Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888

 www.vietnamvanhien.net






Thơ Vô Đề

     Tác Giả Vô Danh



Ðây là công trình làm việc suốt hai mươi năm trời của tôi. Phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị quản thúc. Tôi nghĩ rằng không phải ai khác mà chính chúng tôi, những nạn nhân, có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi, hiện nay vẫn còn đang bị áp chế và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một hy vọng là nhìn thấy thế giới ý thức được rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng khiếp của nhân loại.


http://thovodetacgiavodanh.blogspot.com








Mục Lục 192 Bài Thơ Vô Đề và 188 Đỏan Khúc của Tác Giả Vô Danh

Mục Lục 192 Bài Thơ Vô Đề & 188 Đỏan Khúc của Tác Giả Vô Danh (bị đánh cắp)

Chú ý: Nguyễn Chí Thiện & Nguyễn Ngọc Bích đánh tráo và đánh cắp thi phẩm Vô Đề của tác giả Vô Danh. Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Ngọc Bích đã Diễn, Dịch sai lạc cả Lời lẫn Ý thơ, Xóa , Sửa, Pha, Trộn, in ấn trái phép, đánh cắp tác quyền của thi sĩ Vô Danh. Trong tất cả những tập " Hoa Địa Ngục " và "hạt máu Thơ" do Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Ngọc Bích in ấn, xuất bản có lẫn lộn 192 bài thơ & 188 đỏan khúc của tác giả Vô Danh bị chế biến trộn chung với "thơ vè" của Nguyễn Chí Thiện. ( xin xem phần Nghi Án Văn Học Thơ Vô Đề).

* 1- Đồng lầy (1972)
* 2- Như mũi tên...(1968)
* 3-Tôi chưa sống...(1969)
* 4-Bước theo nỗi buồn...
* 5-Tôi nhắm mắt...(1969)
* 6-Không một chỗ...(1967)
* 7-Ngủ thức đêm ngày...(1970)
* 8-Cuộc cờ nhân loại...(1975)
* 9-Trái tim tôi... (1965)
* 10a-Tôi không tiếc..-.(1971)
* 11-Đêm nằm nghe... -(1974)
* 12-Những võ sĩ... -(1971)
* 13-Cửa đời muôn ngả... -(1970)
* 14-Từ tư tưởng... -(1971)
* 15-Đêm rừng... -(1968)
* 16-Núi -(1973)
* 17-Cây - (1974)
* 18-Xưa Lý Bạch... (1967)
* 19-Mẹ tôi... (1963)
* 20-Anh gặp em...(1965)
* 21-Nhắm mắt là...(1968)
* 22-Thương đôi mắt...(1964)
* 23-Thời gian hỡi...(1960)
* 24-Chuyên chính vội may...(1962)
* 25-Con người không thể tưởng...(1970) (1976)
* 26-Sao có thể sống...(1968)
* 27-Mỗi lầm lỡ... (1963)
* 28-Con tàu rêu-(1965)
* 29-Là quỷ... (1969)
* 30a-Thơ của tôi...(1970)
* 31-Biết đến bao giờ...(1970)
* 32 (10b)-Thơ của tôi... (1975)
* 33-Đất thảm...(1976)
* 34-Vì ấu trĩ... (1975)
* 35-Tôi lấy thơ...(1963)
* 36-Anh có biết...(1966)
* 37-Hàng ngày tôi tới... (1958)
* 38-Tôi, một kẻ... (1972)
* 39-Đảng đày tôi (1972)
* 40-Ðảng...(1973)
* 41-Không có gì quý hơn độc lập tự do (1968)
* 42-Từ buổi Ðảng về...(1967)
* 43-Tôi muốn sống... (1962)
* 44-Cây mọc tùm hum... (1976)
* 45-Điều khiển máy...(1963)
* 46-Tôi im lặng... (1963)
* 47-Lý tưởng... (1971)
* 48-Khi nào được gặp...(1967)
* 49-Con tàu cuộc sống...(1977)
* 50-Vì nhân loại...(1976)
* 51-Cuộc chiến đấu này...(1975)
* 52 (10b)-Tôi không tiếc...(1974)
* 53-Như áng mây chiều (1967)
* 54-Khi ta tới...(1963)
* 55-Lệ (1971)
* 56-Độc lập là...(1960)
* 57-Bồi bút (1973)
* 58-Miếng thịt lợn...(1974)
* 59-Từ vượn lên người...(1967)
* 60-Bác Hồ rồi lại... (1970)
* 61-Nếu trời còn...(1960)
* 62-Cuộc đời tôi...(1971)
* 63-Đêm ngày nghe... (1965)
* 64-Một tay em trổ...(1971)
* 65-Những thiếu nhi...(1966)
* 66-Ánh chiều loang lổ... (1966)
* 67-Đất này...(1965)
* 68-Trên mảnh đất...(1964)
* 69-Bác Hồ tới thăm...(1967)
* 70-Khi muối chát...(1976)
* 71-Mưa (1964)
* 72-Nếu ai hỏi... (1976)
* 73-Ðảng đề ra...(1964)
* 74-Này Nã-Phá-Luân...(1968)
* 75-Trong bóng đêm... (1976)
* 76-Tôi đã sống...(1961)
* 77-Đất nước tôi...(1971)
* 78-Vài cánh dơi...(1959)
* 79-Đêm rừng...(1962)
* 80-Hãy cho qua...(1975)
* 81-Nếu có trời... (1967)
* 82-Cả cuộc đời...(1972)
* 83-Dù trời đêm...(1971)
* 84-Tôi muốn nói...(1968)
* 85-Tôi khổ gấp trăm lần... (1969)
* 86-Cây: Gió tới... (1960)
* 87-Gửi Bertrant Rút-xen (1968)
* 88-Xuất cơm tôi...(1966)
* 89-Dựa vào sự vô tư...(1974)
* 90-Mỉa Mai Thay... (1974)
* 91-Ôi, ảo tưởng... (1973)
* 92-Tôi có thể ăn...(1968)
* 93-Hồng trần khao khát...(1961)
* 94-Tôi thường đi qua phố (1959)
* 95-Khi Mỹ chạy...(1975)
* 96-Khi tới nhà ông... (1968)
* 97-Lạc giống đem trồng... (1962)
* 98-Tôi đã ngán... (1960)
* 99-Lãnh tụ...(1962)
* 100-Chim ơi chim...(1958)
* 101-Hôm nay 19-5 (1964)
* 102-Trời mưa tầm tã...(1962)
* 103-Màu thời gian... (1963)
* 104-Toán tôi giở lạc...(1963)
* 105-Nhìn thần chết... (1968)
* 106-Bao nhiêu rực rỡ... (1964)
* 107-Này những kẻ...(1965)
* 108-Đời tôi...(1960)
* 109-Nắng phai...(1965)
* 110-Khắp non sông...(1964)
* 111-Trước mắt nhà thơ (1972)
* 112-Anh là một...(1969)
* 113-Dù đời ta... (1973)
* 114-Trong bộ máy...(1970)
* 115-Trong chiếc võng... (1965)
* 116-Mùa đông ập tới...(1970)
* 117-Quanh hồ liễu rủ (1958)
* 118-Không tưởng tiếc...(1963)
* 119-Toàn toán đan... (1968)
* 120-Tôi lại về đây (1966)
* 121-Có những chiều... (1961)
* 122-Tôi nhớ căn phòng... (1968)
* 123-Nắng đã lên rồi... (1961)
* 124-Tôi là bạn... (1967)
* 125-Với tôi, ngày sống là...(1971)
* 126-Biển đã mênh mông...(1972)
* 127-Sương xám... (1970)
* 128-Bao thương tiếc... (1965)
* 129-Một hình bóng... (1972)
* 130-Có người me...(1968)
* 131-Xuân thắm...(1964)
* 132-Nếu em không phải...(1963)
* 133-Khi nào ánh sáng... (1964)
* 134-Những giải mây chiều...(1965)
* 135-Có phải em là... (1976)
* 136-Có thể cô ta...(1964)
* 137-Tôi khao khát...(1966)
* 138-Bom đạn tầng cao...(1972)
* 139-Thế lực đở... (1973)
* 140-Từng cơn nóng dội...(1972)
* 141-Được nghe bà... (1972)
* 142-Sẽ có một ngày...(1971)
* 143-Nghĩ tới cuộc đời...(1970)
* 144-Tôi tin chắc...(1969)
* 145-Tôi đi một mình...(1969)
* 146-Chìm thỏm giữa...(1973)
* 147-Không phải chết…(1973)
* 148-Cung đàn bịp...(1968)
* 149-Lòng vẫn nhớ...(1976)
* 150-Đừng sợ... (1975)
* 151-Hiện tại...(1968)
* 152-Đêm nay...(1962)
* 153-Thời tiết tàn thu...(1959)
* 154-Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1967)
* 155-Ôi mảnh đất (1967)
* 156-Giống như kẻ mù lòa...(1963)
* 157-Ngày qua...(1964)
* 158-Tôi đã đi...(1963)
* 159-Khi Na Tra...(1972)
* 160-Giữa nắng... (1970)
* 161-Nơi đây...(1974)
* 162-Ngày xuân tới...(1961)
* 163-Những truyện...(1967)
* 164-Ốm đau không thuốc...(1968)
* 165-Chúng tôi sống... (1962)
* 166-Không lối thoát... (1973)
* 167-Thư nhà (1967)
* 168-Nào có biết gì...(1971)
* 169-Biết đến bao giờ...(1966)
* 170-Từ trẻ tới già...(1973)
* 171-Ôi, người là... (1974)
* 172-Tôi nằm trên... (1962)
* 173-Xuân này chẳng khác...(1961)
* 174-Nếu một ngày mai...(1960)
* 175-Tôi sống mãi...(1961)
* 176-Khi số phận... (1962)
* 177-Chiều thứ bảy (1968)
* 178-Năm bảy mươi... (1970)
* 179-Hằng nga... (1965)
* 180-Mẹ ơi (1970)
* 181-Mắt em...(1957)
* 182-Tình câm (1963)
* 183-Tôi vẫn mơ hoài...(1960)
* 184-Bà kia...(1961)
* 185-Tình mơ (1963)
* 186-Cái thời Chiến Quốc...(1970)
* 187-Trời u ám...(1962)
* 188-Khi tổ quốc...(1972)
* 189-Đau đớn lắm...(1970)
* 188 Đoản Khúc




