...
Giáo Hoàng đă yểm trợ tinh thần cho bọn khủng bố tại Tây Ban Nha và lực lượng khuynh tả tại Nam Mỹ, đă để cho chính phủ Cộng Sản Bắc Việt sử dụng chính ông ta và chức chưởng của ông ta hầu thực hiện được cuộc Tổng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Ông thiên về xứ Cuba của Castro và cho phép các Giám mục, các nam nữ tu sĩ Mác Xít được tự do nắm lấy Giáo hội tại châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. Ngược lại Paul VI không bao giờ hé môi nói một lời nào để phản đối Sô Viết đă sát hại người Công giáo tại Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc, những vụ tra tấn tù nhân tại Cuba; ông ta cũng chẳng hề hé môi về kế hoạch phá hủy cái tín ngưỡng mà ông đă được bầu ra để bảo vệ và mở mang... (He gave moral support to terrorist in Spain and left-wing parties in Latin American. He allowed himself and his office to be used by the communist government of North Vietnam in order to make the Tet offensive of 1968 possible. He favored Castro’s Cuba, and gave free reign to Marxist bishops and priests and nuns in his church of the American and Europe an Africa. But Paul never uttered one syllable to protest the crucifixion of Lithuana Catholics by the Soviets, the persecution of all the believers in Hungary, Romania, Czechoslovakia, the tortured prisoners of Castro’s Cuba; no more than he did about the planned destruction of the faith he was alected to protect and spread).[5]
Cũng từ năm 1968 đó, chánh sách thỏa hiệp với Cộng Sản Hà Nội cũng được tiến hành qua lời tuyên bố trắng trợn của Đức Cha Casaroli, Bộ trưởng Ngoại giao của Ṭa thánh Vatican, với ông Cao Văn Luận rằng...
... bây giờ không c̣n là lúc làm một cuộc Thánh chiến chống Cộng nữa. Phải chấm dứt chiến tranh và t́m cách sống chung ḥa b́nh với Cộng Sản. Cho nên những người quốc gia Việt Nam, nhất là những người Công giáo, phải đoàn kết với nhau để có thể sống chung với Cộng Sản mà không bị Cộng Sản nuốt đi. [6]

