Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




PHỤC HỒI SỰ THẬT LỊCH SỬ

 

 VIỆT TỘC LÀ MỘT ĐẠI CHỦNG

 

PHẠM TRẦN ANH

 

     Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay. Kể từ thời lập quốc, Hán tộc kè thù truyền kiếp của Việt tộc đã không ngừng xâm lược đánh đuổi dân tộc Việt phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn từ vùng châu thổ lưu vực 2 con sông Hoàng Hà Dương Tử xuống trụ lại ở phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay.  Chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kỳ Độc lập tự chủ của dân tộc sau gần một ngàn năm dân tộc Việt bị Tàu Hán thống trị. Đất nước độc lập tự chủđược hơn một ngàn năm với các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn thì thực dân Pháp lại vào xâm chiếm nước ta. Trong khi toàn dân đang đấu tranh giành độc lập thì đảng Cộng Sản Việt Nam đã núp dưới danh nghĩa kháng chiến để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản đưa dân tộc vào thế khốn cùng nhất trong lịch sử.

     Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt đã không những dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng… Lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại: “Lịch sử Việt là lịch sử bi hùng của một đại chủng với những thăng trầm của vận mệnh dân tộc”.

     Với những kết qủa khoa học về phân tích cấu trúc di truyền mới nhất, sự thật lịch sử đã được phục hồi: Việt tộc là một trong 3 đại chủng lớn của nhân loại. Sự thật lịch sử này làm đảo lộn mọi nhận thức từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. đến nỗi mà một sử gia thời danh J Needham người có công phục hồi sự thật lịch sử bị che giấu hàng ngàn năm, làm đảo lộn mọi sử sách xưa nay đã phải thốt lên: Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật .!!!”. Theo học giả J.Needham thì Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá lên địa bàn cư trú mới. J. Needham khẳng định rằng: “ những nếp sống văn hoá này đem vào Trung Hoa thời Tiền sử mang yếu tố “Biển” rõ rệt và có thể mô tả bằng một chữ, đó là chữ “VIỆT” mà trước kia thường gọi sai lầm là Thái cổ  (ProtoThai)”. Học giả lừng danh này còn chú thích rõ chữ Việt nay là quốc hiệu của một nước vùng Đông Nam châu Á: Nước Việt Nam ngày nay.

 Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại địa bàn Việt Nam bây giờ.

 Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục cả đời sống trên lưng ngựa thạo việc chiến tranh nên Việt tộc đã bị đẩy lùi xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là “ Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”.     

      Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi các nhà Trung Hoa học trong hội nghị quốc tế về “Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa” tại Đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978 đã xác nhận rằng Di-Việt là chủ nhân của Trung nguyên tức toàn thể lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Một sự thực lịch sử nữa cũng được xác nhận là hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt.

     Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau:

Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy ..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó ... Sự thật lịch sử này được chính Hán Hiến Đế một vị vua của Hán tộc, cũng đã phải thừa nhận nước ta là một nước văn hiến:

Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.  

 

 Trước đây, giới nghiên cứu đưa ra nhiều giả thuyết về cội nguồn phát tích của dân tộc Việt. Các nhà nghiên cứu lịch sử thường căn cứ vào những sách sử duy nhất còn lại của Hán tộc nên nhất loạt cho rằng Việt tộc phát tích từ miền Bắc rồi di cư xuống phương Nam. Chính vì vậy, môt số người còn cho rằng dân tộc Việt là một nhánh của Hán tộc (Tàu) hoặc cho rằng chúng ta phát tích từ người Việt ở Triết Giang và Phúc Kiến trong cộng đồng Bách Việt di cư xuống Việt Nam thời Xuân Thu Chiến quốc như hai học giả Pháp là L’Aurousseau và Madrolle. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp ở Hà Nội thì cho rằng người Việt phát tích từ Tây Tạng, thuộc chủng Indonesian ngành Mongoloid phương Nam và nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc cho rằng Mã Lai là cội nguồn dân tộc. Tất cả những luận điểm trên đều không có tính thuyết phục nên chúng ta phải tìm về nguồn cội phát tích của tộc Việt từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử được kiểm chứng bởi văn hoá khảo cổ, dân tộc và ngôn ngữ học, kết quả khảo tiền sử và cấu trúc di truyền DNA mới nhất, thuyết phục nhất.

I. TRUYỀN THUYẾT KHỞI NGUYÊN DÂN TỘC

           Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Nữ sĩ Blaga Dimitrova cũng như nhiều học giả ngoại quốc khác đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến độ khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền  thống nhân đạo Việt Nam.

 Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Vì thế ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống như Ấn Độ là voi, Tàu là con cọp, Pháp là con gà trống Gaulois, Anh là con sư tử, Mỹ là con chim Ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng và Pháp lấy con gà làm quốc huy cho cả nước.

   Truyền thuyết Rồng Tiên của Việt Nam thoạt nghe có vẻ hoang đường huyền hoặc thế nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt mình vào thuở ban sơ cách đây mấy ngàn năm mới thấy rõ Tổ tiên ta đã sống ra sao và suy nghĩ thế nào ở thời cổ đại? Từ đó mới có thể hiểu được những gì mà Tổ tiên ta đã gửi gấm cho chúng ta qua bức thông điệp lịch sử đó. Với những suy nghĩ của thời đại duy lý thì làm sao có chuyện trứng nở ra người? Chi Âu Việt của người Việt cổ chọn vật linh biểu trưng là chim nên mẹ Âu đẻ ra trăm trứng là chuyện bình thường. Nếu mẹ Âu (Chim) đẻ ra người mới là chuyện lạ, nên chúng ta phải hiểu đây chỉ là biểu trưng để diễn tả mẹ Âu Bố Lạc đã khai sinh ra trăm giống Việt mà thôi. Mặt khác, chim Phượng Hoàng huyền thoại trên thực tế là con Công của người Việt tung cánh bay theo hướng mặt trời, vừa diễn tả ý niệm người Việt thiên cư dần về hướng Đông xuống miền bể và chim bay lên trời dẫn tới hình tượng “Tiên” của mẹ Âu. 

     Theo triết gia Kim Định thì cơ cấu luận thì Sử ký là “sử hàng ngang” ghi chép các biến cố, các sự kiện cụ thể với những con người cụ thể theo năm tháng, còn Huyền sử được gọi là “Sử hàng dọc” mang tính tâm linh biểu thị bằng những hình tượng nguyên sơ. Thật vậy, cái biểu tượng uyên nguyên đó có thật như một lý tưởng nhưng chưa hiện thực được. Đó là những nguyên lý được kết tinh và tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ. Mẹ Âu Cơ là chi tộc thờ chim của Việt tộc nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm  trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu tượng cho ý niệm công thể, ý nghĩa của 2 chữ “đồng bào” cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ. Tầm nguyên ngữ nghĩa của chữ Tiên gồm chữ sơn và chữ nhân, hàm nghĩa người ở trên núi mà thôi. Cũng thế trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều từ đó chúng ta mới có ý niệm “Trăm họ” (Bách tính) và rộng hơn nữa là “Bá tánh”.

     Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền  thoại và truyền thuyết được coi như lịch sử dân gian mà đôi khi nó có giá trị trung thực hơn cái gọi là chính sử của các chế độ độc tài xưa và nay. Beaudelaire một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết huyền thoại vì đó là “Sử cô đọng của các dân tộc. Đại văn hào Pháp Victor Hugo khi viết “Truyện kỳ các thời đại” ông đã tìm về nguồn cội, khai thác các truyền thuyết thần thoại xa xưa vì theo ông, đó là “Lịch sử được lắng nghe ở ngưỡng cửa của truyền thuyết. Truyền kỳ có phần nào hư cấu nhưng tuyệt đối không có ngụy tạo”. Thật vậy, truyền thuyết tự thân nó không phải là lịch sử biên niên nhưng truyền thuyết là có thật, nó phản ảnh những ý nghĩa có thật của một thời lịch sử ban sơ mà người xưa ký thác vào đó dưới lớp vỏ hư cấu huyền hoặc để truyền lưu gửi gấm cho những thế hệ sau. Một triết gia nói: Tất cả nền  minh triết cũng như trí khôn loài người đều ẩn  tàng trong các huyền thoại, truyền kỳ lịch sử dân gian”. Vấn đề là phải làm sao hiểu được những lý tưởng uyên nguyên, những tâm linh sâu thẳm hàm tàng ẩn chứa qua những hình tượng nguyên sơ trong đó. Nói theo Jung, một triết gia thời đại thì: Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng độc sáng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải. Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc”  mà theo Wallace Cliff thì “ Nếu dân tộc nào để mất đi huyền thoại là đánh mất mạch nối vào nguồn cội quá khứ của tổ tiên và cũng sẽ mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Thật vậy Laurens va de Post đã xem huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất vì nó diễn tả tinh thần dân tộc ở mức độ cao nhất. Micia Eliado cũng cho rằng Huyền thoại là gia sản quí báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống cho cả một dân tộc”. Lịch sử đã chứng minh lời của Karl Jung là “Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất sớm muộn cũng sẽ tiêu vong”. Trong lịch sử loài người, nhiều cộng đồng người đã không tồn tại được với thời gian vì không có truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc. Huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất, quí báu nhất mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Huyền thoại là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau, là gia sản cao quí vô giá ghi nhận những cảm nghiệm nội tâm của người xưa đã thực chứng suốt dòng vận động của lịch sử. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên đã thấm sâu trong lòng mỗi người chúng ta để trở thành đạo sống của dân tộc Việt.

    Với phương pháp nghiên cứu huyền thoại, chúng ta nghiên cứu huyền sử, tìm về nguồn cội dòng giống qua những gửi gấm của người xưa là một việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Vấn đề đặt ra là với một thái độ nghiêm túc, một phương pháp khoa học, nhưng không có quyền áp đặt những suy nghĩ của nhân loại thế kỷ 21 lên những tư tưởng của người xưa mà chúng ta phải đặt mình hoàn cảnh lịch sử thời đó để có thể hiểu được cái gọi là lịch sử sống động của dân gian. Một mặt, phải gạt bỏ những yếu tố thần thoại, loại ra những chi tiết hư cấu. Mặt khác, đặt mình vào hoàn cảnh xã hội đời sống tâm linh của người xưa, mới thấy được cái tinh tuý cốt lõi tiềm tàng trong truyền thuyết để giải mã bức “Thông Điệp” hàng ngàn năm lịch sử của tiền nhân.

 

  II. NGUỒN GỐC VIỆT TỘC TRONG THƯ TỊCH CỔ TRUNG QUỐC

 

   Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên của Bố Lạc Mẹ Âu với thiên tình sử đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “Việt Nam thế chí” vào thế kỷ XIV đời Trần nhưng sách đã bị quân Minh tịch thu tiêu huỷ nên không còn nữa. Đầu thế kỷ XIV, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “LĨNH NAM TRÍCH QUÁI” và “VIỆT ĐIỆN U LINH” để truyền lưu nguồn gốc giống ḍựng Việt cho đời sau.

    Đại Việt Sử Lược của một tác giả “Khuyết danh” được xem là bổ sử đầu tiên của nước ta nhưng đã bị quân Minh tiêu hủy cùng với các bộ sách sử cổ của Việt Nam. Bản duy nhất còn lưu giữ trong Tứ Khố Toàn thư Trung Quốc sau khi sử quan triều Thanh là Tiền Hy Tộ đã sửa đổi bóp méo nhiều sự kiện lịch sử. Tên của sách đã bị Tiền Hy Tộ sửa lại là Việt Sử Lược. Việt Sử Lược chép:

Xưa Hoàng đế dựng muôn nước thấy Giao chỉ ở xa ngoài cõi Bách việt, không thể thống thuộc được bèn chia giới hạn ở góc Tây Nam. Đời Thành vương nhà Chu (1024-1005 tr. C.N) Việt Thường thị mới đem dâng bạch trĩ, sách Xuân Thu, gọi là khuyết địa. Đái ký (Lễ ký Đại Đái, Tiểu Đái chú) gọi là Điêu đề.

“Đến đời Trang vương nhà Chu (696-682 tr. CN.) ở bộ Gia ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn lang, hiệu là nước Văn lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505-465 tr. CN.) đã sai sứ tới dụ, Hùng vương chống cự lại.

“Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đưổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu… Cuối đời Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất lâm Nam hải, Tượng quận, xưng vương đóng đô ở Phiên ngung, quốc hiệu là Việt, tự xưng là Vũ Vương”.(1)

     Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết “Nước ĐẠI VIỆT ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương…”.  Học giả Lê Quí Đôn trong “Kiến văn Tiểu lục” viết năm 1777 đã nhận định: “Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu (1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế vương Lịch đại và 12 vị nhân thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu ký của Tăng Cổn, Sử ký của Đỗ Thiện và truyện Báo cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền ..!”.

     Trong khi đó, một số sách sử cổ Trung Hoa còn ghi chép về cộng đồng Bách Việt một thời cư trú ở lãnh thổ TQ bây giờ. Sử triều Thương là triều đại lập quốc của Hán tộc đã ghi rõ “Đời Cao Tông triều Ân, vượt Hoàng Hà đánh nước Quỉ Phương 3 năm mới thắng”. Kinh Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên và bộTrúc Thư Kỷ Niên chép Đời Vũ Định là vị vua thứ 22, lấy hiệu là Cao Tông năm thứ 32, đem quân đánh nước Qủi Phương và đóng quân tại Kinh (đất  Kinh Việt thuộc châu Kinh sau này. Thời Xuân Thu Chiến Quốc là nước Sở).