Tập Thơ Vô Đề và Khuyết Danh

 

Duy Xuyên

 


Một lé- một không lé. Lịch sử chưa thấy có lãnh tụ nào lé cả ?? Chị em quán Bà Mâu khuyên Ali Baba Nguyễn Chí Thiện muốn làm lãnh tụ hải ngoại, lãnh tụ cộng đồng, đi đến đâu được nghinh đón , dàn chào, đi diễn thuyết, bắt tay bắt chân với các lãnh tụ lớn như Chirac v..v.., trước khi lên bụt lãnh giải Nobel "không làm thơ" thì nên sửa chút diện mạo . Cụ Duy Xuyên ghi lại năm 1995 là : Nguyễn Chí Thiện tuyên bố không có " ho lao" chỉ "bệnh thần kinh". Bệnh thần kinh có làm lãnh tụ được không?



người Hải Phòng Trần Nhu "đẻ ra Nguyễn Chí Thiện"
 

 



NĐ Chính Khí Việt

 

Bấm PLAY để nghe âm thanh.

 

 

 

            Tôi muốn dùng chữ Vô Đề, Khuyết Danh đúng như ý nguyện của tác giả ẩn danh gởi từ trong nước ra hải ngoại vào năm 1979, vì tôi tôn trọng Danh Chính Ngôn Thuận đó là lối cư xử kính lễ của người cầm bút với Bậc Vĩ Nhân Thượng Trí mà đời đã có mấy ai mắt xanh nhìn thấu qua những hỏa mù của bọn Cộng phỉ, qua những bản đồng ca của loài ễnh ương tay sai lặn ngụp dưới lớp bùn dơ hôi tanh vì hai chữ lợi danh.

 

            Tập thơ chính danh Vô Đề được các nhà xuất bản, dịch giả vẽ rắn thêm chân thành ra: Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam, Hoa Địa Ngục, v.v... Sự tự ý đặt tên làm buồn lòng không biết bao nhiêu người. Còn Khuyết Danh là dụng ý của tác giả, một số người tự động đổi thành Hữu Danh gán cho ông Nguyễn Chí Thiện nào đó sau 15 năm thai nghén (1980-1995) vừa mới xuất hiện tại Mỹ quốc gần đây? Theo như các ông Minh Thi, Trần Nhu, Bùi Duy Tâm, ông nào cũng vỗ ngực tự nhận thân quen với Nguyễn Chí Thiện, nhưng mỗi ông cho Nguyễn Chí Thiện được thai sinh vào các năm khác nhau, thêm vào đó những năm sinh khác biệt của Hội Ân Xá Quốc Tế của Bà Sagan, Văn Nghệ Tiền Phong và cuối cùng chính đương sự, Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1932, 1933, 1935, 1936, 1937, 1938 và cuối cùng 1939! Như vậy ai biết mô tê mà rờ!

 

            Xưa kia Tôn Hành Giả theo thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh, lúc gặp nguy biến, ông bứt một nắm lông bỏ vào mồm nhai rồi phun ra hóa thành hàng trăm Tôn Hành Giả đi làm rối loạn đối phương chẳng biết ai thật ai giả; thì nay nhà đạo diễn phù thủy nào bứt lông gì mà nhai để phun ra được đến 7 ông Nguyễn Chí Thiện? Một người dân thường ít học trước 7 ông Tôn Hành Giả Thiện này cũng đặt một nghi vấn?

 

            Tạm thời ta tin ông Tôn Hành Giả Thiện này với năm sinh như ông nói là 1939, tức đến năm 1945 ông mới 6 tuổi, đến năm 1954 (Việt Cộng về Hà Nội ông đã đỗ tú tài Pháp chưa kể những năm di cư, sự học bị đứt đoạn, thời xưa đỗ Tú Tài Pháp khó lắm, mấy vị lớn tuổi Tây học ai cũng rõ điều đó), ông ở tù 27 năm, lao phổi thời kỳ thứ ba, thổ huyết không biết bao nhiêu lần thế mà ông không chết, sang Mỹ gần đây sức khỏe tốt, ông tuyên bố không bị bệnh phổi, chỉ bị bệnh thần kinh mà thôi! Bệnh thần kinh đâu chỉ riêng ông mắc phải mà hơn 70 triệu đồng bào ta tại quê nhà đều mang phải, trừ một thiểu số Cộng nô và tay sai.

 


Bà Chị Nguyễn Thị Hảo



Ông Anh Nguyễn Công Dân

 

             Tiểu sử Nguyễn Chí Thiện cũ: cha mẹ chết, chỉ còn một vài chị ruột ở Hải Phòng, nay lại lòi ra một ông anh ruột tại Hoa Thịnh Đốn, thêm một ông Tôn Hành Giả anh nữa, chao ôi là rắc rối! Nếu là anh ruột thật, tập thơ Vô Đề gán cho ông Thiện được in ra đã 15 năm, không thấy ông anh lên tiếng đòi bản quyền?

             Còn một điều tủi nhục nữa, theo ông Minh Thi kể năm 1980 anh em quyên góp một số tiền gởi giúp ông Thiện, ông mở một động mãi dâm nuôi gái rất phát tài, đời sống đầy đủ: sáng trà, chiều rượu, tối thịt (?). Ông không làm thơ chống chế độ nữa, thế là ông thành bọn chứa thổ đổ hồ loại cặn bả của xã hội!!!

             Ai đã đọc tập thơ Vô Đề, là lời Hịch truyền trao, lời văn khí khái hùng hồn, dám hy sinh cả thân mình cho một lý tưởng cao đẹp: diệt Cộng, cứu dân, xây dựng một xã hội an vui trăm họ (tôi không dám lạm bàn về tập thơ này vì có biết bao nhiêu vị tên tuổi đã nghiên cứu một cách nghiêm minh từ lâu rồi, tôi chỉ muốn nói những cái nghịch lý của vấn đề).

             Thử đặt câu hỏi: Ông Nguyễn Chí Thiện chứa điếm là tác giả tập thơ Vô Đề tuyệt tác bất khuất đầy tình tự dân tộc này? Hay nhân vật Khuyết Danh nào đó ẩn núp tại quê nhà (mà nhiều người xác quyết là lãnh tụ Lý Đông A) là tác giả thật sự? Chỉ cần một nhất điểm lương tri nào đó thôi ta cũng đủ thừa tìm ra câu trả lời này.

             Xưa những vị anh hùng chưa gặp thời, thất thời vẫn chọn một nghề khiêm tốn để độ nhật. Ông Phạm Ngũ Lão đan giỏ, có người đốn củi, có kẻ cầy ruộng đốt than để độ nhật vì vậy mới có câu:

 Chim khuyên xuống đất ăn trùn

Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than.