Nhưng không phải chỉ Linh mục Luận, nhờ có liên hệ với Vatican hoặc các kư giả quốc tế nên có khả năng sưu khảo rộng lớn, mới biết được chính sách phản bội miền Nam nầy của Giáo Hoàng, mà những người Việt Nam có thông tin như chuyên viên kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, hay có ư thức như nhà văn-kư giả Phan Nhật Nam cũng đă đều thấy rơ (chỉ tội nghiệp cho ông Luật sư Nguyễn Văn Chức, gần 25 năm sau, trong một cuốn sách gọi là “chính sử” vẫn gian xảo không nhắc đến những tác hại to lớn này v́ mải lo vu khống một cách độc ác rằng Thượng tọa Trí Quang và Phật giáo là Cộng Sản để đánh lạc hướng ḥng che dấu cái tội tiếp tay cho Cộng Sản của vị đứng đầu Giáo Hội Công giáo La Mă).
Nhờ sự thỏa hiệp công khai đó của Ṭa thánh Vatican, Cộng Sản Bắc Việt nắm thêm được ưu thế trên mặt trận quốc tế để phối hợp với những thành quả quân sự trên chiến trường rồi cùng Hoa Kỳ khai sinh ra Ḥa đàm Ba Lê 1968-1973, mở màn cho hồi chung cuộc của số phận miền Nam Việt Nam. Có được Ḥa ước Ba Lê làm văn kiện cơ sở, chính sách của Ṭa Thánh từ năm 1973 trở đi càng lúc càng hung hăn: Tạp chí Observatore Romano, cơ quan ngôn luận chính thức của Vatican, toa rập với phong trào phản chiến đặt vấn đề hai trăm ngàn tù nhân chính trị bị nhốt ở chuồng cọp Côn Sơn và lên án chính quyền miền Nam hiếu chiến. Giáo hoàng từ chối không tiếp ông Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến công du giải độc quốc tế chính thức của ông Thiệu nhưng lại ồn ào hội kiến với ông Xuân Thủy, Trưởng phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt tại Ba Lê.
Chuyện phải đến đă đến: Cộng Sản tấn chiếm miền Nam, thống nhất đất nước bằng bạo lực, chấm dứt chiến tranh và chấm dứt luôn cuộc tranh chấp giữa Cộng Sản quốc tế và Công giáo quốc tế trên đất nước Việt Nam để mở đầu cho một tương quan mới giữa Hà Nội và Vatican. Một tương quan mà trong đó Tổng giám mục địa phận Sài G̣n Nguyễn Văn B́nh được Cộng Sản cho phép xuất ngoại tham dự hội nghị tại Vatican ngày 5-9-77, chỉ hai năm sau khi chiếm miền Nam, để tuyên bố tại Việt Nam có thể giảng đạo bằng ngôn ngữ Mác Xít. Trong khi đó th́ vị Linh mục Gia Nă Đại khả kính Gelinas v́ tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam trước Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện Hoa Kỳ mà Ṭa Thánh cấm ông từ nay không được tuyên bố nữa, đồng thời phải rời khỏi Canada để về hành đạo tại một làng hẻo lánh ở Phi Luật Tân [7]. Một tương quan mà theo đó Ṭa Thánh Vatican đang vận động các tôn giáo thế giới giúp ngân khoản tái kiến thiết Việt Nam và ngược lại, trong quy tŕnh trao đổi, cũng ráo riết vận động với nhà cầm quyền Hà Nội trao trả tự do cho nhiều linh mục Công giáo bị giam cầm từ 1975 đến nay, đồng thời “Hà Nội đă để lộ dấu hiệu cho mở cửa lại Đại Chủng Viện Hà Nội để đào tạo các linh mục... và đang t́m đủ mọi cách để vận động thêm sự giúp đỡ tiền bạc của mọi tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức tôn giáo...” [8]. Nếu ta biết rằng giới trí thức Pháp đă từng lên án hành động viện trợ cho Hà Nội là “một tội ác giết người” [9], th́ ta sẽ thấy Vatican đă cần phải bảo vệ quyền lợi của ḿnh như thế nào khi bất chấp lời cảnh báo đó của công luận. Và dĩ nhiên vào đầu tháng 6 năm 1978, trong cuộc viếng thăm Pháp quốc của John Paull II, dù “16 hội đoàn của người Việt quốc gia tại Pháp đă gởi kiến nghị lên Ngài yêu cầu Ngài lấy uy tín cao trọng của Ngài buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền” [10] nhưng những thỉnh nguyện trầm thống kia đă không được Giáo Hoàng lưu ư.
Nh́n lại tiến tŕnh ba giai đoạn đó, ta thấy trong suốt chiều dài cuộc chiến 30 năm, chưa bao giờ lực lượng dân tộc được làm chủ vận mệnh của ḿnh: Trong giai đoạn Một (45-54), Cộng Sản vận động dân tộc với chiêu bài độc lập giải phóng để đấu tranh chống Thực dân Pháp và các tay sai bản xứ của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại; trong giai đoạn Hai (54-63), Thiên Chúa giáo quốc tế và tư bản Hoa Kỳ phối hợp để vơ trang miền Nam thành một tiền đồn Thiên Chúa giáo chống Cộng qua lá bài Ngô Đ́nh Diệm; giai đoạn Ba (63-75) là giai đoạn phục hồi lại Giáo hội Công giáo Việt Nam để chuẩn bị cho một thế chính trị mới, nếu thắng Cộng Sản th́ sẽ làm chủ lại miền Nam Việt Nam, c̣n nếu thua th́ sẽ thỏa hiệp với Cộng Sản cho một thời kỳ sống chung tạm thời.
Như vậy, trong cả ba giai đoạn, bằng những mỹ từ Tự Do, Công Bằng và Bác ái, bằng súng đạn, tiền bạc và những cán bộ mặc hay không mặc áo nhà Ḍng, và bằng một niềm tin sắt đá của nhiệm vụ Tông Đồ tiêu diệt ma quỷ để mở mang nước Chúa, Thiên Chúa giáo quốc tế đă độc quyền tổ chức, độc quyền lănh đạo, và độc quyền tiến hành một cuộc Thánh chiến chống Cộng trên đất nước ta trong 30 năm. Do đó, cuộc chiến Quốc-Cộng mà ta thường gọi thật sự chỉ đúng ở bề mặt v́ ở bề sâu, trong bản chất, đó là một cuộc chiến “Công-Cộng” quốc tế. Và thật sự th́ đất nước ta đă bị chia đôi từ năm 1945 khi quân Pháp trở lại Đông Dương chứ không phải đợi đến năm 1954; cũng như miền Nam đă bị thôn tính từ ngày ông Diệm đặt chân về nước để làm tṛn nhiệm vụ Công giáo hóa miền Nam Việt Nam năm 1955 chứ không phải đợi đến 20 năm sau. V́ trong cuộc chiến “Công-Cộng” đó, Cộng Sản quốc tế đă khôn ngoan vận dụng được yếu tố tất thắng quan trọng nhất là sức mạnh vô địch của ḷng dân, c̣n Thiên Chúa giáo quốc tế th́ thô bạo và kiêu căng nên đă bị đại khối dân tộc khước từ và chống đối mănh liệt.
Chống lại chủ nghĩa và phong trào Cộng Sản Quốc tế là một quyết định đúng đắn và cần thiết, nếu không muốn nói là một trách nhiệm sinh tử của những ai yêu nước yêu dân. Nhưng chống Cộng từ tư thế nào và do động cơ nào lại là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại của công cuộc chống Cộng. Hai chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, cũng như ngay cả chính quyền Bảo Đại, đă không xuất sinh từ dân tộc, đă không đứng về phía dân tộc, và tất nhiên đă không đấu tranh cho dân tộc mà chỉ là tay sai lộ liễu của những thế lực ngoại bang khác, múa may hùng hổ dưới sự lănh đạo của những thế lực đó th́ từ tư thế này làm sao có thể thành công được.
Cũng vậy, ba chính quyền “quốc gia” chỉ chống Cộng cho đặc quyền đặc lợi của một thiểu số thống trị, cho quyền làm chủ của một số tay sai bản xứ nhắm mắt làm nhiệm vụ bành trướng ảnh hưởng cho Thiên Chúa giáo Quốc tế và Thực Dân Tư Bản, th́ với động cơ đó làm sao không thất bại được.
Kết quả đă hiển hiện rơ ràng vào ngày 20-7-54 và ngày 30-4-75.