     Lãnh thổ tiều Thương lúc đó chỉ vỏn vẹn có hơn 2 tỉnh ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Chung quanh là cộng đồng Bách Việt trải rộng khắp Trung nguyên tức lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Thực tế lịch sử này được Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học (Sinology) trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan hội thảo tại đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978 thừa nhận là Di Việt làm chủ Trung nguyên trước Hán tộc và các triều đại Thương, Chu tiếp thu văn hóa của Di Việt ở phương Nam. Sự thật lịch sử này được  bản đồ National Geographic Company ấn hành năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu lưu vực sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt với nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.

     Sách “Hậu Hán Thư” và sách “Địa lý Chí” chép rõ ràng hơn về cộng đồng Bách Việt như sau: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính”. Tên của các nhóm trong Bách Việt được sách “Lộ Sử” tức sử của người Lạc Việt của La Tất đời Tống liệt kê như sau: “Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Bắc Đái, Khu Ngô.. gọi là Bách Việt. Trong những nhóm Bách Việt ấy thì Dương Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, nhóm Thương Ngô ở miền Nam tỉnh Quảng Tây. Nhóm Sản Lý tức Xa Lý ở miền Tây Nam tỉnh Vân Nam. Như vậy, theo sử sách Trung Quốc xưa gọi là Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác khắp miền Hoa Nam phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả miền Bắc và Bắc Trung Việt. Sử sách thường gọi chung là miền Giang Nam và miền Lĩnh Nam”. Trong bộ Sử ký, Tư Mã Thiên sử gia chính thống của Trung Quốc viết rõ: “ Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang, Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến, Nam Việt đô ở Quảng Châu miền Quảng Tây, Tây Âu (Âu Việt ở phiá Tây) ở phía Nam sông Ly miền Quảng Tây…”. Sách Hoài Nam Tử, Thái Tộc Huấn chép về cương vực triều Thương như  sau: “ Tả Đông Hải, hữu Lưu Sa, tiền Giao Chỉ, hậu Hàm Đô nghĩa là mặt trước (phiá Nam) giáp đất Giao Chỉ.(2)

     Thư tịch cổ Trung Quốc đã thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt (còn gọi là Vu Việt) của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Trong bộ sách Sử Ký Tư Mã Thiên đã viết Tổ Câu Tiễn là dòng vua Vũ của nhà Hạ. Câu Tiễn Văn thân đoạn phát…” nghĩa là cắt tóc xâm mình . Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN.

     Việt tộc không chỉ cư trú ở vùng lưu vực giữa Hoàng Hà Dương Tử mà còn định cư ở mạn Bắc sông Hoàng Hà mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Bộc. Bách Bộc không phải tên chủng tộc mà chỉ là tên gọi người Việt cổ dòng Thần Nông phương Bắc ở vùng sông Bộc. Sông Bộc bắt nguồn từ cao nguyên chảy qua Hà Bắc vùng giữa Hà Nam và Sơn Đông rồi chảy vào Hoàng Hà. Theo “Lệ sử dân” thì Bộc tức Bách Bộc chi tộc ở vùng sông Bộc. Mặt khác, sách “Nhĩ Nhã” của môn đệ Khổng Tử ghi: Rợ Đông Di (Lạc bộ Trĩ) định cư từ lưu vực sông Bộc ra tới biển Đông và lên tới cực Bắc Trung Hoa cũng có tục nhuộm răng xâm mình. Sách Nhĩ Nhã viết chữ Lạc của Lạc bộ Trĩ giống hệt chữ Lạc trong họ của Lạc Long Quân. Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện viết rõ là vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Điều này chứng tỏ thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Sử gia Trung quốc Chu Cốc Thành trong tác phẩm “Trung Quốc Thông sử” thì Viêm tộc đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi Hán tộc tràn vào. Viêm tộc là tộc người do Viêm đế Thần Nông còn gọi là Đế Thần làm chủ toàn cõi Trung nguyên đầu tiên. Lúc đó, Hán tộc du mục còn săn bắt, chăn nuôi ở vùng Tân Cương, Thanh Hải. Sau này, họ tiến xuống dọc theo sông Hoàng Hà đánh chiếm đất đai của Viêm tộc.

   Sử gia Trung Quốc Mộng văn Thông trong tác phẩm “Cổ sử Nhân Vi” cho rằng Viêm Tộc theo triền sông Dương Tử tràn xuống 7 tỉnh lưu vực Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Triết Giang. Sau đó, họ tiến sang bình nguyên Hoa Bắc, cư trú ở ở lưu vực sông Hoàng Hà gồm 6 tỉnh Hà Nam, Hà Bắc,Sơn Tây,Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc.. Theo thời gian, họ vượt qua 5 dãy núi của rặng Ngũ Lĩnh tiến về 5 tỉnh vùng lưu vực sông Việt Giang là Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến”. Sách “Hán quan nghi” của Ưng Thiệu đời Hán cũng phải thừa nhận một thực tế là: “Khi cổ nhân mới mở nước ở phương Bắc đã giao tiếp ngay với phương Nam để xây dựng nền tảng cho con cháu”. Nếu giao tiếp với phương Nam chỉ thuần túy là ngoại giao thì làm sao giải nghĩa được câu “để xây dựng nền tảng cho con cháu”? Vì vậy, chúng ta phải hiểu là Ưng Thiệu muốn nói tới việc tiếp nhận văn hóa phương Nam để làm nền tảng cho văn hóa Hán sau này…Đặc biệt, gần đây nhóm Tân học gọi là “Nghi cổ phái” do Quách Mạt Nhược thành lập năm 1920 chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ đế. Sự thật lịch sử này đã được hội nghị Quốc Tế về nền văn minh Trung Hoa gồm các nhà Trung Hoa học tổ chức ở Đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978 xác định rằng Di Việt làm chủ Trung Nguyên trước tiên, sau đó bị Thương Chu đánh đuổi chạy xuống phương Nam. Sử Ký của Tư Mã Thiên chép rằng Hoàng Đế là người khai mở lịch sử Trung Quốc nhưng sự thật đã xác nhận rằng lịch sử Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ triều Thương (1766-1154 TDL) và các triều Thương Chu của Hán tộc lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Di Việt.

   Sử gia hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là Trương Quang Trực (Chang Kwang Chih), đã phải thừa nhận một sự thực lịch sử là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc thực sự của Hoa Hán chỉ là phần nhỏ nhưng sau khi triều Tần thống nhất thì dân tộc cả nước thống nhất ấy là dân tộc Trung Hoa”.  Sử gia Trung Quốc Hoàng văn Nội đã thừa nhận là quá nửa dân số Trung Quốc ngày nay là người gốc Viêm tộc (Viêm Việt) bị Hán tộc thống trị đồng hoá thành người Hán. Mới đây thực tế này được chính nhà khảo cổ Yong Qang Yao và các đồng nghiệp tại Hàn Lâm viện Trung Quốc Kunming ở Vân Nam (Yunnan) qua các công trình nghiên cứu khảo cổ Phylogeographic Differentiation of Mitochondrial DNA in Han Chinese: Sự thành lập dân Hán là một tiến trình liên tục bành trướng bằng cách sát nhập nhiều bộ lạc và chủng tộc vào dân Hán”.(3)

III. VĂN HOÁ KHẢO CỔ VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC

    Mỗi dân tộc có một lịch sử tiến hóa mang đậm bản sắc đặc thù của dân tộc đó, gắn liền với hoàn cảnh địa lý thiên nhiên, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng cùng với sự phân bổ các loại động vật và thực vật mà cộng đồng sinh sống trong khu vực đó. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều công nhận một thực thể “Văn hóa Đông Nam Á”, bao gồm nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn này mà từ xa xưa có cùng một cội nguồn lịch sử. Các nhà khảo cổ, Nhân chủng, Địa lý, Lịch sử, Dân tộc và ngôn ngữ học với các công trình nghiên cứu liên ngành, bằng các phương pháp đối chiếu so sánh đã thống nhất một nhận định chung về Đông Nam Á. Đó là một khu vực địa lý nhân văn trải dài từ vùng chân núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) xuống Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Cao Miên (Cambodia), Lào, Mã Lai (Malaya) và Nam Dương (Indonesia).

   Xét trên phương diện địa lý thiên nhiên, địa lý văn hóa, địa lý chính trị, địa lý kinh tế thì tất cả tạo thành một cảnh quan sinh thái nhân văn gọi là đại đồng văn của một khu vực bao gồm các quốc gia Đông Nam Á kể cả vùng Nam Trung Quốc. Hệ thống sinh thái thiên nhiên của khu vực nóng ẩm gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều nên đất đai thích hợp cho rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, đó là khu vực trồng lúa nước với đặc trưng “Văn hóa Trống đồng”.(4)  Ngày nay, với những di chỉ Khảo cổ, kết qủa đo chỉ số sọ của khoa Khảo tiền sử cùng với các công trình nghiên cứu về Dân tộc và Ngôn ngữ học đối chiếu với nguồn thư tịch cổ cho phép chúng ta kết luận là trên vùng đất trải dài từ lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử trở xuống phương Nam tới tận vùng Đông Nam Á hải đảo gồm Malaysia, Indonesia, Philippine, quần đảo Polynesie và cả Mỹ châu nữa là địa bàn sinh sống của một chủng tộc phát tích từ Hoabinhian tức ProtoViets.

     Ngược dòng lịch sử về nguồn cội gốc tích Việt tộc chính là ngược dòng sông Cửu Long để tìm về lộ trình thiên cư của người xưa còn để lại ấn tích mà các nhà Khảo cổ học gọi là văn hoá khảo cổ. Kết hợp với kết quả của khoa Khảo Tiền sử, Dân tộc học, Ngôn ngữ học và nhất là Di Truyền học để xác minh tính hiện thực của truyền thuyết và của các nguồn thư tịch cổ. Mỗi một thời đại có một nền văn hoá khảo cổ riêng biệt gồm những di chỉ và tổng số hiện vật rải rác trong một khu vực nhất định với những nét đặc trưng giống nhau và có cùng một trình độ phát triển kỹ thuật vì cùng một thời đại dù những yếu tố thẩm mỹ đa dạng có phần nào khác biệt nhưng về đại thể, vẫn mang tính thống nhất chung của một thực tế lịch sử.

     Các công trình nghiên cứu khoa học từ Khảo cổ học, Tiền sử học đến Dân tộc học, chủng tộc học, ngôn ngữ học và văn hóa học đều thừa nhận nền văn hóa của các cư dân từ Nam Hoàng Hà xuống tới Đông Nam Á châu là cái nôi sinh tụ của cư dân Nam Á chính là cộng đồng Bách Việt (MalayViets). Học giả Andréas Lommel trong tác phẩm “Tiền sử” (3) đã ghi nhận như sau: Tất cả miền đất mênh mông từ Thái Bình Dương trở lên đến Hoa Nam Trung Quốc đều có cùng một nền văn hóa. Đảo Bornéo ở Nam Dương (Indonesia) cũng có cùng nghệ thuật như miền sông Hoài thuộc Giang Tô miền Nam nước Ngô thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đặc tính văn hóa gắn liền với môi trường sinh sống của thực vật và động vật từ trầu cau, cây dâu đến heo, gà, công. Các phong tục tập quán từ nhuộm răng ăn trầu, xâm mình, cà răng đến lễ hội mừng nước, đua thuyền, vai trò quan trọng của trống đồng và cồng chiêng trong các lễ hội dân gian. Đó là khu vực văn hóa Trống đồng của cộng đồng Bách Việt từ Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hải Nam tới Đông Dương gồm Việt Miên Lào, Thái Lan xuống tới bán đảo Mallacca, Mã Lai (Malaysia),Nam Dương (Indonesia), Phi Luât Tân (Philippine), Guinée, quần đảo Micronesia và Pâques”.

 Theo G. Coedès, Giám đốc trường Viễn Đông Bác cổ thì đặc điểm của chủng Indonesian mà chúng tôi gọi là Malaysian như sau(5):

1. Về phương diện tinh thần: có tính cộng đồng về văn hóa đặc trưng bởi những yếu tố về mặt tinh thần là tính nhị nguyên luận về vũ trụ.

2. Về phương diện vật chất: Làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dung đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền

3. Về phương diện xã hội: Phụ nữ giữ địa vị quan trọng, huyết thống mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng.

4. Về phương diện tôn giáo: Theo thuyết vạn vật hữu linh, Thờ phụng tổ tiên, thờ thần đất, đặt đền thờ trên những chỗ cao, chôn người chết trong các chum vại.

5. Về phương diện thần thoại: Đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loại phi cầm và thủy tộc, giữa người thượng du và người đồng bằng.

6. Về phương diện ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ đơn âm với năng lực dồi dào về phát triển từ vựng.

    Ngày nay, giới khoa học chính thức công nhận nền văn hoá Hoà Bình là một nền văn hoá cổ đại nhất của nhân loại. Chính điều kiện thiên nhiên thổ nhưỡng của vùng ảnh hưởng văn hoá Hoà Bình này đã hội đủ những điều kiện để vùng Đông Nam Á trải dài từ chân núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân xuống tới Nam Á, đã là một  trong những cái nôi sinh trưởng đầu tiên của nhân loại.         

     Nhà bác học W. G. Wilheim đã kết luận là: Đông Nam Á đã bắt đầu trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồ đồng, sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa tới cả hàng mấy ngàn năm trong đó Việt Nam là quê hương của nền văn hoá Hoà Bình” (6). Khoa Cổ nhân học nghiên cứu gần 100 sọ cổ của những người cổ của cư dân Hòa Bình-Bắc Sơn ở Thiệu Dương và La Đôi có những nét ở sọ và mặt rất giống người Việt hiện nay. Chiều cao xấp xỉ 1m58, đầu tròn, mặt tương đối, hai gò má khá cao, mũi dẹt vừa phải, mặt hơi vẩu và đặc biệt có người biết nhuộm răng đen. Điều này chứng tỏ rằng cư dân Hòa Bình Hoabinhian chính là protoviets, người tiền Việt.