 Điển hình trước mắt, sau 1975 đổi đời tại miền Nam, trí thức đẩy xe ba gác, đạp xích lô độ nhật, miền Bắc anh hùng chiến sĩ Điện Biên thất sủng về lao động:

 Đầu hè đại tá vá xe

Cuối hè thiếu tá bán chè đậu đen.

 Chớ có thấy ông nào làm cái nghề ti tiện chứa thổ đổ hồ đâu?

             Xin những ai lưu tâm đến tập thơ Vô Đề mà tôi gọi: "Một Áng Văn Của Muôn Đời Mong Đợi" xin đọc đi đọc lại, càng nhiều lần càng tốt. mới thấu triệt được vấn đề đem ra so với Đạo Trường Ngâm, Huyết Hoa của Cụ Lý Đông A, thì ta sẽ có ngay chìa khóa để biết sự thật.

Xin lạm bàn:

 Tuổi hai mươi tuổi bước vào đời

Hồn lộng cao gió thổi chơi vơi

..........

Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng

Một mùa Thu nước lũ (ngày nổi dậy 19/8/1945 của bọn Việt Minh)

(Đồng Lầy - 1972)

             Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 (1939 đến 1945), ông mới có 6 tuổi, sao lại gọi tuổi hai mươi? Phi lý và nghịch lý.

             Ai cũng biết sống dưới chế độ Cộng Sản, động đến Lãnh Tụ là tội tầy trời:

– Nhà văn Phan Khôi chỉ gọi bóng gió ông Hồ Chí Minh là Ông Bình Vôi, thế mà bị trù ẻo bao vây không ai dám tới lui, ông chết trong nhục nhằn, bệnh tật đói lạnh!

 

– Ông Nguyễn Hữu Đang, một nhân vật trí thức Bắc Hà người được Hồ Chí Minh quí nể giao cho trọng trách thiết kế và ra mắt chính phủ Cộng Sản tại Ba Đình Hà Nội ngày 2/9/1945, thế mà sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956, ông bị đầy ải, tù lao, hạ nhục nay trên 80 tuổi về quê ở nhờ vỉa hè của trường làng, bắt ếch nhái, cóc rắn để có chút lương thực sống qua ngày, khủng khiếp quá!

 Nguyễn Tuân lúc già sắp chết mới dám thố lộ với anh em văn sĩ trẻ: "Ta sống được đến ngày nay nhờ biết sợ" chỉ vào cái bóng đen trên tường: mật vụ Cộng Sản!

 – Thi sĩ Chế Lan Viên cúc cung tận tụy với Đảng, lúc chết vợ con tìm được trong ngăn kéo bài thơ (tôi quên tên bài thơ):

 Tôi cầm nó biết là bánh vẽ

Nhưng phải bỏ vào mồm

Nếu nói thật là bánh vẽ

tức là chống lại Đảng lại Đoàn!

Chết rồi mới dám nói sự thật!

Tập thơ Vô Đề, Khuyết Danh chửi Đảng, chửi Lãnh Tụ Vĩ Đại, xin bình tâm đọc và suy luận:

 Đảng thực chất chỉ là đảng cướp

Dựng triều đình mông muội giữa văn minh

..........

Đảng còn kia bác phở hóa thành mơ!

 Chửi Hồ Chí Minh, đây là lời của một vị Lãnh Tụ chửi tên hạ dân nên dùng chữ "Nó":

 Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do

Tôi biết nó thằng nói câu nói đó

Việc nó làm tội nó phạm ra sao

Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó

Và tình nguyện làm con chó nhỏ

Xông xáo, giữ nhà gác ngõ cho cha anh

..........

Nó là tên trùm đao phủ năm nào

Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn

Độ nưœa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn

Đường nó đi trùng điệp bất nhân

..........

Ngoài đói khổ rùng mình

Thời đại Hồ Chí Minh (gọi đích danh cáo Hồ)

Xuất hiện dưới hai hình

Mả tù và mả lính

 

Chửi cán bộ cộng sản:

Là quỷ, là ma, là thú dữ?

..........

Để gọi chúng tiếng người không đủ chữ

..........

 

Chửi Mác, chửi Mao, chửi Staline mà Tố Hữu là trùm văn hóa đề cao:

Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình có một thương ông thương mười

 

            Chửi Mao mà Hồ Chí Minh coi là bậc thầy, ông Hồ tuyên bố Mao chủ tịch viết triết thuyết đầy đủ quá rồi, vì vậy có còn gì nữa để ông (Hồ) viết thêm. Nghe tác giả Khuyết Danh chửi Mao:

 

Bác Mao cân nặng tạ hai

Thịt ùn lên mặt, mặt hai ba cằm

Người dân Trung quốc thì thầm

Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều

 Chửi Lãnh Tụ cao cấp:

 Tôi không nhớ hết tên bọn nó

Duẫn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu gì đó

(Chinh Xu là Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Xuân + Khu = Xu, và cũng là đồng chinh đồng xu).

             Một người mà dám chửi Đảng Cộng sản, chửi Mác, chửi Mao, chửi Hồ Chí Minh, và đảng viên cao cấp: Đảng cướp, Mác ác, Mao dâm, gọi Hồ Chí Minh là "Nó", tay sai Nga Tầu, con chó giữ nhà cho đầu sỏ Mác xít ngoại bang. Thế mà Trung Ương Đảng Cộng Sản làm ngơ, Nga Tầu không phản ứng, Hồ, Đồng, Giáp, Duẫn im lìm, Tố Hữu là tên chó săn văn nghệ miền Bắc không sủa lên báo động, mật vụ công an bỏ qua để ông Nguyễn Chí Thiện được sống an nhàn trên chục năm nay tại Hải Phòng và mặc đồ lớn, xách samsonite đi sang Mỹ và thế giới tự do gặp đồng bào tị nạn cộng sản, như vậy Việt Nam bây giờ dân chủ hơn Âu Mỹ, tự do hơn thế giới tự do sao? Hỏi tức là trả lời. Chửi như vậy tội nhẹ nhất đối với Cộng Sản là Tru Di Tam Tộc đấy.

             Ở Việt Nam hiện nay, ai động đến cái lông chân ông Hồ cũng bị tử hình, khi viết về ông Hồ, chữ "Người" không viết hoa cũng ở tù mục xương. Ôi! tại sao có cái chuyện phi lý như vậy, khi nào thấy chó mọc sừng, lợn biết nói, thì tôi mới tin Cộng Sản Việt Nam đối xử với ông Nguyễn Chí Thiện (tự nhận là tác giả tập thơ Vô Đề nầy) tử tế nhân ái đến như vậy! Chính miệng ông Thiện nói: "Cộng Sản nó thả ông ra không phải vì nhân đạo, chúng làm điều gì cũng có lợi cho chúng", mong quý vị hiểu chữ "lợi" nầy!!!

             Từ trước đến nay Cộng Sản tung nhiều chiêu thức, khổ nỗi Cộng Sản và tay sai là hữu tình (tức cố ý), đồng bào thường vô tình nên dễ bị mắc mưu, khi rõ trắng đen chỉ còn kêu Trời, nhưng Trời cao quá đâu có nghe thấu!

             Xin kể một vài chuyện điển hình vừa qua:

– Năm 1990, Hiện Tượng Bùi Tín sang Pháp, rồi sau đó sang Mỹ, cả một số triều đình đi đón: Thiệu, Kỳ, Tướng Tá, Bộ Trưởng .v.v... để sau đó Bùi Tín vỗ ngực vẫn là đảng viên Cộng Sản, rồi còn vênh vang viết sách Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật, tốt hơn nên sửa lại Hoa Cứt Lợn, Mặt Giả mới đúng với tư cách ông Bùi Tín, năm năm trôi qua, giờ đây Bùi Tín hai chữ còn lại vỏn vẹn một chữ "Bùi" buồn hiu!

 

– Hiện Tượng Anh Hùng Võ Đại Tôn năm 1992, tại Houston cờ xí linh đình đón rước, vạn tuế muôn năm, quyên góp tiền bạc, tam nhật tiệc yến, thất nhật đại yến, nhưng không đầy hai tuần, họ lại đả đảo chửi bới ông ta, nay ông chỉ còn cái bóng mờ, đi không ai đón, về không ai mong! 

 

 

Dương Thu Hương

 

– Còn nữ tặc Dương Thu Hương, biết bao người mặc áo thụng vái, tôn xưng nhà văn phản kháng, đùng một cái Dương Thu Hương chửi vào mặt người Quốc Gia là lũ Việt gian, quân đội Cộng Hòa là phường đánh thuê, hiếp dâm trộm cướp, đau quá đi thôi! Cộng Sản là bọn đầu trâu mặt ngựa, không tim không óc, cái gì lợi là làm dầu có đạp lên luân thường đạo lý, điển hình là Hồ Chí Minh:

- Thập niên 1920 tại Mạc Tư Khoa, Hồ đã cầm nhầm Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của đồng chí Lê Hồng Phong!