Nếu chỉ một trong ba chính quyền quốc gia đó biết dựa vào ḷng dân, biết dùng đến sức dân và đối phó với Cộng Sản như đối phó với một nút chặn lịch sử mà ông cha ta đă từng đối phó trong suốt quá tŕnh dựng nước th́ làm sao Cộng Sản không bị tiêu diệt. Sách lược Công Tâm của Nguyễn Trăi trong mười năm kháng chiến chống nhà Minh, lấy Đại Nghĩa để thắng Hung Tàn, đă chẳng được đại cáo từ ngày b́nh Ngô hơn 500 năm trước sao?
Cộng Sản áp đặt một nền chính trị chuyên chính, một nền kinh tế công hữu, một nền văn hóa nô dịch, và một hệ thống xă hội công an trị. Ta chống Cộng Sản Quốc tế v́ ta biết rằng mô thức chính trị đó, mô thức kinh tế đó, mô thức văn hóa đó, và mô thức xă hội đó làm cho dân ta khổ và làm cho nước ta nghèo.
Ta chống Cộng sản Quốc tế, và đă cũng như sẽ chống bất kỳ một thế lực Việt Nam hay quốc tế nào, chính v́ sự áp đặt những mô thức sai lầm đó chứ không phải v́ nhiệm vụ tông đồ hay quyền lợi quốc tế, cũng không phải v́ tổ chức này hay lănh tụ kia. Và nếu chống Cộng mà ta cũng áp đặt lên nhân dân miền Nam một nền chính trị độc tài phản dân chủ gia đ́nh trị, một nền kinh tế tập trung quyền kiểm soát và thu lợi về cho phe nhóm và bè đảng, một nền văn hóa độc thần ngoại lai phản lại truyền thống dân tộc, và một xă hội mà công an mật vụ hà hiếp dân lành… th́ ta có khác ǵ Cộng Sản và nhất định cũng sẽ bị toàn dân căm phẫn tiêu diệt mà thôi.
Thế nhân dân và Sức nhân dân là yếu tố tất thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Cộng sản đă nh́n thấy và khôn ngoan vận dụng được. C̣n các nhà thầu chống Cộng bản xứ th́ hoặc không nh́n thấy, hoặc v́ bản chất tay sai mà không dám tŕnh lại cho quan thầy quốc tế, nên đánh mất cái chính nghĩa cần thiết đó và phải thua. Chỉ đơn giản như thế mà cho đến 10 năm sau khi thất bại, chiến sĩ vô địch chống Cộng là cựu Tổng thống Richard Nixon của nước Mỹ Thiên Chúa giáo, trong tác phẩm No More Vietnam (Arbor House 1985) vẫn chưa thấy được sự thật hiển nhiên đó qua ba tiểu luận đề mà ông cố gắng khai triển…
- Thứ nhất là hối tiếc các vị Tổng thống tiền nhiệm đă không sử dụng bạo lực chính trị, bạo lực quân sự một cách đúng lúc, như Truman đă không buộc thực dân Pháp phải thành lập một quốc gia độc lập để đương đầu với Hồ Chí Minh, như Eisenhower đă không yểm trợ không lực để giải tỏa Điện Biên Phủ, như Kennedy đă không t́m cách duy tŕ chế độ độc tài nhưng chống Cộng Ngô Đ́nh Diệm, như Johnson ngưng ném bom Bắc Việt và tham dự ḥa đàm Paris trong thế yếu …Những hối tiếc và trách móc đó chỉ nói lên tầm nh́n máy móc và thô kệch của một chính trị gia Tây phương duy lư, lấy sức mạnh của kỹ thuật và tiền bạc làm yếu tố quyết định thành bại, c̣n nhân dân Việt Nam chỉ là thứ yếu. Thật vậy, ông Hồ Chí Minh đă nắm được chính nghĩa kháng Pháp dành độc lập th́ Truman có thuyết phục được Thực dân Pháp lập bao nhiêu chính phủ quốc gia cũng chỉ phung phí thêm xương máu dân Việt mà thôi. Eisenhower có căi lại Churchill và Eden để gởi các không đoàn B29 ào ạt đến giải vây cho De Castries tại Điện Biên Phủ th́ thế cờ tàn vẫn diễn ra ngay tại Paris và tại các chiến trường khác ở Bắc Bộ. Kennedy có gởi lực lượng đặc biệt đến Sài G̣n để giúp mật vụ Diệm đàn áp biểu t́nh và nổ súng vào lực lượng quân đội Cách mạng vào năm 1963 th́ nhân dân chỉ thù hận thêm và Ngô Đ́nh Nhu càng có thêm cớ để đánh bài thỏa hiệp với Hà Nội. Johnson có ném thêm hàng triệu tấn bom th́ cũng chỉ đưa Hà Nội đến một thỏa hiệp giai đoạn để vừa đánh vừa đàm hầu nhận thêm quân viện của Nga Sô chứ không diệt được quyết tâm xâm lăng miền Nam của Bắc quân. Nhân dân Việt Nam đă bị Cộng Sản quốc tế điều động để chống Mỹ và tay sai, nhân dân Hoa Kỳ đă quyết tâm chấm dứt chiến tranh th́ sức mạnh nào, bạo lực nào ngăn cản được.
Phê b́nh Kennedy ủng hộ việc lật đổ Tổng thống Diệm năm 1963 là một lập luận được sử dụng trong mọi sách, bài của ông Nixon để chỉ trích đối thủ chính trị quan trọng nhất của đời ông. Không những trong No more Vietnam mà cả trong “Hồi kư Nixon” hoặc “Cuộc Chiến Thật Sự” (The Real War), ông Nixon không từ bỏ một cơ hội nào để phá vở uy tín của người đă gây cho ông thảm bại chính trị vĩ đại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1960. Bản năng trả thù hiện rơ khi ông viết những điều dối trá hiển nhiên như “Vấn đề đàn áp tôn giáo (ở Việt Nam) là một chuyện hoàn toàn dựng đứng” (No more Vietnam, tr.65) theo cùng lập luận với kư giả Hoài Ngô Margueritte Higgins, hoặc khi ông phải viết những điều mâu thuẫn như: ông (Diệm) tráo đổi thùng phiếu để thắng 98.2% trong cuộc Trưng Cầu Dân Ư năm 1955 (tr.39) rồi ngay trang sau lại viết chỉ có miền Nam mới có bầu cử tự do năm 1956. Và ai cũng biết Thượng Tọa Thích Trí Quang hiện đang bị Cộng Sản quản thúc tại Sài G̣n, vậy mà ông Nixon đă dành gần nửa trang để cố chứng minh Thượng Tọa là Cộng Sản (tr.66). Người ta có thể nói cuộc “chiến tranh thật sự” của đời ông Nixon là chiến đấu để hạ uy tín của cố Tổng thống Kennedy.
- Tiểu luận đề thứ hai là bênh vực các thành quả của Nixon và xác định tính cách ưu việt của quân sự để đối phó với Cộng Sản. Ba thành quả lớn nhất mà ông đề cập đến là Việt Nam hóa chiến tranh, ḥa đàm Ba Lê, và rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Ba thành quả này chỉ nói lên một cách rơ ràng thêm tính cách để quốc của một siêu cường có quyền lợi giăng mắc toàn cầu và sẵn sàng giải kết mọi giao ước khi quyền lợi Hoa Kỳ bị thiệt hại. Điều này lộ rơ khi ông phủ nhận sư tàn bạo của chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam (tr.25) hoặc trắng trợn viết rằng những người quốc gia chọn ủng hộ thực dân Pháp hơn là theo chế độ cộng Cộng Sản.
Sự sôi nổi của ông trong khi đề cập đến ba thành quả này là chỉ để cố gắng biện hộ cho sự thất bại dĩ nhiên của chương tŕnh Việt Nam Hóa và cho quyết định mở rộng chiến tranh qua Cao Miên. Tuy thừa nhận rằng hiệp định ngưng chiến Paris cho phép hàng vạn lính Cộng Sản được ở lại miền Nam và tạo gánh nặng quốc pḥng cho miền Nam (một tỉ Mỹ kim mỗi năm), nhưng ông cho rằng chính Quốc hội của Đảng Dân Chủ và bọn “phản chiến” đă là thủ phạm chính cắt đứt nguồn quân viện này nên miền Nam mới bị Cộng Sản tấn chiếm. Một lần nữa, ta lại thấy sách lược chống Cộng của ông Nixon chỉ lấy đồng tiền, vơ lực và một số tay sai làm nền móng mà không phát hiện ra được mấu chốt thật sự của cuộc chiến tại Việt Nam vốn trước hết là một cuộc chiến giành lấy nhân tâm.