 

 IV. KẾT QUẢ KHẢO TIỀN SỬ VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC

   Theo khoa Khảo Tiền sử thì cách đây hơn 6 ngàn năm, khi mực nước biển rút dần thì từ cao nguyên Côn Luân và Tây Tạng, người Malaynesian tiến dần xuống Trung nguyên theo lưu vực 3 con sông Hoàng Hà, Dương Tử và Cửu Long. Nhánh Malaynesian từ thượng nguồn sông Cửu Long và Dương Tử tiến xuống định cư ở vùng lòng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên và lòng chảo Dạ Lang. Sách cổ “Kinh Thư” gọi vùng đất đỏ Basalte từ châu Kinh sang tới Dạ lang, Tứ Xuyên là XÍCH QUI PHƯƠNG. Theo truyền thuyết thì đây là nhánh Thần Nông phương Nam đi qua ngã Tứ Xuyên, đất bồi đến đâu, Malay-Viets tức Bách Việt định cư tới đó. Địa bàn cư trú của Bách Việt khắp Trung Nguyên lên tới hạ lưu sông Hoàng Hà mà cổ sử TQ gọi là Rợ Đông Di tức Lạc bộ Trĩ của Việt tộc.   

    Nhánh Malaysian thứ hai mà truyền thuyết gọi là dòng Thần Nông phương Bắc tiến xuống định cư ở vùng Tam giang Bắc gồm 3 con sông: Hoàng Hà, sông Vị, sông Lạc. Tên con sông Lạc này viết với bộ Chuy (điểu) ở Thiểm Tây lập nên các triều đại Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng, Đế Hoàng mà sử Tàu viết là Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí. Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Hạ Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc. “Kinh Thư” viết rằng tên núi và sông ở vùng Tam giang Bắc là QUI. Khi vua Nghiêu gả con gái về làm dâu ở nhà họ Ngu ở bến sông Vị,  thì Kinh thư chép là về là khuỷu sông Qui (Vu qui nhuế). Sách cổ “Kinh Thư” gọi vùng đất Tam giang Bắc gồm sông Vị, sông Hoàng và sông Lạc trải dài xuống Tam giang Nam gồm 3 con sông: sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử là Xích Qui Phương. Cổ thư cũng chép vùng này là Cửa Việt, Giao Chỉ. Theo “Khang Hy Từ Điển” thì chữ phương là đòng đòng lúa nên Xích Qui phương là nước Xích Qui trồng lúa nước. Chính vì vậy, tổ tiên ta, người Việt cổ xưa đã lấy tên vùng đất (địa danh) để đặt tên nước thời cổ đại là XÍCH QUI để truyền lưu lại cho đời sau cái di sản thiêng liêng cao quí của Đế Tổ Thần Nông. Chữ Xích gồm 2 chữ hoả (lửa) chồng lên nhau có nghĩa là đỏ nên Thần Nông còn gọi là Xích đế. Chữ Xích chỉ lửa (màu đỏ) hay quẻ Ly (phương Nam) chỉ nền văn minh tinh thần nên được gọi là Xích huyện Thần Châu. Do đó, nước Xích Qui là nước nông nghiệp ở vùng đất đỏ phương Nam (Xích Qui Phương) của con cháu Thần Nông mà cổ thư gọi là Cửa Việt, Giao Chỉ.

   Kết qủa các công trình nghiên cứu của hàng trăm nhà Khảo cổ và Khảo Tiền sử trên khắp Á châu  đã xác nhận là cách đây ít nhất là 6 ngàn năm, chủ nhân của nền văn hoá “Rìu có vai” thời đồ đá đã từ cao nguyên Tây Tạng vùng chân núi Malaya tiến xuống Trung nguyên, từ thượng lưu sông Dương Tử qua ngã Tứ Xuyên, một số định cư tại đây và số khác tiến dần tới giáp biển Đông. Khoa Cổ nhân học nghiên cứu gần 100 sọ cổ của những người cổ cư trú trên đất nước Việt Nam cho biết rằng họ đã sinh sống từ rất lâu. Cách nay khoảng 8 ngàn năm, ngay từ đầu thời đá mới trong những sọ của cư dân Hòa Bình-Bắc Sơn ở Thiệu Dương và La Đôi có những nét ở sọ và mặt rất giống người Việt hiện nay. Chiều cao xấp xỉ 1m58, đầu tròn, mặt tương đối, hai gò má khá cao, mũi dẹt vừa phải, mặt hơi vẩu và đặc biệt có người biết nhuộm răng đen. Những người Việt cổ ở Thiệu Dương La Đôi (Thanh Hóa) này so với người Mường gốc ở Hòa Bình không có gì khác biệt. Điều này chứng tỏ rằng cư dân Hòa Bình Hoabinhian chính là protoviets, người tiền Việt.

     Năm 1962,  G. Coedès, nguyên Giám Đốc trường Viễn Đông Bác cổ đã công bố kết quả công trình khảo tiền sử trên toàn cõi Á Đông của hàng trăm nhà bác học Khảo cổ, Nhân chủng và Địa chất học. Những nhà bác học này đã đào bới khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn quốc (Triều Tiên) tới Tây vực và từ Tây Bá Lợi Á xuống tới quần đảo Nam Á trong hàng chục năm trời đã tìm kiếm các di chỉ khảo cổ, khai quật những lớp sọ nằm dưới của cư dân đến trước, cư dân đến sau nằm ở trên. Sau khi đo chỉ số sọ và dung lượng sọ để xác định ngọn nguồn gốc tích chủng tộc đó kết luận: Tất cả các cư dân Nam Á từ Nam Ấn, Môn, Tạng, Miến, Thái, Lào, Miên, Mã Lai, Nam Dương, Célèbres, Việt Nam kể cả đồng bào thiểu số thượng du Bắc Việt đều có cùng một gốc cổ Malaya gọi là Indonesian (Malaysian hay còn gọi là Malay-Viets) là những cư dân Nam Á có chung một chỉ số sọ trung bình là 81,42 và dung lượng sọ có tính cách sọ tròn khác hẳn với các chủng tộc trong vùng”.(7) Các nhà khoa học Khảo Tiền sử thuộc trường Viễn Đông Bác cổ đã đo chỉ số sọ trung bình của người Việt là 82,13. Dung lượng sọ Việt là 1341,48 và tính cách sọ Việt  Brachycephal nhĩa là Sọ tròn trong khi chỉ số sọ của Hán tộc ở Hoa Bắc là 76,51 và thuộc loại sọ dài có dung lượng sọ là 1440. Chỉ số sọ trung bình của dân Hoa Nam và Hoa Đông là 81,22 và thuộc loại sọ tròn. Theo khoa Nhân chủng học thì cư dân Hoa Bắc và Hoa Nam là hai chủng tộc khác nhau vì sọ của 2 nhóm cư dân này cách biệt trên 2 chỉ số có nghĩa là thuộc 2 chủng khác nhau. Người Hoa Bắc có chỉ số sọ 76,56 gần gũi với sọ cổ người Cam Túc tức người Hán cổ (76,70). Thực tế này chứng tỏ người Hoa Bắc là hậu duệ của người Cam Túc tức người Mông Cổ phối chủng với người Nhục Chi ở Tây vực. Sọ Hán tộc và sọ Việt cách nhau hơn 5 chỉ số (5,57) và giữa người Hoa Nam và Hoa Bắc tuy cũng gọi là người Trung Quốc nhưng rất khác biệt nhau vì chỉ số sọ cách nhau hơn 4 chỉ số (81-76,56=4,44). Như vậy Hán tộc và Việt tộc thuộc 2 nhân chủng khác nhau và sọ người Hoa Nam và Người Việt cách biệt không quá 2 đơn vị nghĩa là cùng một chủng tộc. Điều này chứng tỏ Việt tộc hoàn toàn khác Hán tộc. Thực tế mang tính khoa học đầy thuyết phục này phản bác mọi quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Chúng ta cũng ghi nhận thêm là chỉ số sọ của người Hoa Đông tức địa bàn xưa của Lạc bộ Trĩ mà cổ sử Tàu gọi là Rợ Đông Di chính là người Việt cổ 81,70 rất gần với chỉ số sọ của người Việt Nam bây giờ 82,13. Mặt khác, chỉ số sọ trung bình của người Hoa Nam gốc Việt là 81 do đã lai giống với Hoa Bắc nhưng chỉ sai biệt với chỉ số sọ Việt Nam khoảng 1,13 chỉ số. Thực ra, người Hoa Nam chính là người Việt cổ bị thống trị đồng hóa suốt mấy nghìn năm nhưng vẫn bảo lưu gene Việt cổ của mình.

     Theo khoa Khảo Tiền sử thì cách đây hơn 6 ngàn năm, khi mực nước biển rút dần thì từ cao nguyên Côn Luân và Tây Tạng, người Malaynesian tiến dần xuống Trung nguyên theo lưu vực 3 con sông Hoàng Hà, Dương Tử và Cửu Long. Nhánh Malaynesian từ thượng nguồn sông Cửu Long và Dương Tử tiến xuống định cư ở vùng lòng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên và lòng chảo Dạ Lang. Sách cổ “Kinh Thư” gọi vùng đất đỏ Basalte từ châu Kinh sang tới Dạ lang, Tứ Xuyên là XÍCH QUI PHƯƠNG. Theo truyền thuyết thì đây là nhánh Thần Nông phương Nam đi qua ngã Tứ Xuyên, đất bồi đến đâu, MalayViets tức Bách Việt định cư tới đó. Địa bàn cư trú của Bách Việt khắp Trung Nguyên lên tới hạ lưu sông Hoàng Hà mà cổ sử TQ gọi là Rợ Đông Di tức Lạc bộ Trĩ của Việt tộc.

V. KẾT QỦA CẤU TRÚC DI TRUYỀN DNA VỀ NGUỒN GỐC VIỆT


     Ngày nay, giới khoa học không chỉ nhìn mọi sự vật, giải thích mọi hiện tượng một cách khoa học mà còn kiểm chứng lại tính thuyết phục của những giả thuyết. Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ III với những tiến bộ vượt bực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt khoa Di truyền học với ”Phân tích chủng loại” di truyền DNA. Thế kỷ XIX, giới khoa học đồng tình với thuyết tiến hóa của Charles Darwin, chấp nhận giả thuyết loài người đầu tiên xuất hiện ở Đông Phi. Người ta cho rằng loài người đầu tiên xuất hiện ở Đông Phi  rồi từ Phi Châu di chuyển sang các châu lục khác. Thế rồi hiện tượng đột biến di truyền đã xảy ra do điều kiện thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng nên đã biến đổi thành những chủng tộc Âu Á Phi có màu da, vóc dáng khác nhau. Giới khoa học duy vật giải thích con người là do người vượn tiến hóa dần theo thời gian để trở thành con người hiện đại. Từ định luật tiến hóa, lý thuyết duy vật cho rằng con người chỉ là một động vật cao cấp, không có linh hồn nên sinh ra, sống và chết đi như một động vật vô hồn, một con vật không hơn không kém. 

    Thực tế đã chứng minh rằng hiện tượng đột biến di truyền đã không lý giải được sự khác biệt quá nhiều giữa các chủng tộc. Từ đó, nhân loại phải được sinh ra từ khởi thủy như muôn loài muôn vật khác hiện hữu trên cõi đời này mà không phải trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa để rồi từ vượn mới thành người. Mặt khác, lý do đột biến di truyền không có giá trị thuyết phục vì ngày nay, khoa học đã xác nhận trong cơ thể các loài vượn nhỏ hay đười ươi ở Trung Phi và ở Đông Nam Á có 24 cặp nhiễm sắc thể trong khi loài người chỉ có 23 cặp nhiễm sắc thể mà thôi. Đặc biệt, trong những cặp nhiễm sắc thể ấy, chỉ có 5 cặp là giống nhau còn hoàn toàn khác nhau nên cho rằng do đột biến di truyền là không thể chấp nhận.(8) Thêm vào đó, khoa học gần đây đã chứng minh rằng người thượng cổ và thái cổ hoàn toàn khác với người hiện đại về vóc dáng cơ thể cũng như trọng lượng của bộ óc nên không có liên hệ gì với “người vượn thái cổ và viễn cổ” cả. Vả chăng, người vượn thượng cổ và viễn cổ đã hoàn toàn tuyệt chủng và khoa Di truyền học chứng minh “Người vượn thượng cổ và viễn cổ” tuyệt chủng vì một lý do nào đó nên khẳng định, họ không phải là tổ tiên của nhân loại. Chính vì vậy, giả thuyết tiến hóa có tính cách bao biện nên không thể đứng vững về mặt lý luận lẫn khoa học nữa.