 

 

Ngục Trung Nhật Ký

 

- Thập niên 1930, Hồ cầm nhầm tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký mà tác giả là người Trung Hoa bạn đồng tù với ông, thế mà đảng Cộng sản ca tụng tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký của Bác Hồ vĩ đại, mãi sau nầy Học Giả Lê Hữu Mục vạch trần, tố cáo với những chứng liệu không thể chối cãi, nếu không có ông Lê Hữu Mục đưa ra ánh sáng, thì "Trung Hoa Ngục Trung Nhật Ký" là của riêng ông Hồ! Đạo tình, đạo văn là cái sở trường của Cộng sản Việt Nam! UNESCO là tổ chức văn hóa quốc tế đã lầm tưởng đề nghị năm 1990 ông Hồ là vĩ nhân quốc tế, rất may nhờ người Việt Quốc Gia vạch trần sự thật nên Hồ Chí Minh biến thành Hồ Ly!

             Chúng ta là những người có ăn học, có liêm sỉ, chúng ta phải tìm ra sự thật ai là tác giả tập thơ Vô Đề, để trả lại César cái nào thuộc về César, nó không đơn giản như chúng ta tưởng đâu, nhưng sự thật rồi cũng phải phơi bày, đã đến lúc ông Tôn Hành Giả Thiện phải ra trước quần chúng giảng giải những gì ông gọi là của ông, mong rằng một tổ chức nào có một tầm vóc, nhất là vô tư, tổ chức cho ông Thiện trình bày về 376 bài thơ ngắn dài và trả lời những câu hỏi, thắc mắc, nghi ngờ, ý thơ, lời văn, v.v... như vậy mới sáng tỏ được vấn đề, vì Văn Học là cái gì Tinh Hoa Cao Đẹp, đừng vì tham vọng, tục hèn mà làm hoen ố đi rất có tội với hậu thế, và cũng xin ai kia đừng chửi bới những người có đầy nhiệt tâm đặt câu hỏi: "Nghi Án Văn Chương", tự xưng cầm bút mà chửi người có nhiệt tâm đặt vấn đề với những từ ngữ thô tục thì chỉ có bọn điếm Văn Nghệ mới thường dùng, và cầm đầu điếm Văn Nghệ không ai qua Tố Hữu, tên đao phủ miền Bắc Việt Nam.

             Không viết thì mang tiếng với bạn bè, là "mũ ni che tai", vô tích sự loại "Ông Bình Vôi". Còn viết thì thế nào cũng có một số người không ưa, nhưng biết làm sao hơn! Chưa viết thì băn khoăn, viết xong thấy lòng thanh thản như đêm Thu trăng sáng.

 

Duy Xuyên

Thu 1995

Nguồn: http://www.hon-viet.co.uk/DuyXuyen_TapThoVoDeVaKhuyentDanh.htm




* Thủ Bút của tác giả Vô Danh viết bằng tiếng Pháp Thủ Bút của tác giả Vô Danh viết bằng tiếng Pháp






Tập Thơ và Thủ Bút của tác giả Vô Danh viết bằng tiếng Pháp được Ông Chân Kim Ngân trao tận tay cho Văn Nghệ Tiền Phong tháng 8 năm 1980.
Thơ Vô Đề
                  Tác Giả Vô Danh             
 188 Đoản Khúc

1
Tôi đau khổ mà không hề giận dỗi
Tôi biết mình và tôi hiểu đời tôi
Sẽ mãi uổng công thất vọng liên hồi
Vì hạnh phúc lòng không quên lãng nổi!

2
Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết
Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn
Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn
Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết.

3
Tôi có những mảnh mộng tình đau nhức
Ngập vào tim, mưng tấy lấy không ra
Lý trí của tôi — Người bác sĩ già
Vết dao kéo nhiều phen, đành bất lực.

4
Tôi thao thức nhiều đêm không thể ngủ
Chỉ vì tôi còn sót ở trong tim
Chút ước mơ mà thực tế kẹp kìm
Ray rứt triền miên, tấy sưng thành mủ.

5
Tôi đã nói lâu rồi cùng hạnh phúc
Rằng bình minh chán nản đã vào tim
Trò trẻ thơ chơi đi trốn đi tìm
Cần vĩnh viễn không giằng dai kết thúc.

6
Tôi cần có một nàng tiên ở cạnh
Cho mặt trời bớt đen và vầng trăng bớt lạnh
Nhưng hai vầng nhật nguyệt mãi xoay quanh
Bên giòng suối thời gian không nàng tiên nào bị thu đôi cánh...

7
Tôi thường khóc thảm thê như đứa nhỏ
Mái nhà xưa trong giấc ngủ mơ về
Nhưng ban ngày khi thức tỉnh không mê
Mắt tôi ráo, thâm quầng, tia máu đở.
8

Nếu cuộc đời không có những ngày mưa
Thời nắng ấm sẽ hóa thành nắng cháy
Nhưng Thượng Đế, đời con mưa quá nửa
Dột nát lắm rồi, người ban nắng cho ngay!
9
Ai đếm đêm dài thao thức
Trôi cùng năm tháng qua trôi
Thương những con thuyền mang ký ức
Đi về sông nước xa xôi...

10
Trong cõi đời băng hoại điên nguy
Tôi có lẽ suốt đời là kẻ khát
Tìm đâu giọt ngọt ngào tươi mát
Khi đắng cay từ trong mộng đắng cay đi?

11
Trên khoảng trời xanh nao nao
Đôi phút lung linh một buổi chiều nào
Xa lắc như vì sao, xao xuyến...
Hoàng hôn ơi, thương nhớ vẫn y nguyên!

12
Những cay đắng quen mùi, không biết sợ
Những ngọt ngào, xưa nếm đủ trong mơ
Giấc mơ tan, men sống — rượu tân kỳ
Hơi đã hả, không còn hương với vị!

13
Nắng rơi trên đống bùn khô
Trên cây gỗ mục, ven hồ, góc sân
Nắng vung phí chốn không cần
Lòng người ẩm mốc chẳng phần một tia!

14
Tuyết ơi, hãy giữ màu trong trắng
Tim ơi, đừng nguội máu tươi hồng
Em hỡi, đừng như mưa với nắng
Ướt hôm nay, rồi khô đó hôm mai.

15
Biết chảy về đâu?
Hỡi những sông dài yêu dấu!
Vũng, lạch, đầm làm sao chứa được
Trời mây sóng nước sông sâu!

16
Đã lạc chìm đâu?
Hỡi những con tàu mơ ước!
Đất lạnh buồn làm sao có được
Nhà ga tỏa nắng thân tàu!

17
Những đống tro tàn chất ở anh
Ánh lên lửa đở thưở hồn xanh
Ôi, bao hư mộng thành lưu ảnh
Xa vời, tan, hiện, mong manh...

18
Lòng xưa có một vầng Đông
Tháng năm dìm đắm, giữa dòng chìm đâu?
Đông buồn dần xám mái đầu
Lòng leo lét ngọn đèn sầu chờ mong...

19
Lòng tôi xám lại mất rồi
Còn đâu màu sắc của hồi thương yêu
Đời ơi, sống chửa bao nhiêu
Mà sương lạnh đã như chiều hoang vu!

20
Sự sống mỏi mòn, nhưng vẫn sống
Sống ngấm ngầm kiên nhẫn trong tôi
Mặc tiếng chuông tuyệt vọng đổ hồi
Mặc thần chết vờn quanh báo động.

21
Nào chí nam nhi, nào nợ tang bồng
Chuyện đã cũ và đã thành sáo rỗng
Nhưng giữa hồn tôi bẩm sinh mơ mộng
Lụy ngàn xưa còn di hận mênh mông.

22
Trận mưa đêm vừa tạnh
Nước chảy ào ào như thác xung quanh
Thời tiết rụng đầu thu đã lạnh
Mộng ra tù trước đông tới mong manh.

23
Khi gió bấc thổi ào qua vách hở
Những thân gầy không chút thịt rúm hình tôm
Ôi, những trưa buồn lạnh đói hóa chiều hôm
Lòng nhợt xám, bộn bề bao vỡ lở!

24
Ôi những hoàng hôn tối sầm đói lạnh!
Ôi những bình minh mắt quầng lạnh đói!
Vỏ sắn vỏ khoai đồng thanh kêu gọi
Lũ tù không chịu nổi cướp vơ nhanh!