- Tiểu luận đề cuối cùng và cũng là đề mục quan trọng nhất của cuốn sách để cho nước Mỹ tương lai “không c̣n những Việt Nam nữa” (No More Vietnam) là một đề nghị cho chính sách tham chiến tương lai gồm “một cơ chế quốc pḥng vững mạnh cộng với một chương tŕnh kinh viện hữu hiệu để khuyến khích các nước đệ tam phát triển doanh nghiệp và tăng cường giao thương với Hoa Kỳ”. Đó là những đề nghị không lấy ǵ làm độc đáo v́ lại vẫn lấy “cơ chế quốc pḥng” và “giao thương với Hoa Kỳ” làm vũ khí mà không đánh giá tầm quan trọng của vai tṛ nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân quốc gia đệ tam trong chính sách tham chiến.
Đọc xong cuốn No More Vietnam của ông Nixon “người ta có thể tín nhiệm tầm hiểu biết của ông v́ tư cách của một cựu Tổng thống, nhưng sách ông không trích dẫn xuất xứ một cách rơ ràng” [11] và nó chỉ có giá trị tiêu cực của một thái độ chạy tội trước lịch sử bằng cách đổ lỗi cho người khác. Đọc xong, “nhiều người muốn quên vấn đề Việt Nam, nhưng nhiều người khác muốn quên luôn ông Nixon” [12] không những v́ quá khứ bất lương chính trị của ông mà c̣n v́ trong vấn đề Việt Nam, ông đă không học được bài học nào cả ngoài lời than độc ác rằng “cuộc tham chiến dài 30 năm của Mỹ Tại Việt Nam là quá ít và quá trễ” [13].
Là lănh tụ của một siêu cường với đầy đủ điều kiện kinh tế và quân sự để hành xử như một đế cường theo nghĩa rộng nhất của chữ đế quốc, ông Nixon, gần 15 năm sau vụ Watergate, đă tái xác nhận bản chất đế quốc trong tác phẩm No More Vietnam.
Là sản phẩm tiêu biểu nhất cho đầu óc duy lư, duy kinh tế và độc thần Tây phương, ông Nixon của thế kỷ thứ 20 cũng như Hội Truyền Giáo Hải Ngoại của thế kỷ thứ 19 đă xem dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam như một thứ người man di, một thứ đất mọi rợ cần khai hóa và làm chủ. Chính họ đă khai sinh ra Cộng Sản tại Việt Nam và cũng chính họ đă nắm lấy độc quyền chống Cộng. Đến khi chống Cộng không nổi th́ lại cũng chính họ thỏa hiệp với Cộng sản hay đổ lỗi cho người khác.
Đó là thái độ và cung cách hành xử của những thế lực quốc tế mà tham vọng đế quốc trên cả hai mặt chính trị lẫn văn hóa, thế quyền lẫn giáo quyền, đă là nguyên ủy của trăm đắng ngh́n cay cho các dân tộc nhược tiểu “man di”. Nhưng c̣n những lực lượng bản xứ làm đầu cầu cho các thế lực quốc tế th́ sao? Và đặc thù cho đất nước ta với cộng đồng Công giáo Việt Nam th́ sao?.
Nếu ta không thể phủ nhận họ như một bộ phận của dân tộc và là một lực lượng chống Cộng mănh liệt trong hơn 30 năm qua, th́ ta cũng không thể phủ nhận được trách nhiệm lịch sử của họ trong việc hợp tác với quân Pháp xâm lăng và trong việc để cho Cộng Sản quốc tế toàn thắng ở Việt Nam. Đặt vấn đề đó ra đây là một lần cho rơ ràng minh bạch để trọn nghĩa đồng bào và để cùng nh́n về một hướng trong tương lai của dân tộc:
1. Thứ nhất là họ có dứt được cái truyền thống cơng rắn cắn gà nhà của quá khứ để cùng với đại khối dân tộc làm kẻ thừa kế chính thống của tổ tiên, dám độc lập tự cường chống lại mọi cuộc xâm lăng đến từ bất kỳ một thế lực ngoại bang nào, dưới bất kỳ một dạng thái văn hóa chính trị hay quân sự nào không? khi mà “Đức Giáo Hoàng John Paul II đă khẳng định là bổn phậm chủ yếu của một tu sĩ là trung thành với Giáo hội và ḷng trung thành này không hợp với các hoạt động chính trị?" [14].
2. Thứ hai là trong nhiệm vụ rao giảng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, họ có tách rời được thế quyền và giáo quyền để đừng lợi dụng thế chính quyền mà chà đạp các tôn giáo khác, mà dẫm nát sinh lực văn hoá của dân tộc [15], mà áp đặt những áp lực tâm sinh lư lên người dân không, khi mà tôn chỉ của họ là "tuân phục quyền giáo huấn của Giáo hội Công giáo Roma" và "đối với các sự việc và các biến cố, phải biết đọc dưới ánh sáng của truyền thống Giáo hội" [16], một truyền thống đă có những triều đại của các Giáo hoàng như Mitiades (311-314) và Silvester (314-315) say sưa quyền lực, như Stephen IV (768-772) và Loe III (795-816) kiêu căng sa đoạ, như Boniface VIII (1294-1303) và Urban V (1362-1370) độc tài độc tôn... và hiện đại hơn, như một Pius XII (1939-1958) thoả hiệp với Phát xít Mussolini, một Paul VI (1963-1978) làm lợi cho Cộng sản, một John Paul II (1978-) đang hy sinh các dân tộc bị áp bức v́ quyền lợi của Giáo hội La Mă, đến nỗi linh mục Nam Phi Desmond Tutu, người doạt giải Nobel Hoà b́nh 1984, đă phải thống thiết kêu gào rằng khi người da trắng đến th́ chúng tôi có đất đai và họ có cuốn Kinh thánh. Chúng tôi nhắm mắt cúi đầu cầu nguyện theo sự chỉ dẫn của họ. Khi chúng tôi mở mắt ngửng đầu lên th́ chúng tôi có cuốn Kinh thánh c̣n người da trắng có đất đai của chúng tôi [17], và sau đó chính John Paul II đă phải thỉnh cầu "các dân tộc Phi Châu hăy tha thứ cho các người Công giáo đă trong 400 năm qua đánh bật gốc rễ của hàng triệu người Phi Châu và biến họ thành dân nô lệ tại Âu và Mỹ Châu". [18]
3. Cuối cùng và khẩn thiết hơn cả, là trên con đường giải phóng dân tộc khỏi hoạ lớn Cộng Sản, họ có chịu được cái đau nhỏ của một Giáo hội Việt Nam v́ niềm vui lớn của cả một dân tộc mà đừng thoả hiệp với Cộng Sản quốc tế; đừng v́ sự lệ thuộc cơ hữu với Toà thánh Vatican mà dứt bỏ sợi dây đồng bào với cả nước; đừng v́ say sưa với nhiệm vụ tông đồ chống ma quỷ mà không khép ḿnh đúng vị trí của một bộ phận trong toàn bộ lực lượng đấu tranh của nhân dân không?
Chỉ khi nào lực lượng Công giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước t́m được câu trả lời thoả đáng cho ba vấn nạn lớn đó bằng tâm thức của dân tộc Việt (chứ không phải "dân tộc được Chúa chọn lựa") dưới ánh sáng truyền thống văn minh Việt (chứ không phải "truyền thống Giáo hội La Mă") để làm kẻ thừa kế chính thống của lịch sử Việt, th́ lúc đó, và chỉ lúc đó, trên con đường giải phóng đất nước họ có dân tộc và dân tộc có họ.
Dân Việt không mất nước, dân Việt cũng không mất miền Nam. Chỉ có một thiểu số dân Việt mất đi một nền Cộng Hoà do hai vị Tổng thống Công giáo lănh đạo. Cộng Sản là một chế độ, Cộng Hoà cũng là một chế độ, là một mắt xích trong toàn bộ tiến tŕnh thăng trầm của lịch sử nước ta, như các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần, Nguyễn, các triều đại có mất đi nhưng người dân có bao giờ mất nước đâu. Tại sao lại phải đồng hoá với một chế độ để xác định là ta c̣n nước hay mất nước; tại sao lại căn cứ trên một vị trí địa dư để kết luận là nước đang c̣n hay nước đă mất.
Tự nhận là mất nước tức là chấm dứt vĩnh viễn sự liên hệ với lịch sử Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, với phong hóa Việt Nam. Người Công giáo Việt Nam cũng là con cháu gịng dơi Lạc Hồng; hăy làm chủ đất nước này, hăy xây dựng đất nước này, hăy trở về trong ṿng tay ưu ái của dân tộc để khai mở một vận hội mới cho non sông.