     Chính vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử nguồn gốc dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung, chúng ta chỉ nghiên cứu từ thời con người hiện đại Homo Sapiens sapiens mà thôi. Căn cứ vào những kết quả khảo cổ đã tìm thấy xương cốt của những người hiện đại ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như ở Comb Capelle nước Pháp xương cốt có niên đại C14 là 34 ngàn năm. Xương cốt tìm thấy ở Liban có niên đại C14 là 28.840 ± 380 năm, ở hang Tabon Phi Luật Tân có niên đại 30.500 ± 1.100 năm, ở hồ Menin Úc châu có niên đại 26.300 ± 1.500 năm và hồ Ayre, hồ Mengo ở Úc có niên đại 35.000 năm. Duy chỉ có một sọ thiếu niên 15 tuổi được xem là cổ nhất được tìm thấy ở hang Niah phía Bắc đảo Kalimantan thuộc Indonesia có độ tuổi C14 là 39.600 ± 1 ngàn năm. Từ thực tế này, học giả W. Howells đã cho rằng trong khi ở Tây Âu, có những dạng người cổ còn đang chuyển biến để trở thành người hiện đại thì ở Đông Nam Á, người hiện đại Homo Sapiens sapiens đã thành hình. Vì vậy, nếu chấp nhận thuyết một trung tâm thì trung tâm đầu tiên, cái nôi của nhân loại chính là ở Đông Nam Á(9). Vả chăng, giới khảo cổ cũng đã tìm thấy ở làng Mả Bá tỉnh Quảng Đông giáp Bắc Việt Nam bây giờ một xương cốt người gần với người hiện đại nhất của người Hoà Bình tức người Tiền Việt Hoabinhian-Protoviets.(10) Người Việt cổ thời Hùng Vương có mặt trên khắp Trung Nguyên, địa bàn của quốc gia Văn Lang cổ đại xưa từ thời đá mới. Những người Việt cổ này đa số có dạng đầu ngắn sọ tròn.  Đó chính là sọ Malay-Viets tức cộng đồng Bách Việt mà J. Needham gọi là liên đoàn các dân tộc Việt hay cộng đồng huynh đệ Bách Việt. Loại hình Malay-Viets hiện đại mà các nhà nhân chủng gọi là loại hình Nam Á là sự hợp chủng và tiến hoá lâu dài. Đó chính là người Việt hiện đại và các dân tộc Đông Nam Á lục địa và hải đảo.(11)

      Năm 1998, giáo sư Chu và các đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu. Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ như sau:(12) 

1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.

 2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam TQ”.

     Năm 2001, giáo sư Lâm Mã Lý một nhà di truyền học công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học “Hệ thống miễn nhiễm Human Leucocytes Antigen HLA ở nhiễm sắc thể 6 (chromosoms qua máu dân Mân Nam (Hoklo), Hakka và các mẫu máu từ nhiều nước kết hợp được trong tổ hoạt động quốc tế về HLA năm 1998”, giáo sư Lý kết luận: “Người Mân Nam Hoklo và Hakka rất gần vói người Việt, Thái và các tộc người Mongoloid Nam Á. Người Đài Loan thuộc dân tộc Mân Việt trong đại chủng Bách Việt hoàn toàn khác với Hán tộc”. Công trình nghiên cứu khác về nguồn gốc chủng tộc dựa vào gen di truyền (DNA) của M. Liu thuộc Mackay Memorial hospital và được Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ quốc gia của Đài Loan tài trợ đã chứng minh là: “ các giống dân miền Hoa Nam, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương có liên hệ gen di truyền khác biệt với chủng tộc Hán ở miền Bắc”.

 

     Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết phục nhất. Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:

1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc.

2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc.  Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.(13)

     Từ cơ sở khoa học này đối chiếu với nguồn sử liệu của thư tịch cổ Trung Quốc, chúng ta có quyền khẳng định rằng Malaysian chính là người Việt cổ. Sách sử cổ Trung Quốc chép về các quốc gia Bách Việt ở khắp Trung nguyên từ cao nguyên Malaya tiến xuống đồng bằng  lưu vực các con sông Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long và Hồng Hà mà J Needham gọi là cộng đồng Bách Việt (Malay-Viets). Công trình nghiên cứu Đại Dương với nạn biển tiến đã khiến cư dân Hòa Bình phải di chuyển lên vùng cao nguyên Malaya nên người Hoà Bình Hoabinhian chính là người Tiền Việt Protoviets, tổ tiên xa xưa của đại chủng Bách Việt. Như vậy, người Việt Nam hiện đại phát tích từ Bắc Việt Nam, thuộc đại chủng Hoabinhian (Proto-viets)=> Malaysian=> Malay-Viets tức Bách Việt có chỉ số sọ trung bình là 82,25 thuộc loại sọ tròn, có dung lượng sọ 1341,48 hoàn toàn khác biệt với Hán tộc có chỉ số sọ là 77,82 và dung lượng sọ là1440 và thuộc loại sọ dài.

     Đặc biệt, các công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà nhân chủng về cội nguồn phát tích của cư dân vùng Đông Nam Á đã làm sáng tỏ một sự thật lịch sử là tất cả cư dân Đông Nam Á đều có chung một cội nguồn chủng tộc. Giáo sư Douglas C. Wallace ở đại học Emory, Atlanta và Georgia đã phát hiện một đột biến di truyền đặc biệt cho lục địa châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII và tRNALYS(9bp deletion beetween the COII/tRNALYS genes(14).  Nhà nhân chủng học Tréjaut đã nghiên cứu về thổ dân Đài Loan, dân Đông Nam Á và dân Đa Đảo.(15) đã công bố một sự thật làm đảo lộn mọi nhân định từ trước đến nay về vấn để này:

1. Thổ dân Đài Loan đã định cư trên 15 ngàn năm.

2. Thổ dân Đài Loan cũng trải qua 3 lần đột biến đặc biệt như dân Mã Lai, dân Đa Đảo mà dân Tầu ở Trung Hoa lục địa không có 3 lần đột biến này.

3. Yếu tố mtDNA B có ở vùng Đông và Đông Nam Eurasia, thổ dân châu Mỹ và dân Đa Đảo.

 4. Nhà nhân chủng Melton và Redd tìm thấy cư dân Đa Đảo có một tỷ lệ cao về sự thất thoát của cặp căn bản số 9 ở hai thể di truyền COII/ tRNA.

     Tạp chí Science Progress đã công bố kết qủa xác định thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đảo và thổ dân châu Mỹ có cùng một ngọn nguồn phát tích, cùng chung một nền văn hoá Lapita (1500-800TC) với đồ gốm thẩm mỹ độc đáo.(16)  Hiện ở Trung tâm văn hoá Đa Đảo ở Hawai còn trưng bày một mẫu thuyền độc mộc đục khoét bọng cây làm thuyền di chuyển, khi ra biển thì ghép 2 thuyền độc mộc lại tạo thế thăng bằng trên mặt biển…

     Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawai và Polynesia thuộc Pháp. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà Việt Nam là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.(17)

  
    Công trình nghiên cứu mã Di truyền mitochondrial của các nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, Anh Quốc, Âu Châu, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Dương và nhiều nước khác trên thế giới đã cho chúng ta kết quả như sau:

1. Việt Nam:

 - Haplogroups chính gồm A, B, C, D.

 - Không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettwe en CO I I tRNA LYS genes”, bp= base pair).

2. Tàu Hoa Bắc (Northern Han Chinese)

- Haplogroups: A, C, D, G, M 8aY và Z.(Tàu Hoa Bắc có tỷ lệ 55% và Tàu Hoa Nam chỉ có 36%).

 - Không có đột biến đặc biệt Á châu.

3. Thổ dân Miền Nam (Hoa Nam Southern Natives):

 - Haplogroups: B, F, R 9a, N 9a (Tàu Hoa Nam có tỷ lệ 55%).

 4. Thái Lan:

- Haplogroups: B

- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS.

5. Thổ dân Miền Nam (Southern East Asia) gồm dân Miến Điện, Hmong-Miên:

- Haplogroups: B, F, M7 và R.

- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS.

 6. Thổ dân Đa Đảo (Polynesian):

 - Haplogroups: B (90%).

 - Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS.

7. Cư dân Đông Nam Á (Southern East Asia):

- Halogroups: B

- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS.

 8. Thổ dân Maya ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ:

 - Haplogroups: A, B, C và D.

 - Không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS.(18) 

 
    Nhà nhân chủng Anne C. Stone và Mark Stoneking nghiên cứu mt DNA của dân tiền sử Oneta rồi so sánh với mt DNA của thổ dân châu Mỹ trước khi Columbus khám phá ra
tân lục địa và thổ dân châu Mỹ hiện tại cho thấy có 4 Haplogroups chính là A, B, C và D.(19)  Đặc biệt, thổ dân châu Mỹ cũng không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/tRNALYS. Nhà nhân chủng S.W. Ballinger và các đồng nghiệp đã phân tích mt DNA của cư dân Đông Nam Á và thổ dân châu Mỹ đã xác định lộ trình di dân của Bách Việt xuống Đông Nam Á rồi sang châu Mỹ.(20) Như vậy, cư dân Hoà Binh Hoabinhian đã phải thiên cư mỗi khi có nạn biển tiến mà 3 lần biển tiến cách đây khoảng 14 ngàn năm, 11.500 năm và 8.500 năm theo 2 hướng sau.

- Một nhánh theo hướng Đông Bắc qua cầu đất Béring vào Mỹ châu  do nạn biển tiến cách đây khoảng 13.500 năm rồi trở thành thổ dân Bắc Mỹ.

 - Nhánh khác theo hướng Nam xuống bán đảo Mallacca Mã Lai Malaysia) rồi vượt biển tới các hoang đảo sau này có tên là Nam Dương Indonesia, Phi Luật Tân (Philippine), Hawai, Đa Đảo, New Zealand rồi sang tới California, Trung Mỹ và Nam Mỹ.(21)

 

V. ĐẠI DƯƠNG HỌC VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC

     Công trình nghiên cứu mới đây về Đại dương học của Stephen Oppenheimer “Thiên đàng ở phương Đông, lục địa bị chìm đắm ở Đông Nam Á” đã làm sáng tỏ bao khúc mắc từ ngàn xưa về nguồn gốc của tộc Việt. Theo Học giả Stephen Oppenheimer thì khoa học nghiên cứu Đại dương ghi nhận 3 lần biển tiến cách nay khoảng 14 ngàn năm, 11.500 năm và 8.500 năm. Mỗi lần biển tiến, cư dân Hòa Bình Hoabinhian phải di chuyển lên vùng đất cao theo 2 hướng Tây Bắc và Đông Bắc. Nạn biển tiến gần đây nhất là 8.500 nãm đã nhận chìm nền văn minh Đông Nam Á cổ đại.(22)

     Lục địa Đông Nam Á thời cổ đại bao gồm cả 2 đại lục: Đại lục SUNDALAND gồm lưu vực sông Cửu Long trải dài xuống Nam Dương và đại lục NANHAILAND bao gồm lưu vực sông Hồng kéo dài đến đảo Hải Nam ngày nay. Lúc đó, vịnh Bắc Việt và vịnh Thái Lan bây giờ là 2 vùng đồng bằng trũng. Khi mực nước biển dâng cao đột ngột đợt cao nhất lên tới 150 mét gây kinh hoàng cho cả nhân loại. Hiện tượng nước biển dâng cao này còn để lại ấn tích trong “Kinh Thánh” về nạn đại hồng thuỷ năm xưa và truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh trong kho tàng cổ tích Việt. Khoa Đại Dương học và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc và Đông Bắc vùng Ngũ Lĩnh. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều nền văn hóa với những phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Protoviets (Hoabinhian) ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân, nhánh khác tiến theo hướng Đông Bắc lên định cư ở Phúc Kiến, Triết Giang, Sơn Đông TQ bây giờ.  Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn Malaya và cổ nhất là Côn Luân (Kunlun) ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.

     Ngay từ năm 1937, nhà nghiên cứu Heine Geldern đã tìm thấy nhiều liên hệ trực tiếp giữa các cư dân quần đảo Marquesas và vùng Đông Nam Á khoảng 660TDL. Geldern cho rằng người Việt vùng Nam Trung Quốc có thể đã đi bằng đường biển tới Tân Tây Lan vào khoảng thế kỷ thứ III TDL vì người Maori có những nghệ thuật giống hệt người Hoa Nam tức là những người Việt cổ cư trú ở miền Nam Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Robert Heine Geldern xác nhận rất nhiều mối liên hệ văn hóa giữa Mỹ Châu và bờ biển Á Đông trong đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa Đông Sơn Việt Nam.  

     William Meacham nhận định rằng người Việt cổ sống ở vùng sông nước và ven duyên hải nên giỏi đi thuyền, khoa khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều dụng cụ đánh bắt cá như dây câu, lưới bắt cá, thuyền độc mộc. Đặc biệt, khi mực nước biển rút dần nhưng vẫn cao hơn lúc trước, tạo thành biển cả khiến nhiều nhóm cư dân phải sống trên các hải đảo ngăn cách với lục địa như Đài Loan với duyên hải TQ, Hải Nam với Bắc Việt Nam, Philippines, Malaysia với Nam Dương quần đảo, Pâques. Sự cần thiết liên lạc đã khiến họ tìm ra những phát minh như cánh buồm, những bánh lái để đi biển khỏi bị giạt ra ngoài biển khơi. Để xác định phương hướng, người Việt cổ đã phát minh ra hải bàn cũng như kỹ thuật hàng hải sớm nhất thế giới mà các nhà nghiên cứu gọi là văn minh biển của người Việt cổ Yueh.  Học giả Carl Sauer sau khi nghiên cứu phân tich những biến chuyển về địa lý của biển Đông đã kết luận: Biển Đông với hai vụ gió mùa hàng năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngàng nông nghiệp, ngư nghiệp và hàng hải. Chính vì vậy, nghề đánh bắt cá cùng với kỹ thuật hàng hải đã đóng góp quan trọng trong tiến trình văn minh Đông Nam Á thời cổ”.(23))

     Theo học giả Wilheim G. Soheim thì cách đây 6 ngàn năm khi nước biển rút dần chia cắt cư dân giữa lục địa với các hải đảo, cư dân Đông Nam Á đã mạo hiểm ra khơi để liên hệ với cư dân ở ngoài hải đảo. Gió bão và hải lưu của biển đông đã cuốn trôi một số người đến Nhật Bản, nhóm khác thì bị giạt sang quần đảo Phillippine, Indonesia và Melanesia. Từ đó, họ lại mang theo đặc trưng của văn hóa Hòa Bình sang các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar thuộc Bắc Phi Châu. Biển Đông của Đông Nam Á thời cổ còn là nơi phát sinh các con đường hàng hải giao tiếp với các nơi ven biển châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương và cả châu Mỹ nữa. Vùng Đông Nam Á giữ vai trò tỏa ra phân tán đi các nơi như trục của cái bánh xe tỏa nan hoa đi khắp nơi, đó chính là lý do tại sao cư dân ở các nơi trên thế giới lại có nhưng điểm giống nhau trong sinh hoạt văn hóa xã hội.