25
Rồi một buổi chiều đông anh trở lại
Căn gác thâm tình bụi bám, vôi long
Tường lở loang như những vệt thương lòng
Cả thành phố ngoài song dần xám lại...

26
Anh về căn gác con con ấy
May còn hai bóng sống bơ vơ
Cố giúp dùm tôi mang tới đấy
Vần thơ thương nhớ viết trong mơ.

27
Khổng Tử nói: “Hà chính sợ hơn mãnh hổ”
Tôi tưởng đó chỉ là lời văn cường điệu mà thôi
Chế độ này đã mở mắt cho tôi
Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ!

28
Khi còn mơ “chân trời Cộng Sản xa xăm”
Có mở miệng là Mai A: “Tốt lắm!”
Nhưng “chân trời Cộng Sản xa xăm”
cũng không lấy gì làm xa cho lắm!
Mai A đã nhìn và đã nhờ viên đạn
giúp đôi mắt mình được nhắm.

29
Tình mộng nở thành hoa oan trái
Vườn hồn cũng nhiễm sắc hương
Lũ hồ điệp ngày xưa quen đường vờn bay đụng phải
Mùi hương rụng xuống thảm thương.

30
Khi bóng rợp tràn lan, bốn bờ tắt nắng
Gió thoảng đưa về, gai lạnh tâm tư
Trên núi vắng, một vòm mây xếp trắng
Với cảnh đời giam hãm: Lá tâm thư.

31
Ngày mai, nhếch miệng cười chua chát
Anh với tay cầm chai thứ hai
Anh muốn men lừa anh chốc lát
Men đời cay át hẳn men chai!

32
Nỗi khổ, niềm vui, cuộc đời thấp thoáng
Sao ta sầu hận mênh mang?
Cuộc sống ôi, ta dẫu đầu hàng
Song ta vẫn đàng hoàng xứng đáng.

33
Tôi đau khổ một phần vì tôi không nghiêm khắc với tôi
Tôi luôn luôn huyễn mình, rồi lại luôn luôn cấm mình tự huyễn
Trái tim tôi co nở từng giây vì từng giây xoay chuyển
Trên hai vùng Tuyết Lửa Ảo Thực, hai cực vực trời tiếp cận trong tôi.

34
Nơi đây không có gì hơn sắn
Người hóa thành ra lũ lợn rừng
Gan óc teo dần, tim chết cứng
Hồn con ma đói dắt đi chăn.

35
Giả sử Ðảng và Bác
Cho đi lại tự do
Thời thiên đường cụ Mác
Sẽ khỉ gáy cò ho!

36
Cứ mười người lại có
Chín kẻ hóa thành trâu
Và trong số làm trâu
Ước ba còn làm chó.

37
Lảo đảo vì buồn đói
Xanh xao cả giống nòi
Rồng tiên thành rợ mọi
Đuôi cáo thực sự tòi!

38
Lao tù lăn lóc nhiều năm sống
Bao mộng, bao tình cắp nón đi
Thương tiếc soi mòn, tim ruỗng trống
Cùng đời đương đập khúc phân ly.

39
Trời hỡi bao giờ đời biến đổi
Khơi nguồn sinh lực ứ trong tôi
Bao giờ? Tim thắt đau chờ đợi
Mỏi mòn năm tháng vắng im trôi.


40
Trời hỡi bao giờ bão tố dâng
Cuộn tung bạo lực dưới muôn tầng
Bao giờ nhật nguyệt bùng thiêu cháy
Vực tối dày đen, dựng lại ngày!

41
Ôi tự do bao đêm ngày mơ ước
Ta biết yêu Người hơn cả yêu ta
Chính là nhờ quân Cộng Sản gian ma
Đã đày ải ta và Ngươi... hết nước!

42
Còn đâu bóng quãng đời xa cũ
Rừng núi chìm trong nước mịt mù
Thềm vắng, ho từng cơn, đứng rũ
Mong gì? Mưa hắt, gió vi vu...


43
Trong tù tình cảm dễ đong ao
Thân thích còn thua điếu thuốc lào
Ân nghĩa mỏng hơn tờ báo cáo
Tư cách thìa cơm đánh lộn nhào.

44
Làm hết trại này tới trại kia
Áo quần hôi hám với râu ria
Đói ăn sườn sống xương phơi cả
Rệp, muỗi, vi trùng vẫn quý ta.

45
Tim với óc đau vì mơ với ước
Năm rồi năm thân giữa nứa ken dầy
Ôi ngoài kia dòng sông chảy đêm ngày
Mang sức sống qua bao miền đất nước!

46
Nào thấy gì đâu, rét tím môi
Bùn mưa đen lạnh, tết qua rồi
Niềm vui quá nửa đời chưa biết
Theo giòng sông chảy tháng năm trôi...

47
Đau ốm, lao tù, xem khó thắng
Năm rồi năm, mưa nắng thay lần
Những mùa xuân không phải mùa xuân
Kế nhau mãi, tăng dần cay đắng.

48
Bốn bức rào nứa
Cứa vào mùa xuân
Một cách bất nhân
Mùa xuân máu ứa!

49
Nước mắt là mưa xuân
Máu người là nắng xuân
Rớt rãi là nhựa xuân
Mồ hôi là mồ xuân!

50
Tay chúng vung phí
Chết chóc tù lao
Miệng chúng đề cao
Người là vốn quý!

51
Ngoài khổ đói rùng mình
Thời đại Hồ Chí Minh
Xuất hiện dưới hai hình
Mả tù và mả lính!

52
Qua cuộc hành trình loanh quanh trong lịch sử
Người dân đất Bắc đột nhiên thấy mình lớn lên thành những gã khổng lồ
Ngồi trước khẩu phần của chế độ tí hon
Một chế độ mọi thứ tiện tròn thành những quả bồ hòn rất ngọt!

53
Mộng, Tiếc, Buồn không mà suốt đêm
Nằm nghe mưa lạnh hắt bên thềm
Tàn canh thiếp mệt toàn mơ thấy
Những cảnh đời hiu xám, lắt lay...

54
Ôi khao khát như lò than chẳng tắt
Khi rực hồng khi âm ỉ trong tôi
Trái tim đau y hệt một con mồi
Bị thui sống nhưng ngày đêm lạnh ngắt!

55
Ôi những chân trời không thể tới
Xa vời như những chuyện thần tiên
Ám ảnh lòng ta như một lời nguyền
Tuyệt vọng, tù lao vẫn không gỡ cởi!

56
Khi mơ ước mãi không thành hiện thực
Sẽ trở thành viên đá tảng lì trơ
Đè óc tim ta nặng chĩu không ngờ
Ta hất xuống, nhưng thường không đủ lực.

57
Rồi đây trên bước đời quang tạnh
Tôi lại cùng anh nhấp chén trà
Ôn lại kiếp tù lao đói lạnh
Ly trà chung nhịn xuất cơm pha.

58
Ta ngồi châm đóm hơ bơ nước
Cảm thương đời so rụi, nhỏ nhoi
Bao tâm tình lớn bao mơ ước
Vạc dầu như tàn đóm thóp thoi...

59
Vì cửa chính vào tim là mắt
Nên tiếng hát Trương Chi giữa chừng phải tắt
Và giọt lệ Mỵ Nương tuy rằng chân thật
Chỉ khiến ly trà càng thêm đắng ngắt.

60
Cái chuyện Tái Ông ngày xưa mất ngựa
Không hề an ủi lòng ta
Vì ta muốn Tái Ông không mất ngựa
Con không què mà vẫn được gần cha.

61
Trôi về đâu những năm buồn tháng nản
Sắt thép chập chùng, in bóng cô đơn
Đường ta đi thăm thẳm non ngàn
Tim óc tan hoang, hoàng hôn rùng rợn.

62
Chìm giữa rừng sâu nơi hoang vu
Mù sương che phủ kiếp lao tù
Từng đêm đón gọi hồn, tu hú
Rõ tiếng hờn oan trong âm u.

63
Lòng thung thầm vắng mờ hơi núi
Bao tháng năm dài xám ngắt trôi
Xuân tới trong bùn mưa lạnh tối
Khoai hà nhai nuốt đợi hè vui.

64
Có con đom đóm màu xanh ngắt
Bay tới xà lim tối với ta
Đâu những đêm tìm đom đóm bắt
Bên bờ ao khóm chuối quê xa...

65
Có những mùa xuân chửa về đã hết
Tôi một mình tìm ngõ tối lang thang
Tiếng pháo từ nơi phố xá nhợt vàng
Nghe lạnh lẽo như vọng từ cõi chết.

66
Áo quần như tổ đỉa
Tóc bù xù, râu ria
Thực tế cười mai mỉa
Trong mơ, lệ đầm đìa.