-o0o-

Nếu trong phần đầu của chương này tôi đă dành để suy nghiệm về bản chất của cuộc chiến Việt Nam và về vai tṛ của Giáo hội Công giáo trong sự thất bại của hai nền Cộng Ḥa, th́ phần hai của Lời Kết Luận, tôi xin mạo muội tŕnh bày những suy nghiệm của ḿnh về sự liên hệ giữa Phúc Đức và Số Mệnh như một quan niệm sống Đông phương qua cuộc đời của ông Ngô Đ́nh Diệm.
Mệnh quư ṭng tiện địa, Tự đạt. Mệnh tiện ṭng phú vị, Tự nguy (Vương Sung) nghĩa là người có mệnh quư th́ dù ở địa vị ti tiện cũng sẽ thành đạt, c̣n mệnh mà ti tiện th́ dù ở địa vị phú quư cũng sẽ lâm nguy. Vương Sung là một tư tưởng gia Trung Hoa với những ư tưởng Nhân Chủ-Cách Mạng, ông không tin có một vị Thượng Đế toàn năng toàn quyền nắm giữ và chi phối mọi vật, mà ngược lại đă nâng cao bản vị con người vốn là do Thiên Địa hợp khí, Vạn Vật tự sinh; Phu Phụ hợp khí, Tử Tự sinh hĩ.
Số mệnh con người nếu đă không do một vị chúa tể vô h́nh và vô t́nh định đoạt th́ tất nhiên phải do chính người đó nắm lấy toàn quyền điều động: con người tự làm chủ lấy ḿnh. Hạt NHÂN ta trồng ở đất nào, chăm bón ra làm sao th́ sẽ đẻ ra trái QUẢ như thế, mà cái Biệt Nghiệp cũng như Biệt Phúc ḥa đồng trong cái Cộng Nghiệp hay Cộng Phúc của gia đ́nh, ḍng họ, dân tộc, nhân loại để trùng trùng điệp điệp tác động vào cuộc đời của người đó. Phúc phận và Số mệnh sinh ra tâm chất và tính t́nh con người, rồi được biểu lộ một cách có hệ thống qua vóc dáng, diện mạo bên ngoài mà khả năng giải đoán của con người đă theo thời gian mất dần tính chính xác “như xét cái đấu, cái hộc là biết được dung lượng. Đại để như Phạm Lăi xem tướng Việt Câu Tiễn cổ dài mồm quạ th́ biết rằng người ấy “khả cùng hoạn nạn, bất khả cùng vĩnh lạc”, như Uất Liêu xem tướng Tần Thủy Hoàng sống mũi to, mặt dài vai chim ưng, tiếng sài cẩu th́ biết là tính người tàn ác, ít nhân nghĩa”. [19]
Tướng ông Diệm, Theo Đoàn Thêm, mới nh́n thoáng qua th́ có vẻ đường bệ nhưng là thứ đường bệ của các Tổng đốc Thượng Thư thời Pháp thuộc. Nh́n kỹ hơn th́ thấy “thân thể ông Diệm ngũ lục thất bát đoản, bộ đi lại lạch bạch, hai cánh tay bơi như rùa, dễ đỏ mặt và hay ngượng nghịu trước đám đông”. Đă thế ông Diệm lại có “cặp mắt trắng nhăn, tṛng trắng nhiều hơn tṛng đen, b́nh thường ít ngó thẳng người đối diện mà khi nóng giận th́ đôi mắt đầy oán hận, dung mạo dữ như người say rượu, đó là nhân dáng và tướng mạo của kẻ tiểu nhân” (xem “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, tr 223).
Cái tướng đó không phải tự nhiên mà có, nó là biểu hiện thô kệch bên ngoài của Phúc Đức do cha mẹ tổ tiên truyền lại cho chính ḿnh.
Người Việt Nam ta không những tin một cách đanh thép vào một di truyền ở thể chất và, ở phần nào, tính t́nh con người, mà c̣n tin tuyệt đối vào ảnh hưởng những điều làm lành của cha mẹ đến đời sống của con cái….
Cây xanh th́ lá cũng xanh
Cha mẹ làm lành để Đức cho con
Cái Đức của cha mẹ ông bà là một trọng lượng tinh thần trên bàn cân “may rủi” mà người ta gặp trong cuộc sống. Cái Phúc do chính cái tư cách sống trong quá khứ và trong hiện tại của người ta mà đó cũng là một trọng lượng khác nữa trên bàn cân ấy. Vô phúc th́ tất nhiên là thiếu âm đức. Mà kẻ đă vô phúc th́ dù học giỏi, dù khôn ngoan, dù tài ba lỗi lạc cũng đừng ḥng gặp những may mắn ở đời và cũng đừng ḥng một đấng thiêng liêng ở bất cứ một đạo giáo nào phù tŕ cho cả…
Phúc Đức chính là một mẫu số chung (dénominateur commun) của tất cả các tôn giáo có ảnh hưởng ở Việt Nam.
Mặt khác, cái số phận của con người ta đă không do sức người định đoạt nổi mà là do tiền định từ việc lớn đến việc nhỏ, từ thi đỗ làm quan làm giàu, đến lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, đến mướn người ăn người làm, đến ốm đau bệnh tật, tai ách chết chóc mà cho đến cả may rủi vặt vănh như ăn uống nữa:
Vả chi ăn uống sự thường
Cũng c̣n tiền định khá thương lọ là.
Đó là nghiệp định không cưỡng được, cũng không khoe khôn khoe giỏi được. Phải sao chịu vậy mà thôi. Nghiệp định đă vạch rơ trong ḷng bàn tay và ngay trên tướng mặt, đi đứng của người ta. Cũng như lá số Tử Vi của người ta mà ngày sinh tháng đẻ với các sao đă định đoạt hết.
Do đó mà các mạch Địa lư và Âm phần, Dương trạch ảnh hưởng đến cuộc sống của người ta, cũng là điều không thể giải thích một cách hợp lư được mà chỉ cứ phải tin là có mà thôi. [20]
Phải tin là có v́ nó không đến từ sách vở từ chương, cũng không đến từ những h́nh thức mê hoặc của thần quyền mà từ những chứng nghiệm thực tế của hàng trăm thế hệ Việt Nam khẩu truyền từ cha đến con dọc theo chiều dài văn hóa của nước ta.
Ông Diệm chẳng may sinh ra từ một gia đ́nh thiếu Phúc Đức và đầy nghiệp chướng cho nên tính t́nh tham sân si và cuôc đời lắm hoạn nạn. Nhưng hoạn nạn mà ông gánh chịu (ngay cả lúc làm đến nguyên thủ quốc gia) không phải để trui luyện cho ông thành anh hùng mà để d́m ông vào vũng bùn thân bại danh liệt, hầu ông có thể trả nợ cho những tội lỗi của chính ông và gia tộc Ngô Đ́nh, cho đúng nợ Vay Trả của Trời Đất.
Một tràng đạn tiểu liên tại Hội chợ Ban Mê Thuột năm 1957 của chiến sĩ Cao Đài, một ngày đêm súng nổ khắp đô thành Sài G̣n năm 1960 của binh chủng Nhảy Dù, hai trái bom sấm sét làm sụp đổ dinh Độc Lập năm 1962 của hai phi công anh dũng “như lời cảnh cáo của một Hóa Công mà ông vẫn thường kêu gọi sự phù tŕ linh diệu” [21] cũng không làm cho ông và anh em ông mở mắt tỉnh ngộ.
Rồi năm 1963, cả gia đ́nh ông, từ anh trưởng Giám mục Ngô Đ́nh Thục đến em út lănh chúa miền Trung Ngô Đ́nh Cẩn, phóng tay đàn áp Phật giáo, một tôn giáo đă được dân tộc nuôi dưỡng và nuôi dưỡng lại dân tộc từ hai ngh́n năm lịch sử, chấn động hồn quá khứ, khổ nhục người hiện tại. Tháng Tư Âm lịch năm đó, sau khi lệnh cấm treo cờ được ban ra, giữa bầu trời trong sáng và cái nắng chói chang của Cố Đô Huế, một tiếng sấm động đă nổ ra trên bầu trời vào đúng Ngọ. Tia sét tóe lửa đánh đúng vào ngôi mộ của Cụ Ngô Đ́nh Khả làm vỡ tung đất đai và nức ḷng dân Huế. Phải chăng là tia sét từ trăm năm làm tay sai cho giặc, từ mười năm chà đạp văn hóa dân tộc để rước văn hóa ngoại bang về áp đặt lên nhân dân. Đó là tiếng sét của trời Việt Nam, của đất Việt Nam, của người Việt Nam. Và ta chỉ có thể cảm nhận được nó trong cái nh́n Đông phương tuy huyền bí nhưng có thật, v́ chỉ sáu tháng và không biết bao nhiêu thống hận của dân miền Nam sau đó, ba anh em ông Diệm đă đền tội trước Lịch sử và Dân tộc bằng những cái chết thảm nhục nhất.
Theo lệ thường th́ dân tộc làm chủ đất nước nên vận mệnh của tổ quốc liên hệ đến vận mệnh của dân tộc mà giai tầng lănh đạo là giai tầng tiêu biểu. Dân tộc Việt Nam đă có những nhà lănh đạo anh hùng tài đức trùm trời đất cũng như đă có những bạo chúa hại dân hại nước muôn đời bị nguyền rủa. Từ thế kỷ 20, vận nước đa đoan nên đáng lẽ từ đống tro tàn của Đệ nhị Thế Chiến, nước ta phải vươn lên theo ngọn gió Giải thực khắp Đông Tây để giành lại Độc Lập Thống Nhất trên sơn hà gấm vóc, nhưng sinh lực suy kiệt nên ta chỉ có những nhà lănh đạo như hai ông Hồ Chí Minh và Lê Duẩn ở miền Bắc, và các ông Bảo Đại, Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam.
Trong ba nhà lănh đạo ở miền Nam th́ ông Diệm có đầy đủ điều kiện để làm một cuộc cách mạng hóa giải nút chặn của lịch sử hầu xây dựng một thời đại mới cho dân tộc. Ông có Hoa Kỳ là điều phụ, ông có họa Bắc Cộng cũng là điều phụ v́ chính yếu nhất ông đă có ḷng dân miền Nam. Nhưng v́ gần 100 năm truyền thống Công giáo kiểu Thực dân đă đè nặng lên tâm hồn ông, gần 5 năm chầu chực từ cửa quyền lực ngoại bang này đến cửa quyền lực ngoại bang khác đă làm mờ lương tâm ông, nên Cơ Hội Lớn chuyển động mà ông vẫn ù ĺ bám lấy gốc rễ mục nát của quá khứ để làm kiệt quệ thêm sinh lực của dân tộc, mở đường cho Cộng Sản thôn t́nh phần c̣n lại cuối cùng của quê hương.
Ông Diệm là phó sản của nền văn minh Tây phương Thiên Chúa giáo, ông cũng là nạn nhân của một cuộc hôn phối miễn cưỡng giữa hủ nho phong kiến và đế quốc thực dân. Ông không có được cái CHÂN của Đông phương, cũng như cái MỸ của Tây phương nên đánh mất cái THIỆN bản chất của con người. Chân không đứng vững trên đất Mẹ, tay không mở rộng để tinh lọc văn minh khác của nhân loại nên ông đúng là không những sinh lầm thời đại mà c̣n sinh lầm cả tổ quốc nữa.