     Trước đó, nhà ngôn ngữ học Pháp Paul Rivet đã dày công nghiên cứu và kết luận rằng Từ vùng Đông Nam châu Á một thứ ngôn ngữ đã được truyền bá đến Nhật Bản, Tamania, Địa Trung hải, châu Phi và châu Mỹ”. Nhà nghiên cứu Charles F Keyes cho rằng Việt Nam là nơi phát khởi nền văn minh Hòa Bình trải rộng khắp Đông Nam Á: Văn hóa thời Tiền sử của toàn vùng Đông Nam Á được chia ra làm nhiều giai đoạn được đặt tên từ những địa danh như Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Thời đại đồ đồng xuất hiện khoảng từ 3.000 đến 2.500 năm TDL ở Đông Nam Á, nghĩa là khởi sự sớm hơn Trung Hoa và Ấn Độ. Biểu tượng chính của nền văn minh này là những trống đồng tìm thấy ở nhiều nơi xa xăm như Sulawesi thuộc Nam Dương quần đảo Những trống đồng này được đúc tại vùng đất nhỏ hẹp Đông Sơn của Việt Nam, từ đó trống được phân phối đi khắp Đông Nam Á theo đường biển”. Nhà nghiên cứu Chester Norman nhận định rằng nền văn minh Hòa Bình thành hình trong thời gian thềm lục địa Sundaland và Nanhailand bị ngập lụt. Từ nhiều ngàn năm trước, cư dân Hòa Bình thời nguyên thủy chỉ biết sống bằng săn bắn hái lượm rồi dần dần trồng trọt ruộng khô trong những vùng thung lũng. Khi mực nước biển dâng cao khiến dân cư tụ lại vùng cao ngày một đông, sự thiếu hụt lương thực khiến cư dân Hòa Bình nảy sinh những phát kiến quan trọng, đó là sự ra đời các giống cây cho hạt, những loại ngũ cốc thuần hóa thích hợp để cấy ruộng nước. Đây là chuyển biến quan trọng mang tính đột phá của nền văn minh Hòa Bình cổ nhất của nhân loại.

     Theo học giả J. Needham thì sau nạn biển tiến, Hoabinhian-Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá, những phát minh quan trọng như nghề trồng lúa nước, thiên văn, kỹ thuật hàng hải, xây cất các đô thị lên địa bàn cư trú mới ở Trung nguyên Trung Quốc và đến các nơi khác để hình thành những nền văn minh cổ đại trên thế giới như Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa gồm: Cách làm quần áo bằng vỏ cây, Tục xâm mình, Đốt rừng làm rẫy, Kỹ thuật làm nương rẫy, Kỹ thuật đào mương dẫn nước vào ruộng, Kỹ thuật thuần hoá trâu để cày bừa, Văn minh trồng lúa nước, Đặc điểm ngôi nhà làng để tụ họp sinh hoạt, Kỹ thuật trồng tre và sử dụng dụng cụ bằng tre, Đặc thù về giống chó đã được thuần hoá, Kỹ thuật làm tranh sơn mài, Văn hoá biển và sông nước, Kỹ thuật đóng thuyền tàu dài, Tục đua thuyền trong các lễ hội, Huyền thoại về con Rồng, Tôn thờ loài Rồng này, Tục thờ cúng ông bà Tiên tổ, Tục giết heo để cúng bái, Tục cầu cúng để có con nối dõi tông đường, Hội mùa Xuân, mùa Thu trai gái lập gia đình, Tục linh thiêng hoá ngọn núi, Văn minh Trống đồng, Kỹ thuật đúc sắt,  Kỹ thuật dùng nỏ bắn tên, Kỹ thuật làm khí giới, mũi tên có tẩm thuốc độc.

 

  VI. KẾT LUẬN

     Qua những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục nói trên cho phép chúng ta kết luận như sau:

1. Niên đại của truyền thuyết về Thần Nông vào thiên niên kỷ thứ IV TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Indonesian (Malaysian). Theo các nhà Tiền Sử học thì Malay-Viets tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (GU-YUE) đã làm chủ biển cả cách đây hơn 7 ngàn năm. Đặc biệt,  Truyền thuyết kể lại rằng bố Lạc dẫn 50 con về “Thủy Phủ”, trước đây chúng ta cho là huyền hoặc thế nhưng địa danh thủy phủ đã được 2 học gỉa người Pháp là P Gouron và J Loubet tìm ra, đó chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ xuyên được in trên bản đồ Atlas 1949.  Sự thật lịch sử này đã được chính nguồn sách sử cổ Trung Hoa xác nhận khi chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.

2. Mặt khác, chính thư tịch cổ Trung Quốc đã thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt (còn gọi là Vu Việt) của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN.

   Chính sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ cộng đồng Bách Việt cư trú khắp trung nguyên, thế mà sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dung ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dung lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương …”. Các nhà sử học Mác Xít đã viết sử rập khuôn sử quan triều Thanh theo nghị quyết của đảng CSVN về sự thành lập nước Văn Lang trong bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam như sau: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phiá Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc”. (24)

3. Kết quả các công trình khảo cổ cho phép chúng ta kết luận là nhà nước Văn Lang đã thành hình từ lâu. Khoa Khảo cổ cho biết rằng người Việt cổ thời Phùng Nguyên đã chế tác nhiều vật đồ đá, đồ xương và một ít đồ đồng như rìu, đục, giáo, lao, qua, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm. Căn cứ trên những đồ gốm, đồ đồng thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn được thám quật ở Bắc Thái và Hạ Lào đã xác định bằng phương pháp vật lý phóng xạ C14 có niên đại khoảng 3.000 năm TDL nghĩa là cách đây 5.000 năm. Như vậy, niên đại thành lập nước Văn Lang vào thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với mốc truyền thuyết là năm 2879 TDL vào giai đoạn đầu thời đại đồ đồng của cộng đồng Bách Việt với nghề nông trồng lúa nước, và nghề luyện kim đồng đã tìm thấy khắp nơi, từ Nam Trung Hoa Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á lục địa và  hải đảo.

4. Năm 1962, G Coedès nguyên Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ công bố kết quả công trình khảo Tiền sử đã minh chứng những gì truyền thuyết kể lại là một sự thật với những kết qủa của những công trình khảo tiền sử trên toàn cõi Á Đông của hàng trăm nhà bác học Khảo cổ, Nhân chủng và Địa chất học. Những nhà bác học này đã đào bới khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn quốc (Triều Tiên) tới Tây vực và từ Tây Bá Lợi Á xuống tới quần đảo Nam Á trong hàng chục năm trời đã tìm kiếm các di chỉ khảo cổ, khai quật những lớp sọ nằm dưới của cư dân đến trước, cư dân đến sau nằm ở trên. Sau khi đo chỉ số sọ và dung lượng sọ đã vẽ lại lộ trình di cư từ cao nguyên Hi Mã Lạp Sơn Himalaya xuống lưu vực các con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử và Cửu Long, đồng thời xác định ngọn nguồn gốc tích chủng tộc đó. Các nhà Khảo Tiền sử đã kết luận: Tất cả các cư dân Nam Á từ Nam Ấn, Môn, Tạng, Miến, Thái, Lào, Miên, Mã Lai, Nam Dương, Célèbres, Việt Nam kể cả đồng bào thiểu số thượng du Bắc Việt đều có cùng một gốc cổ Malaya gọi là Indonesian (chúng tôi gọi là Malaysian chính là cộng đồng Bách Việt MalayViets) là những cư dân Nam Á có chung một chỉ số sọ trung bình là 81,42 và dung lượng sọ có tính cách sọ tròn khác hẳn với các chủng tộc trong vùng”.(25)

     Tất cả chứng cứ khoa học cho phép chúng ta kết luận là giai đoạn đầu thời đại đồ đồng khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại truyền thuyết là 2879 TDL. Đây chính là thời điểm Việt tộc đã nung chảy xã hội nguyên thủy để thành lập một xã hội định chế hoá của quốc gia Văn Lang. Thật vậy, kết quả của những phân tích bằng phóng xạ carbon C14 than tro ở Đồng Dậu cho biết cộng đồng dân cư với nền văn hoá Phùng Nguyên cách đây ít nhất là 3.500 năm. Điều này có nghĩa là họ đã có một cuộc sống ổn định đi vào tổ chức thiết chế xã hội với hình thức nhà nước Văn Lang. Sự xác định của niên đại khảo cổ là khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại thư tịch để chứng minh sự ra đời của nhà nước Văn Lang ít nhất là 3.000 năm TDL chứ không phải vào thế kỷ thứ VII TDL như Đại Việt sử lược đã bị sử quan triều Thanh, Tiền Hi Tộ sửa đổi sự thật lịch sử.

5. Từ truyền thuyết cũng như căn cứ vào các Thần tích và Tộc phả được phối kiểm bởi khoa Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Chủng tộc học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong vùng cho phép chúng ta xác định tính hiện thực của Huyền Thoại Rồng Tiên với cộng đồng Bách Việt (MalayViets). Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc là một sự thật lịch sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaysian tức MalayViets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, lưu, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Địa bàn    trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang), phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

     Sau cùng là Khoa Đại Dương học và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc và Đông Bắc vùng Ngũ Lĩnh. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều nền văn hóa với những phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets  ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân, nhánh khác tiến theo hướng Đông Bắc lên định cư ở Phúc Kiến, Triết Giang, Sơn Đông TQ bây giờ.  Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.

     Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Tiền nhân chúng ta đã từ vùng cao nguyên Hi Mã Lạp sơn tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết  diễn tả qua việc mẹ Âu cùng 50 con ở lại vùng cao, Bố Lạc dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J Loubet và P Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trung Khánh TQ bây giờ.

     Truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc mới đầu tưởng là hoang đường huyền hoặc ngày nay đã trở thành hiện thực, một sự thật lịch sử sau khi đã được thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử và phân tích cấu trúc mã di truyền xác định. Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, một sự thật khách quan của lịch sử được phục hồi làm đảo lộn tất cả nhận thức từ trước tới nay về chủng tộc, nền văn minh nhân loại. Đó là luận chứng khoa học mới nhất về DNA có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau và Việt tộc là một đại chủng mà địa bàn cư trú trải rộng từ châu Á sang tới châu Mỹ với nền văn minh Hòa Bình tỏa rạng khắp thế giới.

 CHÚ THÍCH

 

1. Đại Việt Sử Lược tác gỉa khuyết danh, Bản dịch của Trần Quốc Vương, NXB Thuận Hoá  2001, tr 17.

2. Nhiêu Tông Hiến: Từ Nha chương Bàn qua di vật đất Hán truyền vào Việt Nam) trong Văn hoá Cổ Nam Trung Quốc và vùng phụ cận, NXB Đại học Trung Hoa, Hồng Kông 1994, tr 2.

3. Dr Nguyễn Đệ & Dr Trần thị Nhung : Mitochondrial DNA và Nguồn gốc Việt Nam, trung Hoa và Maya.(Giai phẩm Xuân Kỷ Sửu, Hội Y Nha Dược sĩ Florida 2009 tr 98.

4. Trần Quốc Vượng: Những hằng số cùng sự thăng trầm của văn hoá lịch sử Đông Nam Á, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Đông Nam Á lần thứ nhất.

5. Andréas Lommel: Prehistoric“ In the South there were a number of agratian cultures, of which the Thai was the most powerful, becoming of most importance to the later China…”.

6. Viễn Đông Bác Cổ ( École Francaise d’Extrême Orient B.E.F.O) Hà Nội 1868.

7. W.G.Solheim II: New Light on a forgotten Past, National Geographc Vol.139, No 3, 1971. Reflection  on the new data of Southeast Asia prehistory: Autronesian origins and consequence.A.P.18: 146-160. 1979a: New data on late Southeast Asia prehistory and  their interpretation, JHKAS 8:73-87. Wilhelm G. Solheim H. Ph. D, đăng  ở tạp chí National Geographic Vol 139 n. 3 tháng 3 – 1971, dưới nhan đề “New light on Forgotten Past”:“Tôi đồng ý với Sauer rằng sự thuần thục các thứ cây ở thế giới đã là công trình của nhân dân thuộc văn hóa Hòa bình ở nột địa điểm Đông Nam Á. Tôi không thấy ngạc nhiên nếu sự kiện bắt đầu sớm nhất từ 15.000 năm trước Dương lịch.