67
Hạnh phúc trên đời không thể có
Lòng ơi, đừng chút tơ vương!
Đêm ngày mơ ước như làn gió
Mùa đông lùa, tim buốt, xám màu tro...

68
Tuổi tôi xuân ấy, xuân mười sáu
Đời nắng và hoa, mơ cưới thơ
Tuổi tôi xuân tới, hai mươi sáu
Nhạt nắng, tàn hoa, thơ khóc mơ.

69
Đâu hỡi tuổi mười lăm mười sáu
Tuổi đã thành quá vãng xa xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Khi nghĩ tới tháng năm thừa ứa máu!

70
Tuổi hai mươi dệt bằng hoa lá
Tuổi ba mươi thành đá trơ lì
Bốn mươi rồi hóa ra chi?
Chàng say hỡi, hóa ra gì thì hóa!

71
Ngồi xe hôm ấy tay đeo khóa
Đau đớn như ngồi xe đám ma
Xe lắc rung trườn qua phố xá
Qua cầu, ôi tất cả chia xa!

72
Hà Nội ơi, từng mỗi bước đi
Trong màu sinh hoạt xám than chì
Trong lòng dân chốn thành đô cũ
Cảnh cũ muôn ngàn đan tiếc ghi!

73
Cách biệt nhau rồi, hải cảng ơi!
Thương em lao khổ tận phương trời
Bàng hoàng sống lại mùa xa cũ
Ta với em vui giữa hội đời.

74
Với cuộc đời không mảy may ước hẹn
Cảnh tù lao khổ đói đã dần quen
Riêng mẹ cha già hận ấy lòng con
Tới tàn kiếp niềm đau còn giữ trọn!

75
Có chuyến tàu khuya chạy về ga vắng
Có những chân trời tỏa nắng xa xăm
Có lưỡi dao găm, sâu cắm tâm tình
Đêm mưa lạnh, trở mình ho rũ rượi.

76
Một chấm mờ xanh ngọn đèn vặn nhỏ
Một làn gió thoảng bâng quơ...
Một buông rơi nhẹ ngoài sân cả
Một mùi hương thầm thoảng đơn sơ...

77
Thiên đường cụ Mác hoặc tù lao!
Địa ngục con xin kính cẩn chào
Nếu cứ tin đài, tin sách báo
Có ngày mếu máo với vêu vao!

78
Nhìn tù nhân ăn, nhìn tù nhân làm lụng
Nhìn số lượng tù, cả án lẫn tập trung
Anh sẽ hiểu một điều quan trọng:
Tù lao, ngành kinh tế vô song!

79
Anh đừng than thở tù lâu
Anh đừng thắc mắc vì đâu anh tù
Một khi anh hiểu trại tù
Là khu sản xuất bội thu hàng đầu!

80
Ôi cuộc sống, người tồi hơn cái chết
Ta nằm run trong cơn sốt bình minh
Bóng tù lao xóa bỏ bóng thâm tình
Đêm đao phủ cực hình đem dụng hết!

81
Sao mau tới một mùa xuân đón đợi
Lòng nẩy búp xanh, đời ra hoa khắp nơi...
Bao cặp mắt sáng lên, hồ hởi
Nheo cười tươi, chan chứa mặt trời...

82
Bắt chước mọi người tôi giữ vẻ hân hoan
Chẳng dám thở than dù đời đói khổ
Nhưng khi tiếng bên lề đường xe đỗ
Tôi vẫn giật mình tưởng xe sở Công An.


83
Cuộc đời tôi chẳng có gì đáng kể
Con người tôi, tù bệnh hom hem
Tôi chỉ có trái tim đầm ướt lệ
Với lòng thành tôi đem tặng cho em.

84
Đời trên đất Bác Hồ
Buồn hơn trong nấm mộ
Trong đêm cùng chế độ
Mọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ.

85
Ôi tất cả, cả tình yêu cuộc sống
Theo thời gian lần lượt đã ra đi
Để lại trong tôi một lỗ hổng đen xì
Thù hận im lìm chất đống.

86
Niềm tin dù lớn tựa non cao
Đời cũng hùa xô nó lộn nhào
Bạn hỡi khi niềm tin vỡ đổ
Hạnh phúc trần gian đứng được nào!

87
Cuộc đời chẳng khác một nhà thương
Dùng thuốc toàn cay đắng lạ thường
Mà chữa không lành hai chứng bệnh
Đợi chờ, khao khát mãi đeo vương!

88
Đói ăn đành buộc phải
Sống bằng i-ô-ga
Bốn phía chung quanh nhà
Toàn mùi phân, nước giải!

89
Tôi nghe tiếng côn trùng rên rỉ
Như tiếng đêm buồn rên rỉ nơi nơi:
Rằng bình minh chưa thể tới anh ơi
Đừng thao thức chờ trông suy nghĩ!

90
Đừng đem truyện rừng mơ thưở trước
Như người dân đã thấm vị chua cay
Lũ Tào Tháo hôm nay đâu bằng Tào Tháo trước
Ngón rừng mơ đem diễn mãi không thay!

91
Hỏi ông, ông đã đi tù
Hỏi nhà, nhà đã tịch thu mất rồi
Vợ con cua cáy lần hồi
Đêm đêm về ngủ ở nơi xó đình.

92
Phận hèn con cá lá rau
Bới đất lật cả cùng nhau kiếm mồi
Hiu hiu gió đã run rồi
Ðảng nghi gì họ mà lôi đi tù!

93
Anh hãy kiếm một chuyện vui nào khác
Cho đầu óc tôi được thoải mái nghỉ ngơi
Bội nghĩa, vong ân, chung thủy, tình đời
Toàn chuyện cũ, toàn điều khoác lác!

94
Nhân loại hỡi có rơi vào thảm cảnh
Bị đọa đày tan tác mới hờn căm
Có sống trong lòng Cộng Sản nhiều năm
Mới muốn vằm băm chúng ra vạn mảnh!

95
Đêm bão giật, lửa lòe, muôn tiếng sét
Nổ đùng đùng như đánh phá sơn lâm
Nước tự trời cao đổ xuống ầm ầm
Cả rừng núi lồng lên, gầm quát thét.

96
Những lãnh tụ mặt hổ phù lưng cánh phản
Thức ăn thừa mứa phải đem chôn
Để tránh trong dân khỏi có tiếng đồn
Về cuộc sống giản đơn của người Cộng Sản!

97
Và cứ thế, năm tàn xuân tới
Hè qua thu, ủ rũ đông về
Tuổi xanh trôi, đời vẫn tơi bời
Trong đói khổ, lao tù, thất thế.

98
Toàn những giấc mơ đầm đìa nước mắt
Tỉnh giấc lòng còn quặn thắt đau thương
Đất nước mênh mông một nỗi chán chường
Đổ nát tan hoang, đầy đường chết chóc!

99
Có tiếng người ho trong đêm khuya vắng
Tiếng điếu cầy lửa đóm chập chờn soi
Tiếng kẻng khô khan đổi gác ngoài chòi
Đêm tù bệnh thường là đêm thức trắng.

100
Trời trở rét
Tấm thân tù khô đét mòn hao
Đắp điếm làm sao chống lại gió may cào
Từng đợt ngày đêm thốc vào phổi loét!

101
Chiều nay gió lạnh mang thương nhớ
Thung vắng ngàn lau xám xạc xào
Quên sao ngày bắt đùm chăn áo
Hai bóng thương đau lệ ướt mờ!

102
Năm tháng ca bài ca lỡ dỡ
Cung đời chưa nắn đứt giây mơ
Trên phím tỏ lòng tay ứ mủ
Tâm tình buông mấy tiếng bơ vơ.

103
Trâu từng tốp lùa về tung bụi
Vài tia nắng cuối tàn vương
Đoàn tù nhân phanh áo chán chường
Lê thân đói, khuất dần sau núi...


104
Ðảng đã nắm là dân hết cựa
Trí thức, ngu hèn, trâu ngựa như nhau
Câu hỏi lớn lao làm tóc bạc sớm trên đầu
Là hai bữa, mỏi mòn hai bữa.

105
Hạnh phúc đành thôi không còn được nữa
Tuổi tác đã nhiều, hình xác vẹo xiêu
Tình cảm con người khổ đói đã thủ tiêu
Làm chi, làm chi, để kiếm cho ra một ngày hai bữa!

106
Em là ai? Mà ngay phút giây đầu
Anh đã thấy buồn đau không thể thoát
Ôi mắt em hồi sinh bao khao khát
Anh đã lầm, tưởng giết được từ lâu!