Nh́n về phương Tây, ông đă không bằng được một De Gaulle nằm gai nếm mật, ngậm đắng nuốt cay để thành công trong việc giải phóng nước Pháp nhưng sau đó, dù được tôn sùng như một anh hùng cứu quốc, vẫn hai lần từ chức Tổng thống đầy uy quyền (1946 và 1969) v́ biết nhân dân hết tín nhiệm, để về làng cũ Colombey Les-Deux-Eglises tiếp tục trầm tư về những phương thế phục hồi sức mạnh và uy tín cho tổ quốc. “Tôi không đồng ư nhưng tôi không có cách nào ngăn chặn t́nh trạng này ngoài cách áp đặt chế độ độc tài, điều mà tôi không muốn và chắc chắn là sẽ dẫn đến đổ vỡ. V́ vậy mà tôi từ chức” [22], và “v́ t́nh trạng phục hồi của nước Pháp đă được khả quan và v́ vai tṛ lănh đạo trong giai đoạn chuyển tiếp của tôi không c̣n cần thiết nữa nên tôi xin từ chức” [23]. Hai lời tuyên bố vừa khiêm tốn vừa đầy tinh thần trách nhiệm và chan chứa ḷng yêu nước của một kẻ phương Tây há không làm thẹn thùng và đánh thức được lương tâm của những phần tử Cần Lao Công Giáo c̣n đang bị ám ảnh bởi lời nguyền “Tôi chết trả thù cho tôi” của ông Diệm sao?!.
Cũng nh́n về phương Tây để thấy một người như ông Diệm (là Tổng thống đầu tiên của một cuốc gia) đă không lợi dụng uy quyền và những khó khăn để độc tài bám vào địa vị mà vinh thân ph́ gia: Tướng George Washington xông pha trận mạc chiến thắng đạo quân đô hộ Anh Cát Lợi và góp phần khai sinh Hiệp Chủng Quốc trong “bối cảnh tao loạn và bất ổn đến độ sự sống c̣n của quốc gia mới được khai sinh chưa chắc đă được bảo đảm” [24]. Được bầu làm Tổng thống, không những uy tín của ông lớn lao thêm và riêng ông được toàn dân yêu mến gọi là Quốc Phụ mà ông c̣n nắm toàn quyền quân sự trong tay, nhưng vẫn không bao giờ lạm dụng t́nh trạng đó để độc tôn độc tài, vẫn luôn tôn trọng ư kiến của nhân dân qua Bản Tuyên Bố Độc lập. Trong suốt tám năm là Thổng thống (1776-1784), ông luôn “đứng trên mọi phe phái và nội các của ông bao gồm cả thành phần bảo thủ lẫn tiến bộ” [25] đề cương quyết xây dựng những truyền thống chính trị cơ bản tốt đẹp cho một nước Mỹ dân chủ và tự do sau này.
Là một sản phẩm của Pháp, lại được nhào nặn trong tay Mỹ để cuối cùng được “bồng” về nước, ông Diệm chỉ học được cái xấu mà không tinh lọc được cái tốt của chính hai quốc gia đă nuôi dưỡng ông. Ông chỉ cần v́ nước v́ dân chứ không v́ Công giáo, không v́ ḍng họ Ngô Đ́nh th́ dù ông có bất tài thất bại để trở về ngôi nhà hiu quạnh ở Phú Cam, ông vẫn trở thành anh hùng của dân tộc. Nhưng ông đă không hành xử như thế: Thái độ sống ngạo mạn của ông, qua niệm lănh đạo độc tôn có tính cách Thiên Mệnh của ông, chính sách cai trị quốc gia độc tài của anh em ông đă làm cho ông trở thành một bạo chúa, một giáo gian hại chính dân tộc, chính tôn giáo của ông.
Quay lại nh́n về Đông phương, ta thấy không thiếu những nhà lănh đạo tài ba được ngưỡng mộ như thần thánh và có điều kiện để trở thành độc tôn trong một xă hội c̣n chậm tiến và thần quyền mà vẫn khiêm tốn và trách nhiệm nh́n thấy vị trí của ḿnh trong những bước tiến thoái của cuộc đời. Một Unu của Miến Điện, một Shigeru Yoshida của Nhật Bản, một Phác Chánh Hy của Đại Hàn, một Gandhi của Ấn Độ …Những người đó dù thất bại hay thành công, dù chết êm ấm hay chết bất đắc kỳ tử, đều để lại trong ḷng dân tộc họ một nỗi thương tiếc và một niềm kiêu hănh vĩ đại, cũng như đă được an vị hùng tráng trên bia đá lịch sử của tổ quốc họ.
Cũng nh́n về phương Đông và thân thiết hơn trong lịch sử nước ta, một Lư Thánh Tôn yêu dân như yêu con, một Lư Anh Tông đă biết “tu thân là thận trong ở bề trong như dẫm trên bảng mỏng, an dân là kính trọng kẻ dưới hăi hùng như cưỡi ngựa nắm dây cương mục”, một Trần Thái Tông “từ bỏ ngai vàng như từ bỏ một đôi giầy rách” [26] và “lấy ư muốn của thiên hạ làm ư muốn của ḿnh và lấy tâm thiên hạ làm tâm của ḿnh”, một Trần Nhân Tông lập chí rằng “trong nhân gian vẫn c̣n người đói khổ th́ Trẫm không được yên ḷng”…Nhưng ông Diệm đă không thấy được những tấm gương chói lọi đó v́ ông không phải là kể thừa kế chính thống của lịch sử Việt Nam, từ ḷng dân tộc Việt Nam mà xuất sinh; ông tuy làm Tổng thống mà không ư thức đúng đắn vai tṛ chủ nhân đích thực của đất nước được vang vọng truyền đi lời thề “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của Lư Thường Kiệt mà chỉ hành xử cho quyền làm chủ của các thế lực ngoại bang; đă thế gia tộc của ông cũng như chính ông đă không tu thân lo tạo ĐỨC nhỏ cho ḿnh và PHÚC lớn cho thiên hạ nên cuối cùng ông đă phải chết như một tội h́nh.
Tội của ông một phần, nhưng cũng là cái tội của Cha Ông của ông nữa. Luân lưu tương ứng trong cái định luật Nhân Quả-Nhân Duyên của kiếp người:
Kinh Phật dạy rằng "Nhất Thiết Pháp, Nhất Duyên Sinh" nghĩa là tất cả các pháp đều do nhân duyên mà sinh ra. Lại cũng nói: Ly Nhân Duyên, Biệt Vô Ngă. Cởi bỏ nhân duyên ra không c̣n ǵ gọi là Ngă (ta) nữa cả. Nghĩa là tất cả sự vật đều không có Tự Tánh mà chỉ nhờ nhân duyên hội lại mà in tuồng như "Có".
Nhân (nguyên nghĩa là hột giống) tức mọi sự vật có cái năng lực sinh ra Quả (nghĩa đen là trái).
Duyên là sự vật hỗ trợ cho Nhân, giúp cho Nhân sinh ra Quả. Tỉ như hột lúa có sức phát triển sinh ra cây lúa th́ hột lúa là Nhân, cây lúa là Quả, mà tất cả những điều kiện thuận tiện như Đất, Nước, Phân,... giúp cho hột lúa sinh ra cây lúa đều gọi là Duyên. Cũng như cha ta là cái Nhân sinh ra ta, nhưng lại là con (Quả) của ông nội ta (Nhân).
Nhân-Duyên hoà hợp với nhau mới sinh ra vạn pháp. Nếu có Nhân mà không có Duyên th́ Nhân dù có sức Năng-Sinh cũng không làm sao sinh ra Quả nữa. Tóm lại có Nhân và có Duyên mới sinh ra vạn pháp.
Nhà khoa học trước kia về vật lí cũng đă nhận lầm vật chất là thường trụ không tiêu diệt, nhưng hiện nay khoa học vật lí đă tiến bộ và đă chứng minh rằng vật chất không phải là thường trụ, nó có thể biến mất trong nháy mắt. Nhưng cái sự huỷ diệt này cũng chỉ là huyễn diệt mà thôi. Là v́ vật chất tuy bị tiêu diệt mà thực sự diệt đi là để sinh ra năng lực, mà năng lực diệt đi là để vật chất sinh ra... Hai cái đó có thể biến đổi lẫn nhau... Cho nên Sinh và Diệt cũng chỉ là giả tướng của sự biến hoá, c̣n bản thể th́ chưa từng sinh diệt cũng chưa từng động biến.
Luật Nhân Quả không bị sự hạn chế của thời gian: có cái đời trước trồng Nhân nhưng đến đời hiện tại mới gặp Duyên mà thành ra Quả. Cũng có cái đời này trồng Nhân mà măi đến đời sau và đời sau nữa mới thành ra Quả. Cũng có cái đời này trồng Nhân mà ngay trong đời ấy đă thành Quả... ta cần phải xem những Duyên coi có đầy đủ không mà đoán định sự mau chậm. [27]
Cứ nh́n quả báo nhăn tiền trong trường hợp gia tộc của hai ông Ngô Đ́nh Khả và Nguyễn Hữu Bài th́ đủ thấy lưới trời lồng lộng làm sao tránh cho khỏi!
Thảm trạng nổi tiếng mà ai cũng biết của hai gia đ́nh thế gia vọng tộc đă xác định thêm rằng Phúc Đức là nguồn cội của kiếp phù sinh, ai gieo gió th́ gặt băo và thiện ác đáo đầu chung hữu báo.
Đó là những nguyên tắc huyết mạch trong thái độ sống và phong cách nhập thế Đông phương, những nguyên tắc mà ngày nay "sống trong những nước Tây phương là những nước có nền văn minh và văn hoá Ki tô giáo, đồng thời đại phần dân chúng cũng là người theo đạo Thiên Chúa" [28] những ai c̣n "thiết tha với đạo lư, với văn hoá và với truyền thống dân tộc đều minh nghiệm được mối đe doạ và sự hổng chân do văn minh kỹ thuật đem tới" [29] để từ đó "bắt đầu t́m hiểu thế giới Phật giáo Á Đông mà lắm lúc (tôi) đă quên rằng cũng từ đó (tôi) được sinh ra, được lớn lên, được hấp thụ trong tinh thần cũng như trong tiềm thức". [30]
Thảm trạng của hai gia đ́nh đó, dù đă xảy ra gần một phần tư thế kỷ, cũng là một thông điệp cho những người Cộng Sản Việt Nam, những người Công giáo Việt Nam, và những người đang xả thân để quang phục tổ quốc về một ư nghĩa lịch sử và một ư nghĩa thời đại.
Ư nghĩa lịch sử đó là sự biến động có tính tuần hoàn của thế sự, có lên đến tột đỉnh th́ cũng sẽ có xuống đến tận cùng. Tại Việt Nam, giáo hội Công giáo đă lên và đă xuống, bây giờ Cộng Sản đang lên đến cao điểm th́ cũng sẽ xuống trong tương lai.
Ư nghĩa thời đại đó là những ǵ có tính cách quá độ và tuyệt đối sẽ bị đào thải, tương lai thuộc về sự nhịp nhàng cân xứng của những đối lực, của những thành tố biết Hoà và biết Hoá cho hợp với con người và thiên nhiên.