“Tôi nghĩ rằng những đồ đá sắc cạnh có sớm nhất tìm thấy ở miền Bắc châu Úc 20.000 năm trước dương lịch nguyên lai thuộc Hòa bình. Người ta hiện biết rằng đồ gốm sớm nhất là thấy ở Nhật bản khoảng 10.000 tr. T.c. Tôi mong rằng khi nào có nhiều phát hiện về văn minh Hòa bình với đồ gốm có dâu dây thừng được qui định thời đại tính, bấy giờ chúng ta sẽ thấy loại đồ gốm ấy là do dân ở Hòa bình chế tạo vào trước 10.000 tr. T.c. Thuyết tập truyền cho rằng tiền sử Đông Nam Á đã di chuyển từ phương Bắc xuống, mang theo những tiến triển quan trọng về nghệ thuật. Tôi thấy rằng văn hóa Nguyên tân thạch hệ (Proro-Neolithic) phía Bắc Trung hoa gọi là văn minh Yang-shao đã do trình độ thấp văn hóa Hòa bình phát triển lên từ miền Bắc Nam Á vào khoảng kỷ nguyên thứ VI hay thứ V tr. T.C. Tôi có ý kiến rằng văn hóa sau này được gọi là Lungshan mà người ta xưa nay vẫn cho nó xuất phát ở Yangshan phía Bắc Trung hoa, rồimới bành trướng sang phía Đông và Đông nam, thì thực ra cả hai nền văn hóa ấy đều phát triển từ căn bản Hòa bình…Việc dùng thuyền độc mộc có lẽ đã được sử dụng trên các dòng sông nhỏ ở Đông Nam Á từ lâu, trước kỷ nguyên thứ V tr. T.c. Tôi tin rằng việc di chuyển bằng thuyền ra ngoài vẻ bắt đầu khoảng 4000 tr. T.c. tình cờ đã đi đến Đài loan và Nhật bản đem theo nghề trồng khoai sọ và có lẽ các hoa mầu khác…Vào khoảng kỷ nguyên thứ III tr. T.C. các dân tộc Đông Nam Á đã lành nghề đi thuyền mới đi sang các đảo Nam dương và Phi luật tân. Họ đem theo kiểu nghệ thuật kỷ hà học như các hình vòng tròn xoáy ốc, hình tam giác và hình chữ nhật vẽ trên đồ gốm, trạm vào gỗ, xâm vào mình, quần áo bằng vỏ cây và sau đến là vải dệt. Đấy là những hình tượng thấy trên đồ đồng ở Đông Sơn (Thanh hóa) mà có giả thuyết cho nó đã từ Đông Âu đưa đến…

Dân tộc Đông Nam Á cũng đã di chuyển sang phía Tây, đạt tới Madagascar có lẽ vào khoảng 2.000 trước. Có lẽ họ đã cống hiến một số cây thuần thục cho nền kinh tế miền Đông Phi châu… Vào khoảng đồng thời ấy có sự tiếp xúc đầu tiên giữa Việt nam và Địa trung hải có lẽ qya đường biển do kết quả của việc thông thương. Một số đồ đồng ít thông dụng xác chứng nguồn gốc từ Địa trung hải cũng đã được tìm thấy ở địa điểm Đông Sơn”.

8. G Coedès : Les Peuples de la peninsula Indochinoise, Paris 1962. . Bình Nguyên Lộc Nguồn gốc Mã lai của dân tộc ta, NXB Bách Bộc Sài Gòn, tr 446-449.

9. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn Gốc Văn minh Việt Nam, NXB Tư Tưởng Australia 2003, tr 292.

10. W. Howells: Origins of the Chinese People “Interpretation of the Recent Evidence”. The Origins of  Chinese Civilisation, University of California Press 1983. 1973a-Cranial Variation in Man, Cambrige, Harvard University Paper of the Peabody Museum, No 67.1973b- The Pacific Islanders, New York: Scribner’s.

11. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn Minh Việt Nam. (Bản đồ Thế giói thời cổ với những địa danh có người Hiện đại, phỏng theo Gs T.R.Tregear, A Geography of China University of London Press) tr27, NXB Tư Tưởng Australia năm 2003.

12. J. Needham: Science and civilization in China, Introduction. History of Science thought, Cambridge, England 1956.

13. J.Y.Chu “ Genetic Relationship of Population in China. The Nation Academy of Sciences USA, Vol 95 Issue 20, 1763-1768, 29 Sep 1998. “Nevertheless, genetic evidence does not support an independence origin of Homo-Sapiens in China. The phylogeny also suggested that it is more likely that ancestor of the populations currenly residing in East China entered from Southeast Asia”.

14. Thuyết trình của BS Trần Đại Sĩ, Giám đốc viện Pháp Á  trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại viện Pháp Á (Institute  Franco-Asiatique Paris)

15. Mitochondrial DNA provides a link betwe en Polynesians and Indigeneous Taiwanese. Tréjaut, JA, KivisildT, Lơ JH, et al PLoS Biol. 2005 3(8)  e281: “Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and indigeous Taiwanese”. Mitochondrial DNA (Deoxyribonucleic Acide) là thể di truyền do 4 chất căn bản sắp theo một thứ tự nhất định cho mỗi loài sinh vật bằng những chuỗi tiếp diễn cặp căn bản (sequence of base pairs). Có 2 loại DNA: DNA trong nhân và DNA trong tế bào chất ở các cơ quan sản xuất năng lượng Mitochondria. Haplotype là một nhóm thể di truyền trong một vị trí của chuỗi tiếp diễn DNA. Đột biến là (mutation) là sự thay đổi các cặp căn bản trong chuỗi tiếp diễn DNA. Những đột biến nhẹ không gây trở ngại cho sự sinh trưởng tế bàoự  stái tạo cặp căn bản. Nó giúp chúng ta theo dõi sự tiến hóa của con người hay sinh vật khác. Loại đột biến này cho phép các nhà nhân chủng học xác định thủt tổ của một sôốdân tôộ trên thêếgiới và sự di dân của họ trên 10 ngàn năm tiền sử. Trên lý thuyết, chúng ta mỗi người có một bản sao Mitochondrial in hệt như thủy tổ nhưng trên thực tế không phải như thế vì những sai lầm trong tái tạo của các chuỗi tiếp diễn các cặp căn bản DNA. Mỗi châu lục có một số Haplotypes riêng biệt như châu Âu (Caucasoid) là H, I, J, K, M,T, U, V, W và X. Châu Phi là L, L1, L2 và L3, châu Á và châu Mỹ có chung Haplotypes gồm A, B, C và D.

16. American Journal of Physical Anthropology Vol. No 9999 (2007), NA: “Mitochondrial DNA diversity and population differentiation in Southern Asia” ( Hui Li, Xiaoyun Cai, Elizaberth r. Winograd, Bo Wen, Xu Cheng, Zhendong Tan, Li).

17- Dr Nguyễn Đệ & Dr Trần thị Nhung : Mitochondrial DNA và Nguồn gốc Việt Nam, trung Hoa và Maya.(Giai phẩm Xuân Kỷ Sửu, Hội Y Nha Dược sĩ Florida 2009 tr93.

18.  Dr Nguyễn Đệ & DR Trần thị Nhung: Sđd tr 93.

19. Founding Amerindian Mitochondrial DNA Lineages I ancient Maya From Xcaret, Quintana Ro o, Angelica Gonzales-Oliver, Lourdes Marqueze-Morfin, Jose c. Jimenez, and Alfonso Torres-Blanco, American Journal of Physical Anthropology, 116-230-235(2001).

- Amerindian mitochondrial DNAs have rate Asian mutations at hight frequences, suggesting they derived from four primary maternal lineages, Schurr TG, Ballinger SW, Gan Ỳ, Hodge JA, Merriwether DA, Lawrence DN, Knowler WC, Weiss KM, Wallace DC, Am. J.Hum, Genet. 1990 Mar; 46(3):613-23).

20. “The 9 bp deletation betwe en COII/tRNA (LYS upper) genes have be en associated with at least two migrations: One moved south along the Asian coastline, eastward into Indonesia and out into Pacific Islands (Hertzberg et al 1989). The other migration went North into Siberia and eventually crossed the Bering land bridge into the New World, yielding the Amerindians (Schurr et al 1990”.

21. Kết quả phân tích cấu trúc di truyền này đã xác nhận những gì tác giả đã viết trong “Nguồn Gốc Việt Tộc” ấn hành năm 1999. Khoa Khảo Tiền sử chứng minh người Indonesian đã di cư xuống Trung nguyên TQ cách đây 6 ngàn năm. Đối chiếu với thư tịch cổ Trung Quốc thì cộng đồng Bách Việt chính là người Indonesian mà chúng tôi gọi là Malaysian cho chính xác. Sở dỉ chúng tôi nói ít nhất là 6 ngàn năm vì khoa đo chỉ số sọ chỉ đo được những sọ cách đây 6 ngàn năm mà thôi. Những sọ trên 6 ngàn năm bị mục rữa hủy hoại nên các nhà bác học không đo được chỉ số sọ.

22. Stephen Oppenheimer: Eden in the East, The Drowned Continents of Southeast Asia, Pheonix, London 1998.

23. C,O.Sauer: Agricultural Origin and Dispersals, 1952 Newyork . American Geographical Society.

24. Lịch Sử Việt Nam tập I. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1985 tr 164 và Tài liệu 40 năm nước CHXHCNVN, NXB Sự Thật Hà Nội). Chính vì viết sử theo nghị quyết nên sử gia Đào Duy Anh trước khi chết đã phải cay đắng thốt lên “Người ta biết tôi vì lịch sử và kết án tôi cũng vì lịch sử”.

25. G Coedès : Les Peuples de la peninsula Indochinoise, Paris 1962. . Bình Nguyên Lộc Nguồn gốc Mã lai của dân tộc ta, NXB Bách Bộc Sài Gòn, tr 446-449.

 



“ TRẢ LẠI NHỮNG GÌ …

 

CỦA LỊCH SỬ CHO LỊCH SỬ”

 

PHẠM TRẦN ANH

 

     Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt đã không những dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng… Lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Sự thật lịch sử này làm đảo lộn mọi nhận thức từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. đến nỗi mà một sử gia thời danh J Needham người có công phục hồi sự thật lịch sử bị che giấu hàng ngàn năm, làm đảo lộn mọi sử sách xưa nay đã phải thốt lên: Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật .!!!”.(1)

      Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử  để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại địa bàn Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Tuy thất bại về quân sự nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là “ Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”.

      Trước đây, Hán tộc vẫn tự hào cho rằng Tứ Thư Ngũ Kinh là của Hán tộc. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu đã phục hồi một sự thật lich sử, Tứ Thư Ngũ Kinh không phải của Hán tộc mà chính là của Việt tộc. Sách Trang Tử kể chuyện Khổng Tử gặp Lão Tử. Khổng Tử nói: “ Khâu này chỉ khảo cứu sâu 6 kinh là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu”. Như vậy thời Khổng Tử Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu đã có từ lâu và được gọi là “Kinh”. Chính bộ “Trung Quốc Văn học Sử” do “Bắc Kinh đại học, Trung văn hệ” biên soạn viết rõ ràng là Tên gọi Thi Kinh là do Hán Nho thêm vào. Sử gia chính thống Hán tộc Tư Mã Thiên viết Xưa kia, Thi vốn có hơn 3 ngàn bài, đến Khổng Tử chỉ lấy 305 bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng.

       Cổ văn Thượng Thư do Lỗ Cung Công con của Lỗ Cảnh Đế tìm thấy khi phá ngôi nhà cũ của Khổng Tử để xây cất lại lớn hơn. Trong bức vách nhà có những sách cổ thời Ngu, Hạ, Thương, Chu … Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ cổ gọi là Khoa Đẩu tự hình con nòng nọc.  Sách Hán Thư, Thiên văn Nghệ chí chép Cổ văn Thượng Thư được tìm thấy trong vách tường nhà Khổng Tử. Khổng An Quốc, hậu duệ của Khổng Tử trước đây đã biết bộ sách này có 29 thiên do Phục Sinh truyền, chưa kể Thái Thệ còn thừa ra 16 thiên, tính ra 45 quyển, 58 thiên không kể bài tựa …, nay lại được thêm 16 quyển”. Như vậy, rõ ràng là Ngũ Kinh có trước thời Khổng Tử và được viết bằng lối chữ “Khoa Đẩu” là lối chữ viết theo hình dáng của con nòng nọc của Việt tộc thời xa xưa. Lối chữ “Nòng Nọc” của người Việt cổ cùng với nền văn hóa Hòa Bình đã lan truyền khắp Trung Đông, góp phần tạo nên những nền văn minh …

 

     Chính“Vạn thế Sư biểu” Khổng Tử là người thầy muôn đời của Hán tộc cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, sao chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra. Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy ..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó.... Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man với lối sống du mục.ngay trong giới quí tộc chứ đừng nói đến bình dân. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn sao chép Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu.

      THẾ NHƯNG SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC PHỤC HỒI khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính một vị vua của Hán tộc, Hán Hiến Đế đã phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.

       Ngày nay, hầu hết các học giả, các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới đều cho rằng văn hoá Trung Quốc phát nguyên từ văn hóa Việt ở miền Nam Trung Quốc. Các sử gia Trung Quốc thời trước cố tình không thừa nhận một sự thực, đó là sự đóng góp to lớn của cư dân Hoa Nam tức người Việt cổ trong việc hình thành tạo dựng nền văn minh Trung Hoa. Học giả Eicks Kedt nhận định rằng “Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của “Đại Hán” sinh ở Long Môn thuộc Sơn Tây nên nhất quyết từ chối không để lại bất kỳ một tài liệu gì về dân Mạn Nam. Hầu như tất cả người Tàu mạn Bắc đều như vậy.  Eicks Kedt tiếc rằng những học giả Âu Tây chỉ biết ngốn nghiến sử liệu của Tư Mã Thiên hay những sử gia khác mà không chú ý đến việc bẻ quặt do sự bỏ sót nhiều sự kiện, nhất là khi nói đến các dân Man Di ngoài Hán tộc. Lý do của sự bỏ sót đó là họ đã xem Nho giáo xuyên qua lăng kính nhuộm đẫm màu Hán tộc nên chỉ nhìn nhận để có những gì thuộc miền Bắc nước Tàu mà thôi”.

       Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc khác là Terrien de la Couperie trong tác phẩm “Những ngôn ngữ trước Hán” đã nhận định: Người Hán ngại nhìn nhận sự có mặt của những cư dân không phải là Hán tộc sống độc lập ngay giữa miền họ cai trị. Tuy họ không thể giấu được sự kiện là họ đã xâm lăng, nhưng họ đã quen dùng những danh từ đao to búa lớn, những tên địa dư rộng để bịt mắt những độc giả không chú ý, hầu che đậy buổi sơ khai tương đối bé nhỏ của họ. Muốn tìm hiểu các cư dân đó thì chỉ còn cách là đi dò tìm vết tích còn quá ít vì cho tới nay, người ta ít chú ý tới sự quan trọng lịch sử của các chủng tộc tiền Hán trừ một hai chuyện gây sự tò mò mà thôi”. Terrien de la Couperie kết luận: “Niềm tin là Trung Quốc vốn lớn lao mãi từ xưa và thường xuyên là như thế chỉ là một huyền thoại. Trái ngược lại, đó là việc mới xảy ra về sau này. Văn minh Trung quốc không phải tự nó sinh ra mà chính là kết quả của sự thâu hoá. Việc thâu hoá thì ngày nay được nhiều người công nhận, còn thâu hoá từ đâu thì trước đây cho là từ phía Tây nhưng về sau này, nhiều người cho là từ văn hoá Đông Nam …”

     Học giả Andreas Lommel trong tác phẩm “Tiền sử” (Prehistoric) đã nhận định cái gọi là nền văn hoá Trung Hoa do 8 nền văn hoá khác hợp lại mà thành:(2)

 1. Nền văn hoá Tung-Xích từ Đông Bắc đến, tập trung ở Hà Bắc (Hopei) và Sơn Đông (Shangtung). Tộc người này trước chuyên về săn bắn sau chuyển sang chăn nuôi, đặc biệt là nuôi heo.

 2. Nền văn hoá Mông Cổ của tộc người chuyên săn bắn sống đời du mục. Nền văn hoá này tập trung nhiều nhất ở Sơn Tây và Nội Mông.

 3. Nền văn hoá Thổ (Turkish) của tộc người chuyên sống đời du mục, săn bắn và trồng lúa Tắc( Millet), họ đã thuần hoá ngựa khoảng 2.500 năm TDL. Theo ông thì nền văn hoá này góp phần lớn cho sự hình thành nền văn hoá Hán và Hán tộc sau này.

 4. Nền văn hoá Tây Tạng (Tibetan) của tộc người chuyên về chăn nuôi dê cừu, phần lớn tập trung tại miền núi của các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc và Tứ Xuyên.

      Còn lại 4 nền văn hoá gọi chung là văn hoá phương Nam bao gồm nhiều chủng tộc như tộc người Nhao chuyên về săn bắn, tộc người Dao vừa săn bắn vừa hái lượm và một tộc người chuyên về nghề trồng lúa nước mà theo Lommel cho là tổ tiên của người Thái, người Miến (Shan) và người Lào sau này thành lập các quốc gia Thái Lan, Miến Điện và Ai Lao. Lommel cũng cho rằng tổ tiên của người Việt sau này là do người Thái và người Dao hợp thành ..! Theo Lommel thì Phương Nam có nền văn hoá nông nghiệp mạnh mà Thái là tộc người tiêu biểu. Chính tộc người này trở nên thành phần quan trọng nhất tại Trung Quốc. Theo ông có 2 tộc người, một từ Tây Bắc là tộc Thổ (Turc) giỏi về chiến tranh, biết thuần hoá ngựa và thiên về săn bắn và một tộc người từ phương Nam giỏi về canh nông. Đây là 2 tộc người chính tạo nên nước Trung Quốc ngày nay mà tộc người Tây Bắc là chính yếu”.

      Nhận định trên của Lommel tuy có phần chính xác nhưng còn nhiều phiến diện sai lầm. Thực ra, cư dân gốc Thổ Turc hợp củng với Mongoloid tạo thành Hán tộc còn cư dân phương Nam chính là Bách Việt bị Hán tộc thống trị và nên văn hoá phương Nam chính là nền văn hoá của Bách Việt ở phương Nam kể cả nên văn hoá mà Lommel nói là Tung Xích thực ra của chi Lạc bộ Trãi mà thư tịch cổ Trung quốc gọi là “Rợ Đông Di” cũng chính là nền văn hoá của Bách Việt. Tộc người mà Lommel gọi là tộc Thái chính là chi Âu Việt trong Bách Việt, tên Thái chỉ mới có sau này mà thôi, sau khi thiên cư xuống phương Nam.

      Trong tác phẩm vĩ đại “Science and Civilization in China”, nhà sử học lừng danh Joseph Needham đã nhận định rằng nền văn hoá Trung Hoa được hình thành nhờ 6 nền văn hoá cổ đại:

 Thứ nhất là nền văn hoá Tung Gu Xích phương Bắc ảnh hưởng đến lối sống của người Ngưỡng Thiều và Long Sơn.

 Thứ hai là nền văn hoá du mục của người Thổ từ Tây Bắc đến.

 Thứ ba là nền văn hoá Proto-Tibetan tức cổ Tạng đến từ phương Tây.

 Thứ tư, năm và sáu là từ phương Nam và Đông Nam lên.

 Theo học giả J.Needham thì Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá lên địa bàn cư trú mới.

  Điểm quan trọng được nhấn mạnh ở đây là khác với Lommel, J. Needham khẳng định rằng: “ 3 nếp sống văn hoá này đem vào Trung Hoa thời Tiền sử mang yếu tố “Biển” rõ rệt và có thể mô tả bằng một chữ, đó là chữ “VIỆT” mà trước kia thường gọi sai lầm là Thái cổ  (ProtoThai)”. Học giả lừng danh này còn chú thích rõ chữ Việt nay là quốc hiệu của một nước vùng Đông Nam châu Á: Nước Việt Nam ngày nay.

      Tóm lại, người Trung Quốc mà ta thường gọi là Tàu (Hán tộc) không phải là một chủng thuần tuý và cũng không có một văn hoá riêng biệt nào. Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ triều đại Thương là một tộc người du mục kết quả của sự phối hợp chủng giữa Nhục Chi và Huns (Mông cổ). Kế tiếp là triều Chu cũng là một tộc du mục có hai dòng máu Mông Cổ và Hồi (Turc). Sau khi Mông Cổ chiếm được Trung Quốc đã thành lập triều Nguyên rồi khi Mãn Châu diệt triều Minh lại thành lập triều Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nói lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lăng và bành trướng đồng thời cũng bị xâm lăng nhưng tất cả kẻ chiến thắng bị sức mạnh của văn hoá của dân bị trị khuất phục để rồi tự đồng hoá với cư dân bản địa cuối cùng trở thành  Hán tộc mà ta thường gọi là người Tàu. Văn hóa của cư dân bị trị đây là văn hóa Bách Việt. Giáo sư Wolfram Eberhard trong tác phẩm “Lịch sử Trung Quốc” đã nhận định: Ý kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản sinh ra nền văn minh cao đại hoàn tự lực do những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững, mà nó phải chịu cùng một số phận như những thuyết cho rằng họ đã thâu nhận của Âu Tây. Hiện nay, người ta biết rằng xưa kia không có một chủng tộc Tàu, cũng chẳng có đến cả người Tàu nữa, y như trước đây 2.000 năm không có người Pháp, người Suisse vậy. Người Tàu chỉ là sản phẩm của sự pha trộn dần theo một nền văn hoá cao hơn mà thôi”.

 

     Chính sử gia Trung quốc, Chu Cốc Thành trong “Trung Quốc Thông sử” viết: Viêm tộc (Việt tộc) đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên có thể xem là chủ nhân đầu tiên. Khi Viêm Việt đã định cư, Hán tộc còn sống du mục tại vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau họ theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Việt tộc. Nhà nghiên cứu La Hướng Lâm người Trung Quốc trích dẫn “Việt tỉnh Dân tộc Khảo nguyên” của Chung Độc Phật cho biết Cả miền đất châu Kinh (đất nước Sở), châu Dương (đất nước Việt) và châu Lương (đất nước Quì Việt) nghĩa là tất cả lưu vực sông Dương Tử từ Vạn Huyện ở Tứ Xuyên trở xuống đều là giống người Việt ở cả. Sách Hoa Dương Quốc chí chép miền Nam Trung gồm Quí Châu, Vân Nam là đất Di Việt xưa. Vùng đất này gồm hơn 1 chục vương quốc như Điền Bộc, Cú Đinh, Dạ Lang, Diệp Du, Đồng Sư, Việt Tuỷ …”.

      Sự thực lịch sử này đã được thư tịch cổ và khoa khảo Tiền sử xác nhận là Việt tộc theo sông Dương Tử tiến về phía Đông thành lập 7 tỉnh lưu vực sông Dương Tử gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy và Triết Giang. Dần dần Việt tộc tiến lên Hoa Bắc thành lập 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc và phía Nam thành lập các tỉnh lưu vực Việt Giang gồm Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến.

      Ngày nay, các nhà nghiên cứu như VK Tinh, Wang Kwo Wu và cả nhà văn nổi tiếng Quách Mạt Nhược đều xác định là hầu hết các huyền thoại về các vị Vua cổ xưa nhất không thấy ghi trên giáp cốt đời Thương, mà chỉ ghi vào sách vở về sau này, khoảng từ thế kỷ thứ IV TDL, tức là thời kỳ xuất hiện các quốc gia Bách Việt thời Xuân Thu Chiến quốc. Thực tế lịch sử này cho thấy những huyền thoại cổ xưa là của Việt tộc vì nếu là tổ tiên Hán tộc thì đã phải ghi trên giáp cốt đời Thương cũng như trong các sử sách, cốt tự văn hoặc chữ tạc trên đồ dùng. Chính vì vậy mà nhóm Tân học gọi là Nghi cổ phái thành lập năm 1920 do Quách Mạt Nhược chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Thật vậy, huyền thoại về thủy tổ Bàn Cổ mới được nói đến trong quyển “Tam Hoàng”, kể cả Phục Hi, Nữ Oa cũng không hề được nhắc tới trong các sách cổ xưa như Kinh Thi, Trúc thư kỷ niên và cũng không hề thấy xuất hiện trong đồ đồng hoặc bốc từ. Viêm Đế Thần Nông mới được Mạnh Tử thời Xuân Thu Chiến quốc nhắc tới còn Hoàng Đế chỉ biết tới vào thế kỷ thứ III TDL khi Tư Mã Thiên đưa vào bộ “Sử ký” của Tư Mã Thiên.

      Tháng 2-1971, các nhà khảo cổ tìm được ở Liu-ch'êng-ch'iao Trường Sa thuộc vùng Hồ Nam một “Cái Qua” còn nguyên vẹn. Trong tác phẩm "Cultural Frontiers in Ancient East Asia" của William Watson viết về những đồ vật đào lên tại tỉnh Hồ Nam trong đó có một cái qua có khắc tên một vị vua tên là Nhược Ngao. Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện viết rõ là vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Điều này chứng tỏ thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử.

      Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải xác nhận là nền văn hoá của họ là do hàng trăm dân tộc góp phần tạo dựng nhưng văn hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể. Thế nhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại cho rằng nơi phát nguyên văn hoá Tàu là ở miền Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trãi chứ không phải ở miền Tây Bắc (Thiểm tây) như quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Sử Trung quốc vẫn cho rằng 3 triều đại Hạ, Thương, Chu là những triều đại đầu tiên của Trung Quốc theo thứ tự, nhưng Kwang Chih Chang khám phá ra thì không phải là như vậy mà đó chỉ là 3 trong nhiều nhóm chính trị đại diện cho các chủng tộc đối nghịch tranh giành ảnh hưởng mà thôi, còn văn hoá thì đều theo như Di Việt nghĩa là cũng thờ thổ thần và cây linh.

      Theo Công trình mới nhất “Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa”, tổng kết trong Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới tổ chức tại Berkeley năm 1978, thì  “ Không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”. Tương truyền Thần Nông phát xuất ở miền Tây Tạng (Tibet) đi vào Trung Nguyên qua ngã Tứ Xuyên tới định cư ở Hồ Bắc bên bờ sông Dương Tử, còn theo dân gian thì ông Bàn cổ chính là ông Bành tổ. Theo dân gian truyền tụng thì mồ mả của ông còn ở đâu đó miền rừng núi Ngũ Lĩnh. Bàn cổ mới được đưa vào lịch sử Trung Quốc đời Tam Quốc trong quyển “Tam Ngũ lược Kỷ” của Từ Chỉnh và theo Kim Định thì Phục Hi, Nữ Oa đều xuất thân từ Di Việt ở châu Từ miền Nam sông Hoài.

       Việt tộc là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã cư ngụ rải rác khắp Trung nguyên (lãnh thổ Trung Cộng bây giờ) từ lâu trước khi Hán tộc du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh đuổi nhà Hạ của Việt tộc để thành lập triều Thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên sử gia “Đại Hán” đã mạo nhận Hoàng Đế nguyên là vị thần được dân gian tôn kính là tổ tiên của Hán tộc (Tàu) nên xem nhà Hạ là của Tàu. Thế rồi họ thêm chữ Hoa là một hình dung từ chỉ sự cao sang vinh hiển để trước chữ Hạ để chỉ nền văn minh Hoa Hạ cao đẹp của Việt tộc là của họ. Bản chất của đế quốc “Đại Hán” là xâm lược và bành trướng suốt dòng lịch sử nên hết triều Thương rồi đến Chu, Tần, Hán đã liên tiếp xâm lược đẩy lùi Việt tộc xuống phương Nam. Năm 939 chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử mở đầu thời kỳ độc lập của dân tộc. Hán tộc đã bao lần xâm lược nước ta nhưng đều thất bại thảm hại. Ngày nay, Trung Cộng lại xâm lấn lãnh thổ Việt Nam với sự tiếp tay của tập đoàn CS Việt gian bán nước, thế nhưng sau khi dẹp kẻ nội thù toàn dân Việt sẽ giáng cho đế quốc mới Trung Cộng bài học lịch sử để đời như bao lần thảm bại ê chề trong lịch sử.