107
Chúng ta khổ hơn rất nhiều loài vật
Vì chúng ta nhỏ gan bé mật
Không dám vùng lên một còn một mất
Hèn hơn cả những loài giun đất!

108
Nàng đẹp như hoa dại bản làng
Áo khăn thêu chủ sắc huy hoàng
Mắt như dòng biếc ngời trong sáng
Phản chiếu rừng xanh với núi vàng!

109
Bất nghĩa, bất nhân, bất tín, bất tài
Vô sỉ, vô luân, vô loài, vô lại
Quân Cộng Sản phải khử trừ chúng mãi
Cứu lấy cuộc đời, hiện tại, tương lai.

110
Đành rằng còn có việc chưa xong
Nhưng cũng bởi ta hèn và ta tham sống
Nên mấy chục năm trời
ta mới có thể uốn thân nuốt nhục
Trước muôn cảnh hoang tàn đau đớn khắp non sông.

111
Trái tim tôi bị thủng đâm nhiều quá
Đời lại không rịt vá bao giờ
Biết bao tình bao mộng đã ùa ra
Phiêu tán hết, không còn nơi trú ở!

112
Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
Hoa trưởng sinh trong tù, bệnh, cơ hàn
Hương ẩm mốc, màu nhở nham, xám xịt.

113
Toàn bộ thơ tôi nặng nề cay cực
Không một sắc màu mang khí lực xanh tươi
Vần điệu nghe như quỷ khóc ma cười
Do sáng tạo tận cùng sâu đáy vực.

114
Trong muôn ngàn tiếng, muốn tìm ra
Tiếng nào thiết tha
Tiếng nào trung thực
Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực.

115
Đôi mắt sắc không muốn nhìn dấu sắc
Trái tim đau luôn khao khát dấu huyền
Óc sinh liều gạch dấu hỏi thường xuyên
Đời do đó ngổn ngang toàn ngã nặng!

116
Thơ của tôi toàn xám toàn đen
Khiến đầu óc cứng đờ nhỏ nhen khiếp sợ
Sao chẳng thấy nếu xanh hồng rực rỡ
Cũng đôi phần nhờ ở xám đen?

117
Đời tôi dưới hai lực quyền xám xịt
Ðảng lại Trời, tầng thấp lại tầng cao
Trốn vào đâu, không một xó xỉnh nào
Hai lực đó không đè lên ác nghiệt!

118
Rừng líu lo chim, Trời hồng, gió thổi
Ngọc vương đầy cả nội, lung linh
Cảnh bình minh xao xuyến cả tâm tình
Trong giây phút lòng hình như mở hội.

119
Nó chết đi hơn năm trăm người
Thương tiếc nào ai đoái một lời
Riêng có thằng điên người khắm thối
Thằng què cám hấp khóc mà thôi.


120
Lăn lóc lao tù nơi rác bẩn
Tâm hồn nương náu giữa vần thơ
Những khi thơ hóa thành ra thẩn
Tôi tắm hồn trong những nước cờ.

121
Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng
Trước như trẻ thơ tôi nào biết được
Cộng Sản là quân bất nhân tàn ngược
Thắt cổ dân đen đủ các loại tròng!

122
Khi bạo lực lụt trời mây đất nước
Thời vầng trăng thằng cuội sẽ om sòm
Và mặt trời kia — Con mắt chợt đở lòm
Thui cháy mọi mộng mầm mơ ước!

123
Sống đã đành sống nhục
Chết cũng là chết nhục, khác chi
Nếu đời tôi không nên nổi chuyện gì
Nó chỉ đáng giã từ bằng một câu chửi tục!

124
Ôi chủ nghĩa Mác - Lê buồn bã
Tới trời Nam ngươi bậy bạ hơn nhiều!
Bên Trời Âu dù nhục nhã bao nhiêu
Cũng chưa đáng phần ngàn nơi đất Á!

125
Đường lên hạnh phúc qua sa mạc
Hun hút tù lao, máu lệ nhầy
Mấy chục năm trời dân đói rạc
Lũ quỷ đưa đường xiết mãi dây!

126
Bác Mao cân nặng tạ hai
Thịt ùn lên mặt, mặt hai ba cằm
Người dân Trung Quốc thì thầm:
“Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều!”

127
Nước Đổng Trác Điêu Thuyền nắm quyền lịch sử
Nước nhịn đói đua đòi diện bom nguyên tử
Nước cởi trần ngồi húp cháo hoa
Tiếc cái thời đi bán phá sa!

128
Buồn đau khi nghĩ tới tương lai
Bị chà xéo bụi bùn ai oán vỡ
Dưới đôi dép Bình Trị Thiên hiện tại
Đen, dầy, thô, cứng, trơ trơ.

129
Bình minh đây chỉ là hy vọng
Xa xôi, tàn lạnh, anh ơi!
Tổ quốc tôi bị mất mặt trời
Đêm mộng muội dày đen tụ đọng!

130
Ôi đêm trắng cũng là đêm khắc khoải
Đêm thở dài, đêm bất lực, đêm ơi!
Mấy chục năm đêm lịch sử đóng đai đời
Như tiếng cá đóng quan tài dội lại.

131
Bóng ai kia, cô độc, xanh gầy
Cây đứng lặng — đêm buồn — in bóng đậm
Bóng ai đó, âm thầm môi ngậm
Mẩu thuốc đở hồng, mưa phất bụi, lây phây...

132
Lòng trót yêu đời, yêu sắc hương
Đời gai, hương ngát, sắc hoen nhòa
Chiều đi, bãi lạnh vang đàn quạ
Lòng đứt tan nằm phơi gió sương.

133
Chiều nay gió rét
Lòng bâng khuâng thương tiếc mơ hồ
Vài cành cây xơ trụi gầy khô
Nền trời vẳng khẳng khiu in mấy nét.

134
Làm bắt phải làm, cùm đánh đớn đau
Ăn suốt cả năm ăn toàn rau muối
Bộ đội công an cởi trần tắm suối
Chúng tôi ngồi bên lửa vẫn còn run!

135
Ba Sẵn Sàng, Ba Đảm Đang, Ba Khoan, Ba Nhất
Ba Điếm, Ba Đình, Ba Chống, Ba Xây
Những từ đó đều cùng một giống
Và cùng chung một từ gốc: Ba que.

136
Nếu tôi có một cái đầu đơn giản
Không nặng nề bao sách vở đông tây
Thời trái tim tôi bớt mọi đọa đày
Do mâu thuẫn giằng co nhau hỗn loạn.

137
Hơn chục mùa xuân sống ở tù
Lưng còng thêm mãi, mắt như mù
Vợ con cùng khốn lo cơm chạy
Phó mặc thân già với cả cây.

138
Tình cảm thành thơ rất tự nhiên
Khi hồn mang những mộng thần tiên
Chưa hút xong vài hơi thuốc lá
Vần thơ như ý đã ngâm nga.

139
Cành hoa ngát rụi tàn, rồi rũ chết
Bướm cùng ong tuần tự lánh xa dần
Thương cho em lá rụng giữa mùa xuân
Đời mưa gió đến đây là chấm hết.

140
Giận thân rồi lại giận đời
Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu
Giận trời, giận đất âm u
Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang.

141
Trong tù thuốc bệnh đổi bằng cơm
Sắn, ngô, khoai nhịn uống trà thơm
Tôi biết xương sườn tôi đếm nổi
Nhưng về đêm thi tứ mới sinh sôi.

142
Tình cảm cần chăm sóc tới nơi
Nó là của quý ở trên đời
Nâng như nâng trứng còn khi vỡ
Xin chớ vô tình để lỡ rơi.

143
Miền Bắc có vô vàn tù chính trị
Mục đích tối cao là được sống an thân
Gần vợ con dù khổ đói nhục nhằn
Không dám hé răng phàn nàn một tí!

144
Hãy trông trên dáng hình lao khổ
Ngàn tuyến mồ hôi chảy xiết giòng
Không, đó lệ buồn muôn khát vọng
Chia lìa rơi xuống khóc thân nô.

145
Tôi muốn kiếm trong núi rừng heo hút
Che dấu hàng trăm các trại tù
Bao sắc bao hình cho nét bút
Tô thành tranh treo mãi muôn thu!

146
Bỏ hoang năm tháng mờ rêu biếc
Uất hận còn sinh nấm độc dầy
Tim óc sa lầy trong hối tiếc
Ăn toàn rêu nấm, khát trời mây!


147
Rừng cây nhiều sớm mờ sương khói
Nắng cuối thu vàng ủ rũ soi
Những tấm thân chỉ còn xương, ốm đói
Như bầy gia súc sống loi nhoi.

148
Ta ngồi đan cót mơ mà thức
Đau nhức thân mình, lạnh tím da
Bao bóng thâm tình, bao ký ức
Xô về chen nghẽn lối tim ta.

149
Ðảng muốn đời ta chỉ vừa lá cót
Trí lực chui luồn theo những đường nan
Tất cả cuộn tròn, đem bỏ lò than
Với mục đích không phải trừ mốc mọt!

150
Ðảng gói ước mơ vào trong manh áo
Ðảng nhét chí trai vào trong hũ gạo
Bảo quản thế Ðảng vẫn còn sợ hão
Đem xếp cả vào trong các nhà lao!

151
Biết mấy đêm buồn mưa rơi ướt áo
Anh bước đi trong ánh đèn mờ ảo
Mơ tới em, xa lắc một vì sao
Cơn gió khuya, cây lá xạc xào...

152
Trước mắt tôi, mặt trời hấp hối
Sau lưng tôi, bóng tối mịt mùng
Bên phải tôi, tù ngục chập chùng
Còn bên trái, súng nhằm tim chắn lối!

153
Tuổi ba mươi mà xương bọc da
Bàn chân mấy lượt bước ra tòa
Tù lao hết cả thời niên thiếu
Cũng chỉ vì vui chuyện với trà!

154
Tìm đâu bóng một niềm vui bé nhỏ
Mối buồn đau theo năm tháng thêm dài
Đến niềm tin ngớ ngẩn ở ngày mai
Cũng như chán con người tôi, dứt bỏ!

155
Chân đất thân gầy, rét tím da
Những chiều u ám đứng trên phà
Tôi nhìn sông nước trong sương giá
Lòng tiếc thương đời đến xót xa.

156
Vì sống một ngày ở trên đất Bắc
Bằng nơi khác sống ngàn thu
Nên một bà già nhà quê trên đất Bắc dù ngu
Cũng hiểu Cộng Sản đúng hơn nhiều chính trị gia hoàn cầu xuất sắc.

157
Thiếu nhi khăn đở cổ gầy
Hát mừng thọ Bác như bầy chim non
Khác chăng chim chẳng đói mòn
Sởn sơ bay giữa nước non mây trời.

158
Ngày mùa chim chóc còn vui
Đất đai cũng ngát thơm mùi rạ rơm
Riêng người chịu cảnh đói cơm
Nhìn kho hợp tác thóc thơm chất đầy.

159
Ăn uống với phàm phu
Chuyện trò cùng tục tử
Cuộc sống trong lao tù
Đã làm tôi mệt lử!

160
Lưu Nguyễn rời thiên thai
Nên thấy cảnh trần ai ngao ngán
Tôi nằm trong địa ngục Mác Lê ai oán
Trần ai từ đó hóa thiên thai!

161
Trà thơ bạn máu thịt ta ơi!
Trà pha thơ chát, cả cây rừng...
Lòng ta khi ấy chìm trong trứng
Phá vỏ ra ngoài, tắm nắng tươi.

162
Đêm không mộng không tình, đêm cú vọ
Đứng xù lông cho khuất ánh trăng vàng
Óc vò tim, bóp chặt bắt lai hàng
Tim ứa máu ra mời dâng chúa đở.

163
Mười mấy năm sống giữa lao tù
Sống giữa buồng tim chế độ
Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ.
Mà trước kia Phật Tổ hiểu lơ mơ.

164
Ðảng quyết tâm dùng muôn bùa phép
Để biến tôi thành giống bốn chân
Nhưng phí công, dù không là thép
Con người con chó khó phân vân!

165
Tuổi xuân là một bài thơ
Mà năm tháng chẳng bao giờ đọc lại
Tôi muốn viết bài thơ dài tiếp mãi
Trang tâm hồn mực tím đã bôi loang!

166
Thân anh không một người thương
Sao anh chẳng biết tự thương thân mình
Đời anh thoát mọi cực hình
Nếu tim anh thả mộng tình xa bay.

167
Thi sĩ cổ kim đều không thể đọ
Họ chỉ phải dùng tim óc công phu
Còn lũ tôi trong đói, bệnh, lao tù
Muốn tạo vần thơ phải dùng tuổi thọ.

168
Vợ con có thể bỏ
Cha mẹ có thể từ
VÔ ĐỀ 57
Cộng Sản thời sinh tử
Mới thoát và tự do.

169
Học thuyết Mác này đây sọt rác
Xét lại làm gì, tốt nhất vất nó đi
Sử sách sau này đỡ mất công ghi
Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác!

170
Đời thực hết không còn chi để tiếc
Những giây thương yêu nhất đã lìa tan
Sống không gì vương mắc giữa trần gian
Sống ngơ ngác như vừa câm lẫn điếc.

171
Khi nghĩ tới cuộc đời mai hậu
Thân thích không còn, thui thủi trái tim tôi
Ngủ chìm sâu trong giấc mộng thảm sầu
Sực tỉnh giấc, rụng rời, đau dữ dội!

172
Mộng sắp tàn, đói kiệt, ốm nhom
Đời không phương thuốc, huyệt đen nhòm
Hồn ta mộng hỡi, giờ suy kiệt
Không còn hơi theo gót mộng chăm nom!

173
Tôi bước giữa miền quê tái tê
Thầm câm không thấy bóng xuân về
Xạc xào đồng vắng run trong gió
Lặn lội bờ xa một cánh cò...

174
No say mới bấy nhiêu ngày
Mà sao bác đã đổi thay béo tròn
Màu da bác đở như son
Ấy màu máu đám dân mòn khổ đau!

175
Mưa rừng rả rích suốt đêm thâu
Cây lá thầm vang tiếng gợi sầu
Hun hút lối xưa ngàn dậm ướt
Hình em, tia nắng nhỏ chìm đâu?

176
Em lầm nghĩ tình xưa em muốn nối
Xích xiềng em cúi xuống sẽ liền thôi
Khi ngàn muôn móc sắt đứt tung rồi
Lòng điện tắt, không hàn xong một mối!

177
Nhà thơ là một gã ngây thơ
Một gã ngây thơ vô cùng từng trải
Vì không có sự hiểu đời vững chãi
Ngây thơ sẽ hóa ngẩn ngơ!

178
Tôi đã biết những tâm hồn mơ ước
Hóa oan hồn không siêu thoát lang thang
Dưới bóng cờ ma máu lửa đở vàng
Rên xiết đau thương, giận hờn đất nước!

179
Thân anh xơ xác tựa mồng tơi
Con số không lăn giữa cuộc đời
Ôi nếu anh là Thượng Đế
Anh sẽ cho em cả đất trời!

180
Thiên đường cụ Mác dân mơ
Tỉnh ra tài sản bị vơ nhẵn rồi
Chỉ còn lại chút mồ hôi
Đổ ra vì sợ, vì nuôi Ðảng hiền!

181
Âm thầm nặng bước trong gió than
Rừng hoang mù xám sương chưa tan
Ôi những linh hồn đương lạc lõng
Giữa lòng thế kỷ, giữa không gian!

182
Đêm lạnh trăng buồn chênh chếch soi
Tàn hoang rêu phủ xác lâu đài
Tùm hum gai cả côn trùng gọi
Những tối tưng bừng tiệc yến khai.

183
Từ lâu lắm lòng tôi ngừng thầm ước
Một mối tình tươi mát tới hồi sinh
Vì đời tôi, tôi hiểu rõ ái tình
Phần cay đắng là phần duy nhất được.

184
Cuốn sách đời, tôi bỏ đã lâu
Những trang hy vọng sớm vo nhầu
Mặc cho làn gió bay vô định
Giở tới trang cùng: khoảnh đất nâu

185
Nếu phải sống lại thời đồ đá
Cũng còn hơn gấp vạn gấp ngàn
Cái thiên đường đói khổ miên man
Toàn giết chóc, tù lao, dối trá!

186
Nếu trái tim hóa được thành trái phá
Thì bao chuyên chế hung tàn
Đã thành tro, thành bụi, thành than
Từ lúc vật, người xuống chung một giá.

187
Tôi có một mối thù phải trả
Đốt buồng gan hôm sớm không tha
Thù bản thân, thù nước lại thù nhà
Chưa thể chết khi thù chưa thể trả!

188
Nước mắt không còn nữa
Tiếng cười, chuyện thời xưa
Ngày nắng với ngày mưa
Kế nhau đều lộn mửa!


 
Nguồn: http://thovodetacgiavodanh.blogspot.co



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Thơ Vô Đề
www.vietnamvanhien.net
Email:thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.



Trang [ 1 ][ 2 ]  [ 3 ] [ 4 ]