-o0o-

Phần cuối cùng của chương Thay Lời Kết Luận này xin được dùng để trang trải lời tâm sự nhỏ với thế hệ tương lai của dân tộc, đang ở trong nước hay ngoài nước, đang ở bên này hay bên kia của những chiến tuyến chính trị và văn hoá.
Tôi ra đời và lớn lên từ đất Quảng B́nh đau thương nhưng lại là mảnh đất kiêu hùng như mọi tấc đất thiêng liêng khác của tổ quốc. Xét lại th́ Quảng B́nh quả là địa linh nhân kiệt với những danh nhân trong lịch sử đă xuất hiện hay công tác nơi đây: Từ Đào Duy Từ với luỹ Trường Dục Định Bắc Trường Thành cho tới Hoàng Kế Viêm, Ngô Đ́nh Diệm, Vơ Nguyên Giáp, Thích Trí Quang, Đỗ Hoành Linh... không ít th́ nhiều đă bao phen chọc trời khuấy nước, kẻ ra đi người ở lại âm dương đôi ngả, kẻ mất người c̣n cái quan định luận [31]. Tôi đă trải qua một cuộc đời thơ ấu nghèo khổ nhưng thanh bạch, đổ mồ hôi trên từng tấc đất để đổi lấy miếng ăn, và lấy luỹ tre làng, đồng ruộng khô làm vũ trụ xin đẹp và to lớn của ḿnh.
Bị lôi cuốn trong cơn lốc lịch sử, tôi đă lấy nhưng quyết định b́nh thường như trăm ngàn người dân Việt khác: chống Tây đô hộ và chống Cộng Sản độc tài. Đó không phải là những quyết định chính trị có tính toán mà là những phản ứng có tính bản năng và có tính cách truyền thống. Bị áp bức th́ vùng lên, bị kiềm chế th́ phản kháng, tự nhiên như trẻ thơ đói khát th́ bú vú mẹ. Quyết định quan trọng có suy nghiệm thực sự chỉ có hai lần: Lần thứ nhất là tâm phục thái độ từ quan của Thượng Thư Ngô Đ́nh Diệm mà bỏ gia đ́nh, bỏ làng xóm theo ông để đấu tranh cho lư tưởng độc lập; lần thứ hai là phá đổ chế độ độc tài của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm khi ông phản bội quê hương, đày đoạ dân tộc, âm mưu thoả hiệp với kẻ thù.
Hai quyết định đó vượt lên trên lănh tụ, vượt ra ngoài chế độ, mà chỉ nhắm trung trinh với đất nước và ân nghĩa với đồng bào. Trung trinh với đ́nh làng hương khói, với cầu ao xiêu vẹo; ân nghĩa với họ hàng thôn xóm, đùm bọc nhau để khai vỡ nước mặn đồng chua. Không biết nếu tôi sinh ra từ một gia đ́nh quyền quư của phồn hoa đô hội, được học hành khoa bảng và ăn sung mặc sướng th́ tôi có hành xử như thế không, nhưng có một điều chắc chắn là tôi đă sống khổ, sống lạnh, sống đói với những người dân thanh bần trên những mảnh đất c̣m cơi của quê hương, nên tôi cảm nhận và đấu tranh một cách tự nhiên sôi nổi cho những mục tiêu có vẻ trừu tượng như Độc Lập, Tự Do, B́nh Đẳng, Thịnh Vượng...
Bài học lớn đầu tiên mà tôi học được từ đó là tôi yêu quê hương không phải v́ quê hương đó xinh đẹp hay xấu xa, giàu mạnh hay nghèo khổ, mà tôi yêu quê hương v́ tôi đă có mặt ở đó, sống để cùng chia xẻ vui buồn, sướng khổ, vinh nhục với đồng bào ruột thịt. Thiếu sự liên đới khắng khít đó chắc t́nh yêu quê hương sẽ dở dang tàn lụi. Thiếu sự tỉnh thức của một cuộc sống hiện thực chắc tôi chỉ là kẻ yêu nước qua những h́nh bóng chủ quan mơ hồ và nhiều khi không thực.
Bài học lớn cuối cùng mà tôi đă học được từ đó là khi yêu quê hương th́ phải xả thân bảo vệ và nuôi dưỡng nó. Đứng lên trên mọi ràng buộc chính trị, mọi định chế tôn giáo, mọi liên hệ lănh tụ để vào đường đấu tranh. Tôi là sự tiếp nối tự nhiên của một tiền nhân vô danh nào đó từ thời lập quốc, bị áp bức th́ chống, bị xâm lăng th́ đánh, bị đổ vỡ th́ xây dựng chứ không ù ĺ đứng một chỗ, buộc căn cước văn hoá và lư tưởng đấu tranh vào một triều đại nào, một chế độ nào, hay một ư thức hệ nào. Thiếu sự tự do đó có lẽ tôi đă là kẻ xuẩn động múa may quay cuồng chỉ có hại cho dân tộc mà thôi.
Nếu tỉnh thức và tự do trong cuộc sống là một phong thái hành Thiền th́ Tỉnh thức và Tự do trong đấu tranh đă giúp tôi có một thái độ nghiêm chỉnh khi yêu nước yêu dân.

Ngoài ra, ba mươi năm vào đường hoạt động, tôi đă thêm nhiều bạn, cũng như đă thêm lắm thù. Bạn bè t́nh nghĩa nói sao cho hết, thù nghịch oán hờn nói mấy cho vừa! Bằng hữu c̣n sống hay đă mất, chân trời góc biển nào th́ cũng thấy ấm ḷng khi tưởng nhớ đến nhau; c̣n kẻ thù th́ soát lại chỉ có hai loại là Cộng Sản Việt Nam đă một thời từng cho người mưu sát tôi và chắc chắn bây giờ bản án "nợ máu với nhân dân" vẫn c̣n hiệu lực. Loại kẻ thù thứ hai là thiểu số phần tử Cần Lao Công Giáo hoài Ngô c̣n sống sót ở hải ngoại, thỉnh thoảng t́m cách xuyên tạc bôi nhọ cá nhân tôi. Nhưng v́ cả hai loại đó đều là kẻ thù chung của cả nước nên riêng tôi, ở cuối đời, khi mái tóc đă bạc trắng và đặt ḿnh trong cái hoạ lớn lao bao trùm cả dân tộc, tôi chỉ thấy thương xót họ và mong lành cho họ hơn. V́ nói cho rốt ráo, nghĩ cho tới tận cùng, th́ những Hồ Chí Minh, những Ngô Đ́nh Diệm cuối cùng cũng chỉ là nạn nhân của cơn lốc lịch sử, của cuộc khủng hoảng thời đại đang khống chế dân tộc ta. Lănh tụ của họ đă thế th́ những thuộc hạ của họ, thiếu Tỉnh thức và Tự do, c̣n thảm thương đến mức độ nào.
Cuốn sách này được viết ra, khi lấy chế độ Ngô Đ́nh Diệm và lực lượng Công giáo Việt Nam làm đối tượng để soi sáng thêm lịch sử hiện đại của Việt Nam, nhất là để bổ túc vào việc truy tầm nguyên nhân sụp đổ của hai chế độ Cộng Hoà, cũng có thể tạo thêm một số kẻ thù và một số bạn dù mục đích của cuốn sách này không phải để phân công luận tội. Việc ấy phải được để dành cho một số người khác, trong một thời kỳ khác, v́ trước bàn thờ tiền nhân và trên vong linh của biết bao nhiêu đồng bào tử nạn suốt ba mươi năm xương máu, ai là người không có tội.
Ở thời điểm này, sau khi đă đi gần hết trọn cuộc sống người cũng như cuộc sống đấu tranh, tôi viết cuốn sách này chỉ để đóng góp thêm cho thế hệ người Việt bây giờ và mai sau có thêm tài liệu để đúc kết một cách chính xác hơn bài học lịch sử của thời kỳ đau thương nhất và phức tạp nhất của dân tộc Việt. Ngoài ra, nếu những người đang và sẽ đấu tranh để cởi cái nút lịch sử oan nghiệt đang bóp chặt bước tiến của tổ quốc, rút được từ lời kể chuyện mộc mạc và tâm t́nh chân thật này những suy tư ích quốc lợi dân, th́ đó là điều vượt xa ngoài tâm nguyện của tôi.

-o0o-

Thân như điện, ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy, vô bổ uư
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
(Thân như sấm chớp, có rồi không
Cây cối Xuân tươi, Thu héo hon
Nh́n cuộc thịnh suy đừng sợ hăi
Thịnh suy: ngọn cỏ giọt sương hồng)
Vạn Hạnh Thiền Sư


Đến thịnh suy của cả một quốc gia, của cả một thế hệ c̣n được coi như một giọt sương hồng trên ngọn cỏ trong vũ trụ bao la và thời gian vô tận này, th́ v́ tạm thấy đă làm tṛn giấc mộng tiền sinh ấy (Lư Đông A) với phần cuối cùng của giấc mộng là tập sách này, tôi tự cho phép ḿnh mở miệng cười tan cuộc oán thù (Phan Bội Châu), hầu lui về với lời kinh câu kệ của kẻ tu hành, nh́n cuộc đời như mộng ảo bào ảnh, xem thế sự như bọt sóng chiều hôm để từ nay, nhắm mắt bịt tai ngậm miệng phủi bụi hồng trần.
Dưới đám mây Tần, quê hương ngh́n trùng nếu có một ngày trong sáng, th́ nấm mộ vàng nơi đất lạ chắc sẽ nở hoa tươi.

Hải ngoại, Trọng Đông Ất Sửu (1985)
Hoành Linh Đỗ Mậu



HẾT
_______________________


VN1.jpg


Sau hơn 60 năm xa vắng, tác giả trở lại làng củ Thổ Ngọa (tên mới là Quảng Thuận), nơi chôn nhau cắt rốn ở Quảng B́nh, để cúng lạy tổ tiên tại nhà thờ Từ đường họ Đỗ

Bờ Bắc cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, gịng sông phân cách dân tộc từ 1954 đến 1975.
VN2.jpg
Tác giả Đỗ Mậu, pháp danh Phổ Thuần, bút danh Hoành Linh, tạ thế ngày 11 tháng 4 năm 2002 (tức 29 tháng 2 năm Nhâm Ngọ) tại Fountain Valley, bang California, Hoa Kỳ.

*
VN3.jpg
Ông để lại chúc thư dặn con cháu hỏa táng thân xác, để hủ tro tại chùa Liên Hoa ở Hoa Kỳ 100 ngày, rồi sau đó, khi điều kiện thuận tiện th́ mang về chôn cất tại quê quán Quảng B́nh

Phúng điếu của một người đồng hương, đồng đạo và đồng chí
VN4.jpg
Đỉnh Trường Sơn vời vợi cây cao
Chữ Trung Hiếu mây ngàn ôm gốc Tổ
Gịng Nhật Lệ miên man sóng vỗ
Nghĩa Nhân Luân biển rộng thắm Nguồn Ân
Thượng tọa Tuệ Sỹ

từ Việt Nam phúng viếng
13 tháng 4 năm 2002

Chú thích
[1] NCD, Quốc Gia hay Quốc Gian, trong nguyệt san Dân Quyền (số 86 tháng 4-85), tr.17.
[2] Cao văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử 1940-1975, tr. 123.
[3] Cao văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử 1940-1975, tr. 123.
[4] Robert Shaplen, The Cult of Diem, tuần báo New York Times (số ngày 14-5-72).
[5] Malachi Martin, The Decline and Fall of The Roman Church, tr. 232.
[6] Cao văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử 1940-1975, tr. 349.
[7] Việt Nam Hải Ngoại (số 7 ngày 1-9-77), tr. 115
[8] Tuần báo Người Việt (số 24 ngày 26-9-80).
[9] Bernard Hammel, Resistance En Indochine 1975-1980, và nhật báo Pháp Figaro số ra ngày 13-1-1981.
[10] Tạp chí Quê Mẹ (số tháng 7-78).
[11] William A. Henry, Richard Nixon s Tough Assessement, tuần báo Time (số ngày 15-4-85).
[12] Tạp chí Trường Sơn, (số 4 ngày 11-4-85).
[13] William A. Henry, Richard Nixon s Tough Assessement, tuần báo Time (số ngày 15-4-85).
[14] Tuần báo Việt Nam Tự Do, (số 225 ngày 18-12-85), tr.2.
[15] Cho đến năm 1965, được phép Giáo hội La Mă, người Công giáo Việt Nam mới được thờ cúng Ông Bà. Trong tương lai, nếu một vị Giáo hoàng khác huỷ bỏ phép này th́ người Công giáo Việt Nam có c̣n thờ cũng Ông Bà hay không?
[16] Nguyệt san Dân Chúa, Tôn Chỉ và Mục Đích, trang b́a.
[17] Tuyên bố với đài truyền h́nh CBS nhân chuyến viếng thăm Mỹ năm 1984.
[18] Nhật báo The Register, (số ngày 14-8-85, phần F3).
[19] Trần Trọng Kim, Nho Giáo, tr. 65.
[20] Lê văn Siêu, Việt Nam Văn Minh Sử Cương, tr. 148-150.
[21] Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, tr. 236.
[22] Charles De Gaulle, Mémoires De Guerre, Vol 2, tr. 297
[23] Charles De Gaulle, Mémoires De Guerre, Vol 2, tr. 297
[24] Wayne Cole, An Interpretive History of American Foreign Relations, tr. 13, 63.
[25] Wayne Cole, An Interpretive History of American Foreign Relations, tr. 13, 63.
[26] Lư Khôi Việt, Hai Ngàn Năm Việt Nam và Phật Giáo, tr. 23.
[27] Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, tr. 125, 173.
[28] Trở về với Đạo Phật, Trí thức Công giáo Nguyễn Xuyên Việt, Tạp chí Quê Mẹ, số 48, Paris 1981.
[29] Trở về với Đạo Phật, Trí thức Công giáo Nguyễn Xuyên Việt, Tạp chí Quê Mẹ, số 48, Paris 1981.
[30] Trở về với Đạo Phật, Trí thức Công giáo Nguyễn Xuyên Việt, Tạp chí Quê Mẹ, số 48, Paris 1981.
[31] Thanh Giang Sử, Vơ Nguyên Giáp là ai?, Nguyệt san Thức Tỉnh, số 94, năm 1982.
"Đỗ Hoành Linh" là bút hiệu của tôi từ ngày tập tễnh vào đường viết lách thuở c̣n thanh niên. Núi Hoành sông Linh đă là những h́nh ảnh thân thương của quê hương ruột thịt, khắn khít theo tôi trên bước đường vinh nhục của cuộc đời (Thanh Giang Sử là một trong những bút hiệu của học giả Thái văn Kiểm).

Trả lời
                            với trích dẫn
*Trong chuyến viếng thăm cháu Nguyễn bá Liên (sau nầy là Chuẩn tướng Quyền Tư lệnh Thủy quân Lục chiến) đang thụ huấn tại Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt vào tháng 12 năm 1953

01.jpg
*

*Phái đoàn quân sự Việt Nam yết kiến Thống chế Tưởng Giới Thạch trong chuyến công du Trung Hoa Dân Quốc tháng 1 năm 1960. Đúng bên phải tác giả là Trung tướng Nguyễn Khánh
*

02.jpg*

*
*Đại sứ Henry Cabot Lodge đến hội kiến với tác giả tại Văn pḥng Phó Thủ tướng Đặc trách Văn hóa Xă hội03.jpg

*

*Trong một buổi tiếp tân tại Dinh Quốc trưởng năm 1964
.
04.jpg

*

Từ trái qua phải: Quốc trưởng

Dương Văn Minh,

Đại sứ Cabot Lodge,

Tổng trưởng Bùi Tường Huân,

và tác giả. Người đúng sau Tướng Minh là Phó Thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn

*

05.jpg

*
*Phó Đại sứ Hoa Kỳ Alexis Johnson (với người thông ngôn) và tác giả

06.jpg


Đại sứ Vũ Văn Mẫu đến viếng thăm tác giả tại Văn pḥng Phó Thủ tướng
07.jpg
Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến, Đại sứ Ấn Độ Ram C. Goburdhun, yết kiến tác giả tại văn pḥng
Phó Thủ tướng.
Người ngồi bên trái là Đại tá Nguyễn Văn An, Trưởng Pḥng Liên lạc với Ủy hội Quốc tế
08.jpg

*
*Đại tướng Mawwell Taylor, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thăm xă giao tác giả tại Văn pḥng Phó Thủ tướng
*09.jpg

*
*
Công du Đại Hàn tháng Bảy năm 1964

Từ trái qua phải: Ông Ngô Tôn Đạt, Đại sứ Việt Nam tại Hán Thành; Bộ trưởng Quốc Pḥng Đại Hàn; tác giả; Tổng thống Phác Chánh Hy; Bộ trưởng Ngoại giao Đại Hàn và Bộ trưởng Phủ Tổng thống Đại Hàn
10.jpg

*
*Chụp h́nh lưu niệm với Bộ Chỉ huy Liên quân Mỹ-Hàn tại Bàn Môn Điếm ở vĩ tuyến thứ 38.11.jpg

Người đúng cuối cùng bên trái là ông Nguyễn Thái, tác giả Is South Vietnam Viable ? và người mang kiếng mát là Đại sứ Ngô Tôn Đạt
*

*

Cựu hoàng Bảo Đại trong chuyến viếng thăm Quốc hội Tiểu bang California, chụp h́nh kỷ niệm với hai cháu nội của tác giả, Thu Giang và Mỹ Linh
*12.jpg

*

Trung tướng Nguyễn Chánh Thi đến thăm tác giả tại nhà riêng ở Fresno, tiểu bang California
13.jpg

*
*Hàn huyên chuyện củ với Đại tướng Nguyễn Khánh nhân dịp ông ghé thăm tác giả tại nhà riêng ở Fresno, tiểu bang California

*14.jpg
*

*Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ; Trung úy Phi công Nguyễn văn Cử (người cùng với Đại úy Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập), thứ nam của cụ Nguyễn văn Lực; và Trung tá Phi công F5 Nguyễn Quốc Hưng ghé thăm tác giả vào đầu năm 199315.jpg

*
*Tác giả đang phát biểu cảm tưởng trong một buổi họp mặt tại Chùa Việt Nam ở Orange County (1990).
*
Ngồi hàng đầu từ bên trái là Trung tướng Trần Văn Đôn, Linh mục Đỗ Thanh Hà và Thượng tọa Thích Pháp Châu

*
*16.jpg

Chuyện tṛ với Đại tá Trần Văn Kha, tác giả Thời Đại Mới, Tranh Đấu và tác phẩm chuyên khảo Yoga
*
17.jpg
Năm 1991, tác giả làm Hội trưởng Hội Phật giáo tại Fresno, chụp h́nh lưu niệm với Thượng tọa Thích Đúc Niệm, Giám đốc Phật Học viện Quốc tế, lănh đạo tinh thần của cộng đồng Phật tử tại Fresno và Đại đúc Thích Tâm Quang, Trú tŕ Chùa Tam Bảo. Người mặc âu phục đúng bên mặt là Cụ Nguyễn Văn Lượng, Bộ trưởng Tư Pháp của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm năm 1963
*
18.jpg

19.jpg


Nguồn: http://forum.clickvao.com/showthread.php/22290-VIỆT-NAM-Máu-Lửa-Quê-Hương-Tôi-Hoành-Linh-Đỗ-Mậu/page3



Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.