      Một sự thật lịch sữ mới được khoa học xác nhận đã làm đảo lộn những giả thuyết nhận định từ xưa tới nay về Nguồn gốc tộc Việt. Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về phân tích cấu trúc di truyền DNA của Việt tộc đã xác định một lần nữa là Việt tộc là một đại chủng và hoàn toàn khác biệt với Hán tộc. Chúng ta cùng tìm về cội nguồn phát tích Việt tộc qua truyền thuyết, thư tịch Trung Quốc, Văn hoá Khảo cổ, Tiền Sử học và cuối cùng là mã di truyền DNA sau đây:

 1. Niên đại của truyền thuyết về Thần Nông vào thiên niên kỷ thứ IV TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Indonesian (Malaysian). Theo các nhà Tiền Sử học thì Malay-Viets tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (GU-YUE) đã làm chủ biển cả cách đây hơn 7 ngàn năm. Đặc biệt,  Truyền thuyết kể lại rằng bố Lạc dẫn 50 con về “Thủy Phủ”, trước đây chúng ta cho là huyền hoặc thế nhưng địa danh thủy phủ đã được 2 học gỉa người Pháp là P Gouron và J Loubet tìm ra, đó chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên được in trên bản đồ Atlas 1949.  Sự thật lịch sử này đã được chính nguồn sách sử cổ Trung Hoa xác nhận khi chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.

 2. Mặt khác, chính thư tịch cổ Trung Quốc đã thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt (còn gọi là Vu Việt) của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN. Chính sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ cộng đồng Bách Việt cư trú khắp trung nguyên, thế mà sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn Lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dung ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dung lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương …”(3). Các nhà sử học Mác Xít đã viết sử rập khuôn sử quan triều Thanh theo nghị quyết của đảng CSVN về sự thành lập nước Văn Lang trong bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam như sau: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phiá Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc”.(4)

 3. Kết quả các công trình khảo cổ cho phép chúng ta kết luận là nhà nước Văn Lang đã thành hình từ lâu, ít nhất là 5 ngàn năm lịch sử. Khoa Khảo cổ cho biết rằng người Việt cổ thời Phùng Nguyên đã chế tác nhiều vật đồ đá, đồ xương và một ít đồ đồng như rìu, đục, giáo, lao, qua, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm. Căn cứ trên những đồ gốm, đồ đồng thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn được thám quật ở Bắc Thái và Hạ Lào đã xác định bằng phương pháp vật lý phóng xạ C14 có niên đại khoảng 3.000 năm TDL nghĩa là cách đây 5.000 năm. Như vậy, niên đại thành lập nước Văn Lang vào thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với mốc truyền thuyết là năm 2879 TDL vào giai đoạn đầu thời đại đồ đồng của cộng đồng Bách Việt với nghề nông trồng lúa nước, và nghề luyện kim đồng đã tìm thấy khắp nơi, từ Nam Trung Hoa Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á lục địa và  hải đảo

 4. Năm 1962, G Coedès nguyên Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ công bố kết quả công trình khảo Tiền sử đã minh chứng những gì truyền thuyết kể lại là một sự thật lịch sử với những kết qủa của những công trình khảo tiền sử trên toàn cõi Á Đông của hàng trăm nhà bác học Khảo cổ, Nhân chủng và Địa chất học. Những nhà bác học này đã đào bới khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn quốc (Triều Tiên) tới Tây vực và từ Tây Bá Lợi Á xuống tới quần đảo Nam Á trong hàng chục năm trời đã tìm kiếm các di chỉ khảo cổ, khai quật những lớp sọ nằm dưới của cư dân đến trước, cư dân đến sau nằm ở trên. Sau khi đo chỉ số sọ và dung lượng sọ đã vẽ lại lộ trình di cư từ cao nguyên Hi Mã Lạp Sơn Himalaya xuống lưu vực các con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử và Cửu Long, đồng thời xác định ngọn nguồn gốc tích chủng tộc đó. Các nhà Khảo Tiền sử đã kết luận: Tất cả các cư dân Nam Á từ Nam Ấn, Môn, Tạng, Miến, Thái, Lào, Miên, Mã Lai, Nam Dương, Célèbres, Việt Nam kể cả đồng bào thiểu số thượng du Bắc Việt đều có cùng một gốc cổ Malaya gọi là Indonesian (chúng tôi gọi là Malaysian chính là cộng đồng Bách Việt MalayViets) là những cư dân Nam Á có chung một chỉ số sọ trung bình là 81,42 và dung lượng sọ có tính cách sọ tròn khác hẳn với các chủng tộc trong vùng”.(5)

 Tất cả chứng cứ khoa học cho phép chúng ta kết luận là giai đoạn đầu thời đại đồ đồng khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại truyền thuyết là 2879 TDL. Đây chính là thời điểm Việt tộc đã nung chảy xã hội nguyên thủy để thành lập một xã hội định chế hoá của quốc gia Văn Lang. Thật vậy, kết quả của những phân tích bằng phóng xạ carbon C14 than tro ở Đồng Dậu cho biết cộng đồng dân cư với nền văn hoá Phùng Nguyên cách đây ít nhất là 3.500 năm. Điều này có nghĩa là họ đã có một cuộc sống ổn định đi vào tổ chức thiết chế xã hội với hình thức nhà nước Văn Lang. Sự xác định của niên đại khảo cổ là khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại thư tịch để chứng minh sự ra đời của nhà nước Văn Lang ít nhất là 3.000 năm TDL chứ không phải vào thế kỷ thứ VII TDL như Đại Việt sử lược đã bị sử quan triều Thanh, Tiền Hi Tộ sửa đổi sự thật lịch sử.

 5. Từ truyền thuyết cũng như căn cứ vào các Thần tích và Tộc phả được phối kiểm bởi khoa Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Chủng tộc học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong vùng cho phép chúng ta xác định tính hiện thực của Huyền Thoại Rồng Tiên với cộng đồng Bách Việt (MalayViets). Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc là một sự thật lịch sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaysian tức MalayViets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, lưu, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Địa bàn    trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang), phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

      Sau cùng là Khoa Đại Dương học(6)và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên cao nguyên Malaya hướng Tây Bắc và Đông Bắc vùng Ngũ Lĩnh. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều nền văn hóa với những phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets  ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân, nhánh khác tiến theo hướng Đông Bắc lên định cư ở Phúc Kiến, Triết Giang, Sơn Đông TQ bây giờ.  Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.

      Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Tiền nhân chúng ta đã từ vùng cao nguyên Hi Mã Lạp sơn tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết  diễn tả qua việc mẹ Âu cùng 50 con ở lại vùng cao, Bố Lạc dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J Loubet và P Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trung Khánh TQ bây giờ.

      Kết quả mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định Việt tộc hoàn toàn khác hẳn với Hán tộc. Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc (Intrapopulatinal genetic divergence 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.(7) Chính vì vậy, Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông và cả châu Mỹ nữa (8).

   Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có Haplogroups chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettwe en CO I I tRNA LYS genes”, bp= base pair). Cư dân Nam Trung Hoa tức người Hán ở Hoa Nam, Đài Loan, Cư dân Đông Nam Á gồm Miến Điện, Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halogroup A, B, C, D (9) và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA).(10)

      Truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc mới đầu tưởng là hoang đường huyền hoặc ngày nay đã trở thành hiện thực, một sự thật lịch sử sau khi đã được thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử và phân tích cấu trúc mã di truyền xác định. Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, một sự thật khách quan của lịch sử được phục hồi làm đảo lộn tất cả nhận thức từ trước tới nay về chủng tộc, nền văn minh nhân loại. Đó là luận chứng khoa học mới nhất về DNA có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau và Việt tộc là một đại chủng mà địa bàn cư trú trải rộng từ châu Á sang tới châu Mỹ với nền văn minh Hòa Bình tỏa rạng khắp thế giới.

      Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy sự thật lịch sử là Việt tộc là một đại chủng và “ cái gọi là nền văn minh Trung Quốc” lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

 

CHÚ THÍCH

 

1. J. Needham: Science and civilization in China, Introduction. History of Science thought, Cambridge, England 1956.

2. Andréas Lommel: Prehistoric“ In the South there were a number of agratian cultures, of which the Thai was the most powerful, becoming of most importance to the later China…”.

3. Đại Việt Sử Lược tác gỉa khuyết danh, Bản dịch của Trần Quốc Vương, NXB Thuận Hoá  2001, tr 17.

4. Lịch Sử Việt Nam tập I. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1985 tr 164 và Tài liệu 40 năm nước CHXHCNVN, NXB Sự Thật Hà Nội). Chính vì viết sử theo nghị quyết nên sử gia Đào Duy Anh trước khi chết đã phải cay đắng thốt lên “Người ta biết tôi vì lịch sử và kết án tôi cũng vì lịch sử”.

5. G Coedès : Les Peuples de la peninsula Indochinoise, Paris 1962. . Bình Nguyên Lộc Nguồn gốc Mã lai của dân tộc ta, NXB Bách Bộc Sài Gòn, tr 446-449.

6. Stephen Oppenheimer: Eden in the East, The Drowned Continents of Southeast Asia, Pheonix, London 1998.

7. Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and Indigeneous Taiwanese. Tréjaut, JA, KivisildT, Lơ JH, et al PLoS Biol. 2005 3(8)  e281: “Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and indigeous Taiwanese”. Mitochondrial DNA (Deoxyribonucleic Acide) là thể di truyền do 4 chất căn bản sắp theo một thứ tự nhất định cho mỗi loài sinh vật bằng những chuỗi tiếp diễn cặp căn bản (sequence of base pairs). Có 2 loại DNA: DNA trong nhân và DNA trong tế bào chất ở các cơ quan sản xuất năng lượng Mitochondria. Haplotype là một nhóm thể di truyền trong một vị trí của chuỗi tiếp diễn DNA. Đột biến là (mutation) là sự thay đổi các cặp căn bản trong chuỗi tiếp diễn DNA. Những đột biến nhẹ không gây trở ngại cho sự sinh trưởng tế bàoự  stái tạo cặp căn bản. Nó giúp chúng ta theo dõi sự tiến hóa của con người hay sinh vật khác. Loại đột biến này cho phép các nhà nhân chủng học xác định thủy tổ của một số dân tộc trên thế giới và sự di dân của họ trên 10 ngàn năm tiền sử. Trên lý thuyết, chúng ta mỗi người có một bản sao Mitochondrial in hệt như thủy tổ nhưng trên thực tế không phải như thế vì những sai lầm trong tái tạo của các chuỗi tiếp diễn các cặp căn bản DNA. Mỗi châu lục có một số Haplotypes riêng biệt như châu Âu (Caucasoid) là H, I, J, K, M,T, U, V, W và X. Châu Phi là L, L1, L2 và L3, châu Á và châu Mỹ có chung Haplotypes gồm A, B, C và D.

8. W.G.Solheim II: New Light on a forgotten Past, National Geographc Vol.139, No 3, 1971. Reflection  on the new data of Southeast Asia prehistory: Autronesian origins and consequence.A.P.18: 146-160. 1979a: New data on late Southeast Asia prehistory and  their interpretation, JHKAS 8:73-87. Wilhelm G. Solheim H. Ph. D, đăng  ở tạp chí National Geographic Vol 139 n. 3 tháng 3 – 1971, dưới nhan đề “New light on Forgotten Past”.

9. American Journal of Physical Anthropology Vol. No 9999 (2007), NA: “Mitochondrial DNA diversity and population differentiation in Southern Asia” ( Hui Li, Xiaoyun Cai, Elizaberth r. Winograd, Bo Wen, Xu Cheng, Zhendong Tan, Li).

. Founding Amerindian Mitochondrial DNA Lineages I ancient Maya From Xcaret, Quintana Ro o, Angelica Gonzales-Oliver, Lourdes Marqueze-Morfin, Jose c. Jimenez, and Alfonso Torres-Blanco, American Journal of Physical Anthropology, 116-230-235(2001).

10. Amerindian mitochondrial DNAs have rate Asian mutations at hight frequences, suggesting they derived from four primary maternal lineages, Schurr TG, Ballinger SW, Gan Ỳ, Hodge JA, Merriwether DA, Lawrence DN, Knowler WC, Weiss KM, Wallace DC, Am. J.Hum, Genet. 1990 Mar; 46(3):613-23).

. “The 9 bp deletation betwe en COII/tRNA (LYS upper) genes have be en associated with at least two migrations: One moved south along the Asian coastline, eastward into Indonesia and out into Pacific Islands (Hertzberg et al 1989). The other migration went North into Siberia and eventually crossed the Bering land bridge into the New World, yielding the Amerindians (Schurr et al 1990”.

 

Năm 1991, tạp chí National Geographic nổi tiếng của Hoa Kỳ đã cho ấn hành bản đồ Trung Quốc trong đó ghi rõ sự xâm lấn bành trướng của họ. Bản đồ “History of China” đã cung cấp một chứng liệu lịch sử rõ ràng là lãnh thổ Trung Quốc thời Chu rất nhỏ trên lưu vực phía Bắc sông Hoàng Hà. Trong khi chính National Geographic lại ghi rõ tộc Việt định cư ở lưu vực sông Dương Tử đã đinh cư định canh từ hơn 5 ngàn năm TDL và là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới “5000 B.C.Farmers along the Chang Jiang (Dương Tử) are the first to grow rice”.

 

 

 

 

 

Tên vùng Thủy Phủ (Suifu) ghi rõ trong Bản đồ Bán đảo Đông Dương và Nam Trung Quốc của New International ATLAS of the World Geographical Publishing Company 1949. Theo truyền thuyết thì Bố Lạc dẫn 50 con về Thủy Phủ chính là Cảng Thành Đô, Phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ. Thời đó, tất cả vùng đất này còn ngập nước mênh mông như biển ở phương Nam nên sách sử gọi là vùng Nam Hải.








Nguồn: nhatnguyen.yolasite.com

Phạm Trần Anh
http://www.vietnamngaymai.wordpress.com
http://www.phamtrananh.net


 



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Việt Tộc Là Một Đại Chủng
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt